1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Sự tương thích trong pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về quyền bình đẳng của phụ nữ

77 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học: Sự Tương Thích Trong Pháp Luật Việt Nam Với Pháp Luật Quốc Tế Về Quyền Bình Đẳng Của Phụ Nữ
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Người hướng dẫn PGS.TS. Tạ Văn Hòa
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp - Hành Chính
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 46,2 MB

Nội dung

Tình hìnhnày khiến cho việc nghiên cứu sự tương thích càng được đây mạnh vì sự tham giasâu rộng của mỗi quốc gia vào các quan hệ quốc tế đòi hỏi khung pháp lý của cácquốc gia phải phù hợ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN THỊ QUỲNH TRANG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Hành chính

Mã số: 60380102

FTRỤNG TÂM Toa

làn, fe AL A Bs ˆ ` : TRƯỜNG ĐẠI HOC LUAT HÀ Nii!

| "HÔNG pọc_ Ñ| 24 —,LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TÔ VĂN HÒA

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn,được sự hướng dẫn, giảng dạy của quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của cơ quancùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc

sỹ Luật học Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội, các Phógiáo sư, Tiến sỹ của khoa Hành chính nhà nước đã tận tình giảng dạy, truyền đạtnhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Tô Văn Hòa- người đãtận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, tháng 05 năm 2015.

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa

học của luận văn chưa được ai công bô trong bât kì công trình khoa học nào

khác.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Trang 4

PHAN MỞ ĐẦUU - s2 s<©24EYAH2T.A4E2 A3ESrErrkdrEordortrtrderirtrratrorasrre 1Chương 1: LÍ LUẬN VE QUYEN BÌNH DANG CUA PHU NỮ 61.1 Lí luận về quyền bình dang của phụ nữ trong pháp luật quốc gia và quốc tế 61.1.1 Khái niệm quyền bình đẳng - - 2 ¿©5222 2EE2222EEEEEEeEkerkerrrrkerkres 61.1.2 Lich sử hình thành và phát triển quyền bình đẳng của phụ nữ 81.1.3 Pháp luật quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ -. e 131.2 Sự tương thích pháp luật về quyền bình dang của phụ nữ 241.3 Một số tiêu chí đánh giá sự tương thích của pháp luật về quyền bình dang củaphụ nữ trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế -. + +22 25Chương 2: ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VÀ PHÁP LUẬT QUOC TE VE QUYEN BÌNH DANG CUA PHU NỮ 282.1 Sự tương thích về quyền bình dang của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị 282.1.1 Pháp luật quốc tế về quyền chính trị của phụ nữ . - 282.1.2 Pháp luật Việt Nam về quyền chính trị của phụ nữ 302.2 Sự tương thích về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế 392.2.1 Pháp luật quốc tế về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh té 392.2.2 Pháp luật Việt nam về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh té 412.3 Sự tương thích về quyền bình đăng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động và

¡59:0 + - 45

2.3.1 Pháp luật quốc tế về quyền bình dang của phụ nữ trong lĩnh vực lao động

Và việc lÃTH, co secssS00S0ES kEuh 4 g0 s08 Ho gu S40 se s08 genesaasgnaifeEem seasanEiu 58058058 SỈ 45

2.3.2 Pháp luật Việt Nam vẻ quyển bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao

động vũ việc: TÃTTlbisuaenseaaeessesdeenaDniidstaniaiEGHDCURRERGENGUESHRNEIHGUSCHG-SIIGĐUDMENLEVHSENIUDDHGDNEINGEID 50

2.4 Sự tương thích về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức

khoẻ gia đìnhh - << + xxx TH TH Họ nọ nu tre 57

2.4.1 Pháp luật quốc tế về quyên bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc

sức khỏe gia đình - - - c cc 111 ng TH ket 57

Trang 5

Biểu dé 2.1 Ty lệ nữ đại biểu Quốc hội, 1997- 2011

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND ba cấp, 1989-2016

¬ Ô Ố.Ố.ẮỐ.Ố k.

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ lãnh đạo quản lý theo giới tính, 2007-2010

Trang 6

. -1 Tinh cấp thiết của dé tai

Quyền phụ nữ, quyền bình đăng giới là một nội dung cơ bản của quyền conngười, thể hiện giá trị nhân văn cao cả, đồng thời là những giá trị chính trị, phápquyền đáng trân trọng Đây cũng là một trong những van dé quan trọng được quyđịnh trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế Bắt nguồn từ những quan niệmtiễn bộ của nhân loại về vị thế, vai trò bình dang của phụ nữ so với nam giới, nhữngnội dung cơ bản về quyền bình đẳng của phụ nữ đã được pháp điển hóa nhằm tạo rakhung pháp lý cần thiết cho việc bảo vệ và thúc đây những quyền này trên thực tế

Ở cấp độ quốc tế, quyền bình đăng của phụ nữ là nội dung quan trọng, đượcphản ánh trong tỉnh thần của Hiến chương Liên hợp quốc về quyền con người cũngnhư được cụ thể hóa trong các quy định văn bản Luật chứa nhiều lĩnh vực khácnhau như lĩnh vực chính trị, lao động, hình sự, Với hệ thống các điều ước quốc tếđang ngày càng được hoàn thiện, pháp luật quốc tế đã dần định hình nên những tiêuchuẩn cơ bản trong việc thực thi quyền bình đẳng của phụ nữ trên thực tẾ

Tại Việt Nam, sau Cách mạng Tháng 8, Chính quyền của nước Việt Nam mới

đã dành sự quan tâm đối với vấn đề nhân quyền nói chung và quyền bình dang củaphụ nữ nói riêng Từ Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946) đến các Hiến pháp 1959,Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hiến pháp 2013thì quyền bình dang nam, nữ luôn là một nguyên tắc hiến định xuyên suốt trong vănbản có hiệu lực pháp lý cao nhất của Việt Nam

Như chúng ta đã biết, xu hướng hài hòa hóa pháp luật, xây dựng hệ thốngpháp luật đồng bộ, hiệu quả, minh bạch là mục tiêu quan trọng của mọi nhà nước.Khi đạt được điều đó, hệ thống pháp luật nói chung và các quy định cụ thể của phápluật nói riêng sẽ trở nên thống nhất, tránh được những mâu thuẫn, chồng chéo khiếncho các quy định đó không áp dụng được trên thực tế Trong bối cảnh xây đựng nhànước pháp quyền đòi hỏi kha năng thi hành và tiếp cận pháp luật được đây mạnhnhằm có được một hệ thống pháp luật hiệu quả, xứng đáng với vị trí cao cả của nótheo học thuyết về nhà nước pháp quyền Dé đạt được điều đó thì việc tìm ra những

Trang 7

chúng là điều rất cần thiết Muốn làm được điều này, một van đề quan trọng đượcđặt ra là cần nghiên cứu sự tương thích giữa hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia.Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập đang diễn ra ngày càng nhanh chóngvới xu hướng gia tăng không ngừng của các văn bản pháp luật quốc tế Tình hìnhnày khiến cho việc nghiên cứu sự tương thích càng được đây mạnh vì sự tham giasâu rộng của mỗi quốc gia vào các quan hệ quốc tế đòi hỏi khung pháp lý của cácquốc gia phải phù hợp với những chuẩn mực quốc tế.

Tuy nhiên, khi đối chiếu pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế ta thấy, bêncạnh những điểm tương đồng, giữa chúng vẫn còn những sự khác biệt nhất định khiquy định về quyền bình đẳng của phụ nữ Nguyên nhân của điều này một phần là donhững đặc thù về điều kiện, hoàn cảnh xã hội ở Việt Nam Trong bối cảnh hội nhậpquốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề thu hẹp những khoảng cách giữa pháp luật quốcgia và quốc tế về quyền bình đẳng của phụ nữ là hết sức cần thiết Muốn làm đượcđiều này, trước hết chúng ta cần nghiên cứu và đánh giá mức độ tương thích củapháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Sự tương thích trong pháp luật Việt Namvới pháp luật quốc tế về quyền bình đắng của phụ nữ” để minh chứng rằngquyền bình dang của phụ nữ là quyền quan trọng của quyền con người và trong lịch

sử phát triển của đất nước, ở bất cứ thời kỳ nào, phụ nữ luôn giữ một vai trò rất

quan trọng.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu quyền bình đẳng của phụ nữtrong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, ta làm rõ sự tương thích giữa hai hệthống pháp luật quốc gia và quốc tế để thấy nguyên nhân của những bắt cập còn tồntại trong việc đảm bảo thực thì quyền bình đẳng của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực đờisống xã hội như lĩnh vực dân sự, chính tri, kinh tế, lao động,

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trong phạm vi luận văn, tác giả đề cập đến các tiêu chí để đánh giá sự tươngthích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong các lĩnh vực cụ thể như

Trang 8

quyền con người nói chung và quyền bình đẳng của phụ nữ nói riêng.

+ Nghiên cứu quyền bình đẳng của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam ở một sốlĩnh vực nổi bật như quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền lao động, quyền việclàm, quyền chăm sóc sức khỏe,

+ Nghiên cứu cơ chế bảo vệ và giám sát quyền bình đẳng của phụ nữ trongpháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con người nói chung và quyềnbình đăng của phụ nữ nói riêng

+ Phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa hai hệ thống pháp luật quốc gia và phápluật quốc tế về quyền bình đẳng của phụ nữ trong từng lĩnh vực dé từ đó có nhữngchính sách, biện pháp thích hợp giúp cho phụ nữ có đầy đủ điều kiện thực hiệnquyền của mình

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài luận văn, tác giả nghiên cứu đến quy địnhcủa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam vẻ quyền con người nói chung vàquyên bình dang của phụ nữ nói riêng trong nhiều lĩnh vực nôi bật

Phạm vi nghiên cứu: Trong pháp luật quốc tế, tác giả nghiên cứu về quyềncon người trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948; Công ước về quyền dân

sự, chính trị 1966; Công ước về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội 1966; Công ướcxóa bỏ mọi sự hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Hiến chương Liênhợp quốc Có thể nói, do đề tài luận văn xoay quanh quyền bình dang của phụ nữnên tác giả sẽ tập trung chủ yếu phân tích, nghiên cứu công ước xóa bỏ mọi sự hìnhthức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)- đây là công ước dành riêng cho phụ

nữ để làm rõ sự tương thích giữa hai hệ thống pháp luật

Pháp luật Việt Nam: tác giả kế đến các công ước Việt Nam đã gia nhập đểbảo đảm quyền con người, các văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến các quyềnbình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chính tn, quyền về chăm sóc sức khỏe giađình, quyền tham gia lao động, quyền được tôn trọng cuộc sống, Ta có thế kế đếnquyền bình đăng của phụ nữ trước tiên được ghi nhận trong văn bản có hiệu lực

Trang 9

cụ thể của phụ nữ trong các lĩnh vực: Bộ Luật dân sự 2005, Luật hôn nhân gia đình

2014, Luật lao động 2012, Ngoài ra, quyền bình dang của phụ nữ được ghi nhậntrong Công ước ILO, Công ước CEDAW, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nghiên cứu khoa học này, tác giả vận dụng triết học Leenin; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Dang vànhà nước Việt Nam về quyền con người nói chung và quyền bình dang của phụ nữ

Mác-nói riêng làm phương pháp luận.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã áp dụng một số phương pháp cụ thểnhư: Phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung thuộc phạm vi nghiêncứu; phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan giữa nhữngquy định của pháp luật quốc tế với pháp luật Việt nam và đặc biệt là thông quaphương pháp này dé có được những đánh giá khách quan giữa quy định của pháp

luật với thực tiễn thực hiện các quy định ấy; phương pháp tong hợp và thống kêđược sử dụng để khái quát hoá nội dung nghiên cứu một cách hệ thống, làm chovấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích, đễ hiểu Đồng thời phương pháp nàyđược dùng để thu thập và cung cấp một số số liệu liên quan đến việc thực thiquyền của phụ nữ trên thực tiễn; phương pháp xã hội học được dùng để đánh giá,phân tích những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội với việc thực hiện quyền của

phụ nữ ở Việt Nam

5 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu xoayquanh vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực ở Việt Nam, tiếp cận

từ nhiều khía cạnh như quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia vào quản lý nhà nước

và các tô chức xã hội của phụ nữ, quyền lao động quyền chăm sóc sức khỏe Tiêubiểu trong đó có thé ké nhu:""Quyen bầu cử và ứng cử của công dân trong chế độta" của Đàm Văn Hiếu -Tạp chí Luật học, số 3, 1975; "Công ước về việc loại bỏmọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ" của TS Ngô Bá Thành- Tạp chí

Trang 10

mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trong pháp luật Việt Nam" của

TS Nguyễn Văn Mạnh; "Céng ước của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam

về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ" của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý

-Bộ Tư pháp Ngoài ra, cuốn sách: "Vai trò của nữ cán bộ quản lý nhà nướctrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại héa" của TS Võ Thi Mai đề cập kỹhơn, sâu hơn về một phần nội dung của dé tài đó là phụ nữ tham gia vào quản lý nhànước Tuy vậy các bài viết, công trình nghiên cứu chưa nghiên cứu một cách cụ thểquyền bình dang của phụ nữ trong từng lĩnh vực cụ thé và chưa có sự đối chiếu giữahai hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia dé thay được pháp luật quốc gia cần hoànthiện như nào để phù hợp với những Công ước mà Việt Nam đã tham gia kí kết Đềtài: “Sự tương thích trong pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về sự bìnhdang của phụ nữ” là công trình khoa học độc lập, không trùng lắp với các công trìnhnêu trên, nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận, đánh giá sự tương thích giữa pháp luật

quốc tế và pháp luật việt nam Trong quá trình nghiên cứu những nội dung của đề tài,

tác giả có kế thừa, tham khảo kết quả nghiên cứu ở các công trình khoa học

Chương 3: ĐÁNH GIA SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA PHAP LUẬT VIET NAM

VÀ PHÁP LUAT QUOC TE VE QUYEN BINH DANG CUA PHU NU’ TRONGLINH VUC LAO DONG VIEC LAM VA CHAM SOC SUC KHOE GIA DINH

Trang 11

LÍ LUẬN VE QUYEN BINH DANG CUA PHU NU

1.1 Lí luận về quyền bình dang của phụ nữ trong pháp luật quốc gia vàquốc tế

1.1.1 Khái niệm quyên bình đẳng

Bình dang là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đờisông xã hội hiện đại ngày nay trong đó có pháp luật Quyền bình dang là một thuậtngữ pháp lý thể hiện sự pháp luật hóa quyền tự nhiên của con người Trong xã hộihiện đại, với nhận thức quan trọng về quyền con người thì quyền bình đẳng càng cómột vai trò quan trọng trong các lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh Tuy nhiên,không phải khi có pháp luật thì thuật ngữ "bình đăng" và "quyền bình đăng" đãđược sử dụng mà nó xuất hiện sau khi pháp luật ra đời một thời kỳ dài Thuật ngữ

"bình dang" được xuất hiện lần đầu tiên trong thời kỳ Cách mang tư san ở Châu Âu

do các nhà triết học và tư tưởng sử dụng khi luận giải về nhà nước và pháp luật Ta

có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như:

Trong tác phẩm "Khao luận thứ hai về chính quyền - chính quyên dân su"của J.Locke đã luận giải về bình đẳng khi bàn về quyền con người và nguồn gốc củanhà nước Ông cho rằng con người có các quyền tự nhiên cơ bản như quyền tự đo,quyền bình đẳng, quyền sở hữu Ông còn khẳng định rằng đây là những "quyền tựnhiên" cần được bảo vệ ở mọi chế độ xã hội.Do vậy, mỗi người sinh ra đều bìnhđăng với nhau đù có khác biệt về khả năng, hoàn cảnh sống hay của cải

Ngoài ra, thuật ngữ "bình đẳng" cũng được dé cập đến trong tác phẩm "Ban

về khế ước xã hội" (Du Contrat social) của Jean - Jacques Rousseau Trong đó cóviết: "Công ước xã hội xây dựng nên sự bình dang về tinh than và pháp chế, dé thaythế cái thiên nhiên đã làm cho người không bình đẳng về thể lực Trên phương diệncông ước và pháp quyền, con người tuy không đồng đều nhau về thân thé và trí tuệvan được hoàn toàn bình dang như nhau" "Dưới quyền cai trị của một chính phủtôi tệ, sự bình dang chi là bé ngoài và giả tạo [22] hay tại chương XI - Các hệ thống

Trang 12

quyền lực về tài sản đều phải tuyệt đối ngang nhau ”[23].

Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại qua các thời kì

lịch sử khác nhau Năm 1776 tại Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ đã ghi

nhận: “Tát cả mọi người đều sinh ra có quyền bình dang Tạo hóa cho họ nhữngquyền không ai có thể xâm phạm được” nội dung đó cũng phù hợp với quy định tạiĐiều 1 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên Hợp Quốc khang định: "Moingười sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyên" Câu đầu tiêntrong Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam cũng khăng định: "Tất cả mọi người sinh

ra đều có quyên bình dang" Từ đó cho thay “bình dang” là một nguyên lý căn bảnđược chấp nhận bởi mọi quốc gia, mọi dân tộc “Binh dang” là một khái niệmchung của cả nhân loại, nó hướng đến việc khẳng định quyền lợi ngang nhau củamoi người, mọi đối tượng, mọi nhóm người trong xã hội Bình đẳng là mục tiêuphấn đấu của mọi dân tộc, mọi xã hội tiến bộ và là lý tưởng chung của mọi cuộccách mạng trên thế gidi

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (do Hoàng Phê chủ biên)được nhà xuất bản Da Nẵng và Trung tâm từ điển học phát hành năm 1997 thì bìnhđẳng có nghĩa là: “ngang hàng nhau về địa vị và quyên lợi Mọi công dân đều bìnhđẳng trước pháp luật Nam nữ bình dang” Đối xử “bình đắng" và "quyền" có nghĩa

là cái mà pháp luật, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi

hành và nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại Còn theo từ điển Bách khoaViệt Nam: Bình đẳng là sự được đối xử như nhau về mặt chính trị, kinh tế, vănhóa, không phân biệt thành phần và địa vị xã hội trong đó trước tiên và cơ bảnnhất là bình đẳng trước pháp luật Như vậy, khái niệm bình đẳng có nghĩa là nói đến

sự công bằng, ngang bằng giữa các chủ thể, được thụ hưởng quyền lợi hoặc thực

hiện nghĩa vụ như nhau.

Nói cách khác thì bình đẳng không có nghĩa là mọi người đều được hưởng cáclợi ích như nhau trong mọi lĩnh vực, mà là bình đẳng về điều kiện, cơ hội để pháttriển, khả năng của mỗi cá nhân trong xã hội; bình dang giữa các cá thé trong mỗi

Trang 13

có cơ hội như nhau về mặt pháp lý để phát triển khả năng của mình Xã hội càngtiến bộ thì tính bình đăng giữa mọi công dân càng cao Trong một xã hội dân chủpháp trị, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, kể cả tổng thống, nếu viphạm pháp luật cũng phải ra tòa như một thường dân.Bình đẳng là mục tiêu ban đầu

và lâu đài của mọi nỗ lực xây dựng xã hội, là thước đo trình độ văn minh và tiến bộcủa một đất nước

Vậy quyền bình dang của phụ nữ hay nói cách khác bình dang đối với phụ nữ

là gì? Quyền bình đẳng của phụ nữ được hiểu là sự công bằng, xóa bỏ mọi phân biệtđối xử vô lý với phụ nữ trong mối quan hệ tương quan với nam giới ở những điềukiện, hoàn cảnh như nhau và có tính đến đặc điểm, ưu thế tự nhiên của giới trongcác lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên, sự bình đẳng đối với phụ nữ khôngphải phép so sánh tuyệt đối, linh hoạt dựa vào các yếu tố như điều kiện hoàn cảnhhay đặc điểm về gidi,

1.1.2 Lich sử hình thành và phát triển quyên bình đẳng của phụ nữ

Trên thế giới, quan điểm giới có nguồn gốc từ các lý thuyết nữ quyền xuấthiện và phát triển rất sôi động ở các xã hội phương Tây, bắt đầu từ giữa thế kỷ XX.Các nước đấu tranh quyết liệt đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ tiêu biểu đó là ngày8/3/1857 công nhân xưởng may ở New York tuần hành yêu cau nâng cao chấtlượng làm việc: giảm giờ làm và những yêu cầu về quyền lợi cho phụ nữ Lựclượng biểu tình này đã bị cảnh sát đàn áp Và 51 năm sau, ngày 8/3/1908, để kỷniệm cho sự kiện tháng 3/1857, một cuộc biểu tình của các nữ công nhân Mỹ đòiquyền bau cử, chấm đứt tinh trạng ngược đãi công nhân và bóc lột sức lao động trẻ

em cũng bị dập tắt bởi cảnh sát New York

Năm 1910, một nhà hoạt động xã hội người Đức, Clara Zetkin, đề nghị lấyngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ dé kỷ niệm những cuộc biểu tình và những cuộcdau tranh của phụ nữ trên toàn thé giới vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ Sau đó,nhiều sự kiện đáng chú ý khác như cuộc đấu tranh lớn tại Nga vào ngày 23/2/1917theo lịch Nga và theo lịch Công giáo, những nữ công nhân đã 6 ạt tan công khắp các

Trang 14

châm ngòi cho Cách mạng Tháng Mười Nga Ngoài ra, còn rất nhiều cuộc đấu tranh

của phụ nữ trên thế giới cũng nổ ra vào tháng 3 lịch sử

Từ sự kiện lịch sử đó, năm 1975, Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 8/3 là ngàyQuốc tế Phụ nữ Hai năm sau, Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết các nướcthành viên kỷ niệm ngày này như là ngày vì quyền bình dang, sự tiến bộ của phụ nữ

và hòa bình cho thế giới Lý thuyết nữ quyền tạo nên các phong trào xã hội mạnh

mẽ, đấu tranh chống lại sự thống trị của nam giới, phê phán quyết liệt chế độ áp bứcphụ nữ, đòi quyền lợi cho phụ nữ, tạo lập bình đẳng giới Mặc dù có chung mụcđích là vì sự phát triển của phụ nữ chống lại chế độ nam trị, nhưng lý thuyết nữquyền có nhiều trường phái khác nhau; thậm chí, có những trường phái mâu thuẫnnhau gay gắt Có thế nêu một số lý thuyết nữ quyền có ảnh hưởng mạnh đến xã hộiphương Tây thời gian qua là: Nữ quyền tự do, Nữ quyền macxit, Nữ quyền xã hộichủ nghĩa, Nữ quyền phúc lợi, Nữ quyền triệt để, Nữ quyền hiện sinh, Nữ quyềnphân tim; và tiếp đó xuất hiện một số lý thuyết nữ quyền mới, như: Nữ quyền hậuhiện đại, Nữ quyền da đen, Nữ quyền phụ nữ thế giới thứ ba [8]

Sự kiện quan trọng khác đánh dau mốc về doi quyền bình đăng cho phụ nữ đó

là ngày 18/12/1979 theo Nghị quyết 34/180, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thôngqua Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và ngày 3/8/1981,Công ước có hiệu lực chính thức Có thể nói, Công ước CEDAW được đánh giá làvăn bản pháp lý quốc tế đầu tiên khang định nguyên tắc không chấp nhận sự phânbiệt đối xử dựa vào giới tính Ngoài ra, Công ước còn nêu ra các vẫn đề như quyềnsinh sản của phụ nữ; vấn đề văn hóa, truyền thống có ảnh hưởng đến việc hìnhthành vai trò về giới và vấn đề phụ nữ có quyền nhập, giữ hoặc thay đổi quốc tịchcủa họ và con cái nếu họ muốn Có thé thấy, việc thực hiện CEDAW trong 30 nămqua đã tạo ra những chuyên biến tích cực, đạt được một số thành tựu đáng kể trongnhận thức và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc cải thiện vai trò của phụ nữ tạinhiều nước trên thế giới Có thể xem sự ra đời của Công ước CEDAW là kết quảhơn 30 năm đấu tranh của Ủy ban về địa vị phụ nữ Liên hợp quốc (CSW) Ủy ban

Trang 15

được thành lập năm 1946 nhằm giám sát địa vị và nâng cao quyền lợi của phụ nữ.Hoạt động của Ủy ban đã góp phần thúc đây bình dang giới ở những nơi mà phụ nữchưa được bình quyền như nam giới Kết quả của những nỗ lực vì sự tiến bộ củaphụ nữ là sự ra đời một số tuyên bố và điều ước quốc tế, trong đó CEDAW là vănkiện quan trọng và toàn diện nhất về quyền bình đẳng của phụ nữ Có thể thấy,Công ước CEDAW có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và là cơ sở pháp lý quan trọngtrong quá trình đấu tranh giải phóng phụ nữ ở các quốc gia trên thế giới Hiện nay,theo ước tính đã có 187 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc kí kết công ướcchiếm hơn 90% thành viên Liên hợp quốc Ngoài Công ước CEDAW, Cương lĩnhhành động Bắc Kinh ra đời năm 1995 cũng đóng một vai trò to lớn như một khuônkhổ định hướng cho việc đảm bảo bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ ở

cả trên các lĩnh vực công và tư, với các cơ quan nhà nước và ngoài nhà nước.

Đối với quyền bình dang phụ nữ ở Việt nam thì dưới chế độ phong kiến, ảnhhưởng của Nho giáo, phụ nữ có vị trí ” hai mặt” trong đời sống gia đình và xã hội.Điều đó thể hiện ở chỗ: phụ nữ vừa là quyền uy mạnh mẽ trên lý thuyết của ngườichồng đối với vợ; vừa là địa vị tương đối bình dang trén thuc té giữa vo va chồng.Quyền uy trên lý thuyết của người chồng là kết quả của việc nhà nước chấp nhận vàủng hộ gia đình Nho giáo, còn địa vị bình đẳng trên thực tế của phụ nữ được quyếtđịnh bởi vai trò quan trọng và những đóng góp của họ trong kinh tế gia đình và xãhội Chính vi trí ” hai mặt” này đã làm cho phụ nữ trở thành một vẫn đề xã hội tronglịch sử và ảnh hưởng tới việc nhận thức tư tưởng nữ quyền trong những năm đầu thế

dỗ [25] Do đó, van đề giáo dục được coi là biện pháp để thực hiện bình dang nam

Trang 16

nữ Vi quan niệm vi tri của phụ nữ là ở trong gia đình nên nội dung giáo duc cũng

chủ yếu nhằm giúp phụ nữ làm tốt việc nội trợ, “con gái phải học để nhân cách hoàntoàn” [26]dé “hiểu được tam tong, tứ đức” Quyền “bình dang về chính trị” bị coi là

” một ảo tưởng” và ” bình đẳng tự do là quyền của đàn ông, đàn bà dùng không có

lợi”.[27].

Trước khi trở thành thuộc địa của Pháp, Việt Nam là một nước phong kiếnnông nghiệp tiểu nông tự cấp, và tự túc, phần lớn nhân dân không biết đọc, biết viết,báo chí chưa ra đời, van đề phụ nữ biểu hiện tập trung trong các hình thức văn hóa,nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian Nội dung của vấn đề phụ nữ là đề cao vai trò củaphụ nữ trong gia đình và xã hội, đồng thời phân ánh địa vị thấp kém của phụ nữcũng như khát vọng bình dang và tinh thần phan kháng của phụ nữ Việt Nam Đếnnăm 1930, lúc đó, tư tưởng Việt Nam có những thay đổi quan trọng như chính sáchkhai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp sau chiến tranh đã làm cho nén kinh tế ViệtNam ngày càng di sâu vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản Giai cấp tư sản Việt Nam

ra đời, giai cấp tiểu tư sản thành thị ngày một đông đảo Đặc biệt chính sách chínhtrị của Pháp nhằm xây dựng một tầng lớp thượng lưu mới làm chỗ dựa cho Pháp đãlàm xuất hiện khuynh hướng chính trị quốc gia cải lương Bên cạnh đó các phongtrào đầu tranh sôi nổi của các lực lượng xã hội phát triển ngày một phong phú, cũngnhư sự khẳng định quyên lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam với khuynh hướngchính trị dân tộc xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới các tầng lớp nhân dân.Lúc đó, vấn đề nữ quyền, giải phóng phụ nữ hay phụ nữ tham gia vào cuộcđấu tranh giải phóng dan tộc như thế nào trở thành van đề đáng quan tâm của xãhội Ta có thể ké đến hàng loạt tờ báo phụ nữ được xuất bản ở khắp 3 kỳ như Phụ

nữ Thời đàm ( 1930-1934) ở Hà Nội, Phụ nữ Tân tiến ( 1932-1934) ở Huế, Phụ nữtân văn (1929-1935) ở Sài Gòn Bên cạnh đó là sự xuất hiện các sách chuyên khảo

về phụ nữ như Nam nữ bình quyền của Đặng Văn Bay ở Sài Gòn năm 1928,Vấn déphụ nữ của Phan Bội Châu năm 1929, Nam quốc nữ lưu, Nữ lưu văn học sử của SởCuéng- Lê Dư năm 1929 Tại các Hội chợ Đêm ở Sài Gòn, ở Huế, trên các diễnđàn công khai từ Nam ra Bắc, những phụ nữ trí thức như các cô Nguyễn Thị Kiêm,

Trang 17

Phan Thị Nga đã đứng ra diễn thuyết về các vấn dé: “Có nên tự do kết hôn haykhéng?”, “Chế độ đa thê”, “Một ngày của một người phụ nữ tân tiến”, “Phụ

nữ với thé dục”, “Phụ nữ giải phóng” các tô chức phụ nữ như Phụ nữ giảiphóng, Hội nữ quyền, Nữ công học hội được tổ chức ở nhiều nơi với các cấp độkhác nhau của mục tiêu vận động phụ nữ Nữ quyền và giải phóng phụ nữ trở thànhnhững những khẩu hiệu gây ấn tượng đến mức bị lạm dụng trong cả việc quảng cáothuốc Ví dụ như trên báo Phụ nữ tân văn nhà thuốc Đầu rồng đã đăng quảng cáo:”chị em phụ nữ đừng lo rồi đây không được giải phóng, đã có thuốc tốt trị cácbệnh giúp cho chị em mạnh khỏe dé lo van đề giải phóng”[28]

Và đến ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập Cương lĩnhđầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền” Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ ViệtNam là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giảiphóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ

nữ Đảng đặt ra: Phụ nữ Việt Nam phải tham gia các đoàn thê cách mạng (công hội,nông hội) và thành lập tô chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ

tham gia cách mạng.

Do vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập.

Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữtrong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.Ngoài ra, Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hàng nămlàm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm vàtôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam"

Kẻ từ khi các tổ chức phụ nữ tiền thân ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng phátan thành trì phong kiến, đánh dấu mốc son lịch sử trong van đề bình dang giới cụthể là quyền bình đắng của phụ nữ được xác lập và định chế bằng Hiến pháp vàPháp luật Tất cả quyền binh trong nước là của nhân dân Việt Nam Phụ nữ nướcViệt Nam dân chủ Cộng hòa có quyền bình dang với nam giới về các mặt sinh hoạtchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình

Từ đó cho đến nay, quyền bình đẳng của phụ nữ đã được quy định cụ thé, chitiết hơn trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội như quyền chính trị, quyền kinh tế,

Trang 18

quyền lao động, quyền có việc làm, quyền chăm sóc sức khỏe, Đảng va nhà nước

ta cũng đã chú trọng đến quyền của con người nói chung và quyền của phụ nữ nóiriêng thông qua các văn ban có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp, được cụ thểhóa trong các văn bản pháp luật như: Luật Bình dang giới, Bộ luật Dân sự, Luật Bảohiểm xã hội, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bầu cử đại biểuQuốc hội, Luật Bau cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Cư trú, Bộ luật Hình sự,Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Quốc tịch

1.1.3 Pháp luật quy định về quyền bình dang của phụ nữ

1.1.3.1 Quyên bình đẳng của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam

Năm 1981, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về loại bỏmọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) Ngày 12/7/1993, Bộ Chínhtrị đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ - TW về "Đổi mới và tăng cường công tác vậnđộng phụ nữ trong tình hình mới" Tiếp tục phát triển các quan điểm của Đảng vàBác Hồ, Nghị quyết xác định phụ nữ là "người thầy đầu tiên" của mỗi đời người;

4 H

phụ nữ có "những đặc điểm riêng "; để phát huy vai trò của phụ nữ, Đảng ta đã xácđịnh những nhiệm vụ cơ bản: "phát huy trí tuệ phụ nữ”, "tránh khắt khe, hẹp hoi",cần "thông cảm, giúp đỡ phụ nữ”, "nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ là thật sự thực hiệnquyền bình đẳng và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ" Về phần mình: "phụ nữcần kết hợp hài hoà công việc gia đình với công tác xã hội" Quan điểm ấy tiếp tụcđược thể hiện trong Chỉ thị 37/CT-TW của Ban Bí thư ngày 16/5/1994 về công táccán bộ nữ; được cụ thé hoá trong “Chiến lược quốc gia VÌ su tién bộ của phụ nữViệt Nam đến năm 2010" do Chính phủ công bố ngày 4/10/1997

Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu,phương hướng, nhiệm vụ cụ thể: "Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời

sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳnggiới Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiệntốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của conngười Bồi dưỡng, đào tao dé phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động

xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quan lý ở các cấp" Thực hiện Nghị quyết Đại hộiĐảng X, tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng đối với việc thực hiện quyền bình

Trang 19

đẳng của phụ nữ trong thời kỳ mới, Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết

số 11/NQ-TW "Vẻ công tác phụ nữ trong thời kỳ day mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước"

Ngày 29/11/2006 Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Bìnhdang giới; ngày 21 tháng 11 năm 2007 Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông quaLuật Phòng chống bạo lực gia đình Hiện nay, Quốc hội thông qua Hiến pháp 2013cho thấy so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp mới 2013 có những sửa đổi, bdsung và phát triển thé hiện tầm quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ

cơ bản của công dân, trong đó có cả quyền của phụ nữ Theo đó, mọi người đềubình đẳng trước pháp luật và không ai bi phân biệt đối xử trong đời sống chính trị,dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn, hôn nhân theonguyên tắc tự nguyện, tiễn bộ, một vợ một chồng, VỢ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫnnhau, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ

em Đặc biệt, Điều 26 Hiến pháp 2013 nhắn mạnh: “Công dân nam, nữ bình đẳng

về mọi mặt; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện dé phụ nữ phát triển toàn diện, pháthuy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cắm phân biệt đối xử về giới” Đây

là những văn bản pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sông chính trị, xã hội,góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về bình đăng giới, là công cụ pháp lýthúc đây mạnh mẽ tiến trình phan đấu thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở nước ta.Ngoài ra, còn một số văn bản Luật khác cũng quy định quyền của phụ nữ như Luậthôn nhân gia đình, Luật bảo hiểm xã hội, Luật lao động, Bộ luật hình sự, Mỗi vănbản Luật cùng quy định quyền của phụ nữ nhưng được thé hiện ở trên từng lĩnh vựckhác nhau Ta có thể kể đến một số văn bản như:

Luật bình dang giới 2006 quy định việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhautrong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, được tạo điều kiện và cơ hộiphát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụhưởng như nhau vẻ thành quả của sự phát triển đó và không bị phân biệt đối xử vềgiới Theo đó, Nhà nước bảo đảm bình đăng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh

Trang 20

tế, văn hoá, xã hội và gia đình; bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con vànuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình; áp dụng nhữngbiện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mụctiêu bình đẳng giới; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùngđồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế — xã hội đặc biệt khó khăn;

hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành,lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cảnước Vấn đề bảo đảm bình đăng giới của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận, năm

2012 theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc về chỉ số bất bình đẳng giới, Việt Nam xếpthứ 47/187 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010 (thứ hạng càng gần 0càng thể hiện sự bình đẳng cao)[ 1Š]

Hay Bộ luật lao động sửa đổi năm 2013 dành một chương (Chương X) quyđịnh riêng về lao động nữ Theo đó, Nhà nước có chính sách bảo đảm quyên làmviệc bình đẳng của lao động nữ; khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện

để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo

thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà; cóbiện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp,chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tỉnh thần của lao động nữnhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu qua năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoàcuộc sông lao động và cuộc sống gia đình Trong đó quy định rõ, nghiêm cam người

sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, thực hiện nguyên tắc bìnhdang nam, nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động; laođộng nữ được dành thời gian trong thời gian lao động để cho con bú, làm vệ sinhphụ nữ; không được sa thải hoặc đơn phương chấm đứt hợp đồng lao động đối vớilao động nữ vì kết hôn, có thai, nuôi con nhỏ đưới 12 tháng tuôi Đặc biệt, Bộ luậtLao động sửa đổi năm 2013 quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ

từ 4 tháng lên thành 6 tháng

Do vậy, để tiếp tục thực hiện nội dung quan trong trong Di chúc của Chủ tịch

Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ, đồng thời thực hiện thang loi nghi

Trang 21

quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong thời gian tới, cần tiếp tục có sự nỗlực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức hoạtđộng trên lĩnh vực xã hội và bình đẳng giới; sự nỗ lực của toàn dân và của phụ nữ.1.1.3.2 Quyền bình đẳng của phụ nữ theo pháp luật quốc tế

Quyền bình dang của phụ nữ được tat cả các văn kiện pháp luật quốc tế cơ bản

về quyền con người thừa nhận Hién chương Liên hợp quốc ngay trong lời đầu tiên đãkhẳng định niềm tin vào các quyền con người cơ bản, nhân phẩm, giá trị của mỗi conngười và các quyền bình đăng giữa nam giới và phụ nữ Cụ thé lời nói đầu quy định:

“Chúng tôi, nhân dân các quốc gia liên hiệp quyết tâm:

Phòng ngừa cho những thé hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lantrong đời chúng ta gây cho nhân loại dau thương không kể xiết;

Tuyên bố một lần nữa sự tin tưởng vào những quyên cơ bản, nhân phẩm vàgiá trị của con người, ở quyên bình đẳng giữa nam và nữ, ở quyền bình đẳng giữacác quốc gia lớn và nhỏ; ”

Tuyên ngôn toàn thế giới của Liên hợp quốc về quyền con người nhân mạnhlại nguyên tắc không thể chấp nhận sự phân biệt đối xử và tuyên bố rằng mọi ngườisinh ra đều tự do, bình dang về nhân phẩm và quyền lợi, đều được hưởng moi quyền

và tự do ghi nhận trong văn kiện này mà không có sự phân biệt nào, kể cá phân biệt

về giới tính Kể từ năm 1888, phong trào đấu tranh vì quyền bình đẳng của phụ nữlần đầu tiên mang tầm vóc của một phong trào quốc tế có tổ chức Trong năm này,một Hội nghị quốc tế liên quan đến quyền phụ nữ đã được tổ chức tại Washington(Mỹ) với sự tham gia của 66 đại biểu Mỹ và 8 đại biểu đến từ châu Âu Hội nghị đãlập ra Hội đồng Quốc tế phụ nữ Các đại biểu tham dự Hội nghị đã quyết định xâydựng và triển khai thực hiện một chương trình nhằm xóa bỏ ách áp bức nhiều mặtđang áp đặt đối với phụ nữ trên thế giới Một năm sau, Hội nghị lần thứ hai của Hộiđồng Quốc tế phụ nữ được tổ chức tại London (Anh) với sự tham dự của 5.000 đạibiểu phụ nữ đến từ các nước khác nhau Cuộc đấu tranh của phụ nữ vì các quyềnbình dang liên quan trực tiếp đến điều kiện lao động của phụ nữ ở các nước tư bảnchâu Âu và Bắc Mỹ đã trở thành phong trào có tổ chức, được lãnh đạo chặt chẽ

]——_

ÌTRUa

Od SF

Trang 22

Ngày 1-5-1893, cuộc đình công đầu tiên của công nhân nữ né ra ở Viên (Áo) đòihưởng các tiêu chuẩn lao động bình đẳng đã mở ra hàng loạt phong trào vì quyềnbình đẳng của lao động nữ ở các nước khác trong những giai đoạn tiếp theo Đầuthế ky XX, trên bình diện pháp lý quốc tế, van dé bảo vệ quyền phụ nữ mặc đù cònphiến diện nhưng đã được đề cập lần đầu tiên tại Công ước quốc tế về trừng trị tộibuôn bán nô lệ da trắng (năm 1910) Sau năm 1919, nhiều công ước quốc tế khácnhằm bảo vệ quyền bình dang cũng như các quyền cơ bản liên quan đến điều kiệnlàm việc, nghỉ ngơi và hưởng lương của lao động nữ đã được Tổ chức Lao độngquốc tế thông qua.

Quá trình hình thành hệ thống các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền conngười kể từ sau sự ra đời của Liên hợp quốc có thể được xem như đồng thời là sựxác lập nên khuôn khổ luật pháp quốc tế bảo vệ quyền bình đẳng và chống phân biệtđối xử với phụ nữ Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện pháp lý quốc tế quan

ứr

trọng nhất lần đầu tiên khẳng định một cách trực tiếp và cụ thé: " sự tin tưởng vàocác quyên con người cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào cácquyên bình dang giữa nam và nữ " Niềm tin đó đã được tái khang định và cụ théhóa tại Điều 2 của Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyên (năm 1948): "Mọi người đượchưởng các quyền và tự do được nêu trong bản Tuyên ngôn này không phân biệtchủng tộc, màu da, giới tính " Tuyên ngôn đồng thời xác lập vị thế bình đăng củaphụ nữ trong việc hưởng thu các quyền chính trị tại Điều 21: " 7 Mọi người đều cóquyên tham gia vào chính quyên ở đất nước mình trực tiếp hoặc thông qua việc lựachọn các đại diện 2 Mọi người đều có quyền trong việc tham gia bình đẳng vàocông việc của nhà nước ở đất nước mình "

Sự ra đời của hàng loạt văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người sauTuyên ngôn Nhân quyền thế giới (năm 1948), trong đó có một số văn kiện như:Công ước về quyền chính trị của phụ nữ năm 1952 với mong muốn “thuc hiệnnguyên tắc bình dang về các quyền giữa nam và nữ được nêu trong Hiến chươngLiên Hợp Quốc Thừa nhận rằng, mọi người có quyền tham gia vào chính phủ củanước mình một cách gián tiếp hoặc thông qua các đại diện do họ tự do lựa chon, va

Trang 23

có quyên tiếp cận bình dang với dịch vụ công cộng của nước mình Mong muốnbình dang hóa dia vị của nam giới và nữ giới trong việc hưởng và thực hiện cácquyên chính trị, theo quy định của Hién chương Liên Hop Quốc và Tuyên ngônToàn thé giới về Quyên con người” Công ước này xác lập cơ sở pháp lý quốc tếbao đảm vị thế bình dang của phụ nữ trong việc hưởng thụ các quyền chính tri phùhợp với những quy định chung về quyền con người được nêu lên tại Hiến chươngLiên hợp quốc So với các văn kiện quốc tế chung về quyền con người được đề cậptrên đây, công ước này khẳng định những nguyên tắc cụ thế hết sức quan trọngnhằm loại bỏ những phân biệt đối xử với phụ nữ trong hưởng thụ các quyền chínhtrị cơ bản, như quyền bau cử; quyền ứng cử vào các cơ quan dan cử được thành lậptheo đúng quy định của pháp luật quốc gia; quyền tham gia các chức vụ nhà nước

và tham gia thực hiện chức năng công quyền theo quy định của pháp luật quốcgia.Có thể thấy công ước này là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên trên lĩnh vựcquyền phụ nữ, đòi hỏi các quốc gia thành viên thực hiện nghĩa vụ bảo đảm quyềnbình đăng của phụ nữ, đồng thời đánh dấu một giai đoạn mới cho sự ra đời một loạtvăn kiện quốc tế nhằm bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vựckhác nhau của đời sống xã hội

Tiếp đến năm 1967, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố vềloại bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ Tuyên bố cho rằng sự phân biệt đối xử vớiphụ nữ sẽ "cấu thành tội ác chống lại phẩm giá con người" Trên cơ sở đó, tuyên bốkêu gọi các chính phủ trên thế giới phải loại bỏ tất cả các luật, tập quán, chính sách

và thực tiễn quốc gia mang tính phân biệt đối xử với phụ nữ Tuyên bố yêu cầu cácnước nỗ lực thiết lập một khuôn khổ pháp lý hữu hiệu bảo vệ quyền bình đăng củaphụ nữ trong Hiến pháp và pháp luật quốc gia Quan trọng hơn, tuyên bố nhắn mạnh

sự cần thiết xây đựng một văn kiện pháp lý nhằm loại bỏ những định kiến và thựctiễn phân biệt đối xử vốn có gốc rễ từ tư tưởng coi thường phụ nữ.Trên cơ sở Tuyên

bố về loại bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, cộng đồng quốc tế cuối cùng đã đạt được

sự thống nhất cao trong nỗ lực pháp điển hóa một cách toàn điện cuộc đấu tranh vìquyên bình đăng của phụ nữ

Trang 24

Đến năm 1979, Công ước quốc tế về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xửvới phụ nữ đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước là một vănkiện quyền con người dành riêng cho phụ nữ, có giá trị pháp lý ràng buộc và mangtính toàn diện sâu sắc nhất từ trước đến nay trên lĩnh vực quyền phụ nữ Trong lờinói đầu của Công ước nêu rõ mục tiêu, ý nghĩa: khang định niềm tin vào các quyền

cơ bản của con người, vào nhân phẩm, giá trị của con người và các quyền bình đẳnggiữa nam giới,phụ nữ; khẳng định nguyên tắc không chấp nhận sự phân biệt đối xử

- mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, không cóbat kỳ sự phân biệt nào, kể cả phân biệt dựa trên giới tính Với niềm tin mãnh liệt

đó, Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo đảm các quyền bìnhđẳng giữa nam giới và phụ nữ trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa,

xã hội Cũng ngay trong Lời nói đầu của CEDAW đã chỉ ra một thực trạng, đó làbất chấp những nguyên tắc được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế vàđược thừa nhận rộng rãi bởi các quốc gia thành viên, sự phân biệt đối xử sâu rộngchống lại phụ nữ vẫn tiếp tục tồn tại, vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc bìnhđẳng về các quyền va sự tôn trọng phẩm giá con người, gây trở ngại đối với việcphụ nữ tham gia bình đẳng vào đời sống chính trị, xã hội và bình đẳng ngay trongchính gia đình họ, kìm hãm sự phát triển đầy đủ những khả năng tiềm tàng củangười phụ nữ trong việc phục vụ đất nước và nhân loại Vì vậy, Công ước là sự biểuthị quyết tâm của các quốc gia thành viên, của cộng đồng thế giới, thực hiện cácbiện pháp cần thiết để xóa bỏ sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức

Trong đó, Công ước CEDAW gồm 30 Điều chia làm 6 phần, cụ thể:

Phần I của Công ước CEDAW gồm có 6 điều Tại Điều 1, thuật ngữ "phânbiệt doi xử chống lại phụ nit" được định nghĩa, đó là bao gồm bat kỳ sự phân biệt,loại trừ hay hạn chế nào dua trên cơ sở giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục đíchlàm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiệncác quyền con người và những tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, dân sự hay bất kể lĩnh vực nào khác và trên cơ sở bình đẳng nam

nữ, bat kể tinh trang hôn nhân của họ như thế nào Điều 2 của Công ước thé hiện sự

Trang 25

lên án mạnh mẽ của các quốc gia thành viên đối với sự phân biệt đối xử chống lạiphụ nữ; ghi nhận 07 nguyên tắc cơ bản về chính sách và các biện pháp để xóa bỏ sựphân biệt đối xử chống lại phụ nữ như: Nguyên tắc bình dang nam nữ phải được ghinhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của quốc gia cũng như quy địnhcác biện pháp, chế tài để ngăn cam và xử lý tất cả hình thức phân biệt đối xử chốnglại phụ nữ; đảm bảo việc bảo vệ các quyền của phụ nữ một cách có hiệu quả thôngqua hệ thống tư pháp và đảm bảo hệ thống cơ quan công quyền khác cũng hànhđộng tương tự; tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xửchống lại phụ nữ do bat kỳ cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào tiến hành; sửađôi, hủy bỏ các quy định, tập quán đã tạo sự phân biệt đối xử với phụ nữ; tran ap tat

cả các hình thức buôn bán phụ nữ va bóc lột mại dâm phụ nữ

Phan H của Công ước dé cập vấn dé bảo đảm sự bình dang giữa nam giới vàphụ nữ trong lĩnh vực chính trị Theo đó, các quốc gia thành viên phải tiễn hành tất

cả những biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữtrong đời sống chính trị và công cộng của đất nước Cụ thẻ là đảm bảo cho phụ nữđược bình đẳng voi nam giới trong việc thực hiện các quyền cơ bản đó là được bỏphiếu trong tất cả các cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân, được ứng cử vào tất cả các cơ

quan dân cử; được tham gia trong việc xây dựng và thực hiện chính sách của chính

phủ, tham gia các chức vụ và thực hiện tất cả các chức năng công cộng ở tất cả cáccấp chính quyền; được tham gia những tô chức và hiệp hội phi chính phủ liên quanđến đời sống công cộng và chính trị của đất nước Ngoài ra, Công ước CEDAW cònquy định vẻ nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải dành cho phụ nữ cơ hội trởthành đại diện của chính phủ tại các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình dang với namgiới; đảm bảo việc thực hiện các quyền về quốc tịch của phụ nữ và của con cái họ.Phan IH của Công ước quy định về nghĩa vụ của các quốc gia thành viêntrong việc đảm bảo cho phụ nữ được bình đẳng về các quyền trong lĩnh vực giáodục, việc làm, chăm sóc sức khỏe và trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế,

xã hội Đặc biệt, tại Điều 14 Công ước lưu ý các quốc gia thành viên phải xem xét

những vân đê đặt ra đôi với phụ nữ nông thôn và vai trò quan trọng của phụ nữ

Trang 26

nông thôn trong đời sống kinh tế của gia đình họ; có biện pháp thích hợp dé xóa bỏ

sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ ở nông thôn, đảm bảo sự bình dang của phụ nữvới nam giới trong việc tham gia phát triển nông thôn và được hưởng lợi từ sự pháttriển đó, nhất là về: Tham gia xây dựng và thực hiện những kế hoạch phát triển;được tiếp cận các cơ sở chăm sóc sức khỏe day đủ, kể cả thông tin, tu van và nhữngdịch vụ kế hoạch hóa gia đình; được hưởng lợi từ những chương trình bảo hiểm xãhội, từ các loại hình giáo dục, đào tạo; bình đẳng về CƠ hội có việc làm; được thamgia tất cả các hoạt động cộng đồng

Phần IV của Công ước CEDAW gồm 2 điều, quy định về việc đảm bảo chophụ nữ sự bình đẳng với nam giới trước pháp luật cả về pháp luật dân sự, trong hoạtđộng tố tụng, quyền tự đo về đi lại, lựa chọn nơi cư trú, chỗ ở Các quốc gia thànhviên phải áp dụng tất cả những biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự phân biệt chống lạiphụ nữ trong tất cả các van đề liên quan đến hôn nhân, quan hệ gia đình Đáng chú

ý là tại khoản 2 Điều 16, Công ước ghi rõ: Việc hứa hôn và kết hôn trẻ em phải bịcoi là không có hiệu lực pháp lý và tất cả các hành động cản thiết, ké cả luật phápphải được tiến hành nhằm quy định tuổi tối thiểu có thể kết hôn và bắt buộc phảiđăng ký kết hôn chính thức

Phần V (từ Điều 17 đến Điều 22) Công ước quy định chỉ tiết về việc thiết lập

và các chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối xửchống lại phụ nữ (Ủy ban CEDAW) Uỷ ban được thành lập năm 1982, gồm có 23

ủy viên đại điện cho các quốc gia thành viên CEDAW được bầu theo nhiệm kỳ 4năm - là cơ quan giám sát việc thực hiện Công ước CEDAW trên toàn thế giới Uyban họp mỗi năm 2 lần để đánh giá sự tiến bộ của các quốc gia thành viên trongviệc thực hiện CEDAW Các quốc gia thành viên phải có báo cáo lần đầu tiên sau 1năm trở thành thành viên CEDAW và sau đó cứ 4 năm 1 lần gửi báo cáo cho Ủyban CEDAW Trên cơ sở xem xét báo cáo, Ủy ban sẽ đưa ra các nhận xét kết luận

và được pho biến rộng rãi cho người dân ở quốc gia được nhận xét Trong quá trìnhhoạt động từ khi thành lập đến nay, Ủy ban CEDAW cũng đã đưa ra 28 bản khuyếnnghị chung tới tất cả các quốc gia thành viên, đề cập những nội dung nhằm loại bỏ

Trang 27

sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong nhiều lĩnh vực mà trước đó Công ướcCEDAW chưa đề cập đến hoặc dé cập chưa đầy đủ như van đề phòng chốngHIV/AIDS, bạo lực với phụ nữ, van đề phụ nữ đi lao động ở nước ngoài,

Phan VI (từ Điều 23 đến Điều 30) Công ước dé cập sự cam kết của các quốcgia thành viên về việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được công nhận trong Côngước; quy định về thủ tục phê chuẩn, gia nhập Công ước; về giải quyết tranh chấpgiữa hai hay nhiều quốc gia xung quanh việc giải thích và áp dụng Công ước; vềquyền và thủ tục đề nghị sửa đổi, bé sung Công ước; về hiệu lực của Công ước Ngoài ra, còn có Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước CEDAW(The Optional Protocol to the CEDAW) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thôngqua ngày 6/10/1999 theo khuyến nghị của Hội nghị Viên (Áo) về quyền con ngườinăm 1993 và Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ tư ở Bắc Kinh năm 1995 Nghị địnhthư này có hiệu lực từ ngày 22/12/2000 và hiện có 104 quốc gia thành viên

Những quy định tại văn kiện này khẳng định một lần nữa những quyền đã

được xác lập tại các công ước, tuyên ngôn, tuyên bó trước đó Công ước đã xác

lập những định hướng và nguyên tắc quan trọng để thúc đây cuộc đấu tranh loại bỏphân biệt đối xử với phụ nữ trên toàn thế giới Công ước đưa ra biện pháp mà cácquốc gia thành viên phải thực hiện nhằm đạt được sự loại bỏ bất kỳ hình thức phânbiệt đối xử với phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội vàvăn hóa, mà pháp luật quốc tế ghi nhận Ngoài ra, Công ước đang giữ vị trí là

"hòn đá tảng" tạo dựng nên một khuôn khổ luật pháp quốc tế bảo vệ quyền conngười nói chung, quyền bình dang của phụ nữ nói riêng

Ngoài ra, bên cạnh các công ước trên, tại Hội nghị Phụ nữ thế gidi lần thứ tu

đã được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995 với sự tham gia của đại diệncác chính phủ trên thé giới cũng là một sự kiện quan trọng Hội nghị một mặt thừanhận địa vị của phụ nữ nói chung trên thế giới đã có sự cải thiện đáng kế so vớitrước, mặt khác đã chỉ rõ rằng trên thực tế sự cải thiện đó vẫn chưa đạt được nhưmong muốn và bat bình dang đối với phụ nữ vẫn còn tổn tại Đại diện các chính phủkhẳng định quyết tâm tiếp tục các cam kết vì mục tiêu bình đăng, phát triển và hòa

Trang 28

bình cho phụ nữ Một chương trình hành động đã được Hội nghị thông qua trên cơ

sở tiếp tục phát triển những mục tiêu đã được nêu ra tại Chiến lược Nairobi nhằmxóa bỏ những trở ngại đối với sự tham gia tích cực và bình dang của phụ nữ vào cácquá trình ban hành chính sách trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Điều đặc biệt

là chương trình hành động này đã xác định trách nhiệm cụ thể của các quốc giatrong việc thực hiện chương trình tại phạm vi lãnh thé của mình trên cơ sở phù hợpvới các quyền con người cơ bản Ở một mức độ nào đó, chương trình hành động củaHội nghị Bắc Kinh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các quốc gia trong việc hỗtrợ thiết thực việc thực hiện các quy định của Công ước loại bỏ mọi hình thức phânbiệt đối xử với phụ nữ Tóm lại, cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng của phụ nữ đãdat được những thành quả quan trọng thé hiện qua sự ghi nhận của luật pháp quốc tế

về quyền phụ nữ cũng như những cam kết chính trị rộng lớn của cộng đồng quốc tế.Mặc dù đã có các văn kiện trên nhưng sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữvẫn tổn tại ở nhiều nơi trên thế giới mà hậu quả nghiêm trọng của nó đã được công

ước CEDAW nhắc tới đó là sự phân biệt đối xử với phụ nữ vi phạm các nguyên tắc

về quyền bình đẳng và xúc phạm tới nhân phẩm con người, là một trở ngại đối vớiviệc phụ nữ tham gia bình đẳng với nam giới trong đời sống chính trị, kinh tế, vănhoá, xã hội của đất nước họ, ngăn cản sự phát triển thịnh vượng của xã hội và giađình, gây khó khăn cho việc phát triển đầy đủ các tiềm năng của phụ nữ trong việcphục vụ đất nước và loài người [29]

Vì vậy, các quốc gia thành viên của Công ước CEDAW cần lên án sự phânbiệt đối xử chống lại phụ nữ thể hiện đưới mọi hình thức, đồng ý áp dụng tất cảnhững biện pháp thích hợp và không chậm trễ để thực hiện một chính sách xoá bỏphân biệt đối xử chống lại phụ nữ bằng các hình thức như đưa nguyên tắc bình đẳng

nam nữ vào hiến pháp nước mình, hoặc vào các văn bản pháp luật thích hợp khác,nếu như việc này chưa được thực hiện, và bảo đảm, thông qua pháp luật và các biệnpháp khác, việc thực hiện các nguyên tắc này trên thực tế; Hay thiết lập sự bảo vệ

về mặt luật pháp các quyền của phụ nữ trên cơ sở bình đẳng với nam giới và đảmbảo bảo vệ phụ nữ một cách có hiệu quả chống lại bất kỳ hành động phân biệt đối

Trang 29

xử nào thông qua các Tòa án quốc gia có thầm quyền và các thiết chế công cộngkhác; thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xửchống lại phụ nữ do bất kỳ cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nào tiến hành; hủy bỏ tat

cả quy định hình sự quốc gia mà tạo nên sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.[5]1.2 Sự tương thích pháp luật về quyền bình đẳng của phụ nữ

Việc đánh giá sự tương thích pháp luật là van dé thường xuyên được nghiêncứu trong khoa học pháp lý Tuy nhiên, những lí luận cơ bản về sự tương thích phápluật lại chưa được làm rõ Theo tác giả, khi đề cập đến vấn đề tương thích pháp luậtcần lưu ý một sé nội dung co ban sau:

Trước khi đi sâu vào giải quyết khái niệm sự tương thích giữa pháp luật ViệtNam và pháp luật quốc tế, chúng ta cần hiểu "twong thích" là gì Trên thực tẾ,thuật ngữ “twong thich" thường được sử dụng một cach rộng rãi trên nhiều lĩnhvực, ngoài luật học thì nó còn được nhắc tới trong những lĩnh vực khác như kỹthuật, công nghệ, môi trường.v.v Mặc dù được sử dụng phổ biến như vậy, nhưngtrong các từ điển mà tác giả khảo cứu, như Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủbiên), Việt Nam từ điển (Thanh Nghị) và Việt Nam tân tự điển (Hội khai trí tiếnđức), từ "twong thích" lại hoàn toàn không tồn tại Vì vậy, theo chúng tôi cầnnghiên cứu khái niệm tương ứng trong tiếng nước ngoài Cụ thé, trong tiếng Anh,

"tương thích" (compatible) được từ điển Merriam-Webster giải thích là khả năngtôn tại cùng với nhau mà không có trở ngại hay xung đột.[33] Như vậy, về mặt ngữnghĩa, chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản về tương thích trên một số mặt sau:

Về đối tượng, sự tương thích giữa hai hệ thống pháp luật được đặt ra đối vớiyếu tố pháp luật nhất định như: hệ thống pháp luật, ngành luật, quy phạm pháp luậthay các quan niệm pháp luật Tuy nhiên, chung quy lại, dù đối tượng có đặt ra 6phạm vi nào thì chúng ta cũng phải nghiên cứu đến các quy định nam trong đó Cụthể, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, sự tương thích được đặt ra đối với hai

hệ thống đó là: pháp luật quốc tế bao gồm các điều ước, tập quán quốc tế và phápluật Việt Nam là tổng thể các quy định do nhà nước ban hành Điểm chung giữa hai

hệ thống pháp luật nghiên cứu là chúng đều quy định về quyền bình dang của phụ

Trang 30

nữ Sự khác biệt giữa chúng là phạm vi điều chỉnh, một bên có tầm quốc tế- điềuchỉnh quan hệ pháp luật giữa các chủ thé pháp luật quốc tế còn một bên có tam quốcgia- điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa các cá nhân, công dân, tổ chức và nhà nước

trong phạm vi Việt Nam.

Về nội hàm, chính là khả năng các quy định pháp luật có thể tồn tại và vậnhành cùng với nhau Thực tiễn pháp lý cho thấy, giữa các hệ thống pháp luật, cácngành luật và các văn bản pháp luật cụ thể vẫn tồn tại các quy định cùng liên quanđến một vấn đẻ Cách hiểu và giải quyết vấn đẻ đó có thể có sự tương đồng và khácbiệt nhất định với nhau, khiến cho việc áp dụng chúng trên thực tế có thể diễn ratheo hướng xung đột nhau hoặc tương hỗ nhau Vì vậy, đánh giá sự tương thíchgiữa hai hệ thống pháp luật chính là đánh giá khả năng trên thực tế các quy địnhpháp luật có đạt được tính đồng bộ và hiệu quả khi thi hành hay không

Về ban chất, chính là khả năng tôn tại cùng nhau Tức là xem xét và đánhgiá tính tương thích chính là việc xem xét và đánh giá khả năng đó Ở đây, khảnăng tôn tại càng nhau sẽ bao gồm nhiều yếu tố và mức độ Các yếu tố đánh giá cóthể bao gồm sự giống nhau về nội dung, sự hỗ trợ nhau trong vận hành và sự pháttriển, bé sung cho nhau Thông qua các yếu tố đó, chúng ta có thể đánh giá mức độcủa sự tương thích Bao gồm tương thích và không tương thích, tương thích cao vàtương thích thấp Mỗi mức độ nêu trên lại phản ảnh một mức độ khác nhau của khảnăng tồn tại và vận động của những đối tượng được đánh giá sự tương thích

Từ đó, ta có thé rút ra khái niệm về sự tương thích giữa hai hệ thong pháp luậtquốc tế và pháp luật quốc gia được hiểu:

Sự tương thích giữa hai hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế

là khả năng các quy định nam trong hai hệ thông pháp luật, ngành luật, chế địnhpháp luật và văn bản pháp luật khác nhau có thé tần tại và được thực thi cùngnhau mà không phát sinh những mâu thuẫn, xung đột về tỉnh thần, nguyên tắc,cách hiéu,

1.3 Một số tiêu chí đánh giá sự tương thích của pháp luật về quyền bìnhđẳng của phụ nữ trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế

Khi đưa hai quy định của pháp luật ra để đánh giá sự tương thích, chúng ta cầnchú ý tới một số tiêu chí nhất định như:

Trang 31

- Sự tương thích về tỉnh thần, nguyên tắc giữa pháp luật Việt Nam vàpháp luật quốc tế thể hiện ở chỗ, những yếu tố mang tính chất nền tảng, có ảnhhưởng bao trùm toàn bộ nội dung của pháp luật đều đạt được mức độ thống nhấtcao Những nội dung liên quan đến tinh thần, nguyên tắc pháp luật thường được décập đến trong những nội dung đầu tiên, như lời nói đầu hay các điều khoản đầu tiên.Khi xác định tính tương thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trên tiêuchí tinh than và nguyên tắc, ta cần phải xem xét các van dé: a) đầu tiên, tinh thần vànguyên tắc đó có được ghi nhận một cách tương xứng với nhau hay không, b) mụctiêu, phương hướng của các văn bản pháp luật có thống nhất hay không và c) nộidung từng điều khoản có phản ánh được tỉnh thần và nguyên tắc đó hay không.Trong lĩnh vực quyền bình đẳng của phụ nữ, tinh thần và nguyên tắc cơ bảncủa pháp luật là bảo đảm sự bình dang giữa phụ nữ và nam giới trong các quyền vàthúc đây các quyền này ở những nơi mà điều kiện, hoàn cảnh xã hội còn chưa phùhợp Với nội dung và tinh thần nguyên tắc đó, cách ghi nhận của pháp luật quốc tế

và pháp luật Việt Nam sẽ có điểm khác nhau Đối với pháp luật quốc tế, đối tượngđiều chỉnh của nó là các quan hệ pháp luật quốc tế, giữa các chủ thé là các quốc gia,

tổ chức quốc té.v.v Do vậy, cách quy định của nó là đặt ra quyền và nghĩa vụ của cácchủ thể nói trên Ngược lại, pháp luật Việt Nam về quyền bình đăng của phụ nữ bêncạnh việc ghi nhận nghĩa vụ của nhà nước thì còn đề cập tới quyền và nghĩa vụ củacông dân Vậy nên, cần phải xem xét một cách vừa chỉ tiết vừa tông thé dé đánh giáđược sự tương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về lĩnh vực này

- Sự tương thích trong từng lĩnh vực: Quyền bình đăng của phụ nữ là mộtphạm trù trải dài trên nhiều khía cạnh của đời sống vì phụ nữ, cũng như nam giới, làđối tượng tham gia vào rất nhiều quan hệ xã hội cụ thể Vì vậy, khi xem xét tínhtương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về quyền bình đẳng củaphụ nữ ta cần đi vào từng khía cạnh, từng lĩnh vực Cụ thể, sự tương thích thể hiện

ở chỗ: số lượng và phạm vi các lĩnh vực được quan tâm trong pháp luật quốc gia vàpháp luật quốc tế có tương đồng với nhau không, có lĩnh vực nào được đặc biệtquan tâm và lĩnh vực nào còn bỏ ngỏ hay không Việc xác định điều này có ý nghĩahết sức quan trọng vì không phải ở nơi nào, các khía cạnh cụ thể của quyền bìnhđăng phụ nữ cũng dành được sự quan tâm như nhau Tùy vào bối cảnh chính trị,

Trang 32

kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước mà mỗi một quốc gia lại có những khía cạnhquan tâm riêng Tiếp theo, sự tương thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc

tế về quyền bình đăng của phụ nữ sẽ thể hiện ở mức độ tương đồng trong các quyđịnh cụ thể thuộc từng lĩnh vực Khi đi sâu vào từng quy định, từng nhóm quy địnhchúng ta có thể xác định được chúng có được xây dựng nên giống nhau hay không,cách thức áp dụng chúng cũng như mối liên hệ giữa chúng với những bộ phận kháccủa hệ thống pháp luật có hợp lý hay không

- Sự tương thích về nội dung quy định: Như đã nói, cách hiểu và cách đánhgiá vấn đề sẽ được phản ánh cụ thể thông qua nội dung của quy định pháp luật Sựtương thích về nội dung quy định thé hiện ở chỗ, chúng giống nhau hay phát triểnthêm dựa trên tinh thần cơ bản của nhau Chang hạn như đối với những văn banmang tính chất nền tảng như Hiến pháp, Luật, nội dung quy định có thể súc tích vàbao quát Còn đối với những văn bản mang tính chất ứng dụng cao, sau khi đã có sựthống nhất về cách hiểu và cách đánh giá vấn đề đối với các văn bản kia thì nộidung quy định cần có sự phát triển và cụ thé hóa sâu sắc hơn

- Sự tương thích về quy định về cơ chế bảo đảm thực hiện: Có thé nói, cơchế bao đảm thực hiện là van dé hết sức quan trọng, đóng vai trò then chốt trongviệc liệu rằng các quy định có giá trị tồn tại hay không Pháp luật quốc tế và phápluật quốc gia có những cách thức khác nhau để quy định cơ chế bảo đảm thực hiện.Đổi với pháp luật quốc tế, chủ thé của nó là các quốc gia, tổ chức quốc tế.v.v DoVẬY, CƠ chế bảo đảm thực hiện cũng mang tầm vĩ mô và đòi hỏi sự cam kết của cácchủ thé đó Thông qua các quy định về quyền và nghĩa vụ, cơ chế báo cáo, thiết chếkiểm tra, giám sát, pháp luật quốc tế tạo ra một khung pháp lý khiến cho các chủ thể

tham gia vào nó phải tuân thủ và qua đó đạt được mục đích bảo đảm thực hiện các

quy định của pháp luật Còn đối với pháp luật quốc gia, trên cơ sở những quy định

về quyền, nghĩa vụ, báo cáo, thanh tra của pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia phải

cụ thé hóa thành các quyền hạn, nhiệm vụ của nhà nước và những quyền, nghĩa vụcủa công dân Có thể thấy, cùng hướng tới mục đích bảo vệ quyền bình đẳng củaphụ nữ nhưng pháp luật quốc tế và quốc gia có cách thức khác nhau để đạt được Sựtương thích về mặt này sẽ thể hiện ở chỗ, các cách thức đó có thể vận hành cùng

nhau một cách hiệu quả hay không.

Trang 33

Chương 2

ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀPHAP LUAT QUOC TE VE QUYEN BÌNH DANG CUA PHU NU

Trong phạm vi nghiên cứu luận văn là đánh giá sự tương thích giữa pháp luật

Việt nam và pháp luật quốc tế, tác giả xin được chủ yếu tập trung nghiên cứu, phântích, chỉ ra sự tương thích trong 4 lĩnh vực chính như quyền phụ nữ trong lĩnh vựcchính trị; quyền trong lĩnh vực kinh tế; quyền trong lĩnh vực lao động- việc làm;quyên trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe gia đình

2.1 Sự tương thích về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực

chính trị

Nói đến nội dung của pháp luật về quyên chính trị của phụ nữ là đề cập tới cácquy phạm pháp luật cụ thể hướng đến mục tiêu xác lập và bảo vệ năng lực, tư cáchpháp lý bình dang của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị

Quyền chính trị của phụ nữ là một trong những quyền quan trọng được đề cậptoàn điện và sâu sắc trong công ước CEDAW Công ước này yêu cầu các quốc giathành viên có trách nhiệm dùng mọi biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ sự phân biệtđối xử với phụ nữ, trên cơ sở bình đăng nam, nữ trong đời sống chính trị và cộngđồng của đất nước ở các quyền như quyền tham gia bỏ phiếu ở mọi cuộc bầu cử vàtrưng cầu ý dân, được tham gia xây dựng và thực hiện chính sách của Chính phủ,tham gia các chức vụ của nhà nước và thực hiện mọi chức năng cộng đồng ở mọicấp của Chính phủ, tham gia vào các tổ chức hiệp hội phi Chính phủ liên quan đếnđời sống cộng đồng và chính trị của đất nước

2.1.1 Pháp luật quốc tế về quyên chính trị của phụ nữ

Dưới góc độ pháp luật quốc tế, những quy định liên quan trực tiếp và gián tiếpđến quyền chính trị của phụ nữ có thé được tìm thấy trong nhiều văn kiện quốc tế vềquyền con người như Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) năm 1948; Côngước về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952, Công ước quốc tế về quyền dân

sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 và Công ước Liên hợp quốc về loại bỏ mọi hìnhthức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) năm 1979

Trang 34

Công ước CEDAW không phải là văn kiện pháp lý chuyên biệt quy định vềcác quyền của phụ nữ, vì các quyền như vậy đã được thừa nhận trong các điều ướcquốc tế khác về nhân quyền ban hành trước đó Tuy nhiên, công ước CEDAW có ýnghĩa hết sức quan trọng đối với việc hiện thực hóa các quyền con người của phụ

nữ, trong đó có quyền chính trị, bởi lẽ công ước này xác định các cách thức, biệnpháp nhằm loại trừ những sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong việc hưởng thụ cácquyền con người Nói cách khác, mục đích của Công ước CEDAW là trao cho phụ

nữ những quyền con người đã được thừa nhận nhưng trên thực té họ chưa đượchưởng bởi có những sự phân biệt đối xử với phụ nữ

Trong số các điều khoản của công ước CEDAW, Điều 7 của Công ước quyđịnh phạm vi quyền chính trị của phụ nữ, bao gồm: quyền tham gia bỏ phiếu trongmọi cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân; quyền ứng cử; quyền tham gia xây dựng và thựchiện các chính sách của Chính phủ, tham gia các chức vụ nhà nước; quyền tham giacác tổ chức và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống công cộng và chính trịcủa đất nước Điều này cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phải tiến hành tat cảcác biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự phân biệt đối cử với phụ nữ trong đời songchính trị, công cộng của đất nước, đặc biệt là trong việc hưởng thụ các quyền chínhtrị cụ thé nêu trên

Ngoài ra, Điều 8 của Công ước CEDAW cũng mở rộng phạm vi quyền chínhtrị của phụ nữ ra ngoài biên giới quốc gia, bằng việc yêu cầu các quốc gia thànhviên phải tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm cho phụ nữ có cơhội đại diện cho Chính phủ ở cấp quốc tế; tham gia vào công việc của các tổ chứcquốc tế trên cơ sở bình đăng với nam giới và không có bất kỳ sự phân biệt đối xửnào Cũng về vấn đề này, tại Lời nói đầu của Công ước các quyền chính trị của phụ

nữ 1952 ghi nhận mọi người có quyền tham gia vào chính phủ của nước mình mộtcách gián tiếp hoặc thông qua các đại diện do họ tự do lựa chọn; bình đẳng hoá địa

vị của nam giới và nữ giới trong việc hưởng và thực hiện các quyền chính trị, theoquy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.

Từ đó, theo Công ước CEDAW, có ba nguyên tắc pháp lý cần tuân thủ để bảođảm việc thực thi các quyền của phụ nữ, trong đó có quyên chính trị như: nguyên

Trang 35

tắc về trách nhiệm quốc gia; nguyên tắc không phân biệt đối xử; và nguyên tắc bìnhđăng về giới Cả ba nguyên tắc này đều quan trọng, tuy nhiên, từ góc độ thực tiễn,nguyên tắc bình đăng và không phân biệt đối xử giữ vai trò chủ đạo và có tínhxuyên suốt, bởi lẽ, đây là những nguyên tắc được coi như là chuẩn mực khi xem xétviệc bảo đảm thực hiện bất cứ quyền nào của phụ nữ, trong bất cứ quan hệ nào kể

cả gia đình, cộng đồng, xã hội, quốc gia và quốc tế Có thẻ thấy, dựa vào nguyên tắcbình dang và không phân biệt đối xử, thực hiện quyền chính trị của phụ nữ là baođảm quyền dân chủ trong xã hội Dân chủ bao gồm dân chủ trực tiếp và dân chủgián tiếp Biểu hiện của dân chủ trực tiếp là phụ nữ cũng như nam giới được trựctiếp tham gia vào toàn bộ quá trình quản lý nhà nước, từ khâu xây dựng hoạch địnhchính sách đến triển khai công việc cụ thể hoặc trực tiếp tham gia giám sát, kiểm trahoạt động của các cơ quan công quyền thực hiện quyền lực được giao Đặc biệt, dânchủ ở cơ sở thể hiện ở chỗ phụ nữ được tham gia đóng góp ý kiến bằng nhiều hìnhthức vào các vấn dé liên quan đến đời sống cộng đồng trong đó có những vấn déliên quan đến lợi ích của họ Hình thức điển hình của dân chủ gián tiếp là phụ nữ

tham gia bầu cử người đại diện và ứng cử vào các cơ quan dân cử, cơ quan đại diệnquyền lực nhà nước

Ngoài Công ước CEDAW thì Công ước các quyền chính trị của phụ nữ 1952cũng quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị bao gồm:quyền bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử; có quyền được bầu vào mọi cơ quan nhànước do dân cử được thành lập theo quy định của pháp luật quốc gia; có quyền làmviệc tại các cơ quan nhà nước và thực hiện mọi chức năng công quyền theo quyđịnh của pháp luật; [6] Còn Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị

1966 thì quy định quyền chính trị của phụ nữ tại Điều 25 của Công ước chang han

họ sẽ được bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổthông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do

bày tỏ ý nguyện của mình; [7].

2.1.2 Pháp luật Việt Nam về quyên chính trị của phụ nữ

Ở Việt Nam, quyền chính trị của phụ nữ với tư cách là quyền của công dân

sớm được xác lập băng pháp luật cùng với sự ra đời của Hiên pháp đâu tiên năm

Trang 36

1946 Ngay từ thời điểm này, phụ nữ đã được công nhận có địa vị công dân bìnhđẳng so với đàn ông: “Đàn bà ngang quyén với đàn ông về mọi phương điện”(Điều 9) Kế thừa và phát triển Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980,Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 cũng quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ.

Ta có thé kế đến như:

Hiến pháp 1959 Điều 24 quy định: “Phu nữ nước Việt Nam dân chủ Cộnghòa có quyên bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh té, văn

hóa, xã hội và gia đình ``.

Hiến pháp 1980 quy định quyền của phụ nữ vừa được lồng vào các quyền cơbản của công dân, vừa được quy định riêng nhằm tạo ra những điểm nhắn quantrọng, khẳng định quyền của phụ nữ “Moi công dan đều bình dang trước phápluật (Điều 52); “Công dân không phân biệt dân tộc, nam - nữ, thành phần xãhội đủ 18 tuổi trở lên đầu có quyên bau cử và đủ 21 tuổi trở lên đầu có quyềnứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp” (Điều 54) ; “Công dân nữ vànam có quyên ngang nhau về moi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình.Nghiêm cắm mọi hành vi phân biệt đỗi xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ

nữ Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau Laođộng nữ có quyền hưởng chế độ thai sản (Điều 64)

Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định rõ các quyền bình đẳngnam, nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, trong đó tại Điều 63 quyđịnh “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội và gia đình Nghiêm cắm mọi hành vi phân biệt di xử với phụ

nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Lao động nữ và nam việc làm như nhau thìtiền lương ngang nhau”

Đến Hiến pháp 2013, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến nay, đã khang địnhsâu sắc hơn quyền của phụ nữ trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của cácbản Hiến pháp trước Từ Điều 14 đến Điều 49 Hiến pháp 2013 đã quy định cácquyền con người nói chung và quyên công dân nói riêng, trong đó có quyên của phụ

nữ được quy định tại Điều 26 Hiến pháp 2013:“Céng dan nam, nữ bình dang vềmọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyên và cơ hội bình đẳng giới Nhànước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy

Trang 37

vai trò của minh trong xã hội Nghiêm cam phân biệt doi xử về giới” Ngoài ra,quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị còn có các quyền như: Bầu cử khi đủmười tám tuổi trở lên, ứng cử khi đủ hai mươi mốt tuổi trở lên vào Quốc hội, Hộiđồng nhân dân; Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,biểu tình,

Ngoài được ghi nhận trong Hiến pháp- văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất,quyên chính trị của phụ nữ được ghi nhận ở trong một số văn ban cu thể hóa Hiếnpháp như Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biếu Hội đồng nhân dân,Luật bình đẳng giới, Trong việc bầu cử, tự ứng cử thì quyền của phụ nữ được quyđịnh rất chỉ tiết tại Điều 11 Luật bình đăng giới 2006:

1 Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động

4 Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được dé bạt, bồnhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức

Phù hợp với tinh thần của Công ước CEDAW, Hiến pháp và pháp luật ViệtNam cũng có những quy định xác lập quyền bình đẳng của phụ nữ tham gia xây

dựng và thực hiện các chính sách của Chính phủ, tham gia các chức vụ nhà nước và

thực hiện chức năng công cộng ở mọi cấp Đối với van dé tham gia quản lý nhànước, quy định của pháp luật Việt Nam hẹp hơn so với pháp luật quốc tế nói chunghay công ước CEDAW nói riêng Dẫn chiếu với Điều 7 của Công ước CEDAWquyền của phụ nữ được quy định rộng, cụ thể hơn Cụ thể phụ nữ ở Việt Namkhông được quy định quyền tham gia xây dựng, thực hiện các chính sách của Chínhphủ, tham gia các chức vụ nhà nước và quyền trưng cầu ý dân Bởi lẽ, quyền trưngcầu ý dân ở Việt Nam hiện nay mới quy định chung tại Hiến pháp 2013 chứ chưa

được cụ thê hóa ở Luật vì vân đê này hiện nay còn đang rât nhiêu ý kiên trái chiêu.

Trang 38

Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ được bầu vào Quốc hội là vấn đề nhận được nhiều sự quantâm bởi hiện nay Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực châu Á - TháiBình Dương có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 25% Số đại biểu nữ giữ cáctrọng trách quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội đã tăng lên trong nhữngkhóa gần đây Trong những nhiệm kỳ gần đây, chúng ta có nữ ở vị trí Phó Chủ tịchnước và Phó Chủ tịch Quốc hội Cụ thê như Quốc hội khóa 201 1-2016 hiện nay có

122 nữ trong tổng số 500 đại biểu, đạt tỷ lệ 24,4% Đây là tỷ lệ nữ đại biêu Quốchội thấp nhất trong 4 khóa gần đây, tính từ năm 1997 (Biểu đồ 2.1)

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, 1997- 2011 [35]

và cũng chưa đạt chỉ tiêu đề ra cho năm 2010 là tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dâncác cấp đạt từ 28-30% [36] (Biểu đỗ 2.2)

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND ba cấp, 1989-2016

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN