Xung quanh vấn đề hình thức chính thể nhà nước có nhiều khái niệm.Sau đây, là hai khái niệm định nghĩa về hình thức chính thể nhà nước được các nhà khoa học thừa nhận rộng rãi: Hình thức
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÙI HUY TÙNG
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ SỰ KHÁC BIỆT CỦA CHÍNH THE VIỆT NAM HIẾN PHÁP 1946 VỚI CHÍNH THE
CỦA MỘT SỐ NHÀ NƯỚC TRÊN THỂ GIỚI
Chuyên ngành: LÝ LUẬN CHƯNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP QUYỀN
Mã số : 50501
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYEN DANG DUNG
[ 201 Hox C QU Age NÓ ie ria TH) Git The cài“in TH ena
No Ve Loc |
ne
HÀ NỘI - 2002
Trang 21.3 Việc quy định chính thể trong các hiến pháp - 2
CHUGNG 2 CHÍNH THE VIỆT NAM HIẾN PHÁP 1946 SO SÁNH VỚI
CHÍNH THE MỘT SỐ NƯỚC TREN THE GIỚI - 2222222222222 32
2.1 Khái quát về chính thể Nhà nước Việt Nam Hiến pháp
1946 ma 3⁄
2.1.1 Tư tưởng về các mô hình chính thể Nhà nước ở Việt Nam trước
cách mang tháng ‘Tam: TØ43 : : ccic1 621-622 -621516 514160415 1645580684 660085655 03685 5ã 3⁄
2.1.2 Cơ sở lý luận, thực tiễn và đặc điểm của chính thể cộng hòa dân
chủ nhân dân Hiến pháp I9446 - ¿5 + S131 9 nghiệt 3£
2.2 Sự giống nhau và khác nhau của chính thể Hiến pháp 1946 với chính thể cộng hòa / quân chủ đại nghị và chính thể cộng
hòa tổng thống . - 22: ©22¿22++222+22EE22312E12212212711 21111 te 4:
2.2.1 Về Nguyên thủ quốc gid - - +3 + 2+ +vsesrkreereererke 4 2.2.2 Về Quốc hội ¿+22 2232211311 112321 121111 rrke 5( s3 WE CHG PUI e«««esesereesceesdeenseixeesorDtenersn gmegeeree eeiinaiss sesanaidtpaasesd 6:
2.2.4 VE Tư phap v.ecccccccssccssssesscsssssecsccssssesecssssssesessseceessssssesssescsssseesssssueesee 82
CHƯƠNG 3 SỰ KẾ THỪA, PHAT TRIỂN CHÍNH THE HIẾN PHAP 1946
TRONG CÁC HIẾN PHÁP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ
HOÀN THIỆN CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM HIEN NAY 2S 1E S1EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEErrkrrre 9(
Trang 33.1 Sự kế thừa và phát triển chính thể Hiến pháp 1946 trong các
Hiện pháp Ni THHTTNLeeecseaeooeennrnninininiccasotnntocUEngrcksag000000620000001018006100 00105890
3.1.1 Về tính chất của nhà nưỚcC - ¿+ + + k2 ksx££*£vEerekekeekreere 94
3.1.2 Về các quyền tự do, dân chủ của công dân .- - - -98
3.1.3 Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước -.- - - + ++++x+xex+zxe+ 100
3.2 Một số kiến nghị về hoàn thiện cơ sở hiến định của môhình tổ chức Nhà nước Việt Nam hiện nay - 107
3.2.1 Hình thành một hệ thống lý luận độc lập về mô hình tổ chức nhà
TƯỚCC SG <1 TH TH Tu TH 108
3.2.2 Xác định chính thể Việt Nam hiện nay . 5555 555+552 110
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức va co chế phan công, phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
0110 113
HOt lUẬN :s.::::-:22¿-2.: cc2222-c6212656212cS6561581265415585.55 655.1 v55 6558365658521385534905993345 166913580525 117
Danh mục tài liệu tham khảo - - - 2c 2c 32c 322332133 E£vEEezererrererresexee 119
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử tồn tại lâu đời của nhà nước, vấn đề trọng tâm của bất cứ
nhà nước nào là việc tổ chức và thực hiện quyền lực của nhà nước như thế nào
Lý luận và thực tiễn đã chứng mình rằng, một nhà nước mà có cơ chế tổ chức
và thực hiện quyền lực dựa trên những luận cứ khoa học và phù hợp với những
đòi hỏi khách quan thì nhà nước đó sẽ tồn tại và phát triển bền vững Ngượclại, việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước nếu chỉ dựa trên ý chí chủ
quan không có căn cứ khoa học thì sớm hay muộn chế độ nhà nước đó cũng sẽ
bị diệt vong.
Chính vì vậy, vấn đề tìm ra một mô hình tổ chức nhà nước khoa học phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước và quốc tế là công việc chính yếu của
bất kỳ một nhà nước nào trong qúa khứ, hiện tại cũng như tương lai.
Trong tiến trình lịch sử, ở các quốc gia khác nhau, việc nghiên cứu, tìm
tdi, sáng tao ra các mô hình, cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nướctối ưu, có hiệu qủa đã thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển của hiến
pháp - một đạo luật cơ bản của quốc gia, có vị trí tối cao, mà chỉ trong giaiđoạn phát triển của nhà nước hiện dai thi mới hội đủ các điều kiện để hiến
pháp xuất hiện.
Trong một bản hiến pháp bao gồm nhiều chế định khác nhau quy định
những vấn đề cơ bản của việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và
những vấn đề cơ bản khác Trong đó, vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của bất
cứ một bản hiến pháp nào là vấn đề hình thức chính thể nhà nước Hình thứcchính thể nhà nước là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước tối
cao, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
Ở trên thế giới, sự xuất hiện của hiến pháp đã có bẻ dày lịch sử, có
nhiều quốc gia đã có lịch sử lập hiến hàng trăm năm, đã có những đóng góp to
lớn cho nhân loại, đặc biệt là việc tìm ra các mô hình tổ chức quyền lực nhà
nước có hiệu qủa.
So với thế giới, lịch sử lập hiến Việt Nam còn non trẻ.
Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập - một áng văn lập quốc vĩ đại, khai sinh
ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông
Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập,
tự do và chủ nghĩa xã hội Ngày 6/1/1946, toàn thể quốc dân đồng bào Việt
Nam đã đi bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa I, Quốc hội đã thông qua
bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta Bản Hiến pháp đã đánh dấu một bước
ngoặt trên con đường phát triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam, mở ra
mot thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.
Trang 5Ở nước ta, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về Hiến pháp
1946 đã được các tác giả đề cập tới dưới các góc độ khác nhau, ít nhiều có đềcập đến hình thức chính thể, có thể kể đến như: "Lịch sử lập hiến Việt Nam"
của Tiến sĩ Luật học Thái Vĩnh Thắng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hànội 1997 Tác phẩm này chỉ để cập một cách chung chung lịch sử lập hiến
Việt Nam; “Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến
pháp Việt Nam” của Văn phòng Quốc hội - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Nội dung tác phẩm đề cập đến các bài viết độc lập của các tác giả khác nhau,
tiếp cận dưới nhiều góc độ nên chưa phản ánh được bản chất pháp lý của vấn
dé; Luận án Tiến sĩ luật học "Lich sử lập hiến Việt Nam" của Lê Hữu Thể,
Luận án nêu lên qúa trình lịch sử lập hiến của Việt Nam, đã có đề cập đến
chính thể Hiến pháp 1946 nhưng chỉ ở mức độ khái quát Các khóa luận tốt
nghiệp bàn về giá trị Hiến pháp 1946 và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây
dựng Hiến pháp 1946 Các ấn phẩm này đã đề cập đến việc nghiên cứu chínhthể Việt Nam Hiến pháp 1946, nhưng mới chỉ dừng lại mức độ cung cấp thông
tin, tư liệu mà chưa đi sâu phân tích luận giải.
Bên cạnh đó, còn có các ấn phẩm khác bàn về tư tưởng Nhà nước và
pháp luật của Hồ Chí Minh, có thể kể đến tác phẩm: "Chui tịch Hô Chí Minh
sự nghiệp xây dựng Nhà nước kiểu mới và pháp luật ở Việt Nam" của Nguyễn
Ngọc Minh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội 1982; "Nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật” do Bộ Tư pháp là cơ quan
chủ trì, Hà Nội 1993; "Hồ Chủ Tịch trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước và
nên pháp lý dân chủ, xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của Hội Luật gia Việt Nam; "Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh" của vụ Vũ Dinh Hoe, Nhà xuất
bản Văn hóa Thông tin.
Đặc biệt, năm 1992, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã quyết định đưa
vào chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về tư tưởng Hồ Chí Minh
với dé tài: "Tư tưởng Hồ Chí Minh Nhà nước của dân, do dân, vì dan"
Ngoài ra, còn có các bài viết trên các sách báo chính trị pháp lý đề cập
đến Hiến pháp 1946, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Nội
dung của các ấn phẩm này đã phần nào lý giải những vấn dé cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước nói chung và hình thức chính thể nói riêng.Tuy nhiên, do tiếp cận vấn đề ở các góc độ khác nhau nên bản chất pháp lý
của vấn đề chưa được soi rọi thấu đáo.
Còn về sự so sánh giữa chính thể Việt Nam trong Hiến pháp năm 1946với chính thể các nước khác thì chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách toàn diện, có hệ thống, mà nó chỉ được đề cập một cách rời rạc
trong các công trình, ấn phẩm, các sách báo chính trị pháp lý với nội dung
khái quát, chưa có sự đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá.
Nhìn chung, các ấn phẩm đã xuất bản chỉ đề cập một cách khái quát,chung chung đến chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 và hầu như chưa nghiêncứu nhiều đến sự so sánh chính thể đó chính thể các nước Do đó, cần phải có
một công trình khoa học độc lập nghiên cứu về chính thể Việt Nam Hiến pháp
Trang 61946 và sự so sánh chính thể với các nước, trên cơ sở đó đưa ra luận cứ lý luận
nham hoàn thiện mô hình tổ chức Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn mới.
3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về Nhà nước và pháp luật Tuy
nhiên, chúng tôi cũng mạnh dạn nghiên cứu những tư tưởng của các học giả tư
sản và các học giả trong chế độ Sài Gòn "cũ" nhằm chat lọc những đóng góp
của họ trên phương diện chính thể nhà nước.
Những tri thức của khoa học Lý luận về Nhà nước và pháp luật được
vận dụng trong qúa trình nghiên cứu Những tri thức khoa học luật Hiến pháp,
đặc biệt những tri thức về hình thức chính thé nhà nước được sử dụng nhiều
nhất trong qúa trình thực hiện đề tài Đề tài cũng sử dụng những tri thức về
luật học so sánh trong qúa trình thực hiện.
Ngoài ra, những kết qủa nghiên cứu của các ngành sử học, chính trị học, triết học, Hồ Chí Minh học, xã hội học pháp luật cũng được sử dụng
trong qúa trình nghiên cứu Những kết qủa nghiên cứu của các ngành khoa
học này được sử dụng làm cơ sở lý luận để đưa ra những kết luận độc lập dưới
góc độ của luật học.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong qúa trình nghiên cứu tác giả đã vận dụng các phương pháp duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, tiếp
cận hệ thống.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến chính
thể Việt Nam Hiến pháp 1946 Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về hình
thức chính thể nhà nước Nghiên cứu trong sự so sánh với chính thể các nước,
so sánh với chính thể và sự kế thừa, phát triển chính thể nhà nước trong các
Hiến pháp Việt Nam.
4.2 Pham vi nghiên cứu Trong phạm vi một bản luận văn cao học, đề tài chỉ tiếp cận trên
phương diện luật học chính thể Nhà nước Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 7Các thiết chế như Quốc hội (cơ quan đại diện), Chủ tịch nước (nguyên
thủ quốc gia), Chính phủ, Tòa án chỉ nghiên cứu ở mức độ cho phép xác định
hình thức chính thể Nhà nước chứ không đi vào nghiên cứu chi tiết cụ thể Những kiến giải của đề tài cũng không đi vào những vấn đề cụ thể của từng
chế định chính trị mà chỉ giải quyết những vấn đề tạo cơ sở lý luận cho việc
hoàn thiện mô hình tổ chức nhà nước.
5 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Khẳng định giá trị to lớn, đặc biệt là giá trị chính thể của Hiến pháp
1946, khẳng định sự sáng tạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng
chí của Người trong việc xây dựng Nhà nước kiểu mới.
- Nghiên cứu tìm ra sự giống nhau và khác nhau của chính thể ViệtNam Hiến pháp 1946 với chính thể của một số nước khác nhau đại diện chocác hình thức chính thể, chế độ chính trị, hệ thống pháp luật Từ đó có một
cách đánh giá khách quan hơn các mô hình chính thể khác nhau, ở chừng mực nhất định lựa chọn được mô hình tổ chức nhà nước phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh Việt Nam.
- Qua nghiên cứu chính thể Hiến pháp 1946, ta cũng thấy được sự kế thừa, phát triển chính thể trong các Hiến pháp Việt Nam.
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có
nhiệm vụ:
- Nghiên cứu vị trí, vai trò của chính thể nhà nước trong hiến pháp.
- So sánh chính thể Hiến pháp 1946 với chính thể của một số nước tiêubiểu làm đại diện
- Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể Hiến pháp
Việt Nam.
- Nghiên cứu sự kế thừa và phát triển chính thể Hiến pháp 1946 đối với
các Hiến pháp Việt Nam.
6 Kết qủa và đóng góp của luận văn
- Luận văn đã cố gắng hệ thống hóa nội dung, tư tưởng chính thể Nhà
nước Hiến pháp 1946, làm rõ thêm những giá trị khoa học về mặt lý luận cũng
như thực tiễn chính thể Nhà nước Việt Nam Hiến pháp 1946 trên cơ sở kế thừa
có chọn lực những công trình của các tác giả đi trước, đồng thời đưa ra những
nhận xét, phân tích, đánh giá khoa học có tính độc lập.
Trang 8- Bước đầu luận văn đã so sánh, có sự phân tích, đánh giá chính thể Việt
Nam Hiến pháp 1946 với chính thể một số nước, từ đó đưa ra kết luận khoa
học về các mô hình chính thể.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu và cho những
ai quan tâm.
- Luận văn đã bước đầu tập hợp một hệ thống danh mục các tài liệu
tham khảo trong và ngoài nước nhằm cung cấp một lượng thông tin cần thiết
cho những ai quan tâm học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực này.
7 Y nghĩa thực tiên
Luận văn có ý nghĩa thực tiễn góp phần hoàn thiện những tri thức,
những hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn những giá trị chính thể của Hiếnpháp 1946 đối với việc xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức Nhà nước và
pháp luật Việt Nam.
Trên cơ sở so sánh chính thể Hiến pháp 1946 với chính thể các nước đãgóp phần bổ sung thêm tri thức về các loại hình chính thể nhà nước khác nhau,
có thể lựa chọn, tiếp thu những mặt mạnh, mặt tích cực của các mô hình chínhthể nhà nước, từ đó có thể đưa ra được mô hình tổ chức nhà nước tham khảo,vận dụng và hoàn thiện mô hình tổ chức Nhà nước Việt Nam.
Trang 9CHUONG 1
CHÍNH THE NHÀ NƯỚC - NOI DUNG CO BAN
CUA HIEN PHAP 1.1 Khái quát về chính thé nha nước
Nội dung và hình thức là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản của triết
học cùng với ba quy luật cơ bản tạo nên phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin.
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những qúa trình
tạo nên sự vật Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ
thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó [44;185].
Hình thức nhà nước là một trong những phạm trù cơ bản của khoa học
về nhà nước và pháp luật Hình thức nhà nước là một vấn đề quan trọng của
nhiều ngành khoa học xã hội Hình thức nhà nước được các ngành khoa học
xã hội khác nhau quan tâm nghiên cứu như triết học, sử học, chính trị học, luật
học Đặc biệt, đối với khoa học pháp lý, hình thức nhà nước là một vấn đề cơ
bản, quan trọng mà luật học nghiên cứu Trong các ngành khoa học pháp lý có
thể kể ra các ngành khoa học nghiên cứu vấn đề hình thức nhà nước như: Lýluận chung về nhà nước và pháp luật; Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,
cũng như lịch sử nhà nước và pháp luật của từng nước; luật Hiến pháp Trong
đó, khoa học luật Hiến pháp là ngành khoa học nghiên cứu vấn đề hình thức
nhà nước, và hình thức nhà nước trở thành một nội dung nghiên cứu cơ bản,
quan trọng của khoa học luật Hiến pháp.
Trong ngành luật Hiến pháp nói chung và đạo luật Hiến pháp nói riêng, hình thức nhà nước là một nội dung cơ bản, cốt lõi tạo thành đối tượng nghiên
cứu chủ yếu của chúng Đối tượng nghiên cứu của một đạo luật thường là đối
tượng nghiên cứu chủ yếu của ngành luật đó, hay nói cách khác, đối tượng
nghiên cứu của đạo luật gần như trùng khít với đối tượng nghiên cứu của ngành luật mà đạo luật đó là nội dung cơ bản Trong ngành luật Hiến pháp cũng vậy, đối tượng nghiên cứu của đạo luật Hiến pháp là nội dung cơ bản của
đối tượng nghiên cứu của ngành luật Hiến pháp Vậy hình thức nhà nước là
gì? Mối quan hệ giữa hình thức nhà nước với kiểu nhà nước và bản chất của
nhà nước là như thế nào?
Hình thức nhà nước là thuật ngữ chuyên ngành luật Hiến pháp nhằm
khái quát hóa mô hình nhà nước thông qua những đặc điểm thể hiện nội dung
bên trong của cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức cấu thành nhà
nước [2;71].
Từ khái niệm trên, ta có thể thấy được các dấu hiệu của hình thức nhà
nước.
Trang 10+ Hình thức nhà nước khái quát lên một mô hình nhà nước với cách
thức tổ chức quyền lực nhà nước ấy, tức là phương thức chuyển ý chí giai cấp
thống trị thành ý chí nhà nước.
+ Hình thức nhà nước thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành
nhà nước, cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước.
Hình thức nhà nước do bản chất nhà nước và nội dung nhà nước quy định Nếu bản chất nhà nước chỉ rõ quyền lực nhà nước thuộc về ai, phục vụ
lợi ích cho giai cấp nào, tầng lớp nào trong xã hội thì hình thức nhà nước nói
lên cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ấy, tức là phương thức chuyển ý chí
của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước.
Hình thức nhà nước được quy định bởi kiểu của nhà nước Hình thức
nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, là phương thức tồn tại và phát triển của nhà nước, là mối quan hệ giữa các yếu tố của nó Kiểu nhà nước
là tổng thể các dấu hiệu cơ bản của nhà nước thể hiện bản chất giai cấp, vai trò
xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định [29;46].
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một kiểu xã hội dựa trên một phương
thức sản xuất nhất định Tương ứng với một kiểu quan hệ sản xuất là một tổng
thể đặc thù các quan hệ tư tưởng chính trị và một kiểu thiết chế chính trị
-pháp lý nhất định Nhà nước là một bộ phận quan trọng nhất trong kiến trúc
thượng tầng, cho nên bản chất, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy nhà nước, hình thức nhà nước xét đến cùng đều được quy định bởi cơ sở kinh tế Do đó,
tương ứng với một kiểu quan hệ sản xuất (cơ sở kinh tế) là một kiểu nhà nước
thích ứng.
Học thuyết Mác - Lénin về hình thái kinh tế - xã hội chính là co sở của việc phân chia các nhà nước tồn tại trong lịch sử thành các kiểu nhà nước khác
nhau Học thuyết Mác - Lênin đã chia lịch sử hình thành và phát triển của xã
hội loài người thành năm hình thái kinh tế - xã hội khác nhau Chỉ trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ là hình thái đầu tiên mà ở đó chưa
có các điều kiện kinh tế - xã hội để nhà nước xuất hiện Còn bốn hình thái
kinh tế xã hội sau này, mỗi hình thái đều tương ứng với một kiểu nhà nước
nhất định thích ứng với các điều kiện kinh tế - xã hội mà nó tồn tại, phát triển.
Mỗi một kiểu nhà nước đó lại chứa đựng trong mình nó một bản chất nhà nước Nhưng bản chất nhà nước trong một kiểu nhà nước có thể là một, ngược lại hình thức nhà nước thể hiện bản chất nhà nước thì lại rất đa dạng và phong
phú Ví dụ, cùng thể hiện một bản chất của kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ
trong hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ nhưng hình thức nhà nước lại
thể hiện hết sức phong phú, như: cộng hòa dân chủ; cộng hòa quý tộc; quân
chủ;
Kiểu nhà nước quy định hình thức nhà nước, do đó, cùng một hình thức
nhà nước giống nhau nhưng tồn tại trong các kiểu nhà nước khác nhau (các
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau) thì chúng có những đặc điểm, đặc trưng rất khác nhau Ví dụ, trong mọi kiểu nhà nước đều có một nền cộng
10
Trang 11hòa Nhưng bản chất của nhà nước cộng hòa chủ nô tồn tại trong hình thái
kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ có những đặc điểm khác xa bản chất nhà nước
cộng hòa tư sản mà hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa là cơ sở kinh tế
cho nhà nước đó tồn tại Như vậy, trong quan hệ giữa kiểu nhà nước và hìnhthức nhà nước thì kiểu nhà nước là yếu tố quyết định Đó là vì hình thức nhànước bị quy định bởi cơ sở kinh tế - xã hội của một kiểu nhà nước nhất định và
bản chất giai cấp tồn tại trong hình thái kinh tế xã hội đó.
Ngoài ra hình thức nhà nước còn phụ thuộc vào:
+ Trình độ phát triển kinh tế xã hội, do tích luỹ tư bản trong lòng xã hội
phong kiến mà phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành nên
kiểu quan hệ sản xuất mới - kiểu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngay
trong lòng xã hội phong kiến Do đó, vào giai đoạn cuối của xã hội phong kiến
đã hình thành một hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế.
+ Tương quan lực lượng giai cấp, trong cuộc cách mạng tư sản của một
số nước, do lực lượng cách mạng của giai cấp tư sản không đủ mạnh để đánh
đổ hoàn toàn giai cấp phong kiến còn chưa bị suy yếu nhiều Để tồn tại, hai
lực lượng chính trị này đứng ra thỏa hiệp với nhau nhằm phân chia quyền lực
và hình thành nên nhà nước quân chủ lập hiến.
+ Truyền thống lịch sử và sự tác động của bối cảnh quốc tế Các nhà
nước này từ khi được hình thành và phát triển cho đến nay vốn đã vậy mà không có sự thay đổi nhiều về hình thức nhà nước Ví dụ, Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức, khi sinh ra đã là nhà nước liên bang; các
nhà nước như Vuong quốc Anh, Nhat Ban, Thái Lan, do một truyền thống
lâu đời là nhà nước quân chủ, các hình thức truyền ngôi, thế tập đã ăn sâu vào tiềm thức của các thế hệ người dân của các nước đó.
+ Do ảnh hưởng của các vấn đề dân tộc, sắc tộc trong một quốc gia, thì
vấn đề dân tộc, sắc tộc và việc giải quyết những vấn đề đó sẽ ảnh hưởng đến
việc lựa chọn một hình thức nhà nước thích hợp: nhà nước đơn nhất hay nhà
nước liên bang, và trong nhà nước đó có thành lập khu tự trị hay không Điều
đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc giải quyết vấn đề dân tộc, sắc tộc.
+ Và yếu tố cuối cùng, là do hậu qủa việc xâm lược của thực dân, đế
quốc, mà các nhà nước thuộc địa sau khi giành độc lập có hình thức nhà nước
bị ảnh hưởng tác động bởi hình thức nhà nước của nhà nước mẫu quốc Ví dụ,
sau khi giành độc lập từ thực dân Pháp thi Nhà nước Angiéria là một Nhà
nước cộng hòa đại nghị, hay sau khi giành độc lập từ Vương quốc Anh thì
Nhà nước Pakixtan vẫn duy trì chế độ quân chủ [2;75].
Như đã nói ở trên, hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất nhà
nước, kiểu nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội (cơ sở kinh tế) nhất
định Nhưng hình thức nhà nước không chỉ phản ánh một cách thụ động các
điều kiện kinh tế - xã hội, mà ngược lại hình thức nhà nước tác động trở lại đối
với các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội mà nó tồn tại, phát triển Việc tác
động trở lại của hình thức nhà nước mang tính tích cực hay tiêu cực lại phụ
thuộc vào mô hình tổ chức, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước mà giai cấp thống trị lựa chọn để biến ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước.
1]
Trang 12Sự tác động đó là tích cực khi giai cấp cầm quyền lựa chọn được một hình
thức nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong đó nó tồn tại, khi
đó, nó sẽ tạo động lực cho đất nước phát triển Ngược lại, khi hành thức nhànước đó đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa hoặc có thể là một hình thức nhà
nước được xây dựng qúa cao so với điều kiện mà đất nước chưa đạt tới Điều
đó, ngược lại, sẽ dẫn tới sự kìm hãm phát triển của xã hội, dẫn tới nhiều hậu
của kinh tế xã hội tiêu cực khó có thể mà lường tới Do đó, vấn đề đặc biệt
quan trọng khi lựa chọn hình thức nhà nước, những người cầm quyền phải
xuất phát từ các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Ngoài các
yếu tố đó ra, khi lựa chọn hình thức nhà nước chúng ta phải biết kết hợp với
các yếu tố khác nữa như: trình độ phát triển kinh tế xã hội; tương quan lực
lượng giai cấp; lịch sử truyền thống dân tộc; bối cảnh quốc tế; xu hướng của thời đại; các vấn đề dân tộc, sắc tộc;
Hình thức nhà nước bao gồm hai yếu tố: hình thức chính thể và hình
thức cấu trúc Trong phạm vi của bài viết này, tác giả chỉ tập trung đi sâu
nghiên cứu vấn đề hình thức chính thể nhà nước, còn hình thức cấu trúc nhànước chỉ được xem xét, tìm hiểu ở những khía cạnh, phương diện nhất địnhnhằm làm sáng tỏ hình thức chính thể nhà nước.
Vậy hình thức chính thể nhà nước là gì ? Nó chứa đựng những dấu hiệunào ? Xung quanh vấn đề hình thức chính thể nhà nước có nhiều khái niệm.Sau đây, là hai khái niệm định nghĩa về hình thức chính thể nhà nước được các
nhà khoa học thừa nhận rộng rãi:
Hình thức chính thể là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao,
cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ giữa chúng với nhau cũng như mức độ
tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này [29;58].
Hình thức chính thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dángcủa nhà nước thông qua cách thức cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí,
quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan nhà nước cấu tạo nên
nhà nước và bản chất, nguồn gốc của quyền lực nhà nước và mức độ tham gia
vào việc tổ chức quyền lực nhà nước của nhân dân [2;75].
Từ khái niệm hình thức chính thể nêu trên, ta có thể đưa ra các dấu hiệu
của hình thức chính thể:
+ Đó chính là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước tối
cao, mà không bao gồm việc tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương Cơ cấu, trình tự thành lập, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước cấu tạo nên bộ máy nhà nước.
+ Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau Khi xét mối quan
hệ này người ta chỉ tập trung xem xét mối liên hệ giữa các cơ quan nhà nước
trung ương bao gồm: nguyên thủ quốc gia; lập pháp; hành pháp; tư pháp.
+ Nguồn gốc của quyền lực nhà nước, hay nói cách khác, quyền lực nhà
nước xuất phát từ đâu, mức độ tham của nhân dân vào việc thành lập các cơ
quan nhà nước, vào giải quyết các công việc của nhà nước Quyền lực nhà
nước xuất phát từ thiên định, từ nhà trời là một thứ quyền lực siêu nhiên,
huyền bí của các ông vua tồn tại trong chính thể nhà nước quân chủ chuyên
12
Trang 13chế Ngược lại, quyền lực nhà nước xuất phát, có nguồn gốc từ nhân dân, tức
chính thể đó là cộng hòa.
Từ sự phân tích khái niệm chính thể, ta thấy chính thể là nội dung cơ
bản của mỗi bản hiến pháp - đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý tối cao của
mỗi nhà nước.
1.2 Phân loại hình thức chính thể
Khi phân tích các hình thức chính thể, chủ yếu chúng ta tập trung vào
mô hình nhà nước, trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước
ở trung ương: nguyên thủ quốc gia; lập pháp; hành pháp; tư pháp Trong đó,
đầu tiên chúng ta xem xét nguyên thủ quốc gia, sau đó là mối quan hệ giữa
nguyên thủ quốc gia với các cơ quan nhà nước khác.
Do đó, để phân biệt các mô hình chính thể nhà nước, trước hết chúng ta
dựa vào cách thức thành lập hay là nguồn gốc của nguyên thủ quốc gia cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chức vụ đó.
Dựa trên cơ sở đó, hình thức chính thể được bao gồm hai dạng cơ bản làchính thể quân chủ và chính thể cộng hòa Chính thể quân chủ là chính thể mà
ở đó nguyên thủ quốc gia do thế tập, quyền ngôi mà ra, quyền lực nhà nước có
nguồn gốc thần bí, từ cõi hư vô, do thượng đế định đoạt Ở chính thể này,quyền lực nhà nước tối cao tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người
đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế ), và nhà nước đó là nhà nước quân chủ.
Chính thể cộng hòa là chính thể mà nguyên thủ quốc gia do bầu cử (trực tiếp
hoặc gián tiếp) lập nên, và nguồn gốc của quyền lực nhà nước xuất phát từ
nhân dân Quyền lực nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan đại diện do bầu
ra trong một thời hạn nhất định, và nhà nước đó gọi là nhà nước cộng hòa.
Chính thể quân chủ được chia thành quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạnchế Chính thể quân chủ tuyệt đối là chính thể mà quyền lực nhà nước tập
trung vào người đứng đầu nhà nước Vua, hoàng đế có quyền lực vô hạn định mà không bị hạn chế bởi bất cứ một giai cấp, một thế lực quyền thế hay
một cá nhân nào Còn trong nhà nước quân chủ hạn chế, quyền lực nhà nước
tối cao không chỉ được trao cho người đứng đầu nhà nước mà còn được trao
(được phân chia) cho các cơ quan cấp cao khác một cách hạn chế, ví dụ, nghị
viện trong chính thể quân chủ lập hiến hay hội nghị đại diện đẳng cấp thường
thấy xuất hiện trong một số nhà nước phong kiến.
Trong chính thể quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến) lại được chia rathành hai hình thức chính thể nhà nước: quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại
nghị.
Quân chủ nhị nguyên là loại hình tổ chức nhà nước, trong đó quyền lực
nhà nước được chia đều cho hai cơ quan trong cấu trúc quyền lực nhà nước, đó
là quyền lực của cá nhân nhà vua và quyền lực của tập thể nghị viện Đây làloại hình chính thể nhà nước xuất hiénO sau các cuộc cách mạng tư sản, là môhình tổ chức nhà nước chuyển tiếp từ nhà nước phong kiến sang nhà nước tư
13
Trang 14sản, và nó tồn tại không lâu trong thực tế Các bộ trưởng đều do vua bổ nhiệm,
vừa chịu trách nhiệm trước nhà vua, vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Hình thức nhà nước quân chủ hạn chế thứ hai là quân chủ đại nghị Ở
chính thể này, nguyên thủ quốc gia là vị hoàng đế được thành lập theo phương
thức thế tập, truyền ngôi kế thừa cho con cháu Bộ máy hành pháp được thành
lập và hoạt động khi nào vẫn còn có tín nhiệm của nghị viện.
Chính thể cộng hòa cũng có hai hình thức chủ yếu là cộng hòa dân chủ
và cộng hòa quý tộc Trong nhà nước cộng hòa dân chủ, pháp luật quy định
quyền của công dân tham gia bầu cử thành lập các cơ quan đại diện của nhà
nước Trong nhà nước cộng hòa quý tộc (dưới chế độ nô lệ và chế độ phong
kiến), quyền tham gia bầu cử để thành lập các cơ quan đại diện của nhà nướcchỉ dành riêng cho giới quý tộc và những người có của, và quyền đó được quy
định trong pháp luật.
Chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa trong những giai đoạn lịch sử
cụ thể có những đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào các hình thái kinh tế xãhội (cơ sở kinh tế) mà nó tồn tại với các kiểu nhà nước tương ứng, và còn phụ
thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể của từng xã hội, như: trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất; truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội; tương quan lực
lượng giai cấp; Do đó, khi phân biệt các hình thức chính thể ta không những
chỉ phân biệt chúng trong các chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản, xã hội chủ
nghĩa mà còn có các biến dạng của chúng phụ thuộc vào các yếu tố nêu trên.
Trước khi đi vào phân loại một cách chỉ tiết, cụ thể các hình thức chính
thể, đầu tiên chúng ta sẽ xem xét một cách khái quát vấn đề sự lựa chọn người
cầm quyền và cơ cấu tổ chức chính quyền
* Sự lựa chọn người cầm quyền
Giá trị của một chế độ tuỳ thuộc phần lớn vào những người cầm quyềntrong chế độ ấy Nếu lựa chọn được những người tiêu biểu cho chế độ sẽ giúp
cho việc giữ vững và phát huy được bản chất của chế độ đó, đưa đất nước tiến lên phía trước Ngược lại, nếu những người cầm quyền không được lựa chọn
một cách thích hợp và phù hợp với chế độ sẽ là một lực cản lớn cho sự phát
triển của đất nước và cho sự bền vững của chế độ đó
Trong những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những yếu tố truyềnthống lịch sử, trình độ phát triển khác nhau thì phương pháp lựa chọn ngườicầm quyền là khác nhau Do vậy, các phương pháp lựa chọn người cầm quyền
đã trở thành một trong những nền tảng của chế độ Các phương pháp được áp
dụng cho tới nay, trên phương diện tích cực là nhằm để hạn chế quyền lực,
ngăn chặn chúng không đi đến chỗ lạm dụng, đồng thời cũng là nhằm thực
hiện những yêu sách của chủ nghĩa tự do Xét đến cùng, sự khác biệt sâu rộng
của những chính thể, chế độ chính trị khác nhau là dựa trên phương thức, cách
thức lựa chọn những người cầm quyền có xuất phát từ những hình thức tự do,
dân chủ hay không.
Trong lịch sử đã tồn tại nhiều phương pháp, cách thức để lựa chọn
những người cầm quyền của một quốc gia: phương pháp truyền ngôi kế vị;
14
Trang 15bầu cử tự do; bầu cử hội đồng tuyển trạch lựa chọn; hay do sự chinh phụcbằng võ lực, Chung quy lại, người ta có thể tập hợp những phương pháp trên
thành hai loại phương pháp cơ bản Thứ nhất, nếu việc lựa chọn những ngườicầm quyên được giao cho dân chúng (có thể bằng hình thức trực tiếp hay giántiếp) thì phương pháp này được gọi là dân chủ Thứ hai là, nếu sự lựa chọn đó
đã lọt khỏi tay dân chúng mà rơi vào một hoặc một số cá nhân hay những
nhóm người có thế lực thì đó là phương pháp phi dân chủ hay được mệnh danh
là độc tài.
Những phương pháp thứ nhất (phương pháp dân chủ) phù hợp với chủ
nghĩa tự do, là cơ sở của nền tảng dân chủ bởi vì chúng làm hạn chế quyền lực
của những người cai trị, làm tiêu diệt chủ nghĩa độc đoán cá nhân Những
phương pháp thứ nhì thì trái lại, chúng thích nghi với chủ nghĩa độc đoán,
chuyên quyền, là điều kiện cho những người cầm quyền thâu tóm quyền lực,
và làm teo tóp nền tảng tự do, dân chủ Giữa hai phương pháp đó, người ta lại
tìm ra những phương pháp hỗn hợp trung hòa trong đó có kết hợp của sự lựa
chọn dân chủ va sự lựa chọn độc tài Ngày nay, ở những nước còn quia lạc hậu hay ở những quốc gia trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, ví dụ, ở một số
nước thường thấy sự thay đổi chính quyên bằng cách dùng lực lượng quân đội
để làm đảo chính như ở Pakixtan vào năm 2000 hay năm 1999 ở Miến Điện
Trái lại, chế độ dân chủ ngày càng phát triển hơn thể hiện tính quy luật
của sự phát triển dân chủ Về mặt lịch sử, chế độ dân chủ phát sinh trongnhững đô thị Hy Lạp cổ đại, nhưng đó chỉ là hình thức dân chủ sơ khai, dânchủ chỉ với một nhóm thiểu số Đó là vì rằng, chỉ những người tự do mới được
có mặt trong các hội nghị (các thiết chế dân chủ) để tham gia lựa chọn những
người đại diện Những người nô lệ và những người thuộc tầng lớp dưới của xã hội không được hưởng bất cứ một quyền dân sự, quyền chính trị nào.
Cùng với sự tiến triển của lịch sử, chế độ dân chủ cũng có những bướcphát triển thăng trầm, nhưng nhìn chung chưa tạo ra được những đột biến lớn.Chỉ đến khi nổ ra các cuộc cách mạng tư sản, từ đó đã tạo ra bước ngoặt to lớn cho sự phát triển của chế độ dân chủ, hình thành nên một hình thức dân chủ
mới Mà giai cấp tư sản đã tuyên bố rằng, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân,
nhân dân được quyền tham gia vào việc lựa chọn những người đại diện thànhlập nên các cơ quan nhà nước Vì tất cả công dân không thể tham gia chính
phủ, họ sẽ phải lựa chọn những người đại diện vào trong nghị viện, do đó mới
có cụm từ “dân chủ đại nghị”, đó là một chế độ dân chủ Chế độ dân chủ từ
đây có cơ sở và đồng nghĩa với những cuộc bầu cử trong một thời hạn nhất
định những người cầm quyền do dân chúng bầu lên Những phương pháp bầu
cử cũng như số những nghị viện (cơ quan đại diện) có thể khác nhau ở những
nước khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia, và sự tổ chức, mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp có thể không
giống nhau do các hình thức chính thể khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng
là tạo ra một chế độ dân chủ khi mà những cuộc bầu cử ấy được tổ chức một
cách tự do và thành thật Dưới hình thức ấy, chế độ dân chủ lần đầu tiên đã trở
15
Trang 16thành tiêu chí mà mọi quốc gia đều phải hướng tới, cũng lần đầu tiên nó đã
chinh phục hầu hết các nước văn minh.
Từ khi ra đời, chế độ dân chủ đại nghị đã trải qua hai cuộc biến thiên
chính: đó là sự chấp nhận phổ thông đầu phiếu và sự xuất hiện của nhữngđảng chính trị có tổ chức Trong thời kỳ khá lâu sau các cuộc cách mạng tư
sản, chế độ dân chủ chỉ có tính cách cục bộ, khép kín, những người cầm
quyền được bầu lên chỉ bởi một nhóm thiểu số dân chúng (nhưng người có của) Dần dần, cùng với sự phát triển, số cử tri được tăng lên do áp lực của
những nguyên tắc dân chủ.
Tuy nhiên, khi các chính đảng ra đời và tham gia vào bầu cử thì phần
nào những nguyên tắc bầu cử dân chủ bị xâm phạm, bởi vì những ban lãnh
đạo các chính đảng có khuynh hướng muốn thay thế cho những người được
bầu cử, hay khi sự lựa chọn những người đại diện vào viện dân biểu lại đượcchuyển từ tay cử tri qua tay các chính đảng.
* Cơ cấu chính quyền
Từ khi nhà nước xuất hiện, với tư cách là một tổ chức tập trung nhất của
quyền lực chính trị, nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội Tuỳ thuộc
vào từng giai đoạn lịch sử khác nhau, nhà nước có vai trò quản lý xã hội khác
nhau, thậm chí trong cùng một hoàn cảnh lịch sử nhất định, có những nhà nước mở rộng vai trò quản lý xã hội của mình, lại cũng có những nhà nước thu
hẹp phạm vi quản lý xã hội trong những lĩnh vực nhất định Ví dụ, sau các
cuộc cách mạng tư sản, nhà nước tư sản chỉ đóng vai trò là "người lính gác
đêm" cho sự phát triển của xã hội; ngược lại, trong nhận thức cũ về thời kỳ
qúa độ lên chủ nghĩa xã hội, nhà nước vừa là người quản lý mọi mặt của đời
sống xã hội, vừa là một tổ chức “siéu kinh tế”.
Nhưng nhìn chung, theo sự phát triển của lịch sử, ở trên những phương
diện khác nhau, vai trò của nhà nước ngày càng được mở rộng và được đề cao.
Đi đôi với sự gia tăng vai trò của nhà nước là những chức năng mới và nhiệm
vụ mới mà nhà nước phải gánh vác, đảm nhận Cùng với sự phát triển của xã
hội thì chức năng, nhiệm vụ của nhà nước ngày càng nhiều thêm mãi, cơ cấu
tổ chức của chúng càng ngày càng đa dạng, phức tạp Để giải quyết những
chức năng, nhiệm vụ đó đòi hỏi nhà nước phải có một bộ máy cai tri tương
xứng với chúng Do vậy, trên phương diện tổ chức chính quyền, sự cấu tạo của
những cơ quan nhà nước trong hiến pháp ngày một được mở rộng và trở nên
đa dạng, phức tạp.
Dựa vào tính chất và cơ cấu của cơ quan nhà nước, người ta phân chia
thành hai loại cơ quan chính quyền cơ bản:
Thứ nhất, những cơ quan đại diện (nghị viện), tức là những cơ quan làm
việc theo chế độ tập thể, trong đó, về nguyên tắc từng cá nhân không có quyền
hành gi.
Thứ hai, những cơ quan gồm có một người, hay một uỷ ban gồm một số
người, hay do sự kết hợp của một người và một uỷ ban Người ta gọi loại cơ
quan này là cơ quan hành pháp hay chính phủ.
16
Trang 17Cơ cấu chính phủ
Căn cứ vào sự cấu tạo chính phủ, người ta phân chia ra ba loại chính
phủ - hành pháp điển hình: chế độ nhất quyền; chế độ chấp chính; chế độlưỡng quyền Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu, tìm hiểu từng chế độ:
Chế độ nhất quyền, trong chế độ này, ông vua, nhà độc tài, vị hoàng đế
hay vi tổng thống, , những cá nhân này thâu tóm tất cả quyền hành chính phủ
vào tay mình Về mục đích, chế độ này được lựa chọn nhằm tăng cường cho
công quyền quyền lực tập trung, tức là gia tăng quyền lực Tuy nhiên, quyền
lực của chính phủ được khuyếch trương nhiều hay ít, và quyền lực đó có
nguồn gốc xuất phát từ đâu cũng như mối quan hệ của chính phủ với các cơ quan nhà nước khác tuỳ thuộc vào chế độ nhất quyền này là chế độ quân chủ
độc tài hay chế độ tổng thống (dân chủ).
Chế độ chấp chánh, quyên lực nhà nước trong chế độ này tập trung vào
trong tay hai người được liên kết với nhau, bình đẳng về quyền hành và uy thế,
họ phải cùng nhau quyết định mới có giá trị, nếu một bên chống đối lại thì sẽ
làm tê liệt tất cả các sáng kiến của bên kia Ngày nay, chế độ này không còn
tồn tại nữa, trước đây nó tồn tại ở Nhà nước La mã cổ đại, và tái sinh ở Nhà
nước Pháp từ tháng 6 đến tháng 11 năm 1943 khi ban giải phóng quốc gia
Pháp đặt dưới quyền hai vị tướng: De Gaulie và Giraud
Chế độ chấp chính thịnh hành hơn cả là giao phó quyền hành chính phủ
cho một nhóm ít người, và có hai đặc điểm: trước hết, là không có một ngườichủ tịch trong tập thể quyền lực, không có lá thăm nào được ưu quyền, không
có đẳng cấp trong tập thể đó; thứ đến, là tính tập thể, về nguyên tắc mọi cá
nhân trong nhóm không có quyền hành riêng, mọi quyết định đều dựa theo
quyết định của tập thể mới có hiệu lực.
Trong khi hành động, chính phủ chấp chánh gặp phải những khiếm
khuyết rất lớn mang tính bản chất Bởi vì, thông thường một người trong nhóm
theo lẽ tự nhiên ưa lấn át quyền hành đối với những người khác mà có khuynh hướng tiến tới giữ vai trò chủ tịch Vã lại, trong chế độ này luôn luôn có sự
phân phối trách vụ theo khả năng chuyên môn của mỗi cá nhân khiến cho mỗi
người có một quyền và khả năng hành động độc lập nhiều hay ít Chế độ này,
xét tổng quát là một nguyên nhân khách quan làm suy yếu quyền hành pháp.
Vì phải có một quyết định chung nên có sự chậm trễ Hơn nữa, những sự cạnh
tranh cá nhân và những tranh giành nội bộ trong việc chiếm đoạt quyền lực đã
đưa đến những hậu qủa tai hại trong hoạt động của chính phủ.
Chế độ lưỡng quyền, là một thể thức hòa hiệp giữa chính phủ chấpchánh và chính phủ tổng thống Trong chế độ này, người ta thấy có hai cơ
quan cùng song song tồn tại, đó là một vị quốc trưởng độc lập bên cạnh một
cơ quan tập thể Cơ quan tập thể này thường được gọi là nội các, mà nhân viên
của nó do quốc trưởng công cử, phần nhiều trong số đó là đảng viên của đảng phái chiếm đa số trong quốc hội.
Nội các trong chế độ này có hai đặc điểm: trước hết, nhân viên nội các
được hưởng một quyền tự trị khá rộng rãi đối với cba iat dau là do quốc
17
Trang 18trưởng chỉ định, họ có thể dựa vào quốc hội mà chống lại quốc trưởng Trong hoạt động của nội các, ho còn được độc lập quyết định trong phạm vi quyền
hạn của mình chứ không phải chỉ là phụ tá mà thôi; thứ đến, nội các làm việc
theo chế độ tập thể, mỗi nhân viên có một trách vụ riêng biệt độc lập với các
nhân viên khác, song tất cả đều liên đới chịu trách nhiệm trước quốc trưởng và
trước nghị viện nên họ phải có những quyết định chung đối với các vấn đề quan trọng, và về nguyên tắc, chính sách của mỗi cá nhân trong nội các không
được mâu thuẫn với chính sách của tập thể nội các.
Các nhân viên nội các đều có vị trí bình đẳng, đều có quyền quyết định
như nhau, tuy nhiên, thường có một người gây được ưu thế, ảnh hưởng của mình đối với nội các, đó là vị chủ tịch nội các hay thường được gọi là thủ
tướng Thủ tướng được quốc trưởng chỉ định, quốc trưởng không thể chỉ định
ai khác ngoài thủ lĩnh của đảng chiếm đa số trong nghị viện, nếu không có
đảng nào chiếm đa số trong nghị viện thì các đảng phải tiến hành liên minh
với nhau để thành lập chính phủ liên hiệp, chức vị thủ tướng nội các do cácđảng thỏa hiệp chọn ra Thủ tướng thường được trao quyền lựa chọn những
nhân viên nội các rồi trình quốc trưởng chấp nhận Đồng thời, thủ tướng được
chủ tọa các buổi họp của nội các khi quốc trưởng không tham dự, và được nhân danh nội các phát biểu trước nghị viện.
Cơ cấu nghị viện.
Sự cấu tạo của các nghị viện mang những điển hình rất phức tạp, chúng
có thể được xếp thành nhiều loại Chúng ta chỉ đề cập tới những loại nghị viện
có tính chất đặc trưng, điển hình để giải thích nội dung các hình thức chínhthể nhà nước
Trước hết, theo tính chất và vai trò của nghị viện trong hoạt động của bộ máy nhà nước, ta phân biệt nghị viện thành hai loại: những nghị viện chỉ có quyền “tư vấn” và những nghị viện có quyền “nghị quyết" Loại nghị viện thứ
nhất chỉ có thể phát biểu những ý kiến, hay đưa ra những kiến nghị tư vấn chohoạt động của chính phủ, mà chính phủ có thể tự do bỏ qua những ý kiến, kiếnnghị đó, trừ khi có uy tín và thẩm quyền kỹ thuật mà đưa ra được những ý kiến
có sức nặng khiến cho chính phủ vị nể không thể bỏ qua Loại nghị viện này
xuất hiện vào thời kỳ đầu của sự hình thành chế độ nghị viện, và hiện nay nó
vẫn còn tồn tại ở một số nước kém phát triển và những nước quân chủ chuyên
chế Loại nghị viện thứ hai mới thật sự có vai trò quan trọng trong hoạt động
của nhà nước Hoạt động của chính phủ đều phải dựa trên cơ sở những quyết định của nghị viện, và chính phủ chỉ được phép hoạt động cho đến khi nào vẫn
còn có sự tín nhiệm của nghị viện.
Thứ hai, theo chính thể, chúng ta phân biệt thành ba mô hình nghị viện: nghị viện của những nước theo chính thể đại nghị cả cộng hòa lẫn quân chủ; nghị viện của những nước theo chính thể cộng hòa tổng thống; nghị viện của
các nước theo hệ thống xã hội chủ nghĩa [18;367].
Thứ ba, theo nguồn gốc của sự hình thành nghị viện, ta phân biệt thành hai loại: những nghị viện dân chủ (do dân bầu); và những nghị viện độc đoán
18
Trang 19(bổ nhiệm, tuyển trạch, gia truyền ) Theo lịch sử, những nghị viện độc đoán
ra đời trước nhất và nó là tiêu biểu cho thế lực của giai cấp phong kiến đối với
nhà vua, mà thành phần của nghị viện bao gồm những người đại diện cho tầng
lớp quý tộc, tăng lữ, Tuy nhiên, cùng với thời gian, sự phát triển của họ đã làm cho nhà vua phải dần dần nhượng bộ các đại biểu của chúng rồi nhóm hop
thành các nghị viện dân chủ với các phương pháp bầu cử tự do.
Thứ tư, theo cơ cấu tổ chức, nghị viện được tổ chức thành các mô hình,
một viện, hai viện, ba viện, [ 18;347].
Trên đây là sự đề cập chung nhất đến các mô hình chính thể, như cơ cấu
tổ chức, trình tự thành lập, mối liên hệ giữa các cơ quan nhà nước trung ương,
nguồn gốc của quyền lực nhà nước và mức độ tham gia của nhân dân vào việc
thành lập các cơ quan nhà nước Sau đây, chúng ta sẽ xem xét, đề cập tới một
số mô hình chính thể đặc trưng, điển hình nhằm mục đích xây dựng cơ sở lí
luận về các mô hình chính thể phục vụ cho công việc nghiên cứu so sánh giữa
các chính thể đó với chính thể Nhà nước Việt Nam Hiến pháp 1946 Đó là các
mô hình chính thể: chính thể đại nghị cả quân chủ lẫn cộng hòa; chính thể
cộng hòa tổng thống; chính thể cộng hòa hỗn hợp; chính thể cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt phân tích, nghiên cứu từng mô hình
chính thể.
* Chính thể cộng hòa / quân chủ đại nghị
Chính thể quân chủ đại nghị là mô hình tổ chức nhà nước phổ biến ở
các nước tư bản phát triển Đây là mô hình áp dụng học thuyết phân chia quyền lực một cách mềm dẻo, tức là giữa lập pháp và hành pháp không có sự
độc lập tuyệt đối mà có sự kết hợp lẫn nhau trong qúa trình tổ chức, thực hiện
quyền lực nhà nước Ở chính thể này, nguyên thủ quốc gia là vị vua, hoàng đế
được truyền ngôi, thế tập cho con cháu Chính phủ hành pháp được thành lập
dựa trên cơ sở nghị viện, và được hoạt động cho đến khi nào vẫn còn có sự tín nhiệm của nghị viện Các bộ trưởng và người đứng đầu hành pháp phải chịu
trách nhiệm tập thể trước nghị viện Trong trường hợp chính phủ không còn sự
tín nhiệm của nghị viện nữa, chính phủ có thể bị nghị viện lật đổ và phải ra đi
để thành lập chính phủ mới, đồng thời kèm theo vấn đề lật đổ chính phủ, thủ tướng có thể đề nghị nguyên thủ quốc gia giải tán nghị viện trước thời hạn.
Nhà vua, hoàng đế là nguyên thủ quốc gia thay mặt cho nhà nước về đối nội
và đối ngoại nhưng chỉ hoạt động một cách hết sức hình thức, và chủ yếu giữ
vai trò là biểu tượng cho sự bền vững, trường tồn và hòa hợp dân tộc Chính vai trò biểu tượng này có tác dụng tâm lý cho sự tồn tại của chế độ hiện thời.
Khi có chiến tranh, nội chiến hay khủng hoảng xã hội thì nguyên thủ quốc gia
là chổ dựa vững chắc cho giai cấp thống trị và cho cả dân tộc [2;79] Bởi vì,
không có thực quyền nên nguyên thủ quốc gia được hầu hết hiến pháp các
nước có hình thức chính thể này quy định không phải chịu bất cứ một trách
nhiệm nào, trừ tội phản bội tổ quốc.
Trong hiến pháp của nhiều nước tư sản quy định nghị viện có quyền
luận tội các quan chức có hàm bộ trưởng, thủ tục đó được gọi là thủ tục đàn
19
Trang 20hạch Thủ tục đàn hạch ở nhiều nước được quy định trong hiến pháp tuy có sự
khác nhau, nhưng nhìn chung hạ nghị viện là cơ quan có quyền buộc tội, còn
thượng nghị viện là cơ quan có quyền luận tội Chế độ chịu trách nhiệm của hành pháp trước lập pháp không phải ở chỗ chế độ chịu trách nhiệm của từng
bộ trưởng trước nghị viện mà là chế độ chịu trách nhiệm chính trị của toàn bộ
chính phủ trước nghị viện, và là cơ sở cho việc chính phủ có thể bị quốc hội lậtđổ
Sở dĩ, đây là hình thức nhà nước được nhiều nước tư bản phát triển áp
dung là vì nó phù hợp với chế độ chính trị của nhà nước tư sản Ở đó, quyền
lực nhà nước thuộc về giai cấp tư sản thống trị và được thực hiện một cách đây
đủ bởi giai cấp tư sản Nhà vua chỉ là biểu tượng của đất nước, hoạt động một
cách hình thức, nhà vua "tri vì mà không cai tri”.
Chính thể cộng hòa đại nghị, là hình thức tổ chức nhà nước mà trongtiềm thức của nhiều người là dân chủ, văn minh của nhân loại Bởi vì, nó là cái đích mà các cuộc cách mạng tư sản muốn đạt tới khi giai cấp tư sản làm cách
mạng và xây dựng một nhà nước cho giai cấp mình sau khi đã lật đổ hoàn toànchế độ phong kiến Do đó, quyền lực nhà nước trong chính thể này không phải
xuất phát từ thiên định, từ cõi "hư vô” mà quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ
nhân dân.
Cộng hòa đại nghị là mô hình mà ở đó áp dụng học thuyết tam quyền
phân lập một cách mềm dẻo, tức là không có sự phân lập các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp một cách “cứng rắn”, mà là có sự phối kết hợp giữa lập
pháp và hành pháp trong việc thực hiện quyền lực Nghị viện được hình thành một cách dân chủ thông qua việc trực tiếp bầu cử của nhân dân vào việc thành lập, và nghị viện được hiến pháp của các nước quy định là cơ quan quyền lực
nhà nước tối cao Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của nghị viện, và hoạt động đến đến khi nào vẫn còn có sự tín nhiệm của nghị viện Phân tích
dấu hiệu của chính thể cộng hòa đại nghị, nhiều nhà luật cho rằng, chính thể
cộng hòa đại nghị là chính thể được tổ chức ở những nhà nước có nguyên thủ
quốc gia do nghị viện bầu ra, hoặc được bầu ra dựa trên cơ sở của nghị viện Chính phủ do thủ tướng đứng đầu không chỉ chịu trách nhiệm trước nguyênthủ quốc gia, mà còn chịu trách nhiệm trước nghị viện Nhưng trong chính thể
này, do vai trò của tổng thống cũng giống như vai trò của nhà vua, hoàng đế
trong chính thể quân chủ đại nghị, hoạt động hình thức, nên nhiều người chỉ
nhắc đến việc chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện mà không chịu
trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia Hiến pháp của các nước này thường quy định quyền lực tối cao của nghị viện và hình thành nên chế độ đai nghị.
Chức danh thủ tướng được thiết lập và sự tham gia một cách hình thức của nguyên thủ quốc gia vào việc thành lập chính phủ [2;82] Khi hoạt động của
chính phủ không còn có sự tín nhiệm của nghị viện thì chính phủ có thể bị
nghị viện lật đổ và thành lập một chính phủ mới Đồng thời với chế định tín
nhiệm chính phủ là chế định tín nhiệm nghị viện, khi được chính phủ yêu cầu
hoặc tự mình, nguyên thủ quốc gia có thể tuyên bố giải tán nghị viện trướcthời hạn để tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu một nghị viện mới
20
Trang 21Hiến pháp của nhiều nước theo chính thể này quy định các quan chức
có hàm-bộ trưởng có thể bị luận tội trước nghị viện Thủ tục luận tội được hiến
pháp nhiều nước gọi là thủ tục đàn hạch Ở các nước khác nhau có thể thủ tục
luận tội là khác nhau, nhưng nhìn chung, hạ nghị viện là cơ quan có quyền
buộc tội, còn thượng nghị viện là cơ quan có quyền luận tội Tuy nhiên, cũng
có những có những nước quy định nghị viện không được luận tội các quan
chức của chính phủ.
Như sự phân tích ở trên, về nguyên tắc, hình thức tổ chức nhà nước theo chính thể cộng hòa đại nghị hoàn toàn giống với hình thức tổ chức nhà nướctheo chính thể quân chủ đại nghị Điểm khác biệt ở đây là, nguyên thủ quốc
gia không do thế tập, truyền ngôi mà do nhân dân bầu cử ra.
Nguyên thủ quốc gia được nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, và
được hiến pháp gọi là tổng thống Tổng thống là người đứng đầu nhà nước,
thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại Ở tất cả nước theo chính thể này,
thông thường hiến pháp quy định nguyên thủ quốc gia không là người đứng
đầu hành pháp và cũng không là thành viên của hành pháp Hoặc có quy định
đi chăng nữa thì nguyên thủ quốc gia không bao giờ thực hiện được một cách
đích thực quyền này [2;83] Tổng thống thường là người không đảng phái,
hoạt động với những quyền hạn mang tính hình thức, và chủ yếu giữ vai trò
trọng tài trong các cuộc tranh chấp, khủng hoảng chính trị, là biểu tượng cho
sự thống nhất, hòa hợp dân tộc Tổng thống chỉ thực sự có thực quyền khi xảy
ra chiến tranh, đảo chính hay những biến cố chính trị khác, vì khi đó tổng
thống có quyền tự do hành động.
* Chính thể cộng hòa tổng thốngCộng hòa tổng thống là mô hình tổ chức nhà nước mà ở đó áp dụng một
cách tuyệt đối học thuyết phân chia quyền lực Ba cành quyền lực lập pháp,
hành pháp, tư pháp độc lập với nhau mà không có sự phối kết hợp lẫn nhau,
trừ một số mối quan hệ thể hiện cơ chế "kiềm chế, đối trọng" để tránh sự lạm
dụng quyền lực nhà nước từ các nhánh quyền lực nhà nước đã được phân chia.
Cơ quan đại diện quyền lực nhà nước - nghị viện do nhân dân bầu ra và cơ
quan hành pháp - chính phủ do một người đứng đầu cũng do nhân dân bầu ra.
Trong mô hình chính thể này, không có nhánh quyền lực nào cao hơn nhánh
quyền lực nào Hành pháp không chịu trách nhiệm trước lập pháp mà chúng
cùng chiụ trách nhiệm trước nhân dân, bởi vì chúng đều do nhân dân bầu ra Ở
mô hình này, do lập pháp và hành pháp độc lập lẫn nhau, nên nghị viện không
có quyền lật đổ chính phủ, và ngược lại, chính phủ không có quyền giải tán
nghị viện trước thời hạn.
Đây là hình thức chính thể mà tổng thống vừa là nguyên thủ quốc giađứng đầu nhà nước thay mặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại, vừa là người đứng đầu hành pháp - chính phủ Mọi thành viên của chính phủ đều dotổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng thống, không chịu trách
nhiệm trước nghị viện, không có chức danh thủ tướng Do là người đứng đầu
val
Trang 22hành pháp và không phụ thuộc vào nghị viện nên tổng thống tự mình lựa chọn,
tự mình bổ nhiệm và tự mình bãi nhiệm nhân sự của chính phủ vào bất cứ thời
gian nào Các bộ trưởng, về nguyên tắc, không hợp thành cơ quan bàn bạc tập
thể, mà họ chỉ là những cá nhân giúp việc cho tổng thống, thực hiện những
chính sách của tổng thống, và không được mâu thuẫn với chính sách của tổng
thống Chính cách thức tổ chức này trên thực tế đã tăng cường quyền lực cho
tổng thống (hành pháp).
Giải thích cho quyền hạn rất lớn của tổng thống, nhiều người cho rằng
đó chính là do nguồn gốc quyền lực của tổng thống Bởi vì, trong chính thể
này, tổng thống được nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra với một lượng
cử tri đoàn rộng rãi Nhưng tổng thống không phải là người vô trách nhiệm
như trong chính thể đại nghị, trái lại tổng thống có thể bị luận tội trước nghị
viện theo thủ tục đàn hạch và có thể dẫn đến bị cách chức.
* Chính thể cộng hòa hỗn hợp (lưỡng tính)
Đây là mô hình tổ chức nhà nước vừa có những dấu hiệu của chính thể
cộng hòa đại nghị lại vừa có những dấu hiệu của chính thể cộng hòa tổng
thống Tức là, bên cạnh việc thiết lập một chế độ nghị viện, còn thiết lập một
chính quyền cá nhân do tổng thống đứng đầu.
Giống chính thể cộng hòa tổng thống ở chỗ, tổng thống không phải do
nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra mà tổng thống do nhân dân trực
tiếp bầu ra Do được nhân dân bầu ra nên quyền hạn của tổng thống rất lớn.
Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia thay mặt cho nhà nước về đối nội và
đối ngoại vừa là người đứng đầu hành pháp, trực tiếp lãnh đạo hành pháp.
Quyền hành của tổng thống không mang tính hình thức như trong chính thể
cộng hòa nghị viện, mà ngược lại, tổng thống là người nắm quyền hành thực
chất, trực tiếp giải quyết những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của
mình, tổng thống theo quy định không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện .
Tổng thống trong chính thể này có quyền tự mình thành lập chính phủ,chính phủ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổng thống Tổng thống chủ tọa các
phiên họp của hội đồng bộ trưởng để quyết định các chính sách quốc gia Thủ
tướng và các bộ trưởng phải có trách nhiệm thực hiện chính sách của tổng
thống và chịu trách nhiệm trước tổng thống Tổng thống càng có nhiều quyên
lực hơn khi tổng thống và phe đa số trong quốc hội thuộc cùng một đảng.
Ngược lại, khi tổng thống và phe đa số trong quốc hội không cùng một đảng
thì quyền hạn của thủ tướng và nội các được gia tăng, có khuynh hướng độc
lập với quyền hạn của tổng thống, và do đó quyền hạn của tổng thống bị giảm
sut.
Mot dấu hiệu khác của chính thể cộng hòa tổng thống, đó là các nghị sĩquốc hội không được kiêm nhiệm chức năng, đã là nghị sĩ của nghị viện thì
không thể đồng thời là bộ trưởng chính phủ và ngược lại Đây cũng là quy
định hạn chế tính chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước nghị viện và tăng
cường tính chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước tổng thống.
22
Trang 23Mô hình tổ chức nhà nước này giống chính thé cộng hòa đại nghị ở chỗ,
trong chính phủ có thủ tướng và nội các bao gồm thủ tướng và các bộ trưởng.
Thủ tướng và nội các được thành lập trên cơ sở nghị viện và phải chịu trách
nhiệm trước nghị viện Nội các của chính phủ hoạt động đến khi nào còn có sự
tín nhiệm của nghị viện Khi không còn sự tín nhiệm của nghị viện, nội các có
thể bị lật đổ để thành lập nội các mới, và đồng thời với chế định này, tổng
thống có quyền giải tán nghị viện.
Thủ tướng nội các chỉ được quyền lãnh đạo các phiên họp của chính
phủ khi được sự uỷ nhiệm của tổng thống Thủ tướng chỉ được chủ tọa các
phiên họp nội các để chuẩn bị cho phiên họp của chính phủ, và thủ tướng lãnh
đạo chính phủ thực hiện các chính sách này.
Cũng giống như chính thể đại nghị, việc bổ nhiệm thủ tướng thuộcquyền của tổng thống, tuy nhiên tổng thống không được hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn thủ tướng Khi lựa chọn thủ tướng, tổng thống không thể lựa
chọn người nào khác ngoài thủ lĩnh của đảng (hoặc liên minh của đảng) chiếm
đa số ghế trong nghị viện Theo đề nghị của thủ tướng, tổng thống bổ nhiệm
các thành viên của chính phủ Các bộ trưởng trong chính phủ hợp lại thành nội
các, nội các phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước nghị viện Các
bộ trưởng khi chịu trách nhiệm trước nghị viện không phải ở chỗ có chế độ
trách nhiệm hình sự của từng vị bộ trưởng mà là chế độ chịu trách nhiệm
chính trị của toàn bộ tập thể nội các trước nghị viện Đây cũng là cơ sở choviệc nội các của thủ tướng có thé bị nghị viện lật đổ [30:79].
* Chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Hình thức chính thể của các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều là cộng hòa
dân chủ Tuy nhiên, do điều kiện, hoàn cảnh của các quốc gia vào từng giai
đoạn lịch sử nhất định, chúng được thể hiện dưới những mô hình (hình thức)
khác nhau Sau đây chúng ta sẽ lần lượt đề cập tới ba hình thức khác nhau của
các nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính đặc trưng, điển hình Đó là, hình
thức Công xã Pari, hình thức cộng hòa Xô Viết, hình thức nhà nước dân chủ
nhân dân.
Công xã Paris, đây là mô hình nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới Về vai trò của công xã Paris, C.Mác đã viết: "về thực chất, nó là một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết qủa của cuộc đấu tranh của giai
cấp của những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt, là hình thức
chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải
phóng lao động về mặt kinh tế" [9;97].
Hình thức tổ chức nhà nước Công xã Pari có một số đặc điểm sau:
+ Sau khi giành chính quyền từ tay quân đội của chính phủ Thiers, Công xã Paris đã xoá bỏ chế độ đại nghị thành lập nên các cơ quan đại diện
mới được gọi là Hội đồng công xã Hội đồng công xã là cơ quan quyền lực
cao nhất, mà thành phần chủ yếu của nó là các uỷ viên xuất thân từ giai cấp
công nhân do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu
as
Trang 24Các uỷ viên này có thể bị bãi miễn nếu họ không còn uy tín hoặc không hoàn
thành được nhiệm vụ.
+ Công xã Paris đã xây dựng một Nhà nước mới của giai cấp công
nhân Công xã đã xác lập các nguyên tắc mới về tổ chức của bộ máy nhà nước
của giai cấp công nhân Tuy nhiên, do bộ máy nhà nước mới đang được hình
thành nên việc phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước chưa được
phân định rõ ràng, cụ thể Nhà nước mới đã tiến hành xóa bỏ quân đội và cảnh
sát, thay thế vào đó là lực lượng nhân dân được vũ trang và lực lượng an ninh
mới, giải tán tòa án và viện công để thành lập tòa án và viện công tố mới.
+ Công xã Paris đã thiết lập một chế độ dân chủ mới, trong đó đề ra nhiều biện pháp bảo vệ lợi ích của người lao động, và tạo điều kiện cho nhân
dân lao động tham gia vào công việc của nhà nước, như tham gia vào việc
thành lập các cơ quan chính quyền, được ứng cử và bầu cử vào các cơ quan
nhà nước, được tham gia quản lí các xí nghiệp Đồng thời, Công xã Paris
thực hiện nhiều biện pháp chuyên chính đối với những phần tử bóc lột, những
phần tử phản cách mạng, như: thành lập tòa án đặc biệt để xét xử các phần tử
chống đối cách mạng; cấm cúp lương đối với người lao động;
Cộng hòa Xô Viết, là hình thức nhà nước được Nhà nước Liên bang
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết áp dụng để tổ chức và thực hiện chính
quyền của giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền Cộng hòa Xô Viết
là mô hình tổ chức nhà nước, ở đó không áp dụng nguyên tắc phân chia quyền
lực mà áp dụng nguyên tắc tập quyền Tất cả quyền lực nhà nước tập trung vào
tay nhân dân thông qua các Xô Viết của công - nông - binh do công nhân,
nông dân và binh sĩ bầu ra Tất cả quyền lực nhà nước đều tập trung vào tay
Xô Viết, bao gồm cả quyền lập pháp và hành pháp Xô Viết tối cao và các Xô
Viết địa phương thành lập ra các uỷ ban chấp hành Uỷ ban chấp hành chỉ là
những cơ quan thừa hành của Xô Viết và phải chịu trách nhiệm trước Xô Viết.
Các Xô Viết là các tổ chức quyền lực của quần chúng, thể hiện ý chí và
nguyện vọng của họ Trong tổ chức và hoạt động của mình, Xô Viết thể hiệnđược các đặc điểm của quản lý nhà nước và vai trò tự quản của nhân dân
Các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở của nguyên tắc tập trung dân chủ Cách thức tổ chức của các Xô Viết thể hiện: tất cả các
cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương được thành lập trên
cơ sở bầu cử; các cơ quan này trực thuộc và phải báo cáo trước nhân dân; các
quyết định của các cơ quan cấp trên có hiệu lực bắt buộc đối với các cơ quan
cấp dưới; kết hợp sự lãnh dao tập trung với sáng kiến và hoạt động sáng tao 6
cơ sở; thực hiện chế độ trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và cá nhân đối
với các công việc được giao [29; 150].
Nhà nước Cộng hòa Xô Viết được xây dựng trên cơ sở sự lãnh đạo của
một đảng duy nhất (Đảng cộng sản) mà không có sự thỏa hiệp giữa các đảng
phái chính trị trong việc tham gia chính quyền Nhà nước thể hiện công khai
tính giai cấp và không khoan nhượng Đối với các phần tử chống đối, bóc lột
không những bị tước quyền bầu cử mà còn bị tước những quyền dân sự và
chính trị khác.
24
Trang 25Nhà nước dân chủ nhân dân, hình thức nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II Các nhà nước xã hội chủ nghĩa này
là thành qủa của qúa trình cách mạng không ngừng: từ cách mạng dân chủ tưsản kiểu mới, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến thẳng lên cách mạng
xã hội chủ nghĩa, từ chính quyền chuyên chính công nông chuyển sang làm
nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản.
Trong nhà nước dân chủ nhân dân đã thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi hơn so với chế độ dân chủ trong hình thức nhà nước xô viết Tham gia vào
chính quyền nhà nước không chỉ có đại diện của giai cấp công nhân, nông
nhân và binh lính mà còn có đại diện của các tầng lớp và các cá nhân yêu
nước Biểu hiện cụ thể là trong các nước đều thực hiện nguyên tắc bầu cử bìnhđẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín, chỉ có những phần tử chống đối
mới không có được quyền này.
Trong các nước đều tồn tại hình thức tổ chức mặt trận đoàn kết dân tộc là
cơ sở chính trị - xã hội của nhà nước, trong đó bao gồm nhiều đảng phái, nhiều lực lượng xã hội khác nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
1.3 Việc quy định chính thể trong các hiến pháp
Hình thức chính thể nhà nước là vấn đề cơ bản của hiến pháp Hiếnpháp quy định mô hình tổ chức, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước, chủ yếu là các cơ quan nhà nước trung ương Quy định mối quan hệ
giữa các cơ quan nhà nước với nhau cũng như nguồn gốc của quyền lực nhà
nước (mức độ tham gia của nhân dân trong việc giải quyết công việc của nhà
nước).
Với vấn đề quan trọng như vậy, nên tất cả hầu hết các hiến pháp của
các nước đều quy định hình thức chính thể vào trong đạo luật Hiến pháp Nội
dung của các hiến pháp khi được xem xét đều toát lên vấn đề hình thức chính
thể nhà nước Trên thực tế, cũng không ít các quốc gia mà hiến pháp khôngnhững chỉ quy định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, mà còn quy địnhcác vấn đề khác ngoài việc tổ chức quyền lực nhà nước Nhưng dù cho hiếnpháp có quy định thêm vấn đề nào ngoài việc tổ chức quyền lực nhà nước đi
chăng nữa, thì điều đó cũng chỉ là sự bổ trợ cho việc quy định cách thức tổ
chức quyền lực nhà nước [18;23].
Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của mỗi bản hiến pháp là phải lựa chọn
được mô hình cơ cấu tổ chức nhà nước phù hợp với các điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội của đất nước, cũng như phải phù hợp với các yếu tố khác,
như: truyền thống lịch sử; xu hướng của thời đại; tương quan lực lượng giai
cấp; trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Nhưng chúng ta phải thấyrằng, mọi mô hình tổ chức nhà nước chỉ đúng ở mức độ tương đối Có mô hình
thích hợp với nhà nước này, nhưng khi vận dụng vào nhà nước khác thì nó lại
cản trở sự phát triển của đất nước Trong một đất nước, ở trong thời kỳ này,
việc áp dụng mô hình đó là phù hợp, nhưng trong giai đoạn khác, cũng mô
25
Trang 26hình đó mà chúng ta đem áp dụng lại không còn phù hợp nữa Đó là bởi vì,
như phần trên đã nói, hình thức nhà nước bị quy định bởi kiểu nhà nước, tức là
bị quy định bởi các điều kiện kinh tế - xã hội mà nó tồn tại, phát triển
Xét về mặt lịch sử, thì hiến pháp với tư cách là một đạo luật cơ bản của
nhà nước, đó là kết qủa đấu tranh của nhân loại nhằm vươn tới sự tự do và
bình đẳng chống lại chế độ phong kiến chuyên chế với quyền lực vô hạn định
của nhà vua, với phương pháp thành lập nên nhà nước thế tập, truyền ngôi.
Khẳng định quyền lực nhà nước không do thần bí, không do thiên định, khôngcủa riêng một cá nhân, mot thé lực nào, mà khẳng định quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân, có nguồn gốc từ nhân dân, khẳng định nhân dân có quyền
tham gia vào viéc thành lập ra các co quan nhà nước, tham gia giải quyết các công việc của nhà nước Tất nhiên, thuở ban đầu, cụm từ "nhân dan" ở đây
không phải được dùng để chỉ quảng đại quần chúng, mà lại chỉ bao gồm
những người có địa vị trong xã hội và những người có tài sản Trong các cuộc
cách mạng tư sản, giai cấp tư sản đã giương cao các khẩu hiệu tự do, dân chủnhằm tập hợp lực lượng quần chúng rộng rãi để đánh đổ chế độ phong kiến,
nhờ đó mà làm nên được các cuộc cách mạng tư sản.
Để hạn chế quyền lực vô hạn định của nhà vua, giai cấp tư sản đã thiết
lập nên những cơ quan khác (những thiết chế dân chủ) tồn tại bên cạnh nhà
vua nhằm từng bước hạn chế quyền lực của nhà vua Đối với những nước mà
lực lượng cách mạng của giai cấp tư sản không đủ mạnh để đánh đổ hoàn toàn
giai cấp phong kiến chưa bị suy yếu, tất yếu dẫn đến chỗ thỏa hiệp để phân
chia quyền lực giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến Việc hạn chế
quyền lực của giai cấp phong kiến cũng có nghĩa là việc tổ chức quyền lực
phải được một văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao quy định, đó là hiến pháp.
Còn đối với những nước mà ở đó, giai cấp tư sản đủ mạnh để lật đổ sự thống trị phong kiến, sau khi chế độ phong kiến sụp đổ, họ thiết lập nên nhà nước tư
sản với tuyên bố trong hiến pháp của mình là quyền lực thuộc về nhân dân,
xuất phát từ nhân dân Và văn bản dùng để quy định cách thức tổ chức quyền
mô hình tổ chức nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước đó vớinhau cũng như nói lên nguồn gốc của quyền lực nhà nước Khi xem xét mô
hình này (chính thể), khoa học luật Hiến pháp chỉ tập trung nghiên cứu các cơ
quan nhà nước ở trung ương: nguyên thủ quốc gia; lập pháp; hành pháp; tư
pháp Trước hết là nguyên thủ quốc gia, sau đấy là mối quan hệ của nguyên
thủ quốc gia với các cơ quan nhà nước khác nhằm thực hiện quyền lực nhà
nước.
Từ đây có thể đưa ra kết luận: dưới góc độ luật Hiến pháp, chính thểluôn luôn là nội dung chủ yếu của mọi bản hiến pháp "Chế độ chính trị và tổ
26
Trang 27chức bộ máy là bộ phận chủ yếu và nhiều khi là nội dung duy nhất của hiến
pháp" [4;26].
Trong mọi bản hiến pháp, chính thể nhà nước có thể được quy định
thành một chế độ riêng biệt mang tính nguyên tắc hoặc không nhất thiết phải
được quy định trong một chương, một mục nhất định của hiến pháp Nhưng về
ban chất, nó đều nói lên cách thức tổ chức quyên lực nhà nước.
Chính vì vậy, hiến pháp là bản văn quy định việc tổ chức quyền lực nhà
nước, đồng thời cũng là văn bản hạn chế quyền lực nhà nước, cũng chính là
văn bản khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân Vì vậy, có thể nói rằng, hiếnpháp là bản văn khẳng định việc tổ chức quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dan [18;16].
Đây là đối tượng điều chỉnh, nội dung co ban của hiến pháp cổ điển Dénghiên cứu, xem xét một vấn đề, ngoài việc nghiên cứu vấn đề một cách thực tại, trực tiếp nhiều khi chúng ta phải đi từ nguồn gốc, lịch sử hình thành và
phát triển của chúng Có như vậy, vấn dé cần nghiên cứu mới được soi roi thấu
đáo, mới tìm ra được chân lý đích thực Hiến pháp Mỹ là bản Hiến pháp nhiều
tuổi nhất, được biết nhiều nhất và cũng là bản Hiến pháp thành công nhất hiệnnay xét trên phương diện tổ chức quyền lực nhà nước Đã hơn 200 năm qua từ
khi được xây dựng và ban hành mà những điều quy định trong Hiến pháp vẫn còn nguyên giá trị, có hiệu lực trên thực tế, phát huy hiệu qủa to lớn trong vấn
đề tổ chức quyền lực nhà nước nói riêng và phát triển đất nước nói chung Bản
Hiến pháp đầu tiên của thế giới cũng có đối tượng điều chỉnh hẹp, tức là chỉ
điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước.
Hiến pháp này, lúc ban đầu chỉ bao gồm 7 điều, trong đó có 3 điều quy định
về quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp, quyền lực tư pháp, một vài điều
quy định về mối quan hệ giữa nhà nước trung ương và nhà nước địa phương.
Riêng lĩnh vực quyền con người, ban đầu không được Hiến pháp quy định, vì
vậy bản Hiến pháp phải bổ sung bằng tu chính án thứ nhất bao gồm 10 khoản
vào năm 1791.
Trên thế giới hiện nay có khoảng gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thìhầu hết các nhà nước đó đều có hiến pháp Hiến pháp của các nước tư bản, đặcbiệt là các nước tư bản phát triển chủ yếu tập trung quy định vấn đề tổ chứcquyền lực nhà nước, quyền con người, quyền công dân Đặc điểm này thể hiện
nội dung cơ bản mà các hiến pháp quy định là vấn đề chính thể nhà nước - nội
dung cơ bản, quan trọng của hiến pháp.
Theo học giả B Jones và D.Kavanagh: "Hiến pháp là một văn bản thể
hiện tinh thần và đường lối chính trị" Học giả Beloff và G.Peele cho rang:
"Hiến pháp là tổng thể các quy định điều chỉnh và phân định sự phân chiaquyền lực trong hệ thống chính trị" Học giả người Đức K.Hesse cho rằng:
“Hiến pháp là trật tự pháp luật cơ bản, hiến pháp ghi nhận những nguyên tắcchỉ đạo cho việc thiết lập cơ cấu chính trị thống nhất và để xác định nhiệm vụ
của nhà nước, tạo cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp trong xã hội”
[30;31-32].
27
Trang 28Ngược lại, trong hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước
chậm phát triển, ngoài những nội dung quy định mô hình tổ chức quyền lựcnhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, còn quy định nhiều vấn đề
khác nữa, như: kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng
Trong các giáo trình của các nhà luật học Liên Xô “cũ” có không ít
những khái niệm về luật Hiến pháp (luật Nhà nước): "Luật Nhà nước Xô Viết
là tổng thể các quy phạm pháp luật quy đinh cơ sở xã hội và chính trị của Liên
bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế, hệ
thống xã hội, chính sách ngoại giao, hệ thống và những nguyên tắc hoạt động của các cơ quan quyền lực, quản lý, xét xử, trình tự thành lập, những nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của các Xô Viết đại biểu nhân dân, hệ thống bầu cử,
và trực tiếp điều chỉnh những mối quan hệ liên quan đến qúa trình tổ chức và
thiết lập chính quyền nhân dan" [18;9].
Hay, có một định nghĩa khác: "Hiến pháp là tổng thể các quy phạm
pháp luật được nhà nước ban hành hoặc được thừa nhận, nhằm điều chính các
mối quan hệ xã hội có liên quan đến việc xác định chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, những nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức các cơ quan nhà nước"
[18;8].
So với hiến pháp cổ điển (hiến pháp có định nghĩa hep), các định nghĩa
hiến pháp nêu trên được gọi là hiến pháp ở nghĩa rộng hay hiến pháp xã hội.
Tức là, so với hiến pháp cổ điển (hiến pháp ở nghĩa hẹp) chỉ quy định việc tổ
chức quyền lực nhà nước ở tầm vĩ mô, thì hiến pháp ở nghĩa rộng, ngoài nội
dung hạn hẹp đó, chúng còn được mở rộng sang rất nhiều lĩnh vực quan hệ xã
hội khác nhau.
Chính định nghĩa này làm cho đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp vượt ra khỏi phạm vi một ngành luật, gây rất nhiều khó khăn cho việc hiểu và
luận giải chúng [18;1 1].
Trong lịch sử lập hiến, việc thông qua những bản hiến pháp như vậy
thường xẩy ra đối với các nhà nước chậm phát triển chứ không phải các nhànước phát triển Vì một nguyên nhân rằng, ở các nhà nước này, trình độ phát
triển còn thấp kém, vì muốn hướng tới tương lai mong muốn cho nhà nước
mình ngang hàng với các nhà nước phát triển nên bắt buộc phải có những quy
định mang tính chất định hướng Hơn nữa, ở các nhà nước này, nhà nước
thường có quan điểm là phải tập trung mọi thứ vào nhà nước.
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, còn có một lý do khách quan nữa.
Đó là, trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội với tư tưởng chủ quan, nóng
vội, duy ý chí, với nhận thức cũ của chúng ta muốn tiến nhanh, tiến mạnh lên
chủ nghĩa xã hội đã vội vàng xoá bỏ cả một chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất vốn vẫn còn nhiều tiém năng của su phát triển xã hội, và chúng ta đã nhà nước hóa nhiều hoạt động đơn thuần chỉ mang tính xã hội Nhận thức đó đã dẫn đến
quan điểm phải tập trung moi thứ vào nhà nước Dan đến phải được thể chế
hóa trong một đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao.
28
Trang 29Từ những điều phân tích ở trên, để muốn khẳng định một điều rằng:
chính thể là nội dung cơ bản, trọng tâm của hiến pháp và nghiêng về luật Hiếnpháp ở nghĩa cổ điển chỉ là văn bản quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước,
có mục đích xác định chế độ chính trị, trong đó chính thể là trọng tâm Cònviệc hiến pháp có quy định cả chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng thì đó chẳng qua là cơ sở của việc tổ chức quyền lực nhà nước [18;23].
Khi nghiên cứu chính thể nhà nước, chúng ta không thể không nghiên
cứu chế độ chính trị Hai khái niệm này gắn bó hữu cơ với nhau nhiều khi
không có sự phân biệt Dưới gốc độ luật Hiến pháp, có thể thấy chế độ chính
trị đồng nhất với chính thể nhà nước.
Chế độ chính trị là một bộ phận cấu thành nên chế độ xã hội Chính trị
là công việc của nhà nước, công việc của xã hội Vì vậy, có thể nói rằng, hoạt
động của nhà nước đều là hoạt động chính trị, và đều góp phần tạo nên chế độ chính trị Trong xã hội có giai cấp, công việc của nhà nước là công việc chủ
yếu của xã hội nên chế độ chính trị là chế độ thực hiện quyền lực nhà nước.
Trong khoa học pháp lý của Liên Xô “cũ”, người ta thường gọi các
phương pháp, biện pháp thực hiện quyền lực nhà nước là chế độ chính trị Hay
nói một cách khác, chế độ chính trị là hình thức nhà nước được thể hiện thôngqua tổng thể các biện pháp, các phương pháp mà các cơ quan nhà nước cũngnhư người đại diện các cơ quan nhà nước dùng để thực hiện quyền lực nhà
nước [2; 106].
Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp, cách thức, phương tiện mà
các cơ quan nhà nước sử dung để thực hiện quyền lực nhà nước [29;61].
Chế độ chính trị thể hiện những đặc điểm của nhà nước từ góc độ dân
chủ hay phi dân chủ, các quyền tự do dân chủ của công dân, mức độ tham gia của họ vào việc thiết lập các cơ quan chính quyền nhà nước và thực hiện các
chính sách của nhà nước Nhân tố chủ đạo trong chế độ chính trị là phương
pháp cai trị và quản lý xã hội của giai cấp cầm quyền Các chế độ chính trị của
các nhà nước trong lịch sử rất đa dạng, nhưng tựu trung lại, chúng gồm hai
loại chính: chế độ phản dân chủ và chế độ dân chủ.
Việc tổ chức chính quyền nhà nước hay việc tổ chức nhà nước là một
yếu tố cơ bản, quan trọng xác định nên chế độ chính trị của mỗi một chế độ xã
hội Vì vậy, có thể nói rằng, hiến pháp là đạo luật xác định chế độ chính trị.
Mỗi một bản hiến pháp phải tìm cho mình một chế độ chính trị phù hợp Sự
phù hợp của nó sẽ là điều kiện cho sự phát triển của xã hội, và ngược lại, sẽ là
cơ sở cho việc kìm hãm sự phát triển của xã hội
Khi xem xét dưới góc độ luật Hiến pháp, chế độ chính trị là tổng thể
các quy định có tính nguyên tắc làm nén tang cho mọi bản hiến pháp Đó là những quy định nói về bản chất nhà nước, nguồn gốc nhà nước, những nguyên
tác cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Những vấn đề nàyquy định hình thức tổ chức quyền lực nhà nước Do đó, chế độ chính trị bao
gồm hai yếu tố cơ bản cấu thành: thứ nhất, chế độ chính trị là chế độ nhà nước của ai, phục vụ lợi ích cho giai cấp, tầng lớp nào trong xã hội Chế độ chính trị
6 giác độ chung nhất thể hiện mức độ tham gia hay không tham gia của quần
29
Trang 30chúng nhân dân lao động vào các công việc của nhà nước, tạo ra hai chính thể
cơ bản là quân chủ và cộng hòa tương ứng với hai chế độ chính trị là dân chủ
và phản dân chủ; thứ hai, là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao,
cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ giữa chúng với nhau cho phép chúng
ta xác định các loại hình khác nhau của chế độ quân chủ và cộng hòa Hai yếu
tố trên cấu thành chính thể nhà nước, và là những yếu tố cơ bản, quan trọng
tạo nên chế độ chính tri.
Với ý nghĩa như vậy, chế độ chính trị có quan hệ rất chặt chẽ tới bản
chất, nội dung hoạt động của nhà nước Nhưng đồng thời, nó có quan hệ mật
thiết tới đời sống chính trị của xã hội nói chung, và vì vậy nó ảnh hưởng trực
tiếp tới hình thức nhà nước, mà trước hết là hình thức chính thể "Như vậy, có
thể nói rằng, nội dung của hiến pháp là xác định chính thể của mỗi quốc gia
cũng như chế độ chính trị của mỗi quốc gia Các thuật ngữ "chính thể", "chế
độ chính trị" trong nhiều sách báo không có sự phân biệt" [18;20].
Tóm lại, để hiểu biết một cách cặn kẽ hình thức chính thé nhà nước,
chúng ta không chỉ phân tích chính thể nhà nước thông qua cách thức tổ chức,
cơ cấu các cơ quan nhà nước, mà cần phải hiểu được các biện pháp, phương
pháp thực hiện quyền lực nhà nước Bởi vậy, khi nghiên cứu chính thể nhà
nước, điều quan trọng là không chỉ xác định đó là nhà nước quân chủ hay cộng hòa, mà còn cần xác định chế độ chính trị của nhà nước đó Chỉ khi đó,
chúng ta mới chính xác hóa được hình thức chính thể nhà nước của nó.
*, Sự biến dạng của chính thé
Một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua
khi nghiên cứu về các mô hình tổ chức nhà nước đó là các chính đảng Mặc
dau, nhìn từ góc độ hiến pháp thực định thì hầu như không có bản hiến pháp
nào, đặc biệt là các hiến pháp tư sản, quy định một cách chính thức vai trò của
các đảng phái chính trị trong việc tham gia chính quyền Nhưng trên thực tế,
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước lại bị chi phối một cách mạnh mẽ
bởi hoạt động của các đảng phái chính trị Vì thế ngày nay, khi nghiên cứu mô
hình tổ chức nhà nước, người ta không thể không nghiên cứu tác động ảnhhưởng của các đảng phái chính trị đến những sự biến đổi của các mô hìnhchính thể.
Số lượng và cách thức tổ chức các chính đảng không những có ảnh hưởng
sâu rộng đến sự lựa chọn người cầm quyền, mà ảnh hưởng ấy còn lớn hơn nữa đối với nội bộ của các cơ quan chính quyền.
Có thể nói rằng, trong đời sống chính trị hiện nay của các nhà nước, hoạtđộng của các đảng phái chính trị đóng một vai trò hết sức quan trọng Hoạt
động của đảng phái đôi khi đã làm cho các cơ quan nhà nước hoạt động không
đúng theo tinh thần và quy định của hiến pháp và pháp luật, làm cho quy định của chúng nhiều khi trở lên hình thức.
Các đảng phái chính trị đã có mầm mống trong xã hội phong kiến và
xuất hiện trong thời kỳ cách mạng tư sản Trong điều kiện lịch sử mới, quyền
30
Trang 31lực nhà nước thuộc về giai cấp tư sản mà không nằm trong tay một cá nhân ông vua cha truyền con nối.
Một giai cấp hay một giai tầng nào đó muốn cầm quyền thì giai cấp hay giai tầng đó phải bằng một cách thức nào đó tập trung ý chí của mình lại Việc
tập trung tất yếu dẫn đến sự ra đời các tổ chức của những người tiên tiến nhất,
đại diện cho giai cấp hay giai tầng đó, đó là các đảng phái chính trị [2;49].
Chức năng quan trọng và duy nhất của đảng chính trị là tìm ra những phương pháp và biện pháp thoã mãn lợi ích của giai cấp, giai tầng mà mình
đại diện nhằm tập hợp lực lượng để trở thành đảng cầm quyền Khi trở thành
đảng cầm quyền, đảng đứng ra thành lập chính phủ để thể hiện ý chí thống trị
xã hội của giai cấp mình.
Ở chính thể đại nghị, chính phủ được thành lập dựa vào cơ sở thành
phần của nghị viện Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, và hoạt
động đến khi nào vẫn còn có sự tín nhiệm của nghị viện Nhưng trên thực tế,
đảng cầm quyền với đa số ghế trong nghị viện đứng ra thành lập chính phủ và
kiểm soát các hoạt động của chính phủ Đảng cầm quyền với đa số ghế trong
nghị viện đã chi phối và kiểm soát các hoạt động của nghị viện.
Ở đây, sự phân chia quyền lực giữa lập pháp và hành pháp theo quy
định của hiến pháp không còn nữa mà có chăng chỉ là sự phân chia giữa một
đảng cầm quyền và một đảng đối lập có trách nhiệm [2;96].
Chế độ chính trị ở Anh quốc là chế độ điển hình của loại hình chính thể
đại nghị Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp đã chuyển thành mối quan
hệ trong nội bộ của đảng cầm quyền Nhiều người còn cho rằng, đây là mối
quan hệ giữa ban chấp hành trung ương đảng (chính phủ) với đảng viên - nghị
sĩ trong hạ nghị viện của đảng cầm quyền Đây là hệ qủa của một hiện tượng chính trị quan trọng, đó là sự xuất hiện của các đảng phái tham gia vào đời
sống chính trị với sự hiện diện của hệ thống lưỡng đảng hoàn hảo Hệ thống
lưỡng đảng này có tổ chức, kỹ thuật chặt chẽ đủ đảm bảo cho một hành động
thống nhất trong chính phủ cũng như trong nghị viện.
Trong các quộc bầu cử vào nghị viện (hạ nghị viện), cử tri toàn quốc không những bầu cử các nghị sĩ làm đại diện cho mình, mà còn tìm ra một
đảng cầm quyền Theo quy định của pháp luật, nhà vua được quyền bổ nhiệm
thủ tướng Anh - người đứng đầu bộ máy hành pháp Song nhà vua không thể
bổ nhiệm người nào khác ngoài thủ lĩnh của đảng chiếm đa số trong hạ nghị
viện Do đó, thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện nghiễm nhiên trở
thành người đứng đầu bộ máy hành pháp Phe đa số đã tạo được giữa quốc hội
và chính phủ một sợi dây liên lạc rất mạnh mẽ mà không văn kiện chính thức
nào đề cập đến Khi quốc hội đặt vấn đề tín nhiệm đối với chính phủ cũng chính là quốc hội đặt vấn đề tín nhiệm đối với đảng cầm quyền Đảng thắng
cử đã có đa số cần thiết trong quốc hội, nên việc quốc hội lật đổ nội các khôngcòn có thể thi hành được nữa, vì với một kỷ luật dang chặt chẽ, đảng đối lập
có đặt vấn đề tín nhiệm chính phủ thì cũng không bao giờ thu được số phiếu
ủng hộ qúa bán trong hạ nghị viện Hơn nữa, vì thủ tướng là lãnh tụ đảng chiếm đa số trong nghị viện, vừa là thủ lĩnh chính phủ, như vậy còn sợi dây
31
Trang 32liên lạc mật thiết nào cho bằng nữa để xiết chặt quyền lập pháp và quyền hànhpháp Vì vậy, chính phủ đã trở thành mạnh, tự do và ổn định.
Vấn đề giải tán nghị viện cũng diễn ra tương tự, bởi vì, chính phủ và đa
số trong nghị viện thuộc cùng một đảng phái nên không bao giờ có mẫu thuẫn
giữa lập pháp và hành pháp.
Như vậy, với hệ thống lưỡng đảng đã làm cho các quy định và tỉnh thần
của hiến pháp trở nên hình thức, làm biến dạng mô hình tổ chức nhà nước và
thay đổi hẳn ý nghĩa của chế độ đại nghị
Ở hình thức chính thể cộng hòa tổng thống mà điển hình là nước Mỹ áp
dụng học thuyết phân chia quyền lực một cách cứng rắn Quốc hội - lập pháp
do nhân dân trực tiếp bầu ra và tổng thống - hành pháp cũng do nhân dân trực
tiếp hoặc dán tiếp bầu ra Hành pháp là hành pháp, lập pháp là lập pháp, giữa
chúng không chịu trách nhiệm lẫn nhau và cùng chịu trách nhiệm trước nhân
dân Nghĩa là quốc hội không thể giải tán chính phủ, không thể lật đổ tổng thống, chính phủ không chịu trách nhiệm trước quốc hội và ngược lại tổng
thống - hành pháp không có quyền giải tán quốc hội.
Quy định của pháp luật là như vậy, nhưng trên thực tế hành pháp và lập
pháp phải kết hợp với nhau để cùng tồn tại Lập pháp không thể thực hiện
được ý chí của mình nếu luôn bị hành pháp chống đối, và ngược lại, hành
pháp không thể cai trị quốc dân nếu không có sự hậu thuẫn của lập pháp Hơn nữa, tổng thống không thể chống đối quốc hội một cách vô cớ vì ông và dang
của ông còn muốn dành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp và hành pháp lần sau Ngược lại, quốc hội cũng không thể chống đối tổng thống một cách vô
căn cứ Ở chính thể này, nếu tổng thống và đa số nghị viện thuộc cùng một
đảng thì quyền lực nhà nước tập trung tuyệt đối vào tay tổng thống, và hình
thức chính thể nhà nước khi đó gần giống với chế độ đại nghị Do cuộc bầu cử quốc hội và cuộc bầu cử tổng thống không được tiến hành đồng thời, cho nên
có nhiều trường hợp tổng thống và phe đa số trong quốc hội không thuộc cùng
một đảng Trong trường hợp này, nếu như ở Anh quốc, nơi có một hệ thống
lưỡng dang chặt chẽ, thì chính quyền sẽ đi đến chỗ mâu thuẫn giữa hành pháp
và lập pháp Còn Nhà nước Mỹ, nơi có một hệ thống lưỡng đảng với một tổ
chức lỏng lẽo rất dé dang hợp tác với nhau để giải quyết mọi mâu thuẫn tránh
phương hại đến lợi ích của đất nước Bởi vậy, mặc dau được hiến pháp quy
định sự phân quyền một cách cứng rắn trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực của nhà nước Nhưng trên thực tế vẫn có sự phối hợp, thỏa thuận, trao đổi,
mặc cả, thương lượng, chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp giống như quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong chế độ đại nghị Do đó,
người ta thường gọi chế độ này là chế độ đại nghị “hành lang” Như vậy, với
sự tham gia của đảng phái vào chính quyên làm cho mô hình tổ chức nhà nước
bị biến dạng, các quy định của hiến pháp trở nên hình thức, thay vào đó là các
quy định trong điều lệ của đẳng phái.
Trong chế độ cộng hòa hỗn hợp mà đại diện là Pháp quốc, vừa tuyên bố
một đặc trưng của chế độ nghị viện, lại vừa thiết lập một chính quyền cá nhân
của tổng thống Theo quy định tại Điều 8 Hiến pháp Cộng hòa Pháp: "Tổng
32
Trang 33thống bổ nhiệm Thủ tướng, Tổng thống chấm dứt nhiệm vụ của Thủ tướng đệ
trình đơn từ chức của Chính phủ.
Theo dé nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm các thành viên khác
trong Chính phủ và chấm dứt nhiệm vụ của các vi đó" [2;554].
Việc bổ nhiệm thủ tướng thuộc quyên hạn của tổng thống, tuy nhiên tổng
thống không được hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn thủ tướng Nếu ở Anh
quốc, nhà vua không thể bổ nhiệm ai khác ngoài thủ lĩnh của đảng chiếm đa
số phế trong nghị viện, thì ở Pháp, tổng thống phải lựa chọn thủ tướng là thủ
lĩnh của đảng (hoặc liên minh của các đảng) chiếm đa số trong nghị viện Tình
hình cũng tương tự như vậy khi thủ tướng lựa chọn các thành viên của chính
phủ để tổng thống bổ nhiệm, thủ tướng phải lựa chọn những người có uy tín
trong đảng (hoặc liên minh của các đảng) chiếm đa số trong quốc hội Vấn đề
này không được quy định trong hiến pháp, nhưng nó là hệ qủa của sự tham gia
chính quyền của các đảng phái Bởi vì, nghị viện có thể bỏ phiếu không tín
nhiệm chính phủ buộc buộc chính phủ phải từ chức.
Mối quan hệ giữa tổng thống và thủ tướng phụ thuộc rất nhiều vào việc họ
có cùng một đảng phái chính trị hay không Nếu cùng một đảng phái chính trị
thì vai trò của thủ tướng rất mờ nhạt, trái lại vai trò của tổng thống sẽ rất lớn vì
tổng thống có đa số ghế trong quốc hội hậu thuẫn Ngược lại, nếu tổng thống
không cùng đảng với phe chiếm đa số ghế của quốc hội, thì dù không muốn
nhưng tổng thống cũng phải bổ nhiệm người của đảng này làm thủ tướng Và khi đó, tổng thống phải chia sẻ quyên lực cho thủ tướng và trong nhiều trường
hợp phải nhượng bộ thủ tướng vì trong hoàn cảnh này, thủ tướng là lãnh tụ của
đảng có ưu thế trong nghị viện có thể gây sức ép với tổng thống.
33
Trang 34CHƯƠNG 2
CHÍNH THỂ VIỆT NAM HIẾN PHÁP 1946 SO SÁNH VỚI
CHÍNH THỂ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THỂ GIỚI
2.1 Khái quát về chính thể Nhà nước Việt Nam Hiến
pháp 1946
2.1.1 Tư tưởng về các mô hình chính thể Nhà nước ở Việt
Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam đang rên xiết dưới
ách áp bức, bóc lột nặng nề của chính quyền thực dân phong kiến: sưu cao, thuế nặng, các quyền tự do, dân chỉ bị chà đạp Chính quyền phong kiến nhà
Nguyễn đồi bại, nhu nhược Nhân dân trong cảnh mất nước, nhà tan, sống
kiếp người nô lệ Trước tình hình đó, một câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế
nào để đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn thối
nát, giành độc lập, tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, các quyền tự do cho nhân dân.
Do đó, vào giai đoạn này ở nước ta đã xuất hiện những dòng tư tưởng
mới và các cuộc vận động cách mạng lớn Những trào lưu tư tưởng và các
cuộc vận động cách mạng đều có chung mục đích là đánh đuổi thực dân pháp,
giành độc lập dân tộc Tuy nhiên, phương pháp và đường lối cách mạng thì lại
khác nhau, trong đó vấn đề cơ bản, quan trọng nhất là việc xác định một mô
hình tổ chức nhà nước sẽ được xây dựng sau khi giành được chính quyền
Với ý thức hệ phong kiến, dưới chiếu Cần Vuong của Vua Hàm Nghi,
các sĩ phu phong kiến đã hăng hái phát động phong trào chống Pháp, chủ trương "khôi phục lại nước Việt Nam cũ” [37;12] Thực chất, phong trào Cần Vương chủ trương xây dựng lại Nhà nước quân chủ phong kiến ở Việt Nam
nhằm khôi phục và bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến Phong trào phát
triển được một thời gian thì bị đàn áp và thất bại Một trong những nguyên
nhân chủ yếu là hình thức nhà nước phong kiến không còn phù hợp với trào
lưu chung của thế giới và sự phát triển tất yếu của lịch sử Việt Nam Thực tế ở
Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn bất lực, thối nát nên đã không tranh thủ
được sự ủng hộ của nhân dân lao động.
Người anh hùng Yên Thế Hoàng Hoa Thám nổi dậy vũ trang chống
Pháp, song "còn nặng cốt cách phong kiến” nên cũng thất bại [33; 12].
Đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng tư sản đã ảnh hưởng đến Việt
Nam, làm xuất hiện những dòng tư tưởng mang màu sắc mới của các nhà yêu
nước, như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh với các phong trào Đông Du,
Đông kinh nghĩa thục, Duy Tân
Trong giới trí thức Việt Nam lúc này đã xuất hiện tư tưởng lập hiến.
Phạm Quỳnh và Bùi Quang Chiêu bênh vực chế độ vua quan cũ, cho rằng,
34
Trang 35mặc dù chế độ này còn có nhiều lệ tục, người ta vẫn có thể cải tiến chế độ cũbằng cách áp dụng chế độ quân chủ lập hiến, nghĩa là ban hành một bản hiến
pháp để hạn chế quyền lực của Hoàng đế Việt Nam Theo tư tưởng của hai
ông thì phải xây dựng một bản hiến pháp vừa bảo đảm "quyền dân chủ cho nhân dan", "quyền điều hành đất nước" của Hoàng đế và "quyền bảo hộ” của
thực dân Pháp Còn Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương bãi bỏ chế độ vua quan ở
miền Bắc và miền Trung, và dat chúng dưới quyền cai trị của Chính phủ Pháp.
Như vậy, thực chất tư tưởng của Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu và
Nguyễn Văn Vĩnh dù trình bày cách này hay cách khác, người chủ trương xoá
bỏ chế độ vua quan, người chủ trương thay thế chế độ quân chủ chuyên chế
bằng chế độ quân chủ lập hiến, nhưng tựu trung vẫn đặt đất nước dưới sự cai
trị của thực dân Pháp.
Phan Bội Châu là một đại biểu xuất sắc, ông chủ trương cầu ngoại viện,dùng bạo lực để khôi phục độc lập Đầu tiên là đánh đuổi thực dân Pháp,
giành lại chủ quyền dân tộc, sau đó xây dựng ở Việt Nam một chính quyền
nhà nước quân chủ lập hiến theo kiểu Nhật Bản hoặc một chính quyền cộng hòa dân chủ theo kiểu phương Tây [38;198] Tư tưởng của Phan Bội Châu là đoàn kết nhân dân lao động đánh đuổi thực dân pháp rồi tiến hành canh tân xã
hội.
Khác với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là người chống đối triều đình quyết liệt và đấu tranh cho một nền cộng hòa ở Việt Nam Ông muốn "y
Pháp cầu tiến bộ, khai thông dân trí, chấn hưng dân khí để tính chuyện giải
phóng” [33;12] Phan Châu Trinh chủ trương đoàn kết nhân dân canh tân, dân
chủ hóa xã hội, đánh đổ phong kiến noi thoi phương Tây, tự cường dân tộc
dành độc lập Do hạn chế của lịch sử mà cả Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh ở mức độ khác nhau đều chưa nhận thức được bản chất thực sự của chủ
nghĩa đế quốc Mô hình tổ chức nhà nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản,
mặc dù có những mặt tiến bộ nhưng không phù hợp với điều kiện cách mạng
Việt Nam, và vì vậy đã không trở thành hiện thực.
Như vậy, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh chủ trương phải giành lại
được độc lập, tự do cho dân tộc, sau đó mới xây dựng hiến pháp của nhà nước
độc lập Không có độc lập, tự do thì không thể có hiến pháp thực sự.
Vào cuối những năm 20 của thế kỷ, Việt Nam Quốc dân đảng - một
chính đảng của giai cấp tư sản Việt Nam ra đời chủ trương đánh pháp, đồng
thời kêu gọi “trăm họ hãy đoàn kết để xây dựng một nhà nước cộng hòa”.
Song, do đường lối cách mạng của Việt Nam Quốc dân đảng không phù hợp
với thực tiễn Việt Nam, nên đã đi đến thất bại.
Do hạn chế về quan điểm, tư tưởng cũng như phương pháp vận động
cách mạng nên các trào lưu cách mạng đầu thế kỷ XX đều thất bại, mà một
trong những nguyên nhân chủ yếu của nó là việc xác định mô hình nhà nước
theo kiểu dân chủ tư sản hay mô hình nhà nước quân chủ lập hiến như trên,mặc dù có mặt tiến bộ, nhưng chưa là phải là kiểu nhà nước phù hợp với tình
hình thực tế ở Việt Nam lúc bấy giờ, vì vậy nó đã không trở thành hiện thực."
Hay nói cách khác, các mô hình nhà nước trên không phù hợp với Việt Nam,
ao
Trang 36bởi lẽ, các nhà nước đó chỉ có thể mang lai quyền lợi và dân chủ cho một số ít
người trong xã hội - đó là giai cấp tư sản, tiểu tư sản và giai cấp phong kiến Trong khi đó, yêu cầu cấp bách nhất, chủ yếu nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ lại là sự giải phóng kiếp người nô lệ và đem lại cuộc sống mới cho đại
đa số nhân dân lao động” [38; 199].
Như vậy, trước Nguyễn Ái Quốc, ở Việt Nam dau thế ky XX chưa có
một mô hình nhà nước nào chứng tỏ được sự phù hợp với cách mạng Việt
Nam.
Trong thời điểm đất nước trong đêm tối, Nguyễn Tất Thành - một thanhniên mới mười lăm tuổi đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổcủa đồng bào Lúc bấy giờ, Anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng
đồng bào Tuy rất khâm phục các nhà cách mạng đương thời nhưng Anh
không tán thành với đường lối cách mạng của họ, trong đó có vấn đề hình thức
chính thể nhà nước Có thể thấy rằng, vào thời điểm này đã bát đầu hình thành
trong tư tưởng Nguyễn Tất Thành về một nhà nước độc lập, có chủ quyền,
biểu hiện ở chủ trương dành độc lập dân tộc, không chấp nhận sự cai trị của
thực dân Pháp ở Việt Nam Việc Nguyễn Tất Thành không đồng tình với con
đường cách mạng của những nhà yêu nước đương thời, trong đó có vấn đề
hình thức chính thể nhà nước, cho thấy, tuy chưa tìm ra một cơ sở lý luận toàndiện, nhưng bước đầu Người đã nhận thấy các hình thức chính thể quân chủchuyên chế, quân chủ lập hiến, cộng hòa dân chủ kiểu tư sản không phù hợp
với con đường cách mạng Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua các lối mòn của lịch sử, ra đi tìm đường
cứu nước theo một chiều hướng mà nhiều người yêu nước đương thời chưa
nghĩ tới Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng tiên
tiến nhất thời đại, và người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
"Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng tháng Mười Nga là đã thành
công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự
do, bình đẳng thật sự Cách mạng tháng Mười Nga cho chúng ta thấy rằng,
muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có
đảng bền vững, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất Nói tóm lại, phải
theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin" [19;280] Người chỉ ra rằng: "Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường
cách mạng vô san" [23;272].
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo
cách mạng vô sản thế giới Người viết: "Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất" [29;128] Cho nên, cần phải có sự liên minh giữa các lực lượng cách mạng vô sản và cách mạng giải
phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân Điều đó quyết định đến việc thiết
lập và phát triển Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Cái nhìn có tầm vóc thời đại,
cái nhìn vượt lên trên tất cả các nhà yêu nước Việt Nam đương thời, chính là ở
chỗ này.
36
Trang 37Con đường cứu nước ấy của Nguyễn Ái Quốc đã chấm dứt thời kỳ
khủng hoảng đường lối cách mạng Việt Nam Cách mạng Việt Nam từ đó tiến
bước theo dòng thác tiến bộ của lịch sử.
"Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin đã soi sáng
và tạo ra bước ngoặt phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu
nước chưa định hướng sang yêu nước theo lập trường của chủ nghĩa Mác Lénin.
-Qúa trình bon ba tim đường cứu nước, Nguyễn Ai Quốc đã nhận thấy
được hai vấn đề quan trọng:
Một là, sự bất lực và lỗi thời của Nhà nước phong kiến Việt Nam và sự
xấu xa, thối nát của nhà nước tư sản thể hiện sự bóc lột nhân dân lao động.
Thực tế ấy đã không cho phép người lựa chọn mô hình nhà nước phong kiến
và nhà nước tư sản.
Hai là, sau cách mạng tháng Mười Nga, sự xuất hiện Nhà nước kiểu
mới ở Nga là một thực tiễn sinh động, một biến cố to lớn "có sức lôi cuối kì
điệu”, một mô hình Nhà nước mà Người mong muốn sẽ thiết lập ở Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, Người đã lãnh đạo và đóng vai trò quyết định trong việc
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Trong văn kiện đầu tiên của Đảng - bản
"Chính cương van tat" đã nêu lên những nhiệm vu của cách mạng Việt Nam là
"Đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, đánh đổ giai
cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân, thành lập chính phủ
công nông binh " [32;10].
Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng ta đã khẳng định rõ:
"Phải xây dựng nên chính quyền Xô Viết công nông, chỉ có chính quyền Xô
Viết công nông mới là cái khí cụ mạnh mẽ đánh đổ đế quốc chủ nghĩa và
phong kiến địa chủ, làm cho dân cày có đất mà cày, làm cho vô sản có pháp
luật bảo hộ cho minh" [32; 10].
Có thể nói: chính quyền công nông - một mô hình Nhà nước vô sản mà
Nguyễn Ái Quốc đã chọn là mô hình đáp ứng yêu cầu của xã hội Việt Nam,
của cách mạng Việt Nam, đó là mô hình Nhà nước kiểu mới Sự khẳng định
trong luận cương chính trị năm 1930 vừa là sự ghi nhận, vừa là một định
hướng cơ bản cho cuộc đấu tranh giành chính quyền ở Việt Nam từ năm 1930
đến năm 1945.
Con đường cách mạng quyết định kiểu nhà nước nói chung và hình thức
chính thể nhà nước nói riêng Cách mạng Việt Nam không thể theo con đường
cách mạng tư sản Điều đó cũng có nghĩa là hình thức nhà nước sau khi giành
chính quyền không thể là hình thức chính thể nhà nước theo kiểu nhà nước tư
sản Cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản cũng có nghĩa
là hình thức chính thể nhà nước được thiết lập sau khi giành chính quyền là hình thức chính thể nhà nước kiểu mới thể hiện bản chất giai cấp vô sản củanhà nước Hình thức chính thể nhà nước đó là gì?, trong "Đường Kách Mệnh",
Nguyễn Ái Quốc chưa đề cập cụ thể mà chỉ đưa ra nguyên tắc chung là "làm
sao cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều" Về phương diện
37
Trang 38hình thức chính thể nhà nước, có thể giải mã luận điểm này là dân chúng sốnhiều phải được quyền tham gia vào việc thiết lập mô hình nhà nước tương lai
- mô hình của chính thể cộng hòa.
Với tính chất của cuộc cách mạng dân tộc, như thế hình thức chính
quyền cũng phải thể hiện tính nhân dân Nghị quyết Trung ương VIII (5 1941) đã nêu rõ chủ trương: "sau lúc đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ thành lập một
-Nhà nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần tân dân chủ, chính quyền của
nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của giai cấp nào mà là của
chung của toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn tay sai của đế quốc Pháp - Nhật và
những bon phản quốc, bọn thù” [42;195].
Tháng 5/1944, trong thư gửi đồng bào cả nước, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: "Chúng ta trước phải có một cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoànkết và hành động nhất biến cùng toàn thể quốc dân ta Mà cơ cấu ấy phải domột cuộc toàn dân đại biểu đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mạng và
đoàn thể ái quốc trong nước bầu ra Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và
uy tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp
với các hữu bang” [20;505].
Chương trình Việt Minh đã xác định đường lối cách mạng Việt Nam:
"Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) chủ trương liên hợp hết
thay các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng, các dân tộc bị áp bứcđoàn kết chiến đấu đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc phát xít Nhật, sẽ lập nên
Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa [20;583].
Sự chuyển biến từ hình thức Chính phủ công - nông - binh sang hình
thức Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong đường
lối của Đảng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước chuyển biến mang tính
cách mạng, xuất phát từ đặc thù của cách mạng Việt Nam Giá trị cách mạng
của sự chuyển biến đó không phải mang tính sách lược nhất thời, mà mang tính chiến lược lâu dài của cả qúa trình mô hình tổ chức Nhà nước Việt Nam[25;28] Sự chuyển biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể
nhà nước cho thấy rằng, phương pháp tư duy của Người luôn xuất phát từ thực
tiễn khách quan, từ những điều kiện đặc thù của xã hội Việt Nam mà không
rap khuôn máy móc áp đặt từ những mô hình có san.
Như vậy đến đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể nhà
nước trong con đường cách mạng Việt Nam đã phát triển từ hình thức chính
phủ công - nông - binh đến hình thức chính phủ nhân dân của nước Việt Namdân chủ cộng hòa - hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân
2.1.2 Cơ sở lý luận, thực tiễn và đặc điểm của chính thể
cộng hòa dân chủ nhân dân Hiến pháp 1946
Lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng tháng Tám vĩ
đại, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa Tuyên ngôn độc lập là văn kiện Chính trị - pháp
38
Trang 39lý thể hiện một cách sâu sắc về một Nhà nước độc lập, tự chủ, thống nhất,
cộng hòa dân chủ nhân dân.
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lập quốc kiệt xuất của Chủ tịch Hồ
Chí Minh tuyên bố trước thế giới rằng, nước Việt Nam đã trở thành một quốc
gia độc lập, tự chủ, thống nhất Người trịnh trọng tuyên bố trước thế giới:
"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một
nước tự do và độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh than
và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững tự do độc lập ấy" [21;4] Tuyên
ngôn độc lập thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể nhànước cộng hòa dân chủ nhân dân Người viết: "Dân ta đã đánh đổ chế độ quânchủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa" [21;3].
Một nhà nước độc lập, tự chủ, cộng hòa dân chủ nhân dân phải có một
cơ sở pháp lý để tồn tại Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trongphiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra sáu nhiệm
vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Trong đó, nhiệm vụ
thứ ba là: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến
chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến
pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có
một hiến pháp dân chủ" [21;8] Như vậy, trong tư tưởng này, chính thể quân
chủ chuyên chế hay chính thể của nhà nước thực dân không thể tồn tại hiến
pháp - không có một hệ thống các quy tắc pháp lý tối cao ràng buộc việc tổ
chức quyền lực nhà nước Chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân, xuất phát từ
bản chất của nó, phải được chế định hóa trong một văn bản ở một hệ cấp pháp
lý tối cao là hiến pháp, vì sự phát triển của hình thức chính thể cộng hòa dân
chủ nhân dân không thể tách rời hiến pháp, hiến pháp là dân chủ Chính thể
cộng hòa dân chủ nhân dân phải được quy định trong hiến pháp là một bước
phát triển mới về hình thức chính thể nhà nước ở Việt Nam
Hiến pháp đầu tiên của nước ta là bản Hiến pháp tiến bộ đầu tiên ở
Đông Nam Á, là một Hiến pháp cách mạng và dân chủ, tôn trọng và bảo đảm
mọi quyền lợi chính đáng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu thực tế khách quan
lúc bấy giờ.
Hiến pháp 1946 là cơ sở pháp lý cho chính quyền cách mạng, là cơ sở
cho việc xây dựng những luật lệ mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Mặt khác, là chỗ dựa mạnh mẽ về chính trị của Nhà nước non trẻ trong việc
động viên nhân dân đấu tranh cách mạng, là cương lĩnh tập hợp mọi lực lượng
yêu nước, dân chủ trong cả nước trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp
-Trên đất nước Việt Nam hàng nghìn năm chỉ tồn tại có pháp luật phong
kiến, và gần một trăm năm chỉ có pháp luật thực dân Nhưng chỉ 14 tháng sau khi giành được chính quyền, nhân dân ta đã xây dựng được bản Hiến pháp của
mình, thể hiện ý chí chung của toàn dân Đó là thành tựu to lớn của nhân dân
ta, Đảng ta, Nhà nước ta.
2.1.2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính thể Hiến pháp 1946.
39
Trang 40Thứ nhất là, chu nghĩa yêu nước, truyền thống dựng nước va giữ nước
của dân tộc, kinh nghiệm tổ chức nhà nước trong lịch sử Việt Nam "Dân ta cómột lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa
đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thànhmột làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước" [24;171] Chủ nghĩa
yêu nước, truyền thống xây dựng nước và giữ nước đã thấm đượm vào máu
thịt, khắc sâu vào trong tâm trí của nhân dân ta Đó là nhân tố cơ bản thúc đẩy
nhân dân ta vùng lên đấu tranh, đưa dân tộc thoát khỏi ách áp bức nô lệ thực
dân, giành độc lập cho dân tộc, xây dựng một mô hình tổ chức nhà nước phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
Thứ hai là, các lý thuyết về tổ chức nhà nước và thực tiễn tổ chức nhà
nước ở các quốc gia tiên tiến thời bấy giờ Học thuyết của các nhà tư tưởng
cách mạng tư sản về tổ chức quyền lực nhà nước, chính thể cộng hòa tổngthống ở Mỹ, chính thể cộng hòa đại nghị ở Pháp v.v đã ảnh hưởng đến qúa
trình tìm kiếm một mô hình nhà nước phù hợp với cách mạng Việt Nam.
Thứ ba là, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lénin về hình thức chính thể
nhà nước nói riêng, về nhà nước và pháp luật nói chung là cơ sở để đánh giá,phê phán các học thuyết về tổ chức nhà nước cũng như thực tiễn tổ chức nhà nước của các nước tư bản Mô hình Nhà nước vô sản mà những nhà kinh điển
của chúng ta đưa ra đã ảnh hưởng một cách quyết định đến qúa trình Hồ Chí
Minh và các đồng chí của Người xác lập mô hình Nhà nước và cách mạng
Việt Nam Mô hình Nhà nước Xô Viết Lênin tổng kết là một mô hình Nhà nước mà Hồ Chí Minh mong muốn thiết lập ở Việt Nam Chính phủ công -
nông - binh mà Người đặt vấn đề phải xây dựng ở Việt Nam trong “Chính
cương vắn tắt” là biểu hiện của mô hình Nhà nước Xô Viết Tuy nhiên, chúng
ta đã không bê nguyên xi áp dụng một cách máy móc mô hình Nhà nước Xô
Viết mà đã có sự vận dụng sáng tạo cho phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam.
Thứ tu là, thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh Từ thực
tiễn hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú, Hồ Chí Minh đã tìm ra những
quy luật, đúc kết thành lý luận Trong những năm bôn ba ở các nước tư bản
phát triển, Người đã nghiên cứu cách thức tổ chức nhà nước ở đó, phê phán
những mặt tiêu cực, tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong qúa trình xây dựng
mô hình Nhà nước cách mạng Việt Nam Cũng chính xuất phát từ thực tiễnhoạt động cách mạng mà Người đã có những bước phát triển lớn trong tư
tưởng về hình thức chính thể nhà nước trong con đường cách mạng Việt Nam.
Cụ thể là, sự chuyển biến trong tư tưởng của người từ một Nhà nước công
-nông - binh sang Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân.
Qua nghiên cứu vị trí hình thức chính thể nhà nước, qúa trình hìnhthành và phát triển, cơ sở lý luận và thực tiễn về hình thức chính thể Nhà nước
ở Việt Nam, có thể đi đến kết luận sau:
Hình thức chính thể Nhà nước ở Việt Nam là hệ thống những quanđiểm, luận điểm về chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân trong sách lược,
chiến lược cách mạng Việt Nam hiện tại và tương lai, dựa trên cơ sở chủ nghĩa
40