Người lao động không đủ khả năng, công việc sẽ tồn đọng, thiếu hiệu quả v.v… Thành phố Hồ Chỉ Minh - trung tâm phát triển kinh tế của cả nước, đang phấn đấutrở thành thành phố thông min
Phần nội dung Chương 1 Cơ sở lí luận 1.1 Một số khái niệm liên quan
Các nội dung liên quan
a Đặc điểm của nguồn nhân lực ở Viêt Nam hiện nay
Nguồn nhân lực trẻ, tỷ lệ nam - nữ khá cân cân bằng.
Nguồn nhân lực có quy mô lớn, tăng nhanh hàng năm.
Cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ còn chưa hợp lý giữa thành thị – nông thôn, giữa các vùng, miền lãnh thổ, các thành phần kinh tế và giữa các ngành kinh tế.
Nguồn nhân lực Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị và thời gian lao động thấp ở khu vực nông thôn không.
Nguồn nhân lực Việt Nam có năng suất lao động và thu nhập thấp.
Nguồn nhân lực Việt Nam có trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật còn thấp, bố trí không đều, sức khỏe vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. b Vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam
Nâng cao chất lượng công việc, hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Duy trì và nâng cao năng lực cốt lõi của nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp xúc với tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động kinh doanh
Tạo sự cam kết với nhân sự lâu dài
Tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp khác
Tiết kiệm chi phí và tài nguyên cho doanh nghiệp vì không cần đổi mới nhân sự quá nhiều vì năng lực không thích ứng
Đối với người lao động
Tạo sự kết nối vững chắc giữa người lao động và doanh nghiệp.
Tăng sự chuyên nghiệp trong công việc cho người lao động
Tăng khả năng thích ứng của người lao động với công việc ở hiện tại và tương lai.
Phát huy sự sáng tạo của người lao động.
Đáp ứng nhu cầu phát triển kĩ năng và kiến thức của người lao động.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Tại nhóm tiêu chí này, bạn sẽ phải xem xét các nhân tố về trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng mềm
Trình độ học vấn là nền tảng ban đầu cho tiếp thu kiến thức chuyên môn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo, tái đào tạo Doanh nghiệp sở hữu nhiều lao động có trình độ càng cao như trung cấp, cao đẳng, đại học thì trí lực của tổ chức đó càng được nâng cao.
Trình độ chuyên môn Đây là tiêu chí được sử dụng để đánh giá những năng lực cần thiết của người lao động, từ đó tổ chức có thể sắp xếp và phân bổ công việc hợp lý Nhờ vậy, nhân sự sẽ tạo ra hiệu suất cao nhờ những thế mạnh của bản thân Thêm vào đó, Doanh nghiệp có thể dựa vào trình độ chuyên môn để đưa ra định hướng phát triển cũng như đưa ra các giải pháp để nâng cao nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp
Trong quá trình làm việc, người lao động cần có kỹ năng mềm như giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm, Đây là những yếu tố sẽ quyết định đến 75% sự thành công của một con người Việc trang bị kỹ năng mềm sẽ giúp người lao động dễ dàng tiến bộ, thăng tiến thông qua việc phát huy tiềm năng, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
Người lao động cần đảm bảo được sức khỏe về mặt thể chất, tinh thần và xã hội
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện đại, sự dẻo dai, linh hoạt và khả năng chịu đựng là những phẩm chất không thể thiếu Không chỉ vậy, khỏe mạnh về thể chất còn bao gồm cả sự sảng khoái và thoải mái Sự sảng khoái và thoải mái của một cá nhân được thể hiện qua sức mạnh, sự nhanh nhẹn, tính dẻo dai, sức đề kháng và khả năng chịu đựng khắc nghiệt.
Người lao động cần thỏa mãn về cảm xúc và tinh thần trong quá trình làm việc.
Cụ thể, họ phải luôn lạc quan, sống tích cực, yêu đời và chủ động Một người có sức khỏe tinh thần tốt đồng nghĩa với việc có một lối sống văn minh Nói cách khác, tiêu chí sức khỏe tinh thần được đánh giá thông qua sự cân bằng trong hoạt động giữa lý trí và cảm xúc.
Người lao động cần cảm thấy thoải mái trong các mối quan hệ xung quanh Sức khỏe xã hội biểu hiện qua sự cân bằng giữa cá nhân và cộng đồng Người lao động phải hòa nhập với những người xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp, ông, bà, cha hoặc mẹ Càng hòa nhập với mọi người và nhận được sự yêu mến từ những người xung quanh sẽ chứng minh người lao động có sức khỏe xã hội tốt.
Người lao động phải có đạo đức, thái độ và hành vi phù hợp với các tiêu chuẩn. Các tiêu chí được sử dụng phổ biến là:
Tiêu chí về phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
Tiêu chí về thái độ và ý thức cho công việc.
Tiêu chí về tác phong làm việc.
Tiêu chí đánh giá sự chuyên nghiệp như kỹ năng, chuyên môn hoặc thâm niên trong nghề.
Doanh nghiệp cần xây dựng thêm các yêu cầu cụ thể ứng với từng tiêu chí trên. Hãy đảm bảo các yêu cầu được đưa ra phải phù hợp với điều kiện của tổ chức Đây sẽ là những cơ sở để đưa ra các tiêu chuẩn xếp loại nhân sự.
1.3.4 Chất lượng đầu ra công việc
Tiêu chí đánh giá thông qua chất lượng đầu ra công việc được xem là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Kết quả trong quá trình làm việc của nhân viên phản ánh kỹ năng, chuyên môn và sự phù hợp với công việc Nhờ các thông tin về chất lượng đầu ra, quản lý sẽ có thông tin về sự nỗ lực, khả năng và ưu – nhược điểm của người lao động.
Hơn nữa, công ty cũng sẽ tìm ra được nguyên nhân đằng sau việc nhân viên không đạt đủ tiêu chí Từ đó, Doanh nghiệp sẽ xem xét điều chỉnh chính sách gia tăng chất lượng nhân lực Người lao động có thể được đào tạo lại, khuyến khích tăng lương hoặc thăng chức nhờ kết quả của quá trình làm việc.
Các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực
1.4.1 Hệ thống chính sách của Nhà nước và TP HCM:
Hệ thống chính sách của nhà nước: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta còn cần đến hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước như:
Chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Nếu trình độ y tế cao, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thể trạng và chất lượng nguồn nhân lực Không thể có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, tâm hồn trong sáng, tinh thần thoải mái, phát triển hài hòa trên nền tảng một nền y tế yếu kém, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách văn hóa - xã hội, đời sống văn hóa tinh thần không được quan tâm, đầu tư thỏa đáng.
Chính sách sử dụng, phân bổ và thu hút nhân tài: Việc sử dụng, phân bổ, trọng dụng và thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao hợp lý dựa trên cơ sở năng lực là động lực để người lao động phấn đấu, cống hiến và lên trong quá trình lao động Khi mà cơ hội thăng tiến rộng mở trên tiêu chí phẩm chất đạo đức và tài năng thực sự của bản thân người lao động là nền móng bền vững để người lao động phát huy tối đa sự sáng tạo trong công việc, là bệ phóng để họ khẳng định tài năng và chuyên tâm lao động, sản xuất cống hiến cho xã hội.
Chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chính sách an sinh xã hội phù hợp sẽ là động lực thôi thúc tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, hay say lao động sản xuất của nguồn nhân lực.
Tất cả những chính sách ấy đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển nguồn nhân lực ở nước ta
Hệ thống chính sách của TP Hồ Chí Minh
Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều mục tiêu cụ thể như: Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, đồng thời bổ sung chính sách đủ mạnh để thu hút và trọng dụng nhân tài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó vừa chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chung, chú trọng xây dựng nguồn nhân lực còn thiếu, vừa quan tâm xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao gắn với phát triển khoa học – công nghệ
Tập trung cho những ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ, giá trị tăng cao, có vai trò quyết định, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố nhanh và bền vững, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
1.4.2 Trình độ phát triển KT-XH
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt đời sống dân cư của một quốc gia Kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khoản ngân sách Nhà nước nói chung và nguồn kinh tế dư thừa trong gia đình nói riêng không ngừng tăng lên, con người có điều kiện để đầu tư, tái tạo lại sức lao động thông qua vai trò giáo dục
Trình độ giáo dục và đào tạo phát triển sẽ dẫn đến sự gia tăng hàm lượng trí tuệ trong lao động Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này lại là động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.4.3 Trình độ phát triển khoa học công nghệ
Trong nền kinh tế hiện đại, yếu tố then chốt quyết định sức cạnh tranh chính là trình độ khoa học công nghệ, với trọng tâm là lực lượng trí thức - đội ngũ nòng cốt tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
Khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm thay đổi quá trình tổ chức, trình độ chuyên môn và là động lực thúc đẩy người lao động không ngừng học hỏi, tự đào tạo, tự trao dồi kiến thức
Vì vậy, cần đào tạo, bồi dưỡng thu hút các nhân tài nhằm tạo ra một đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa có năng lực khoa học công nghệ giỏi phục vụ sự nghiệp cách mạng của đất nước.
1.4.4 Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Giáo dục luôn đóng vai trò rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động Do đó, đầu tư cho giáo dục luôn được Đảng ta coi là “quốc sách hàng đầu”, đây là sự đầu tư cho tái sản xuất con người một cách an toàn và mang lại không chỉ hiệu quả kinh tế mà còn cả hiệu ứng lan tỏa, hiệu quả xã hội cao nhất.
Thông qua giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động , hiệu quả công việc, giảm bớt sự giám sát, duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Để tăng cường kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện công việc, nguồn nhân lực phải được giáo dục, đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề Kết quả của giáo dục - đào tạo được thể hiện ở trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
1.4.5 Trình độ phát triển hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe Đầu tư vào sức khỏe cũng giống như đầu tư vào giáo dục, sẽ giúp cải thiện lực lượng lao động Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay
Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018- 2021 2.1 Tình hình chung
Thực trạng nguồn nhân lực
TP Hồ Chí Minh là thành phố có nguồn lực lao động dồi dào đây là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, là nơi có quy mô dân số lớn với cơ cấu dân số trẻ và nhiều nguồn lao động từ các tỉnh khác nhập cư
Năm 2018 dân số trung bình của thành phố Hồ Chí Minh năm đạt hơn 8,84 triệu người Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2018 đạt 4,60 triệu người, chiếm 52,00% dân số, trong đó:
Theo khu vực: Lực lượng lao động thành thị chiếm 78,60% lao động nông thôn chiếm 21,40%
Theo giới tính: Lực lượng lao động nam, chiếm 54,77%, lao động nữ chiếm 45,23%
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế của Thành phố đạt 4,4 triệu lao động, chiếm 94,93% tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên Trong đó lao động trong khu vực nhà nước chiếm 8,00%, lao động trong khu vực tư nhân chiếm 83,99% và trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 8,01%
Năm 2019, dân số trung bình Thành phố Hồ Chí Minh đạt 9,04 triệu người, tăng 2,2% so với năm 2018 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Thành phố đạt 4,84 triệu người, chiếm 53,54% dân số tăng 2,34% so với năm 2018,trong đó:
Theo khu vực: Lực lượng lao động tại khu vực thành thị chiếm 77,46%, khu vực nông thôn chiếm 22,54%,
Theo giới tính: Lực lượng lao động là nam giới chiếm 54,75% và nữ giới chiếm 45,25%.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế của Thành phố đạt 4,71 triệu lao động, chiếm 97,33% tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và tăng 2,4% số lao động so với năm 2018 Trong đó, lao động trong khu vực nhà nước chiếm 7,40% lao động trong khu vực tư nhân chiếm 84,49% và trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 8,11%
Năm 2020, dân số trung bình Thành phố Hồ Chí Minh đạt 9,23 triệu người, tăng 2,1% so với năm 2019 Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Thành phố đạt 4,92 triệu người, tăng 1,7% so với năm 2019 Trong đó
Theo khu vực: Lực lươgng lao động tại khu vực thành thị chiếm 77%, khu vực nông thôn chiếm 23%.
Theo giới tính: Lực lượng lao động là nam giới chiếm 54,57% và nữ giới chiếm 45,43%
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế của Thành phố đạt 4,73 triệu lao động, chiếm 96,33% tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và tăng 1,5% số lao động so với năm 2019 Trong đó, lao động trong khu vực Nhà nước chiếm 7,38%; lao động trong khu vực tư nhân chiếm 84,47% và trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 8,15%
Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Thành phố Hồ Chí Minh đạt 4,62 triệu người, trong đó:
Theo khu vực: Lực lượng lao động tại khu vực thành thị chiếm 79,61%, khu vực nông thôn chiếm 20,39%.
Theo giới tính: Lực lượng lao động tại khu vực là nam giới chiếm 53,62% và nữ giới chiếm 46,37%.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế của Thành phố đạt 4,33 triệu lao động chiến 93,72% tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên Trong đó, lao động trong khu vực Nhà nước chiếm 7,54%, lao động trong khu vực tư nhân chiến 85,54% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 6,92%.
Có thể nói sức khỏe là yếu tố quan trọng không thể thiếu khi đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Nó có tác động vô cùng lớn đến năng suất lao động của cá nhân người lao động khi họ tham gia hoạt động kinh tế cũng như khi chưa tham gia hoạt động kinh tế. Đơn vị tính:%
Bảng 1: Tuổi thọ trung bình người dân TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2021
Theo niên giám thống kê Việt Nam năm 2021
Từ bảng số liệu ta thấy tuổi thọ trung bình của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2021 có xu hướng giảm nhẹ và nữ giới có tuổi thọ trung bình cao hơn nam giới Nhận thấy rằng 2018-2021 là thời kỳ cả nước ta, trong đó có Thành phố
Hồ Chí Minh chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 (từ tháng 1 năm 2020 và bùng phát mạnh mẽ sau đó) Nó gây thiệt hại vô cùng lớn đến cả người và của, cùng với đó là tác động xấu đến sức khoẻ của toàn bộ người dân, trong đó có bộ phận lực lượng lao động Đây là yếu tố làm giảm tuổi thọ trung bình của người dân cũng như làm giảm đi thể lực của người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh b Trí lực
Theo TS Bùi Thị Ngọc Lan: “Trình độ học vấn là khả năng về tri thức và kĩ năng để có thể tiếp thu những kiến thức chuyên môn, kĩ thuật, sự hiểu 17 biết về chính trị - xã hội Trình độ học vấn được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân” Trình độ học vấn của nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện qua các yếu tố:
Thứ nhất: Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đi đúng tuổi phân theo các cấp học: Đơn vị tính:%
Bảng 2: Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông, đúng tuổi phân theo các cấp học tại TP.HCM
Theo Niên giám thống kê 2021
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi phân theo cấp học tại Thành phố Hồ Chí Minh ở mức cao và có biến động nhẹ qua các năm Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học giảm nhẹ trong các năm học 2018-2019, 2019-2020 và 2020-2021 và có xu hướng tăng trong năm 2021-2022 Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng đều qua các năm và có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm học tới.
Thứ hai : Tỷ lệ học sinh bỏ học phân theo cấp học Đơn vị tính: %
Bảng 4: Tỷ lệ học sinh bỏ học theo cấp học tại TP Hồ Chí Minh
Theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2021
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ học sinh bỏ học ở Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm học gần đây ở mức thấp Tuy nhiên lại tăng dần theo các cấp học, từ tiểu học đến trung học phổ thông Đặc biệt tỷ lệ này ở năm năm 2021-2022 tăng cao hơn so với các năm trước đây là dấu hiệu xấu, và cần được khắc phục nghiêm túc và khẩn trương trong công tác giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông Đơn vị tính: %
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT 99,96 99,95 99,96 99,52
Bảng 5: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tại TP Hồ Chí Minh
Theo Số liệu Tổng cục Thống kê Niêm giám thống kê năm 2021, tạp chí điện tử
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức rất cao và gần tuyệt đối, duy trì tương đối ổn định trong năm học 2021-2022 nhưng có xu hướng giảm nhẹ so với những năm trước đó.