Ở luậnvăn này chúng tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu về những yếu tố thi pháp và tưtưởng trong truyện thơ quốc ngữ U tinh luc của Hồ Biểu Chánh, từ đó khang định vị trí của truyện thơ Quốc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHÚC THỊ KIM NGÂN
TRUYỆN THƠ QUÓC NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN
HỌC VIỆT NAM DAU THE KY XX: TRUONG HỢP “U TINH LUC” CUA
HO BIEU CHANH
Chuyén nganh: Van hoc Viét Nam
Mã số: 8229030.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
Tiên sĩ Đồ Thu Hiên
HA NOI 2024
Trang 3MỤC LỤC
0870000773577 5
1 Lý do chọn đề tài <2 se ©ssEEse©seESsEEsEssEssersetsstksersersserserssee 5
2 Lịch sử nghiÊn CỨU 0-6 G6 9 9 9 9.99 99 9 9 9.0.0.0 09 00 80906 6
2.1 Nghiên cứu về truyện thơ Quốc ngữữ 2- 5° ss©secssessessecsee 6
2.2 Nghiên cứu U tM ÏMC - << << % 9 9 9 i06 0000909 9
3 Đối tượng và phạm vi nghiên €ỨU - 2-s- s2 ss©sscssessesseessessessee 11
4 Mục dich va ý nghĩa nghiÊn CỨU o- << se S5 95 5.9515 9595ø 11
5 Phương pháp nghién CỨU œ5 << se 9 5 9995595 96 9090 12
6 Bố cục luận văn .s - 2 ss£©ss©seEssEssExseEseEasExserseteersersersserserssose 12
CHUONG 1: TRUYEN THO QUOC NGU DAU THE KY XX VA TAC
PHAM U TINH LUC CUA HO BIEU CHANH G52 5 5555 5555 13
1.1 Bối cảnh lịch sử, xã Oi cescesssessessssssessessssssessessssssesssssssssesssssssssessssssessessees 13
1.2 Những tiền đề về văn hoá của truyện thơ Quốc ngữ .- 16
1.2.1 Chính sách sử dụng chữ Quốc ngữ trong hành chính và nhà trường
— 16
1.2.2 Phiên âm quốc ngữ, dịch thuật -2- 2 s<sssssssessessess 18
1.2.3 Công nghệ in ấn và sự phát triển của báo chí — xuất bản 21
1.3 Diện mạo truyện thơ Quốc ngữ ở Nam ky đầu thé kỷ XX 24 1.4 Giới thiệu tác giả Hồ Biểu Chánh và tác phẩm U fình lực 27
1.4.1 Tác giả Hồ Biểu Chánh <2 s° s2 ssssssessezssvssessersers 271.4.2 Truyện thơ của Hồ Biểu Chánh 2 s- 52s se ssessessess 33
1.4.2.1 Tác phẩm Vậy mới phải -<cscs<csscesecssesseeeerssrssecsee 33
1.4.2.2 Tác phẩm U firth Ïự€ -eescs< se ceseeseceeeeeetserserteerserssrrseree 35
¡c7 37CHƯƠNG 2: NHỮNG YEU TO ANH HUONG CUA VĂN HOÁ TRUYEN
THONG TRONG U TINH LUC ussssssssssssssssscsssssscsecsssessssessssessesssessssessssesssseseesees 39
2.1 Anh hưởng của các hệ tư tưởng Nho giáo và Phật giáo trong U tinh luc39
2.1.1 Ảnh hưởng của Nho giáo trong U tinh LUC -s-s<cesc-sccse 39 2.1.2 Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong U fình lực - 44
2.2 Ảnh hưởng của thi pháp truyện thơ Nom trong U fình lực 47
2.2.1 KEt n.Aa ố.ốẽ.ẻốẻố.ẻ.ố.ố 47
Trang 40ï 08c 59CHUONG 3 NHUNG DAU HIEU CUA SỰ CHUYEN DOI HE HÌNH VAN
HỌC TRONG U TINH LUC vessssssssssssssssssssssssssssnsssnscsnsssnscssssasssasssnscsnscsscsasesaseesees 60
3.1 Tính chat thời đại trong U tinh lực s-csccesccsccsecssesserseeseessecse 60
3.2 Sự đỗi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người .- 63
3.3 NGOMN IØŨY 0G G9 ọ cọ Họ Ọ T TH TT TT 00.0009.0000 0060096 806 703.4 U tinh lục trong tương quan với tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh 72
3.4.1 Dao lý truyền thống trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 72
3.4.2 Tư tưởng hiện dai trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 75
3.4.3 Nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh . ° 2s 78
¡c1 — 81
00007 83
TÀI LIEU THAM IKHẢO 2- << <5 £ss£se£s£seesessessrs 87
3:00800002055 — 92
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam đã có sự chuyển mình từ một nền văn học ảnh hưởng mạnh
mẽ của nền văn học Trung Quốc tiến đến giai đoạn hiện đại từ những năm đầu thế
kỷ XX Nghiên cứu thành tựu văn học quốc ngữ đầu thế kỷ XX, từ trước tới nay
các nhà nghiên cứu vốn chú trọng và dé cao thé loại văn xuôi như truyện ngắn, tiêu
thuyết Khi đặt tính quy luật của văn học miền Nam trong bước chuyên từ văn học
Trung đại sang văn học Hiện đại, từ truyền thống Han Nom sang văn chương quốc
ngữ, chúng tôi cho rằng nghiên cứu bước chuyền từ truyện Nôm sang truyện văn
xuôi quốc ngữ là van đề đáng để lưu tâm Thể loại truyện thơ Quốc ngữ là mộttrong những nhân tô quan trọng trong bước chuyên đổi đến giai đoạn hiện đại củatrần thuật Nghiên cứu những ảnh hưởng của truyện thơ Quốc ngữ sẽ đóng góp cái
nhìn toàn cảnh cho sự chuyên đôi hệ hình của văn học dau thé kỷ XX.
Những tín hiệu cho sự thay đổi của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời đầu
thế ký XX khởi phát từ khu vực phía Nam, trong đội ngũ tác giả giai đoạn nàykhông thé không kể đến Hồ Biểu Chánh Hồ Biểu Chánh là tác giả có một sựnghiệp và số lượng tác phẩm phong phú, đủ để phản chiếu những vấn đề của vănhọc miền Nam giai đoạn giao thời Những nghiên cứu trước đây về ông thường chỉ
tập trung vào giai đoạn sang tac sau năm 1919 nhưng thực ra, chính những truyện
thơ đầu tiên của ông lại có nhiều vấn đề liên quan đến tính quy luật của lịch sử văn
học.
Hầu hết các công trình văn học sử đầu thế kỷ XX hoặc giới thiệu riêng về tácgiả Hồ Biéu Chánh đều chỉ nhắc lướt qua về truyện tho U tinh luc Hồ Biểu Chánhchính là cây bút mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, để làm được điềunày, ông đã đi từ thé loại truyện thơ Quốc ngữ với tác phẩm U tinh luc Sự giaothoa, ảnh hưởng của phương Đông và phương Tây bước đầu được thê hiện trongsáng tác đầu tay của Hồ Biểu Chánh, đây chính là bước đệm cho những tác pham
thê loại tiểu thuyết giai đoạn sau của ông.
Trang 6Từ những lý do mang tính lý luận và thực tiễn như vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài
“Truyén tho Quéc ngữ trong quá trình hiện dai hoá văn học Việt Nam đầu thế kỷ
XX - Trường hợp U tinh luc của Hồ Biểu Chánh” cho luận văn của mình Ở luậnvăn này chúng tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu về những yếu tố thi pháp và tưtưởng trong truyện thơ quốc ngữ U tinh luc của Hồ Biểu Chánh, từ đó khang định
vị trí của truyện thơ Quốc ngữ trong quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Namđầu thế kỷ XX
2 Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện thơ Quốc ngữ va tác phâm U tinh
luc từ những góc độ khác nhau với mức độ quan tâm đậm nhạt cũng không giốngnhau.
2.1 Nghiên cứu về truyện thơ Quốc ngữ
Trong quá trình hiện đại hoá văn học những năm đầu thế kỷ XX ở phía Nam, thê loại tiểu thuyết được hình thành từ những ảnh hưởng, kết tinh từ truyền thống Những công trình nghiên cứu sự hình thành thé loại tiểu thuyết như Viét Nam van học sử yếu, tác giả Dương Quảng Hàm khái quát sự ra đời của nền văn học hiện
đại bằng chữ Quốc ngữ từ những nguồn ảnh hưởng của nước ngoài, sự ra đời củangôn ngữ văn hoc mới, những hình thức phôi thai của nền quốc văn, các thé văn
quốc ngữ cùng một số dịch giả tiêu biểu Một công trình nghiên cứu khác dé cập
đến văn học Việt Nam giai đoạn sơ khởi là cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phanxây dựng diện mạo giai đoạn văn học qua gương mặt các tác giả và nhóm tác giảtiêu biểu Tuy nhiên trong các công trình này không bàn luận đến thé loại truyệnthơ.
Các nhà nghiên cứu văn học sử có nhiều công trình viết về thé loại truyệnthơ Nôm nhưng gần như không có công trình, bài viết nào sưu tầm, giới thiệu vànghiên cứu truyện thơ Quốc ngữ Năm 1965, với Viét Nam văn học sử giản ướctân biên (tập 3) — Văn học hiện đại 1862-1945, khi viết về sự hình thành của tiêuthuyết mới, Phạm Thế Ngũ đã chỉ ra một trong những yếu tố ảnh hưởng là truyện
Trang 7Nôm Đây chính là một nhận định chính xác, vạch ra một hướng nghiên cứu quan
trọng của thê loại truyện thơ Quốc ngữ cho những nhà nghiên cứu tiếp theo.
Truyện thơ Quốc ngữ như một yếu tố nền tảng trong giai đoạn phôi thai của
tiêu thuyết những năm đầu thế kỷ XX chưa phải là vấn đề được các nhà nghiên cứulưu tâm Một số công trình nghiên cứu có đề cập một vài nét phác thảo về truyệnthơ.
Trong Dia chí văn hoá thành phố Hồ Chi Minh (tập II), nhóm tac giả Tầm
Vu, Nguyễn Văn Trung và Nguyễn Văn Y khi viết về văn học chữ Quốc ngữ ở Sài Gòn — Gia Định cuối thé kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có mục truyện thơ : Ở miền Nam,
“thơ” là truyện viết băng văn van, thường theo thể lục bát Đối tượng được các nhà
nghiên cứu chỉ ra chính là những truyện thơ ảnh hưởng của dân gian, được các tác
giả biên soạn lại như Thơ Sáu Trọng, Thơ cậu Hai Miêng hay các tác phẩm được
gọi là vè như Vè Sai Gòn, Vẻ ăn chơi
Năm 1988, trong Văn hoc Nam Bộ từ dau đến giữa thé ki XX (1900-1954),tập thé tac giả Hoài Anh, Thanh Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp đã nhận định: những
truyện thơ trong thời kì này đều có những chi tiết thé hiện hành động chống lại
thực dân Pháp và tay sai của nhân dân Nam Bộ.
Trong Tiến trình văn nghệ miên Nam, Nguyễn Q Thang cũng đề cập đến những truyện thơ Quốc ngữ ảnh hưởng của dân gian Truyện đây là truyện thơ Loại truyện này không phải có từ hồi có thơ Vân Tiên, mà có từ trước và trước khi
có thé “nói thơ Vân Tiên” Nguyễn Q Thắng đã chỉ ra đặc điểm của truyện tho
theo thê thơ lục bát, hoặc song thất luc bát, nhằm trình bày một câu chuyện có tình
tiết, có lớp lang, có tính cách câu chuyện (truyện) Trong công trình này nhànghiên cứu nhận định đã có những nhận định vé sự tiếp nhận của bạn đọc một cáchsay mê, thích thú với những nội dung lành mạnh, mang tính cách đạo lý, giáo dục
và thời sự của thể loại truyện thơ ảnh hưởng từ truyền thống dân gian.
Năm 1992, Bằng Giang mở đầu công việc sưu tầm và giới thiệu tác phẩmtruyện thơ Quốc ngữ trong phần “tác giả và tác phẩm” của công trình Văn học
Trang 8truyện thơ Quốc ngữ do Huình [Huỳnh] Tịnh Của biên soạn.
Cùng chung quan điểm với Nguyễn Q Thắng, trong công trình Văn họcmiễn Nam, Huỳnh Ai Tông nhận định thơ là danh từ của người miền Nam dùng, dé
chỉ cho các loại truyện như Thuý Kiều, Lục Vân Tiên, Phạm Công Cúc Hoa Tất
cả thơ đều soạn theo thể thơ Lục bát, được giới bình dân ưa chuộng, các nhà vănthời ấy đua nhau sáng tác Đặc biệt, Huỳnh Ái Tông phân tích người bình dân rất
ưa chuộng thơ, đêm đêm bên ngọn đèn dầu, một người nằm đọc thơ cho những
người khác cùng nghe, đấy cũng là cách giải trí của người bình dân ở thôn quê
ngày trước Chúng tôi cho răng, nhận định của nhà nghiên cứu Huỳnh Ai Tông là
chính xác khi ông cho rằng nhu cầu đọc truyện bắt buộc người ta phải biết chữ, từ
đó người bình dân mới cho con em đến trường học, mục đích của họ là học dé biếtviết, nhất là đọc thơ cho họ nghe lúc nhàn rỗi, đó cũng là yếu tố góp phần vào việctruyền bá chữ Quốc ngữ buổi sơ thời ở miền Nam
Các nhà nghiên cứu trên khi nghiên cứu truyện thơ mới chỉ bàn đến nhữngtác pham ảnh hưởng của văn học dân gian Truyện thơ Quốc ngữ được bàn đến chi
tiết, cụ thể hơn khi nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh đã phân loại trong Những bước
dau của báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và Thơ mới Nhận xét của Bùi Đức Tinh
thật xác đáng khi ông cho rằng điểm dị biệt nỗi bật nhất giữa truyện của văn học
Việt Nam và tiểu thuyết của văn học phương Tây chỉ có ở phương diện hình thức :Tiểu thuyết viết bằng văn xuôi, và truyện viết bằng thơ, trong hầu hết các trường
hợp là thơ lục bát Nhà nghiên cứu nhân mạnh hình thức phôi thai xuất hiện sớm nhất của tiêu thuyết miền Nam là tho, tức loại truyện của văn chương cổ điển đổi
lốt bằng cách lấy cuộc đời của một nhân vật đương thời làm đề tài Đóng góp lớnnhất của phần viết về truyện thơ Quốc ngữ trong công trình này chính là Bùi ĐứcTịnh đã phân loại truyện thơ Quốc ngữ, các tác phẩm theo lối “bốn cũ soạn lại”
như : Thơ Sáu Trọng, Thơ Cậu Hai Miêng còn các tác pham được viết và trình
bày theo lối “trí thức” hơn là các tác phẩm như U tinh luc của Hồ Biéu Chánh, Viét
Trung Tiểu lục của Nguyễn Thành Phương.
Trang 92.2 Nghiên cứu U tinh luc
Tác phẩm U tinh lục được viết vào năm 1909, xuất ban lần đầu năm 1913,
lúc đó Hồ Biểu Chánh in với tên thật là Hồ Văn Trung
Bảng lược đồ văn học Việt Nam, trong phần viết về Hồ Biéu Chánh, Thanh
Lãng viết Kịp khi học được chữ Nho, ông liều chọn những truyện hay trong bộ Tinh sử hay bộ Kim cổ kỳ quan đem dich ra quốc văn nhan đề là Tân soạn cô tích.
Nhưng dịch thì dịch mà Hồ Biểu Chánh thấy người mình đọc truyện dịch của Tàu
không bồ ích là bao nhiêu cho nên ngay từ đầu ông đã mơ tưởng viết truyện cho
người Việt đọc.
Tuy có sự nhằm lẫn về năm sáng tác là năm 1916 Hồ Biéu Chánh viết U tinh
luc (văn vần) nhưng có thé khang định nhận định trên cua Thanh Lãng là chính xác.Lược truyện các tac gia Việt Nam (1972), khi nhóm Trần Văn Giáp đã nêu lên vẫn
đề về sự hình thành tiêu thuyết bắt đầu từ miền Nam, cùng với Chiia tau kim quy,
Lỗi bước phong tinh và Oan kia theo mãi, tác pham U tinh lục được nhắc đến với
cái tên chứa phần nào tính lãng mạn của tiêu thuyết
Công trình đầu tiên đặt U tinh luc là đối tượng nghiên cứu phải ké đến bai
viết “ Doc U tinh lục, một chuyện diễn ca của nhà tiểu thuyết bình dân Hồ Biéu
Chánh ” trong cuỗn Tôi đọc thơ 1972, tác giả Phạm Việt Tuyền đã có những phân tích rất chi tiết về U tinh luc Tác giả khang định U tinh luc vừa có những ảnh
hưởng của truyền thống, vừa có những điểm mới mẻ, mang tính cách Hồ Biểu
Chánh Công trình nghiên cứu này nêu ra những nhận định quan trọng tạo tiền đề cho những tiếp cận của nhà nghiên cứu sau này.
Trong Những bước dau của báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và Thơ mới,Bùi Đức Tinh đã có nhận xét có phần thiếu toàn diện về tác phẩm khi chưa bànluận đến những điểm mới của tác phẩm U tinh luc, ông cho rằng về phương diện
văn học, mặc dầu thơ có nhiều câu chững chạc, khá trau chuốt nhưng sự mô phỏng
quá sát sao một tác phâm đã phổ biến rộng khiến U tinh luc chưa vượt khỏi giaiđoạn sáng tác âu tri.
Trang 10Trong Chân dung Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Khuê công trình nghiên cứu đã
tìm hiểu thân thế, đời văn nghệ của Hồ Biểu Chánh, nghiên cứu sự nghiệp văn
chương của ông về báo chí, biên khảo, thi ca và tiểu thuyết; thấm định giá tri tiểuthuyết của ông cùng địa vị ông trong văn học sử Với tác phẩm U tinh luc, NguyễnKhuê cho rang, U tinh luc còn nặng tính chất mô phỏng Điểm mới mẻ độc nhấttrong tac phâm này là, tuy nhắm chủ đích luân lý, tác giả vẫn dé cho hai nhân vậtchính, sống vào cuối thế kỷ XIX, được tự do luyến ái và có những hành động táo
bạo vượt ra ngoai khuôn khô lễ giáo Với những tính chất nội tại về nội dung cũng như hình thức và thời điểm sáng tac của nó, U tinh luc đánh dau giai đoạn qua độ
từ các truyện Nôm sang tiêu thuyết mới.
Bài viết Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam Kỳ đăng trên tạp chí Văn học số
8-1994, nhà nghiên cứu John C Schafer va Thế Uyên đã khẳng định, ở miền Nam, thé văn tiểu thuyết xuất hiện một cách tiệm tiến, không cắt đứt với truyền thống cũ.Nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng của thê loại truyện hiệp khách và tài tử giainhân đến các nhà văn như Hồ Biểu Chánh và nhiều người thế hệ ông, nhưng cũng
nhân mạnh các nhà tiểu thuyết đầu tiên của miền Nam cũng đã vượt ra ngoài
khuôn khổ của loại truyện tiêu thuyết này Nhà nghiên cứu nhận định U tinh lục
chính là tác phẩm mang tinh thai nghén của thé loại tiểu thuyết U tinh luc tuy mang nặng những yếu tố của truyện thơ cô truyền nhưng cũng thé hiện rất nhiều điểm đổi mới Điểm đáng lưu ý trong bài viết khi nhà nghiên cứu có dé cập đến
một số truyện thơ mang âm hưởng của văn học dân gian có ảnh hưởng đến sángtác của Hồ Biểu Chánh: “Ngoài ra, tại miền Nam, từ lâu đã có một thê loại văn họcdân gian gọi là thơ hay truyện, thường bàn đến vấn đề nam nữ một cách thăng thắn.Những thơ này có vần điệu, bút pháp không gò bó, đề tài là những truyện địaphương” Từ đó nhà nghiên cứu đi đến kết luận: “ U tinh luc là sự kết hợp hai
truyền thống: truyền thong kê chuyện bang văn van cổ truyền và truyền thong tho
truyện ở miền Nam với bối cảnh địa phương” [40; tr.25]
Trang 11Con đường đến với tiểu thuyết hiện đại của hai nhà văn tiên phong Nam Bộ,
tác giả Võ Văn Nhơn cho rằng so với Nguyễn Trọng Quản, con đường của Hồ
Biểu Chánh đến với tiểu thuyết hiện đại có chậm chạp nhưng phù hợp và chắcchắn hơn Qua thực tiễn sáng tác của mình, Hồ Biểu Chánh thực sự đã trả lời đượccâu hỏi viết cho ai Biết rõ thị hiếu của người đọc Nam Bộ lúc đó vẫn còn ưachuộng truyện thơ viết băng thể lục bát, vẫn còn thích đọc những gì gần gŨI VỚImình nên ông đã bắt đầu sự nghiệp văn học của mình bằng truyện tho U tinh lục.Nhà nghiên cứu nhận định U tinh luc và Ai làm được đã dọn đường cho độc gia
Nam Bộ đón nhận một thé văn học mới, đó là tiểu thuyết hiện đại.
Bài viết Ké thừa, tiếp biến trong sáng tạo văn học, nghệ thuật (trường hop
Truyện Kiểu với U tình luc), nhà nghiên cứu Lê Tu Anh đã chi ra những dấu ấnảnh hưởng Truyén Kiéu của U tình luc cũng như làm rõ lý do của sự kế thừa/ tiếp
thu ảnh hưởng qua đó chứng minh những nỗ lực sáng tạo trên cơ sở kế thừa truyền
thông của Hồ Biéu Chánh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là vai trò của truyện thơ Quốc ngữ qua trường hợp tác phẩm U tinh luc của Hồ Biểu Chánh trong tiến trình hiện đại
hoá văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX
Tư liệu của luận văn nay là cuôn U tinh Tục (Kê chuyện tình buôn) cua
Nguyễn Văn Sâm giới thiệu và chú giải.
4 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài có mục tiêu chỉ ra những tiếp thu từ truyện Nôm và sự phát triển tư
tưởng, nghệ thuật qua phân tích truyện thơ Quốc ngữ U tinh luc của Hồ Biểu Chánh trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX Đề làm rõ mục tiêu trên, Luận văn tập trung giải quyết van dé sau : Thứ nhất, làm rõ những ảnh hưởng của thể loại truyện Nôm trong tác phẩm U tinh lục Thứ hai, chi ra những yếu tố hiện đại trong tư tưởng, nghệ thuật của U finh luc.
Trang 125 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn học sử trên bình diện một thể loại văn học, đặt
truyện thơ Quốc ngữ trong sự tương quan phát triển của văn học Việt Nam hiệnđại đê xét sự phát triên toàn cục của nó.
- Phương pháp nghiên cứu loại hình học được vận dụng dé nghiên cứu, khảo sat
các tác phẩm theo đúng đặc trưng loại hình của tác pham Phương pháp loạihình học là công cụ hữu hiệu giúp người nghiên cứu nhận diện, đi sâu phát hiện
bản chat của thé loại truyện thơ Quốc ngữ.
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học được vận dụng đề phân tích yếu tố nghệ
thuật trong tác phâm, căn cứ vào các yếu tố hình thức và mối liên hệ giữa chúng,bao gồm: hình tượng nhân vật, không gian - thời gian, cốt truyện, kết cau, điểmnhìn, ngôn ngữ,
- Cùng với các thao tác thống kê, phân loại, phân tích, so sánh
6 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung
luận văn triên khai gôm có 3 chương.
Chương 1: Truyện thơ Quốc ngữ dau thế kỷ XX và tác phẩm U tinh luc của Hồ
Biểu Chánh
Chương 2: Những yếu tô ảnh hưởng của văn hoá truyền thống trong U tinh luc
Chương 3: Những dấu hiệu của sự chuyên đổi hệ hình văn học trong U tinh luc
Trang 13CHƯƠNG 1: TRUYỆN THƠ QUOC NGỮ DAU THÊ KỶ XX VA TÁC
PHẨM U TÌNH LỤC CỦA HÒ BIÊU CHÁNH
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam bước đầu hiện đại hóa theo xu hướng tiếp biến những ảnh hưởng của khu vực và Tây phương Bắt đầu từ Nam kỳ thuộc Pháp, trong những điều kiện đặc biệt của xã hội, lịch sử, văn học
Việt Nam đã đi những bước đầu tiên bằng mảng văn học quốc ngữ xuất hiện sớmnhất ở miền Nam vào cuối thé kỷ XIX dau thé ky XX Thời điểm này, Nam Ky làthuộc địa do người Pháp trực tiếp cai trị với một hệ thống luật pháp của mẫu quốc.Đứng đầu Nam Ky là Thống đốc và bên dưới là các chủ tỉnh người Pháp Nhà cam
quyên Pháp áp dụng nhiều chính sách dé tiến hành cai trị Nam Kỳ trên tat cả các
lĩnh vực của đời sông xã hội.
1.1 Bối cảnh lịch sử, xã hội
Trong bước chuyên từ thời kỳ Trung đại sang thời hiện đại, đô thị và đờisống đô thị có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn chương Thế kỷ XIX,Gia Định thành đã là một đô thị quan trọng sánh ngang Thăng Long và Phú Xuân nhưng khác chức năng chính là trung tâm chính trị Sài Gòn - Gia Định được nhìnnhận có một vai trò kinh tế quan trọng (thương nghiệp, xuất nhập khẩu, thủ công
nghiệp) bên cạnh vai trò trung tâm chính trị - văn hóa của Đàng Trong Cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn học quốc ngữ đã được hình thành trong thời kỳ miềnNam rơi vào vòng thuộc địa qua nhiều chặng đường xâm lăng của thực dânPháp Theo lời tựa Lich sw khai phá vùng đất Nam bộ, năm 1834, thành Gia Địnhđược đồi tên làm Nam kỳ gồm sau tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, VĩnhLong, An Giang, Hà Tiên Tên Nam kỳ được dùng cho đến thời Pháp thuộc
Thang 2 năm 1859, thực dân Pháp nỗ súng xâm lược Nam kỳ, mặc dù vấp phải sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân nhưng Pháp vẫn chiếm được Gia Định và
Định Tường Chế độ cai trị của thực dân Pháp thay đổi theo từng thời kỳ dưới sựchỉ đạo của người đứng đầu Sau khi chiếm được Gia Định và Định Tường, trung
Trang 14lập ra một ngạch sĩ quan cai trị người Pháp gọi là Quản đốc việc cai trị bản xứ Sau hơn 3 năm xâm lược Việt Nam, Pháp chiếm được 4 tỉnh thành : Gia Định, Định
Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long Sau đó, với sự thái độ nhu nhược của triều đình
Huế, thực dân Pháp xâm chiếm vùng Đông Nam Bộ Với Hoà ước ngày 5/6/1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông sau đó thu tóm hết cả 6 tỉnh Nam kỳ vào năm 1867,
cho đến hoà ước Patenôtre 1884 thì Việt Nam hoàn toàn mat hết độc lập chủ quyền
Từ đó đã dẫn đến nhiều biến chuyền quan trọng trong xã hội Nam kỳ
Khi “bình định” xong cũng là lúc thực dân Pháp tăng cường dau tư dé khai thác vùng đất thuộc địa này Thực dân Pháp hoạt động mạnh ở Nam kỳ từ những
năm 1880 trở đi với việc phát triển hệ thống phương tiện giao thông, mở đường xelửa Sài Gòn — Mỹ Tho, xây cầu trên sông Vàm Cỏ Thêm vào đó là rất nhiềucông xưởng mọc lên ở Sài Gòn, Chợ Lớn Kinh tế ở Nam kỳ tiếp tục phát triển ởnhững năm đầu thế kỷ XX Các nhà máy được thành lập, phương tiện giao thông
phát triển hơn trước Người Việt Nam đã nhận thức ra rằng việc phát triển kinh tế.
Nam kỳ, xây dựng nhà máy, cầu công, đường xá, tất cả chỉ nhằm mục tiêu khai
thác chứ không phải vì “khai hóa” Cùng với quá trình thực dân hoá, đô thị ở Việt
Nam đặc biệt phát triển mạnh Đây là nơi tích tụ và phản ánh những chuyền biến
của xã hội Việt Nam trong quá trình hiện đại hoá Tại đô thị xuất hiện những tầnglớp xã hội chưa từng có trong truyền thống Do vừa là sản phẩm trực tiếp của quátrình xây dựng xã hội thuộc địa của người Pháp, vừa là hệ quả của quá trìnhchuyển dịch cơ câu xã hội truyền thống dé thích nghi với điều kiện sống mới.Những người nông dân và thợ thủ công không có việc làm ở nông thôn kéo nhau ra
thành phố tạo nên một tầng lớp thị dân ngày càng đông Sài Gòn và các trung tâm
lớn của Nam kỳ từ từ được đô thị hoá, kéo theo sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và
tầng lớp thợ thuyền, công nhân Tầng lớp tư sản Nam kỳ thời kỳ này chỉ mới là số
ít, hiếm người Việt Nam làm giàu được ngay trên đất nước của mình Nền kinh
tế khai thác thuộc địa của Pháp đã tỏ ra hoạt động có hiệu quả Cảng Sài Gòn được
mở năm 1860, và các công nghiệp liên quan đều được chú ý phát triển như nghề
Trang 15đóng thuyền, vận tải đường sông, nhà máy xay lúa Quá trình đô thị hoá diễn ra
nhanh chóng, nhất là ở những trung tâm quan trọng như Sài Gòn, Chợ Lớn.
Trong quá trình phát triển thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn cần phải nói thêmvài nét về vai trò của người Hoa Người Hoa thường sống tập trung trong vùng chợLớn, phần lớn làm nghề buôn bán và thợ thủ công Họ đến đây sinh sống từ lâu đời
và chiếm một tỷ lệ khá lớn trong kết cau dan cư Sài Gòn — Chợ Lớn Người Hoa ở
Sài Gòn — chợ Lớn đã hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh — buôn bán.
Khi chính quyền Pháp được thiết lập, dé thực hiện công cuộc “bình định” thực dân Pháp đã chấp nhận họ làm thành phân trung gian Theo Phan Khoang trong cuốn
Việt Nam Pháp thuộc sử, chính quyền Pháp đã nhìn thấy ở người hoa sự trợ giúpquý báu dé hoàn thành công cuộc thực dân Dé có thé tiếp xúc, dé chiến thắng sựlạc hậu và mong muôn của nhân tô bản xứ, người môi giới này chính là người Hoa.
Những biến đổi trong thời kỳ này khi xã hội Nam Bộ biến đổi sâu sắc dẫn
đến sự thay đổi của các tầng lớp xã hội, một bộ phận công chúng mới hình thành ởcác đô thị, tang lớp tiểu tư sản thị dân Những người nông dân nghèo khô từ giã
ruộng đồng tìm đến thành thị để kiếm sống Trong số họ, có những người vào làm
trong các công xưởng, nhà máy hay đồn điền của thực dân, trở thành những phu xe,bồi bếp hay công nhân Số khác không tim được việc làm phải biến thành lưu
manh, gái điểm Từ đó xã hội hình thành nên tang lớp dân nghèo đông đảo Mặt
khác, nội dung thi cử được sửa đổi từ năm 1906 đã dan làm thay đổi cách học,cách nghĩ và cả cách sống của giới trí thức Sự thay đổi trong cuộc sống đi liên với
sự thay đôi của cuộc sống tinh than, đời sống của người dan Nam bộ đã manh nhadiễn ra theo hướng của xã hội hiện đại phương tây Sự thay đổi đó khiến cho đờisông văn học nghệ thuật cũng có sự đổi thay :
“Người ta — nhất là người dân thành thị - trong cuộc sống dua chen, cạnh tranh cần song thực, không thể thoả mãn với những lời giáo huấn về đạo lý cương thường.
Trang 16Người ta cân hiêu rõ, hiêu kỹ cuộc sông với cả những tinh tiệt đây đủ, những chi
tiết cụ thể, gây được cảm giác, thoả mãn được sự tò mò” [10; tr.25].
Trên tông thể có sự thay đổi như vậy, tuy nhiên trong bước chuyền từ thểloại được thịnh hành trong văn học trung đại là thơ sang thời kỳ văn học hiện đạivới thé loại tiêu biểu là tiểu thuyết ở Nam bộ, chúng ta sẽ thấy sự giao động giữa
cái mới và cái cũ, ranh giới giữa các phạm trù còn khó lòng phân định được Điều
này đã chứng tỏ giai đoạn giao thời của văn học Nam bộ còn nảy sinh những vấn
đề mang tính bản lề, trung gian mà truyện thơ Quốc ngữ chính là gạch nối của sự
chuyên giao nay.
1.2 Những tiền đề về văn hoá của truyện thơ Quốc ngữ
1.2.1 Chính sách sử dụng chữ Quốc ngữ trong hành chính và nhà trường
Chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng khi tìm hiểu tiến trình và thành tựu của văn học, bởi suốt chiều dài 10 thế kỷ trung đại, văn học viết của dân tộc
được xây dựng trên hai thứ chữ là chữ Hán và chữ Nôm Đến thời kỳ hiện đại, văn
học hiện đại được khởi động và đánh dấu với sự xuất hiện chữ Quốc ngữ, đây có
thể được xem như bước ngoặt trong lịch sử văn học dân tộc Thời kỳ trung đại, chữNôm để lại nhiều khó khăn, vất vả trong việc sử dụng bởi phải hiểu biết chữ Hánmới có thé dùng được chữ Nôm Với chữ Quốc ngữ, văn học dân tộc thực hiện
được sự thông nhất giữa tiếng và chữ, điều mà chữ Nôm vẫn chưa thể làm được.
Các nhà truyền giáo đạo Thiên chúa giáo người Âu đóng vai trò quan trọngtrong sự hình thành chữ Quốc ngữ Những tầng lớp thị dân và trí thức đương thời(nho sĩ) không sẵn sàng đón nhận Thiên chúa giáo, cho nên việc truyền đạo hầu hếthướng về những người nghèo khổ, cùng đinh ở nông thôn Nhưng vì giới bình dân
hầu như không biết chữ Nho hay chữ Nôm nên các giáo sĩ buộc phải tìm ra một thứ chữ dé ghi lai và truyền bá những điều đã giảng dạy họ Việc ghi âm tiếng Việt thành chữ viết theo chữ cái La tinh thành công khi chữ viết này được thông dụng
Trang 17và trở thành chữ Quốc ngữ Trong hơn hai thế kỷ đầu, chữ viết ghi theo chữ cái La
tinh chỉ dùng dé in sách báo đạo và chi dùng trong giới theo đạo Thiên chúa.
Mục tiêu phố biến chữ Quốc ngữ có sự biến chuyền gan với chính trị khithực dân Pháp xâm chiến Nam Bộ và thiếp lập bộ máy cai tri Năm 1859, Phápxâm chiếm vùng Bến Nghé (Gia Định) Do hoà ước 1862, triều đình Huế giao
nhượng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp và đến năm 1867, Pháp chiếm tron Nam Ky lục tỉnh Trong khi đó, triều Nguyễn đã không còn t6 chức khoa thi ở trường An Giang Quân xâm lược ở trong tình thế bị chống đối bởi giới sĩ phu yêu
nước cũng như nhân dân Ý định triệt tiêu ảnh hưởng của giới sĩ phu với nhân dâncùng với việc giới quan chức Pháp cho rằng chữ Hán khó học đã dẫn đến quyếtđịnh bãi bỏ chữ nho Theo Nguyễn Văn Trung họ còn đồng hoá quyền lợi nướcPháp với quyền lợi của đạo, coI sứ mệnh của họ vừa phục vụ đạo, vừa phục vụ Tổquốc và phục vụ quyền lợi của đạo bang cách phục vụ quyên lợi Tổ quốc của nước
Pháp Chính vì vậy, các nhà truyền giáo đã tích cực góp phần vảo việc thiết lập chế
độ thực dân và việc duy trì, củng cô chê độ đó.
Chủ ý lợi dụng chữ Quốc ngữ của thực dân Pháp đã có từ rất sớm, ngay
trong năm 1865, trước khi chiếm trọn Nam kỳ, Pháp đã cho xuất bản Gia Định báobang chữ Quốc ngữ Từ việc khuyến cáo hoc chữ Quốc ngữ, đến bắt buộc day chữ
Quốc ngữ trong trường học, bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ trong guồng máy hành chính Nhà cầm quyền đã quyết định bác bỏ chữ nho và cưỡng bức dùng chữ Quốc ngữ trong các giấy tờ chính thức và sau đó trong các trường học bằng các nghị định, thông tư của Thống đốc Nam kỳ Theo Nguyễn Văn Trung, chính quyền thực
dân chính thức dùng chữ Quốc ngữ trong hành chính được đánh dấu bang Nghịđịnh 22/2/1869 của Thống đốc Nam kỳ, quy định bắt buộc dùng chữ viết của tiếng
An Nam băng mẫu tự Âu châu (chữ Quốc ngữ) trong giấy tờ chính thức NgườiPháp thực sự thi hành việc cưỡng bách dùng chữ Quốc ngữ trong hành chính vớinghị định ngày 6/4/1878 của Thống đốc Nam ky Lafont Ké từ ngày 1/1/1882, cácloại giấy tờ, văn kiện trong guồng máy hành chính đều phải dùng tiếng An Nam
Trang 18bang mẫu tự La - tinh (tức Quốc ngữ) “ Việc cưỡng bách dùng chữ Quốc ngữ
trong hành chính được nhà cầm quyền Pháp (các Đề đốc) coi như một chính sách
N Ali?
quan trong hang đầu” [51; tr 26] Như vậy có thé thấy, từng bước, nha cam quyềnthuộc dia đã thay thé chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ, điều này sẽ dẫn đến sự thay đôi
vê các mặt văn hoá, xã hội, đặc biệt là văn học.
Sau khi xâm chiếm Nam Kỳ, người Pháp thực hiện ngay từ đầu chính sách
đồng hóa về văn hóa giáo dục Về cơ bản, hệ thống giáo dục Pháp Việt được hình
thành ngay trong những giai đoạn đầu tiên hình thành nên xứ thuộc địa với tiền thân là các trường thông ngôn và các nhà thờ Nhà cầm quyền Pháp khuyến khích
băng tiền thưởng cho những giáo viên dạy chữ Quốc ngữ và trao giải cho ngườiPháp học chữ Quốc ngữ nhằm thúc day nhanh việc truyền bá chữ Quốc ngữ, phục
vụ chính sách đồng hoá ở Nam Kỳ nói riêng và ở Việt Nam nói chung Nhà cầmquyền Pháp chấp nhận chữ Quốc ngữ làm ngôn ngữ chung và quyết tâm xoá bỏ
chữ Nho vì cho đó là vật cản lớn đối với sự phát triển nền văn minh Âu châu Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định 14/06/1880 : “ Mỗi làng, thị xã của tổng không có trường Pháp sẽ thiết lập một trường dạy Quốc ngữ” Đồng thời, nhà cẦm quyền Pháp áp dụng chính sách “thưởng 200 quan mỗi năm” [51; tr 40] cho giáo
viên dạy chữ Quốc ngữ có dạy thêm tiếng Pháp Nội dung của giáo dục đã có sựthay đôi so với trước thời Pháp thuộc ở Nam kỳ và nói chung ở Việt Nam Học chữquốc ngữ với mục tiêu mau biết đọc, biết viết để đọc thông tri, cáo thị của nhà cầmquyên thuộc địa, từ đó hiểu và làm cho đúng Nhà cầm quyền Pháp còn đưa vào
Nam kỳ những sách giáo khoa và thầy giáo chỉ được chuẩn bị để dạy ở những
trường tiêu học bên Pháp
1.2.2 Phiên âm quốc ngữ, dịch thuật
Dịch thuật là một hoạt động diễn ra đặc biệt sôi nồi trong giai đoạn giao thời.Theo Phạm Xuân Thạch, có hai lý do giải thích điều này Cùng với báo chí, dịch
thuật là một hoạt động diễn ra đặc biệt sôi nói trong giai đoạn giao thời Có hai lí
Trang 19do giải thích điều này Thứ nhất, đó là nhu cầu kiến tạo nền văn hóa mới Nói hẹp
trong phạm vi của văn học, ba mươi năm đầu thé ki là thời kì phôi thai của nền văn học mới Phải đến những năm 20 của thế kỉ XX, văn học quốc ngữ mới bắt đầu có
sự phát triển có tính đột khởi, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa củacông chúng Trước đó, nền văn học vẫn đang trong giai đoạn phôi thai và tìmđường, số lượng tác phẩm còn hết sức ít ỏi Trong bối cảnh đó, dịch thuật đã đảmnhận chức năng hình thành nên nhu cầu hưởng thụ văn hóa thông qua con đường
chữ Quốc ngữ và đáp ứng nhu cầu đó Ngoài ra, sự phát triển đột khởi của dịch thuật còn có nguyên nhân bắt nguồn từ sự lựa chọn ngôn ngữ Với tình trạng phát triển của hệ thống giáo dục Pháp Việt, tiếng Pháp chắc chăn chưa thé là ngôn ngữ phô biến trong xã hội Trong khi đó, từ sau các phong trào Duy Tân, chữ Quốc ngữ
và tiếng Việt đã được dứt khoát lựa chọn thay thé cho chữ Hán Sự thay đổi văn tựnày dẫn đến một khoảng trống về văn hóa Cho đến thời điểm đó, toàn bộ di sảnvăn hóa của người Việt Nam, ngoại trừ bộ phận truyền miệng đều được ghi băng
chữ Hán và chữ Nôm.
Thời điểm nền giáo dục Nam kỳ đã dao tạo được một đội ngũ trí thức Tay
học — một tang lớp mới trong xã hội Nam kỳ Những trí thức như Trương Vinh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu, Đặng Lê Nghi, Trần Phong Sắc là những trí thức ở Nam kỳ chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Pháp Họ là những người vừa thông thạo chữ Quốc ngữ, vừa có nền
tảng giáo dục truyền thống rất vững chắc, họ bắt đầu với phiên âm, dịch thuật, viếtbáo và sau đó là sáng tác văn học băng chữ Quôc ngữ.
Trong thời kỳ đầu của việc cưỡng bức sử dụng chữ Quốc ngữ trong giáo dục,những phong tục tập quán hay trạng thái tâm hồn xuất hiện trong sách Pháp vẫncòn xa lạ, không thích ứng được với học sinh thuộc địa Sự thay đôi về mặt chínhsách của chính quyền thuộc địa đã khiến cho đạo đức luân lý nho giáo rơi vào tình
trạng khủng hoảng, suy thoái Thêm vào đó, chế độ thuộc địa với thuế má tăng gấp
Trang 20nay được khuyến khích xuất cảng vì mục đích chủ yếu thêm tiền thuế Những xáo
trộn do mở mang đô thị tạo nên số đông sống bằng những nghề tạm bog, rất dé rơi vào tình cảnh thất nghiệp Những người này cũng thường không có nơi cư ngụ nhất định vì phải thay đổi làm đủ nghé dé sống, dé trở thành du đãng Nhu ở Gia
Định: “Người tụ ở đủ cả tứ phương, mỗi nhà đều có tục lệ Dân ở thôn dã thì chấtphác, dân ở thành thị thi du dang” [32; tr.55].
Lúc bấy giờ, Pháp nhận ra rằng sớm chấm dứt chữ Hán là một điều thất sách
Trẻ nhỏ Việt Nam cần những văn bản kinh điển Hán học mà các thế hệ cha ông đã thấm nhuan tinh thần, nhưng không trở lại chữ Hán như ở thời lều chõng Ý kiến
của E.Luro trong phúc trình gửi Đề đốc Dupré ở Soái phủ Nam kỳ ngày
22/12/1872 cho rằng điều căn bản quan trọng là dịch sách Hán văn ra Quốc ngữ.
Nhiều tác phẩm Hoa được dịch ra chữ Quốc ngữ, những sách về Hán học đượcchiếu cố trước như Tam tự kinh, Tứ thư, Minh Tâm bửu giám Đề tài giáo dục liênquan đến những con người được quy định trong các mối tam cang hay ngũ luân vớinhững đức tính nằm trong ngũ thường và trong các mối quan hệ giao tiếp thường
ngày, trong cách ăn nêp ở.
Bên cạnh những sách về đạo đức, luân lý, những truyện cô điển Trung Hoa
như Tam Quốc chí, Đông Châu liệt quốc cũng được dich sang chữ Quốc ngữ.Năm đầu của thế kỷ XX (1901) đánh dấu sự xuất hiện lần đầu truyện Tàu dịch raQuốc ngữ và truyện thơ Đó cũng là lúc các tác phẩm nổi tiếng như 7ruyện Kiểu,Nhị độ mai, Lục Vân Tiên được ghi lại băng chữ Quốc ngữ Đối tượng độc giả ở
Nam ky lúc bấy giờ chủ yếu có thị hiểu thâm mỹ bình dân Việc đem các truyện thơ Nôm và truyện văn xuôi chữ Hán sẵn có, phiên âm và phiên dịch ra chữ Quốc
ngữ là việc làm tât yêu.
Theo Bùi Đức Tịnh, riêng ở miền Nam, trong ngôn ngữ thông thường,
truyện cũng còn được gọi là thơ : Thơ Lục Vân Tiên, thơ Ông Trượng Tiên Bửu
Sở di có danh từ “thơ” là để phân biệt các truyện băng thơ vừa kề với những truyện
Trang 21dịch của Trung Hoa : Truyện Tam Quốc, Truyện Tây Du, Truyện Phong Than, Cac truyén dich nay bat đầu được xuất ban nhiều, cùng một lượt với sự phổ biếnchữ Quốc ngữ Như vậy, thơ chỉ là những truyện viết bằng thơ kế như một hìnhthức phôi thai của tiểu thuyết vào thời chữ Quốc ngữ mới được hình thành đượcdùng trong việc sáng tác Trên nhan đề ở các ấn bản trình bày theo hình thức bìnhdân (khổ 15 x 23,5 cm, bia màu trắng, giấy mỏng) theo lối “bốn cũ soạn lại” nhưThơ Sáu Trọng, thơ Cậu Hai Miêng các tác phẩm được viết và trình bày theo lối
“ trí thức” như U tinh luc của Hồ Biểu Chánh, Viét Trung Tiểu lục của Nguyễn Thành Phương Theo cách phân loại của Bùi Đức Tịnh, truyện thơ Quốc ngữ được chia ra hai kiểu : truyện thơ được soạn lại “bồn cũ”, đặt “thơ mới”, “thơ hậu”
và truyện thơ được sáng tác Đối với những truyện thơ phiên âm Nôm ra chữ Quốcngữ, các trí thức Nam kỳ chủ động biên soạn rồi gửi nhà in thực hiện các côngđoạn còn lại dé xuất bản tác phẩm Đối với truyện thơ với tên gọi “lục” hay “tiểulục” là những tiêu thuyết bằng thơ, được các tác giả sáng tác theo hình thức thơ lụcbát.
1.2.3 Công nghệ in ấn và sự phát triển của báo chí —- xuất bản
Theo định nghĩa của McHale, in ấn (Printing) là quá trình tạo ra chữ (hoặc hình ảnh) trên chất liệu nền là giấy bằng mực in công nghiệp In ấn được thực hiện
với số lượng ấn bản lớn, quy mô công nghiệp In ấn là một bộ phận quan trọng củangành xuất bản Xuất bản (Publishing) là việc phô biến sách, báo chí hoặc thôngtin Xuất bản là hoạt động tổ chức các nội dung, hình thức, in ấn dưới dạng sách,báo, tạp chí dé đông đảo công chúng có thé tiếp cận Xuất ban là một trong nhữnghoạt động lưu giữ và truyền bá các giá trị văn hóa trong lịch sử phát triển của nhânloại nói chung, quôc gia, vùng dat nói riêng.
Những thé kỷ trước, ngành in ấn, xuất bản chủ yếu dùng kỹ thuật in thủ
công Trước khi Pháp xâm lược, nghề in ấn và xuất bản chưa phát triển, ở Nam Bộ
vẫn có người đứng ra in khắc gỗ chữ Hán hoặc chữ Nôm Phương tiện in ấn còn
Trang 22Trung Hoa về để kinh doanh nghề in nhưng vẫn là cách in thủ công Cuối thế kỷ XIX phương thức in ấn công nghiệp thay thế kỹ thuật thủ công truyền thống khi
thực dân Pháp mang vào Sài Gòn công nghệ in hiện đại Khi Pháp thiết lập bộ máy
hành chính tại Nam Bộ, Pháp xác định dùng báo chí làm phương tiện giao tiếp
giữa chính quyên và người dân địa phương, thì nhà in (giai đoạn đầu nhà in kết
hợp nhà xuất bản) là một trong những thứ ưu tiên hàng đầu được thiết lập: “Một
nhà thương, một khách sạn cho quan Toàn quyền, những nhà ở cho quân đội, viên
chức, nha thờ và nhà in” [52; tr.614] Những công trình này được Thống đốc Nam
Kỳ Bonard thực hiện trong 18 tháng (từ tháng 11/1861 đến ngày 30/4/1863) Năm
1862 Thống đốc Bonard gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp yêu cầu chính
phủ Pháp gửi thợ in và sắp chữ sang Việt Nam Từ máy móc, mẫu chữ, mực in,giấy in đến thợ in đều được gửi từ Pháp sang Năm 1862, nhà in Imprimerie
Impériale được thành lập, đây là nhà in đầu tiên của chính quyền thuộc dia tai Sai
Gon Các cơ sở in đầu tiên do người Pháp và các tổ chức Công giáo làm chủ ỞNam bộ lúc ay, nghé bao, nghé in và xuất ban có thé thu được lợi nhuận tương đối
khá nên một số tên thực dân đứng ra xin phép phát hành báo, lập nhà in, nhà xuất
bản, sau đó chúng bán lại cho người Việt và người Hoa Đầu thế kỷ XX một số nhà
in do người Việt và người Hoa làm chủ với giấy phép hoạt động phải mua lại của
người Pháp, đội ngũ thợ in được đào tạo trong các nhà in của người Pháp Nam
1864, nhà in Nhà Chung (Imprimerie de la Mission, sau đổi thành Nhà in Tân Dinh)
ra đời Day là nhà in đầu tiên ở Nam Bộ (1864-1870) do Dinh Thái Sơn — ngườiViệt — làm chủ Ban đầu chủ yếu in, xuất bản các kinh sách truyền đạo bằng mẫu
tự Latinh, về sau nha in đã In từ điên, sách biên khảo, tác phâm văn hoc
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nước ta chưa hề có một loại báo nàodưới mọi hình thức Năm 1865, tờ báo quốc ngữ đầu tiên là Gia Định báo ra đời,đánh dấu sự mở đầu của báo chí quốc ngữ, mở ra một giai đoạn phát triển mớitrong sinh hoạt văn hoá Sau đó các tờ báo khác lần lượt ra đời : Nông cô mín đàm(1901), Luc tỉnh tân văn (1907), Đăng cổ tùng báo (1907), kế đến có Đại Việt tân
Trang 23báo (1908), đến năm 1913 có thêm Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn (1915),
Nam Trung nhật báo (1917), Nam phong tạp chí (1917), Thần Chung (1929), v.v
Sau năm 1920, càng có nhiều báo, chí ra đời Chữ Quốc ngữ đến với Nam bộ sớmhơn ở Bắc bộ, nhiều người biết chữ Quốc ngữ nên báo chí ở Nam bộ phát hành
nhiều, tính phổ biến cao, sách báo trở thành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống
hăng ngày của người dân Nam bộ Riêng về văn học, tạp chí Nam Phong đã đăngtải những van đề văn học đáng quan tâm, những bài chuyên khảo cung cấp một
lượng kiến thức quan trọng cho van dé lý luận và phê bình văn học Trong giai đoạn khởi đầu, báo chí đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển
chữ quốc ngữ Mặc dầu là một hình thức văn hóa ngoại nhập, mục đích của báo chí
là tuyên truyền, phổ biến văn hóa, giáo dục của chính quyền thực dân thuộc địanhưng các trí thức văn nhân đã tận dụng nó dé góp sức giữ gìn tinh hoa văn hóadân tộc cũng như dé đổi mới và xây dựng một nền văn học mới Báo chí đã trở
thành món ăn hằng ngày không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của nhiều
tầng lớp nhân dân Trên các trang báo người ta thấy xuất hiện nhiều thể văn học
mới như: tiểu thuyết, thơ, văn, dịch thuật, phê bình, v.v Nhiều nhà báo viết văn
và nhà văn viết báo Họ rèn luyện câu văn, trau đồi ngòi bút của mình qua những
bài viết, những bài dich thuật trên báo Họ giao lưu, trao đôi các van đề về văn hóa,
văn học cũng trên báo.
Năm 1901, Sài Gòn — Chợ Lớn xuất hiện một số nhà in Lúc này, các nhà inchủ yếu in các tài liệu và báo chí, về sau in truyện Tàu, truyện Tây, truyện Nômdịch ra chữ quốc ngữ Việc in ấn, phát hành phát triển đã đem lại khả năng đọcsách và sách báo có thé phát hành rộng rãi ở mọi nơi cho mọi tang lớp công chúngkhác nhau, nhất là ở Nam bộ Ngoài việc in bao, In tài liệu, họ in các truyện tho, vẻ,truyện tranh; các tác phâm dịch thuật, v.v Công nghệ in chính là một trong những
điều kiện quan trọng góp phần tạo nên truyện thơ Quốc ngữ phát triển mạnh mẽ.
Về cách trình bày truyện thơ, đa số các nhà in đều chọn hai cách sắp xếp thơ, một
là theo kiểu “thượng lục, hạ bát” (tức trên sáu, dưới tám), hai là kiểu hai câu lục
Trang 24In ấn, xuất bản thời kỳ này phát triển nhanh chóng không chỉ tạo điều kiện
cho báo chí mà còn cho văn học quốc ngữ nói chung và truyện thơ ở Nam Bộ nói
riêng nở rộ, góp phần cho quá trình hoàn thiện chữ quốc ngữ, hiện đại hóa văn học
nước nhà.
1.3 Diện mạo truyện thơ Quốc ngữ ở Nam kỳ đầu thế kỷ XX
Thời gian từ năm 1887 đến 1920 là giai đoạn hình thành của tiểu thuyết Theo cách hiểu tông quát tiếp nhận của văn học phương “tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời
gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranhphong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiềutính cách đa dạng” [18; tr.277] Như vậy, trước khi tiếp xúc với văn học Pháp, văn
học Việt Nam đã có những tác phẩm được mệnh danh là truyện :Truyện Hoa Tiên, Truyện Lục Vân Tiên Riêng ở miền Nam, trong ngôn ngữ thông thường, truyện
cũng còn được gọi là thơ như Thơ Lục Vân Tiên, thơ Ông Truong Tiên Buu
Danh từ “thơ” có lẽ là dé phân biệt các truyện bằng thơ vừa kê với những truyện
dịch của Trung Hoa: Truyện Tam Quốc, Truyện Tây Du, Truyện Phong Thần Cóthé nhận định, trước khi tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Pháp dé hình thành théloại tiểu thuyết, văn học Việt Nam đã có sẵn các truyện, tức là tiểu thuyết của vănhọc cổ điển viết bằng thơ
Truyền thống văn học ở Nam bộ mặc dù chưa có bề dày như ở Trung bộ và Bắc
bộ nhưng cũng có những thành tựu nhất định, mang đặc trưng riêng Ở Nam bộ, văn học cũng bao gồm văn học dân gian và văn học viết Hai bộ phận này ton tại đồng thời và ảnh hưởng lẫn nhau Văn học dân gian ở Nam bộ phát triển khá mạnh,
nhất là các loại hình dân ca, hò, vè, truyện kể Ở Nam ky từ cuối thé ky XIX xuất
hiện các tác phẩm truyện thơ Quốc ngữ theo lối “b6n cũ soạn lại”, được biên soạn
(có khi được viết nối thêm theo hình thức “thơ hậu”), dựa vào truyện dân gian ViệtNam, truyện thơ Nôm hay các sự kiện và nhân vật có thật ở Việt Nam Đặc trưng
Trang 25của các tác phẩm này là được “sáng tác” và tồn tại gắn liền với hình thức diễn
xướng “nói thơ” Hình thức nói thơ được phổ biến rộng rãi, trở thành món ăn tinh
thần với người din Nam Kỳ vào cuối thế ky XIX — đầu thế kỷ XX Đến dau thé kỷ
XX, có một số người đứng ra lượm lặt theo khẩu truyền mà chép thành chữ Quốcngữ và đứng tên vào tác phâm dé chịu trách nhiệm xuất bản
Vào những năm đầu thế kỷ XX, truyện thơ Quốc ngữ được xuất bản, tái bản với
số lượng lớn trong giai đoạn chữ Quốc ngữ bắt đầu có chỗ đứng, công nghệ in ấn
hiện đại phát triển mạnh ở Nam kỳ Truyện thơ Quốc ngữ có dung lượng nhỏ là những tác phẩm phù hợp dé in thành cuốn nhỏ phục vụ nhu cầu thưởng thức của
độc giả, được người dân Nam kỳ lục tỉnh ưa chuộng Nội dung truyện thơ gửi gắmđến người đọc nhiều bài học đạo lý Truyện thơ cũng là phương tiện dé học chữQuốc ngữ, đọc truyện thơ mà sử dụng được nhuần nhuyễn phương ngôn, tục ngữ,học được tinh hoa của tiếng mẹ đẻ
Trong các tác phẩm được tái bản nhiều lần phải kể đến truyện thơ Sáu Trọng.Đây là tác phẩm kể về “người anh hùng” của nhân dân chống lại quan Tây vàchính quyền thực dân Pháp Thơ Sáu Trọng thuộc loại “bồn cũ soạn lại”, người dânNam kỳ yêu thích thơ Sdu Trọng vì người ta khâm phục anh chang Sáu Trọng gan
dạ, anh hùng, và lên án hai Dau phản bội chồng dé đi lay Tây Hành động chang
đặng đừng - chém vợ của Sáu Trọng suy cho cùng là bảo vệ đạo nghĩa ở đời và cái
chết của Hai Đâu như kết cục "ác lai ác báo" mô-típ quen thuộc trong truyện dângian Việt Nam Đọc toàn văn truyện thơ, ta thấy Sáu Trọng thực sự là ngườitrượng nghĩa Khi gặp tên ký lục Be-bo, Sáu Trọng nói lý lẽ, lịch thiệp:
"Bac-don ông chớ phat-sé
At-tang mồ rắc-công-tê f-xà
A-quăng mét-trét của ta
Rén-dia cả-sối liy mà x6 huê
Luy với Tam Lịch cu-sé
Mo mà chang có tap-bé chút nao"
Trang 26Tạm dịch nghĩa là: Xin lỗi ông chớ giận Đề tôi thuật lại chuyện trước sau: trước
nó là vợ của tôi Tôi không nói động đến nó mà nó bỏ đi Nó ngủ với Tám Lịch.
Tôi chăng đánh nó chút nào" Nhưng thói ngông cuồng, héng hách của tên ký lục
đã gián tiếp giết chết Hai Đâu
Đọc và nói thơ Sáu Trọng, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh một bậc trượng phusông nghĩa tình, ghét thói "Tây lai" Ngược lại, hình ảnh Hai Đầu là điển hình chomột bộ phận phụ nữ đầu thế kỷ XX bị cuốn theo cơn lốc của văn minh phương Tây,
bỏ quên những truyền thống tốt đẹp Ngoài ra, truyện thơ còn là bản tổ cáo tội áccủa bọn thực dân Pháp, tố cáo hệ thống cai trị của Pháp nhằm đàn áp bóc lột dân tacũng như chà đạp lên các giá trị đạo đức, băng hoại văn hóa truyền thống của dân
tộc Nội dung các truyện thơ theo lối “bôn cũ soạn lại” thường giản dị, dễ hiểu,
phản ảnh sự việc, con người mang dấu ấn xã hội, lịch sử đương thời nhằm mụcđích phê phán, lên án lôi sông sùng ngoại, mat gôc.
Bên cạnh các truyện thơ Quốc ngữ được viết theo lối “bổn cũ soạn lại”, cáctruyện thơ Quốc ngữ được tác giả sáng tác tiêu biểu phải kể đến các tác phẩm như
U tình lục của Hồ Biêu Chánh và Việt Trung Tiểu lục của Nguyễn Thành Phương.Tác phẩm Việt Trung tiểu lục xuất bản năm 1920 (Nha in Imprimerie de Union -Nguyễn Văn Của, Sài Gòn), viết băng thơ lục bát theo đúng thể thức của loạitruyện cổ điển Cốt truyện và nhân vật đều lấy trong xã hội Việt Nam thời tác giả.Nhân vật chính là một người vợ Việt Nam và một người chồng Hoa kiểu trong giớibuôn bán Dụng ý của tác giả là chống việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng “Chệc” và
tỏ tất cả ác cảm đối với “Chệc” Về phương diện nghệ thuật, tác phẩm có nhữngđiểm kế thừa của truyện thơ Nôm với những câu thơ như :
“ Mang tin thân thích gan xa,
Thay đều chạy tới chật nhà hỏi thăm ”
Hay trong tác phâm cũng sử dụng những từ ngữ của Đoạn trường tân thanh trong
câu “những là trộm dâu thâm yêu chóc mòng” ở câu :
Trang 27“ Cha Nam con Bắc luôn thâm đợi trông
Som khuya dựa cửa choc mỏng”.
Truyện thơ Quốc ngữ kế thừa rất nhiều tinh hoa từ truyện thơ Nom, từ đó
sáng tạo nên những nét đặc sắc riêng Sáng tác đầu tay - U tinh luc của Hồ Biéu
Chánh cũng không nằm ngoài mach vận động này U tinh luc đã kế thừa những
đặc điểm của truyện thơ Nôm, trở thành gạch nối giữa thé loại truyện dai văn vanbằng chữ Nôm sang truyện dài văn xuôi băng chữ Quốc ngữ
1.4 Giới thiệu tác giả Hồ Biểu Chánh va tác phẩm U tinh luc
1.4.1 Tác giả Hồ Biểu Chánh
Hồ Biéu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự là Biểu Chánh, bút hiệu là Thứ
Tiên (thường ký trong các bài thơ), sinh ngày 1-10-1885 (năm At Dậu) tại làngBình Thành, tỉnh Gò Công, trong một gia đình nghèo, đông con (ông là người con
thứ năm trong 12 người) Năm lên chín, ông bắt đầu học chữ nho tại trường làng.
Đến khi cha mẹ dời tới chợ Giéng ông Huê, ông mới học chữ Quốc ngữ và chữ
Pháp tại trường tổng Vinh Lợi (1896 — 1898), trường tỉnh Gò Công (1898 — 1901).
Sau đó, ông được cấp học bổng dé học trường trung học Mỹ Tho (1902 — 1903),
rồi trường Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn (1904-1905) Cuối năm 1905, ông thi bằng Thành chung, đậu hạng nhì Sau khi đậu Thành chung, ông định xin làm giáo viên, nhưng theo lời khuyên của một ông thầy cũ, ông đi thi Ký Lục Năm 1906,
ông thi đậu Ký lục Soái phủ Nam ky Sơ bổ năm 1906, ông làm việc tại DinhThượng thơ ở Sài Gòn Từ năm 1906 đến năm 1941, ba mươi lim năm chan, ông
đã làm việc liên tục cho Chính phủ Pháp, thăng dần đến chức Đốc Phủ sứ Năm
1911, Thống đốc Nam kỳ đổi ông đi Bạc Liêu làm Ký lục Làm Ký lục ở Bạc Liêurat dễ kiếm tiền, tuy vậy Hồ Biểu Chánh quyết giữ cảnh đời công chức của ông
luôn thanh bạch Ông nghĩ rằng ký lục tuy là tay sai của quan Pháp, song nếu mình
cứ lay lòng siêng năng ngay thang mà làm việc, đừng a dua, đừng bg đỡ, phải thì ở,
không phải thì đi, nói oan dám giận, nói bay dam cãi, thi phận mình khỏi hồ, mà
thiên hạ lại được nhờ nữa.
Trang 28Trong suốt cuộc đời làm quan, Hồ Biéu Chánh nhận được sự kính mến của
dân chúng ở những nơi ông đổi đến làm việc nhờ sự thanh liêm và tận tuy giúp đỡ
đồng bao Cuối năm 1946, ông từ giã chính trường, thật sự sống cuộc đời hưu nhàn,
giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương Ông mắt ngày 04
tháng 11 năm 1958 tại Phú Nhuận.
Hồ Biểu Chánh bắt đầu viết văn từ năm 1906, cùng lúc với nghề công chức,nhưng ông đã sống với nghiệp văn đến hơi thở cuối cùng Từ năm 1922 trở đi ôngviết rất liên tục, đều đặn Hồ Biểu Chánh đã đóng góp cho nền văn học nước nhà
một sự nghiệp văn chương phong phú và đa diện, gồm nhiều thê loại: tiểu thuyết,
thi ca, tuồng hát, biên khảo, báo chí và dịch thuật Ông là tiểu thuyết gia tiên phong
từ buổi bình minh của lịch sử tiểu thuyết Việt Nam và là cây bút sáng giá bậc nhất
ở giai đoạn văn học 1913-1932 về thê loại này
Hồ Biểu Chánh ra đời năm kinh thành Huế that thủ (1885) va mat sau hiệpđịnh Geneve chia đôi đất nước bốn năm (1958), vào thịnh thời của Đề nhất cộng
hoà Trong cuốn Chân dung Hồ Biểu Chánh, phần viết về cuộc đời sáng tác,
Nguyễn Khuê đã chia chặng đường văn nghệ của ông thành 5 chặng : Tập sự viết
văn, làm thơ (1907 — 1917), Viết báo (1918 — 1925), Chuyên viết tiểu thuyết (1925
— 1941), Làm báo, biên khảo (1942-1952), Lại viết tiểu thuyết (1953 -1958) Hồ
Biểu Chánh đã cho ngòi bút của ông đặt tới nhiều thé loại khác nhau, từ viết văn,làm thơ ở giai đoạn đầu, đến viết báo, viết tiêu thuyết và biên khảo Sau giai đoạntập sự viết văn, làm thơ, năm 1918, Hồ Biéu Chánh cùng với các cộng sự xuất bản
tờ Đại Việt tập chí ở Long Xuyên.Từ 1919 đến 1925, ông viết giúp Quốc dân diễn
đàn, Công luận báo, Đông Pháp thời báo Sau một thời gian tạm nghỉ viết tiểu thuyết, năm 1922 ông lại tiếp tục sáng tác tiểu thuyết và sau đó là cả hài kịch Năm
1925, ông bước ra khỏi làng báo và chỉ tập trung viết tiểu thuyết.Trong những năm
từ 1925 đến 1941, Hồ Biểu Chánh chuyên viết tiểu thuyết, từ Nhân tinh ấm lạnhđến Cử kinh Sau Cử kinh, Hồ Biéu Chánh muốn nghỉ viết tiểu thuyết, dành thờigian soạn sách học đê dạy con em và bôi dap nên luân lý cô truyện Vi vậy, Hô
Trang 29Biểu Chánh trở lại với báo chí và bắt đầu viết loại biên khảo Từ 1942 đến 1944,được sự trợ cấp của Sở Thông tin Tuyên truyền Pháp, ông đứng xuất bản hai tờNam Ky tuần báo và Đại Việt tập chí dé làm cơ quan chan hưng luân lý và truyền
bá văn hóa Trong giai đoạn này, Hồ Biểu Chánh cũng viết nhiều vở hài mấy tập
ký ức về cuộc đời kịch, chung, hoạt động văn nghệ của ông nghiêng nhiều về mặtkhảo cứu Ong đã viết được 35 bài diễn văn, bài báo và sách biên khảo về văn học,luân lý, tôn giáo, chính trị, lịch sử.
Năm 1952, chủ báo Thần chung là Nam Đình đăng lại tiểu thuyết của Phú Đức va của Hồ Biểu Chánh Độc giả nô nức tìm đọc hai nhà văn này, gây thành một phong trào, nhiều nha báo, nhà xuất bản xuống Gò Công mua tác phẩm của
Hồ Biểu Chánh Nhu cầu thì nhiều mà các tác phẩm cũ đã bán bản quyền hết, nên
từ năm 1953 ông lại tiếp tục viết tiểu thuyết Năm 1954, ông rời Gò Công lên SàiGòn Các nhà báo, nhà xuất bản càng đòi hỏi, ông càng viết nhiều Hồ Biểu Chánh
có bệnh đau tim nặng nên những năm sau cùng sức khoẻ ngày càng giảm sút Từ
năm 1953 đến 1958, chỉ trong khoảng gần sáu năm, Hồ Biểu Chánh đã viết được
24 tiểu thuyết, ké cả tác phẩm do dang chưa được xuất bản.
Từ Tan soạn cổ tích và U tình lục (1909) đến Hy sinh (1958), Hồ BiêuChánh đã say mê với sự nghiệp sáng tác suốt hơn nửa thế kỷ Nhất là từ năm 1922
trở đi, ông viết liên tục, đều đặn, Hồ Biểu Chánh đã dé lại một sự nghiệp văn
chương lớn lao Nhìn chung, phần quan trọng nhất trong sự nghiệp văn chương củaông chính là tiêu thuyết
Cuộc đời cơ cực của ông thời niên thiếu đã khiến ông thấu hiểu nỗi thống khổ củangười nghéo, do đó trong tiêu thuyết của ông, ông viết nhiều về giới nông dân, thợ
thuyền, những người cùng khô trong xã hôi Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh phan ánh người và đất Nam kỳ vào những thập niên của đầu thế kỷ XX Nhiều nhà phê bình đánh giá tiêu thuyết của Hồ Biểu Chánh là một thứ tự điển bách khoa về xã
hội và phong tục Nam Kỳ.
Trang 30Trước khi nồi tiếng với hàng loạt tiêu thuyết, Hồ Biểu Chánh đã bắt đầu sự nghiệp viết văn, làm thơ với tác phẩm dịch Tân soạn cô tích Hồ Biểu Chánh trong tập Ký ức bản đánh máy nhan đề Đời của tôi văn nghệ, Hồ Biêu Chánh cho biết
vào năm 1907, một số nhà nho ở Nam kỳ, trong đó có hai ông Tân Dân Tử vàNguyễn Tử Thức, đề xướng việc “đưa Quan Công về Tàu” và “mời Thích Ca về
An Độ”, gây thành phong trào quốc gia phục hưng, làm sôi nổi dư luận Nam Kỳ.
Hồ Biểu Chánh muốn hưởng ứng phong trào ấy bằng cách viết bai đăng báo dé bày
tỏ ý kiến của lớp thanh niên tân tiến Bắt tay vào việc, ông mới nhận thấy muốn viết Việt văn thì cần phải biết chữ Hán, bởi lẽ biết chữ Hán mới có đủ chữ mà dùng va dùng cho khỏi sai nghĩa Vi thế, ông đã dành gần ba năm dé học các sách
Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử Học xong Tứ thư thì gặp lúc ở Nam Kỳngười ta đua nhau dịch truyện Tàu Hồ Biéu Chánh chọn những truyện hay trong
Tình sử, Kim cô kỳ quan, Kim cổ ky văn dem dịch ra quốc văn rồi nhờ ông giáo Soi tự là Thanh Phong xem xét cach dịch Kết quả việc học chữ Hán và tập dịch
Hán văn của ông là cuốn Tân soạn cô tích), dịch xong năm 1909 Cũng vào năm
1909, Hồ Biéu Chánh viết U tinh luc, cuỗn đầu tiên thuộc loại sáng tác của ông.
Du sau này ông chon gắn bó lâu dài và bền chặt với văn xuôi nhưng những truyện
thơ sáng tác vào giai đoạn đầu vẫn là một phần không thê quên trong văn nghiệp
Hỗ Biểu Chánh
Có thé nói, chủ trương đại chúng hóa và hiện đại hóa văn học, cả trên bình
diện thể loại, nội dung và nghệ thuật, cả trên phương diện quan niệm lẫn thực hành
đã được khởi xướng với Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản,
Trương Minh Ký, nhưng Hồ Biểu Chánh là người kế tục và phát triển theo cáchcủa riêng mình Năm 1910, Hồ Biểu Chánh xuất hiện trong làng văn bang hai tác
phẩm, vừa sáng tác, vừa dịch thuật: U tinh luc (truyện thơ) và Tân soạn cổ tích (dịch cổ văn Trung quốc) như là bước ướm thử, vẫn còn ảnh hưởng của truyền
thống truyện thơ Việt Nam; của văn học Trung Quốc với những ảnh hưởng to lớnthời kỳ trung đại, nhưng Hồ Biểu Chánh viết bằng thứ chữ mới là chữ quốc ngữ.Chỉ sau đó hai năm, Hồ Biểu Chánh đã nhận ra hướng đi của mình, với Ai lam
Trang 31duoc (1912) là một tiêu thuyết mở đầu cho chon lựa nhất quán của Hồ Biểu Chánh:
viết cho ai, viết về ai, viết về cái gì và viết như thế nào là những câu hỏi gần như
đã được ông trả lời ngay từ thời điểm này, dé rồi 45 năm sau đó ông nhất quán vớilựa chonh của mình Từ đó xuất hiện trong làng văn Việt Nam một nhà văn mangcốt cách vừa hiện đại vừa truyền thống: Thiếu Sơn gọi Hồ Biểu Chánh là người
“cải lương” (nghĩa là dung hòa) Trong hồi ký Đời của tôi, Hồ Biểu Chánh cũngbay tỏ chọn lựa đó Ong nói, quan sát trường hợp Nguyễn Trọng Quản với Truyén
Thay Lazarô Phiên, ông nghĩ là cần viết gì dé được công chúng lúc bay giờ thừa nhận Công chúng lúc bấy giờ là ai? Khác với giai đoạn trước, văn học viết chỉ giới hạn đối tượng những người có học, giai đoạn nay văn học mở rộng cho những
người biết chữ Chữ quốc ngữ dé học và phần lớn văn học chữ quốc ngữ tựa vàobáo chí Chữ quốc ngữ và báo chí được thực dân Pháp khuyến khích dé xác lậpthiết chế xã hội tư sản ở nước ta Là công chức của chế độ thực dân, han Hồ BiéuChánh hiểu rõ chính sách văn hóa ấy, và ông nương theo nó mà làm những gi cóích cho dân tộc Hoàn cảnh xuất thân (gia đình nông dân nghèo), con đường nghề
nghiệp của Hồ Biểu Chánh (ký lục, thông ngôn, chủ quận, đốc phủ sứ: được di
chuyển nhiều nơi, được chứng kiến nhiều trạng huống, nhiều thân phận), cùng
thiên hướng cầm bút bam sinh đã làm nên một nhà văn Hồ Biểu Chánh với những trang viết tràn day tinh thần dân tộc và nhân văn Ông viết cho và viết về nhân dân mình, những người nông dân lầm lũi trong bóng tối của đói nghèo, thất học, chịu
nhiều oan khuất; ông quan sát những biến động và xáo trộn của xã hội Việt Nam,
ghi nhận và nói lên tác động của chúng lên từng con người, theo cả chiều hướng
tích cực và tiêu cực Viết như thé nao? Có thé nói, cách viết của Hồ Biểu Chánhhình thành từ yếu tố tự phát (ông thừa hưởng phong cách văn chương vốn có củacác nhà văn Nam Bộ) và yếu tổ tự giác (ý thức đáp ứng đông đảo người đọc biết
chữ có thói quen đọc báo): mộc mạc, dễ hiểu, tình tiết éo le, chi tiết sinh động nhưng tính cách nhân vật ít thay đổi, ngôn ngữ văn học và không gian, thời gian
nghệ thuật gần với người đọc đương thời, cốt truyện đi theo đường giây sự kiện,
Trang 32không mệt mỏi trên con đường sáng tác tiêu thuyết đại chúng: số lượng tác phẩm
của ông, có thể nói là lớn nhất trong các nhà văn Nam Bộ đương thời Nhưng Hồ Biéu Chánh không chỉ là tiểu thuyết gia Theo chân Trương Vĩnh Ký, ông viết
nhiều thé loại: thơ (3 tập), truyện ngắn (12 tập), tùy bút, hồi ký (9 tập) kịch và cảilương (10 tập), phê bình, khảo cứu (28 tập), dịch thuật (2 tập) Đời văn của Hồ
Biểu Chánh nở rộ trong hai giai đoạn: giai đoạn đầu, từ 1922- 1940, rực rỡ với văn
xuôi hư cấu, giai đoạn hai, từ 1944- 1957: bên cạnh tiểu thuyết, còn có rất nhiều
công trình khảo cứu Trong số các nha văn Nam Bộ từ trước đến nay, có thé nói,
Hỗ Biéu Chánh là người đặc biệt (sau Trương Vĩnh Ký) làm văn chương với một ý thức sáng rõ, cụ thể là vừa viết văn vừa bày tỏ trực tiếp quan niệm trong những công trình có tính phê bình Cuốn Chan hưng văn học Việt Nam (1944) của Hồ Biểu Chánh, cùng với hai tập hồi ký Tâm hồn tôi (1949) Đời của tôi về văn nghệ (1957) là những tài liệu rất quý giá, mang tính bình luận về đời sống văn học và
những tong kết về chính đời văn tác giả “Năm 1906 ra khỏi nhà trường, nhận thaycác ấn quán ở Sài gòn mướn người dịch truyện Tàu và thơ chữ Nôm ra chữ Quốcngữ dang in mà bán Từ thành thi ra thôn quê, nhơn dan đua nhau mà đọc Có vai
tờ tuần báo cũng được người ta chú ý Thầm nghĩ, người mình mà biết chuyện bên
Tàu không bồ ich cho bằng biết truyện trong nước mình Tính viết chuyện văn van
cho đăng vào may tờ tuần báo dé đồng bào đọc thử Viết khó khăn hết sức, vì thiếunho học nên không tìm ra lời mà tả trí ý cho người ta thông cảm được Phải họcchữ Nho Trot ba năm, nhờ vài ông bạn lớn tuổi ban đêm làm ơn dạy giùm cho đọcđược sách Tàu Năm 1910, lựa những chuyện hay trong Tinh Sử và Kim Cổ KỳQuan dich ra Quốc văn nhan đề «Tân soạn cô tích» dang tập viết cho suông Cũngviết theo thể văn «Thuong lục hạ bat» thành một chuyện dài nhan đề «U tình lục»,chuyện tình của người trong nước mình Hai quyền nay được may bạn hun tiền in
thử thì không ai chê Lúc đó cụ Trần Chánh Chiếu cho xuất bản quyền «Hoàng Tố
Oanh hàm oan» là tiểu thuyết đầu tiên trong Lục tỉnh, truyện tình tả nhơn vật trong
xứ và viết theo điệu văn xuôi Doc quyền nay, cảm thấy viết truyện dùng văn xuôi
dé cảm hoá người doc hơn, bởi vậy năm 1912, đôi xuống làm việc tại Cà Mau mới
Trang 33viết thử quyên «Ai làm được » là quyền thứ nhứt viết văn xuôi tại Cà Mau vớinhơn vật cũng ở Cà Mau»(Đời của tôi về văn nghệ) Hồ Biểu Chánh là một trongnhững tác giả đầu tiên thể hiện đầy đủ tính chất của một nhà văn chuyên nghiệp.
Sự nghiệp văn chương của Hồ Biểu Chánh là những đóng góp rất quan trọngcho văn học đân tộc Cả cuộc đời cầm bút, Hồ Biểu Chánh luôn luôn chủ động tìm
tòi cho mình một hướng đi riêng, một dấu ấn riêng dé khang định tên tuổi trên văn
đàn Với 64 tiêu thuyết, ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành và
phát triển thé loại tiêu thuyết Việt Nam trong những năm dau thé ky XX.
1.4.2 Truyện thơ của Hồ Biểu Chánh
1.4.2.1 Tác phẩm Vậy mới phải
Vậy mới phải là một tiêu thuyét băng thơ lục bát thuộc loại mô phỏng mộttác phâm nỗi tiếng Trên bìa tác phẩm xuất bản năm 1918 (nhà in Imprimerie del'Union, Sài Gòn) có ghi: Về tác giả: Hồ Văn Trung tự Biểu Chánh chiết thảo Về
địa điểm và thời điểm sáng tác: Long Xuyên, quý đông 1913.
Tác phẩm được mô phỏng kịch cổ điển mang tên Le Cid của Corneille Trong khi mô phỏng, tác giả đã sửa đổi theo quan niệm của minh và để nhan đề tác
phẩm là Vậy mới phải Khi nói về công việc phóng tác của mình, Hồ Biéu Chánhtừng viết: “Đọc tiêu thuyết hay tuồng hát Pháp văn mà tôi cảm thì tôi lấy chỗ cảm
đó mà làm dé, rồi phỏng theo ít nhiều hoặc lấy đó mà sáng tác một tác phẩm hoàntoàn Việt Nam Tuy tôi nói phỏng theo kỳ thiệt chỉ lay đại ý mà thôi, mà có khi tôi
còn lật ngược tới đại ý, làm cho cốt chuyện trái hăn tâm ly, khác xa với truyện Pháp.”[Chân dung Hồ Biểu Chánh, tr.146-147].
Vậy mới phải của ông, nếu so với nguyên tác Le Cid đúng là “chi lay đại ý” Chuyén từ kịch thơ sang truyện thơ, Vay mới phải rd ràng chịu ảnh hưởng của
truyện thơ Nom truyền thống Tuy nhiên, nếu Nguyễn Du khi viết 7ruyện Kiéu giữ
nguyên cốt truyện, bối cảnh lịch sử và xã hội cũng như tên các nhân vật lịch sử (và
hu cấu) của Trung Hoa có trong Kim Vân Kiểu Truyện, thì Hồ Biểu Chánh đã có
sự thay đổi Các nhân vật Don Diègue, Don Rodrigue, Don Gomèz, Chimène
Trang 34biến thành Thanh Tuyền, Thanh Tong, Nhị Lôi, Lệ Bích, Cùng với việc bỏ bớt các nhân vật phụ như công chúa, chàng quý tộc Don Sanche, những người hầu
nam và nữ có trong kịch, cốt truyện được giản lược tối đa, chỉ xoay quanh xungđột giữa cha con Thanh Tuyén-Thanh Tong với cha con Nhị Lôi-Lệ Bich: ThanhTòng để trả thù cho cha là Thanh Tuyền bị làm nhục nên đã đấu kiếm và giết chết
Nhị Lôi là cha Lệ Bích, người đã được hứa gả cho chàng; Lệ Bích đòi vua trừng
phạt kẻ giết người, nhưng do Thanh Tòng lập công đánh thắng Hung Nô xâm lượcnên vua tha tội và đứng ra tác hợp chàng với Lệ Bích, tuy nhiên Lệ Bích đã dùng
dao tự vẫn để giữ lòng hiếu; Thanh Tòng cũng vì còn cha già nên không thê chết theo nàng, bén nhận lãnh ba van quan tiếp tục ra trận.
Tác phẩm được mô phỏng về cốt truyện lại là vở kịch cô điển Le Cid của kịch giả Pháp thé ky XVII, Corneille Trong khi mô phỏng, có lẽ tác giả thay rang
kết cuộc của câu chuyện trong vở kịch Pháp không thích hợp với tinh thần luân lýViệt Nam và có lẽ vì không tán thành kết cuộc ấy nên tác giả đã sửa đổi theo quan
niệm của mình và dé nhan dé tác phẩm là Vậy mới phải Tác pham được mở đầu
ảnh hưởng của các truyện cô điển Việt Nam:
“Trên đời chữ hiểu chữ tình,
Ca hai déu trọng, khó gin vẹn hai
Đêm thu nương án thơ dai,Buôn xem ngoại sử thấy bài kỳ duyên
Triều Lê niên hiệu Thuận Thiên,
Có quan học sĩ Thanh Tuyển là danh.”
Thanh Tuyền, nhân vật đồng vị với Don Diègue trong vở kịch Pháp, có con
là Lý Thanh Tong, đồng vị với Don Rodrigue Thanh Tuyền đã hứa hôn cho con với nàng Lệ Bích (đồng vị với Chimène) con của đồng liêu là Nhị Lôi (đồng vị với
bá tước Don Gormas) Vì một sự chọn lựa của vua:
Trang 35“Thanh Tuyển học sĩ có công triều đình.
Tan phong Thiếu phó Văn minh, Đông cung dạy dỗ giữ gìn hoàng cơ.”
mà một cuộc cãi vã vì tranh tài xảy ra giữa Nhị Lôi và Thanh Tuyền Các tình tiết
ở đoạn này giống hệt như trong vở kịch Le Cid, chỉ khác một điểm là trong khi Don Gormas tat tai Don Diègue thì trong tác phẩm của Hồ Biéu Chánh:
“Nhị Lôi lửa giận chói lòa,Nam tay kéo lại đá già nhào lan.”
Các tình tiết kế tiếp vẫn giống như trong vở kịch của Corneille: giữa lúc vua đang
xét xử vụ Lệ Bích kiện đòi mạng cha, có giặc “hung nô kéo tới dây dầy”; Thanh
Tòng được cử đi dẹp giặc dé lập công chuộc tội, Thanh Tong đánh thắng giặc, bắtđược Ma Vương thống lãnh hung nô, giải nạp về triều
Tới đây, Hồ Biểu Chánh đã sửa đổi cốt truyện Le Cid Theo luân lý vàphong tục Việt Nam đương thời, Hồ Biéu Chánh không chấp nhận một cuộc hônnhân như nguyên tác, cho dẫu là hôn nhân trong hy vọng Ông đã bỏ hắn tình tiếtdau gươm báo thù sau khi Rodrigue thắng giặc Và, liền sau khi truyền “dẫn pháptrường phanh thây” gã Ma Vương, vua đã cho đòi Lệ Bích phán ngay “Chỉ Tần tơTan sớm xe duyên hài.” Ở đây, ta cũng gặp một cô gắng dé đổi mới loại truyệncủa văn chương cô điển; nhưng việc đổi mới chi được thực hiện băng cách thích
nghi hóa một cốt truyện của tác phẩm cô điển Pháp Hồ Biểu Chánh đã làm khác hơn ở chỗ mượn tích chuyện, trong tác phâm Pháp và sửa đổi ở những chỉ tiết mà
ông cho rằng “vậy mới phải” Vậy mới phải mượn cốt truyện của một vở kịch cô
điển Pháp như đồng thời kế thừa truyền thống truyện thơ Nôm.
1.4.2.2 Tác phẩm U fình lục
U Tình Luc 418 #k, với 1790 câu thơ lục bát, ké lại mối tình buồn, mối tình
éo le giữa Lâm Cúc Hương và Lê Tân Nhơn
Trang 36Câu chuyện tình mà tác giả cho biết là xảy ra tại Gò Công từ năm 1880, haingười là bạn từ thuở nhỏ, gia đình ở lân cận nhau, lớn lên đôi nam nữ yêu nhau.
Tan Nhơn đi học ở Mỹ Tho Ở quê nhà, Cúc Hương bị gia đình ép ga cho Tạ Văn
Thiên, con quan huyện, là một thanh niên dốt nát, lêu long Tan Nhơn thi đậu trở
về, Cúc Hương thuật chuyện nàng bị ép duyên và tỏ ý muốn hai người trốn đi Vi
sợ tai tiếng, Tan Nhơn không ưng thuận ý định của Cúc Hương Mặc dù lý trí lànhư vậy, nhưng cả hai đều không dăn lòng được trong cảnh ngộ mà tiễn tới quan
hệ yêu đương Tan Nhơn về rồi, Cúc Hương tỏ bày tâm sự với cha mẹ, Lâm bà nôi giận khiến nàng không biết tính sao, đành viết cho Tạ Văn Thiên một bức thư đề nghị chàng nên buông tha nàng mà tìm một mối duyên khác Xuân Lan sang chơi,
Cúc Hương nhờ nàng gửi bức thư cho Ta Văn Thiên Xuân Lan thầm yêu TanNhơn từ lâu, muốn tìm cách ly gián hai người, đã giả chữ của Cúc Hương viết một
bức thư khác, mách rằng Văn Thiên và Cúc Hương đã đi lại từ lâu (có đưa một bức
thư nguy tạo làm băng chứng) Tan Nhơn trúng kế, căm tức, vò xé bức thư, quaytrở về nhà, nhân dịp có tin người chú ở Bắc kỳ gửi về khuyên chàng ra đó lập công
danh, chàng liền quyết định lên đường, không một lời phân trần với Cúc Hương.
Cúc Hương còn đang buồn vì không hiểu tại sao Tan Nhơn đã đột ngột bỏ đi
thì Quan huyện họ Tạ nhắc lại lời cầu hôn, Lâm ông đành phải ưng và hẹn ngày tiến hành lễ nạp trưng Trong khi đó, Cúc Hương có thai, tiếng đồn dần lan, bên
nhà Quan huyện từ hôn, buộc Lâm ông phải nộp vạ, bồi thường Lo liệu xong xuôi,Lâm ông về đánh cho Cúc Hương một trận tơi bời và nhiếc mắng đuôi đi, khiếnCúc Hương ngất xiu Tinh dậy, Cúc Hương ngất xiu được Lâm bà khuyên nên tìmnơi chén đi một thời gian, nàng nghe theo, từ giã mẹ đi giữa đêm khuya với một tỳ
nữ Ra đi trong tâm trạng buồn khổ, Cúc Hương tự tram, may mắn được ngư ôngcứu vớt Cúc Hương theo ngư ông về sống ở Vàm Tuần, ít lâu sau thì sinh con trai
đặt tên là Tuấn Anh Gan sáu năm sau, ngư ông qua đời, nàng chôn cất tử tế rồi lên
Sài Gòn, gặp được Hồng Ngọc và chồng nàng (Võ Bửu Thông) Vợ chồng HồngNgọc cho Cúc Hương và con trai ở nhờ, tại đây, Cúc Hương may thuê vá mướn
nuôi con, có thay Bay Tuân si mê muôn cưới Cúc Huong làm vợ lẽ Mặc dù không
Trang 37ưng thuận nhưng nàng vẫn bị vợ Bảy Tuấn đánh ghen, khiến Hồng Ngọc phải thu
xếp cho nàng dọn sang ở nhà mụ Liễu.
Trong lúc Tan Nhơn đang làm tri huyện ở Bắc, quên chuyện tình duyên mà
tập trung vào việc công danh Một buéi chiều chàng gặp Triệu Luân, từ trong Nam
ra tìm kiếm, rồi theo lời Triệu Luân khuyên, chàng từ quan về phụng dưỡng cha
mẹ Về quê, biết được chuyện Cúc Hương có thai, tự tử và hai vợ chồng ông Lâm
bỏ nhà đi tu, chàng hối hận cho người đi tìm Xuân Lan, đã là vợ Văn Thiên, gặp
lại Tan Nhơn vẫn không quen thói lả loi Bị Tan Nhơn khước từ, nang tui hồ và hối cải, viết thư tỏ hết sự thật với Tan Nhơn rồi tự tử.
Tan Nhơn đang than khóc thì Cúc Hương đem con đến giao cho chàng dé đi
tu Lâm ông và Lâm bà cũng về tới Gia đình sum hop, Tan Nhơn cùng Cúc Hương
hưởng hạnh phúc lâu dài.
Tiểu kết
Thế kỷ XX, văn học Việt Nam chuyền động và vận động theo một hướng mới, một quá trình mới Quá trình này không tách rời quá trình biến đổi lịch sử dân tộc trong một tình thế tất yếu khách quan : yêu cầu cách tân đất nước và cũng nằm
trong xu hướng chung của khu vực, của châu Á Văn học hiện đại từng bước vượtqua khỏi ảnh hưởng của văn học những thế kỷ trước, mang tính chất trung đại,
phong kiến Dấu hiệu đầu tiên và quan trọng là dùng chữ Quốc ngữ ( tiếng Việt phiên âm bằng chữ cái La tinh) Chữ Quốc ngữ dễ viết, đễ đọc, dễ hiểu, nhờ vậy
mà công chúng văn học mở rộng hơn, ở các tầng lớp xã hội ở các đô thị, những thị
dân, không còn thu hẹp ở giới trí thức nho sĩ Khi Pháp tiến hành các cuộc khai
thác thuộc địa, xã hội Nam Bộ ngày càng biến đổi theo con đường tư bản Dân sốthành thị ngày càng đông, xã hội đô thị ngày càng phức tạp, con người thành thịngày càng thay đôi Ảnh hưởng của lỗi sống và văn hoá phương Tây ngày càng rõnét Nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của tang lớp thị dân ngày càng khác
trước Từ sự đổi thay trong lối sống dẫn đến sự đổi thay trong quan niệm thâm mỹ,
trong thị hiểu thưởng thức văn học, nghệ thuật
Trang 38Việc đem các truyện thơ Nôm và truyện văn xuôi chữ Hán sẵn có, phiên âm và
phiên dịch ra chữ Quốc ngữ là việc làm tat yếu In ấn, xuất bản thời kỳ này phát
triển nhanh chóng không chỉ tạo điều kiện cho báo chí mà còn cho văn học quốc
ngữ nói chung và truyện thơ ở Nam Bộ nói riêng nở rộ, góp phần cho quá trìnhhoàn thiện chữ quốc ngữ, hiện đại hóa văn học nước nhà Truyền thống Nam Bộtuy chưa có nhiều thành tựu lớn nhưng cũng đủ sức dé tạo tiền đề cho sự phát triểncủa văn học trong tình hình mới Những năm cuối thế ky XIX — đầu thế kỷ XX, ở
Nam Bộ xuất hiện loại truyện thơ quốc ngữ Các tác pham truyện thơ này kế thừa những đặc điểm truyền thống của truyện thơ Nom , trong đó có cả trường hợp U tình lục của Hồ Biêu Chánh.
Trang 39CHƯƠNG 2: NHUNG YEU TO ANH HUONG CUA VĂN HOÁ TRUYEN
THONG TRONG U TINH LUC
Mối quan hệ với văn học Hán Nôm trong nhiều thế ky qua, mà trực tiếp
là văn học Hán Nôm thế kỷ XIX với sự kế thừa các truyền thống yêu nước, nhânđạo, nhân văn, kế thừa các thành tựu về thi pháp là một cơ sở tinh thần đáng kếtrong giai đoạn sơ khai của văn học quốc ngữ Việt Nam nói chung và ở Nam kỳnói riêng Khi Nho học bước vào giai đoạn cuối mùa trong xã hội giao thời, nền
tang tư tưởng tinh thần và phong cách của văn chương cũ được đổi thay cho phù hợp voi khúc quanh lich sử mới Tuy nhiên, ở miền Nam, ảnh hưỏng của văn hoá
truyền thống còn tỏ ra rất sâu đậm trong quá trình hiện đại hóa, từ đó có thể hiểu
tại sao xu hướng đạo lý còn tôn tại khá lâu trong sáng tác của một số tác giả, tiêubiểu nhất là trường hợp Hồ Biểu Chánh Ngay từ sáng tác đầu tay — U tinh luc,
Hồ Biéu Chánh đã thé hiện sự tiếp thu mạnh mẽ của văn hoá truyền thống
2.1 Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng Nho giáo và Phật giáo trong U tinh luc
2.1.1 Ảnh hưởng của Nho giáo trong U tinh lục
Văn học Việt Nam thời trung cận đại ảnh hưởng Nho giáo với quan niệm “Văn
di tai dao” và “Thi dĩ ngôn chí” Với thé loại truyện thơ Nôm, nhà nghiên cứuHoàng Xuân Bao cho rằng tác giả các truyện Nom này là các nhà nho coi văn họcchỉ có chức năng “ văn dĩ tải đạo” nên đã lay các nguyên lý của Nho giáo làm nộidung tác phẩm
Đây là nhận định về các tác phẩm truyện thơ Nôm bác học, với đội ngũ sáng tác là
các nhà Nho Tác giả của truyện thơ Nôm là những nhà Nho, vì vậy nội dung tưtưởng của các tác phẩm có sự ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo và lễ giáophong kiến Truyện thơ Nôm đã phan anh khá đầy đủ các mặt của đời sống xã hộiphong kiến Mặc dù đề cập đến các van đề trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhưng truyệnthơ Nôm không dừng lại ở việc ca ngợi đạo đức phong kiến theo nhưng khuôn
phép, chuẩn mực quy cũ, mà cao hơn, truyện thơ Nôm đã thể hiện được ý chí vươn
lên dé bảo vệ tình yêu đôi lứa, phản ánh những khát vọng sống mãnh liệt, vượt qua
Trang 40sé phận, vượt qua những định kiến để vươn lên và tận hưởng hạnh phúc do mình
tạo dựng.
Tác phẩm U tinh luc của Hồ Biểu Chánh đã kế thừa rất nhiều từ truyền thốngtruyện thơ Nôm Nét còn sót lại rõ nhất của một nền văn chương trung đại “thingôn chỉ, văn đĩ tải đạo ” được thê hiện ở chí hướng sáng tác ngay từ tác phẩm đầutay U tinh luc của Hồ Biểu Chánh Tác phẩm được xây dựng là một câu truyện chủ
đề với kết thúc có hậu, có sự ảnh hưởng quan niệm “thiên mệnh” của Nho giáo,
đồng thời cũng truyền tải thông điệp ý hướng viết văn ran đời của Hồ Biêu Chánh.
Hồ Biểu Chánh đã tiếp thu quan niệm của Nho giáo, con người sống chết có
mạng, giàu sang phú quý do Trời định, “sống chết có mệnh, giàu sang tại Trời”ngay từ những câu thơ đầu tiên của tác phẩm :
“Xưa nay muôn việc ở đời Nên hư cũng bởi y trời định phanBon chôn lo tính xa gan
Rồi ra mới biết cái phan về đâu”
Trong Truyện Kiểu, sự ảnh hưởng của Nho giáo được Nguyễn Du thê hiện khá
rõ trong việc lí giải số phận của nhân vật chính - Thúy Kiều bằng thuyết thiên
mệnh Nguyễn Du cho rằng mọi khổ dau tii nhục của Kiều đều do trời định Thinhân cắt nghĩa cái đau khổ của Thúy Kiều hay cái đau khổ của cuộc đời nói chungthông qua nàng Kiều là do mâu thuẫn giữa tài và mệnh Tư tưởng ấy xuyên suốt từ
đầu đến cuối tác pham va được tác giả khái quát ở phan cuối tác phẩm:
“Ngắm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có than
Bắt phong tran phải phong trần
Cho thanh cao mới được phan thanh cao”