Theo quy định của Bộ Y tế, vai trò của cán bộ y tế Trạm Y tế xã, phường trong công tác giám sát phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh SXHD nói riêng là vô cùng quan trọng. Cán bộ y tế xã, phường là đầu mối nhận thông tin về dịch bệnh từ người dân, cộng tác viên y tế báo lên và từ các Trung tâm Y tế báo về, đồng thời cán bộ y tế xã, phường cũng là người trực tiếp triển khai điều tra và tổ chức các biện pháp chống dịch tại cộng đồng [5]. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một đánh giá nào về thực trạng kiến thức và thực hành về phòng chống SXHD của cán bộ y tế tuyến xã, phường tại Hà Nội nhất là tại các địa bàn trọng điểm về SXHD, nên câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Kiến thức, kỹ năng thực hành về phòng chống SXHD của cán bộ y tế tại địa bàn hiện nay ra sao? Kiến thức, thực hành của cán bộ y tế tại các phường trọng điểm có tốt hơn các phường còn lại? Do vậy, trước những yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Kiến thức và thực hành trong phát hiện và đáp ứng phòng chống sốt xuất huyết Dengue của cán bộ y tế tại quận Đống Đa thành phố Hà Nội năm 2012”
TỔNG QUAN
Đặc điểm bệnh SXHD
SXHD là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo phân loại bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế
Bệnh sốt xuất huyết do vi-rút Dengue (thuộc họ Flaviviridae, giống Togaviridae) gây ra Vi-rút này có 3 ổ chứa: người, muỗi và một số động vật linh trưởng (như vượn, hắc tinh tinh) Có 4 týp huyết thanh của vi-rút Dengue, gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4 Khi nhiễm một týp huyết thanh, người bệnh sẽ tạo được miễn dịch suốt đời với týp huyết thanh đó Mặc dù cả 4 týp huyết thanh có kháng nguyên chung đặc hiệu nhóm, song chỉ tạo ra sự bảo vệ chéo trong vài tháng sau khi nhiễm trùng với bất kỳ týp huyết thanh nào Tại Việt Nam, đã phân lập được cả 4 týp vi-rút Dengue.
Bệnh SXHD do muỗi Aedes cái truyền Ở khu vực Đông Nam Á, muỗi Aedes aegypti (Ae.aegypti) là véc tơ chính trong các vụ dịch SXHD. Muỗi Aedes albopictus (Ae.albopictus) được xác định là véc tơ thứ hai nhưng cũng là nguồn duy trì vi rút quan trọng Tuy nhiên tại Việt Nam, muỗi Ae.albopictus chỉ có mặt trong một số ít các vụ dịch với chỉ số mật độ rất thấp và cũng chưa có kết quả phân lập vi rút Dengue dương tính từ
Vòng đời của muỗi Aedes aegypti là kiểu biến thái hoàn toàn, với thời gian từ trứng đến muỗi trưởng thành trung bình là 8,35 ngày (tối đa 10 ngày, tối thiểu 7 ngày) Muỗi trưởng thành là giai đoạn duy nhất liên quan trực tiếp đến việc truyền bệnh.
Muỗi trưởng thành có mầu đen hoặc nâu đen với nhiều đốm trắng bạc ở thân và chân Muỗi cái trưởng thành có thể giao phối trong không gian hẹp, hút máu người hoặc động vật, nhưng thích hút máu người nhiều hơn, thời gian hoạt động chủ yếu vào buổi sáng sớm và chiều tối Muỗi cái thường sống trong nhà, nơi kín gió, trú đậu ở cả nơi tối và sáng, đặc biệt ở nơi treo các loại quần áo đang mặc dở, chăn màn (68-71%) Do đó biện pháp phun hoá chất tồn lưu trên tường để diệt Aedes aegypti trong các vụ dịch đã không được áp dụng vì rất ít hiệu quả Muỗi Aedes chỉ đẻ trứng ở những nơi chứa nước sạch như bể, chum vại, các dụng cụ phế thải Vì vậy việc cọ rửa các dụng cụ chứa nước và thu dọn phế thải là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh SXHD.
1.1.3 Nguồn bệnh và khối cảm thụ
Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh SXHD, và người là vật chủ duy nhất Bệnh SXHD có biểu hiện đa dạng, từ nhiễm thể ẩn không triệu chứng đến có biểu hiện lâm sàng nhẹ hoặc tình trạng xuất huyết nặng, sốc và tử vong.
Sau khi nhiễm với típ Dengue nào thì có miễn dịch lâu dài với típDengue đó nhưng chỉ bảo vệ được một phần và tạm thời với 3 típ còn lại Sau thời kỳ ủ bệnh (thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày), bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kèm theo các triệu chứng không đặc hiệu như đau đầu, đau hốc mắt,mỏi cơ khớp, mệt mỏi, phát ban Sau đó các dấu hiệu xuất huyết như dấu hiệu dây thắt dương tính, chấm, mảng xuất huyết, chảy máu chân răng, chảy máu cam, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện sớm, ỉa phân đen…Giai đoạn sốt cấp tính có thể kéo dài từ 2 – 7 ngày Khả năng truyền vi rút sang người lành được thực hiện khi muỗi hút máu bệnh nhân ở giai đoạn vi rút huyết (từ 6-18 giờ trước đến khoảng 5 ngày sau khi bệnh khởi phát) Như vậy bệnh nhân là nguồn lây ngay trước thời kỳ sốt cho đến cuối giai đoạn sốt, trung bình thời gian lây là 6 -7 ngày Bên cạnh bệnh nhân, những người nhiễm vi rút nhưng không có biểu hiện lâm sàng cũng là một nguồn lây bệnh đáng chú ý
1.1.4 Diễn biến của bệnh SXHD
Bệnh SXHD có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.
Giai đoạn sốt bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng: Sốt cao đột ngột, liên tục, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, nghiệm pháp dây thắt dương tính, thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Giai đoạn nguy hiểm: Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt và có thể các biểu hiện sau:
- Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24-48 giờ):
+ Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau.
+ Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
Xuất huyết dưới da biểu hiện bằng các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết tập trung ở những vùng da như mặt trước hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn Trong một số trường hợp, xuất huyết có thể lan rộng thành mảng bầm tím.
+ Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.
+ Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.
Trong những trường hợp nặng, người bệnh có thể biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não hoặc viêm cơ tim Đáng chú ý, những biểu hiện nặng này có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ ràng hoặc không bị sốc.
Giai đoạn hồi phục: Sau 24-48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch Giai đoạn này kéo dài 48-
- Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều.
- Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ.
- Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh SXHD phân thành 3 mức độ :
- SXHD có dấu hiệu cảnh báo.
Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Da xung huyết, phát ban.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. b) Cận lâm sàng
- Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng.
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
* SXHD có dấu hiệu cảnh báo.
Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của SXHD, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo sau:
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng.
Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.
Khi người bệnh có một trong các biểu hiện sau:
- Thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (Sốc SXHD), ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều.
- Suy tuần hoàn cấp, thưởng xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã; bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp; tiểu ít.
- Sốc SXHD được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch:
+ Sốc SXHD: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì.
+ Sốc SXHD nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được.
Tình hình bệnh SXHD
1.2.1 Tình hình SXHD trên thế giới
Số ca mắc SXHD trên thế giới tăng mạnh: giai đoạn 1955-1959 trung bình chỉ 908 trường hợp năm; đến 1980-1989 tăng vọt lên 295.591; và 884.462 trong giai đoạn 2000-2005 Riêng năm 1998, có đến 1,3 triệu ca mắc và 3600 tử vong được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới.
Khoảng thời gian từ 1975 đến 1995 dịch đã xảy ra ở 102 nước thuộc năm trong sáu khu vực là thành viên của Tổ chức y tế Thế giới, chỉ trừ khu vực châu Âu, bao gồm 20 nước châu Phi, 4 nước khu vực Địa Trung Hải, 29 nước khu vực Tây Thái Bình Dương, 42 nước thuộc châu Mỹ, 7 nước khu vực Đông Nam Á Cho tới nay, bệnh có tính lưu hành địa phương tại Châu Mỹ, Châu Phi và Địa Trung Hải Tại khu vực châu Á bệnh là gánh nặng về y tế tại các nước có dịch lưu hành
Biểu đồ 1.1: Xu hướng mắc bệnh SXHD trên thế giới 1955-2007
1.2.2 Tình hình SXHD tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương
Từ năm 2000, tại Đông Nam Á, bệnh sốt xuất huyết (SXHD) đã mở rộng sang nhiều khu vực mới và tăng mạnh tại các vùng vốn là nơi dịch lưu hành.
2003, có 8 quốc gia bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Đông Timor báo cáo các ca bệnh SXHD. Năm 2004, Bhutan báo cáo bùng nổ dịch lần đầu tiên Vào tháng 11 năm 2006, Nepal báo cáo các ca SXHD tại bản địa lần đầu tiên Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên là quốc gia duy nhất tại khu vực Đông Nam không có báo cáo về các ca SXHD tại bản địa Ước tính trung bình hàng năm tại khu vực Đông Nam Á, có khoảng 386.000 người mắc bệnh (2001-2010) và khoản 2.162 người tử vong do bệnh, ước tính chi phí hàng năm cho bệnh là 950 triệu đô la Mỹ, trong đó chi phí trực tiếp là 451 triệu, gián tiếp là 499 triệu Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nhất, tiếp theo là Thái Lan, chi phí trung bình một năm cho 1 người dân trong toàn khu vực là khoảng 1,65 đô la Mỹ
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á được chia thành 4 khu vực khí hậu khác biệt với khả năng lan truyền SXHD khác nhau Tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo như Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Đông Timor, dịch SXHD là một vấn đề y tế công cộng quan trọng Muỗi Aedes aeypti có mặt ở cả khu vực thành thị và nông thôn, nhiều tuýp huyết thanh vi rút Dengue lưu hành tại đây và SXHD là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong cho trẻ em Các quốc gia có vùng khí hậu khô và ẩm như Bangladesh, Ấn Độ và Maldives, các dịch bệnh theo chu kỳ đang gia tăng về tần suất, tỷ lệ và lan rộng về phạm vi địa lý với sự có mặt của nhiều tuýp huyết thanh của vi rút đang lưu hành Theo báo cáo, tỉ lệ tử vong/mắc tại các nước trong khu vực giai đoạn 2000 – 2007 là dưới 0,2% đến 5%, thấp nhất tại Thái Lan (dưới 0,2%) và cao nhất tại Ấn Độ,
Indonesia và Myanmar (3-5%) Tại Indonesia, hơn 35% dân số cả nước sống tại khu vực thành thị, 150.000 ca bệnh được báo cáo vào năm 2007 với hơn 25.000 ca được báo cáo ở Jakarta và phía Tây Java Tỉ lệ tử vong/mắc xấp xỉ 1% Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2007, Myanmar báo cáo có 9.578 ca, tỷ lệ tử vong/mắc là hơn 1% Tại Thái Lan, tình hình SXHD được báo cáo ở 4 khu vực: miền Bắc, miền Trung, vùng Đông Bắc và miền Nam Tháng 6 năm 2007, bùng nổ dịch xuất hiện tại các tỉnh Trat, Bangkok, Chiangrai, Phetchabun, Phitsanulok, Khamkaeng Phet, Nakhon Sawan và Phit Chit Tổng số 58.836 ca được báo cáo từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2007 Tỉ lệ tử vong/mắc tại Thái Lan dưới mức 0.2%
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, trong thời gian từ năm 2001-2008, tổng số 1.020.333 ca bệnh được báo cáo tại Campuchia, Malaysia, Philippines và Việt Nam - 4 quốc gia tại khu vực Tây Thái Bình Dương với số ca mắc và tử vong cao nhất Số ca tử vong tại 4 quốc gia này là 4.798 ca (báo cáo chính thức của các quốc gia) So với các quốc gia khác trong khu vực số ca mắc và tử vong cao nhất tại Campuchia và Philippine năm 2008
1.2.3 Tình hình SXHD tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra ở miền Bắc vào năm 1958 được Chu Văn Tường và Mihow thông báo vào năm 1959 ở miền Nam vào năm
1960 với 60 bệnh nhân nhi tử vong Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và dọc theo bờ biển miềnTrung Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả ở vùng nông thôn, nơi có muỗi truyền bệnh SXHD Trong giai đoạn từ 2009-2011, tại Việt Nam trung bình hàng năm ghi nhận 101.319 trường hợp mắc, 85 trường hợp tử vong, trong đó năm 2010 có số mắc cao nhất với 128.710 trường hợp mắc, 109 trường hợp tử vong Số mắc và tử vong do SXHD trong các năm chủ yếu xảy ra ở các tỉnh phía Nam (mắc chiếm 68,6 %, tử vong chiếm 83,5% cả nước) và trẻ em dưới
15 tuổi là lứa tuổi mắc SXHD nhiều nhất tại khu vực phía Nam Số mắc SXHD gia tăng tại tất cả các khu vực vào thời điểm mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11. Chỉ số Breteau và chỉ số mật độ muỗi cao nhất trong thời điểm mùa mưa và trùng với thời điểm gia tăng số mắc (từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm) Có cả
04 týp vi rút D1, D2, D3, D4 gây SXHD giai đoạn 2009-2011 nhưng chủ yếu là týp D1, D2
Bệnh SXHD ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam Ở miền Bắc bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Ae.aegypti Bệnh phát triển nhiều hơn từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 10 Ở miền Nam và nam Trung bộ bệnh SXHD xuất hiện trong suốt năm với tần số mắc nhiều hơn vào tháng 4 đến tháng 11, đỉnh cao cũng vào những tháng7,tháng 8, tháng 9 và tháng 10
Bảng 1.1: Tình hình mắc và chết SXHD ở Việt Nam, 2000 - 2011
(Nguồn: Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXHD)
Năm Số mắc Tỷ lệ mắc
/100.000 dân Số chết Tỷ lệ chết/mắc (%)
1.2.4 Tình hình SXHD tại Hà Nội
Hà Nội là một trong các tỉnh trọng điểm về SXHD của miền Bắc với số mắc hàng năm từ hàng ngàn đến chục ngàn ca bệnh Qua nhiều năm theo dõi cho thấy số mắc bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành và ven nội, nơi có tốc độ đô thị hoá cao như: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân,
Tại các khu vực nội thành như Từ Liêm, Thanh Trì, Hà Đông, tình trạng thiếu nước sạch khiến người dân phải tích trữ nước, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng Ngoài ra, tỷ lệ người ngoại tỉnh đến thuê trọ với ý thức vệ sinh kém cũng là yếu tố gây bùng phát dịch Ở các quận huyện ven nội, công nhân sống tạm bợ trong điều kiện vệ sinh kém, cộng thêm nhiều dụng cụ chứa nước vào mùa mưa làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh Tình trạng này đặc biệt đáng lo ngại đối với học sinh, sinh viên và người lao động tự do, những đối tượng chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong thành phố.
Về số mắc bệnh, từ năm 2006 đến 2011, hàng năm đều ghi nhận ca bệnh SXHD ở mức cao dao động từ khoảng 1.806 đến 16.090 ca và số mắc trung bình mỗi năm là 5.110 ca Riêng năm 2009 ghi nhận số mắc cao nhất tới 16.090 ca và cũng là năm có số mắc cao nhất trong vòng 20 năm Các ca bệnh chủ yếu ở dạng tản phát hoặc trong các vụ dịch nhỏ (ngoại trừ một số ổ dịch quy mô vừa vào năm 2009)
Bảng 1.2: Phân bố ca mắc SXHD tại Hà Nội từ 2006-2011 theo địa dư
(Nguồn số liệu: Tình hình SXHD tại Hà Nội 2006-2011, Trần Như Dương và cộng sự ).
Bảng 1.2 cho ta thấy số mắc SXHD trong giai đoạn từ 2006 đến 2011 tại Hà Nội chủ yếu tại các quận, huyện nội thành như Hoàn Kiếm, Đống Đa,
Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì và Từ Liêm, chiếm 77,2% tổng số ca mắc của toàn thành phố Các huyện ngoại thành có số mắc thấp và rải rác
Các hoạt động phòng chống bệnh SXHD
Các hoạt động phòng chống bệnh SXHD tại miền Bắc chính thức được thực hiện từ năm 1999 thông qua việc thành lập Dự án phòng chống sốt xuất huyết khu vực miền Bắc - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Trong 2 năm đầu tiên chỉ có 10/28 tỉnh, thành phố được triển khai dự án với mô hình “Huy động cộng đồng trong phòng chống sốt xuất huyết” Đến năm 2004, dự án đã triển khai ra 18 tỉnh thành phía Bắc và từ năm 2005 toàn bộ 28 tỉnh thành phía Bắc gồm cả các tỉnh Tây Bắc Bắc Bộ đã được triển khai dự án
Hiện nay SXHD là một trong 28 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải giám sát và báo cáo trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam, các hoạt động giám sát phát hiện và đáp ứng với bệnh SXHD được lồng ghép trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm nói chung và được ưu tiên là một trong các chương trình quốc gia y tế phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm cho cộng đồng , Với mục tiêu là lớn là giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ chết, khống chế không để dịch lớn xảy ra các hoạt động phòng chống bệnh SXHD tập trung vào việc phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh, các yếu tố nguy cơ bùng phát dịch và tổ chức các biện pháp đáp ứng chống dịch kịp thời ngay cả khi chưa có dịch và khi đã có dịch xảy ra.
Hà Nội là địa phương có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao nhất trong 28 tỉnh, thành phố miền Bắc, thuộc tỉnh A về mức độ nghiêm trọng theo phân loại của Bộ Y tế Các biện pháp phòng chống bệnh được triển khai tại tất cả 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã trực thuộc thành phố.
577 xã, phường, thị trấn, với các nội dung hoạt động theo hướng dẫn của chương trình phòng chống SXHD khu vực miền Bắc và Bộ Y tế, nhưng các hoạt động ưu tiên như: thành lập mạng lưới cộng tác viên, thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hóa chất chủ động diệt muỗi trưởng thành chỉ tập trung vào 10 quận, huyện và 60 xã, phường trọng điểm trên toàn thành phố
Các hoạt động giám sát và chủ động phòng chống SXHD được tiến hành thường kỳ, thường xuyên ngay từ khi chưa có ổ dịch được thông báo bao gồm: giám sát dịch tễ học, phòng chống véc tơ chủ động và chuẩn bị sẵn sàng thuốc hóa chất phương tiện, nhân lực phục vụ chống dịch khi có dịch xảy ra
Giám sát dịch tễ: Bao gồm giám sát véc tơ (muỗi, bọ gậy) và giám sát tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng, giám sát bệnh nhân,giám sát huyết thanh và vi rút Theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường và kết quả biện pháp phòng chống chủ động Giám sát véc tơ nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến động của véc tơ, tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng và đánh giá hoạt động phòng chống véc tơ tại cộng đồng Điểm giám sát véc tơ được lựa chọn tại xã điểm và hai điểm không thuộc xã điểm Giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà bằng ống tuýp hoặc máy hút cầm tay Giám sát bọ gậy thường xuyên: 1 tháng 1 lần cùng với giám sát muỗi trưởng thành.Sau khi bắt muỗi, tiến hành điều tra bọ gậy bằng quan sát, ghi nhận ở toàn bộ dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà Giám sát ổ bọ gậy nguồn: Phương pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ số lượng bọ gậy Aedes trong các chủng loại dụng cụ chứa nước khác nhau để xác định nguồn phát sinh muỗi Aedes chủ yếu của từng địa phương theo mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phòng chống véc tơ thích hợp Giám sát độ nhạy cảm và thử sinh học của muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus đối với các hóa chất diệt côn trùng trước mùa dịch
Phòng chống véc tơ chủ động: Thực hiện thường xuyên ngay từ khi chưa có dịch, bao gồm: tuyên truyền nâng cao nhận thức về SXHD và huy động sự tham gia của cộng đồng phát hiện loại bỏ ổ bọ gậy: loại bỏ các vật dụng phế thải, sử dụng tác nhân sinh học diệt bọ gậy (thả cá, thả mesocyclops, tập huấn cho lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể, mạng lưới y tế, cộng tác viên, giáo viên, học sinh nhà trường về bệnh SXHD, các hoạt động cụ thể loại trừ nơi sinh sản của véc tơ, điều tra xác định ổ bọ gậy nguồn tại địa phương và biện pháp xử lý thích hợp cho từng chủng loại ổ bọ gậy, tổ chức các hoạt động diệt bọ gậy thường xuyên đến từng hộ gia đình thông qua hoạt động của cộng tác viên y tế, học sinh và các tổ chức quần chúng (thả cá, thả mesocyclops, đậy nắp, loại bỏ vật dụng phế thải, phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại những nơi có nguy cơ cao.
Giám sát bệnh nhân SXHD:
Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành SXHD trong vòng 14 ngày có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
- Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.
+ Da xung huyết, phát ban.
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
+ Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
Là ca bệnh được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm (bằng các kỹ thuật: Mac - Elisa, PCR, NS1 hoặc phân lập vi rút).
Giám sát huyết thanh và vi rút Dengue: Thu thập bệnh phẩm của bệnh nhân trong diện giám sát để xét nghiệm huyết thanh và vi rút học Những mẫu máu trong vòng 5 ngày kể từ ngày khởi phát dùng để chẩn đoán xác định và định típ vi rút Dengue bằng phân lập vi rút và xác định vật liệu di truyền hoặc kháng nguyên Những mẫu máu sau 5 ngày kể từ ngày khởi phát dùng để chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Dengue bằng phát hiện kháng thể IgM.
Tổ chức sẵn sàng chống dịch bao gồm xây dựng kế hoạch phòng chống SXHD hàng năm ở các cấp hành chính, cũng như chuẩn bị đội chống dịch cơ động gồm cán bộ điều trị, dịch tễ, côn trùng được trang bị đầy đủ hóa chất, máy móc và phương tiện cần thiết để ứng phó kịp thời với tình hình dịch bệnh.
Khi có ổ dịch SXHD cùng với việc điều trị cấp cứu bệnh nhân mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp đáp ứng phòng chống dịch lây lan, bao gồm: Phun hóa chất diệt muỗi, giám sát phát hiện bệnh nhân mới và giám sát véc tơ, tuyên truyền huy động cộng đồng tham gia phòng chống dịch, tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy
1.3.3 Hệ thống thông tin, báo cáo bệnh SXHD
Hệ thống thông tin báo cáo bệnh SXHD nằm trong hệ thống thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế và được tăng cường bởi các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia về y tế phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Hệ thống này bao gồm toàn bộ tổ chức của hệ thống y tế dự phòng: cán bộ nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên đến trạm Y tế, xã, phường, Trung tâm Y tế quận, huyện, Trung tâm Y tế dự phòng, các Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương và Bộ Y tế, cùng sự tham gia của hệ thống phòng khám đa khoa, bệnh viện các tuyến trong giám sát phát hiện bệnh nhân Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các thành phần được quy định cụ thể như sau:
- Y tế thôn/bản, cộng tác viên và các phòng khám chuyên khoa tư nhân có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, báo cáo số liệu cho Trạm Y tế (TYT) xã, phường, thị trấn.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức thực hành phòng chống SXHD
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Năm 2011, Linda K lee và cộng sự đã tiến hành một cuộc điều tra nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Singapore, 366 cán bộ y tế đã trả lời bộ câu hỏi qua thư
Báo cáo/thông tin trực tiếp
Trao đổi, phản hồi thông tin
Vệ sinh dịch tễ /Pasteur
Phòng khám đa khoa tư nhân
Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện của Bộ,ban, ngành, Bệnh viện tư nhân
Phòng khám chuyên khoa tư nhân
Y tế thôn bản Đơn vị y tế cơ quan/ doanh nghiệp và kết quả của 364 người trả lời đầy đủ 25 câu hỏi được đưa vào phân tích Kết quả cho thấy: Trong 3 câu hỏi hiểu biết chung về bệnh SXHD 90 % cán bộ y tế trả lời đúng 2 hoặc 3 câu, tỷ lệ trả lời đúng 2 câu là 35% và đúng cả 3 câu là 55% Trong số 21 đối tượng trên 40 tuổi 72% trả lời đúng cả 3 câu, cao hơn tỷ lệ này ở tất cả đối tượng là 47,6% (p < 0.001) Khoảng 50% cán bộ y tế sử dụng các test chẩn đoán nhanh thường xuyên, cán bộ y tế ở nhóm nhiều tuổi hơn và nhóm làm việc tại khu vực tư nhân hay sử dụng test chẩn đoán hơn các nhóm còn lại 85% cán bộ y tế hàng ngày có theo dõi điều trị các trường hợp bệnh nhân đã được chẩn đoán, 1/3 thường xuyên, hoặc luôn luôn chuyển bệnh nhân lên tuyến trên
Năm 2011, Tzong-Shiann Ho và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống SXHD của cán bộ y tế tại thành phố Tainan phía nam Đài Loan, bộ câu hỏi gồm 10 câu về phát hiện, các biện pháp phòng chống và thực hành điều trị SXHD, 134 bác sỹ và 130 điều dưỡng đã được phỏng vấn Kết quả cho thấy: hầu hết cán bộ y tế (>90%) trả lời được véc tơ truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus, nguy cơ xảy ra dịch SXHD ở các khu vực có dụng cụ chứa nước có bọ gậy và các khu vực nhà hoang, nhà máy bị đóng cửa Chỉ 44,7% cán bộ y tế cho rằng bệnhSXHD đang lưu hành tại Đài Loan, 25% cán bộ y tế trả lời đúng thời gian phải báo cáo lên trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến trên khi phát hiện trường hợp nghi ngờ SXHD, 42,8% cán bộ y tế trả lời đúng về dấu hiệu phát ban trong ngày thứ 2 Hầu hết các câu hỏi được trả lời giống nhau ở 2 nhóm bác sỹ và điều dưỡng, ngoại trừ nhóm điều dưỡng có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn về thời gian phải báo cáo trường hợp bệnh (điểm trung bình: 0.34 và 0.16, p < 0.01),nhóm bác sỹ có tỷ lệ trả lời đúng hơn cao hơn về thời gian lây truyền bệnh(điểm trung bình: 0.86 và 0.75, p = 0.03)
Hsien-Liang Huang và cộng sự trong một nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành với những bệnh do muỗi truyền của cán bộ y tế là bác sỹ và điều dưỡng tại Đài Loan cho thấy: đối với bệnh SXHD, tỷ lệ chung trả lời đúng các câu hỏi về véc tơ truyền bệnh là 14,4% (nhóm bác sỹ là 27,1%, điều dưỡng là 9,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)) 96,5% trả lời đúng về đường lây truyền bệnh, 72,8% trả lời đúng tác nhân gây bệnh (nhóm bác sỹ là 92,9%, điều dưỡng là 72,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)) Tỷ lệ trả lời đúng các triệu chứng phổ biến của bệnh là 94,4%
Nghiên cứu của Hyo-Soon Yoo và cộng sự năm 2009 chỉ ra thời gian trễ đáng kể trong việc phát hiện và báo cáo dịch bệnh SXHD tại Hàn Quốc Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian từ khi khởi phát bệnh đến lúc được chẩn đoán là 10 ngày, từ thời điểm khởi phát đến khi bác sĩ thông báo cho cơ quan y tế địa phương là 15 ngày và phải mất đến 20 ngày bệnh nhân mới được báo cáo với cơ quan kiểm soát bệnh tật quốc gia.
Năm 2010, F Shuaib và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh SXHD của người dân tạiWestmoland, Jamaica Đối tượng nghiên cứu là 192 bố mẹ đưa trẻ đi khám bệnh tại 10 trung tâm y tế đã được chọn ngẫu nhiên trong 21 trung tâm y tế,trong đó kết quả 188 người là nữ giới được đưa vào phân tích cho thấy: tỷ lệ người dân trả lời đúng các triệu chứng điển hình của bệnh SXHD còn thấp, sốt49,5%, phát ban 34%, đau khớp 32,5%, đau cơ 2,1% Mặt khác, hầu hết đối tượng đều cho rằng ruồi và ve không lây truyền SXHD với tỷ lệ tương ứng là66,5 và 71,8% Khi hỏi về biện pháp phòng chống muỗi đốt thì 58% đối tượng cho rằng che chắn cửa sổ và sử dụng màn sẽ giảm nguy cơ bị muỗi đốt, 68,1% thích sử dụng biện pháp phun hóa chất diệt muỗi và 62,2% cho rằng che đậy các dụng cụ chứa nước sẽ làm giảm khả năng muỗi sinh nở 29,8% cho rằng không dùng aspirin khi bị bệnh và 66% cho rằng sẽ sử dụng và 3,7% chắc chắn sẽ sử dụng.Theo thang điểm thì 54% đối tượng phỏng vấn đạt trên 80% điểm về kiến thức, 46,6% đạt trên 80% điểm về thái độ và 28,5% đạt trên 80% điểm về các biện pháp thực hành phòng bệnh
Kết quả nghiên cứu của Cho Naing và cộng sự năm 2011 tại một huyện ngoại thành ở Malayxia cho thấy, trong khi 95, 9% người dân đã từng nghe thấy bệnh SXHD thì đa số vẫn trả lời sai về đường truyền bệnh và thực hành không đầy đủ để phòng bệnh.50,5 % cho rằng muỗi Aedes aegypti để ở nơi nước bẩn và chỉ 45,5% hộ gia đình che đậy các dụng cụ chứa nước trong nhà đúng cách
Năm 2009, Maxay và cộng sự đã tiến hành điều tra kiến thức, thái độ và thực hành của các hộ gia đình tại một huyện ngoại thành của thủ đô Viên chăn, Lào, 231 hộ gia đình đã được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi sẵn có Kết quả cho thấy: Mặc dù 97% đối tượng được phỏng vấn đã từng nghe thấy bệnh SXHD nhưng vẫn còn thiếu những kiến thức sâu về bệnh, 33% không phân biệt được SXHD và sốt rét, 32% tin rằng muỗi Aedes truyền bệnh sốt rét, 36% không trả lời đúng về thời gian muỗi Aedes hoạt động là vào sáng sớm và chập tối, chỉ
10 % người dân cho rằng các dụng cụ chứa nước trong nhà có thể là chỗ cho muỗi Aedes đẻ trứng
1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nguyễn Ngọc San, Lê Bách Quang đã tiến hành nghiên cứu về nhận thức, thái độ, thực hành phòng chống muỗi truyền bệnh của cộng đồng, cán bộ y tế và các biện pháp can thiệp tại hai quận Đống Đa và Thanh Xuân của thành phố Hà Nội từ 2004-2006 Kết quả điều tra cho thấy tại quận Đống Đa và Thanh Xuân số người hiểu biết về vector truyền bệnh SXHD tương đối cao. Tương ứng như sau: Số người hiểu biết về nguyên nhân truyền bệnh SXHD là do muỗi vằn (Ae.aegypti) chiếm 81,9% và 92,4% Muỗi đẻ trứng tại các dụng cụ chứa nước 74,7% và 42,3% Tuy nhiên sự hiểu biết về tập tính hút máu của muỗi Ae.aegypti chỉ đạt từ 45,0 - 56,0% và 4,0 - 31,1% Thực hành về phòng chống bọ gậy muỗi Ae.aegypti hầu hết các hộ gia đình: đậy nắp các bể chứa nước (93,5% và 94,4%); thu dọn các đồ phế thải chứa nước (90,6% và 86,4%), các biện pháp khác chưa được người dân hưởng ứng Trong các biện pháp phòng chống muỗi Ae.aegypti chỉ có biện pháp dùng hương xua muỗi, bình xịt người dân sử dụng nhiều (75,4% và 66,9%).
Nghiên cứu này cũng cho kết quả ban đầu hiểu biết về phòng chống vector truyền bệnh SXHD của cán bộ y tế thấy: Hiểu đúng về vector chính truyền bệnh SXHD là muỗi Ae.aegypti 94,5%; mùa truyền bệnh SXHD 54,5%; thời kì lây nhiễm SXHD 52,7%; đối tượng dễ bị nhiễm bệnh là trẻ em đạt 63,6%; các nội dung giám sát SXHD 25,5%; các tiêu chuẩn xác định xảy ra dịch đạt 14,5%; xác định đúng chỉ số bọ gậy quan trọng (BI) là 34,5% Điều tra hành vi thực hành phòng chống SXHD: 65,4% số CBYT cho rằng phải thực hiện công tác truyền thông giáo dục cho cộng đồng phòng chống vector, 27,3% triển khai các biện pháp phòng chống vector, 5,5% điều trị ca bệnh Sau 2 năm thực hiện các biện pháp can thiệp và điều tra lại thấy rằng các chỉ số đánh giá về hiểu biết, nhận thức và thực hành phòng chống SXHD của đội ngũ cán bộ y tế sau 2 năm không có sự khác biệt với p > 0,05
Nguyễn Thành Đông nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng chống bệnh truyền nhiễm của nhân viên giám sát dịch tễ tại thành phố
Hà Nội năm 2012 kết quả cho thấy: tỷ lệ định nghĩa đúng khái niệm BTN còn thấp Chỉ có 13% nhân viên giám sát dịch tễ trong nghiên cứu trả lời đúng định nghĩa Tỷ lệ biết định nghĩa BTN tại các trung tâm Y tế tuyến quận, huyện là cao nhất với 36%, thấp nhất là tại các trạm y tế với chỉ 3% định nghĩa đúng và đủ khái niệm Tại các bệnh viện đa khoa và phòng khám đa khoa có các tỷ lệ lần lượt là 17% và 13% Tỷ lệ biết được hiện nay Bộ y tế chia các BTN ra làm
3 nhóm (A, B, C) là 48% Tại các TTYT quận huyện, có tới 95% người được hỏi biết được cách phân loại này, tại các bệnh viện đa khoa là 55%, các TYT là 40%, thấp nhất là tại các PKĐK tư nhân chỉ với 10% Đối với định nghĩa ca bệnh SXHD, có 54% xác định được đủ các dấu hiệu lâm sàng, trong đó các TTYT quận huyện có 73% xác định đúng, TYT là 53% và tại các PKĐK tư nhân là 24% Về phân loại điểm kiến thức, có 36,4% đối tượng nghiên cứu có điểm kiến thức dưới trung bình, trong đó nhóm có tỷ lệ điểm kém cao nhất là các PKĐK tư nhân với 82,8% Các TYT xã phường tỷ lệ này là 38,5%, các BVĐK là 41,4% và tại các TTYT quận huyện, chỉ là 1,8% Phân loại điểm thực hành loại kém chiếm phần lớn với 55,3% Tỷ lệ nhân viên có điểm thực hành kém cao nhất là tại các TYT xã phường với 63,5%, các PKĐK tư nhân là 56,8%, các BVĐK là 37,9% và tại các TTYT tuyến quận huyện là 32,7%
Năm 2011, Vũ Trọng Dược và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu kiến thức và thực hành phòng chống bệnh SXHD của người dân 11 tỉnh miền núi phía Bắc Kết quả cho thấy: tỷ lệ người dân biết triệu chứng cơ bản của bệnh SXHD là 35,3%, kiến thức về cách phòng chống bệnh SXHD đúng chỉ đạt 10,1% Nhưng khi quan sát thực hành về các biện pháp diệt bọ gậy, phòng muỗi đốt và thói quen tàng trữ nước thì 26,6% người dân đã áp dụng đúng các biện pháp.Các yếu tố giới tính, nghề nghiệp có liên quan đến hiểu biết về bệnh SXHD và những người hiểu biết về SXHD có hành vi đúng về phòng chống SXHD cao hơn 4,17 và 4,95 lần so với nhóm không hiểu biết về SXHD Đỗ Nguyễn Thùy Nhi, Nguyễn Lâmnghiên cứu đánh giá kiến thức thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết của học sinh trước và sau khi triển khai dự án can thiệp tại trường Trung học cơ sở Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnhTiền Giang năm 2009 cho thấy kết quả: Tỉ lệ học sinh biết triệu chứng cơ bản của SXH (sốt và dấu hiệu xuất huyết) là 86,4% sau can thiệp là 92,7% Tỉ lệ đối tượng biết muỗi vằn là trung gian truyền bệnh SXH tương ứng là 33%;
64% và tỉ lệ biết thời gian muỗi đối người cả ngày lẫn đêm tương ứng là 43%; 36% Tỉ lệ học sinh biết SXH có thể phòng được sau can thiệp 95,5%, biết phòng bệnh SXH bằng cách diệt lăng quăng là tối ưu 96,3%, tỉ lệ biết được 5 biện pháp diệt lăng quăng 11% Các biện pháp diệt lăng quăng là một trong những nội dung chính của Dự án phòng chống SXH dựa vào cộng đồng, bởi vì muốn kiểm soát lăng quăng có hiệu quả thì phải biết được các biện pháp diệt lăng quăng để áp dụng tương ứng đối với từng loại vật chứa nước
Tỉ lệ học sinh có thực hành đúng trong phòng chống SXH trước can thiệp là 48,7%, sau can thiệp tăng lên 80,1% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p 13 điểm Từ 11- 13 điểm Từ 8 - 10 điểm < 8 điểm Điểm thực hành 11 > 9 điểm Từ 8 - 9 điểm Từ 6 - 7 điểm < 6 điểm Tổng điểm 27 > 22 điểm Từ 18 - 22 điểm Từ 14 - 17 điểm < 14 điểm
2.6 Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn theo bộ câu hỏi có sẵn (Phụ lục
1), hồi cứu biên bản, sổ sách điều tra xử lý ổ dịch (Phụ lục 2).
Nghiên cứu viên phỏng vấn trực tiếp cán bộ y tế trong hệ thống giám sát theo bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn về thông tin chung (họ tên, tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, thâm niên công tác, kiến thức và thực hành trong phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh SXHD…).
Hồi cứu lại sổ nhận báo dịch, sổ điều tra xử lý ổ dịch, biên bản điều tra xử lý ổ dịch năm 2012 tại Trung tâm Y tế quận Đống Đa.
Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích bằng phần mềm Epidata Analysis 3.1 Tính các tỷ lệ, điểm trung bình, trung vị, so sánh các tỷ lệ các nhóm khác nhau bằng test χ 2 , so sánh các giá trị trung bình bằng test t student.
Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
- Các đơn vị và đối tượng được thông báo mục đích của nghiên cứu Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu,không phục vụ cho mục đích nào khác
- Việc đối tượng tham gia hay không là hoàn toàn tự nguyện không ép buộc.
- Kết quả nghiên cứu và những khuyến nghị được sử dụng vào mục đích nâng cao năng lực giám sát bệnh SXHD tại quận Đống Đa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
Sai số và hạn chế sai số
- Phỏng vấn thử và tập huấn kỹ cho điều tra viên trước khi thực hiện điều tra.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng điều tra viên là 03 cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, được tập huấn 1 ngày về bộ câu hỏi và tiến hành phỏng vấn thử trên 06 đối tượng tại trạm Y tế phường Thanh Xuân Nam và Nhân Chính quận Thanh Xuân.
- Tuân thủ tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ đối tượng nghiên cứu.
- Các đối tượng được tách riêng khi phỏng vấn
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc trưng của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
STT Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Trung cấp, cao đẳng 113 89,7 Đại học, trên đại học 13 10,3
4 Trình độ chuyên môn Điều dưỡng 70 55,6
5 Thời gian làm việc trong lĩnh vực phòng chống dịch
6 Nhiệm vụ chính được phân công tại
Chăm sóc sức khỏe sinh sản 12 9,5
Các bệnh xã hội 15 11,9 Đông y 13 10,3
Kết quả ở bảng trên cho thấy: tỷ lệ nữ giới chiếm đa số trong số cán bộ y tế nghiên cứu (95,2 %) Về độ tuổi, đa số cán bộ ở độ tuổi trẻ nhóm nhỏ hơn
40 tuổi chiếm 77,8%, tuổi nhỏ nhất là 22, cao nhất là 52, trung vị là 31, tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn = 33,8 ± 8,3 Trình độ học vấn, đa số cán bộ y tế có trình độ trung cấp 88,1%, đại học chỉ chiếm 9,5%, 1 cán bộ có trình độ sau đại học 0,8% Về trình độ chuyên môn, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ điều dưỡng là cao nhất (55,6%), rồi đến y sỹ y học cổ truyền (15,9%) và bác sỹ có 13 cán bộ chiếm 10,3%.
Thời gian công tác trung bình của đối tượng phỏng vấn là 9,1 năm, trung bình ± độ lệch chuẩn = 9,1 ± 7,5, nhỏ nhất là 1 năm và lâu nhất là 28 năm, trung vị 7.
Nhiệm vụ chính được phân công tại trạm, nhóm cán bộ phòng chống dịch có tỷ lệ cao nhất 24,6% (31 cán bộ), sau đó đến nhóm tiêm chủng mở rộng 13,5% (17 cán bộ) và các cán bộ làm các nhiệm vụ khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
Bảng 3.2: So sánh các đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu
Từ kết quả bảng 3.2 ta thấy, khi so sánh 4 đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu là giới, tuổi, trình độ học vấn và thời gian làm việc trong lĩnh vực phòng chống dịch tại các phường trọng điểm khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các phường còn lại trừ đặc điểm giới tính có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm phường (p = 0,03).
Kiến thức về phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh SXHD của cán bộ y tế tuyến phường tại quận Đống Đa
bộ y tế tuyến phường tại quận Đống Đa
Biểu đồ 3.1: Phân loại kiến thức phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh
SXHD của cán bộ y tế Điểm trung bình kiến thức của cán bộ y tế là 6,3, điểm nhỏ nhất là 0, lớn nhất là 15, trung vị là 5,5 Không có cán bộ nào đạt điểm kiến thức tối đa. Theo phân loại, phần lớn (66,7%) cán bộ y tế xếp loại kém (dưới 8 điểm), 22,2% cán bộ y tế xếp loại trung bình và chỉ 11,1% xếp loại kiến thức khá và tốt.
Biểu đồ 3.2: Phân loại kiến thức phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh
SXHD của cán bộ y tế nhóm chuyên trách phòng chống dịch
Tính riêng trong nhóm cán bộ phòng chống dịch, điểm trung bình kiến thức là 9,2, điểm thấp nhất là 3, điểm cao nhất là 15, trung vị 9 Kết quả ở biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ cán bộ phòng chống dịch có kiến thức phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh SXHD xếp loại trung bình là cao nhất (48,4%), rồi đến xếp loại kém 25,8% Số cán bộ có kiến thức này xếp loại khá và tốt là thấp nhất.
Bảng 3.3 : Tỷ lệ trả lời đúng về căn nguyên gây bệnh SXHD của cán bộ y tế theo nhiệm vụ chuyên môn chính Đối tượng Số lượng
Tổng Tỷ lệ trả lời đúng (%)
Trả lời đúng Trả lời sai
Cán bộ phòng chống dịch 19 12 31 61,3
Kết quả bảng 3.3 cho ta thấy: tỷ lệ trả lời đúng về căn nguyên gây bệnh SXHD là vi rút Dengue cho tất cả cán bộ y tế là 33,3%, trong đó ở nhóm cán bộ chuyên trách phòng chống dịch là 61,3% cao hơn tỷ lệ này ở nhóm cán bộ còn lại là 24,2% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,0001).
Bảng 3.4: Tỷ lệ trả lời đúng về đường lây truyền bệnh SXHD của cán bộ y tế theo nhiệm vụ chuyên môn chính Đối tượng
Tỷ lệ trả lời đúng Trả lời đúng Trả lời (%) sai
Cán bộ phòng chống dịch 29 2 31 93,5
Kết quả bảng 3.4 cho ta thấy: tỷ lệ trả lời đúng về đường lây truyền bệnhSXHD cho tất cả cán bộ y tế là 86,5%, trong đó ở nhóm cán bộ chuyên trách phòng chống dịch cao hơn tỷ lệ này ở nhóm cán bộ còn lại là 93,53% so với 84,2% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,23).
Bảng 3.5: Tỷ lệ trả lời đúng về muỗi truyền bệnh SXHD của cán bộ y tế theo nhiệm vụ chuyên môn chính Đối tượng
Tỷ lệ trả lời đúng Trả lời đúng Trả lời (%) sai
Cán bộ phòng chống dịch 21 10 31 67,7
Kết quả bảng 3.5 cho ta thấy: tỷ lệ trả lời đúng về muỗi truyền bệnh SXHD là muỗi cái Aedes aegypti chung cho tất cả cán bộ y tế là 38,9%, trong đó ở nhóm cán bộ chuyên trách phòng chống dịch cao hơn tỷ lệ này ở nhóm cán bộ còn lại là 67,7% so với 29,5% Sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê (p = 0,0001).
Tỷ lệ cán bộ y tế trả lời đúng về vòng đời trung bình của bọ gậy muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) có sự khác biệt theo nhiệm vụ chuyên môn chính Kết quả cụ thể là: trong nhóm cán bộ y tế phòng chống dịch (84,6%), nhóm làm công tác phòng, chống bệnh không truyền nhiễm (79,2%), nhóm cán bộ y tế thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh (76,5%), nhóm cán bộ y tế làm công tác hành chính quản lý (62,5%) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Tỷ lệ trả lời đúng Trả lời đúng Trả lời (%) sai
Cán bộ phòng chống dịch 21 10 31 67,7
Kết quả bảng 3.6 cho ta thấy: tỷ lệ trả lời đúng về vòng đời trung bình của bọ gậy muỗi truyền bệnh SXHD là khoảng 7-8 ngày chung cho tất cả cán bộ y tế là 69,0%, trong đó ở nhóm cán bộ chuyên trách phòng chống dịch là67,7% thấp hơn tỷ lệ này ở nhóm cán bộ còn lại là 69,5% Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p = 0,85).
Bảng 3.7: Tỷ lệ trả lời đúng về vòng đời trung bình muỗi trưởng thành truyền bệnh SXHD của cán bộ y tế theo nhiệm vụ chuyên môn chính Đối tượng
Tỷ lệ trả lời đúng Trả lời đúng Trả lời (%) sai
Cán bộ phòng chống dịch 12 19 31 38,7
Kết quả bảng 3.7 cho ta thấy: tỷ lệ trả lời đúng về vòng đời trung bình của muỗi trưởng thành truyền bệnh SXHD là khoảng 30 ngày chung cho tất cả cán bộ y tế là 27,8%, trong đó ở nhóm cán bộ chuyên trách phòng chống dịch là 38,7% cao hơn tỷ lệ này ở nhóm cán bộ còn lại là 24,2% Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p = 0,12).
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ trả lời đúng về phân loại bệnh SXHD của cán bộ y tế
Kết quả ở biểu đồ 3.3 cho ta thấy: kiến thức về phân loại bệnh SXHD của cán bộ y tế còn thấp: chỉ 6 cán bộ y tế, chiếm 4,8% tổng số cán bộ trả lời đúng phân loại của bệnh SXHD theo quy định của Bộ Y tế có 3 mức độ là:SXHD, SXHD có dấu hiệu cảnh báo và SXHD nặng 108 cán bộ, chiếm 85,7% không trả lời đúng, hoặc không trả lời được phân loại nào 4 cán bộ, chiếm3,2% trả lời đúng 1 phân loại và 8 cán bộ, 6,3% trả lời đúng 2 phân loại.
Bảng 3.8: Tỷ lệ trả lời đúng phân loại bệnh SXHD của cán bộ y tế theo nhiệm vụ chuyên môn chính Đối tượng
Tổng Tỷ lệ trả lời đúng (%)
Trả lời đúng từ 1-3 phân loại Trả lời sai
Cán bộ phòng chống dịch 8 10 18 44,4
Kết quả bảng 3.8 cho ta thấy: tỷ lệ trả lời đúng từ 1-3 phân loại bệnh SXHD tính chung cho tất cả cán bộ y tế là 24,6% Phân nhóm theo nhiệm vụ chuyên môn thì tỷ lệ này ở nhóm cán bộ phòng chống dịch cao hơn ở nhóm cán bộ khác là 44,4% so với 21,3% Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p = 0,07).
Bảng 3.9: Tỷ lệ trả lời đúng bệnh SXHD được phân vào nhóm nào theo phân loại bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế của cán bộ y tế theo nhiệm vụ chuyên môn chính Đối tượng Số lượng
Tỷ lệ trả lời đúng Trả lời đúng Trả lời sai (%)
Cán bộ phòng chống dịch 26 5 31 83,9
Kết quả bảng 3.9 cho ta thấy: chung cho tất cả cán bộ y tế, tỷ lệ trả lời đúng SXHD được phân loại vào nhóm B theo phân nhóm bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế là 40,5% Đối với nhóm cán bộ phòng chống dịch tỷ lệ trả lời đúng là 83,9%, cao hơn so với nhóm cán bộ còn lại là 26,6% Sự khác biệt về tỷ lệ này giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,0001).
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ trả lời đúng định nghĩa ca bệnh lâm sàng SXHD của cán bộ y tế
Kết quả ở biểu đồ 3.4 cho ta thấy: tỷ lệ cán bộ trả lời đúng định nghĩa ca bệnh lâm sàng của SXHD gồm 3 triệu chứng là 21,4% (27 cán bộ), 10,3%
(13 cán bộ) không trả lời đúng, hoặc không trả lời được triệu chứng nào, chiếm 31,0% (39 cán bộ) trả lời đúng 1 triệu chứng và 37,3% (47 cán bộ), trả lời đúng 2 triệu chứng.
Bảng 3.10: Tỷ lệ trả lời đúng định nghĩa ca bệnh lâm sàng SXHD của cán bộ y tế theo nhiệm vụ chuyên môn chính Đối tượng
Tỷ lệ trả lời đúng Trả lời đúng từ (%)
Cán bộ phòng chống dịch 31 0 31 100,0
Kết quả bảng 3.10 cho ta thấy: tỷ lệ trả lời đúng từ 1 triệu chứng trở lên trong định nghĩa ca bệnh lâm sàng SXHD của cán bộ y tế là 89,7% Khi phân theo nhóm nhiệm vụ chuyên môn, tỷ lệ trả lời đúng trong nhóm cán bộ phòng chống dịch là 100%, ở nhóm cán bộ khác là 86,3% Sự khác biệt về tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê (p = 0,03).
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ trả lời đúng khái niệm ổ dịch SXHD của cán bộ y tế
Kết quả ở biểu đồ 3.5 cho ta thấy: chỉ 8 cán bộ y tế, chiếm 6,3% tổng số cán bộ trả lời đúng khái niệm ổ dịch SXHD theo quy định của Bộ Y tế 41 cán bộ, chiếm 32,5 % không trả lời đúng, hoặc không trả lời được ý nào nào 52 cán bộ, chiếm 41,3 % trả lời đúng 1 ý và 25 cán bộ, chiếm 19,8% trả lời đúng
Bảng 3.11: Tỷ lệ trả lời đúng khái niệm ổ dịch SXHD của cán bộ y tế theo nhiệm vụ chuyên môn chính Đối tượng
Tổng Tỷ lệ trả lời đúng (%)
Cán bộ phòng chống dịch 28 3 31 90,3
Thực hành về phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh SXHD của cán bộ y tế tuyến phường tại quận Đống Đa
bộ y tế tuyến phường tại quận Đống Đa
Biểu đồ 3.6: Phân loại thực hành phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh
SXHD của cán bộ y tế Điểm trung bình thực hành của cán bộ y tế là 6,9, điểm thấp nhất là 1,cao nhất là 11, trung vị là 8,0 Tỷ lệ cán bộ y tế có điểm thực hành đạt loại khá là cao nhất (38,9%), rồi đến loại kém và trung bình Chỉ có ít cán bộ Y tế có điểm thực hành đạt loại tốt 11,9%.
Biểu đồ 3.7: Phân loại thực hành phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh
SXHD của cán bộ y tế trong nhóm cán bộ phòng chống dịch
Tính riêng trong nhóm cán bộ phòng chống dịch, điểm trung bình thực hành của cán bộ y tế là 8,3, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 11, trung vị 9 Đa số cán bộ (77,5%) xếp loại thực hành khá và tốt, 12,9% xếp loại trung bình và 9,7% xếp loại thực hành kém.
3.3.1 Kết quả quan sát cán bộ y tế tuyến phường
Biểu đồ 3.8: Thực hành nghiệm pháp dây thắt của cán bộ y tế
Kết quả biểu đồ 3.8 cho ta thấy: phần lớn cán bộ y tế thực hành đúng từ4-5 bước của nghiệm pháp dây thắt, trong đó tỷ lệ cán bộ thực hành đúng cả 5 bước chiếm tỷ lệ cao nhất 53,2%, sau đó đến tỷ lệ cán bộ thực hành đúng 4 bước là 19,0% Tỷ lệ cán bộ không thực hiện đúng bước nào là 12,7%, đúng từ 1-3 bước là 15,2%
Bảng 3.13: Thực hành nghiệm pháp dây thắt của cán bộ y tế theo nhiệm vụ chuyên môn chính Đối tượng
Tổng Tỷ lệ trả lời đúng Thực hiện (%) đúng 5 bước
Thực hiện đúng từ 4 bước trở xuống
Cán bộ phòng chống dịch 23 8 31 74,2
Tỷ lệ cán bộ trong nhóm phòng chống dịch thực hành đúng cả 5 bước của nghiệm pháp dây thắt cao hơn đáng kể so với nhóm cán bộ còn lại (74,2% so với 46,3%) Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (p < 0,006), cho thấy hiệu quả của các hoạt động đào tạo và triển khai nghiệm pháp dây thắt trong nhóm phòng chống dịch.
3.3.2 Kết quả phỏng vấn cán bộ y tế tuyến phường
Bảng 3.14: Thực hành về đáp ứng khi phát hiện bệnh nhân SXHD tại trạm
STT Hoạt động Trả lời đúng n Tỷ lệ %
1 Thông báo bệnh nhân lên tuyến trên 105 83,3
2 Tổ chức điều tra phát hiện người nghi SXHD 70 55,6
3 Tổ chức điều tra muỗi và bọ gậy 68 54,0
5 Tổ chức diệt bọ gậy 100 79,4
6 Giám sát phát hiện sớm bệnh nhân mới trong 7 ngày 5 4,0
Khi được hỏi về thực hành đáp ứng với tình huống có 1 bệnh nhân SXHD được phát hiện trên địa bàn phường, tỷ lệ cán bộ có thực hành thông báo bệnh nhân lên tuyến trên chiếm tỷ lệ cao nhất 83,3%, sau đó đến hoạt động tổ chức diệt bọ gậy 79,4%, tổ chức điều tra người nghi sốt 55,6%, tổ chức điều tra muỗi và bọ gậy 54,0%, tiến hành các hoạt động tuyên truyền 41,3% Chỉ 5 cán bộ (4%) cho rằng cần tổ chức giám sát phát hiện thêm bệnh nhân nghi ngờ mới trong vòng 7 ngày tại khu dân cư
Bảng 3.15: Thực hành về đáp ứng khi phát hiện bệnh nhân SXHD tại trạm
Y tế theo nhiệm vụ chuyên môn chính
Cán bộ phòng chống dịch
Tỷ lệ có (%) χ2= 3.089 df(1) p= 0.07 χ2= 10.482 df(1) p= 0.001 χ2= 3.140 df(1) p= 0.07 χ2= 1.815 df(1) p= 0.17 χ2= 5.050 df(1) p= 0.02 Fishersexact p= 0.01
Tổ chức điều tra muỗi và bọ gậy
Tổ chức diệt bọ gậy
Cán bộ phòng chống dịch
Giám sát phát hiện sớm bệnh nhân mới trong 7 ngày
Thông báo bệnh nhân lên tuyến trên
Tổ chức điều tra phát hiện người nghi SXHD
Từ kết quả bảng 3.15 cho ta thấy: trong 6 bước thực hành đáp ứng khi phát hiện bệnh nhân SXHD tại trạm Y tế, nhóm cán bộ phòng chống dịch đều có tỷ lệ thực hành đáp ứng cao hơn nhóm cán bộ còn lại, với 3 hoạt động: tổ chức điều tra phát hiện người nghi SXHD, tổ chức diệt bọ gậy và giám sát phát hiện bệnh nhân mới trong vòng 7 ngày thì sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.3.3 Kết quả hồi cứu số liệu bệnh nhân
Bảng 3.16: Thời gian phát hiện và đáp ứng với bệnh nhân SXHD (n = 237)
Biến số Ngắn nhất Dài nhất Trung bình 95% C.I
Thời gian phát hiện bệnh nhân
Thời gian đáp ứng với bệnh nhân
Kết quả bảng 3.16 cho ta thấy: thời gian từ khi bệnh nhân mắc bệnh tới khi được báo cáo trung bình là 6,3 ngày, nhanh nhất là chưa đến 1 ngày và muộn nhất là 17 ngày Thời gian có hoạt động điều tra tại thực địa kể từ khi bệnh nhân được báo cáo trung bình là 1 ngày, ngắn nhất là chưa đến 1 ngày và muộn nhất là 10 ngày.
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ tự phát hiện bệnh nhân tại các trạm Y tế
Kết quả biểu đồ 3.9 cho ta thấy: đa số bệnh nhân được phát hiện tại tuyến thành phố 65,8%, rồi đến Trạm Y tế (25,7%), ít bệnh nhân được phát hiện ở tuyến quận (8,4%).
Biểu đồ 3.10: Phân loại kiến thức và thực hành phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh SXHD của cán bộ y tế
Kết quả từ biểu đồ 3.10 cho ta thấy: kiến thức và thực hành của cán bộ y tế còn chưa tốt: 57,1% cán bộ xếp loại kém, 22,2 % xếp loại trung bình,15,1% xếp loại khá, chỉ 7 cán bộ chiếm 5,6% xếp loại tốt Điểm trung bình tổng kiến thức và thực hành của cán bộ y tế là 13,2, điểm thấp nhất là 3, cao nhất là 26 Không có cán bộ y tế nào đạt điểm tối đa.
So sánh kiến thức và thực hành trong phát hiện và đáp ứng bệnh SXHD của cán bộ y tế phường trọng điểm về SXHD và các phường còn lại của quận Đống Đa
Bảng 3.17: So sánh kiến thức trong phát hiện và đáp ứng bệnh SXHD của cán bộ y tế giữa phường trọng điểm và các phường còn lại
Biến số Trả lời Phường trọng điểm
Biết căn nguyên gây bệnh SXHD Đúng 24 18 χ 2 = 3.131 df(1) p= 0.07
Biết đường lây truyền Đúng 47 62 χ 2 = 2.759 df(1) p= 0.09
Biết véc tơ truyền bệnh Đúng 22 27 χ 2 = 0.041 df(1) p= 0.83
Biết vòng đời trung bình của bọ gậy Đúng 39 48 χ 2 = 0.164 df(1) p= 0.68
Biết vòng đời trung bình của muỗi Đúng 22 13 χ 2 = 5.522 df(1) p= 0.01
SXHD thuộc nhóm nào trong phân loại BTN Đúng 16 35 χ 2 = 7.411 df(1) p= 0.006
Biết thời gian lấy máu tối đa để xác định vi rút
Kết quả bảng 3.17 biểu thị có 2 trong số 7 câu hỏi kiến thức đạt sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa 2 nhóm phường Cụ thể, vòng đời trung bình của muỗi tại phường trọng điểm (37,9%) cao hơn đáng kể so với phường còn lại (19,1%) Tương tự, tỷ lệ phân loại SXHD trong nhóm bệnh truyền nhiễm tại phường trọng điểm thấp hơn (27,6%) so với phường còn lại (51,5%).
Bảng 3.18: So sánh thực hành phát hiện và đáp ứng với bệnh SXHD của cán bộ y tế giữa phường trọng điểm và các phường còn lại
Biến số Phường trọng điểm Phường còn lại Thống kê
Thời gian phát hiện bệnh nhân SXHD n 134 103 t = 0,71, p = 0,23
Thời gian trung bình phát hiện
Thời gian đáp ứng với bệnh nhân
Thời gian trung bình đáp ứng
Từ kết quả bảng 3.18 cho ta thấy: sự khác biệt về thời gian phát hiện bệnh nhân SXHD và thời gian đáp ứng với bệnh nhân SXHD giữa 2 nhóm phường trọng điểm và phường còn lại chưa có ý nghĩa thống kê (tương ứng p 0,23 và p = 0,11)
Bảng 3.19: So sánh điểm trung bình kiến thức và thực hành của cán bộ y tế giữa phường trọng điểm và các phường còn lại Điểm Phường n Điểm trung bình
Tổng kiến thức và thực hành
Trọng điểm 58 13,1 11,6 - 14,6 t = - 0,13, p = 0,44 Không trọng điểm 68 13,3 12,1 - 14,4
Từ kết quả bảng 3.19 cho ta thấy: sự khác biệt về điểm trung bình kiến thức, điểm trung bình thực hành và trung bình tổng điểm cả kiến thức và thực hành của cán bộ y tế tại nhóm phường trọng điểm và các phường còn lại chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.20: So sánh tỷ lệ tự phát hiện giữa phường trọng điểm và các phường còn lại
Bệnh nhân được phát hiện tại
Tỷ lệ tự phát hiện tại Trạm
Từ kết quả bảng 3.20 cho ta thấy: tỷ lệ phát hiện bệnh nhân tại các Trạm
Y tế chung cho toàn quận là 25,7%, tỷ lệ phát hiện tại các phường điểm là 28,4% cao hơn các phường còn lại 22,3% Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,29).
BÀN LUẬN
Về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 126 cán bộ tại 21 Trạm Y tế phường của quận Đống Đa, chiếm tỷ lệ 78,8% tổng số cán bộ và thu thập số liệu hồi cứu của 237 bệnh nhân (95,6%) được chẩn đoán lâm sàng SXHD năm
2012 tại Trung tâm Y tế Đống Đa.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ giới (95,2%) với tuổi trung bình 33,8 ± 8,3 Tỷ lệ cán bộ nữ cao có thể do nghiên cứu chỉ tập trung vào cán bộ tại TYT phường, nơi có nhiều cán bộ nữ hơn so với các nghiên cứu trước Về trình độ học vấn, trung cấp (Điều dưỡng và Y sĩ) chiếm 88,1% và trình độ chuyên môn là điều dưỡng (55,6%), khác biệt so với các nghiên cứu trước do chúng tôi chỉ nghiên cứu trên cán bộ TYT có tỷ lệ bác sĩ thấp hơn Về nhiệm vụ và kinh nghiệm công tác, cán bộ làm công tác phòng chống dịch chiếm tỷ lệ cao nhất (24,6%) và 75,4% cán bộ có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các đặc điểm về tuổi, kinh nghiệm và trình độ học vấn giữa cán bộ phòng chống SXHD tại các phường trọng điểm và phường còn lại không có sự khác biệt đáng kể Tuy nhiên, đặc điểm về giới tính lại khác biệt do không có cán bộ nam nào thuộc các phường trọng điểm Dù vậy, tỷ lệ cán bộ nam chỉ chiếm 4,7% nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu Sự tương đồng về các đặc điểm này cho phép so sánh kiến thức và thực hành về phát hiện và đáp ứng phòng chống SXHD giữa hai nhóm phường một cách khách quan hơn.
Về kiến thức của cán bộ y tế quận Đống Đa trong phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh SXHD
4.2.1 Về kiến thức của cán bộ y tế Để thực hiện tốt công tác phòng chống một bệnh nào đó, cán bộ y tế cần phải có những kiến thức nhất định về bệnh, thực tế bệnh SXHD là bệnh lưu hành tại Đống Đa và là mối quan tâm hàng đầu so với các loại bệnh dịch khác như cúm A(H5N1), tả, dại lên cơn, sốt phát ban, thủy đậu…nên cán bộ y tế tại các trạm Y tế cần nắm được những đặc điểm cơ bản của bệnh như căn nguyên, đường lây, véc tơ truyền bệnh là gì, đặc điểm véc tơ truyền bệnh, khái niệm bệnh, ổ dịch…
Khi được hỏi về căn nguyên gây bệnh SXHD chỉ 33,3% cán bộ y tế trả lời đúng, phân loại theo nhóm nhiệm vụ thì nhóm cán bộ phòng chống dịch có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là 61,3%, chung cho các nhóm khác là 24,2% Theo trình độ chuyên môn thì nhóm bác sỹ có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là 76,9%(10/13), nhóm điều dưỡng có tỷ lệ trả lời đúng 30,0% (21/70) Trong số cán bộ trả lời sai, phần lớn trả lời căn nguyên gây bệnh là do muỗi, phần khác không hiểu căn nguyên hay nguyên nhân gây bệnh là gì Như vậy ta thấy đa số cán bộ trả lời sai căn nguyên gây bệnh SXHD, có thể là do cán bộ y tế chưa quan tâm đến điều này; công tác tập huấn, đào tạo cũng chưa nhấn mạnh đến vi rút Dengue là nguyên nhân gây bệnh, và các đặc điểm chung của bệnh cấp tính gây ra do vi rút; Theo chúng tôi trong bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phòng chống bệnh truyền nhiễm trong thời gian tới cần giải thích rõ cho cán bộ y tế nhưng khái niệm căn bản như: căn nguyên gây bệnh, tác nhân hay là nguyên nhân gây bệnh và phân biệt các khái niệm này với đường lây truyền bệnh.
Về câu hỏi đường lây truyền bệnh SXHD, 86,5% trả lời đúng là do muỗi truyền bệnh, tỷ lệ này ở nhóm cán bộ phòng chống dịch là 93,5%, ở chung cho các nhóm khác là 84,2% Các tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của F Shuaib và cộng sự tại Jamaica đối với người dân, trong đó 33,5% người dân cho rằng bệnh do ruồi truyền và 28,1% cho rằng bệnh do ve truyền, chỉ 62,6% người dân trả lời đúng bệnh cũng có thể do muỗi truyền Phân loại theo trình độ chuyên môn, chúng tôi thấy 100% (13/13) bác sỹ trả lời đúng đường lây truyền bệnh, nhóm điều dưỡng 82,3% (58/70) trả lời đúng, nhóm y sỹ 90,0% (18/20) trả lời đúng Trong số cán bộ trả lời sai, câu trả lời hầu hết là bệnh SXHD truyền qua đường máu Như vậy kiến thức về đường lây truyền bệnh SXHD của cán bộ y tế phường là tốt, chỉ một số ít cán bộ trả lời sai Điều này có thể là kết quả hoạt động có hiệu quả của chương trình phòng chống SXHD nhiều năm và các hoạt động chủ yếu là can thiệp vào véc tơ truyền bệnh là diệt bọ gậy và muỗi trưởng thành nên cán bộ y tế đã có kiến thức tốt về vấn đề này.
Về câu hỏi muỗi truyền bệnh SXHD chính tại Hà Nội hiện nay là muỗi nào, chỉ 38,9% cán bộ y tế trả lời đúng là muỗi cái Aedes aegypti, tỷ lệ này ở nhóm phòng chống dịch là 67,7%, nhóm cán bộ khác thấp hơn là 29,5% Đa số cán bộ trả lời sai là do muỗi vằn, một số ít trả lời do muỗi anopheles, một số không nhớ chính xác tên latinh của véc tơ Đối với người dân và cộng tác viên chỉ cần biết muỗi vằn là véc tơ truyền bệnh là được, nhưng với cán bộ y tế chúng tôi yêu cầu cao hơn, cần phải trả lời đúng tên véc tơ truyền bệnh Phân theo trình độ chuyên môn, chúng tôi thấy trong nhóm bác sỹ 92,3% (12/13) trả lời đúng, nhóm điều dưỡng 34,3%(24/70) trả lời đúng Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Quang và Lê Bách Sang điều tra trên 55 cán bộ y tế tại Đống Đa và Thanh Xuân trong đó 58,2% là bác sỹ cho tỷ lệ 94,5% trả lời đúng và cũng phù hợp với nghiên cứu của Tzong-Shiann Ho và cộng sự tại Đài Loan cho kết quả là trên 90% bác sỹ trả lời đúng câu hỏi véc tơ truyền bệnh SXHD là muỗi Aedes aegypty và Aedes albopictus
Liên quan đến các đặc điểm của véc tơ truyền bệnh, chúng tôi hỏi các câu hỏi về vòng đời trung bình của bọ gậy và muỗi trưởng thành, biết được vòng đời trung bình của véc tơ truyền bệnh sẽ giúp cán bộ y tế thực hiện được các biện pháp phòng bệnh đúng, là cơ sở để tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy định kỳ, chủ động và vào thời điểm thích hợp, cũng như phải tổ chức những chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành khi cần thiết.
Vòng đời trung bình của bọ gậy là khoảng 7-8 ngày, trong điều kiện nhiệt độ môi trường khoảng 25 o C, có 69,0% cán bộ y tế trả lời đúng câu hỏi này, tỷ lệ trả lời đúng ở nhóm cán bộ phòng chống dịch là 67,7%, nhóm cán bộ còn lại cao hơn 69,5%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) Theo trình độ chuyên môn, trong nhóm bác sỹ 69,2% (9/13) trả lời đúng, nhóm điều dưỡng 67,1% (47/70) trả lời đúng.
Về câu hỏi vòng đời trung bình của muỗi trưởng thành, chỉ 27,8% cán bộ y tế trả lời đúng, trong đó nhóm cán bộ phòng chống dịch là 38,7%, nhóm cán bộ còn lại là 24,2% Tỷ lệ trả lời đúng trong nhóm bác sỹ là 53,8% (7/13), nhóm điều dưỡng là 24,2% (17/70), tính chung cho cả 2 câu hỏi về vòng đời bọ gậy và muỗi truyền bệnh, chỉ có 29 cán bộ y tế (23,0%) trả lời đúng cả 2 câu hỏi Kết quả này cho ta thấy kiến thức của cán bộ y tế về muỗi truyền bệnh còn chưa cao, cán bộ y tế chưa có kiến thức tốt về vòng đời của muỗi Có thể do công tác tập huấn đào tạo còn chưa chú trọng đến nội dung này mà còn nặng hướng dẫn các hoạt động về thực hành như thu gom phế thải, lật úp dụng cụ chứa nước, thau rửa dụng cụ chứa nước định kỳ hàng tuần… Vì vậy kết quả này gợi ý công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ y tế trong thời gian tới cần nhắc lại kiến thức về đặc điểm và vòng đời của véc tơ.
Về phân loại bệnh SXHD theo quy định của Bộ Y tế, chỉ 6 cán bộ (4,8%) trả lời đúng cả 3 mức phân loại, 108 cán bộ (85,7%) không biết hay trả lời sai, 12 cán bộ (9,5%) trả lời đúng nhưng không đầy đủ các mức độ phân loại, trong số cán bộ trả lời sai chủ yếu là trả lời phân loại theo quy định cũ của
Bộ Y tế từ 2010 trở về trước là phân theo độ lâm sàng thành các mức độ: I, II, III, IV Nguyên nhân chỉ có 4,8% cán bộ trả lời đúng phân loại bệnh theo chúng tôi có thể là do: các hoạt động tập huấn cho cán bộ y tế chưa chú ý đến nội dung này đã thay đổi so với quy định cũ; việc phân loại bệnh SXHD có mục đích chính là để theo dõi, tiên lượng và điều trị bệnh nhân, không ảnh hưởng tới các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng nên cán bộ y tế tại tuyến phường có thể chưa quan tâm đúng mức, tại các trạm Y tế công tác điều trị chỉ là chăm sóc ban đầu, khi có các dấu hiệu cảnh báo, bệnh nhân sẽ được chuyển lên tuyến trên, trạm Y tế tập trung nhiều vào công tác điều tra dịch tễ và các hoạt động can thiệp tại cộng đồng.
Trong phân nhóm bệnh truyền nhiễm, có 40,5% cán bộ y tế trả lời đúng bệnh sốt xuất huyết (SXHD) thuộc nhóm B theo phân loại bệnh truyền nhiễm hiện tại Tỷ lệ này ở nhóm cán bộ phòng chống dịch cao hơn hẳn (83,9%) so với nhóm cán bộ còn lại (26,3%) Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ trả lời đúng bệnh SXHD thuộc nhóm B cao nhất là nhóm bác sĩ (100%), tiếp theo là nhóm điều dưỡng (38,6%) Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Nguyễn.
Thành Đông tại Hà Nội năm 2011 cho kết quả tỷ lệ định nghĩa đúng phân loại bệnh truyền nhiễm của cán bộ y tế tuyến xã là 40,0 %, cán bộ tại TTYT quận, huyện (hầu hết có trình độ bác sỹ hoặc đại học khác) là 95,0%
Khi trả lời về các dấu hiệu lâm sàng của bệnh SXHD, 89,7% cán bộ y tế trả lời được 1 trong các triệu chứng phổ biến của bệnh như sốt cao liên tục từ 2-7 ngày, đau đầu, có dấu hiệu xuất huyết, trong đó 21,4% cán bộ trả lời đúng đầy đủ các dấu hiệu của bệnh Nếu tính riêng trong nhóm cán bộ chuyên trách phòng chống dịch, tỷ lệ trả lời đúng từ 2 hoặc 3 trong 3 triệu chứng chính là 100% (31/31) Trong nghiên cứu của Nguyễn Thành Đông tỷ lệ trả lời đúng định nghĩa ca bệnh SXHD của cán chuyên trách dịch tễ trạm y tế là 53,0% , thấp hơn so với nghiên cứu này là, có thể là do nghiên cứu trước tiến hành trên đối tượng cán bộ chuyên trách phòng chống dịch của các xã tại tất cả các quận, huyện của thành phố Hà Nội, trong khi nghiên cứu này của chúng tôi chỉ tiến hành tại một trong 10 quận trọng điểm về SXHD là Đống Đa, nên kiến thức của cán bộ chuyên trách có thể tốt hơn? Cũng có thể do công tác phòng chống SXHD tại quận Đống Đa tốt hơn so với các quận, huyện khác Tính riêng cho nhóm bác sỹ, tỷ lệ biết từ 2-3 triệu chứng của bệnh là 100% cao hơn khi so sánh với nghiên cứu của Hsien-Liang Huang và cộng sự tại Đài Loan, tỷ lệ biết các triệu chứng phổ biến của bệnh của các bác sỹ là 91,8%
Tỷ lệ trả lời đúng khái niệm ổ dịch SXHD thấp do do chức năng ghi nhận ổ dịch do Trung tâm Y tế Đống Đa trực tiếp quyết định và điều tra, công tác tập huấn cho cán bộ phường còn hạn chế Đáng chú ý, trong nhóm cán bộ phòng chống dịch, 9,7% trả lời sai khái niệm ổ dịch, nhóm khác 40% Kết quả này cho thấy cần bổ sung kiến thức về ổ dịch cho cán bộ y tế TYT, phối hợp chặt chẽ giữa TYT và Trung tâm Y tế, với TYT là chính để tăng cường tính chủ động của tuyến dưới.
Xác định được thời điểm lấy máu bệnh nhân làm xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên gây bệnh là quan trọng trong việc lựa chọn xét nghiệm để chẩn đoán nhanh ổ dịch, giúp nhanh chóng triển khai các biện pháp đáp ứng chống dịch kịp thời Tại quận Đống Đa hiện nay đã triển khai xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút Dengue (NS1) để phục vụ chống dịch nên kiến thức của cán bộ y tế về thời gian lấy mẫu càng quan trọng.Thực tế chúng tôi thấy chỉ 34,1% cán bộ trả lời đúng thời gian lấy mẫu máu xác định vi rút là trong 5 ngày sau khi sốt, tỷ lệ này trong nhóm cán bộ phòng chống dịch là 51,6%, nhóm cán bộ khác là 28,4% Kết quả này cũng có thể là do trạm Y tế chưa trực tiếp chỉ định và lấy máu thực hiện xét nghiệm mà nhiệm vụ này do Trung tâm
Y tế Đống Đa thực hiện.
4.2.2 Xếp loại kiến thức của cán bộ y tế
Kết quả nghiên cứu cho thấy: kiến thức của cán bộ y tế nói chung trong phát hiện và đáp ứng phòng chống SXHD còn chưa tốt, có tới 66,7% xếp loại kém, 22,2% xếp loại trung bình và số xếp loại khá và tốt chỉ chiếm 11,1%.
Về thực hành của cán bộ y tế quận Đống Đa trong phát hiện và đáp ứng với bệnh SXHD
4.3.1 Thực hành của cán bộ y tế Để mô tả thực hành trong phát hiện và đáp ứng với bệnh SXHD của cán bộ y tế tại các trạm Y tế, chúng tôi sử dụng bảng kiểm quan sát, bảng kiểm hồi cứu số liệu và câu hỏi thực hành ứng với tình huống dịch Nghiệm pháp dây thắt là nghiệm pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ SXHD tại cộng đồng, được Bộ Y tế đưa vào hướng dẫn giám sát chính thức năm 2011 , thực hành đúng nghiệm pháp dây thắt có thể giúp trạm Y tế phát hiện bệnh nhân SXHD ngay khi chưa có dấu hiệu xuất huyết trên lâm sàng, theo hướng dẫn của bộ Y tế chúng tôi xây dựng quy trình thực hiện nghiệm pháp dây thắt thành 5 bước để làm cơ sở đánh giá thực hành của cán bộ y tế.
Kết quả thực tế cho thấy, điểm trung bình thực hiện nghiệm pháp dây thắt của cán bộ y tế là 3,73 (3,42 – 4,05, 95% CI), điểm trung vị là 5, điểm thấp nhất là 0 và cao nhất là 5 điểm Có 67 cán bộ y tế (53,2%) thực hiện đúng cả 5 bước nghiệm pháp dây thắt, 16 cán bộ (12,7%) không thực hiện được hoặc không thực hiện đúng bước nào trong 5 bước, tỷ lệ thực hiện đúng 4/5 bước là 24 cán bộ (19,0%), các cán bộ thực hiện đúng từ 1-3 bước là 19 cán bộ chiếm 15,2% Kết quả này cho ta thấy thực hành nghiệm pháp dây thắt của cán bộ y tế là tương đối tốt, khi 72,2% cán bộ y tế đã thực hiện đúng từ 4-5 bước của nghiệm pháp Kết quả này có thể do trong thời gian vừa qua công tác tập huấn, đào tạo và giám sát hỗ trợ đã tập trung đến vấn đề này, và cán bộ y tế TYT đã hiểu được vai trò quan trọng của nghiệm pháp dây thắt trong việc phát hiện sớm bệnh nhân nghi ngờ SXHD.
Khi phân nhóm theo nhiệm vụ, nhóm cán bộ phòng chống dịch có 23/31, chiếm tỷ lệ 74,2% đã thực hiện đúng cả 5 bước, các nhóm còn lại tỷ lệ này là 46,3% Thực tế kỹ năng thực hành của cán bộ y tế là chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác phòng chống dịch và vì vậy cần được ưu tiên quan tâm trong thời gian tới.
Thực hành tại trạm y tế khi phát hiện bệnh nhân SXHD, cán bộ đạt trung bình 3,17 điểm, có 83,3% cán bộ thông báo bệnh nhân lên tuyến trên ngay, 54% tổ chức điều tra muỗi và bọ gậy, 79,4% cho rằng cần diệt bọ gậy, 41,3% đề xuất tuyên truyền phòng bệnh cho cộng đồng So với nghiên cứu khác, tỷ lệ cán bộ đề xuất diệt bọ gậy cao hơn (79,4% so với 27,3%), có thể do hiệu quả của biện pháp này đã được chứng minh và được áp dụng rộng rãi trong chương trình phòng chống SXHD quốc gia.
Tỷ lệ tự phát hiện bệnh tại cơ sở phản ánh năng lực phòng ngừa và chất lượng giám sát y tế địa phương Tỷ lệ cao biểu thị hệ thống giám sát tốt, giúp chủ động triển khai biện pháp phòng ngừa và dự báo tình hình dịch hiệu quả Tuy nhiên, nghiên cứu trên 237 ca sốt xuất huyết năm 2012 cho thấy tỷ lệ tự phát hiện tại trạm y tế chỉ đạt 25,7%, thấp hơn mục tiêu 30% của chương trình phòng chống sốt xuất huyết Hà Nội Nguyên nhân có thể do bệnh nhân không khai báo theo quy định, cộng tác viên giám sát chưa hiệu quả, kinh phí hỗ trợ thấp, điều tra phát hiện bệnh nhân chậm và người bệnh thường đến khám tại tuyến trên thay vì trạm y tế.
Về thời gian phát hiện bệnh nhân tại trạm Y tế, chúng tôi thấy thời gian trung bình tính từ khi bệnh nhân mắc bệnh (sốt) tới khi bệnh nhân được báo cáo là 6,3 ngày (5,97-6,76, 95% CI), bệnh nhân phát hiện muộn nhất là 17 ngày và sớm nhất là 0 ngày, tức là ngay trong ngày mắc bệnh Trong nghiên cứu của Hyo- Soon Yoo và cộng sự tại Hàn Quốc cho thấy thời gian trung bình này là 15 ngày, có thể là do: Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Hàn Quốc là dựa vào bệnh viện, không có mạng lưới giám sát chủ động tại Trạm Y tế, nên thông tin báo cáo thường là muộn, SXHD không phải là bệnh được ưu tiên giám sát phát hiện sớm tại Hàn Quốc, nghiên cứu này đã được tiến hành từ năm 2009, với số liệu thu thập từ năm 2001-2006 Tại Việt Nam hiện tại chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào về số ngày phát hiện bệnh nhân SXHD.
Về thời gian đáp ứng với bệnh nhân SXHD, trung bình là 1 ngày (0,9 – 1,1, 95% CI), sớm nhất là 0 ngày (ngay trong ngày) và muộn nhất là 10 ngày sau khi được thông báo Theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế, thời gian đáp ứng với bệnh SXHD là 48 giờ (2 ngày) sau khi được thông báo , , , như vậy thời gian đáp ứng với bệnh SXHD tại các trạm y tế đã đạt được yêu cầu của công tác phòng chống dịch hiện hành Điều này có thể là một trong những hiệu quả tốt của mạng lưới giám sát SXHD tại Hà Nội, đã được tổ chức tốt và đi vào nề nếp trong những năm vừa qua.
4.3.2 Xếp loại thực hành của cán bộ y tế
Thực hành của cán bộ y tế nói chung được xếp loại như sau: tốt 11,9%, loại khá 38,9%, loại trung bình 24,6% và loại kém chiếm 24,6%.
Tính riêng trong nhóm 31 cán bộ chuyên trách về phòng chống dịch tỷ lệ xếp loại tốt là 32,3%, loại khá 45,2%, trung bình 12,9% và loại kém chỉ chiếm9,7 % Trong nhóm phòng chống dịch, kiến thức của cán bộ tốt hơn so với các nhóm còn lại (9,7% loại kém so với 24,6%), kết quả xếp loại về thực hành này trong nghiên cứu của chúng tôi tốt hơn khi so sánh với nghiên cứu trước đó của Nguyễn Thành Đông, tỷ lệ xếp loại kém về thực hành của nhóm cán bộTrạm Y tế xã là 63,5%, loại tốt chỉ chiếm 0,5% Theo chúng tôi, sự khác biệt này có thể là do khác biệt về địa bàn nghiên cứu và có thể là do một phần nỗ lực của TTYT và các TYT phường tại quận Đống Đa trong công tác phòng chống SXHD.
Về so sánh giữa phường trọng điểm và các phường còn lại
Kết quả nghiên cứu cho thấy cán bộ y tế xã ở hai nhóm phường, gồm phường trọng điểm và phường còn lại, có kiến thức và thực hành phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh sốt xuất huyết không khác nhau đáng kể Tuy nhiên, cán bộ y tế xã ở phường trọng điểm có tỷ lệ biết vòng đời trung bình của muỗi cao hơn đáng kể so với phường còn lại (37,9% so với 19,1%, p = 0,01) Về kiến thức chung về bệnh sốt xuất huyết, cán bộ y tế xã ở hai nhóm phường đều biết được bệnh sốt xuất huyết thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính.
BTN (phường trọng điểm thấp hơn phường còn lại 27,6% so với 51,4%, p 0,006). Điều này có thể lý giải là do: Các phường trọng điểm được ưu tiên về các hoạt động phòng chống SXHD trong chương trình mục tiêu quốc gia nhưng tại các phường còn lại SXHD vẫn là vấn đề y tế quan trọng, vẫn được quan tâm và ưu tiên giám sát Kinh phí cho các hoạt động phòng chống SXHD có từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia và từ nguồn của địa phương, các phường không phải là phường trọng điểm vẫn triển khai các hoạt động hỗ trợ từ nguồn kinh phí địa phương Các hoạt động khác biệt đối với phường trọng điểm về SXHD là thành lập mạng lưới cộng tác viên và tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy chủ động, các hoạt động này có thể tác động nhiều đến kiến thức và thực hành của người dân và cộng tác viên hơn là cán bộ y tế phường Các phường trọng điểm không cố định mà có thể thay đổi hàng năm tùy theo tình hình dịch SXHD. Đây là nghiên cứu đầu tiên so sánh kiến thức và thực hành giữa hai nhóm phường trọng điểm và không trọng điểm về SXHD tại một quận trọng điểm, có số mắc cao SXHD của thành phố Hà Nội, để chắc chắn về kết quả,cần thực hiện thêm các nghiên cứu tại các phường thuộc các quận, huyện khác.
Hạn chế của nghiên cứu
Để đáp ứng ba mục tiêu nghiên cứu, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi có cấu trúc, bảng kiểm quan sát thực hành của cán bộ Y tế và bảng kiểm hồi cứu số liệu Các kết quả nghiên cứu đã trả lời được ba mục tiêu nghiên cứu Tuy nhiên theo chúng tôi còn một số hạn chế: nghiên cứu mới chỉ được tiến hành trên đối tượng là cán bộ tại các trạm Y tế, trong một thời điểm tại một quận của thành phố Hà Nội, cũng chưa có các nghiên cứu khác tương tự ở thời gian và quận,huyện khác Việc quan sát do sự có mặt của nghiên cứu viên có thể cũng chưa phản ánh chính xác thực hành của cán bộ Y tế (sai số quan sát) Hơn nữa việc thu thập số liệu sẵn có cũng không đầy đủ thông tin như mong đợi, vì vậy cần triển khai những nghiên cứu khác sâu và rộng hơn và về các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của cán bộ y tế.