1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) đánh giá mô hình nông nghiệp và các phương pháp kỹ thuật trồng cà tím tại tzur farm, moshav ein yahav, arava, israel

63 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Mô Hình Nông Nghiệp Và Các Phương Pháp Kỹ Thuật Trồng Cà Tím Tại Tzur Farm, Moshav Ein Yahav, Arava, Israel
Tác giả Giàng A Sinh
Người hướng dẫn ThS. Đỗ Trung Hiếu
Trường học Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Khuyến Nông
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 7,74 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (8)
    • 1.2 Mục tiêu của đề tài (10)
      • 1.2.1 Mục tiêu (10)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (10)
    • 1.3 Phương pháp thực hiện (12)
      • 1.3.1 phương pháp tiếp cận có sự tham gia (12)
      • 1.3.2 Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp (13)
      • 1.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin (0)
      • 1.4.1 Thời gian thực tập (15)
      • 1.4.2 Địa điểm thực tập (15)
  • Phần 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP (16)
    • 2.1 Tóm tắt về cơ sở thực tập (16)
    • 2.2 Mô tả công việc tại cơ sở thực tập (18)
    • 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập (19)
      • 2.3.1. Phân tích chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức (19)
      • 2.3.2 Đánh giá cách quản lý nguồn lực tại cơ sở thực tập (21)
      • 2.3.3 Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh cà tím tại cơ sở thực tập (27)
      • 2.3.4 Những công nghệ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất cà tím (34)
      • 2.3.5 Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của trang trại (40)
      • 2.3.6 Sản lượng cà tím của trang trại (42)
      • 2.3.7 Chi phí và hiệu quả sản xuất cà tím của trang trại (42)
  • Phần 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP (48)
    • 3.1 Ý tưởng của dự án (48)
      • 3.1.1 Tên ý tưởng (48)
      • 3.1.2 giá trị cốt lõi của dự án (48)
    • 3.2 Khách hàng (49)
    • 3.3 Hoạt động chính của dự án (50)
    • 3.4 Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn (51)
      • 3.4.1 Chi phí đầu tư ban đầu (51)
      • 3.4.2 Doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn (54)
    • 3.5 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (56)
    • 3.6 Những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện ý tưởng và biện pháp giảm rủi ro (56)
      • 3.6.1 Nhũng rủi ro có thể gặp phải (56)
      • 3.6.2 Biện pháp giảm thiểu rủi ro (57)
      • 3.6.3 Những kiến nghị nhằm hỗ trợ hiện thực ý tưởng (57)
  • Phần 4. KẾT LUẬN (58)
    • 4.1 Kết luận thực tập tại trang trại Tzur (58)
    • 4.2 Kết luận về ý tưởng khởi nghiệp (59)

Nội dung

TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP

Tóm tắt về cơ sở thực tập

• Tên cơ sở thực tập Tzur farm

• Địa chỉ: Farm 89, Ein Yahav, Israel

• Website: http://www.tzurfarm.com

• Email: tzur151@arava.co.il

• Lịch sử hình thành và phát triển: Tzur là một trong những trang trại được thành lập sớm nhất vào những năm 1967 khiIsraelcó chính sách khuyến khích, đầu tư đưa người Israel vào sinh sống và khởi nghiệp tại vùng Arava nói chung và moshav Ein Yahav nói riêng Từ chỉ sản xuất các loại cây trồng như: Hành tím, cà chua vào những năm đầu khởi nghiệp (những năm 70 của thế kỷ trước), đến năm 2001 trang trại bắt đầu thu gom, mua chà là từ các moshav, kibbutz tại vùng Arava và khu vực biển chết từ đó mở thêm nhà xưởng đầu tư máy móc dây chuyền sản xuất để phân loại và đóng gói quả chà là kết hợp với trồng các loại cây trồng trên farm Cho đến năm 2016 trang trại đầu tư sản xuất thêm dây chuyền sản xuất silan từ quả chà là cùng với sản xuất cà loại sản phẩm nông sản như: Cà chua, dưa lưới, cà tím,… Sau gần 55 năm xây dựng và phát triển trải qua hơn 2 thế hệ, trang trại Tzur đang là một trong những trang trại, công ty lớn nhất vùng Arava thu hút hơn hơn 120 lao động thời vụ cho người Israel vào mỗi vụ chà là hàng năm và hơn 80 lao động và sinh viên chính thức đến đến từ khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Châu Phi đến lao động, học tập về lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra công việc có thu nhập ổn định góp phần vào sự phát triển chung của Ein Yahav, tạo ra môi trường nghiên cứu, trải nghiệm, chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên thực tập.

• Mô tả lĩnh vực kinh doanh: Tzur farm là một công ty thuộc sở sở hữu của ông Ilan, chuyên thu mua quả chà là từ các farm khác tại trong khu vực Arava, biển chết, biển hồ Galilee để bảo quản, phân loại và đóng gói, sản xuất silan để phân phối tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các nước như: Liên minh châu âu (EU), Liên Bang Nga, Canada, Brazil, và sản xuất, đóng góicác sản phẩm nông sản như: Cà chua, dưa lưới, ớt chuông, chà là, cà tím.

• Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tzur farm:

Sơ đồ 2.1: Sơ đông bộ máy tổ chức của trang trại Tzur

( Nguồn: Số liệu được điều tra, khảo sát năm2021)

Mô tả công việc tại cơ sở thực tập

Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập

STT Công việc Bài học nghiệm

1 - Tham gia vào công việc - Sự kiên trì, chịu đựng trong sản làm đất nhặt đá xuất.

- Lắp đặt, sửa chữa hệ - Hiểu được tầm quan trọng và những thống tưới nhỏ giọt hiệu quả của áp dụng những thành tựu

- Kéo nilon, cắt lỗ nilon KH-KT và trong sản xuất để giảm

- Cắm cột sắt, kéo dây thiểu sức lao động. chống đổ cho cây trồng.

2 - Hiểu được các quy trình kỹ thuật trong trồng cây con.

- Nắm được các quy trình trong chăm sóc cây, cách phòng trừ dịch bệnh trên

- Trồng, chăm sóc và thu cây trồng

-Tầm quan trọng của việc sử dụng các hoạch các loại cây ( Dưa loại thuốc có nguồn gốc chế phẩm lưới, cà tím, cà chua ). sinh học cũng như sử dụng thiên địch trong sản xuất để tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh và an toàn.

- Cách thu hoạch, phân loại và bảo quản nông sản.

3 - Rèn luyện tính kiên trì, chịu đựng

- Dọn dẹp trang trại sau của bản thân trước sự khắc nghiệt của thời tiết. thu hoạch.

- Tầm quan trọng và ý thức bảo vệ môi trường và cảnh quan tại trang trại.

4 - Biết cách phân loại và đóng gói chà là.

- Sản xuất, phân loại và - Tầm quan trọng và những hiệu quả to lớn lớn trong áp dụng máy móc và đóng gói chà là. công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế

- Sản xuất silan từ quả chà biến. là - Rèn luyện tính kỷ luật, trách nhiệm

- Dọn dẹp nhà máy sau khi và tự ý thức của bản thân. ngày làm việc.

- Biết cách giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng cao cho xuất khẩu.

Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập

2.3.1 Phân tích chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức:

+ Ông chủ: Farm Tzur thuộc sở hữu, quản lí, điều hành của ông Ilan,

53 tuổi (Trình độ Đại Học), có các vai trò, nhiệm vụ sau:

- Là người lập kế hoạch cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Tìm kiếm, trao đổi, ký kết hợp đồng thu mua chà là từ các moshav, kibbutz khác.

- Có nhiệm vụ quản lí, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, cung cấp, sửa chữa bảo dưỡng các loại công cụ, dụng cụ, máy móc trang thiết bị phục vụ sản suất nông nghiệp.

- Là người trực tiếp quản lí, tham gia và giám sát quá trình trồng trọt từ lựa chọn giống, nguồn giống, chăm sóc, phòng ngừa và điều trị bệnh.

- Đánh giá, kiểm tra chất lượng của sản phẩm.

- Tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông sản ( Dưa lưới, cà chua, cà tím ) cũng như các sản phẩm được, sản xuất, chế biến từ quả chà là.

- Là người trực tiếp trả lương cho công nhân viên.

+ Kế toán: Bác Pera, 42 tuổi, người Israel (Trình độ Đại học) có các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Lập bảng kế hoạch, phân công công việc cụ thể công việc cho các công nhân, sinh viên cho trong ngày và trong tuần.

- Tiếp nhận những kế hoạch, ý kiến của ông chủ truyền đạt cho công nhân, sinh viên.

- Theo dõi, giám sát máy vân tay chấm công, sửa chữa, hoàn thiện, in ấn bảng lương của công nhân và sinh viên.

- Trình báo cho ông chủ hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống, tiền lương,

- Là người liên kết với ngân hàng tại Israel với các ngân hàng tại quốc gia khác để chuyển khoản tiền lương của công nhân và sinh viên.

+ Công nhân quản lí: Chú Tum, 39 tuổi, người Thái Lan (Trình độ trung học phổ thông, có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại farm); chú Wathi 35 tuổi, người Thái Lan (Trình độ trung học phổ thông, có 5 năm kinh nghiệm làm việc tại farm); chú Chakhon, 33 tuổi, người Thái Lan (Trình độ trung học phổ thông, có 5 năm kinh nghiệm làm việc tại farm) Có các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Trực tiếp tham gia vào cáchoạt động sản xuất tại farm và trong nhà máy.

- Là người lái traktor, đưa đón công nhân và sinh đến địa điểm làm việc.

- Chuẩn bị các loại dụng, trang thiết bị cần thiết phụ vụ công việc.

- Kiểm tra, điều hành, quản lí công nhân, sinh viên và các dụng cụ, trang thiết bị trong quá trình làm việc tại farm

- Phân công công việc cho công nhân, sinh viên, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân, sinh viên trong quá trình làm việc.

- Kịp thời báo cáo cho ông chủ về tình hình tại farm khi cần thiết

- Trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất dưới sự điều hành giám sát sự hướng dẫn của chủ trạivà quản lí Theo dõi sự phát triển của cây trồng, phản hồi và nhận phản hồi tình trạng cây trồng hàng ngày, có hướng xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra.

- Hoàn thành mọi công việc được giao.

- Cùng với công nhân lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất tại farm và trong nhà máy.

- Tham gia đầy đủ các buổi học của trường cũng như tham gia và hoàn thành tốt mọi công việc tại trang trại.

Tất cả các cá nhân đều có mối liên hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau Chủ trang trại sẽ là người đưa ra những kế hoạch trong sản xuất, phổ biến kế hoạch cho kế toán và công nhân quản lí, chỉ đạo công việc, hướng dẫn kỹ thuật mới Kế toán đưa ra bảng phân công công việc cụ thể gửi đến công nhân và sinh viên Lao động, giải quyết một phần hoặc toàn bộ các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, các vấn đề về lương, Công nhân và sinh làm việc theo sự chỉ đạo, phân công của ông chủ và bảng phân công của kế toán, nếu có bất cứ vấn đề nào đều có thể báo cáo trực tiếp với chủ trang trại, kế toán hoặc gián tiếp thông qua quản lí Trong quá trình sản xuất, chủ trang trại luôn khuyến khích sinh viên đưa ra các ý kiến, ý tưởng hay có thể áp dụng vào trong sản xuất Lao động và sinh viên là người trực tiếp chăm sóc cây trồng, do đó nếu phát hiện cây trồng gặp vấn đề thì kịp thời báo cáo với chủ để có những biện pháp khắc phục kịp thời.

2.3.2 Đánh giá cách quản lý nguồn lực tại cơ sở thực tập a, Nguồn lực bên trong ( Nội lực )

- Trang trại Tzur farm có tổng diện tích sản xuất là 265 dunam (26,5 ha), được chia thành các farm được đánh số như: số 8 ( diện tích 15 ha ), số 6 (diện tích 4 ha), số 5 (diện tích 2 ha), số 4 (diện tích 1,5 ha), số 3 (diện tích 2 ha), số 2 (diện tích 1 ha), số 1 (diện tích 1 ha).Trong đó, diện tích đất trồng dưa lưới là 10 ha (chiếm37,74%), trồng cà chua là 10 ha (chiếm 37,74% ), trồng cà tím là 6,5 ha (chiếm 24,52% ).

Diện tích trồng dưa lưới Diện tích trồng cà chua Diện tích trồng cà tím

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu đất nông nghiệp tại trang trại Tzur, năm 2021

- Nhìn chung các khu đất sản xuất của farm nằm cách khu vực moshav khoảng dưới 2 km, riêng farm số 6 cách moshov 5,5 km.

- Các khu đất sản xuất có diện tích bằng phẳng, thuận tiện cho sử dụng máy móc trong sản xuất.

- Tất cả các khu đất của trang trại có hệ thống giao thông đi lại thuận lợi cho việc vận chuyển các vật tư thiết yếu cho việc trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm.

- Các trang trại đều có đường dây điện và ống dẫn nước đến tận farm thuận lợi trong lắp đặt các loại máy, máy bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Đất trồng chủ yếu là đất sa mạc, đất cát, nghèo dinh dưỡng Do đó, trang trại đã mất khá nhiều năm để cải tạo đất trồng bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ ( Chủ yếu là phân bò ), mua đất mùn từ những vùng khác để rải lên bề mặt đất của trang trại cũng như sử dụng máy móc xới đất và loại bỏ các loại đá có kích cỡ lớn.

- Ông Ilan là người có kiến thức và chuyên môn, kinh nghiệm hơn 20 năm trong việc trong trồng các loại các cây như: Dưa lưới, cà chua, cà tím, chà là. Ứng dụng thành thạo công nghệ kỹ thuật và kịp thời nắm bắt, sáng tạo trong ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất

- Ông Ilan còn là người có trách nhiệm, thông minh trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ và hết mình trong từng sản phẩm được đưa ra thị trường.

- Là một chuyên gia thực thụ trong sản xuất nông nghiệp, trong quản lý các trang thiết bị hiện đại trong nhà máy cũng như trong quản lí nhân sự.

- Là người có trình độ chuyên môn tay nghề cao, nắm rõ quy trình sản xuất của cây trồng, nhuần nhiễm trong việc sử dụng các phương tiện nông nghiệp và máy móc hiện đại trong nhà máy sản xuất.

- Là người có chuyên môn, trình độ cao Thành thục trong việc sử dụng máy tính, kịp thời đưa ra những thông báo cho công nhân và sinh viên khi có yêu cầu từ ông chủ.

- Có kỹ năng xử lí các vấn đề mà công nhân, sinh viên gặp phải.

- Có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc cũng như đưa ra những giải pháp giúp đỡ khi cần thiết.

+ Công nhân và sinh viên

- Toàn bộ trang trại Tzur có tổng số 33 lao động đến từ Thái Lan và 49 sinh viên Trong đó, 22 sinh viên Việt Nam, 4 sinh viên Lào, 7 sinh viên Myanmar và 16 sinh viên Campuchia.

Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP

Ý tưởng của dự án

- Tên ý tưởng: Trồng dưa lưới trong nhà kính tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái

Dưa lưới là loại quả có vị ngọt, có tính mát chứa nhiều loại vitamin (như: vitamin A, E), axit folic (chất chống oxy hóa), kali và nhiều loại chất xơ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời giúp tăng cường hoạt động miễn dịch, có tác nhuận tràng, chống táo bón, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi và phụ nữ trong thời gian mang bầu, ngăn ngừa loãng xương cũng như cung cấp nhiều loại chất tốt cho cơ thể khác Vì vậy, dưa lưới được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi vị ngọt, mát được tiêu thụ trong cuộc sống hàng ngày, trong bữa ăn, làm nước ép dưa hoặc làm kem, Hiện nay, qua tìm hiểu thực tế em nhận thấy dưa lưới là một loại cây trồng còn xa lạ, chưa được trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung và trên địa bàn huyện Mù Cang Chải nói riêng Nhiều loại dưa lưới được bán trong các siêu thị tại một số siêu thị tại thành phố, thị trấn trên địa bàn tỉnh có nguồn gốc từ những địa phương khác như: Vĩnh Phúc, Hà Nội có giá khá cao ( khoảng 60.000 – 80.000 ) khó tiếp cận được với những người có thu nhập thấp cùng với đó là những loại dưa lưới giá rẻ có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc được bán trên các chợ tại địa phương đặt ra những nghi vấn về an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng Do vậy, em muốn xây dựng và thành lập ý tưởng về sản xuất dưa lưới trong nhà kính tại địa phương.

3.1.2 Giá trị cốt lõi của dự án

+ Nhằm tạo ra những sản phẩm sạch đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.

+ Tạo ra công việc có thu nhập cho ản thân và người lao động.

+ Giới thiệu mô hình sản xuất nhằm đưa mô hình mới và những ý tưởng mới cho người dân tại địa phương.

Khách hàng

Kênh phân phối Quan hệ khách hàng tiêu

+ Khách hàng mục Kênh phân phối sảm phẩm + Điều tra, phỏng vấn tiêu của ý tưởng là của ý tưởng tập trung chủ người tiêu dùng, những những người nội yếu vào 2 kênh chính sau: người nội trợ các công ty, trợ, những người + kênh trực tiếp: Liên kết doanh nghiệp, siêu thị về yêu thích những sản với siêu thị nhằm cung nhu cầu tiêu thụ sản phẩm phẩm sạch, an toàn cấp sản phẩm cho siêu thị, sạch.

+ Các công ty, bán trực tiếp cho thương + Thường xuyên thăm dò ý doanh nghiệp có nhu lái tại những địa phương kiến, nguyện vọng của cầu lớn cho nhân không có siêu thị và cho những khách hàng từng viên và công nhân du khách thử và bán trực tiêu thụ sản phẩm để tiếp tại trang trại không ngừng cải tiến sản + Kênh gián tiếp: Lập ra phẩm theo nhu cầu của các trang quảng cáo trên khách hàng.

Facebook, trên trang web, + Tạo ra nguồn đầu ra ổn sản xuất những video giới định cho các siêu thị, thiệu về trang trại trên doanh nghiệp, công ty TừYoutbe và thông qua đó tạo ra sự an tâm về số người tiêu dùng, những lượng và chất lượng cho người tham quan trang trại sản phẩm đảm bảo sự hợp giới thiệu đến khách hàng tác lâu dài.

Hoạt động chính của dự án

Nguồn lực Hoạt động chính Đối tác

- Đất đai: Gia đình - Tìm kiếm, thăm dò, đánh giá thị - Đầu vào: có sẵn đất đai với trường + Liên kết với ngân diện tích 3500 mét - Tận dụng nguồn đất đai diện tích hàng để vay vốn vuông 3500 mét vuông có sẵn của gia nguồn tài chính.

- Tài cính: đình + Ký kết hợp đồng

+ Huy động vốn tự - Huy động nguồn vốn đầu tư thu mua một số cơ có của gia đình trang thiết bị chuẩn bị xây dựng sở vật chất cần

+ Vay vốn từ người trang trại thiết, phân bón, thân, bạn bè - Tìm kiếm nhân lực: tận dụng giống,

+ Vay vốn từ ngân nguồn lao động tại địa phương, - Đầu ra: không hàng những người có đam mê nông ngừng tìm kiếm,

- Nhân lực: nghiệp Tìm kiếm 1 - 2 người tốt giới thiệu sản phẩm + Tìm kiếm những nghiệp Cao Đẳng, Đại học có cho du khách, tìm bạn có chung đam chung đam mê hoặc những người kiếm thị trường tiêu mê nông nghiệp, có từng tham gia lao động trong lĩnh thụ sản phẩm Kết tính sáng tạo vực trở về từ nước ngoài ký hợp đồng và + Những người tốt - Xây dựng nhà kính, cải tạo đất, đảm bảo nguồn nghiệp đại học, cao lắp đặt hệ thống điện, nước, tìm cung đầu ra cho các đẳng về lĩnh vực kiếm đầu vào (phân bón, giống, chuỗi siêu thị, cửa nông nghiệp, trồng thuốc BVTV, ) chuẩn bị cho vụ hàng bán lẻ và công trọt trồng ty.

+ Các lao động hoặc - Trông và chăm sóc cây. sinh viên đã từng - Không ngừng học hỏi thêm kinh tham gia lao động, nghiệm trên các phương tiện thông làm việc về lĩnh vực tin đại chúng, thăm quan học hỏi nông nghiệp trở về từ từ những mô hình khác các quốc gia khác - Tìm kiếm thị trường đầu ra trong và ngoài tỉnh, ký kết hợp đồng cung cấp cho siêu thị, hệ thống bán lẻ và công ty.

- Không ngừng quảng bá, giới thiệu cho du khách đến thăm quan cũng như người tiêu dùng.

Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn

3.4.1 Chi phí đầu tư ban đầu a, Chi phí đầu tư ban đầu của ý tưởng:

Bảng 3.1 Chi phí đầu tư ban đầu của dự án

Hạn mục xây Đơn giá Thành tiền năm mô sau khấu hao dựng (Đồng/M²) (Đồng) khấu

Trang trại dự kiến sẽ xây dựng trên diện tích 3500 M² với chi phí đầu tư ban đầu cho xây dựng nhà kính là 770.000.000 đồng, với mức khấu hao mỗi năm là 38.500.000 đồng Ngoài ra, cần phải cải tạo đất để phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của dưa lưới cần cải tạo đất với chi phí ban đầu cho cải tạo đất là 20.000.000 đồng, với khấu hao mỗi năm là 1.000.000 đồng Như vậy, để xây dựng nhà kính và cải tạo đất cho ý tưởng trồng dưa lưới cần mức đầu tư ban đầu là 790.000.000 đồng với tổng khấu hao mỗi năm là 39.500.000 đồng. b, Chi phí đầu tư trang thiết bị của ý tưởng

Bảng 3.2 Chi phí đầu tư trang thiết bị của dự án Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền Số năm Thành tiền sau

STT Trang thiết bị đầu tư khấu hao tính lượng (Đồng) (Đồng) khấu hao

9 Chi phí phát sinh khác 10.000.000 1 10.000.000

Quả bảng 3.2 ta thấy chi phí đầu tư trang thiết bị sản xuất của dự án là 193.200.000 đồng, số khấu hao sau một năm của các trang thiết bị trên là 59.420.000/năm Như vậy, khấu hao của các trang thiết bị có số năm khấu hao từ 1 đến 20 năm tùy thuộc vào từng loại trang thiết bị tại trang trại. c, Chi phí đầu tư hàng năm của ý tưởng

Thời vụ sản xuất dưa lưới của trang trại sẽ bắt đầu từ đầu tháng 3 hàng năm vì khoảng thời gian này khí hậu tại địa phương bắt đầu có nắng nóng, nhiệt độ tăng lên với mức nhiệt từ 18 – 25 độ C không còn rét đậm rét hại và khả năng xảy ra băng giá, kèm theo những cơn mưa nhỏ rất phù hợp cho xuống giống Dự kiến dưa lưới tại trang trại sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ giữa tháng 4 và tháng 7 là khoảng thời gian cây bắt đầu già yếu, không cho năng suất nên cần dọn dẹp trang trại và kết thúc mùa vụ Chi phí đầu tư hàng năm cho sản xuất của ý tưởng được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.3 Chi phí đầu tư hàng năm của dự án

STT Loại chi phí Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền tính lượng (Đồng) (Đồng)

7 cụ LĐ, dây buộc, ) vụ 1

Qua bảng 3.3 cho thấy chi phí đầu tư hàng năm của ý tưởng là 220.000.000 đồng/năm, trong đó chi phí cho 4 nhân công lao động trong 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với mức đầu tư 168.000.000 đồng/Vụ.

=> Như vậy: Tổng chi phí đầu tư hàng năm và khấu hao hàng năm của trang trại là: a + b + c = 39.500.000 + 59.420.000 + 220.000.000 318.920.000 đồng/năm

3.4.2 Doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn a, Doanh thu dự kiến của ý tưởng:

Bảng 3.4 Doanh thu dự kiến của dự án

Loại sản phẩm Tổng Năng suất Đơn giá Thành tiền

Với mật độ trồng 2,5 cây/m², với trung bình 2 quả/cây, mỗi quả có khối lượng trung bình 1,6 kg, dự kiến năng suất dưa lưới trung bình của dự án là 8 tấn/nghìn m², với giá bán là 35.000 đồng/kg Vậy, mỗi năm doanh thu của dự kiến của trang trại là 980.000.000 đồng /năm. b, Hiệu quả kinh tế của ý tưởng

Bảng 3.4 Hiệu quả kinh tế dự kiến của dự án

STT Chỉ tiêu Giá trị

1 Giá trị sản xuất(GO) 980.000.000

2 Chi phí trung gian(IC) 220.000.000

4 Tổng chi phí và sau khấu hao 318.920.000

Qua bảng số liệu trên, ta thấy, doanh thu dự kiến của ý tưởng là 980.000.000 đồng/năm Tổng chi phí trung gian và chi phí khấu hao tài sản sau một năm là 318.920.000 đồng/năm Như vậy, sau khi trừ trừ đi chi phí trung gian và chi phí khấu hao, ta có lợi nhuận của ý tưởng là 661.108.000 đồng/năm, đây là một nguồn doanh thu ổn định cho trang trại, tạo nên công việc ổn định cho người lao động, từ đó góp phần vào sự gia tăng GDP tại địa phương. c, Điểm hòa hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí Hay nói cách khác thì tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận. Để tính toán được điểm hòa vốn ta cần một số dữ liệu, cụ thể là chi phí cố định, giá bán sản phẩm và chi phí biến đổi cho mỗi sản phẩm Theo đó, nhìn vào bảng 3.4, ta có:

+ Chi phí cố định trung bình của ý tưởng là: 59.420.000 đồng/năm + Giá bán của sản phẩm: 35.000 đồng/kg

+ Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm là: Chi phí trung gian (IC)/Tổng sản lượng = 220.000.000/28000 = 7857,142 đồng.

+ Áp dụng công thức tính điểm hòa vốn: Qhv = F/(p – v)

Trong đó: Qhv là sản lượng tại điểm hòa vốn F là chi phí cố định p là giá bán của sản phẩm v là chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm

=> Như vậy, dự án sẽ hòa vốn với sản lượng 3644.4 (kg)

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

+ Có ý chí quyết tâm, học hỏi, nhiệt + Thiếu nguồn vốn đầu tư ban đầu huyết, đam mê khởi nghiệp + Chưa có kinh nghiện trong khởi +Sảm phẩm được áp dụng mô hình nghiệp. sản xuất mới nên đảm bảo chất lượng, + Kỹ năng quản lý nhân lực, tài chính an toàn cho người tiêu dùng còn thấp.

+ Có sẵn nguồn tài nguyên đất đai, + Chưa xây dựng được thương hiệu nước tưới tiêu cho sản xuất và tạo dựng niềm tin.

+ Là một trong những trang trại đầu + Thời tiết tại địa phương có sự thay tiên tại địa phương nên có thể dễ dàng đổi thất thường ( Lũ lụt, sạt lở, bão, tiếp cận với người tiêu dùng rét đậm rét hại ).

+ Có nhiều chính sách ưu tiên và ưu + Sản phẩm chưa được nhiều người đãi cho khởi nghiệp của nhà nước biết đến do đó vẫn còn nhiều sự hoài + Sự phát triển của công nghệ thông nghi đến từ người tiêu dùng. tin, internet dễ dàng tìm kiếm thông + Có nhiều sản phẩm thay thế cạnh tin, học hỏi kinh nghiệm cũng như tranh. quảng bá sản phẩm + Giá cả thị trường thay đổi thất + Có nhiều phiên chợ, hội chợ tại địa thường. phương có thể tận dụng các cơ hội đó +Thị trường tiêu thụ tại địa phương để quảng bá sản phẩm có quy mô nhỏ nên sẽ thất thoát, khấu hao trong quá trình vận chuyển đi xa.

Những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện ý tưởng và biện pháp giảm rủi ro

3.6.1 Nhũng rủi ro có thể gặp phải

Do ý tưởng của dự án còn mới mẻ, bản thân còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong khởi nghiệp nên sẽ gặp nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện ý tưởng, những rủi ro có thể gặp phải là:

+ Rủi ro trong quá trình sản xuất, thiếu kinh nghiệm, dịch bệnh có thể gây giảm thiểu năng suất, chất lượng của sản phẩm.

+ Rủi ro về giá cả thị trường, giá cả thị trường bấp bênh không ổn định. + Những rủi ro về sự thay đổi thất thường của điều kiện thời tiết như: Sạt lở, rét hại, bão, có thể dẫn đến mất mùa

+ Những rủi ro trong bảo quản, tiêu thụ sản phẩm: trong quá trình bảo quản và vận chuyển sản phẩm có thể dẫn đến sự dập nát, hư hỏng gây thiệt hại, khấu hao sản phẩm.

+ Rủi ro trong quản lý nhân lực, quản lý tài chính, bài toán kinh tế trong phát triển doanh nghiệp.

3.6.2 Biện pháp giảm thiểu rủi ro

+ Tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, ký kết hợp đồng tiêu thụ với các công ty, chuỗi siêu thị để đảm bảo giá cả đầu ra ổn định cho sản phẩm.

+ Không ngừng học hỏi những kỹ năng quản lý trang trại cũng như quản lý tài chính.

+ Lập ra những kế hoạch cụ thể cho mỗi vụ sản xuất nhằm chuẩn bị trước và đưa ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro.

+ Tham quan, học hỏi các trang trại khác để học hỏi thêm những kinh nghiệm mới.

+ Tham gia bảo hiểm nông nghiệp để được hỗ trợ một phần nếu gặp phải những rủi ro không đáng có.

3.6.3 Những kiến nghị nhằm hỗ trợ hiện thực ý tưởng Ý tưởng khởi nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra sản phẩm sạch đến người tiêu dùng, góp phần tạo ra việc làm cho người lao động tại địa phương nhưng do lý tưởng khởi nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về nguồn tài chính đầu tư nên cần sự đầu tư của doanh nghiệp cũng như chính sách vay vốn phát triển trang trại của nhà nước, cần sự hỗ trợ để tạo ra sợi dây liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà nghiên cứu, nhà nông và doanh nghiệp ) trong quá trình sản xuất kinh doanh của nhà nước.

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Bản đồ Israel và vùng Arava - (Luận văn) đánh giá mô hình nông nghiệp và các phương pháp kỹ thuật trồng cà tím tại tzur farm, moshav ein yahav, arava, israel
Hình 1.1 Bản đồ Israel và vùng Arava (Trang 8)
Sơ đồ 2.1: Sơ đông bộ máy tổ chức của trang trại Tzur - (Luận văn) đánh giá mô hình nông nghiệp và các phương pháp kỹ thuật trồng cà tím tại tzur farm, moshav ein yahav, arava, israel
Sơ đồ 2.1 Sơ đông bộ máy tổ chức của trang trại Tzur (Trang 17)
Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập - (Luận văn) đánh giá mô hình nông nghiệp và các phương pháp kỹ thuật trồng cà tím tại tzur farm, moshav ein yahav, arava, israel
Bảng 2.1 Mô tả công việc tại cơ sở thực tập (Trang 18)
Bảng 2.2: Cơ sở vật chất của trang trại Tzur - (Luận văn) đánh giá mô hình nông nghiệp và các phương pháp kỹ thuật trồng cà tím tại tzur farm, moshav ein yahav, arava, israel
Bảng 2.2 Cơ sở vật chất của trang trại Tzur (Trang 25)
Bảng 2.3: Kế hoạch sản xuất cà tím của trang tại Tzur Thời gian Công việc cụ thể cần thực hiện - (Luận văn) đánh giá mô hình nông nghiệp và các phương pháp kỹ thuật trồng cà tím tại tzur farm, moshav ein yahav, arava, israel
Bảng 2.3 Kế hoạch sản xuất cà tím của trang tại Tzur Thời gian Công việc cụ thể cần thực hiện (Trang 27)
Hình 2.1: Lên luống đất trồng cà tím - (Luận văn) đánh giá mô hình nông nghiệp và các phương pháp kỹ thuật trồng cà tím tại tzur farm, moshav ein yahav, arava, israel
Hình 2.1 Lên luống đất trồng cà tím (Trang 28)
Hình 2.3: Buộc dây cà tím - (Luận văn) đánh giá mô hình nông nghiệp và các phương pháp kỹ thuật trồng cà tím tại tzur farm, moshav ein yahav, arava, israel
Hình 2.3 Buộc dây cà tím (Trang 31)
Hình 2.4: Thu hoạch cà tím - (Luận văn) đánh giá mô hình nông nghiệp và các phương pháp kỹ thuật trồng cà tím tại tzur farm, moshav ein yahav, arava, israel
Hình 2.4 Thu hoạch cà tím (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w