KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦUNGUỒN NHÂN LỰC HỆ Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH TRÀ VINH NĂM 2015 Tóm tắt: Đặt vấn đề: Nhân lực ngành y tế nói chung và nhân lực Y tế dự phòng nói riêng đóng vai trò
Trang 1KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU
NGUỒN NHÂN LỰC HỆ Y TẾ DỰ PHÒNG
TỈNH TRÀ VINH NĂM 2015
Tóm tắt:
Đặt vấn đề: Nhân lực ngành y tế nói chung và nhân lực Y tế dự phòng nói riêng
đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực y tế đối trong cả nước đặc biệt đối với hệ Y tế dự phòng Nguyên nhân có thể là do đội ngũ cán
bộ còn thiếu về số lượng, chất lượng thấp và cơ cấu chưa hợp lý
Mục tiêu: xác định thực trạng nguồn nhân lực Y tế dự phòng của tỉnh Trà Vinh
trong năm 2015 và định hướng nhu cầu nguồn nhân lực Y tế dự phòng của tỉnh Trà
Vinh tới năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng
03 đến tháng 10 năm 2015 trên 517 cán bộ dựa trên bảng lương theo số liệu báo cáo ngày 31/12/2014 đang công tác tại cơ sở Y tế dự phòng tại tỉnh Trà Vinh Nội dung ngiên cứu bao gồm thống kê số lượng, trình độ và cơ cấu nhân lực theo tuyến công tác
và phỏng vấn cán bộ y tế theo bộ câu hỏi soạn sẵn
Kết quả: Với tổng số dân của toàn tỉnh là 1.068.199 người thì tổng số cán bộ
YTDP/10.000 là 4,84%, trong đó có 0,77 bác sĩ/10.000 dân và có 0,9 dược sĩ/10.000 dân.Tỷ lệ cán bộ Y tế dự phòng theo tuyến tỉnh chiếm 53,2% và tuyến huyện là 46,8% CBYTDP toàn tỉnh nữ nhiều hơn nam chiếm 54,5% trong đó tuyến tỉnh là 56,8% và tuyến huyện là 51,9%, nhóm tuổi từ 30-39 chiếm cao nhất 35,7% Các CBYT công tác trong hệ dự phòng trên 15 năm là 38,7% chiếm tỷ lệ cao nhất trong đó tuyến tỉnh là 9,9% và tuyến huện là 37,4% Tỷ lệ CBYT có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm gần phân nữa số CBYT (48,8%) Tỷ lệ CBYT có trình độ đại học chiếm 38,9% và sau đại học là 10,1% Tỷ lệ đại học tuyến tỉnh chiếm 46,5% cao hơn so với tuyến huyện là 30,4% Tỷ lệ sơ cấp tuyến huyện còn khá cao 4,2% so với tuyến tỉnh là 0,4% Ước nhu cầu nhân lực toàn tỉnh đến năm 2020 là 4.508 người Số CBYT/10.000 dân khoản 41 người , số Bác sĩ/10.000 dân là 10 bác sĩ, và số Dược sĩ đại học/10.000 dân là 3 người Đến năm 2020 tổng số cán bộ YTDP nghĩ hưu là 43 người Căn cứ theo TT 08/BYT-BNV thì số lượng cán bộ YTDP tuyến tỉnh cần bổ sung thêm là 66 người Nhu cầu cần tuyển thêm hai tuyến tỉnh và huyện là 149 người đến năm 2020
Kết luận: Nhân lực Y tế dự phòng của tỉnh Trà Vinh năm 2015 chưa đáp ứng
được nhu cầu Cần có Công tác đào tạo cán bộ theo nhiều hình thức nhằm đáp ứng số lượng và chất lượng cho các cơ sở y tế Mở các khóa đào tạo ngắn hạn về công tác quản
lý cho các cán bộ y tế Quan tâm các chính sách đãi ngộ, chính sách thu hút phù hợp để phát triển đội ngũ nhân lực y tế chủ yếu như bác sĩ, dược sĩ đại học, đặc biệt là nhân lực
có trình độ kỹ thuật cao Cần cân đối lại cơ cấu nguồn nhân lực, ưu tiên bổ sung đội ngũ
kỹ thuật viên xét nghiệm hệ y tế dự phòng Trong giai đoạn 2014-2020 cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ phù hợp, đảm bảo cân đối nguồn nhân lực hợp lý giữa tuyến tỉnh và tuyến huyện để đáp ứng nhu cầu đến năm 2015 và định hướng tới năm 2020 là rất cần thiết cho y tế tỉnh nhà
Đặt vấn đề: Con người là động lực quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của
đất nước, trong đó sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội Vì vậy đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người là trách nhiệm của toàn xã hội
Trang 2Trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nguồn lực y tế là nguồn lực quan trọng nhất quyết định phạm vi và chất lượng y tế Do đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ về chuyên môn cũng như quản lý, đa dạng về các chuyên khoa, chuyên ngành Vì vậy phát triển nguồn nhân lực cho ngành y tế là vấn đề bức xúc, cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm hỗ trợ của các cấp và các ngành trong tỉnh
Để xác định thực trạng và nhu cầu nguồn lực y tế dự phòng tại thời điểm năm
2015, làm cơ sở để đề xuất và có chính sách phù hợp với việc phát triển nguồn lực hệ y
tế dự phòng Chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực hệ Y tế dự phòng tỉnh Trà Vinh năm 2015” là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối cho địa phương với các mục tiêu sau:
Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực Y tế dự phòng của tỉnh Trà Vinh trong năm 2015
Định hướng nhu cầu nguồn nhân lực Y tế dự phòng của tỉnh Trà Vinh định hướng tới năm 2020
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng: Cán bộ đang công tác tại các đơn vị hệ y tế dự phòng trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh Và các biểu mẫu thống kê báo cáo tổng hợp hoạt động Y tế dự phòng thuộc tuyến tỉnh và tuyến huyện Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2015 đến tháng
10 năm 2015
Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu: tất cả các cán bộ làm công tác Y tế dự phòng gồm 517 người trong
danh sách bảng lương đến ngày 31/12/2014
Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn theo bộ câu hỏi, thống kê số liệu có
sẵn
Phương pháp xác định nhu cầu: Căn cứ vào Thông tư liên tịch số
08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước[3]
Kết quả - bàn luận:
Bảng 1: CBYTDP khảo sát theo tuyến
Nhận xét: Tỷ lệ tuyến tỉnh chiếm 53,2% và tuyến huyện là 46,8% tỷ lệ không
có chênh lệch nhiều
Bảng 2: Phân bố trình độ chuyên môn theo tuyến
Nhận xét: Tỷ lệ CBYT có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm gần phân nữa số
CBYT (48,8%) Tỷ lệ CBYT có trình độ đại học chiếm 38,9% và sau đại học là 10,1%
Tỷ lệ đại học tuyến tỉnh chiếm 46,5% cao hơn so với tuyến huyện là 30,4% Tỷ lệ sơ cấp tuyến huyện còn khá cao 4,2% so với tuyến tỉnh là 0,4%
Trang 3Bảng 3: Nhu cầu được đào tạo chuyên sâu theo tuyến
Nhận xét: Nhu cầu đào tạo chuyên sâu tuyến tính chiếm 54,8% cao hơn so với
tuyến huyện là 45,2%
Bảng 4: Số lượng CBYTDP tuyến tỉnh hiện có so với mức tối thiểu theo TT 08/BYT-BNV:
người)
TT 08
Số lượng
Tỷ lệ
%
Trung tâm YTDP tỉnh
1-1,5
Nhận xét: Có bốn đơn vị đáp ứng trên mức tối thiểu là Trung tâm YTDP tỉnh đạt
119,6%, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản đạt 100%, Trung tâm giám định y khoa đạt 123,1% và Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đạt 100% Bên cạnh đó vẫn còn sáu đơn vị chưa đạt mức tối thiểu là: Trung tâm phòng chống HIV/AIDSS 84,6%, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội 85,4%, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe 84,6% và thấp nhất là Giám định pháp y 61,5%
Bảng 5: Số lượng CBYTDP tuyến tỉnh hiện có so với mức tối đa theo TT 08/BYT-BNV:
Đơn vị Dân số (triệu người) TT 08 lượng Số Tỷ lệ %
Trung tâm YTDP tỉnh
1-1,5
Nhận xét: Đa số các đơn vị tuyến tỉnh chưa đáp ứng được mức tối đa của Thông
tư 08 chỉ có một đơn vị duy nhất đáp ứng là Trung tâm giám định Y khoa đạt 106,7%
Trang 4Bảng 6: Số lượng CBYTDP tuyến huyện hiện có so với mức tối đa theo TT 08/ BYT-BNV:
TTYT Thành phố Trà Vinh >100.000-150.000 35 35 100.0
Chi cục DSKHHGD 8 huyện >150.000-250.000 5 người/huyện 36 90
Nhận xét: Có 6 đơn vị tuyến chưa đạt định mức tối đa và chỉ có 2 đơn vị đạt được định
mức là Trung tâm y tế thành phố 100% và TTYT huyện Cầu Ngang 100%
Bảng 7: Cơ cấu số lượng cán bộ YTDP/10.000 dân
Nhận xét: Tổng số cán bộ làm công tác YTDP tại tỉnh Trà Vinh năm 2015 là
517 người (trong đó 82 bác sĩ và 97 dược sĩ) Với tổng số dân của toàn tỉnh là 1.068.199 người thì tổng số cán bộ YTDP/10.000 là 4,84%, trong đó có 0,77 bác sĩ/10.000 dân và có 0,9 dược sĩ/10.000 dân
Bảng 8: Cơ cấu cán bộ theo bộ phận, trình độ theo tuyến tại Trà Vinh năm 2015
Cơ cấu các bộ phận
Cơ cấu theo trình độ
Nhận xét: Cơ cấu cán bộ làm công tác chuyên môn 62,47%, hành chính và quản
lý 31,15% và xét nghiệm 6,38% Cán bộ làm công tác quản lý, hành chính tại tuyến tỉnh chiếm tỷ lệ cao hơn cán bộ làm công tác quản lý, hành chính tại tuyến huyện Ngược lại, tỷ lệ cán bộ làm chuyên môn ở tuyến huyện chiếm tỷ lệ cao hơn con số ở tuyến tỉnh
là 190 (67,85%) so với 133 (56,12%)
Đối với cơ cấu theo trình độ chuyên môn trên toàn tỉnh, tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (42,75%) trong khi tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ lần lượt là 15,87% và 18,76% Cơ cấu trình độ chuyên môn tại tuyến tỉnh và huyện không có sự khác biệt lớn Tỷ lệ cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm dưới 50%
Trang 5Bảng 9: Ước tính nhu cầu nhân lực y tế Trà Vinh năm 2015 đến năm 2020
Nhận xét: Ước nhu cầu nhân lực toàn tỉnh đến năm 2020 là 4.508 người Số
CBYT/10.000 dân khoản 41 người , số Bác sĩ/10.000 dân là 10 bác sĩ, và số Dược sĩ đại học/10.000 dân là 3 người
Bảng 10: Số cán bộ YTDP nghĩ hưu theo năm
Tuyến Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Cộng
Nhận xét: Đến năm 2020 tổng số cán bộ YTDP nghĩ hưu là 43 người
Bảng 11: Nhu cầu cần bổ sung cán bộ YTDP theo tuyến
Nhu cầu bổ sung Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tổng số
Nhận xét: Nhu cầu cần thuyển thêm hai tuyến tỉnh và huyện là 149 người đến năm
2020
Từ kết quả trên cho thấy nhân lực hệ YTDP còn thiếu hụt ở cả hai tuyến Cán bộ
là nguồn lực quan trọng chủ chốt trong việc thực thi các chương trình, thiếu cán bộ sẽ dẫn đến sự bố trí nhân lực không hợp lý, đưa đến chuyên môn hóa và hiệu quả công tác không cao vì một người phụ trách nhiều công việc Song song đó việc nâng cao trình độ cũng gặp nhiều khó khăn do không đủ cán bộ đảm đương công việc thường quy Trong
đó tuyến tỉnh chưa đạt mức tối thiểu là 44,4% và tuyến huyện chưa đạt mức tối thiểu là 56,6% Kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Cục YTDP và Môi trường có đến 90% số Trung tâm y tế dự phòng chưa đạt [9]
Nhu cầu CBYT dự phòng cần bổ sung để đảm bảo đủ định mức biên chế theo TT08/BYT-BNV của toàn tỉnh là 106 người, trong đó: tuyến tỉnh số lượng CBYT dự phòng cần bổ sung thêm là 66 biên chế và tuyến huyện cần bổ sung thêm là 40 biên chế Như vậy trong giai đoạn 2015- 2020 tổng biên chế cần tuyển thêm cho hệ dự phòng toàn tỉnh là 149 người (43 người nghỉ hưu + 66 người tuyến tỉnh + 40 người tuyến huyện) Kết quả này thấp hơn với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Võ Văn Thắng ở Long An: số lượng CBYT dự phòng toàn tỉnh cần bổ sung trong 5 năm là 227 trong đó tuyến tỉnh cần bổ sung thêm là 113 biên chế, số lượng CBYT dự phòng tuyến huyện cần bổ sung thêm là 71 biên chế [13]
Kết luận – kiến nghị:
Khảo sát có 457 cán bộ y tế dự phòng Số lượng cán bộ tuyến tỉnh và tuyến huyện tương đương nhau (53,2% và 46,8%) CBYTDP toàn tỉnh nữ nhiều hơn nam, chiếm 54,5% Nhóm tuổi từ 30-50 tuổi có tỷ lệ cao nhất, chiếm 37,7%, Cán bộ có thời gian công tác > 15 năm chiếm 38,7%
Tỷ lệ CBYT có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm gần phân nữa số CBYT (48,8%) Tỷ lệ CBYT có trình độ đại học chiếm 38,9% và sau đại học là 10,1% Tỷ lệ đại học tuyến tỉnh chiếm 46,5% cao hơn so với tuyến huyện là 30,4% Tỷ lệ sơ cấp tuyến huyện còn khá cao 4,2% so với tuyến tỉnh là 0,4%
Trang 6Cơ cấu theo chuyên môn: Tỷ lệ bác sĩ không đạt so với quy định chiếm 15,87%,
tỷ lệ kỹ thuật viên xét nghiệm tại tuyến tỉnh và tuyến huyện là rất thấp 6,38 so với quy định là phải đạt 25%
- Các cấp có thẩm quyền cần ưu tiên cấp bổ sung kinh phí hàng năm cho đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực ngành y tế dự phòng, nâng cao chế độ chính sách để thu hút và giữ cán bộ công tác dài lâu trong ngành dự phòng
- Công tác đào tạo cán bộ theo nhiều hình thức nhằm đáp ứng số lượng và chất lượng cho các cơ sở y tế Mở các khóa đào tạo ngắn hạn về công tác quản lý cho các cán bộ y tế Quan tâm các chính sách đãi ngộ, chính sách thu hút phù hợp để phát triển đội ngũ nhân lực y tế chủ yếu như bác sĩ, dược sĩ đại học, đặc biệt là nhân lực có trình
độ kỹ thuật cao
- Các đơn vị dự phòng cần cân đối lại cơ cấu nguồn nhân lực, ưu tiên bổ sung đội ngũ kỹ thuật viên xét nghiệm hệ y tế dự phòng Trong giai đoạn 2014-2020 cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ phù hợp, đảm bảo cân đối nguồn nhân lực hợp lý giữa tuyến tỉnh và tuyến
Đẩy mạnh công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện và có kế hoạch điều chuyển hoặc thuyên chuyển công tác đối với những cán bộ không đủ năng lực, trình độ chuyên môn.Việc bố trí, sử dụng cán bộ phải theo hướng lấy năng lực và hiệu quả công việc là chính Bố trí đúng người, đúng việc tạo điều kiện cho họ phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.Tạo điều kiện để cán bộ có cơ hội phát triển, phấn đấu không ngừng hướng đến vị trí cao hơn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Cục thống kê tỉnh Trà Vinh (2013), “Niên giám thống kê 2012”.
2 Hội đồng khoa học trực thuộc Sở Y tế (2015) V/v qui định hình thức viết đề cương,
đề tài NCKH cấp cơ sở
3 Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước
4 Bộ Y tế (2009), Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020, Vụ Khoa học - Đào tạo, tháng 5/2009
5 TS Vũ Bá Thể (2005), “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
6 Lê Minh Hoàng (2009) “Nghiên cứu tình hình đội ngũ cán bộ y tế tỉnh Hậu Giang năm luận án chuyên khoa cấp II (Huế-09/2009)
7 Trương Hoài Phong (2010) “Nghiên cứu nguồn nhân lực y tế tỉnh Sóc Trăng” luận án chuyên khoa cấp II
8 Đặng Hải Đăng, “Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau năm 2012”
9.Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (2007), Nghiên cứu nhu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực phòng chống bệnh truyền nhiễm của 60 huyện trong địa bàn dự án khu vực tiểu vùng sông Mê Kông của Việt Nam
10 Khưu Minh Cảnh (2011), Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực tại các
cơ sở y tế dự phòng thành phố Cần Thơ Luận án chuyên khoa cấp
11 Nguyễn Bá Văn (2013), Thực trạng nguồn nhân lực y tế tỉnh Hà Giang Luận án Chuyên khoa cấp II
12 TS Lưu Bách Hồ 2020 “Cơ sở khoa học cho chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020” Đề tài cấp Nhà nước
Trang 713 Võ Văn Thắng (2009), Nghiên cứu tình hình và nhu cầu nhân lực y tế dự phòng của tỉnh Long An Luận án chuyên khoa cấp II