(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank(Đề tài NCKH) Hợp Đồng Tương Lai Hàng Hóa - Thực Trạng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam-Techcombank
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 110610
ĐÈ TÀI:
HỢP ĐÔNG TƯƠNG LAI HÀNG HÓA - THỰC
TRẠNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG
VIỆT NAM - TECHCOMBANK
SVTH: NGUYEN THI KIM DUNG
LỚP: ĐH 22C3 GVHD: CN TRAN HONG HÀ
TP HO CHi MINH
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn của giảng viên —
Cử nhân Trần Hồng Hà Các nội dung nghiên cứu và kết quá trong đề tài ¡ này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt cứ công trình nào Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghỉ trong phân tài liệu tham khảo Ngoài ra, trong luận văn còn
sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để đễ tra cứu, kiểm chứng Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình
TP.HÒ Chí Minh ngày 14.tháng 05 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Dung.
Trang 4MỤC LỤC LỜI MỞ ĐÀU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ HỢP ĐÔNG TƯƠNG LAI HÀNG HÓA 1 1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HỢP DÒNG TƯƠNG LAI
HÀNG HÓA s-55222©seeE922211119E922.2711212.127.-4.1.100127//12 1714111 01 Tcmtmnr 1
1.1.2 Năm đặc trưng cơ bản của hợp đồng tương lai ằoccsecosereeeceee Í
1.1.2.1 Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về Í
a/ Qui mô hợp đồng (Contract SiZ€) ccsscttrtrrrtrrrrrrtrrrirtrrrrrrrrrerrrrree 1
b/ Cách yết giá mm 1
c/ Mức biến động giá tối thiểu - E2 2 đ/ Tháng giao hàng - sen errerrrrirrtteHgHrrHktrerreririiie 2 e/ Ngày giao dịch cuối cùng, s2 0 erree 2
1.1.2.5 Tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng đễ đàng 45ccceecrrertrrrrrrrr 7
1.2 CÁC ĐÓI TƯỢNG THAM GIA THỊ TRƯỜNG -.-e-soccveeeee 8
1.2.1 Sàn giao dịCH c2 H2 tr 100 1011711 8 1.2.2 Các nhà kinh doanhh - 5< + +ské ng 411222 12T T111.111 ki 9
1.2.2.1 Các nhà kinh doanh tại sản eee recnereeeseseeeesseseessnsesneseenseenees 9
a/ Các nhà môi giới «- «cu tHhHHHH10141271122T1 17111111re 9 b/ Các nhà kinh doanh tự do - «+52 k2 evr2rrr22311122.118227112 11 xe 9
1.3 CO CHE GIAO DICH
1.3.1 Quy trình giao dịch
1.3.2 Tài khoản ký quỹ và điều chỉnh ký quỹ 12
1.3.3 Quy trình thanh toán lãi /ỗ hàng ng .13
Trang 5Kết luận chương 1 e-2s«s+S22+2+<2CE.224<82E1384eEksorrkkrriAAA140012 21AAtcrg 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIAO DỊCH HỢP ĐỎNG TƯƠNG LAI HÀNG HÓA QUA SÀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM -
2.1.1.1 Ca phê
PIN CÁ có 22
2.1.1.3 Một số mặt hàng khác -.«« ceevksteerzzrezerrirrAsitrrisrsetrrrraserrtkke 26
2.1.2 Các mặt hàng nhập khẩu - 2+ 55c ccvzz+erritvrrrirrrrsrrrrrerrrrrerrrrrrer 26 2.2 THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỬA HỢP ĐÒNG TƯƠNG LAI HÀNG HOA TẠI VIỆT NAM 5< cesecereecrrrsrrrrs.EanEenerAtrassrrrssnsrsensrrsre 29
2.2.1 Lợi ích của Hợp đồng tương lai hàng hóa -.ccriiercceerrrrriire 29 2.2.2 Thực trạng giao dịch tương lai hàng hóa tại Việt Nam 29
2.2.3 Nguồn luật điều chỉnh giao dịch tương lai hàng hóa qua sản 32
2.3 THUC TRANG TIEN HANH GIAO DICH HOP DONG TUONG LAI
HÀNG HÓA QUA SÀN TẠI TECHCOMBANK c ceesrrssssee 33 2.3.1, Giới thiệu về NH Techcombank ccccccecc.zrrerktrkrrrrrrrrrrrrree 33 2.3.2 Điều kiện để được giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa tại Ngân hàng
WY 0/31 Am Al 2.3.3 Qui trình thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa tại
a/ Trước gi’ giao dich
b/ Trong gid giao dich
of Cuối mỗi phiên giao dich eeesssssessesessesssssssseteeesecessssssssnsensscenseasnessesnennnes 47
2.3.4 Những qui định về tài khoản ký quỹ và ký quỹ duy trì tại Techcombank 48 2.3.4.1 Tài khoản kí quỹ . cv c sen 2 re dê 48 2.3.4.2 Kí quỹ đuy trì (Maintenance Margin - MM) e eerses 50
2.3.5 Kết quả thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa tại Techcombank
trong những năm gần đây .„ 30
Trang 62.3.5.1 Kết quả đạt được scs-cccecsrrrserrrrrrrrrrrrirrrierrrrev T
2.3.5.2 Những thuận lợi và những vấn để còn tồn tại của Techcombank khi thực hiện dịch vụ môi giới hợp đồng tương lai hàng hóa qua sản 54
ch 0c 0 54 b/ Những vấn để còn tồn tại: -5csvcirrtrttrrrrrrirrrrrrrrrrrsese TỔ Kết luận chương 2 sss22Svs9992221909112A32E2E27LA.01.2-A-4401002230pgnkkagr.rrrrrae 58 CHƯƠNG II: ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ GIAO DỊCH
TƯƠNG LAI HÀNG HÓA TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK NÓI
RIÊNG VÀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM NÓI CHUNG
3.1 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ GIAO DỊCH TƯƠNG LAI HÀNG HÓA TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 59 3.1.1 Mở rộng dịch vụ hợp đồng tương lai hàng hóa cả về chiều rộng và chiều SÂU, S À2 HT HHn HH TH HH 0107111181117 1.71111471108010 59 3.1.2 Nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên Ngân hàng 61 3.1.2.1, Nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên phụ trách lĩnh vực môi giới hợp đồng tương lai hàng hóa . 22c 22112 trtrtrxetrrrrrrrkrrrrrrxerrerie 61 3.1.2.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ đảm trách chuyên biệt về công nghệ thông
" 63
3.1.3 Nâng cao trình độ giao dịch cho khách hàng . -c+.-sei 64 3.1.4 Xúc tiến hoạt động giới thiệu, quảng bá dịch vụ hợp đồng tương lai hàng hóa và công tác nghiên cứu thị trường - - -ccxccsrrrreririrerrrrrersrrrirr 66 3.1.5 Giải pháp về máy móc công nghệ -5c2cscesccreeirvrrrrrrrrrrrrrkr 68
3.2 DE XUAT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO DỊCH TƯƠNG LAI HANG HOA Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM -5-5ccceserrseeee 69 3.2.1 Xây đựng khuôn khổ pháp lý quy định về việc giao dịch hợp đồng tương lai
Trang 73.2:6 Hoàn thiện hệ thống tài chính kế toán ccccscccerrrrrrrerrrierrrirrerrrreee 74
Kết luận chương 3 eceessesssaneaveseseseesnenes ¬ 76 KET LUẬN
Trang 8Hợp đồng giao dịch cà phê trên LIFEE
Hợp đồng giao dịch cả phê trên NYBOT
Vi dụ về cách ghi điểm thị trường (Mark to market)
Tình hình xuất khẩu cà phê những năm 2004-2009
Sân lượng XK cà phê của một số nước XK hàng đầu thế giới
Số liệu XK cao su giai đoạn 2004-2009
Thống kê thị trường XK cao su tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2010
Ty trọng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Tỷ trọng một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Một số chỉ tiêu của Techcombank giai đoạn 2007-2009
LNST từ hoạt động môi giới hợp đồng tương lai cua Techcombank
Trang 9DANH MỤC BIẾU ĐỎ VÀ HÌNH
*
Biểu đỗ
Biểu đồ 2 I:Tình hình xuất khẩu cà phê giai đoạn 2004-2009
Biểu đồ 2.2: Giá cà phê thế giới giai đoạn 2000-2009
Biểu đồ 2.3: Tình hình xuất khâu cao su giai đoạn 2004-2009
Biểu đồ 2.4: Một số chỉ tiêu của Techcombank giai đoạn 2007-2009
Biểu đồ 2.5: Giá trị các hợp đồng tương lai được Techcombank môi giới thực hiện cho khách hàng
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu giao dịch tương lai hàng hóa của Techcombank năm 2008
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu giao dịch tương lai hàng hóa của Techeombank năm 2009
Hình ảnh
Hình 1: Các bước của quy trình giao dịch hợp đồng tương lai
Hình 2: Sơ đồ thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa của ngân hàng Techcombank
Trang 10DANH MUC CHU VIET TAT
#&
LIFFE (London International Financial Futures and Options Exchange): Thi trường tương lai và quyền chọn quốc tế Luân Đôn
NYBOT (NewYork Board Of Trade) : Sàn giao dịch hàng hóa NewYork
CBOT (Chicago Board Of Trade) : San giao dịch hàng hóa Chicago
LME (London Metal Exchange): San giao dich kim loai London
IM (Initial Margin): Ky qũy ban đầu
MM (Maintenance Margin): Ky quy duy tri
NHNN: Ngan hang Nhà nước
TECHCOMBANK: Ngan hang Thuong mai cé phần Kỹ thương Việt Nam
HSBC: Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải
CVRR: Chuyên viên kiểm soát rủi ro phòng Kế hoạch tổng hợp
B/O (Back Officer): Chuyên viên kiểm soát sau thuộc phòng kế toán tài chính
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
so+cq
Trong thời đại ngày nay - thời đại mà xu thế toàn cầu hóa đang lan rộng tới tất
cả các nước trên thế giới, thì việc hội nhập kinh tế thế giới là điều tất yếu Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức kinh tế thế giới (WTO),
thì việc hội nhập kinh tế ở nước ta lại diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thể hiện ở
những tăng trưởng đáng kể trong kim ngạch xuất nhập khẩu Tuy nhiên khi tham gia vào “sân chơi” thế giới rộng lớn này, Việt Nam cần phải thay đổi rất nhiều để có thẻ
thích nghỉ và tồn tại được
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đa số là hàng nông sản, những mặt hàng này
lại có sản lượng thất thường, chịu ảnh hưởng của thời tiết, do đó người nông đân thường phải canh cánh lo sợ điệp khúc “được mùa-mất giá, được giá-mất mùa”, giá cả
biến động thường xuyên, gây rủi ro cho người sản xuất Với cung cách sản xuất và trao
đổi hàng hóa theo lối truyền thống là sản xuất theo năng lực mà không căn cứ vào nhu cầu thị trường, thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thường phải chịu thua thiệt khi ra thị trường thế giới (do không đạt tiêu chuẩn nên bị ép giá) Do đó một trong những thay đổi cần thiết đó là thay đổi trong cung cách mua bán hàng hóa Ngày nay thế giới
đang hướng đến một loại hình mua bán mới, mang tính an toàn (bảo hiểm rủi ro biến
động giá) và hiện đại hơn, đó là Hợp đồng tương lai hàng hóa
Vậy hợp đồng tương lai hàng hóa là gì? Mua bán hàng hóa bằng hợp đồng tương lai có lợi gì mà các nước tiên tiến trên thế giới đang sử dụng nó ngày càng phổ biến? Hiện tại ở Việt Nam đã áp dụng loại hình giao dịch này chưa? Và thực trạng của hợp đồng tương lai hàng hóa ở Việt Nam như thế nào?
Những câu hỏi trên được đặt ra chính là những động lực thúc đây tác giả tìm hiểu
và nghiên cứu đề tài “ Hợp đồng tương lai hàng hóa — Thực trạng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam — Techcombank”,
Trang 12Đề tài này được tác giả nghiên cứu dựa trên cơ sở là lý thuyết về hợp đồng tương lai tiền tệ, và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng như: thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh
Bố cục đề tài được chia làm 3 phần :
Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai hàng hóa
Chương 2: Thực trạng giao dịch tương lai hàng hóa tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam —Techcombank
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giao dịch tương lai hàng hóa tại Ngân hàng Techcombank nói riêng và thị trường Việt Nam nói riêng
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOP DONG TUONG LAI
Trang 14Chương 1: Cơ sở lý luận vé hợp đồng tương lai hàng hóa
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ HỢP ĐÔNG TƯƠNG LAI HÀNG HÓA
1.1 KHAI NIEM VA DAC TRUNG CO BAN CUA HOP DONG TUONG LAI
thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai Tuy nhiên, khác với hợp đồng
kỳ hạn, hợp đồng này được tiêu chuẩn hóa về số lượng và thời hạn giao hàng, được
mua bán ở Sở giao dịch và tuân thủ quy trình thanh toán lãi/lỗ hàng ngày
1.1.2 Năm đặc trưng cơ bản của hợp đồng tương lai
1.1.2.1 Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về
a/ Qui mé hợp déng (contract size)
Quy mô hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, mỗi loại hàng hóa giao dịch sẽ được
qui định cụ thể về khối lượng được mua/bán Các bên giao dịch không thé thỏa
thuận để thay đổi khối lượng này
b/ Cách yết giá
Trong các hợp đồng tương lai hàng hóa,ứng với mỗi loại hàng hóa được
mua/bán trên sàn giao dịch nào thì sẽ có cách yết giá cụ thé cho từng loại hàng hóa
trên sản giao dịch đó
Vi du:
- Trên sàn giao dich hàng hóa Singapore, đối với mặt hang cao su thì cách
yết giá cụ thể như sau:
e Loai cao su TSR 20: US cent/kg
¢ Loaicao su RSS 1: Sing $ cent/kg
e© Loai cao su RSS 3: US cent/kg
- Trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo thi yét gia cao su RSS 3 1a: JPY/kg
Trang 15Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai hàng hóa
c/ Mite biến động giá tối thiểu
Mức biến động giá tối thiểu là mức thay đổi nhỏ nhất trong mỗi lần giá hàng hóa biến động,được gọi là đơn vị biến động Tương tự như cách yết giá,mức biến động giá tối thiểu cũng phụ thuộc vào loại hàng hóa và thị trường giao dịch
Vi du: Hop đồng tương lai cocoa trên sản giao dịch hàng hóa New York
(NYBOT) có đơn vị biến động là 1 USD/tén hay 10 USD/hợp đồng,nhưng trên sàn giao dịch hang héa London (LIFFE) thì đơn vị biến động lại được quy định là: 1 GBP/tán
d/ Thang giao hàng
Tháng giao hàng là tháng mà hàng hóa được giao và tất toán hợp đồng tương lai.Cũng như những đặc trưng khác,tháng giao hàng cũng khác nhau đối với từng mặt hàng và từng sàn giao dịch
Ví dụ: Trên san LIFFE, thang giao hang cocoa là tháng 3, 5, 7, 9 và12; café
Robusta là tháng 1, 3, 5, 7, 9 và 11
e#/ Ngày giao dịch cuỗi cùng
Là ngày mà mọi giao địch liên quan đến hợp đồng tương lai phải được đóng
trạng thái (trường hay đoản)
Không giống như hợp đồng tương lai tiền tệ (quy định ngày giao hàng là vào thứ tư của tuần thứ ba trong tháng giao hàng, từ đó suy ra ngày giao dịch cuối cùng
thì trước ngày giao hàng hai ngày), hợp đồng tương lai hàng hóa lại thy san giao dịch mà có những quy định khác nhau về ngày giao dịch cuối cùng, chẳng hạn: sản
giao dich hàng hóa Tokyo (TOCOM) thì quy định ngày giao dịch cuối cùng là bốn
ngày trước ngày giao hàng, và quy định thêm về ngày giao hàng là ngày làm việc cuối cùng tháng (ngày 28 cho tháng 12), nhưng có sản lại chỉ quy định về ngày giao
dịch cuối cùng là ngày cuối tháng liền trước tháng giao dịch
*Các khái niệm khác:
Ngoài những đặc trưng trên thì trong giao dịch hợp đồng tương lai cần phải
nhắc đến các khái niệm sau:
Trang 16Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai hàng hóa
- Agày thông bảo đâu tiên: được quy định cụ thể đối với từng hợp đồng khác
nhau và từng thị trường khác nhau Trước ngày này một ngày, tất cả các hợp đồng mua đều phải được đóng trạng thái, néu khéng hop đồng sẽ được tự động chuyển
thành giao hàng thật Ngày thông báo đầu tiên cũng là ngày bắt đầu của giai đoạn
đấu thâu
- kênh thị trường (Market Order): Là lệnh mua bán mà không có một mức
giá rõ ràng được ấn định Nếu một người đặt một lệnh thị trường để mua hoặc bán, người đó sẽ vào một thế trường vị hay đoán vị ở mức giá đang có lợi thế ở khu vực
giao dịch tương lai vào lúc đó.Khi nhận được một lệnh, nhà môi giới của người giao
dịch sẽ đi đến khu vực mà hợp đồng tương lai đó được giao dịch va cé gắng đạt
dược một mức giá tốt nhất có thể,đựa vào tình hình cung câu trên thị trường lúc đó
- lệnh dừng lỗ (Stop Loss Order): (hay lệnh bán tự động) trở thành lệnh thị
trường khi đạt đến mức giá đừng lỗ Nhà môi giới đặt lệnh này cho tài khoản khách hàng để phòng ngừa mức giá biến động ngược chiều, giới hạn số lỗ trong mức tiền
ký quỹ của khách hàng Có hai loại là lệnh ngừng để mua và lệnh ngừng để bán
Lệnh ngừng để mua thường được đặt bởi người đang ở thế đoán vị một hợp đồng (bán hợp đồng tương lai) và muốn hạn chế khoản lỗ của anh ta khi giá bắt đầu tăng
Vì vậy, lệnh ngừng để mua được đặt ở mức giá được ấn định trên mức giá tương lai
hiện tại, và sẽ trở thành lệnh thị trường khi giá tương lai bằng hoặc lớn hơn giá
được ấn định đó Ngược lại, lệnh ngừng để bán được đặt ở mức giá đưới giá tương,
lai hiện tại
- Lénh gidi han (Limit order): Là lệnh mua bán ở một mức giả được Ấn định
cụ thể nhưng có rủi ro là đôi khi lệnh không được thi hành
Còn khá nhiều loại lệnh nữa mà có thế được đặt ở các sở hay các thị trường giao
dich khác Lưu ý rằng cần xem xét xem loại lệnh nào sẽ được chấp nhận ở sở giao
địch nào
Sau đây là ví dụ về hợp đồng chuẩn trên 2 san LIFFE va NYBOT:
Trang 17Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai hàng hóa
Bang 1.1 : Hợp đồng giao dịch cà phê trên LIFEE
Cocoa Cà phê Đường trắng Lúa mỳ
hàng 9; 12 7;9; 11 10;12 9:11
USD and GBP and
Quote gia GBP/tắn USD/tấn cent/tan penoc/tấn
Trang 18
Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai hàng hóa
Quote giá US cent/pound USD/tan US cent va 1/100
cent/pound 0,05 cent/pound USD lấn 9.01 cent/pound ở Đơn vị biến mức < 95 cent động 0.05 cent/pound ở
điểm đóng cửa lúc cửa lúc 11.45, mở vào 10.20, bắt đầu
12.28 cửa trở lại vào 7.50 đóng cửa lúc 14.14
Electronic: 1.30-3.15 | Electronic: 1.30-3.15 | Electronic: 1.30-3.15 ngày hôm sau ngày hôm sau ngày hôm sau Ngày thông | 7 ngày trước ngày đầu | 10 ngày trước ngày | 5 ngày sau ngày cuỗi
báo đầu tiên tiên của tháng giao đầu tiên của tháng cùng của tháng liền
hàng giao hàng trước
7 ngày trước ngày 10 ngày trước ngày Không có
Trang 5
Trang 19Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai hàng hóa
1.1.2.2 Giao dịch tập rung tại sàn giao dịch
Giao dịch tập trung tại sàn là một đặc trưng nổi bật nhất của loại hình hợp
đồng tương lai Việc giao dịch tập trung như vậy giúp cho giao địch được tiến hành
nhanh chóng, bởi vì có sàn giao dịch thì những người có nhu cầu mua bán hợp đồng
tương lai hàng hóa có thể gặp nhau và thương lượng giá cả, đi đến khớp lệnh mua-
bán nhanh hơn Thêm vào đó,hợp đồng tương lai hàng hóa đã được tiêu chuẩn hóa
về khối lượng, chất lượng hàng, ngày giờ giao địch, giao hàng nên việc tiến hành giao dịch tập trung tại sàn giao dịch là rất thuận lợi
Ví dụ: một số sàn giao dịch tương lai hàng hóa trên thế giới
LIFFE (London International Financial Futures and Options Exchange): Thi trường tương lai và quyền chọn quốc tế Luân Đôn, chủ yếu giao dịch mua/bán ca2 phê
NYBOT (NewYork Board Of Trade) : San giao dich hang héa NewYork, giao dich ca phé, coca, cotton
CBOT (Chicago Board Of Trade) : San giao dich hang héa Chicago, giao dich ngũ cốc
1.1.2.3 Tuân thủ quy trình thanh toán lãi 16 hang ngay (Mark-to-Market)
Trong giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, mỗi chủ thể tham gia sẽ phải đăng kí một tài khoản giao dịch tại trung tâm thanh toán bù trừ, gọi là tài khoản ký quỹ Vào cuối mỗi phiên giao dịch sẽ có một Trung tâm thanh toán bù trừ của Sàn giao dịch tính toán lãi, lễ trên tài khoản giao dịch của khách hàng tại trung tâm
thanh toán bù trừ đó, nhờ vậy có được kết quả kinh doanh hợp đồng tương lai của
khách hàng sau mỗi phiên giao dịch Giá cả được dùng để tính toán lãi lỗ gọi là giá đánh giá (settled price): là giá do trung tâm thanh toán bùủ trừ cùa Sàn giao dịch hàng hóa quyết định, tùy từng thị trường và loại hàng hóa Tài khoản giao dịch của
khách hàng sẽ được ghi Nợ nếu khách hàng lỗ, ngược lại ghỉ Có khi có lãi
Trang 20Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai hàng hóa
1.1.2.4 Nghĩa vụ hợp đồng được đâm bảo bởi trung tâm thanh toán bù trừ
Khác với hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào người mua/người bán, thì trong hợp đồng tương lai, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
được đảm bảo thực hiện bởi một trung tâm thanh toán bù trừ
Sự xuất hiện của trung tâm thanh toán bù trừ là một đảm bảo chắc chắn cho
việc thực hiện hợp đồng, vì trong giao dịch hợp đồng tương lai thì trung tâm thanh
toán bù trừ đóng vai trò như một bên trung gian, là đối tác của tất cả các bên giao
dịch, có thể nói trung tâm thanh toán bù trừ là người mua của tất cả những người bán, và là người bán của tất cả những người mua Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ
tập hợp tất cả các lệnh bán và lệnh mua và khớp chúng với nhau, có thể người mua
và người không biết ai là đối tác thật sự của mình, mà chỉ biết là lệnh đã được khớp
thành công hay chưa, còn vẫn đề về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng thì họ không cần
phải bận tâm vì đã có trung tâm thanh toán bù trừ dam bảo rồi Điều nảy có nghĩa là
chỉ những khách hàng có độ tín nhiệm nhất định đối với trung tâm thanh toán bù trừ mới có thể thực hiện giao dịch trên thị trường tương lai
1.1.2.5 Tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng dễ dàng
Khách hàng tham gia hợp đồng tương lai có thể được tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng một cách dé dàng đây cũng là một ưu điểm nổi bật của hợp đồng tương lai
Khác với hợp đồng kỳ hạn là phải nắm giữ hợp đồng cho đến ngày đáo hạn,và
không thể tất toán hợp đồng trước hạn khi mà tình hình giá cả thị trường đang có
lợi, thì đối với hợp đồng tương lai khách hàng hoàn toàn có thể làm được điều này Bat cir hic nao khách hàng muốn tất toán hợp đồng để “chốt lời” khi giá cả đang có lợi cho trạng thái hợp đồng của mình, họ có thể đặt lệnh mua/bán đối ứng có cùng
khối lượng hàng hóa và ngày giao hàng với hợp đồng mà họ đang muốn tất toán
Vi du: bạn đang nắm giữ một Hợp đồng mua cà phê giao hang thang 5 với giá A, nhưng hiện tại giá 1 hợp đồng café giao hàng tháng 5 đang ở mức A+t (tức
là đang tăng), và bạn nhận định trong tương lai gần giá café không tăng nữa mà có nguy cơ giảm giá, lúc đó bạn nhận thấy mình bán ngay thì sẽ chốt được khoản lời từ
phần “ + ” này Vì vậy bạn có thể đặt lệnh bán 1 hợp đồng tương lai café giao hàng tháng 5 véi gid A+ và chắc chắn thu về phần lợi nhuận này (đương nhiên là
nếu lệnh được khớp tại thời điểm giá đang là A+ )
Trang 21Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đằng tương lai hàng hóa
Như vậy với đặc điểm có thể tháo gỡ ngĩa vụ hợp đồng dễ dàng, hợp đồng
tương lai trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá, vì
họ có thể chớp được thời cơ thuận lợi từ sự biến động giá cả
1.2 CÁC ĐÓI TƯỢNG THAM GIA THỊ TRƯỜNG
1.2.1 Sàn giao dịch
Sàn giao dịch là nơi tập trung các điều kiện vật chất kỹ thuật cho việc thực
hiện khớp lệnh giao dịch giữa người mua và người bán, bao gồm:
Một sản giao dịch - nơi người mua và người bán tập trung trong giờ giao
dịch để tiến hành giao dịch
Một hệ thống ví tính nối mạng giữa các bộ phận chức năng
Một hệ thống điện tử để nhận lệnh và khớp lệnh (đối với các giao dịch ngoài
San giao dich thường được tổ chức theo hình thức sở hữu thành viên Các
thành viên bầu cử ban giám đốc, rồi ban giám đốc lựa chọn các nhân viên để điều hành sở giao dịch
Quy định các thành viên tham gia thị trường phải đáp ứng các quy định tài chính tối thiểu
Thiết lập quy chế để điều chính các hoạt động trên sản giao dich và giám sát
quá trình diễn ra giao dịch để xác định xem có ai đang có thao túng thị
trường hay không
Hiện nay trên thế giới có một số sản giao dịch hàng hóa như:
e San giao dich hang héa London- LIFFE
e San giao dich hang héa New York- NYBOT (New York Board Of Trade)
Trang 22Chương 1: Cơ sở lý luận vê hợp đồng tương lai hàng hóa
e San giao dich hàng hóa Tokyo -TOCOM
e San giao dich kim loai mau London- LME(Lodon Metal Exchange)
e San giao dich hang héa Chicago - CBOT (Chicago Board Of Trade) 1.2.2 Cac nha kinh doanh
1.2.2.1 Các nhà kink doanh tại san
4/ Các nhà môi giới
Thực hiện chức năng môi giới, họ phổ biến thông tin thị trường và khớp các
giao dịch giữa người mua và người bán Thu nhập của họ là hoa hồng phí thu được
sau mỗi giao dịch
ð/ Các nhà kinh doanh tự đo
Là các chủ thể kinh doanh cho chính bản thân mình Họ cố gắng kiếm lợi nhuận bằng cách mua hợp đồng tại một mức giá và bán ra ở một mức giá cao hơn
Họ chấp nhận rủi ro và thu lợi từ kỹ năng kinh doanh hợp đồng tương lai của mình Chính hoạt động này đã mang lại sự thanh khoản cho thị trường
1.2.2.2 Các nhà kinh doanh ngoài sàn
Các nhà kinh doanh hợp đồng tương lai ngoài san giao dịch thông qua các nha m6i giới là các thành viên của sở giao dịch
1.2.3 Trung tâm thanh toán bù trừ:
Trung tâm thanh toán bù trừ thông thường thuộc sở hữu của sản giao dịch
Nó đóng vai trò như là phía đối tác của tất cả các bên tham gia hợp đồng tương lai
Một trung tâm thanh toán bù trừ của sở giao dịch bảo đảm cho cả hai bên mua và bán rằng các lệnh mua và bán sau khi được đối chiếu nhau chắc chắn sẽ được thực hiện, Chức năng của trung tâm thanh toán bù trừ là quân lý các tài khoản ký quỹ giao dịch, đánh giá các giao dịch hàng ngày và thực hiện việc thanh toán các giao
dịch
Sự tham gia của trung tâm thanh toán bù trừ đưa đến thuận lợi là nó giúp cho
các bên tham gia hợp đồng có thể tháo gỡ cam kết hợp đồng hay đóng lại các trạng thái hợp đồng tương lai
Trang 23Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai hàng hóa
1.3 CO CHE GIAO DICH
1.3.1 Quy trình giao dịch
- Bên mua và bên bán (các nhà kinh doanh hay đầu tư) đầu tiên họ phải mở
tài khoản giao dịch với các nhà môi giới (như Techeombank}
- Các nhà môi giới này thường cô các nhà môi giới tại sản Họ sẽ chuyển thông tin của người mua hay người bán đến cho các nhà môi giới tại sàn
Nhà môi giới tại sàn sẽ tiến hành đấu giá mở với các nhà môi giới tại sàn khác, họ
có thể dễ dàng tim ra người có nhu cầu mua bán tương xứng với khách hàng của
minh
Sau khi thỏa thuận được việc mua bán, nhà môi giới tại sản gửi thông tin đến trung tâm thanh toán bù trừ đồng thời gửi thông tin giao dịch thành công cho cả người mua và người bán thông qua công ty môi giới Lúc này trung tâm thanh toán
bù trừ trở thành đối tác của cả người mua và người bán Hay nói cách khác, họ
chính là người mua của tất cả những người bán và cũng chính là người bán của tất
cả những người mua
Công ty thanh khoản thành viên: phải duy trì tài khoản ký quỹ với trung,
tâm thanh toán bù trừ và phải đáp ứng yêu cầu về khả năng tài chính Các công ty thanh khoản thành viên được lập ra để bảo vệ trung tâm thanh toán bù trừ (về mặt tài chính) Muốn là một công ty thanh khoản thành viên trước hết phải là hội viên của sở giao địch, kế đến phải thỏa mãn yêu cầu của phòng thanh toán bù trừ đặt ra
Ngoài ra còn phải ký quỹ với phòng thanh toán bù trừ Nếu họ đại điện cho một bên giao dịch khác thì họ có quyền yêu cầu bên này ký quỹ đối với họ
Các nhà kinh doanh phải tham gia ký quỹ với công ty thanh khoản thành viên hoặc mở tài khoản tại một công ty mà công ty này duy trì tài khoản với công ty thanh khoản thành viên Các công ty thanh khoản thành viên này ký quỹ với trung tâm thanh toán bù trừ Trung tâm thanh toán bù trừ thực hiện chế độ thanh toán lời
lỗ hàng ngày
Trang 24Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai hàng hóa
Hình 1: Các bước của quy trình giao dịch hợp đồng tương lai
SAN GIAO DICH FUTURES
BEN BAN BEN MUA
KHOAN CUA KHOAN CUA
3 Hai nhà môi giới tại sàn gặp nhau tại sàn giao dịch và thoả thuận về giá
4 Théng tin về giao dich thành công được báo cho trung tâm thanh toán bù
trừ
5 Hai nhà môi giới tại sàn báo cáo về giá giao dịch đạt được cho các nhà
môi giưới bên mua và bên bán
Trang 25Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai hàng hóa
6 Nhà môi giới bên mua và bên bán báo cáo về giá giao dịch đạt được cho bên mua và bên bán
7 Bên mua và bên bán ký quỹ với nhà môi giới
8 Các nhà môi giới bên mua và bên bán ký quỹ với các công ty thanh khoản thành viên
9 Các công ty thanh khoản thành viên ký quỹ với công ty thanh toán bù trừ
1.3.2 Tài khoắn ký quỹ và điều chỉnh ký quỹ
Điều bất buộc trong hợp đồng tương lai là cả người mua và người bán hợp đồng tương lai phải có một khoản ký quỹ (margin) Để được giao dịch, mỗi nhà kinh doanh phải mở một tài khoản và có số dư nhất định trên tài khoản này trước khi ký kết hợp đồng Tiền ký quỹ được sử dụng như một sự đảm bảo cho rủi ro phá
vỡ hợp đồng Có 2 hình thức ký quỹ là: ký quỹ lần đầu (initial margin) và ký quỹ
duy trì (maintenance margin)
1.3.2.1 Ký quỹ ban đầu
Số tiền ký quỹ cần để mở một hợp đồng (ký một hợp đồng tương lai mua hay bán) thường là theo quy định tại từng sàn giao dịch, hiện nay chỉ chấp nhận ký quỹ
bằng tiền mặt (trong hợp đồng tương lai tiền tệ trên một số sàn quốc tế cho phép ký
quỹ bằng trái phiếu Chính phủ) Khoản ký quỹ được duy trì trên tài khoản mở tại
nhà môi giới và nhà môi giới phải ký quỹ tại trung tâm thanh toán bù trừ của Sở
giao dịch Trung tâm thanh toán bù trừ sắp xếp các lệnh mua và lệnh bán vào với
nhau đẻ tiến hành giao dịch
Tại thời điểm đóng cửa mỗi ngày giao địch, nhà thanh toán bù trừ tính toán
lãi lỗ so với ngày hôm trước đối với từng nhà kinh doanh Nếu lãi phát sinh thì nhà
thanh toán bù trừ ghỉ Có vào tảo khoản ký quỹ cho nhà kinh đoanh, còn nếu lỗ thì
ghỉ Nợ vào tài khoản margin
1.3.2.2 Ký quỹ duy trì
Hệ thống ký quỹ nêu trên sẽ không bảo vệ được nhà thanh toán bù trừ nếu như thị
trường phát triển chỉ có tăng giá hoặc chỉ có giảm giá Thật vậy, giả sử như nhà kinh
doanh bán hợp đồng tương lai sau đó giá của hợp đồng tương lai tăng liên tục Theo
Trang 26Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai hàng hóa
quy tắc, tài khoản ký quỹ của nhà kinh doanh được điều chỉnh hằng ngày Trong
tình huống giá tăng thường xuyên, khiến cho người bán hợp đồng tương lai bị lỗ
ngày nay qua ngày khác, dẫn đến số dư trên tài khoản ký quỹ giảm dẫn và tiến tới
số 0 và thậm chí là âm Trong những trường hợp như vậy, nhà thanh toán bủ trừ đã
phải gặp rủi ro do mất khả năng thanh toán của người bán hợp đồng Một trường
hợp tương tự cũng xảy ra, đó là khi nhà kinh doanh mua hợp đồng tương lai và sau
đó giá trên thị trường tương lai giảm xuống liên tục
Do đó, để tự bảo vệ mình trong những tình huống trên, nhà thanh toán bù trừ
thiết lập một cơ chế quỹ bỗ sung.Trước hết ta hãy thông qua khái niệm ký quỹ đuy trì
Ký quỹ duy trì: là số dư tôi thiểu phải duy trì tại tài khoản margin trong các
ngày giao dịch sau đó, hay mức ký quỹ duy trì là mức thấp nhất được phép trước
khi nhà kinh đoanh nhận được yêu cầu ký quỹ bé sung (margin call)
Trường hợp nếu giá trị thị trường của hợp đồng tăng, thì phần tăng thêm sẽ được
ghi Có vào tài khoản ký quỹ và người nắm giữ hợp đồng tương lai có thể rút ra Đây cũng là điểm khác biệt rõ nét giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn, bởi vì
đối với hợp đồng kỳ hạn thì mọi khoản lễ hay lãi chỉ được thực hiện một lần tại thời điểm hợp đồng đến hạn Còn với hợp đồng tương lai, khoản ký quỹ được điều chỉnh
hàng ngày và quá trình điều chỉnh này được gọi là “ghi điểm thị trường” (Mark to
market) Nếu người nắm giữ hợp đồng tương lai không thực hiện nghĩa vụ ký quỹ
bổ sung của mình, ví dụ trong 2 ngày làm việc thì nhà môi giới sẽ tự động thanh lý
hợp đồng với nhà kinh đoanh này Tiền ký quỹ sử dụng như là một sự đảm bảo rủi
ro phá vỡ hợp đồng Lợi nhuận hay thua lỗ sẽ được xác định hàng ngày và tài khoản
margin sẽ được ghi có hay ghi nợ tương ứng Tài khoản margin thông thường sẽ
được nhận lãi
1.3.3 Quy trình thanh toán lãi đỗ hàng ngày:
Cuối mỗi ngày giao dịch, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ xác định giá thanh toán của hợp đồng
Giá thanh toán thường là giá đóng cửa cuối ngày (giá bình quân của một vài giao dịch cuối cùng trong ngày), được sở giao dịch sử dụng để tính toán việc thanh toán lãi lỗ (bù trừ)
Trang 27Chương 1: Cơ sở lý luận vê hợp đồng tương lai hàng hóa
- Nếu giá thanh toán giảm, số tiền chênh lệch sẽ ghỉ có cho tài khoản margin
của người bán hợp đồng và ghi nợ cho người mua hợp đồng với cùng số tiền
Ví dụ về cách ghi điểm thị trường (Mark to market):
Giả sử ngày 20/4 bạn bán một hợp đồng café tương lai giao hàng tháng 7 với giá
1.000 USD/tấn, quy mô một hợp đồng là 5 tắn, vậy giá trị hợp đồng là 5.000 USD
Giá sử mức ký quỹ ban đầu là 700 USD và mức ký quỹ duy trì là 550 USD Bạn duy trì trạng thái đoản cho tới ngày 25/4 và thực hiện mua lại hợp đồng này với giá
980 USD/tấn Ta hãy theo dõi quá trình thanh toán hằng ngày diễn ra như thế nao
qua bảng dưới đây:
Bảng 1.3: Ví dụ về cách ghỉ điểm thị trường (Mark to market)
Giá đánh |Giá — trị | Lãi/L Bỗ sung ký |Số dư tài
Ngày giá hợp | hợp đồng quỹ/(rút ký |khoản ký
Tir bang trén cho thay:
Ngày 20/4: giá đánh giá cuối ngày là 1.000 USD/tấn, trùng với giá bán hợp
đồng nên bạn không bị lỗ hay được lãi trong ngày này,do đó tài khoản ký quỹ cũng
không thay đổi
Trang 28Chương 1: Cơ sở [ý luận về hợp đông tương lai hàng hóa
Ngày 21⁄4: giá đánh giá là 1.020 USD/đấn, tăng 20 USD/tấn, do bạn đang giữ
thé doan 1 hợp đồng tương lai café nên bạn bị lỗ 100 USD, lúc này số dư tài khoản
ký quỹ giảm xuống còn 600 USD, tuy nhiên vẫn còn cao hơn mức ký quỹ duy trì,
nên chưa phải ký quỹ bỗ sung
Ngày 22/4: giá đánh giá là 1040 USD/tấn, tăng 20 USD/tan so với hôm
trước,và bạn tiếp tục bị lỗ 100 USD, tài khoản ký quỹ giảm xuống 500 < mức ký
quỹ duy trì, nên phải ký quỹ bổ sung là 200 USD để trờ về mức ký quỹ ban đầu là
700 USD Mức bố sung ký quỹ này sẽ được thực hiện vào ngày hôm sau, tức 23/4
Ngày 23/4: giá đánh giá là 1.050 USD/tắn,tăng 10 USD/tấn nên bạn bị lỗ 50 USD, làm tải khoản ký quỹ giảm xuống còn 650 USD
Ngày 24/4: giá đánh giá là 1.020 USD/tấn, gidm 30 USD/tan, bạn lãi 150 USD, làm số dư tài khoản ký quỹ tăng lên thành 800 USD
Ngày 25/4: bạn mua lại hợp đồng tương lai này với giá 980 USD/tắn, như
vậy bạn đã lãi so với hôm trước là 40 USD/tấn tức là lãi 200 USD/hợp đồng, số dư
tài khoản ký quỹ lúc này là 1000 USD và bạn tất toán hợp đồng này, rút tiền ký quỹ
là 1.000 USD
Tổng hợp lại, bạn đã ký quỹ 700 USD, bổ sung ký quỹ 200 USD, rút ra
1.000 USD, cuối cùng bạn lãi 100 USD
Quá trình ghỉ nợ và ghi có hàng ngày cho các tài khoán ký quỹ được gọi là chế độ thanh toán hàng ngay (daily settlement) Trong khí đó thị trường kỳ hạn, tiền lời hay thua lỗ chỉ có thể xác định vào ngày đáo hạn Đây là nét khác biệt cơ bản giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng ky hạn
Ở thị trường tương lai, chế độ thanh toán hàng ngày giúp đảm bảo an toàn
cho thị trường, bởi vì những khoản thua lỗ lớn được bù đắp din, mỗi ngày một ít,
còn hơn là để nó xảy ra vào phút cuối
Sự kết hợp giữa quá trình marking - to- market hàng ngày (daily settlement)
và yêu cầu ký quỹ (margin requirement) nhằm giúp trung tâm thanh toán bù trừ
phòng ngừa rủi ro không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các nhà kinh doanh
Trang 29Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đẳng tương lai hàng hóa
Kết luận chương I Hop đồng tương lai là một loại công cụ tài chính bảo hiểm rủi ro biến động giá cả đã được thế giới áp dụng từ rất lâu nhưng ở Việt Nam hiện nay, khái niệm
hợp đồng tương lai vẫn còn khá mới mẻ với đa số các doanh nghiệp, ngay cả với
những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu (những người thường xuyên mua
bán xuyên quốc gia, và thường phải chịu rủi ro do không năm bắt kịp thời giá cả thể giới) Hợp đồng tương lai có thể hiểu đơn giản là việc mua bán giao sau nhưng giá
cả và thời gian giao hàng thì được quy định từ trước, và việc mua bán này phải được thực hiện qua Sàn giao dịch (Sở giao dịch) tập trung, có nhà môi giới, có trung tâm
thanh toán bù trừ , nhờ đó có thể cố định được giá mua/bán, nhà xuất khẩu thì yên
tâm sản xuất và giao hàng, còn nhà nhập khẩu thì ổn định được giá cả đầu vào, từ
đó có kế hoạch kinh doanh hiệu quả
Hợp đồng tương lai được áp dụng không chỉ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá trên thị
trường tiền tệ mà còn được sử dụng rộng rãi để bảo hiểm rủi ro biến động giá trên
thị trường hàng hóa
Việt Nam là nước có thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nông sản và sản
phẩm cây công nghiệp như: gạo, café, cao su, điều, tiêu Kim ngạch xuất khâu cũng như việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng được
cải thiện khi nền kinh tế Việt Nam đẫn mở cửa và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới Việc đưa loại hình giao dịch hợp đồng tương lai vào thị trường hàng hóa như
một tất yếu đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, khi mà giá cả các
mặt hàng thé mạnh nay lại thường xuyên biến động khó lường và các doanh nghiệp Việt Nam thường bị ép giá khi giao thương với các đối tác lớn nước ngoài Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam có thê tham gia thị trường hàng hóa tương lai
tại các sản giao dịch quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép một số Ngân hàng Thương mại trong nước được tổ chức thực hiện môi giới giao dịch tương
lai hàng hóa cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, trong đó Ngân hàng đầu tiên được phép kinh đoanh loại hình dịch vụ này là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt
Nam (Techcombank) Chuong sau sẽ đề cập rõ hơn vẻ thực trạng giao dịch tương
lai hang héa tai Techcombank
Trang 16
Trang 30CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIAO DỊCH HỢP ĐÒNG TƯƠNG LAI
HÀNG HÓA QUA SÀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM - TECHCOMBANK
Trang 31Chương II: Thực trạng giao dịch tương lai hàng hóa
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIAO DỊCH HỢP ĐÔNG TƯƠNG LAI HÀNG
HÓA QUA SÀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM-
TECHCOMBANK Trước khi đi vào tìm hiểu về thực trạng giao địch tương lai hàng hóa qua sàn
tai Techcombank, can điểm lại tình hình một số loại hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam những năm gần đây, dé thấy được sự cần thiết của hợp đồng tương lai hàng hóa trong việc bảo hiểm rủi ro biến động giá cho các mặt hàng đó
2.1 TỎNG QUAN VẺ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1.1 Các mặt hàng xuất khẩu
3.1.1.1 Cà phê
Cà phê là một loại hạt dùng để làm đồ uống rất được ưa chuộng trên thế giới
Có nhiều loại cà phê khác nhau nhưng trong đó chỉ có 2 loại là có ý nghĩa kinh tế,
đó là cà phê chè (tên khoa học là Coffea Arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới, và cà phê v6i (tén khoa hoc 14 Coffea Robusta) chiếm
khoảng 39% các sản phẩm cà phê
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil Tuy
nhiên nếu xét riêng về từng loại cả phê thì Việt Nam xuất khẩu mạnh nhất về cà phê
với (Robusta) Mặt khác, cà phê cũng là một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta từ trước tới nay, và được xếp vào nhóm hàng xuất khâu chủ lực có quy mô xuất khẩu lớn Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kê Việt Nam, kim
ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm từ năm 2004 đến năm 2009 đều trên 500 triệu
USD và không ngừng tăng
Trang 32Chương2: Thực rạng giao dịch tương lai hàng hóa
Bang 2.1: Tink hình xuất khẩu cả phê những nấm 2004-2009
Năm Lượng | %tšnggiâm)se | Giá trị % tăng/(giám) so
(nghìn tấn) | véindm trav | (triệu USD) | với năm trước
Nguôn: Tổng cục thông kê Việt Nam
Biểu đồ 2.1: Tình hình xuất khẩu cả phê giai đoạn 2004-2009
Nguon: Tổng cục thống kê Việt Nam
Dựa vào Biểu đồ 2.1 ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu cả phê của Việt Nam tăng nhanh hơn sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn 2004-2008, thậm chí
trong năm 2005, lượng xuất khẩu giảm so với năm 2004 là 2,3% nhưng kim ngạch
Trang 18
Trang 33Chương II: Thực trạng giao dịch tương lai hàng hóa
xuất khẩu lại tầng 22,1%; và năm 2008 lượng xuất khẩu giảm15,9% so với năm
2007 nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng 9,1% Tuy nhiên, kim ngạch xuất khâu năm 2009 giảm so với năm 2008 mặc dù lượng xuất khẩu tăng Nguyên nhân là do
sự tác động của cả hai yếu tố giá cả và lượng xuất khâu: giá cà phê giảm (do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn tới sức mua giảm, làm giảm giá
cả phê xuất khẩu),còn lượng xuất khẩu thì tăng (tuy sức mua nhìn chung trên thị trường thế giới giảm, nhưng lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra các thị trường nước ngoài vẫn tăng tương đối so với năm 2008) Tuy nhiên, mức tăng của lượng xuất khẩu không đủ bù đắp cho mức giảm giá cà phê, nên kim ngạch xuất khâu cà phê mới giảm Đây cũng là xu hướng chung của thế giới Theo Báo cáo nghiên cứu thị trường của Tổ chức cà phê thế giới, năm 2009 sản lượng cà phê xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới đều giảm sút như Brazil, Céte d'Ivoire, Ecuador, El Salvador, Mexico, Peru, Uganda va Venezuela Mac dù vậy, nhìn chung thì sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn ở mức cao trên thế giới
Bảng 2.2: Sản lượng xuất khẩu cà phê của một số nước xuất khẩu
hàng đầu thế giới
Chú thích: (PVT: nghìn bao)
R: nước xuất khẩu cả phê vối (Robusta)
A: nước xuất khẩu cà phê chè (Arabica)
R/A: nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng cà phê Robusta là chủ yếu A/: nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng cà phê Arabica là chủ yếu
Loại cà phê 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Angola R 15 25 35 36 38 50 Brazil AIR 39.272 | 32.944] 42.512] 36.070] 45.992 | 39.470 Cameroon RA 727 849 836 795 750 825 Colombia A 11.573 | 12.564] 12.541 | 12.504] 8.664] 9.500 Costa Rica A 1.887 1.778 1.580 1.791 1.320 1.659 Côte d”Ivoire R 2.301 1962| 2847| 2.598| 2.353 1.850
Trang 34Chương II: Thực trạng giao dịch tương lai hàng hóa
Ecuador A/R 938] 1120| 1.167| 1.110 691 650
El Salvador A 1437| 1502| 1.371 1.621 1.547] 1.135 Ethiopia A 4.568 4.003 4.636 4.906 4.350 4.850 Guatemala A/R 3.703 3.676 3.950 4.100 3.785 4.000 Honduras A 2.575 3.204 3.461 3.842 3.450 3.650 India R/A 4.592 4.396 5.159 4.460 4372 4.827 Indonesia R/A 7536| 9159| 7483| 7777| 9.350[ 11.500 Mexico A 3867| 4225| 4.200} 4.150] 4.651] 4.500 Nicaragua A 1.130 1.718 1.300 1.700 1.615 1.700 Peru A 3.425 2.489 4.319 3.063 3.872 3.850 Uganda R/A 2.593 2.159 2.700 3.250 3.200 3.000 Venezuela A 1327| 1.506] 1.571 1.520 930 850 Vietnam R 14.370 | 13.842] 19.340] 16.467] 18.500 | 18.000
Nguân: Báo cáo nghiên cứu thị trường của Tổ chức cà phê thế giới
Thời gian vừa qua nền kinh tế thế giới có nhiều biển động, giá cá nhiều mặt
hàng cũng thay đổi theo, đặc biệt là các mặt hàng được tiêu thụ trên phạm vị rộng như cà phê thì lại càng biến động nhiều Phân tích số liệu bảng 2.1 về tình hình xuất khẩu cà phê, ta thấy tỷ lệ % tăng về lượng và giá trị xuất khẩu không bằng nhau, thậm chí không cùng chiều, chứng tỏ có sự biến động về giá cả Chang han san lượng xuất khẩu năm 2005 so với năm 2004 chỉ bằng 97,7% nhưng về giá trị lại
bằng 122,1% Bằng toán học ta có thế đễ đàng tính được tỷ lệ % tăng/giảm của giá
cà phê Ta đã biết công thức V = P x Q, trong đó V là giá trị, P là giá cả, và Q là sản lượng Vì vậy ta có thể làm phép toán như sau:
Trang 35Chương2- Thực trạng giao dịch trơng lai hang hda
Qua phép toán này có thể thấy giá cà phê xuất khẩu trung bình/năm của Việt
Nam thường xuyên biến động, cũng, phủ hợp với những biến động giá cả phê trung
bình của thế giới do Tổ chức cà phê thế giới (CO) tông hợp (theo dõi biểu đồ 2.2)
Biến để 2.2: Giá cả phê thế giới giai đoạn 2090-2009
Nguôn: TỔ chức cà phê thế giới
Những tháng đầu năm 2010 giả cả phê biến động khôn lường, khiến ngành
xuất khẩu cà nhê của Việt Nam phải đối mặt với tình trạng vô cùng khó khăn do giá bán giăm xuống mức thấp nhất trong võng 3 năm qua
Lượng cà phê xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2010 là 280 nghìn tắn, đạt
ii trị 411 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước giăm 26,78% về lượng và 12,52%
về giá trị
Khác với tính toán ban đầu của các chuyên gia là năm 2010 tình hình xuất
khẩu cà phê sẽ khởi sắc do khủng hoảng kính tẾ đang qua đi, nhưng thực tế khởi
đầu năm 2010 của ngành cà phê đã ăm đạm hơn so với năm 2009
Thời điểm tháng 3 năm 2010 giá cà phê xuống rất thấp, giảm 15-25% so với
cùng kỳ năm 2009 Trước kỳ nghĩ Tết 2010 giá giao dịch cà phê dù ở mức thấp, nhưng vẫn còn ở mức 1.350-1_360 USDMlẫn Nhưng từ sau khi hết kỳ nghỉ Tết, giá
cả phê đã “lao đốc không phanh” Chỉ trong vòng 2 twin, gid ca phé tir hon 1.300
USDitân, di roi thẳng xuống chi cdn 1.210 USD/tin vào ngày 25/2/2010
Trang 36Chương II: Thực trạng giao dịch tương lai hàng hóa
Như vậy từ cuối năm 2008 tới đầu năm 2010, giá cà phê luôn biến động thất
thường, có lúc giá cà phê xuất khẩu tăng lên 1.600 - 1.700 USDA/tian rồi rơi xuống 1.200 USD/tan (gid FOB tai cảng Tp.HCM) Sở đĩ giá cà phê biến động mạnh như vậy là do hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn bị các nhà đầu cơ quốc tế với tiềm lực tài chính mạnh thao túng Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam có tập quán ký hợp đồng xuất khâu theo phương thức “bán trừ lùi” chưa chốt giá, (đo
kỳ vọng giá sẽ lên), mức trừ lùi lên đến 90-100 USĐ/tấn Vì vậy, khi giá cà phê thế
giới giảm, các doanh nghiệp sẽ lỗ rất nặng
Kết luân: có thê thấy cà phê là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta,
do nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới là rất lớn và không ngừng tăng; tuy nhiên giá cả mặt hàng này lại thường xuyên biến động do tác động của cung - cầu, sản lượng cà phê nước †a chịu ảnh hưởng nhiều do thời tiết nên nguồn cung không ôn định, chất lượng lại không đồng đều và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn quốc tế rất thấp, đo dó
dễ bị ép gid Dé phat triển ngành này, đòi hỏi những người trồng cà phê phải thay đổi trong cung cách chăm sóc cây cả phê, công tác thu hoạch để đảm bảo chất lượng ca phê, riêng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro về giá cả bằng các công cụ bảo hiểm, cụ thể là các hợp đồng
kỳ hạn, tương lai
2.1.1.2 Cao su
Nhắc đến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam không thể không nhắc tới cao su Trong những năm gần đây, sản lượng cao su xuất khẩu nhìn chung
có xu hướng tăng, thị trường xuất khâu ngày càng mở rộng
Nhìn vào bảng số liệu 2.3 ta có thể thấy lượng cao su xuất khẩu qua các năm
từ 2004-2007 liên tục tăng, nhưng đến năm 2008 thì sụt giảm, chủ yếu là do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu tiêu thụ nhiều loại hàng
hóa giảm mạnh, trong đó có cao su Tuy nhiên đến năm 2009 thì lượng xuất khẩu đã
tăng trở lại khá ngoạn mục, 726 nghìn tấn, vượt cả lượng xuất khẩu năm 2007 - năm
tăng trưởng trước thời kỳ khủng hoảng
Trang 37Ckwơng?: Thực trạng giao dịch tương lai hàng hóa
Bang 2.3: Số liệu xuất khẫu cao sa những năm 200442009
Ngôn: Tổng cục thông kê Việt Nam
Biểu đồ 2.3: Tình hình xuất khẩu cao su giai đoạn 2004-2009
2004 2005
+
200 2007 2008 2009
Nguôn: Tổng Cục thông kê Việt Nam
Nhìn vào Biểu đồ 2.3 ta thấy trong những năm 2004-2007, tình hình biến
động về sản lượng và kim ngạch xuất khâu cao su là cùng chiều: sản hượng xuất
Trang 23
Trang 38Chương II: Thực trạng giao dịch tương lai hàng hóa
khẩu tăng, kim ngạch tăng; tuy nhiên từ năm 2008 thì lại biến động ngược chiều, chứng tỏ giá cao su bình quân trong giai đoạn này cũng có sự biến động
Phân tích số liệu Bảng 2.3 bằng phương pháp toán học như trường hợp của
cà phê, ta cũng tính được tỷ lệ % biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam những năm vừa qua Cụ thể giá cao su năm 2005 tăng 17,2% so với năm 2004; năm
2006 tăng 33,3%; năm 2007 tăng 6,6%; năm 2008 tăng 27,2%; riêng năm 2009 giá giảm 33.3%
Như vậy từ năm 2004 đến cuối tháng 8-2008, giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới tăng liên tục Năm 2004 giá cao su xuất khẩu trung bình là 1.163
USD/tắn, đến năm 2006 đã dat mirc 1.817 USD/tin Tám tháng đầu năm 2008, giá
tăng vọt lên 2.708 USD/tan, cao hon gan 50% so với năm 2007 và đạt mức kỷ lục
hơn 3.000 USD/tắn vào tháng 8-2008 Tuy nhiên, bat dau tir qui II nam 2008 giá đã
giảm lại Tính đến cuối tháng 12 năm 2008, giá cao su chỉ còn ở mức 1.3l5
USD/tấn, giảm hơn 50% so với thời điểm tháng 8 năm 2008
“Theo Báo cáo thường niên ngành cao su Việt Nam 2008-2009, nguyên nhân
khiến giá cao su xuất khẩu Việt Nam giảm mạnh là do giá dầu thô thể giới giảm
khiến xu hướng sử dụng cao su tổng hợp từ dầu (chiếm khoảng 50%) tăng trở lại
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 diễn ra cũng làm chậm tốc độ phát triển kinh tế, lượng mua sắm ô tô và vỏ, ruột ô tô ở các nước phát triển chững lại làm cho sức mua cao su giảm sút Bên cạnh đó, trong ba tháng cuối năm 2008, cao su Việt Nam bước vào thời kỳ tăng sản lượng nên nguồn cung trên thị tường tăng mạnh cũng tác động đến giá xuất khẩu
Theo số liệu thống kê, tháng 2/2010 Việt Nam đã xuất khẩu hơn 22 nghìn tấn cao su, trị giá 55,95 triệu USD chiếm 1,4% tổng kim ngạch xuất khâu, giảm 53,9%
về lượng và 52,5% về trị giá so với tháng 1/2010 Tính chung 2 tháng đầu năm
2010, Việt Nam đã xuất khẩu 76,34 nghìn tấn cao su, trị giá 192,69 triệu USD giảm
0,1% về lượng nhưng tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ năm trước
Điểm đáng chú ý, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2010 có thêm thị trường mới so với tháng 2/2009, đó là thị trường: Indonesia, Nga
và Séc có lượng xuất trong tháng lần lượt lả: 415 tần, trị giá 851,5 nghìn USD; 735 tấn trị giá 2,27 triệu USD; 38 tấn trị giá 125,6 nghìn USĐ
Trang 39Chương H: Thực trạng giao dịch tương lai hàng hóa
—
“497,43
+50,09
4147,37 134/79
* : 43,06 440,93 +11,31 -32,44 +466,50' +19,67 -59,80
+62,36
Nguồn: Bộ Thương mại
Trang 40Chương II: Thực trạng giao dịch tương lai hàng hóa
Kết luận: Có thể thấy cao su là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhìn chung sản lượng xuất khẩu tăng liên tục qua các năm nhưng giá cao su trong những năm qua lại có nhiều biến động, do các yếu tố
tác động như giá dầu, nguồn cung, nhu câu tiêu thụ Thực tế đặt ra một yêu cầu là
để phát triển ngành cao su Việt Nam, phải sử dụng những công cụ bảo hiểm cho rúi
ro biến động giá, trong đó công cụ hữu ích đang dần được hình thành và sử dụng ở
Việt Nam đó là hợp đồng tương lai
2.1.1.3 Một số mặt hàng khác
Ngoài hai mặt hàng là cà phê và cao su, Việt Nam còn có nhiều mặt hàng
nông sản xuất khẩu với sản lượng lớn trên thế giới như: gạo, đỗ tương, đậu nành,
hạt điều, hồ tiêu Đặc biệt có những mặt hàng có tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao trong tổng kim ngạch xuất khâu như dầu thô và gạo
Bảng 2.5: Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩn chủ yếu
(PVT: triệu USD)
Tỷ trọng XK 21,79% | 22,02% | 21,02% | 17.51% | 16,61% | 10,97% Gạo 941| 1.399 1306| 1.454 2.902 | 2.662
Ty trong XK 3,62% | 434% | 3,30% | 3,00%| 4.61% | 470% Tổng kim ngạch XK 26.000 | 32.230 | 39.600 | 48.400 | 62.900 | 56.600
Nguôn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
2.1.2 Các mặt hàng nhập khẩu
Trên đây đã điểm qua tình hình một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước
ta, còn về các mặt hàng nhập khẩu thì phải kể đến xăng dầu, sắt thép Trong danh