TỔNG QUAN
Tổ chức và hoạt động của y tế xã/phường/thị trấn
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của y tế xã, phường, thị trấn
Mạng lưới y tế cơ sở ở nước ta được hình thành ở niềm Bắc từ sau cách mạng Tháng 8 năm 1945 Do đất nước chia cắt hai miền, nên ở miền Nam y tế cơ sở mới được hình thành từ sau ngày giải phóng, năm 1975 Trước thời kỳ đổi mới, y tế cơ sở nước ta đã trải qua một thời kỳ suy thoái do hệ thống hợp tác xã nông nghiệp tan rã, Uỷ ban nhân dân xã không còn nguồn thu để cấp kinh phí cho các dịch vụ xã hội trong đó có y tế Để giải quyết tình trạng xuống cấp của nhiều trạm y tế xã, năm 1987 Nhà nước đã quyết định cấp lương cho một số cán bộ y tế xã từ ngân sách của tỉnh Tuy nhiên, đến đầu thập kỷ 90 mới chỉ có một phần ba trạm y tế xã có cán bộ được hưởng lương theo quyết định này Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 58/QĐ-TTg ngày 3/2/1994, xác định: Cán bộ y tế xã là cán bộ Nhà nước và phân bổ ngân sách để trả lương từ ngân sách của tỉnh.
Ngày 22/01/2002, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, Chỉ thị đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến việc củng cố mạng lưới y tế cơ sở, với mục tiêu: “Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội” Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy Đảng phải nhận thức đầy đủ về vai trò của y tế cơ sở, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Chính quyền, các ngành, các đoàn thể quan tâm xây dựng và củng cố mạng lưới y tế cơ sở, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động,nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, tăng cường cán bộ và trang bị kỹ thuật cho mạng lưới y tế cơ sở Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ người dân tộc của địa phương Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm y tế, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y dược cổ truyền Có chính sách đãi ngộ thích hợp để khuyến khích cán bộ y tế làm việc tại trạm y tế xã, phường, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa [1].
Chỉ thị 06 cũng nhấn mạnh: “Ưu tiên chăm sóc sức khỏe nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt đối với nhân dân các dân tộc thiểu số”
[1] Để cụ thể hóa mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 về việc ban hành "Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001–2010” Đây là tiêu chuẩn và chỉ tiêu để các cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm chỉ đạo, đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới trạm y tế xã và cán bộ trạm y tế xã, phường, thị trấn phấn đấu thực hiện [5].
Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2006 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới cũng đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Đổi mới toàn diện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” Nghị quyết 46 đã xác định ưu tiên vào việc đầu tư cho đào tạo cán bộ, đây là bước bứt phá để nâng cấp các cơ sở y tế: “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ” Để cụ thể hóa Nghị quyết 46, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, trong đó có nội dung: Xây dựng đề án đào tạo bác sỹ cử tuyển cho con em đồng bào dân tộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Trung Bộ và miền núi phía Bắc; Xây dựng đề án chế độ chính sách thu hút cán bộ y tế về vùng sâu, vùng xa; Xây dựng đề án đầu tư, cải tạo và nâng cấp trạm y tế xã/phường/thị trấn; Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản của toàn dân, đặc biệt là người nghèo Phấn đấu: “ Đến năm
2010, 100% xã, phường có trạm y tế kiên cố phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn Bảo đảm 80% số xã có bác sỹ, trong đó 100% các xã ở đồng bằng và 60% các xã miền núi có bác sỹ Phấn đấu đến hết năm 2010 có 75% số xã trong cả nước đạt chuẩn quốc gia về y tế xã” [22].
Năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 về việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngành y tế; Thực hiện Quyết định số 49 và Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 23/01/2006 của UBND tỉnh Yên Bái về việc tổ chức lại trung tâm y tế huyện thành 3 đơn vị: Phòng y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Bệnh viện đa khoa Các Trạm y tế được chuyển cho Phòng y tế quản lý, trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện [50], [51].
Sau 2 năm thực hiện Nghị định, năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế; UBND tỉnh Yên Bái ra Quyết định số 1172/QĐ-UBND ngày 21/7/2008 về việc đổi tên Trung tâm y tế dự phòng huyện thành Trung tâm y tế huyện, chuyển trạm y tế xã từ Phòng y tế sang cho Trung tâm y tế quản lý
[52] Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cán bộ y tế cơ sở.
Năm 2008, Uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em giải thể, lĩnh vực dân số
- kế hoạch hóa gia đình được bàn giao về ngành y tế, trạm y tế xã có thêm một nhiệm vụ và một cán bộ chuyên trách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Những thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy ban đầu đã có những ảnh hưởng đến sự phối kết hợp trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu giữa tuyến huyện và xã.
Mặc dù liên tục có sự thay đổi, nhưng bằng nhiều biện pháp nỗ lực, ngành y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở đã khắc phục mọi khó khăn, duy trì hoạt động ổn định, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu.
1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của y tế xã, phường, thị trấn
Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ: “Mạng lưới y tế cơ sở (gồm y tế thôn bản, xã, phường, thị trấn, quận huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, đảm bảo cho mọi người được chăm sóc sức khỏe cơ bản, với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Chỉ thị cũng đã chỉ rõ: “Y tế cơ sở nằm trong hệ thống y tế nhà nước, là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với người dân, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe, phát hiện sớm và phòng dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và đỡ đẻ thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, tăng cường sức khỏe”
Với hơn 11.012 trạm y tế trong toàn quốc, công tác CSSKBĐ sẽ được bao phủ hầu hết dân cư [14] Có thể nói tình trạng sức khỏe của người dân tốt hay xấu phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của tuyến y tế cơ sở, bởi y tế tuyến trên chỉ đón nhận một tỷ lệ nhỏ những người bệnh nặng, vượt quá khả năng giải quyết của tuyến y tế cơ sở, cũng như đảm nhận một phần nhỏ công tác dự phòng [12].
Trạm y tế xã là đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực thuộc trung tâm y tế huyện, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1 Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện (khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.
2 Phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp địa phương về các biện pháp vệ sinh phòng chống bệnh, phòng chống dịch, giữ vệ sinh nơi công cộng, tuyên truyền ý thức về bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng cán bộ y tế xã, phường 15 1.3 Thực trạng nguồn lực của y tế xã, phường, thị trấn của tỉnh Yên Bái và
Thực hiện Thông tư số 11/TTLT/BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, trạm y tế được giao về Phòng Y tế huyện quản lý Sau hai năm thực hiện mô hình này đã cho thấy những bất hợp lý và khó khăn trong chỉ đạo hoạt động của tuyến y tế cơ sở Năm 2008, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ra Thông tư số 03/TTLT/BYT- BNV, trạm y tế lại được bàn giao về cho Trung tâm y tế huyện quản lý Việc liên tục thay đổi mô hình tổ chức, chuyển đổi cơ chế quản lý cán bộ y tế cơ sở đã gây ảnh hưởng không tốt đến số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ, nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn vững đã chuyển sang tham gia công tác quản lý, sự bố trí không phù hợp, thiếu đồng bộ dẫn đến cán bộ chuyên môn thiếu và yếu, nhiều cán bộ y tế cơ sở không yên tâm công tác.
Hiện nay, số lượng cán bộ của trạm y tế xã vùng thấp đã đáp ứng tương đối đủ, nhưng ở vùng cao còn thiếu về số lượng và còn bất hợp lý về cơ cấu do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, nguồn tuyển khó khăn, nhất là đối với cán bộ là người dân tộc, người địa phương (Về cơ cấu cán bộ còn thiếu một số chức danh như cán bộ dược, y sỹ, cán bộ dân số, điều dưỡng).
Sau khi ngành Dân số - Gia đình & Trẻ em giải thể, thực hiện Thông tư số 05/TT-BYT về chức năng nhiệm vụ của Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh/huyện, trạm y tế xã đảm nhiệm thêm công tác dân số nhưng lại chưa được bổ sung chức năng nhiệm vụ, chưa có quy định biên chế cán bộ chuyên trách dân số vào là viên chức của trạm y tế.
Sự thay đổi của hệ thống dân số cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ: Quá trình giải thể tổ chức cũ, thành lập tổ chức mới diễn ra chậm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các hoạt động ở cơ sở Bằng nhiều nỗ lực của ngành Y tế, đến nay, tổ chức bộ máy dân số ở các cấp đã bước đầu được kiện toàn,nhưng chưa hoàn thiện, thiếu cán bộ và quá tải công việc ở cả cấp tỉnh và huyện Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa được đào tạo nghiệp vụ DS - KHHGĐ, chưa đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, cấp xã chỉ có gần 15 % cán bộ đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nhiều cán bộ không yên tâm công tác đã xin chuyển sang ngành khác, dẫn đến tình trạng thiếu về số lượng, yếu về chất lượng ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) Từ khi giải thể Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em đến 6 tháng đầu năm 2008, việc tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở cấp xã/phường về công tác dân số không được làm thường xuyên, liên tục cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số hầu như không hoạt động, thì đến nay đã dần đi vào ổn định và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn do số cán bộ dân số cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn trình độ theo quy định theo Thông tư 05 của Bộ Y tế (59,5% chưa qua đào tạo chuyên môn gì) [45], [18].
Theo báo cáo của Sở Y tế Thái Bình hiện tại chỉ có khoảng 20% số cộng tác viên dân số đáp ứng đủ tiêu chuẩn có trình độ trung cấp trở lên và 80% số cán bộ dân số còn lại sẽ không được tiếp tục tham gia công tác, trong khi phần lớn những cán bộ này có thời gian lâu dài gắn bó với công tác dân số, có kinh nghiệm và kỹ năng truyền thông tại cộng đồng.
Theo GS.TS Trương Việt Dũng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo -
Bộ Y tế: “Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng nhu cầu nhân lực y tế:
Nguồn đào tạo có giới hạn, dân số mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người, hệ thống y tế tư nhân đang phát triển nhanh, thêm nữa hiện nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, tình trạng mất cân đối về phân bổ nhân lực… Nhiều lĩnh vực đã và sẽ thiếu cán bộ trầm trọng hơn” [56], [11]. Đối với các trạm y tế xã vùng cao, khu vực đặc biệt khó khăn thì việc thiếu cán bộ theo cơ cấu thường xuyên sảy ra bởi hai lý do:
Một là: Thiếu nguồn tuyển tại chỗ.
Hai là: Trong khi cán bộ biên chế của trạm được cử đi học thì trạm y tế không có nguồn kinh phí để tuyển dụng hợp đồng lao động theo cơ cấu Sau khi học xong, các bác sỹ có xu hướng xin chuyển công tác lên bệnh viện tuyến trên hoặc ra làm bệnh viện ngoài công lập, người địa phương được cử đi học không trở về công tác [40], [41], [42].
Ngày 12/6/2008, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo trực tuyến Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo nguồn nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội. Kết quả cho thấy, nhu cầu tăng cường nguồn nhân lực y tế là rất lớn, một trong những khó khăn còn đang tồn tại hiện nay trong ngành y tế là sự thiếu hụt ngày càng trầm trọng đội ngũ cán bộ y tế tuyến xã/phường, đặc biệt là thiếu bác sỹ, trong khi khả năng đáp ứng lại rất hạn chế Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt này như: Mức lương không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, trong khi giá cả lạm phát, điều kiện sống và làm việc ở tuyến y tế cơ sở khó khăn, nếu gắn bó lâu dài thì con cái cán bộ y tế không có điều kiện tốt để học hành, sự quan tâm của các cấp Chính quyền địa phương đôi khi chưa đúng mức, các chế độ ưu đãi không được giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời, không động viên được cán bộ để họ yên tâm công tác lâu dài. Trong khi đó, cơ sở vật chất của các tuyến y tế cơ sở đa phần là nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu nên không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh hiện nay của nhiều người dân Thực tế trên dẫn đến hiện tượng cán bộ xã phường chỉ có thể dừng lại ở mức điều trị bệnh những trường hợp “bệnh làng nhàng”, không thể nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ Chính vì vậy, sinh viên y khoa mới tốt nghiệp từ chối nhận công tác ở tuyến dưới Vì những lý do này nên tình trạng quá tải ở tuyến y tế trung ương đã lên đến 110% [14].
Việc bổ sung một biên chế làm dân số ở trạm y tế xã sẽ do cấp huyện bố trí dần, tuy nhiên trong khi chưa có biên chế cán bộ thì trạm y tế phải sử dụng bộ máy của mình để thực hiện công tác dân số trên địa bàn, trưởng trạm y tế là người tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch xã về lĩnh vực dân số [14]. Công việc quá tải, trong khi mức lương không tăng thêm, điều này đã ảnh hưởng không tốt đến tâm lý cán bộ tế cơ sở.
1.3 Thực trạng nguồn lực của y tế xã, phường, thị trấn của tỉnh Yên Bái và quan điểm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, ngành Y tế tỉnh Yên Bái
Tại thời điểm năm 2006, Yên Bái đã có 178 trạm y tế xã, phường, thị trấn trong đó có 70 trạm y tế thuộc xã vùng cao, 108 trạm y tế thuộc các xã vùng thấp Trung bình đạt 5,2 CBYT/trạm (Tỷ lệ cán bộ y tế xã vùng cao đạt 4,3 CBYT/trạm, vùng thấp đạt 5,3 CBYT/trạm ) [36], [38], [39].
Thực hiện Chỉ thị số 06/2002/CT-TW ngày 22/1/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, Tỉnh uỷ Yên Bái đã xây dựng Kế hoạch số 30/KH/TU ngày 30/7/2002 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị 06, nội dung củng cố mạng lưới y tế cơ sở giai đoạn 2006 -
2010 được cụ thể hóa với những mục tiêu sau:
+ 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động và được đào tạo từ 3 tháng trở lên.
+ 50% xã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế vào 2005 và 80% xã đạt Chuẩn Quốc gia y tế vào năm 2008.
+100% số trạm y tế được xây dựng nâng cấp vững chắc, được trang bị các thiết bị phù hợp để phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại cơ sở.
+Mỗi trạm có từ 5 - 6 cán bộ hoạt động: 60% số xã có bác sỹ vào năm
2005 và 80% số xã có bác sỹ vào năm 2010; 100% số xã có NHS/YSN vào năm 2005; 50% số xã có cán bộ dược vào năm 2005 và 100% số xã có cán bộ dược vào năm 2010.
+ Phấn đấu 60 - 70% số cán bộ y tế xã vùng cao là người của địa phương [37].
Ngày 4/12/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã phê duyệt Quyết định số 2260/QĐ-UB về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010, 2015 và tầm nhìn 2020 Đối với giai đoạn 2011 - 2015, Quy hoạch đã chỉ rõ: “Củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, phát triển nhân lực y tế, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế thiết yếu; 100 % xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố bảo đảm theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định” [54].
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Thời gian: Từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2011
+ Địa điểm: tại tỉnh Yên Bái
Một số đặc điểm tình hình của tỉnh Yên Bái a) Địa lý, hành chính:
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La Là một tỉnh miền núi nghèo, cơ sở hạ tầng chậm phát triển, diện tích tự nhiên: 6.882,9km 2 Toàn tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện, với 180 xã/phường/thị trấn Trong đó có 70 xã và 02 thị trấn vùng cao, 85 xã đặc biệt khó khăn. b) Dân số:
Dân số năm 2009 là 733.383 người, mật độ dân số phân bố dân cư không đồng đều, tập chung đông ở thành phố, thị xã là 1.300 - 1.600 người/km 2 , ở 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Căng Chải dân cư thưa thớt khoảng 30 người/ km 2 Có gần 30 dân tộc sinh sống, người Kinh (54,08%),
Tày (17,27%), Dao (9,08%), Mông (7,89%), Thái (6,01 %) và các dân tộc khác (4,97%) trong đó có khoảng 6% là theo đạo Thiên chúa, Phật giáo, Tin lành. c) Kinh tế - Xã hội
Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp và thủy sản 34,02%, công nghiệp xây dựng: 33,13%, thương nghiệp và dịch vụ: 32,85% Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2001 - 2005 là 9,52%, giai đoạn 2006 - 2010 bình quân: 12,89 %. Trên 80% dân số sống bằng nghề nông, thu nhập bình quân đầu người năm 2005: 4,2 triệu năm 2009: 9,2 triệu đồng/người/ năm Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh năm 2005 (theo tiêu chí mới) là 34,71% năm 2009: 15,74 %.
Giao thông đi lại khó khăn đặc biệt là vùng cao, thu ngân sách đạt ở mức thấp, do đó mức đầu tư cho các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng được 60 - 70% nhu cầu cần thiết.
Các chỉ tiêu văn hóa xã hội hàng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch:
Tạo việc làm mới cho 17.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động
500 lao động có thời hạn, lao động qua đào tạo 33%.
Sự nghiệp Giáo dục ngày càng phát triển, năm 2009-2010 toàn tỉnh có
382 trường phổ thông, trong đó nhà nước 377, bán công 2, dân lập 1, tư thục 2; có 4.889 lớp Số học sinh phổ thông 133.375, số học sinh/10.000 dân là: 1792,9, bình quân 5 người dân có một người đi học phổ thông Mẫu giáo có 1.131 lớp trong đó dân lập 50 lớp, số trẻ mẫu giáo là 31.481.
- Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa: có 92% xã, phường có làng bản văn hóa, trong đó có 40 % số làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa.
-Phong trào rèn luyện thể dục thể thao ở cơ sở phát triển.
-Đài phát thanh truyền hình thực hiện tốt công tác tuyên truyền 180 xã đã phủ sóng phát thanh và truyền hình, 176 đài truyền thanh cơ sở Sự phát triển của các ngành trong khối văn hóa - xã hội cũng đã phối hợp cùng với ngành y tế đáp ứng được cơ bản các nhu cầu như truyền thông, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng làng văn hóa sức khỏe, rèn luyện và nâng cao thể chất. Từng bước xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao ngày một tốt hơn.
Giai đoạn 2001 - 2010 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hình thành phát triển một số khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khu thương mại dịch vụ, trong quá trình hình thành và phát triển do hệ thống xử lý chất thải, nước thải chưa đồng bộ, một số khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm nặng Việc cung cấp nước sạch, xử lý phân nước rác nông thôn, đô thị còn nhiều hạn chế gây nên ô nhiễm môi trường Các lĩnh vực: vệ sinh an toàn trong lao động, an toàn thực phẩm, xử lý chất thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khai thác nông lâm sản và rác thải y tế chưa được xử lý tốt dẫn đến ô nhiễm môi trường. d) Cán bộ y tế và hoạt động y tế giai đoạn 2001 - 2010:
Công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh thường xuyên được duy trì và nâng cao chất lượng, mạng lưới y tế toàn tỉnh được củng cố và hoàn thiện Tổ chức bộ máy trong 10 năm đã 3 lần được điều chỉnh bổ sung theo các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của liên Bộ Đến nay đã kiện toàn ổn định về tổ chức, đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả Mạng lưới y tế được củng cố đặc biệt là tuyến y tế cơ sở ngày càng phát triển đến cuối năm 2010:
100 % số xã có trạm y tế, bình quân mỗi trạm có 5,37 cán bộ Có 78,3 % xã đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng 56,6 % so với năm 2005; 50,2 % số xã có bác sỹ tăng22,2 % so với năm 2001, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, 82,2% thôn bản có nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) hoạt động. Đội ngũ cán bộ được bổ sung về số lượng, trình độ cán bộ cũng được nâng cao, đã có cán bộ trình độ tiến sỹ y khoa; thạc sỹ y, thạc sỹ dược; bác sỹ và dược sỹ chuyên khoa I Năm 2010 bình quân có 6,81 bác sỹ/10.000 dân tăng 1,61 cán bộ so với năm 2001; có 0,6 dược sỹ đại học/10.000 dân tăng 0,26 so với năm 2001.
Hệ thống y tế dự phòng được củng cố và đã làm tốt công tác giám sát dịch bệnh, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vac xin hàng năm đạt trên 98%, thanh toán được bại liệt trẻ em và loại trừ uốn ván sơ sinh.
Cơ sở kỹ thuật của Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh cũng được nâng cấp, triển khai được phòng xét nghiệm sinh học phân tử, xét nghiệm được vi rút cúm gia cầm H5N1, xét nghiệm HIV được Bộ Y tế cho phép đủ điều kiện công bố kết quả HIV(+).
Hệ thống khám chữa bệnh được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã có 35 dự án được phê duyệt đầu tư, nhiều hạng mục công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng phá huy hiệu quả Nhiều kỹ thuật được nâng cao như: chụp x quang cắt lớp, mổ nội soi, phẫu thuật sọ não giải quyết được nhiều ca bệnh hiểm nghèo cứu sống người bệnh Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân năm 2010 là 33,35 giường, trong đó giường quốc lập là 20,14.
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa đa dạng hóa các hình thức cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh, xã hội hóa về y học cổ truyền Triển khai xây dựng các xã đạt chuẩn về y học cổ truyền.
Bảo đảm đáp ứng nhu cầu thuốc, thiết bị cơ bản cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh, khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng hưởng chính sách.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng.
* Cỡ mẫu định lượng: Điều tra toàn bộ trưởng trạm và cán bộ y tế của
180 xã phường, thị trấn của tỉnh Yên Bái.
- Phỏng vấn lãnh đạo Sở Y tế, Phòng Tổ chức Cán bộ, và Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế.
- Thảo luận nhóm: thu thập thông tin từ đại diện lãnh đạo của 9 trung tâm y tế huyện/thành phố/thị xã.
* Phân tích số liệu từ các báo cáo về tình hình nhân lực y tế của các trạm y tế xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
*Nhân lực y tế tại xã, phường thị trấn:
- Số lượng cán bộ trạm y tế
-Phân bố cán bộ TYT theo tuổi, giới
-Phân bố cán bộ TYT theo trình độ chuyên môn,
-Phân bố cán bộ TYT theo trình độ học vấn,
-Số cán bộ trung bình/trạm
-Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ, y sỹ sản nhi, hộ sinh
* Nhóm chỉ số chung về đối tượng nghiên cứu:
Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu:
-Chưa hết tiểu học: Là những người chưa học hết lớp 4/10 hoặc 5/12
-Tiểu học: Là những người đã tốt nghiệp lớp 4/10 hoặc 5/12.
-Trung học cơ sở: Là những người đã tốt nghiệp lớp 7/10 hoặc 9/12.
-Trung học phổ thông : là những người đã tốt nghiệp 10/10 hoặc 12/12.
Bác sỹ, y sỹ đa khoa, y sỹ sản nhi, y sỹ Y học cổ truyền, y sỹ vệ sinh phòng dịch, hộ sinh trung cấp, dược sỹ trung cấp, kỹ thuật viên y, điều dưỡng trung cấp, điều dưỡng sơ cấp, dược tá, cán bộ dân số-kế hoạch hóa gia đình.
Theo chuẩn Quốc gia về y tế xã:
Tỷ lệ bác sỹ làm việc tại tại trạm y tế: Đối với xã vùng cao miền núi là 60%, xã vùng thấp là 80%.
Tỷ lệ y sỹ y học cổ truyền: 100% trạm y tế có cán bộ y học cổ truyền (Kể cả số cán bộ được bồi dưỡng, bổ túc kiến thức về y học cổ truyền).
Tỷ lệ y sỹ sản nhi, hộ sinh trung cấp: 100% trạm y tế có hộ sinh/y sỹ sản nhi.
Tỷ lệ cán bộ dược: 100% trạm y tế có dược sỹ trung cấp.
100% trạm y tế có cán bộ dân số-kế hoạch hóa gia đình.
* Các chỉ số liên quan đến số lượng, chất lượng cán bộ y tế
Về chế độ chính sách được hưởng theo quy định của Nhà nước:
Tiền lương theo ngạch bậc viên chức ngành y tế Phụ cấp: thường trực, ưu đãi nghề
Phụ cấp thu hút cán bộ y tế xã vùng cao miền núi đặc biệt khó khăn
Về chế độ đãi ngộ:
-Số bác sỹ được bổ nhiệm làm quản lý tại trạm y tế
-Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế.
-Thời giờ làm việc của bác sỹ công tác tại trạm
2.3.4 Kỹ thuật thu thập thông tin
- Phỏng vấn cán bộ y tế xã, phường, thị trấn bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn:
+ Phiếu thu thập thông tin từ các trưởng trạm y tế: tiến hành khảo sát thực trạng về tổ chức, nhân lực và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ y tế đang làm việc tại trạm y tế.
+ Phiếu thu thập thông tin từ tất cả các cán bộ của trạm y tế: tiến hành khảo sát thực trạng về tổ chức, nhân lực và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ y tế đang làm việc tại trạm y tế.
-Thảo luận nhóm với lãnh đạo Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố: Mục đích là thu thập thông tin về thực trạng tổ chức, nhân lực, chế độ chính sách và cơ chế quản lý đối với cán bộ trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế,Phòng Tổ chức Cán bộ Sở Y tế để thu thập thông tin về thực trạng tổ chức,nhân lực và chế độ chính sách đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn; những tồn tại, vướng mắc cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Kỹ thuật xử lý số liệu
Số liệu thu thập được, được làm sạch, nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm EPI-INFO 6.04 và các thuật toán thống kê.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu này được sự đồng ý của Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên và lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Yên Bái.
- Bảng hỏi mọi thông tin từ cán bộ y tế được thiết kế để đánh dấu,phiếu không cần điền tên người trả lời Đối tượng nghiên cứu được biết rõ về mục đích, yêu cầu và lợi ích của nghiên cứu, được quyền từ chối tham gia.
- Các chỉ số thu được trong nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ các mục đích khác.
Những hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục
Hạn chế: Đối tượng nghiên cứu không thật sự hợp tác thì thông tin có thể không chính xác.
- Bộ câu hỏi sẽ được thử nghiệm, chỉnh sửa lại trước khi tiến hành điều tra.
- Hướng dẫn cho điều tra viên để họ thu thập số liệu khách quan và chính xác nhất Giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã, phường ở Yên Bái 32 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế xã 49
Toàn tỉnh Yên Bái có 994 cán bộ y tế trong danh sách chịu sự quản lý của các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và 180 cán bộ DS - KHHGĐ chịu sự quản lý của Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Tại thời điểm điều tra có
93 cán bộ đi học: Đại học y, dược trung cấp, điều dưỡng trung cấp và y sỹ.
Bảng 3.1 Phân bố cán bộ y tế, cán bộ dân số xã theo đơn vị hành chính
Huyện/TX/TP Tổng số
CB y tế CB dân số
Số lƣợng cán bộ y tế trung bình/ trạm: 994/180 = 5,5
- Số lượng cán bộ y tế hiện có toàn tỉnh đạt 100% so với biên chế được giao hàng năm (trung bình 5,5 CBYT/trạm), nhưng vẫn thiếu so với quy định tại Thông tư số 08/2007 của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (6 cán bộ/trạm)
- Số lượng cán bộ CBDS - KHHGĐ ở các huyện/thị xã/thành phố đạt 100%, (01 CBDS - KHHGĐ/trạm).
Bảng 3.2 Số lƣợng cán bộ y tế xã hiện có so với Thông tƣ 08
Quy Thừa/thiếu so định so Biên chế đƣợc
Huyện/TX/TP với giao và đã tuyển số Thông trạm n % n % tƣ 08
Nhận xét: Ở các đơn vị, số cán bộ y tế theo biên chế được giao đã tuyển đủ, tuy nhiên mới đạt trên 92% so với Thông tư số 08.
Bảng 3.3 Số cán bộ y tế xã vùng thấp theo biên chế
Số lƣợng Biên chế Thiếu/thừa so hiện có với TT 08 Huyện/TX/TP
Số lƣợng cán bộ y tế xã vùng thấp là: 645/108 = 5,9 (cán bộ/trạm)
Số lượng cán bộ y tế các xã vùng thấp đạt trung bình trên 99,5% so với quy định tại Thông tư 08 (bình quân 5,9 CBYT/trạm) Thấp nhất là huyệnVăn Chấn đạt 92,9% (5,5 CBYT/trạm).
Bảng 3.4 Số lƣợng cán bộ y tế xã vùng cao theo biên chế
Số lƣợng Biên chế Thiếu, thừa so hiện có với TT 08 Huyện/TX/TP
Số lƣợng trung bình CBYT xã vùng cao là: 349/72 = 4,8 (CBYT/trạm) Nhận xét:
Số lượng cán bộ y tế xã vùng cao trung bình đạt 4,6 đến 4,8 CBYT/trạm, thiếu so với biên chế quy định tại Thông tư 08 của Liên Bộ Đây là khó khăn rất lớn cho y tế cơ sở ở vùng cao trong triển khai nhiệm vụ Bác sỹ Đ.X.N - Lãnh đạo TTYT huyện Trạm Tấu cho biết: “Toàn huyện mới có
59 cán bộ y tế xã, trong đó chỉ có 1 bác sỹ Biên chế cán bộ y tế thiếu nhiều so với Thông tư 08, ở vùng cao/vùng đặc biệt khó khăn thì phải tương đương với 6,0 cán bộ/trạm Với số lượng cán bộ này chúng tôi gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đến thôn bản vì có khi phải đi bộ cả ngày trời mới đến được một bản Đó là chưa kể đến chất lượng của cán bộ y tế xã… Việc chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc cho bệnh nhân tại các trạm y tế chưa hợp lý, năng lực quản lý ở các trạm cũng yếu…”
Bảng 3.5 Trình độ chuyên môn cán bộ y tế xã theo đơn vị hành chính
Huyện/TX/ Trình độ chuyên môn Tổng
TP Bác sỹ Y sỹ cộng
- Số CBYT là y sỹ chiếm tỷ lệ 38,5%/tổng số cán bộ toàn tỉnh, nhiều nhất là huyện Mù Cang Chải (51,5%), thấp nhất là thị xã Nghĩa Lộ (16,7%).
- Toàn tỉnh có 56 dược sỹ trung cấp đang công tác tại trạm y tế xã Riêng huyện Mù Cang Chải không có dược sỹ trung cấp làm việc ở trạm y tế.
- Tỷ lệ cán bộ sơ cấp chiếm 11,1%/tổng số cán bộ toàn tỉnh (huyện Trạm Tấu cao nhất: 20,3%).
Bảng 3.6 Phân bố cán bộ y tế xã theo giới tính, nhóm tuổi
Giới Nam Nữ Tổng số
Biểu đồ 3.1 Phân bố cán bộ y tế xã theo giới tính và nhóm tuổi
- Giới: Trong số 994 CBYT của 180 trạm y tế: Số cán bộ nữ là 60,5%; số cán bộ nam là 39,5%.
- Nhóm tuổi: Nhóm cán bộ trẻ tuổi dưới 30 chỉ chiếm 21,0% Nhóm từ
30 đến 39 tuổi chiếm cao nhất (40,9%), đây là độ tuổi sung sức nhất và thường đã có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và hoạt động cộng đồng.
Bảng 3.7 Phân bố cán bộ y tế xã theo thời gian công tác
Giới Nam Nữ Tổng số
Biểu đồ 3.2 Phân bố thời gian tham gia công tác của cán bộ y tế xã
Nhận xét: Số cán bộ y tế có thời gian công tác từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ
30,2%; Từ 10 đến dưới 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 33,8% Có 17,7% số người có thời gian công tác dưới 5 năm.
Bảng 3.8 Số lƣợng bác sỹ đang làm việc tại trạm y tế
Tổng số Biên chế hiện có
Huyện/TX/TP trạm y tế n %
-94/180 xã có bác sỹ làm việc tại trạm y tế đạt 52,2%.
- Huyện Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ có trên 90% số xã có bác sỹ làm việc tại trạm Huyện Mù Cang Chải không xã nào có bác sỹ Đây là khó khăn rất lớn cho y tế xã vùng cao vì chất lượng khám bệnh, chẩn đoán và điều trị hạn chế, gây rất nhiều thiệt thòi về sức khỏe cho người dân tại các vùng này.
Bảng 3.9 Số lƣợng bác sỹ là cán bộ quản lý tại trạm y tế
Huyện/TX/TP Số lượng Trưởng trạm Phó trạm n % n %
Tỷ lệ bác sỹ được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý trạm là 52,2% (trưởng trạm là 42,6%, phó trạm là 9,6%) Huyện Lục Yên có 100% bác sỹ làm trưởng trạm, huyện Yên Bình chỉ có 15,8% số bác sỹ ở xã tham gia quản lý trạm.
Bảng 3.10 Phân bố cán bộ y tế là bác sỹ theo tuổi, giới
Giới Nam Nữ Tổng số
Biểu đồ 3.3 Phân bố nhân lực y tế xã là bác sỹ theo nhóm tuổi và giới Nhận xét:
- Giới: Nữ chiếm tỷ lệ 32,4%, nam chiếm tỷ lệ 76,6%.
- Nhóm tuổi: Từ 30 đến 39 tuổi chiếm cao nhất (57,5%), thấp nhất là trên 50 tuổi (11,7%).
Bảng 3.11 Phân bố cán bộ y tế là bác sỹ theo thâm niên công tác
Giới Nam Nữ Tổng số
Biểu đồ 3.4 Phân bố thời gian tham gia công tác của bác sỹ
- Số bác sỹ có thời gian công tác từ 5 đến dưới 10 năm chiếm tỷ lệ 29,8%; thời gian công tác từ 10 đến dưới 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 57,4%.
-Có 12,7% số bác sỹ có thời gian công tác trên 20 năm.
Bảng 3.12 Phân bố cán bộ y tế xã là y sỹ theo tuổi, giới
Giới Nam Nữ Tổng số
Biểu đồ 3.5 Phân bố cán bộ y tế xã là y sỹ theo tuổi, giới
-Giới: Nữ chiếm tỷ lệ 46,9%; Nam chiếm tỷ lệ 53,1%.
- Nhóm tuổi: Từ 30 đến 39 tuổi chiếm cao nhất (41,1%), trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,9%).
Bảng 3.13 Trình độ học vấn của số y sĩ < 30 tuổi
Nhận xét: 100% y sỹ độ tuổi < 30 có trình độ trung học phổ thông: Nam chiếm tỷ lệ 43,5%, nữ chiếm tỷ lệ 56,5% Đây là yếu tố thuận lợi cho việc đào tạo cán bộ trẻ thành bác sỹ Cần quan tâm đào tạo cán bộ là người dân tộc địa phương.
Giới Nam Nữ Tổng số
Biểu đồ 3.6 Phân bố thời gian tham gia công tác của y sỹ
Nhận xét: Số y sỹ có thời gian công tác từ 5 đến dưới 10 năm chiếm tỷ lệ
29,8%; từ 10 đến dưới 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 30,1% Có 18,1% số người có thời gian công tác dưới 5 năm.
Bảng 3.15 Phân bố CBYT là y sỹ theo cơ cấu chuyên môn
Chỉ tiêu nghiên cứu Số lƣợng Tỷ lệ ( %)
Y sỹ vệ sinh phòng dịch 52 13,6
Nhận xét: Số y sỹ sản nhi chiếm tỷ lệ nhiều nhất 32,2%; y sỹ đa khoa là
23,0%; y sỹ y học cổ truyền là 31,3%; y sỹ vệ sinh phòng dịch là 13,6%.
Bảng 3.16 Số lượng y sỹ đang được đào tạo bác sỹ ở các trường, học viện
Số lƣợng y sỹ của trạm y tế đang đào tạo và Trường đại học, sẽ tốt nghiệp bác sỹ qua các năm
Học viện Y Dược học 0 2 1 2 2 cổ truyền Trung ương
Nhận xét: Số y sỹ của các trạm y tế được đào tạo bác sỹ hệ tập trung tốt nghiệp nhiều nhất vào năm 2012 (18 BS); tốt nghiệp ít nhất vào năm 2015 (10BS).
Bảng 3.17 Phân bố cán bộ y tế theo chuẩn Quốc gia về y tế xã
Trạm y tế có bác sỹ 94/180 52,2 - 86 47,8 0 0
Trạm y tế xã có CB 56/180 31,1 - 124 68,9 0 0 dược TC
-Số xã có bác sỹ đạt 52,2%; thiếu 47,8%.
-Y sỹ định hướng sản nhi đạt 68,3%; thiếu 31,7%
-54,4% số trạm y tế có y sỹ y học cổ truyền; thiếu 45,6%.
-31,1% số trạm y tế xã có cán bộ là dược sỹ trung cấp; thiếu 68,9%.
-Số nữ hộ sinh trung cấp đạt 123,3%, thừa 23,3% so với quy định.
Bảng 3.18 Phân bố cán bộ DS - KHHGĐ theo tuổi, giới
Giới Nam Nữ Tổng số
Biểu đồ 3.7 Phân bố cán bộ DS - KHHGĐ theo tuổi, giới
-Giới: Nữ chiếm tỷ lệ 77,2%; Nam chiếm tỷ lệ 22,8%.
-Nhóm tuổi: Từ 40 đến 49 tuổi chiếm cao nhất (35,6%), thấp nhất là từ
Bảng 3.19 Số lƣợng cán bộ DS - KHHGĐ theo trình độ học vấn
Giới Nam Nữ Tổng số
Biểu đồ 3.8 Phân bố cán bộ DS - KHHGĐ theo trình độ học vấn Nhận xét:
- 62,8% số cán bộ DS - KHHGĐ có trình độ trung học phổ thông: Nam chiếm tỷ lệ 16,1%, nữ chiếm tỷ lệ 46,7%.
- Có 2,8% số người có trình độ tiểu học.
Bảng 3.20 Phân bố số cán bộ DS - KHHGĐ theo trình độ chuyên môn
Giới Nam Nữ Tổng số
Y sỹ 2 1,1 3 1,7 5 2,8 Điều dưỡng cao đẳng 0 0 1 0,6 1 0,6 Điều dưỡng TC 4 2,2 15 8,3 19 10,5 Điều dưỡng SC 1 0,6 10 5,5 11 6,1
Dược tá 0 0 1 0,6 1 0,6 Đại học khác 3 1,7 2 1,1 5 2,8
-Cán bộ DS - KHHGĐ có chuyên môn y tế chiếm 21,7%.
-Có trình độ đại học khác 2,8%, trung cấp các nghề khác 16,0%.
-Số chưa qua đào tạo chuyên môn y tế hoặc ngành khác chiếm 59,5%.
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế xã
Bảng 3.21 Ý kiến trả lời của trưởng trạm y tế về cơ cấu cán bộ y tế tại trạm y tế hiện nay
Số lƣợng nhân lực y tế n Tỷ lệ %
Chức danh thiếu nhất của các TYT 98 56,3 xã là bác sỹ
Chức danh thừa nhiều nhất của TYT 87 50 xã là hộ sinh trung cấp
50% trưởng trạm trả lời chức danh thừa nhiều nhất hiện nay là hộ sinh trung cấp; 56,3 % ý kiến trả lời chức danh thiếu nhất hiện nay ở trạm y tế là bác sỹ; Điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra định tính khi phỏng vấn lãnh đạo huyện Văn Chấn: “Theo quy định, mỗi trạm y tế phải có một bác sỹ… Tuy nhiên một số y sĩ được cử đi học, sau khi tốt nghiệp bác sỹ lại muốn chuyển công tác Lý do: Tại các trạm y tế xã điều kiện làm việc khó khăn, mức lương theo quy định của nhà nước hiện nay không động viên được cán bộ y tế cơ sở”.
Bảng 3.22 Ý kiến trả lời của trưởng trạm y tế về các yếu tố cần để thu hút bác sỹ làm việc tại trạm y tế xã
Các yếu tố thu hút bác sỹ Ý kiến trưởng trạm làm việc ở trạm y tế n Tỷ lệ %
Số CBYT cho là cần có chính sách thu hút 10 5,7
Số CBYT cho là cần có cơ sở vật chất 6 3,4
Số CBYT cho là cần có TTB y tế: 2 1,1
Số CBYT cho là cần có cả 3 yếu tố trên 156 89,7
Biểu đồ 3.9 Các yếu tố cần có để thu hút bác sỹ làm việc ở trạm y tế Nhận xét:
Có 89,7% ý kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của bác sỹ làm việc tại trạm thì cần phải đảm bảo cả 3 yếu tố như chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế Trong khi để giải quyết được những vấn đề này thì không phải chỉ là chỉ riêng ngành Y tế.
Nói về việc giải quyết chế độ cho các bác sỹ sau đào tạo, Ông HMH,phòng TCCB Sở cho biết: “Từ nhiều năm qua do chuyển đổi các trạm y tế từ
TTYT về phòng y tế quản lý, sau 2 năm lại đổi ngược lại dẫn đến việc các bác sỹ của xã đi học về việc chậm được chuyển ngạch từ y sỹ sang bác sỹ, có huyện để quá lâu, đây cũng là một nguyên nhân làm họ chán nản, xin chuyển nơi khác…”.
Bảng 3.23 Ý kiến của cán bộ y tế xã về sự thỏa đáng của các chế độ chính sách hiện nay của Nhà nước Ý kiến CBYT xã về chế độ chính sách Trả lời n Tỷ lệ (%)
Số CBYT nhận định là rất thoả đáng 31 4,3
Số CBYT nhận định là chấp nhận được 269 37,4
Số CBYT nhận định là chưa thoả đáng 397 55,2
Số CBYT không trả lời 22 3,1
Biểu đồ 3.10 Ý kiến về sự thỏa đáng của các chế độ chính sách
55,2% ý kiến trả lời là chính sách của Nhà nước với cán bộ y tế hiện nay là chưa thỏa đáng; 3,1% không thể hiện chính kiến.
Bảng 3.24 Ý kiến trả lời về việc thực hiện chế độ chính sách Nhà nước đối với cán bộ y tế xã hiện nay
Trả lời Thực hiện chế độ đối với CBYT n Tỷ lệ (%)
Thực hiện đúng, đủ và kịp thời 486 67,6
Thực hiện chưa kịp thời 120 16,6
Thực hiện chưa đúng, chưa đủ 8 1,1
Số CBYT được hưởng chính sách của địa phương 3 0,4
-Chỉ có 3 trường hợp trả lời là được hưởng chính sách của địa phương.
- 67,6% ý kiến trả lời được thực hiện kịp thời; 1,1% ý kiến trả lời là chưa đúng, chưa đủ;
Kết quả phỏng vấn sâu một cán lãnh đạo Phòng Tổ chức Cán bộ Sở Y tế: “Chế độ chính sách đối với cán bộ y tế xã được thực hiện đầy đủ nhưng đôi khi chưa kịp thời Lý do là việc thực hiện các thủ tục hành chính: Từ khi có Nghị định của Chính phủ đến khi có thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành, về đến tỉnh qua các sở ban ngành liên quan xem xét trình UBND tỉnh ra quyết định thực hiện là một khoảng thời gian dài… ”.
Bảng 3.25 Ý kiến trả lời của cán bộ y tế xã về sự gắn bó với y tế cơ sở
Anh chị có ý định công tác lâu dài Trả lời tại trạm y tế xã không? n Tỷ lệ (%)
+ Gia đình nhà cửa ổn định 452 99,3
+ Không có khả năng tìm việc ở nơi khác 312 68,5
+ Muốn tìm nơi có thu nhập cao hơn 184 69,7
+ Muốn có điều kiện tốt hơn cho con cái sau này 184 69,7
+ Giao thông đi lại khó khăn 79 29,9
+ Khí hậu quá khắc nghiệt 74 28
BÀN LUẬN
Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã
4.1.1 Về số lƣợng cán bộ y tế xã
Theo quy định tại Thông tư số 08/2007, định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước như sau: “Căn cứ nhiệm vụ và nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, định mức biên chế của trạm y tế xã, phường, thị trấn được xác định theo đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội, quy mô dân số: Biên chế tối thiểu là 5 cán bộ/trạm y tế xã, phường, thị trấn” Thông tư cũng đã quy định hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý đối với định mức biên chế của trạm y tế thuộc tỉnh miền núi là 1,2 Như vậy mỗi trạm y tế xã tối thiểu phải có 6 cán bộ y tế [13].
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân mỗi trạm y tế ở Yên Bái có 5,5 cán bộ y tế, đạt 92% so với quy định, cao hơn so với báo cáo của Sở Y tế Thái Nguyên năm 2010 (mới chỉ có cán bộ 4,8/trạm) [33], [38], [39], [40].
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.3 cho thấy: Biên chế các xã vùng thấp đạt 5,9 cán bộ/trạm, với số lượng cán bộ này thì ở vùng thấp coi như đạt yêu cầu Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là: Một số xã ở vùng thấp, rất xa trung tâm, địa bàn rộng, dân cư ở rải rác, đi lại khó khăn, với số lượng cán bộ y tế như vậy đôi khi cũng vẫn gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, nhất là với những xã có cán bộ đi học dài hạn hoặc nghỉ chế độ.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy số cán bộ hiện nay ở vùng cao đạt 4,8 cán bộ/trạm Với số cán bộ này ở vùng cao thì chỉ cơ bản đáp ứng được các hoạt động của trạm trong việc triển khai các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, do đặc điểm của vùng cao là từ trung tâm xã đến các thôn bản giao thông đi lại rất khó khăn Ở đồng bằng, khi cần triển khai một chương trình y tế tại cộng đồng, một cán bộ trạm y tế xã trong một ngày có thể đi hết tất cả các thôn trong xã bằng xe đạp hoặc xe máy cho dù xã đó có 10.000 dân, thì ở miền núi, để đi xuống một bản cán bộ y tế phải đi hết hàng ngày đường, mà chủ yếu là đi bộ Nếu thực hiện định biên theo Thông tư 08 thì các xã miền núi sẽ không đảm bảo cho quá trình triển khai nhiệm vụ Với xã có dưới 3.000 dân cần có 6 cán bộ/trạm, với xã có trên 3.000 dân cần có 7 đến 8 cán bộ y tế/trạm, có như vậy mới đảm đương được hết các nhiệm vụ được giao.
Từ những phân tích trên cho thấy: Cần bổ sung cho đủ biên chế theo quy định, nếu kéo dài tình trạng thiếu cán bộ sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến tâm lý cán bộ, khi mà mức lương không đủ sống và công việc ở cơ sở thì quá nhiều, điều kiện sống ở vùng cao/khu vực khó khăn lại khắc nghiệt cả về khí hậu và giao thông đi lại, học tập cho con cái…
Số lượng cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình ở các huyện, thị xã, thành phố đạt 100%.
Giới: Trong số 994 CBYT của 180 trạm y tế: Số cán bộ nữ là 60,5%; số cán bộ nam là 39,5%. Độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi chiếm cao nhất (40,9%); số có thời gian công tác từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 30,2%; Trên 10 năm là > 52,1%, điều này cho thấy chủ yếu cán bộ y tế xã đều đã có kinh nghiệm chuyên môn và hoạt động cộng đồng.
4.1.2 Về chất lƣợng cán bộ ở tuyến xã
Tại nghiên cứu này việc nhận xét về chất lượng cán bộ y tế xã chỉ thông qua bằng cấp Để đánh giá đúng chất lượng cán bộ y tế cần có một nghiên cứu riêng sâu hơn.
Bác sỹ xã: Tỷ lệ xã/phường có bác sỹ chung trên toàn quốc hiện nay là
67,8%, thì tại Yên Bái mới có 52,2 % trạm y tế xã có bác sỹ, cao hơn tỉnh Bắc Kạn năm 2006 (mới đạt 28,4%) [34], [43]; Trong khi các phường có bác sỹ ở
Hà Nội đã là 84,5%; thành phố Hồ Chí Minh là 83,54%, Đà Nẵng là 73,21%; Thái Nguyên 100% trạm y tế có bác sỹ. Điều cần suy nghĩ là ở những huyện vùng thấp như: Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ thì có trên 90% số xã có bác sỹ, nhưng huyện Mù Cang Chải là huyện vùng cao thì lại không có xã nào có bác sỹ Đây thật sự là khó khăn rất lớn cho y tế xã vùng cao, chất lượng khám bệnh, chẩn đoán và điều trị hạn chế, gây rất nhiều thiệt thòi về sức khỏe cho người dân tại các vùng này Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm quá tải bệnh nhân ở tuyến trên.
Y sỹ xã: Số cán bộ y tế là y sỹ chiếm tỷ lệ cao nhất (38,5%/tổng số cán bộ y tế xã toàn tỉnh), nhiều nhất là Huyện Mù Cang Chải (51,5%), thấp nhất là thị xã Nghĩa Lộ (16,7%) Điều này cho thấy: Hiện nay việc khám bệnh và điều trị cho người dân ở vùng cao chủ yếu dựa vào lực lượng y sỹ.
Số y sỹ có thời gian công tác từ trên 5 năm chiếm chủ yếu (81,9%), như vậy: Mặc dù việc khám bệnh và điều trị cho người dân ở vùng cao chủ yếu do y sĩ đảm nhiệm nhưng với thời gian công tác > 5 năm thì các y sỹ này cũng đã có kinh nghiệm trong chuyên môn, phần nào giúp các nhà quản lí tạm yên tâm trong thời gian chờ đợi có bác sỹ về xã.
Y sỹ sản nhi và y sỹ y học cổ truyền: Mỗi loại hình chiếm tỷ lệ khoảng 30%/tổng số y sỹ cũng là một lợi thế vì họ có thể chuyên sâu về 2 lĩnh vực được đào tạo nhưng vẫn có thể đảm nhiệm thêm lĩnh vực dự phòng.
Hộ sinh trung cấp: Kết quả điều tra tại bảng 3.17 cho thấy: Số hộ sinh trung cấp hiện nay tại trạm y tế thừa 23,3%, có nghĩa khoảng 42/180 trạm y tế xã có 2 hộ sinh Kết quả này cũng phù hợp với bảng 3.21: 50 % cán bộ y tế trả lời chức danh thừa nhiều nhất hiện nay là hộ sinh trung cấp.
Dược sỹ xã: Chỉ có 56/180 trạm y tế xã có dược sỹ trung cấp Riêng huyện Mù Cang Chải không có dược sỹ trung cấp làm việc ở trạm y tế Như vậy, việc quản lý cấp phát thuốc theo đơn ở các trạm y tế hiện nay chủ yếu là do dược tá sơ cấp đảm nhiệm, số này chủ yếu là cán bộ trung cấp y tế (điều dưỡng hoặc hộ sinh) được cử đi học chương trình dược tá 6 tháng để kiêm nhiệm thêm công tác dược Đây chỉ là giải pháp tình thế, ngành đã có kế hoạch liên kết đào tạo dược sỹ trung cấp bổ sung cho các trạm trong thời gian tới.
Các loại hình cán bộ khác: Tỷ lệ cán bộ sơ cấp chiếm 11,1%/tổng số cán bộ y tế toàn tỉnh (huyện Trạm Tấu cao nhất: 20,3%) Số cán bộ này do tuổi đời, trình độ văn hoá không đủ để đào tạo nâng cao trình độ, việc giải quyết chính sách đối với các cán bộ đối tượng này cũng không thể thực hiện ngay được do chưa đến tuổi nghỉ hưu, cũng không thể giải quyết thôi việc vì họ đều thuộc biên chế nhà nước và đã gắn bó với trạm y tế xã nhiều năm.
Từ những phân tích trên cho thấy: Những xã vùng cao, khu vực khó khăn thì cán bộ có trình độ chuyên môn càng ít về mọi loại hình chuyên môn y dược Rõ ràng người dân ở những vùng này sẽ phải chịu thiệt thòi nhiều về chăm sóc sức khỏe Để tiến tới đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh giữa các vùng miền thì quả là một bài toán khó, cần có thời gian và sự quan tâm từ phía các quản lý.
Về lĩnh vực dân số - kế hóa gia đình:
Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nhân lực y tế xã
Biên chế giao hàng năm ít:
Kết quả thu được ở bảng 3.2 cho thấy: Ở các đơn vị, số cán bộ y tế theo biên chế được giao đã tuyển đủ, tuy nhiên chỉ đạt trên 92% so với quy định tại Thông tư số 08/2007 của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ.
Yên Bái là tỉnh miền núi nghèo, kinh phí tỉnh hạn chế nên việc giao chỉ tiêu biên chế hàng năm tăng rất ít Trong khi đó các trạm y tế không có nguồn kinh phí nào để hợp đồng cán bộ. Điều kiện làm việc tại cơ sở khó khăn:
Kết quả thu được tại bảng 3.25 cho thấy: 36,7% cán bộ y tế trả lời không muốn gắn bó lâu dài với y tế cơ sở, lý do chủ yếu là muốn tìm nơi có thu nhập cao hơn và muốn có điều kiện cho con cái sau này; 30% cán bộ y tế trả lời là: “Ít được quan tâm” Đây thật sự là điều đáng suy nghĩ đối với các nhà quản lý, câu hỏi đặt ra là làm thế nào động viên được cán bộ để họ yên tâm công tác lâu dài?
Khoảng 30% câu trả lời cho là khí hậu ở vùng cao miền núi khắc nghiệt và giao thông đi lại khó khăn, vấn đề này không thể riêng ngành y tế giải quyết được.
Chế độ chính sách không được giải quyết kịp thời và thỏa đáng:
Kết quả thu được tại bảng 3.24 cho thấy: Về chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ tế: Chỉ có 67,6% trả lời “Được thực hiện đúng, đủ và kịp thời” Vẫn có 14,6% cán bộ được hỏi không trả lời; 1,1% trả lời là chưa được thực hiện đúng/đủ Điều này chứng tỏ việc giải quyết chế độ cho cán bộ ở chỗ này chỗ khác vẫn chưa được thực hiện tốt.
Mức lương không đủ sống:
Kết quả thu được tại bảng 3.25 cho thấy: Trong số 264 cán bộ y tế không muốn gắn bó với y tế cơ sở thì có 64,8% trả lời là do mức lương không đủ sống.
Kết quả phỏng vấn sâu một cán bộ y tế cở sở: “Cha mẹ tôi là người
Thái Bình lên đây sống từ hơn 40 năm nay, tôi sinh ra và lớn lên ở đây, vì ở đã lâu nên gia đình tôi có nhiều đất đai, có thể chăn nuôi thêm lợn gà, thực phẩm nói chung tự cung cấp, rau là do nhà trồng được vì thế gia đình cũng đỡ khó khăn hơn, các bạn trẻ xa nhà lên đây công tác, với mức lương như hiện nay thì thật sự không đủ sống, nếu có gia đình và con cái thì rất khó khăn ”
Hiện nay cán bộ y tế tuyến xã được hưởng lương và các chế độ theo Quyết định 58/QĐ-TTg, hàng năm mỗi trạm y tế xã được cấp 10 triệu đồng (các xã vùng cao được cấp 15 triệu đồng) để chi phí hồ sơ, giấy tờ, điện, nước Cán bộ y tế xã đi họp, công tác chưa có công tác phí, tiền trực của y tế xã là 10.000đ/đêm thì chưa đủ cho họ tái tạo lại sức khỏe sau đêm trực.
Chưa có biên chế để tuyển cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ cho xã:
Hiện nay mỗi xã có một cán bộ DS - KHHGĐ, kết quả thu được ở bảng 3.20 thì 20% số họ là có chuyên môn y dược Tuy nhiên họ chưa phải là viên chức y tế xã nên chỉ được hưởng phụ cấp, vì vậy rất nhiều người không thể toàn tâm toàn ý với công việc Để giải quyết vấn đề này thì việc lựa chọn cán bộ trẻ, có trình độ trung học phổ thông để đào tạo chuyên ngành dân số- y tế là hết sức cần thiết Ngoài ra cần được giao biên chế để tuyển đối tượng này trong biên chế y tế xã.
4.2.2 Ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ ở tuyến xã
4.2.2.1 Cơ cấu cán bộ không hợp lý
Hiện nay toàn tỉnh có đến 86/180 trạm y tế chưa có bác sỹ Kết quả thu được tại bảng 3.21 thì có 56,3 % ý kiến trả lời chức danh thiếu nhất hiện nay ở trạm y tế là bác sỹ; điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra định tính khi phỏng vấn lãnh đạo huyện Văn Chấn: “Theo quy định, mỗi trạm y tế phải có một bác sỹ… Tuy nhiên một số y sĩ được cử đi học, sau khi tốt nghiệp bác sỹ lại muốn chuyển công tác Lý do: Tại các trạm y tế xã điều kiện làm việc khó khăn, mức lương theo quy định của nhà nước hiện nay không động viên được cán bộ y tế cơ sở” Điều này lý giải cho việc mặc dù nhiều năm nay ngành đã tạo điều kiện, quan tâm đến đào tạo bác sỹ xã nhưng cho đến nay tỷ lệ bác sỹ xã vẫn không cải thiện được nhiều.
Trong khi kết quả phỏng vấn sâu về việc giải quyết chế độ cho các bác sỹ sau đào tạo, cán bộ phòng Tổ chức Cán bộ Sở Y tế cho biết: “Những năm qua do chuyển đổi các trạm y tế từ TTYT về phòng y tế quản lý, sau 2 năm lại đổi ngược lại, việc không ổn định về tổ chức kéo theo nhiều sự chậm trễ trong đó có việc chuyển ngạch từ y sỹ sang bác sỹ, có huyện để quá lâu, đây cũng là một nguyên nhân làm họ chán nản, xin chuyển nơi khác…”.
-50% trưởng trạm trả lời chức danh thừa nhiều nhất hiện nay là hộ sinh trung cấp, như vậy ở 42 xã có 2 hộ sinh/trạm sẽ không còn biên chế để tuyển các cán bộ có trình độ chuyên môn khác Trong khi còn 57 xã chưa có y sỹ sản nhi; 61 xã chưa có y sỹ y học cổ truyền, 124 xã chưa có dược sỹ trung cấp Nguyên nhân của sự bất cân đối này là do cơ chế quản lý chưa tốt, tâm lý các nhà lãnh đạo còn nể nang do nhiều mối quan hệ liên đới nên việc tuyển dụng cán bộ có lúc, có nơi không theo cơ cấu mà theo biên chế được giao.
Hậu quả là việc hiện nay có đến 42 trạm y tế xã có 2 hộ sinh thì giải quyết họ đi đâu khi mà nhiều người đã có gia đình, nhà cửa ổn định và đã gắn bó lâu dài với y tế cơ sở?
4.2.2.2 Cán bộ không phát huy được chuyên môn do thiếu trang thiết bị
Có 89,7% ý kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của bác sỹ làm việc tại trạm thì cần phải đảm bảo cả 3 yếu tố như chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế Trong khi để giải quyết được những vấn đề này thì không phải chỉ là chỉ riêng ngành y tế.
Kết quả tại bảng 2.25 cho thấy trong số 264 cán bộ có ý kiến không muốn gắn bó lâu dài với y tế cơ sở thì có 89 người trả lời là do không phát huy được chuyên môn.
Phân tích các giải pháp
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là từng bước tiến tới công bằng và hiệu quả trong khám chữa bệnh cho người dân ở khắp các vùng miềm, đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa Xác định yếu tố con người là then chốt và cơ sở vật chất/trang thiết bị y tế là cơ bản trong việc cải thiện chất lượng khám chữa bệnh của tuyến y tế cơ sở, góp phần cải thiện trật tự an ninh xã hội và phát triển kinh tế Đối với ngành y tế thì đây là một trong những giải pháp làm giảm gánh nặng cho y tế tuyến trên Tuy nhiên việc giải quyết các vấn đề về nhân lực y tế cơ sở trong thời gian ngắn là hết sức khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố, cụ thể là:
Trong điều kiện kinh tế khó khăn chung của nước ta hiện nay và của tỉnh Yên Bái nói riêng thì không thể cũng một lúc đồng bộ xây dựng mới các trạm y tế xã và mua sắm trang thiết bị y tế Việc này tại tỉnh Yên Bái đang được làm từng bước và song song với việc đào tạo nguồn nhân lực, tránh gây lãng phí bởi khi đã có các điều kiện tốt về cơ sở vật chất trang thiết bị thì cũng phải có con người sử dụng.
Công việc ở tuyến y tế cơ sở có lúc quá tải bởi ngoài việc khám chữa bệnh, cán bộ y tế còn tham gia triển khai các chương trình mục tiêu y tế tại dịa phương Trong khi giao thông đi lại khó khăn đã gây những rào cản không nhỏ trong việc thực thi nhiệm vụ Đồng lương eo hẹp không đủ sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự gắn bó và tính nhẫn nại với y tế cơ sở của một số nhân viên y tế… Trong khi với những cán bộ có chuyên môn vững vàng thì rất nhiều y tế tư nhân chào mời với mức lương tốt hơn.
Y đức vẫn là yếu tố nhắc đến nhiều nhất đối với người làm nghề y. Tuy nhiên với sức cám dỗ của thị trường, sự lạm phát của giá cả hiện nay cũng ảnh hưởng không tốt đến y đức của một số nhân viên y tế.
Cũng do kinh phí eo hẹp nên các chính sách đãi ngộ cho y tế cơ sở cũng chưa thật sự được thỏa đáng Ở chỗ này chỗ khác có nơi có lúc cũng chưa thật sự được làm tốt Sự quan tâm từ phía các cấp chính quyền cho công tác này cũng chưa thật đúng mức, việc giải quyết chế độ chậm, muộn gây tâm lý không tốt cho cán bộ vẫn còn đang diễn ra.
Sự gây bất cân đối về cơ cấu sẽ còn kéo dài, nếu ở đâu đó vẫn còn sự nể nang thiên vị trong tuyển dụng và sắp xếp cán bộ.
Từ các kết quả nghiên cứu thu được và những phân tích nguyên nhân kể trên thì các giải pháp có tính khả thi hiện nay là:
Giáo dục y đức cùng với cải thiện điều kiện làm việc, động viên cán bộ để họ tự nguyện gắn bó và cống hiến cho y tế cơ sở, bắt đầu từ việc quan tâm đúng mức từ phía các nhà quản lí trong việc giải quyết đúng/đủ các chế độ cho cán bộ y tế cơ sở.
Rà soát lại các trang thiết bị thiết yếu cho khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, lập kế hoạch mua sắm bổ sung.
Vận động các nhà quản lý địa phương để có nguồn kinh phí nâng cấp tạm thời các trạm y tế xã đã quá xuống cấp không đảm bảo cho hoạt động của trạm y tế.
Từng bước cải cách chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp nghề cho phù hợp để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ y tế cơ sở Có chính sách thu hút cán bộ để họ yên tâm công tác lâu dài tại cơ sở.
Rà soát lại công tác đào tạo cán bộ, quan tâm đến 20% cán bộ y sĩ có tuổi đời < 30 là người địa phương dân tộc ít người có đủ trình độ về học vấn để đào tạo thành bác sỹ Đào tạo cán bộ y tế dân số từ nguồn cán bộ sẵn có,bởi họ là người tại địa phương nên sẽ yên tâm công tác lâu dài tại trạm y tế.
1 Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã
Về số lượng cán bộ y tế xã:
Nhân lực y tế xã chưa đủ so với quy định tại Thông tư 08: Bình quân mỗi trạm y tế ở Yên Bái có 5,5 cán bộ y tế, đạt 92% so với quy định Trong đó: Biên chế các xã vùng thấp đạt 5,9 cán bộ/trạm, ở vùng cao đạt 4,8 cán bộ/trạm.
Số lượng cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình ở các huyện, thị xã, thành phố đạt 100%.
Về chất lượng cán bộ y tế xã :
Bác sỹ: 52,2 % trạm y tế xã có bác sỹ Đặc biệt thiếu bác sỹ ở những huyện vùng cao (Mù Cang Chải: không có xã nào có bác sỹ; Trạm Tấu: 2 xã có bác sỹ).
Y sỹ: Nhiều nhất là Huyện Mù Cang Chải (51,5%), thấp nhất là thị xã
Nghĩa Lộ (16,7%) Số y sỹ có thời gian công tác từ trên 5 năm chiếm 81,9% nên đã có kinh nghiệm trong chuyên môn và công tác tại cộng đồng Tỷ lệ y sỹ sản nhi, y sỹ y học cổ truyền và y sỹ phòng dịch: Mỗi loại hình chưa đảm bảo 1 cán bộ/trạm y tế xã.
Hộ sinh trung cấp: Thừa 23,3%, có nghĩa khoảng 42/180 trạm y tế xã có 2 hộ sinh.
Dược sỹ: Chỉ có 56/180 trạm y tế xã có dược sỹ trung cấp Riêng huyện
Mù Cang Chải không có dược sỹ trung cấp làm việc ở trạm y tế.
Các loại hình cán bộ khác: Tỷ lệ cán bộ sơ cấp chiếm 11,1%/tổng số cán bộ y tế toàn tỉnh (huyện Trạm Tấu cao nhất: 20,3%).
Cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình: Khoảng 20% cán bộ dân số đã qua các lớp đào tạo chuyên môn về y dược Hiện tại chưa có biên chế để tuyển đối tượng này.
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế xã Ảnh hưởng đến số lượng cán bộ tuyến xã:
Biên chế được giao hiện nay chưa đủ so với quy định tại Thông tư số 08/2007 của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ Chưa có biên chế tuyển cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Điều kiện làm việc tại cơ sở khó khăn: Cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu.
Chế độ chính sách không được giải quyết kịp thời và thỏa đáng.
Mức lương không đủ sống. Ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ tuyến xã: