Khi muốn lập điện, các thanh đồng cần lưu ý một số điều cơ bản để việc thờ cúng được đầy đủ chu toàn không chi là nhất thời." Tác giả cũng có một số đồng ý với Lê Thị Chiêng khi nhận địn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BAO CAO TONG KET
KET QUA THUC HIEN DE TAI KH&CN
CAP DAI HOC QUOC GIA
Tên đề tài: Nghiên cứu anh hưởng của Phật giáo đến tin ngưỡng thờ Mẫu
qua các điện thờ tư gia trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
Mã số đề tài: QG.20.36
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Hữu Thụ
Trang 2MỤC LỤC
Trang
PHAN I THONG TIN CHUNG 2
PHAN II TONG QUAN KET QUA NGHIEN CUU 3
PHAN III SAN PHAM, CONG BO VA KET QUA DAO TAO CUA DE TÀI 18
PHAN IV TONG HOP KET QUA CAC SAN PHAM KH&CN VA DAO 20
TAO CUA DE TAI
PHAN V KIÊN NGHỊ (vé phát triển các kết qua nghiên cứu của dé tài; 20
về quản lý, tổ chức thực hiện ở các cấp)
PHAN VI PHU LUC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phan III) 21
1 Dữ liệu điều tra về thực trạng các điện thờ tư gia trên địa bàn thành phố 22
Hà Nội tính đến tháng 7 năm 2019
2 Báo cáo thực trạng, nguyên nhân và những giá trị, hạn chế của quá trình 65
ảnh hướng của phật giáo đến tín ngưỡng tho mẫu qua các điện thờ tư gia
trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
3 Bản kiến nghị, giải pháp về quản lý hoạt động tôn giáo và phát huy giá trị 97
của tôn giáo
4 Bài báo công bo trên tap chí khoa học quốc tế theo hệ thong ISI/SCOPUS 107
5 Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 126
6 Sản phẩm đào tạo 140
Trang 3PHAN I THONG TIN CHUNG
1.1 Tên đề tài: Tiếng Việt: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ
Mẫu qua các điện thờ tư gia trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
Tiếng Anh: Research on the impact of Buddhism on Mother Worship: cases of private
temples in contemporary Hanoi
1.2 Mã số: QG.20.36
1.3 Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
KHXH&NV
TT | Chức danh, học vi, họ và tên Don vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 TS Nguyễn Hữu Thụ Trường Đại học Chủ trì đề tài
KHXH&NV
2 ThS Nguyén Hai Anh Truong Dai hoc Thu ky, Thanh vién
KHXH&NV thuc hién chinh
3 PGS.TS Đỗ Thị Hoà Hới Trường Đại học Thành viên thực hiện
Trang 41.5 Thời gian thực hiện:
1.5.1 Theo hợp đồng: 24 tháng, từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 4 năm 2022
1.5.2 Gia hạn (nếu có): đến tháng 4 năm 2024
1.5.3 Thực hiện thực tế: từ tháng năm đến tháng năm
1.6 Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân;
Ý kiến của Cơ quan quan I)
1.7 Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 280 triệu đồng.
PHAN II TONG QUAN KET QUÁ NGHIÊN CỨU
Viết theo cau trúc một bài báo khoa học téng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên tạp chí khoa học DHQGHN sau khi dé tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phan:
1 Đặt vấn đề
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ là loại hình tín ngưỡng dân gian phổ biến trong đời song tín ngưỡng của người Việt vùng đồng bang Bắc bộ Trai qua những giai đoạn lich sử
khác nhau, vị trí cũng như ảnh hưởng của loại hình tín ngưỡng này cũng được đánh giá khác
nhau Tháng 12 năm 2016, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được
UNESCO ghi danh trong Danh sách Di sản văn hoa Phi vật thé đại diện của nhân loại Việc
công nhận của UNESCO, một mặt góp phần quảng bá văn hoá truyền thống của Việt Nam ra
quốc tế, mặt khác, đây cũng là một sự thừa nhận vi trí và vai trò của loại hình hình tín ngưỡng
này trong đời sông tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng, đời sông văn hoá nói chung của người VIỆt.
Sự kiện tháng 12/2016 đã là nguồn cô vũ lớn lao đối với những người thực hành tín ngưỡng thờ Mau, nhưng cũng là lý do được biện minh khi loại hình này nở rộ và phô biến đến nhiều lĩnh vực của đời sống văn hoá, xã hội ở Việt Nam Trên thực tế, sự phổ biến này
đã và đang hiện diện trong điện thờ, nghi lễ cũng như trong niềm tin của người có niềm tin
vào tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt tại các điện thờ Mẫu tư gia.
Điện thờ Mẫu tư gia nói chung, điện thờ Mẫu tư gia nói riêng không phải là hiện tượng
mới xuất hiện gần đây, nhưng những công tình nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng này
còn khá khiêm tốn Có thé kế đến hai tác giả đã nghiên cứu về hiện tượng này:
Trang 5Tác giả Lê Thị Chiêng trong các công trình nghiên cứu về điện thờ tư gia ở Hà Nội như: “Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo nhìn từ một số điện thờ tư gia ở Hà Nội, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 5/2004, tr 61-64; Điện thờ Tư gia: Một hình thức tín ngưỡng dân
gian trong xã hội hiện đại (qua khảo sát tai Ha Noi), Tap chí nghiên cứu Tôn giáo
số 11/2008, tr 59-64; Tim hiểu các điện thờ tr gia ở Hà Noi, Luận án Tiến sĩ, Viện Hàn
lâm KHXH Việt Nam, 2010 Theo tác giả, “điện thờ tư gia là một loại hình tín ngưỡng tôn
giáo do cá nhân lập ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một dòng tộc Sự
kế thừa ở đây không phải cha truyền con nối theo dòng trưởng như thông thường mà chỉ
truyền cho người có “căn duyên” (nghĩa là chỉ người có mệnh số định trước phải trông coi
việc thờ cúng mới được truyền) ' Các điện thờ này hiện hữu trong một phần trang trọng của
căn nha nơi mọi người cùng nhau sinh sống Cũng theo tác giả, điện thờ tư gia phổ biến nhất hiện nay được lập từ những năm 80 của thé kỉ trước Cũng có trường hợp các ngôi đèn, đình vốn thuộc về cộng đồng được biến thành điện thờ tư nhân khi chúng bị bỏ hoang và được tư
nhân bỏ tiền của ra tu tạo lại Loại điện thờ này không thuộc sở hữu tư nhân nhưng do cá nhân trông giữ nên việc sử dụng không khác điện thờ tu gia.”
Tác giả khác là Nguyễn Thị Diễm Hương với luận văn Thạc sĩ lịch sử “Hoạt động của
các Điện thờ Mẫu tư nhân trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” tại trường Đại học KHXH&NV, DH QGHN, 2018 thì cho rang “Điện thờ tu nhân là noi tho tự trong gia đình nhưng không phải là ban thờ tự gia tiên như thường thấy trong mối gia đình Đây là điện thờ riêng niệt được lập ra do nhu cầu của một thành viên nào đó được gọi là có căn số
trong gia đình Hoặc cũng có thé được thừa kế lai* Điện Mẫu tư nhân là các điện thờ Mẫu
được lập tại nhà các chủ điện, thường có quy mô nhỏ Việc lập điện thờ thánh, thờ Mẫu hay
lập điện thờ tứ phủ thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như căn duyên của thanh đồng với nhà thánh lòng mộ đạo của thanh đồng xuất tâm muốn thờ phụng cũng như điều kiện thờ phụng và hoàn cảnh của thanh đồng Khi muốn lập điện, các thanh đồng cần lưu ý một số
điều cơ bản để việc thờ cúng được đầy đủ chu toàn không chi là nhất thời."
Tác giả cũng có một số đồng ý với Lê Thị Chiêng khi nhận định điện thờ tư nhân đã tồn tại trong đời sông tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt trước đây, nhưng khoảng 30 năm
! Lê Thị Chiêng (2004), Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo nhìn từ một số điện thờ tư gia ở Hà Nội, Tạp chí Nghiên
cứu tôn giáo, sỐ 5, tr 62
? Lê Thị Chiêng (2004), tr 62
* Nguyễn Thị Diễm Hương (2018), tr 30 (Lê Thị Chiêng (2010), luận án, tr )
4 Nguyễn Thị Diễm Hương (2018), “Hoat động của các Điện thờ Mẫu tư nhân trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vinh Phúc” tại tường Dai học KHXH&NV, DH QGHN, luận văn Thạc si lịch sử tr 30-32
> Nguyễn Thị Diễm Hương (2018), tr 19
Trang 6trở lại đây, ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt các tỉnh Hà Nội, Hải phòng, Nam Định, Thái Binh, Vĩnh Phúc số điện thờ phát triển khá nhanh”.
Nhìn chung, cả tác giả Lê Thị Chiêng và Nguyễn Thị Diễm Hương đều nhìn nhận sự phát triển mạnh mẽ của điện thờ tư gia trên dia bàn Hà Nội va Vĩnh phúc trong khoảng 30 năm trở lại đây Tuy nhiên, cả hai tác giả đều chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về
điện thờ Mẫu tư gia ở Hà Nội, tác giả Diễm Hương chỉ nghiên cứu trên địa bàn Vĩnh Phúc,
Lê Thị Chiêng thì dừng lại ở điện thờ tư gia nói chung.’
Trên thực tế, trong những năm gần đây, đặc biệt sau sự kiện tháng 12 năm 2016 và sự
ra đời của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các hoạt động tín ngưỡng nói chung, tín ngưỡng thờ
Mẫu nói riêng trên địa bàn Hà Nội diễn ra một cách sôi động và ngày càng có xu hướng
chuyên dịch không gian về các điện thờ Mẫu tư nhân bên cạnh những không gian truyền
thống trước đó Trong sự dịch chuyên đó, sự xuất hiện một cách phổ biến của ban thờ Phật trong các điện thờ Mẫu tư gia cũng đã phần nào thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, nhưng bên cạnh đó, cũng để lại nhiều tranh luận trong bản thân một số nhà tu hành Phật giáo cùng các nhà quản lý về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ hiện nay Tắt nhiên, mối quan hệ này không phải mới xuất hiện mà đã có từ rất sớm trong lịch sử, nhưng xuất hiện trong điện thờ tư gia thì chỉ gần đây mới thực sự phô
biên và phát triên mạnh mẽ.
Vi vậy, việc nghiên cứu về điện thờ Mẫu tư gia nói chung, sự ảnh hưởng của Phật giáo đến điện thờ Mẫu tư gia hiện nay sẽ cung cấp thêm tư liệu khoa học để nhận diện bản chất của hiện tượng này, từ đó giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng có
những định hướng chính sách phù hợp.
2 Mục tiêu
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chi ra thực trạng hệ thong các điện thờ Mau tu gia trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay; làm rõ sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ Mẫu (thé hiện ở cách bài tri, cấu trúc điện thờ, niềm tin, nghi lễ) trên địa bàn thành phố
Hà Nội hiện nay Đồng thời lý giải nguyên nhân và những những giá trị, hạn chế của quá trình ảnh hưởng của Phật giáo tới tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội hiện nay Từ đó, đề xuất
5 Nguyễn Thị Diễm Hương (2018), tr 35-36
7 Trong phân loại của tác giả thì điện thờ Mẫu tư gia là một loại hình biểu hiện của điện thờ tư gia ở Hà Nội Trong số
các điện thờ mà tác giả khảo cứu thì số lượng điện thờ Mẫu chiếm phần lớn, chiếm 25/57 điện Ngoài ra, 3/57 là điện
thờ tổng hợp (tính trội là Mẫu); 8/57 là điện thờ hỗn dung Phật, Mẫu; 2/57 là điện thờ Đức Thánh Trần, Mẫu (Lê Thị
Chiéng (2008), Điện thờ tư gia, một hình thức tín ngưỡng dân gian trong xã hội hiện đại (qua khảo sát tại Hà Nội), Tạp
chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 11, tr 59)
Trang 7được một số kiến nghị, giải pháp về quản lý hoạt động tôn giáo và phát huy giá trị của tôn
giáo trong bối cảnh hiện nay
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thực trạng điện thờ Mẫu tư gia trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (qua khảo sát một sỐ quận nội thành) cũng như sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với các điện thờ Mẫu tư gia này.
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu
có liên quan đến sự ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam đến tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt đã được các nhà nghiên cứu công bố Trên cơ sở đó, kế thừa và tiếp thu cho nội dung
khoa học của mình.
Phương pháp so sảnh
Việc sử dụng phương pháp so sánh sẽ giúp cho người nghiên cứu có thê chỉ ra sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và ở các điện thờ Mẫu tư gia ở thành phố Hà Nội nói riêng trên các phương diện niềm tin, nghi lễ, bài trí điện thờ trong lịch
sử cũng như ở hiện tại.
Phương pháp điển dã
Việc sử dụng phương pháp điền dã (tham dự, quan sát, phỏng vấn sâu) sẽ giúp cho người nghiên cứu có thê trực tiếp cảm nhận, thu thập thông tin liên quan đến nội dung khoa học của dé tài trong sự so sánh và kết hợp với các phương pháp khác Đặc biệt trong các nghi lễ hầu đồng tại điện thờ tư gia trên địa bàn các quận nội thành thành phố Hà Nội
Nghiên cứu này được thực hiện băng phương pháp phỏng vấn sâu với 16 trường hợp trên địa bàn 7 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hoàng Mai, Cau Giấy, Hai Bà
Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông) và 2 huyện ngoại thành (Ba Vì, và Sóc Sơn) trong đó 14
người là thanh đồng và 01 nhà sư cũng đã từng là thanh đồng trước khi xuất gia theo Phật giáo Trong số 15 thanh đồng tham gia nghiên cứu này, có 13 thanh đồng là chủ điện thờ Mẫu tư nhân, 02 trường hợp là thanh đồng nhưng không mở điện tại gia.
ˆ Theo lời nhà sư, trước khi xuất gia theo Phật giáo, ông đã theo thờ Mẫu và là thanh đồng Hiện nay, ông van tiền hành
nghi lề hau dong ở Gian thờ Mau trong chùa, trung bình khoảng 1- 2 vân/năm.
Trang 8Về đặc điểm mẫu nghiên cứu, có 04/16 mẫu là nữ giới; hầu hết mẫu nghiên cứu có
lập gia đình (05 trường hợp chưa lập gia đình, 01 trường hợp là nhà sư không có gia đình).
Có 08 trường hợp có trình độ đại học và sau đại học; 06 trường họp là công chức, giáo viên,
luật sư; 09 trường hợp làm tự do, 01 trường hợp là nhà tu hành Phật giáo Về độ tuôi bắt đầu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, người trẻ nhất tham gia từ tám tuổi và mở một ngôi đền riêng lúc mười lim tuổi, và người lớn tudi nhất mở đền thờ ở tuổi bốn mươi mốt.
Trong quá khứ, tín ngưỡng thờ Mẫu đã từng bị đánh đồng với mê tín dị đoan và bị
cam đoán, vì vậy, khi tiến hành nói chuyện với nhiều thanh đồng, đôi khi các thanh đồng
không đồng ý cho ghi âm, chụp ảnh hay địa chỉ của họ Thậm chí, một số còn không dám trả lời trực tiếp vào câu hỏi và trả lời sang van đề khác Do vậy, trong nhiều trường hợp, chúng tôi phải đi lại nhiều lần, sử dụng nhiều cách và phương tiện nói chuyện khác nhau như gặp mặt trực tiếp tại điện thờ, nói chuyện qua điện thoại, trong quán cà phê, quán ăn (trong khi ăn trưa), hay qua tin nhắn, dé thu thập thông tin Việc thu thập thông tin thông qua bảng hỏi cũng đã được tính đến, nhưng sau khi một số bảng hỏi được thu về, chúng tôi nhận thấy thông tin không thực sự hân thực nên phương thức này không được sử dụng trong
nghiên cứu.
4 Tổng kết kết quả nghiên cứu
Về nguồn gốc và bài trí của điện thờ Mẫu tư gia Khi được hỏi về nguồn gốc của điện thờ Mẫu tư gia mà mình đang quản lý, 13 thanh đồng có câu trả lời được chia thành
đình (như đồng H, đồng S) Việc kế thừa này không theo nguyên tắc giống như thừa kế tài sản
trong gia đình mà nó dựa vào nhân duyên và căn số của người được nhận việc truyền thừa
trách nhiệm thờ cúng Thánh Mẫu Hầu hết các thanh đồng đều nói răng lý do họ kế thừa việc Thánh từ thế hệ trước dé lai la vi ho co can số và được Thánh Mẫu lựa chọn cũng như sự chỉ
dau của gia tiên Chang hạn như đồng B và đồng L đều được thừa kế từ bà ngoại tra lời rằng
bà ngoại là người hầu Thánh có mở điện, nhưng đến thế hệ của mẹ thì không có ai theo hầu chỉ đến thế hệ của họ thì việc hầu Thánh mới được tiếp nối bởi họ được lựa chọn - mặc dù họ
Trang 9là nam giới Có một chỉ tiết trùng hợp trong cá các trường hợp truyền thừa đến từ người trong
gia đình đêu là mẹ và bà ngoại mà không phải là bô và ông nội.
Việc được truyền thừa từ bên ngoại không được Lê Thị Chiêng và Nguyễn Thị Diễm Hương nhắc đến trong công trình của mình, mặc dù cả hai tác giả này cũng đề cập đến cội
nguồn của điện thờ là do kế thừa Lê Thị Chiêng cho rằng “điện thờ tư gia là một loại hình tín ngưỡng tôn giáo do cá nhân lập ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong
một dòng tộc Sự kế thừa ở đây không phải cha truyền con nối theo dòng trưởng như thông
thường mà chỉ truyền cho người có “căn duyên” (nghĩa là chỉ người có mệnh số định trước
phải trông coi việc thờ cúng mới được truyền) Trường hợp hết người thừa kế thì phải giải
điện.”? Nguyễn Thị Diễm Hương cũng nhận định “chủ điện do thừa kế là người được nhận hoặc chỉ định thừa kế Người đó thường được chủ động lựa chọn hoặc được thừa kế một cách ngẫu nhiên, không giống nhau Thông thường, người được chọn dé kế thừa một ngôi
điện thờ phải có duyên tu hay căn số thờ thánh Do vậy,người kế nghiệp không nhất thiết phải là cha truyền con nối mà có thé là người trong dòng tộc, thậm chí có khi là ngoài huyết
thống Nhưng hợp căn số với bậc tiền bối thì cho nối nghiệp.”
Bản thân những trường hợp được kế thừa điện thờ từ thế hệ trước cũng có sự khác biệt
về bài trí điện thờ Nếu như điện thờ của đồng B, đồng G, đồng H, đồng L, đồng Y khi mới lập chi thé hiện ban thờ của tín ngưỡng Tam Tứ phủ thì điện thờ đồng M, đồng D, đồng N
lại bao gồm cả Ban thờ Tứ phủ Công đồng và Ban thờ Phật Trong cách giải thích của hai
nhóm này cũng khác nhau Nhóm các điện thờ có cả ban thờ Phật trong không gian thờ Mẫu
thì giải thích rằng tín ngưỡng thờ Mẫu phải có cả thờ Phật mới là đúng đắn, không sai lạc (Tiền Phật, hậu Thánh hay “Tiền trai nghi cung nghinh Phật thánh (Thánh là thánh chúng),
hậu tam sinh đón rước Chúa Tiên”, tức là phải cung nghinh Phật rồi mới đến Thanh’®).
Nhóm điện thờ không có ban thờ Phật thì giải thích rằng Phật là Phật, Thánh là Thánh Họ
chỉ có căn thờ Thánh chứ không có căn thờ Phật nên họ không thờ Tuy nhiên, chỉ tiết khá
thú vị là trong số những điện thờ này (theo lời giải thích của các thanh đồng, thủa ban đầu không có ban thờ Phat trong điện), nhiều điện thờ hiện nay đã bổ sung thêm ban thờ Phật nhưng sự bổ sung này lại mang hàm ý khác chứ không han là họ chuyền đôi niềm tin sang thờ Phật Đồng Y giải thích rằng điện thờ nha bà b6 sung thêm gian thờ Phật là theo gợi ý
8 Lê Thị Chiêng (2004), Sinh hoạt tin ngưỡng tôn giáo nhìn từ một số điện thờ tư gia ở Hà Nội, Tạp chí Nghiên
cứu tôn giáo, sô 5, tr 62-63
? Nguyễn Thị Diễm Hương (2018), tr 30-32
'° Phỏng van đồng N ngày 27/02/2021.
Trang 10của một nhà nghiên cứu lich sử dé chính quyền không gây khó dé cho hoạt động tín ngưỡng của điện;'" điện của đồng G thì mặc dù có ban thờ Phật, nhưng theo giải thích của đồng G, tượng Phat đó không có “cốt” (không có tính thiêng); ” đồng L thì khang định rằng Bức
tranh Phật Quan Âm treo trong điện thờ không phải dé thờ mà chỉ mang tính giáo huấn, noi
` r 1À > oN 2 wi LA x + 4: A z 2 x: 3
gương và đó là ky niệm của người bố mua về khi đi công tác ở Đài Loan.
Nhóm 2 - điện thờ Mẫu tư gia được lập mới Có 4/13 trường hợp trả lời rằng điện thờ được lập mới (điện của đồng P, đồng T, đồng V) Lý do lập điện hầu Thánh Mẫu cũng khá
là đa dạng, nhưng về cơ bản thì đều cho rằng đó là do họ “nặng căn” nên phải ra hầu Thánh.
Căn số là một trong những quan niệm khá phô biến trong tín ngưỡng thờ Mẫu Theo đó, mỗi người khi được sinh ra sẽ gan với một căn số nhất định va ứng với mỗi căn số đó là một
cuộc sống khác nhau - có thé là sung sướng, hạnh phúc hay vất vả, đau khổ và khó khăn Mỗi căn số sẽ do một Phủ với một số chư vị thần thánh và quân gia thị thần của Thánh Mẫu
cai quản Cách thức phô biến nhất mà các ông, bà đồng thường dựa vào dé nhận biết căn cao
số nặng của một ai đó chính là ngày tháng năm sinh Hay những dấu hiệu khác như: làm ăn thất bát, vợ chồng xích mích, con cái nuôi không được, hao tiền tốn của, gap su hiéu lam ma không thé (hay rat khó có thể) thanh minh (ham oan) Hoặc cũng có những người chi có thé nhận ra mình thuộc diện có căn đồng số lính khi bị bắt đồng (cham đồng, ốp đồng) trong
lúc đang tham dự một buổi hầu đồng nào đó Dấu hiệu để được coi là bị bắt đồng rất đa
dạng, có thé là bị ngất, nhảy múa một cách vô thức hay bị Thánh quăng héo
Với những trường hợp lập mới này thì về cơ bản điện thờ và các nghi lễ trên điện thờ
sẽ do đồng thầy chỉ bảo Trong quan sát của chúng tôi, hầu hết các điện thờ mới lập đều có
sự xuất hiện của Ban thờ Mẫu và ban thờ Phật Có hai trường hợp bố sung ban thờ Phật sau
là đồng P và đồng T Đồng P thì đưa ra nhiều lý do dé bổ sung ban thờ Phật vào không gian
thờ Mẫu sau khi điện thờ được sửa chữa và mở rộng, trong đó lý do cơ bản nhất là nhằm thoả mãn nhu cầu của con nhang, đệ tử và khách thập phương khi đến lễ ở điện thì sẽ có cả
Phật và Thánh, không cần phải đến chùa lễ Phật nữa Đồng T thì giải thích do điện thờ nhỏ quá nên chưa có ban thờ Phật khi lập điện (mặc dù điện thờ nhà đồng thầy cũng có ban thờ Phật), đồng T cũng khang định là minh sẽ bổ sung ban thờ Phật vào điện thờ khi điện được
mở rộng hơn trong thời gian tới.
'! Ghi chép phỏng vấn sâu
! Ghi chép phỏng vân sâu
'3 Ghi chép phỏng van sâu
Trang 11Nhìn chung, điện thờ Mẫu tư gia ở Hà Nội hiện nay hầu hết đều có sự hiện điện của Ban thờ Phật bên cạnh ban thờ Mẫu 7/15 trường hợp đưa bé sung ban thờ Phật vao sau nay,
6/15 trường hợp có ban thờ Phật ngay từ khi lập điện, 2 trường hợp không có nhưng nói sẽ
bồ sung trong thời gian tới Hầu hết các điện đều có ban thờ Đức Thánh Trần như một phan
của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ.
Về địa điểm đặt điện thờ Địa điểm đặt điện thờ khá phong phú và đa dang Điện thờ
có thể là một căn nhà độc lập trong khuôn viên của gia đình (điện thờ của đồng G, đồng H,
đồng B), hay được đặt trong một phòng độc lập của ngôi nhà nằm trong khu dân cư (đồng
L, đồng M, đồng N, đồng P, đồng T) hoặc cũng có thể được đặt trong một phòng của nhà
chung cư (đồng D, đồng O).
Nhìn chung, tuỳ thuộc vào diện tích căn phòng mà các ông, bà đồng sử dụng làm điện
thờ mà cách bai trí và đồ thờ bày biện là khác nhau Chang hạn như điện thờ của đồng M,
đồng Y, đồng G, có diện tích rộng rãi nên ban thờ có bay tượng thờ, còn điện thờ của đồng P, đồng T, đồng D thì chỉ bày bát hương, tranh thờ Mặc dù vậy, kết cầu của điện thờ
về cơ bản là khá thống nhất Thông thường, trên điện thờ sẽ bao gồm: Ban thờ Phật; Ban thờ Công đồng Hai bên ban thờ Công Đồng là ban thờ Trần Triều và ban thờ Sơn Trang Trên
tường có Quan Thanh Xà - Bạch Xà; phía Hạ Ban thờ Quan Ngũ Hồ, bên ngoài điện có Cây
hương thờ Mẫu Cửu Trùng.
Trên ban thờ đều có sự hiện diện của bát hương, đèn dầu, đèn nhấp nháy (trang trí), đèn chiếu sáng, Khi được hỏi về van đề đèn điện thay đèn dầu, một số ông, bả đồng cho rằng
phải sử dụng dèn dầu mới đúng, còn dùng đèn điện là chưa chuẩn (đồng D, đồng N, đồng M)
Về hoạt động của các điện thờ Mẫu tư gia ở Hà Nội: Hoạt động của các điện thờ Mẫu
tư gia rất phong phú và đa dạng, tuỳ theo mỗi ông, bà đồng mà có nội dung hoạt động là khác nhau Về cơ bản, có một số hoạt động chính sau: (1) Thực hiện nghỉ lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu như: hầu đồng, mở phủ, tôn nhang bản mệnh, ; (2) Hoạt động xem bói; (3).
Hoạt động trừ tà ma, chữa bệnh; (4) Xem phong thuỷ, tran yém; (5) Thực hiện một số nghỉ
lễ liên quan đến Phật giáo như: Phả độ gia tiên, Cầu an, cầu siêu, thậm chí cả lễ Phật Đản
(với nghi lễ Tắm Phật) '
Trong số các ông, bà đồng được chúng tôi nghiên cứu, hầu hết đều thực hiện nghỉ lễ
của tín ngưỡng thờ Mẫu (hầu đồng, mở phủ, tôn nhang bản mệnh, ), chỉ có trường hợp
'* Phỏng vấn đồng M (Cầu Giấy)
10
Trang 12của ông đồng A là chỉ tham dự, và hầu đồng Đồng K, tuy không có điện thờ tư gia, nhưng
vẫn thực hiện đầy đủ các nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Hoạt động xem bói cũng khá phổ biến trong các điện thờ, mặc dù theo quan niệm của tín ngưỡng thờ Mẫu, chỉ những ai ăn lộc của bà chúa bói thì mới có thể thực hiện hoạt động này, và thường trong điện sẽ có ban thờ bà Có nhiều hình thức xem bói mà các điện thờ
Mau tư gia sử dụng, phổ biến là bói cau, bói bài (đồng B, đồng N, đồng P, đồng V, đồng G hoặc xem tướng, gọi hồn, (đồng O, đồng T, đồng N).
Bên cạnh xem bói, việc trừ ta ma, chữa bệnh cũng là mong muốn được nhiều con
nhang đệ tử tìm đến các điện thờ Mẫu tư gia Có cách giải thích về việc ông, bà đồng tham
gia trừ tà ma, chữa bệnh Đồng D cho rằng ông đồng sử dụng năng lực của bản thân đề trừ
tà ma giúp con bệnh, năng lực đó là do bản thân ông đồng tu luyện mà có dựa trên ơn của Phật, Thánh Vì vậy, thường thì sau khi thực hiện việc trừ tà ma, chữa bệnh, ông đồng sẽ cảm thấy rất mệt vì bị ảnh hưởng đến năng lượng tốt của cơ thể, ông đồng sẽ phải mất một thời gian đẻ khôi phục lại năng lượng đó Quan điểm khác thì cho rằng ông, bà đồng không dựa vao năng lực của ban thân mà dựa vào “bóng Thanh” dé trừ tà ma, chữa bệnh cho con
bệnh Ông, bà đồng ko chữa, mà là Thánh chữa Thánh đó có thể là một số vị trong Tứ phủ
công đồng hoặc phô biến hơn là Đức Thánh Trần Hưng Đạo (Đồng N, G, B, L) Tất nhiên, chỉ những ai đội lệnh của Đức Thánh Trần thì mới có thê sử dụng quyền năng của Ngài để
trừ tà, chữa bệnh Mặc dù vậy, khi hỏi về điều kiện dé có thé được đội lệnh Đức Thánh Tran
thì nhiêu ông, bà đông chỉ nói vê chữ “duyên” - tức là được ngài lựa chọn.
Có một số ít điện thờ Mẫu tư gia thực hiện việc xem phong thuỷ, tran yêm như điện
thờ của đồng B, đồng L Theo đồng B, ông đã tham gia tran yém cho nhiều cá nhân, tổ
chức, đặc biệt các công ty bất động sản và tất cả đều thành công Một trong những hoạt động rất mạnh của đồng B là xem phong thuỷ nhà đất, mồ ma; tran yêm nhà đất, m6 mả,
Việc một điện thờ Mẫu tư gia thực hiện các hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu là
đương nhiên, nhưng cũng có nhiều điện thờ Mẫu thực hiện một số nghỉ lễ liên quan đến Phật giáo tại điện thờ của mình như đồng N, đồng M, đồng V, đồng D, đồng O Theo lý giải của những ông, bà đồng này thì bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ luôn có sự liên hệ với Phật giáo, do đó, việc thực hiện những nghỉ lễ liên quan đến Phật giáo là tất nhiên và hoàn toàn đúng đắn Một số ông, bà đồng còn mời cả sư về giảng pháp và thực hiện nhiều nghi lễ cho con nhang, đệ tử tại điện thờ của mình Ho cũng có thé tổ chức các
11
Trang 13chuyến hành hương hay đi lễ tại các ngôi chia lớn, chùa cô ở Việt Nam cho các con nhang
đệ tử của mình bên cạnh việc đi lễ tại các cơ sở thờ Mẫu trong và ngoài Hà Nội.
Về ảnh hưởng của Phật giáo đến điện thờ Mẫu tư gia
- Ảnh hưởng tích cực:
+ Góp phần thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân
Phật giáo là một trong những tôn giáo ngoại sinh được du nhập vào Việt Nam từ rất
sớm trong lịch sử, cùng với thời gian, Phật giáo đã trở thành một nhân tố quan trọng cấu
thành nên bản sắc văn hoá Việt Nam Vì vậy, Phật giáo không ngừng ảnh hưởng đến các loại hình tín ngưỡng dân gian, xuất hiện phổ biến trong đời sống văn hoá, tôn giáo của cộng đồng người Việt, như người Việt có câu “đất vua, chùa làng” để nói vé sự phổ biến của Phật giáo trong đời sống xã hội người Việt trong lịch sử.
Một trong những loại hình tín ngưỡng dân gian chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo chính
là tín ngưỡng thờ Mẫu qua câu chuyện về Phật Mẫu Man Nương, Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay sự xuất hiện phố biến của ban thờ Mẫu trong chùa ở châu thé vùng đồng băng Bắc bộ Việc xuất hiện Ban thờ mẫu trong chùa bên cạnh điện thờ Mẫu, Đình làng trong khuôn viên của một làng ở vùng đồng bằng Bắc bộ đã góp phần thoả mãn nhu cầu tâm linh của người
Việt trong lịch sử và hiện nay.
Khi điện thờ Mẫu tư gia xuất hiện và ngày càng phổ biến thì việc b6 sung thêm ban thờ Phật vào điện thờ cũng chính là biéu hiện của mong muốn nay trong mỗi tin đồ Đối với nhiều người tin theo tín ngưỡng thờ Mẫu, việc thờ Phật Thánh luôn thống nhất và là đúng đăn Cùng một yêu cầu, họ có thể tìm đến cầu xin từ các Thánh Mẫu cùng các quân gia thị
thần của các ngài trong tín ngưỡng thờ Mẫu đồng thời họ cũng tìm đến sự giúp đỡ của Đức
Phật trong ngôi chùa Thậm chí, trong nhiều người, họ còn cho rằng viẹc tìm đến cả Phật và Thánh là việc bắt buộc phải thực hiện Như câu nói “Tiền trai nghi cung nghĩnh Phật thánh (Thánh là thánh chúng), hậu tam sinh đón rước Chúa Tiên” mà nhiều ông, bà đồng hay nói khi giải thích việc tín đồ có thé tìm đến sự giúp đỡ của cả Phật và Thánh mà không lo vi phạm phép tắc của Nhà Thánh đặt ra.
Trong nhiều trường hợp, bản thân các ông bà đồng trong nghiên cứu này cũng thừa
nhận việc xuât hiện ban thờ Phật trong điện thờ của mình là nhăm thoả mãn nhu câu của con
12
Trang 14nhang đệ tử khi họ nhận thấy rằng con nhang đệ tử thường có xu hướng tìm đến cả điện
Mau và chùa dé thoả mãn nhu cầu tâm linh của bản thân và gia đình.
+ Thúc đây hoạt động kinh tế trong bản hội
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy hầu hết các điện thờ Mẫu tư gia không nằm
độc lập mà thường thuộc về một bản hội nhất định Nhiều trường hợp là Trung tâm của bản
hội (đồng thầy là chủ điện lại là người đứng đầu bản hội của tín ngưỡng thờ Mẫu).
Do là một mắt xích trong bản hội nên thường các thành viên của bản hội sẽ hỗ trợ nhau trong nhiều hoạt động kinh tẾ, trong trường hợp này, hoạt động kinh tế được hỗ trợ nhiều nhất chính là việc tham gia cung cấp các đồ vật dung cho nghỉ lễ thờ cúng tại điện thờ
cũng như bên ngoài Chang hạn trước khi tổ chức nghỉ lễ hầu đồng tại điện thờ, thông
thường ông, bà đồng - chủ điện sẽ tìm kiếm những người cung cấp đồ lễ như: huưương nến, vàng mã, hoa, quả, bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá, hay cung văn, hầu dâng, Cho buổi lễ.
Và ưu tiên nguồn cung cấp sẽ là những người trong bản hội Tất nhiên, việc cùng sinh hoạt
trong một bản hội với uy tín của đồng thầy và sự chứng kiến của các vị Thánh Mẫu chính là
sự đảm bảo về mặt tinh thần cho những giao dịch kinh tế này Và chính điều này đã phần nảo thúc đây các hoạt động kinh tế trong nội bộ của bản hội, giúp cho các thành viên cải
thiện thu nhập của cá nhân
+ Bảo tồn các giá trị văn hoá dân gian truyền thống của người Việt
Có thể thấy rằng, tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh chức năng thoả mãn nhu cầu tâm linh thì còn là một phương thức bảo tồn các giá trị văn hoá của người Việt Nam Việc bảo tồn này có nhiều cấp đ?, nhưng pho biến nhất vẫn là cấp độ cộng đồng va cá nhân Nếu như ở cộng đồng có chùa làng, đình làng, Phủ, điện công thờ Mau, nhà thờ ho, thi cap
độ cá nhân có điện thờ tư gia, ban thờ gia đình, Mac dù chi là điện thờ tư nhân, nhưng
những không gian mang tính cá nhân này lại lưu giữ các giá trị văn hoá thê hiện trong nghỉ
lễ, sự thờ cúng và tư tưởng, triết lý của tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và tíng ngưỡng dân
gian nói chung.
Do vậy, xét ở một góc độ nào đó, việc hoạt động của các điện thờ Mẫu tư gia trong đời
sông tôn giáo, tín ngưỡng người Việt nói chung, người Việt ở Hà Nội nói riêng hiện nay cũng đã phan nao bảo tôn các giá trị văn hoa dân gian của người Việt.
13
Trang 15-Ảnh hưởng tiêu cực:
+ Vấn đề trật tự an toàn xã hội
Bởi vì là điện thờ tư gia nên địa điểm đặt điện thờ thường năm lẫn trong khu dân cư, vì vậy hoạt động của điện thờ có sự ảnh hưởng nhất định đến vẫn đề trật tự, an toàn xã hội Rất nhiều các nghi lễ có sự tụ tập đông người, sự ồn ào của âm nhạc nghỉ lễ và những người tham dự, đã ảnh hưởng đến những người sống gần điện thờ Mẫu tư gia Thậm chí có những điện thờ được đặt ở chung cư, sự ồn ào này còn rõ ràng và lớn hơn nhiều so với điện thờ ở một không gian độc lập dưới đất Khi được hỏi về thái độ của những người xung
quanh và chính quyền sở tại đối với ông, bà đồng khi thực hiện các nghi lễ, hầu hết các ông,
bà đồng đều nói mọi người không có ý kiến gì, thậm chí rất vui vẻ sang tham gia giúp đỡ ông, bà đồng chuẩn bị và thực hiện nghi lễ đó Thậm chí có ông đồng nói chính quyền không làm gì vì bản thân một số lãnh đạo ở địa phương cũng phải nhờ đến họ khi bản thân
và gia đình có công có việc (đồng B, đồng N, đồng L) Chỉ có trường hợp đồng P, thời gian
đầu khi mới mở điện thì hàng xóm và chính quyền thường hay có ý kiến, thậm trí còn bị
nhắc nhở, cảnh cáo Tuy nhiên, theo lời ké của đồng P, sau này khi nhiều người có công
việc phải nhờ đến bà thì thái độ của mọi người xung quanh đã thay đôi, không còn ý kiến gi
về hoạt động của điện thờ nữa.
Thực tế khi đi hỏi một số người dân xung quanh các điện thờ Mẫu tư gia thì cũng có nhiều ý kiến khác nhau Về cơ bản thì mọi người không quá khắt khe với hoạt động của điện thờ, những cũng có một số ý kiến phàn nàn về sự ồn ào do nghỉ lễ cũng như những người đến dự lễ gây ra đã phiền đến hàng xóm như trường hợp điện thờ ở chung cư của đồng D,
điện thờ ở sát nhà dân của đồng P, đồng V và đồng Y.
Đặc biệt là van dé an toàn cháy nỗ trong các điện thờ Mẫu tư gia Nguy co mat an toàn cháy né xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do chập điện hay cháy nỗ xuất phát
từ bát hương, đèn dầu trên điện thờ Một đặc điểm của điện thờ Mẫu tư gia là việc lên nhang đèn là rất thường xuyên, thậm chí là hàng ngày, nhiều đồng bài trí trên điện thờ được làm bang vật liệu dé cháy như giấy, nhựa, gỗ, nên nguy cơ cháy né là rất cao Nhat là việc hoá vàng mã sau mỗi lần thực hiện nghi lễ trên điện thờ Việc hoá vàng thường được thực hiện
ngay tại điện thờ, ngoài ban công hay ở sân Với một lượng vàng mã lớn thì việc hoá vàng
này cũng khá nguy hiểm, nhất là lại thực hiện ở trong khu chung cư Đây cũng là sự lo lắng
của một sô người sông cạnh điện thờ Mau tu gia.
14
Trang 16+ Vấn đề mê tín dị đoan:
Rất nhiều điện thờ hiện nay lợi dụng sự thiếu hiểu biết và sự bế tắc trong việc giải quyết khó khăn nhất thời của một số người mà có những hành động lừa đảo, trục lợi, phi tôn
giáo Đặc biệt là van đề gọi hồn, trừ tà ma, chữa bệnh, hầu đồng, mở phủ, Tất nhiên, trong
một số trường hợp vẫn có những hiện tượng xảy ra mà khoa học chưa giải thích được liên quan đến việc chữa bệnh trong tôn giáo, nhưng về cơ bản, việc lợi dụng niềm tin của con nhang, đệ tử và khách thập phương dé trục lợi kinh tế vẫn xảy ra trong các ông, ba đồng.
Trong một sỐ trường hợp, việc điện thờ Mẫu tư gia thực hiện một SỐ nghi lễ liên quan đến Phật giáo hoặc mời các nhà sư Phật giáo về điện thờ của minh dé thực hiện nghỉ lễ cũng
để lại nhiều tranh luận trong bản thân những người theo Phật giáo và thậm chí cả những chức sắc trong Giáo hội Phật giáo cũng như những nhà nghiên cứu, quản lý tôn giáo Điều này đã ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và điện thờ
Mẫu tư gia nói riêng.
Ngoài ra, vẫn có hiện tượng cạnh tranh ngâm ngầm trong nội bộ các ông, bà đồng với
nhau Hiện tượng ông, bà đồng này nói xấu ông, bà đồng khác không phải hiếm gặp Bên
cạnh việc gia tăng số lượng các ông, bà đồng cùng với điện thờ tư gia hiện nay là sự xuống
cấp về chất lượng của những ông, bà đồng đó Chăng hạn theo lệ cũ, các tân đồng phải trải qua 12 năm tu dưởng một cách nghiêm ngặt dé “thử đồng” trước khi làm đồng thầy (nhận
đệ tử) thì nay nhiều đồng tân chỉ mới ra đồng được một vài năm đã nhận đệ tử Bên cạnh đó,
việc tự tiện thay đôi về lễ nghi, trang phục, âm nhạc trong hầu đồng cũng là một vấn nạn mà
tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ đang gặp phải Những điều này cũng ảnh hưởng tới bản
thân ông, bà đồng cùng các con nhang, đệ tử nói riêng và danh tiếng của tín ngưỡng thờ
Mẫu nói chung.
5 Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
1 Việc thờ Phật trong các điện thờ Mẫu tư gia phổ biến trong các điện thờ mới được
thành lập gần đây, đặc biệt với những trường hợp ông, bà đồng không có sự truyền thừa từ
gia đình, dòng họ Trong những điện thờ này, việc các ông, bà đồng mời các nhà sư, tổ chức các nghi lễ cúng Phật tại điện thờ cũng như tô chức các đoàn hành hương đi lễ tại những ngôi chùa nồi tiếng là khá phô biến.
2 Những điện thờ Mẫu ban đầu không có thờ Phật phần lớn là những điện thờ theo lối cũ do được truyền thừa từ gia đình, dòng họ Những điện này không có các hoạt động kết nối với các nhà sư dé thực hiện các nghỉ lễ thờ cúng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Kể cả khi ho
15
Trang 17đã bổ sung tượng Phật vào điện sau này, thì những hoạt động hợp tác với nhà sư hay việc thực hiện các nghi lễ cúng Phật tại điện thờ cũng không được diễn ra Việc bô sung tượng
Phật vào điện thờ chỉ mang tính hình thức, trang trí chứ không thực chất, không có sự thực
hành nghi lễ thờ Phật.
3 Ly do bé sung tượng thờ Phật vào điện thờ Mẫu tư gia (với những điện thờ khi lập
không có ban thờ Phật) là để nhằm thoả mãn nhu cầu của con nhang đệ tử, đồng thời thu hút thêm các khách thập phương gia nhập bản hội của ông, bà đồng Một trường hợp đặc biệt hơn khi việc bổ sung này chỉ là bình phong dé giúp ông, bà đồng có thé giữ được điện thờ cũng như tự do thực hiện nghỉ lễ trong điện Mẫu mà không sợ chính quyền địa phương đến phạt hay cắm hoạt động.
Nhìn chung, sự xuất hiện của ban thờ Phật trong các điện thờ Mẫu tư gia ở Hà Nội hiện nay là mang tính phổ biến Số lượng điện thờ không có ban thờ Phật là rất ít Trong thời gian tới, việc các điện thờ Mẫu chưa có ban thờ Phật sẽ tiến hành bổ sung ban thờ Phật vào không gian bài trí điện thờ chắc chắn sẽ ngày càng gia tăng.
Thứ nhất là do bản thân Phật giáo là một tôn giáo đã ăn sâu, bám rễ trở thành một
phan rat quan trọng trong văn hoá của người VIỆT;
Thứ hai, những tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu có xu hướng trẻ hoá và có trình độ
nhận thức, nên việc họ có nhu cầu đối với tín ngưỡng Phật giáo là không thé phủ nhận;
Thứ ba, bản thân các ông, bà đồng cũng có sự thay đôi về nhận thức đối với việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong giai đoạn hiện nay Một phan của sự thay đổi này bắt nguồn
từ việc đội ngũ ông, bà đồng ngày càng có nhiều người trẻ và có trình độ học vấn cao; việc
cạnh tranh với các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác ngày càng gắt gao nên việc thay đổi
đê thoả mãn nhu câu tâm linh cho tín đô là một việc làm mà các ông, bà đông luôn chú ý;
Và cuối cùng, thir tv, với bản chất là tín ngưỡng dân gian nên tín ngưỡng thờ Mẫu
không ngừng tiếp thu và “Mẫu hoá” những tư tưởng, nghi lễ và điện thờ của các loại hình
tín ngưỡng tôn giáo khác Điều này, một mặt giúp bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu không ngừng hoàn thiện về nội dung, dần dần thoát khỏi tính “dân gian” của nó, mặt khác, nó cũng phần nào thoả mãn nhu cầu tâm linh của con nhang, đệ tử, đặc biệt trong bối cảnh xã hội có
sự thay đổi mạnh mẽ Việc chịu ảnh hưởng của Phat giáo là một quá trinh lịch sử tự nhiên
của tín ngưỡng thờ Mẫu./.
16
Trang 186 Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Nghiên cứu này được thực hiện băng phương pháp phỏng vấn sâu với 16 trường hợp trên địa bàn 7 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hoàng Mai, Cau Giấy, Hai Bà
Trưng, Thanh Xuân, Hà Dong) và 2 huyện ngoại thành (Ba Vì, và Sóc Sơn) trong đó 14
người là thanh đồng và 01 nhà sư cũng đã từng là thanh đồng trước khi xuất gia theo Phật
giáo Trong số 15 thanh đồng tham gia nghiên cứu này, có 13 thanh đồng là chủ điện thờ
Mẫu tư nhân, 02 trường hợp là thanh đồng nhưng không mở điện tại gia Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng sử dụng số liệu thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước kết hợp với
thống kê của đề tài về tình hình điện thờ Mẫu tư gia ở Hà Nội.
Nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến điện thờ Mẫu tư gia ở Hà Nội qua bài trí điện thờ, việc thực hành nghi lễ tại điện thờ cũng như niềm tin của
những người tham gia nghỉ lễ tại điện thờ Mẫu tư gia ở Hà Nội.
Nghiên cứu cũng đưa ra một số nhận định về nguyên nhân của sự ảnh hưởng Phật
giáo đến điện thờ Mẫu tư gia ở Hà Nội, những ảnh hưởng tích cực cũng như một số vấn đề
đặt ra đối với laoij hình tín ngưỡng này hiện nay.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhăm hạn chế những tác động tiêu
cực và phát huy những giá trị tích cực trong hoạt động của điện thờ Mẫu tư gia ở Hà Nội.
This research was conducted through in-depth interviews with 16 participants in 7 urban districts (Hoan Kiem, Tay Ho, Hoang Mai, Cau Giay, Hai Ba Trung, Thanh Xuan, Ha Dong) and 2 suburban districts (Ba Vi and Soc Son) Among these cases, while 14 individuals are mediums, there is one who was also a medium before adopting Buddhism and being a Buddhist monk Out of the 15 mediums participating in this study, 13 own a
Mother Goddess Worship (MGW)’ private shrine, while in 2 cases, they are mediums but
do not open a private shrine.
Additionally, the study utilized statistical data from state management agencies
combined with project statistics on the situation of MGW’s private shrines - Điển tho Mẫu
tu’gia - in Hanoi.
The study has revealed the current state of Buddhism’s influence on MGW’s private
shrines in Hanoi, examining aspects such as shrine decoration, the practice of rituals, and the beliefs of those participating in these rituals.
ˆ Theo lời nha sư, trước khi xuất gia theo Phật giáo, ông đã theo thờ Mẫu va là thanh đồng Hiện nay, ông van tiền hành
nghi lề hau dong ở Gian thờ Mau trong chùa, trung bình khoảng 1- 2 vân/năm.
17
Trang 19Furthermore, the study shows the causes of Buddhism’s influence on MGW’s private
shrines in Hanoi, highlighting positive effects as well as addressing some contemporary challenges faced by this belief system.
Building on these findings, the study proposes several recommendations to mitigate
negative impacts and promote positive values in the operation of MGW’s private shrines in
Hanoi
PHAN III SAN PHAM, CONG BO VA KET QUÁ DAO TAO CUA DE TAI
3.1 Kết quả nghiên cứu
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Dữ liệu điều tra về thực
trạng các điện thờ tư gia
giá trị, hạn chế của quá
trình ảnh hưởng của Phật
giáo đến tín ngưỡng thờ
Mẫu qua các điện thờ tư
gia trên địa bàn thành
phố Hà Nội hiện nay
Chỉ ra thực trạng, nguyên
nhân và những giá trị, hạn
chế của quá trình ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ Mẫu về điện
thờ, lễ nghi trong các điện
thờ Mẫu tư gia trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay
Chỉ ra thực trạng, nguyên
nhân và những giá trị, hạn
chế của quá trình ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ Mẫu về điện
thờ, lễ nghi trong các điện
thờ Mẫu tư gia trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay
Bản kiến nghị, giải pháp
về quản lý hoạt động tôn
giáo và phát huy giá trị
của tôn giáo
Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp về quản lý hoạt
động tôn giáo và phát huy
giá trỊ của tôn giáo nói chung
Đưa ra một số kiến nghị, về
quản lý hoạt động của điện
thờ Mẫu tư gia ở Hà Nội
nhằm phát huy giá trị của
loại hình tín ngưỡng này
Bài báo công bố quốc tế thuộc hệ thống
ISI/Scopus “The Phenomenon of Presenting
and Worshipping Buddha(s)
at the Mother Goddess
Worship’s Điển thờ Tw gia
in Contemporary Vietnam”
Lam rõ thực trạng ảnh
hưởng của Phật giáo tới tín
ngưỡng thờ Mẫu trong các
điện thờ tư gia ở Hà Nội
hiện nay (thé hiện ở cách bài trí điện thờ, niềm tin,
nghỉ lễ )
Làm rõ thực trạng ảnh
hưởng của Phật giáo tới tín
ngưỡng thờ Mẫu trong các
điện thờ tư gia ở Hà Nội
hiện nay (thể hiện ở cách bài trí điện thờ, niềm tin,
nghỉ lễ )
Báo cáo tông kết đề tài Báo cáo khoa học đạt yêu
câu về chât lượng được Hội đông nghiệm thu thông qua
Báo cáo khoa học đạt yêu câu về chât lượng được Hội đông nghiệm thu thông qua
Bài công bố trên tạp chí
chuyên nganh trong nước
Chi ra đặc điểm của đặc
diém của điện thờ Mau tu
gia ở Hà Nội
18
Trang 20I1 |Công trình công bỗ trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus
1.1 [The Phenomenon of Đã xuât bản https://www.mdpi.com/2077- | đạt
Presenting and 1444/14/6/720 IWorshipping Buddha(s) at
the Mother Goddess
Worship’s Điển thờ Tu’gia
in Contemporary Vietnam
2 {Bai báo trên các tạp chí khoa hoc của DHQGHN, tap chí khoa học chuyên ngành
quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế 2.1 [Dac điểm điện thờ Mẫu tư | Da in Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
gia qua khảo cứu một số số 3/2022
trường hợp ở Hà Nội
Ghi chú:
- _ Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự
<tén tác giả, tên công trình, tên tạp chi/nha xuất bản, số phát hành, năm phát hành, trang đăng
công trình, mã công trình đăng tạp chi/sach chuyên khảo (DOD), loại tạp chí ISI/Scopus>
- _ Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên kháo ) chỉ được chấp nhận nếu
có ghi nhận dia chỉ và cam on tài trợ của DHOGHN theo đúng quy định.
- Ban phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo.
Riêng sách chuyên khảo can có bản phô tô bìa, trang dau và trang cuối có ghi thông tin mã số
xuất bản.
3.3 Kết quả đào tạo
Thời gian và kinh phí Công trình công bo liên quan
TT Họ và tên tham gia đề tài (Sản phẩm KHCN, luận án, Đã bảo vệ
(số tháng/số tiễn) luận văn)
Học viên cao học
1 | Nguyễn Quang Trung Luận văn “Biéu tượng trong | Đã bảo vệ
điện thờ Mẫu ở Hà Nội” năm 2023
Ghi chú:
- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận
nghiên cứu sinh/thạc sỹ nêu học viên đã bảo vệ thành công luận an/ luận văn;
- _ Cột công trình công bó ghỉ như mục II l.
19
Trang 21PHAN IV TONG HỢP KET QUÁ CAC SAN PHAM KH&CN VA DAO TẠO CUA DE TÀI
TT San pham Số lượng | Số lượng đã
đăng ký | hoàn thành
1 | Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thông 01 01
ISI/Scopus
2 | Sách chuyên khảo được xuất ban hoặc ký hợp đồng xuat bản 0
3_ | Đăng ký sở hữu trí tuệ 0
4_ | Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus 0
5 |Số lượng bai báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN,tạp |0 01
chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
6 | Báo cáo khoa học kiến nghị, tư van chính sách theo đặt hàng | 0
của đơn vị sử dụng
7 | Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính | 0
sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN
8 | Đảo tạo/hỗ trợ đào tạo NCS 0
9 | Dao tạo thạc sĩ 01 01
PHAN V TINH HÌNH SỬ DUNG KINH PHÍ
Kinh phi Kinh phi
TT Nội dung chỉ được duyệt thực hiện Ghi chú
(triệu đồng) (triệu đồng)
A_ | Chi phí trực tiếp
1 | Thuê khoán chuyên môn 252,718,900 | 252,718,900
2 | Nguyên, nhiên vật liệu, cây con
Trang 22PHAN VI PHU LUC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phan III)
21
Trang 231 DU LIEU DIEU TRA VE THỰC TRẠNG CÁC ĐIỆN THO TU GIA TREN
DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỘI TÍNH DEN THANG 7 NAM 2019"
(Mục tiêu: Cung cấp số liệu thực trạng các điện thờ tư gia ở các quận nội thành thành phố
Hà Nội)
TT Họ và tên Giới tính Năm sinh Địa chỉ
1 Nguyễn Thị Lâu Nữ 1935 Hà Đông
2 Bùi Thị Dưỡng Nữ 1936 Hà Đông
3 Lê Trọng Thảo 1939 Hà Đông
19, Nguyễn Ngọc Châu Nữ 1957 Hà Đông
20 Nguyễn Thị Loan Nữ 1957 Hà Đông
21 Đặng Thi Gang Nữ 1958 Hà Đông
22 Nguyễn Thúy Mùi Nữ 1959 Hà Đông
23 Nguyễn Thọ Tứ 1963 Hà Đông
24 Đặng Đình Hà 1964 Hà Đông
25 Nguyễn Danh Mạnh 1969 Hà Đông
26 Nguyễn Thị Kiều Diễm Nữ 1972 Hà Đông
21 Nguyễn Thị Hòa Nữ 1972 Hà Đông
'Š Theo số liệu tông hợp của Ban Tôn giáo thành Phố Hà Nội và khảo sát của tác giả
22
Trang 24TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
28 Lưu Văn Tám 1973 Hà Đông
29 Nguyễn Thị Hường Nữ 1973 Hà Đông
30 Lê Tiến Bình 1974 Hà Đông
31 Trần Thị Thúy Nữ 1976 Hà Đông
32 Nguyễn Thị Hưởng Nữ 1980 Hà Đông
33 Nguyễn Thị Lan Nữ 1982 Hà Đông
34 Nguyễn Thị Toàn Nữ 1983 Hà Đông
46 Nguyễn Văn Khang 1951 Ba Đình
47 Vii Thi Thu Thuy Nir 1952 Ba Dinh
48 Truong Sỹ Duy 1953 Ba Dinh
49 Tran Van Dũng 1953 Ba Dinh
50 Pham Thi Xuyén Nữ 1953 Ba Đình
58 Truong Văn Ky 1959 Ba Dinh
59 Nguyễn Tài Giang 1959 Ba Đình
60 Lê Thị Kim Dung Nữ 1959 Ba Đình
23
Trang 25TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
61 Nguyễn Văn Bảy 1960 Ba Đình
74 Nguyễn Văn Dũng Tây Hồ
75 Chu Văn Vượng Tây Hồ
76 Đoàn Văn Biên Tây Hồ
71 Quách Văn Hiền Tây Hồ
78 Nguyễn Bá Lợi Tây Hồ
79 Phan Hữu Thụ Tây Hồ
80 Tran Van Hung Tây Hồ
81 Nguyễn Thị Nhat Nữ Tây Hồ
82 Bà Nguyễn Thị Tý Nữ Tây Hồ
83 Nguyễn Thị Kim Dung Nữ Tây Hồ
84 Nguyễn Thị Mai Nữ Tây Hồ
85 Tran Thi Minh Nữ Tây Hồ
86 Nguyễn Thi Ngân Nữ Tây Hồ
87 Bui Thi Héng Ngoc Nữ Tây Hồ
88 Nguyễn Thị Xuân Dung Nữ Tây Hồ
89 Nguyễn Thị Minh Nữ Tây Hồ
90 Nguyễn Thị Thanh Nữ Tây Hồ
91 Tống Thị Hai Yến Nữ Tây Hồ
92 Vuong Thi Nhan Nữ Tây Hồ
93 Hà Văn Trinh 1930 Tây Hồ
24
Trang 26TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
94 Trần Thị Sáu Nữ 1930 Tây Hồ
95 Nguyễn Văn Tùng 1933 Tây Hồ
96 Nguyễn Thị Tình Nữ 1936 Tây Hồ
97 Đỗ Thi Sâm Nữ 1936 Tây Hồ
98 Trương Thị Điệp Nữ 1936 Tây Hồ
99, Nguyễn Thi Tâm Nữ 1940 Tây Hồ
100 Nguyễn Văn Tiến 1941 Tây Hồ
101 Nguyễn Thị Chín Nữ 1943 Tây Hồ
102 Nguyễn Thị Hưởng Nữ 1946 Tây Hồ
103 Nguyễn Thị Hợi Nữ 1946 Tây Hồ
104 Nguyễn Văn Hiền 1950 Tây Hồ
105 Lê Thị Nhung Nữ 1950 Tây Hồ
106 Đỗ Văn Thịnh 1952 Tây Hồ
107 Nguyén Thi Nhat Nữ 1952 Tây Hồ
108 Mai Thị Thông Nữ 1952 Tây Hồ
109 Nguyễn Thị Nghiêm Nữ 1953 Tây Hồ
110 Trần Văn Lợi 1955 Tây Hồ
111 Ha Thi Lanh Nữ 1957 Tây Hồ
112 Nguyễn Thị Hồng Nữ 1957 Tây Hồ
113 Nguyễn Thị Sen Nữ 1957 Tây Hồ
114 Nguyễn Thị Phú Nữ 1957 Tây Hồ
115 Trương Thị Nhung Nữ 1957 Tây Hồ
116 Nguyén Van Truc 1958 Tay Hé
117 Tran Đức Thang 1958 Tây Hồ
118 Nguyễn Thị Nhung Nữ 1959 Tây Hồ
119 Nguyễn Thị Nhung Nữ 1959 Tây Hồ
120 Đinh Lan Phương Nữ 1960 Tây Hồ
121 Vuong Thi Nhan Nữ 1961 Tây Hồ
122 Giang Minh Lan Nữ 1963 Tây Hồ
123 Nguyén Xuan Hai 1964 Tay Hé
124 Chu Thi Luong Nữ 1964 Tây Hồ
125 Nguyễn Thị Xuân Thủy Nữ 1964 Tây Hồ
126 Nguyễn Thị Trinh Nữ 1964 Tây Hồ
25
Trang 27TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
121 Nguyễn Đức Toản 1965 Tây Hồ
128 Lê Thị Dậu Nữ 1966 Tây Hồ
129 Đinh Tiến Trường 1970 Tây Hồ
130 Nguyễn Minh Tuấn 1971 Tây Hồ
131 Đặng Ngọc Anh 1972 Tây Hồ
132 Hoàng Văn Hùng 1973 Tây Hồ
133 Nguyễn Thị Dịu Nữ 1973 Tây Hồ
134 Dương Việt Dũng 1974 Tây Hồ
135 Vũ Thị Nhàn Nữ 1974 Tây Hồ
136 Bùi Duy Hién 1975 Tây Hồ
137 Nguyễn Thị Thúy Hà Nữ 1976 Tây Hồ
138 Phạm Thị Hằng Nữ 1976 Tây Hồ
139 Vũ Thị Thu Nhung Nữ 1977 Tây Hồ
140 Ngô Anh Tuấn 1982 Tây Hồ
141 Nguyễn Văn Minh 1982 Tây Hồ
142 Trần Quang Hưng 1983 Tây Hồ
143 Hoàng Thị Thương Nữ 1983 Tây Hồ
144 Trần Văn Thanh 1990 Tây Hồ
145 Vũ Minh Quang 2001 Tây Hồ
146 Lê Văn Dũng Cầu Giấy
147 Nguyễn Ngọc Son Cầu Giấy
148 Đặng Ngọc Anh Cầu Giấy
149 Nguyễn Văn Nam Cầu Giấy
150 Nguyễn Văn Đạt Cầu Giấy
151 Lai Thi Héng Nữ Cầu Giấy
152 Nguyễn Thị Chinh Nữ Cầu Giấy
153 Đặng Thị Thạch Nữ Cầu Giấy
154 Nguyễn Hồng Chén 1952 Cau Giấy
155 Nguyễn Thị Đang Nữ 1955 Cầu Giấy
156 Lại Thị Bình Nữ 1958 Cầu Giấy
157 Đỗ Van Trực 1980 Cầu Giấy
158 Tran Văn Kham 1925 Hoang Mai
159 Nguyén Thi An 1928 Hoang Mai
26
Trang 28TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
160 Nguyễn Thị Chúc Nữ 1934 Hoàng Mai
161 Dương Văn Tác 1935 Hoàng Mai
162 Ta Thi Dap Nữ 1935 Hoàng Mai
163 Trần Thị Tấn Nữ 1936 Hoàng Mai
164 Đỗ Ngọc Lâm 1940 Hoàng Mai
165 Lê Văn Lễ 1941 Hoang Mai
166 Tran Thi Lich Nữ 1943 Hoàng Mai
167 Bùi Văn Thắng 1945 Hoàng Mai
168 Nguyễn Thị Thắng Nữ 1948 Hoàng Mai
169 Lê Thị Lịch Nữ 1949 Hoàng Mai
170 Mai Thi Loi Nữ 1949 Hoàng Mai
171 Hoàng Thị Thảo Nữ 1950 Hoàng Mai
172 Phạm Thị Hiền Nữ 1950 Hoàng Mai
173 Nguyễn Văn Lái 1952 Hoàng Mai
174 Cao Thị Vân Nữ 1952 Hoàng Mai
175 Nguyễn Thị Mai Nữ 1952 Hoàng Mai
176 Vũ Thị Hòa Nữ 1954 Hoàng Mai
171 Đỗ Thị Đào Nữ 1954 Hoàng Mai
178 Nguyễn Thị Yến Nữ 1954 Hoàng Mai
179 Tạ Thị Nga Nữ 1956 Hoàng Mai
180 Nguyễn Tiến Lâm 1957 Hoàng Mai
181 Vuong Thi Tan Nữ 1957 Hoàng Mai
182 Bùi Văn Tuấn 1958 Hoàng Mai
183 Triệu Thị Kim Nữ 1958 Hoàng Mai
184 Nguyễn Tuyết Thanh Nữ 1958 Hoàng Mai
185 Đặng Thị Ngọc Nữ 1959 Hoàng Mai
186 Hoàng Thị Loan Nữ 1959 Hoàng Mai
187 Pham Thi Ngoc Nữ 1960 Hoàng Mai
188 Vũ Tổ Nga 1961 Hoàng Mai
189 Dương Thị Ngà Nữ 1961 Hoàng Mai
190 Nguyễn Thị Phú Nữ 1961 Hoàng Mai
191 Phan Văn Dũng 1963 Hoàng Mai
192 Bùi Văn Thịnh 1964 Hoàng Mai
27
Trang 29TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
193 Tạ Văn Hưng 1964 Hoàng Mai
194 Lê Thị Chiều Nữ 1964 Hoàng Mai
195 Nguyễn Lim Oanh 1968 Hoàng Mai
196 Nguyễn Thị May Nữ 1969 Hoàng Mai
197 Bui Văn Bé 1973 Hoàng Mai
198 Nguyễn Huy Tú 1976 Hoàng Mai
199 Nguyễn Quang Đạo 1978 Hoàng Mai
200 Nguyễn Duy Mừng 1981 Hoàng Mai
201 Nguyễn Văn Tính 1983 Hoàng Mai
202 Đặng Thị Nhiễu Nữ 1934 Long Biên
203 Nguyễn Thị Lệ Dung Nữ 1943 Long Biên
204 Nguyễn Xuân Trọng 1948 Long Biên
205 Đoàn Thế Ngự 1950 Long Biên
206 Nguyễn Thị Nạo Nữ 1950 Long Biên
207 Ngô Thị Phong Nữ 1953 Long Biên
208 Đặng Đình Hòa 1955 Long Biên
209 Nguyễn Thị Hải Nữ 1956 Long Biên
210 Trương Ngọc Dũng 1960 Long Biên
211 Thích Đàm Trí 1963 Long Biên
212 Dinh Thị Sinh Nữ 1963 Long Biên
213 Thích Quảng Đông 1967 Long Biên
214 Nguyễn Thị Đảm Nữ 1969 Long Biên
215 Vũ Văn Triệu (Tuan) 1971 Long Biên
216 Thích Quảng Hiền 1973 Long Biên
211 Nguyễn Thị Hường Nữ 1973 Long Biên
218 Nguyễn Thị Thúy Nga Nữ 1977 Long Biên
219 Nguyễn Quang Vinh 1978 Long Biên
220 Nguyễn Thị Hoài Nữ 1978 Long Biên
221 Đào Thị Minh Loan Nữ 1979 Long Biên
222 Tham Tuyết Mai 1981 Long Bién
223 Nguyễn Thị Mai Hường Nữ 1981 Long Bién
224 Phùng Minh Tri 1983 Long Biên
225 Thích Minh Nhật 1983 Long Biên
28
Trang 30TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
226 Trần Ngọc Tuân Nam Từ Liêm
227 Nguyễn Thị Thái Nữ Nam Từ Liêm
228 Nguyễn Thị Nga Nữ 1937 Nam Từ Liêm
229 Đào Đăng Tập 1944 Nam Từ Liêm
230 Đỗ Quang Phúc 1952 Nam Từ Liêm
231 Nguyễn Thị Nhàn Nữ 1953 Nam Từ Liêm
232 Trần Thị Thanh Nữ 1955 Nam Từ Liêm
233 Nguyễn Thị Thu Hường Nữ 1961 Nam Từ Liêm
234 Nguyễn Thị Huỳnh Nữ 1961 Nam Từ Liêm
235 Phùng Văn Thiệu 1994 Thanh Xuân
236 Nguyễn Thị Cúc Nữ 1852 Thanh Xuân
231 Nguyễn Thị Bảo Nữ 1940 Thanh Xuân
238 Dương Thị Phương (Bình) Nữ 1943 Thanh Xuân
239 Lê Thị Nghị Nữ 1945 Thanh Xuân
240 Dương Việt Hương Nữ 1946 Thanh Xuân
241 Nguyễn Thị Tảo Nữ 1946 Thanh Xuân
242 Nguyễn Thị Phương Nữ 1947 Thanh Xuân
243 Nguyễn Thị Hồng An Nữ 1949 Thanh Xuân
244 Nguyễn Thị Oanh Nữ 1949 Thanh Xuân
245 Nguyễn Thị Tuyết Nữ 1953 Thanh Xuân
246 Nguyễn Thị Thanh Nữ 1954 Thanh Xuân
247 Nguyễn Thị Van Nữ 1959 Thanh Xuân
248 Nguyễn Thi Vy Nữ 1960 Thanh Xuân
249 Tạ Thị Bích Ngọc Nữ 1961 Thanh Xuân
250 Lại Thị Chi Nữ 1961 Thanh Xuân
251 Nguyễn Thị Hồng Nữ 1965 Thanh Xuân
252 Màng Hung 1966 Thanh Xuan
253 Nguyễn Mạnh Cường 1967 Thanh Xuân
254 Kiều Huyền Trang 1973 Thanh Xuân
255 Nguyễn Thị Vân Thu Nữ 1974 Thanh Xuân
256 Vũ Thị Loan Nữ 1975 Thanh Xuân
257 Nguyễn Thúy Ha Nữ 1975 Thanh Xuân
29
Trang 31TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
258 Kiều Thị Vang Nữ 1977 Thanh Xuân
259 Lê Thị Lan Hương Nữ 1981 Thanh Xuân
260 Lê Văn Phan 1934 Ba Vì
287 Vii Cao Oanh 1952 Ba Vi
288 Nguyễn Văn Chiến 1952 Ba Vì
289 Nguyễn Thị Mơ Nữ 1952 Ba Vì
290 Vũ Thị Xuyên Nữ 1952 Ba Vì
30
Trang 32TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
Trang 33TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
Trang 34TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
368 Nguyễn Văn Lương 1966 Ba Vì
369 Nguyễn Văn Nguyện 1966 Ba Vì
370 Chu Minh Anh 1966 Ba Vì
377 Nguyễn Thi Lan Nữ 1967 Ba Vì
378 Nguyễn Duy Tiến 1968 Ba Vì
Trang 35TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
Trang 36TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
429, Phing Thi Nguyét Nữ 1981 Ba Vì
430 Nguyễn Thị Kim Xuyến Nữ 1982 Ba Vì
440 Kiều Văn Liên 1938 Phúc Thọ
441, Phi Thi Mui Nữ 1939 Phúc Thọ
453 Dang Thi Tan Nữ 1948 Phúc Thọ
454 Hoang Thi Nhan Nt 1948 Phúc Tho
455 Phạm Thị Lý Nữ 1948 Phúc Thọ
35
Trang 37TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
456 Kiều Duy Thủy 1949 Phúc Thọ
457 Nguyễn Van Miêng 1949 Phúc Thọ
474 Luong Thi Sen Nữ 1956 Phúc Thọ
475 Quéc Thi Hoa Nữ 1956 Phúc Thọ
476 Nguyén Thi Hién Nit 1956 Phúc Tho
Trang 38TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
Trang 39TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
529 Nguyễn Văn Thang 1969 Phúc Thọ
530 Tran Xuan Yén 1969 Phúc Tho
544 Dinh Van Mão 1973 Phúc Tho
545 Nguyễn Hữu Bay 1973 Phúc Thọ
546 Nguyễn Văn Tân (Anh) 1973 Phúc Thọ
Trang 40TT Họ và tên Giới tính Nam sinh Địa chỉ
555 Kiều Duy Hùng 1977 Phúc Thọ
556 Nguyễn Văn Chung 1977 Phúc Thọ
557 Hoang Thi Hai Nit 1978 Phúc Tho
568 Nguyễn Văn Trường 1992 Phúc Thọ
569 Nguyễn Gia Hưng 1993 Phúc Thọ
570 Nguyễn Trung Hoa 1993 Phúc Thọ
571 Nguyễn Văn Điệp 1994 Phúc Thọ
572 Ngô Dire Thang 1938 Mỹ Đức