Để tìm hiểu kiến thức cũng như cách sử dụng thuốc trị suyễn của NCSbệnh nhi có đúng hay không, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát kiến thức,thái độ, thực hành của thân nhân
Trang 1BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠNH
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH TRONG SỬ DỤNG THUỐC XỊT ĐIỀU TRỊ SUYỄN CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH BỆNH NHI TẠI KHOA
NHI BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠNH
TỪ NGÀY 01/02/2020 – 31/12/2020
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP CƠ SỞ
BsCK1: Vũ Đình Quế Phương BsCK1: Trần Thị Bạch Long
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2020
Trang 2BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH TRONG SỬ DỤNG THUỐC XỊT ĐIỀU TRỊ SUYỄN CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH BỆNH NHI TẠI KHOA
NHI BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠNH
TỪ NGÀY 01/02/2020 – 31/12/2020
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP CƠ SỞ
BsCK1: Vũ Đình Quế Phương BsCK1: Trần Thị Bạch Long
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2020
Trang 3Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
Trang 5 MDI: Bình hít định liều (metered dose inhaler – MDI)
NHLBI/WHO: Viện Quốc gia Tim Phổi – Huyết học Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới
NCS: người chăm sóc chính
SABA: đồng vận beta2 tác dụng ngắn;
Trang 6từ 2,5% năm 1981 lên 5% năm 2003 [Nguyễn Năng An] Với tiến bộ của y học hiện nay,bệnh HPQ hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu được theo dõi và điều trị đúng cách Tuynhiên một trong những trở ngại trong theo dõi và quản lý bệnh hen HPQ là vấn đề tuân thủcủa bệnh nhân và trên thực tế lâm sàng có nhiều NCS bệnh nhi sử dụng thuốc không đúngcách, tự ý giảm liều ngưng thuốc khi thấy bệnh đã có vẽ tốt hơn, cũng như còn lo lắng về tácdụng phụ của thuốc Để tìm hiểu kiến thức cũng như cách sử dụng thuốc trị suyễn của NCSbệnh nhi có đúng hay không, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát kiến thức,thái độ, thực hành của thân nhân bệnh nhi trong sử dụng thuốc xịt cắt cơn và ngừa cơn, tạiphòng khám nhi bệnh viện quận Bình Thạnh, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằmnâng cao chất lượng khám và quản lý bệnh HPQ tại phòng khám của chúng tôi.
Trang 7MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1 Xác định đặc điểm người chăm sóc, bệnh nhi
2 Xác định tỉ lệ người chăm sóc bệnh nhi suyễn có kiến thức , thái độ, thực hành đúng trong sử dụng thuốc điều trị suyễn
3 Xác định mối liên quan giữa kiến thức , thái độ, thực hành đúng với các đặc điểm dịch tễ
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Y VĂN
I ĐỊNH NGHĨA:
Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở với sự tham gia của nhiều tế bào và thànhphần tế bào làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn,hạn chế luồng khí thở làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễnnhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc
II DỊCH TỂ:
- Tỷ lệ mắc hen phế quản theo từng nước và theo lứa tuổi: Tổ chức Y tế thế giới ướctính có khoảng 300 triệu người mắc hen phế quản mỗi năm ở trẻ em tỷ lệ mắc cao, trungbình từ 8 -11% (1 - 18%), cao nhất ở Australia, New Zealand và Anh ở người lớn tỉ lệ mắctrung bình là 5 - 16,3%; cao nhất ở New Zealand, Australia , Đan Mạch Việt Nam chưa có
số liệu về dịch tễ hen phế quản chính xác trong cả nước; ở miền Bắc tỷ lệ mắc hen phế quảntrung bình 6% (người lớn 3,55%, trẻ em 11,87%) và từ 1961 đến nay tỷ lệ hen phế quảntăng khoảng hơn 3 lần
- Tỷ lệ hen phế quản đang có xu hướng gia tăng: ở Pháp tỷ lệ mắc hen phế quản tăngtrên 5 lần trong vòng 10 năm trở lại đây ở Hoa Kỳ tỷ lệ mắc hen phế quản trẻ em tăng 3,6%năm 1980 lên 5,8% năm 2003 Tại Châu á tỉ lệ mắc hen phế quản tăng từ 1-10 lần trongnhững năm qua
- Tỷ lệ tử vong do hen phế quản còn cao: ước tính tử vong hàng năm do hen phế quảnkhoảng 250.000 bệnh nhân (tỷ lệ tử vong trung bình là 0,4-0,6%/100.000 dân) Hoa Kỳ năm
1998 tử vong do hen phế quản là 6.000 người Pháp, mỗi năm có 1.500-2.000 tử vong dohen phế quản
- Gánh nặng bệnh tật do hen phế quản: ảnh hưởng trực tiếp (chi phí về y tế) và ảnhhưởng gián tiếp (thời gian nghỉ việc, nghỉ học do bệnh) do hen phế quản đến tình hình kinh
tế - xã hội của cá nhân, gia đình và xã hội luôn gia tăng
Trang 9III CƠ CHẾ BỆNH HEN:
1 Cơ chế:
Hen phát triển và kéo dài dưới sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường
2 Yếu tố nguy cơ tiên lượng xấu của hen trẻ em dưới 5 tuổi
Yếu tố nguy cơ lên cơn kịch phát trong vài tháng tới:
Không kiểm soát được triệu chứng hen
Có ≥ 1 cơn hen nặng trong năm qua
Bắt đầu vào mùa thường lên cơn hen của trẻ
Tiếp xúc khói thuốc lá, không khí ô nhiễm trong nhà hoặc ngoài trời, dị nguyên không khí trong nhà (mạt nhà, gián, thú nuôi, nấm mốc), đặc biệt đi kèm với nhiễm virus
Trẻ hoặc gia đình có vấn đề về tâm lý hoặc kinh tế-xã hội
Tuân thủ điều trị duy trì kém hoặc kỹ thuật hít thuốc không đúng
Yếu tố nguy cơ giới hạn luồng khí cố định:
Nhập viện nhiều lần vì cơn hen nặng
Tiền sử bị viêm tiểu phế quản
Yếu tố nguy cơ tác dụng phụ của thuốc:
Toàn thân: dùng nhiều đợt corticosteroid uống hoặc liều cao corticosteroid hít
Trang 10Tại chỗ: dùng liều trung bình/cao corticosteroid hít, kỹ thuật hít thuốc không đúng, không bảo vệ da hoặc mắt khi dùng corticosteroid phun khí dung hoặc qua buồng đệm có mặt nạ.
IV CHẨN ĐOÁN BỆNH HEN
Tiền căn bản thân, gia đình: Suyễn, dị ứng, viêm da, viêm mũi dị ứng
2 Khám thực thể: hội chứng tắc nghẽn hô hấp dưới
Thở nhanh, co lõm ngực, phập phồng cánh mũi, hõm trên ức
Khám phổi:
+ Ran ngáy, ran rít
+ Phế âm giảm, thông khí kém
3 Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Thỏa mãn 5 tiêu chuẩn sau đây :
1 Khò khè ± ho tái đi tái lại
2 Hội chứng tắc nghẽn đường thở: lâm sàng có ran rít, ran ngáy (± dao động xung ký)
3 Có đáp ứng thuốc giãn phế quản và hoặc đáp ứng với điều trị thử (4-8 tuần) và xấu
đi khi ngưng thuốc
4 Có tiền sử bản thân hay gia đình dị ứng ± có yếu tố khởi phát
5 Đã loại trừ các nguyên nhân gây khò khè khác
V ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN
Điều trị thành công bệnh suyễn bao gồm ba thành phần
Kiểm soát và tránh gây ra hen suyễn
Thường xuyên theo dõi triệu chứng hen và chức năng phổi
Hiểu cách thức và thời gian sử dụng thuốc để điều trị bệnh suyễn
Trang 11Yếu tố nguy cơ cơn suyễn nặng
Đặt NKQ trước đó vì suyễn cơn nặng
Nhập cấp cứu vì suyễn trong năm trước
Uống corticoides thời gian ngắn hay vừa mới ngưng corticoides
Đồng thuận trên xử trí cơn hen cấp:
Nhẹ: Khởi đầu điều trị với SABA + Budesonide khí dung 0.5-1mg
Trung bình – nặng: Kết hợp SABA + liều cao budesonide khí dung cách quãng (1mgmỗi 20-30p, 2 lần trong 60-90p đầu tiên) Nhắc lại liều budesonide khí dung 1mg mỗi 12 giờ
và tiếp tục điều trị trong ít nhất 3-5 ngày
Đe dọa tính mạng: SCS kết hợp ngay với liều cao budesonide được khí dung cáchquãng (1mg mỗi 20-30p, 2 lần trong 60-90p đầu tiên) kết hợp với SABA Nhắc lại liều khídung budesonide 1mg môi 6 gi và tiếp tục điều trị trong ít nhất 3-5 ngày
Đồng thuận trên điều trị hen duy trì:
Liều budesonide khí dung; 0.5-1mg/ ngày
Tăng giảm bậc điều trị tùy theo mức độ kiểm soát Hen
2 ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ:
Mục tiêu:
Đạt được kiểm soát tốt triệu chứng và duy trì mức độ hoạt động bình thường
Giảm thiểu nguy cơ diễn tiến xấu trong tương lai: giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp duy trì chức năng hô hấp và quá trình phát triển của phổi càng gần với bình thường càng tốt và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc
Chỉ định:
Kiểu triệu chứng gợi ý chẩn đoán hen và những triệu chứng này không được kiểm soát và/hoặc trẻ thường có các đợt khò khè (từ 3 đợt trở lên trong một mùa)
Trang 12Trẻ có những đợt khò khè nặng khởi phát bởi virus dù ít thường xuyên (1-2 đợt trong một mùa).
Trẻ đang được theo dõi hen và cần phải sử dụng thường xuyên SABA hít (>1-2 lần/tuần)
Trẻ vào viện vì cơn hen nặng/nguy kịch
Lựa chọn thuốc
Khi lựa chọn thuốc cần chú ý hai kiểu hình
Khò khè gián đoạn khởi phát do virus: Montelukast (LTRA)
Khò khè do nhiều yếu tố khởi phát: corticosteroid hít (ICS)
Điều trị theo mức độ nặng của hen
Chọn lựa biện pháp điều trị ban đầu theo mức độ nặng ở lần đánh giá đầu tiên
Bảng 1.Chọn lựa biện pháp điều trị duy trì ban đầu theo mức độ nặng
Mức độ nặng Thuốc lựa chọn Thuốc thay thế
LTRA
Dai dẳng trung bình ICS liều trung bình ICS liều thấp + LTRA
Dai dẳng nặng ICS liều cao ICS liều trung bình + LTRA
SABA: đồng vận beta2 tác dụng ngắn; ICS: corticosteroid hít; LTRA: kháng thụ thể leukotrien
Đối với hen gián đoạn dùng LTRA trong đợt bắt đầu có triệu chứng nhiễm virus đường hô hấp trên và duy trì 7- 21 ngày
Điều trị theo mức độ kiểm soát triệu chứng
Sau khi đánh giá ban đầu, việc điều trị thuốc được chọn lựa tùy thuộc mức độ kiểmsoát hen Việc tiếp cận điều trị duy trì theo cách tăng hoặc giảm bước điều trị thuốc giúpkiểm soát tốt triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện cơn cấp cũng như tác dụng phụcủa thuốc về sau
Bảng 2 Tiếp cận điều trị duy trì theo mức độ kiểm soát triệu chứng
Trang 13Bước 4
Bước3
Hen không được kiểm soáttốt với ICS liều trung bình
Bước 2 Chẩn đoán
hen, nhưngkhông đượckiểm soát tốtvới ICS liềuthấp
Bước1
Kiểu triệu chứngphù hợp hen vàtriệu chứng henkhông kiểm soáttốt hoặc có ≥3cơn cấp/ năm ,hoặc :
Kiểu triệu chứngkhông phù hợpvới hen nhưngcác đợt khò khèxuất hiện thườngxuyên ( mỗi 6-8tuần) Điều trịthử 3 tháng
Tiếp tục ICS liều trung bình +chuyển chuyên gia
Trang 14thế Tăng liều ICS
Thuốc
cắt cơn
Thuốc đồng vận beta2 tác dụng hít khi cần ( đối với mọi trẻ em)
Lưu ý cho mọi trẻ em
Đánh giá kiểm soát triệu chứng, nguy cơ về sau, các bệnh kèm
Kỹ năng tự xử trí: giáo dục sức khỏe, kỹ thuật hít, bảng kế hoạch xử trí hen, tuân
thủ điều trịThường xuyên đánh giá: đáp ứng điều trị, tác dụng phụ, thiết lập điều trị hiệu quả
với liều tối thiểuKiểm soát môi trường (tùy trường hợp): khói thuốc lá, dị nguyên, ô nhiễm không
khí trong nhà/ngoài trời
Kỹ năng tự xử trí: giáo dục sức khỏe, kỹ thuật hít, bảng kế hoạch xử trí hen, tuân thủđiều trị
Thường xuyên đánh giá: đáp ứng điều trị, tác dụng phụ, thiết lập điều trị hiệu quả vớiliều tối thiểu
Đối với trẻ 0-2 tuổi: quyết định điều trị duy trì theo Bảng 11
Bảng 3 Quyết định điều trị duy trì cho trẻ từ 0-2 tuổi
Thuốc chọn Đánh giá sau 4 tuần
Trang 15Không đáp ứng: chuyển sang ICS,khám chuyên khoa
Không đáp ứng:
- Khám chuyên khoa
- ICS liều trung bình
- Hay phối hợp LTRA
Hen dai dẳng
Đánh giá đáp ứng và điều chỉnh điều trị
Bảng 4 Đánh giá đáp ứng và điều chỉnh điều trị
Mức độ kiểm
Soát
Kiểm soát tốt Cân nhắc giảm bước điều trị khi triệu chứng hen được kiểm soát tốt
trong 3 tháng hoặc hơn Chọn thời điểm giảm bước điều trị thíchhợp (không bị nhiễm khuẩn hô hấp, không đi du lịch, không vàonhững lúc thời tiết thay đổi) Đối với trẻ được điều trị duy trì với ICSthì giảm 25-50% liều ICS mỗi 3 tháng
Kiểm soát một
phần Trước khi tăng bậc điều trị cần kiểm tra, điều chỉnh kỹ thuật hít
thuốc; bảo đảm tuân thủ tốt với liều thuốc đã kê đơn Tìm hiểu cácyếu tố nguy cơ: phơi nhiễm với dị nguyên, khói thuốc lá…Không kiểm
soát Cần tăng bậc điều trị sau khi đã kiểm tra các vấn đề trên
Tái khám
Trang 16Sau mỗi cơn hen cấp, trẻ cần được tái khám trong vòng 1 tuần Tần suất tái khám tùy thuộc mức độ kiểm soát hen ban đầu, đáp ứng với điều trị và khả năng tự xử trí của bố mẹ trẻ Tốt nhất trẻ cần được tái khám sau 1-3 tháng bắt đầu điều trị, sau đó 3 - 6 tháng/lần.
Cần đánh giá mức độ kiểm soát hen, yếu tố nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, tuân thủđiều trị và hỏi bố mẹ trẻ có lo lắng gì không ở mỗi lần tái khám Theo dõi chiều cao của trẻ ítnhất 1 lần/năm
Nếu trẻ có thể đo được hô hấp ký hoặc dao động xung ký, cần tiến hành đo mỗi 3 tháng một lần để giúp quyết định nâng hoặc giảm bậc điều trị
Ngưng điều trị
Cân nhắc ngưng điều trị duy trì nếu bệnh nhân hết triệu chứng trong 6-12 tháng, đang
ở bước điều trị thấp nhất và không có yếu tố nguy cơ Tuy nhiên, không nên ngưng điều trị vào mùa trẻ hay bị nhiễm khuẩn hô hấp, mùa có nhiều phấn hoa và lúc trẻ đang đi du lịch
Trường hợp ngưng điều trị duy trì, cần tái khám sau 3-6 tuần để kiểm tra Nếu có tái xuất hiện triệu chứng cần điều trị lại
Liều lượng thuốc điều trị duy trì
Bảng 5 Liều lượng thuốc điều trị duy trì cho trẻ dưới 5 tuổi
Trang 17Thuốc Liều lượng (mcg/ngày)
vào buổi tối
HFA: chất đẩy hydrofluoralkane; MDI: bình hít định liều
Chọn lựa dụng cụ hít
Bảng 6 Chọn lựa dụng cụ hít cho trẻ dưới 5 tuổi
Trang 18tuổi
MDI với buồng đệm và
mặt nạ
Phun khí dung với mặt nạ
3-5 tuổi MDI với buồng đệm và
ống ngậm
MDI với buồng đệm và mặt nạ, hoặc phun khí dung
với ống ngậm hay mặt nạ
Các biện pháp phòng ngừa
Các biện pháp phòng ngừa hen tiên phát
Khuyến khích đẻ thường, không nên mổ đẻ Không để bà mẹ đang mang thai và trẻ sau khi sinh hít khói thuốc lá
Bú sữa mẹ
Không khuyến khích sử dụng rộng rãi kháng sinh phổ rộng, paracetamol cho trẻ trongnăm đầu đời
Các biện pháp phòng ngừa hen thứ phát
Tránh tiếp xúc khói thuốc lá, khói bếp, các dị nguyên môi trường, bụi nhà, phấn hoa… và các dị nguyên khác
Giảm cân cho trẻ thừa cân/béo phì
Tránh các thuốc chống viêm giảm đau non-steroid, thuốc chẹn beta, thức ăn, các chất phụ gia nếu biết các chất này gây triệu chứng hen
VI SỬ DỤNG BÌNH XỊT ĐỊNH LIỀU
Trang 19Bình hít định liều (metered dose inhaler – MDI) là một dụng cụ cung cấp một số lượng thuốc đã định lượng vào phổi bạn Bạn nhận thuốc này với mỗi nhát bóp khi bạn hít vào Bình hít định liều sử dụng một chất đẩy thuốc hóa học để tạo ra luồng phun (nhát) Chấtđẩy thuốc này mang theo một liều thuốc đã định lượng vào trong phổi bạn Luồng phun bạn thấy từ bình xịt định liều là cả chất đẩy thuốc và thuốc Các bình xịt sử dụng bột được gọi là bình xịt bột khô (dry powder inhaler – DPI) và không sử dụng chất đẩy thuốc.
Tài liệu này sẽ giải thích cách sử dụng đúng bình xịt định liều và cách bảo quản cả bình xịt lẫn buồng đệm mà bạn có thể sử dụng với bình xịt
Có thể khó sử dụng bình xịt định liều đúng cách Ngay cả khi sử dụng kỹ thuật tốt nhất, bạn có thể chỉ nhận được 25% liều phun vào trong phổi Số lượng này vẫn đủ để điều trị bệnh trạng phổi Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân gặp khó khăn khi sử dụng bình xịt định liều đến mức chỉ nhận được ít hơn 15% mỗi nhát Lỗi lớn nhất khi sử dụng bình xịt định liều
là không thể hít vào cùng lúc với phun thuốc Do đó, nhân viên y tế thường đề nghị bạn sử dụng một buồng đệm
Buồng đệm là gì?
Trang 20Buồng đệm giữ thuốc từ bình xịt định liều trong một buồng trong vài giây, để bạn không phải hít vào và phun thuốc cùng một lúc, giúp nhận được nhiều thuốc hơn vào trong phổi bạn và làm giảm nguy cơ tác dụng phụ (như khàn tiếng hoặc nhiễm nấm khi hít
corticosteroid)
Các buồng đệm khác nhau về thiết kế và không phải tất cả đều sử dụng được với các loại bình xịt định liều khác nhau Một số có van (gọi là buồng đệm có van) Van là bộ phận quan trọng giữ thuốc không thất thoát Với việc sử dụng buồng đệm đúng cách, số lượng thuốc vào bên trong phổi có thể lên đến 25% Buồng đệm chỉ được sử dụng với bình xịt địnhliều Chúng không được sử dụng với bình xịt bột khô Hãy bảo đảm rằng bạn biết cách làm sạch buồng đệm bằng cách đọc bản hướng dẫn đi kèm Điều này quan trọng bởi vì một số buồng đệm phát sinh tĩnh điện nếu không được làm sạch và lưu giữ đúng cách Một số buồng đệm, chứ không phải tất cả, có thể được rửa bằng cách đặt vào ngăn trên cùng của máy rửa chén – hãy xem bản hướng dẫn đi kèm Hãy thay thế buồng đệm khi van cao su bị cứng
Một số buồng đệm có gắn còi Tiếng còi làm cho bạn biết bạn đang hít quá nhanh hoặc quá mạnh Mục đích là giúp bạn hít vào chậm, không làm cho còi buồng đệm kêu lên
+ Phun nó vào không khí phía trước bạn
Số lần phun cần để chuẩn bị bình xịt định liều sẽ tùy thuộc vào loại thuốc Các hướngdẫn đi kèm với bình xịt sẽ cho bạn biết khi nào và bao nhiêu lần bình xịt phải được chuẩn bị.Đọc kỹ hướng dẫn đối với mỗi bình xịt bởi vì mỗi bình xịt có thể có các hướng dẫn khác nhau
Trang 21Cách biết khi nào bình xịt định liều hết thuốc:
Nhiều bình xịt có số đếm nhát để cho bạn biết còn lại bao nhiêu nhát Biết được còn lạibao nhiêu nhát rất quan trọng Hãy đọc toa thuốc trong hộp nếu bạn có thắc mắc về cách đọc
số đếm nhát Đối với bình xịt không có số đếm nhát, bạn cần phải đếm mỗi ngày bạn sửdụng bao nhiêu nhát Sau đó xem nhãn bình xịt để biết trong bình xịt có bao nhiêu nhát Thí
dụ nếu bạn sử dụng 8 nhát mỗi ngày (2 nhát x 4 lần một ngày) và bình xịt có 200 nhát, bìnhxịt sẽ sử dụng được trong 25 ngày Nếu bạn sử dụng 4 nhát mỗi ngày, bình xịt sẽ sử dụngđược trong 50 ngày Nếu bạn không sử dụng bình xịt đều đặn (thí dụ như nó là một bình xịtcấp cứu), bạn cần phải theo dõi số lượng nhát bạn đã sử dụng Cho bình xịt vào trong nướchoặc nghe tiếng động khi lắc bình xịt KHÔNG phải là cách để biết được còn bao nhiêuthuốc trong bình xịt Ngay cả khi bạn trông thấy luồng phun, cũng không có nghĩa là cònthuốc trong bình xịt bởi vì luồng phun bạn trông thấy có khi chỉ là chất đẩy thuốc còn lại
Lưu giữ và làm sạch bình xịt định liều và buồng đệm
Toa thuốc trong hộp bình xịt và buồng đệm sẽ mô tả cách nào và khi nào cần làm sạch bình xịt Làm sạch bình xịt là quan trọng bởi vì thuốc đã phun có thể làm nghẹt bình thuốc Ngoài ra, hãy kiểm tra ngày hết hạn bình xịt, trên nhãn bình thuốc hoặc trên hộp chứa bình xịt
Cách sử dụng bình xịt định liều với buồng đệm và không với buồng đệm
Sử dụng bình xịt định liều với buồng đệm
Trang 221 Bảo đảm bình thuốc kim loại của bình xịt được nhét đúng vào vỏ nhựa.
2 Tháo nắp khỏi đầu ngậm của cả bình xịt lẫn buồng đệm
3 Nhét đầu ngậm của bình xịt vào lỗ mềm của buồng đệm Bình thuốc kim loại của bình xịt phải ở vị trí thẳng đứng
4 Lắc bình xịt có gắn buồng đệm vài lần
5 Thở ra, tránh buồng đệm, đến cuối lúc thở ra bình thường
6 Đặt đầu ngậm của buồng đệm vào trong miệng, qua khỏi hàm răng và phía trên lưỡi Mím chặt môi quanh đầu ngậm Nếu bạn sử dụng buồng đệm có mặt nạ, hãy đặt mặt nạphủ lên mũi và miệng bạn Hãy bảo đảm rằng mặt nạ áp sát vào hai bên má và cằm của bạn Không nên để kẽ hở giữa mặt nạ và da
7 Ấn vào đỉnh bình thuốc kim loại một lần để phóng thuốc vào trong buồng đệm
8 Hít vào sâu và chậm qua miệng Nếu buồng đệm nổi tiếng còi, bạn đang hít vào quánhanh Bạn nên tránh tiếng còi
9 Ngưng thở trong 5 đến 10 giây
10 Thở ra chậm
11 Nếu bạn được chỉ định sử dụng nhiều hơn một nhát, hãy đợi khoảng 15 đến 30 giây (hoặc theo chỉ dẫn bởi toa thuốc trong hộp) trước khi nhận nhát thứ hai Sau đó lập lại các bước 4 đến 10
12 Đậy nắp lên đầu ngậm của bình xịt và buồng đệm sau khi bạn đã hoàn tất
13 Nếu bạn hít loại thuốc steroid, hãy súc miệng với nước cho kêu, ngữa mặt khò
nước và nhổ ra
Sử dụng bình xịt định liều không có buồng đệm