SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠNH ---oOo---NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHẢO SÁT CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG SAU MẮC COVID-19 CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠN
TỔNG QUAN Y VĂN
Tổng quan về hội chứng sau mắc COVID-19
Định nghĩa về hội chứng sau mắc COVID-19
COVID-19 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và các triệu chứng lâu dài ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày Theo tài liệu Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19 do Bộ Y tế ban hành, trong một số trường hợp, những triệu chứng này có thể tồn tại quá 12 tuần và nay đƣợc gọi là các tình trạng sau mắc COVID-19, đồng thời cũng đƣợc biết đến nhƣ COVID-19 kéo dài, hay hội chứng sau mắc COVID-19 [4]
Triệu chứng có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục từ đợt mắc COVID-19 cấp tính, hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu Triệu chứng cũng có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian
Giống nhƣ COVID-19 cấp tính, tình trạng COVID-19 kéo dài có thể liên quan đến nhiều cơ quan và có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống bao gồm, nhưng không giới hạn ở hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, và hệ thống cơ xương
Bảng 1: Một số định nghĩa khác về hội chứng sau mắc COVID-19 (tham khảo thêm) Nguồn Định nghĩa
WHO Tình trạng hậu COVID-19 (Post COVID-19 condition) đề cập đến nhóm các triệu chứng lâu dài thường xảy ra trong 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể giải thích bằng các chẩn đoán khác [30]
Wellcome Các triệu chứng tồn tại hơn 4 tuần sau khi có triệu chứng khởi phát
NICE Các dấu hiệu và triệu chứng tiến triển trong hoặc sau khi nhiễm
COVID-19, tiếp tục kéo dài hơn 12 tuần và không đƣợc giải thích bằng chẩn đoán khác [23]
Haute Ba tiêu chí: Có biểu hiện triệu chứng của hậu COVID-19; biểu hiện
Autorité de santé, France một hoặc nhiều triệu chứng ban đầu vào 4 tuần sau khi bắt đầu bệnh; và không có triệu chứng nào trong số này có thể đƣợc giải thích bằng một chẩn đoán khác [15]
CDC COVID-19 kéo dài: Trong khi hầu hết những người bị COVID-19 hồi phục và hồi phục sức khỏe bình thường, một số bệnh nhân có thể có các triệu chứng kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi hồi phục từ đợt bệnh cấp tính Ngay cả những người không nhập viện và bị bệnh nhẹ cũng có thể gặp các triệu chứng dai dẳng hoặc muộn [11]
Wikipedia Tình trạng đặc trƣng bởi di chứng lâu dài - vẫn tồn tại sau thời gian dƣỡng bệnh điển hình - của bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) [31]
Nature Hậu COVID-19 cấp tính là các triệu chứng dai dẳng và/hoặc các biến chứng chậm hoặc lâu dài của nhiễm SARS-CoV-2 sau 4 tuần kể từ khi bắt đầu có triệu chứng [22] Ảnh hưởng đa cơ quan sau khi mắc COVID-19
Hội chứng sau mắc COVID-19 xảy ra trên đa cơ quan, mà phổ biến nhất là cơ quan hô hấp, tim mạch và hệ tạo máu
Hệ hô hấp: người bệnh sau nhiễm COVID-19 thường biểu hiện ho, khó thở hay cảm giác hụt hơi, nặng nề hơn là phụ thuộc vào oxy, cụ thể nhƣ là khó khăn trong việc cai máy thở
Hệ tim mạch: độc tố virus và các phản ứng miễn dịch gây tổn thương cơ tim, màng ngoài tim, nên người bệnh thường biểu hiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, viêm cơ tim, hoặc gây rối loạn hệ thần kinh tự chủ và hệ RAAS (renin-angiotensin-aldosterone), biểu hiện rối loạn nhịp tim
Hệ tạo máu: tình trạng tăng viêm và tăng đông trong khi nhiễm COVID-19 cũng làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng huyết khối ở giai đoạn sau nhiễm COVID-19
Hệ tâm thần kinh: các độc tố của virus tác động lên thần kinh, huyết khối vi mạch, tình trạng viêm hệ thống là những cơ chế gây có ra bệnh lí thần kinh của COVID-19
Hệ thận-tiết niệu và hệ nội tiết: Tình trạng viêm và hệ miễn dịch gây tổn thương lên hệ nội tiết Một vài ca lâm sàng về nhiễm toan ceton, viêm giáp Hashimoto xảy ra vài tuần sau khi nhiễm COVID-19 đƣợc báo cáo Ngoài ra, tình trạng nằm bất động, sử dụng thuốc steroids, thiếu hụt vitamin D cũng có thể gây loãng xương [12]
Các triệu chứng cơ năng thường gặp sau mắc COVID-19
Các triệu chứng sau mắc COVID-19 thường gặp bao gồm các triệu chứng toàn thân nhƣ sốt, mệt mỏi, đau cơ khớp, nổi ban; triệu chứng về tim mạch hoặc hô hấp nhƣ khó thở, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh; các triệu chứng về tâm thần kinh nhƣ khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, thay đổi cảm xúc; tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người sau khi nhiễm COVID-19 [5]
Tái nhiễm SARS CoV2 và hậu COVID-19:
Theo QĐ 250/QĐ-BYT của Bộ Y tế về điều trị COVID-19, một người được cho là khỏi bệnh khi hoàn thành đủ thời gian cách ly theo quy định, có kết quả RT PCR với SARS-CoV-2 âm tính hoặc nồng độ virus thấp (CT ≥ 30, bất kì gen đặc hiệu nào) hoặc kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 âm tính
Nhiều bệnh nhân sau khi xuất viện hoặc đã đƣợc xác nhận khỏi bệnh vẫn còn những triệu chứng kéo dài, hoặc xuất hiện triệu chứng mới mà trong đợt nhiễm trước đó không có Câu hỏi đƣợc đặt ra là, liệu đây là hội chứng sau mắc COVID-19 kéo dài, hay là một đợt nhiễm mới?
Các nghiên cứu nước ngoài về di chứng của COVID-19, các yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng sau mắc COVID-19 và tác động của nó đến nhân viên y tế: 10 3 Tình hình các nghiên cứu ở Việt Nam
Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp do Coronavirus 2 (SARS-CoV-2) là nguyên nhân dẫn đến đại dịch COVID-19, gây ra một cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu và tăng gánh nặng lên hệ thống y tế Khi số lƣợng bệnh nhân hồi phục sau COVID-19 tăng lên, vấn đề cần đặt ra tiếp theo là giải quyết những hậu quả do dịch bệnh để lại, trong đó bao gồm việc nâng cao hiểu biết về các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài Hiện nay, COVID-19 đƣợc công nhận là một bệnh đa hệ thống với những biểu hiện lâm sàng ở nhiều cơ quan Tương tự hội chứng sau đợt nhiễm virus cấp, ngày càng có nhiều báo cáo về các triệu chứng dai dẳng kéo dài sau COVID-19 cấp
Theo một nghiên cứu quan sát đƣợc thực hiện trên 1,600 bệnh nhân tại các bệnh viện Hoa Kỳ bị COVID-19 cấp tính, vào thời điểm 60 ngày sau khi xuất viện, có 33% bệnh nhân báo cáo các triệu chứng dai dẳng, 19% báo cáo các triệu chứng mới hoặc trầm trọng hơn Trong đó, các triệu chứng phổ biến nhất đƣợc ghi nhận lại là: khó thở khi leo cầu thang (24%), khó thở /tức ngực (17%), ho (15%) và mất vị giác (13%) [13] Ở Vũ Hán, Trung Quốc, trong số 1733 bệnh nhân từng nhập viện với COVID-19 tham gia nghiên cứu, sau sáu tháng, có 74% bệnh nhân tiếp tục gặp một hoặc nhiều triệu chứng nhƣ: mệt mỏi hoặc yếu cơ (63%), khó thở (26%), khó ngủ (26%), lo lắng hoặc trầm cảm (23%) [17] Các kết quả tương tự cũng đã được rút ra trong nghiên cứu những người sống sót sau COVID-
19 đƣợc điều trị tại ICU sau một năm [16], cụ thể: mệt mỏi hoặc yếu cơ (20%), khó thở (30%), lo lắng (26%) Các phát hiện tương tự cũng được báo cáo từ các nghiên cứu ở Châu Âu Một trung tâm chăm sóc bệnh nhân cấp tính ngoại trú thành lập ở Ý [26] báo cáo các triệu chứng dai dẳng ở 87.4% trong tổng số 143 bệnh nhân xuất viện sau COVID-19 cấp
60 ngày tính từ lúc khởi phát Mệt mỏi (53.1%), khó thở (43.4%), đau cơ khớp (27.3%) và
11 đau ngực (21.7%) là những triệu chứng thường gặp nhất, với 55% bệnh nhân có trên 3 triệu chứng trở lên Sự giảm chất lƣợng cuộc sống, tính theo thang điểm EuroQol, đƣợc ghi nhận ở 44% bệnh nhân trong nghiên cứu Một nghiên cứu khác tập trung vào 150 bệnh nhân COVID-19 không nguy kịch ở Pháp cũng cho kết quả tương tự với 2 phần 3 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng kéo dài sau 60 ngày, 1 phần 3 cho biết họ cảm thấy tệ hơn so với giai đoạn đầu của bệnh [9]
Những nghiên cứu trên đã góp phần cung cấp bằng chứng ban đầu giúp xác định những người có nguy cơ cao mắc COVID-19 sau đợt cấp Nghiên cứu tiền cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dhaka [10] từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2020 trên 355 bệnh nhân trong vòng một tháng sau khi hồi phục về mặt lâm sàng (theo định nghĩa của WHO và guidline của Bangladesh) Kết quả, có 46% bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng hậu COVID-19, trong đó mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất chiếm 70% trường hợp Hội chứng hậu COVID-19 có liên quan đến giới tính nữ (RR: 1.2, 95% CI: 1.02-1.48, p= 0.03), những người cần thời gian dài để cải thiện lâm sàng (p94% và không thở nhanh (nhịp thở
- Mức độ nặng: có dấu hiệu viêm phổi, thở nhanh hoặc spO2≤94%
Sử dụng thuốc kháng virus
Người bệnh có sử dụng các loại thuốc kháng virus đã đƣợc BYT cấp phép lưu hành hoặc được phê
Tên biến số Phân loại biến số
Các giá trị biến số Định nghĩa biến số duyệt đề cương thử nghiệm lâm sàng (Remdesivir, Molnupiravir, Favipiravir)
Triệu chứng cơ năng sau mắc
2 Triệu chứng tim mạch: hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực, đau ngực, …
3 Triệu chứng hô hấp: ho, khó thở, hụt hơi, khò khè, …
4 Triệu chứng tâm thần kinh: lo âu, mất ngủ, trầm cảm, chóng mặt…
5 Triệu chứng không đặc hiệu khác: mệt mỏi, đau người, …
Triệu chứng cơ năng xuất hiện sau khi đã hồi phục từ đợt mắc COVID-19 cấp tính, hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu mà không giải thích đƣợc bằng nguyên nhân bệnh khác
Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng cơ năng sau mắc
3 Ảnh hưởng vừa phải (3-6 điểm)
4 Ảnh hưởng nhiều Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về mức độ cản trở của các triệu chứng sau mắc COVID-19 đến các sinh hoạt thường ngày theo thang điểm 10:
1-2, ảnh hưởng nhẹ (có, nhưng
Tên biến số Phân loại biến số
Các giá trị biến số Định nghĩa biến số trạng sức khỏe hiện tại
5 Ảnh hưởng rất nhiều (9-10 điểm) không đáng kể)
3-6, ảnh hưởng vừa phải (gây cản trở một số sinh hoạt hàng ngày)
7-8, ảnh hưởng nhiều (gây cản trở nhiều hoạt động hàng ngày, cần sự tƣ vấn và điều trị của bác sĩ chuyên gia)
9-10, ảnh hưởng rất nhiều (gây cản trở gần nhƣ mọi hoạt động, cần điều trị tích cực của bác sĩ chuyên gia)
(làm tròn 1 chữ số thập phân)
Bảng 3 Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành Châu Á của
Tổ chức Y tế Thế giới năm 2000
Phân loại IDI & WPRO BMI (kg/m2)
Đạo đức nghiên cứu
Việc tiến hành đề tài này không vi phạm y đức trong nghiên cứu khoa học
1/ Người tham gia nghiên cứu hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện sau khi được giải thích rõ ràng cả về mục đích nghiên cứu lẫn cách tiến hành nghiên cứu Tất cả đối tƣợng tham
20 gia nghiên cứu đều đƣợc tƣ vấn rõ về những thuận lợi và rủi ro khi tham gia nghiên cứu và đồng ý tiến hành nghiên cứu
Mọi thông tin cá nhân của người tham gia nghiên cứu đều được mã hóa và bảo mật, chỉ người nghiên cứu mới biết và chỉ sử dụng cho việc nghiên cứu
2/ Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang với một mục đích duy nhất là phục vụ cho khoa học.
Phương pháp xử lý số liệu
Kỹ thuật thu thập số liệu: Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi – trả lời qua nền tảng khảo sát trực tuyến Google form
Phương pháp xử lý số liệu:
- Thông kê các đặc điểm chung quần thể nghiên cứu
- Mô tả tỉ lệ các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 mà nhóm đối tƣợng nghiên cứu đã hoặc đang gặp
- Mô tả mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 đến tình trạng sức khỏe của nhóm đối tƣợng nghiên cứu
- Đánh giá mối liên quan (nếu có) giữa các đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu với sự hiện diện của các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19; với mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đó đến tình trạng sức khỏe
- Phần mềm xử lý số liệu: SPSS 20.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của nhân viên y tế tại Bệnh viện quận Bình Thạnh
Đồ thị 1 Phân bố độ tuổi nhân viên y tế mắc COVID-19
- Độ tuổi mắc COVID-19 của nhân viên y tế tại Bệnh viện quận Bình Thạnh nhiều nhất là 26 tuổi, ít nhất là nhóm tuổi (1999-2003) và nhóm tuổi (1964-1978)
22 Đồ thị 2 Phân bố theo giới tính của nhân viên y tế mắc COVID-19
-Tỉ lệ nhân viên y tế nữ nhiễm COVID-19 tại bệnh viện là 69.3%, trong khi đó tỉ lệ nhiễm ở nhân viên y tế nam là 30.7% Đồ thị 3 Phân bố theo ví trị công việc của nhân viên y tế mắc COVID-19
-Nhân viên y tế làm việc ở các khoa lâm sàng có tỉ lệ mắc COVID-19 (87.6%) cao gấp 4 lần so với những người làm việc ở khối hành chính (12.4%)
Khối lâm sàng Khối hành chánh
23 Đồ thị 4 Thống kê tỉ lệ nhân viên y tế mắc COVID-19 theo bệnh nền
-Chỉ có 14.6% nhân viên y tế mắc COVID-19 có kèm bệnh nền Số nhân viên y tế có bệnh nền ít hơn 5 lần so với số nhân viên y tế không có bệnh nền Đồ thị 5 Phân bố tỉ lệ bệnh nền nhân viên y tế mắc COVID-19
-Tỉ lệ phần trăm các bệnh nền nhân viên y tế hiện đang mắc xếp theo thứ tự từ cao đến thấp là tăng huyết áp (26.9%), bệnh lý về phổi (19.2%), đái tháo đường típ 2 (15.4%), viêm gan siêu vi B,C (11.5%), và các bệnh lý khác
Tăng huyết áp Đái tháo đường típ 2 Viêm gan siêu vi (B,C)
Bệnh lý phổi (hen, COPD)
Bệnh lý tâm thần kinh
Khác (viêm xoang, suy giáp,TVĐĐ, )
Bảng 4 Tỷ lệ mắc các triệu chứng cơ năng trong giai đoạn mắc COVID-19 của NVYT tại
Triệu chứng Tần số (n= 137) Tỷ lệ (%)
Không 18 13.1 Đồ thị 6 Phân bố các triệu chứng cơ năng trong giai đoạn mắc COVID-19 của nhân viên y tế
-Đồ thị trên cho thấy trong số các NVYT có triệu chứng khi mắc COVID-19 đƣợc khảo sát, trong đó triệu chứng về đường hô hấp chiếm tỉ lệ cao nhất (40.9%), triệu chứng tâm thần kinh chiếm 17.2%, triệu chứng tiêu hóa chiếm 4.9% và triệu chứng tim mạch chiếm 3.3% Các triệu chứng khác nhƣ sốt, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng cũng chiếm tỷ lệ cao (33.6%)
Các triệu chứng trong giai đoạn mắc COVID-19
Triệu chứng chung (sốt, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, )
Triệu chứng hô hấp (ho, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở,đau họng, )
Triệu chứng tim mạch (hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, )
Triệu chứng tâm thần kinh (mất ngủ, đau đầu, )
Triệu chứng tiêu hóa (đau bụng, nôn ói, tiêu lỏng, )
Bảng 5 Một số đặc điểm khác của nhân viên y tế mắc COVID-19 tại BV quận Bình
Thạnh ĐẶC ĐIỂM TẦN SỐ (n7) TỶ LỆ(%)
Không thừa cân-béo phì 100 73
Có thừa cân béo phì 37 27
Tái nhiễm với SARS-Cov-2
Tiền sử tiêm vaccine trước khi mắc COVID-19
Mũi cơ bản (hoặc không tiêm) 50 36.5
Có mũi tăng cường (mũi 3, mũi 4) 87 63.5 Độ nặng của bệnh
Sử dụng thuốc kháng virus
Thời gian có triệu chứng mắc COVID-19 cấp
Thời gian từ khi đƣợc chẩn đoán xác định COVID-19 đến khi có bằng chứng khỏi bệnh
Nhận xét: Bảng trên cho thấy:
-Có 27% nhân viên y tế mắc COVID-19 bị thừa cân-béo phì
-Trước khi mắc COVID-19, 63.5% nhân viên y tế đã được tiêm mũi tăng cường (mũi
-Tỉ lệ nhân viên y tế bị tái nhiễm với SARS-CoV-2 là 27.7%
-Về độ nặng của bệnh tại thời điểm chẩn đoán COVID-19, 92% nhân viên y tế đƣợc đánh giá mức độ nhẹ và 8% ở mức độ nặng
-Có 54.7% nhân viên y tế đƣợc sử dụng thuốc kháng virus
-Thời gian có triệu chứng mắc COVID-19 trên 5 ngày chiếm 39.42% số nhân viên y tế đƣợc khảo sát
-Tỉ lệ nhân viên y tế có thời gian từ khi chẩn đoán xác định COVID-19 đến khi có bằng chứng khỏi bệnh (bằng test nhanh hoặc PCR) trong vòng 7 ngày là 51.1% và kéo dài trên 7 ngày là 48.9%.
Các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 thường gặp của nhân viên y tế tại Bệnh viện quận Bình Thạnh
tế tại Bệnh viện quận Bình Thạnh
2.1 Tỉ lệ các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 thường gặp Đồ thị 7 Thống kê tỉ lệ nhân viên y tế có triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19
-Trong tổng số các NVYT được khảo sát, có 89% người có các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19
28 Đồ thị 8 Phân bố tỉ lệ các nhóm triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19
-Các triệu chứng cơ năng thường gặp bao gồm: triệu chứng tâm thần kinh (30.9%), triệu chứng hô hấp (28.9%), triệu chứng tim mạch (3.7%, trong đó đƣợc mô tả nhiều nhất là triệu chứng hồi hộp/đánh trống ngực, chiếm 14.3%)
-Các triệu chứng khác nhƣ ớn lạnh, rụng tóc, đau cơ, mệt mỏi, giảm thể lực, chiếm tỉ lệ cao nhất (36.5%) Đồ thị 9 Phân bố các triệu chứng cơ năng khác
-Có 50 người được khảo sát trả lời rằng vẫn cảm thấy mệt mỏi sau khi khỏi bệnh, chiếm tỉ lệ cao nhất (47.6%)
31% Triệu chứng không đặc hiệu
Triệu chứng tim mạch Triệu chứng hô hấp Triệu chứng tâm thần kinh
MỆT MỎI SỤT CÂN SUY GIẢM THỂ LỰC ĂN UỐNG KHÔNG NGON MIỆNG
MẤT VỊ GIÁC KÉO DÀI MẤT KHỨU GIÁC KÉO DÀI
RỤNG TÓC ĐỔ MỒ HÔI TRỘM ĐAU CƠ NÓNG BỪNG MẶT ỚN LẠNH
-Tiếp theo có 42.9% người bị rụng tóc, 28.6% có thể lực suy giảm, 27.6% đau mỏi cơ, 20% ăn uống không ngon miệng Đồ thị 10 Phân bố các triệu chứng cơ năng về hô hấp
-Về triệu chứng hô hấp: 39% người thường xuyên bị hụt hơi, 29.5% ho khan, 32.4% sổ mũi, 24.8% đau họng, 19% thở nhanh sau hoạt động thông thường, 12.5% người thỉnh thoảng có cảm giác đau ngực khi hít thở Đồ thị 11 Phân bố các triệu chứng cơ năng về tâm thần kinh
-Tỉ lệ nhân viên y tế giảm khả năng ghi nhớ, hay quên là 50.5%, xếp cao nhất
-Tỉ lệ các triệu chứng cơ năng về tâm thần kinh khác là: rối loạn giấc ngủ (30.5%), khó tập trung (26.7%), đau đầu (25.7%), chóng mặt (13.3%), dễ cáu gắt (16.2%)
THỞ NHANH SAU HOẠT ĐỘNG THÔNG THƯỜNG
HỤT HƠI (HƠI THỞ NGẮN, KHÔNG THỂ HÍT SÂU) ĐAU TỨC NGỰC KHI HÍT THỞ
SỔ MŨI ĐAU HỌNG CHẢY MÁU MŨI Ù TAI
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ KHÓ TẬP TRUNG GIẢM KHẢ NĂNG GHI NHỚ, HAY QUÊN
MẤT HỨNG THÚ TRONG CÔNG VIỆC ĐAU ĐẦU CHÓNG MẶT
DỄ CÁU GẮT GIẢM LIBIDO
Triệu chứng tâm thần kinh
2.2 Thời gian xuất hiện các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 Đồ thị 12 Phân bố về thời gian xuất hiện các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19
-Có 41% nhân viên y tế có triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 ngay khi xác định khỏi bệnh, 20% người xuất hiện các triệu chứng trong vòng 1 tháng kể từ khi khỏi bệnh, 29.5% xuất hiện sau 1-3 tháng và 9.5% xuất hiện sau 3 tháng
Ngay khi xác định khỏi bệnh
Từ 1-3 tháng khi khỏi bệnh
2.3 Thời gian kéo dài của các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 Đồ thị 13 Thời gian kéo dài của các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19
-Các triệu chứng sau mắc COVID-19 kéo dài trong khoảng 1 tháng (39%), từ 1-3 tháng (27.6%), hoặc có thể hơn 3 tháng (33.3%)
2.4 Ảnh hưởng của các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 đến sức khỏe nhân viên y tế [8] Đồ thị 14 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 đến tình trạng sức khỏe
-Theo đánh giá chủ quan dựa trên thang điểm 10 về tình trạng sức khỏe hiện tại so với trước khi nhiễm bệnh, 27.6% cho biết họ vẫn sinh hoạt bình thường; 54.3% cảm thấy
1-2, GIẢM NHẸ (CÓ NHƯNG KHÔNG ĐÁNG KỂ)
3-6, GIẢM TRUNG BÌNH (GÂY CẢN TRỞ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY)
7-8, GIẢM NHIỀU (GÂY CẢN TRỞ NHIỀU HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY)
9-10, GIẢM NGHIÊM TRỌNG (CẦN ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC CỦA BÁC SĨ, CHUYÊN GIA)
32 sức khỏe có suy giảm nhƣng không đáng kể; 18.1% cảm thấy hạn chế trong một số hoạt động thường ngày; chưa ghi nhận trường hợp tình trạng sức khỏe giảm nặng hoặc nghiêm trọng, cần hỗ trợ điều trị tích cực từ bác sĩ Đồ thị 15 Các biện pháp cải thiện tình trạng sức khỏe sau mắc COVID-19
-Các NVYT cải thiện tình trạng sức khỏe sau mắc COVID-19 mà không sử dụng bất kì phương pháp nào chiếm tỉ lệ cao nhất (61.9%); 11,4% tự mua thuốc điều trị; 18.1% có tham khảo ý kiến của các chuyên gia; 9.5% tham khảo kinh nghiệm qua sách báo; 1.9% điều trị theo phương pháp dân gian Các phương pháp khác như tập thể dục, yoga, vật lý trị liệu hô hấp chiếm 5%.
Mối liên quan giữa các triệu chứng cơ năng sau COVID-19 với các đặc điểm chung của nhân viên y tế tại Bệnh viện quận Bình Thạnh
điểm chung của nhân viên y tế tại Bệnh viện quận Bình Thạnh
Bảng 6 Liên quan giữa các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 với các đặc điểm chung của nhân viên y tế Đặc điểm Triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 P*
KHÔNG SỬ DỤNG BẤT KÌ PHƯƠNG PHÁP NÀO
TỰ MUA THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐIỀU TRỊ THEO PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN THAM KHẢO KINH NGHIỆM QUA SÁCH BÁO THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA TẬP THỂ DỤC (YOGA, VLTL HÔ HẤP, TẬP THỞ, )
Tiền sử tiêm vaccine trước khi mắc COVID-19
Chỉ tiêm mũi tiêu chuẩn 43(31.4%) 3(2.2%) 0.238
Mũi tăng cường (mũi 3, mũi 4) 79(57.7%) 12(8.8%) Độ nặng khi mắc COVID-19
Sử dụng thuốc kháng virus Không
Thời gian từ khi đƣợc chẩn đoán xác định COVID-19 đến khi có bằng chứng khỏi bệnh
-Độ tuổi trung bình là 31.79 ± 6.72 tuổi
-BMI trung bình của mẫu nghiên cứu là 22.07 ± 3.44
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 ở nam và nữ
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 ở khối lâm sàng với khối hành chánh
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 ở nhóm không thừa cân-béo phì và nhóm thừa cân-béo phì
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 ở nhóm NVYT có bệnh nền và nhóm không có bệnh nền
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 ở nhóm bị tái nhiễm và nhóm không bị tái nhiễm
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 ở nhóm đƣợc phân độ COVID nặng và nhóm đƣợc phân độ COVID nhẹ
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 ở nhóm có dùng thuốc kháng virus và nhóm không dùng thuốc
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 ở nhóm có thời gian mắc bệnh trong vòng 5 ngày và nhóm trên 5 ngày
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 ở nhóm có thời gian từ khi đƣợc chẩn đoán xác định COVID-19 đến khi có bằng chứng khỏi bệnh trong vòng 7 ngày và nhóm trên 7 ngày
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 ở nhóm NVYT có triệu chứng khi nhiễm và nhóm không có triệu chứng khi nhiễm
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 ở nhóm tiêm mũi tiêu chuẩn (hoặc không tiêm) và nhóm tiêm mũi vaccine tăng cường (mũi 3, mũi 4).
Mối liên quan giữa mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng cơ năng sau mắc covid-19 đến tình trạng sức khỏe với các đặc điểm chung của nhân viên y tế tại bệnh viện quận bình thạnh
tế tại Bệnh viện quận Bình Thạnh
Bảng 7 Liên quan giữa mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 đến tình trạng sức khỏe với các đặc điểm chung của nhân viên y tế Đặc điểm Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng cơ năng sau mắc
COVID-19 đến tình trạng sức khỏe
36 Ảnh hưởng(%) Không ảnh hưởng(%)
Tiền sử tiêm vaccine trước khi mắc COVID-19
Chỉ tiêm mũi tiêu chuẩn
10(9.5%) 56(53.3%) Độ nặng khi mắc COVID-19
Sử dụng thuốc kháng virus
Thời gian từ khi đƣợc chẩn đoán xác định COVID-19 đến khi có bằng chứng khỏi bệnh
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 có ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ ở nhóm không thừa cân-béo phì và nhóm thừa cân-béo phì
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 có ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ ở nhóm NVYT có bệnh nền và nhóm không có bệnh nền
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 có ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ ở nhóm bị tái nhiễm và nhóm không bị tái nhiễm
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 có ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ ở nhóm được phân độ COVID nặng và nhóm đƣợc phân độ COVID nhẹ
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 có ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ ở nhóm có dùng thuốc kháng virus và nhóm không dùng thuốc
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 có ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ ở nhóm tiêm mũi tiêu chuẩn (hoặc không tiêm) và nhóm tiêm mũi vaccine tăng cường (mũi 3, mũi 4)
-Tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 có ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ ở nữ cao hơn ở nam
-Tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 có ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ ở nhóm có thời gian mắc bệnh trong vòng 5 ngày thấp hơn nhóm trên 5 ngày
-Tỉ lệ có các triệu chứng sau mắc COVID-19 có ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ ở nhóm có thời gian từ khi đƣợc chẩn đoán xác định COVID-19 đến khi có bằng chứng khỏi bệnh trong vòng 7 ngày thấp hơn nhóm trên 7 ngày
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này đã khảo sát trên 137 NVYT tại Bệnh viện quận Bình Thạnh với tỉ lệ
NVYT nữ nhiễm COVID-19 là 69.3% cao hơn 52% trong nghiên cứu của Sabetian G., Moghadami M., Hashemizadeh Fard Haghighi L et al [28] Độ tuổi trung bình là 31.79 tuổi so với nghiên cứu của Sabetian G., Moghadami M., Hashemizadeh Fard Haghighi L et al là 35 tuổi.[28]
Có 14.6% NVYT có bệnh nền mắc COVID-19, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Kevin L Schwartz, Camille Achonu, Sarah A Buchan et al (26%) [20].Trong đó, theo thứ tự từ cao đến thấp là THA (26.9%), bệnh lý về phổi (19.2%), Đái tháo đường típ 2 (15.4%), Viêm gan siêu vi B,C (11.5%), và các bệnh lý khác
NVYT làm việc ở các khoa lâm sàng có tỉ lệ nhiễm COVID-19 (87.6%) Không có sự khác biệt về tỉ lệ giữa khối lâm sàng và khối hành chánh (p=0.908), nhƣng tỉ lệ mắc của NVYT khối lâm sàng rất cao và điều này phù hợp với các nghiên cứu ở Anh và Mỹ cho thấy các NVYT tại khoa lâm sàng có nguy cơ nhiễm COVID-19 tăng đáng kể so với cộng đồng, cao hơn 11.6 lần.[7]
Có rất nhiều triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn sau mắc COVID-19 và mỗi NVYT có thể có nhiều triệu chứng khác nhau Các triệu chứng lâm sàng sau mắc COVID-19 thường gặp nhất là mệt mỏi (47.5%), hụt hơi (39%), rụng tóc (42.9%), giảm ghi nhớ (50.5%), rối loạn giấc ngủ (30.5%) Kết quả này tương đương 3 trong 5 triệu chứng thường gặp của Lopez-Leon S, Wegman-Ostrosky T, Perelman C, et al gồm mệt (58%), hụt hơi (24%), rụng tóc (25%).[21] Các triệu chứng hậu COVID ở nhân viên y tế quận Bình Thạnh là đa dạng và khá tương đồng với hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam
Các triệu chứng sau mắc COVID-19 kéo dài trong khoảng 1 tháng (39%), từ 1-3 tháng (27.6%), hoặc có thể hơn 3 tháng (33.3%) Trong một tháng vừa qua, tính từ thời điểm thực hiện nghiên cứu, 46.7% NVYT vẫn còn triệu chứng sau mắc COVID-19 và kết quả này cũng phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu khác, thấp hơn 68% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài nhiều tháng sau khi nhiễm theo bộ Y tế Việt Nam, và thấp hơn nhiều so với 80% của Lopez-Leon S, Wegman- Ostrosky T, Perelman C, et al [21]
Theo đánh giá về tình trạng sức khỏe hiện tại so với trước khi nhiễm bệnh, 27.6% cho biết NVYT vẫn sinh hoạt bình thường; 54.3% cảm thấy sức khỏe có suy giảm nhưng không đáng kể; 18.1% cảm thấy hạn chế trong một số hoạt động thường ngày Kết quả của nghiên cứu trên NVYT tại bệnh viện Quận Bình Thạnh cho thấy tỉ lệ sinh hoạt động bình thường (27.6%) cao hơn so với nghiên cứu của Huang C, Huang L, Wang Y, Li X, Ren L,
Gu X, et al (25%), tỉ lệ cảm thấy sức khoẻ có suy giảm nhƣng không đáng kể cao hơn (54.3% so với 46%), tỉ lệ cảm thấy hạn chế trong một số hoạt động thường ngày thấp hơn (18.1% so với 29%) [18]
Không có mối liên quan giữa BMI, khoa/phòng, bệnh nền, tái nhiễm COVID-19, tiền sử tiêm vaccine, độ nặng khi mắc bệnh, sử dụng thuốc kháng virus với tỷ lệ NVYT có tình trạng sức khoẻ bị ảnh hưởng sau mắc COVID-19
Các yếu tố nguy cơ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ: nữ giới, thời gian mắc bệnh lớn hơn 5 ngày, thời gian từ khi đƣợc chẩn đoán xác định COVID-19 đến khi có bằng chứng khỏi bệnh lớn hơn 7 ngày
Qua kết quả khảo sát trên 137 nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Quận Bình Thạnh, chúng tôi rút ra kết luận nhƣ sau:
1 Tỉ lệ các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 thường gặp trên nhân viên y tế tại Bệnh viện Bình Thạnh năm 2022:
- Trong tổng số các NVYT được khảo sát, có 89% người có các triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19
- Các triệu chứng cơ năng thường gặp bao gồm: triệu chứng tâm thần kinh (30.9%), triệu chứng hô hấp (28.9%), triệu chứng tim mạch (3.7%) Các triệu chứng khác nhƣ ớn lạnh, rụng tóc, đau cơ, mệt mỏi, giảm thể lực,
- Về triệu chứng tâm thần kinh: Tỉ lệ nhân viên y tế giảm khả năng ghi nhớ, hay quên là 50.5%, xếp cao nhất Tỉ lệ các triệu chứng cơ năng về tâm thần kinh khác là: rối loạn giấc ngủ (30.5%), khó tập trung (26.7%), đau đầu (25.7%), chóng mặt (13.3%), dễ cáu gắt (16.2%)
- Về triệu chứng hô hấp: 39% người thường xuyên bị hụt hơi, 29.5% ho khan, 32.4% sổ mũi, 24.8% đau họng, 19% thở nhanh sau hoạt động thông thường, 12.5% người thỉnh thoảng có cảm giác đau ngực khi hít thở
-Về triệu chứng tim mạch, trong đó đƣợc mô tả nhiều nhất là triệu chứng hồi hộp/đánh trống ngực, chiếm 14.3%
- Các triệu chứng khác: cảm thấy mệt mỏi, chiếm tỉ lệ cao nhất (47.6%), tiếp theo có 42.9% người bị rụng tóc, 28.6% có thể lực suy giảm, 27.6% đau mỏi cơ, 20% ăn uống không ngon miệng
- Có 41% nhân viên y tế có triệu chứng cơ năng sau mắc COVID-19 ngay khi xác định khỏi bệnh, 20% người xuất hiện các triệu chứng trong vòng 1 tháng kể từ khi khỏi bệnh, 29.5% xuất hiện sau 1-3 tháng và 9.5% xuất hiện sau 3 tháng Các triệu chứng sau mắc COVID-19 kéo dài trong khoảng 1 tháng (39%), từ 1-3 tháng (27.6%), hoặc có thể hơn 3 tháng (33.3%)
- Theo đánh giá chủ quan dựa trên thang điểm 10 về tình trạng sức khỏe hiện tại so với trước khi nhiễm bệnh, 27.6% cho biết họ vẫn sinh hoạt bình thường; 54.3% cảm thấy sức khỏe có suy giảm nhƣng không đáng kể; 18.1% cảm thấy hạn chế trong một số hoạt động thường ngày; chưa ghi nhận trường hợp tình trạng sức khỏe giảm nặng hoặc nghiêm trọng, cần hỗ trợ điều trị tích cực từ bác sĩ
KIẾN NGHỊ
Tỉ lệ nhân viên y tế mắc COVID-19 tại bệnh viện quận Bình Thạnh khá cao, cùng với đó là tỉ lệ nhân viên y tế có các triệu chứng sau mắc COVID-19 cũng ở mức cao Điều này cho thấy bệnh viện cần có chiến lƣợc chăm sóc sức khỏe cho nhân viên y tế sau đợt dịch bệnh cao điểm Cụ thể là đƣa vào kế hoạch chăm sóc sức khỏe định kì của nhân viên y tế, dự kiến nguồn nhân lực để thay thế trong thời gian nhân viên y tế cách ly điều trị Đồng thời có sự chuẩn bị sẵn sàng, kịp thời cho những đợt dịch bệnh sắp tới (nếu có), chú ý quan tâm hơn đến những đối tƣợng nhân viên y tế là nữ giới, có bệnh lý nền
Nâng cao hơn nữa kiến thức phòng chống dịch bệnh của nhân viên y tế, tăng cường vận động truyền thông ở các khoa/phòng, đặc biệt là ở các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, là những nơi trực tiếp tiếp xúc với người bệnh và dịch phẩm của người bệnh
Các nhân viên y tế chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề chẩn đoán và theo dõi điều trị của bản thân, cũng như các vấn đề xuất hiện sau đợt bệnh cấp tính và ảnh hưởng của chúng đến tình trạng sức khỏe hiện tại Cần sự phối hợp của các khoa/phòng, trong đó đóng vai trò chính là khoa Y học cổ truyền, để tổ chức các lớp Vật lí trị liệu - Phục hồi chức năng theo tình trạng sức khỏe và mô hình bệnh tật của nhân viên y tế bệnh viện
Quy mô nghiên cứu khá nhỏ, chƣa thể đánh giá đƣợc hết các triệu chứng trong hội chứng sau mắc COVID-19 cả về mặt lâm sàng và cận lâm sàng Cần phát triển thêm nhiều nghiên cứu khác sâu hơn để có đƣợc một cái nhìn bao quát hơn, cụ thể hơn về hội chứng sau mắc COVID-19 Từ đó mới có thể đƣa ra những chiến lƣợc, kế hoạch chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện cho nhân viên y tế