NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH, NĂM 2015
BS.CKII Nguyễn Văn Lơ và cộng sự (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trà Vinh)
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: (1).Đánh giá thực trạng công tác y tế trường học tại các trường
Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, năm 2015 (2) Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến hoạt động y tế trường học tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, năm
2015.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 95 đối tượng Kết quả:Tỷ lệ
trường học có Phòng Y tế là 47,37%, Có 46 trường có ban hành quyết định phân công cán bộ phụ trách y tế trường học chiếm 48,42% Tỷ lệ trường có thành lập Ban Chỉ đạo công tác y tế trường học là 67,37% Có 9 cán bộ y tế có trình độ chuyên ngành y chiếm 9,47% Có 83 trường
có lập kế hoạch triển khai công tác y tế trường học, chiếm tỷ lệ 87,37% 46,32% trường có trang thiết bị phục vụ công tác sơ cấp cứu ban đầu, 98,95% trường có tủ thuốc và 73,68% trường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh 73 trường được cấp kinh phí hoạt động (76,84%) Tỷ
lệ trường có bố trí góc truyền thông là 46,32%.Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động y tế trường học: Văn bản liên ngành, Ban Chỉ đạo y tế trường học, Phòng Y tế, Kế hoạch y tế trường
học,Kinh phí, Công tác tập huấn của tuyến trên,Hình thức làm việc (p<0,05) Kết luận:Có mối
liên quan giữa hoạt động y tế trường học với: Văn bản liên ngành; Ban Chỉ đạo y tế trường học; Phòng Y tế, Kế hoạch y tế trường học; Kinh phí từ sự nghiệp giáo dục; Kinh phí trích từ bảo hiểm học sinh; Công tác tập huấn của tuyến trên; Hình thức làm việc.
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Khảo sát của liên ngành Giáo dục và Y tế trong thời gian gần đây cho thấy tình trạng mắc bệnh, tật học đường trong học sinh là khá nghiêm trọng và ngày càng gia tăng Có trường 40% số học sinh bị cận thị, có trường 44% học sinh bị cong vẹo cột sống, có trường Trung học phổ thông
có tới 86% nữ sinh và 16% nam sinh có dấu hiệu trầm cảm [8] Hầu hết thời gian ban ngày của học sinh là ở nhà trường, vì vậy các hoạt động chăm sóc sức khoẻ của nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc, phòng chống các bệnh thường gặp và tăng cường, nâng cao sức khoẻ cho các em
Công tác y tế trong các trường học hiện nay trong cả nước, nói chung, và tỉnh Trà Vinh, nói riêng, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có nhiều nghiên cứu về y tế trường học được công bố tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào tình hình sức khoẻ học sinh mà chưa có nghiên cứu nào để đánh giá thực trạng công tác y tế trường học để làm cơ sở cho các khuyến nghị về quản lý y tế trường học, nhằm kịp thời đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng y tế trường học tại tỉnh
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2015” với 2 mục tiêu chính là:
1 Đánh giá thực trạng công tác y tế trường học tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, năm 2015
2 Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến hoạt động y tế trường học tại các trường Trung học
cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, năm 2015
Trang 2II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
2.1.1 Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 3/2015 đến tháng 10/2015.
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu: Tại 95 trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2.2 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu: 95 trường.
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ.
2.2.3 Nội dung nghiên cứu
2.2.3.1 Về tổ chức
Số trường có Phòng Y tế, có quyết định thành lập và hoạt động; Số trường có cán bộ phụ trách công tác y tế trường học; Hình thức làm việc; Văn bản phối hợp liên ngành; Các hoạt động liên ngành y tế và giáo dục đã thực hiện
2.2.3.2 Về năng lực của cán bộ y tế trường học
Trình độ của cán bộ phụ trách YTTH (ngành y, sư phạm, khác); Thời gian tham gia thực hiện công tác y tế trường học; Đã tham gia các lớp tập huấn nào về y tế trường học; Biết 4 nội dung về y tế trường học và 7 nhiệm vụ của cán bộ y tế trường học
2.2.3.3 Về thực trạng hoạt động YTTH
Các hoạt động YTTH; Các nội dung và hình thức tuyên truyền; Chăm sóc sức khoẻ cho học sinh
2.2.3.4 Về yếu tố ảnh hưởng đến công tác y tế trường học
Ban Chỉ đạo công tác y tế trường học; Văn bản triển khai hoạt động y tế trường học; Biên chế cho cán bộ y tế trường học; Kinh phí chi trả lương và phụ cấp; Kinh phí cho hoạt động y tế trường học; Trình độ cán bộ thực hiện công tác y tế trường học; Cơ sở vật chất phục vụ công tác
y tế trường học; Nguồn kinh phí trích lại từ bảo hiểm của học sinh
2.2.4 Xử lý và phân tích số liệu
Dùng phần mềm Stata 8.0 Sử dụng test thống kê χ2 với mức ý nghĩa thống kê p<0,05
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu
3.1.1 Khu vực
Trường tại khu vực thành thị là 16 trường (16,84%), ở nông thôn là 79 trường chiếm tỷ lệ 83,16%
3.1.2 Về tổ chức
Tỷ lệ trường học có Phòng Y tế trong nghiên cứu là 45 trường, chiếm tỷ lệ 47,37%, trong
đó chỉ có 25 trường có quyết định thành lập và bố trí riêng biệt, chiếm tỷ lệ 55,56%
Tỷ lệ trường có phân công cán bộ thực hiện công tác y tế trường học là 100%, nhưng chỉ
có 48,42% có Quyết định phân công cán bộ thực hiện công tác y tế trường học
Có 41 trường có cán bộ chuyên trách, chiếm 43,16% Tỷ lệ trường có cán bộ chuyên trách
là 47,37%
Có 64 trường có thành lập Ban Chỉ đạo công tác y tế trường học, chiếm tỷ lệ 67,37%
Trang 3Công tác phối hợp giữa trường và y tế địa phương đạt tỷ lệ cao, chiếm 96,84%.
3.2 Thực trạng công tác y tế trường học
3.2.1 Năng lực của cán bộ thực hiện công tác y tế trường học
Chuyên môn của cán bộ phụ trách công tác y tế trường học là ngành sư phạm chiếm 70,53%, có 9,47% là ngành y và còn lại 20% là ngành khác
Cán bộ y tế trường học được tập huấn 2 nội dung là: Hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học (74,74%), vệ sinh môi trường (25,26%)
Cán bộ có thời gian tham gia thực hiện công tác y tế trường học không đều, đa số là 01 năm (30,53%), 5 năm (21,05%) và có cán bộ đã phụ trách 9 đến 10 năm
Có 41,05% cán bộ trả lời đúng 4 nội dung về y tế trường học, 7,37% cán bộ không trả lời được nội dung thực hiện công tác y tế trường học
Tỷ lệ cán bộ y tế trả lời đúng 7 nhiệm vụ rất thấp, chỉ có 40% Có 10 trường cán bộ y tế trường học nêu không đúng nhiệm vụ về y tế trường học (9,47%)
3.2.2 Kế hoạch hoạt động y tế trường học
Tỷ lệ trường có lập kế hoạch triển khai công tác y tế trường học là 87,37% và không có lập kế hoạch là 12,63%
Lý do không lập kế hoạch triển khai công tác y tế trường học: Thiếu văn bản hướng dẫn của tuyến trên (66,67%), không có cán bộ chuyên ngành y (25%), không có kinh phí (8,33%)
3.2.3 Trang thiết bị và thuốc
Có 44 trường có trang thiết bị đầy đủ (46,32%) và 47 trường bố trí không đủ trang thiết bị cho công tác sơ cấp cứu ban đầu (49,47%)
Tỉ lệ trường có tủ thuốc chiếm rất cao 98,95%
Chỉ có 57 trường (60,00%) có đủ thuốc sơ cấp cứu ban đầu, 36 trường (37,89%) có bố trí nhưng không đầy đủ và có 2 trường không bố trí thuốc sơ cấp cứu ban đầu trong tủ thuốc
3.2.4 Khám sức khỏe định kỳ
Tỷ lệ trường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh là 73,68%, còn lại 26,32% trường không tổ chức khám
Tỷ lệ trường không có kinh phí nên không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh là 72%, không có cán bộ y tế chiếm 16%, do Trạm Y tế không tổ chức khám 12%
Tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ cho học sinh 1 lần/năm chiếm đa số (70%), còn lại 30% là khám 2 lần/năm
Tỷ lệ trường tổ chức khám sức khỏe định kỳ dạng tổng quát (91,43%), có rất ít trường khám riêng về răng miệng (8,57%)
Có 53,68% trường quản lý đầy đủ hồ sơ sức khỏe cho học sinh
3.2.5 Kinh phí
Có 73 trường được bố trí kinh phí hàng năm cho hoạt động y tế trường học chiếm tỷ lệ 76,84% và 23,16% không có kinh phí cho hoạt động y tế trường học
Có 49 trường được bố trí kinh phí đáp ứng so với nhu cầu hoạt động y tế trường học chiếm 67,12%, còn 24 trường kinh phí không đủ so với nhu cầu hoạt động thực tế
Tỷ lệ trường được cấp kinh phí cho hoạt động y tế trường học là 71,23%, còn 21 trường
sử dụng kinh phí của trường chiếm tỷ lệ 28,77%
Trang 4Có 52 trường được trích kinh phí từ bảo hiểm học sinh cho hoạt động y tế trường học, chiếm tỷ lệ 54,74%
3.2.6 Công tác chỉ đạo, phối hợp
Có 69 trường có ban hành các văn bản hướng dẫn cán bộ y tế thực hiện các hoạt động y tế trường học tại trường (72,63%), còn lại 27,37% là không có văn bản chỉ đạo thực hiện
Có 61 trường có văn bản phối hợp liên ngành để hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện công tác
y tế trường học, chiếm tỷ lệ 64,21%
3.2.7 Hoạt động truyền thông
Có 44 trường có bố trí góc truyền thông giáo dục sức khỏe để học sinh tham gia đọc, chiếm tỷ lệ 46,68%
Trong 44 trường có bố trí góc truyền thông giáo dục sức khỏe thì chỉ có 13 trường có đủ tài liệu cho học sinh tham gia đọc chiếm tỷ lệ 29,55%, còn lại 70,45% là thiếu tài liệu về phòng bệnh
Tỷ lệ truyền thông về bệnh học đường,bệnh đau mắt hột, tay chân miệng, tiêu chảy chiếm
tỷ lệ cao nhất (86,32%)
Đa số các trường tổ chức truyền thông thông qua buổi chào cờ đầu tuần, chiếm tỷ lệ rất cao 98,95%
3.3 Một số yếu tố liên quan đến công tác y tế trường học
3.3.1 Yếu tố liên quan đến việc bố trí Phòng Y tế
Yếu tố Phòng Y tế Tổng Phòng Y tế Tỷ lệ có
(%)
χ2
Có Không có
Văn bản liên
ngành
Cán bộ y tế có
tập huấn
YTTH
Ban Chỉ đạo
YTTH
Kế hoạch
YTTH
Kinh phí trích
từ BHHS
Kinh phí được
cấp từ ngành
giáo dục
Trang 53.3.2 Yếu tố liên quan đến thành lập Ban Chỉ đạo y tế trường học
Yếu tố
Ban Chỉ đạo y tế trường học Tổng
Tỷ lệ có Ban Chỉ đạo YTTH (%)
χ2
Có Không có
Văn bản liên
ngành
Kinh phí từ
BHHS
Kinh phí được
cấp từ ngành
giáo dục
3.3.3 Yếu tố liên quan đến công tác khám sức khỏe định kỳ cho học sinh
Yếu tố
Khám sức khỏe định kỳ Tổng
Tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ (%)
χ2
Có Không có
Cán bộ y tế có
tập huấn
YTTH
Kinh phí được
cấp từ ngành
giáo dục
3.3.4 Yếu tố liên quan đến việc bố trí trang thiết bị phục vụ sơ cấp cứu ban đầu
Yếu tố
Trang thiết bị
phục vụ sơ cấp cứu ban đầu
Tổng
Tỷ lệ có trang thiết bị phục vụ
sơ cấp cứu ban đầu (%)
χ2
Có Không có
Kế hoạch
YTTH
Kinh phí được
cấp từ ngành
giáo dục
Ban Chỉ đạo
YTTH
Trang 63.3.5 Yếu tố liên quan đến việc quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh
Yếu tố
Quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh
Tổng
Tỷ lệ quản
lý hồ sơ sức khỏe học sinh (%)
χ2
Có Không có
Ban Chỉ đạo
YTTH
Kế hoạch
YTTH
Kinh phí trích
từ BHHS
Hình thức làm
việc
Chuyên
6,19
Không chuyên trách
3.3.6 Yếu tố liên quan đến việc xây dựng góc truyền thông
Yếu tố
Xây dựng góc truyền thông Tổng
Tỷ lệ xây dựng góc truyền thông (%)
χ2
Có Không có
Văn bản liên
ngành
Cán bộ y tế có
tập huấn
YTTH
Ban Chỉ đạo
YTTH
Kế hoạch
YTTH
Kinh phí trích
từ BHHS
Trang 73.3.7 Yếu tố liên quan đến hình thức làm việc
Yếu tố
Hình thức làm việc
Tổng bộ chuyên Tỷ lệ cán
trách (%)
χ2
Chuyên trách
Không chuyên trách
Văn bản liên
ngành
Không
Cán bộ y tế có
tập huấn
YTTH
4,32
Không
Kế hoạch
YTTH
6,79
Không
Kinh phí được
cấp từ ngành
giáo dục
Không
3.3.8 Yếu tố liên quan đến việc lập kế hoạch YTTH
Yếu tố
Kế hoạch YTTH
Tổng
Tỷ lệ trường có
kế hoạch YTTH (%)
χ2
Có Không có
Kinh phí được
cấp từ ngành
giáo dục
Kinh phí trích
từ BHHS
IV BÀN LUẬN
4.1 Thực trạng công tác y tế trường học
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại 95 trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cho thấy:
Chuyên môn của cán bộ phụ trách công tác y tế trường học đa số là ngành sư phạm chiếm
tỷ lệ 70,53%, chỉ có 9,47% là cán bộ ngành y và còn lại 20% là ngành khác.Tỷ lệ trường có văn bản hướng dẫn của tuyến trên về hoạt động y tế trường học còn thấp, chỉ có 66,67% trường có văn bản chỉ đạo hướng dẫn của ngành giáo dục và y tế chỉ đạo về công tác y tế trường học Việc không có hướng dẫn chuyên môn trong hoạt động y tế trường học dẫn đến trường không được bố trí kinh phí (8,33%) cũng như cán bộ chuyên ngành y phụ trách công tác y tế trường học tại trường (25%) Mặc khác từ việc không có kinh phí nên chỉ có 44 trường có trang thiết bị đầy đủ trang thiết bị cho công tác sơ cấp cứu ban đầu chiếm tỷ lệ 46,32% Tỉ lệ trường có tủ thuốc chiếm rất cao 98,95% nhưng trong số này chỉ có 60,00% trường có bố trí đủ thuốc sơ cấp cứu ban đầu, còn lại 36 trường (37,89%) có bố trí nhưng không đầy đủ và có 2 trường không bố trí thuốc cho công tác sơ cấp cứu ban đầu
Trang 8Năm học 2014 – 2015 chỉ có 73,68% trường phối hợp với ngành y tế địa phương tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh, còn lại 26,32% trường không tổ chức khám Tỷ lệ trường không có kinh phí nên không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh là 72%, không có cán
bộ y tế chiếm 16%, do Trạm y tế không tổ chức khám 12% Tần suất khám sức khỏe định kỳ cho học sinh 1 lần/năm chiếm đa số (70%), còn lại 30% là khám 2 lần/năm Tỷ lệ trường tổ chức khám sức khỏe định kỳ dạng tổng quát (91,43%), có rất ít trường khám riêng về răng miệng (8,57%) Có 53,68% trường quản lý đầy đủ hồ sơ sức khỏe cho học sinh, 17 trường không quản
lý theo quy định (17,89%) và 27 trường có nhưng không đầy đủ chiếm 28,42%
Tỷ lệ trường được cấp kinh phí cho hoạt động y tế trường học là 71,23%, còn lại 28,77% trường sử dụng kinh phí của trường Trong 71,23% trường được cấp kinh phí thì chỉ có 49 trường được bố trí kinh phí đáp ứng so với nhu cầu hoạt động y tế trường học chiếm 67,12%, còn 24 trường kinh phí không đủ so với nhu cầu hoạt động thực tế Có 52 trường được trích kinh phí từ bảo hiểm học sinh cho hoạt động y tế trường học chiếm 54,74% và 43 trường không được trích lại kinh phí chiếm 45,26%
Có 87,37% trường có lập kế hoạch để triển khai thực hiện các công tác y tế trường và 44 trường (46,68%) có bố trí góc truyền thông giáo dục sức khỏe để học sinh tham gia đọc và xem các tranh về phòng bệnh, đa số các trường chọn hình thức tổ chức truyền thông thông qua buổi chào cờ đầu tuần chiếm 98,95%
4.2 Phân tích các mối liên quan
4.2.1 Yếu tố liên quan đến thành lập Ban Chỉ đạo y tế trường học
- Văn bản liên ngành: Tỷ lệ trường có phối hợp với y tế địa phương ban hành văn bản liên ngành về y tế trường học thì tỷ lệ thành lập Ban Chỉ đạo y tế trường học (76,56%) cao hơn so với trường không có văn bản liên ngành (23,44%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kinh phí trích từ bảo hiểm y tế: Những trường có phối hợp với Bảo hiểm xã hội trích kinh phí từ bảo hiểm học sinh cho công tác y tế trường học thì tỷ lệ thành lập Ban Chỉ đạo y tế trường học (87,50%) cao hơn so với trường không được trích kinh phí từ nguồn bảo hiểm học sinh (37,50%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Phòng Y tế: Tỷ lệ trường có Phòng Y tế có thành lập Ban Chỉ đạo y tế trường học (59,38%) cao hơn trường không có Phòng Y tế (40,63%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kinh phí sự nghiệp giáo dục: Những trường được cấp kinh phí từ ngành giáo dục có tỷ
lệ thành lập Ban Chỉ đạo y tế trường học (87,50%) cao hơn so với trường không có kinh phí (12,50%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
4.2.2 Yếu tố liên quan đến công tác khám sức khỏe định kỳ cho học sinh
- Cán bộ thực hiện công tác y tế trường học được tập huấn: Trường có cán bộ tham gia các lớp tập huấn về y tế trường học thì tỷ lệ học sinh được khám sức khỏe định kỳ (81,43%) cao hơn so với trường không có cán bộ tham gia tập huấn (18,57%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kinh phí sự nghiệp giáo dục: Những trường được đầu tư kinh phí từ ngành giáo dục có
tỷ lệ học sinh được khám sức khỏe định kỳ (84,29%) cao hơn so với trường không có kinh phí (15,71%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
4.2.3 Yếu tố liên quan đến việc xây dựng góc truyền thông
- Văn bản liên ngành: Trường có văn bản liên ngành về y tế trường học có tỷ lệ bố trí góc truyền thông (86,36%) cao hơn so với trường không có văn bản liên ngành (13,64%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Trang 9- Cán bộ thực hiện công tác y tế trường học được tập huấn: Trường có cán bộ tham gia tập huấn y tế trường học có tỷ lệ xây dựng góc truyền thông (86,36%) cao hơn so với trường không có cán bộ tham gia tập huấn (13,64%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Ban Chỉ đạo y tế trường học: Trường có Ban Chỉ đạo y tế trường học thì tỷ lệ xây dựng góc truyền thông (84,09%) cao hơn so với trường không có thành lập Ban Chỉ đạo y tế trường học (15,91%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kế hoạch y tế trường học: Trường có lập kế hoạch y tế trường học có tỷ lệ bố trí góc truyền thông (97,73%) cao hơn trường không lập kế hoạch y tế trường học (2,27%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kinh phí trích từ bảo hiểm học sinh: Trường có trích kinh phí từ bảo hiểm học sinh có tỷ
lệ xây dựng góc truyền thông (65,91%) cao hơn so với trường không có trích kinh phí (34,09%)
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
4.2.4 Yếu tố liên quan đến việc bố trí Phòng Y tế
- Văn bản liên ngành: Trường có văn bản liên ngành có tỷ lệ thành lập Phòng Y tế (80%) cao hơn so với trường không có văn bản liên ngành (20%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Cán bộ thực hiện công tác y tế trường học được tập huấn: Một yếu tố khác là khi cán bộ được tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về công tác y tế trường học thì tỷ lệ bố trí Phòng Y tế (88,89%) cao hơn so với trường không có tập huấn (11,11%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p<0,05)
- Ban Chỉ đạo y tế trường học: Trường có Ban Chỉ đạo y tế trường học có Phòng Y tế (84,44%) cao hơn so với trường không có Ban Chỉ đạo y tế trường học (15,56%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kế hoạch y tế trường học: Trường có lập kế hoạch y tế trường học có tỷ lệ Phòng Y tế (97,78%) cao hơn so với trường không có kế hoạch y tế trường học (2,22%) Sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kinh phí trích từ bảo hiểm học sinh: Trường được trích kinh phí từ bảo hiểm học sinh có Phòng Y tế (66,67%) cao hơn so với trường không được trích kinh phí (33,33%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kinh phí sự nghiệp giáo dục: Trường được ngành giáo dục bố trí kinh phí cho y tế trường học có tỷ lệ Phòng Y tế (86,67%) cao hơn trường không được cấp kinh phí (13,33%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
4.2.5 Yếu tố liên quan đến việc bố trí trang thiết bị phục vụ công tác sơ cấp cứu ban đầu
- Phòng Y tế: Trường có Phòng Y tế riêng biệt thì việc bố trí trang thiết bị cho y tế trường học và thuốc sơ cấp cứu ban đầu (63,64%) sẽ đầy đủ hơn trường không có Phòng Y tế hay Phòng
Y tế ghép chung với các phòng chuyên môn khác (36,36%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kế hoạch y tế trường học: Trường có kế hoạch y tế trường học có trang thiết bị phục vụ
sơ cấp cứu ban đầu (95,45%) cao hơn so với trường không có kế hoạch (4,55%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kinh phí sự nghiệp giáo dục: Tỷ lệ trường được cấp kinh phí cho y tế trường học có trang thiết bị phục vụ công tác sơ cấp cứu ban đầu (86,36%) cao hơn trường không có kinh phí (13,64%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Ban Chỉ đạo y tế trường học: Trường có Ban Chỉ đạo y tế trường học sẽ có trang thiết bị phục vụ công tác sơ cấp cứu ban đầu (81,82%) cao hơn trường không có Ban Chỉ đạo (18,18%)
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Trang 104.2.6 Yếu tố liên quan đến việc quản lý sổ sách và lưu giữ hồ sơ sức khỏe học sinh
- Ban Chỉ đạo y tế trường học: Trường có Ban Chỉ đạo y tế trường học có tỷ lệ lưu giữ hồ
sơ học sinh (80,39%) cao hơn trường không có Ban Chỉ đạo y tế trường học (19,61%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kế hoạch y tế trường học: Trường có lập kế hoạch y tế trường học đầy đủ thì tỷ lệ lưu giữ hồ sơ học sinh (96,08%) cao hơn so với những trường không lập kế hoạch (3,92%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kinh phí trích từ bảo hiểm học sinh: Trường có kinh phí từ bảo hiểm học sinh có tỷ lệ lưu giữ hồ sơ học sinh (64,71%) cao hơn trường không có kinh phí (35,29%) Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Hình thức làm việc của cán bộ y tế: Trường có phân công cán bộ chuyên trách thực hiện công tác y tế trường học có tỷ lệ lưu giữ hồ sơ học sinh (54,90%) cao hơn so với trường không có phân công cán bộ chuyên trách (45,10%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
4.2.7 Yếu tố liên quan đến hình thức làm việc của cán bộ y tế trường học
- Văn bản liên ngành: Trường có văn bản liên ngành có tỷ lệ phân công cán bộ chuyên trách thực hiện công tác y tế trường học (80,49%) cao hơn trường không có văn bản liên ngành (19,51%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Cán bộ thực hiện công tác y tế trường học được tập huấn: Trường có cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn sẽ thì tỷ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác y tế trường học (85,37%) cao hơn so với trường không có phân công cán bộ tham gia tập huấn về y tế học đường
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kế hoạch y tế trường học: Trường có kế hoạch y tế trường học thì có tỷ lệ cán bộ chuyên trách y tế (97,56%) cao hơn trường không có kế hoạch (2,44%), Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kinh phí sự nghiệp giáo dục: Ở những trường được bố trí kinh phí y tế trường học có cán bộ chuyên trách (90,24%) cao hơn so với trường không được ngành giáo dục cấp kinh phí (9,76%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
4.2.8 Yếu tố liên quan đến việc lập kế hoạch y tế trường học
- Kinh phí sự nghiệp giáo dục: Trường được cấp kinh phí từ sự nghiệp giáo dục có kế hoạch y tế trường học (84,34%) cao hơn trường không có kinh phí (15,66%) Sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Kinh phí trích từ bảo hiểm học sinh: Trường có kinh phí trích từ bảo hiểm học sinh có
kế hoạch y tế trường học (60,24%) cao hơn trường không có trích kinh phí (39,76%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
V KẾT LUẬN
Nghiên cứu 95 trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2015, chúng tôi thấy thực trạng công tác y tế trường học như sau:
1 Thực trạng công tác y tế trường học tại 95 trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2015
Tỉ lệ trường học có Phòng Y tế là 47,37%, trong đó có 55,56% trường có quyết định thành lập và bố trí riêng biệt
Có 46 trường có ban hành quyết định phân công cán bộ phụ trách y tế trường học chiếm 48,42%
Tỷ lệ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác y tế trường học là 43,16%