1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn học luật hiến pháp hãy Đánh giá mô hình bảo hiến theo tinh thần hiến pháp năm 2013 Ở việt nam hiện nay

32 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá mô hình bảo hiến theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Chu Thế Hùng
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 4,12 MB

Nội dung

Với tư cách là một văn bản khang định việc tổ chức quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, văn bản ghi nhận và thiết lập những cơ chế bảo vệ các quyền cơ bản của con người, sự xuất hiện củ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT

BỘ MÔN PHÁP LUẬT CƠ SỞ

PHIẾU CHÁM BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

Hệ: Chính quy Khóa: PLU218

Ngày thi: 19/4/2023Ca thi:

single, cách đoạn 0,3 Số trang: không quá 30 trang

A4

Luu ý: Việc sử dụng thông tin của người khác mà

không được trích nguồn đều bị coi là đạo văn và bị

chám điểm 0 Các bài giống nhau trên 30% (trừ phần

trích luật) sẽ bị chấm điểm 0

3| Giới thiệu các mô hình bảo biến trên thế giới 1

4 | Sy hinh thanh va phat trién cha co chế bảo hiến ở 1

Viét Nam

5 | Mô hình bảo hiến theo Hiến pháp năm 2013 2

6 | Đánh giá sự phù hợp, ưu điểm, hạn chế của mô hình 2

bảo hiến ở Việt Nam hiện nay

7 | Đề xuất một số kiến ngị nhằm hoàn thiện mô hình 2

bảo hiến ở Việt Nam hiện nay ( mô hình hội đồng

Hiến pháp, Thành lập Tòa án Hiến pháp, Thành lập

cơ quan bảo vệ Hiến pháp trực thuộc Quốc hội )

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG DE THI KET THUC HOC PHAN

Giai doan 1 Hoc ky 2 Nam hoe: 2022 —- 2023 Hệ: Chính quy Khéa: PLU218

Ngày thị: 19/4/2023

Thời gian làm bài: 07 NGÀY TIỂU LUẬN

Hãy đánh giá mô hình bảo hiến theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 ở Việt Nam hiện nay? Đề

xuất một số kiến nghị (nếu có) đê góp phần hoản thiện mô hình nảy nhằm nâng cao hiệu quả

bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay

Ghi chu:

- Các yêu cẩu của bài tiểu luận có thé xem duoc trong phiéu cham (in kèm

và đặt ở cuối của tiểu luận)

- Bản cứng nộp tại Văn phòng khoa luật, ký xác nhận nộp bài - Thời gian

thu bài: Sh30 - 9h30 ngày 26/04/2023 (Thứ 4)

DUYET DE THI TRUONG BO MON (hoac TRUONG KHOA/PHO TRUONG KHOA)

Trang 5

MỤC LỤC 909020000 dẢẢÝ 2

1.Sự hình thành và phát triển của cơ chế bảo hiến ở Việt Nam - 22 E E52 25c 3 2.Cơ chế bảo hiến theo Hiến pháp năm 20 13 - 2S 111 S111111111211E1211E1111 E11 cree 10

2.1 Bối cảnh ra đời 5s: 22 2211122111221 111010 e 10 2.2 Đặc điểm mô hình -s¿2222+12222112221112271111271111121112121111 1111111111 13

3.Đánh giá sự phù hợp, ưu điểm, hạn chế của mô hình bảo hiến ở Việt Nam hiện nay

L1 1n 1122122121221 11121121121 22121 11211221 rre lã

3.1 Đánh giá sự phù hợp - c2 2201121111211 12211 151111211 12211 1011110112 1181111 17

3.2 Ưu điểm - s21 21122121127112121122121121221121121211112111221122222122 21a 20 3.2 Hạn chế - 5s 1 211 2112712121121121121111121111122012112121211212221221 2e 21 4.Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình bảo hiến ở Việt Nam hiện nay 24 KẾT LUẬN 52 222212112111 71211221 22221 t tr ryu 27

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO Sa 3221121215 1125211 51215111 ee 28

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Hiến pháp là văn bản có có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia Hiến pháp và sự phát triển của hiến pháp trên thế giới là một hiện tượng chính trị - xã hội trong thời kỳ cách mạng tư sản, khang định sự xuất hiện chế độ tư bản và sự rút lui khỏi vũ đài chính trị của giai cấp phong kiến Với tư cách là một văn bản khang định việc tổ chức quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, văn bản ghi nhận và thiết lập những cơ chế bảo vệ các quyền cơ bản của con người, sự xuất hiện của hiến pháp đã trở thành bước ngoặt quan trọng trong tiến trình dân chủ của mỗi quốc gia, là “một biéu tuong cua nền van minh và dân chủ của một

dân tộc” Với vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đó, hiến pháp đòi hỏi phải được mọi

cơ quan nhả nước, mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội tôn trọng và thực hiện Những giá trị pháp lý của Hiến pháp chính là nguồn gốc phát sinh vấn đề bảo vệ, giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và là cơ sở hình thành cơ chế bảo hiến Bảo hiến, do vậy, đã trở thành một phần quan trọng và là một yêu cầu không thê thiếu trong tô chức của đa

số các nhà nước đương đại, nhất là khi những tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ngày càng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới Mặc dù vậy, không có một mô hình bảo hién chung cho mọi quốc gia trên thế giới Ở các quốc gia, cơ chế bảo hiến được tô chức theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó, phổ biến là mô hình toà án thường thực hiện chức năng bảo hiến, mô hình tòa án hiến pháp hoặc các mô hình bảo hiến hỗn hợp Việc bảo đảm tính tôi cao của hiến pháp, bảo đảm để tất cả các chủ thé trong x4 hội đều tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh hiến pháp là vấn đề đã được đặt ra và tô chức thực hiện ở nước ta ngay từ khí có bản hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm 1946

và vẫn được tiễn hành theo những cách thức khác nhau cho đến hiện nay Tuy nhiên, trên thực tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động nảy vẫn còn có những hạn chế nhất định Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam, xét trên cả hai phương diện pháp luật và thực tiễn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn, vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, bất cập, và đây chính là lý do em chọn đề tài nghiên cứu này

Trang 7

1.Sự hình thành và phát triển của cơ chế bảo hiến ở Việt Nam

Việt Nam có lịch sử lập pháp chưa dài nên lịch sử bảo hiến cũng không phong

phú Từ khi hiến pháp 1946 ra đời đến bản Hiến pháp 2013 các quy định mang tính

Hiển định vẫn còn mờ nhạt, các quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ Hiến pháp quá chồng chéo dẫn đến gần như bị vô hiệu hóa do thiếu tính hiện thực và

sự kiểm soát phải thực hiện không được thể hiện trong thực tế Ở Việt Nam, do yếu tố lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị có sự biễn động trong từng thời kỳ mà cơ chế bảo hiến trong từng giai đoạn là khác nhau Vì vậy, cơ chế bảo hiến qua các bản Hiến pháp Việt Nam có sự khác biệt

Cụ thể, sự hình thành và phát triển của cơ chế bảo hiến ở Việt Nam như sau:

® _ Cơ chế bảo vệ hiến pháp theo theo hiến pháp 1946

Hiến pháp 1946 ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ chiến tranh đã cận kề.Tuy bản Hiến pháp này được col là tiến bộ và hiện đại nhất trong các Hiến pháp nhưng thực tế đo hoàn cảnh chiến tranh vấn đề bảo hiến đã không được thực hiện Yếu tổ bảo hiễn thông qua quyền phúc quyết Hiến pháp tránh sửa đối Hiến pháp tùy tiện đã không được thực hiện

Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên ở nước ta, hết sức ngắn gọn, súc tích,

có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử lập hiến nước ta Do hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đã lan rộng ra cả nước nên ảnh hưởng đến việc thực thi Hiến pháp, Hiến pháp không được đưa ra trưng cầu đân ý trong toàn quốc

nữa mà trở thành chính thức từ ngày 9/11/1946, Quốc hội vốn là cơ quan lập hiến đã tiếp tục làm cả nhiệm vụ lập hiến và lập pháp Mặc dù Hiến pháp 1946 không quy định

trực tiếp về hiệu lực tối cao của Hiến pháp nhưng xét về bản chất pháp lí, nội đung quy định, về chủ thế và thủ tục thông qua, sửa đổi Hiến pháp thì có thể thấy Hiến pháp

1946 là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất

Hiến pháp năm 1946 có quy định chung về sự kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan công quyền nhưng không có quy định nào cụ thê, rõ ràng về việc kiểm tra, giám sát Hiến pháp:

Với luật của Nghị viện: Điều 3l của Hiến pháp quy định Những luật đã được Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước Việt Nam phải ban bố chậm nhất là 10 hôm sau khi

7

Trang 8

nhận được thông tri Nhưng trong hạn ấy, Chủ tịch có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại Những luật đem ra thảo luận lại, nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch phải ban bố Như vậy, dù không quy định trực tiếp về giám sát Hiến pháp nhưng có thể thấy việc giám sát có thế được thực hiện thông qua Chủ tịch nước, nếu thấy luật của Nghị viện vi hiến, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại, cho thấy vai trò của Chủ tịch nước trong việc giám sát pháp luật, đặc trưng được học hỏi từ nguyên tắc tam quyên phân lập, đây là điểm tiến bộ của Hiến pháp

1946, vai trò giám sát của Chủ tịch nước đã được thể hiện, tuy nhiên, mặc dù bị Chủ tịch nước yêu cầu thảo luận lại nhưng nếu Nghị viện ưng chuân thì bắt buộc Chủ tịch

nước phải ban bố cho dù nó có thê trái với Hiến pháp, đây có thể là điểm không hợp lí,

quy định về quyền giám sát của Chủ tịch nước vẫn còn yếu, quyết định vẫn nằm trong tay của Nghị viện

Đối với sắc luật của Chính phủ, Điều 36 quy định: Khi Nghị viện không họp, Ban

thường vụ có quyên: Biểu quyết những đự án sắc luật của Chính phủ Những sắc luật

đó phải đem trình Nghị viện vào phiên họp gần nhất để Nghị viện ưng chuẩn hoặc phế

bỏ Tuy nhiên căn cứ đề Nghị viện bãi bỏ các sắc luật này chưa được xác định rõ

Khoản d Điều 52 Hiến pháp 1946 quy định quyền hạn của Chính phủ: Bãi bỏ những

mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới, nếu cần.Như vậy, Chính phủ giám sát hoạt động ban hành văn bản của cơ quan cấp dưới, tuy nhiên việc giám sát này mang tính tùy nghi, vì nếu văn bản của cơ quan cấp dưới vi hiến nhưng chính phủ nhận thấy không cần bãi bỏ thì văn bản đó vẫn được đưa vào thi hành

Hiến pháp 1946 con thể hiện sự tiễn bộ ở việc trao cả quyền tham gia vào cơ chế bảo

hiến cho nhân dân khi quy định tại Điều 2l Hiến pháp 1946 nhân đân có quyền phúc

quyết về hiến pháp và những vấn đề khác quan trọng của đất nước theo Điều 32 và Điều 70 Theo đó, ngay cả quy trình sửa đổi Hiến pháp cũng phải được thông qua ý kiến của người dân, nhăm đảm bảo việc sửa đối bỗ sung Hiến pháp không trở nên tùy tiện, bảo vệ hiệu lực tối cao của Hiến pháp

Tuy nhiên, có thể thấy, cơ chế bảo hiến đã phần nào được đề cập trong Hiến pháp

1946, tuy nhiên vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều bất cập

© Co chế bảo vệ hiến pháp theo theo hiến pháp 1959

Trang 9

Sau kháng chiến chống Pháp, Miền bắc bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội

và chuẩn bị thống nhất đất nước do tông tuyến cử dự định vào năm 1956 đã không diễn ra theo kế hoạch (Hiệp định Geneve) Hiến pháp 1959 mang tư tưởng cần phải giám sát việc thi hành và tuân thủ Hiến pháp là rất quan trọng đề bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ chế độ chính trị kinh tế xã hội của nhà nước,bảo vệ quyền làm chủ tập thể nước

và tự do đân chủ của nhân dân.Tuy Hiến pháp 1959 chưa quy định cụ thể về cơ chế

bảo hiến và cũng như Hiến pháp 1946, nó chứa đựng một số điều khoản mang tính

chất bảo hiến và tính tối cao của hiến pháp cũng được thê hiện

Hiến pháp 1959 đã gián tiếp quy định Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất, nên

đương nhiên luật, nghị quyết của quốc hội và các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước khác ban hành không được trái với Hiến pháp

Hiến pháp 1959 lần đầu tiên xác định: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao

nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Điều 43) Điều 43, 44, 50 quy định: “Quốc

hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”,

là cơ quan duy nhất “có quyền lập pháp”, có quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm pháp luật; giám sát việc thi hành Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”

Nội dung các điều đó cho thấy vị trí, vai trò của Quốc hội đã được tăng cường, được nâng cao trong tô chức bộ máy quyên lực nhà nước và đã thay đôi căn bản so với chế định Nghị viện nhân dân trong Hiến pháp 1946 Hiến pháp trực tiếp quy định Quốc hội

có quyền hạn quan trọng là: Giám sát việc thi hành Hiến pháp Như vậy, cơ chế bảo hiễn đã được quy định một cách trực tiếp, quốc hội là cơ quan giám sát Hiến pháp, đây

là bước tiến của Hiến pháp 1959

Theo khoản 7 Điều 53 Hiến pháp 1959 thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền: “Sửa

đổi hoặc bãi bỏ những nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ trái với Hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh” Bên cạnh đó, Hiến pháp quy định một loạt các cơ quan có thâm quyền kiểm tra, giám sát, xử lí các văn bản, quyết định “không thích

đáng” như Hội đồng chính phủ, Hội đồng nhân dân Tuy nhiên, Hiến pháp không giải thích “không thích đáng” là như thế nào? Có phải là trái Hiến pháp hay không

Trang 10

Tóm lại, mặc đù đã quy định về cơ quan kiếm tra giám sát nhưng việc quy định của Hiến pháp 1959 vẫn còn chung chung, không có cơ quan nào chuyên thực hiện việc bảo hiến Hơn nữa, quy định Quốc hội là cơ quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hiến pháp chưa thực sự khách quan, trong khi Quốc hội là cơ quan nắm quyền lập

pháp, để quốc hội tự mình xử lí các văn bản mình ban hành vì lí do ví hiến không chắc

bảo đảm được tính khách quan, vả vấn đề nảy rất khó thực hiện được trên thực tế

Do vậy thâm quyền của Quốc hội theo hiến pháp 1959 quy định tại Điều 50 không hè

có bãi bỏ văn bản pháp luật mà quyền này được trao cho UBTVQH theo khoản 7 Điều

53 Ở đây, lại nảy sinh ra hai bất cập:

Thứ nhất, văn bản của quốc hội, UBTVQH thì không có cơ chế xem chủ thể nảo sẽ giam sat no

Thứ hai, việc trao quá nhiều quyền cho UBTVQH trong khi đây chỉ là cơ quan phái sinh từ Quốc hội sẽ làm cho cơ chế giám sát không thực sự hiệu quả và khách quan

© Co chế bảo vệ hiến pháp theo theo Hiến pháp năm 1980

Nước ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài, cơ sở hạ tầng quốc gia bị nhà hai nặng nề tình hình thu trên và muốn tổ rất bát lợi cho cách mạng Việt Nam

Hơi thở hào hùng của chiến thắng đã thê hiện trong bản Hiến pháp này với những lạc quan quá thực tế.Theo Hiến pháp 1980 là bản Hiến pháp của nước Việt nam thông nhất với nhiều yếu tố không thực tế khó thực hiện Cơ chế bảo hiến là sự phân tán đan xen vào chức năng nhiệm vụ của nhiều cơ quan nên sự tập trung làm nhiệm vụ bảo hiến không đạt kết quả như mong muốn Tĩnh quan liêu, thành tích chủ nghĩa lan tràn

đã phủ mở những yếu kém thậm chí là sự vi hiến của nhiều cơ quan, tổ chức và người

có trách nhiệm

Về chủ thế ban hành Hiến pháp thì Điều 82 Hiến pháp 1980 quy định “Quốc hội là cơ

quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” Như vậy, bản Hiến pháp nảy tiếp tục thừa nhận quyền lập hiến chỉ thuộc về Quốc hội, không còn có sự phân biệt giữa Quốc

hội lập hiến và Quốc hội lập pháp và đặt Quốc hội cao hơn Hiến pháp đù lần đầu tiên

quy định tại Điều 146 rằng “Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất”

Trang 11

Theo khoản 3 Điều 83 thì Quốc hội thực hiện quyền giam sat tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật Và tại Điều 98 cũng quy định Hội đồng nhà nước cũng có quyên giám sát việc thi hành Hiến pháp Nhưng cơ quan này là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, nên có thế nói nó cũng là cơ quan phái sinh của Quốc hội, không độc lập

Đến thời điểm này Hiến pháp vẫn chưa trao quyền bãi bỏ văn bản pháp luật trái hiến pháp cho Quốc hội, chỉ quy định thực hiện quyền kiểm tra giám sát tối cao hiến pháp một cách rất chung chung và hình thức Hơn nữa việc tiếp tục quy định hội đồng nhà nước (có tính chất như UBTVQH) có quyên bãi bỏ các văn bản pháp luật nên bất cập van con ton tại như trên, không hề đề cập đến việc xử lý đối với pháp lệnh của hội đồng nhà nước trái hiến pháp Do Quốc hội vẫn là cơ quan giám sát hiến pháp tối cao

và quyền giám sát này vẫn còn chung chung nên cơ chế giám sát các văn bản từ hội đồng nhà nước và QH chắc chan van còn bỏ ngỏ

e© Co ché bảo vệ hiến pháp theo theo Hiến pháp 1992 (Hiến pháp sửa đổi bé sung 2001)

Những tồn tại về cơ chế bảo hiến tồn tại trong các bản hiến pháp trước (đặc biệt là hiến pháp 1959 và 1980) dường như chưa được khắc phục trong bản hiến pháp được coi là

đổi mới này Hiến pháp 1992 và cả lần sửa đổi 2001 cũng không đưa ra được mô hình

cơ quan độc lập và chuyên trách đề thực hiện chức năng bảo hiến và vẫn tổn tại cơ chế bảo hiến phân tán với nhiều cơ quan khác nhau Mỗi cơ quan lại có một vài chức năng liên quan tới giám sát hiến pháp, bảo vệ hiến pháp Về chủ thể ban hành Điều 83 Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” và cũng chưa có cơ chế xem xét tính hợp hiến của các dự luật do Quốc hội ban

hành

Kế thừa Hiến pháp 1980 Điều 146 Hiến pháp 1992 quy định Hiến pháp là luật cơ bản

của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp

với Hiễn pháp, nên mọi hành vi đều phải dựa trên Hiến pháp, tuân thủ Hiến pháp,

không được trái với Hiến pháp

Về sửa đôi, bổ sung Hiến pháp thì tiếp tục quy định chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp, việc sửa đôi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tông số đại biểu

11

Trang 12

Quốc hội biểu quyết tán thành

Hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp 1992 có sự tham gia khá nhiều các chủ thê khác nhau từ cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất là Quốc hội đến Chủ

tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân đân tôi cao, Viện kiểm sát

nhân dân tối cao, cơ quan chính quyền địa phương Mỗi cơ quan được quy định cho những quyền hạn nhất định trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình và được hiểu

là bắt nguồn từ Quốc hội, do sự phân công, phân nhiệm từ Quốc hội

Ở thời kì này đã có sự quy định quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản theo khoản 9 Điều 84 Đây được xem là điểm tiến bộ vì đã giải quyết được bất cập đã được đề cập ở

các bản Hiến pháp trước Đối với UBTVQH, Hiến pháp giai đoạn này đã giới hạn lại

thâm quyền trong việc giám sát hiến pháp (chỉ được quyền đình chỉ văn bản trái với

hiến pháp rồi đề nghị hủy bỏ theo khoản 5 Điều 91 Hiến pháp 1992) Đây cũng được

xem là điểm tiễn bộ vì UBTVQH chỉ là cơ quan phái sinh từ Quốc hội, không phải là

cơ quan đại diện hay cấp trên của quốc hội nên cần hạn chế thâm quyền bảo hiến trong trường hợp này tránh trường hợp lạm quyền

© Co chế bảo vệ hiến pháp theo theo Hiến pháp 2013

Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến” chứ không quy

định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến” như Điều 83 của Hiến pháp

1992

Bên cạnh đó, Điều 120 Hién pháp 2013 quy định rộng hơn cơ hội cho nhân dân tham gia vào quy trình lập hiến: “3.Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tô chức lấy ý kiến

Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.” Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định

về tính tối cao của Hiến pháp như: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất; mọi văn

bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp; mọi hành vi ví phạm Hiến pháp đều bị

xử lý”

Điều I19 Hiến pháp 2013 cũng quy định các chủ thê có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp

gồm: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiếm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân Có

thê thấy trong Hiến pháp 2013 vẫn không thành lập một cơ quan chuyên trách bảo vệ

12

Trang 13

Hién pháp mà tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp như Hiến pháp 1992 Thêm vào đó là tăng cường trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, nhất

là Ủy ban pháp luật của Quốc hội và các cơ quan khác trong việc bảo vệ Hiến pháp Ở giai đoạn này thì thâm quyên bảo hiến vẫn thuộc về Quốc hội với hai nội dung là thực hiện quyền giám sát tối cao theo khoản 2 Điều 70 và bãi bỏ văn bản theo khoản 10 điều 70, còn UBTVQH có thâm quyền bảo hiến với nội dung là được phép đình chỉ rồi

kiến nghị bãi bỏ theo khoản 4 điều 74 Nhìn chung không có thay đổi căn bản so với

pháp mở ra thời kỳ mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hiến pháp

2013 xây dựng trong hoàn cảnh lịch sử đặc thủ, trong giai đoạn thế gIỚI Và đất nước đang từng bước thay đôi Hiến pháp 2013 được xây dựng trên nền tảng nhất định, vững chắc, kế thừa thành tựu của những bản Hiến pháp đã qua cùng với kinh nghiệm lịch sử hơn 60 năm lập hiến, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc sửa đôi Hiến pháp

1992 theo hướng hoàn thiện và tích cực hơn

Hiến pháp 2013 đã thế chế hóa những vấn đề mới, nhằm hoàn thiện hệ thông pháp luật

trong thực tiễn Hiến pháp 2013 chưa ghi nhận chế định cơ quan bảo hiển chuyên trách, việc không ghi nhận một ché định liên quan đến bảo vệ Hiến pháp có nghĩa vẫn tuân thủ những nét cơ bản, tiếp tục áp dung mô hình bảo vệ bảo hiến theo Hiến pháp

1992 sửa đôi năm 2001: mô hình bảo hiến dựa trên cơ chế kiểm tra, giám sát của Quốc

hội

Trong suốt khoảng 10 năm trước thời điểm sửa đôi Hiến pháp 2013, vẫn để bảo hiến

đã đặt ra Năm 2004 là thời điểm bắt đầu xuất hiện những yêu cầu về cơ chế bảo vệ Hiến pháp khi có sự xuất hiện của văn bản pháp lý thế hiện đầy đủ và rõ ràng sự vi

phạm Hiến pháp Bộ Công an ra Thông tư số 02/2003/TT-BCA ngày 13/1/2003 quy

định mỗi người chỉ được đăng ký một mô tô hoặc xe máy Hệ quả Thông tư gây nên

13

Trang 14

những xáo trộn trong xã hội, nhân dân tìm cách đề tăng số lượng xe gắn máy được sở hữu mà không chú ý đến quy định của Hiến pháp về quyền được sở hữu tài sản Thông

tư được ban hành, thực hiện trong khoảng thời gian khoảng 2 năm nhưng chỉ vấp phải

sự phản đối của những chuyên gia trong lĩnh vực Hiến pháp Đến khi người dân vấp phải sự khó khăn quá lớn khi thực hiện đã đồng loạt lên tiếng về sự bất cập của thông

tư Dựa vào những quy định về quyền sở hữu tài sản trong Hiến pháp có thê nhận thấy

Thông tư 02/2003 đã ví phạm Hiến pháp Tại điều 58, Hiến pháp 1992 quy định Công

dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải đề dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất Quy định của Thông tư đã hạn chế quyền sở hữu tư liệu sinh hoạt của người dân, tài sản có được bằng những thu nhập hợp pháp thì không thể bị giới hạn số lượng Người dân có thế sở hữu một, hai thậm chí nhiều hơn số xe mô tô gắn máy tùy vào điều kiện kinh tế của mình Trước sức ép của đư luận cũng như sự vi hiến rõ ràng

của Thông tư, Bộ Công an đã phải ban hành Thông tư số I7/2005/TT-BCA ngày

21/11/2005 về bãi bỏ quy định vi hiến kế trên Tuy quy định đã không còn có giá trị

pháp lý những khoảng thời gian quy định tồn tại trong thực tế đã gây nên nhiều những

hệ lụy mà cả xã hội phải chấp nhận Chính từ thời gian này, yêu cầu về cơ chế bảo

hiến hiệu quả xuất hiện Đảng và nhà nước sau khoảng thời gian xem xét cũng đã có đánh giá bước đầu về tình hình thực tiễn cũng như lý luận để xây dựng cơ chế bảo hiễn Quan điểm ban đầu của Đảng và nhà nước ủng hộ việc hình thành cơ quan bảo hiễn ở Việt Nam bằng hàng loạt những văn bản có tính pháp lý quan trọng như Nghị quyết 48 ngày 2/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020 và Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương

Đảng - Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ X năm 2006 của Đảng Dưới sự ủng hộ về tư

tưởng của Đảng và nhà nước, các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực Hiến pháp dưới sự giúp đỡ chuyên gia nước ngoài bắt đầu xây dựng những cơ sở đầu tiên về

mô hình bảo hiến cụ thể mà Việt Nam có thể áp dụng Giai đoạn ban đầu xuất hiện những phương án về cơ chế tài phán Hiến pháp ở nước ta bao gồm:

Phương án thứ nhất: thành lập Ủy ban bảo vệ Hiến pháp trực thuộc Quốc hội

Ủy ban bảo vệ Hiến pháp sẽ được tô chức tương tự như các Ủy ban khác của Quốc hội, thực hiện nhiệm xem xét tính hợp hiến của những văn bản dưới luật của cá cơ quan nhà nước ban hành Ủy ban không được xem xét những văn bản pháp lý mà Quốc hội ban hành và thâm quyền được trao hoàn toàn mang tính tham vẫn khi báo

14

Trang 15

cáo kết quả xem xét tính hợp hiến với Quốc hội

Phương án thứ hai: trao nhiệm vụ bảo hiến cho cơ quan Tư pháp mà chủ thê xác định là Tòa án nhân dân tối cao Tòa án nhân dân tối cao được trực tiếp trao quyền thực hiện nhiệm vụ bảo hiến, xem xét những văn bản pháp lý của cơ quan quyền lực nhà nước

Phương án thứ ba: thành lập cơ quan bảo hiến độc lập Cơ quan bảo hiến độc lập với Quốc hội, có thâm quyên, trình tự và thủ tục bảo hiến riêng Ở phương án này hướng đến những mô hình bảo hiến hiệu quả ở châu Âu bao gồm: Tòa án Hiến pháp

và hội đồng Hiến pháp Hai mô hình lớn trên thế giới và đã có hiệu quả khi đưa vào

hoạt động thực tiễn

Những phương án được đưa ra, chưa bàn đến những ưu nhược điểm hay hạn chế, vướng mắc có thế gặp phải khi thực hiện thì đây đều là những mô hình nếu có thế xây dựng sẽ là bước tiến lớn về hoạt động bảo vệ Hiến pháp ở nước ta Bên cạnh sự ủng hộ

xây dựng cơ chế bảo hiến mới ở nước ta thì cũng xuất hiện ý kiến phản đối việc hình thành cơ chế bảo hiến mới Những cá nhân phản đối xây dựng mô hình bảo hiến mới

đưa ra những lập luận xuất phát từ suy nghĩ chủ quan về sự cần thiết tồn tại về cơ chế bảo hiến mới

Thứ nhất, mô hình bảo hiến quốc hội vẫn có thể tiếp tục tồn tại và hoạt động bình thường Tại sao cần có sự thay đôi khi những văn bản vi hiến tồn tại không quá nhiều,

sự thay đôi sẽ mang lại những hệ lụy không tốt cho đất nước Chỉ nên có sự thay đối

đề làm tăng tính hiệu quả của cơ chế bảo hiến Quốc hội chứ không thể thay đổi hoàn toàn và tiền hành xây dựng mới

Thứ hai, hoàn thiện quy trình xây đựng pháp luật hạn chế những sai sót có thể mắc phải Lập luận cho răng hoàn thiện từ khâu xây dựng văn bản pháp luật với trình tự, thủ tục, cơ quan ban hành được quy định đây đủ, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác là sẽ hạn chế được vi hiến trong thực tiễn

Thứ ba, đây cũng là lập luận phản đối được xem là quan trọng nhất khi khăng định xây

dựng bắt kỳ cơ quan bảo hiến dưới dạng thức như thế nào cũng vi phạm nguyên tắc tập quyên theo kiểu Liên Xô Khi xây dựng cơ quan bảo hiến, quyền lực của Quốc hội sẽ

bị đe dọa, nguyên tắc tập trung quyên lực sẽ không được thực hiện đúng như định hướng Lập luận dựa trên nhìn nhận về một Hiến pháp với chức năng chính trị là chủ

15

Trang 16

yếu khi định hướng những quy định trong Hiến pháp chỉ tồn tại để thực hiện những mục đích nhất định của hệ thống chính trị Quá trình tranh luận và đóng góp ý kiến về

mô hình bảo hiến diễn ra sôi nôi hơn vào thời điểm những năm bắt đầu quy trình sửa đổi Hiến pháp Các nhà khoa học cũng như người đân đều hy vọng cơ quan tài phán hay một cơ chế bảo hiến bất kỳ có thê được xuất hiện trong Hiến pháp mới Hy vọng

đó càng lớn khi tại dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2012: mô hình hội đồng Hiến pháp

được ghi nhận như là một chương của dự thảo Hiến pháp Còn nhiều câu hỏi về thâm

quyền cũng như trình tự thủ tục, tính hiệu quả của mô hình hội đồng Hiến pháp tuy

nhiên so với cơ chế bảo hiến vẫn đang tổn tại là bước tiến đáng được ghi nhận Tuy nhiên được chờ đợi nhưng do những nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là chủ quan

mô hình hội đồng bảo hiến đã không được ghi nhận vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Đồng thời không có bất cứ quy định nào về bảo hiễn được ghi nhận trong Hiến pháp mới, nước ta vẫn duy trì và tiếp tục sử dụng mô hình bảo hiến Quốc hội đã sử dụng trong Hiến pháp 1992 để bảo vệ giá trị tối cao của Hiến pháp

2.2 Đặc điểm mô hình

Thứ nhất, Việt Nam hiện nay không tồn tại cơ quan bảo hiến chuyên trách, không

tồn tại hội đồng Hiến pháp, không tồn tại tòa án Hiến pháp và hệ thống tòa án tư pháp

cũng không có chức năng bảo hiến Hiến pháp 2013 đã giao cho Quốc hội là chủ thế trung tâm trong việc thực hiện chức năng bảo hiến Do là cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất, Quốc hội kiểm soát và chỉ phối hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước kê

cả hoạt động giám sát Hiến pháp Quốc hội giám sát, bảo vệ Hiến pháp thông qua những quy định của Hiến pháp và pháp luật Hệ thống pháp luật quy định cơ chế bảo hiễn Việt Nam là hai cấp, thâm quyền bảo hiến được trao rất nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương Ở trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban pháp luật thuộc Quốc hội, bộ Tư pháp thuộc chính phủ đều được trao thâm quyền bảo hiến

Thứ hai, đối tượng chủ yếu của cơ chế bảo hiến hiện tại hướng đến việc xem xét tính hợp hiến những văn bản pháp lý được cơ quan nhà nước có thâm quyên ban hành Quy định về thâm quyền đều hướng tới hình thức kiểm tra, giám sát chéo nhau giữa các cơ quan nhà nước chứ không đê cập đên yêu câu bảo hiên của nhân dân Quyên

16

Ngày đăng: 09/10/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w