1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến thức, Thái độ và Thực hành về Phòng chống Sốt xuất huyết của Người dân hai Xã, Huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận năm 2013
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, Lê Thị Hồng Nhung, Lê Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Giảng viên Lê Thị Hồng Nhung
Trường học Trường Đại học Y Hà Nội
Chuyên ngành Y tế công cộng
Thể loại Báo cáo nghiên cứu
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,94 MB

Cấu trúc

  • Chương 1.4TỔNG QUAN TÀI LIỆU (0)
    • 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ SỐT XUẤT HUYẾT (4)
      • 1.1.1. Khái niệm về SXH (4)
      • 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học (4)
    • 1.2. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG CHỐNG SXH (8)
      • 1.2.1. Các biện pháp chống muỗi đốt (8)
      • 1.2.2. Các biện pháp kiểm soát véc tơ truyền bệnh (8)
    • 1.3. TÌNH HÌNH BỆNH SXH (10)
      • 1.3.1. Tình hình bệnh SXH trên thế giới (10)
      • 1.3.2. Tình hình SXH ở Việt Nam (12)
      • 1.3.3. Tình hình SXH ở Tỉnh Bình Thuận và huyện Hàm Thuận Bắc (13)
    • 1.4. Các nghiên cứu về Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống SXH trên thế giới và Việt nam (13)
      • 1.4.1. Trên Thế giới (14)
      • 1.4.2. Tại Việt Nam (15)
    • 1.5. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu (17)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (20)
    • 2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU (20)
    • 2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (20)
      • 2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng (20)
      • 2.3.2. Tiêu chí loại trừ đối tượng (20)
    • 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
      • 2.4.1. Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang (20)
      • 2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu (20)
    • 2.5. CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ (21)
    • 2.6. KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU (25)
      • 2.6.1. Công cụ thu thập số liệu (25)
      • 2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu (25)
    • 2.7. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU (26)
    • 2.8. SAI SỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SAI SỐ (27)
    • 2.9. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU (27)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SXH CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN HÀM THUẬN BẮC (28)
      • 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng (28)
      • 3.1.2. Kiến thức phòng chống SXH của người dân huyện Hàm Thuận Bắc (30)
      • 3.1.3. Thái độ phòng chống SXH của người dân huyện Hàm Thuận Bắc (37)
      • 3.1.4. Thực hành phòng chống SXH của người dân huyện Hàm Thuận Bắc (38)
    • 3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SXH CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN HÀM THUẬN BẮC (42)
      • 4.1.1. Về đối tượng nghiên cứu (51)
      • 4.1.2. Về kiến thức, thái độ, thực hành của ĐTNC (52)
        • 4.1.2.1. Về kiến thức (52)
        • 4.1.2.2. Về thái độ, thực hành (54)
    • 4.2. VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH SXH (56)
      • 4.2.1. Về một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh SXH (57)
      • 4.2.2. Về một số yếu tố liên quan đến thái độ, thực hành phòng bệnh SXH (58)
      • 4.2.3. Về mối liên quan giữa kiến thức và thái độ, thực hành phòng bệnh SXH (59)
    • 4.3. VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (59)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................63 (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (64)

Nội dung

Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận trong việc phòng tránh bệnh SXH. Trong khi Bình Thuận là tỉnh ven biển thuộc khu vực Nam Trung bộ, nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc SXH cao trong cả nước và huyện Hàm Thuận Bắc là một trong những huyện có tỷ lệ mắc SXH cao nhất trong tỉnh [11]. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đến ngày 20/8/2013, toàn tỉnh có 774 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2012 (tháng 8/2012 là 995 ca); toàn tỉnh phát hiện 119 ổ dịch bệnh. Các địa phương như Phan Thiết, Hàm Thuận Bắc,… tập trung nhiều ca mắc nhất [11]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013”.

QUAN TÀI LIỆU

ĐẠI CƯƠNG VỀ SỐT XUẤT HUYẾT

Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây nên Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi vằn (Aedes aegypti), chủ yếu qua các vết đốt của muỗi cái Vi rút Dengue có bốn chủng huyết thanh khác nhau (týp 1, 2, 3, 4), mỗi loại gây ra một dạng sốt xuất huyết riêng biệt.

1.1.2 Đặc điểm dịch tễ học

Vi rút gây bệnh SXH do côn trùng truyền nên gọi là vi rút Arbo thuộc nhóm Flaviviridae với 4 týp huyết thanh 1, 2, 3, 4 Khi vào cơ thể, vi rút nhân lên trong tế bào bạch cầu đơn nhân gây bệnh Vi rút Dengue có 3 ổ chứa tự nhiên là người, muỗi và một số động vật thuộc nhóm linh trưởng như vượn, hắc tinh tinh.

Một số loài muỗi thuộc giống Aedes được coi là ổ chứa tự nhiên của vi rút Dengue, đó là Ae.aegypti, Ae.albopictus, Ae.acutellaris,

Ae.africanus và Ae.lentrocephalus Các loài muỗi khác không phải là ổ chứa của vi rút Dengue.

Muỗi Aedes có thể bị nhiễm vi rút Dengue sau khi đốt bệnh nhân ở giai đoạn nhiễm vi rút huyết (từ 6-8 giờ trước, đến khoảng 3 ngày sau khi khởi phát) Cần có thời gian để vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường Ở nhiệt độ

22 0 C, sau 8-12 ngày (trung bình 9 ngày) là muỗi có thể truyền bệnh Nếu nhiệt độ bên ngoài thấp hơn 16 0 C, vi rút không nhân lên được trong cơ thể muỗi Muỗi cái nhiễm vi rút có thể truyền bệnh suốt đời Như vậy một số loài động vật linh trưởng và muỗi hợp lại thành chu kỳ nhiễm vi rút Dengue trong tự nhiên.

1.1.2.2 Véc tơ truyền bệnh Ở Việt Nam, nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh SXH đã được tiến hành trong nhiều năm bởi Russell và cộng sự năm 1965, Nguyễn Trung Thành năm 1971, Vũ Thị Phan và cộng sự năm 1970, 1973,, Vũ Sinh Nam năm 1990, 1995,, Đỗ Quang Hà năm 1992 đều khẳng định Ae.aegypti là véc tơ truyền bệnh chính trong các vụ dịch SXH ở Việt Nam Muỗi

Ae.Albopictus chỉ có mặt trong một số rất ít các vụ dịch với chỉ số mật độ rất thấp và cũng chưa có kết quả phân lập vi rút Dengue dương tính từ

Ae.albopictus Như vậy, ở Việt Nam cho đến thời điểm này Ae.aegypti vẫn là véc tơ chính truyền vi rút Dengue trong các vụ dịch SXH đã xảy ra Để phòng chống có hiệu quả SXH cũng như các bệnh khác do muỗi

Ae.aegypti truyền, những hiểu biết về sinh học, sinh thái loài muỗi này đóng một vai trò rất quan trọng

1.2.2.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái muỗi Aedes aegypti

Muỗi Ae.aegypti có vòng đời biến thái hoàn toàn với ấu trùng sống trong nước Chu kỳ phát triển của muỗi gồm 4 giai đoạn: trứng, bọ gậy, quăng và muỗi trưởng thành, trong đó chỉ có giai đoạn trưởng thành liên quan trực tiếp tới việc truyền bệnh Thời gian trung bình từ trứng đến muỗi trưởng thành trong điều kiện phòng thí nghiệm là 8,35± 0,2 ngày, dài nhất

10 ngày, ngắn nhất là 7 ngày.

Sự nở của ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ của nước và các yếu tố hoá học có trong môi trường, lượng ô xy cũng như các vi sinh vật có trong nước Tuy nhiên khả năng nở của bọ gậy còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như sự khô hạn đột ngột, hàm lượng ôxy trong nước, sự thay đổi đột ngột nhiệt độ của nước, các chủng muỗi có nguồn gốc khác nhau…chính sức chịu đựng khô hạn của trứng cũng như đặc tính nở của trứng có liên quan rất nhiều đến việc đề xuất các biện pháp phòng chống Ae.aegypti.

Muỗi trưởng thành có màu đen hoặc nâu với nhiều đốm trắng bạc ở thân và chân Bụng, chân có các vẩy trắng và đốt cuối cùng hoàn toàn trắng, do đó dân gian thường gọi là muỗi vằn Muỗi cái trưởng thành giao phối (Ae.aegypti có thể giao phối trong không gian hẹp), hút máu người hoặc động vật (nhưng thích hút máu người hơn và thường hút máu vào lúc sáng sớm và chập tối) Muỗi cái trú đậu chủ yếu trong nhà (96,6% ở thành phố, 96,9% ở nông thôn) Muỗi ưa nơi kín gió, trú đậu nơi tối và sáng. Trong số các gia đình có muỗi, 39,4% ở nông thôn và 31,9% ở thành phố có ổ bọ gậy Ae.aegypti Như vậy có thể thấy mỗi gia đình có ổ bọ gậy

Ae.aegypti là nơi sản sinh ra muỗi trưởng thành cho chính gia đình họ và ít nhất một gia đình hàng xóm Muỗi Ae.aegypti thường đậu nghỉ trên các vật có chất liệu bằng vải như quần áo, chăn, màn (6-71%), đặc biệt là quần áo có mùi mồ hôi, ngoài ra còn có thể trú đậu trên các đồ vật bằng gỗ, dây phơi… chỉ có 1,2%-3,8% đậu nghỉ trên tường Chính vì vậy biện pháp phun hoá chất tồn lưu trên tường để diệt Ae.aegypti trong các vụ dịch đã ít được áp dụng vì đạt hiệu quả thấp Muỗi có thể bị nhiễm vi rút Dengue sau khi đốt bệnh nhân ở giai đoạn nhiễm vi rút huyết (từ 6-8 giờ trước, đến khoảng 3 ngày sau khi bệnh nhân khởi phát) Cần có thời gian để vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi, thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường Muỗi đẻ trứng nơi nước sạch, ở những vật chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo như chum, vại, phuy, hồ, bể chứa nước không đậy nắp, lọ hoa, lon đồ hộp ve chai, gáo dừa, bát nước kê dưới chân tủ, chạn để chống kiến Muỗi đẻ trứng rời rạc nhưng được đẻ thành đám bám vào thành ẩm, phía trên các dụng cụ chứa nước

Trứng nở thành bọ gậy sau khi bị ngập nước tự nhiên (mưa) hoặc nhân tạo (do con người đổ nước vào), nhưng không phải tất cả trứng đều nở cùng một lúc Trong điều kiện khô hạn trứng có thể duy trì được sự sống đến 1 năm Do đó mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển Bọ gậy của muỗi Ae.aegypti sống hoàn toàn trong nước Bọ gậy trải qua 4 lần lột xác để trở thành giai đoạn nhộng (quăng) Nhộng có dạng dấu hỏi và ở dạng nhộng trần Bọ gậy thường được tìm thấy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt của con người như chum, vại, bể xây, giếng, lọ hoa, bể cảnh, các dụng cụ phế thải Năm 1986, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra 17 chủng loại dụng cụ chứa nước có thể là nơi đẻ của Ae.aegypti, trong đó bình cảnh chiếm tỷ lệ cao nhất (23,0%), tiếp theo là vại sành (21,3%), phuy (12,5%), bẫy kiến (11,2%) Ở Việt Nam ổ bọ gậy của

Ae.aegypti cũng rất phong phú, có nhiều chủng loại dụng cụ chứa nước và cũng tuỳ theo từng vùng mà ổ bọ gậy nguồn có thể khác nhau Ở miền Nam thường thấy ổ bọ gậy trong chum vại sành, các đồ phế thải, gáo dừa, lốp xe, bể cảnh Xác định ổ bọ gậy nguồn là cơ sở cho việc đề xuất biện pháp thích hợp, cụ thể cho từng vùng, từng địa phương trong các hoàn cảnh cụ thể

Những đặc tính trên, rõ ràng Ae.aegypti có tập tính hoạt động gắn liền với đời sống của con người và là véc tơ chính truyền bệnh SXH.

1.1.2.4 Tính cảm nhiễm và sức đề kháng

Tất cả mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnhSXH, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn Người là vật chủ duy nhất với sự nhiễm đa dạng, từ nhiễm thể ẩn không triệu chứng đến có biểu hiện lâm sàng nhẹ hoặc tình trạng xuất huyết nặng, sốc và tử vong Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với týp vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các týp vi rút khác Nếu bị mắc

SXH lần thứ hai, có thể bệnh nhân bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue.

Sau khi mắc phải một chủng sốt xuất huyết Dengue, cơ thể sẽ phát triển miễn dịch lâu dài với chủng đó nhưng chỉ có khả năng bảo vệ một phần và tạm thời với 3 chủng còn lại Triệu chứng sốt thường xuất hiện đột ngột sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 14 ngày, bao gồm sốt cao, đau đầu, đau hốc mắt, mệt mỏi, phát ban và các dấu hiệu xuất huyết như chảy máu chân răng, chảy máu cam hay ỉa phân đen Vi rút sốt xuất huyết có thể lây truyền qua muỗi vào thời điểm từ 6-18 giờ trước đến khoảng 3 ngày sau khi bệnh xuất hiện Bệnh nhân là nguồn lây bệnh chính, nhưng những người nhiễm vi rút không biểu hiện triệu chứng cũng có khả năng lây truyền bệnh.

BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG CHỐNG SXH

1.2.1 Các biện pháp chống muỗi đốt Đây là một trong những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện như nằm màn trong khi ngủ, kể cả ban ngày cũng như đêm, xua đuổi muỗi bằng hương muỗi, quạt điện, bôi các thuốc xua muỗi Tuy nhiên, các biện pháp này không triệt để và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

1.2.2 Các biện pháp kiểm soát véc tơ truyền bệnh

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới những năm gần đây thường sử dụng phun hóa chất để diệt muỗi trưởng thành trong các vụ dịch Dùng hóa chất có thể làm giảm mật độ của muỗi trưởng thành nhanh nhưng hóa chất thường có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây hiện tượng kháng hóa chất của muỗi, không diệt được bọ gậy, và tỷ lệ muỗi trưởng thành đậu trên tường ít nên biện pháp này không có tác dụng nhiều Hiện nay biện pháp này ít được áp dụng

Khi các biện pháp diệt muỗi trưởng thành không đạt hiệu quả cao, người ta tập trung vào diệt bọ gậy Các nhà khoa học đã thử nghiệm và chứng minh được có một số loài động vật sống trong nước có khả năng tiêu diệt bọ gậy rất mạnh trong đó có 2 loài nổi bật là cá và Mesocyclops.

Sử dụng biện pháp diệt bọ gậy đơn giản và an toàn là cách thức hiệu quả giúp diệt trừ bọ gậy nhanh chóng Phương pháp này có chi phí thấp, không gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này là chỉ áp dụng được với các dụng cụ chứa nước lớn và sạch như bể chứa, bồn nước Trong khi đó, đối với các dụng cụ chứa nước nhỏ như lọ hoa, bát chống kiến, phế thải thì không thể thực hiện được.

Biện pháp dựa vào cộng đồng:

Biện pháp này dễ thực hiện, không tốn kém và có hiệu quả cao Bao gồm các hoạt động sau:

 Thu dọn rác, dụng cụ phế thải (chai, lọ, lu, vại, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa ) cho vào túi rồi chuyển đến nơi thu gom phế thải hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt.

 Lật úp các DCCN chưa sử dụng đến như xô, chậu, bát, máng nước cho gia cầm

 Đậy DCCN bằng nắp kín để không cho muỗi đẻ trứng.

 Thay nước thường xuyên hoặc cho muối, dầu vào bẫy kiến, lọ hoa, chậu cảnh, khay nước phía sau tủ lạnh, điều hòa để diệt trứng muỗi, cọ rửa thành các DCCN này thường xuyên

Muốn biện pháp này thực hiện được hiệu quả thì cộng đồng phải có kiến thức đúng và đầy đủ về bệnh SXH như vector truyền bệnh, cách phòng chống vector và quan trọng là có thái độ, thực hành đúng, tích cực.Chính vì thế trước khi áp dụng biện pháp này rất cần tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân để có các biện pháp cụ thể, có tính khả thi cao với từng địa phương.

TÌNH HÌNH BỆNH SXH

1.3.1 Tình hình bệnh SXH trên thế giới.

Sốt xuất huyết (SXH) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong, có khả năng bùng phát thành dịch Bệnh tập trung chủ yếu ở các khu đô thị và ven đô thị Số mắc SXH trên toàn cầu có xu hướng gia tăng đáng kể về số lượng và mức độ nghiêm trọng Trong giai đoạn từ 1955-1959, số mắc trung bình hàng năm chỉ là 908 trường hợp, nhưng đến những năm 1980-1989 đã tăng vọt lên 295.591 trường hợp và lên tới 884.462 trường hợp trong giai đoạn 2000-2005 Năm 1998 ghi nhận tổng số 1,3 triệu ca mắc SXH trên toàn thế giới, riêng tại Việt Nam đã có tới 47.500 ca mắc Bệnh SXH là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng đòi hỏi sự quan tâm và hành động kịp thời để phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả.

Biểu đồ 1.1: Xu hướng mắc bệnh SXH trên thế giới 1955-2007

Tổ chức Y tế thế giới gần đây đã đưa ra cảnh báo về sự bùng phát của dịch SXH trên toàn thế giới Năm 1970 mới chỉ có 9 nước có ca mắc,vào năm 1995 con số này đã tăng gấp 4 lần và bùng nổ với hơn 100 nước hiện nay SXH đang trở thành mối nguy cơ đe dọa sức khỏe của toàn thế giới Bệnh tập trung ở các châu lục:châu Phi, châu Mỹ, và các khu vực: Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, trong đó khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất Không chỉ bùng nổ về mặt không gian, mà tỉ lệ số ca SXH cũng tăng một cách đáng kể trong những thập kỉ gần đây.

Năm 2007, một vụ dịch lớn đã xảy ra tại Singapore, Campuchia, Malaysia, Philippines và Việt Nam với hơn 133.000 trường hợp được báo cáo và 850 trường hợp tử vong Đến năm 2011, các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương đã xảy ra 244.880 trường hợp mắc, trong đó 839 ca tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 0,34% Từ năm 2000 đến nay, tại các nước khu vực Đông Nam Á SXH đã lan nhanh ra toàn khu vực.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chiến lược Phòng chống Sốt xuất huyết Toàn cầu hướng đến mục tiêu giảm bùng phát dịch bệnh trên phạm vi toàn thế giới Chỉ tiêu cụ thể là đến năm 2020, tỷ lệ mắc bệnh phải giảm xuống dưới 50% và tỷ lệ tử vong phải giảm xuống dưới 25% Trong đó, hiệu quả huy động sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò là chỉ số đánh giá quan trọng đối với thành công của chiến lược này.

Biểu đồ 1.2 Vùng nguy cơ SXH trên thế giới (Nguồn: WHO)

1.3.2 Tình hình SXH ở Việt Nam

Tại Việt Nam, SXH là một bệnh truyền nhiễm đã và đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng ở hầu hết các khu vực trong cả nước. Đây là bệnh gây tử vong hàng đầu trong tổng số 24 bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam Trong những năm đầu, SXH chỉ xuất hiện ở một vài địa phương với các ổ dịch nhỏ, số người mắc bệnh ít nhưng tỷ lệ tử vong cao Nhưng về sau, dịch càng lan rộng, với số mắc ngày càng nhiều Bệnh lưu hành rộng rãi ở vùng châu thổ sông Hồng (miền Bắc), sông Cửu Long (miền Nam) và dọc theo bờ biển miền Trung. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có muỗi véc tơ sinh sống

Trong giai đoạn từ 2009-2011, tại Việt Nam trung bình hàng năm ghi nhận 101.319 trường hợp mắc, 85 trường hợp tử vong, trong đó năm

2010 có số mắc cao nhất với 128.710 trường hợp mắc, 109 trường hợp tử vong Số mắc và tử vong do SXHD trong các năm chủ yếu xảy ra ở các tỉnh phía Nam (mắc chiếm 68,6 %, tử vong chiếm 83,5% cả nước) và trẻ em dưới 15 tuổi là lứa tuổi mắc SXHD nhiều nhất tại khu vực phía Nam.

Số mắc SXHD gia tăng tại tất cả các khu vực vào thời điểm mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 Không những thế, với những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trường sống, ở nhiều nơi tần số mắc bệnh có chiều hướng tăng lên, nhất là miền Trung và miền Nam Số tử vong do SXH ở khu vực phía Nam chiếm tỷ lệ trên 80% tổng số tử vong trong cả nước Từ năm 2000 đến nay, tình hình mắc, chết do SXH tăng đáng kể, từ 153 ca/100.000 dân trong năm 2005 tăng lên 223 ca/100.000 dân vào năm 2010 Đến năm

2011, tổng số ca mắc SXH được báo cáo là 60.596 ca, trung bình là 1.165 ca mắc/tuần

Bảng 1.1: Tình hình mắc và chết SXH ở Việt Nam, 2000 - 2011

(Nguồn: Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXH)

Năm Số mắc Tỷ lệ mắc

/100.000 dân Số chết Tỷ lệ chết/mắc (%)

1.3.3 Tình hình SXH ở Tỉnh Bình Thuận và huyện Hàm Thuận Bắc

Bình Thuận là tỉnh ven biển thuộc khu vực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc SXH cao trong cả nước và huyện Hàm Thuận Bắc là một trong những huyện có tỷ lệ mắc SXH cao nhất trong tỉnh Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, đến ngày 20/8/2013, toàn tỉnh có 774 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái(tháng 8/2012 là 995 ca); toàn tỉnh phát hiện 119 ổ dịch bệnh Các địa phương như Phan Thiết, Hàm Thuận Bắc,… tập trung nhiều ca mắc nhất.

Các nghiên cứu về Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống SXH trên thế giới và Việt nam

Cho tới nay đã có một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống SXH trên thế giới Đa số các nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXH của người dân chưa được tốt , ,

Nghiên cứu của F Shuaib và các cộng sự năm 2010 cho thấy dù 54% người dân có kiến thức tốt về triệu chứng sốt xuất huyết (SXH) nhưng tỷ lệ nhận biết các triệu chứng điển hình như sốt, phát ban, đau khớp còn thấp Hầu hết đều hiểu lầm rằng ruồi và ve không lây truyền SXH Về biện pháp phòng ngừa, 68,1% tin vào phun thuốc diệt muỗi, 62,2% che đậy dụng cụ chứa nước, 58% che cửa sổ và sử dụng màn Chỉ có 3,7% sử dụng aspirin khi bị SXH Các số liệu khác cho thấy 46,6% có thái độ tốt về phòng ngừa SXH, nhưng chỉ 28,5% thực hành phòng bệnh hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu của Cho Naing và cộng sự năm 2011 tại một huyện ngoại thành ở Malayxia cho thấy, trong khi 95,9% người dân đã từng nghe thấy bệnh SXH thì đa số vẫn trả lời sai về đường truyền bệnh và thực hành không đầy đủ để phòng bệnh 50,5% cho rằng muỗi Aedes aegypti đẻ ở nơi nước bẩn và chỉ 45,5% hộ gia đình che đậy các dụng cụ chứa nước trong nhà đúng cách

Năm 2009, Maxay và cộng sự đã tiến hành điều tra kiến thức, thái độ và thực hành của 231 hộ gia đình bằng phỏng vấn theo bộ câu hỏi sẵn có tại một huyện ngoại thành của thủ đô Viên chăn, Lào Kết quả cho thấy: Mặc dù 97% đối tượng được phỏng vấn đã từng nghe thấy bệnh SXH nhưng vẫn còn thiếu những kiến thức sâu về bệnh, 33% không phân biệt được SXH và sốt rét, 32% tin rằng muỗi Aedes truyền bệnh SXH, 36% không trả lời đúng về thời gian muỗi Aedes hoạt động là vào sáng sớm và chập tối, chỉ 10% người dân cho rằng các dụng cụ chứa nước trong nhà có thể là chỗ cho muỗi Aedes đẻ trứng.

Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam cho thấy, đa số người dân đã từng nghe về bệnh SXH (trên 90%) nhưng kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh này còn chưa cao , , ,

Nguyễn Ngọc San, Lê Bách Quang đã tiến hành nghiên cứu về nhận thức, thái độ, thực hành phòng chống muỗi truyền bệnh của cộng đồng, cán bộ y tế và các biện pháp can thiệp tại hai quận Đống Đa và Thanh Xuân của thành phố Hà Nội từ 2004-2006 Kết quả điều tra cho thấy tại quận Đống Đa và Thanh Xuân số người hiểu biết về vector truyền bệnh SXH tương đối cao Tương ứng như sau: Số người hiểu biết về nguyên nhân truyền bệnh SXH là do muỗi vằn (Ae.aegypti) chiếm 81,9% và 92,4% Muỗi đẻ trứng tại các dụng cụ chứa nước 74,7% và 42,3% Tuy nhiên sự hiểu biết về tập tính hút máu của muỗi Ae.aegypti chỉ đạt từ 45,0 - 56,0% và 4,0- 31,1% Thực hành về phòng chống bọ gậy muỗi Ae.aegypti hầu hết các hộ gia đình: đậy nắp các bể chứa nước (93,5% và 94,4%); thu dọn các đồ phế thải chứa nước (90,6% và 86,4%), các biện pháp khác chưa được người dân hưởng ứng Trong các biện pháp phòng chống muỗi

Ae.aegypti chỉ có biện pháp dùng hương xua muỗi, bình xịt người dân sử dụng nhiều (75,4% và 66,9%)

Năm 2011, Vũ Trọng Dược và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu kiến thức và thực hành phòng chống bệnh SXH của người dân 11 tỉnh miền núi phía Bắc Kết quả cho thấy: tỷ lệ người dân biết triệu chứng cơ bản của bệnh SXH là 35,3%, kiến thức về cách phòng chống bệnh SXH đúng chỉ đạt 10,1% Nhưng khi quan sát thực hành về các biện pháp diệt bọ gậy, phòng muỗi đốt và thói quen tàng trữ nước thì 26,6% người dân đã áp dụng đúng các biện pháp Các yếu tố giới tính, nghề nghiệp có liên quan đến hiểu biết về bệnh SXH và những người hiểu biết về SXH có hành vi đúng về phòng chống SXH cao hơn 4,17 và 4,95 lần so với nhóm không hiểu biết về SXH

Lê Thị Thanh Hương và cộng sự nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp năm 2006 cho thấy tỷ lệ người dân có hiểu biết đúng về sốt xuất huyết là 50%, thái độ đúng là 57% và có thực hành đúng về phòng chống sốt xuất huyết chỉ là 26%, nghiên cứu cũng tìm thấy có mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng phòng chống sốt xuất huyết Những người dân có kiến thức tốt về phòng chống SXH sẽ thực hành đúng về phòng chống bệnh SXH cao hơn so với người có kiến thức chưa tốt Đỗ Nguyễn Thùy Nhi, Nguyễn Lâm nghiên cứu đánh giá kiến thức thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết của học sinh trước và sau khi triển khai dự án can thiệp tại trường Trung học cơ sở Tân Hưng, huyệnCái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2009 cho thấy kết quả: Tỉ lệ học sinh biết triệu chứng cơ bản của SXH (sốt và dấu hiệu xuất huyết) là 86,4% sau can thiệp là 92,7% Tỉ lệ đối tượng biết muỗi vằn là trung gian truyền bệnhSXH tương ứng là 33%; 64% và tỉ lệ biết thời gian muỗi đối người cả ngày lẫn đêm tương ứng là 43%; 36% Tỉ lệ học sinh biết SXH có thể phòng được sau can thiệp 95,5%, biết phòng bệnh SXH bằng cách diệt lăng quăng là tối ưu 96,3%, tỉ lệ biết được 5 biện pháp diệt lăng quăng 11%.

Các biện pháp diệt lăng quăng là một trong những nội dung chính của Dự án phòng chống SXH dựa vào cộng đồng, bởi vì muốn kiểm soát lăng quăng có hiệu quả thì phải biết được các biện pháp diệt lăng quăng để áp dụng tương ứng đối với từng loại vật chứa nước

Tỉ lệ học sinh có thực hành đúng trong phòng chống SXH trước can thiệp là 48,7%, sau can thiệp tăng lên 80,1% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p

Ngày đăng: 06/10/2024, 23:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Muỗi Aedes aegypti - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Hình 1.1 Muỗi Aedes aegypti (Trang 5)
Hình 1.2 : Bản đồ huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Hình 1.2 Bản đồ huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (Trang 18)
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng 3.1 Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn (Trang 28)
Bảng 3.4. Kiến thức về lứa tuổi thường gặp mắc bệnh sốt xuất huyết - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng 3.4. Kiến thức về lứa tuổi thường gặp mắc bệnh sốt xuất huyết (Trang 32)
Bảng 3.5. Kiến thức về triệu chứng bệnh sốt xuất huyết - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng 3.5. Kiến thức về triệu chứng bệnh sốt xuất huyết (Trang 33)
Bảng 3.7. Kiến thức về nơi muỗi đẻ trứng - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng 3.7. Kiến thức về nơi muỗi đẻ trứng (Trang 34)
Bảng 3.8. Kiến thức về những biện pháp cần làm để phòng chống bệnh - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng 3.8. Kiến thức về những biện pháp cần làm để phòng chống bệnh (Trang 35)
Bảng 3.10. Thái độ về mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng 3.10. Thái độ về mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết (Trang 37)
Bảng 3.9. Thái độ về sự phát triển dịch của bệnh sốt xuất huyết - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng 3.9. Thái độ về sự phát triển dịch của bệnh sốt xuất huyết (Trang 37)
Bảng 3.15. Mối liên quan đơn biến giữa một số đặc tính của ĐTNC với - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng 3.15. Mối liên quan đơn biến giữa một số đặc tính của ĐTNC với (Trang 42)
Bảng 3.16. Mối liên quan đơn biến giữa một số đặc tính của ĐTNC với - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng 3.16. Mối liên quan đơn biến giữa một số đặc tính của ĐTNC với (Trang 44)
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ, thực hành - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ, thực hành (Trang 46)
Bảng 3.18. Mối liên quan đa biến giữa một số đặc tính của ĐTNC với - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng 3.18. Mối liên quan đa biến giữa một số đặc tính của ĐTNC với (Trang 47)
Bảng 3.19. Mối liên quan đa biến giữa một số đặc tính của ĐTNC với - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng 3.19. Mối liên quan đa biến giữa một số đặc tính của ĐTNC với (Trang 49)
Bảng kiểm quan sát)  30 ≥ 18 Từ 18 điểm trở xuống - Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
Bảng ki ểm quan sát) 30 ≥ 18 Từ 18 điểm trở xuống (Trang 75)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w