TỔNG QUAN
Những thông tin cơ bản về HIV/AIDS
1.1.1 Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam
HIV/AIDS đang là một trong các vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trên thế giới Kể từ khi 5 trường hợp suy giảm miễn dịch mắc phải được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Los Angeles (Mỹ) vào tháng 5 năm 1981, đến nay HIV/AIDS đã lan khắp toàn cầu và thực sự trở thành đại dịch với những diễn biến phức tạp, nghiêm trọng Nó sẽ trở thành hiểm họa của toàn nhân loại nếu không có giải pháp ngăn chặn và khống chế sự lây lan của căn bệnh này [16],
Tính đến cuối năm 2008, số người nhiễm HIV/AIDS đang sống trên thế giới tiếp tục gia tăng và đạt con số 33,4 triệu người (giao động trong khoảng từ 31,1 triệu đến 35,8 triệu), tăng 20% so với năm 2000 và hiện tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ƣớc tính cao gấp 3 lần năm 1990 Tính từ đầu vụ dịch (từ năm 1981) đến nay đã có khoảng 60 triệu người trên hành tinh nhiễm HIV, trong đó có khoảng 25 triệu người đã chết do các bệnh có liên quan đến AIDS
[41] Theo phân tích của các chuyên gia, tổng số người nhiễm HIV còn sống vẫn đang tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, sự gia tăng này là hệ quả của hai tác động chủ yếu:
Một là: Số người mới nhiễm HIV hàng năm trên toàn cầu vẫn ở mức cao.
Hai là: Do kết quả tích cực của các liệu pháp điều trị kháng vi rút bằng
ARV làm giảm số người tử vong, kéo dài sự sống cho người bệnh Nhiễm
HIV/AIDS xảy ra chủ yếu ở những người trẻ, đang trong độ tuổi lao động và hoạt động tình dục mạnh Khoảng 1/2 số nhiễm HIV khi dưới 25 tuổi và chết vì AIDS trước 35 tuổi Dịch HIV/AIDS đang tạm ổn định ở các nước công nghiệp phát triển nhƣ Tây Âu, Úc, New Zeland, Bắc Mỹ nhƣng lại phát triển nhanh, mạnh trong nhóm NCMT ở Trung Đông Âu và Đông Nam Á. Hầu hết ở các nước Châu Á, dịch HIV/AIDS đang ở giai đoạn tập trung trên phạm vi toàn quốc hoặc tối thiểu ở một số bang hay tỉnh lỵ nhƣ ở Trung Quốc, Ấn Độ, phần lớn bán đảo Đông Dương và Malaysia Ở các quốc gia Châu Á khác, dịch còn ở giai đoạn sơ khai, có nghĩa là tỷ lệ lây nhiễm trong những nhóm người có nguy cơ cao vẫn còn ở mức dưới 5% [39], [41].
HIV/AIDS đã bắt đầu chuyển trọng điểm từ Châu Phi sang Nam Ávà Đông Nam Á Đông Nam Á là khu vực mà hiện nay và trong những thập kỷ tiếp theo có tốc độ phát triển kinh tế, thương mại, du lịch nhanh Đồng thời quá trình đô thị hoá, phân hoá giàu nghèo, sự gia tăng tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn mại dâm mà phụ nữ và trẻ em là hai đối tƣợng ít có khả năng tự bảo vệ thì HIV sẽ còn gia tăng Đặc biệt nghiêm trọng hơn, vùng Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều của vị trí địa lý bởi có nhiều nước nằm gần “Tam giác vàng”- nơi sản xuất ra Heroin Trong những năm đầu của thế kỷ 21 khu vực này sẽ phải đương đầu khốc liệt với nạn buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma tuý, một nguyên nhân quan trọng góp phần làm lây truyền HIV/AIDS Tuy nhiên, ở các châu lục, dịch HIV/AIDS đang diễn biến phức tạp với hậu quả khó lường hết được [1], [39], [41].
Tại châu Phi Đến năm 2009, tại vùng cận Sahara gần 22,4 triệu người chung sống với HIV, chiếm hơn 2/3 gánh nặng toàn cầu Hơn 11,5 triệu người chết vìAIDS chiếm 83% số chết liên quan đến HIV trên toàn Thế giới.
Phương thức lây truyền HIV chủ yếu ở Châu Phi là qua đường tình dục khác giới Các công trình nghiên cứu của WHO cho thấy việc ngăn HIV lan truyền theo con đường tình dục khác giới tại khu vực này khó khăn hơn nhiều so với các vùng dịch khác Tỉ lệ lây truyền qua đường máu thấp ( 0,05).
Bảng 3.30 Mối liên quan giữa đào tạo với thực hành phòng chống HIV/AIDS nghề nghiệp của nhân viên y tế Đào tạo Thực hành Tổng Đạt Không đạt Đã đƣợc đào tạo 2 155 157
Nhận xét: Không thấy có mối liên quan có nghĩa thống kê giữa đào tạo với thực hành của nhân viên y tế (p > 0,05) Điều này cũng phù hợp với kết quả quan sát và phỏng vấn một điều dƣỡng tại khoa Nội: “Về lý thuyết đôi khi tôi không nhớ, tuy nhiên quy trình thực hành thì chúng tôi thường làm đúng và Điều dưỡng trưởng khoa cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các điều dưỡng viên của chúng tôi”
Bảng 3.31 Sự khác biệt về thực hành của nhân viên y tế giữa các khối lâm sàng Đào tạo Kiến thức Tổng Đạt Không đạt
Nhận xét: Không có sự khác biệt về thực hành của nhân viên y tế giữa các khối lâm sàng (p > 0,05).
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu
Về độ tuổi: Tỷ lệ độ tuổi 25 - 29 chiếm 24% là cao nhất Các độ tuổi khác giao động từ 15% đến 18% Với từng độ tuổi nhƣ vậy sẽ đảm bảo đƣợc tính kế thừa và thay thế trong nhiều năm tới.
Kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp của nhân viên y tế
số (82,8%) Đây cũng là đặc điểm chung của nhân viên y tế trong nhiều bệnh viện khác.
Nhân viên y tế có trình độ sau đại học và đại học chiếm 25,8 %, trình độ trung học và kỹ thuật viên chiếm gần 60% So với quy định tại thông tƣ 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 về tỷ lệ bác sĩ/điều dƣỡng thì số điều dƣỡng hiện nay của bệnh viện là chƣa đủ so với yêu cầu [17].
Số nhân viên y tế chƣa đƣợc tập huấn về dự phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp chiếm tỷ lệ 60,8%; Điều này rất cần các nhà quản lí quan tâm lập kế hoạch đào tạo trong thời gian tới.
4.2 Kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp của nhân viên y tế
Việc xác định nguồn lây nhiễm HIV:
93,3% nhân viên y tế có kiến thức đúng: Bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lƣỡi dao mổ, đinh mổ, cƣa, các ống tiêm, lam kính là nguồn lây nhiễm HIV; Chỉ có 64,3% nhân viên y tế cho rằng: Bông gạc bị dính máu thấm dịch sinh học của cơ thể là nguồn lây nhiễm Mô phôi, bộ phận cơ thể người, rau thai, bào thai, bệnh phẩm và các dụng cụ đựng hoặc dính bệnh phẩm là nguồn lây nhiễm cao: Tuy nhiên vẫn 20,7% đến 29,7% nhân viên y tế không cho rằng đây là nguồn lây nhiễm.
94,5% nhân viên y tế có hiểu biết đúng: Máu là nguồn lây nhiễm HIV cao Kết quả điều tra này phù hợp với điều tra của tác giả Nguyễn Đức Thành
-Đại học Y tế Công cộng và tác giả Lê Đăng Hà và cộng sự.
Tinh dịch, chất tiết dịch âm đạo và chất tiết dịch từ vết thương cũng là nguồn gây lây nhiễm HIV cao nhƣng chỉ có khoảng 50% nhân viên y tế trả lời đúng.
43% đến 50,7% nhân viên y tế có hiểu biết đúng về loại dịch thể có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp là: Dịch màng tim, dịch màng bụng, dịch màng phổi, dịch màng não tủy, dịch ổ khớp, nước ối.
Sữa mẹ có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp, tuy nhiên vẫn có 26,5% nhân viên y tế cho rằng đây là nguồn lây nhiễm cao.
Những số liệu trên cho thấy kiến thức về xác định nguồn lây nhiễm HIV của nhân viên y tế còn chƣa chắc chắn, gần 40% nhân viên y tế chỉ cảnh giác với chất thải là dụng cụ sắc nhọn, chủ quan với những chất thải không có khả năng làm tổn thương.
Việc xác định các trường hợp có nguy cơ sau phơi nhiễm:
Chỉ có 57,8% - 70,3% nhân viên xác định đúng trường hợp được có nguy cơ nhiễm HIV sau phơi nhiễm Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân con số phơi nhiễm HIV nghề nghiệp không đƣợc báo cáo đầy đủ.
Giai đoạn sơ nhiễm và giai đoạn AIDS là hai giai đoạn mà tải lƣợng vi rút trong máu người bệnh rất cao, khả năng gây lây nhiễm của người bệnh là rất lớn, nhưng vẫn còn đến 35% nhân viên y tế cho rằng người bệnh HIV ở giai đoạn bệnh tiến triển có khả năng gây lây nhiễm cao Điều này cho thấy kiến thức về sinh lý bệnh HIV của nhiều nhân viên y tế còn rất mơ hồ, dẫn đến họ chủ quan với giai đoạn sơ nhiễm của người bệnh, đặc biệt với tất cả những trường hợp chưa xác định được rõ ràng tình trạng nhiễm.
Kiến thức về nguy cơ lây nhiễm cao - thấp liên quan đến hoàn cảnh xảy ra phơi nhiễm của nhiều nhân viên y tế là không rõ ràng.
Kiến thức về xử lý sau phơi nhiễm:
Khoảng gần 60 % nhân viên y tế biết: Quy trình xử lý sau phơi nhiễm là 7 bước và điều trị sau phơi nhiễm là điều cấp cứu; Điều này cho thấy nếu xảy ra phơi nhiễm, nhiều nhân viên y tế sẽ lúng túng trong việc xử lý cho bản thân và đồng nghiệp.
Kiến thức về giảm nguy cơ lây nhiễm HIV
Gần 30% nhân viên y tế chƣa biết cách làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ sản phụ sang nhân viên y tế ; 30% nhân viên y tế cho rằng khi cho tinh trùng và cho mô không phải xét nghiệm HIV; HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ, tuy nhiên chỉ có 57,3% nhân viên y tế có kiến thức đúng.
Nguyên tắc của dự phòng phổ cập là: Phải coi mọi nguồn máu và dịch thể của người bệnh đều có khả năng lây nhiễm HIV, tuy nhiên chỉ có 42% nhân viên y tế trả lời đúng.
73,5% nhân viên y tế trả lời đúng: Chỉ đƣợc truyền mẫu máu đã xét nghiệm sàng lọc HIV;
Những kết quả thu đƣợc trên cho thấy những lỗ hổng về kiến thức của nhiều nhân viên y tế, để lấp đầy thì việc bổ sung kiến thức là hết sức cần thiết.Ngoài ra cũng cần khích lệ nhân viên y tế tự học tập nâng cao trình độ, biện pháp này là biện pháp lâu dài, bền bỉ và mang lại hiệu quả bền vững.
Thái độ đối với công việc và với người bệnh:
79% nhân viên y tế lo sợ bị lây nhiễm, kết quả này cũng phù hợp với kết quả thăm dò thái độ nhân viên y tế của tác giả tác giả Lê Đăng Hà và cộng sự (88,6%) ; 74,7% nhân viên y tế cho rằng cần xét nghiệm HIV đồng loạt cho mọi người bệnh, chủ động phòng lây nhiễm HIV cho nhân viên y tế.
22,8% nhân viên y tế cho rằng nên để bệnh nhân HIV về nhà để người nhà chăm sóc; Kết quả này chệnh lệch không nhiều so với kết quả điều tra của tác giả Nguyễn Đức Thành – Đại học Y tế công cộng (27,6% ngại tiếp xúc với người bệnh).
Có đến 90% nhân viên y tế cho rằng nên dùng thuốc đường uống cho người bệnh HIV, với 3 lý do chính: kín đáo, dễ sử dụng, hạn chế lây nhiễm;
Có 44,8% nhân viên y tế mong muốn rằng: tuyển chọn người nhiễm HIV, đào tạo họ để họ chăm sóc bệnh nhân HIV.
Các yếu tố liên quan đến phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp của nhân viên y tế
Việc trang bị phương tiện phòng hộ cho nhân viên y tế hiện nay của bệnh viện chủ yếu đáp ứng nhu cầu về găng tay y tế, hộp đựng dụng cụ sắc nhọn và các loại dung dịch sát khuẩn/khử nhiễm Các loại phương tiện phòng hộ khác chưa đáp ứng được nhu cầu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện dự phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp của nhân viên y tế (93,2% số nhân viên y tế không thường xuyên thực hiện các quy định về dự phòng lây nhiễm trả lời là: do không có sẵn phương tiện phòng hộ, số ít cho là thấy bất tiện khi sử dụng) Ý kiến nhận đƣợc từ các hộ sinh tại khoa sản khi tiến hành thảo luận nhóm nhƣ sau: “Bệnh viện nên trang bị loại ủng ni lông và kính dùng một lần rồi bỏ đi, có vậy mới tiện lợi khi sử dụng”.
Bệnh viện tổ chức khá thường xuyên việc kiểm tra quy chế dự phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp Kết quả điều tra này cũng phù hợp với kiến của 1 lãnh đạo bệnh viện:“Bệnh viện thực hiện kiểm tra thường quy công tác phòng chống nhiễm khuẩn và cũng thường xuyên nhắc nhở nhân viên y tế thực hiện các quy định về phòng chống lây nhiễm HIV, tuy nhiên do điều kiện kinh phí nên việc trang bị các điều kiện phòng hộ hiện nay còn ở mức khiêm tốn” Điều này rất đáng kích lệ và cần đƣợc tiếp tục làm tốt trong thời gian tới.
Số nhân viên y tế đƣợc đào tạo đạt yêu cầu về kiến thức cao gấp gần 3 lần so với số chƣa đƣợc đào tạo (p < 0,05), trong khi có đến 60,8% nhân viên y tế chƣa đƣợc đào tạo, điều này càng khẳng định việc đào tạo về dự phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp cho nhân viên y tế là rất có ý nghĩa.
Có sự khác biệt có nghĩa thống kê về kiến thức của nhân viên y tế giữa các khối lâm sàng, (p < 0,05) Thái độ lo lắng bị lây nhiễm HIV không phụ thuộc vào thâm niên công tác (p > 0,05).
Không thấy có mối liên quan có nghĩa thống kê giữa đào tạo với thực hành của nhân viên y tế (p > 0,05), nhƣ vậy trong thực tế công việc nhân viên y tế luôn có ý thức thực hành theo đúng quy định Điều này đúng cho tất cả nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng.
Phân tích các giải pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV nghề nghiệp cho nhân viên y tế
Nhân viên y tế là đối tƣợng có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV do hàng ngày phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch thể của người bệnh, tuy nhiên việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế là vấn đề rất khó khăn, phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, cụ thể là:
Yếu tố khách quan: Do điều kiện kinh tế ở nước ta còn nhiều khó khăn nên cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phòng hộ cho cá nhân và tập thể chƣa tốt Cũng do kinh phí eo hẹp nên công tác giáo dục, truyền thông, đào tạo cho nhân viên y tế về dự phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp cũng chƣa thật sự đƣợc làm tốt Đôi khi, sự quan tâm từ phía các nhà quản lý cho công tác này cũng chƣa thật đúng mức, các chính sách bảo hiểm y tế cho người bị phơi nhiễm cũng ra đời chậm, muộn và đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu Điều trị sau phơi nhiễm HIV là một điều trị cấp cứu nhƣng việc tiếp cận với thuốc điều trị dự phòng cũng thể hiện những bất cập… Hiện nay sự quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện nói chung và bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên
Bái nói riêng thường xuyên xảy ra, cường độ làm việc của nhân viên y tế thường xuyên quá sức, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc và tính cẩn trọng trong khi tác nghiệp Ngoài ra đồng lương eo hẹp không đủ sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí, sự gắn bó và tính nhẫn nại với nghề nghiệp của một số nhân viên y tế.
Yếu tố chủ quan: Ý thức tự giác chấp hành các quy định chuyên môn của nhiều nhân viên y tế chƣa cao, nhiều nhân viên y tế còn chủ quan trong khi tác nghiệp
Từ các kết quả nghiên cứu thu đƣợc và những phân tích nguyên nhân kể trên thì các giải pháp có tính khả thi hiện nay là:
Cần có sự quan tâm đúng mức từ các nhà quản lý, cung cấp cho nhân viên y tế đầy đủ kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp, giúp họ hiểu đƣợc sự quan trọng, cần thiết và hiệu quả của việc tự giác phòng hộ cho bản thân Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ tối thiểu cho nhân viên y tế, trên cơ sở sử dụng phù hợp, tránh lãng phí.
Tổ chức giám sát thường xuyên, uốn nắn để nhân viên y tế thực hiện đúng các quy trình dự phòng lây nhiễm HIV nói riêng cũng nhƣ các quy trình phòng chống nhiễm khuẩn nói chung.
Tại các khoa lâm sàng cần có quy trình xử lý sau phơi nhiễm đƣợc treo ở nơi phù hợp để nhân viên y tế có thể thực hiện đúng khi xảy ra phơi nhiễm. Đảm bảo tính sẵn có của thuốc kháng vi rút để nhân viên y tế có thể sử dụng trước 6 giờ đầu kể từ khi xảy ra phơi nhiễm.
Cố gắng bố trí phù hợp nhân lực để giảm gánh nặng công việc cho nhân viên y tế nhất là với các bộ phận có nguy cơ lây nhiễm cao và cường độ làm việc lớn.
Thường xuyên giáo dục y đức và kỹ năng giao tiếp với người bệnh, đặc biệt là người bệnh HIV/AIDS.
Các giải pháp lâu dài:
Cải thiện chế độ tiền lương, quản lý tốt các nguồn thu phí để có thu nhập tăng thêm cho nhân viên y tế Cải cách không ngừng các chế độ bảo hiểm nghề nghiệp phù hợp và thỏa đáng đối với người bị phơi nhiễm.