DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TATTT Chữ viết tat Giải nghĩa 1 |ALCO Phòng Quản lý cân đôi vốn và Kế hoạch tài chính 7 | NHTM Ngan hang thuong mai 8 | NHTW Ngân hang Trung Ương NH TMCP CT | Ngân
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
PHẠM THỊ THÙY DƯƠNG
QUAN LY HUY ĐỘNG VON TẠI NGÂN HÀNG THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG VIET NAM
CHI NHANH THANG LONG
Chuyén nganh: Quan ly kinh té
Mã số: 8340410
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Dũng
Hà Nội, 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Dé hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp, ngoài sự lỗ lực cố gang củabản thân, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thé Nhân dip này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, quan tâm, chỉ dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Văn Dũng- người đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tác giả có thể hoàn
thành quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Tác giả xin trân trọng cảm ơnBan Giám Hiệu, Phòng Đảo tạo cùng Ban chủ nhiệm và các thầy giáo, cô giáogiảng dạy tại Khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHNnhững người đã trang bị những kiến thức quý báu đề tác giả có thể hoàn thànhluận văn tốt nghiệp này
Tác giả xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ các phòng ban tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thăng Long đã giúp
đỡ và tạo điều kiện tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu, cùng với những ýkiến đóng góp bồ sung dé tác giả có thé hoàn thành luận văn
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, những người bạn, đãđồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập
và hoàn thiện luận văn.
Học viên thực hiện
Phạm Thị Thùy Dương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham
khảo đúng quy định.
Tac giả luận van
Phạm Thị Thùy Dương
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT .2 s°-sevssset22ccszeee i
DANH MỤC BANG BIỂU 2-s<sssseESvsseevsseevssseervssseoee ii
DANH MỤC SƠ DO HINH ANH - 2° cssecezseecczsseee iii
056271027 ÔỎ 1
CHUONG 1 —~ 5
TONG QUAN NGHIÊN CUU, csssssssssssssssssssssnnssssssssccccsssssssssssssnnnnnsssssssseccessesseee 5 CO SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE QUAN LÝ HUY ĐỘNG VÓN 5
TẠI NGAN HANG THUONG MAL -s s<csssseevsssseevvssse 5 1.1 Tổng quan nghiên Cứu 2° ssss2sss©2ssseevvsseeovssseovsssee 5 1.1.1 Tổng quan tài liệu nước ngoài -s-ss-ss<essevssseeevsssesvsssee 5 1.1.2 Tổng quan tài liệu trong nưỚC s-s<ssessvvssseevsssescsssee 6 1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu -s-s-s°ssesseesseeesseecsseecossee 10 1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mai 10
1.2.1 Các khái niệm CO’ ảï << << s s99 99 959095909699 56 10 1.2.2 Nội dung quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại 20
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn 26
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá về quản lý hoạt động huy động vốn 32
1.3 Cơ sé thực tiễn về quan lý hoạt động huy động vốn của NHTM 39
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Tinh 5-5-5 5-55 5 2° 959949 909909695964989890900005050404 090 40 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của ngân hàng VPBank - chỉ nhánh Ngô QUYEN 2 2° seo ©©ss€EvadeEEaseEveseEEvsetErseerrseorsseoroee 44 1.3.3 Kinh nghiệm quản lý huy động vốn Ngân hàng Thương mại cô phan Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - Chi nhánh Hoàn Kiếm 47
CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
2.1 Quy trình nghiÊn CỨU << << << << 99999 9959898985984 5.99 49
Trang 62.2 Phương pháp Nghién CỨU 5 5< 5< 5s s9 999 9989095968955 50 2.2.1 Phương pháp thu thập dif li@u 5 << 5< 5< 5< 5< << se sesesese 50
2.2.2 Phương pháp thống kê 2 s°ssvssvsse2esssevzsssesovsseee 51 2.2.3 Phương pháp phân tích số liGu scccscssssssssesssssesssssessssssessssseessssessssseseseseess 52
3.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2019-2021 của
Vietinbank Chi nhánh Thăng L0NĐ 5-5-5 < 5< 5< 5< 5< s9 S599 9589.9595 56
3.2 Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại VietinBank Thăng Long57 3.2.1 Lập chiến lược, kế hoạch huy động vốn s -ss se 573.2.2 Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch -s-cs<ccs<ccssse 593.2.3 Hoạt động thanh tra kiểm tra và xử lý các van dé phát sinh 673.3 Đánh giá về quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP CTViệt Nam chi nhánh Thăng Long từ năm 2019 đến năm 2021 673.3.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 68 3.3.2 Những kết quả đạt được của quản lý hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Thang Long 70
3.3.3 Những hạn chế về huy động vốn tại Vietinbank Thăng Long 84 3.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế s s2 css<sesssescssseee 85
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN LY
HUY DONG VON TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIET
NAM, CHI NHANH THANG LONG s css<ccsssevvevsssseeeosse 93
Trang 74.1 Định hướng phát triển và mục tiêu hoạt động kinh doanh chung tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thăng Long trong
bối cảnh miới EEEE2AAAA 4444469999999002002202224144444140000tiiitp 93
4.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh chung tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long trong bối cảnh mới93
4.1.2 Mục tiêu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh
Thăng Long trong quan lý hoạt động huy động vốn - 98
4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 100
4.2.1 Quản lý hiệu quả nguồn nhân sự . 22-2 s©ss<essscss 101
4.2.2 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng - 103
4.2.3 Chiến lược huy động vốn và hoàn thiện chính sách lãi suất hợp lý với
diễn biến lãi suất trên thị trưừng -s°- sscsssessseeessseezssssesee 106
4.2.4 Tăng cường giải pháp công nghệ, da dạng hóa tién ích, tăng cường
ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt dé thu hút khách hàng gửi tién107 4.2.5 Nâng cao hiệu quả cho vay nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn huy
4.2.6 Tăng cường công tác quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát nội bộ 109
KET LUẬNN s2-°- se E+seE+sdEEadEEadeEEadeEEvsetrvsetrrsserrsseooosee 111
TÀI LIEU THAM KHẢO 22-2 V2+££EEe££t2Evsse£222zzeeee 112
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
TT Chữ viết tat Giải nghĩa
1 |ALCO Phòng Quản lý cân đôi vốn và Kế hoạch tài chính
7 | NHTM Ngan hang thuong mai
8 | NHTW Ngân hang Trung Ương
NH TMCP CT | Ngân hàng thương mại cô phần Công thương Việt
° VN Nam
10 | NSHBVBQ Năng suất huy động von bình quân
11 | TCTD Tổ chức tín dụng
12 | TGCKH Tiên gửi có kỳ hạn
13 | TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TMCP Thương mại cô phân
14 |TNDN Thu nhập doanh nghiệp
Trang 9DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2019 đến năm 2021 của
Vietinbank Thăng OnB + - 6 tt + **EvESESEEEEEEEEkEkEkEkrkrrekrkrkrkekrkrkrkrke 56
Bang 3.2 Các chỉ tiêu được giao năm 2019, 2020, 2021 của Vietinbank 58
Bảng 3.3 Tình hình nguồn vốn của VietinBank Thăng Long 68
Bai Coan 2019 02020101077 68
Bảng 3.4 Cơ cau huy động vốn theo đối tượng của Vietinbank Chi nhánh Thăng
Long ¬rì09(0;1i0202/20101017177 73
Bảng 3.5 Cơ cấu vốn huy động theo sản phẩm của VietinBank, chỉ nhánh Thăng
Long giai đoạn 2019 - 2021 5 tk +tEEsESEEEEEEEEkSkEkEkEkEkkrkrkrkekekrkrkrerke 75
Bảng 3.6 Cơ cấu vốn huy động theo tiền tệ của VietinBankchi nhánh Thăng
Long giai đoạn 2019 - 2021 5 tt +t*EvESEEEEEEkEkSkEkEkEkrkrkrkrkekrkrkrkrkrke 78
Bảng 3.7 Cơ cau vốn huy động theo kỳ hạn của VietinBank chi nhánh Thăng
EU: 0\(0:10020020/20 7 .o.o.o.ồ - S0
il
Trang 10DANH MỤC SƠ DO HÌNH ANH
Sơ đồ 2.1 Khung nghiên cứu luận văn 2- 2 222++22E++2+EEse+crseert 50
Sơ đồ 3.1 Cơ câu tổ chức Vietinbank - Chi nhánh Thăng Long 55
Sơ đồ 3.2 Nguồn vốn của ngân hàng VietinBank chi nhánh Thăng Long giai
6008206509207200Ẽ757 69
Sơ đồ 3.3.Cơ cau theo đối tượng huy động vốn của Vietinbank Chi nhánh Thăng
Long giai đoạn 2019 - 22 Ì - - 6s tt 191 1 9191 191 11 1111 vung 74
Sơ đồ 3.4 Cơ cau vén huy động theo sản phẩm của VietinBank 76
Sơ đồ 3.5 Cơ cau vốn huy động theo tiền tệ của VietinBank 79
Sơ đồ 3.6 Vốn huy động theo kỳ hạn của VietinBank chi nhánh Thăng Long 81
ill
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam đãkhông ngừng lớn mạnh và góp phần quan trọng vào những thành quả chungcủa công cuộc đôi mới Các Ngân hàng Việt Nam đã thực sự trở thành chỗdựa tin cậy không thể thiếu của các thành phần kinh tế, có những đóng góplớn lao trong việc thúc day nền kinh tế quốc dan phát triển toàn diện với tốc
độ cao và ôn định Trong đó, khối các Ngân hàng quốc doanh đóng một vaitrò không nhỏ trong sự lớn mạnh chung của cả hệ thống
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng Và là một tô chức cung ứng vốn chủyếu và hữu hiệu trong nên kinh tế Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn củangân hàng thương mại là một trong những van dé cần thiết và là mối quan tâmhàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của bản thân người tiêu dùng của ngânhang mà còn vì nền kinh tế chung, sự phát triển chung của nền kinh tế Vốnchỉ phối tất cả hoạt động của Ngân hàng Vai trò tạo vốn của Ngân hàng được coi là then chốt, là cơ sở dé Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam là một Ngân hàng lớn nên càng tiếp tục đây mạnh huy động vốn dé thu hút nguồnvốn nhàn rỗi trong xã hội dé tăng cường hiệu quả trong kinh doanh
Ngân hàng huy động vốn đều hướng tới mục tiêu đem lại hiệu quả caonhất, tính hiệu quả một phần không nhỏ chịu ảnh hưởng đáng kê bởi công tácquản lý huy động vốn, hơn nữa, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàngthương mại góp phần không nhỏ trong kết quả kinh doanh của chỉ nhánh ngânhàng nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung Xuất phát từ lý luận về quản lý huy động vốn của ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh và sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và thực tiễn quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân
Trang 12hàng TMCP Công thương Việt Nam — Chi nhánh Thăng Long, với mong muốnvận dụng kiến thức đã học, nghiên cứu thực trạng quản lý huy động vốn củangân hang, đóng góp phan nào dé giải quyết những van đề bat cập, tồn tại củaChi nhánh, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động huy
động vốn tại Chi nhánh trong thời gian tới, học viên quyết định chọn đề tài:
“Quan lý huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam - chi nhánh Thăng Long” dé hoàn thành luận văn thạc sỹ
2 Câu hỏi nghiên cứu:
Trong luận văn, câu hỏi nghiên cứu đặt ra:
Những hạn chế, bất cập trong quản lý huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam — Chi nhánh Thang Long là gì và Lãnh dao
Chi nhánh cần phải làm gì và làm như thé nào dé khắc phục những hạn chếbất cập đó?
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích thực
trạng quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam - chỉ nhánh Thăng Long, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiệnquản lý huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chỉ
nhánh Thăng Long.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài có ba nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thé như sau:
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại Ngânhàng thương mại cô phan
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thăng Long.
Trang 13- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động huy động vốn
tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thăng Long.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Quản lý nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - chi nhánh Thang Long.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Vietinbank Chi nhánh Thăng Long (Luận văntập trung nghiên cứu hoạt động huy động vốn từ tiền gửi khách hàng là tổchức và dân cư, không nghiên cứu về huy động vốn trên thị trường liên ngân
hàng).
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu hoạt động huy động vốn từ năm
2019-2021 tại Vietinbank Chi nhánh Thang Long.
5 Dong góp của đề tài
Trên cơ sở kế thừa và phát huy các công trình nghiên cứu trước đây, đềtài tiếp tục nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thăng Long với những đóng
góp ch yếu sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn vàhoạt động quản lý vốn của Ngân hàng thương mại
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý vốn của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thăng Long, chỉ ra những
kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc quản lý huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - chi nhánh Thăng Long.
Thứ ba, dé xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt độngquản lý huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chỉ
Trang 14nhánh Thăng Long trong giai đoạn tiếp theo.
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cau thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lýhuy động vốn tại Ngân hàng thương mại
Chương 2 Quy trình và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long
Chương 4 Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động
huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Thăng Long.
Trang 15CHƯƠNG 1
TONG QUAN NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN LY HUY ĐỘNG VON
TAI NGAN HANG THUONG MAI
1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan tài liệu nước ngoài
Ashish Srivastava và cộng sự trong nghiên cứu được công bố năm 2020:
“Huy động và quản trị vốn tại các ngân hàng hợp tác lớn tại Ân Độ”, đã thôngqua các yếu tô chính của từng thành phan và quản trị vốn bới các ngân hangliên kết lớn tại An độ, chỉ ra rằng các yếu tố: quan hệ mở, quan tri dân chủ,
dân chủ bỏ phiếu, hướng phi lợi nhuận, hoạt động chính xác và dịch vụ cá
nhân hóa góp phần tăng cường sức mạnh cho các ngân hàng liên kết Qua đó
đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng, sự chính xác trong quản trị vốn tại các ngân hàng liên kết lớn tại Ấn Độ.
Nguyễn Thị Tuyết Dung và cộng sự trong nghiên cứu được công bố năm2020: “Hoàn thiện kế hoạch huy động vốn trong việc cải tạo đường bộ tạiViệt Nam”, đã thông qua khảo sát thực tế và thực hiện phân tích trên phầnmềm SPSS, nghiên cứu đã chỉ ra 4 nhóm chỉ số và mức độ ảnh hưởng củachúng đến phát triển kế hoạch cải tạo đường bộ nhằm giúp cho kế hoạch trởnên chính xác hon va đúng với thực tế hơn, qua đó đưa ra các giải pháp nhằmhoàn thiện công tác lập kế hoạch huy động vốn để tăng doanh thu từ cải tạođường bộ băng việc cải thiện khả năng huy động vốn đối với các kế hoạch trung và dai hạn, đồng thời đảm bảo sự 6n định và phù hợp của các dòng vốnđầu tư đối với công tác cải tạo bảo trì
Biljana Ilié trong nghiên cứu được công bố năm 2019: “Kinh tế xanh: Huy động nguồn vốn quốc tế vào đầu tư dự án năng lượng tái tạo”, đã chỉ rakinh tế xanh đang được các nước Serbia, các nước ASEAN phát triển và đầu
Trang 16tư mở rộng mô hình mạnh mẽ và các công cụ kinh tế được sử dụng dé phattriển tăng trưởng kinh tế xanh Sự tăng trưởng được hình thành từ các gói đầu
tư xanh, tình hình an ninh hiện đại và ảnh hưởng của nó tới các dự án quốc té
sử dung năng lượng tái tao Bài viết nghiên cứu sự phát triển của kinh tế xanhtại một quốc gia phát triển của ASEAN đó là Singapore và Serbia, nơi đầu tư
xanh được chú trọng.
Chunfa Chen và cộng sự trong nghiên cứu được công bố năm 2014:
“Vốn mạo hiểm và hiệu quả huy động vốn tại Trung quốc”, đã nghiên cứuhiệu quả huy động vốn mạo hiểm tại Trung quốc Nghiên cứu chỉ ra rằng tạiTrung Quốc sự thiếu hụt các nhà đầu tư mạo hiểm, không có các kênh thoái vốn thích hợp và thiếu các thị trường vốn định hướng vốn chủ sở hữu mộtcách cởi mở, năng động, trưởng thành và ồn định, việc này dẫn đến hiệu quảhuy động thấp trên các thị trường vốn mạo hiểm của Trung Quốc Qua đó đềxuất giải pháp đối với vai trò của chính phủ trong việc định hướng và pháttriển vốn mạo hiểm băng việc nâng cao nhận thức doanh nghiệp, giảm thờigian, chi phí tài chính và chi phí cơ hội, khuyến khích các quỹ đầu tư tư nhân
dé thu hút nguồn lực nhàn déi trong xã hội, thúc day các tô chức đầu tư pháttriển thị trường vốn
Ishmael Obaeko Iwara và cộng sự trong nghiên cứu được công bố năm2021: “Huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và sự tiếp cận của doanh nghiệptại vùng nông thôn: đánh giá tổng hợp mô hình Stokvel”, đã chỉ ra rằng có bayếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn ở khu vực nông thôn tại châu Phi:lãi suất, sự tin tưởng và tính đễ dàng trong việc tiếp cận với những nguồn vốnvay Ba yếu tô chính này là những thành tố chính ảnh hưởng tới việc huyđộng vốn của các doanh nghiệp cừa và nhỏ tại khu vực nông thôn.
1.1.2 Tổng quan tài liệu trong nước
Nguyễn Huyền Trang trong bài báo khoa học năm 2021: “Đây mạnh
Trang 17hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Vĩnh Phúc”, đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạtđộng huy động vốn của Ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó phân tích, đánhgiá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 Qua đó, đưa ra được
những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động huy độngvốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh VĩnhPhúc Qua đó nhìn nhận những mặt hạn chế, luận văn đưa ra những đề xuất,kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước và các giải pháp đối với Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc nhằm đây mạnh hoạt động huy động vốn.
Nguyễn Văn Tho và cộng sự 2019 trong bài báo khoa khoc được công
bố năm 2019: “Tăng trưởng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại ngânhàng thương mại Việt Nam”, đã đi sâu phân tích thực trạng huy động vốn tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2014-2018, va chỉ ra
sự thay đổi trong cơ cấu huy động vốn từ hoạt đôgj huy động từ các Ngân hang Qua đó chỉ ra những ton tai và hạn chế trong công tác huy động vỗn tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Trên cơ sở đó, dé xuất 4 nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng vốn huy động tại các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam.
ThS Nguyễn Hồng Yến và ThS Vũ Thị Kim Thanh (Khoa Tài chínhNgân hàng - trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) trong nghiên cứuđược công bố năm 2017: “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của cácngân hàng thương mại” (Tạp chí công thương) Bài viết nghiên cứu vấn đềhuy động vốn tại các ngân hang, cụ thé vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mai tăng mạnh vào các năm 2016 và 2017 chủ yếu do sự ứng biến linh hoạt của lãi suất tại các ngân hàng Tuy nhiên, phần lớn vốn huy động tại các
Trang 18ngân hàng là vốn ngắn hạn tạo nên nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất, huy độngvốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ còn chưa cao, bên cạnh đó là sựcạnh tranh của các NHTM nước ngoài vao thị trường Việt Nam Bai viết đưa
ra đồng bộ các giải pháp như: xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp ở các NHTM với cơ cấu và sản phẩm vốn huy động da dang và linh hoạt, ứngdụng công nghệ thông tin vào huy động vốn, đảm bảo tính chuyên nghiệptrong quy trình giao dịch và tiện ích dich vụ với nhiều cơ chế khuyến khíchtrong huy động vốn.
Bên cạnh các bài báo nghiên cứu, hoạt động huy động vốn của các ngânhàng thương mai nói riêng và nền kinh tế nói cung là van đề thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu cũng như các chuyên gia ngân hàng.
Đã có nhiều đề tài khoa học được công bố như sau:
Đề tài Luận án tiến sỹ của tác giả Trịnh Thế Cường năm 2018 “Huyđộng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”,được nghiệm thu tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Luận án đã hệthống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về huy động vốn và quản lý huy động vốn của Ngân hàng thương mại Luận án tiếp cận quản lý huy động vốn thông qua các nội dung sau: hoạch định chiến lược huy động vốn; ban hành các chính sách huy động vốn; tổ chức thực hiện huy động vốn và kiểmtra, giám sát huy động vốn Chủ thê của các nội dung trên là bộ máy lãnh đạo,điều hành, nằm ở đầu não của Agribank; đối tượng thực thi các hoạt độngquản lý nêu trên bao gồm các Chi nhánh loại I, loại II, các công ty con, các
đơn vi sự nghiệp Các phòng giao dịch, các Chi nhánh loại III trực thuộc Chi
nhánh loại I va II; các Chi nhánh thuộc các công ty con sẽ được dé cập vàthống kê hợp nhất Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn và quản lý huy động vốn tại Agribank, chủ yếu trong giai đoạn 2011-2016, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế Từ đó,
Trang 19dé xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quan lý huyđộng vốn tại Agribank trong thời gian tới.
Đồng Văn Vũ trong nghiên cứu công bố 2021: “Researching Factors
Affecting The Loyalty Of Individual Customers To Capital Mobilization Activities At Bank For Agriculture And Rural Development In Vung Tau”,
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trong cơ chế huy động vốn tai Ngân hàngNông nghiệp và phát triển nông thôn tại Vũng Tàu, nghiên cứu di sâu về cácyếu tố tác động tới huy động vốn của ngân hàng, từ đó, hiểu rõ hơn về yếu tốcần tác động nhằm quản lý huy động vốn của ngân hàng đảm bảo hiệu quảnhất trong công tác huy động vốn của ngân hàng.
Hoang Minh Hien, Wei Huai An Nguyễn trong nghiên cứu công bố năm
2019: “Existing Problems in Improvement of Capital Mobilization in Vietnam
Bank for Social Policies”, Nghiên cứu đã chi ra những van đề tồn tai trongviệc cải thiện huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, đánhgiá những khó khăn còn tồn tại trong huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách
xã hội Kết quả nghiên cứu là khảo sát tình hình huy động vốn tại 8 Ngân hàng Chính sách xã hội tinh chi nhánh và phiếu điều tra khách hàng, cán bộnhân viên tại các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội trên toàn quốc Van
dé mẫu chốt là cơ chế tao nguồn vốn chưa mang tính én định, lâu dài; cơ cấunguồn vốn bắt hợp lý; khoảng cách giữa nhu cầu vốn chương trình an sinh xãhội được Nhà nước giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội và vốn thực bố trítrong kế hoạch hang năm trong bố trí vốn cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và dự toán ngân sách nhà nước.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại các ngânhàng thương mại Tuy nhiên với mỗi một ngân hàng khác nhau lại có cáchthức huy động vốn khác nhau và tại mỗi thời điểm tuỳ thuộc vào tình hình
hoạt động của ngân hàng, các ngân hàng sẽ đưa ra các cách thức huy động
Trang 20thay đổi để đáp ứng nhu cầu của mình Huy động vốn của các ngân hàngthương mại là một hoạt động tương đối phong phú và đa dang, dé hiểu biếtmột cách sâu sắc hơn về các hoạt động này cần thiết có những công trìnhnghiên cứu mang tầm vóc lớn hơn.
1.1.3 Khoảng trong nghiên cứu
Tại Việt Nam cũng như trên các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cónhững nghiên cứu liên quan tới hoạt động quản lý huy động vốn tại các ngânhàng thương mại Các nghiên cứu tập trung và khung lý thuyết về hoạt độnghuy động vốn tại các ngân hàng thương mại, tuy nhiên công tác quản trị vànâng cao chất lượng dù đã được đưa ra bàn luận và nghiên cứu nhưng do thị trường huy động vốn trên thị trường tài chính ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, nên việc quản trị dong vốn huy động tại các ngân hàng luôn làmột nội dung nghiên cứu cần thiết và cần được cập nhật thường xuyên saocho phù hợp với sự phát triển của các dòng vốn Thông qua đó việc huy độngdòng vốn tại ngân hàng thương mại mới thực sự trở nên hiệu quả và gắn liền
với hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Vì vậy, trong quá trình xây dựng luận văn, tác giả đã nghiên cứu, tham
khảo một số tài liệu với mục đích kế thừa những van đề về mặt lý luận, đồng thời tìm ra khoảng trống mà các nghiên cứu trước chưa đề cập đến Tính tớithời điểm hiện tại có rất ít nghiên cứu và các nghiên cứu đều khá cũ về Quản
lý huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cỗ phần Công thương Việt Nam, chinhánh Thăng Long, vì vậy, lựa chọn chủ dé này dé nghiên cứu có ý nghĩa về
mặt lý luận cũng như thực tiễn.
1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Huy động vốn
Theo quan niệm của các nhà kinh tế học và nhà quản lý ngân hàng, trong
10
Trang 21tất cả nguồn vốn của ngân hàng, trừ vốn của chủ sở hữu đều được coi là vốnhuy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hang huy động được
từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện
các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác được
dùng làm vốn kinh doanh Nguồn vốn huy động của các ngân hàng thươngmại chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn Do đó, hoạt động sử dụng vốn của ngânhàng có thé ton tại và phát triển là nhờ tác dung của hoạt động huy động vốn
Theo điều khoản 13 điều 4 chương 1- Luật các Tổ chức tín dụng(47/2010/QH12) hoạt động huy động vốn là hoạt động nhận tiền của tô chức,
cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiếtkiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền “gốc, lãi cho người gửitiền theo thỏa thuận [21]
Do vậy, có thé hiểu: Huy động vốn là hoạt động cua ngân hàng thươngmại với các công cụ khác nhau: lãi suất, chăm sóc khách hàng, quảng bá nhằm hình thành nguồn vốn phục vụ hoạt động và phát triển của ngân hàng
thương mại.
Nguồn vốn huy động không thuộc sở hữu ngân hàng, nhưng ngân hang
có quyên sử dụng tạm thời khoản vốn này và cho vay đối với khách hàng, cácTCTD Đồng thời, ngân hàng phải trả lãi vay cho nguồn vốn huy động đódưới dạng lãi tiền gửi,lãi trái phiếu, lãi kỳ phiếu được tính trên thời gian huy động, số tiền huy động, lãi suất thỏa thuận giữa khách hàng gửi tiền và ngân hàng Ngoài ra, ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạnkhoản vốn huy động này
NHTM có thể huy động vốn từ các đối tượng khác nhau: Doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp dân cư, các ngân hàng, các TCTD khác.Trong đó, nguồn vốn huy động của NHTM dưới hình thức bằng tiền (nội tệ
va ngoại tệ), băng vàng
11
Trang 22Về tính chất nguồn vốn đi vay từ các ngân hàng và TCTD được phântích riêng, phạm vi đề tài chỉ xem xét nguồn vốn huy động thông qua việcnhận tiền gửi từ các doanh nghiệp, cá nhân, DCTC.
Vai trò của vốnVốn có vai trò quan trọng, quyết định khả năng kinh doanh của ngân hàngThứ nhất: Nguôn vốn là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh Theo Peter S (2004), Vốn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của tất cả các DN, đặc biệt
là NHTM Với đặc điểm của một đơn vị KD tiền tệ, vốn vừa là phương tiện
KD, vừa là đối tượng kinh doanh chủ yếu Vốn là thành phần không thể thiếu
cho hoạt động kinh doanh của NHTM [20, tr.48] Bat ky doanh nghiép nao
muốn hoạt động kinh doanh được đều phải có vốn, vốn phan ánh năng lực chủyêu dé quyết định khả năng kinh doanh Đối với Ngân hàng, vốn được coi làđầu vào sống còn, Ngân hàng không có vốn thì không thực hiện được cácnghiệp vụ kinh doanh Những Ngân hàng có khối lượng vốn lớn là nhữngNgân hàng có thế mạnh trong kinh doanh Chính vì thế, có thể nói: vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của Ngân hàng Do đó, ngoài vốn điều
lệ theo quy định ban đầu, thì Ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc
tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.
Thứ hai: Nguồn vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô các hoạt động của
Ngân hàng thương mại
Vốn quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng, hoạt động
bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư hay trong hoạt động thanh toán của
Ngân hàng thương mai So với các ngân hàng nhỏ thì các ngân hàng lớn có
lợi thế hơn về những khoản mục đầu tư, cho vay da dang hơn, phạm vi va khối lượng cho vay cùa các ngân hang này cũng lớn hơn Trong cuốn sách của Davidz Cox Z (2007) đã chỉ ra: hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
12
Trang 23có ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết tất cả các hoạt động kinh doanh củaNHTM, bao gồm từ hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán đến hoạt độngbảo lãnh hay kinh doanh ngoại tệ [5; tr.36] Nếu huy động vốn tốt, lượng cungtiền của Ngân hàng tăng, từ đó danh mục cho vay, đầu tư phong phú hơn,mức vốn cho vay lớn hơn.
Ngoài ra, nguồn vốn lớn giúp Ngân hàng hoạt động kinh doanh vớinhiều loại hình khác nhau như: Dịch vụ thuê mua tài chính kinh doanh chứngkhoán Các hình thức này giúp phân tán rủi ro, tạo thêm nguồn vốn choNgân hàng đồng thời nâng cao uy tín và tăng sức cạnh tranh trên thị trường
Bên cạnh vốn lớn hay nhỏ thì chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của tính ổn định của vốn Một ngân hàng có lượng vốn ôn định thì sẽ dé dàng trong việchoạch định các kế hoạch kinh doanh dé từ đó có thé đạt được kết quả kinhdoanh một cách chắc chắn.
Thứ ba: Nguôn vốn giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanhNgân hàng không thé hoạt động kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiệp
vụ hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đi vay: vay dé cho vay, vay dé đầu tư, vay déthanh toán Bởi vì khi đi vay vốn để thực hiện các hoạt động, ngân hàng sẽphụ thuộc hoàn toàn vào đối tượng cho vay về thời hạn vay, số lượng vay và chi phí vay cao Do đó có thé ngân hàng sẽ bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh.Ngược lại, ngân hàng có lượng vốn huy động đồi dào sẽ hoàn toàn chủ động
trong hoạt động kinh doanh của mình, không phụ thuộc vào ai, không bi bỏ lỡ
cơ hội kinh doanh Huy động vốn tốt còn là tiền đề vững chắc dé Ngân hàngdau tư trang thiết bi công nghệ hiện dai, thu hút nhân tài, tổ chức các chươngtrình tập huấn nhằm trau dồi kiến thức, trình độ, kỹ năng cho cán bộ Ngânhàng, giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động Các nghiên cứu gần đâycủa Phùng Thị Lan Hương (2020), Olivier H (2021) đều tái khăng định khốilượng vốn huy động dồi dao sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng KD đa lĩnh vực
13
Trang 24[21, tr.35] Nguồn vốn lớn cũng làm tăng kha năng hoạt động của ngân hàngnhư chủ động đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro vàtăng thu nhập, đạt mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là an toàn và sinh lời
Thứ tư: Nguồn vốn giúp ngân hàng quyết định năng lực thanh toán và
đảm bảo uy tín của mình trên thị trường
Điều kiện để xây dựng được uy tín của Ngân hàng chính là vốn củaNgân hàng Uy tín đó trước hết thé hiện ở kha năng sẵn sàng thanh toán chokhách hàng Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụngcàng lớn Mặt khác uy tín của ngân hang còn thé hiện ở khả năng cho vay vàđầu tư ngân hàng (ngân hàng chỉ có thê cho vay những dự án lớn, thời hạn dài nếu như ngân hàng có vốn lớn) Điều này phụ thuộc vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng Theo Nguyễn Đăng Dờn (2014) nguồn vốn huy động lớn
sẽ giúp ngân hàng dau tư hệ thống Chi nhánh, Phòng giao dịch hiện dai, gâydựng được lòng tin trong quần chúng [13] Với tiềm năng vốn và khả nănghuy động vốn lớn ngân hàng có thé hoạt động kinh doanh với quy mô ngàycàng tăng, tiến hành cạnh tranh có hiệu quả, vừa giữ chữ tín vừ nâng caothanh thế của ngân hàng trên thị trường Bên cạnh đó, một trong những công
cụ lớn nhất của vốn tự có là tạo sự uy tín trong công chúng Ngoài ra, trongbối cảnh nên kinh tế hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vốn làđiều kiện không thể thiếu để các Ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh củamình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế Mà năng lực cạnh tranhcủa Ngân hàng được quyết định bởi quy mô vốn, quy mô tín dụng Theo quy luật kinh tế thị trường, những tổ chức hoạt động không hiệu quả, quy mô vốn
bé tất yếu sẽ bị giải thé hoặc sáp nhập, không có chỗ đứng trên thị trường.Vốn của Ngân hàng mà lớn giúp cho Ngân hàng có kha năng tài chính đồi dao
để cạnh tranh được với các Ngân hàng khác: hạ lãi suất, linh hoạt về thời hạn
tín dụng, hình thức trả lãi Các dich vụ Ngân hang sẽ ngày càng được cải
tiến, phát triển và thực hiện tốt hơn.
14
Trang 25Các hình thức huy động vốn của NHTMNguồn vốn huy động không phải là nguồn vốn thuộc sở hữu của Ngânhàng thương mại nhưng nó là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Vốn huy động của Ngân hàng thương mại được xem là nhữnggiá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động từ các doanh nghiệp, cá nhân, ngânhàng và các tô chức kinh tế - xã hội khác thông qua việc thực hiện các nghiệp
vụ huy động vốn và được dùng làm vốn kinh doanh Căn cứ vào nguồn hình thành có thé phân nguồn hình thành có thé phân loại thành các nguồn vốn huy
động sau:
a) Huy động vốn thông qua nguồn tiễn gửi và phát hành các công cụ nợ Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu có tỷ trọng lớn trong toàn bộvốn kinh doanh của NHTM Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rat lớn đến chiphí và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng NHTM huy động vốndưới hình thức bằng tiền (nội tệ và ngoại tệ) và băng vàng được hình thành từhai bộ phận: vốn huy động từ tiền gửi và vốn huy động thông qua phát hànhgiấy tờ có giá Huy động vốn từ tiền gửi ngày nay cũng rất đa dang dé phục
vụ cho lựa chọn của khách hàng với kỳ hạn và phương thức gửi tiền khác nhau Mỗi công cụ huy động tiền gửi mà các ngân hàng đưa ra đều có những đặc điểm riêng nhằm làm cho chúng phù hợp hơn với mục tiêu riêng có của từng đối tượng khách hàng.
Thứ nhất, tiễn gửi không kỳ hạnTiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàngtrên cơ sở không có sự thỏa thuận về thời hạn gửi tiền Chính vì thế mà kháchhàng có thê rút ra bat ky lúc nào dé sử dụng và ngân hàng luôn có trách nhiệm phải thỏa mãn nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Đối với tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng chủ động gửi, rút tiền và cònđược hưởng lãi Hơn nữa khi có nhu cầu thanh toán khách hàng có thê rút ra
15
Trang 26băng tiền mặt hoặc thực hiện các nghiệp vụ thu, chi thông qua việc trích chuyển giữa tài khoản này với tài khoản khác Tuy không có sự thỏa thuậnnào về thời hạn nhưng luôn có sự chênh lệch nhất định giữa thời gian và sốlượng, nên trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn luôn có số dư Vậy ngânhàng có thé huy động số dư đó làm nguôn vốn cho vay Đối với hầu hết cáckhách hàng việc mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn thì hưởng lãi không làvan dé quan trọng nhất mà trước tiên là dé đảm bảo cho đồng vốn an toàn, cóthé sử dụng nhanh nhất khi cần thiết Tiền gửi của KH là nguồn tài nguyênquan trọng nhất của NHTM Nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiềnngân hàng Dé gia tăng lượng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh, cácNHTM đã triển khai nhiều hình thức huy động tiền gửi khác nhau từ các cánhân, DN và tô chức Theo Nguyễn Văn Tiến (2017), tiền gửi không kỳ hạngồm hai loại: Tiền gửi thanh toán và Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý [14;
Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn có tính chất ôn định, vì mục đíchcủa người gửi tiền chủ yếu là kiếm lời còn mục đích thanh toán chỉ là thứ yếu
Do vậy, khác với tiền gửi không kỳ hạn, yếu tố lãi suất tác động rất lớn đến
loại tiên gửi này.
16
Trang 27Đặc biệt dé có nguồn vốn trung dài hạn, hầu hết các NHTM hiện nay đềuđưa ra những biện pháp ưu đãi khuyến khích nhăm thu hút nguồn vốn này,cho phép khách hàng rút tiền khi cần thiết không theo kỳ hạn với mức lãi suấtthích hợp, thực hiện dịch vụ chiết khấu, cung ứng một số dịch vụ tư vấn miễn
phí, quà tặng khách hàng Bên cạnh đó ngân hàng còn đa dạng hóa kỳ hạn,
đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau: một tháng, ba tháng, sáu tháng, mười haitháng phù hợp với nhu cầu của khách hàng song vẫn tuân theo nguyên lý thời
hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
Bên cạnh đó là việc huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá lànguồn vốn mà NHTM có được bằng việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, các chứng chỉ tiền gửi, Đối tượngmua kỳ phiếu, trái phiếu NH và chứng chỉ tiền gửi là các tổ chức, cá nhân
b) Huy động vốn dựa trên các nguồn di vayTheo Nguyễn Dang Don (2014), nguồn vốn đi vay làm tăng thêm khảnăng thanh toán cho ngân hàng, nguồn vốn vay được hình thành từ vay ngânhàng Nhà nước, vay các tổ chức tin dụng khác [13; tr.72]: Trong quá trìnhkinh doanh của các NHTM luôn có tình trạng tạm thời thừa vốn hay thiếu vốn, đó là khi huy động vốn nhưng chưa sử dụng hết hay khi nhu cầu sử dụng vốn lớn hoặc khi khách hàng rút tiền trước thời hạn trong khi nguồn vốn chovay chưa kịp thu hồi Khi đó, để đảm bảo khả năng thanh toán của mình, cácNHTM có thé vay vốn của nhau qua thị trường liên ngân hang dé tận dung cơ
hội kinh doanh hưởng lãi và đảm bảo uy tín của mình Thị trường này giúp
cho NHTM bồ sung nguồn vốn cho nhau, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụtvốn trong thanh toán Hoạt động của thị trường này nhằm tận dụng đến mứccao nhất các khả năng sẵn có một cách triệt dé của các tổ chức tín dụng, trước khi có nhu cầu vay vốn của ngân hàng Trung ương Việc thực hiện quan hệ tín dụng giữa các NHTM phải được tiến hành theo nguyên tắc đi vay cho vay
17
Trang 28và phải được thoả thuận trên cơ sở hợp đồng tín dụng, vốn vay phải đảm bảobằng thé chấp, cầm cé (tiền mặt tại quỹ va các chứng từ có giá trị), hayNHTM di vay có thé xin ngân hàng Nhà nước bảo lãnh dé vay vốn các ngânhàng khác Các ngân hàng đi vay phải chấp hành đầy đủ các quy chế dự trữbắt buộc và an toàn vốn, phải có tài khoản tiền gửi thanh toán hoạt độngthường xuyên tại ngân hàng Trung ương Khi các NHTM đã hết khả năng vaymượn của nhau mà vẫn thiếu vốn hoặc mat kha năng thanh toán, các NHTM thực hiện vay vốn tại ngân hàng Trung ương để tạo thêm nguồn vốn bé sung
cho hoạt động kinh doanh của mình Việc ngân hàng Trung ương cho các
NHTM vay đã làm tăng khả năng thanh toán cho các NHTM Nguồn vốn của ngân hàng Trung ương là nguồn vốn cuối cùng, làm cho khả năng thanh toáncủa nén kinh tế được bình thường Nếu như thiếu nguồn vốn này thì sẽ xuấthiện các cuộc khủng hoảng tài chính khi các NHTM mắt khả năng thanh toán.Các nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ ngân hang Trung ương
để đảm bảo khả năng thanh toán trong những trường hợp cần thiết Cho 16 nên thời hạn vay thường ngăn, lãi suất thường cao hơn các hình thức huy động vốn khác của NHTM Nói chung, đối với ngân hàng, việc tìm kiếm các khoản vốn vay thường không phức tạp Tuy nhiên, một trở ngại lớn đối với nguồn vốn này là chi phí vốn - lãi suất của các khoản vay này thường cao và
thường dao động với biên độ lớn tùy thuộc vào tình trạng tài chính của ngân
hàng xin vay Nguồn vay chính đối với các ngân hàng là từ ngân hàng Trung
ương hoặc từ các TCTD khác.
c) Tạo vốn từ các nguon khácBên cạnh các nguồn vốn nêu trên, các NHTM còn có thê tạo lập vốn chomình từ nhiều nguồn khác như vốn trong thanh toán, vốn tài trợ ủy thác đầu
tư của Chính phủ hoặc của các tô chức cho các chương trình, dự án phát triển
kinh tê, văn hóa xã hội Ngoài ra ngân hang còn làm đại lý bán cô phiêu, trái
18
Trang 29phiếu cho các doanh nghiệp cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoáncho khách hàng Trên đây là các hình thức huy động vốn chủ yếu của
NHTM, tuy nhiên chất lượng, hiệu quả của hoạt động huy động vốn chịu ảnh
hưởng tác động rất nhiều yếu tố, từ các yếu tố mang tính chất vĩ mô, đến cácyếu tổ mang tính chat vi mô của nền kinh tế, cũng như các yếu tố liên quan tới
chính NHTM.
1.2.1.2 Quản lý huy động vốn
Huy động vốn là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng Hiệu quảcông tác huy động vốn được các ngân hàng quan tâm không chỉ vì nó là một
nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng mà còn vì nó là một trong những hoạt
động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng Do đó trong mọigiai đoạn, quản lý và nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn luôn là vấn đềđược các ngân hàng thương mại chú trọng Nguồn vốn chính của một ngânhàng là nguồn vốn huy động Ngân hàng phải luôn đảm bảo cho mình mộtngu6n vốn dồi dao đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước, huy động vốn phải dựa trên
cơ sở xác định thị trường đầu ra, lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hay không, lãi suất ra sao Quản lý tốt công tác huy động vốn là yêu cầu đòi hỏi tất yếu các
ngân hàng cần phải thực hiện tốt.
Theo Phan Thị Thu Hà, huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốntạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau
để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Huy động vốn lànghiệp vụ quan trọng không thể thiếu song hành với nghiệp vụ tín dụng tronghoạt động của NHTM Đây là nghiệp vụ tạo vốn cho hầu hết các hoạt độngcủa Ngân hàng [18; tr.35] Theo điều khoản 13 điều 4 chương 1- Luật các Tổ chức tín dụng (47/2010/QH12) hoạt động huy động vốn là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
19
Trang 30hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu vàcác hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền “gốc,lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận [21].
Từ đó, trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm Quản lý hoạt động
huy động vốn trong NHTM như sau: Quản lý hoạt động huy động vốn frongNHTM là quá trình tác động vào các tác nhân liên quan trực tiếp và gián tiếpđến hoạt động huy động vốn trong ngân hàng, nhằm thực hiện và hoàn thành
các mục tiêu trong hoạt động huy động vốn Quản lý hoạt động huy động vốn
của NHTM thực chất là quan lý về nguồn nhân lực tham gia trong tổ chức,quản lý hoạt động marketing sản phẩm để hút lượng vốn huy động, quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ huy động von cung cấp cho các đối tượng kháchhàng, quản lý chất lượng của các gói sản phẩm dịch vụ trong hoạt động huyđộng vốn Quản lý huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp chongân hàng hoạt động ôn định, có định hướng, tạo sự an toàn trong thanhkhoản, sự phát triển lâu dài
1.2.2 Nội dung quản lý huy động von tại ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn
Huy động vốn là một nghiệp vụ truyền thống và gắn liền với các hoạtđộng của ngân hàng Mục tiêu huy động vốn là tạo nguồn vốn dé Ngân hangthực hiện các nghiệp vụ KD tiền tệ Kế hoạch huy động vốn của NHTM làchiến lược cạnh tranh ngành nhằm thu hút KH trong huy động vốn [32; tr.43].Trải qua quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng thì nghiệp vụ huy độngvốn cũng được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội Hiệu quả công tác huy động vốn được các ngân hàng quan tâm vì đây là một trong những hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng Do đó, quản lý và nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn luôn là vấn đề được các
ngân hàng thương mại chú trọng và nguôn vôn chính của một ngân hàng là
20
Trang 31nguồn vốn huy động Ngân hàng phải luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốndéi dao đáp ứng nhu cau của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng nhu cau vốncho quá trình phát triển, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định thị trườngđầu ra, lĩnh vực đầu tư và mục tiêu lãi suất Xây dựng chiến lược, kế hoạchhuy động vốn đóng vai trò quan trọng trong quản lý công tác huy động vốn.
* Căn cứ xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn Trước hết, việc xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn của các chỉ nhánh ngân hàng phải căn cứ vào chiến lược, kế hoạch huy động vốn mà trụ
sở chính của Ngân hàng ban hành.
Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn của các chi nhánh ngân hàng phải đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn trong từng thời kỳ,tình hình phát triển kinh tế - xã hội và dân cư trên địa bàn
Đồng thời, việc xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động phải căn cứ vào
trình độ, năng lực kinh doanh của chi nhánh ngân hàng.
* Nội dung xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn Mục tiêu của dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn ở các ngân hàng thương mại là tạo lập nguồn vốn phục vụ cho sự hoạt động và phát triển của ngân hàng theo kế hoạch đề ra cho từng thời kỳ phát triển của ngân hàng.
Dé thực hiện tốt công tác quản lý huy động vốn trong các ngân hàngthương mại, các ngân hàng cần chú trọng tập trung vào các giải pháp sau đây:
(1) Quản lý nguồn nhân lực tham gia huy động vốn(2) Quản lý hoạt động marketing với các sản phẩm để thu hút vốn
huy động
(3) Quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ huy động vốn cung cấp cho cácđối tượng khách hàng
(4) Quản lý chất lượng các gói sản phẩm dịch vụ trong hoạt động huy
động vôn của ngân hàng.
21
Trang 32Phân tích hiệu quả huy động vốn được đánh giá qua các chỉ tiêu: tỷ sốvốn huy động trên tổng nguồn vốn, tỷ số huy động vốn có kỳ hạn (hoặc không
kỳ hạn) trên tông nguồn vốn, tỷ số dư nợ trên tổng vốn huy động Chất lượng
dịch vụ là khả năng đáp ứng (và vượt mức) các kỳ vọng của khách hàng.
* Điều kiện thực hiện chiến lược, kế hoạch huy động vốn
Đề thực hiện chiến lược, kế hoạch huy động vốn của ngân hàng hiệuquả, việc huy động vốn cần đảm bảo tuân thủ đúng các quy định hiện hành trong thực hiện huy động vốn Ngoài ra, vốn huy động cần sử dụng đúng mụcđích, đúng đối tượng và có hiệu quả, đảm bảo an toàn và phát triển vốn, tự bùđắp chi phí và tự chịu rủi ro về việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn Đồng thời, ngân hàng cần dam bảo việc thu hồi và trả nợ vốn huy động đúng hạn.
1.2.2.2 Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch huy động vốn
Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch huy động vốn là triển khai cụ thể
và đồng bộ các nội dung trong chiến lược, kế hoạch huy động vốn ở các ngân
hàng thương mại
* Xây dựng bộ máy huy động vốn Quản lý nguôn nhân lực tham gia huy động vốnQuan lý nguồn nhân lực liên quan tới con người và những nhân tổ xácđịnh mối quan hệ giữa con người với tổ chức sử dụng con người đó Tại mộtthời điểm nao đó trong quá trình hoạt động của ngân hàng có thé cần ít hoặcnhiều nhân lực tuỳ thuộc vào yêu cầu của các hoạt động trong ngân hàng
Quản lý nguồn nhân lực đảm bảo cho tổ chức có những nhân lực có kỹnăng, được sắp xếp vào những vị trí phù hợp theo đòi hỏi công việc trong tôchức Trong NHTM việc quản lý nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức to lớnnhất là đối với hoạt động huy động vốn, muốn quản lý hoạt động huy động vốn tốt cần phải quản lý con người Trước nhất là quản lý nguồn nhân lực trong tô chức, năm bắt được tình hình của thị trường, của các ngân hàng cạnh
22
Trang 33tranh để đưa ra các quyết định đúng đắn mang tính ngắn hạn và chiến lược
cho từng giai đoạn
Quản lý hoạt động marketing với các sản phẩm để thu hút vốn huy độngMarketing là sản pham của nền kinh tế thị trường Marketing đã trởthành hoạt động không thê thiếu trong các doanh nghiệp nói chung và trong
các NHTM nói riêng Marketing ngân hàng thuộc nhóm Marketing kinh
doanh, là lĩnh vực đặc biệt của ngành dịch vụ Có thé hiểu: “Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quan lý của một ngân hàng dé đạt được mục tiêuđặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàngđối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận” Marketing là làm thích ứngsản phẩm của ngân hàng với mọi nhu cầu thị trường Vai trò này nói lênmarketing không làm công việc của nhà kỹ thuật, nhà sản xuất nhưng nó chỉ
ra cho các bộ phận kỹ thuật và sản xuất cần phản sản xuất cái gì? sản suất choai? sản xuất như thế nào? sản xuất ra khối lượng bao nhiêu và đưa ra thị
trường khi nào Quá trình quản lý marketing bao gồm: Phân tích khả năng của
thị trường; lựa chọn thị trường mục tiêu; thiết kế hệ thống marketing; thực
hiện các biện pháp marketing.
Quản lý chất lượng các gói sản phẩm dịch vụ trong hoạt động huy độngvốn của ngân hàng
Các chủ thể quản lý trong sứ mệnh và tiến trình quản lý của mình đều
mong muốn đạt được kết quả cao nhất trong khả năng cho phép nhằm hoàn
thành các mục tiêu đặt ra Để đạt được mong muốn này, chủ thể quản lý phải
có cách quan ly đúng, phải tạo ra được các sản phẩm quan lý tốt Đó là cáchquản lý luôn luôn biết tìm ra các vấn đề và cách xử lý chúng, cái mà người tagọi trong quản lý ngày nay là quản lý chất lượng
Thực chất của hoạt động quản lý chất lượng là một tập hợp các hoạt
23
Trang 34động của chức năng quan lý như hoạch định, tổ chức, kiểm soát, điều chỉnh
và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý Nói một cách khác quản lý chấtlượng chính là chất lượng của công tác quản lý Chỉ khi nào toàn bộ nhữngyếu tô về kinh tế, xã hội, công nghệ và tô chức của hệ thống được xem xétday đủ trong mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với nhau mới có cơ sở dé nóirằng chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo
Quản lý chất lượng trong hoạt động huy động vốn của NHTM thực chấtcũng là quản lý việc hoạch định, tổ chức, kiểm soát, điều chỉnh và chất lượngcủa đội ngũ cán bộ quan lý tham gia trong t6 chức thực hiện công tác huyđộng vốn cho NHTM.
Dé có thể đánh giá được hiệu qua của công tác huy động vốn cũng như
có những phương án hiệu quả thu hút được nguồn vốn đòi hỏi nhà quản lýhoạt động huy động vốn cần phải đặt ra các bước di cụ thể của quá trình huyđộng vốn Việc xây dựng nên các bước di cụ thé thuận lợi cho việc quản lýhoạt động huy động vốn, ta có thể biết được hiện tại đang ở khâu nào, bước
20 nào dé từ đó xây dựng các chiến lược nhân sự, marketing cũng như các sản phẩm dịch vụ cho phù hợp Quy trình huy động vốn có thể tóm lược gồm 4
bước cơ bản sau:
- Bước 1 Xây dựng kế hoạch về nguồn vốn huy động
- Bước 2 Tổ chức hình thức cơ cấu thực thi kế hoạch
- Bước 3 Chỉ đạo hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng
- Bước 4 Kiểm tra kiểm soát
Quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ huy động vốn cung cấp cho các doi
Trang 35biến đổi các đầu vào thành các đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng vớimột lượng lớn hơn đầu tư ban đầu Giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng nhất,
là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp và mọi tô chức, cá nhân có liênquan trực tiếp đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp Giá trị gia tăng là nguồn sốc tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả như: chủ sở hữu, cán bộ quản lý, những người lao động va là nguồn tái đầu tư sản xuất mở rộng đảm bảo cho
sự tôn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp Quản lý sản xuất có hiệu quả
là yêu cầu thiết yêu đối với quản lý một tổ chức Mục tiêu tổng quát của quản
lý sản xuất là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sửdụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất Đối với NHTM thi sản xuất ở đây chính là sản xuất ra các dịch vụ khách hang dé huy động nguồn vốn sao cho
có hiệu quả nhất, thoả mãn nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ đó Muốnquản lý hoạt động huy động vốn tốt thì nhất thiết phải quản lý chất lượng củacác dịch vụ, của các sản phẩm dich vụ dé huy dong von nhu: huy dong vonthông qua tiền gửi thanh toán, huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm, huyđộng vốn thông qua các chứng chỉ tiền gửi, huy động vốn thông qua tiền gửi đặc biệt khác Từ đó xác định lãi suất của từng hình thức huy động, lợi nhuận
của từng phía: ngân hang và khách hàng, xác định hiệu quả thực hién chinh
là thực hiện quản lý chất lượng cho sản phẩm là dịch vụ trong huy động vốncủa NHTM Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của
ngân hàng thương mại, chính đặc thù này đã giúp cho các NHTM có vai trò
quan trọng trong nén kinh tế Do vậy, muốn tăng trưởng phải đầu tư, muốn cóvốn đầu tư phải có tiết kiệm, trong đó huy động vốn tiết kiệm trong dân là hết
sức quan trọng, là nhiệm vụ của NHTM hiện nay.
1.2.2.3 Thanh tra, kiểm tra và xử lý các van dé phát sinh
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác huy động von va xử
lý các vấn đề phát sinh trong công tác huy động vốn trên cơ sở các nguyên tắc:
- Quản lý hoạt động huy động vốn phải đồng bộ từ trên xuống dưới
25
Trang 36- Đồng nhất tô chức thực hiện, thống nhất công tác chỉ đạo và chương
trình hành động
- Đảm bảo lợi ích của người lao động, lợi ích của nhà nước và xã hội
- Đảm bảo phát triển bền vững của ngân hàng
- Đảm bảo lợi ích giữa các bên: ngân hàng và khách hàng
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ
- Đảm bảo an toàn của vốn huy động
- Đảm bảo uy tín ngân hàng
- Đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời
Việc thanh tra, kiểm tra công tác huy động vốn ở các ngân hàng có thể thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất Tuy nhiên, đối với các vấn đềphát sinh, đặc biệt đối với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng, cần xử
lý kịp thời, triệt dé và đồng bộ trên toàn hệ thống các chi nhánh ngân hàng
1.2.3 Những nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn
1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
* Môi trường pháp lý
Với đặc thù của ngành ngân hàng thì NHTM chịu nhiều quy định, điều
chỉnh và giám sát hơn các lĩnh vực khác Mọi hoạt động của các ngân hàng
thương mại đều phải chịu sự điều chỉnh của các bộ luật và văn bản dưới luậtcủa nhà nước ban hành như: luật các tổ chức tin dụng, luật kinh tế, luật dânsự hàng loạt các quy tắc, thé chế khác Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay cácNHTM còn phải tuân thủ theo các quy định mà NHNN ban hành cụ thê trongtừng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, mức cho vay Việc xây dựng một môitrường pháp lý lành mạnh thông thoáng, luật định điều chỉnh một cách minhbạch, rõ ràng phù hợp với thông lệ quốc tế cũng là một nhân tố quan trọng góp phan nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn.
* Môi trường chính trị
26
Trang 37Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cả nền kinh tế chứ không riêng
gi ngành ngân hàng Chính trị và kinh tế là hai phạm trù có sự tác động ảnhhưởng qua lại rõ rệt Sự én định về chính trị tạo điều kiện cho các doanhnghiệp hoạt động, thu hút đầu tư trong và ngoài nước Từ đó, các rủi ro quốcgia được hạn chế, người dân có lòng tin vào các trung gian tài chính, tâm lý
ồn định khi gửi tiền vào Ngân hàng, giúp Ngân hàng có thé thực hiện tốt cácchức năng trung gian dẫn vốn của mình trong nên kinh tế
Ngược lại, bất kỳ một sự thay đổi nào về chính trị cũng có thể tạo ra một
tác động lớn đối với nền kinh tế Bat ồn chính trị ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống xã hội, tạo tâm lý hoang mang trong dân cư, nhiều rủi ro đối với sự antoàn vốn, việc này có thé dẫn đến khách hàng rút tiền 6 ạt hoặc chuyền tiền ra
TIƯỚC ngoài.
* Môi trường kinh tếMôi trường kinh tế với những yếu tô như thu nhập bình quân đầu người (mức độ thay đổi, tỷ lệ thay đổi và xu thế thay đổi), tốc độ tăng trưởng củanền kinh tế quốc dân, tỷ lệ lạm phát, sự ôn định kinh tế, chính sách đầu tư, tiếtkiệm của chính phủ đều có tác động tới hoạt động của NHTM Khi nênkinh tế tăng trưởng 6n định, giá cả ít biến động, người dân sẽ yên tâm gửi tiềnvào ngân hàng Kinh tế phát triển thường đi kèm với khoa học, công nghệ tạođiều kiện cho ngân hàng phát triển các hoạt động trong đó có hoạt động huyđộng vốn như hệ thống thanh toán chuẩn, đường truyền dữ liệu hiện đại,chính xác đáp ứng nhu cầu luân chuyên vốn của khách hàng, giúp ngânhàng da dang các hình thức huy động vốn Ngược lại, nền kinh tế bất ổn, lạmphát cao người dân có xu hướng tích lũy bằng các hình thức khác như vàng,ngoại tệ dẫn dến việc huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn hơn.
* Môi trường xã hội
27
Trang 38Môi trường văn hóa, xã hội như tâm lý, tập quán, thói quen sử dụng tiềncủa dân cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế của người có thu nhập vềtiêu dùng và tiết kiệm, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các ngânhàng hay quyết định chi số tiền nhàn rỗi đó đầu tư vào vàng, bat động san người Việt Nam vẫn có thói quen giao dịch tiền mặt nên việc huy động vốnqua các kênh như thẻ ATM, Internet bangking, Mobile bangking không mayphát triển.
Bên cạnh đó việc phân bố dân cư, thu nhập trung bình của người dân cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả huy động vốn của NHTM Nếu ngân hàng
có địa bàn hoạt động ở khu vực tập trung đông dân cư va các tô chức kinh tế thì sẽ có khả năng huy động vốn tốt hơn là ngân hàng hoạt động ở các địa bànmiền núi hay hải đảo Năng lực tài chính dân cư cũng là tác nhân quyết địnhđến quy mô nguồn vốn huy động, điều này có thê dễ dàng thấy được nếu nhưdân cư có thu nhập cao thì lượng tiền còn lại sau khi đã chi trả cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày càng nhiều, đó là cơ hội cho các NHTM thu hút các khoản tiền tiết kiệm từ bộ phận dân cư này dé tăng quy mô huy động vốn.
* Môi trường cạnh tranh
Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiềuloại hình ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Cạnh tranhđặc biệt là cạnh tranh về tiền gửi có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sựkhác biệt giữa các NHTM Thêm vào đó nhiều tổ chức tài chính phi ngânhàng có thé huy động tiền gửi có kỳ hạn, thậm chí còn cung cấp các tài khoảnkhông kỳ hạn làm cho thị phần của các NHTM bị chia nhỏ và chịu nhiều sức
ép Do cạnh tranh, lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng lên khi giá dịch vụ liênquan đến tiền gửi giảm xuống, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh
doanh của ngân hàng.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, thị trường bat động
28
Trang 39sản, các hoạt động dau tư vàng đang là yếu tô cạnh tranh lớn đối với hoạtđộng huy động vốn của các NHTM Sự phát triển của các thị trường này đãgiúp người dân có nhiều cơ hội lựa chọn các hình thức đầu tư nhằm tối đa hóalợi nhuận thay vì gửi tiết kiệm ở các NHTM.
Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã làm tăng thêm mức
độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nên kinh tế thế giới Hội nhập quốc tế mở ra
cơ hội dé các NHTM, các tổ chức tài chính hợp tác để khai thác những thé mạnh của nhau Các ngân hàng nước ngoài còn mua cỗ phần của các NHTMtrong nước như BTMU đã mua cô phan của Vietinbank nhằm tiếp cận thị
trường Việt Nam cũng như với Vietinbank là cơ hội được những công nghệ,
kinh doanh quản lý tiên tién Cac NHTM cũng có thé liên kết với các công tychứng khoán, bảo hiểm để huy động vốn từ các tô chức này, ngược lại các
tổ chức đó được hưởng lãi suất và đặc biệt là tiện ích từ dich vụ ngân hàng
* Môi trường văn hóa
Trình độ dân trí, cơ cấu tuổi của dân số, thu nhập bình quân đầu người,thói quen tiêu dùng, quan niệm của người dân là những yếu tố ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến việc phát triển dịch vụ TTKDTM tại các NHTM Nếu một xã hội có cơ cấu dân số vàng, người dân có trình độ, không ngại thay đôi, đồng thời có năng lực tài chính nhất định cũng như nhu cầu thanh toán thìviệc phát triển dịch vụ TTKDTM gap rất nhiều thuận lợi Ngược lại một xãhội ưa thích tiền mặt, người dân không tiếp cận hoặc ngại tiếp cận với côngnghệ mới sẽ là trở ngại lớn cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại
của NHTM.
1.2.3.2 Các nhân to thuộc về Ngân hàng Thương mại
Nếu môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn với công tác quản lý huy động vốn thì yếu tố quyết định chính vẫn là các nhân tố thuộc về ban thân
Ngân hàng Bởi môi trường kinh doanh chỉ tác động: gây ra khó khăn, hay tạo
29
Trang 40điều kiện thuận lợi còn việc vốn có được huy động hay không lại phải phụthuộc vào chủ trương đường lối chính sách, kế hoạch của Ngân hàng Cácnhân tố thuộc về ban thân Ngân hàng thường bao gồm những nhân t6 sau:
* Chiến lược kinh doanh của ngân hàngChiến lược kinh doanh của ngân hàng có thể nói là đường lỗi, phươnghướng hoạt động của mỗi ngân hàng Mỗi ngân hàng đều có chiến lược kinhdoanh khác nhau Điều này phụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạn chế của ngân hàng Chiến lược kinh doanh xác định quy
mô huy động có thé mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thé thay đổi về tỉ lệcác loại nguồn vốn, chi phí hoạt động có thé tăng hay giảm.
Chiến lược kinh doanh liên quan đến huy động vốn tiền gửi bao gồm:chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỉ lệ hoa hồng và phí dịch vụ Đây là cácyếu tô quan trọng Với việc lãi suất huy động tăng thì thu hút được nguồn vốnvào ngân hàng rất lớn Song hiệu quả của việc huy động vốn giảm do chỉ phíhuy động tăng Do đó, quy mô nguồn vốn huy động được sẽ phụ thuộc chủyếu vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
* Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng
Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin củakhách hàng đối với ngân hàng Uy tín của ngân hàng được đánh giá thông qua
một quá trình hoạt động lâu dài cùng với những thành quả mà ngân hàng đạt
được Uy tín của ngân hàng không phải là yếu tố vững bền mà cần có sự nỗlực không ngừng dé giữ gin va phát huy uy tín cua minh Một ngân hang có
uy tín sẽ có thuận lợi trong việc đặt quan hệ với khách hàng và thu hút nguồnvốn từ khách hàng Đồng thời, ngân hàng có nguồn lực tài chính tốt sẽ là cơ
sở dé phát triển hoạt động kinh doanh Tạo sự tin tưởng từ khách hàng và nhà đầu tư.
* Cơ sở vật chát và trình độ công nghệ của ngân hàng
30