MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ MƠ HÌNH BẢO HIẾN VIỆT NAM:.10KẾT LUẬN...12 Trang 4 LỜI MỞ ĐẦUTrong tiến trình lịch sử thế giới, Hiến Pháp xuất hiện với vai trò như một vănkiện chính trị - pháp lý đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: LUẬT
……….……….
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
LUẬT HIẾN PHÁP
ĐỀ TÀI HÃY ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH BẢO HIẾN THEO TINH THẦN HIẾN PHÁP NĂM 2013 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY? ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (NẾU CÓ) ĐỂ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN MÔ HÌNH NÀY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hiền
Mã số sinh viên: 2214610036 Lớp tín chỉ: PLU218.1
Trang 2Hà Nội, tháng 4/2023
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CÁC MÔ HÌNH BẢO HIẾN THẾ GIỚI: 4
I.1 Khái quát chung về bảo hiến: 4
I.1.1 Khái niệm: 4
I.1.2 Cơ sở của chế độ bảo hiến: 4
I.1.3 Chủ thể bảo hiến: 5
I.2 Các mô hình bảo hiến trên thế giới: 5
I.2.1 Mô hình bảo vệ hiến pháp phi tập trung: 5
I.2.2 Mô hình bảo vệ hiến pháp tập trung: 6
CHƯƠNG II CƠ CHẾ BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM: 7
II.1 Sự hình thành và phát triển: 7
II.2 Mô hình bảo hiến theo hiến pháp năm 2013: 8
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH BẢO HIẾN THEO HIẾN PHÁP 2013: 9
CHƯƠNG IV MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ MÔ HÌNH BẢO HIẾN VIỆT NAM:.10 KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình lịch sử thế giới, Hiến Pháp xuất hiện với vai trò như một văn kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, là nhân tố chủ chốt, đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền của một quốc gia, thể hiện bản chất dân chủ tiến bộ của nhà nước và chế độ
“Hiến Pháp là một đạo luật cơ bản do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành quy định việc tổ chức nhà nước, cơ cấu, thẩm quyền các cơ quan nhà nước trung ương và quyền cơ bản của con người1.” Dựa vào đó, ta có thể nhận định rằng Hiến Pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao của nhà nước, mọi chủ thể trong xã hội đều phải tuân thủ một cách thực sự nghiêm ngặt, trong đó các cơ quan nhà nước có nhiệm
vụ tất yếu là phải tuân theo Hiến Pháp Đồng thời với việc tuân thủ Hiến Pháp, việc bảo vệ Hiến Pháp khỏi những hành vi vi phạm các quy định của Hiến Pháp cũng là điều mang tính mật thiết Nhận ra được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản chất của Hiến Pháp, loại bỏ các hành vi làm thay đổi nội dung, vi phạm tinh thần của Hiến Pháp, các nhà nước đã kịp thời lập ra các chế định với mục đích bảo vệ Hiến Pháp Những chế định đó được gộp chung và phát triển thành những cơ chế bảo hiến
Như vậy, cơ chế bảo hiến cũng là một nội dung quan trọng mà một nhà nước phải cực kỳ chú trọng trong quá trình phát triển quốc gia Bên cạnh đó, đối với các nhà nước pháp quyền- nhà nước mang trong mình những nguyên lý chung của nhân loại như chủ quyền nhân dân, dân chủ,…,- việc bảo hiến là yếu tố tất yếu đi liền với kiểu nhà nước trên, và tất nhiên cơ chế bảo hiến cũng có một chút khác biệt khi ta so sánh
nó giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới Còn đối với Việt Nam, một nhà nước pháp quyền điển hình, Đảng ta đã khẳng định sự cần thiết của cơ chế bảo hiến “Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 đã xác định nhiệm vụ
“Hoàn thiện pháp luật về giám sát tối cao của Quốc hội, cơ chế bảo vệ luật và Hiến pháp” Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng cũng chỉ rõ cần có một “cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”
Đặc biệt trong hoàn cảnh phát triển đất nước, khôi phục kinh tế hậu đại dịch COVID-19, tính cấp thiết của việc tăng cường cơ chế bảo hiến càng được đẩy lên cao
và mạnh mẽ hơn, có thể nói, việc bảo hiến mang tính quyết định tới nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu Nhận thấy bảo hiến là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của nước ta, Đảng và các cấp chính quyền luôn đề ra những chủ trương, chính sách mang tính đóng góp rất cao, điển hình
là trong những văn bản, nghị quyết, Đại hội Đảng với mục tiêu đổi mới, loại bỏ các tàn
dư độc hại, tiêu cực, sâu mọt trong quá trình bảo hiến của Việt Nam
Tóm lại, nhận thức của nhà nước Việt Nam về cơ chế bảo hiến đã và đang được hoàn thiện một cách tích cực, cụ thể trong Hiến Pháp năm 2013 Nắm được điều này,
em xin được trình bày quan điểm của mình trong việc “Đánh giá mô hình bảo hiến
theo tinh thần hiến pháp năm 2013 của Việt Nam hiện nay”.
Em hi vọng tiểu luận sẽ phần nào nêu được những điểm tích cực cũng như phát hiện ra một số hạn chế trong cơ chế bảo hiến của nước ta đặt trong tình hình của quốc gia hiện nay, bên cạnh đó là đóng góp một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn mô hình bảo hiến và nâng cao hiệu quả bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay
1 Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2006, tr 27
4
Trang 5CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CÁC MÔ HÌNH BẢO HIẾN THẾ GIỚI:
I.1 Khái quát chung về bảo hiến:
I.1.1 Khái niệm:
Hiến pháp là hệ thống cao nhất của pháp luật quy định những nguyên tắc chính trị cơ bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền Ở mọi nước trên thế giới, Hiến pháp đều được coi là đạo luật gốc của quốc gia, là nền tảng xây dựng các đạo luật thông thường khác- những đạo luật nhằm cụ thể hóa các chế định, quy phạm của hiến pháp, và vì vậy không được trái với Hiến pháp Từ đó ta thấy được, hệ thống pháp luật của một quốc gia luôn phải giữ được tính thống nhất của mình, khi hiến pháp thay thế hoặc có bất kì sửa đổi nào, những đạo luật cũng phải thay thế hoặc sửa đổi theo Bất kì hành vi vi hiến hoặc làm sai lệch nội dung quy định của hiến pháp đều không được cho phép, và đó chính là nền móng cho việc hình thành bảo hiến
“Bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) về ý nghĩa cốt lõi được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến các đạo luật2”, là thẩm quyền của các tòa án của một quốc gia được xem xét và đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp Trong đó, việc điều tra, xem xét và phân tích nội dung của các đạo luật xem chúng có phù hợp với tinh thần cũng như nội dung của hiến pháp hay không chính là định nghĩa của kiểm soát tính hợp pháp của các đạo luật Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu việc bảo hiến là sự kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật thì vẫn là một cách hiểu khá thiếu sót Trên thực tế, bảo hiến còn có nhiệm vụ bảo đảm tính tối cao của hiến pháp như nền tảng của hệ thống luật pháp quốc gia, bảo đảm các quyền và tự do hiến định, bảo đảm mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước3 Nhưng dù vậy, ý nghĩa cốt lõi và nhiệm vụ quan trọng nhất của bảo hiến vẫn là kiểm soát tính hợp hiến trong các hành vi lập pháp
Tóm lại, bảo hiến là tư duy của pháp quyền4 Bảo hiến hướng nhà nước tới việc dùng quyền lực của mình để bảo vệ các quyền và tự do chính đáng của con người Có thể nói, bảo hiến là một nhiệm vụ không thể thiếu của một nhà nước pháp quyền trong việc ổn định trật tự pháp luật nhà nước
I.1.2 Cơ sở của chế độ bảo hiến:
Chế độ bảo hiến chỉ tồn tại trên cơ sở một hiến pháp cương tính Trong đó, hiến pháp cương tính là hiến pháp được sửa đổi theo những thủ tục đặc biệt Tính đặc biệt này là do có sự phân cấp hiệu lực pháp lý giữa hiến pháp và thường luật- điều mà hiến pháp nhu tính không có, đó là hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, thường luật phải hợp hiến, không được mâu thuẫn với hiến pháp.5 Vì chính lý do đó, ta thấy rằng những quốc gia sở hữu hiến pháp nhu tính đều không tồn tại chế độ bảo hiến, chẳng hạn như: Vương quốc Anh, hiến pháp bất thành văn của Anh thuộc hiến pháp nhu tính và đương nhiên quốc gia ấy không có chế độ bảo hiến
Đồng thời, cơ sở thiết yếu tiếp theo cho việc tồn tại bảo hiến ở một quốc gia chính là nhân quyền trong hiến pháp Ta có thể hiểu một cách đơn giản vấn đề này như sau: vì nhân dân là chủ thể của chủ quyền quốc gia, mà quyền quốc gia là quyền nguyên thủy thể hiện toàn diện chủ quyền quốc gia, vậy nên nhân dân chính là chủ thể của quyền lập hiến; bằng quyền lập hiến mà mình có, nhân dân trao cho Nhà nước các
2 Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2006, tr34
3 https://luatminhkhue.vn/so-luoc-lich-su-phat-trien-cua-che-dinh-bao-hien-tren-the-gioi.aspx
4 Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2006, tr35
5 Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2006, tr35
5
Trang 6quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; điều đó cũng có nghĩa là trong hiến pháp tồn tại những quyền hiến định để bảo vệ nhân dân Cũng chính vì vậy, định chế bảo hiến sinh
ra để hạn chế chính quyền khỏi sự xâm phạm đến quyền lợi của công dân, và nó chỉ có thể tồn tại trên cơ sở các quy định về quyền công dân trong hiến pháp.6
Những cơ sở trên cũng thỏa mãn điều kiện được đặt ra khi nói về hiến pháp: hiến pháp là khuôn mẫu của dân chủ, tồn tại trong một chế độ dân chủ, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, là lực lượng nắm chủ quyền Nói về điều trên, K.C.Wheare nhận định: “Sự tối thượng pháp lý của hiến pháp được đặt trên ý nguyện của nhân dân.”7 Đây quả thực là một nhận định đúng đắn cho việc tại sao dân quyền trong hiến pháp là cơ sở thiết yếu cho sự tồn tại của những cơ chế bảo hiến trên toàn thế giới
I.1.3 Chủ thể bảo hiến:
Chủ thể của bảo hiến là các cơ quan tư pháp Sở dĩ các cơ quan tư pháp được trao quyền bảo vệ hiến pháp bởi khác với lập pháp và lập pháp- hai cơ quan có quyền lực mạnh, dễ có nguy cơ lạm quyền, xâm phạm đến các quyền, tự do của con người-thì với tư pháp đây lại là một cành quyền lực yếu hơn Haminton cũng lập luận rằng:
“Ngành tư pháp, trái lại, không có quyền sử dụng vũ lực hoặc quyền kiểm soát tài chính, không có quyền chi phối tài sản lẫn sức mạnh của xã hội, và cũng không có một quyền quyết định tích cực nào cả Có thể nói được rằng là ngành tư pháp vừa không có lực lượng lại vừa không có ý chí, mà chỉ có trí phán đoán mà thôi, và cần phải dựa trên
sự trợ tá của ngành hành pháp mới có thể thi hành được quyết định của trí phán đoán mình.”8 Montesquieu nói rằng: “ Người ta không luôn luôn nhìn thấy toà án trước mặt mình, nên người ta chỉ sợ cơ chế cai trị chứ không sợ các quan cai trị.”9 Chính thế, nhân dân cũng nhận ra được tư pháp không những có ít nguy cơ lạm quyền và cũng ít nguy hiểm đối với các quyền, tự do của con người mà còn là một nhánh quyền lực được tạo ra nhằm giải quyết các khiếu nại của công dân, bởi chính nó đại diện cho công lý để bảo vệ các quyền tự nhiên vốn có của con người
Nói tóm lại, việc các nhà nước pháp quyền trao nhiệm vụ bảo hiến cho các cơ quan tư pháp là khá hợp lý Điều này có thể được chứng minh một cách rõ ràng khi trên thế giới hiện nay, đa số các quốc gia đều chọn tư pháp để kiểm soát lập pháp và hành pháp, bảo vệ hiến pháp
I.2 Các mô hình bảo hiến trên thế giới:
Với tình hình chính trị thế giới hiện tại, đa phần các quốc gia bảo hiến bằng cơ quan tư pháp sở hữu hai mô hình bảo vệ hiến pháp cơ bản cơ bản: mô hình bảo hiến phi tập trung và mô hình bảo hiến tập trung
I.2.1 Mô hình bảo vệ hiến pháp phi tập trung:
Trong chế độ bảo vệ hiến pháp phi tập trung, thẩm quyền kiểm tra tính hợp hiến được trao cho tất cả các thẩm phán và tòa án của quốc gia đó Tất cả các thẩm phán đều là thẩm phán hiến pháp (constitutional judges) và đều có thẩm quyền tuyên bố một đạo luật là vi hiến Theo lập luận, quyền lực này bắt nguồn từ tính tối cao của Hiến
6 Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2006, tr35
7 K.C Wheare Hiến pháp tân tiến (Bản dịch của Nguyễn Quang), 1967, tr 85.
8 Hamiton, Jay, Madison The Federalist No.80.
9 Montesquieu Tinh thần pháp luật ( Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm.) NXB Giáo dục, H, 1996, tr.102
6
Trang 7pháp, theo đó cho phép tất cả các thẩm phán tham gia vào hoạt động bảo vệ hiến pháp Thậm chí, hệ thống này cho phép các thẩm phán được phép xem xét các vấn đề hiến pháp bằng sáng kiến riêng của mình.10
Cơ chế bảo hiến của Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình của cơ chế bảo vệ hiến pháp phi tập trung Sự phân chia 3 nhánh quyền lực nền tảng và chế độ đối trọng là cơ
sở cho sự phân chia quyền lực trong hiến pháp Hoa Kỳ, đây cũng chính là cơ chế để thực hiện kiểm soát giữa ba nhánh quyền lực Có thể nói, kể từ vụ án nổi tiếng
Marbury v Madison năm 1803 bởi Chánh án John Marshall, ông đã nêu lên quan điểm
của chính mình rằng tòa án không tồn tại đâu đó bên ngoài chính trị, luật hiến pháp khác biệt so với các đạo luật thông thường bởi sự liên hệ chặt chẽ giữa nó với chính trị Và cũng trong chính vụ án ấy, Tòa án tối cao liên bang đã đưa ra một nguyên tắc rõ ràng về kiểm tra tư pháp: “Trong một vụ tranh chấp mà Tòa án phải xem xét, nếu một bên đương sự đưa ra sự bất hợp hiến của đạo luật mà người ta muốn đem thi hành đối với y, thì Toà án phải kiểm tra xem sự bất hợp hiến đó thật hay không, và nếu có thật, Tòa án phải từ chối áp dụng đạo luật bất hợp hiến.”11 Do vậy, nhiệm vụ phát biểu về những đạo luật trái với hiến pháp thuộc về tòa án, những đạo luật đó sẽ không phải là pháp luật và vô hiệu Cũng chính nhờ việc bảo vệ hiến pháp, lời tuyên thệ và nghĩa vụ đạo đức của một thẩm phán được thực hiện, giữ gìn và phát huy một cách tối đa
Tại Hoa Kỳ, hoạt động bảo vệ hiến pháp được áp dụng đối với 3 lĩnh vực chính: giữa liên bang và các bang, giữa các nhánh quyền lực của chính quyền liên bang và giữa nhà nước liên bang, các tiểu bang với các cá nhân Những lĩnh vực kiểm soát hiến pháp rất rộng, bao gồm các đạo luật của Nghị viện, hiến pháp và đạo luật của các bang
và các hoạt động của chính quyền, cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp12 Cơ chế bảo hiến của Hoa kỳ cũng đã chứng minh được tính hiệu quả của mình trong các nhà nước liên bang tuy cơ chế này cũng khơi dậy nhiều ý kiến trái chiều về nền dân chủ bởi những lập luận cho rằng trên thực tế trong Hiến pháp không quy định cụ thể về thẩm quyền của tòa án trong hoạt động bảo vệ hiến pháp như vậy
I.2.2 Mô hình bảo vệ hiến pháp tập trung:
Khác với mô hình bảo hiến phi tập trung, mô hình bảo hiến tập trung trao thẩm quyền kiểm tra tính hợp hiến cho duy nhất một cơ quan nhà nước cụ thể, chẳng hạn như: một tòa án hiến pháp, một hội đồng hoặc một thiết chế chuyên trách cụ thể được công khai thành lập tại Hiến pháp và được tổ chức bên ngoài hệ thống tư pháp thông thường
Mô hình bảo hiến của Đức là điển hình cho mô hình bảo hiến trên Khác với hệ thống
Mỹ, ở Châu Âu, có phổ biến những loại hình khiếu kiện khác nhau như hành chính, dân sự, thương mại, xã hội, hoặc hình sự được giải quyết bởi những toà án thường khác nhau Khiếu kiện hiến pháp được phân biệt với các loại khiếu kiện khác và được giải quyết theo cách riêng13 Điều đó dẫn đến một kết quả là một tòa án đặc biệt được thành lập để xử lý vấn đề kiểm tra tư pháp theo những quy trình đặc biệt, không theo yêu cầu của sự kiến diện thông thường Bên cạnh đó, ngược lại với mô hình Marbury
v Madison với mô hình bảo hiến phi tập trung, khi Tòa án tối cao được tuyên bố cơ quan tư pháp có trách nhiệm và nghĩa vụ phải nói luật là gì, và có tính hợp hiến hay không, toà án thường ở Châu Âu lục không có quyền xét xử tính chất vi hiến của một
10 https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1473
11 Lê Đình Chân Luật Hiến pháp - Khuôn mẫu dân chủ, cuốn II, Sài Gòn 1974, Tr 80
12 https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1473
13 Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2006, tr40
7
Trang 8đạo luật Quyền hủy bỏ một đạo luật trong một vụ án cụ thể chỉ được giao cho Tòa án Hiến pháp do sự kiểm tra tư pháp ở Châu Âu là nằm trong phạm vi liên quan đến quan điểm về chủ quyền nghị viện và sự nghi ngờ việc cho phép thẩm phán có quyền vô hiệu hoá những đạo luật được thông qua một cách hợp pháp Ví dụ, ở Italia, các tòa án dân sự, hành chính, và thương mại thường không xem xét những vấn đề hiến pháp mà
là toà án hiến pháp.Ở Đức, toà án thường cũng không kiểm tra lập pháp Tòa án hiến pháp liên bang Đức có quyền tư pháp xem xét lại những hành vi của lập pháp và chỉ có quyền huỷ bỏ những đạo luật của chính phủ liên bang hoặc tiểu bang hoặc 1/3 Hạ nghị viện thông qua14 Từ đó, ta nhận thấy rõ ràng mô hình tập trung hóa của cơ chế bảo hiến tại các nước Châu Âu, nơi chỉ tòa án hiến pháp mới có quyền kiểm tra tư pháp, còn các tòa án thường thì không có thẩm quyền để làm việc này
Trên thực tế, phán quyết của Tòa án hiến pháp có hiệu lực toàn bộ Trong khi tại Mỹ, phán quyết của tòa án tối cao vẫn còn bị hạn chế hiệu lực, tòa án không thể loại bỏ hoàn toàn một đạo luật dù nó có vi hiến, thì tại Châu Âu, một phán quyết của tòa án hiến pháp có thể dễ dàng xóa một đạo luật ra khỏi hệ thống pháp luật Đó chính
là lý do tại sao Hans Kelsen gọi tòa án hiến pháp là người phủ quyết lập pháp 15
Nói tóm lại, với mô hình bảo hiến tập trung hóa, mà điển hình là các nước Châu
Âu, khi phát hiện các đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật mà có hình thức, nội dung
là bất hợp hiến, tòa án hiến pháp có quyền tuyên bố hủy bỏ chúng, phán quyết của tòa
án có giá trị như một đạo luật Ta có thể nói rằng, phán quyết của Tòa án hiến pháp không còn đơn thuần là mang tính tố tụng như các tòa án thông thường mà nó còn mang tính chính trị, là một yếu tố ảnh hưởng đến sự điều hành quyền lực tối cao của một quốc gia Thêm một điểm khác biệt giữa tòa án thường và tòa án hiến pháp, đó là trong quá trình tố tụng hiến pháp tập trung hóa, phán quyết của tòa án hiến pháp là không thể bị kháng cáo, kháng nghị và đương nhiên cũng không có cơ chế phúc thẩm
CHƯƠNG II CƠ CHẾ BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM:
II.1 Sự hình thành và phát triển:
Hiện nay có một số nước không thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách, không trao quyền bảo hiến cho các cơ quan tư pháp mà giao thẩm quyền giám sát Hiến pháp cho một số cơ quan nhà nước khác nhau như Nghị viện, Hội đồng nhà nước hoặc một cơ quan đặc biệt của Nghị viện, Các quốc gia theo mô hình này bao gồm Phần Lan, Brunây, Mianma, Trung Quốc, Cu Ba, Việt Nam, Lào, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Pakixtan,…16 Mô hình bảo hiến trên có thể được xem như là một mô hình bảo hiến đặc biệt bởi các cơ quan bảo hiến cũng đồng thời là các cơ quan lập hiến
Đối với Việt Nam, Đảng và nhà nước luôn luôn đề cao tầm quan trọng của hoạt động bảo hiến bởi với một nhà nước pháp quyền thì việc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã họi chính là một hoạt động bảo vệ đường lối của Đảng, điều đó cũng góp phần nào đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, điều đó cũng đánh dấu mốc cho sự xuất hiện của các cơ chế bảo hiến tại Việt Nam Và đương nhiên hoạt động bảo vệ Hiến pháp tiếp tục được ghi nhận trong các bản hiến pháp tiếp theo của nước ta cụ thể là Hiến pháp năm 1959, Hiến
14 Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2006, tr40
15 Gustavo Fernandes de Andrade Comparative Constitutional Law: Judicial Review Journal of constitutional law, Volum 3, Number 3, June, 2002.
16 http://www.na.gov.vn/Sach_QH/phathuygiatri/Phan2/13.htm
8
Trang 9pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và mới nhất là Hiến pháp năm 2013 Tuy được quy định trong nhiều bản Hiến pháp khác nhau nhưng trong mỗi bản hiến pháp đều hướng tới một quy định chung về việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật mà các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân Việt Nam phải nghiêm túc chấp hành Có thể nói, ngay khi nhà nước xuất hiện hiến pháp, các cơ quan bảo hiến cũng xuất hiện đồng thời
Thông qua các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến năm 2013, cơ chế bảo hiến của Việt Nam dù chưa xác định rõ nguyên tắc và mô hình bảo hiến, song cơ chế bảo hiến ở nước ta đã có sự tiến bộ theo thời gian Cùng với sự phát triển trong bối cảnh Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc
tế sâu rộng với các quốc gia trên thế giới, chế độ bảo hiến của Việt Nam cũng đạt được nhiều bước chuyển mình khá lớn Trong khi đó, Đảng và nhà nước luôn đặt ra mục tiêu hàng đầu trong công cuộc phát triển đất nước là xây dựng một cơ chế bảo hiến hoàn chỉnh nhằm mục đích bảo vệ sự công bằng, an toàn, vững mạnh của nhà nước Việt Nam
II.2 Mô hình bảo hiến theo hiến pháp năm 2013:
Theo quy định tại Điều 119 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa
án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”17
Như vậy, theo Hiến pháp năm 2013, chủ thể bảo hiến ở Việt Nam rất rộng, bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, viện kiểm sát và toàn dân Mỗi cơ quan đều có cơ chế bảo hiến riêng được quy định ngay trong Hiến pháp năm 2013 hoặc luật Trong đó, theo Điều 70 Hiến pháp năm 2013 thì Quốc hội “thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội”, Điều 74 Hiến pháp năm 2013 quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội “giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội” Như vậy chỉ có Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội được Hiến pháp trực tiếp chức năng bảo hiến, các cơ quan còn lại đều thực hiện nhiệm vụ bảo hiến của mình một cách gián tiếp thông qua chính chức năng và nhiệm vụ của nó Chẳng hạn như với tòa án nhân dân, Hiến pháp năm 2013 quy định tòa án nhân dân pohari có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp thông qua việc hiến định chức năng, nhiệm vụ Không chỉ tòa án nhân dân tối cao mà với tất cả các tòa án nhân dân, nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan này là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, con người- các quyền được Hiến pháp ghi nhận và đảm bảo thực hiện, vậy nên, thông qua hoạt động xét xử của mình, các tòa án nhân dân cũng đang bảo vệ Hiến pháp Ta có thể nhận thấy rằng, loại cơ quan bảo hiến ở Việt Nam là rất
đa dạng, và cũng vì vậy mô hình bảo hiến nước ta được nhận định là mô hình bảo hiến phi tập trung nhưng không hề giống mô hình bảo hiến phi tập trung của Hoa Kỳ hay của bất kì quốc gia nào trên thế giới
Có thể khẳng định rằng mô hình bảo hiến ở nước ta theo Hiến pháp năm 2013
là mô hình bảo hiến khá độc đảo, đây là mô hình tất cả các cơ quan nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp Tư duy về bảo hiến ở nước ta tuy giản
dị nhưng cũng thật sâu sắc vì Hiến pháp của nhà nước cũng là của nhân dân, do nhân
17 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, tr65.
9
Trang 10dân, vì nhân dân nên trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp là trách nhiệm của tất cả các cơ quan nhà nước và của tất cả nhân dân
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH BẢO HIẾN THEO HIẾN PHÁP 2013:
Việc tuân thủ hiến pháp nắm giữ tính cốt yếu để đánh giá sự vững chắc của chế
độ hiến pháp Nhưng trong bất kỳ xã hội nào cũng có những chủ thể tiềm ẩn nguy cơ
vi phạm Hiến pháp Nguy cơ đó cũng xuất phát từ việc vượt quá thẩm quyền và lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước Sự vi phạm hiến pháp nguy hiểm ở chỗ nó phá vỡ nền tảng nhà nước và làm tiêu tan niềm tin của người dân vào tính bất di bất dịch của trật tự hiến pháp, có thể dẫn đến sự vi phạm quyền con người Bởi vậy, một Nhà nước pháp quyền và dân chủ buộc phải đảm bảo sự tuân thủ hiến pháp, bảo vệ hiến pháp
Có thể đánh giá rằng, hiện nay dưới quy định của Hiến pháp năm 2013, Việt Nam đang thực hiện khá tốt công cuộc bảo hiến, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số hạn chế mà cơ chế hiến pháp vẫn chưa được hoàn thiện một cách triệt để, cụ thể là:
Một là, hiện nay, nước ta vẫn chưa có một cơ chế giám sát bảo hiến hoàn chỉnh.
Chưa có một văn bản cụ thể nào quy định những vấn đề liên quan đến các khía cạnh khác nhau trong quyền giám sát tính hợp hiến của văn bản pháp luật Trong khi đó các quy định của Hiến pháp và pháp luật về vấn đề trên đa số đều chung chung, hoặc thậm chí là mới chỉ phác họa được một phần nhỏ của vấn đề trong khi xét về tính quan trọng thì vấn đề trên quả thực là rất mật thiết
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XI, khi bàn về Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, bà Lê Thị Nga, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa nêu một vấn đề lâu nay vẫn còn bị bỏ ngỏ- giám sát tính hợp hiến của văn bản pháp luật Bà nói, trên thực tế, còn một loại văn bản quy phạm pháp luật nằm ngoài phạm vi đối tượng văn bản bị giám sát của Quốc hội, đó là luật và nghị quyết của Quốc hội Theo bà Nga, nếu chúng
ta không đưa luật, nghị quyết của Quốc hội vào loại văn bản quy phạm pháp luật, chịu
sự giám sát của Quốc hội thì vẫn còn những khoảng trống trong quyền lực nhà nước chưa được giám sát và cơ chế tự kiểm tra của Quốc hội chưa được thực hiện triệt để
Việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp được giao cho nhiều cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền mà không giao cho một cơ quan chuyên trách có chức năng bảo
vệ Hiến pháp Điều này dẫn đến tình trạng không xác định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan nên hoặc là đùn đẩy trách nhiệm hoặc chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp Hơn thế nữa, việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành chủ yếu dựa vào việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, trong khi đó giám sát tối cao của Quốc hội phụ thuộc vào các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội Vì thế không tránh khỏi sự ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến; 18
Hai là, chúng ta chưa có một cơ chế hữu hiệu nào để giám sát chính hoạt động
của Quốc hội và giám sát tính hợp hiến của các đạo luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành cũng như việc giải quyết và hệ quả pháp lý trong trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có dấu hiệu trái với Hiến pháp Mặc dù Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn
18 http://www.na.gov.vn/Sach_QH/phathuygiatri/Phan2/13.htm
10