1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Gia

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Gia
Tác giả Lớ Trõm Anh
Người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Văn Nam
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 15,86 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan số liệu trong bài viết này là chính xác, trung thực, và đề tài “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam — Chỉ nhánh Hoàng Gi

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

CHI NHANH HOANG GIA

Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Văn Nam

Sinh viên : LÊ TRÂM ANH

Mã sinh viên : 11150147

Khóa : 57

Chuyén nganh : Ngân hàng 57A

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan số liệu trong bài viết này là chính xác, trung thực, và đề tài “Mở

rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam — Chỉ

nhánh Hoàng Gia” được trình bày là nghiên cứu của em, chưa được ai công bố trong bat

kỳ công trình nào khác.

Dé tài nghiên cứu nay được hoàn thành có sự giúp đỡ của Ban Giám doc

Techcombank chi nhánh Hoang Gia cùng các Phòng ban nghiệp vụ của ngân hang trong việc tiệp cận sô liệu và các tài liệu nghiên cứu Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình

hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Văn Nam

Việc đưa ra một số thông tin về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Techcombank mang tính nhạy cảm cao có thé ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, nênem đã rất cân nhắc khi đưa ra số liệu vào đề tài nghiên cứu, và mong Ban lãnh đạoTechcombank — chi nhánh Hoang Gia thông cảm, giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài nghiên

cứu này.

Sinh viên thực hiện

Lê Trâm Anh

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

BĐS: Bất động sản

CBCNV: Cán bộ công nhân viên CGPD: Chuyên gia phê duyệt

CNTT: Công nghệ thông tin

CSO: Chuyên viên tư vấn dịch vụ tài chính cá nhân

CVKH: Chuyên viên khách hàng CVNL: Chuyên viên nhập liệu

CVTD: Cho vay tiêu dùng

CVTĐ: Chuyên viên thâm định

ĐVKD: Don vi kinh doanh

GDBĐ: Giao dịch bảo đảm

GTCG: Giấy tờ có giáHĐTD: Hợp đồng tín dụngHDV: Huy động vốn

KHCN: Khách hàng cá nhân KSSV: Khảo sát sau vay

NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại PFS: Phòng bán lẻ

QLCT: Quản lý chứng từ QTRR: Quản tri rủi ro

RBO: Chuyên viên khách hàng cá nhân TCB: Techcombank

TCTD: Tổ chức tín dụng

TMCP: Thương mại cô phần

Trang 4

DANH MỤC SƠ DO, BANG, BIEU DO

Sơ đồ Nội dung TrangSơ đô 1: | Sơ đồ CVTD gián tiếp 7

Sơ đồ 2: | Sơ đồ CVTD trực tiếp 8 Sơ đồ 3: Cơ cấu tô chức của chỉ nhánh TCB Hoàng Gia 23

Bảng Nội dung Trang

Bảng 2.I: | Tình hình tài sản — nguồn vốn giai đoạn 2015 - 2017 25Bảng 2.2: | Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 — 2017 26Bang 23: | Cơ câu nguồn von huy động giai đoạn 2015 — 2017 27Bảng 2.4: | Cơ câu tín dụng giai đoạn 2015 — 2017 27Bảng 2.5: | Tình hình nợ xâu, nợ quá hạn tại chi nhánh Hoang Gia giai đoạn 29

2015 — 2017

Bang 2.6: Kết quả hoạt động dịch vụ giai đoạn 2015 — 2016 30

Bảng 2.7: | Quy mô hoạt động CVTD giai đoạn 2015 — 2017 34

Bảng 2.8: Quy mô hoạt động CVTD theo thời hạn giai đoạn 2015 — 2017 36

Bảng 2.9: | Quy mô CVTD theo sản phâm giai đoạn 2015 - 2017 37Bảng 2.10: | Doanh số thu lãi tại chi nhánh Hoàng Gia 39Bảng 2.11: | Tình trang nợ xâu, nợ quá han trong hoạt động CVTD giai đoạn 40

2015 — 2017

Biểu đồ Nội dung Trang

Biểu đồ 2.1: | Cơ câu CVTD theo thời hạn giai đoạn 2015 — 2017 36Biểu đô 2.2: | Cơ câu CVTD theo sản phẩm giai đoạn 2015 - 2017 38

Trang 5

08000671000 |

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CƠ BAN VE CHO VAY TIỂU DUNG VÀ MỞ RONG CHO VAY TIEU DUNG CUA NHTM 0 cccccccssscsssssessssessseesssesssessssessssessssessssecs 3

1.1 Khái quát về cho vay tiêu dùng của NHTM o ccsccsscsscessessessessessessessesstssssesssesseeseeses 3

1.1.1 Khái niệm cho vay ti@u đÙng ST xi 3

1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu đÙng - 2-5525 SE‡EEeEESEEeEEEEEEEEEEEEEErrerkerree 3

1.1.3 Phân loại cho vay ti€u đÙng SG khu 5 1.1.4 Rui ro của cho vay tiêu AUG Sàn cv kg kg ket 10 1.2 Mở rộng cho vay tiêu dùng của NHM 5 cà ng HH He II

1.2.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu đÙP «ch ren 11 1.2.2 Các chỉ tiêu danh giá mở rộng cho vay tiêu đÙng - «<< c<scsseexss 11

1.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM 151.3.1 Các nhân t6 về phía ngân nang vececscccccessesssessesssesssessesssessesssessesssessesssessesssesseessess 151.3.2 Các nhân t6 về phía khách NANG ecsecscessesssessssssesssessesssessesssessssssessusssecssessessueeses 181.3.3 CGC NMG s0 n8 n 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

KY THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) - CHI NHÁNH HOÀNG GIA 23

2.1 Khái quát về Techcombank — chi nhánh Hoàng Gia - 52 52552252524 23

2.1.1 Lịch sử hình thành & phát trÏỂH coeccecscccsesssessesssessesssessesssesssessesssessesssessesssesseessess 23bốc sẽ n 23

2.1.3: Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam — chỉ nhánh Hoàng Gia giai đoạn 2015 - 2 Ï7 c- s1 vn nghiệt 25 2.2: Thực trang cho vay tiêu dùng tại Techcombank — chi nhánh Hoang Gia 31

2.2.1: Quy trình CVTD tại Techcombank — chỉ nhánh Hoàng GIa 31 2.2.2: Phân tích thực trạng CVTD tại chỉ nhánh Hoàng Gia «- 34

2.3: Đánh giá thực trạng CVTD tại chi nhánh Hoàng ia - 5555 ss+s++sxsxs+ 41

2.3.1: Kết quả đạt QUOC ceececceccecsessessessesssessesssssesssssessessessessussussussucsucssessessessessessessesseeees 41

Trang 6

2.3.2: Hạn chế và nguyên nhÂN 2-5 S25 EE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkerres 43

CHƯƠNG 3: GIÁI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK - CHI NHÁNH HOÀNG GIA -¿-©c¿225cc+ccsez 52

3.1: Định hướng phát triển của TCB trong thời gian tới -. ¿-2- 5+©2s+s+2zx+c+s 52

3.2: Định hướng phát triển của chi nhánh Hoang Gia đối với hoạt động CVTD trong

0Ù i0 8011 54 3.3: Giải pháp mo rộng CVTD tai TCB chi nhánh Hoàng Gia - - «- 55

3.3.1: Đa dang hoá các sản phẩm CVTD và cạnh tranh về lãi suất . - 553.3.2: Day manh chién dich quảng báo, tiếp thị sản phẩm CVTTD s=+ 55

3.3.3: Uu tiên phát triển tự động hoá và rút ngắn quy trình CVTD - 56

3.3.4: Tập trung thu hút nhiều khách hàng mang lại lợi nhuận cao và làm sâu sắc mối

quan hệ với các khách hàng Wien fẠÌ ST HH Hư 57

3.3.5: Điều chỉnh mô hình kinh doanh va dịch vụ dé đảm bảo hiệu quả và năng suất

3.3.6: Chuẩn hoá chức năng nhiệm vụ, cơ chế phối hợp và xây dựng một đội ngũ

nhân sự có chất [72/0A 593.4: Kiến nghị - s51 tt E2 211211211211211 1111 1111111121111 211 111111 1011 1 ke 59

3.4.1: Kién nghi vOi NAG NUCC 10nnnnnẽ nga 59

3.4.2: Kiến nghị với NHNN voececsessesscssesscsssessessessessessessessessesssssussuessessessessessessessesseesecees 603.4.3: Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam -:©5-©55+ 61KẾT LUẬN -. -2- 52 22s 2 2E 2127121127121 2T1 11 T1 T1 T1 T11 11111 erree 63

TÀI LIEU THAM KHẢO -2 2-5 22E22EEEEEE2EE1E2112711221711271211211 2.1 1E ce 64

Trang 7

PHAN MỞ DAU

1 Ly do chon dé taiNền kinh tế Việt Nam hiện nay đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và vượt

bậc, tạo tiền đề để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới một cuộc

song tốt đẹp hơn không chỉ về vật chất mà còn cả về tinh thần Không chỉ dừng lại ở việcthỏa mãn các nhu cầu tất yếu như ăn no mặc ấm, con người đã bắt đầu nghĩ đến nhữngnhu cầu cao hơn như ăn ngon mặc đẹp, ở nhà đẹp, đi xe sang, hay cao hơn nữa là đi dulịch nước ngoài, du học ở các nước tiên tiến Đi cùng với sự phát triển ngày càng cao củaxã hội, tài chính cá nhân đã trở thành van dé vô cùng quan trọng và có tác động rat lớnđến việc tài trợ và đáp ứng các nhu cầu chỉ tiêu của con người Như chúng ta đã biết, thunhập của con người là có giới hạn, với mức thu nhập như hiện nay, dé tích luỹ được đủtiền dé thoả mãn các nhu cầu trên không phải là điều đơn giản, đa số họ đều không có khảnăng chi trả cho tat cả các nhu cầu tiêu dùng cùng một lúc, đặc biệt là các món hang xa xi.Đôi khi họ cho phép mình chi tiêu vượt mức thu nhập, dẫn đến nhu cầu vay muon để tiêu

dùng tăng lên Do vậy, việc đi vay dé tiêu dùng là một nhu cầu rat lớn Điều này đã tạo tiền đề cho các NHTM phát triển mảng dịch vụ CVTD đối với KHCN, tạo ra mảng thị

trường CVTD có sức cạnh tranh rất cao trên thị trường Việt Nam Bên cạnh việc mang lạilợi nhuận cho ngân hàng, CVTD còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc khi góp phần thúc đâynâng cao năng lực lao động, góp phần cải thiện đời sống của người dân, tăng khả năng

công hiến cho xã hội Vì vậy, ngay từ khi NHNN chủ trương kích cầu bằng hoạt động

CVTD thì loại hình này đã nhận được sư hưởng ứng tích cực từ mọi thành phan trong nền

kinh tê.

Cho vay KHCN là tất yêu và là xu hướng phát triển chung của cả hệ thống NHTM Cóhai lý do chính dé dã tới xu hướng phát triển này: một là do CVTD mang lại khoản lợi

nhuận khá cao cho ngân hàng; hai là do ngày nay, những người dân có trình độ cao

thường có xu hướng vay nhiều hơn mức thu nhập của bản thân dé thỏa mãn các kế hoạch tiêu dùng và hưởng thụ một mức sống cao hơn trên cơ sở về triển vọng thu nhập trong

tương lai Nhiều ngân hàng nhận thấy cho vay đối với KHCN dễ hơn, mặt bằng lãi suấtcao hơn và rủi ro cũng thấp hơn cho vay doanh nghiệp, giúp ngân hàng tăng dư nợ, tănglãi suất và mở rộng thị trường Tuy nhiên, nhìn vào thực tế của ngành ngân hàng nước tahiện nay, tổng dư nợ CVTD của các ngân hàng còn thấp, chỉ chiếm khoảng 20-30% tổngdư nợ cho vay Trong khi tỷ lệ này ở các nước có nên kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật và

Trang 8

nước còn rất lớn, trong khi đó khả năng khai thác khu vực tín dụng cá nhân của các

NHTM còn hạn chế hoặc chưa được sự quan tâm xứng đáng cho lĩnh vực này

Xuất phát từ thực tiễn CVTD của các ngân hang trong nước, cùng với những kiến thứcđã được học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sau một thời gian thực tập nghiên

cứu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam — chi nhánh Hoàng Gia, em đã lựa chọn

đề tài “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tai Ngân hàng thương mại cỗ phan Kỹ

thương Việt Nam — chỉ nhánh Hoàng Gia” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.

2 Mục đích nghiên cứu

- _ Nghiên cứu những van đề cơ bản về CVTD và mở rộng CVTD của NHTM.- Phan tích, đánh giá thực trạng, kết quả đạt được, hạn chế trong hoạt động CVTD

tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam — chi nhánh Hoàng Gia.

- Dé xuất giải pháp giải quyết các tồn tại nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của

hoạt động CVTD tại chi nhánh.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài- _ Đối tượng: Hoạt động CVTD của NHTM

- Pham vi nghiên cứu: Hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

— chi nhánh Hoang Gia giai đoạn 2015 — 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong chuyên đề thực tập bao gồm: phương pháp duyvật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp logic, phân tích tổng hợp, phân tích thongkê, so sánh kết hợp với bang biéu và đồ thị dé phân tích đánh giá

5 Ket câu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 3

chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng

của NHTM

Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

(Techcombank) — chi nhánh Hoàng Gia

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam — chi nhánh Hoàng Gia

Trang 9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CƠ BẢN VE CHO VAY TIEU DUNG VÀ MO RONG CHO VAY TIEU DUNG CUA NHTM

1.1 Khái quát về cho vay tiêu dùng của NHTM

1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Có nhiều quan điểm khác nhau về CVTD, có quan điểm cho rằng “CVTD là hình

thức cấp vốn đối với người tiêu dùng nhằm tài trợ cho chính sự tiêu dùng”, lại có quan

điểm “Tín dụng tiêu dùng là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là cánhân người tiêu dùng, trong đó ngân hàng chuyền giao tiền cho khách hàng với nguyên

tắc người đi vay (khách hàng) sẽ hoàn trả cả tiền gốc lẫn lãi tại một thời điểm xác định

trong tương lai”.

“CVTD là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêudùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Các khoản CVTD là nguồn tài chính quan trọnggiúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phươngtiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế trước khi họ có đủ khả năng tàichính để hưởng thụ Khách hàng vay thường là những người có thu nhập không caonhưng ổn định”

Nhu vậy, thông qua một số khái niệm trên, ta có thé hiểu: “CVTD là hình thức matheo đó ngân hàng thỏa thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng mộtkhoản tiền với mục đích tiêu dùng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một

thời gian nhất định”.

1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng

Do là một trong các danh mục cho vay của ngân hàng nên ngoài việc có đầy đủ cácđặc điểm chung của tín dụng ngân hàng như: quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở niềm tin,

quan hệ vay mượn có thời hạn và có hoàn trả, tiền vay được cấp dựa trên cơ sở hoàn tiền

vô điêu kiện, thì CVTD còn có các đặc điêm riêng như sau:

s* Quy mô môi khoản cho vay nhỏ nhưng sô lượng các khoản vay lớn Co

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì nhu cầu tiêu dùng của ngườidân cũng ngày một tăng lên Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về các khoản vay tiêudùng là rất lớn, và đối tượng của CVTD là mọi tầng lớp dân cư trong xã hội Tuy nhiên,nhu cầu vốn của một khoản vay với mục đích tiêu dùng của khách hàng thường là không

Trang 10

sinh nhu cầu mua sắm chỉ tiêu, họ sẽ chỉ tìm đến ngân hàng để vay bù đắp một phần vốnthiếu hụt tạm thời Vì vậy, các khoản vay tiêu dùng thường có quy mô và giá trị nhỏ hơn

nhiều so với các khoản vay phục vụ mục đích kinh doanh.

Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh của nên kinh tế thế giới và trong nước,thu nhập và nhu cầu hưởng thụ của người dân cũng ngày một tăng theo Tuy nhiên, cónhiều thời điểm mà các khoản chi tiêu dự kiến có thể vượt quá khoản thu nhập tích lũycủa họ Lúc này ngân hàng sẽ là nơi mà họ tìm đến để vay tiền nhằm thỏa mãn các nhucầu tiêu dùng đó Vì vậy, số lượng khách hàng vay vốn là tương đối đông

s* Các khoản CVTD thường có độ rủi ro cao

Do khả năng tài chính của KHCN bị chi phối rất nhiều bởi tình hình công việc và sứckhỏe của họ nên các khoản CVTD mang đến rất nhiều rủi ro cho ngân hàng Nếu người đivay bị ốm, chết hay mất việc làm thì việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó

khăn Bên cạnh đó, khách hàng cá nhân còn dễ dàng trong việc giữ kín các thông tin mà

đáng ra phải thông báo, trình bày với ngân hàng (như tình hình sức khoẻ, triển vọng vềnghề nghiệp) so với khách hàng doanh nghiệp (vì các doanh nghiệp muốn vay vốn phảigửi báo cáo tình chính thuế, báo cáo tài chính đã được kiểm toán đi kèm theo đơn vay).Hơn nữa, các cá nhân và hộ gia đình thường gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấnđề về tài chính hơn là các công ty, doanh nghiệp Do đó, nếu khách hàng gặp khó khăn vềvấn đề tài chính thì cũng gây ra ảnh hưởng và rủi ro khá lớn cho ngân hàng trong công tácthu hồi nợ

s* Các khoản CVTD có chi phí khá lớn

Có thé thấy, các khoản CVTD thường có quy mô nhỏ, số lượng lớn nên các chi phí

cho khoản vay như thâm định, in ấn, lập hồ sơ là khá lớn Bên cạnh đó, khách hang vay

thường là cá nhân, hộ gia đình với các khoản vay có thời hạn không dài nên việc thu thập

hồ sơ thông tin là tương đối khó khăn, không rõ ràng, khó đảm bảo được tính chính xáccao Do vậy, các công tác thanh tra, kiểm tra, thu nợ và KSSV gây tốn kém nhiều chi phí

cho ngân hàng.

Ngoài ra, chi phí quảng cáo hình ảnh ngân hàng cũng như chi phí giới thiệu sản phẩm

dịch vụ cũng góp phan lớn làm gia tăng chi phi của các khoản CVTD, khiến CVTD là

một trong những khoản mục có chi phí cao nhất trong danh mục cho vay Lý do là vì

Trang 11

CVTD chưa được sự biết đến của đông đảo người dân, sản phẩm nay mới chi được cácNHTM chú trọng triển khai rộng rãi trong vài năm trở lại đây.

“ Lãi suất CVTD thường cao hơn các khoản vay khácLý do chính khiến các khoản CVTD có lãi suất cao nhất trong thang lãi suất cho vaycủa ngân hàng đó là do chi phí và rủi ro của các khoản CVTD là cao nhất trong các danh

mục cho vay Trong khi những khoản cho vay kinh doanh hiện nay thường áp dụng lãi

suất thả nổi theo thi trường thì CVTD lại được áp dụng một mức lãi suất khá cứng nhắc.Khi có sự tăng lên về chi phí huy động vốn thi các ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất trong

CVTD Ngoài ra, do nguồn trả nợ của các khoản CVTD phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập của người vay nên ngân hàng áp dụng một mức lãi suất cao hơn như là một cách đề giúp

ngân hàng có thê hạn chê tôi đa rủi ro khi có tình huông xâu xảy ra.

Mặt khác, ngân hàng phải sử dụng một đội ngũ nhân viên tương đối đông ở tất cả cáckhâu như gặp gỡ khách hàng, thâm định hồ sơ, giải ngân, kiểm soát, thu hồi nợ dé phụcvụ một số lượng lớn khách hàng vay Vì vậy, chi phí về thời gian và nhân lực cho hoạtđộng vay tiêu dùng là không hề nhỏ

Do chỉ phí để cho vay cao và rủi ro của khoản cho vay lớn nên lãi suất áp dụng trong

CVTD thường cao hơn lãi suất các khoản cho vay khác

*CVTD thường nhạy cảm với tình hình kinh tếPhần lớn nguồn trả nợ chính của các khoản CVTD là từ lương nên ở giai đoạn kinh tếtăng trưởng, người tiêu dùng lạc quan về thu nhập của họ nên họ sẽ mạnh dạn vay vốnngân hang dé đáp ứng các nhu cầu chỉ tiêu của mình Ngược lại, vào giai đoạn kinh tế suythoái, khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, người tiêu dùng không thể chắc chắn vềnguồn thu nhập của mình, do đó họ sẽ có xu hướng cắt giảm chi tiêu và hạn chế vay tiêu

dùng.

1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng

1.1.3.1 Căn cứ vào mục dich cho vay

- CVTD cư trú: là các khoản cho vay đối với KHCN hoặc hộ gia đình nhăm mục

đích tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhà ở của họ.

- CVTD phi cư trú: là các khoản cho vay nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cải thiện

Trang 12

này thường có quy mô nhỏ và thời hạn vay ngắn nên mức độ rủi ro đối với ngân hàng sẽ

thấp hơn các khoản CVTD cư trú.

1.1.3.2: Căn cứ vào phương thức hoàn trả

s* CVTD trả góp:

“CVTD trả góp là loại cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn được thanh toán làm hai hoặcnhiều lần liên tiếp (thường theo tháng hoặc quý) Những khoản vay này thường dùng démua những vật dụng đắt tiền (như xe ô tô, đồ dùng và thiết bi gia đình) hoặc dé trang trải

các khoản nợ của hộ gia đình hoặc thu nhập từng định ky của người di vay không đủ kha

năng thanh toán hết một lần số nợ” Một số vấn đề thường được các ngân hàng chú ý đối

với khoản vay này:

+ Loại tài sản được tài trợ: do tâm lý và thiện chí trả nợ của khách hàng vay vốn có thésẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ vốn vay thỏa mãn được các nhu cầu của họ như nhà ở,phương tiện đi lại nên thông thường các NHTM thích tài trợ cho các nhu cầu mua sắm

những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.

+ Số tiền trả trước: ngân hàng có thé cho vay tối đa 75% giá trị của hàng hóa dịch vụ,phần còn lại sẽ do khách hàng tự thanh toán trước với bên bán Ngân hàng cũng có quyềnphát mại TSĐB dé thu nợ nếu trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ

+ Chi phí tài trợ: khách hàng (người đi vay) sẽ phải trả cho ngân hàng một khoản phí

(được hiểu là phí cho việc sử dụng vốn vay), bao gồm lãi vay và các chi phí khác liên

Trang 13

Lãi trả mỗi thời kỳ đối với khoản vay này có thê được tính trên số dư nợ cuối cùng của

kỳ trước sau khi khách hàng đã thanh toán khoản nợ định kỳ cho ngân hàng.

1.1.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc trả nợ

- CVTD gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hang mua các khoản nợ phát

sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng.

Sơ đồ 1: Sơ đồ CVTD gián tiếp

(1) Ngân hàng va doanh nghiệp bán lẻ ký kết hop đồng mua bán nợ Ngân hàng sé là

bên quyết định các điều khoản trong hợp đồng về khách hàng và tài sản.(2) Doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu, người tiêu

dùng trả trước 1 phan giá trị của tai sản

(3) Doanh nghiệp bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng (4) Doanh nghiệp bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng.

(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho doanh nghiệp bán lẻ(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng

CVTD gián tiếp có một số ưu điểm sau:

+ Cho phép ngân hàng có thé dé dang tăng doanh số CVTD.+ Cho phép ngân hàng tiết kiệm được một khoản chi phí trong cho vay vì ngân hàng chỉ

phải ký hợp đồng với chính công ty bán lẻ mà thôi

+ Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng

khác.

+ Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, CVTD giáp tiếp an toàn hơn

CVTD trực tiếp vì khi mà ngân hàng ký hợp đồng với công ty bán lẻ cùng các điều kiện

Trang 14

ràng buộc thì trong trường hợp người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng, ngân

hàng có quyền truy đòi nhà cung cấp về khoản nợ trên

Bên cạnh một sô ưu diém, CVTD giáp tiêp còn có một sô nhược điềm sau:

+ Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu do đó khôngthê nắm được tình hình thực tế của khách hàng mà ngân hàng tài trợ

+ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hóa.+ Kỹ thuật nghiệp vụ CVTD giáp tiếp có tính phức tạp cao

Do những nhược điểm kế trên nên có rất nhiều ngân hàng không mặn mà vớiCVTD gián tiếp Còn những ngân hàng nào tham gia vào hoạt động này thì đều có các cơchế kiêm soát tín dụng rất chặt chẽ

- CVTD trực tiếp: là các khoản CVTD mà các công việc như tiếp xúc khách hang,

phát vay, thu nợ được thực hiện trực tiếp bởi ngân hàng

Sơ đồ 1: Quy trình CVTD trực tiếp

(4) Doanh nghiệp bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng

(5) Người tiêu dùng thanh toán khoản tiền vay cho ngân hàng

Một số ưu điểm của CVTD trực tiếp:

+ CVTD trực tiếp có ưu điểm là linh hoạt hơn CVTD gián tiếp

Trang 15

+ Ngân hàng có thể tận dụng được trình độ kiến thức và năng lực của chuyên viên tín

dụng vì họ là những người được đào tạo chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm Do đó,

so với các quyết định gián tiếp từ doanh nghiệp bán lẻ thì các quyết định cho vay trực tiếp

của ngân hàng có chât lượng cao hơn rât nhiêu.

+ Khách hàng sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi từ ngân hàng khi phát sinh khoản CVTDtrực tiếp Có nhiều khả năng khách hàng sẽ sử dụng các sản pham, dich vụ khác của ngânhàng và như vậy quyên lợi của ngân hàng và khách hàng đều được thỏa mãn trên cơ sởthỏa thuận trực tiếp giữa hai bên

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng tạo điều kiện cho ngân

hàng có thé xử lý, giải quyết linh hoạt những vướng mắc của khách hàng Việc khách

hàng tiếp xúc trực tiếp với ngân hàng cũng giúp cho quan hệ giữa khách hàng và ngân

hàng gân gũi hơn, quảng bá được hình ảnh của ngân hàng đên với nhiêu người hơn.

Tuy nhiên, với hình thức này, ngân hàng phải tiếp xúc với từng khách hàng nhỏ lẻdo vậy cho phí sẽ cao, thời gian dé ngân hang tăng quy mô khách hàng là chậm và ngân

hàng sẽ là người duy nhất gánh chịu rủi ro.

1.1.3.4 Căn cứ vào thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàngmột khoản cho vay thường được xác định cụ thể ngày, tháng, năm và ghi trong hợp đồngtín dụng Hay “thời hạn cho vay còn được hiểu là thời hạn được tính từ lúc đồng vốn đầutiên của NH được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng phải thu về” Căn cứ theo

thời gian, cho vay được phân thành 3 loại:

- CVTD ngắn hạn: là hình thức cấp tín dụng có thời hạn dưới 1 năm Hình thức

này thường được dùng dé đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của KHCN.

- CVTD trung hạn: là hình thức cấp tín dụng với thời han từ 1 - 5 năm, nhằm mục

đích đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện sản xuất, phương tiện vận tải CVTD

trung hạn phù hợp với các dự án nhỏ, trang thiết bị nhanh hao mòn với thời gian thu hồi

von từ 1 - 5 năm.

- CVTD dài hạn: là hình thức cấp tín dụng với thời hạn trên 5 năm Mục đích của

CVTD dài hạn là tài trợ cho các dự án dai hạn, công trình lớn như xây dựng nhà xưởng, câu đường, mua sắm thiệt bị máy móc với thời gian thu hôi von lâu từ 5 — 20 năm.

Trang 16

Việc thu hồi vốn đối với các dự án dài hạn gặp rất nhiều khó khăn do ở thời điểmhiện tại doanh nghiệp khó có thể tính toán được hết khó khăn sẽ gặp trong tương lai Bêncạnh đó, mức độ rủi ro cho ngân hàng đến từ các dự án này là khá cao nên ngân hàngthường đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp và áp dụng một mức lãi suất cao hơn

cho các khoản vay này so với khoản vay ngăn hạn.

Việc phân loại các khoản CVTD có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với NHTM,

bởi vì nó phản ánh khả năng thanh toán khoản nợ của khách hàng, mức độ rủi ro và có

ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của NHTM

1.1.4 Rúi ro của cho vay tiêu dùng

Rui ro tín dụng: là khả năng xảy ra những ton thất mà ngân hàng phải chịu do kháchhàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi Ngoài ra, do

thời hạn cho vay dài cùng với sự biến động liên tục của lãi suất thả nổi trên thị trường nên

các khoản CV'TD còn chịu cả các rủi ro về lãi suât trong cả quá trình vay vôn.

Hau hết các khoản CVTD (chủ yếu là cho vay mua nhà ở) là các khoản vay trung vadài hạn, với thời hạn từ 5 - 20 năm, do đó có thé phát sinh rất nhiều rủi ro

e Rủi ro mat khả năng thanh toán của người đi vay: Do các khoản CVTD có thời hạn

dài nên việc thu hồi nợ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, gia đình và

công việc của người đi vay e Rui ro do khách hàng gian lận: Loi dụng những sơ hở, khó khăn của ngân hàng

trong việc thu thập thông tin khách hang, một số khách hàng có tình thực hiện cáchành vi gian lận dé chiếm đoạt tiền vay dẫn đến rủi ro không thu hồi được vốn cho

ngân hàng.

e Rủi ro về lãi suất và ty giá: Nếu ngân hang áp dụng một mức lãi suất cô định trong

suốt thời gian cho vay thì rất có thể ngân hàng sẽ phải chịu thiệt khi lãi suất trên thịtrường tăng Còn ngược lại ngân hàng sẽ mất đi ưu thế cạnh tranh nếu lãi suất trênthị trường giảm, vì khi đó lãi suất ngân hàng cao hơn sẽ không hấp dẫn được ngườiđi vay Đối với trường hợp vay băng ngoại tệ, khi tỷ giá thay đổi, người đi vay sẽgặp khó khăn trong việc trả nợ vì tiền trả ngân hàng là ngoại tệ trong khi nguồn thunhập của họ lại bằng nội tệ Từ đó dẫn đến nguy cơ đối mặt với rủi ro của ngânhàng là tương đối cao

Trang 17

1.2 Mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM

1.2.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dung

Trong lĩnh vực ngân hàng, mở rộng CVTD là sự gia tăng về quy mô cho vay, quátrình gia tăng số lượng khách hàng vay vốn, tăng dư nợ CVTD Tuy nhiên, mở rộngCVTD không chỉ là sự gia tăng về quy mô tín dụng tiêu dùng mà còn hàm nghĩa bảo đảmchất lượng của hoạt động cho vay

Mở rộng CVTD được thực hiện trên một số khía cạnh sau: đối tượng CVTD, danh

mục sản phẩm cho vay, phạm vi cung ứng dịch vụ, chất lượng dịch vụ, chất lượng món

vay, kết quả cho vay

Mở rộng CVTD được hiểu là việc thực hiện đa dạng hóa đối tượng khách hàng, đa

dạng hóa các hình thức CVTD, tăng giá trị các khoản vay tiêu dùng trong một thời gian

nhất định Mức tăng trưởng cho vay được tính bằng số tương đối hay số tuyệt đối của sốlượng cho vay kỳ sau so với kỳ trước Số tương đối thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh haychậm, số tuyệt đối thể hiện quy mô tăng trưởng cho vay

1.2.2 Các chỉ tiêu danh giá mở rộng cho vay tiêu dùng

1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh gia quy mô hoạt động CVTD

s* Quy mô và toc độ tăng trưởng doanh số CVTD:

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay trong một thời kỳ nhất

định, thường được tính theo năm tài chính Đây là chỉ tiêu mang tính thời kỳ nên nó phản

ánh một cách khái quát nhất về sự mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng

- Chi tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối:

Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay tiêu dùng năm t so với năm trước đó về sốtuyệt đối là bao nhiêu Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tổng doanh số cho vay

tiêu dùng năm tài chính với doanh sô cho vay tiêu dùng năm trước.

Công thức tính:

Giá trị tang trưởng Tổng doanh số - Téng doanh sốdoanh số tuyệt đối CVTD năm t CVTD năm (t-1)- Chi tiêu phan ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tương đối:

Trang 18

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu đùng của năm t sovới năm trước, được tính bằng thương số giữa giá trị tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt

đối và tong doanh số CVTD của năm trước đó.

Công thức tính:

¬ , F „._ Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối

Giá trị tang trưởng doanh sô tương đôi = Tổng doanh số CVTD năm (t-1) x 100%

- Chi tiêu phan ánh tỷ trọng CVTD:

Chỉ tiêu này cho biết mức đóng góp doanh số cho vay của CVTD Mức đóng gópnày qua các năm tăng lên cho thấy cho vay tiêu dùng ngày càng chiếm vị trí quan trọng

trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Chỉ tiêu này được tính bang tỉ lệ % giữa tổng doanh số CVTD với tổng doanh số

cho vay của toàn ngân hàng.

Công thức tính:

Tông doanh số CVTD

Tông doanh sô cho vay

Tỷ trọng doanh số CVTD = x 100%

s* Quy mô và tốc độ tăng trưởng dự nợ CVTD:i &

Dự nợ CVTD được hiểu là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại thời điểmnhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hay cuối năm tài chính Chỉ tiêu này mang tínhthời điểm, nó thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay tiêu dùng nhăm

phản ánh thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng tại thời điểm nghiên cứu

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng du nợ tuyệt đối:

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm t tăng (giảm) so với năm (t-1) về số tuyệt đối làbao nhiêu Chỉ tiêu này tăng lên cho thấy số tiền ngân hàng cho khách hàng vay tăng lên

Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tong mức dư nợ CVTD năm t so với tổng

dư nợ CVTD năm (t-1).

Công thức tính:

Tổng dư nợ - Tong du ng

Giá tri tang trưởng

dư nợ tuyệt đối CVTD năm t CVTD năm (t-1)

Trang 19

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng tương đối:

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng (giảm) du nợ cho vay tiêu dùng năm t so với năm(t-1) Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ khách hang vay NH dé tiêu dùng ngày càng nhiều Nó

được tính bằng tỉ lệ % giữa giá trị tăng trưởng tuyệt đối với tổng dư nợ CVTD năm (t-1).

Chỉ tiêu này được tính bằng tỉ lệ % giữa tổng dư nợ CVTD với tổng dư nợ cho vay

chung của toàn ngân hàng.

Công thức tính:

Tổng ơ CVTDông dư nợ C x 100%

Tỷ trọng = Tổng dư nợ từ hoạt động cho vay

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số dưnợ từ hoạt động cho vay của ngân hàng Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ CVTD chiếm vị

trí ngày càng quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

s* Quy mô và tốc độ tăng trưởng thu lãi từ hoạt động CVTD:Thu lãi từ CVTD là số tiền lãi khách hàng phải trả cho ngân hàng được tính từ khoản

vay tiêu dùng.

- Chỉ tiêu tăng trưởng thu lãi tuyệt đối:

Giá trị tang trưởng == Tổng thu lãi - Tổng thu lãithu lãi tuyệt đối CVTD năm t CVTD năm t-1Chi tiêu này cho biết số lãi thu năm t tăng bao nhiêu so với năm (t-1) về số tuyệt đối.- Chi tiêu tăng trưởng dư nợ tương đối:

Giá trị tăng trưởng thu lãi tuyệt đối

x 100%

Giá trị tăng trưởng thu lãi CVTD tương đôi = Tổng thu lãi CVTD năm (t-1)

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng số tiền thu lãi từ CVTD năm t so với năm (t-1)

Trang 20

- Chi tiêu về tỷ trọng:

Tổng thu lãi CVTDông thu lãi CV x 100%

Tỷ trọng = Tong thu lãi của ngân hang

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu lãi từ CVTD trong tổng thu lãi cho vay của ngân

hàng Mở rộng CVTD phải đồng nghĩa với việc thu lãi từ CVTD của ngân hàng đó không

ngừng được nâng lên cả về số tuyệt đối và tương đối.

s%* Số lượng khách hàng:

Số lượng khác hang là tổng số khách hàng đến giao dịch tại ngân hang trong mộtthời kỳ nhất định Trong cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng được thể hiện thông qua

số khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng cấp cho khách hàng

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng được tính bằng hiệu số giữasố lượng khách hàng năm t với số lượng khách hang năm (t-1)

s* Số lượng các sản phẩm CVTD:Tính đa dang của các sản phim CVTD được đánh giá thông qua danh mục số sản

phẩm CVTD mà ngân hàng đó cung cấp cho khách hàng

Để cạnh với nhau và dé có được những sự khác biệt cua ngân hàng này so với ngânhàng kia, các ngân hàng cần sáng tạo, cung cấp ngày càng đa dạng các loại hình sản phâmCVTD Việc sở hữu một danh mục đa dang, phong phúc các sản phẩm và dịch vụ CVTD

chứng tỏ hoạt động CVTD được mở rộng về quy mô cũng như phạm vi hoạt động, đáp

ứng ngày càng cao các nhu câu của nhiêu hơn nữa các đôi tượng khách hàng khác nhau.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu do lường chất lượng hoạt động CVTD

Ty lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong tổng dư nợ là chỉ tiêu được sử dụng ở hầu hết cácngân hàng dé đánh giá về chất lượng hoạt dong CVTD

Tở lê £ Tổng dư nợ xấu CVTD 100% ÿ ie ng XâU = Tầng dư nợ CVTD của NH * >”

2 TA , _ Tông dư nợ quá hạn CVTD

Tỷ lệ nợ quá hạn = Tông dự nợ CVTD của NH X 100%

Trang 21

Nợ quá hạn trong hoạt động cho vay là khoản nợ đến thời hạn thanh toán mà khách

hàng không có khả năng hoàn trả và không được ngân hàng cho gia hạn nợ hay giãn nợ.

Nợ quá hạn sẽ dẫn đến khả năng mat von, đem lai rủi ro cho ngân hang.

Ty lệ nợ xấu, nợ quá hạn của dư nợ CVTD phản ánh chất lượng khoản vay, khả

năng thu hồi vốn đúng hạn, đảm bao an toàn vốn của ngân hàng đối với loại hình cho vayđó Tuy nhiên chất lượng CVTD cao không đồng nghĩa với việc chất lượng cho vaychung của ngân hàng đó tốt và ngược lại Day là một trong các chỉ tiêu cơ bản dé đánh giáviệc mở rộng CVTD có đem lại rủi ro cho ngân hàng không, và nếu có thì ở mức độ như

thế nào, từ đó các ngân hàng sẽ có biện pháp kịp thời, đảm bảo việc tăng trưởng về cả số

lượng và chất lượng khoản vay

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTMCó rất nhiều các nhân tố khác nhau tác động đến hoạt động CVTD của NHTM.Các yếu tố này cần phải được xem xét, phân tích một cách cân thận dé phát huy các yêutố tích cực, đồng thời hạn chế triệt dé các yếu tố tiêu cực làm ảnh hưởng đến hoạt động

xã hội; tư cách, năng lực tài chính của khách hàng

1.3.1 Các nhân tô về phía ngân hàng

s* Chính sách cho vay của ngân hang:

Tất cả các yêu tố của chính sách cho vay đều có tác động trực tiếp đến việc mở rộngCVTD của ngân hang, bao gồm: han mức cho vay, kỳ hạn khoản vay, lãi suất, quy địnhvề TSĐB, hình thức thanh toán nợ Do đặc điểm của CVTD là số lượng các khoản vayrất lớn trong khi quy mô của từng khoản vay lại khá nhỏ nên việc áp dụng lãi suất và kỳhạn một cách linh hoạt là rất cần thiết Ngoài ra, cần có những chế độ lãi suất ưu đãi nhằmthu hút khách hàng tìm hiểu và sử dụng sản phẩm, dịch vụ CVTD của chi nhánh

Việc xây dựng một chính sách cho vay riêng cho khoản mục này sẽ giúp cho ngân

hàng xác định được rõ rảng mục tiêu cần hướng là gì, đối tượng khách hàng chính là ai vàphân bé các nguồn lực của ngân hàng như thé nào dé đạt được hiệu quả cao nhất Một

Trang 22

chính sách cho vay đúng dan, linh hoạt, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội, đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện mục tiêu mở rộng CVTD

của mình một cách dễ dàng và hiệu quả hơn Trái ngược với chính sách cho vay hợp lý là

chính sách cho vay cứng nhắc sẽ gây cản trở cho chính bản thân NH, làm gảm tính cạnh

tranh của ngân hàng.

“* Quy mô và uy tín của ngân hàng:

Trong hoạt động ngân hàng khi đi vay tiền thì người dân bao giờ cũng lựa chọn nhữngngân hàng lớn và có uy tín Quy mô hoạt động của ngân hàng là nhân tố quan trọng quyếtđịnh cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng Đặc biệt là quy mô vốn chủ sở hữu sẽquyết định mức cho vay tối đa trên một khách hàng

Các ngân hàng lớn là những ngân hàng có khả năng cung cấp một danh mục CVTDđầy đủ dé đáp ứng được nhu cầu của người dân Nếu như một ngân hang chỉ cung cấpmột danh mục thì chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của người dân và đươngnhiên là ngân hàng đó không thể có thế mạnh về CVTD, người dân khi có nhu cầu vay vìmục đích tiêu dùng sẽ không đến ngân hàng đó Ngược lại, đối với những ngân hàng cóthé đưa ra một danh mục CVTD đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân thì tấtyếu CVTD ở đó rat phát triển Thông thường, những ngân hàng lớn nhất có ưu thé về chi

phí trong việc cho vay kinh doanh BĐS và CVTD trả góp Các ngân hàng có quy mô

trung bình đạt mức chi phí thấp nhất đối với các khoản vay theo thẻ tín dụng Các ngânhàng có quy mô nhỏ nhất chỉ có lợi thế trong cho vay thương mại

s* Năng lực tài chính của ngân hàng và khả năng OTRR hoạt động CVTD

- Nang lực tài chính:

Muốn mở rộng các hoạt động của NHTM trong đó có CVTD thì không thé khôngquan tâm tới quy mô vốn tự có của ngân hàng đó Quy mô vốn tự có lớn chứng tỏ nănglực tài chính và khả năng đảm bảo an toàn vốn cao, nó đóng vai trò là “tắm đệm lò xo”giúp ngân hàng chống chọi lại được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình Hiệnnay, các ngân hàng đã và đang xây dựng lộ trình tăng vốn đảm bảo tuân thủ các quy định

của nhả nước cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước khi

các ngân hàng nước ngoài ngày càng xâm nhập sâu hơn vào nên kinh tê.

Bên cạnh vốn tự có thì khả năng huy động vốn cũng được đánh giá là một trong những

nhân tố quan trọng giúp mở rộng hoạt động CVTD của NHTM Khi quy mô huy động

Trang 23

vốn càng lớn, ngân hàng càng có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh của mình,đồng thời với chi phí huy động hợp lý ngân hàng sẽ có điều kiện cho vay với lãi suất cạnhtranh, nâng cao khả năng thu hút khách hang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ CVTD tai

ngân hàng.

- Khả năng QTRR hoạt động CVTD:

Việc tăng cường công tác QTRR sẽ giúp ngân hàng thường xuyên duy trì chất lượngtín dụng ở mức tốt, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và gia tăng lòng tin từ phíakhách hàng Ngược lại nếu công tác QTRR không được quan tâm một cách đúng mức thìngân hàng có thê phải đối mặt với những rủi ro tín dụng, từ đó ảnh hưởng tới an toàn và

hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

s* Quy trình CVTD:

Quy trình cho vay quy định các bước cần thiết phải thực hiện khi cho một khách hàngvay vốn Quy trình bao gồm nhiều bước như thu nhập thông tin khách hàng, thâm định,phê duyệt, giải ngân, thu nợ, KSSV được tiến hành liên tục thì khi khách hàng có nhucầu vay đến khi tất toán xong khoản nợ Các bước này không thê tách rời nhau mà phải cómột sự kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để vừa làm đơn giản hóa quy trình, vừa tạo điều kiệncho ngân hàng phát hiện kịp thời các thiếu sót, nhằm lẫn và nhanh chóng có biện pháp can

thiệp nhăm hạn chê tôi đa rủi ro xảy ra.

Tuy nhiên, không phải trong tất cả các trường hợp đều áp dụng quy trình chuẩn nàymột cách cứng nhắc, mà cần có sự linh hoạt đối với từng khoản vay cụ thé dé vừa mangđến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, vừa tránh gây mất thời gian và chi phí cho ngânhàng Đối với những khoản vay nhỏ ngân hàng có thể giảm bớt các thủ tục giấy tờ cũng

như điều kiện TSĐB dé tránh gây tốn quá nhiều thời gian của CVKH và làm giảm hiệu

quả công việc đồng thời làm mất đi khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng, từ đómột phần làm cản trở việc mở rộng CVTD của ngân hang

s* Trình độ nghiệp vụ, đạo đức ngh nghiệp của các cán bộ tín dụng:Con người đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng bởi vì ngân

hàng là ngành hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính Trình độ chuyên môn, đạo đức

nghề nghiệp, thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng đến hoạt động CVTDcủa ngân hàng Vì cán bộ tín dụng là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cónhu cầu vay vốn nên hình ảnh của họ mang đến cho khách hàng cũng chính là đại diện

Trang 24

cho hình ảnh của ngân hàng Họ là người quyết định trong việc nâng cao chất lượng ngânhàng và thực thi chính sách tín dụng một cách tích cực nhất.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, các ngân hàng

ngày càng cạnh tranh quyết liệt thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngânhàng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, hiểu biết sâu rộng đồng thời có tháiđộ ứng xử đúng mực, văn hóa với khách hàng là hết sức cần thiết Bên cạnh trình độchuyên môn cao, cán bộ ngân hang cần phải có đạo đức nghé nghiệp để có thé tránh xacác cám dỗ vật chất, đánh giá khách hàng một cách trung thực không vì tư lợi cá nhân, có

như vậy mới có thé đưa ra các quyết định khách quan và chính xác Đây là tiền dé quan trọng để các NHTM nâng cao uy tín, hình ảnh của bản thân ngân hàng, đồng thời phát

triển các loại hình dịch vụ, cho vay toi nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trong khivẫn đảm bảo hạn chế rủi ro, góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh — các

đích cuôi cùng của các nhà quản trị ngân hàng.

“ Ung dung các thành tựu của CNTT trong hoạt động ngân hàng:Việc áp dụng CNTT và các ngành kinh tế và đặc biệt là ngành ngân hàng đang diễn rangày một nhanh chóng và rộng khắp Việc áp dụng CNTT vào NHTM đã góp phan tíchcực vào việc giảm bớt khối lượng, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, giảm thiêunhững sai sót không đáng có và đặc biệt nó đem lại lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng.Các ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho các NHTM có một cơ chế quảnlý danh sách khách hàng vay tiêu dùng dễ dàng, tiết kiệm được nhân công, góp phần giảmgiá thành sản phẩm dịch vụ, tăng tính cạnh tranh của NHTM đó trên thị trường

Khi công nghệ phát trién đến mức hiện dai thì các thủ tục cũng sẽ được giải quyết mộtcách nhanh chóng và chính xác, thay vì phải đến ngân hàng, khách hàng có thể ngồi tạinhà cũng có thé gửi đơn xin vay đến ngân hang, các cán bộ CVTD cũng có thé nam bắtđược thông tin về khách hàng từ nhiều phía và nhanh chóng đưa ra quyết định cho vay

hay từ chối khi nhận được đơn xin vay của khách hàng

1.3.2 Các nhân tô về phía khách hang

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng trong đó có thé kế đến là trình độ, nhu cầu thực tế, khanăng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng

s* Nhu câu tiêu dùng của khách hàng:

Trang 25

Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng là vô cùng da dạng, từ các nhu cầu thiết yêu củacuộc sống đến các nhu cầu cao cấp hơn Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn phát triển khácnhau sẽ có những nhu cầu cấp thiết hơn cần tài, hay nhu cầu của người dân phụ thuộc vàotừng giai đoạn cụ thé của nền kinh tế Từ đó dẫn đến đối tượng vay tiêu dùng của cácngân hàng cũng rất đa dạng, và dé có thé chiếm ưu thé trong việc thu hút khách hàng thìcác NHTM phải phát hiện được những nhu cầu đó sớm nhất, cung cấp tới khách hàngdịch vụ nhanh nhất Ngoài ra, ngân hàng cần phải xác định được các thay đổi trong thịhiểu tiêu dùng của khách hang cũng như xu hướng tiêu dùng của từng thời điểm dé đưa rađược các sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất, đáp ứng được mọi nhu cầu vay vốn của kháchhàng ca ở hiện tại và tương lai Như vậy, nhu cầu của khách hàng là căn cứ dé các ngânhàng có thé xây dựng chính sách CVTD của mình.

s* Trình độ cua khách hàng:

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học — công nghệ là sự phát triển về nhậnthức của người dân, nếu trước đây họ thường e ngại khi đến ngân hàng thì ngày nay khái

niệm “ngân hàng” không còn xa lạ gì đối với bất kỳ người dân nào Và những dịch vụ mà

ngân hàng đem lại đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân Người dân có trìnhđộ cao thường có ý thích muốn nâng cao mức độ hưởng thụ trong cuộc sống hàng ngàyngay cả khi họ chưa có đủ khả năng tài chính để chỉ trả cho những nhu cầu đó Lúc này,đến ngân hàng vay tiền là lựa chọn thích hợp nhất của họ, tuy nhiên với một điều kiện làhọ phải có khả năng hoàn trả món nợ ngân hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định

“ Khả năng đáp ứng điêu kiện vay vốn của khách hàng:

Tư cách dao đức và TSĐB của khách hàng có thé nói là hai điều kiện cần đầu tiên déxét xem khách hàng đó có được vay vốn ngân hàng hay không

Một người có khả năng trả nợ tốt nhưng tư cách đạo đức không tốt thì không có gì bảođảm chắc chắn họ sẽ trả nợ Vì vậy tư cách đạo đức của khách hàng là một tiêu chí khôngthé thiếu dé CVKH thâm định và có tác động không nhỏ đến hành vi trả nợ Mức độ tín

nhiệm đối với một khách hàng sẽ biểu hiện tương đối rõ ràng trong mỗi quan hệ tín dụng

của khách hàng đó với ngân hàng trong quá khứ Vì vậy, dé công tác thâm định kháchhàng đạt hiệu quả cao nhất thì việc quản lý hồ sơ vay vốn của khách hàng can phải đượcquan tâm hàng đầu

Trang 26

Hầu hết các ngân hàng đều đưa ra các yêu cầu về TSĐB đối với người đi vay (trừ chovay tín chấp) Đây là nguồn trả nợ thứ hai mang tính dự phòng rủi ro và góp phần làmtăng mức độ an toàn cho khoản vay Đây là điều kiện can nhưng không mang tính quyếtđịnh đối với việc xét duyệt cho vay của ngân hàng bởi vi dù nắm giữ được TSĐB rồinhưng nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro về thunhập Thực tế cho thấy việc phát mại TSĐB mắt rất nhiều thời gian và chi phí, chưa kể

việc TSĐB bị giảm giá trị so với khi định giá cho vay.

1.3.3 Các nhân tô khác

s* Môi trường kinh tế

Sự biến động của môi trường kinh tế được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như tốc độ

tăng trưởng thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát Cácngân hàng trước khi đưa ra một kế hoạch hay chiến lược kinh doanh nào đều phải phântích các biến số kinh tế đó Có thể nói, sự biến động của môi trường kinh tế và CVTD có

sự sắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau

Ngân hang sẽ có nhiều cơ hội dé mở rộng hoạt động CVTD của mình nếu như quốcgia đó có nền kinh tế phát triển, người dân có thu nhập 6n định thì nhu cầu tiêu dùng củahọ cũng ngày một tăng lên, dẫn đến nhu cầu vay vốn ngân hàng tăng Ngược lại, tại mộtđất nước có nền kinh tế đình trệ, suy thoái, không 6n định thì người dân sẽ chỉ duy tri

cuộc sông ở mức bình thường thay vi di vay tiên đê thỏa mãn các nhu câu chi tiêu xa xỉ.

Nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo điều kiện cho đầu tư mở rộngCVTD Trong thời gian này người dân sẽ thích mua sắm hơn Tuy nhiên khi nền kinh tếphát triển trì trệ sẽ gây mất lòng tin nghiêm trong của người dân về triển vọng thu nhậpcủa mình Một cách cụ thể hơn là nó làm giảm thu nhập bình quân của người ân và do đồ

nhu câu về tiêu dùng sẽ bị giảm sút.

“* Môi trường chính trị pháp luật:

Các quốc gia có nền chính trị ôn định sẽ có tác động tích cực đến hoạt động của các

NHTM do thu hút được các nguồn đầu tư đến từ nhiều hướng khác nhau, góp phần thúc

đây sự phát triên bên vững của nên kinh tê, nâng cao chât lượng cuộc sông của người dân.

Bên cạnh sự 6n định về chính trị, việc mở rộng hoạt động CVTD muốn đạt hiệu quacao còn phải phụ thuộc vào một hệ thống pháp luật đúng đắn và chặt chẽ, quy định rõràng về phạm vi hoạt động của thành phần kinh tế trong xã hội Các quy định này phải

Trang 27

được xây dựng một cách khoa học, đồng bộ, tạo thành một hệ thống các quy định liên kếtchặt chẽ với nhau dé tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng,đồng thời hạn chế được các vướng mắc giữa các bên trong quá trình cho vay Một hệthống pháp luật về CVTD rõ ràng, dé hiểu, đúng đắn sẽ mang lại cho ngân hang một sốlượng lớn khách hàng vay do họ tin tưởng rằng quyền lợi của mình đang được pháp luậtbảo vệ Qua đó cũng góp phan thúc day, khuyến khích các ngân hang tập trung đây mạnhhơn nữa vào phát triển sản phẩm CVTD.

s* Môi trường văn hóa - xã hội:

Các yếu tố của môi trường văn hóa — xã hội như: bản sắc dân tộc, văn hóa vùng miễn,

trình độ dân cư hay thói quen sinh hoạt có tác động không nhỏ đến hoạt động CVTDcủa NHTM Một ngân hàng sẽ khó có thé phát triển được sản phim CVTD nếu hoạt động

trong một xã hội mà thói quen chi tiêu của người dân chỉ dừng ở mức độ là các hàng hóa

thiết yêu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, hay một xã hội mà mọi người đều có thóiquen tiết kiệm tích lũy cho tương lai thay vì sử dụng số tiền đó dé hưởng thụ

Đối với những người có trình độ học vấn và thu nhập cao thì việc vay ngân hàngkhông phải là một lựa chọn chi được dùng trong tinh trạng thiếu vốn khan cấp, mà nó lạiđược xem như là một công cụ dé giúp ho đáp ứng được mức sống dang mong muốn Do

đó, họ thường có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập bình quân hàng năm của mình.

Một điều rat dé nhận thấy (đặc biệt là nước ta) là những người sống ở thành phố rất hay bịảnh hưởng theo trào lưu hay theo mốt, nhất là trong lĩnh vực nhà cửa hay ô tô, xe máy Vì

vậy, các ngân hàng vẫn thường chú trọng phát triển CVTD tại các thành phố lớn và đông

dân đề đáp ứng kịp thời nhu cầu của đối tượng khách hàng tiềm năng này

Trang 28

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương I, luận văn đã trình bày một cách khái quát nhất các nội dung cơbản liên quan đến hoạt động CVTD của NHTM, bao gồm các vấn đề như khái niệm, đặcđiểm, phân loại CVTD Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra hệ thống tương đối đây đủ các

chỉ tiêu định tính và định lượng đang được các NHTM hiện nay sử dụng dé đánh giá quy

mô và hiệu qua của hoạt động mở rộng CVTD Đồng thời, các nhân tô khách quan và chủ

quan trong nền kinh tế có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động này cũng được

trình bày một cách đầy đủ với những phân tích chặt chẽ

Những cơ sở lý luận và kiên thức nên tảng nêu trên được lây làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của dé tài ở các chương tiép theo.

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG CHO VAY TIỂU DUNG TẠI NGÂN HANG

TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) - CHI NHÁNH HOÀNG GIA

2.1 Khái quát về Techcombank — chỉ nhánh Hoang Gia2.1.1 Lịch sử hình thành & phát triển

Ngân hàng Techcombank — chi nhánh Hoàng Gia được thành lập vào năm 2013,

trụ sở tại tầng BI khu Trung tâm thương mại Royal City 70-72 Nguyễn Trãi, Hà Nội Chi

nhánh chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2013 cùng với sự khai trương cua

Trung tâm thương mại lớn nhất miền Bắc Royal City Tuy mới thành lập nhưng chỉ nhánhHoang Gia đã thé hién su phat trién nhanh va vuot bac ca vé chat lượng va dich vụ Nam

2016, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 1400 ty đồng, tổng huy động đạt 1000 tỷ đồng Hiện

tại, chi nhánh Hoang Gia dang là siêu chi nhánh thuộc vùng 7 Techcombank Với mục

tiêu khai thác và phát triển tốt các thị trường vi mô tại khu đô thị Royal City cùng với các

cư dân lân cận, chi nhánh Hoàng Gia tập trung chính vào dư nợ có chất lượng tốt với các

khách hàng VIP là cư dân Royal City, tăng trưởng TOI bền vững trên việc nâng cao chất

lượng dịch vụ để bán thêm, bán chéo các sản phẩm về phí (bảo hiểm, thẻ, tài khoản,CASA, bond ) Trong vòng hai năm tới, Techcombank Hoàng Gia phan dau trở thànhchi nhánh đóng góp TOI lớn nhất ở vùng 7

2.1.2: Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của chỉ nhánh TCB Hoàng Gia

Phòng PFS

Trang 30

Nhiệm vụ, chức năng của các phòng tại chi nhánh:

- Phòng dịch vụ khách hàng: gồm Giám đốc dịch vụ khách hàng, các giao dịch viên,chuyên viên tư vấn dịch vụ tài chính cá nhân (CSO), trưởng quỹ, kiểm soát viên vàgreeter Công việc chính của phòng là thực hiện các giao dich của khách hàng về gửi tiền,chuyền tiền, huy động, xử lý các nghiệp vụ phát sinh về thẻ và tài khoản cho khách hàng

và tư vân dịch vụ bảo hiêm.

- Phòng KHCN (PES): phục vụ chủ yếu là KHCN và đối tượng hộ kinh doanh, nhiệm

vụ chính của phòng là gặp gỡ tiếp xúc khách hàng dé tiếp thị các sản phẩm vay vốn, đồngthời cũng là đầu mối cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác đến với khách hàng như:

" Các hoạt động tín dụng, bảo lãnh " Các dịch vụ phát hành thẻ

" Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ

=" Cac dịch vụ bán lẻ khác Ngoài ra, phòng còn có trách nhiệm phôi hợp với các phòng, ban liên quan tại Hội sở trong công tác nghiên cứu thị trường và phát triên các sản phâm mới về dịch vụ ngân hàng cá nhân của Techcombank.

- Phòng khách hang VIP (Priority): Mục tiêu: Triển khai bán sản phẩm bán lẻ và cácdịch vụ liên quan cho khách hàng VỊP nham đạt được chỉ tiêu được giao cho cá nhân và

chi nhánh.

Chức năng, nhiệm vụ:

e Quan lý, chăm sóc các khách hang VIP; tìm hiểu, khai thác nhu cầu của khách

hang dé tư van và bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.¢ Truc tiếp tiếp nhận và xử lí các giao dịch phát sinh của khách hang

‹ Truyền thông và giới thiệu tới khách hàng về các chính sách, ưu đãi của TCB áp

dung cho khách hang VIP

« Cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp đến với khách hang

Trang 31

« Phat triển danh mục khách hang theo chỉ tiêu từng thời kỳ, làm mới danh sách

khách hàng tiềm năng, tìm kiếm và mở rộng số lượng khách hàng VIP cho chi

nhánh e Thuc hiện các công việc hàng ngày (bán hàng, gọi điện cho khách, hẹn gặp khách

dé tiếp thị sản phẩm )

2.1.3: Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam — chỉ nhánh

Hoàng Gia giai đoạn 2015 - 2017

2.1.3.1: Tổng quan tình hình tài sản — nguôn von và kết quả kinh doanh

Những diễn biến của nền kinh tế thế giới và trong nước đã có những ảnh hưởng (cảtích cực và tiêu cực) đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Theo đó tốc độ tăng trưởngtín dụng đến 31/12/2017 là -34.6% so với năm 2015, lãi suất huy động và cho vay giảmnhẹ, thị trường ngoại tệ đã phần nào được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ đã bớt căngthắng vào dịp cuối năm Tuy nhiên những biến động về tỷ giá, lãi suất, giá vàng và lạmphát đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng Trong tình hình đó,

hoạt động của chi nhánh Hoang Gia vì vậy cũng gặp không ít khó khăn và thách thức.

Quy mô tài sản — nguồn vốn năm của chi nhánh Hoang Gia trong năm 2017 tuy đã được

mở rộng hơn so với năm 2016, song dư nợ tín dụng lại chưa đạt được mức quy mô như

trong 2 năm trước đó, cụ thể như sau:

Bang 2.1: Tình hình tai sản — nguồn vốn giai đoạn 2015 — 2017

Trang 32

Mặc dù vậy dưới sự chỉ đạo quyết liệt, chủ động và linh hoạt của Ngân hàng

TMCP Kỹ thương Việt Nam, những biện pháp hành động kip thoi của Ban lãnh đạo Chi

nhánh Hoàng Gia cùng với sự cố gắng nỗ lực chung của tập thể cán bộ, nhân viên, hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh Hoàng Gia tính đến 31/12/2017 đã đạt được một số kết

quả như sau:

Bang 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 — 2017

trước thuế

3 | Thudịchvụ | 20,724 | 25,818 | 22,645 24.58% -12.29%

ròng

(Nguôn: Báo cáo kết quả HĐKD của chỉ nhánh Hoàng Gia năm 2015 - 2017)

2.1.3.2: Kết quả một số hoạt động cơ bản giai đoạn 2015 — 2017

a Hoạt động huy động vốnTại thời điểm 31/12/2017, tổng nguồn vốn huy động của chỉ nhánh Hoàng Gia đạt

10,382 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế hoạch do Hội sở chính phân giao Quán triệt chỉ đạo

của Hội sở chính, ngay từ những ngày đầu năm, chi nhánh Hoàng Gia đã tích cực triểnkhai công tác huy động vốn với các hình thức và chính sách lãi suất phù hợp với từngkhách hang Vì vây, nguồn vốn của chi nhánh tính đến 31/12/2017 tăng 1373 tỷ đồng sovới năm 2016 Như vậy mặc dù đứng trước những khó khăn chung về nguồn vốn của thịtrường tài chính, công tác huy động vốn tại chi nhánh vẫn thường xuyên hoàn thành tốt

nhiệm vụ được giao.

Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh Hoàng Gia, nguồn vốn huy động từ cácđịnh chế tài chính và tổ chức kinh tế chiếm một tỷ trọng khá nhỏ, xoay quanh mức 14-15% Bên cạnh đó trong năm 2017, mặc dù lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn khá nhiềuso với lãi suất VNĐ nhưng khách hàng vẫn có xu hướng gửi tiền bằng ngoại tệ dẫn tới

Trang 33

nguồn vốn ngoại tệ huy động được tăng cả về số tuyệt đối và tương đối Cơ cấu nguồnvốn huy động trong giai đoạn 2015 - 2017 của chi nhánh Hoàng Gia cụ thé như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2015 — 2017

Đơn vị: tỷ dong

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

STT Chi tiêu Gia Ty Gia Ty Gia Ty

tri trong tri trong tri trong

Huy động vốn cudi 8,865 100% 9,009 100% | 10,382 | 100%ky

1 Theo loai hinh

HDV từ các tô chức 1,231 | 13.89% | 1,574 | 17.48% | 1,297 | 12.49%

HDV từ dan cu 7,634 | 86.11% | 7,435 | 82.52% | 9,085 | 87.51%

2 | Theo thời han

HDV ngan han 6,569 74.1% 6,253 | 69.41% | 8,502 | 81.89%

HDV trung dai han 2,296 | 25.9% | 2,756 | 30.59% | 1,879 | 18.11%

3 | Theo loại tiền

HDV VND 7,223 | 81.48% | 6,088 | 67.58% | 7,080 | 68.19% HDV ngoại tệ 1,642 | 18.52% | 2,921 | 32.42% | 3,302 | 31.81%

(Nguon: Báo cáo kết quả HĐKD của chỉ nhánh Hoàng Gia năm 2015 - 2017)

b Hoạt động tín dụng

- Cơ cấu tín dụng:

Cùng với việc tăng trưởng về quy mô, cơ cau tín dụng của chi nhánh Hoàng Gia từnăm 2015 đến 2017 cũng có sự thay đổi đáng kê Tính đến thời điểm 31/12/2017, co cau

tín dụng của chi nhánh như sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng giai đoạn 2015 — 2017

Đơn vị: tỷ đồng

Nam 2015 Năm 2016 Năm 2017 STT Chỉ tiêu Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Tỷ

trị trọng trị trọng trị trọng

Trang 34

Tổng dư nợ 707 100% 1,325 100% 462 100%

1 | Theo ky hạn

Ngan han 97 13.72% 169 12.75% 128 27.71%

Trung dai han 610 86.28% | 1,156 | 87.25% 334 | 72.29%

2 | Theo thành phan kinh

Quốc doanh 88 12.45% 219 16.53% 62 13.42%Ngoài quốc doanh 619 87.55% | 1,106 | 83.47% | 400 86.58%

(Nguồn: Báo cáo tín dung năm 2015 — 2017 của chi nhánh Hoàng Gia)

+ Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn:

Ty trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn/tổng dư nợ có xu hướng biến động nhẹ và

duy trì trên mức 70%, đồng thời cao hơn mức trung bình của hệ thống và mức trung bìnhtrên địa bàn Điều này xuất phát từ đặc trưng nền khách hàng của chi nhánh: Khách hàngcủa chi nhánh phần lớn là các cá nhân, hộ kinh doanh có mức thu nhập khá và tương đốiôn định, thời gian trung bình của một khoản vay thường là 5-15 năm, đây là thời hạn hợplý vừa để khách hàng có thể thực hiện tốt các phương án trả nợ, vừa làm tăng lợi nhuận

cho ngân hàng.

Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng xét về số tuyệt đối, tín dụng ngắn hạn vẫn

có sự tăng trưởng qua các năm nhằm đáp ứng kip thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh

doanh của các khách hàng thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động khác nhau

+ Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế:

Cùng với xu hướng cô phan hoá của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, chi nhánhHoàng Gia đã chú trọng đến khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh dẫn đến sự chuyên dịchcơ cau tín dung đáng ké của chi nhánh Năm 2015, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/tông

dư nợ 87.55%, sau đó giảm xuống còn 86.58% tại thời điểm 31/12/2017 tương đương

khoảng 400 tỷ đồng Chi nhánh Hoàng Gia luôn chú trọng tăng cường, mở rộng cho vay

đối với những khách hàng ngoài quốc doanh có uy tín, thương hiệu, hoạt động trong lĩnh

vực có tiềm năng phát triển, hoạt động kinh doanh hiệu quả Việc chuyển dịch cơ cấu tín

dụng như trên hoàn toàn phù hợp với định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Kỹ

thương Việt Nam, các chính sách ưu tiên của chính phủ cũng như xu hướng phát triển của

nên kinh tê.

Trang 35

- Chất lượng tín dụng:

Chat lượng tín dung của chi nhánh Hoang Gia giai đoạn 2015 — 2017 so sánh với

chất lượng tín dụng của hệ thong TCB và của toàn địa bàn Ha Nội được thé hiện chi tiếtqua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại chỉ nhánh Hoàng Gia giai đoạn

Tỷ lệ nợ xâu/tông dư nợ 1.67% 1.58% 1.56%4 | Nợ xấu của địa bàn Hà Nội 15 27 9

Ty lệ nợ xâu/tông dư nợ 2.12% 2.04% 1.95%

5 Nợ quá hạn 18.5 30 9.5

Ty lệ nợ quá han/téng dư nợ | 2.62% 2.26% 2.06%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2015 — 2017 cua chỉ nhánh Hoàng Gia)

Trong tông dư nợ tín dụng của chỉ nhánh, tuy có sự biến động lên xuống về số

tuyệt đối nhưng nợ nhóm | có xu hướng liên tục tăng, thường xuyên chiếm khoảng 90%tong dư nợ Tính đến 31/12/2017, du nợ nhóm 1 dat 420 tỷ đồng tương đương 90.91%tong dư nợ, cho thấy dự nợ tín dụng của chi nhánh tập trung tăng chủ yếu vào các đối

tượng thuộc nợ nhóm 1 — đây là những khách hang có năng lực, có uy tín, hoạt động có

hiệu quả, góp phan tăng hiệu quả hoạt động tín dụng và giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh

+ Tỷ lệ nợ xâu:

Nợ xấu giai đoạn 2015 — 2017 nhìn chung giảm dần về tỷ lệ phần trăm, luôn nămtrong kế hoạch do Hội sở chính giao Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Hoang Gia luôn cao hơn

Ngày đăng: 26/09/2024, 00:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w