Yeats có yếu tố thần thoại, truyện dân gian và tín ngưỡng dân gian Ireland” 2020 — khoá luận của Nguyễn Hồng Nga cũng làngười viết đề tài này — kế thừa kết quả của báo cáo khoa học 03/20
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN HONG NGA
BIEU TUONG VAN HOA DAN GIAN
TRONG THO W B YEATS
LUAN VAN THAC SI
Chuyên ngành Văn học nước ngoài
Hà Nội - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN HÒNG NGA
BIEU TƯỢNG VAN HOA DAN GIAN
TRONG THO W B YEATS
Luan văn Thạc sĩ chuyên ngành Van học nước ngoài
Mã số: 8229030.03
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Hà Nội - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi đưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Các tài liệu được trích dẫn trong luận văn
là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã đượccông bố trước đó
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội,ngày tháng năm 2024
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Nga
Trang 4LOI CAM ON
Em xin bay tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Nguyễn Thi Thu Thuy — người đãtạo điều kiện thuận lợi cho em tiếp tục nghiên cứu đề tài này Cô đã luôn theo sát,hướng dẫn em tận tình về mặt khoa học, khích lệ, giúp đỡ, động viên em về mặt tinhthần trong suốt quá trình viết luận văn
Trong một phút mặc niệm, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Dao DuyHiệp — người thầy kính yêu đã gieo trồng và nuôi dưỡng tình yêu thơ ca trong em.Thầy đã mở đường, đồng hành với em trong tiến trình của đề tài này từ những ngàyđầu tiên
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Muôn van tri ân xin gửi đến Bố và Mẹ, dang sinh thành đã tin tưởng lựa chọn cóphần phù phiếm của con, cho con cơ hội sai và sửa, và cơ hội được sống trên cuộcđời này Thật nhiều lời cảm ơn dành cho các thành viên trong gia đình và những ngườibạn luôn ủng hộ, nâng đỡ tôi trong các quyết định lớn nhỏ của mình
Do còn hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu nên luận văn này chắc hắnkhông tránh khỏi thiếu sót Với tinh thần cầu thị, em rất mong sẽ nhận được sự chia
sẻ, góp ý của các thầy cô, các độc giả và các bạn đồng nghiệp, đồng môn dé luận văn
của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội,ngày tháng năm 2024
Tac giả luận văn
Nguyễn Hồng Nga
Trang 5While I still may, I write for you The love I lived, the dream I knew.
From our birthday, until we die,
1s but the winking of an eye;
W.B Yeats, “To Ireland in the Coming Times”
Trang 62 Lich sử nghiên cứu vấn đề ¿- + + x22 E9EE21121121111211211 21111112111 etyee 8
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu W B Yeats trên thé giới - 8
2.2 Tình hình nghiên cứu W B Yeats ở Việt Nam - cài seerres 11 2.3 Hướng di cho chúng tÔI - + 1v vn HT ng Hàn rệt 14
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - ¿6 55 32212 ***EE+SEESEEEEEEsreeerkrrrerrkerrke 16
4 Đi tượng và phạm vi nghiên COU cece esseescesesseseeseessesseseesessesseseessesseseseeees 16
5 Phương pháp nghiên CỨU - c1 2231211211211 111 111111 118111011 011111 g1 H1 gvkt 19
6 Cấu trúc của luận VAM ccecccccsescsecsesesscsesecscscssecscstsuescsvsueacsvseacsesusasacsvsueacsveneacsvees 19CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT CHUNG -2222222cvvcvvvcecceererrrred 20
1.1 Khái niệm biêu tưỢng - 5 2 1221113231 33911 31 111 31111111 011191 1H ng vn rey 20
1.1.1 Các quan niệm về biểu tượng - 2 2 +E£EE+EE£EEEEEEEE2EzErrrerrees 201.1.2 Biểu tượng trong văn hỌc - - + sSx+S++E£2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEE12112E.2E re 221.1.3 Biéu tượng từ van bản nghệ thuật đến hệ thống văn hoá 251.2 Sơ lược về văn học Ireland ¿+ sSx+E‡Ex+EEESEEEEEEESEEEESEEEEEEEEEEkrEerkrrrrkrrres 29
1.2.1 Lịch sử văn học Ireland nhìn từ truyền thống văn học dân gian 291.2.2 Van dé tinh Ireland (Irishness) trong văn học Ireland -s- 321.3 Về W B Yeats và bộ phận tho ca có thi liệu văn học dân gian Ireland 38
1.3.1 Tiến trình thơ của W B Y€atS cccccccttttrrrrrrirrrrrrirerried 38
1.3.2 Bộ phận thơ ca có thi liệu văn học dân gian Ireland của W B Yeats 47 1.3.3 “Tinh tượng trưng trong thơ ca” theo quan niệm của Yeatfs 49
1 51CHUONG 2 CÂU TRÚC HE BIEU TƯỢNG VAN HOA DÂN GIAN TRONG
THO W B YEATS: NHIN TU TRUC HE HINH - 555cc c2 52
2.1 Nhân vật huyện thoại như biêu tượng văn hoá - - 5 55c cS+x +2 52
2.1.1 Nam anh hùng: Biểu tượng Oisin và Cuchulain - 2-5252 e+cccea 522.1.2 Nữ anh hùng: Biểu tượng Deidre, Grania, Edain và Maeve 662.1.3 Nhà thơ mơ mộng (bard): Biéu tượng Fergus, vua Goll, Oisin, và Aengus
¬— .®££ẼÝÝỶÉÝÝ 72
2.2 Không gian huyền thoại như biểu tượng văn hoá - 2-2 s+se+sz+zezce2 78
Trang 72.2.1 Thế giới trần tục trong không gian huyền thoại: hình dung của W B Yeats
về thực tế đất nước Ireland đương thI - + k2 ri rreg 802.2.2 Xứ Tiên trong không gian huyền thoại: tưởng tượng của W B Yeats về
đất nước Ireland lý tưởng - + + %+S£+E£EE£EEEEEEEE211211212111711111 1.1 re 83
¡0 1 90CHƯƠNG 3 HỆ BIEU TƯỢNG VĂN HOÁ DAN GIAN TRONG THO W B
YEATS NHIN TỪ TRUC NGU DOAN HAY SỰ GIÁN DOAN CUA DIEN NGON
DAN TOC 0 — 92
3.1 Lược sử Ireland trước W B Yeats: một văn bản khác văn ban van chuong 93
3.1.1 Từ Ky Băng Hà đến thé ki XV: buổi sơ khai trên đảo Ireland 933.1.2 Thời kỳ Kháng Cách: vì sao có kiểu căn cước nước đôi ở người Ireland 973.1.3 Thế ki XVIII-XIX: áp bức gia tăng và phản ứng của người Ireland 1013.2 Biểu tượng trong giai đoạn đầu của tho Yeats (từ khởi nghiệp đến 1916) 103
3.2.1 Bối cảnh Ireland cuối thế ki XIX - đầu thế ki XX - : 1033.2.2 Diễn ngôn dân tộc của Yeats cho đến năm 1916: vì một Ireland thống nhất,
COAM VỢN -L LG 1011112223111 1T 11g 11kg HT KH Kcg vg 105
3.3 Biểu tượng trong giai đoạn sau của tho Yeats (từ 1917 đến cuối đời) 113
3.3.1 Tổng quan bối cảnh Ireland thế kỉ XXX ¿5c 2 s+++£z+£+zEze2 113
3.3.2 Diễn ngôn dân tộc của Yeats trong những năm tháng cuối cùng: Ireland
thuộc về thế giới phàm trần luôn đổi thay 22 2 22 ++£x+£E£+£z+£szrxez 115
"1 121
4000 005S——- 123
IV.)0010500095/.).8.6 0900 7 126
sim dd 134
1 Biên niên cuộc đời W B Yeats (Lược dịch từ The Cambridge companion to W.
B Yeats và A Commentary on the Collected Poems of W B Yeats) 134
2 Biên niên sử Ireland (Lược dich từ 4 Short History of Ireland xuất bản bởi
Cambridge University Press, 2012) c Sc 132111211119 11991111 1118111811 111 greg 140
3 Nguyên tác một số bài thơ của W B Yeats - ¿5c cctecereEetrrrrrrrec 148
The Madness of King Goll (1884) - ác c 2c 3211321121115 1 1xx re 148
To the Rose upon the Rood of Time (1892) c2: +23 txsvseersserssrees 150
Is[5á6090ììv:06-5/7 ắšŠ 151 Cuchulain Comforted (1939) - 6 + c1 1121111111 1181 1181118111181 1181118118811 kg 151
The Statues (1939) c.ccccccccscccssecesscssseceseeeeseeceseccsseceseeeeseeesseeseeeeseeseseessseesseeees 152
Trang 8DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 1.1 Mô hình cấu trúc của Ferdinand de Saussure :-¿ 5+2 22
Bang 1.2 Mô hình cấu trúc kí hiệu của Roland Barthes [25, tr.I 15] 22
Bảng 1.3 Tỉ lệ chất liệu dân gian Ireland trong tiến trình thơ W B Yeats 48
Bảng 2.1 Biểu tượng anh hùng Oisin trong The Wanderings of Oisin 55
Bảng 2.2 Biểu tượng anh hùng Oisin trong News for the Delphic Oracle 57
Bang 2.3 Biéu tượng anh hùng Oisin trong The Circus Animals’ Desertation 58
Bảng 2.4 Biểu tượng trong các bai thơ xuất hiện anh hùng Cuchulain 65
Bang 2.5 Biểu tượng nhà thơ mơ mộng F€TEUS Heo 74 Bang 3.1 Khảo sát thái độ của Yeats vê van đề dân tộc trong các bài thơ giai đoạn CUOK cc ccscscsessessessusssessessussssssesssssessussssssetsessussussssssessussssssssessussusssessessessusssessessessessseeees 116 DANH MỤC HÌNH ANH Hình 2.1 Biểu tượng gyre theo lý thuyết của W B Yeats [78, tr 678] 61
Hình 2.2 Mộ Maeve được cho là nằm trên đỉnh Knocknarea, trông giống như một núm vú, tượng trưng cho tinh nữ anh hùng Ảnh: Paddy Salmon 85
Hình 2.3 Núi Ben Bulben, nơi chôn cắt hài cốt của W B Yeats, vươn cao như hình ảnh của dương vat, tượng trưng cho tính nam anh hùng Anh: Neil O’Rourke 85
Hình 2.4 Bãi biển Rosses ở vịnh Sligo Ảnh: Wikipedia -©-zcc5z- 86 Hình 2.5 Rừng phi ở Sligo Anh: Neil O’ Rourke .c cccscscsscesessessessessessesesseseees 87 Hình 3.1 Thập tự đá Muiredach ở Monasterboice, Quận Louth Ảnh: My Irish /" 2 5 ồ.Ồ.ồÖỔ.ố 94
Hình 3.2 Thập tự đá lớn Moone ở Quận Kildare Ảnh: Discover Ireland 94
Hình 3.3 Doan đường Oisin va Niamh rong ngựa trong truyén thuyét, ngay nay chi hết 27 phút đạp xe Anh: Google Maps .c.ccccscsscsssessessesseessessessessessessessesssesseeses 107 Hình 3.4 Ban đồ Ireland trong công cuộc “Cam rễ” của người Anh thời kỳ Khang
Cách Ảnh: Cambridge University Press 2-52 2+52+EEEeEeEeEeEEzExrrerree 109
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 William Butler Yeats (1865-1939) không chỉ là một nhà thơ của dân tộc, ma
còn là một nhà thơ của nhân loại Nhiều “hội Yeats” được thành lập ở khắp các châulục Những hội này liên kết với nhau ở Hiệp hội Yeats Quốc tế, một tô chức học thuậtdành cho người nghiên cứu Yeats và văn học Ireland nói chung trên toàn thế giới.Từng hội địa phương và Hiệp hội đều có những hoạt động thiết thực, ổn định, ngoàiTrường Hè ở Sligo, còn có các giải thơ Yeats, tạp chí chuyên đề về Yeats, và các sự
kiện giao lưu cho thành viên Không thuộc Hiệp hội, nhưng Yeats Annual cũng là
một tạp chí chuyên dé lâu đời trong lang “Yeats học”, kể từ 1982 đến 2018 đã ra 21sé
Ngoài ra, các công trình học thuật trường quy về W B Yeats là khong lồ Tuynhiên, hình anh của W B Yeats ở Việt Nam còn rất mờ nhạt Từ khóa “WilliamButler Yeats” không chỉ bặt tin ở Thư viện Quốc gia, mà cũng chăng nằm trong danhmục của Từ điển Văn học Bộ mới Nhưng không phải W B Yeats không có dấu vết
ở Việt Nam Người đọc tinh tế khi tra cứu từ khoá rút gọn “Yeats” ở Thư viện Quốcgia có thé tìm thay ông Có một số trước tác của W B Yeats đã được dịch ra tiếngViệt, nằm rải rác trong các ấn phẩm thơ, truyện dịch được in vào những năm 1990s-2000s Tuy vậy, nhìn chung các tác phẩm được chọn dịch đều khá dễ đọc, không phải
tiêu biéu cho sáng tác của W B Yeats, và chưa được giới thiệu một cách hệ thống.
Điểm sáng gần đây là ban dịch Tuyển tập thơ William Butler Yeats của dich giả Cao
Hi, xuất bản 12/2023, năm trong bộ sách Tram năm Nobel của Nhà sách Đông A Sựxuất hiện của cuốn sách đã cho thấy thơ của Yeats bắt đầu có độc giả ở Việt Nam
Ở Việt Nam, dù văn học Ireland đã được đón nhận tích cực, Song việc tiếp nhậnvăn học Ireland tại Việt Nam còn thiếu cơ bản Thành phố Dublin được UNESCOcông nhận là Thành phố văn chương, Ireland có tới bốn nhà văn đoạt giải Nobelnhưng Thư viện Quốc gia rất ít tài liệu về các tác giả này, hay về đất nước Ireland nóichung Còn các tác gia Ireland được biết đến nhiều ở Việt Nam như Jonathan Swift,Oscar Wilde, Bernard Shaw lại đều được xem như những nhà văn Anh Hay thậm chí
Trang 10như James Joyce, một hiện tượng của văn chương thế giới thế ki XX, lại được xem
như nhà văn tiên phong của chủ nghĩa Hiện đại phương Tây thay vì là một đại diện
đến từ Ireland Dường như ở Việt Nam, văn học Ireland chưa được xem như độc lậpkhỏi Anh quốc Điều kiện nghiên cứu văn học Ireland có khởi sắc từ năm 2005 khiĐại học Quốc gia Hà Nội có những hoạt động đầu tiên với các đối tác Ireland thông
qua sự giới thiệu của Dai sứ quan Ireland tại Việt Nam Trung tâm Thông tin — Thư
viện Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp một số đầu sách về đất nước này, trong
đó có cả sách thuộc lĩnh vực Văn học Ngoài ra, khi nhìn ở quy mô lớn hơn, Việt
Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Ireland từ năm 1996 Trong bối cảnh hộinhập toàn cầu hoá, việc thấu hiểu văn hoá của các quốc gia bằng hữu là điều vô cùngquan trọng Trong khi đó, từ một thé kỉ trước W B Yeats đã được giải thưởng NobelVăn học vinh danh như một thi sĩ của dân tộc Vì vậy, hiểu về W B Yeats sẽ gópphan trong việc tìm hiểu một đất nước xa xôi như Ireland Dễ thay, tính cấp thiết của
dé tài là có cơ sở
1.2 Năm 2023, sau vài lần trao giải cho những cái tên làm dấy lên dư luận, Uỷ banVăn học Nobel trở lại vinh danh một tác gia đúng nghĩa và được công chúng đồngthuận Đúng 100 năm về trước, khi giải thưởng danh giá này xướng tên W B Yeats,
ông không được nhận giải trong hoà khí như vậy Dù giải Nobel ngợi ca W B Yeats
ở tư cách Nhà thơ với đầy đủ “quyền hạn mặc nhiên của danh xưng ấy”, trong diễn
từ của mình Thi sĩ lại chọn lên tiếng cho Phong trào Kịch nghệ Ireland, có lẽ là détiếp tục sứ mệnh “người phát ngôn cho quê hương minh.” [62] Bởi như W B Yeatsviết trong diễn từ, với ít nhiều kiêu hãnh và trách nhiệm của công dân một đất nước
tự do, chính ông đã là một “biểu tượng của một phong trào” [77], mà ở đây ngụ ý hơn
cả một phong trào nghệ thuật, còn là một phong trào dân tộc Nhan đề bài diễn từ
“The Irish Dramatic Movement” là một ngón chơi chữ của Nha thơ Nó không chỉ
mang nghĩa “Phong trào Kịch nghệ Ireland”, ma còn có thé hiểu là “cuộc tiến công
dữ dội của người Ireland”, và “bước chuyên mình nguy khốn của Ireland.”
Năm 1923, một năm sau khi Nhà nước Tự do Ireland (Free Ireland State) thành
lập, W B Yeats mang quốc tịch Ireland mới cứng đến Stockholm ăm giải Nobel Văn
Trang 11học về nước nhà, khi ông đang giữ một ghế trong Nghị viện Ireland Thời điểm đó,Ireland vừa trải qua hai cuộc chiến Chiến tranh Anh-Ireland (1919-1921) phân chia
lãnh thổ trên đảo Ireland thành hai phan Không lâu sau, nội chiến Ireland kết thúc
(1922-1923) với sự phân phái ở Quốc hội Ireland: một phe ủng hộ Hiệp ước Ireland 1921, trung thành với vương miện Hoàng gia; phe kia phản đối Hiệp ước và
Anh-hướng đến một nền Ireland Cộng hoà độc lập hoàn toàn khỏi Anh quốc Giữa lúc ay,
Nobel Văn học 1923 được trao cho “ông nghị” W B Yeats “vi tho ca của ông luôn
dồi dao cảm hứng, với hình thức đề cao thâm mỹ, đã biểu dat tinh thần của một quốcgia toàn vẹn.” [63] Điều đáng chú ý ở đây là Uỷ ban Nobel sử dụng từ “quốc gia toànven” (a whole nation) dé chỉ Ireland, thay cho chữ “nhà nước” (state) hay “chínhquyền” (governance) như một phan thuộc Dé quốc Anh Một lần nữa, tính nước đôi
trong ngôn ngữ Anh đã bảo đảm cho sự phải phép chính trị (political correctness)
trong bối cảnh nhạy cảm này, khi “nation” vừa là “quốc gia”, vừa là “dân tộc” Dùhiểu theo nghĩa nào, thì “the spirit of a whole nation” ở đây cũng chỉ một “tínhIreland” đậm nét hiện lên qua văn chương của W B Yeats Vì vậy, việc Thuy Điềntrao giải Nobel cho W B Yeats ngay sau Thế chiến I (1921) được xem như một lờikhang định của phe trung lập về một nước Ireland độc lập Rất khó dé tách W B.Yeats ra khỏi bối cảnh chính trị, kể cả sau này khi W B Yeats đã rời Nghị viện, táchkhỏi nhóm dân tộc chủ nghĩa và chuyên sang ủng hộ chế độ quý tộc Cho nên khi cânnhắc Lời tuyên đương của Viện Hàn lâm Thuy Điền, chúng tôi chỉ có thể xem xét ở
một chừng mực tương đối độc lập của văn học và nhận thấy, W.B Yeats được công
nhận rõ ràng ở hai mặt: (1) cảm hứng sáng tác từ đất nước Ireland; và (2) thơ ca của
ông.
Nhìn lại ở một độ lùi thời gian, giáo trình The Cambridge History of Irish
Literature (Lịch sử văn hoc Ireland của Cambridge) xuất ban năm 2008 đặt W B.Yeats là đại diện mở đầu cho phong trào Phục hưng văn học Ireland (1890-1940) ở
bộ phận tho Ireland Anh ngữ Hơn cả ở vi trí mở đầu, các sang tác cua W B Yeats
phủ kin thời ki này Nhu vậy, trong quan niệm của các nhà văn hoc sử Ireland, W B.
Yeats đóng vai trò khởi động và duy trì phong trào Phục hưng bang các đóng góp nồi
Trang 12bật về thơ ca Vai trò của W B Yeats trong văn học Ireland được ghi nhận ở haiđiểm Thứ nhất, các học giả Cambridge đã đồng ý với lời tôn vinh của Viện Hàn lâmThuy Điền: (1) W B Yeats có ý thức mạnh mẽ về dat nước Ireland trong hoạt độngsáng tác Thứ hai, việc bộ Lich sử văn hoc Ireland của Cambridge, tập 2 xếp W B.Yeats vào tiêu mục về tho, dù ông có đóng góp không nhỏ ở các thể loại văn xuôi vàkịch, đã cho thấy quan điểm đồng tình của Cambridge với Uỷ ban Nobel ở điểm thứhai: (2) W B Yeats trước hết là một nhà thơ Đây cũng là một quan điểm tôn trọng
Nha tho, bởi trong thư gửi thủ lĩnh phong trào dân tộc John O’ Leary (1891-1907), W.
B Yeats đã viết rằng thơ ca là mục đích tối hậu của cuộc đời ông [cd 56, tr xxi]
Xin lưu ý, trong công trình này, chúng tôi sử dung khái niệm Ireland và “tính
Ireland” trên quan điểm của nhóm học giả Cambridge (đến từ Anh, Ireland và Mỹ).Chúng không bị giới hạn bởi ranh giới lãnh thé, quốc tịch hay sự phải phép chính trị.Nhắc tới Ireland, chúng tôi đề cập tới một khái niệm mở đang vận động, với xã hội
da văn hoá và không ngừng thay đổi Chúng tôi chủ trương không thừa nhận một địnhnghĩa bản chất luận nảo về tính Ireland, mà đi tìm sự tương tác giữa văn học và chínhtrị Ireland, một quá trình với nhiều lực đây biến động, phức tạp và đa dạng cùng tồn
tai.
Đến đây, khi đã xác định tìm hiểu sự tương tac giữa văn hoc Ireland và chính triIreland, chúng tôi tiếp tục gặp hai khái niệm: văn học Ireland và chính trị Ireland.Vẫn dựa trên giáo trình Cambridge, chúng tôi xác định văn hoc Ireland là một nênvăn học được sáng tác bởi những tác giả sinh ra và/hoặc sống một phan đời đáng kêtrên đảo Ireland Còn chính trị Ireland bao gồm diễn biến lịch sử trên hòn đảo này.Nhìn chung, nếu cần một ranh giới, thì quan điểm của chúng tôi là nhìn từ đảo Ireland.Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi bao hàm lãnh thô Bắc Ireland như mộtphần của nước Ireland truyền thống, một vấn đề cho đến nay vẫn còn vô cùng nhạy
cảm, hay thậm chí “không có lời giải” như lời của Richard Rose dự cảm từ năm 1972
[53, tr 10] Góc nhìn từ phạm vi đảo Ireland chỉ nhằm bảo lưu tính da dạng, biến
động của truyền thống văn hoá Gaelic đã hình thành một cách khu biệt trên đảo, khi
so sánh với những vùng văn hoá Celtic lân cận.
Trang 13Trở lại hai luận điểm chính mà cả Uỷ ban Nobel và nhóm học giả Cambridge viếtLịch sử văn học Ireland đã thông nhất, chúng tôi nhận thấy chúng là hai điểm căn cốtkhông thay đổi theo thời gian hay không gian Do đó, chúng tôi quyết định nghiêncứu W B Yeats trên hai bình diện: (1) cảm hứng đất nước với lối vào là chất liệu
văn hoá dân gian Ireland; và (2) bộ phận sáng tác của W B Yeats dưới hình thức thơ
ca.
Khi đi đến quyết định như vậy, chúng tôi cũng xác định cảm hứng Ireland trongthơ W B Yeats không đại diện cho một “tính Ireland” bản chất luận, mà chỉ đóngvai trò như một trong nhiều chiều kích của nó “Tính Ireland” trong thơ W B Yeats
có sự lưỡng phân, vừa đa nghĩa như một biểu tượng thơ ca, vừa đa diện như chínhcon người Thi sĩ Ông sử dụng chất liệu dân gian Ireland truyền thống, cho chúngtương tác với chất liệu đến từ cái mà ông gọi là “nhà kho tỉnh thần của nhân loại” —Anima Mundi, kết hợp với thiên hướng lãng mạn bam sinh của minh, dé sáng tạo nênmột “tính Ireland” độc đáo, thứ đã và sẽ còn là chủ đề đáng chú ý cho giới học giả
văn chương.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu W B Yeats trên thế giới
Theo thời gian, phê bình Yeats có nhiều thay đổi Ngay từ khi W B Yeats cònsông, các đánh giá về ông đã vượt quá khuôn khổ báo chí Nghiên cứu đầu tiên về W
B Yeats xuất hiện vào năm 1904 trong cuốn sách William Butler Yeats and the IrishLiterary Revival của Horatio Sheafe Krans [59], nhưng phải đến những năm 1930s-1940s các đánh giá nghiêm túc mới bắt đầu nở rộ Nhóm “Nhà thơ tuổi 30” (đến từAnh và Ireland, cùng tốt nghiệp đại học Oxford và Cambridge, có quen biết, hoạt
động cùng nhau, nhưng chưa bao giờ chính thức đứng chung một nhóm) đánh giá W.
B Yeats dựa trên quan điểm thế tục và thiên tả Giống như nhóm “Nha thơ tuôi 30”,
phái Phê bình Mới ở Mĩ cũng đặt lên ban cân xu hướng chính tri va tôn giáo lạc long
của W B Yeats bên cạnh nghệ thuật kì khôi của ông Hầu hết các phê bình đều
nghiêng về phía nghệ thuật của nhà thơ, băng cách dùng phương pháp hình thức “đọc
Trang 14kĩ” (close reading) dé phân tích thơ mà không đặt trong ngữ cảnh lịch sử Tóm lại,trong khoảng thời gian này, phê bình W B Yeats chủ yếu tập trung vào nghệ thuật
của Nhà thơ, tách rời văn bản khỏi ngữ cảnh lịch sử - xã hội.
Sau Thế chiến Hai, bức tranh “Yeats học” nhiều gam mau hon Các công trình vềtiểu sử, niềm tin thần bi của W B Yeats nồi lên trên văn dan Bên cạnh xu hướngphê bình trên phạm vi rộng, đặt W B Yeats trong sự chuyên dich từ chủ nghĩa Lãng
mạn sang chủ nghĩa Hiện dai, chúng ta có The Identity (1954) của Richard Ellmann
nghiên cứu các mẫu hình tư duy và cảm xúc ngầm ân của W B Yeats để phác hoạmột cái tôi nghệ sĩ của tác giả R Ellmann đã thuyết phục được giới han lâm răngnhững niềm tin thần bí của W B Yeats là rất mạch lạc và có hệ thống [38] Ngoài ra,
có T R Henn, với cuốn The Lonely Tower (1950), đã tìm hiểu truyền thống triết họcphương Tây, huyền học, văn học và hội họa trong sáng tác của W B Yeats Với tưcách một người Ireland, T R Henn cũng nhắn mạnh vào phản ứng của W B Yeatsđối với sự kiện Cuộc Phan loạn Phục sinh năm 1916 ở Dublin (Easter Rising) và các
hệ quả của nó [48] Thomas Parkinson, với hai cuốn W B Yeats, Self-Critic (1961)
và W B Yeats, the Later Poetry (1964), thi lại tập trung đối chiếu các bản in sau này(với sự chỉnh sửa của chính tác giả) của những bài thơ giai đoạn đầu, và đi đến kếtluận rằng hoạt động kịch trường vào giai đoạn sau của W B Yeats đã ảnh hưởng đến
phong cach thơ ca của ông [67] Nhu vậy, sau năm 1945, xu hướng phê bình Yeats
đã mở rộng ra ngoài phạm vi văn bản, đặt chúng trong tông thé cuộc đời và sáng táccủa W B Yeats dé rút ra những kết luận mang tính hệ thống, bởi sau khi W B Yeatsqua đời các nhà phê bình mới có điều kiện và nhu cầu cho một cái nhìn khái quát hơn
Thập niên 40, phê bình Yeats cũng bắt đầu hướng đến mối liên hệ của nhà thơ vớitruyền thống văn học Anh thế ki XIX Xu hướng này xuất hiện giao thoa với xu hướngđánh giá lại một cách khái quát về mối quan hệ của hai chủ nghĩa Hiện đại - Lãng
mạn trong sáng tác của Nhà thơ.
Cũng trong thời gian này, giới phê bình quan tâm đến một loạt các vấn đề khácbên lề thơ ca Đó là các vẫn đề: lịch sử văn bản các tác phẩm của W B Yeats, líthuyết hội hoa do chính Nha tho phát triển, đối thoại của Nha thơ với lich sử, các hoạt
Trang 15động với người đương thời vào những năm 1890s, thần bí học, và sự tương đồng giữaW.B Yeats và Carl Jung đối với triết học Plato và tiền Socrates.
Ngoài thơ ca, kịch của W B Yeats cũng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu Trong khoảng thập niên 60 và 70 xuất hiện nhiều tác phẩm viết về các van dé
xoay quanh hoạt động kịch trường của Nhà thơ Sang khoảng giữa thập niên 70, một
loạt sách viết về kịch của W B Yeats xuất hiện, cho thấy ảnh hưởng kịch của W B.Yeats tới các tác giả khác, mối liên hệ với kịch Nô Nhật Bản, và những bí mật trong
sự nghiệp sân khấu của ông
Sang đến đầu thập niên 80, tư tưởng chính tri của W B Yeats được dem ra mồ xẻ.Elizabeth Cullingford trong cuén Yeats, Ireland, and Fascism (1981) đã đề cập đến
sự ảnh hưởng của John O’ Leary, William Morris và phái Blueshirts đến W B Yeats
va két luan rang: Về co ban, W B Yeats tán thành “một thứ tu do quí tộc là sự kết
hợp của tự do cá nhân và tôn trọng các nhóm xã hội hữu cơ” [33] Paul Scott Stanfield
trong cuốn Yeats and Politics in the 1930s (1988) đã hé lộ những chỉ tiết cuối đời W
B Yeats và làm rõ quan điểm của Nhà thơ với Tổng thống E de Valera [72] Các nhà
phê bình khác đặt W B Yeats trong ngữ cảnh lịch sử xét lại của chủ nghĩa Hiện đại
và văn học Ireland Cairns Craig trong cuốn Yeats, Eliot, Pound, and the Politics ofPoetry (1981) cho rằng cả ba nha thơ trên đều coi nghệ thuật không tương thích vớinền dan chủ [32] Mãi đến năm 1986, Edward W Said mới giảng bài “Yeats và Giảithuộc địa hoá” ở Trường hè Quốc tế Sligo Về sau bài giảng này được xuất bản trongcuốn Culture and Imperialism (1993), được dich tai Việt Nam với tựa đề Văn hóa vàChủ nghĩa bá quyền Said nhắc nhở các tác giả của nhiều quốc gia hậu thuộc địa rằngW.B Yeats là một hình mẫu không hoàn hảo nhưng đầy cảm hứng cho việc đối đầu
Trang 16dục tính, dân tộc và giai cấp bằng các lí thuyết nữ quyên, hậu thực dân và phươngpháp tiểu sử.
Có một xu hướng nghiên cứu W B Yeats cũng trải dài theo thời gian, đó là xem
xét các cuốn sách của nhà thơ như một chỉnh thé Hugh Kenner là người đề xuất xuhướng này vào năm 1955 với tiểu luận The Sacred Book of the Arts trong tập
Gnomon: Essays on Contemporary Literature (1958) [55] Trong bài luận của minh,
Kenner mô tả su liên kết giữa các bài thơ về mặt chủ dé và hình tượng như một cầu
trúc tỉ mi có diễn tiến kịch tính đầy chủ ý Theo Kenner, W B Yeats “không tập hợpcác bài thơ, ông viết sách.” Dòng nghiên cứu này kéo dài đến cuối thế ki XX Gầnđây, phê bình Yeats liên hệ giữa nghiên cứu sách của W B Yeats với quan điểm
chính trị của Nhà thơ và với tình trạng các dị bản của W B Yeats.
Ngoài các xu hướng chính kể trên, cũng có các nghiên cứu bé sung khác gây được
dư luận Chúng bàn về yếu tố dân gian, về tính hội họa trong thơ W B Yeats, về ảnhhưởng của Anh quốc lên W B Yeats, và về ảnh hưởng của W B Yeats lên các tác
giả khác.
Nhìn chung, “Yeats học” là một mảnh đất sum suê và màu mỡ, với một “mê cung”các nhánh nghiên cứu và một bé dày lịch sử phát triển của chính nó Dé bắt đầu vớiW.B Yeats, độc giả Anh ngữ có thể tìm đến Richard J Finneran, A Norman Jeffares,hai tạp chí chuyên đề Yeats Annual va Yeats: An Annual of Critical and TextualStudies Với độc giả của đề tài này, chúng tôi gợi ý tham khảo The CambridgeIntroduction to W B Yeats [49], nguồn tài liệu dẫn nhập cho nghiên cứu của chúng
Ae
tol.
2.2 Tình hình nghiên cứu W B Yeats ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tuy W B Yeats chưa được quan tâm xứng đáng với tầm vóc của ông,
số it các công trình liên quan cũng cho thay một sự đồng thanh Chúng đều xuất phát
từ nền tảng văn hoá dân gian Ireland Đó là một hướng đi nhiều triển vọng, bởi chưađược khai thác nhiều trên thé giới (như đã trình bày trong 2.1), lại có tiềm năng nghiên
cứu liên ngành Xin điêm tên các dé tai này tại đây.
11
Trang 17“Dịch thuật, chú thích và khảo sát bộ phận thơ ca có sử dụng thị liệu thần thoại,
truyện dân gian và tín ngưỡng dân gian Ireland của William Butler Yeats” (tháng
03/2007) — báo cáo khoa học của Tạ Thị Thanh Huyền - Tạ Hương Nhi — là đề tàisớm nhất tại Việt Nam mà chúng tôi tìm được có nghiên cứu W B Yeats một cáchtương đối hệ thống [10] Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên,hai tac gia đã làm được một khối lượng công việc đáng kể khi giới thiệu được 61/382
bài tho của W B Yeats, trong đó có cả những bài thơ tự sự dài như The Wandering
of Oisin Hai chị đã chon thi liệu dân gian Ireland làm tiêu chi để tuyển chọn thơ cho
dé tài Đó là một lựa chọn có tính căn cốt bởi văn hoá dan gian Ireland là một trongnhững nguồn cảm hứng chính trong thơ W B Yeats Chính nó là thứ chất liệu khác
lạ đã khiến W B Yeats gây chú ý trong văn chương Anh ngữ trước nay vốn chỉ xoay
quanh văn hoá Anh quốc Bên cạnh công việc dịch thuật và chú thích, đề tài đã dụng
công khảo sát 60 bài thơ này và cho thấy xu hướng sử dụng chất liệu dân gian Irelandtrong toàn bộ thi nghiệp của W B Yeats Đó là một lát cắt dài “b6 dọc” hành trìnhthơ ca của W B Yeats, tập trung vào một dòng chảy xuyên suốt nằm giữa nhiềumạch nguồn phức tạp trong thơ W B Yeats Dòng chảy nay trải qua nhiều thay đôicùng với phong cách và tư tưởng của Nhà thơ Hơn nữa, dé phục vụ cho dé tai này,các tác giả đã giới thiệu khái lược về hệ thống thần thoại, truyền thuyết và tín ngưỡngdân gian Ireland làm cơ sở tiếp nhận cho tuyến thơ của họ
Không lâu sau, đề tài “Vị Chúa đa diện trong thơ William Butler Yeats” (tháng
06/2007) — khoá luận của Tạ Hương Nhi (một trong hai tác giả của báo cáo khoa học
bên trên) — tiếp tục tiếp cận tho W B Yeats với phương pháp “bé dọc” này, nhưng ởtrên một khía cạnh khác, đó là biểu tượng Chúa [16] Từ điểm nhìn này, tác giả vẫnquan sát toàn bộ thi vựng của W B Yeats, nhưng từ góc chiếu đối diện với góc chiếu
từ văn hoá dân gian Ireland Chúa là khái niệm tinh thần trung tam của Ki-tô giáo,nhưng đã có sự giao thoa với truyền thống văn hoá bản địa ngay cả trước khi Ki-tôgiáo được truyền vào đảo Ireland bởi Thánh Patrick vào cuối thế kỉ V Giáo hộiIreland ban đầu độc lập với Giáo hội La Mã, có nền tảng vững chắc trên những tậpquán riêng của mình, và chỉ vâng phục thành Rome vào thế ki XII [28] Từ đó, các
12
Trang 18phụng vụ người Anh được bồ nhiệm ở những chức vụ quan trọng hơn so với cácphụng vụ bản địa Đến năm 1537, phong trào Kháng Cách khang định quyên lực tốicao của nhà vua Anh đối với Giáo hội Ireland Tuy nhiên, phần lớn người Ireland vẫntheo Công giáo La Mã, đạo Tin lành chỉ thuộc về thiểu số những quan chức ngườiAnh Lịch sử tôn giáo trên đảo Ireland là một lịch sử phức tap và nhiều biến động,gắn liền với tâm thức cộng đồng Do đó, nghiên cứu diễn trình của Chúa trong thơ
W B Yeats, bên cạnh việc khám phá chân dung Nhà tho, cũng phản ánh phan naohiện thực đời sống tôn giáo/tâm linh của người Ireland
“Motif “hai thế giới” trong tho W B Yeats có yếu tố thần thoại, truyện dân gian
và tín ngưỡng dân gian Ireland” (2020) — khoá luận của Nguyễn Hồng Nga (cũng làngười viết đề tài này) — kế thừa kết quả của báo cáo khoa học 03/2007 nói trên [15].Khoá luận đã thu hẹp phạm vi nghiên cứu ở tuyên thơ trong báo cáo, và tập trung vàođối tượng là một motif điển hình cho truyện kê và tín ngưỡng dân gian Ireland Tiếp
cận tho W B Yeats ở góc độ vi mô, đề tài bước đầu cho thấy, ở một mức độ khiêm
tốn, vai trò của yêu tố dân gian trong thơ ca của W B Yeats Từ đây, chúng tôi có
cơ sở đề thực hiện luận văn này
“Nhân vật trong truyện kê dân gian Ireland: tiếp cận loại hình học” (2022) — luận
văn của Nguyễn Hoang Dương — là một đóng góp có tính liên ngành cho lĩnh vực
nghiên cứu W B Yeats ở Việt Nam [4] Luận văn thuộc mã ngành Văn học dân gian,
khảo sát các ghi chép về truyện ké dân gian Ireland, trong đó có một tập do W B.Yeats chấp bút Trong đề tài này, tác giả đã chỉ ra các motif cơ bản của nhân vật trongtruyện kể dan gian Ireland, từ đó rút ra một số quan sát về tín ngưỡng, tập quán truyềnthống của Ireland Đây là một tư liệu rất có giá trị, giúp chúng tôi mở rộng nghiêncứu của mình về bề ngang
Những đề tài trên được thực hiện trong điều kiện sơ khai của của một nền “Yeatshọc” ở Việt Nam, tuy có những hạn chế nhất định về kiến thức, nhưng đó lại chính là
cơ hội cho những người nghiên cứu trẻ tiếp cận gần hơn với không khí học thuậtchung trên thế giới Dù họ mới giới hạn ở tài liệu bằng tiếng Anh, thì đó cũng đã là
một sự tiêp cận khá trực tiép, bởi đó là ngôn ngữ mẹ đẻ của tác giả, là ngôn ngữ của
13
Trang 19nền văn chương đã công nhận W B Yeats là một trong những nhà thơ lớn nhất củathé ki XX Việc tiếp nhận W B Yeats ở Việt Nam không chỉ gan liền với bối cảnhvăn học và văn hoá Ireland, mà còn không thê tách rời khỏi quá trình tiếp nhận vănchương Anh ngữ tại Việt Nam Trong khi tiếng Anh là ngoại ngữ phô biến nhất tạinước ta hiện nay, văn học Anh lại chưa được quan tâm trong nhà trường, khiến việchọc tiếng Anh trở nên cơ học, tách ngôn ngữ ra khỏi môi trường nghệ thuật của nó.
Các tác phẩm văn học Anh được dịch ở Việt Nam một cách tự phát, thiếu hệ thống,
và bi chi phối bởi nhiều lực đây ngoài văn chương, âu cũng là tinh trạng cố hữu củangành xuất bản nước nhà ở mảng văn học dịch Vì điều kiện khách quan, chúng tôichưa thể thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề dịch thuật văn học Anh vàIreland ở Việt Nam, một vấn đề thiết yếu khi nghiên cứu văn học nước ngoài Xinnhận lỗi cùng độc giả, chúng tôi hi vọng vấn đề này có thể mở ngỏ cho các nghiêncứu về sau
2.3 Hướng đi cho chúng tôi
Đến với W B Yeats, chúng tôi đứng giữa một “giao lộ” với phía Tây dày đặcđường nhánh, còn phía Đông là một vài lối đi nhỏ hoang sơ Chúng tôi chọn đi vềphía Đông, với một lược đồ của cái “mê cung” phía Tây trên tay (Đông và Tây ở đây
là cách phân chia tạm thời cho môi trường học thuật về W B Yeats) Hướng di củachúng tôi tiếp nối các nghiên cứu về W B Yeats và Ireland ở Việt Nam, đồng thờiquan sát những điều mà thế giới (chính xác hơn là giới học thuật Anh ngữ) đã làm dé
học hỏi và tránh trùng lặp.
Chúng tôi may mắn có sự mở đường của các nghiên cứu mang tính khai phá lĩnhvực “Yeats học” và văn hoá Ireland ở Việt Nam Họ đã tìm được vùng đất còn nhiềutiềm năng khi đặt trong môi trường nghiên cứu toàn cầu Trong danh mục gợi ý đọcthêm của cuốn dẫn nhập The Cambridge Introduction of W B Yeats của DavidHoldeman, mới có hai cuốn chạm vào chủ dé dân gian Đó là W B8 Yeats and Irish
Folklore (1980) [74] cua Mary Helen Thuente va Yeats, Folklore, and Occultism
(1988) [57] của Frank Kinahan Va lại, ngay trong cuốn thứ nhất, cuốn sách đượcDavid Holdeman cho là hay nhất trong chủ đề này, M H Thuente đã khảo sát danh
14
Trang 20mục của Richard Finneran gồm khoảng 6000 tác phẩm về Yeats, và chỉ thấy ba đoảnvăn được xếp vào mục “Irish Mythology” Bà cũng chỉ ra các phê bình về Yeats lúcbấy giờ không phân định rõ ràng cái gọi là “mythology” và “folklore” Do đó, cuốnsách xuất bản năm 1980 của M H Thuente là công trình sớm nhất nghiên cứu đầy
đủ về mối liên hệ giữa Yeats và văn hoá dân gian Ireland như nguồn chất liệu chủđạo ma Nhà thơ mượn cho sáng tác của mình Cuốn sách đã có những phát hiện mới
về vai trò tiên quyết của văn hoá dân gian Ireland đến sáng tác của Yeats, bằng cáchkhảo cứu kiến văn của Nhà thơ, các hoạt động sưu tầm, ghi chép văn học truyền khẩucủa ông trong giai đoạn đầu, và phân tích một số bài thơ điển hình Tuy nhiên, đốitượng chính của công trình là kiến văn của Yeats thay vì văn chương của ông Bêncạnh đó, so với cuốn thứ nhất, cuốn thứ hai mở rộng phạm vi về bề ngang F Kinahanchỉ tập trung vào các sáng tác giai đoạn đầu của Yeats tính đến giữa thập niên 1890s,nhưng lại đi tìm mối liên hệ giữa cái tự nhiên và cái siêu nhiên thông qua các yếu tốdân gian và thần bí Nhìn chung, hai tác phẩm này đều tập trung vào giai đoạn đầucủa Yeats, bất kế thé loại, để đi tìm một thứ triết lý văn chương của Nhà thơ, bởichúng đều dựa vào một phát biéu của W B Yeats viết trong tự truyện: “trí tuệ chúng
ta ở tuổi đôi mươi chứa đựng moi sự thật chúng ta sẽ tìm thấy trong đời” [cd 57, tr.xv] Trong khi đó, dù cũng muốn đi tìm một “mặt nạ” của W B Yeats qua các chỉdấu dân gian, lối đi của chúng tôi hẹp và dài hơn, tập trung vào thê loại thơ và kéodài suốt thi nghiệp của tác gia
Cũng vào nửa sau thé ki XX, bên cạnh vấn dé văn hoá dân gian, “tính Ireland”trong thơ Yeats đã sớm được quan tâm Tiểu luận The Irishness of Yeats (1977) của
Séan Lucy đã phát hiện một “tính Ireland” đặc trưng của Yeats, nhưng mới dừng lại
ở các dấu hiệu chứ chưa đi đến kết luận toàn diện [60] Đến cuối thế kỉ XX, giữa biến
cô Bắc Ireland, Eugene O’Brien ra mắt cuốn The Question of Irish Identity in theWriting of W B Yeats and James Joyce (1998) Cuôn sách đã làm sáng tỏ “can cước
Ireland” dưới lý luận biện chứng phủ định của Theodor W Adorno Theo đó, căn
cước Ireland được hình thành bằng cách phủ định chính nó [64] Thế nhưng, côngtrình của E O’Brien thiên về lĩnh vực xã hội học khi sử dụng lý thuyết của các nhà
15
Trang 21triết học, xã hội học và chủ yếu khảo sát thư từ của Yeats thay vì thơ ca Trong khi
đó, hướng khai thác của luận văn này là kết hợp hai hướng nghiên cứu trên: văn hoádân gian và mối quan hệ tính Ireland - căn cước Ireland, với mục tiêu tập trung vào
bộ phận thơ ca có thi liệu dân gian Ireland.
Với những lý đo nói trên, có thể nói đề tài này không có sự trùng lặp với các nghiên
cứu cả trong va ngoài nước.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng đến mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa căn cước Ireland (Irish
identity) và tinh Ireland (Irishness) theo quan niệm cua W B Yeats thông qua các
biểu tượng nhân vật huyền thoại và không gian huyền thoại trong bộ phận thơ có thi
liệu dân gian của tác giả.
Nghiên cứu Biểu tượng văn hoá dân gian trong thơ W B Yeats, công trình nàyxác định giải quyết ba nhiệm vụ:
Thứ nhất, giới thiệu tổng quan về lịch sử xã hội và văn học đất nước Ireland nhămxây dựng nền tảng tiếp nhận văn học Ireland nói chung và tác giả W B Yeats nói
riêng tại Việt Nam.
Thứ hai, cấu trúc hoá hệ biểu tượng văn học dân gian trong thơ W B Yeats nhìn
từ biểu tượng nhân vật huyền thoại và không gian huyền thoại
Thứ ba, tìm hiểu diễn ngôn dân tộc được xây dựng thông qua cấu trúc biểu tượng
trong thơ W B Yeats.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 W B Yeats tìm đến văn hoá dân gian Ireland như một cách dé định hình căncước cho chính mình Bằng cách khơi dậy một Ireland truyền thống, W B Yeatsmuốn che giấu nguồn gốc Anglo của bản thân Việc xây dựng hình ảnh như một nhàvăn hoá dân gian là nhằm tạo nên một “mặt nạ” thích hợp cho công cuộc Phục hưngvăn học Ireland Về cuối đời, ông lại phản đối chủ nghĩa dân tộc và ủng hộ chế độquý tộc Từ một nhà hoạt động dân tộc chủ nghĩa đấu tranh cho một quốc gia Irelandhuyền bí của người Công giáo bản địa, W B Yeats dần nghiêng về nước Ireland quý
16
Trang 22phái của tang lớp Tin lành Anglo-Irish giống gia đình mình Vậy căn cước Irelandcủa W B Yeats đã có sự xoay chuyên trong chiều dài cuộc đời ông Điều đó khôngthé tách rời khỏi sự thay đồi của tính Ireland trong sáng tác của Nhà thơ Căn cước
Ireland trên phương diện chính trị và tính Ireland trong văn chương của W B Yeats
là hai yếu tô có quan hệ biện chứng Nhưng điều gì mang tinh thứ nhất? Tinh Ireland
chỉ là một thứ công cụ phục vụ cho hoạt động của W B Yeats trong đời sống, hay
nó thật sự thuộc về một hệ giá tri trong phong cách sáng tác của Nhà tho? Nếu tínhIreland đóng vai trò thứ nhất, thì những ảnh hưởng của nó đối với cuộc đời W B.Yeats là gi? Còn nếu tính Ireland phụ thuộc vào làn sóng dân tộc ở Ireland cuối thé
ki XIX — đầu thé ki XX, thì nó phản ánh điều đó như thé nào trong thơ ca? Đó chính
là những câu hỏi mà dé tài này sẽ cố gắng giải đáp
Dé di tìm lời giải cho những câu hỏi đó, chúng tôi chọn lần theo dấu vết của biéu
tượng văn hoá dân gian Ireland trong thơ W B Yeats Bởi trong kho tang sáng tác
của W B Yeats, bên cạnh văn xuôi và kịch là hai thể loại mang tính đối thoại, thơ là
sự phản ánh cái tôi trữ tình Thơ là thể loại đi cùng W B Yeats từ những ngày đầu
cầm bút cho đến ngày cuối cùng khi Nhà thơ sáng tác trên giường bệnh Và chọn thơcũng vì W B Yeats được công nhận quốc tế bởi danh xưng “thi sĩ”, như chúng tôi
đã trình bày ở trên Khi tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa một “tính Ireland” đại
diện cho cái tôi người nghệ sĩ, và một “căn cước Ireland” đại diện cho một nhà hoạt
động Cách mạng, sẽ không có thể loại nào thích hợp hơn thơ, thể loại giàu tính biểuđạt cá nhân nhất Hơn nữa, trong thơ ca, biểu tượng lại là yếu tố hàm súc và cô đọnghơn cả Chúng không bao giờ đơn nghĩa mà chứa đựng tầng tầng lớp lớp những trầmtích văn hoá, không chỉ của Ireland, mà còn của tộc người Celt cô đại, thậm chí của
con người nguyên thuỷ.
Vì những lý do đó, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của dé tài này là biểutượng văn hoá dân gian trong thơ W B Yeats Tại đây, cần làm rõ cách hiểu về “vănhoá dân gian” và “biêu tượng văn hoá dân gian” mà chúng tôi áp dụng trong đề tài
này.
17
Trang 233.2 “Văn hoá dân gian” (folklore), theo định nghĩa của từ điển A Glossary of
Literary Terms (Bang chủ giải các thuật ngữ văn học) là một danh từ chung mới
được xác định từ giữa thé ki XIX, bao gồm các sáng tác ngôn từ và tập tục xã hộiđược lưu truyền chủ yếu bằng truyền khâu Trong đó, sáng tác ngôn từ chỉ chung các
thể loại thần thoại (mythology), truyền thuyết, cô tích, dân ca, tục ngữ, câu đố, bùa
chú, hát ru ; tập tục xã hội có thể là tín ngưỡng, kinh nghiệm thời tiết và nuôi trồng,nghi lễ vòng đời người, các điệu nhảy truyền thống, các loại hình sân khấu, lễ hội,sinh hoạt cộng đồng [22] Rõ ràng, “văn hoá dân gian” là một phạm trù rất rộng màvới quy mô một luận văn chúng tôi không thê bao quát hết được Vì vậy, tại đây “vănhoá dân gian” được quy ước là kho tàng truyện ké và tín ngưỡng dân gian Ireland, đãđược khái lược trong hai đề tài của Tạ Thị Thanh Huyền — Tạ Hương Nhi (2007) vàNguyễn Hoàng Dương (2022) Họ đã giới thiệu lịch sử sưu tầm và nghiên cứu văn
học dân gian Ireland, với khái niệm “truyện kế dân gian” bao gồm cả thần thoại,
truyền thuyết và truyện cổ tích Ireland; và “tín ngưỡng dân gian” là những niềm tin,tập tục gắn liền với các truyện kế này
Tiếp theo, đối tượng “biểu tượng văn hoá dân gian” (symbols of folklore) màchúng tôi nhắm đến không đơn thuần là hình ảnh hay từ ngữ, mà là kí hiệu biểu thịmột sự vật, một sự kiện mà đến lượt nó lại biểu đạt một cái gì khác, hoặc gợi liên
tưởng tới một trường tương quan vượt ra ngoài chính nó Cái mà nó gợi liên tưởng
đến thuộc về tập hợp các truyện ké và tín ngưỡng dân gian Ireland chúng tôi đã nhắcđến ở trên Bởi tính kí hiệu của nó, đến lượt cái mà nó gợi liên tưởng lại mở ra nhữngchiều không gian đồng đại — lịch đại rộng lớn như văn hoá nguyên thuỷ hay vi tế như
ký ức cá nhân Chính vì thế, để bảo toàn cách hiểu này, chúng tôi đề xuất thuật ngữ
“biểu tượng văn hoá dân gian” thay vi một cái tên khả dĩ khác là “biểu tượng văn hoádân gian Ireland” Dé củng cô cho một quan niệm trực quan như vậy, chúng tôi quyước “biểu tượng văn hoá dân gian” dựa trên khái niệm “biểu tượng trong hệ thốngvăn hoa” mà Iu Lotman đã phân tích trong bài báo cùng tên Cụ thé, với phạm vi củaluận văn, chúng tôi nghiên cứu hai nhóm biéu tượng lớn là nhân vật huyền thoại vàkhông gian huyền thoại
18
Trang 243.3 Phạm vi vựng tập cho nghiên cứu của chúng tôi là tuyển tập 61 bài thơ đã được
chọn dich trong báo cáo NCKHSV 2007 của Thanh Huyền — Hương Nhi, có đối chiếuvới nguyên bản nằm trong tập The Poems do Daniel Albright biên tập và xuất bảnnăm 1994 Độc giả có thé tìm đọc tập The Poems này tại Thư viện Quốc gia Ngoài
ra, chúng tôi cũng tham khảo ban dịch Tuyển tập thơ William Butler Yeats của Cao
Hi với các bài thơ xuất hiện trùng lặp với tuyển tập 61 bài nói trên
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ đạo là phương pháp cấu trúc và kí hiệu học văn hoá của Iu.Lotman Bên cạnh đó, luận văn sử dụng bổ sung lý thuyết về diễn ngôn của Foucault.Chúng tôi cũng áp dụng các thao tác phân tích, tổng hợp và thống kê dé thực hiện
nghiên cứu.
Về cách thức tiến hành, đầu tiên, chúng tôi tìm hiéu phông nền văn hoá, văn học,
lich sử Ireland va nhà tho Yeats trong bối cảnh ay, bên cạnh đó là một số thuật ngữ
và nguyên lý cơ bản của các lý thuyết khoa học được áp dụng Tiếp theo, chúng tôikhảo sát tuyên tập 61 bài thơ trong phạm vi nghiên cứu, tập trung vào các biểu tượngnhân vật và không gian theo trục ngang và trục dọc Cuối cùng, dựa trên các kết quả
đó, chúng tôi có cơ sở lập luận về diễn ngôn dân tộc cua Yeats
6 Cấu trúc của luận văn
Chương 1 Giới thuyết chung
Chương 2 Cấu trúc hệ biểu tượng văn hoá dân gian trong thơ W B Yeats: nhìn
từ trục hệ hình
Chương 3 Hệ biểu tượng văn hoá dân gian trong tho W B Yeats nhìn từ trục ngữ
đoạn hay sự gián đoạn của diễn ngôn dân tộc
19
Trang 25CHUONG 1 GIỚI THUYET CHUNG1.1 Khái niệm biểu tượng
1.1.1 Các quan niệm về biểu tượng
“Từ “biểu tượng” (symbol) là một trong những từ nhiều nghĩa nhất trong hệ thống
vị tương đối bền vững, nó có thé là một sự vật, hành vi, hình ảnh, nghi thức mà gọi
chung là hình thức “Cái được biểu đạt” là nội dung (ý nghĩa) hàm chứa trong đơn vị
đó Bên cạnh đó, ban thân biểu tượng là sự tổng hoà của hai yếu tố này, tạo thành yếu
tố thứ ba trong cấu trúc biểu tượng, có vai trò liên kết “cái biểu đạt” và “cái được biéu
đạt”.
Thứ hai, các ý kiến đều cho rang ở biểu tượng có sự phân đôi giữa nghĩa đen vanghĩa bóng, giữa cái cụ thé và cái bao quát Điều đó có nghĩa là, sau sự phân đôi thànhhai yếu tố nói trên, biểu tượng lại tiếp tục phân đôi để sinh ra các ý nghĩa khác, cứnhư vậy đến vô tận Có thể gọi đó là tính năng sản của biểu tượng
Bởi bản thân từ “biểu tượng” cũng là một biểu tượng, nên cần nói thêm về yếu tố
thứ ba: những quan hệ xung quanh nó.
Về van đề quan hệ giữa “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt”, có thể xếp ý kiến
của các nha nghiên cứu thành ba loại sau đây:
- Thứ nhất, biểu tượng được hiểu theo nghĩa rộng, dùng dé chỉ mọi hình thức
biểu hiện của văn hoá nhân loại như: huyền thoại, tôn giáo, khoa học, ngônngữ, nghệ thuật, nghi lễ Các học giả tiêu biểu cho quan niệm này là E.Cassier và Ch Pierce Ở đây, biểu tượng gần như đồng nhất với ký hiệu (sign),
“tính biểu tượng” được xem như tương đương với “tính ký hiệu”;
- _ Thứ hai, hiểu theo nghĩa hep hơn, biểu tượng được coi như một dạng ký hiệu
đặc biệt Ở đó, “cái được biểu đạt” đến lượt nó lại biéu đạt một cái gì đó khác,
20
Trang 26gợi cho người tiếp nhận liên tưởng đến những nội dung đa nghĩa, mơ hồ, tàng
an mà lý trí không thể diễn đạt được Các học giả tiêu biểu cho quan niệm này
có thé kể đến A F Losev, Iuri Lotman, Tz Todorov, S Freud, C Jung
- _ Thứ ba là cách hiểu biểu tượng như một hiện tượng than bí, thiêng liêng, là
thông điệp của đắng tối cao gửi xuống cho con người Quan niệm này phô biếnđối với các tôn giáo, tín ngưỡng Thí dụ, Kinh Dịch của Trung Hoa, Hà Đồ,Lạc Thư là một số cách diễn giải biểu tượng theo hướng này [6, tr 24-25]
Nhìn chung, biểu tượng đã được nghiên cứu nhiều ở thế giới trên mọi lĩnh vực:triết học, nhân học, xã hội học, tâm lý học, mĩ học, nghệ thuật học Tuy nhiên, việcnghiên cứu biéu tượng ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu lý thuyết
Do đó, ở Việt Nam chưa thống nhất một định nghĩa bản chất luận nào về biểu tượng.Thậm chí, đó vẫn còn là một nan đề với các học giả nổi tiếng thế giới Trịnh Bá Dinhkhi tổng thuật các công trình của Todorov đành rút ra kết luận: chính Todorov cũngchưa tìm được câu trả lời cho “thế nào là biểu tượng”, mà mới tường thuật quá trìnhtìm hiểu của ông vé các quan niệm của biểu tượng trong lich sử [6, tr 115-116] Còn
R Barthes cũng không hề đưa ra một định nghĩa cơ sở nào cho biéu tượng Tra chỉmục "biểu tượng" trong cuốn Cơ sở ky hiệu học của Roland Barthes, chúng tôi chỉthấy nó xuất hiện ở một tiểu mục mang tên "Phân loại ký hiệu học", trong đó tác giảkhông định nghĩa "biểu tượng”, mà đặt nó trong so sánh với một chuỗi thuật ngữtương tự (tín hiệu, chỉ hiệu, hình hiệu, ký hiệu và phúng dụ), và rút ra kết luận: việcphân biệt các thuật ngữ này là bất khả, trừ khi chúng được đặt vào một bảng liệt kêcác nét đặc trưng có mặt/không có mặt ở các thuật ngữ đó theo quan điểm của các tácgiả khác nhau Điều đó có nghĩa là, để tổng kết và bàn về các thuật ngữ ký hiệu học,
ta cần hiểu rằng "các từ ngữ trong trường chỉ tìm thấy ý nghĩa của chúng bởi sự đốilập với từ ngữ khác (thường là theo cặp), và nếu những đối lập này được duy trì thìnghĩa của chúng không còn mơ hồ" [1, tr 57-61] Vì vậy, dé nhất quán, luận văn nàykhi nhắc đến biểu tượng tức là nhắc đến cách hiểu thứ hai, và luôn đặt biểu tượngtrong thế đối sánh với ký hiệu Cách hiểu thứ hai nói trên, trong lĩnh vực ký hiệu họcthuộc về hướng nghiên cứu của Ferdinand de Saussure (1857-1913), là truyền thống
21
Trang 27ký hiệu học của châu Âu mà trường phái Moskva-Tartu của Iu Lotman thuộc về Về
cơ bản, ý tưởng cốt lõi của truyền thống này có thé hiểu như dưới đây
Cái biểu đạt (Signifier)
Ký hiệu (Sign) =
Bảng 1.1 Mô hình cấu trúc của Ferdinand de Saussure
1 Cái biểu đạt | 2 Cái được biểu
(Signifier) dat (Signified)
II KÝ HIEU (SIGN)
Bang 1.2 Mô hình cấu trúc kí hiệu của Roland Barthes [25, tr.115]
Tiếp theo, một mối quan hệ khác là mối quan hệ giữa biểu tượng và con người.
Như bên trên đã viết, định nghĩa biểu tượng và diễn giải biểu tượng không dễ Thế
nhưng cảm nhận cái gì đó là biéu tượng lại không khó Khi nhắc đến một biểu tượng
nào đó, mỗi người đều hình dung được cái gì đó đăng sau nó Biểu tượng tác độngđến toàn bộ tỉnh thần của người tiếp nhận, từ cảm xúc, lý trí đến tâm linh Sự tiếpnhận này được cả cộng đồng thừa nhận chứ không chỉ thuộc về cá nhân Ngoài cộngđồng ay, biéu tượng có thể được tiếp nhận theo một cách khác, hoặc không được tiếpnhận Do đó, nghiên cứu biểu tượng văn hoá dân gian Ireland, nhất thiết phải có liên
hệ với các nền văn hoá khác có liên quan
1.1.2 Biểu tượng trong văn học
Trong số các nganh nghệ thuật, văn học là trường hợp đặc biệt đối với biểu tượng.Cũng như hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh biểu tượng trong văn học cũng mang tínhhình hiệu (icon), nhưng nó không được tạo nên bởi vật chất như màu, gỗ, đá, ánh
sang ma bởi ngôn ngữ Mà ngôn ngữ ban thân nó cũng mang tính kí hiệu Do đó,
biểu tượng văn học mang cấu trúc phức tạp hơn, nội dung hàm súc hơn và gợi liêntưởng rộng hơn Tuy nhiên, không phải tác phẩm văn học nào cũng chứa biểu tượng
22
Trang 28Một số chỉ đạt đến hình tượng, hình anh Chỉ những tác phẩm có tính thâm mĩ cao (in
a highly artistic form) như thơ ca của Yeats mới tạo ra chiều sâu và bề rộng cho biéu
tượng.
Theo Bang chủ giải các thuật ngữ văn học, các nhà thơ dùng hai loại biểu tượng,
một là loại thông thường (conventional), hai là loại cá nhân (private or personal) Các
biểu tượng thông thường là biểu tượng mà ý nghĩa của nó được xác định rõ ràng trongmột nên văn hoá cụ thé Còn biểu tượng cá nhân được các nhà thơ dùng đi dùng lại,
họ không ngừng gán ghép và bồi đắp thêm ý nghĩa cho chúng, khiến việc diễn giảibiểu tượng của họ trở nên khó khăn hơn Cũng như sự tăng lên của các tác phâm, sốlượng và ý nghĩa các biểu tượng cá nhân của từng tác giả liên tục nở ra, trở thành mộttrường ngữ nghĩa đặc trưng cho tác gia ấy, giống như một “tiểu vũ trụ” vay Do đó,khi tìm hiểu biểu tượng cá nhân của một tác giả, nhất thiết phải đặt chúng trong mốiliên hệ mật thiết với hệ sinh thái các tác phẩm của người đó
Trong lịch sử văn học, “biểu tượng” gắn liền với phong trào Tượng trưng ở Pháp,bắt đầu bởi Baudelaire và tiếp diễn với các nhà thơ Rimbaud, Verlaine, Mallarmé,Valéry Phong cách tượng trưng của Baudelaire dựa một phần trên thể nghiệm củaEdgar Allan Poe, và phần lớn trên cái gọi là thuyết “tương ứng” (học thuyết thần họccủa E Swedenborg dựa trên niềm tin cô xưa về sự tồn tại song song của tâm trí người
và hoàn cảnh bên ngoài, của thế giới vật chất và thế giới linh hồn.) Kỹ thuật của cáccác nhà thơ Tượng trưng Pháp là khai thác hệ thống các biểu tượng cá nhân trong mộtthứ thơ giàu tính gợi hơn là tính biểu đạt phô bày Kỹ thuật này ảnh hưởng sâu rộngkhắp châu Âu (tiêu biéu như Stefan George va Rainer Maria Rilke ở Đức), và đặc
biệt ở Anh và Mỹ vào khoảng những năm 1890s với các nhà thơ như Arthur Symons,
Ernest Dowson, W B Yeats, Ezra Pound
Ở thời kì Hiện đại, vài chục năm ngay sau Thế chiến I, chủ nghĩa Tượng trưngtrong văn học lên ngôi Các tác giả lớn của thời kì này khai thác biểu tượng vừa dựatrên truyền thống tôn giáo và thần bí, vừa dựa trên sáng tạo cá nhân Các tác phẩmcủa thời kì này mang tính tượng trưng trong bối cảnh, nhân vật, hành động hoặc đốitượng được nhắc đến; ví dụ như các bai thơ chủ đề Byzantium cua Yeats, The Waste
23
Trang 29Land của T S Eliot, tiểu thuyết Finnegans Wake của James Joyce và Am thanh vàcuồng nộ của William Faulkner Chủ nghĩa Tượng trưng không còn là địa hạt độcquyền của thơ ca, mà đã thu nạp cả thé loại tiéu thuyết.
Tuy nhiên, không phải đến thời kì Hiện đại mới xuất hiện biểu tượng Một số nhàthơ thời kì Lang mạn thường sử dụng các biểu tượng cá nhân trong thơ của họ Trong
số đó có Novalis và Hölderlin của Đức, Shelly của Anh — người có ảnh hưởng đến
W B Yeats Sau đó, khoảng thé ki XIX ở Mỹ, thủ pháp tượng trưng là một yếu tốnổi bật trong tiểu thuyết của Hawthorne và Melville, văn xuôi của Emerson vàThoreau, lý thuyết và thực hành thơ của Poe Những tác giả này thừa kế phần lớn
phong cách từ “linh tượng học” (tam dich từ divine typology — lĩnh vực nghiên cứu
các loại hình, kiểu mẫu, và biểu tượng (symbols) trong Kinh Thánh) trong truyềnthống Thanh giáo bản dia, va từ thuyết “tương ứng” của nhà than học Thuy Dién
về ý thức phi huyền thoại Tạm bỏ qua kiểu thứ hai, khi bàn về kiểu tương quan thứnhất, Iu Lotman viết: “ biểu tượng như một dạng kí hiệu trực tiếp sinh ra từ ý thứchuyền thoại Trong trường hợp văn bản biểu tượng có quan hệ với một văn bảnhuyền thoại nào đó, thì văn bản huyền thoại sẽ hoạt động như một siêu văn bản trongtương quan với văn bản biểu tượng, và biéu tượng sẽ tương thích với một yếu tố cụthé trong văn ban ấy.” [13, tr 284-285] Đồng thời, ông cũng viết: “Thế giới huyềnthoại có quan niệm riêng mang tính huyền thoại về không gian: nó không hình dung
không gian dưới nhãn quang quảng tính (continuum) đặc thù, mà như một tập hợp
24
Trang 30các đối tượng mang những cái tên riêng.” [13, tr 278] Do đó, luận văn tập trung khảosát các biểu tượng tương thích với yếu tố tên riêng trong huyền thoại Ireland, va bởi
vì “truyện kể trong huyền thoại như một văn bản thường dựa trên giao cắt của nhânvật với ranh giới của không gian “tăm tối” khép kin và sự chuyển dich của nó ra mộtthế giới rộng mở, vô giới hạn ở bên ngoài” [13, tr 280] nên nó nhắm đến các tênriêng của nhân vật và địa danh đã biết, kết hợp theo dõi các danh từ chung chỉ khônggian, nhằm xác định ranh giới giả định của không gian huyền thoại với thế giới “xa
lạ” ở bên ngoài nó.
1.1.3 Biểu tượng từ văn bản nghệ thuật đến hệ thống văn hoá
Bản thân từ “biểu tượng” phức tạp như một biểu tượng, cho nên việc định nghĩathé nao là biểu tượng rất khó dé quy về một cái bất biến và phổ quát “Biểu tượng”với tư cách là một kí hiệu trong hệ thống ngôn ngữ, nó mang tính kí hiệu, mà theotruyền thống kí hiệu học của Saussure, được biéu hiện ở tương quan giữa hai mặt biểuđạt - nội dung và chính quan hệ đó Kế thừa nhà ngôn ngữ học Thuy Si, Iu Lotmankhi nói về Biểu tượng trong hệ thống văn hoá đã không đưa ra một định nghĩa cốđịnh cho “biểu tượng” mà bàn về chức năng và cơ chế tạo nghĩa của những cái gọi làbiểu tượng Theo ông, “dé xác định tính chất của chức năng [của biéu tượng trong hệthống kí hiệu], tốt nhất không nên đưa ra một định nghĩa phố quát mà cần xuất phát
từ các quan niệm trực giác do kinh nghiệm văn hoá mang lại rồi cố găng khái quáttiếp theo.” [13, tr 219] Ông cho răng, biểu tượng bao giờ cũng là một văn bản, cómột ý nghĩa thống nhất đóng kín ở bên trong nó, có ranh giới biểu hiện rõ rang chophép tách biệt nó khỏi ngữ cảnh kí hiệu xung quanh; mà “văn bản” theo cách hiểucủa Iu Lotman đã tiến gan tới “diễn ngôn của Foucault”, tức là nó vừa mang tính nộitại trong vũ trụ ngữ nghĩa của nó, vừa là một bộ phận của văn hoá “Các biểu tượng
là một trong những yếu tố bền vững nhất của không gian văn hoá” [13, tr 220], và
để làm được như vậy, chúng có hai cơ chế tạo nghĩa: một là liên tưởng (iconicity),
hai là võ đoán (arbitrariness).
Hai cơ chế này không đối lập mà dựa vào nhau Thứ nhất, về mặt liên tưởng, biểu
tượng luôn gợi đến điều gì cỗ sơ, những điều đi xuyên qua trục lịch đại mà vẫn bảo
25
Trang 31tồn tính toàn vẹn của nó, đồng thời cũng có sự thay đối ở lát cắt đồng đại Ở đây, cầnphân biệt biểu tượng với điển tích (cũng du hành xuyên không) và một số biện pháp
tu từ đồng hình - khác chức năng khác Dién tích hoà vào ngữ cảnh, và cái mà nó gợi
ra là văn bản rộng hơn mà nó ở vào quan hệ hoán dụ Còn biểu tượng không đồngnhất với không gian văn bản xung quanh, nó tồn tại độc lập và có thê lặp lại ở cácvăn bản khác nhau mà vẫn giữ được ý nghĩa và cấu trúc của nó Dién tích và biểutượng đều có tính liên văn bản, nhưng “đù nương nhờ vào các trích dẫn quyền uy củaquá khứ, các văn bản dẫn điển luôn nỗ lực làm mới mình trong từng văn cảnh” [17],còn “mục tiêu của biểu tượng [lại] là đưa dẫn người đọc đến một hiện thực kháckhông hiện diện trực tiếp trong văn bản.” [7, tr 31] Ví dụ, “bể dâu” trong TruyénKiểu chỉ cuộc đời truân chuyên của Thuý Kiều, nhưng “tang điền thương hải” trongbài hát chủ đề của bộ phim Téy đu kí của đạo diễn Dương Khiết Ý lại chỉ 81 kiếp nạncủa thầy trò Đường Tăng trên đường thỉnh kinh, nên nó là điển tích Còn “khói sónghoàng hôn” trong Hoàng Hạc Lâu hay Tống biệt hành và Tràng Giang thì đều gợiđến nỗi nhớ một quê hương xa xôi không hề được nhắc đến trong tác phâm nên nó làbiểu tượng (Tuy nhiên, “khói sóng” này cũng chỉ là biểu tượng ở mức độ hình tượng,bởi quan hệ cái biểu đạt - cái được biéu đạt của nó là quan hệ trực tiếp, còn quan hệ
đó ở biểu tượng đôi khi đưa cái được biểu đạt đi rất xa khỏi cái biéu đạt.) Y nghĩa vàcau trúc của biéu tượng do đó mà thống nhất từ văn bản này sang văn bản khác, từniên đại nay sang niên đại khác, cô kết các lớp văn hoá đồng đại Đặc điểm này cũnggiúp phân biệt biểu tượng với ấn dụ và phúng dụ Trong khi ý nghĩa của ẩn dụ vàphúng dụ, tuy cũng liên hệ với bình diện biểu hiện của nó theo phương thức “tổ chứckép các lượng ngữ nghĩa” (chữ của Nguyễn Phan Cảnh trong Ngôn ngữ tho) như biểutượng và khác hăn với phương thức “lắp ghép” của hoán dụ, nó lại sáng rõ hơn ýnghĩa của biéu tượng Y nghĩa của ân dụ và phúng dụ quan hệ với bình diện biéu hiệncủa nó ở tỉ lệ 1:1, tức là cái biểu đạt chi dẫn đến một cái được biểu đạt duy nhất Ýnghĩa của ấn dụ và phúng dụ cũng có thé di chuyên qua nhiều văn bản với biên độkhông gian rộng lớn, như “sóng” cuộn từ thơ cô điển Nga được dịch ở Việt Namnhững năm dau thé ki XX đến Biển của Xuân Diệu hay Song của Xuân Quỳnh, nhưng
26
Trang 32lại mất đi ý nghĩa của nó khi lội ngược dòng thời gian về thời kì tiền chữ viết, khingười Việt chỉ biết đến “bến và thuyền” Trong khi đó, “bến và thuyền” từ trong cadao vào thơ Việt Nam hiện đại đã biến thành “thuyền và biển”, tích hợp với hìnhtượng “sóng” trong làng thơ lúc bay giờ, dé chứng tỏ tính bền vững, và hơn thé là khảnăng thích ứng của một biểu tượng Như vậy, biểu tượng trường tồn qua nhiều lớpvăn hoá, đồng thời có thể tự điều chỉnh trong ngữ cảnh, vừa chịu tác động và tác độnglên ngữ cảnh, làm cho ý nghĩa của nó ngày một thêm bồi đắp, mở rộng quan hệ biéuhiện - nội dung từ 1:1 đến 1:vô cùng.
Chính khả năng tự phái sinh ấy lại tạo nên cơ chế thứ hai: tính võ đoán hay tínhkhông đồng đều giữa cái biểu đạt và được biéu đạt của biểu tượng Cơ chế này đượcthể hiện rõ nhất trong văn bản nghệ thuật Biểu tượng von đến từ cái cô xưa, cái vĩnhhăng của cộng đồng, khi đi vào văn bản nghệ thuật đã tích hợp với kí ức cá nhân củatác giả, đến lượt nó lại tham gia vào kí ức của các cá nhân khác, cứ liên tục như vậy
mà cấu thành nên kí hiệu quyền của văn hoá dân tộc “Các ký hiệu tạo thành văn bản,
các văn bản tạo thành văn hoá, các văn hoá tạo thành ký hiệu quyền.” [13, tr 59] Bởi
cấu trúc tầng tầng lớp lớp như thế, biểu tượng luôn có những lát cắt bị che mờ, khiếncho quan hệ biểu hiện - nội dung không bao giờ hoàn toàn đồng nhất và đầy đủ, và
nó trở thành ước lệ Cái biểu đạt chỉ chi dẫn đến một phan nào đó của cái được biểudat, phần còn lại năm khuất lấp trong kí ức tập thé Vì thế dù mặt biểu hiện và mặtnội dung của biểu tượng đôi khi rất xa nhau, nhưng người tiếp nhận văn bản nghệthuật có thé vô thức nhận biết cái gì là biểu tượng Biểu tượng có thé dẫn đến nhữngkhái niệm vô cùng phức tạp, thuộc về nguyên thuỷ Nó có thé đi xa như vậy bởi nóthuộc vào hệ thống kí hiệu hàm biéu [7 tr 34], một loại siêu kí hiệu, tức là nghĩađược nó biểu dat trở thành cái biểu đạt cho một điều tiếp theo, cứ như thế tầng tầnglớp lớp Thời Trung cổ, nhà thần học Augustunus đã nói về tính kí hiệu của biểutượng: “Lời của con người chỉ là công cụ dé biểu thị lời của Chúa vì Chúa là thực thé
duy nhất không bao giờ thành kí hiệu biểu đạt cái khác.” [cd 7, tr 29] Khả năng ay,
thực chat đên từ một đặc diém cô hữu cua biêu tượng: chức nang năng sản.
27
Trang 33Chức năng năng sản đã đưa biểu tượng vượt ra ngoài phạm vi văn bản nghệ thuật,làm nó trở thành ký hiệu học văn hoá, gan bó hữu cơ với ban chat của văn hoá Do
đó, nghiên cứu ký hiệu không chỉ là một trong nhiều cách tiếp cận văn hoá, mà còn
là khởi điểm dé nghiên cứu văn hoá, và “sự diễn giải mọi hiện tượng văn hoá đềuphải bắt đầu từ việc phân tích ký hiệu học và giải mã chúng” [13, tr 49] Vẫn đềIrishness trong thơ của W B Yeats không chi là một van đề của cá nhân người nghệ
sĩ, mà còn thuộc về hiện tượng văn hoá chung của phong trào Phục hưng Ireland cuốithé ki XIX - đầu thế ki XX Nhu vậy, về van đề Irishness trong thơ của W B Yeats,việc phân tích biểu tượng là điểm xuất phát mang tính căn cốt
Các cơ chế và chức năng nói trên của biểu tượng, hay nói rộng ra là của ký hiệu,tương ứng với ba cơ chế kí hiệu học tạo thành nền tảng văn hoá, theo quan điểm của
Iu Lotman và trường phái kí hiệu học Tartu-Moskva Thứ nhất, “liên tưởng” chỉ cóđược ở sự bảo tồn các ký hiệu và các văn bản; thứ hai, “võ đoán” bởi sự luân chuyển
và tái tạo của chung; và thứ ba, “năng sản” gắn chặt với sự sản sinh các ký hiệu mới
và thông tin mới Loại thứ nhất quyết định kí ức văn hoá cộng đồng, loại thứ hai quyếtđịnh hoạt động giao tiếp nội bộ và giao tiếp liên văn hoá, loại thứ ba đảm bảo sự đôimới cho các hoạt động sáng tạo [13, tr 49] Ở luận văn nay, chúng tôi tìm hiểu biểutượng trong thơ Yeats trên ba khía cạnh trên của cơ chế ký hiệu học, tạo nên ba cấp
độ trên trục hệ hình của không gian nghệ thuật trong thơ của Nhà thơ Hệ hình, theo
phương pháp của Lotman, là trục dọc của kết cấu văn bản nghệ thuật, và là hướng
xuất phát khi nghiên cứu tác phẩm, sau đó mới nghiên cứu sự phối hợp của các yếu
tố của nó ở trục kết hợp ngang [13, tr 381] “Văn bản nghệ thuật” trong trường hợp
này trùng khớp với phạm vi nghiên cứu.
Bởi vì “văn bản nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở hai kiểu quan hệ: việc đặttương phản - tương thành những yếu tố được lặp lại tương đương và việc đặt tươngphản - tương thành những yếu tố kề cận (không tương đương)” [12, tr 152], nên saukhi nghiên cứu tác phẩm từ trục doc của những yếu tố tương đương, nhất thiết phảinghiên cứu nó trên trục ngang của những yếu tố kề cận Sự kết hợp của các yếu tốtrên trục ngang này được Iu Lotman nhận định rằng: “Sự hợp nhất của các yếu tố là
28
Trang 34một thao tác khác của việc kiến tạo nên bất cứ văn bản nao (thông báo nào) Ở điểmnày xem ra sẽ là hữu ích nếu phân biệt ra hai trường hợp: sự hợp nhất của những yếu
tố giống hệt (hoặc là tương đương về mặt cấu trúc) và sự hợp nhất các yếu tố khácnhau về cấu trúc.” [12, tr 63] Với phạm vi của luận van, chúng tôi chọn con số tôithiểu các yếu tố là “hai” và thiết lập hai loại quan hệ giống/khác giữa chúng Cu thé,luận văn tập trung nghiên cứu hai nhóm biểu tượng nhân vật huyền thoại và khônggian huyền thoại, với mục đích khám phá một thứ “thành ngữ tính” tạo nên bởi cautrúc biéu tượng trong văn ban Cấu trúc này có nghĩa bởi phép chiếu của trục lựa chọnlên trục đồng nhất, theo R O Jakobson [cd 12, tr 166] Dé di tìm cái ý nghĩa đó,không thể không nhắc đến sự liên hệ qua lại lẫn nhau của các yếu tố biểu tượng, nhómbiểu tượng, văn bản, siêu văn bản bởi vì “trong ý nghĩa đó [thành ngữ tính] bấtluận một thành tố có nghĩa nào (bao gồm cả thành tố phé quát - tức toàn bộ văn bancủa tác phâm) đều có quan hệ qua lại không chỉ với chuỗi các ý nghĩa, mà còn cả vớimỗi một ý nghĩa không thé chia tách được ” [12, tr 166]
1.2 Sơ lược về văn học Ireland
1.2.1 Lịch sử văn học Ireland nhìn từ truyền thống văn học dân gian
Ở Ireland, văn học diễn xướng và văn học thành văn từ lâu đã có sự tương tác qua
lại Văn bản viết được diễn xướng dé mọi người cùng thưởng thức, ngược lại, nhữngvăn bản vốn được lưu truyền bằng miệng được các học giả sưu tầm, ghi chép và lưu
giữ.
Kê từ khi con người đến dao Ireland vao thời Đồ đá Mới, họ đã dé lại những dấuvết của văn hoá nguyên thuỷ còn lưu giữ đến ngày nay Những ngôi mộ đá, hay còn
gọi là tảng cự thạch, và cả các thạch tiêu (cột đá không có mộ) nằm rải rác khắp
Ireland, đã đi vào văn hoá dân gian, trở thành biểu tượng cho sự hiện diện của thần
linh [3, tr 269] Chính bên các mộ đá, cột đá này, người nguyên thuỷ thực hành các
nghi thức tế lễ, các hoạt động cộng đồng Do đó, không gian xung quanh các cột đá,
mộ đá trở thành không gian tâm linh trong tâm thức người bản địa, nhuốm màu sắc
29
Trang 35thần tiên, kì bí Rất có thể, những câu chuyện, niềm tin dân gian đã bắt nguồn từ lâu
tại chính không gian này.
Trước khi Ki-tô giáo theo chân người La Mã vào đến Ireland, văn chương và kiếnthức dân gian được lưu truyền bằng các bài thơ và văn vần được cấu trúc một cáchkhéo léo cho dé nhớ, thông qua các bard, fili và druid (tạm dich lần lượt là người hátrong, nhà thơ và tu sĩ, gọi chung là học giả cô đại) Họ tạo nên ba trụ cột của tínngưỡng Celtic, xếp theo cấp bậc cao quý tăng dần Bởi người Celt tin là họ sở hữu sựthông thái va khả năng tiên tri, có năng lực kết nối hai thế giới, nên lời của họ đượcxem là truyền đạt lại thông điệp của thánh thần Thế nhưng, cách thức lưu truyền nàykhông kéo dài mãi bởi có sự tham gia của chữ viết Khoảng thế kỉ IV, chữ ogham rađời để ghi lại tiếng Ireland Có các ý kiến khác nhau cho rằng đó là sự kết hợp chữrunes và chữ Etruscan (có nguồn gốc từ bang chữ cái Hy Lạp), hoặc là biến thé củachữ Latin Sau đó khoảng thế kỉ V thì Ki-tô giáo xuất hiện ở Ireland với hàng loạtkinh kệ viết băng chữ Latin Sự ảnh hưởng của Ki-tô giáo khiến văn hoá Celtic truyềnthống bị mai một Các druid dần đánh mat địa vị cao quý của mình, lùi về với nhândân và trở thành bard Còn lại tang lớp fili thì hoạt động một cách hoà hợp, dé chừngvới các thầy tu Ki-tô, cô gang giữ gìn truyền thông Celtic và vị thé của nó Trong suốtnhiều thế ki, bang cả hai cách hát rong và ghi chép, các học giả cô đại đã rất nỗ lựctrong việc lưu giữ trí tuệ Celtic Tuy nhiên, phần lớn văn bản vẫn được biết đến bangcon đường truyền miệng Đến cuối thé ki XII mới xuất hiện hàng loạt ghi chép củagiới tăng lữ Ki-tô về truyện kể và và văn hoá dân gian Ireland Đây là thời kì xuấthiện các bản thảo (manuscripts), trong đó có các ban thảo ghi chép sagas Về phía
người Celt, do các học giả cô đại dần qua đời, những hậu duệ tiếp nối công việc của
họ cũng phải hữu hình hoá các “văn bản” bằng lời dé phục vụ công cuộc bảo tồn bêncạnh phương thức diễn xướng Những văn bản “chân truyền” này tuy còn lại vô cùnghiếm hoi, là những tài liệu vô cùng quý giá
Từ thé ki XIII, các nhà truyền giáo châu Âu tràn vào Ireland, chấm dứt tinh trạng
hỗn hợp của hai dòng văn học (văn học diễn xướng và văn học thành văn) trong các
tu viện Ireland (Tinh trạng hỗn hợp này còn là sự giao thoa của tính chat thé tục - tôn
30
Trang 36giáo, bản địa - lục địa, của văn hoá Ireland trung cô.) Truyền thống ghi chép văn họcdiễn xướng được giao cho các gia đình thế tục có học thức Còn các học giả cô đại
trở lại công việc chính của họ, đó là diễn xướng thơ ca Những người trình diễn trong
triều đình và được quý tộc bao trợ được gọi là fili với sự tôn kính, né trong Tuy nhién,
ở giai đoạn này, tai năng của fili không chi gắn liền với than linh như thời đầu thiênniên ki, họ mang tài năng của mình nhập thế Không đơn thuần là nghệ sĩ, các fili còn
là cố van mật cho nha quý tộc bảo trợ cho họ Ấn ý đăng sau những điệu hát là lời đềxuất chiến sự, báo cáo tinh báo hay lời nhắn từ quân đồng minh Do đó, người Anh
không ngừng đàn áp họ và hoàn toàn loại bỏ các fili vào năm 1607 khi những nha
quý tộc - người bảo trợ cuối cùng của họ - rời bỏ đất nước sau cuộc chinh phục củaVương triều Tudor (1603)
Không giống thơ của các fili (thơ ca cung đình), văn học dân gian phổ biến hon
với giới bình dân chứ không phải quý tộc Do đó, văn học dân gian không bị thực dân
Anh hạn chế vì họ cho rằng thứ văn chương đó là của tầng lớp lao động, không ảnhhưởng đến chính sự và chiến sự Nếu thơ ca cung đình, dù cũng được sáng tác bănghình thức truyền khẩu, vẫn là sản phẩm của một nhóm địa vi cao; thì văn hoc dângian là tài sản chung của quần chúng nhân dân, không phân biệt tác giả và khán giả,
và tất cả họ đều nói tiếng Ireland Sau cuộc thanh trừng giới quý tộc vào đầu thé kiXVII, các fili không còn nguồn bảo trợ và trở thành những kẻ lang thang như bard
Họ mang lời ca tiếng hát vào quần chúng nhân dân, do đó văn hoá truyền thống đượclưu giữ ở những người Công giáo bản địa Nhưng đến những năm 1840, khi nạn đóicướp đi phần lớn dân số của tang lớp này, nó cũng cướp đi tiếng nói và di sản vănhoá Ireland Những người sống sót phải chuyên qua nói tiếng Anh dé mưu sinh TiếngAnh đo đó, từ một thứ ngôn ngữ quan liêu của tầng lớp cai trị, trở thành ngôn ngữsống ở đảo Ireland
Trước sự mat mát quá lớn ấy, phong trào Phục hưng tat yếu ra đời như một sự phảnkháng chế độ Bằng việc hồi sinh tiếng nói và văn hoá Ireland truyền thống, nhómdân tộc chủ nghĩa muốn thúc đây các hoạt động yêu nước Liên đoàn Gaelic (TheGaelic League) được thành lập đã thực hiện phổ cập tiếng Ireland hiện đại Các lớp
31
Trang 37học tiếng Ireland mở ra rộng khắp, đòi hỏi phải có các tác phẩm văn học viết bằngthứ tiếng này Từ việc ghi chép lại truyện ké dân gian và sáng tác văn chương mộtcách cơ học dé phụ hoạ cho ngôn ngữ, đến thiết lập một nên văn học hiện đại bằngtiếng Ireland, các tác giả đã dan từ bỏ hệ chủ đề, đề tài của văn học truyền thống déchọn nhãn quan quốc tế Họ hướng đến học hỏi từ văn học Nga, Pháp và Na Uy, bắtđầu viết về đời sống đô thị, con người cá nhân hay anh hùng trung đại.
Bên cạnh hoạt động truyền bá ngôn ngữ, hoạt động báo chí cũng hướng về phong
trào Phuc hưng Các tờ báo yêu nước như The Nation của nhóm Young Ireland hay
tạp chí Dublin University trở thành diễn đàn của giới trí thức Những truyện kể dangian về người anh hùng đăng trên các báo này đã truyền cảm hứng cho các nhà vănIreland gốc Anglo dé viết theo lối xưa Do đó, đi ngược lại với xu hướng hướng ngoạicủa văn học bằng tiếng Ireland, văn học bằng tiếng Anh lại cho thấy một sự hướngnội Các tác giả này, dù viết bằng tiếng Anh, đã khai thác đề tài, chủ đề, phong cách
và thi pháp của văn học Ireland truyền khẩu truyền thống Trên cơ sở ấy, công cuộc
Phục hưng văn học hình thành và hoạt động sôi nổi trong khoảng những năm
1890-1922, gần như trùng khớp với tiến trình văn nghiệp của W B Yeats Nhìn chung,phong trào Phục hưng tuy nhăm mục đích chính trị, nhưng đã tạo điều kiện cho sựphát triển của một nền văn học dân tộc bằng cách tìm về với kho tàng văn hoá bản
địa.
Tóm lại, dù có nguồn gốc từ truyền thống diễn xướng, văn học Ireland vẫn đượcbảo lưu liên tục bằng văn bản trong quá trình phát triển, không nằm ngoài các quyluật biện chứng Do đó, dấu vết của văn hoá dân gian Ireland trong tiến trình văn học
Ireland từ lâu đã được truy tìm và nghiên cứu bởi các học giả bản địa và cả nước
ngoài Việc văn hoá dân gian là một thành tố hữu cơ của văn hoc Ireland thé ki XX
là một việc hoàn toàn sáng rỡ, xác tin và có tính thực chứng.
1.2.2 Vấn đề tính Ireland (Irishness) trong văn học Ireland
Ireland là thuộc địa đầu tiên của Anh, và là một phần của Đề chế Anh (sau đó làVương quốc Anh) trong hon 800 năm Ngay từ năm 1169, người Norman đã bat đầuchinh phục đảo Ireland, và từ đó cho đến năm 1922 khi Nhà nước Tự do Ireland thành
32
Trang 38lập, hay một cách dứt khoát là đến năm 1949 khi Cộng hoà Ireland không còn nằmtrong Khối Thịnh vượng chung, đất nước này đã luôn là một bộ phận không thê táchrời khỏi hệ thống bá quyền của Anh (trừ một thập niên độc lập ngăn ngủi vào nhữngnăm 1640) Là thuộc địa đầu tiên, Ireland trở thành kiểu mẫu cho các thuộc địa kháccủa Anh trên khắp thế giới, không chỉ là kiểu mẫu về phương thức và chính sách caitrị, mà còn là về xung đột và giải phóng Chính tại đây, các hệ tư tưởng bá quyền và
phân biệt chủng tộc đã hình thành và lan ra Bởi vai trò tiên phong đó, và bởi “đặc
quyền” da trắng, người Ireland không chỉ đóng vai người bị trị trong khối Liên hiệpAnh, mà đồng thời đóng vai thực dân đối với các vùng thuộc địa khác, hay thậm chí
“được” đồng nhất với người Anh khi xem xét trong bối cảnh châu Âu Sự thật rằng
có người Công giáo Ireland tham gia quân đội Anh vào Thế chiến thứ nhất, hay viên
sĩ quan chỉ huy vụ thảm sát Amritsar tại Punjab, Ấn Độ vào năm 1919 và cả cấp trêncủa anh ta đều là những người đến từ Ireland (thậm chí tay cấp trên đó còn là mộtngười Công giáo), đã thách thức đại tự sự về một dân tộc Ireland là nạn nhân của chủnghĩa bá quyền Di sản thuộc địa bắt rễ sớm và sâu trong lòng đất nước Ireland đếnmức, dù có dành hơn 100 năm nỗ lực phá huỷ cũng không thé nhé tận gốc Nó nămtrong ngôn ngữ, những địa danh, và kiến trúc, trong hệ thống giáo dục, trường học,thư viện và bảo tàng, trong trang phục, phong tục và đồ ăn thức uống hàng ngay.Chính thể chế thuộc địa đó đã tạo nền tảng cho một nhà nước Ireland hiện đại như
bây giờ [66].
Cho đến tận năm 2020, Thời báo Ireland vẫn còn lên tiếng về van đề có hữu đã bắt
nguồn từ gần một thiên niên kỉ trước trên đất nước của họ, với bài báo nhan đề
“Ireland vẫn chưa thống nhất quan điểm về thời kì Anh thuộc” (“Ireland has yet tocome to terms with its imperial past”) Vào thé ki XII, khi những người Norman đầutién dat chan dén dao Ireland, ho da cùng những người đến trước họ tạo nên thế lưỡngphân dai dang cho vùng đất này Do là sự dau tranh không ngừng giữa các cặp tháicực Công giáo (Catholic) - Tin lành (Protestant), đa thần giáo (pagan) - Cơ đốc giáo(Christainity), tâm linh - khoa học, thế tục - tôn giáo, nông nô - địa chủ, tư sản - quý
tộc, ban địa - lục địa Xa hơn nữa, trước người Norman đã có người Celt, Viking
33
Trang 39và La Mã đặt chân đến Ireland, tạo nên tầng tang lớp lớp tram tích văn hoá đa dang
và giao thoa với nhau Từ thời cổ đại cho đến ngày nay, Ireland vẫn luôn là vùng đấtdung nạp nhiều dòng văn hoá, có lẽ do địa thế bốn bề bao vây bởi biển và đại dương,lại nam ở cửa ngõ phía tây bắc của châu Âu Đồng thời, chính sách nhập cư cởi mở
và văn hoá hiếu khách khiến Ireland càng trở nên đa dạng sắc tộc Mặt khác, nhữngnạn đói lớn nhỏ từ thé ki XVII đến thế ki XIX không ngừng khiến cho dòng người di
cư từ Ireland chảy đến Anh, Pháp, Mĩ, Úc và các vùng lân cận Người Ireland hảingoại tiếp xúc với các nền văn hoá bản địa trên toàn cầu đã cấu thành những bộ mặtngười Ireland khác nhau tại nơi mà họ sinh sống Thực trạng di trú theo cả hai hướngnày hiện nay vẫn tiếp diễn Do đó, câu hỏi thé nào là tính Ireland sẽ còn tiếp tục được
nghiên cứu, từ các góc nhìn khác nhau, thời đại khác nhau.
Từ góc nhìn kinh tế, câu hỏi về tính Ireland đã làm dây lên cuộc tranh luận về Nạnđói lớn 1845-49 Một phe xem Nạn đói đơn thuần là hậu quả của thảm hoa mat mùa
và ứng xử thiếu triệt để của chính quyền Anh trước thảm hoạ đó, phía bên kia xemNạn đói thực chất là một cuộc diệt chủng có chủ ý: thực dân Anh đã lợi dụng sự kiệnmat mùa dé loại trừ người Ireland ban địa khỏi dao [25, 32, 43, 33] Cuộc tranh luậntrở thành dé bài kinh điển cho sinh viên các lớp học lịch sử 6 Ireland, Anh và Mi, vaviệc sinh viên thụ hưởng nền giáo dục của Công giáo hay Tin lành, công lập hay tư
thục, trở thành một thứ ‘status’, một dang ‘identity’ khi họ bước chân vào cuộc đời.
Tương tự, trong lĩnh vực văn chương, vấn đề về tính Ireland không chỉ là câu hỏithuần tuý văn chương, mà còn không thê tách rời khỏi những câu hỏi về quốc gia,dân tộc và chính trị Ngay từ chất liệu ngôn từ cho văn chương của mình, các tác giảIreland đã phải do dự giữa tiếng Anh và Ireland, cho đến đối tượng độc giả, hệ chủdé-dé tài, phong cách tác giả họ đều phải suy tính qua lại giữa hai bờ biên Ireland
Về mặt ngôn ngữ, Cộng hoà Ireland hiện này sử dụng hai ngôn ngữ chính thức làtiếng Anh và tiếng Ireland Tiếng Ireland (còn gọi là tiếng Gaelic), thuộc nhóm ngôn
ngữ Goidelic, một trong hai nhóm của hệ ngôn ngữ Celtic Nhóm còn lại là Brythonic,
gồm tiếng Welsh (xứ Wales), Breton (vùng Brittany thuộc Pháp) và Cornish (vùngCornwall tây nam nước Anh) Nhóm Goidelic được cho là có nguồn gốc tại Ireland,
34
Trang 40ngoài tiếng Ireland còn có tiếng Manx (từng được nói trên đảo Man, Anh quốc) vàtiếng Scotland (được nói ở vùng biển tây bắc Scotland và người Scotland hải ngoại).Tuy từng rất phô biến ở khắp châu Âu vào thé ki IV TCN, các ngôn ngữ Celtic dầnlui về ria phía tây bắc châu Âu ké từ cuộc chinh phạt của Julius Caesar (58-51 TCN).Cho đến ngày nay, chỉ còn khoảng 1 triệu người nói tiếng Celtic trên toàn thế giới[40] Ngôn ngữ Celtic, cùng với văn hoá Celtic bảo lưu trong đó, đã có nhiều cuộctiếp biến với văn hoá La Mã Cho đến thế kỉ XIX ở Ireland, chính những người Cônggiáo La Mã cũng là những người nói tiếng Celtic và thực hành tín ngưỡng Celtic.Trong khi đó, tiếng Anh thuộc hệ ngôn ngữ Germanic, được cho là bắt nguồn từnhững người du mục trên vùng đồng bằng phía đông nam châu Âu từ 5000 năm trước.
Cả tiếng Celtic và Germanic đều thuộc về ngôn ngữ An-Au và có những liên hệ nhấtđịnh [29] Tiếng Anh ở đảo Ireland là một thứ tiếng Anh mang màu sắc địa phương
Từ lâu trước khi vương triều Tudor chỉnh phục Ireland và biến tiếng Anh trở thànhngôn ngữ chính thức (1603), người Ireland bản địa đã tự học và dùng tiếng Anh quatruyền miệng Do đó, tiếng Anh của người Ireland không giống tiếng Anh trường quy,
mà là một loại phương ngữ mang đậm dấu ấn xứ sở, với các biến âm, biến thẻ, từ laitạo, ngữ pháp nghịch đảo vô tình khiến cho tiếng Anh-Ireland trở nên day nhạctính và chất thơ đối với người Anh-UK [53, tr 29-30] Do đó, văn hoc Ireland đượcđón nhận cởi mở ở Anh quốc
Về mặt văn học, ngay từ Jonathan Swift (1667-1745), các nhà văn Ireland viếtbăng tiếng Anh đã hướng tác phẩm của mình vượt ra ngoài biên giới Điều này giốngnhư con dao hai lưỡi: một mặt tác phẩm văn học tạo cơ hội cho người Ireland lêntiếng ở Anh quốc, mặt khác chúng phần nào phải thuận theo thâm mỹ độc giả Anh.Tính Ireland, dưới thiên kiến của giới cai trị Anh quốc, là đối lập với tính Ăng-lê, làlàm nền dé khang định những đức tính Ăng-lê cao quý Họ xem nước Anh đại diện
cho óc lý trí, hiện đại, phân tích, ngược lại Ireland là phi lý, lạc hậu, mê tín Tuy
nhiên, các tác giả Ireland là những ky sĩ thạo dùng kiếm sắc Những Gulliver du ký(1726) của J Swift, hay Alice ở xứ sở than tiên (1865) của Lewis Caroll không chỉ là
truyện kì ảo cho thiêu nhi, ma còn trào phúng vê những thói xâu vặt vãnh của vương
35