1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao

95 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao
Tác giả Nguyên Thị Vân Anh
Người hướng dẫn Ts. Nguyễn Văn Lưu
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 27,02 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐề tài luận văn “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao” đã được thực hiện cùng với quảtrình học viên học tập tại lớp Cao học K18

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ VÂN ANH

LUAN VAN THAC SI DU LICH

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ VÂN ANH

LUẬN VAN THAC SĨ DU LICH

Mã số: 8810101.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Lưu

Hà Nội — 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Văn Lưu.

Các dữ liệu được nêu trong luận văn đều có nguồn tham khảo được ghi

rõ và đáng tin cậy, các phân tích đánh giá là của tôi và chưa được công bốtrong bất cứ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõnguôn goc.

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2024

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Vân Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề tài luận văn “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL tại

điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao” đã được thực hiện cùng với quảtrình học viên học tập tại lớp Cao học K18, khoa Du lịch học, trường Dai hocKhoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Nhà trường,phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng toàn thể các thầy cô

trong Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội.

Và đặc biệt hơn hết tác giả xin gửi lời cảm ơn, tri ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Văn Lưu Thầy đã luôn luôn đồng hành

hướng dẫn và hỗ trợ tận tình tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tác giả xin được cảm ơn tới Sở Du lịch tỉnh Hà Nam, lãnh đạo Phòng Văn hóa — Thông tin huyện Kim Bảng, Ban quản lý Khu du lịch Tam Chúc,

Ba Sao đã hỗ trợ nhiệt tinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu dé hoàn

thành luận văn.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bẻ, người thân,

cảm ơn những người dân tại Hà Nam và du khách đến với Hà Nam đã giúp

đỡ, chia sẻ, động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Tác gia xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2024

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Vân Anh

Trang 5

MỤC LỤC

1 L¥ do Chon 0Š ae 7

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài -.-e sscsssssscssesssesssesssessesssee 9

2.1 Mục tiêu nghiên CỨU - << s1 HH 9 2.2 Nhiém vu nghién CUU 088 10

3 Déi 0 10

4 Phương pháp nghiên CỨU s-s-sesesesesseseseseseses — 10

4.1 Phương pháp phân tích tông hợp và phân tích số liệu +2 5 + 5s+552 10

4.2 Phương pháp thu thập và xử lý dit liệu << ‡+++sssseeeeerreses 11

5 Kết cau luận va 11„ Ket câu luận VAN << <4 U00 190050 100004 00000 090060900006.00 006

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIEM VE NGHIÊN CỨU CHAT

LƯỢNG VA NÂNG CAO CHAT LƯỢNG DOI NGŨ HƯỚNG DAN VIÊN DU LICH TẠI DIEM CUA KHU DU LLỊCH -5e-s<ss°ssssseessesssesssesssess 12

1.1 Cơ sở lý luận <-5 5< s91 0 09090980606880890000900000 98959 se ID

1.1.1 Một số khái niệm - ¿+2 St St kỀ E1 712112101121 1 11g 12

1.1.2 Chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm 5-5555 5ss5s5+ 16

1.1.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm ở khu du lịch 21

1⁄2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chất lượng và nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại điểm của khu du lịch ss-s-cssscssccssssssse 25

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài -+ 5+2 s 52+ 5s++ss+<<+<s2 25 1.2.2 Điểm mới của để tài + HH TH 26

1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại điểm của Khu du

lịch và bài học vận dụng cho Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao ‹ 2 Ý

1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế và TONG TƯỚC SG ch ve 27

1.3.2 Bài học vận dụng cho Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao -<<<<++<<5 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG

Trang 6

DOI NGŨ HUONG DAN VIÊN DU LICH TAI DIEM CUA KHU DU LICHTAM 09:095707 0075 32

2.1 Giới thiệu về khu du lịch Tam Chúc, Ba Sa0 -sscs<cssscsssccsssss 32

2.2 Thực trang hoạt động du lịch tại khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao 35 2.2.1 Khach du lich e.ccccsecssssssesesscscscscsesesesesesesesesesecseseseseseseseseseecscseseseseseseseeeees 35

2.2.2 Tổng thu du lich c.ccccccsccssessesccscescescescsscscsscsecsecsecsscsecsecsecsecsessecseeseesteaseass 38

2.2.3 Các hoạt động du lịch tâm lĩnh - - -cc 1133333331211 1111555 E85111EEEEEsrrzse 39

2.2.4 Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các hoạt động du lịch tại Khu du lịch Tam

2.3 Thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao e s<-ssss5ssecssesssesssesssess 43

2.3.1 Đội ngũ hướng dẫn viên và các hoạt động hướng dẫn tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba SaO - H00 ST 35% 43 2.3.2 Chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao 50 2.3.3 Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm của Khu ñ8i12i80ii8 01:28:81 56

2.4 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL tại

điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sa0 ss-<s<< 5s se s2 S3 SS95SSs5S95S95S25595 57

2.4.1 Ưu điểm và nguyên nhanee cccccccccccsccsscsccsccscesccscescsscsscescescesssecsscsecuseeseeass 57

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân - + ¿- + ¿+26 +* +3 *E£tE#E+EEeEEeEetEekrkervreererrersee 59

Tiéu két Chung z7 ẽ 61 CHUONG 3 DE XUAT MOT SO GIAI PHAP VA KIEN NGHI NANG CAO CHAT LUQNG DOI NGŨ HDVDL TẠI DIEM CUA KHU DU LICH TAM

CHUG, BA SAO cecssessccsssssssccssssesscsssnsescccsssssssccenuessecsesssccecsonsescessensescessnsssseccesnsssessensesses 62

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chat lượng hướng dẫn viên du lich tai

điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao s-sesessessessessessessessessessessessess O2 3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam -« «-sc+sczs©+ 62 3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển Khu du lich Tam Chúc, Ba Sao 66

Trang 7

3.1.3 Định hướng phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba SaO c - E2 8E EE+ SE Eszxkkss 70

3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại điểm của Khu du lich Tam Chúc, Ba SaO s-ssssssssssessseesssesssesssee 73

3.2.1 Nhóm giải pháp về chương trình đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại điểm của Khu du

lịch Tam Chúc, Ba SaO - 21 1E EEEE323233113 3888 E9 93311 1 ng 3 11 ng 73

3.2.2 Nhóm giải pháp đối với công tác giám sát hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên du

lịch tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba SaO -¿-¿- 6+ x‡exeEerererrkrkrkee 76

3.2.3 Nhóm giải pháp các hoạt động hỗ trợ tạo môi trường nâng cao chất lượng đội ngũ

hướng dẫn viên du lịch tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao 78

Tidus két ChUONG c1 82 sxán 0Š ÒÔỎ 83 TÀI LIEU THAM KHAO csssssssssssssssssssssssscssssessssscssssessssecsssscssssessssscssnsessssecssnsesssees 85

0000000555 88

Trang 8

DANH MỤC CHỮ CAI VIET TAT

STT Từ viết tắt Diễn giải

1 HDDL Hướng dan du lich

2 HDV Hướng dan viên

3 HDVDL Hướng dan viên du lịch

4 KDL Khu du lịch

5 UBND Ủy ban nhân dân

6 United Nations World Tourism Organization,

UNWTO

Tổ chức Du lich thé giới thuộc Liên Hợp quốc

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG BIEU

của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao 46

Bảng 2.5 Bảng thống kê kết quả khảo sát 20 hướng dẫn viên du lịch tại điểm

của Khu du lịch Tam Chúc về việc tự học tập nâng cao trình độ

chuyên mÔn - <2, 47

Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả điều tra khách du lịch về chất lượng hướng dẫn

viên du lịch tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao từ 300phiêu điêu tra của tác giả luận văn 54

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Khu du lịch Tam Chúc, Ba Šao - << ccSSsSSs se 32

Hình 2.2 Sơ đồ Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao - - - 52 sx+s+£+Ezvzxzs+ 33Hình 2.3 Mô hình đánh giá năng lực đầy đủ ASK -5-c5+- 51

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, việc du lịch đã trở thành một hoạt động phổ biến tai hầu hếtcác quốc gia trên thế giới và được xem xét là một trong những yếu tố quantrọng để đánh giá chất lượng cuộc sống của cư dân, với lợi ích kinh tế, xãhội và chính trị đang dần được nhận thức tại nhiều quốc gia, trong đó có

Việt Nam.

Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam,không chỉ góp phần vào GDP quốc gia mà còn thúc đây sự phát triển của nhiềulĩnh vực khác như văn hóa, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ, và nhiều hơnnữa.

Với vị trí thuận lợi nằm tại cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội, tỉnh HàNam có đầy đủ ưu thế nhằm phát triển tốt thị trường khách du lịch xuyên Việt

và thị trường khách du lịch cuối tuần của Hà Nội và những tỉnh phụ cận Tạo

hóa đã cho Hà Nam một Tam Chúc có nhiều tiềm năng du lịch, dịch vụ Với tổng diện tích 5.000 ha, Tam Chúc có cảnh quan và địa thế hiếm thấy, ân mình trong quần thể núi đá vôi độc đáo, phong cảnh nước non hữu tình, nơi đây được ví như chốn bồng lai tiên cảnh.

Ké từ khi chính thức mở cửa đón khách du lịch vào năm 2019 sau khiđại dịch COVID-19 được kiểm soát, mặc dù trải qua những đợt dịch vô cùngkhó khăn, phải đóng cửa dừng mọi hoạt động, nhưng Khu du lịch (KDL)

Tam Chúc, Ba Sao trung bình hàng năm vẫn đón khoảng 1,2 triệu — 1,7 triệu

lượt khách du lịch, ước đạt tổng thu du lịch khoảng gần 1000 tỷ đồng mỗi

năm Điều đó đã ghi nhận những nỗ lực, quyết tâm của ngành du lịch HàNam, cũng như Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao trong việc tạo dựng vị trí

quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao có được vị thế như hôm nay, phải kế đến

Trang 12

sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hà Nam đã rất

coi trọng đầu tư cho ngành du lịch thông qua công tác chỉ đạo, ban hành chính

sách, cơ chế phù hợp cho phát triển du lịch Đồng thời, ngành du lịch Hà Namnói chung và Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao nói riêng còn tranh thủ được sựquan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, NgànhTrung ương trong định hướng phát triển từng thời kỳ, trong đầu tư cơ sở hạtầng du lịch Đây chính là đòn bây, là hành lang pháp lý giúp cho Khu du lịch

Tam Chúc, Ba Sao phát triển.

Mặc dù đã có những bước phát triển đáng kế và tốc độ tăng trưởng cao

nhưng phải thắng thắn thừa nhận rằng, sự phát triển của Khu du lịch Tam

Chúc, Ba Sao trong thời gian qua vẫn chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh, tính

chuyên nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch, đặcbiệt là khách du lịch quốc tế Trong nhiều nguyên nhân như sản phẩm du lịchchưa đa dang (do chưa hoàn thiện khu phức hợp), thời gian lưu trú lại địa ban

không nhiều, môi trường du lịch, ké cả môi trường xã hội, thiên nhiên còn bat

cập thì còn có nguyên nhân cũng quan trọng không kém ảnh hưởng đến sự pháttriển Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao đó chính là chất lượng nguồn nhân lực du

lịch, trong đó có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch (HDVDL), nhất là HDVDL

tại điểm

Mục tiêu chung đến năm 2025, Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao cơ bản

đáp ứng các tiêu chí của KDL quốc gia Phấn dau đến năm 2030, Khu du lich

Tam Chúc trở thành KDL quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng

bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, hình thành thương hiệu KDL, có đóng

góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cùng với

các cụm du lịch phụ cận trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của vùng Đồng

băng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc và cả nước

Với các mục tiêu đã đề ra, Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao đang phải

Trang 13

chuẩn bị những điều kiện trước mắt cũng như lâu dài để tiếp tục khăng định vị

thế của mình Một trong những nhiệm vụ mang tính quyết định cần được đặt ở

vi trí ưu tiên hang đầu đó là phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó có việcchú trọng phát triển đội ngũ HDVDL tại điểm nâng cao về chất lượng, gia tăng

về số lượng, hop lý về cơ cau xứng đáng là những vị sứ giả, người đại điện choquốc gia, cho Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao đón tiếp và phục vụ khách dulịch.

Đã có những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận văn, nhưng chưa có nghiên cứu nào trực tiếp cho Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao đang rất cần những tài liệu liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba

Sao dé đạt mục tiêu phát triển đã đề ra

Xuất phat từ các yêu cầu cấp thiết nêu trên, học viên chọn dé tài nghiên

cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao” làm luận văn tốt nghiệp Khóa học

thạc sỹ của mình nhằm nghiên cứu, đánh giá phân tích thực trạng chất lượng

đội ngũ HDVDL tai điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao hiện nay, từ đó

đề xuất một số giải pháp thiết thực phát triển đội ngũ HDVDL tại điểm của địa

bản nghiên cứu trong thời gian tới Tác giả luận văn mong răng đề tài nghiêncứu của mình sẽ phần nào đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nhân

lực phục vụ du lich cũng như chất lượng HDVDL, góp phan nâng cao sức hap

dẫn của điểm đến, cũng như thúc đây phát triển du lịch Khu du lịch Tam Chúc,

Ba Sao nhanh, bền vững, xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh trong thời gian

trước mắt cũng như lâu dai

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu, dé xuât một sô giải pháp nâng cao

Trang 14

chất lượng HDVDL tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng độingũ HDVDL nói chung nhằm vận dụng nghiên cứu cho công tác này của Khu

du lịch Tam Chúc, Ba Sao.

- Tổng quan các kinh nghiệm hay ở trong và ngoài nước về nâng cao

chất lượng đội ngũ HDVDL tại điểm.

- Nghiên cứu thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũHDVDL tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao

- Căn cứ kết quả nghiên cứu lý luận và tổng quan kinh nghiệm, cùng

thực trạng chất lượng đội ngũ HDVDL tại điểm và định hướng phát triển du

lịch của Khu du lịch Tam Chúc để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượngđội ngũ HDVDL tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao trong thời giantỚI.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu của dé tài là chat lượng va nâng cao chat lượngđội ngũ HDVDL tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao Trong phạm vi

nghiên cứu của đề tài này, luận văn chỉ phân tích chất lượng HDVDL thuộc

quản lý của Khu du lịch Tam Chúc.

4 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình

nghiên cứu, cụ thể như sau:

4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích số liệu

Đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu các

đối tượng có mỗi quan hệ đa chiều và nhiều biến động trong không gian như

ngành du lịch Tác giả đã sử dụng phương pháp này nghiên cứu các tài liệu đã thuthập được nhằm tìm ra bản chất và thực trạng của đối tượng nghiên cứu

10

Trang 15

4.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Phương pháp này rất cần thiết cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu

nói chung và đề tài về du lịch nói riêng Để có được một lượng thông tin đầy

đủ, tác giả luận văn cần tiến hành thu thập thông tin, dir liệu từ các nguồn khác

nhau, được công bố rộng rãi, chính thống Hầu hết các dữ liệu đều đã được

kiểm chứng và có tính chính xác, độ uy tín cao Các đữ liệu trong luận văn nàyđược thu thập chủ yếu từ báo cáo của Sở Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch tỉnh Hà

Nam, các bài đăng trên công thông tin điện tử của tỉnh Hà Nam, huyện Kim Bảng và một số trang điện tử, diễn đàn uy tín Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu đề thu thập một sỐ thông tin dữ liệu trực tiếp tại Khu du lich Tam Chúc Sau đó, tác giả luận văn xử lý dé có các tư liệu

cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

được kế cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về nghiên cứu chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm của khu du lịch

Chương 2 Thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ hướng

dẫn viên du lịch tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao

Chương 3 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượngđội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm của khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao

11

Trang 16

CHUONG 1 CƠ SO LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIEM VE NGHIÊN CỨU CHAT LƯỢNG VA NÂNG CAO CHAT LƯỢNG DOI NGŨ HUONG DAN VIEN DU LICH TAI DIEM CUA KHU DU LICH

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm

a Du lịch

Hiện nay trên thế giới có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn nghiên cứu lớn,

nhỏ về du lịch và phát triển du lịch Bởi thế, việc xác định một định nghĩa chung nhất về du lịch là điều vô cùng khó khăn Mỗi học giả, mỗi tổ chức du

lịch dựa trên quan điểm đánh giá, nhìn nhận, nghiên cứu của mình đã đưa ranhững cách định nghĩa về du lịch rất khác nhau

Theo các học giả An Độ (Jyoti Bhoj và các cộng sự, 2016), Guyer Feuler

là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về du lịch vào năm 1905 Cho đến nay trênthế giới CÓ rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch và hầu như chưa có sự

thống nhất về định nghĩa này Tuỳ theo tiếp cận nghiên cứu, mỗi cá nhân, mỗi

tổ chức có những định nghĩa du lịch của riêng mình.

Charles R Goeldner và J R Brent Ritchie (2012) cho biết tại Hội nghị Quốc tế về Thống kê Du lịch và Lữ hành 1991, UNWTO đã cập nhật, bồ sung

định nghĩa do một số nhà khoa học quốc tế đề xuất Trên cơ sở đó, định nghĩanày sau đó đã được UNWTO chính thức công nhận và khuyến cáo sử dụng

Theo đó “du lịch bao gồm các hoạt động của những người đi đến và ở lại

những nơi bên ngoài môi trường thông thường của họ không quá một năm liêntục để giải trí, kinh doanh và các mục đích khác” (trang 5)

Năm 2014, UNWTO đã một lần nữa cập nhật định nghĩa về du lịch là

“một hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế kéo theo sự di chuyên của con

người đến các quốc gia hoặc địa điểm bên ngoài môi trưởng thông thường của

họ vì mục đích cá nhân, kinh doanh hoặc nghề nghiệp"

12

Trang 17

Một cách khái quát hơn, thuật ngữ “du lịch” đã được Việt Nam luật định

như sau “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người

ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằmđáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tàinguyên du lịch hoặc kết hợp với mục dich hợp pháp khác" (Khoản 1 Điều 3Luật Du lịch 2017).

Ngoài hiện tượng xã hội và hoạt động kinh tế như phân tích ở trên,

hoạt động nghiên cứu và đào tạo cũng là "hoạt động liên quan đến chuyến đi”.

Trong những năm gần đây, việc đào tạo và nghiên cứu du lịch đã trở thành một

xu hướng được nhiều co sở dao tao và nghiên cứu quan tâm Như vậy, bên cạnh cách hiểu du lịch như một hiện tượng xã hội (di du lịch) và một ngành

kinh tế (Jam du lịch), thuật ngữ “du lịch” đã có thêm một nghĩa mới là mộtngành đào tạo, một lĩnh vực nghiên cứu (hoc du lịch, nghiên cứu du lịch).

Như vậy có thé coi du lich là hoạt động (xa hội, kinh tế, đào tạo và

nghiên cứu) liên quan đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời của con người vào thời gian rảnh rồi ở ngoài nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích nâng cao sức khỏe thé chất và tinh than, nâng cao nhận thức tại chỗ về thé giới xung

quanh.

b Điểm du lịch

Theo PGS.TS Trần Đức Thanh, điểm tham quan hay điểm tài nguyên(tourist attraction) là nơi mà khách nói chung, khách du lịch nói riêng có thểđến để tìm hiểu về những gì mà nơi đó có Ví dụ Đền Trần, Thành nhà Hồ,

Kinh thành Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học, Nhà máy Thủy

điện Hòa Bình Điểm tham quan là nơi có tài nguyên du lịch, hay nói cách

khác là nơi có yêu tố hấp dẫn khách du lịch.

Khái niệm điểm du lịch (tourism destination) được Pearce (1992), M.Djurica & N Djurica (2010) định nghĩa như là “mét nơi có các thành phan cơ

13

Trang 18

bản để thu hút và đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch".

UNWTO (2019) định nghĩa điểm đến du lịch là “một không gian tự

nhiên có hoặc không có ranh giới hành chính hoặc/và ranh giới khác, trong đókhách du lịch có thể nghỉ qua đêm Nó là một cụm (cùng địa điểm) các sảnphẩm và dịch vụ, các hoạt động và trải nghiệm đọc theo chuỗi giá trị du lịch và

là một đơn vị cơ bản dé phân tích du lịch Một điểm đến bao gồm các bên liênquan khác nhau và có thể kết nối với nhau dé tạo thành các điểm đến lớn hơn

Nó cũng là phi vật thé với hình ảnh và bản sắc của nó dé tạo ra khả năng cạnh

tranh trên thị trường” (trang 14).

Luật Du lịch Việt Nam 2017 có quy định về điểm du lịch tại khoản 7 Điều 3: “điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được dau tư khai thác phục

vụ khách du lịch” Diém du lịch không chỉ là nơi có tài nguyên du lịch (tức làtrong đó có các điểm tài nguyên cụ thể), mà còn có các cơ sở vật chất kỹ thuật

du lich, đặc biệt là cơ sở lưu trú dé khách có thé lưu lại qua đêm Về mặt khônggian, điểm du lịch thường có diện tích lớn hơn điểm tham quan Điểm du lịch

có thê có một hay nhiều điểm tham quan khác nhau.

c Hướng dan viên du lịch

Theo PGS.TS Dinh Trung Kiên (2000), HDVDL là người thực hiện

hướng dẫn khách du lich trong các chuyến tham quan du lich hay tại các điểm

du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu được thỏa thuận của khách trong thời gian nhất

định và thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong

chuyên du lịch với phạm vi và khả năng của mình

Theo Điều 3, Chương 1, Luật Du lịch Việt Nam 2017 quy định HDVDL

là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn “HDVDL là người thực hiện

hướng dẫn khách du lich trong các chuyến tham quan du lich hay tại các điểm

du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu được thỏa thuận của khách trong thời

gian nhất định và thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát

14

Trang 19

sinh trong chuyến du lịch với phạm vi và khả năng của mình, đồng thời đượccác cơ quan liên quan công nhận”.

d Hướng dan viên du lịch tại điểmTheo PGS.TS Dinh Trung Kiên, dựa vao tính chất công việc, HDVDLtại điểm (On-site Guide) là người hướng dẫn du khách thực hiện chuyến thamquan trong một vải giờ nhất định tại các điểm du lich cụ thé:

- HDVDL thành phố (City Guide) là người hướng dẫn khách du lịch thựchiện chuyến tham quan thành phó, thường là trên các phương tiện giao thông

như xe buýt, xích lô, tàu điện.

- HDVDL không chuyên (Step-on Guide) that ra là các cộng tác viên

hướng dan du lịch mà các tổ chức kinh doanh du lịch thuê theo hợp đồng dé

hướng dẫn cho khách du lịch Họ có thể là các nhà khoa học, giáo viên ngoạingữ, nhà văn.

Điều 72 Luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định: “Hướng dẫn viên du lịch

bao gồm hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa”, và điều 78 của luật

này quy định: “Thuyết minh viên là người thuyết minh tại chỗ cho khách dulịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch” Tuy nhiên Luật Du lịch ViệtNăm 2017 đã không còn khái niệm “thuyết minh viên” nữa, mà thay vào đó,

điều 58 của luật quy định: “Hướng dẫn viên du lich bao gồm hướng dẫn viên

quốc té, hướng dẫn viên nội dia và hướng dan viên du lich tai điểm” Như vậy,

có thê hiểu theo cách thông thường, hướng dẫn viên tại điểm du lịch hay thuyết

mình viên là tên gọi dùng để chỉ những người đang làm công tác giới thiệu,

hướng dẫn khách tham quan tại các điểm đến du lịch, di tích, bảo tàng, các

tour du lịch mà vai trò của họ là rất quan trọng trong công tác tuyên truyễn,

quảng bá những nét đẹp văn hóa của nước nhà Riêng đối với các điểm đến du

lịch, di tích va các bảo tàng, HDVDL tại điểm càng có vai trò quan trọng hơnbởi thành công hay thất bại của một tour du lịch, một chuyến tham quan phụ

15

Trang 20

thuộc rất nhiều vào chính những HDVDL tại điểm.

1.1.2 Chat lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm

Chất lượng không tự sinh ra, chất lượng không phải là một kết quả ngẫunhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽvới nhau Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản trị một cáchđúng đắn Chất lượng của HDVDL tại điểm du lịch thể hiện qua khả năng,trình độ, kiến thức của hướng dẫn viên và do sự đánh giá, cảm nhận của khách

du lịch, được đánh giá qua hệ thống tiêu chí về: Trình độ chuyên môn nghiệp

vụ; Kỹ năng; Trình độ ngoại ngữ; Khả năng tô chức; Phẩm chất chính trị, đạo

đức nghề nghiệp; Sức khoẻ và sự nhiệt tình.

Đặc điểm chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại điểm

Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc, tuy nhiên chất lượng cũng

là một khái niệm gây nhiều tranh cãi Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chấtlượng" có ý nghĩa khác nhau Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải

làm dé đáp ứng các quy định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh

tranh và đi kèm theo các chi phi, giá cả Do con người và nền văn hóa trên thé

giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng và đảm bảo chất lượng

cũng khác nhau.

Theo Từ điển tiếng Việt pho thông thì chất lượng là tổng thé những tính chất, thuộc tinh cơ bản cua sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này

phân biệt với sự vật (sự việc) khác Từ điển Oxford Pocket Dictionary xác

dinh: Chat lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt

đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản Tiêu chuẩn Pháp NF

X 50 - 109 quy định: Chất lượng là tiềm năng của một sản pham hay dich vụ

nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng Theo ISO 8402: Chat lượng là tap hợpcác đặc tính của một thực thê (đối tượng) tạo cho thực thê (đối tượng) đó khả

16

Trang 21

năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm an Trong khi đó, ISO 9000:2005 xác định chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính

vốn có đáp ứng các yêu cầu

Từ các định nghĩa nêu trên, có thể rút ra một số đặc điểm sau đây cuakhái niệm chất lượng dich vụ HDDL nói chung hay dich vụ HDDL tại điểm nói

riêng: 1) Chất lượng dịch vụ HDDL được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Nếu

dịch vụ HDDL vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị

coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ, quy trình tạo dịch vụ đó thế nào Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở dé các nhà chất lượng định ra

chính sách, chiến lược kinh doanh dịch vụ HDDL của mình; 2)Do chất lượng

dịch vụ HDDL được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến

động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều

kiện sử dụng; 3) Khi đánh giá chất lượng dịch vụ HDDL của một đối tượng,

phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa

mãn những nhu cầu cụ thể Các nhu cầu này không chỉ từ phía du khách mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội, luật lệ du lịch, quy định về HDDL; 4) Nhu cầu có thé được công bố rõ ràng dưới dang các quy định, tiêu chuẩn nhưng cũng có

những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận

chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng dịch vụ

HDDL; và 5) Chất lượng dịch vụ HDDL không phải chỉ là thuộc tính của sản

phẩm, hang hóa mà vẫn hiểu hàng ngày Chất lượng dịch vụ HDDL có thé áp

dụng cho một hệ thống, một quá trình.

Chất lượng đội ngũ hướng dan viên du lịch tại điểm vì thé được hiểu như

sau: Chất lượng đội ngũ HDVDL tại điểm du lịch là đại lượng được đo bởi sựhài lòng của khách du lịch khi tham quan điểm du lịch, dựa trên các yếu tốkhách du lich cảm nhận thông qua quá trình hoạt động của HDV trong suốt

17

Trang 22

chương trình du lịch như: trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; các kỹ

năng quan sát, xử lý tình huống, giải quyết các vấn đề phát sinh; đạo đức nghề

nghiệp, sức khỏe — sự nhiệt tình và quan trọng hơn hết là thái độ phục vụ củaHDVDL đối với khách du lịch.\

Yếu tô cấu thành va ảnh hưởng đến chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại điểm

Kiến thức chuyên môn: Chất lượng đội ngũ HDVDL phụ thuộc lớn vàokiến thức chuyên môn của họ Điều này bao gồm sự hiểu biết sâu rộng về điểm

du lịch, bao gồm lịch sử, văn hóa, địa ly và các đặc điểm nổi bật Ngoài ra, kiến thức chung về nganh du lịch, các loại hình du lịch và xu hướng hiện tại cũng rất quan trọng Một hướng dẫn viên có kiến thức phong phú sẽ cung cấp

cho du khách những thông tin thú vị và chính xác, giúp họ có cái nhìn toàndiện hơn về điềm đến

Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là yếu tố then chốt trong việc nâng

cao chất lượng của HDVDL Khả năng thuyết trình rõ ràng, hấp dẫn và dé hiểu

giúp truyền đạt thông tin một cách hiệu quả Bên cạnh đó, kỹ năng ngoại ngữ,đặc biệt là tiếng Anh, là yếu tố quan trọng để giao tiếp với du khách quốc tế

Kỹ năng lắng nghe và tương tác tốt cũng giúp HDV hiểu và đáp ứng nhu cầu

của du khách, tạo ra trải nghiệm du lịch tốt hơn.

Kỹ năng tô chức và quản lý: Một HDVDL chuyên nghiệp cần có kỹ

năng tô chức và quản lý tốt Quản lý thời gian hiệu quả giúp đảm bảo các hoạt

động trong tour diễn ra đúng tiến độ và không bỏ lỡ những điểm tham quan

quan trọng Khả năng giải quyết vấn đề cũng rất cần thiết để xử lý các tình

huống khẩn cấp hoặc các vấn đề phát sinh trong quá trình hướng dẫn, đảm bảo

tour diễn ra suôn sẻ và an toan

Thái độ và đạo đức nghề nghiệp: Thai độ va đạo đức nghề nghiệp củaHDVDL ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ Tĩnh thần phục vụ nhiệt tình,

18

Trang 23

thân thiện và sẵn sảng hỗ trợ du khách tạo ra ấn tượng tích cực Đạo đức nghề nghiệp, bao gồm sự trung thực, đáng tin cậy và tôn trọng quyền lợi của du

khách, giúp xây dựng lòng tin và sự hài lòng của du khách Trách nhiệm xãhội, bao gom nhận thức va hành động vi su phát triển bền vững và bảo vệ môitrường, cũng là yếu tố quan trọng

Kinh nghiệm và đào tạo: Kinh nghiệm thực tế và sự đào tạo liên tục giúp

nâng cao chất lượng của HDVDL Kinh nghiệm làm việc lâu dài tại điểm du

lịch giúp HDV tích lũy nhiều kỹ năng và hiểu biết thực tế Tham gia các khóa

học, hội thảo và chương trình dao tạo giúp cập nhật kiến thức mới và nâng cao

kỹ năng, từ đó cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Khả năng thích nghỉ và linh hoạt: Kha năng thích nghi và linh hoạt làyếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng HDVDL HDV cần có khảnăng thích nghi với các tình huống mới, khác biệt và thay đổi Tính linh hoạtgiúp họ điều chỉnh kế hoạch và phương pháp hướng dẫn để phù hợp với các

nhóm du khách khác nhau, đảm bảo mọi du khách đều có trải nghiệm thú vị và

hài lòng.

Sự phối hợp và làm việc nhóm: Chất lượng của đội ngũ HDVDL còn phụ

thuộc vào khả năng phối hợp và làm việc nhóm Khả năng làm việc hiệu quả

với các HDV khác và nhân viên trong ngành du lịch giúp tạo ra một môitrường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả Hợp tác tốt với các cơ quan quản

lý, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương cũng giúp nâng cao chất

lượng dịch vụ và phát triển bền vững cho điểm du lịch

Sức khỏe và ngoại hình: Sức khỏe và ngoại hình là yếu t6 không thé

thiếu trong việc nâng cao chất lượng HDVDL Sức khỏe tốt giúp hướng danviên có thé thực hiện các hoạt động hướng dan du khách với cường độ cao makhông bị mệt mỏi Ngoại hình chỉn chu, lịch sự và phù hợp với môi trường làmviệc trong ngành du lịch giúp tạo ấn tượng tốt và tạo ra hình ảnh chuyên

19

Trang 24

nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Nguyên tắc quản lý chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại điểm

Chat lượng HDVDL tại điểm du lịch không tự sinh ra; không phải là một kếtquả ngẫu nhiên, mà nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quanchặt chẽ với nhau Muốn đạt được chất lượng đội ngũ HDVDL tại điểm du lịch nhưmong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này Hoạt động quản lý

về chất lượng HDVDL tại điểm du lịch thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng Phải có

hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản lý chất lượng HDVDL tại điểm du lịch

là quản lý con người mới giải quyết tốt bài toán chất lượng

Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành, mọi nghề, không

chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình công ty,quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho đù có tham gia vào thị trường quốc tế haykhông Quản lý chất lượng đảm bảo cho công ty làm đúng những việc phải làm

và những việc quan trọng Nếu các công ty muốn cạnh tranh trên thị trường

quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về quản lý chất lượng có hiệu

quả.

Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tô chức về chất lượng Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm lập chính sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm

bảo và cải tiến chất lượng Từ đó có thé vận dụng vào quan lý, nâng cao chấtlượng HDVDL tại điểm du lịch

Theo nguyên tắc quản lý chất lượng của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường

chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ, quản lý chất lượng gồm tám

Trang 25

không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ.

Nguyên tắc 2 Sự lãnh đạo: HDVDL cần tạo ra và duy trì sự đoàn kết,

gan bó giữa các thành viên của đoàn khách đề hoàn toàn lôi cuốn khách du lịchtrong việc đạt được các mục tiêu trong chương trình du lịch đã đề ra

Nguyên tắc 3 Sự tham gia của mọi người: Khách du lịch là nguồn lựcquan trọng nhất của HDVDL và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết vàkinh nghiệm của họ rất có ích cho HDVDL trong quá trình hành nghề

Nguyên tắc 4 Quan điểm quá trình: Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động liên quan được quản lý như

một quá trình.

Nguyên tắc 5 Tính hệ thống: Việc xác định, hiểu biết và quản ly một hệ

thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệuquả trong hoạt động của HDVDL.

Nguyên tắc 6 Cải tiến liên tục: Cải tiên liên tục là mục tiêu, đồng thời

cũng là phương pháp của các HDVDL Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, HDVDL phải liên tục cải tiến nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.

Nguyên tắc 7 Quyết định dựa trên sự kiện: Moi quyết định và hành động của HDVDL muốn có hiệu quả phải được xây đựng dựa trên việc phân tích dữ

liệu và thông tin từ khách du lịch.

Nguyên tắc 8 Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng: HDVDL

và du khách phụ thuộc lẫn nhau, và mối quan hệ tương hỗ cùng có lợi sẽ nângcao năng lực của cả hai bên dé tạo ra gia tri

1.1.3 Nang cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm ởkhu du lịch

Hiện nay, theo thống kê cả nước có hơn 100 khu bảo tồn thiên nhiên,vườn quốc gia, gần 5000 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 3200 di tích xếp hạng quốc

21

Trang 26

gia, 127 bảo tàng, 13 di sản thé giới Điều đó đồng nghĩa với việc có hàng

chục ngàn HDVDL tại điểm đã và đang hoạt động tại các điểm du lịch, các bảotàng, khu di tích Đây là đội ngũ âm thầm đóng góp công sức và trí tuệ củamình nhằm phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giới thiệu với khách du lịchtrong nước và bạn bè thế giới về những nét đẹp của đất nước, con người vànhững giá tri lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam; đồng thời tạo ra những sảnphẩm du lịch độc đáo, góp phần thúc đây ngành du lịch phát triển bền vững

Thực tế hiện nay, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng ngày càng đượckhẳng định Vì vậy, du lịch không chỉ đơn thuần là thăm thú cảnh quan, mà

khách du lịch còn có nhu cầu tìm hiểu khám phá những nét độc đáo của truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của các điểm đến Chính vì vậy, bên cạnh

những HDVDL của các công ty lữ hành, đội ngũ những người làm công tácthuyết minh tại điểm hay HDVDL tai điểm là vô cùng cần thiết và quan trọnggiúp khách du lịch nói chung, nhất là đối với du khách quốc tế khi đến với Việt

Nam, hiểu biết sâu về những giá trị văn hóa lịch sử của mỗi một địa danh, mỗi

di tích, điều đó có ý nghĩa sâu sắc góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con

người Việt Nam với bạn bè trên thé giới Thực tế đội ngũ HDVDL của các

công ty lữ hành khó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch khi họ

muốn khám phá, tìm hiểu sâu về những giá trị văn hóa, lịch sử, hay phong tụctập quán của một địa danh, một di tích, hay của một cư dân bản địa nào đó.

HDVDL dù là người có nhiều kinh nghiệm và trình độ cũng không thể nào

chuyên sâu được mọi lĩnh vực, vì vậy khi giới thiệu cho khách du lịch tại điểm

du lịch có giá trị văn hóa, lich sử (nhất là những giá trị lịch sử, văn hóa cổ xưa)

họ thường không hiểu một cách đầy đủ hoặc chưa được chính xác, do vậykhông truyền đạt hết những giá trị của các di tích đó, đây là một trong những

hạn chế của HDVDL.

Ngược lại, đội ngũ HDVDL tại điểm có thể giải quyết được vấn đề hạn

22

Trang 27

chế đó, bởi lẽ, họ là ngudi hiểu biết rất rõ và sâu sắc về giá trị của điểm di tích, điểm du lịch, KDL đó Nhiều điểm du lịch, HDVDL tại điểm là người địa

phương, hơn ai hết, họ hiểu sâu sắc về những nét văn hóa, phong tục tập quáncủa địa phương mình và đặc biệt họ sẽ gửi gắm vào trong bài giới thiệu ấynhững tình cảm và niềm tự hào quê hương Hơn nữa, HDVDL tại điểm chỉ giớithiệu trong phạm vi không gian của điểm di tích, nên họ có điều kiện tìm hiểuchuyên sâu hơn, đây chính là những thế mạnh của họ Đối với các điểm dulich, di tích việc thuyết minh, cung cap và truyền đạt những thông tin đầy đủ,

chính xác đến với khách tham quan sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chất lượng sản phẩm du lịch nói chung Nếu công tác thuyết minh, giới thiệu không tốt sẽ không chuyển tải được các thông tin về di tích, về đi sản, một cách

day đủ tới khách du lịch, như vậy các giá trị, ý nghĩa, nội dung của di tích sẽkhông được hiểu hết, có những trường hợp còn bị hiểu sai lệch, méo mó, ảnhhưởng không nhỏ đến việc phát huy những giá trị của từng điểm di tích

Ở một số nước như Thái Lan, hay những quốc gia có ngành du lịch phát

triển, quy định hướng HDVDL không có thẻ hướng dẫn tại một số điểm di tích

văn hóa lịch sử quan trọng thì không được quyền tác nghiệp tại đó Ở Việt Nam, công tác thuyết minh tại các điểm du lịch, hay các di tích và bảo tàng đối với khách du lịch được thực hiện mỗi nơi mỗi khác Tại nhiều điểm du lịch,

công tác thuyết minh, giới thiệu do chính các đơn vị quản lý đứng ra tổ chức

với đội ngũ thuyết minh viên hay HDVDL tại điểm như: các bảo tàng, khu di

tích quan trọng của quốc gia Tuy nhiên, cũng có nhiều điểm du lịch, công

tác thuyết minh được giao cho các HDVDL của các công ty lữ hành như: các

chùa chiền, đình miếu, các công trình văn hóa mới xây dựng , cũng có trường

hợp ở một số điểm du lịch là sự kết hợp giữa thuyết minh viên — HDVDL tại

điểm và HDVDL của các công ty lữ hành Dù hình thức thuyết minh tại điểm

có những nét khác nhau, nhưng có thé khang định rang, công tác thuyết minh

23

Trang 28

tại các điểm du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa đã truyền tải được nội dung thông tin cơ bản đến với khách du lịch, được khách du lịch chấp nhận.

Có một thực tế là bên cạnh những HDVDL giỏi tại điểm có trình độ đạihọc, hay trên đại học, tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo của các trường Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Sư phạm, Ngoại ngữ và cơ sở đào tạo của Bộ Văn hoáThé thao va Du lịch hiện đã và đang thuyết minh tại các bảo tàng, các di tíchlịch sử văn hóa lớn, thì có một bộ phận không nhỏ HDVDL tại điểm vẫn còn

có những hạn chế như: kỹ năng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và trình độ

chuyên môn

Một trong những thực trang tồn tại khá phổ biến ở HDVDL tại điểm đó

là kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn thuyết minh Một bài thuyết minh đạt đượchiệu quả cao, không chỉ phụ thuộc vào nội dung thông tin, ma còn phụ thuộcvào cách thức truyền đạt thông tin đến với khách Điều này ở một số các điểm

di tích và điểm du lịch thường mắc phải nhất là phong cách thuyết minh viên

còn thiếu thái độ cởi mở, thiếu tế nhị, sự quan tâm đối với khách tham quan, phong cách chưa khoa học và cách diễn đạt chưa hấp dẫn Hạn chế về trình

độ chuyên môn cua một bộ phận HDVDL tại điểm được biéu hiện ở nội dung thông tin sơ sài, không phong phú và hấp dẫn, đây là lý do khiến cho khách du

lịch không thỏa mãn với những thông tin nhận được Có thể nhận thấy rất rõtrình độ của đội ngũ HDVDL ở các điểm du lịch không đồng đều, thậm chí còn

chênh lệch nhau khá xa giữa các vùng miền, địa phương Trình độ của đội ngũ

HDVDL tại điểm hiện nay cũng khá da dạng phong phú, có HDVDL có trình

độ đại học, trên đại học, được đảo tạo bài bản (đội ngũ này phần lớn làm việc

tại các di tích và bảo tàng lớn ) tuy vậy, cũng có HDVDL tai điểm có trình độ

văn hóa thấp hơn, chỉ được đào tạo cơ bản hoặc chưa qua các lớp đào tạo, họ

làm thuyết minh từ vốn hiểu biết, tự học hỏi từ công việc chuyên môn hằngngày, hoặc qua truyền miệng (đội ngũ này phần lớn ở các địa phương hoặc

24

Trang 29

các vùng sâu, vùng xa).

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chất lượng va nâng cao chất

lượng hướng dẫn viên du lịch tại điểm của khu du lịch

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đề tài về du lịch, trong đó có đề tài như thực trạng và giải pháp nâng cao

chất lượng đội ngũ HDVDL, khá phô biến, đã được lựa chọn nghiên cứu nhiều

trong thời gian vừa qua Chăng hạn như đề tài “Phân tích chất lượng dịch vụ

hướng dẫn du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa ở Hà Nội”, luận văn Thạc sỹcủa Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2008, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn Hà Nội, “Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch tại Việt Nam (VTOS)

trong dao tạo và hoạt động tác nghiệp của đội ngũ hướng dẫn viên du lich tại

công ty Saigontourist Hà Nội”, luận văn Thạc sỹ của Dương Hong Hanh, 2012,trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội”.

Các đề tài này chủ yếu tập trung trình bày cơ cau tô chức của công ty,

đánh giá thực trạng đội ngũ HDVDL tại công ty dé dé xuất giải pháp đối với

HDVDL trong việc tự trau déi kiến thức va cải cách chương trình đào tạo của

công ty, chưa đánh giá nguyên nhân, hạn chế của thực trạng này.

Bên cạnh đó, trong một số luận văn tốt nghiệp, các tác giả cũng lựa chọn các chủ đề liên quan như: “Một số phâm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên

du lịch”, luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Tâm lý học của Trần Thị Thanh Trà,

2010, trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, đề cập về một số phâm chất tâm lý cơ

bản của HDVDL Luận văn đã làm rõ các phẩm chất tâm lý cơ bản cần có của

HDVDL, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp phát triển những phẩm chat tâm

lý cơ bản phù hợp với nghề, góp phan nâng cao hiệu quả hoạt động của HDVDL

Ngoài ra, đề tài “Phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga tại Việt

Nam”; luận văn Thạc sỹ của Lê Thị Thu Hiền, 2016 trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn Hà Nội đưa ra các giải pháp nâng cao sô lượng và chât lượng đội

25

Trang 30

ngũ HDVDL tiếng Nga tại Việt Nam.

Ở một nhận định khác, trong nghiên cứu của trường Đại học Tôn ĐứcThắng: “Bui Trọng Nhân, Phan Huỳnh Anh Khoa, 2015, nguồn nhân lực ngành

du lịch vừa thừa lại vừa thiếu”, các tác giả khang định nguồn nhân lực ngành

du lịch vừa thừa lại vừa thiếu, thấy được nhu cầu và hạn chế của đội ngũHDVDL hiện nay, từ đó đề xuất hướng giải quyết và phát huy thế mạnh củanền công nghiệp không khói, chiếm ưu thế trong cơ cau GDP cả nước, nâng

cao trình độ, dao tạo các kĩ năng mềm; thấy được hạn chế thừa, thiếu của HDVDL ở đây là do đâu, tìm phương hướng giải quyết triệt dé, góp phan tích

cực vảo môi trường dịch vụ của Việt Nam.

Tuy nhiên, đi sâu phân tích và nghiên cứu kĩ về thực trạng và giải pháp

nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL tai điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba

Sao hiện nay là dé tài còn mới, ít có người quan tâm nghiên cứu Vi vậy, đề tài

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lich tại điểm thuộc Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao” mang tính cấp bách, thiết thực trong

giai đoạn hiện nay đối với Khu du lịch Tam Chúc Các giá trị hữu ích của đề tài

sẽ là nguồn tư liệu cho những ai quan tâm, nghiên cứu đến tình hình chất lượng

đội ngũ HDVDL tai điểm của Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao

1.2.2 Điểm mới của đề tàiTrên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, đề tài của tácgiả đã đưa ra những điểm mới:

Tập trung vào khu du lịch cu thé: Trong khi nhiều nghiên cứu trước đây

có thê tập trung vào nâng cao chất lượng HDVDL ở mức độ tổng quát hoặc tại

các địa điểm có quy mô rộng lớn hơn, dé tài này tác giả tập trung cụ thé vào

Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao Điều này giúp nghiên cứu có tính thực tiễn cao

và phù hợp với đặc điểm riêng của khu vực này.

Đề tài cung cấp tong hợp về hiện trạng, thách thức và cơ hội của đội ngũ

26

Trang 31

hướng dẫn viên tại Khu du lịch Tam Chúc, điều mà các nghiên cứu trước đây

chưa đề cập đầy đủ, cung cấp cái nhìn toàn diện và thực tế hơn về chất lượng

dịch vụ của các hướng dẫn viên tại Tam Chúc

Giải pháp phù hợp với địa phương: Tác giả luận văn đề xuất các giảipháp có sự điều chỉnh, mới mẻ, phù hợp với bối cảnh văn hóa, kinh tế và xã hộicủa Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao Điều này giúp các giải pháp đễ dàng ápdụng và có hiệu quả cao hơn.

Những điểm mới này giúp đề tài không chỉ đóng góp vào lý thuyết mà

còn có giá trị thực tiễn cao, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao Dé tài mong muốn là nguồn tư liệu hữu ích cho những ai có quan tâm, nghiên cứu về HDVDL tại điểm thuộc Khu du lịch

Tam Chúc, Ba Sao.

1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại điểm của

Khu du lịch và bài học vận dụng cho Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao

1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế va trong nước

a Kinh nghiệm quốc tế

Kinh nghiệm của Okinawa - Nhật BanTrong hai thập kỷ gần đây, Nhật Bản đã nổi lên như một trong những

nước đi đầu trong lĩnh vực du lịch Okinawa là một tỉnh, đồng thời cũng là

đảo lớn nhất quần đảo Lưu Cầu, nằm ở phía Nam của Nhật Bản Toàn đảo

rộng 1.201,03 km2, đứng thứ năm Nhật Bản về diện tích Khí hậu cận nhiệt đới

trên đảo giúp rừng mọc dày ở phía bắc; mùa mưa trên đảo diễn ra vào cuối

xuân Là tỉnh có điều kiện khí hậu, tài nguyên du lịch như hải sản, hoa quả,

làng nghề truyền thống tương đồng với huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên

Giang của Việt Nam, nhưng diện tích lớn hơn gấp khoảng 2 lần Okinawa là một trong những địa phương có mô hình phát triển du lịch sinh thái thành

công nhât tai dat nước mặt trời mọc Tại Okinawa việc dao tạo HDV cho việc

27

Trang 32

hướng dẫn các chương trình du lịch đại chúng (Mass Tourism) và đào tạo

HDV chuyên về hướng dẫn cho loại hình du lịch sinh thái (Eco Tourism)

được phân chia riêng biệt Ở Okinawa nói riêng và Nhật Bản nói chung, từ lâu

đã sớm ban hành Luật Xúc tiễn du lịch sinh thái và đào tạo HDVDL sinh thái

Từ kinh nghiệm của Okinawa cho thấy, chất lượng HDVDL phải layđào tạo làm gốc Việc đào tạo HDVDL theo mô hình chuyên sâu, đa ngànhgiúp HDV có trình độ chuyên môn và kỹ năng chuyên nghiệp thuần nhất vớiloại hình du lịch mà các nhà quản lý, các doanh nghiệp lữ hành hướng đến

Nhờ thế đáp ứng nhu cầu thiết yếu, đúng loại hình du lịch khách lựa chọn.

Mô hình tại Matxcova (Moscow) — Nga Nước Nga hiện nay có hơn 2.000 HDVDL và phiên dịch viên được côngnhận có thể nói được 24 ngôn ngữ Hơn 800 người trong số họ làm việc ởMatxcơva Nga là thành viên của Hiệp hội HDDL Châu Âu (FEG) từ năm

1991 Hiệp hội đang nỗ lực dé đảm bảo các hướng dẫn được chứng nhận đáp

ứng yêu cầu cao về nghề nghiép.

Hiệp hội HDDL Nga được thành lập vào năm 1990 va đã liên kết cácHDV chuyên nghiệp đã được đào tạo và tuyên dụng trước đây bởi các công tyIntourist, Sputnik va Intourburo do nhà nước quan lý Hiệp hội thành lập

Trung tâm đào tạo Hướng dẫn Matxcova — dao tạo có trách nhiệm sắp xếp lại

các cuộc họp, hội thảo chuyên nghiệp và sáng tạo, trình bày sản pham du lịchmỚI

Các HDV chuyên nghiệp ở Matxcơva được công nhận dé hướng dan tạicác viện bao tang địa phương và liên bang như Kremlin, Bảo tàng Mỹ thuật

Pushkin băng cách sử dụng một thẻ công nhận thống nhất Hiệp hội được

chính thức công nhận bởi tất cả các Liên đoàn Nga và các tổ chức chuyên

nghiệp quốc tế Hiệp hội đã được chú ý nhiều đến việc cung cấp các dịch vụ chất lượng của các HDV và thông dịch viên Hơn 1.150 người đã được tap

28

Trang 33

huấn về đào tạo tại trung tâm dao tạo HDVDL, điều quan trọng là Hiệp hội đã dao tạo được HDV có các ngôn ngữ hiếm, chang hạn như tiếng Do Thái, tiếng

Việt, tiếng A Rap và Trung Quốc”

b Kinh nghiệm trong nước

Trong thời kỳ hội nhập, để phát triển du lịch cần rất nhiều yếu tố, trong

đó việc xây dựng và phát triển đội ngũ HDVDL, thuyết minh viên chuyênnghiệp, có trình độ cao được quan tâm hàng đầu Có thé nói, họ chính là cầu

nối góp phần tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết giữa các vùng miền, dân

tộc Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, thiếuđội ngũ chuyên nghiệp.

Thời gian qua Tổng cục Du lịch - nay là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

đã triển khai thực hiện khá nhiều biện pháp nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa độingũ HDVDL, thuyết minh viên du lịch như:

- Tranh thủ sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) và UNESCO về kỹ

thuật, kinh phí để xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi đưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ; Tổ chức Hội thi HDVDL toàn quốc (3 năm/lần) nhằm tạo sân chơi, giao lưu kiến thức, trình độ chuyên

môn nghiệp vụ, ngoại ngữ giữa các HDVDL với nhau và đây cũng là dịp các

HDVDL ôn lại các kiến thức về tour, tuyến điểm, trau dồi khả năng ngoại ngữ,học hỏi kinh nghiệm của các anh/chị đồng nghiệp Từ đó, tìm ra những

HDVDL giỏi tham gia Hội thi hướng dẫn viên ASEAN (2 năm/lần);

- Triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào công tác quản

lý HDVDL (trang thông tin, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng và tin tức về

HDVDL trong cả nước tai website www.huongdanvien.vn).

- Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng đã tập trung nghiên cứu, xây dựng được một bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) cho 13

nghề, trong đó có nghiệp vụ HDDL Thời gian tới, Cục Du lịch Quốc gia Việt

29

Trang 34

Nam sẽ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng tiêu

chuẩn kỹ năng nghề thuyết minh viên du lịch

- Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng đã xây dựng chương trình khunglớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ dành cho HDVDL đến thời hạn đổi thẻ dé cậpnhật thêm những kiến thức, những quy định mới

1.3.2 Bài học vận dụng cho Khu du lịch Tam Chúc, Ba SaoBài học thứ nhất là Khu du lịch Tam Chúc cần bám sát quy định về điềukiện, tiêu chuẩn HDVDL theo Luật Du lịch Việt Nam 2017 dé tuyển dụng, bồidưỡng nguồn nhân lực HDVDL nói chung và HDVDL tại điểm nói riêng chođơn vi;

Bài học thứ hai là Sở Văn hóa thé thao và Du lịch tinh Hà Nam, Hiệp hội

Du lịch, Khu du lịch Tam Chúc phải thường xuyên tô chức các lớp bồi dưỡngkiến thức chuyên đề cho HDVDL tại điểm để ngày càng hoàn thiện và nângcao chất lượng đội ngũ HDVDL tại điểm nói riêng và HDVDL nói chung đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch;

Bài học thứ ba là tăng cường kiểm tra năng lực của đội ngũ HDVDL tại điểm của Khu du lịch Tam Chúc thông qua các hình thức tổ chức Hội thi

Thuyết minh viên du lịch giỏi, thi tay nghề HDVDL tại điểm, thi nâng hang

sao HDV/Thuyét minh viên tại Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao.

30

Trang 35

Tiểu kết chương 1Trong chương 1, luận văn đã tổng quan các nghiên cứu liên quan vàkhái quát những điểm mới của luận văn Tác giả luận văn đã trình bày mộtcách khoa học và đầy đủ cơ sở lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượngđội ngũ HDVDL tai điểm của KDL Tác giả luận văn đã trình bày một số kháiniệm về: du lịch, điểm du lịch, HDVDL và HDVDL tại điểm của KDL Tác giảluận văn cũng đưa ra lý thuyết cụ thể về chất lượng đội ngũ HDVDL tại điểm

du lịch như đặc điểm chất lượng HDVDL tại điểm du lịch, nguyên tắc quản lýchất lượng HDVDL tại điểm du lịch Những lý thuyết về nâng cao chất lượngđội ngũ HDVDL tại điểm ở KDL cũng được trình bày cụ thể tại đây Đồng

thời, luận văn đã tổng quan những kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ

HDVDL ở trong và ngoài nước va rút ra bai học vận dụng cho Khu du lịch

Tam Chúc, Ba Sao.

31

Trang 36

CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG CHAT LƯỢNG VA NANG CAO CHAT LUQNG DOI NGU HUONG DAN VIEN DU LICH TAI DIEM CUA KHU DU LICH TAM CHUC, BA SAO

2.1 Giới thiệu về khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao

Nam tại thị tran Ba Sao và 3 thôn của xã Khả Phong, huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam, KDL quốc gia Tam Chúc với tổng diện tích 5.000 ha có cảnhquan và địa thê độc đáo, ân mình trong quân thê núi đá vôi, với phong cảnh

Hình 2.1 Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao

(Nguon: Ban quản lý Khu du lịch)

Tam Chúc là vùng đất địa linh bởi địa thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra

hồ Hồ có diện tích mặt nước rộng 600 ha là một trong những hồ nước tự nhiênrộng nhất cả nước và là nơi trú ngụ của hàng chục loài động vật hoang dã.Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ, ba mặt được bao bọc bằng dãy núi đáhình tay ngai, dưới mặt hồ có sáu ngọn núi đá vôi nôi lên mặt nước Năm 2001,

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phê duyệt cho tỉnh Hà Nam và Doanh nghiệp

32

Trang 37

Xuân Trường đầu tư phục dựng ngôi chùa Tam Chúc (chùa Ba Sao) Chùa

được xây trên trục thần đạo gồm: chùa Ngọc, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ,

điện Tam Thế, công Tam Quan, Trung tâm hội nghị quốc tế

Chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh, được xây dựng hoàn toànbang cac phién da do granit do các nghệ nhân Ấn Độ chế tác tại An Độ và vậnchuyên sang lắp đặt theo phong cách kiến trúc cô Việt Nam mà không cần bêtông kết đính Trong chùa thờ một pho tượng bằng ngọc nặng 4,9 tan

Điện Quan Âm thờ 1 pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên

khói, nặng 100 tấn do các nghệ nhân Việt Nam chế tác và có 8.500 bức tranh

về các câu chuyện về Đức Phật do thợ Hồi giáo Indonesia tac bang đá nui lửa

Indonesia Điểm nhấn của Điện Quan Âm là 4 bức tranh đá không lồ bao phủtoàn bộ diện tích bốn bức tường, nói về các sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát rấtgần gũi với người dân Việt Nam

-Ÿ-.-Ÿ-.Ÿ-s°s“

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Hình 2.2 Sơ đồ Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao

(Nguôn: Tác giả khảo sát, 2023)Điện Pháp Chủ nằm chính giữa Điện Quan Âm và Điện Tam Thế, bên

33

Trang 38

trong có 4 bức phù điêu không 16 bao trùm toàn bộ bốn bức tường, mỗi bức nói

về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời Đức Phật.

Điện Tam Thế có sức chứa tới 5.000 phật tử có thể hành lễ cùng một lúc.Nơi đây thờ 3 pho tượng làm bằng đồng biểu thị cho quá khứ, hiện tại và tươnglai, mỗi pho nặng 80 tấn; ngoài ra còn 12.000 bức tranh đá được chạm khắctỉnh xảo, mỗi bức tranh gửi gam một câu chuyện vô cùng nhân văn tái hiệncuộc đời Đức Phật do những người thợ Hồi giáo Indonesia tac bang đá núi lửa

Indonesia đưa sang Qua cổng Tam Quan là vườn cột kinh không lồ được làm

băng đá xanh nguyên khối Thanh Hóa Khi hoàn thành 1.000 cột, nơi này sẽ trởthành vườn kinh lớn nhất thế giới

Trung tâm Hội nghị quốc tế được xây dựng nôi trên mặt hồ, có diện tích

sàn 10.000 m2, có sức chứa 3.500 chỗ ngồi

Đến chùa Tam Chúc, du khách còn được chiêm ngưỡng những báu vậtcủa chùa, đó là cây bồ dé có tuổi thọ lớn nhất thé giới do Chủ tịch Quốc hội Sri

Lanka tặng Việt Nam, được chiết từ “Cây Bồ Dé Vĩ Dai Cát Tường” (có tuổi

thọ 2.250 tuổi) ở thánh tích Mahamegha, cố đô Anuradhapura- Sri Lanka; đó làthiên thạch mặt trăng “The Moon Puzzle” từ không gian vũ trụ rơi xuống samạc Sahara từ hàng nghìn năm trước, được tìm thấy vào năm 2017; là vac Phố

Minh được đúc bằng đồng đen nặng hơn 20 tấn Ngoài ra, đình Tam Chúc,

ngôi đình được phục dựng giữa lòng hồ cũng là điểm đến yêu thích của du

khách khi đến nơi đây.

Hàng năm, vào ngày 12 tháng Giêng, Lễ hội chùa Tam Chúc lại được tổ

chức đề cầu nguyện quốc thái dân an Lễ hội tổ chức với các nghi lễ niệm Phật

cầu gia hộ, nghi lễ thỉnh chuông, đánh trống khai hội, lễ dang hương cầu quốc

thái dân an, lễ rước nước ở hồ Tam Chúc, rước chuông bình an, rước nước lên

chùa Ngọc và tô chức tiệc chay

Khu du lịch Tam Chúc là nơi tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hợp

34

Trang 39

quốc 2019 dién ra từ ngày 12 - 14/5/2019 với sự tham gia của 1.500 chức sắc

và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà nghiên cứu đến từ hơn

100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cùng khoảng 10.000 phật tử, ngườidân Việt Nam.

Khu du lịch Tam Chúc có vi trí thuận lợi trong việc kết nối các khu,điểm du lịch nỗi tiếng như: chùa Hương (Hà Nội), Tam Cốc Bich Động, Trang

An, Bái Đính, Cúc Phương (Ninh Bình), KDL chùa Tiên (Hòa Bình), tạo thành

một quan thé các KDL sinh thái vùng ngập nước va góp phan hình thành nên tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam.

2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao

2.2.1 Khách du lịchThị trường du lịch của Hà Nam hiện nay chủ yếu là khách nội địa (chiếmxap xi 95%); cơ bản van là từ Hà Nội và các tỉnh phụ cận vùng đồng bằng sông

Hong, chỉ có một bộ phận nhỏ đến từ các tỉnh phía Nam theo các tour du lịch

xuyên Việt hoặc đi lẻ Thị trường khách nội địa chủ yếu khách du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, khách du lịch tâm linh, hành hương đến các

chùa chién, dự lễ hội; khách du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần

Khách du lịch quốc tế hầu hết đều đến Hà Nam từ thủ đô Hà Nội, phần

lớn là khách từ các nước lân cận như: Trung Quốc, Hong Kong, Dai Loan, Han

Quốc chủ yêu là khách đi lẻ, khách công vu, doanh nhân Nhóm khách chủ

yếu là khách du lịch thông thường, nhất là khách du lịch văn hóa, sinh thái;

khách du lịch công vụ và khách du lịch MICE Trong những năm tới, tỉnh vẫn

tập trung hướng vào các thị trường gần, như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao và các nước Đông Nam A; các thị trường có khả năng chi trả

cao như Hàn Quốc, Nhật Bản; tận dụng khả năng khai thác các thị trường châu

Âu, Bắc Mỹ; ưu tiên khai thác thị trường khách tự do; đồng thời chú trọng pháttriển nhóm thị trường khách tour trọn gói, đặc biệt là nhóm khách Việt kiều (là

35

Trang 40

những người có khả năng chi trả cao, thích thăm thú, hành hương).

Những năm gần đây quân thể du lịch chùa Tam Chúc, Ba Sao đang nhận

nhiều sự quan tâm của giới trẻ cả nước Thời điểm du lịch chùa Tam Chúc lýtưởng nhất là vào mùa xuân - những tháng đầu năm, thời điểm diễn ra các lễ

hội, từ mùng 10 tháng Giêng tới hết tháng 3 âm lịch, khí hậu mát mẻ, thêm vào

đó, khách có thể tham gia các hoạt động tín ngưỡng Phật Giáo

Giai đoạn đầu năm 2019, mặc dù, chưa chính thức đưa vào khai thác

nhưng Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao đã trở thành điểm đến hap dẫn du khách trong nước và nước ngoài Ngay từ những ngày đầu năm mới 2019, lượng khách

đến Tam Chúc trung bình mỗi ngày hàng nghìn người, đặc biệt có ngày lên tớihàng vạn người Sau những sự kiện văn hóa, ngoại giao mang tầm quốc tế được

tổ chức tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Tam Chúc (Đại lễ Vesak Liên Hợpquốc 2019, lễ hội chùa Tam Chúc), KDL này càng thu hút khách nhiều hơn

Ong Ta Đình Quyên, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thẻ thao va Du lịch tinh

Hà Nam, cho biết: “Năm 2018, tỉnh đón 1.289.000 lượt khách, tổng thu du lịch đạt 296 tỷ đồng: riêng 6 tháng đầu năm 2019 lượng khách đồ về tăng đột biến 1.620.300 lượt, tổng doanh thu đạt 370 tỷ đồng Trong số này, lượng khách về

Tam Chúc là hơn 1,2 triệu lượt.”

Theo thông tin trên Vietnam Business Forum cho biết: Lượng du kháchđến với Hà Nam cũng tăng mạnh qua từng năm, riêng năm 2019 đã có sự tăng

trưởng đột biến với 2.895.600 lượt khách (đạt 186,8% kế hoạch năm và vượt

124,6% so cùng kỳ năm 2018); tổng thu du lịch, dịch vụ ước đạt 716 tỷ đồng

(đạt 153,6% kế hoạch năm và vượt 141,9% so cùng ky năm 2018).

Đến năm 2020, do ảnh hưởng của COVID-19, lượng khách ước

đạt 1.700.000 lượt, doanh thu ước dat 1.006 tỷ đồng, tăng 40.5% so với năm 2019.

Theo Sở Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch, so với kế hoạch năm 2021, lượng

khách du lịch đến Hà Nam đạt 141%, tổng thu du lịch và dịch vụ lữ hành đạt

36

Ngày đăng: 08/10/2024, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w