1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng

37 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát nhu cầu đọc sách
Tác giả Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Lê Nhật Huyền, Trần Song Xuân Hiền, Trần Thị Thu Hoài, Đậu Quang Hướng, Nguyễn Khánh Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Cang, Giáo viên hướng dẫn
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Thống kê kinh doanh và kinh tế
Thể loại Báo cáo toàn văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 543,19 KB

Cấu trúc

  • I. Giới thiệu đề tài (6)
    • 2.1. Các khái niệm (6)
      • 2.1.1 Khái niệm liên quan đến đọc sách (6)
      • 2.1.2 Phân loại sách (7)
      • 2.1.3 Vai trò (7)
    • 2.2. Thực trạng đọc sách (8)
  • II. Nội dung đề tài (8)
    • 1.1. Các câu hỏi về thông tin cá nhân (9)
    • 1.2. Các câu hỏi về tần suất đọc sách và lí do đọc sách (9)
    • 1.3. Các câu hỏi về những tác nhân ảnh hưởng đến việc đọc sách (10)
    • 1.4. Các câu hỏi về tiêu chí chọn sách (11)
    • 2.1. Thống kê mô tả (11)
      • 2.1.1 Bảng đơn giản (11)
      • 2.1.2 Bảng kết hợp (2 yếu tố) (20)
    • 2.2. Ước lượng thống kê (28)
    • 2.3. Kiểm định thống kê (30)
      • 2.3.1 Kiểm định giả thuyết thống kê (30)
      • 2.3.2 Kiểm định mối quan hệ của 2 tiêu thức định tính (32)
    • 3.1. Kiểm định tương quan tuyến tính 2 nhân tố (32)
    • 3.2. Kiểm định tương quan hạng giữa 2 nhân tố (33)
  • III. Kết luận của đề tài (36)

Nội dung

DANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1 Biểu đồ tròn về thời gian đọc sách mỗi lần của sinh viên...14 Hình 2 Biểu đồ cột về khoảng thời gian sinh viên thường đọc sách...15 Hình 3 Biểu đồ Thống kê các hì

Giới thiệu đề tài

Các khái niệm

2.1.1 Khái niệm liên quan đến đọc sách:

Sách là sản phẩm trí tuệ của con người, được tích lũy thông qua những kiến thức thực tiễn, nền văn hóa, lịch sử của các dân tộc trên thế giới, đây là công cụ để chứng minh cho những thành tựu của loài người trong quá trình hình thành và phát triển. Đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ thông tin cùng ý tưởng Giống như ngôn ngữ, nó chính là một sự tương tác phức tạp giữa các văn bản và người đọc được định hình bởi kiến thức của người đọc, kinh nghiệm, thái độ, và cộng đồng ngôn ngữ, vốn phụ thuộc vào văn hóa và xã hội cụ thể.

- Theo đó, tất cả các loại sách hiện nay đều được chia thành 8 loại:

+ Sách khoa học công nghệ - kinh tế

+ Sách Văn học - Nghệ thuật

+ sách tâm lý, tâm linh, tôn giáo

+ Sách Chính trị - Pháp luật

Cụ thể, vai trò của sách đối với con người được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Sách được ví như một nguồn tri thức vô tận, mở ra cánh cửa đến mọi ngóc ngách của đời sống Từ những lĩnh vực khoa học, kỹ thuật đến kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, tất cả đều được lưu giữ và truyền tải qua những trang sách Nhờ vậy, con người có thể tiếp cận kho tàng tri thức đồ sộ, mở rộng tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết và không ngừng phát triển bản thân.

- Sách giúp con người rèn luyện tư duy sáng tạo: Đọc sách giúp con người rèn luyện khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề Sách cũng giúp con người phát huy khả năng sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới, độc đáo.

Sách đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách con người Qua những trang sách, chúng ta tiếp nhận những giá trị tinh thần cao đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách tốt Bên cạnh đó, sách còn cung cấp kiến thức sâu rộng về thế giới xung quanh, giúp chúng ta ứng xử phù hợp với xã hội, trở thành những công dân có ích.

- Sách giúp con người giải trí, thư giãn: Đọc sách là một cách giải trí lành mạnh, giúp con người thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi Sách cũng giúp con người mở rộng tầm nhìn, khám phá những điều mới mẻ.

Có thể nói, sách là một tài sản vô giá của nhân loại Việc đọc sách là một thói quen tốt, giúp con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Thực trạng đọc sách

Thực trạng đọc sách của sinh viên hiện nay đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại Theo các kết quả khảo sát, tỷ lệ sinh viên đọc sách thường xuyên ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 30%, trong khi đó số lượng sinh viên không đọc sách hoặc đọc sách thỉnh thoảng chiếm khoảng 70%

Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng này có thể kể đến như:

+ Sự phát triển của công nghệ thông tin: Khiến sinh viên dễ tiếp cận được với nguồn thông tin cần thiết, dần rời xa phương thức đọc truyền thống.

+ Tình trạng thiếu hụt nguồn sách cần thiết mang tính chuyên ngành: Dù không phải nguyên nhân chính nhưng ở một số nơi, tại các trường đại học, việc tiếp cận với một đầu sách chuyên ngành để nghiên cứu là rất khó khăn, khiến sinh viên khó tiếp cận để phục vụ học tập nghiên cứu.

+ Thái độ thờ ơ của sinh viên: Một số sinh viên cho rằng đọc sách là tốn thời gian và không cần thiết.

Thực trạng đọc sách của sinh viên hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề đáng quan ngại Việc thiếu hụt tri thức từ sách là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khó khăn trong học tập, nghiên cứu và cả phát triển cá nhân của sinh viên Thực trạng này cũng trực tiếp làm giảm nhu cầu mua sách, giáo trình của sinh viên, ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn kiến thức quan trọng.

Nội dung đề tài

Các câu hỏi về thông tin cá nhân

4 Bạn đang học trường nào?

5 Bạn đang là sinh viên năm mấy?

6 Thu nhập trung bình hàng tháng của bạn khoảng bao nhiêu? (bao gồm: tiền gia đình chu cấp, lương, thưởng, )

=> Ý nghĩa: Giúp nhóm nắm bắt thông tin, dữ liệu rõ ràng về đối tượng mà nhóm nghiên cứu, tránh phiếu ảo.

Các câu hỏi về tần suất đọc sách và lí do đọc sách

1 Bạn thường mua sách bao lâu một lần?

2 Số lượng sách mà bạn đang sở hữu?

3 Bạn thường dành khoảng bao nhiêu thời gian cho mỗi lần đọc sách?

4 Trung bình trong 3 tháng, bạn đọc được bao nhiêu cuốn sách?

5 Bạn thường mất bao lâu để đọc xong một cuốn sách?

6 Khoảng thời gian bạn đọc sách trong ngày?

7 Mục đích của việc đọc sách đối với bạn là gì?

8 Mọi người hãy lựa chọn câu trả lời dựa trên mức độ đồng ý của bản thân đối với các ý kiến được đưa ra Mức độ phân bổ từ 1 đến 5 như sau:

9 Mức độ thường xuyên đọc sách?

10 Bạn có thường đọc lại cuốn sách mình đã đọc không?

11 Bạn có thường chia sẻ cuốn sách với bạn bè sau khi đọc không?

12 Bạn có thường tham gia các hoạt động về sách (hội thảo, tuyên truyền )?

=> Ý nghĩa: Giúp nhóm xác định thói quen, tần suất đọc sách và lí do các mục tiêu nghiên cứu tìm tới sách.

Các câu hỏi về những tác nhân ảnh hưởng đến việc đọc sách

1 Đánh giá mức độ quan trọng của việc đọc sách đối với bạn?

2 Lý do nào khiến việc đọc sách gây trở ngại với bạn?

3 Bạn thường đọc sách ở đâu?

4 Bạn dành khoảng bao nhiêu tiền để chi trả cho việc mua sách trong 1 quý (3 tháng)?

5 Bạn thường tìm kiếm nguồn sách ở đâu?

6 Bạn thường quan tâm đến các chủ đề nào?

=> Ý nghĩa: Giúp nhóm biết được những tác nhân ảnh hưởng đến việc đọc sách của các mục tiêu nghiên cứu.

Các câu hỏi về tiêu chí chọn sách

1 Những thể loại sách mà bạn thường đọc?

2 Tiêu chí nào sau đây khiến bạn chọn mua một cuốn sách?

3 Bạn thích đọc sách dưới hình thức nào?

=> Ý nghĩa: Giúp nhóm biết được những yêu cầu, tiêu chí của mục tiêu nghiên cứu khi sinh viên lựa chọn một cuốn sách là gì?

Thống kê mô tả

2.1.1.1 Bảng phân phối tần số

Bảng phân phối tần số về tỷ lệ sinh viên từ năm 1 đến năm 4 tham gia khảo sát

Bảng 1 Bảng phân phối tần số về tỷ lệ sinh viên từ năm 1 đến năm 4 tham gia khảo sát

Nhận xét: Trong tổng số 130 phiếu, tỷ lệ sinh viên năm 2 tham gia nghiên cứu là phần lớn chiếm 74,6%, ít nhất là năm 4 chỉ chiếm 3,1% Bởi vì chúng tôi đang học năm 2 nên đa số sẽ quen biết với những bạn cùng khóa và dễ dàng nhờ những bạn ấy tham gia khảo sát.

Bảng phân phối tần số về nguồn sách mà sinh viên thường tìm đến

Nền tảng mạng xã hội chính thống (Facebook, )

Các trang web đọc sách Online, Ebook

Bảng 2 Bảng phân phối tần số về nguồn sách mà sinh viên thường tìm đến

Trong khảo sát, sinh viên Đà Nẵng ưu tiên tìm sách từ nền tảng mạng xã hội chính thống (Facebook) với tỷ lệ 37,1%, tiếp theo là nhà sách (26,2%) Ngoài ra, sinh viên cũng tìm kiếm sách từ các trang web đọc sách trực tuyến, sách điện tử hoặc người quen, cho thấy sự linh hoạt trong việc tìm nguồn tài liệu.

Bảng phân phối tần số về loại sách thường đọc của sinh viên

The Sách văn học 69 18.6% 53.1% loai a Sách khoa học 38 10.2% 29.2%

Sách văn hóa - xã hội 56 15.1% 43.1%

Sách tâm lý - tôn giáo

Bảng 3 Bảng phân phối tần số về loại sách thường đọc của sinh viên

Nhận xét: Có thể thấy được chênh lệch về các Thể loại sách mà sinh viên đọc không nhiều Chiếm nhiều nhất là Sách giáo trình với 19,4%, sở dĩ nhóm Sách giáo trình dẫn đầu bởi đối tượng nhóm khảo sát là sinh viên, vậy nên mọi người thường tìm tòi, nghiên cứu tài liệu trong giáo trình cho việc học Ngay sau đó là Sách văn học với 18.6%, có lẽ sau những khoảng thời gian học tập vất vả, mọi người thường muốn thả mình đắm chìm vào những câu chuyện thú vị cũng như muốn thúc đẩy tư duy và nhận thức của bản thân Ngoài ra còn một số Thể loại khác như: Sách kỹ năng sống, Sách văn hóa - xã hội,… cũng được khá nhiều sinh viên lựa chọn

2.1.1.2 Đồ thị mô tả Đồ thị phản ánh cơ cấu về thời gian đọc sách mỗi lần của sinh viên

Tg doc 1lan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Bảng 4 Đồ thị phản ánh cơ cấu về thời gian đọc sách mỗi lần của sinh viên

Hình 1 Biểu đồ tròn về thời gian đọc sách mỗi lần của sinh viên

Nhận xét: Qua khảo sát có thể thấy thời gian đọc sách của sinh viên có sự phân bố rõ rệt Thời gian đọc sách trung bình mỗi lần của viên từ 30 phút - 1 tiếng là chủ yếu, chiếm 57.7%, theo sau đó là dưới 30 phút, chiếm 25.4% Có 13.1% sinh viên đọc từ 1-3 tiếng mỗi lần, và chỉ có 3.8% sinh viên, cụ thể là 5/130 bạn đọc sách từ 3 tiếng trở lên trong 1 lần đọc.

Bảng phân phối tần số và biểu đồ cột cho biết khoảng thời gian sinh viên thường đọc sách

Khoang tg doc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Sau giờ học/ giờ làm 71 54.6 54.6 54.6

Khác (Lúc rảnh rỗi/ có tâm trạng)

Bảng 5 Bảng phân phối tần số cho biết khoảng thời gian sinh viên thường đọc sách

Hình 2 Biểu đồ cột về khoảng thời gian sinh viên thường đọc sách

Nhận xét: Kết quả cho thấy, sinh viên thường đọc vào lúc Sau giờ học/ giờ làm chiếm 54.6% với 71 phiếu Điều này cho thấy sau khi đi làm, đi học trên trường về mọi người mới có thời gian đọc sách để học tập cũng như thư giãn Tiếp đến là Trước khi đi ngủ với 30.8%, có lẽ đây là thời gian khiến mọi người muốn dành một chút thời gian cho bản thân mình sau một ngày dài bận rộn, bạn có thể đọc một chút sách để dễ dàng chìm vào giấc ngủ Và thấp nhất là khoảng thời gian Sau khi thức dậy với 2.3%, theo nhóm chúng tôi kết luận, bởi khi bắt đầu một ngày mới, mọi người thường bận rộn và không có thời gian để có thể thư thả đọc sách.

Biểu đồ phân phối hình thức đọc sách của sinh viên

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Truyền thống (Sách quyển, sách giấy các loại)

Bảng 6 Bảng thống kê các hình thức đọc sách của sinh viên

Hình 3 Biểu đồ Thống kê các hình thức đọc sách của sinh viên

Nhận xét: Qua số liệu thống kê, các loại sách giấy truyền thống vẫn luôn được ưa chuộngbởi các bạn sinh viên với tỷ lệ cao vượt trội là 66,9% Tiếp đến là Sách điện tử với 18.5%, chỉ số này cho thấy sinh viên ngày nay đang dần tiếp cận với một hình thức đọc sách mới, thuận tiện và phù hợp với thời đại số hóa ngày nay Một xu hướng mới của hình thức đọc sách đang được mọi người đón nhận đó là hình thức nghe đọc sách qua video trên mạng, Youtube, Tuy nhiên, không có quá nhiều sinh viên lựa chọn hình thức này bởi tỷ lệ lựa chọn chỉ đạt 14,6%.

Biểu đồ phân phối nơi sinh viên đọc sách

Ngoài trời (Bờ sông, công viên, )

Bảng 7 Bảng thống kê nơi sinh viên thường đọc sách

Hình 4 Biểu đồ phân phối nơi sinh viên thường đọc sách

Nhận xét: Biểu đồ thống kê nơi đọc sách cho thấy, chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,7% sinh viên chọn nhà là nơi mà họ thường hay đọc sách nhất Thư viện và quán cà phê chiếm tỷ lệ gần bằng nhau (lần lượt chiếm tỷ lệ là 18,7% và 19,2%), số liệu cho thấy việc sinh viên đến thư viện và các quán cà phê thường sẽ không đọc sách Ngoài ra, những địa điểm ngoài trời như công viên, bờ sông,… thường sẽ rất ít người đọc sách (chiếm 8,4%) Qua đó ta thấy sinh viên có xu hướng chọn những nơi có không gian kín đáo, ít tiếng ồn và tiện nghi để tập trung đọc sách.

Bạn có thường xuyên chia sẻ những cuốn sách bạn đọc với người khác?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Bảng 8 Bảng phân phối tần số về mức độ sinh viên chia sẻ sách đọc cho người khác

Hình 5 Biểu đồ thể hiện tần số sinh viên chia sẻ sách đọc cho người khác

Nhận xét: Bảng tần số và biểu đồ cho thấy, có 36.2% sinh viên chọn đáp án “Thỉnh thoảng” cho câu hỏi có thường xuyên chia sẻ sách với người khác Có 27.7% sinh viên chọn “Thường xuyên”, và chỉ có 4.6% là “Không bao giờ” Có thể thấy, đa số sinh viên khá cởi mở trong việc chia sẻ sách đã đọc cho người khác.

Bạn có thường tham gia các hoạt động về sách (hội thảo, tuyên truyền )

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Bảng 9 Bảng phân phối tần số về mức độ tham gia các hoạt động về sách

Hình 6 Biểu đồ phân phối tần số về mức độ tham gia hoạt động về sách của sinh viên

Nhận xét: Không có sự phân bố đồng đều giữa các cột, tập trung nhiều nhất ở cột 3 (Thỉnh thoảng) với 48 lượt bình chọn, ít nhất ở cột 5 (Rất thường xuyên) với 2 lượt bình chọn Rõ ràng, biểu đồ phân phối có dạng lệch trái, với mức 1, 2, 3 chiếm hơn 80% tỷ trọng, cho thấy được đa phần sinh viên ngày nay vẫn còn rất hạn chế trong việc tham gia những hoạt động về sách như hội thảo, tuyên truyền.

2.1.2 Bảng kết hợp (2 yếu tố)

Bảng thống kê mô tả số lượng sách đọc trong 3 tháng của sinh viên từ năm 1 đến năm 4: c15*c2 Crosstabulation

Sl doc trong 3th Dưới 3 cuốn Count 7 65 12 1 85

Percentages and totals are based on respondents.

Bảng 10 Bảng mô tả số lượng sách đọc trong 3 tháng của sinh viên năm 1 - 4

Nhận xét: Cụ thể, trong vòng 3 tháng, phần lớn sinh viên năm 1 chỉ đọc dưới 3 cuốn, chiếm tỷ lệ tới 70% Sinh viên năm 2 đọc dưới 3 cuốn chiếm 67%, và khá khen cho những bạn đọc trên 5 cuốn với 6.2% Sinh viên năm 3 chủ yếu đọc dưới 3 cuốn chiếm 63.2% Và cuối cùng là sinh viên năm 4, số lượng sách đọc trong vòng 3 tháng từ 3-5 cuốn lại chiếm tới 75% Có lẽ mấy anh chị đã là năm cuối rồi nên cố gắng tập trung học hành, đọc nhiều sách để có thể có kiến thức hơn

Tuy nhiên, trong 130 phiếu khảo sát, thì đã có 97 phiếu là của sinh viên năm 2 nên không thể bao quát được số lượng sách đọc trong 3 tháng của toàn trường.

Bảng thống kê tiêu chí đọc sách theo giới tính:

Bìa đẹp mắt, thu hút Count 40 39 79

Tác giả yêu thích Count 25 19 44

Giá thành phù hợp Count 39 34 73

Giới thiệu từ người quen

40.0% 53.8% Đáp ứng nhu cầu cá nhân

Percentages and totals are based on respondents. a Group

Bảng 11 Bảng thống kê tiêu chí đọc sách theo giới tính

Qua khảo sát, 112 bạn lựa chọn tiêu chí "Nội dung hay" khi đọc sách, chiếm 45,5% nam và 54,5% nữ Tiếp theo, 89 bạn chọn "Đáp ứng nhu cầu cá nhân", với 49,4% nam và 50,6% nữ Đáng chú ý, tiêu chí "Bìa đẹp mắt, thu hút" được 130 bạn ưa chuộng, gần bằng nhau ở cả nam và nữ Ngoài ra, những tiêu chí khác như "Giá thành phù hợp", "Độ nổi tiếng", "Giới thiệu từ người quen" cũng được quan tâm.

Bảng thống kê Chủ đề sinh viên thường đọc theo giới tính

Chu de1 * Gioi tinh Crosstabulation

Thiên văn học - vũ trụ 0 1 1

Bảng 12 Bảng thống kê Chủ đề sinh viên thường đọc theo giới tính

Nhận xét: Theo kết quả khảo sát, chủ đề Khoa học - kĩ thuật được sinh viên lựa chọn nhiều nhất với 38 lượt chọn, theo sau là chủ đề Trinh thám - kinh dị với 33 lượt chọn, 2 chủ đề Chính trị và Tâm lý - tình cảm có lượt chọn tương đương nhau là 26,

27, các chủ đề khác không được ưa chuộng nhiều Chủ đề Khoa học - kĩ thuật có số lượng sinh viên nam lựa chọn nhiều hơn là 23 lượt, trong khi đó thì chủ đề Trinh thám

- kinh dị lại được các bạn nữ lựa chọn nhiều hơn, số lượng là 21 gần gấp đôi số lượng các bạn nam chọn là 12 Hai chủ đề Chính trị và Tâm lý - tình cảm thì số lượng nam nữ lựa chọn gần như bằng nhau và đều trên 10 lượt chọn Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng đọc thêm các chủ đề khác, có bạn cũng đọc về chủ đề Tư duy phát triển bản thân.

Bảng thống kê mục đích đọc sách của sinh viên từ năm 1 đến năm

Muc dich * SV nam thu Crosstabulation

Sinh vien nam thu Total

Muc dich Học tập Count

Bảng 13 Bảng thống kê mục đích đọc sách của sinh viên từ năm 1 đến năm 4

Ước lượng thống kê

Bảng ước lượng thống kê về số lượng sách đọc được trong 3 tháng của sinh viên

Bảng 16 Bảng ước lượng thống kê về số lượng sách đọc được trong 3 tháng

Căn cứ vào kết quả ước lượng bảng Descriptives cho thấy với độ tin cậy 95% có thể kết luận về số lượng sách đọc được trong 3 tháng của một sinh viên Đại học Đà Nẵng rằng :

- Trung bình trong 3 tháng, số lượng sách mà một sinh viên Đại học Đà Nẵng đọc nằm trong khoảng từ 2,59 quyển sách đến 3,30 quyển sách (tức là trung bình trong

3 tháng, số lượng sách mà một sinh viên Đại học Đà Nẵng đọc là khoảng 3 quyển sách)

- Số lượng sách ít nhất mà một sinh viên Đại học Đà Nẵng đọc trong 3 tháng là 1 quyển

- Số lượng sách nhiều nhất mà một sinh viên Đại học Đà Nẵng đọc trong 3 tháng là 15 quyển

Bảng ước lượng về thời gian đọc sách trong một lần của sinh viên

Bảng 17 Bảng ước lượng về thời gian đọc sách trong một lần của sinh viên

Dựa trên bảng mô tả thống kê, có thể kết luận về thời gian đọc sách một lần của sinh viên Đại học Đà Nẵng ở mức độ tin cậy 95%.

- Thời gian đọc sách trung bình trong mỗi lần đọc của một sinh viên Đại học nằm trong khoảng từ 0,77 giờ đến 1,05 giờ (tức là nằm trong khoảng từ 46 phút đến 1 tiếng 03 phút).

- Thời gian đọc ít nhất trong một lần đọc của một sinh viên Đại học Đà Nẵng là 0,1 giờ (tương đương 6 phút).

- Thời gian đọc nhiều nhất trong một lần đọc của một sinh viên Đại học Đà Nẵng là 4,6 giờ (tương đương là 4 tiếng 36 phút)

Dựa vào thời gian đọc sách trung bình trong mỗi lần đọc của một sinh viên Đại học Đà Nẵng, ta có thể thấy thời gian này là không quá dài cũng không quá ngắn.

Kiểm định thống kê

2.3.1 Kiểm định giả thuyết thống kê

 Với hằng số: (Kiểm định tham số)

Kiểm định giả thuyết: Số lượng sách bình quân mà sinh viên Đại học Đà Nẵng sở hữu là 30 cuốn, với mức độ tin cậy là 95%.

- Cặp giả thuyết cần kiểm định:

N Mean Std Deviation Std Error Mean

Test Value = 30 t df Sig (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the

Bảng 18 Kiểm định giả thuyết số sách bình quan của sinh viên Đà Nẵng

Nhận xét: Căn cứ vào dữ liệu bảng One-Sample Test cho thấy, giá trị Sig0,000 < 0,05 (mức ý nghĩa 5%) ⇒ Bác bỏ Ho, chấp nhận H1 ⇒ số lượng sách trung bình khác 30 cuốn.

So với bảng One-Sample Test, số lượng sách trung bình là 18.833 cuốn Như vậy, số lượng sách trung bình sinh viên Đại học Đà Nẵng sở hữu là nhỏ hơn 30 cuốn.

Kiểm định giả thuyết: Khoảng 50% sinh viên thích đọc sách theo kiểu truyền thống, với mức độ tin cậy là 95%.

- Cặp giả thuyết cần kiểm định:

N Mean Std Deviation Std Error Mean

Test Value = 0.5 t df Sig (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the

Bảng 19 Kiểm định giả tuyết tỉ lệ sinh viên thích độc sách truyền thống

Dựa vào kết quả kiểm định One-Sample Test, giá trị Sig = 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% Như vậy, nghiên cứu bác bỏ giả thuyết Ho và chấp thuận giả thuyết H1 Kết quả này chứng tỏ tỷ lệ sinh viên thích đọc sách theo kiểu truyền thống khác biệt đáng kể so với 50%.

So với bảng One-Sample Test, tỷ lệ sinh viên thích đọc sách theo kiểu truyền thống (sách giấy…) là 66.9%, lớn hơn 50%

2.3.2 Kiểm định mối quan hệ của 2 tiêu thức định tính:

Có ý kiến cho rằng: “Hình thức đọc sách của sinh viên không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính” Với mức ý nghĩa 5% ý kiến trên có đáng tin cậy hay không?

Ho: Giới tính và Hình thức đọc sách của sinh viên là độc lập.

H1: Giới tính và Hình thức đọc sách của sinh viên có liên hệ phụ thuộc.

Value df Asymp Sig (2-sided)

N of Valid Cases 130 a 0 cells (.0%) have expected count less than 5 The minimum expected count is 9.50.

Bảng 20 Kiểm định mối quan hệ giữa hình thức đọc sách và giới tính

Nhận sét: Giá trị sig của kiểm định Chi-Square Tests là 0.243>0.05 ⇒ Không đủ cơ sở bác bỏ Ho.

Kiểm định tương quan tuyến tính 2 nhân tố

“Với mức ý nghĩa 1% hãy kiểm định có hay không mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa thời gian của sinh viên Đại học Đà Nẵng cho khoảng thời gian đọc sách trong 1 lần và cho số lượng sách đọc được trong 3 tháng.”

Cặp giả thuyết cần kiểm định

- Giả thuyết H0: Không có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa thời gian của sinh viên Đại học Đà Nẵng cho khoảng thời gian đọc sách trong 1 lần và cho số lượng sách đọc được trong 3 tháng “R=0”.

- Giả thuyết H1: Có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa thời gian của sinh viên Đại học Đà Nẵng cho khoảng thời gian đọc sách trong 1 lần và cho số lượng sách đọc được trong 3 tháng “R≠0”.

Tg doc 1lan Sl doc trong 3th

Tg doc 1lan Pearson Correlation 1 616 **

Sl doc trong 3th Pearson Correlation 616 ** 1

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Bảng 21 Mối liên hệ giữa thời gian đọc sách 1 lần và lượng sách đọc 3 tháng

Nhận xét: Giá trị Sig = 0.000 < 1% cho phép bác bỏ giả thuyết H0 thừa nhận đối thuyết H1, hay nói với mức ý nghĩa 1% có thể kết luận thời gian cho khoảng thời gian đọc sách trong 1 lần và cho số lượng sách đọc được trong 3 tháng của sinh viên có mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau.

Kiểm định tương quan hạng giữa 2 nhân tố

“Với mức ý nghĩa 1% hãy kiểm định có hay không mối quan hệ tương quan hạng giữa thời gian của sinh viên Đại học Đà Nẵng cho khoảng thời gian đọc sách trong 1 lần và cho số lượng sách đọc được trong 3 tháng.”

Cặp giả thuyết cần kiểm định

Giả thuyết H0 được đặt ra để kiểm định mối quan hệ tương quan giữa thời gian đọc sách trong một lần và số lượng sách đọc trong 3 tháng của sinh viên Đại học Đà Nẵng Theo giả thuyết này, không có mối quan hệ tương quan giữa hai biến số, tức là R = 0.

- Đối thuyết H1: Có mối quan hệ tương quan hạng giữa thời gian của sinh viên Đại học Đà Nẵng cho khoảng thời gian đọc sách trong 1 lần và cho số lượng sách đọc được trong 3 tháng “R≠0”.

Tg doc 1lan Sl doc trong 3th

Spearman's rho Tg doc 1lan Correlation Coefficient 1.000 284 **

Sl doc trong 3th Correlation Coefficient 284 ** 1.000

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Bảng 22 Quan hệ tương quan:thời gian đọc sách 1 lần - lượng sách đọc 3 tháng

Nhận xét: Giá trị Sig = 0.001 < 1% cho phép bác bỏ giả thuyết H0 thừa nhận đối thuyết H1, hay nói với mức ý nghĩa 1% có thể kết luận thời gian cho khoảng thời gian đọc sách trong 1 lần và cho số lượng sách đọc được trong 3 tháng của sinh viên có mối quan hệ tương quan hạng với nhau.

Ví dụ: Phân tích tác động của thu nhập trung bình của sinh viên đến lượng tiền chi trả cho việc mua sách trong 1 quý của sinh viên trường Đại học Đà Nẵng.

- B1: Mô hình tổng quát phân tác động của thu nhập trung bình của sinh viên đến lượng tiền chi trả cho việc mua sách trong 1 quý của sinh viên trường Đại học Đà Nẵng.

Y: Lượng tiền sinh viên chi trả cho việc mua sách trong 1 quý (Biến phụ thuộc)

X: Thu nhập trung bình của sinh viên (Biến độc lập)

U: Các nhân tố khác tác động đến Y không có trong mô hình

B2: Kiểm định sự tồn tại của mô hình

Cặp giả thuyết cần kiểm định:

- Giả thuyết Ho: Thu nhập trung bình của sinh viên không tác động đến lượng tiền sinh viên chi trả cho việc mua sách trong 1 quý “R2=0”.

- Đối thuyết H1: Thu nhập trung bình của sinh viên tác động đến lượng tiền sinh viên chi trả cho việc mua sách trong 1 quý “R2≠0”.

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Total 4872892.308 129 a Dependent Variable: Tien chi tra 1 quy b Predictors: (Constant), Thu nhap tb

Nhận xét: Bảng ANOVA có giá trị Sig=0.320 > 5%, chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết Ho, hay nói với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận thu nhập trung bình của sinh viên không tác động đến lượng tiền sinh viên chi trả cho việc mua sách trong 1 quý.

Ngày đăng: 08/10/2024, 20:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân phối tần số về tỷ lệ sinh viên từ năm 1 đến năm 4 tham gia khảo sát - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Bảng ph ân phối tần số về tỷ lệ sinh viên từ năm 1 đến năm 4 tham gia khảo sát (Trang 11)
Bảng phân phối tần số về nguồn sách mà sinh viên thường tìm đến - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Bảng ph ân phối tần số về nguồn sách mà sinh viên thường tìm đến (Trang 12)
Bảng 3. Bảng phân phối tần số về loại sách thường đọc của sinh viên - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Bảng 3. Bảng phân phối tần số về loại sách thường đọc của sinh viên (Trang 13)
Hình 1. Biểu đồ tròn về thời gian đọc sách mỗi lần của sinh viên - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Hình 1. Biểu đồ tròn về thời gian đọc sách mỗi lần của sinh viên (Trang 14)
Hình 2. Biểu đồ cột về khoảng thời gian sinh viên thường đọc sách - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Hình 2. Biểu đồ cột về khoảng thời gian sinh viên thường đọc sách (Trang 15)
Bảng 5. Bảng phân phối tần số cho biết khoảng thời gian sinh viên thường đọc sách - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Bảng 5. Bảng phân phối tần số cho biết khoảng thời gian sinh viên thường đọc sách (Trang 15)
Hình 3. Biểu đồ Thống kê các hình thức đọc sách của sinh viên - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Hình 3. Biểu đồ Thống kê các hình thức đọc sách của sinh viên (Trang 16)
Bảng 7. Bảng thống kê nơi sinh viên thường đọc sách - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Bảng 7. Bảng thống kê nơi sinh viên thường đọc sách (Trang 17)
Hình 5 Biểu đồ thể hiện tần số sinh viên chia sẻ sách đọc cho người khác - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Hình 5 Biểu đồ thể hiện tần số sinh viên chia sẻ sách đọc cho người khác (Trang 18)
Bảng 8. Bảng phân phối tần số về mức độ sinh viên chia sẻ sách đọc cho người khác - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Bảng 8. Bảng phân phối tần số về mức độ sinh viên chia sẻ sách đọc cho người khác (Trang 18)
Hình 6. Biểu đồ phân phối tần số về mức độ tham gia hoạt động về sách của sinh viên - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Hình 6. Biểu đồ phân phối tần số về mức độ tham gia hoạt động về sách của sinh viên (Trang 20)
Bảng 10. Bảng mô tả số lượng sách đọc trong 3 tháng của sinh viên năm 1 - 4 - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Bảng 10. Bảng mô tả số lượng sách đọc trong 3 tháng của sinh viên năm 1 - 4 (Trang 21)
Bảng thống kê Chủ đề sinh viên thường đọc theo giới tính - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Bảng th ống kê Chủ đề sinh viên thường đọc theo giới tính (Trang 23)
Bảng thống kê mục đích đọc sách của sinh viên từ năm 1 đến năm - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Bảng th ống kê mục đích đọc sách của sinh viên từ năm 1 đến năm (Trang 24)
Bảng 20. Kiểm định mối quan hệ giữa hình thức đọc sách và giới tính - Khảo sát nhu cầu Đọc sách của sinh viên Đại học Đà nẵng
Bảng 20. Kiểm định mối quan hệ giữa hình thức đọc sách và giới tính (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w