1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi bệnh viện Quận Bình Thạnh năm 2020

37 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi bệnh viện Quận Bình Thạnh năm 2020
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa, Vũ Thị Ngọc Mai
Trường học Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Chuyên ngành Y học
Thể loại Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,29 MB

Cấu trúc

  • Chương 1:TỔNG QUAN Y VĂN (0)
    • 1.1. Đặc điểm khoa Nhi - bệnh viện Bình Thạnh (10)
    • 1.2. Đại cương (12)
      • 1.2.1. Tuyến chuyên môn kỹ thuật (12)
      • 1.2.2. Chuyển tuyến điều trị (12)
      • 1.2.3. Các hình thức chuyển tuyến (12)
      • 1.2.4. Điều kiện chuyển tuyến (12)
      • 1.2.5. Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến (14)
      • 1.2.6. Thủ tục chuyển tuyến (14)
    • 1.3. Các vấn đề chuyển tuyến hiện nay (16)
  • Chương 2:ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (19)
    • 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu (19)
      • 2.2.1. Dân sồ chọn mẫu: (19)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu (19)
      • 2.2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu (19)
    • 2.3. Xử lý dữ kiện (19)
      • 2.3.1. Liệt kê và định nghĩa biến số (19)
      • 2.3.2. Nhóm bệnh theo ICD 10 (19)
    • 2.4. Thu thập dữ kiện (20)
      • 2.4.1. Phương pháp thu thập (20)
      • 2.4.2. Công cụ thu thập dữ liệu (20)
    • 2.5. Phân tích dữ kiện (20)
    • 2.6. Vấn đề Y đức (20)
    • 2.7. Điều kiện cơ sở vật chất (20)
  • Chương 3: KẾT QUẢ (0)
  • KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 28 (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 30 (35)

Nội dung

QUAN Y VĂN

Đặc điểm khoa Nhi - bệnh viện Bình Thạnh

Thực hiện quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 23/01/2007 của UBND TP Hồ Chí Minh về việc thành lập Bệnh viện Bình Thạnh trực thuộc UBND quận Bình Thạnh, bệnh viện Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Trung tâm y tế quận Bình Thạnh trước đây Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND Ngày 11/04/2007 của UBND quận Bình Thạnh về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện Bình Thạnh Bệnh viện Bình Thạnh bắt đầu bước vào hoạt động với mô hình bệnh viện hạng II Khoa Nhi cũng đã bắt đầu thành lập từ đó trên cơ sở tách ra từ Phòng Sức khỏe trẻ em thuộc Đội BVBMTE và KHHGĐ

Căn cứ kế hoạch số 400/KH-BV ngày 04 tháng 7 năm 2016 của bệnh viện quận Bình Thạnh về định hướng phát triển chuyên môn bệnh viện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch số 1376/KH-BV ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bệnh viện quận Bình Thạnh về Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Bệnh viện Quận Bình Thạnh năm

2020 thì định hướng phát triển Khoa Nhi là phát triển và hoạt động theo mô hình ngoại trú bảo đảm khám sàng lọc bệnh tốt các bệnh thường gặp, các bệnh tâm lý trẻ em, giữ lại điều trị các bệnh lý thường gặp, và chuyển viện kịp thời, xây dựng đề án triển khai nội trú nhi dự kiến thực hiện vào năm 2021

Hiện nay, Khoa Nhi hoạt động với mô hình phòng khám, chăm sóc và điều trị ban ngày cho trẻ em có thẻ BHYT, cũng như những trẻ không có thẻ BHYT từ 0 – 16 tuổi với:

● 6 bác sĩ Chuyên khoa I Nhi

● 02 phòng khám tự chọn theo yêu cầu

● 05 giường chăm sóc và điều trị ban ngày

● Thời gian: o Từ thứ 2 đến thứ 6:

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

▪ Sáng từ 7giờ00 đến 11giờ30

▪ Chiều từ 13giờ00 đến 18giờ00 o Thứ 7 và Chủ nhật:

▪ Sáng từ 7giờ00 đến 11giờ30

▪ Chiều từ 13giờ00 đến 16giờ00 o Khám sàng lọc cấp cứu nhi theo yêu cầu công việc: đến 21 giờ các ngày trong tuần

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

Đại cương

1.2.1 Tuyến chuyên môn kỹ thuật:

− Tuyến chuyên môn kỹ thuật áp dụng trong chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng

12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Hệ thống y tế Việt Nam được Bộ Y tế phân chia thành 4 tuyến theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật: Tuyến Trung ương (Tuyến 1), Tuyến tỉnh (Tuyến 2), Tuyến huyện (Tuyến 3) và Tuyến cơ sở (Tuyến 4) Mỗi tuyến có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến dưới trực thuộc, tạo thành một hệ thống y tế phân cấp rõ ràng.

− Theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính Phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế

− Theo công văn số 1114/BV của bệnh viện Bình Thạnh về việc triển khai một số nội dung Nghị định 146/2018/NĐ-CP

− Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật

1.2.3 Các hình thức chuyển tuyến:

− Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:

● Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;

● Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này

− Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới

− Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến

− Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

● Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;

Theo quy định kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không cung cấp dịch vụ kỹ thuật phù hợp, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được phép chuyển bệnh nhân lên tuyến cao hơn để tiếp nhận dịch vụ kỹ thuật cần thiết.

● Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4)

− Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới

− Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến:

● Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;

● Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt

− Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên các địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh:

● Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý;

● Giám đốc các Sở Y tế thống nhất, phối hợp hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

− Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển đúng tuyến Các trường hợp chuyển người bệnh không theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển vượt tuyến

Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều kiện chuyển tuyến theo quy định nhưng vẫn yêu cầu chuyển viện, cơ sở điều trị phải tạo điều kiện để bệnh nhân chuyển tuyến, đảm bảo quyền lựa chọn cơ sở điều trị của bệnh nhân Tuy nhiên, cơ sở chuyển tuyến phải thông báo cho bệnh nhân về phạm vi quyền lợi và mức thanh toán bảo hiểm y tế nếu khám chữa bệnh không đúng tuyến.

1.2.5 Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến:

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thì việc ký giấy chuyển tuyến sẽ do người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền thực hiện.

− Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến

− Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu

− Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến theo thủ tục sau đây:

● Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;

● Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

Các vấn đề chuyển tuyến hiện nay

− Theo nghiên cứu của tác giả Phùng Thị Hồng Hà và cộng sự , đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới Quảng Bình (BVC) cho thấy đa số bệnh nhân có xu hướng chuyển đi các bệnh viện tuyến cao hơn (từ Quảng Bình vào Huế) Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này, tác giả đã cho thấy sự khác biệt về chất lượng dịch vụ y tế tại BVC và bệnh viện Trung ương Huế với độ tin cậy khá cao Đa số người bệnh đánh giá rất cao chất lượng dịch vụ của bệnh viện Trung ương Huế và luôn có xu hướng chuyển đến đây điều trị dù có vượt tuyến Một nguyên nhân khác cũng được đưa ra trong nghiên cứu, đó là chất lượng của đội ngũ cán bộ y tế của bệnh viện và hiệu quả khám chữa bệnh, theo tác giả Phùng Thị Hồng Hà thì đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng dòng bệnh nhân từ Quảng Bình vào Huế để chữa bệnh ngày càng nhiều

− Theo thống kê của một số cơ sở y tế, các nguyên nhân xin chuyển tuyến thường là do tâm lý của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; bệnh viện còn thiếu các chuyên khoa sâu; hoặc các chuyên khoa theo phân tuyến phải chuyển lên trên để điều trị, không thể giữ lại bệnh viện; bác sĩ chuyên môn chưa đạt, thiếu kinh nghiệm xử lý, điều trị, tư vấn những ca bệnh phức tạp; tình trạng thiếu bác sĩ chuyên sâu, phương tiện kỹ thuật có nơi chưa đáp ứng

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hoa và Vũ Thị Ngọc Mai, tỷ lệ khám chuyển tuyến tại Khoa Nhi Bệnh viện Bình Thạnh giai đoạn 2016-2018 là 1,62%, với 15 nhóm bệnh lý chuyển tuyến thường gặp Trong đó, 5 nhóm bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất gồm tâm thần kinh (16,52%), nội tiết (13,44%), nhiễm (12,56%), hô hấp (12,37%), và 10 bệnh lý thường gặp nhất gồm dậy thì sớm (11,58%), động kinh (7,1%), viêm phổi (4,22%), Thalassemia (3,39%), chậm phát triển tâm thần (3,06%), sốt xuất huyết Dengue (2,77%), nhiễm trùng đường ruột (2,66%), bệnh lý hạch bạch huyết (2,5%), viêm dạ dày-tá tràng (2,1%), rối loạn tăng động (1,99%).

− Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Trí và cộng sự “Đánh giá tình hình chuyển tuyến theo quy định thông tư 14/2014/TT-BYT tại Bệnh viện Sản Nhi cà Mau năm 2015” kết quả: có 1514 trường hợp chuyển đi Tỉ lệ chuyển tuyến nội trú 1,40%, tỉ lệ chuyển tuyến ngoại trú 1,26% Hầu hết là chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên (90,75%) Chuyển đúng tuyến: 97,62%, theo yêu cầu: 2,38% Bệnh lý sơ sinh chuyển theo yêu cầu

Năm 2020, tỷ lệ chuyển tuyến tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bình Thạnh cao nhất với 28,36% Hai bệnh viện chuyển đến nhiều nhất là Bệnh viện Nhi Đồng I và Bệnh viện Từ Dũ Trong các nhóm bệnh chuyển tuyến, "Các dị tật bẩm sinh của hệ thống tuần hoàn" có số lượng cao nhất với 199 lượt chuyển (13,14%), tiếp theo là các nhóm u ác tính, u lành, dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục.

Từ khảo sát của Nguyễn Thị Ngọc Thảo và cộng sự tại khoa Nhi - bệnh viện Bình Thạnh (2009-2011), nhóm bệnh hô hấp phổ biến nhất (77,3%) với các bệnh thường gặp là viêm hô hấp trên (42,6%), viêm mũi họng (21,8%) Nhóm bệnh nhiễm khuẩn chiếm 9,4%, trong đó sốt phát ban (12,8%), sốt xuất huyết (6,3%), tay chân miệng (5,1%), thủy đậu (4,4%) Nhóm bệnh tiêu hóa có tỷ lệ 7,9%, với đa số là rối loạn tiêu hóa (67,7%) Nhóm bệnh da liễu chiếm 1,6%, chủ yếu là viêm da (85,8%).

− Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đăng Nguyên về “Thực trạng chuyển tuyến của các bệnh nhân bảo hiểm y tế từ bệnh viện huyện lên bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình” năm 2016: lý do bác sĩ tuyến dưới khuyên chuyển tuyến trong đó 63,3% là do bệnh vượt quá khả năng điều trị của tuyến dưới; 33,3% là do bác sĩ thấy người bệnh sẽ được điều trị tốt hơn ở tuyến trên; 3,4% là các lý do khác, lý do người bệnh hay người nhà xin chuyển tuyến trong đó 69,6% bệnh nhân tự thấy bệnh nặng nên chủ động xin chuyển; 19% bệnh nhân nói do có người quen làm ở bệnh viện nên có thể chuyển viện dễ dàng; 8,9% bệnh nhân không tin tưởng khả năng điều trị của tuyến duới

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP

TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

− Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Đối tƣợng nghiên cứu

2.2.1 Dân sồ chọn mẫu : Bác sĩ khám và cho chỉ định chuyển tuyến đối với trẻ dưới 16 tuổi đến khám tại khoa Nhi Bệnh viện Bình Thạnh.

2.2.2 Cỡ mẫu: tất cả các mẫu chuyển tuyến từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2020.

2.2.3 Địa điểm , thời gian nghiên cứu :

− Địa điểm: khoa Nhi Bệnh viện Quận Bình Thạnh

− Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2020 – tháng 12/2020.

Xử lý dữ kiện

2.3.1 Liệt kê và định nghĩa biến số :

− Tuổi: là biến số định lượng được tính bằng cách lấy năm khảo sát (2018) trừ đi năm sinh của đối tượng được khảo sát

− Giới: là biến số định tính có hai giá trị là nam và nữ

− Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm

2.3.2 Nhóm bệnh theo ICD 10: Danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề liên quan đến sức khỏe lần thứ 10 là sự tiếp nối và hoàn thiện hơn về cấu trúc, phân nhóm và mã hóa các ICD trước đây ICD-10 được Tổ chức y tế thế giới (WHO) triển khai xây dựng từ tháng 9 năm 1983 và theo Quyết định số 3970/QĐ-BYT ngày 24/09/2015 về việc ban hành Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD-10) tập 1 và tập 2 Toàn bộ danh mục được xếp thành 21 chương ICD-10 cho phép mã hóa khá chi tiết và đầy đủ các loại bệnh tật và cho phép triển khai sâu tùy từng loại bệnh tật

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

Thu thập dữ kiện

2.4.1 Phương pháp thu thập: Các loại bệnh được phân loại theo ICD 10 và số liệu được lưu trữ tại đơn vị vi tính của Khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh Bảng thu thập được soạn dựa trên các chi tiết được lưu vào máy tính

2.4.2 Công cụ thu thập dữ liệu: máy vi tính tại khoa Nhi và hệ thống báo cáo số liệu của phần mềm bệnh viện.

Phân tích dữ kiện

− Các số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel

− Các biến định tính, định lượng thể hiện bằng phân bố tần số và tỷ lệ.

Vấn đề Y đức

− Nghiên cứu được thực hiện sau khi Hội đồng Nghiên cứu khoa học của Bệnh viện xét duyệt và chấp thuận cho thực hiện

− Lấy thông tin dựa trên việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân hằng ngày, không ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất người bệnh, thông tin được giữ bí mật.

Điều kiện cơ sở vật chất

− Điều kiện hiện có: máy vi tính hỗ trợ cho việc nhập liệu, phân tích

− Phần mềm eHospital của bệnh viện quận Bình Thạnh

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

Các mẫu chuyển tuyến từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2020, Cỡ mẫu: 460 lƣợt

1 Các nguyên nhân chuyển tuyến

STT Nguyên nhân Số lƣợt Tỷ lệ %

1 Bệnh lý chuyên khoa sâu 235 51,09 %

2 Điều trị nội trú (không thể nội trú tại bệnh viện) 165 35,87 %

3 Thiếu thuốc/vật tƣ y tế, ngoài danh mục kỹ thuật của bệnh viện 45 9,78 %

4 Năng lực nhân viên y tế 4 0,87 %

5 Theo yêu cầu người nhà/ người nhà lo lắng 8 1,74 %

6 Khác: không tuân thủ điều trị 3 0,65 %

Bệnh lý chuyên khoa sâu Điều trị nội trú

Thiếu vật tư y tế Năng lực nhân viên y tế Theo yêu cầu ngườ nhà Khác: không tuân thủ điều trị

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

 Nhận xét: theo các nhóm nguyên nhân chuyển tuyến

- Bệnh lý chuyên khoa sâu: số lượt là 235 trên tổng 460 chiếm 51,09 %

- Điều trị nội trú (không thể nội trú tại bệnh viện): số lượt 165 trên tổng 460 chiếm 35,87 %

- Thiếu thuốc/vật tư y tế, ngoài danh mục kỹ thuật của bệnh viện: số lượt 45 trên tổng 460 chiếm 9,78 %

- Năng lực nhân viên y tế: số lượt 4 trên tổng 460 chiếm 0,87 %

- Theo yêu cầu người nhà/ người nhà lo lắng: số lượt 8 trên tổng 460 chiếm 1,74 %

- Khác (không tuân thủ điều trị): số lượt 3 trên tổng 460 chiếm 0,65 %

-> Theo các nhóm nguyên nhân chuyển tuyến thì nguyên nhân do Bệnh lý chuyên khoa sâu và điều trị nội trú (không thể nội trú tại bệnh viện) là cao nhất, tiếp theo là thiếu thuốc/vật tư y tế, ngoài danh mục kỹ thuật của bệnh viện

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

STT Giới tính Số lƣợt Tỷ lệ %

 Nhận xét: theo giới tính

Tỷ lệ trẻ nam, trẻ nữ có nguyên nhân chuyển tuyến gần như nhau: Nam/Nữ: 1.08

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

3 Theo hình thức chi trả

STT Hình thức chi trả Số lƣợt Tỷ lệ %

 Nhận xét: theo hình thức chi trả

Số lượt bệnh nhân chuyển tuyến được hưởng chế độ BHYT là 97,17% , số lượt bệnh nhân chuyển tuyến thuộc diện viện phí là 2.73%

Viện phí 2.83% Hình thức chi trả

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

4 Theo tuyến đăng ký BHYT

STT Tuyến đăng ký Số lƣợt Tỷ lệ %

 Nhận xét theo Tuyến đăng ký ban đầu

Trong 460 lượt chuyển tuyến có 374 lượt chuyển tuyến có bảo hiểm đăng ký ban đầu tại quận Bình Thạnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 81.30%; có 62 lượt chuyển tuyến có bảo hiểm đăng ký ban đầu tại các quận huyện khác thuộc

Quận Bình Thạnh Khác tuyến quận, huyện Khác tỉnh

Tuyến đăng ký ban đầu 374 62 24

Tuyến đăng ký ban đầu

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ 13.48%; có 24 lượt chuyển tuyến có bảo hiểm đăng ký ban đầu tại các tỉnh thành khác chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5.22%

5 Các bệnh lý trong chuyển tuyến theo nguyên nhân:

5.1 Các bệnh lý trong nhóm nguyên nhân chuyển tuyến chuyên khoa sâu

STT Bệnh lý chuyên khoa sâu Số lƣợt

1 Bệnh lý Dậy thì sớm 68

6 Bệnh lý bướu các cơ quan 11

7 Bệnh lý nội tiết khác 10

10 Bệnh lý viêm do lao 7

11 Bệnh lý ở trẻ sơ sinh 3

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

 Nhận xét theo Nhóm nguyên nhân chuyển tuyến bệnh lý chuyên khoa sâu

Trong nhóm nguyên nhân bệnh lý chuyên khoa sâu: số lượt chuyển tuyến do bệnh lý Dậy thì sớm chiếm tỷ lệ cao nhất 28,94%, kế đến là số lượt chuyển tuyến do bệnh lý thần kinh (21,28%)

Bệnh lý Dậy thì sớm

Bệnh lý bướu các cơ quan

Bệnh lý nội tiết khác

Bệnh lý thận Bệnh lý viêm do lao

Bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Bệnh lý da liễu Bệnh lý phụ khoa

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

5.2 Các bệnh lý trong nguyên nhân chuyển tuyến Điều trị nội trú (không thể nội trú tại bệnh viện):

STT Điều trị nội trú (không thể nội trú tại bệnh viện) số lƣợt

7 Thiếu máu mức độ nặng 6

10 Viêm hạch, viêm mô tế bào 5

Viêm amydal Thiếu máu mức độ nặng

Viêm hạch, viêm mô tế bào

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

 Nhận xét theo: bệnh lý trong Nhóm nguyên nhân chuyển tuyến Điều trị nội trú (không thể nội trú tại bệnh viện):

Trong nhóm nguyên nhân chuyển tuyến Điều trị nội trú (không thể nội trú tại bệnh viện): số lượt chuyển tuyến do bệnh lý viêm phổi nặng chiếm tỷ lệ cao nhất 35,76%, kế đến là số lượt chuyển tuyến do bệnh lý nhiễm trùng tiêu hóa (18,18%), số lượt chuyển tuyến do bệnh lý sốt xuất huyết (16,97%)

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

5.3 Các bệnh lý trong nguyên nhân chuyển tuyến Thiếu thuốc/vật tƣ y tế, ngoài danh mục kỹ thuật của bệnh viện:

SST Thiếu thuốc/vật tƣ y tế, ngoài danh mục kỹ thuật của bệnh viện Số lƣợt

 Nhận xét theo: bệnh lý trong Nhóm nguyên nhân chuyển tuyến Thiếu thuốc/vật tƣ y tế, ngoài danh mục kỹ thuật của bệnh viện:

Trong nhóm nguyên nhân chuyển tuyến do Thiếu thuốc/vật tư y tế, bệnh lý dạ dày có tỷ lệ chuyển tuyến cao nhất, chiếm tới 75,56% Điều này cho thấy tình trạng thiếu thuốc/vật tư y tế ảnh hưởng đáng kể đến việc điều trị bệnh lý dạ dày tại các bệnh viện, dẫn đến nhu cầu chuyển tuyến để tiếp cận dịch vụ y tế tốt hơn.

Bệnh lý dạ dày Các bệnh lý khác

Nguyên nhân Thiếu thuốc/vật tư y tế, ngoài danh mục kỹ thuật của bệnh viện

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

Sau 6 tháng thu thập số liệu chúng tôi ghi nhận có khoảng 460 lượt bệnh nhi đến khám chữa bệnh tại Khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh có hướng giải quyết là chuyển tuyến, sau khi phân tích xử lý số liệu chúng tôi rút ra một số nhận định sau:

- Chủ yếu là đối tượng có thẻ BHYT (97,17%), viện phí chỉ (2,83%)

- Chuyển tuyến ở trẻ nam và hơn trẻ nữ là gần như nhau Trong nghiên cứu này tỉ lệ nam/nữ là 1,08

3 Theo tuyến đăng ký BHYT:

- Chủ yếu Tại quận Bình Thạnh 81,3%

4 Phân loại theo nhóm nguyên nhân chuyển tuyến:

Có 6 nhóm nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp trong đó:

- Bệnh lý chuyên khoa sâu: chiếm 51,09 %

- Điều trị nội trú (không thể nội trú tại bệnh viện): chiếm 35,87 %

- Thiếu thuốc/vật tư y tế, ngoài danh mục kỹ thuật của bệnh viện: chiếm 9,78%

- Năng lực nhân viên y tế: chiếm 0,87 %

- Theo yêu cầu người nhà/ người nhà lo lắng: chiếm 1,74 %

- Khác (không tuân thủ điều trị): chiếm 0,65 %

5 Các bệnh chuyển tuyến thường gặp:

- Dậy thì sớm, bệnh lý thần kinh, viêm phổi nặng, nhiễm trùng tiêu hóa, sốt xuất huyết Dengue, bệnh lý dạ dày

Bệnh viện quận Bình Thạnh là bệnh viện đa khoa hạng II, thuộc nhóm quận nội thành trung tâm, chủ yếu khám chữa bệnh (KCB) ngoại trú; điều trị nội trú người lớn Về lĩnh vực nhi khoa phát triển và hoạt động theo mô hình ngoại trú, chăm sóc và điều trị ban ngày bảo đảm năng lực khám và điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ tại cộng đồng Nhân sự khoa nhi: 6 bác sĩ chuyên khoa 1 nội nhi tổng quát

Với kết quả khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – bệnh viện quận Bình Thạnh năm 2020 cỡ mẫu là 460, chúng tôi nhận thấy rằng:

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

+ Nhóm nguyên nhân bệnh lý chuyên khoa sâu, nhóm có chỉ định điều trị nội trú (không thể điều trị nội trú tại bệnh viện) chiếm tỉ lệ cao nhất

+ Các bệnh lý chuyển tuyến thường gặp nhất là: Dậy thì sớm, bệnh lý thần kinh, viêm phổi nặng, nhiễm trùng tiêu hóa, sốt xuất huyết Dengue, bệnh lý dạ dày

Theo kết quả đề tài “Khảo sát mô hình bệnh tật chuyển tuyến tại khoa Nhi” năm 2019 của chúng tôi khảo sát trong 3 năm 2016 - 2018 có 15 nhóm bệnh lý chuyển tuyến trong đó nhóm thường gặp nhất là nhóm bệnh lý: tâm thần kinh, nội tiết, nhiễm, hô hấp

→ Điều trên hoàn toàn phù hợp với năng lực điều trị tại chỗ của khoa nhi, các bác sĩ đều là chuyên khoa 1 nội nhi tổng quát, chưa được đào tạo sâu cũng như có kinh nghiệm về điều trị các bệnh lý chuyên khoa sâu như: Dậy thì sớm, bệnh lý thần kinh (chậm phát triển tâm thần, rối loạn hành vi, rối loạn lo âu…) Bên cạnh đó các bệnh lý như: viêm phổi nặng, nhiễm trùng tiêu hóa, sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo, các bệnh lý không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị ngoại trú, người nhà lo lắng, nhà xa… nên bác sĩ có chỉ định nhập viện theo dõi nội trú (sử dụng kháng sinh đường tiêm, đường truyền; bù dịch bằng đường tĩnh mạch; thực hiện các thủ thuật cần theo dõi sát và nhiều cận lâm sàng trong ngày…) nhưng lại không nhập viện tại bệnh viện Bình Thạnh với nhiều lý do (chưa có nội trú riêng biệt về nhi nên không có bác sĩ nhi thường trực mỗi ngày, khoa nội 2 phối hợp và hội chẩn điều trị với khoa nhi một số bệnh thường gặp kèm trẻ lớn > 10 tuổi không có bệnh nền/suy dinh dưỡng/béo phì Đồng thời, thiếu thuốc/vật tư y tế, ngoài danh mục kỹ thuật của bệnh viện cũng là vấn đề được nhắc tới trong khảo sát này, với các bệnh lý về Dậy thì sớm, bệnh lý thần kinh cần thực hiện một số cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh ban đầu, đánh giá quá trình điều trị và xử trí các biến chứng xảy ra khi điều trị; thủ thuật nội soi cho trẻ em kèm sinh thiết, kháng sinh đồ là cần thiết trước khi quyết định điều trị bệnh lý về dạ dày tá tràng có liên quan H.Pylori

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

Sau khi phân tích các số liệu thu được, chúng tôi có được một số kết luận sau về nguyên nhân chuyển tuyến của khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020 như sau :

- Có 6 nhóm nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi, trong đó nhiều nhất là nhóm bệnh lý chuyên khoa sâu (chiếm 51,09 %), điều trị nội trú (không thể nội trú tại bệnh viện) (chiếm 35,87 %)

- Các bệnh chuyển tuyến thường gặp: Dậy thì sớm, bệnh lý thần kinh, viêm phổi nặng, nhiễm trùng tiêu hóa, sốt xuất huyết Dengue, bệnh lý dạ dày

- Chủ yếu là đối tượng có thẻ BHYT chiếm 97,17% (đăng ký ban đầu tại bệnh viện quận Bình Thạnh là đa số), viện phí chỉ (2,83%)

- Không có sự khác biệt giữa trẻ nam và trẻ nữ trong chuyển tuyến

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chuyển tuyến khoa Nhi bệnh viện Bình Thạnh là do thiếu chuyên khoa sâu như dậy thì sớm, tâm thần kinh; thiếu các dịch vụ điều trị nội trú cho viêm phổi nặng, nhiễm trùng tiêu hóa, sốt xuất huyết Dengue; thiếu khả năng thực hiện các cận lâm sàng chẩn đoán và điều trị chuyên khoa cho dậy thì sớm, bệnh lý thần kinh; và thiếu dịch vụ nội soi cần gây mê/nội soi sinh thiết cho trẻ mắc bệnh lý dạ dày tá tràng do H.Pylori.

“Khảo sát nguyên nhân chuyển tuyến thường gặp tại khoa Nhi – Bệnh viện Bình Thạnh năm 2020”

Ngày đăng: 08/10/2024, 20:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính Phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của" Chính Phủ
6. Theo công văn số 1114/BV của Bệnh viện Bình Thạnh về việc triển khai một số nội dung Nghị định 146/2018/NĐ-CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo công văn số 1114/BV của" Bệnh viện Bình Thạnh
7. Quyết định số 3970/QĐ-BYT ngày 24/09/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD-10) tập 1 và tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 3970/QĐ-BYT ngày 24/09/2015 của" Bộ Y tế
10. Nguyễn Đăng Nguyên (2016), “Thực trạng chuyển tuyến của các bệnh nhân bảo hiểm y tế từ bệnh viện huyện lên bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng chuyển tuyến của các bệnh nhân bảo hiểm y tế từ bệnh viện huyện lên bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Tác giả: Nguyễn Đăng Nguyên
Năm: 2016
11. Nguyễn Thị Ngọc Thảo và các CS trong khảo sát “Mô hình bệnh tật tại khoa Nhi - bệnh viện Bình Thạnh” từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: trong khảo sát “Mô hình bệnh tật tại khoa Nhi - bệnh viện Bình Thạnh
12. Nguyễn Việt Trí và cộng sự (2015) “Đánh giá tình hình chuyển tuyến theo quy định thông tư 14/2014/TT-BYT tại Bệnh viện Sản Nhi cà Mau năm 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tình hình chuyển tuyến theo quy định thông tư 14/2014/TT-BYT tại Bệnh viện Sản Nhi cà Mau năm 2015
1. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Khác
2. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 Quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Khác
3. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế Khác
4. Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế (2014), Tài liệu đào tạo tăng cường năng lực thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh Khác
8. Phùng Thị Hồng Hà, Trần Thị Thu Hiền (2012), Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới – Quảng Bình, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, tr. 75-84 Khác
9. Nguyễn Thị Thanh Hoa, Vũ Thị Ngọc Mai (2019), Khảo sát mô hình bệnh tật chuyển tuyến tại Khoa Nhi bệnh viện Bình Thạnh năm 2016 – 2018 Khác
13. Bosk E.A., Veinot T., and Iwashyna T.J., et al. (2011), Which Patients, and Where: A Qualitative Study of Patient Transfers from Community Hospitals, Med Care, 49(6): 592–598 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w