DANH MỤC BANG BIEUBảng 1.1: Số lượng người Hoa nhập cư vào các nước Đông Dương1686-1695 Bảng 1.2: Thống kê loại hình nhà theo phố thuộc khu pho buôn bán Bảng 1.3: Thống kê độ dài một số
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẢN THỊ MAI
LUAN VAN THAC SI LICH SU’
Hà Nội-2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẢN THỊ MAI
DIỆN MẠO KHU PHÓ NGƯỜI HOA Ở HÀ NỘI NỬA
DAU THE KY XX QUA TU LIEU DIA CHÍNH
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Phương Thảo
Hà Nội-2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi Các ý kiến tham khảo, trích
dẫn của các tác giả khác đều được dẫn nguồn day đủ Tôi xin chịu mọi trách
nhiệm vê nghiên cứu của mình.
Học viên
Trần Thị Mai
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình, và những lời động động viên khích lệ của các thầy cô, gia đình và bạn bè
Trong trang đầu của luận văn tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo trong Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại Khoa cũng như khi nghiên cứu đề tài.
Tôi xin gửi lời tri ân tới PGS.TS Phan Phương Thảo, người đã khơi mở ý
tưởng về đề tài cũng như tạo điều kiện cho tôi về tư liệu và luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, những người
bạn đồng môn đã luôn ở bên giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian vừa
qua.
Hà Nội, 1/2014 Trần Thị Mai
Trang 52 Lịch sử nghiên cứu vấn đỀ - + s ++E£SE£EE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEerkrrkrreee 4
3 Muc ti@u nghién 0i 1 ồ.Ố.Ố.Ố.ỐốỐ 11
4 Đối tượng va phạm vi nghiên cứu - 2 2 2+2 +E+£++E++EzEerxerxrrszrs II
5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 2-2 s+cs+zxzzsezse+ 12
6 Bố cục của luận văn -¿- ctSt tk SE EEEE111E1111711115111 1111 1xe, 13
Chương 1 PHUONG - PHO THANG LONG VÀ VIỆC HÌNH THÀNH
PHO NGƯỜI HOA Ở HÀ NỘI 2-2 s2 ssssevssezssersserssers 14
1.1 Quá trình hình thành phường — phố ở Thăng Long-Hà Nội 14 1.2 Người Hoa và việc hình thành khu phố người Hoa ở Thăng Long — Hà 00 :ä 19 1.2.1 Khái niệm “người HOaÌ” - ¿+6 + *+eE+tE*EEEEEEEEErkrekrrkrrkrrkrrkre 19 1.2.2.Các loại hình liên kết cộng đồng cơ bản của Hoa kiều tại Việt Nam 2l
1.2.3 Sơ lược lịch sử di cu của người Hoa đến Việt Nam và việc hình thành
khu phố người Hoa ở Thăng Long-Hà Nội 2-2-5 5 52E2££2£+£szcs2 24
1.3 Diện mạo khu phố người Hoa ở Hà Nội trước thé kỷ XX 36 1.3.1 Khu phố buôn bán ở Hà Nội trước năm 1 §73 - -« «<+ 36 1.3.2 Các chương trình cải tạo của người Pháp ở Hà Nội từ 1873 đến cudi
thế kỷ XIX - c5 c2 E122121112127121211211211211 1111011211112 11111111 1 1 1crre 40
1.3.3 Diện mạo khu phố người Hoa ở Hà Nội từ năm 1873 đến cuối thế kỷ
`$ớ+%%ŨŨŨ 50
¡05117 a5 56
Chương 2: KHU PHO NGƯỜI HOA Ở HÀ NỘI NỨA DAU THE KY XX:
NHỮNG DOI THAY QUA TU LIEU DIA CHÍNH .- 57
2.1 Những chính sách cải tạo, quy hoạch, xây dựng thành phố của ngườiPháp nửa đầu thé ky XXX - 2 2SE2EESEEEEEEEEEEE211211211211211 1121 re.572.1.1 Chương trình cải tạo của người Pháp ở Hà Nội từ đầu thế kỷ XX đến
I0:0 1 434 57
Trang 62.1.2 Những chính sách quy hoạch, xây dựng Hà Nội của người Pháp từ
1919 đến đầu những năm 194(0 2 2+ <+E<+EE£EE£EEEEEEEE2EE22121 2E 2kcrkrrei 60
2.2 Khu phố người Hoa (Hàng Ngang — Lan Ông — Hàng Buồm — Mã Mây)
nửa dau thé kỷ XX qua tư liệu địa chính 2 2 2 s+++zx+zxzzzzzezzxee 67
2.2.1 Nguồn tư liệu địa Chinh c.ccscceccecsessessessesssessessessessessessesssssessesseeseeseess 67
2.2.2 Vài nét về lich sử hình thành va phát triển của các phố Hàng Ngang,
Lan Ông, Hàng Buồm, Mã Mây 2-2 sSE+SE£EEE2EEEEEE2EEEEEEEErrkrrkrrei 69
2.2.3 Diện mạo kinh tế - xã hội của khu phố người Hoa (Hàng Ngang — Lan Ông - Hàng Buồm — Mã Mây) ở Hà Nội qua tư liệu địa chính 74
¡01 104
Chương 3: CAC CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG TREN PHO HÀNG NGANG,
LAN ÔNG, HÀNG BUÒM, MA MAY QUA TU LIEU DIA CHÍNH 106
3.1 Loại hình đất dai tín ngưỡng trên các phố Hàng Ngang, Lan Ong, Hang
Buồm, Mã Mây qua tư liệu địa chính - 2: 5© 2+52+E£+£+£E+rxerxerxersee 106
3.2 Loại hình di tích Hội quán: trường hợp Hội quán Quảng Đông (Hàng
Budm) và Hội quán Phúc Kiến (Lan Ông) 2 2-52 2 s+£sz£xzrxersez 112
3.2.1.Trường hợp Hội quán Quảng Đông 5 5+ x£+ sex 113
3.2.2.Trường hợp Hội quán Phúc Kiến 40 Lan Ông . - 115
3.3 Thực trạng các cơ sở tín ngưỡng tại phố Hàng Ngang, Lãn Ông, HàngBuOm, Mã May - 25s St SEEE2E1211211211271711111111121121111 11111 cxe 117
3.3.1 Xu hướng biến đổi chức năng sử dụng đất trên 4 phố Hàng Ngang, Lan
Ông, Hàng Buồm, Mã Mâyy - ¿2 2+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrree 117
3.3.2 Sự biến đổi của các cơ sở tín ngưỡng trên các phố Hàng Ngang, Lãn
Ông, Hàng Buồm, Mã Mây - + 2 2+E+SE£EEEEE2E2E2EE71111211712 21712 Eee, 122
¡81 - 4NqQHẬẰẬ||À, ,., 125KET 000/07 128TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 s<s£ se se ss£sseEssessevssessess 132
PHỤC LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
MDXD: Mật độ xây dựng
HSD: Hệ số sử dụng đất
Trang 8DANH MỤC BANG BIEUBảng 1.1: Số lượng người Hoa nhập cư vào các nước Đông Dương
(1686-1695)
Bảng 1.2: Thống kê loại hình nhà theo phố thuộc khu pho buôn bán
Bảng 1.3: Thống kê độ dài một số tuyến pho thuộc khu pho buôn bán
Bảng 2.1: Dân số Đông Dương tính đến năm 1920
Bảng 2.2: Thong kê diện tích dat bị cắt lam đường của phô Hàng Ngang, Lan
Ông, Hàng Buom, Mã Mây
Bảng 2.3: Phân bố diện tích đất tư hữu theo đối tượng sở hữu ở phố Hàng
Ngang, Lãn Ông, Hàng Buom, Mã Mây
Bảng 2.4: Phân bố theo loại hình và đối tượng sở hữu của phố Hàng Ngang,
Lãn Ông, Hàng Buoém, Mã Mây
Bảng 2.5: Cơ cấu sở hữu đất ở Hà Nội năm 1923
Bảng 2.6: Hiện trạng đất đai thuộc sở hữu người Hoa trong pho Hàng Ngang,
Lãn Ông, Hàng Buôm, Mã Mây
Bảng 2.7: Cơ cấu sử dụng đất của mỗi đối tượng sở hữu ở phố Hàng Ngang,
Lan Ong, Hang Buom, Mã Mây
Bảng 2.8: Mật độ xây dựng của phố Hàng Ngang, Lan Ông, Hàng Buôm, Mã
Bảng 2.11: Phân bố các loại hình không gian theo từng phố
Bảng 2.12: Số liệu của loại hình không gian và sân của phó Hàng Ngang, Lan
Ông, Hàng Buom, Mã Mây
Bang 3.1: Thong kê các cơ so tin ngưỡng phố Hàng Ngang, Lãn Ông, Hàng
Buôm, Mã Mây qua bằng khoán
Bảng 3.2: Mát độ xây dựng các công trình tín ngưỡng ở khu pho Hàng Ngang,
Ldn Ong, Hang Buom, Ma May
Bang 3.3: Sự biến đổi loại hình ngành nghề cua phố Hang Ngang, Lan Ong,
Hàng Buôm, Mã Mây
Biểu đô 3.4: Chuyển đổi chức năng không gian kiến trúc sản xuất kinh doanh
thủ công nghiệp truyền thong
Bảng 3.5 : Hiện trạng các cơ sở tín ngưỡng trên các phố Hàng Ngang, Lãn Ông,Hàng Buôm, Mã Mây
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Phố cô Hà Nội - một không gian kinh té, văn hóa, xã hội quan trong va
đặc trưng của kinh đô xưa và thủ đô nay Phó cô tồn tại và khang định sức sốngmạnh mẽ của nó trong thời đương đại và có lẽ còn được bảo tồn lâu dài trong
tương lai.
Kinh kỳ xưa là nơi bao lớp người từ mọi vùng miền tụ hội Trong suốt
quá trình lịch sử của Hà Nội, người Hoa cũng chính là một luồng nhập cư và
một bộ phận dân cư quan trọng Trong không gian của chốn kinh kỳ, phố cô lại
chính là nơi mà mức độ tụ cư của người Hoa là cao nhất.
Người Hoa sang nước ta bởi nhiều lý do Một trong những đặc tính củaHoa kiều đó chính là tính cố kết cộng đồng, từ đó tạo dựng nên những khu phốngười Hoa trên vùng đất mới Các khu phố Hàng Ngang, Hàng Buồm, Lãn Ông,
Mã May có thé coi là khu vực người Hoa một thời của phố cô
Khi đã định cư ở Thăng Long — Hà Nội, hoạt động chủ yếu của người Hoa
là kinh doanh buôn bán Hoa kiều cần và có điều kiện để mở mang xây dựng nhàhàng, cửa hàng Họ góp phần mạnh mẽ vào hoạt động kinh tế trong phố cô và
cũng thúc day những thay đ ôi diện mạo của các khu phố này cả ở dáng vẻ bề ngoài cũng như ở chiều sâu tổ chức các hoạt động kinh tế và sinh hoạt văn hóa.
Trên một không gian kinh tế, văn hóa, xã hội ôn định, đến cuối thế kỷ XIX xuất hiện nhân tổ mới tac động mạnh mẽ đến đời sống chính tri và làm thay
đôi không nhỏ diện mạo của Hà Nội trong đó có diện mạo của phố cô, bao gồm
cả các khu phố Hoa kiều, đó chính là cuộc xâm lược và quá trình cai trị củangười Pháp Một nhân tố phương Tây, khác han với những yếu tố A Đông - vốnđược xếp vào nhóm quan hệ lịch sử truyền thống - xâm nhập và làm biến đổimạnh mẽ các mặt của đời sống xã hội Diện mạo phố cổ, diện mạo các khu vực
phố người Hoa cũng vì thế mà biến đổi Vậy cụ thé sự biến đổi ấy là gì? Giải đáp câu hỏi ấy là một việc làm cần thiết để góp phần vào việc nghiên cứu về
Thăng Long — Hà Nội.
Trang 10Với một điều kiện thuận lợi là nguồn tư liệu địa chính phong phú, đặc biệt
là những băng khoán điền thổ với những ghi chép cụ thê, tỉ mỉ về diện tích đất,
cấu trúc và diện tích tương ứng của từng không gian sinh hoạt trong mỗi ngôi
nhà ở Hà Nội những năm 40 của thế ky XX , những con số biết nói ấy sẽ giúp
chúng ta có được cái nhìn tương đối chính xác về diện mạo của các khu phố,trong đó có khu vực phố người Hoa Chính từ đó, tôi quyết định chọn đề tàinghiên cứu: “Điện mạo khu phố người Hoa ở Hà Nội nửa dau thế kỷ XX qua
tw liệu địa chính ”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dưới thời kỳ các triều đại phong kiến ở Việt Nam, chính sử dành dé ghichép về hoạt động của nhà vua, vương triều và triều đình cũng như những sự
kiện quan trọng của đất nước Với vị trí là kinh đô của Đại Việt trong nhiều thế
kỷ, Thăng Long — Hà Nội được ghi chép nhiều trong các bộ chính sử như Dai
Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Việt Sw thông
giảm cương mục, Đại Việt thông sử với tư cách là nơi diễn ra các hoạt động
quan trọng của hoàng gia và triều đình Trong những ghi chép đó chúng ta có thểtìm ra những nội dung có liên quan đến khu vực 36 phố phường mà nay ta gọi là
khu phố cô Có thé nói, đó nguồn sử liệu thành văn quan trọng dé chúng ta tìm hiểu lich sử Thăng Long — Ha Nội trong đó có thông tin về các phường - phố, các di tích trong khu phố cổ Hà Nội thời cổ trung dai.
Tiếp theo đó, phải kê đến những nguồn tư liệu phương Tây có ghi chép về Thăng Long-Hà Nội trong nhiều thế kỷ Alexandre de Rhodes với cuốn Lich sử
vương quốc Dang Ngoài được coi là một chuyên khảo đầu tiên có giá trị nhiềumặt viết về Dang Ngoài và Thăng Long — Kẻ Chợ những thập ky dau thế kỷXVII Ngoài tư liệu của các giáo sĩ, nguồn tư liệu của các thương nhân châu Âu
đã đến Thăng Long — Kẻ Chợ trong thế kỷ XVII cung cấp nhiều thông tin bổ ích,
nhất là về mặt kinh tế - xã hội Nguồn tư liệu quan trọng nhất là của các Công ty Đông An Hà Lan (VOC) và Công ty Đông An Anh (EIC) Nguồn tư liệu này đã được PGS TS Hoàng Anh Tuan tong hợp, biên tập trong cuốn 7 liệu các công
ty Đông An Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Dang Ngoài thé kỷ XVII (2010) Ngoài
4
Trang 11ra, Jean Baptiste Tavernier với Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Dang Ngoài (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006); hay chuyên khảo Miêu tả vương quốc
Đàng Ngoài của Samuel Baron, viết năm 1683 được dịch đăng trong bộ Tổng tậpnghìn năm văn hiến Thăng Long, tập 4 (Hà Nội, 2009); William Dampier: Mộtchuyến du hành đến Dang Ngoài 1688, (Hà Nội, 2006, Hoàng Anh Tuan dịch) đãcung cấp nhiều chỉ tiết độc đáo về diện mạo đô thị, đời sống phố phường, chợbúa, đặc biệt trong khu buôn bán — thủ công Bước sang thế ky XVIII, khi mà các
mối quan hệ giao thương về kinh tế và chính trị ngoại giao giữa các chính quyền
Thăng Long của Đại Việt và các nước phương Tây bị hạn chế, thì những tư liệukiểu du ký — ký sự của các chứng nhân đương đại cũng không còn
Ké từ sau năm 1873, nhất là sau 1882 và tiếp theo là những thập kỷ đầu
thời Pháp thuộc, tư liệu phương Tây — mà những tác giả lúc này tuyệt đại đa số
là người Pháp — viết về Hà Nội nói riêng và xứ Bắc Kỳ nói chung rất phong phú.
Tiêu biểu là cuén Mét chiến dịch ở Bắc kỳ của tác giả bác sĩ Hocquard, trong đó
có 6 chương dành dé mô tả Hà Nội, được trích dich trong cuốn Tu liệu văn hiến
Thăng Long-Hà Noi: Tư liệu phương Tay (Nxb Hà Nội, 2010) P Bourde với
Từ Paris đến Bắc Kỳ Claude Bourrin với “Le vieux Tonkin”-Bắc kỳ xưa Ngoài
ra, còn phải kế đến tác giả Ch.B Maybon với cuén Những người châu Âu ở nước
An Nam (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006) Tác giả André Masson với chuyên khảo
về Hà Nội có tên Hà Nội giai đoạn 1873-1888 (Nxb Hai Phòng, 2003) Các tác phẩm này góp phần cung cấp những tư liệu về Hà Nội trong về đời sống thị dân Hà Nội với những sinh hoạt hằng ngày, hoạt động sản xuất buôn bán cũng
như cảnh quan phố phường truyền thống Những tư liệu dạng du ký, ký sự hoặcchuyên khảo của người nước ngoài về Hà Nội cuối thế kỷ XIX góp phần quantrọng vào việc nghiên cứu, phục dựng về bức tranh của Thăng Long-Hà Nội
giai đoạn này.
Bên cạnh đó còn có những báo cáo, hồi ký, chuyên luận của những quan chức cai trị Pháp đã sống và làm việc ở Hà Nội như công sứ, đốc lý, thống sứ, toàn quyền đã chứa đựng nhiều thông tin phong phú nhiều mặt và đáng tin cậy
về Hà Nội, nhat là vê các chính sách của nhà cam quyên và những chương trình
5
Trang 12xây dựng phát triển đô thị Một nguồn tư liệu quý sưu tập rất nhiều các văn ban hành chính của các cấp chính quyền như Phủ thống sứ Bắc kỳ, Tòa Đốc lý Hà
Nội và tòa Công sứ các tỉnh đưới dạng các nghị định, quyết định, thông tư, côngbáo và các tài liệu lưu trữ trong thời kỳ người Pháp chiếm đóng Đông Dương
hiện được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu
trừ Nhà nước.
Sang thập kỷ 40 của thế kỷ XX, một số học giả nước ngoài bắt đầu chú ý
hơn đến các di tích kiến trúc Việt Nam, đặc biệt là kiến trúc đô thị cổ Hà Nội.
Trong số các nhà nghiên cứu đó, cần phải kế đến L.Bezacier với công trình: Cáckinh đô cổ của Việt Nam; Thành Cổ Hà Nội (viết năm 1942) Trong những năm
1941 - 1946, trên tạp chí Tri Tân, một số học giả Việt Nam có nhiều bài viết khảo cứu về lịch sử, cau trúc không gian thành Thăng Long cũng như diện mạo,
đời sống của cư dan khu vực phố buôn bán ở Hà Nội Trong số những công trình
ấy, đáng chú ý là các bài: Thành Thăng Long với cuộc đổi thay của Trần Huy Bá(số 10, 11 năm 1941), Lịch sử ving Hồ Tây của Ung hòe Nguyễn Văn Tố ghinhận sự mở đầu cho việc nghiên cứu Hà Nội của người Việt Nam ngay trướcCách mạng Tháng Tám năm 1945 Dù vậy, những bài nghiên cứu về cảnh quan,
đời sống của cư dân khu phố cổ còn hạn chế Nhiều bài viết tập trung nghiên cứu về khu vực đó, thanh của Thăng Long — Hà Nội với những kiến trúc quan trọng và đặc trưng của kinh đô phong kiến đã bị phá bỏ.
Trong những thập kỷ 50 đến 70 của thế kỷ XX, sau khi thành lập Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với thủ đô là Hà Nội, vị thế quan trọng của HàNội được tái khẳng định trong lịch sử dân tộc Các công trình nghiên cứu về lịch
sử Hà Nội được tiến hành theo hai hướng vừa nghiên cứu chuyên sâu vừa xây
dựng những công trình mang tính tổng quát khăng định bề dày lịch sử, truyền
thống văn hóa của thủ đô Giáo sư Trần Huy Liệu chủ biên cuốn Lịch sử thủ đô
Hà Nội xuất bản năm 1960-là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu biên soạn về lịch
sử thủ đô Hà Nội ké từ sau khi nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ra đời Trình bày toàn diện, có hệ thống về mọi mặt theo quá trình phát triển lịch sử của thủ
đô Hà Nội từ đầu thế kỷ XI đến năm 1960 Một số học giả Việt Nam trở lại
6
Trang 13nghiên cứu Hà Nội bắt đầu quan tâm khảo cứu tên phó, vị trí các di tích hiện
tồn, viết về lịch sử Hà Nội với nhiều hướng tiếp cận khác nhau Hướng tiếp cận
từ nguồn sử liệu vật thật, khảo cứu các di tích, di vật khảo cổ ở Hà Nội thé hiện
trong các công trình của Trần Huy Bá như Vi tri Thăng Long đời Lý (1959), Vị
trí phủ chúa Trịnh (1960), Nội thành Thăng Long đời Lý (1966); hay các công
trình của giáo sư Trần Quốc Vượng như: Xác định địa điểm Đông Bộ Đầu(1965), Bàn thêm về thành Thăng Long thời Lý Tran (1965); Hoa Bang tiếp cận
Hà Nội qua sử liệu văn bản và văn học dân gian với các bài: Lịch sw Hà Nội qua
ca dao (1959); Tìm hiểu thành Thăng Long (1960); Lê Thước khảo cứu về HàNội qua Bản đồ thời Hong Đức (1963); Hoàng Đạo Thúy Thăng Long - Đông
Đô - Hà Nội (1971) Trong đó đã có những công trình khảo cứu về khu vực phố
phường truyền thống của Hà Nội: Hoa Bằng: Lược sử tên phố Hà Nội (1967);
Hoàng Đạo Thúy: Phố phường Hà Nội xưa (1974)
Sau năm 1985, một loạt các nghiên cứu về Hà Nội được công bó trong cáctập sách và trên các tạp chí chuyên ngành Nếu như trước đó các công trìnhnghiên cứu hướng nội dung về thành quách, các chiến công chống ngoại xâm thì trong giai đoạn này các công trình nghiên cứu về khu vực khu phố buôn bán
của Hà Nội ngày một nhiều hơn Trước hết phải kể đến một số bài nghiên cứu của giáo sư Trần Quốc Vượng Qua di tích đoán nhận phố phường Hà Nội cổ (1986), Thăng Long - Đông Do - Kẻ Chợ (quy hoạch chung và mang chợ búa nổi tiếng) (1987) các công trình khảo cứu có tên Hà Nội 36 pho phường của Nguyễn Khắc Đạm (1991), Hà Nội phố làng biên niên sử của Nguyễn Bắc và
Nguyễn Vinh Phúc (1999), Các khu phố cổ Hà Nội (Nguyễn Vinh Phúc, 1994),
Sự phát triển của Hà Nội nhìn qua các di tích lịch sử văn hóa (Nguyễn VinhPhúc, 1994) đã cho chúng ta những thông tin, phân tích về cấu trúc, hoạt động,cảnh quan của khu phố buôn bán của Hà Nội
Thêm vào đó, chúng ta không thê không nhắc đến công trình nghiên cứu qui mô về Hà Nội là Hà Nội nửa dau thé kỷ XX của Nguyễn Văn Uan Bộ sách gồm 3 tập, xuất bản lần thứ nhất năm 1995 Đây là bộ sách viết về lịch sử Hà Nội trong 50 năm đầu của thế kỷ XX, trong đó cung cấp nhiều tư liệu về lịch sử,
7
Trang 14kinh tế, văn hóa, xã hội của khu phố cổ, có sử dụng nguồn tư liệu địa chính tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
Đồng thời, trong giai đoạn nay một số luận án tiễn sĩ nghiên cứu về Hà
Nội cũng đã được thực hiện như Luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử của NguyễnThừa Hy, năm 1995: Hà Nội thé kỷ 17, 18,19 Day là một công trình nghiên cứuchuyên sâu của tác giả về kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội truyềnthống trong một thời đoạn lịch sử nhiều biến động, trong đó nền kinh tế hàng
hoá và cộng đồng cư dân đô thị đạt tới sự phon thinh (thé ky XVII XVIII
-XIX) Hay luan an Tién si khoa hoc ky thuat cua T6 Thi Toan, nam 1997: Mot
số định hướng quy hoạch cải tạo pho cổ Ha Nội đã cung cấp các tư liệu về diệnmạo nhà cửa khu vực phố buôn bán cũng như đề xuất định hướng quy hoạch cảitạo phố cé Hà Nội ở các công trình dân sinh cũng như các công trình tin
ngưỡng Qua đó có thê thấy, các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của
khu phố buôn bán ngày càng được quan tâm nghiên cứu Các nghiên cứu khôngchỉ hướng tới vấn dé lịch sử, truyền thống mà còn phản ánh hiện trạng và dé
xuất những biện pháp bảo tồn, tôn tạo khu phố cô trước thực trạng xuống cấp
của nhà cửa cũng như suy giảm về chất lượng cuộc sống của cư dân
Từ năm 2000, việc nghiên cứu về Hà Nội ngày càng được đây mạnh nhằm hướng tới ngày lễ trọng đại của Thủ đô - kỷ niệm 990, 995 và một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội Một loạt các công trình khai quật khảo cô học ở Hà Nội được tiễn hành với quy mô lớn như Đoan Môn, Hậu Lâu, đường Hoàng Văn Thụ, đường Trần Phú, số 8 Hoàng Diệu góp phần tích cực giúp cho việc
nghiên cứu các di tích lịch sử trong khu vực thành thị cổ Hà Nội Nhiều Hội thảokhoa học về Bảo tổn, tôn tạo phố cô Hà Nội được tổ chức, thu hút sự quan tâmcủa nhiều nhà nghiên cứu Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về Hà Nộicũng đã được xuất bản hoặc tái bản lại Đáng chú ý là công trình Làng nghề, phd
nghề Thăng Long Hà Nội (Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo chủ biên, 2000), Nghìn xưa văn hiến (Trần Quốc Vượng, 2000), Hà Nội qua những năm tháng (Nguyễn Vinh Phúc, 2000), Di tích lịch sử văn hóa trong khu phố cô và xung
Trang 15quanh Hô Hoàn Kiếm (Sở VHTT Hà Nội, 2002), Dia bạ cổ Hà Nội (2 tập, Phan Huy Lê chủ biên, xuất bản lần thứ nhất, tập I năm 2005 và tập II năm 2008)
Giáo sư Phan Huy Lê chủ biên công trình nghiên cứu 2 tập Lịch sử Thăng
Long-Hà Nội (2012) Bộ sử “Lịch sử Thăng Long - Hà Nội” đã cập nhật được toàn bộ kết quả nghiên cứu mới nhất về Thăng Long-Hà Nội Đồng thời, bộ sách
đã phản ánh lịch sử Thăng Long - Hà Nội một cách toàn diện, không chỉ vềchính trị hay chống ngoại xâm mà còn chú trọng đến các hoạt động kinh tế, xã
hội và văn hóa; không chỉ ghi nhận những gương mặt tiêu biểu, những anh hùng
dân tộc, danh nhân văn hóa mà còn hướng tới đời sống cộng đồng thị dân Cóthé coi đây là công trình nghiên cứu đồ sộ, toàn diện về lịch sử Thăng Long-Hà
Nội Các công trình nghiên cứu ấy đã làm phong phú và đa dang hơn bao giờ hết nguồn tài liệu về lịch sử, văn hóa cũng như mọi mặt của Hà Nội nói chung và khu vực phố cô nói riêng.
Trên bình diện chung đó, những nghiên cứu tiếp cận bộ phận về Hà Nộiđược đây mạnh Qua đó vai trò của khu phố cô đối với sự hiện tồn của Hà Nộingày càng được đánh giá cao, vấn đề bảo tồn khu vực phố cô với nhưng giá trịlịch sử, văn hóa lâu đời cùng với những đặc trưng sinh hoạt văn hóa, kinh tế của
đương đại được khang định rang cần quan tâm hơn nữa Mặc dù vậy, có không nhiều các công trình tiếp cận chuyên sâu về các tuyến phố trong khu phố cô, mà thường đặt chung trong cụm “36 phố phường”.
Xét về mặt tư liệu, các công trình khảo cứu, nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Thăng Long, Hà Nội chủ yếu dựa trên việc khảo cứu các bộ chính
sử, các tư liệu ghi chép của cá nhân, các kết quả khai quật khảo cô học và điều
tra thực địa các di tích lịch sử Trong khi đó, các ghi chép của người nước
ngoài về Thăng Long — Hà Nội phần lớn ở dạng ký sự dựa trên sự quan sát về
cảnh quan, cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân bản địa
Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã tô chức lưu trữ khá đầy đủ và chi tiết các tài liệu liên quan đến quá trình tổ chức chính quyền, tổ chức khai thác về kinh tế; quản lý về văn hóa; cũng như quá trình cải tạo, quy hoạch thành phố Hà
Trang 16Nội Những chính sách đó đã tác động lớn và toàn diện tới diện mạo, tô chức,
hoạt động của thành phố Hà Nội nói chung và khu phố cô nói riêng
Trong vài thập kỷ trở lại đây, khi các tư liệu Hán ngữ về Thăng Long-Hà
Nội đã được khai thác khá triệt để, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kiếntrúc về Thăng Long-Hà Nội đã bắt đầu chú tâm khai thác khối tài liệu thờiPháp thuộc được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, trong đó có có khối tưliệu địa chính Các tác pham như Nguyễn Văn Uan, Hà Nội nửa dau thé kỷ XX;
Trần Hùng, Nguyễn Quốc Thông, Thang Long-Hà Nội-Mười thé kỷ đô thị hóa
(Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2004); Pierre Clément, Nathalie Lancret (Chủ biên),
Hà Nội chu kỳ của những đổi thay — Hình thái kiến trúc và đô thị (Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003) đã thé hiện tâm sức trong việc khai thác khối
tư liệu lưu trữ này.
Trong khi đó, tư liệu địa chính của Hà Nội đầu thế kỷ XX được lưu trữ tại
Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất thành phố Hà Nội vẫn là một nguồn tư
liệu mới PGS.TS Phan Phương Thảo có thê coi là người tiên phong khai thác khối tư liệu địa chính quan trọng này với những công trình nghiên cứu đã được
công bố như: Tài liệu địa chính Hà Nội thời cận đại: Suu tập và giá trị tư liệu,
Tạp chí khoa học ĐH QGHN, 3/2009; Điện mao nhà dat phố cổ Hà Nội giữa thé
kỷ XX qua tư liệu địa chính (trường hợp phố Hàng Bạc, Hàng Buôm), báo cáo tại Hội thảo quốc tế do Hội nghiên cứu châu A tô chức, Philadelphia, 3/2010
và gan đây nhất là công trình nghiên cứu về diện mạo phố cô Hà Nội qua việc nghiên cứu tổng thể các tư liệu địa chính tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I và So Tài nguyên Môi trường và Nhà đất thành phố Hà Nội: Khu phố cổ Hà Nội nửa
dau thé kỷ XX qua tư liệu địa chính, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013)
Trong phạm vi Luận văn của mình, tôi tìm hiểu về diện mạo khu phố cô
Hà Nội qua nguồn tư liệu địa chính bằng việc chọn lọc nghiên cứu trường hợp
các phố: Hàng Ngang, Lãn Ông, Hàng Buồm, Mã Mây Việc tiếp cận nghiên cứu về diện mạo các phố ké trên thông qua nguồn tư liệu mới còn ít được khai thác là tư liệu địa chính, và dưới một góc độ khác đó là: diện mạo của các phố
đã một thời được coi là “Chinatown” trong lòng phố buôn bán của Hà Nội đặt
10
Trang 17trong sự biến đổi theo thời gian dưới sự tác động tông hợp của các cộng đồng cư
dân bản xứ và ngoại kiều trong một bối cảnh lịch sử biến đổi với sự xung đột
mạnh mẽ về chính trị, văn hóa, xã hội Tác giả mong muốn góp phần nhỏ vào việc phục dựng lại diện mạo của 4 khu phố này trong một giai đoạn lịch sử phát triển thịnh đạt, giao lưu văn hóa đa chiều của phố buôn bán ở Hà Nội nửa đầu
thế kỷ XX
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn tập trung xử lý và phân tích các tư
liệu địa chính Hà Nội đầu thế kỷ XX, đặc biệt là số liệu từ băng khoán điền thổcủa các phố Hàng Ngang, Lan Ong, Hang Buồm, Mã Mây Kết quả của luận
văn nhằm bồ sung những thông tin mang tính định lượng xung quanh vấn đề biến đổi điện mạo, cảnh quan của một số tuyến phố trong khu vực phố cô Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX.
Tìm ra những nét đặc trưng, những dấu ấn riêng của các phố người Hoatrong sự so sánh tương đối với các phố người Việt xung quanh và với các phố
người Hoa ở các nơi khác.
Khảo sát thực địa, đánh giá sự biến đổi và thực trang 4 phố trong bối cảnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quy hoạch tổng thé bảo tồn và tu tạo khu phố
cô Hà Nội; nhân mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn nhưng giá tri di tích hiện tồn vốn là hiện thân cho sự giao lưu Việt — Hoa về kinh tế, văn hóa, xã hội trong giai đoạn lịch sử nửa đầu thế kỷ XX.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là điện mạo 4 phố Hàng Ngang, Lãn Ông, Hàng Buồm, Mã Mây nửa đầu thế kỷ XX thông qua việc xử lý thông tin từ tư liệu địa chính Trong đó, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề về sở
hữu nhà đất (diện tích, đối tượng sở hữu), quy mô và cơ cấu đất đai, quy hoạch
và bồ trí không gian ở trong không gian kiến trúc Đó là tất cả các yếu tố có liên quan đến không gian sản xuất, không gian xã hội, không gian kiến trúc, không
gian tâm linh
11
Trang 18Phạm vi nghiên cứu là trường hợp 4 phố Hàng Ngang, Lãn Ông, Hàng
Buồm, Mã Mây Đó không phải là toàn bộ các khu phố người Hoa ở Hà Nội thời
kỳ đầu thế kỷ XX nhưng có thể coi là những phố đặc trưng nhất mang dấu ấn
của người Hoa.
5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu chính được sử dụng dé làm luận văn là nguồn tư liệu địa
chính Hà Nội thời cận đại hiện được lưu giữ tại 2 cơ sở chính: Trung tâm lưu trữ
Quốc gia I thuộc Cục Van thu va Lưu trữ Nhà nước và tại Phòng lưu trữ cua Sở
Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội Trong đó, nguồn tài liệu được lưu
trữ tại phòng lưu trữ của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội là chủ yếu Đây là nguồn tài liệu cũ nhưng hầu như chưa được khai thác Các số liệu địa chính này được tập hợp từ các tam băng khoán điền thổ do Sở địa chính Hà
Nội thời thuộc Pháp lập vào những năm 1943-1944.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các nguồn tài liệu khác như địa bạ HàNội, bản đồ Hà Nội cùng với những nghiên cứu của các tác giả đi trước kết hợp
với những nghiên cứu, khảo sát thực địa của tác giả.
Phương pháp nghiên cứu: Vì nguồn tư liệu chính được sử dụng để làm
luận văn là tư liệu địa chính Hà Nội thời cận đại, nên một phương pháp quan
trọng không thé thiếu đó là phương pháp định lượng (tổng hợp số liệu, lập bang, phân tích, xử lý số liệu) dé phát hiện và ghi nhận thông tin từ những con số “biết noi” từ các tam bằng khoán điền thé.
Bên cạnh đó là phương pháp nghiên cứu khu vực học Việc nghiên cứu
này dựa trên hướng tiếp cận liên ngành nhằm thiết lập những mối quan hệ qua
lại, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa những hệ phương pháp và quy trình
của nhiều chuyên ngành khác nhau
Ngoài ra, một trong những phương pháp quan trọng nữa phải kế đến đó là
phương pháp thực địa Phương pháp này nhằm mục đích nhận thức toàn thê trên
cơ sở quan sát cảnh quan và tiếp xúc với người dân đang sinh sống trong khu vực giới hạn phạm vi nghiên cứu dé tìm hiểu về sự biến đổi và hiện trạng của
đối tượng nghiên cứu
12
Trang 196 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết Luận , nội dung chính của luận văn được chia
thành 3 chương:
Chương 1: Phường — phố Thăng Long và việc hình thành phố người Hoa
ở Hà Nội
Chương 2: Khu phố người Hoa ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX: Những đổi
thay qua tư liệu địa chính
Chương 3: Các cơ sở tín ngưỡng trên phố Hàng Ngang, Lãn Ông, Hàng
Buồm, Mã Mây qua tư liệu địa chính
13
Trang 20Chương 1 PHƯỜNG — PHO THANG LONG VÀ VIỆC HÌNH THÀNH
PHÓ NGƯỜI HOA Ở HÀ NỘI
1.1 Quá trình hình thành phường — phố ở Thăng Long-Hà Nội
Theo chiều dài lịch sử của vùng kinh đô, hai yếu tố đô và thi với chức năngkhác nhau đã dan định hình và cấu trúc thành kinh đô Thăng Long — Hà Nội.Phần thanh hay đồ - ở đây là Hoàng Thành - chính là nơi tập trung quyền lực làbiểu tượng của hệ thống chính trị vương triều Sự hiện tồn, phát triển, hưng suy
của yếu tô đó, thanh gắn bó chặt chẽ với quá trình hưng tồn của các triều đại
cam quyền Phía trong đồ, (hành có kết cau xã hội tương đối thuần nhất: đó lànơi sinh sống, làm việc tập trung của giai tầng trên cùng trong xã hội nắm quyền
điều hành mọi hoạt động của quốc gia Về kinh tế được đảm bảo và đáp ứng bởi dòng kinh tế quan phương với các quan xưởng, công xưởng của Nhà nước với những thợ thủ công lành nghề cung cap các nhu yếu pham cần thiết, chất lượng
cao cho vua chúa, quan lại cũng như cho các hoạt động bang giao của triều đình
Phan hj là nơi tập trung buôn bán và tụ cư, nơi của chợ búa, phường nghề
với những thị dân là nông dân, thợ thủ công, người buôn bán Trong khu vực thị
dân, triều đình có biện pháp hành chính phân định các khu để quản lý Theo đó,
năm 1230, nhà Trần “định các phường về hai bên tả hữu của kinh thành, bắt
chước đời trước chia làm 61 phường” [58, tr 13] Như vậy có thé nói việc chia
đặt phường đã có từ các thời trước Trần, mặc dù chúng ta không có tư liệu đầy
đủ về các phường này nhưng có thê biết tới một số phường qua Đại Việt sử ký
toàn thư Theo đó, thời Lý có nhắc đến tên của 3 phường là Cơ Xá', Thái Hòa,
và Bồ Cái; thời nhà Trần có nhắc tên một số phường là Yên Hoa”, Cơ Xá, GiaiTuân (Nhai Tuân”), Toán Viên”, Tây Nhai (Liễu Giai) và Giang Khẩu Thời Lê —
Trịnh có nhắc tên phường Nhật Chiêu, Đông Hà, Bích Câu, Vĩnh Xương, Khúc
Phó, Phục Cô
'Dai Việt sử ký toàn thw ghi lần tiên trong sự kiện năm 1108 dap đê ở phường Cơ Xá.
Dai Việt sử ký toàn thư ghi trong sự kiện năm 1226.
Phuong cư trú của người Tống sang quy thụ nhà Trần năm 1274.
“Dai Việt sử ký toàn thư ghi trong sự kiện năm 1362 Còn có tên nom là phường Vườn Tỏi.
14
Trang 21Tới thời Lê sơ, Thăng Long đổi tên thành Đông Kinh Khu dân cư của hai
huyện Quang Đức va Vĩnh Xương chia làm 36 phường, mỗi huyện 18 phường.
Thăng Long 36 phường được gọi bắt đầu từ đó Khu phố buôn bán thuộc huyện
Vĩnh Xương, sau đổi là Thọ Xương.
Phuong là đơn vi cơ bản, đặc trưng của đô thi truyền thong Viét Nam.Philippe Papin vi ý nghĩa sơ khai của phường như “làng trong thành phố” [38, tr.93] Kết cấu xã hội trong các phường rất đa dang, gồm nhiều giai tang Đó có
thé bao gồm cả quan lại, nho sĩ, thợ thủ công, thương nhân, nông dân Kết cấu
kinh tế cũng phong phú, bao gồm: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương
nghiệp.
Với vị thé của chốn kinh kỳ, Thăng Long có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với
các địa phương xung quanh, đặc biệt là các làng thủ công nghiệp Những thương
nhân, thợ thủ công mà theo họ là kinh nghiệm buôn bán, là kỹ thuật và công cụ
sản xuất, lên kinh đô định cư tập trung ở một phố phường, làm trong các quanxưởng của Nhà nước hoặc hành nghề tự do
Theo đà phát triển của thủ công nghiệp và buôn bán, mật độ tụ cư củathành thị Thăng Long ngày một tăng, các khu vực sản xuất và buôn bán có sự
chuyên biệt nhất định Phường từ chỗ là “làng trong thành phố” dần chuyền mình với ý nghĩa là địa bàn sinh sống, sản xuất của nhiều gia đình làm cùng một
nghề thủ công— ta gọi là phường nghề Các phường nghề thủ công tập trung chủ
yếu ở vùng bờ sông Hồng trở vào đến hồ Hoàn Kiếm và phía đông của Hoàng
Thành, tận dụng được sự tiện lợi của giao thông đường thủy Trong khi đó các
phường phía tây trồng lúa, rau quả; các phường bên sông, hồ chuyên trồng dâunuôi tằm; các phường phía nam và tây nam chuyên trồng rau
Từ chức năng đầu tiên là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở đô thị, theo thờigian với sự chuyên biến về dân cư, kinh tế, và văn hóa giữa các phường đã hình
thành nên những đặc trưng riêng Trong đó, không gian của mỗi phường có sự
tương ứng (một cách tương đối) với không gian sinh sống của cư dân làm các
nghê khác nhau mà cư dân nông nghiệp vừa là bộ phận dân cư chính của các
15
Trang 22phường chuyên về trồng lúa, trồng rau, vừa là lực lượng xen cư trong các phường nghề thủ công.
Tuy nhiên, sự phân hóa về khu vực sản xuất, kinh doanh, sự chuyên môn
hóa của thị dân ở kinh thành mới chỉ là tương đối Kinh đô Thăng Long vẫn
mang dấu ấn nông thôn, người thương nhân hay thợ thủ công và nông dân ở
kinh kỳ cũng chưa có sự chuyên môn hóa lao động thực sự Theo Nguyễn Thừa
Hy: “trong khung cảnh nên kinh tế hàng hóa giản đơn mang tính chất phong
kiến ở Thăng Long, rất khó phân biệt rạch ròi giữa người thợ thủ công và người
thương nhân, vì đại đa số họ đều kiêm nhiệm, hoặc gan nhu kiém nhiém ca haikhâu sản xuất và lưu thông trao đổi hàng hóa” [28, tr 139] Những bộ phận dân
cư này gắn bó với nhau về phương diện kinh tế, chính trị và về mặt xã hội, văn
hóa tín ngưỡng Họ chung nhau xây dựng những đình, chùa, đền, miếu, thờ thành hoàng hoặc tô nghề.
Trong khi đó, “phố” hình thành sau “phường” Theo Nguyễn Thừa Hỷtrong Pho - phường Thăng Long-Hà Nội trong những thé kỷ XVII-XVIII-XIX:
“Không tìm thấy tên các “phố” trong sách sử thời Lý - Trần và ngay cả ở đời Lê.
Trong An Nam chí nguyên, khi nói về An Nam thời thuộc Minh, Cao Hùng
Trưng có dùng từ “phố xá”, nhưng với ý nghĩa là các trạm dịch Từ phố mang ý nghĩa kinh tế hình như chỉ chính thức xuất hiện từ thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn Về nguồn gốc, “phố” vừa có nghĩa là một bến, bờ, một đường dọc sông (như Nam phố, bến Nam tức phố Hàng Bè), vừa có nghĩa là phố xá, cửa hiệu
( ) chúng tôi cho răng “phố” gắn liền với ý nghĩa về hoạt động thương mại,buôn bán Chúng ta thường nghe đến cụm từ “phố xá” Trong tiếng Việt
cô, xá có nghĩa là nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu Tóm lại, nếu phường được coi như
một diện tích thì phố chính là một trục của phường gồm có một con đường hai
bên có nhà cửa - nhà ở và thường và cửa hiệu - có bề mặt trông ra mặt đường
Các cửa hiệu đó thường vừa là cửa hàng sản xuất một số mặt hàng thủ công đòi hỏi kỹ thuật tinh (đồ vàng, bạc, đồ thêu, giày hài ) vừa là cửa hang bày bán các
hàng hóa đó”.
16
Trang 23Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, trên những trục đường chính trong phường ở kinh thành Thăng Long xuất hiện những dãy hàng bày bán sản phẩm thủ công do phường làm ra Những gian hàng theo thời gian ngày một trù mật hơn hình thành nên những dãy phố đầu tiên với ý nghĩa sơ khai là con
đường, là trục đường chính của phường nghề
Khi mức độ phát triển kinh tế của các phường nghề được nâng lên vàngày một chuyên môn hóa, dân cư trù mật, buôn bán sam uất, các trục đường
chính có hàng hóa bày bán trở thành những dãy phố thực sự với hàng quán hai
bên san sát Sự hình thành của dãy phố buôn bán khang định trình độ phát triển
của sản xuất thủ công, tô chức buôn bán; đồng thời khẳng định hoạt động buôn
bán diễn ra liên tục mỗi ngày không bị gián đoạn như chợ phiên.
Tới khi những dãy phố được định hình thì phố có thể coi là bộ mặt của
phường, mà dé phân biệt tương đối như Đặng Thái Hoàng: “phường là một diện
và phố là một tuyến” [23 tr 11] Những hàng hóa bày bán ở cửa hiệu hai bênphố cho thấy đặc trưng hàng hóa, loại hình ngành nghề sản xuất trong phường.Rồi từ hàng hóa thành tên gọi và chỉ cần đọc tên gọi ắt luận ra loại hàng hóa,day là khi sản xuất đã có sự chuyên môn hóa khu vực rõ nét
Trong suốt một thời gian dài, sự tồn tại và phát triển của các phường nghề
luôn chịu sự tác động mạnh mẽ từ các quy định nghiêm ngặt của nhà nước Khi
nhà Nguyễn lên ngôi và chuyên kinh đô về Phú Xuân-Hué, địa vị chính trị của Thăng Long suy giảm nhưng đây vẫn là trung tâm của miền Bắc, là địa điểm tốt lành cho việc giao thương Hàng hóa cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp quan lại giảm đi nhưng Hà Nội vẫn là nơi sản xuất, trung chuyên các luồng hàng hóa từ khắp nơi Không những thế, khi triều đình ở xa việc quản lý có phần
buông lỏng thì hoạt động sản xuất và thương mại dân gian trở nên sôi động hơntrước Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Thành thị là nơi tụ họp công
thương, có lẫn cả người nước Thanh, tập tục thích xa hoa nguyên trước có 36
phố phường, nay ở quanh phía đông nam tỉnh thành gồm 21 phố, nha ngói như bát úp, tụ họp các mặt hàng, nhân vật cũng phôn thịnh” [43, tr 165].
17
Trang 24Như vậy, trên cơ sở của tự nhiên, của sự phát triển xã hội, kinh tế trong
cau trúc của phan thi ở Thăng Long đã hình thành nên các phường với các tuyến
phố buôn bán đặc trưng Phường: về mặt hành chính là những đơn vị cơ sở
thuộc quyền quản lý của triều đình, của tỉnh thành Về mặt xã hội, đó là khu vựccộng cư của những thành phan dân cư với nguồn gốc, đặc điểm kinh tế, văn hóatương đối gần gũi Về kinh tế (xét một cách tương đối) đó là địa bàn sản xuất,buôn bán của cùng một nghề, cùng một mặt hàng Về văn hóa, đó là một cộng
đồng văn hóa nhỏ với những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có đặc trưng riêng,
mang dấu ấn của đặc trưng quê quán, nghề nghiệp Hội tụ tất cả những khíacạnh ay, phường trở thành một kết cấu kinh tế-văn hóa-xã hội bên chặt, khó phá
vỡ cũng như lang ở nông thôn Dù vậy, trong quá trình vận động và phát triển,
phường ở Thăng Long-Hà Nội cũng thé hiện tính linh động tương đối trước sự
thay đôi của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung
Trên một cơ sở như vậy, phố được hình thành từ khởi nguyên là những
trục đường chính trong mỗi phường với sự lan tỏa của những gian hàng bày bán
sản phâm đặc trưng của phường nghề rồi dần trở thành phố buôn bán Phố vàphường có quan hệ mật thiết với nhau, phố là nơi thể hiện nội lực của phường
Phố vừa có chức năng của một cái chợ “đặc sản” hàng thủ công; nhưng không chỉ phơi bày hàng hòa, phố còn là nơi phơi bày đặc trưng sản xuất, kinh tế, văn
hóa, xã hội của phường; là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu, tương tác giữa
phường với các yếu tô bên ngoài Và vì thế, phố biểu trưng cho diện mạo kinh
tế, văn hóa, xã hội của phường.
Trong quá trình lịch sử với nhiều biến động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phuong-phé ở Hà Nội cũng có những thăng trầm nhất định Dé rồi cuối thé
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, bên cạnh với những phường nghề của người Việt sẽ
hình thành nên những khu phố người Hoa, khu phố Pháp hay khu phố Tây Đó
là dấu ấn của lịch sử lên quá trình đô thị hóa của Thăng Long — Hà Nội Song, nếu như khu phố Pháp được hình thành trên những khu vực qui hoạch mới thì các dãy phố người Hoa lại cay cài ngay trong lòng khu phố buôn bán của người Việt Trong lòng của một kết cau kinh tế, văn hóa, xã hội đã định hình và kết nối
18
Trang 25khá chặt chẽ, khu phố người Hoa có sự liên hệ chặt chẽ đồng thời cũng có những
đặc trưng riêng có Đó là biểu hiện của một giai đoạn lịch sử biến động phức tạp
nhưng cũng là điểm rất đáng chú ý trong các vấn đề nghiên cứu về phố phường,
về quá trình đô thị hóa của Thăng Long — Hà Nội thé kỷ XIX-XX
1.2 Người Hoa và việc hình thành khu phố người Hoa ở Thăng Long — Hà
Nội
1.2.1 Khái niệm “người Hoa”
Khái niệm “người Hoa” là một khái niệm rộng, có nội hàm rất phức tạp khó
khu biệt bởi nó có sự thay đổi đối với từng giai đoạn lich sử, với mục đích sử
dụng khác nhau trong nghiên cứu hay trong quản lý hành chính.
Có rất nhiều cách gọi khác nhau liên quan đến khái niệm người Hoa, đặc biệt
trong thời kỳ trung đại Những người có dòng dõi Trung Hoa thường được gọi là
“người Trung Quốc”, “người Trung Hoa”, “người Hán”, “người Đường”,
“người Tống”, “người Minh”, “người Thanh”, “người gốc Hoa”, “Hoa kiều”,
“người Tàu”, “Khách ngoại quốc”, “Khách trú”, “Khách ngô” một số thuật
ngữ chỉ những cộng đồng dân cư Trung Hoa di trú như “Minh Huong xa”,
“Thanh Hà xã”, “phố Khách”, “hàng bang”
Khái niệm “người Hoa” đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra Theo tác giả Trần Khánh: “người Hoa là người có nguồn gốc Hán hay bị Hán hóa, sống tương đối ôn định, thường xuyên tại các quốc gia Đông Nam A, đã nhập quốc tich nước sở tại, còn lưu giữ được những nét đặc trưng của nền văn hóa Trung
Hoa, ít hoặc chưa bị đồng hóa, là những nhóm tộc người đang trong quá trìnhliên kết hóa dân tộc, một bộ phận dân cư-dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á,đang từng bước điều chỉnh, hội nhập vào các thể chế kinh tế-xã hội, chính trị vàvăn hóa của từng quốc gia-dân tộc, khu vực và quốc tế [30, tr 35] Tác giả ChâuThị Hải cho rằng: “người Hoa phải là những người có nguồn gốc Hán di cư từ
đất nước Trung Hoa kể cả các dân tộc ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc đã bị
Hán hóa đến các nước trong khu vực Đông Nam Á và con cháu họ sinh ra và lớn
lên tại khu vực này, họ đã mang quốc tịch bản địa trở thành công dân và là một trong các thành phan dân tộc cau thành của các quốc gia này, nhưng vẫn còn lưu
19
Trang 26giữ những giá trị văn hóa Trung Hoa truyền thống như tiếng nói, chữ viết, phong
tục tập quán và họ tự nhận mình là “người Hoa” [19, tr 276-277] Trong chỉ thị
62 CT/TW ngày 8/11/1995 của Ban Bí thu Trung ương Đảng xác định: “người
Hoa bao gồm những người có gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người ởTrung Quốc đã Hán hóa di cư sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớnlên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn còn giữ những đặctrưng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập quán của người dân tộc Hán
và tự nhận mình là người Hoa”.
Nhìn chung các khái niệm trên đều thống nhất ở những tiêu chí cơ bản: 1 Cónguồn gốc Hán hoặc bị Hán hóa; 2 Sống ổn định và thường xuyên ở ngoài lãnhthô Trung Quốc; 3 Đã nhập quốc tịch nước sở tại; 4 Còn giữ những đặc trưng
văn hóa của người Hán; 5 Tự nhận mình là người Hoa (tức là có ý thức tự giác
tộc người) Tuy nhiên, cần phải thấy răng, cùng thuật ngữ “người Hoa” nhưng
nội hàm của nó có sự thay đổi theo mục đích, hoàn cảnh sử dụng, theo các giai
đoạn lịch sử Vì thế nên hiểu khái niệm “người Hoa” là một “phạm trù biếnđổi” [34, tr 12]
Tác giả Huỳnh Ngọc Đáng không đưa ra khái niệm về người Hoa nhưng
cũng khu biệt những thành phần người thuộc nội hàm “người Hoa” ở Việt Nam.
Đó là:
- Những người có gốc Hán (hoặc đã Hán hóa); đến từ Trung Quốc và từ các cộng đồng người Hoa hải ngoại hoặc sinh đẻ tại Việt Nam; sống ồn định và thường xuyên ở Việt Nam, đã được ghi tên vào số bộ nhân khâu Việt Nam hay
số bộ của các Bang, là thần dân hay chưa là thần dân của các vương triều Việt
Nam nhưng có những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định do chính quyền sở tại quy
định: về cơ bản vẫn còn giữ văn hóa Trung Hoa và tự nhận mình là người Hoa
- - Những người ở Việt Nam có tên là Minh Hương và những người có
nguồn gốc Hoa trong các đơn vị hành chính, tô chức có tên Minh Hương, Thanh
Hà, Đại Minh khách phố của Việt Nam trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII
đến cuối thé ky XIX
20
Trang 27- Bao gồm cả những nhóm người Hoa vì nhiều lý do chạy sang Việt Nam hoạt động như những toán thé phi ở vùng thượng du miền Bắc; cả những khách
thương người Hoa do công việc làm ăn buôn bán phải thường xuyên trú ngụ dài
ngày ở Việt Nam; và cả những người Hoa đi biển gặp nạn, phải lên bờ và sống
dài ngày hay ngắn ngày, thậm chí ở lại sống lâu dai ở Việt Nam [1 1, tr 12].
Những người Hoa, hay Hoa kiều ở Hà Nội trong nửa đầu thế kỷ XX bao gồmnhững thành phần kể trên, được cư tụ lại trong những hình thức tổ chức cộng
đồng như Minh Hương xã hay “bang” Họ cũng là thành phần thuộc nội hàm khái niệm “người Hoa” được hiểu trong luận văn này.
1.2.2.Các loại hình liên kết cộng đồng cơ bản của Hoa kiều tại Việt Nam
Người Hoa khi đi cư đến vùng đất mới thường tụ cư tại những địa điểm nhất
định hoặc là theo sự sắp xếp của chính quyền nước sở tại, hoặc là theo sự lựa chọn của họ thường ở những nơi gần bến thuyền, gần chợ, gần giao 16 dé thuận
tiện cho việc sản xuất, buôn bán Dễ hiểu vì sao trên thế giới những khu vực tụ
cư của người Hoa luôn là khu vực trung tâm nhất, thuận tiện nhất về giao thông
va giao thương Trên cơ sở những cu dân cùng di cư, cùng hoàn cảnh, cùng ước
vọng họ liên kết với nhau trong những hình thức t6 chức cộng đồng đặc trưng
của người Hoa và hòa hợp với văn hóa, xã hội của nước sở tại Về cơ bản, người Hoa ở Hà Nội thé ky XIX — đầu thế ky XX tổ chức trong hai hình thức liên kết
cộng đồng đặc trưng đó là Minh Hương và bang Trong số đỉnh của nhà Nguyễn
có giải thích: người Minh Hương là người Trung Quốc di cư vào Việt Nam cuối thời Minh đầu thời Thanh Theo Đào Trinh Nhất, thành viên của làng Minh
Hương chủ yếu là người Trung quốc lấy vợ Việt Nam và con cháu họ, nhữngngười ấy sống tập trung thành từng làng xã riêng lẻ Lúc đầu những quan thé tụ
cư này còn nằm trong phạm vi hẹp mang tính tự phát, sau đó lan rộng ra thànhlàng và được vua Gia Long thé chế hóa năm 1814 [17, tr 56-57] Năm 1842,
vua Thiệu Trị qui định: con cháu người Hoa trong các bang hễ đến tuôi 18, bang trưởng phải báo quan, cho theo số Minh Hương, theo lệ Minh Hương mà nộp
thuế không được theo ông cha ghi vào số người Thanh, trừ tỉnh nào nguyên có
bang người Thanh, lại có dân xã Minh Hương, thời con cháu người bang ấy, tức
21
Trang 28do xã Minh Hương ghi vào số; còn tỉnh nào chỉ có bang người Thanh mà không
có xã Minh Hương, thời con cháu người bang ay tạm thời ghi tiếp, hiện được 5 người trở lên, tức thì cho lập riêng làm xã Minh Hương: nếu chỉ có 1, 2 người
chưa đủ 5 người, chưa nên lập riêng một xã, cho gồm cả vào sau số bang, sẽ ghi
làm mấy tên xã Minh Hương, đợi góp đủ số 5 người, tức thì dựng riêng làm xã
Minh Hương ” [23] Điều đó đồng nghĩa với việc Minh Hương xã có thể là một
tổ chức xã hội có ít nhất là 5 người Minh Hương chứ không phải là một đơn vị
hành chính Tổ chức Minh Hương xã theo nghĩa này không có địa bàn hành
chính, không có chức năng quản lý hành chính nhưng có quyền xác nhận nhân
thân, hộ tịch và giúp chính quyền, trực tiếp thu thuế người Minh Hương [23].
Như vậy, Minh Hương là những người Hoa đến định cư từ trước thời nhà Thanh; là những người Hoa lay vợ Việt và con chau cua họ; là con cháu người
Hoa trong các hàng bang người Thanh đủ 18 tuổi trở lên
Dưới triều Gia Long, triều đình chính thức đổi tên tất cả những Đại MinhKhách Phó, Thanh Hà Phó, là cộng đồng của những người Hoa đã đến định cư
từ trước thành Minh Hương xã Cơ cấu làng Minh Hương về đại thể giống nhưlàng xã Việt Nam thời bấy giờ Đến năm 1829, vua Minh Mệnh quy định người
Hoa lay vợ Việt đẻ ra con là người Việt Nam nhưng vẫn theo tên gọi là người Minh Hương Đã là người Minh Hương phải theo lễ nghĩa, y phục, đóng thuế, thi cử và làm quan như người Việt Nam Và ké từ đó cho đến thời thực dân Pháp
xâm lược Việt Nam, người Minh Huong cư trú ở Việt Nam được coi như người
Việt Nam.
Năm 1883, chính quyền thuộc địa Pháp quy định người Minh Hương sinh ở
Hà Nội, Hải Phòng sẽ lấy quốc tịch theo người bố Đến ngày 3/5/1916, tòathượng thâm Đông Dương lại ra quyết định cho phép tất cả những người MinhHương sinh ra ở Bắc và Trung ky lay quốc tịch Trung Quốc Nhưng đến năm
1933, chính quyền thuộc địa Pháp lại qui định, những người Minh Hương sinh ở
Hà Nội, Hải Phòng từ ngày 8/1/1883 đến 20/3/1933 được coi là người Trung Quốc Những người Minh Hương sinh sau ngày 23/9/1933 tại Hà Nội, Hải Phòng được coi là dân của dé quốc Pháp ở châu A [17, tr 59].
22
Trang 29Ở Hà Nội, tổ chức Minh Hương cũng không có địa bàn hành chính cụ thé, chỉ có người Minh Hương với nghĩa hiểu là Hoa kiều đến Việt Nam từ trước thời nhà Thanh; và người lai gốc Hoa, thế hệ sau của người Hoa Những người Minh Hương sinh sau ngày 23/9/1933 về mặt hành chính được coi là công dân Pháp ở châu Á.
Hình thức tổ chức cộng đồng đặc trưng thứ hai của người Hoa thời nhàThanh di cư sang sinh sống ở nước ngoài là bang Tổ chức theo hình thức bang
được coi là hình thức liên kết cộng đồng rất chặt chẽ Năm 1790, Nguyễn Ánh ra
lệnh: “những người Đường thuộc các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam,
Triều Châu, Thượng Hải ngụ ở trong hạt, mỗi tỉnh đặt một Cai phủ và một người
Ký phủ rồi chiếu theo số hiện tại, hoặc làm binh, hoặc làm sân, làm thành hai số
do Binh bộ hoặc Hộ bộ phê chữ làm bằng” [44, tr 256] Đây được coi là cơ sở
đầu tiên cho việc hình thành các tô chức bang vì bước đầu đã có chú ý phân loại
người Hoa theo địa phương, quê quán Tuy nhiên, với chỉ dụ này tổ chức bang
vẫn chưa hình thành vì mỗi địa phương chỉ mới đặt một Cai phủ và một Ký phủ
người Việt dé trông coi chung tất cả mọi người Hoa thuộc mọi quê quán Tới
năm 1814, vua Gia Long ban chỉ dụ cho thành lập các bang, mỗi bang do bang
trưởng đứng đầu.
Các tài liệu của triều Nguyễn có được cho thấy tô chức bang là tập hợp của
những người đồng hương và cùng một phương ngữ Trung Hoa đến Việt Nam từ
thời nhà Thanh Như vậy, dưới thời triều Nguyễn có các bang Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam” Không phải tỉnh nào cũng có đủ các bang đó.
Theo một chỉ dụ của Thiệu Trị vào tháng 4/1842 cho tỉnh thần Nam Định, sốlượng người đủ dé thành lập một bang tối thiểu phải là 20 người [45, tr 496]
Đối với Hoa kiều trong các bang, từ năm Thiệu Trị thứ 2 (1841) qui định:
“các địa phương có người Thanh mới đến, phải theo lệ đã định, phải ghi vào số
bang, chịu nộp thuế lệ; người bang ấy sinh ra con cháu, đều không được gọt tóc
dé đuôi sam” [11]
Ÿ Không chắc là đã có bang Thượng Hải hay không
23
Trang 30Mục đích ban đầu của triều Nguyễn khi cho lập tổ chức bang, trước hết là để quản lý người Hoa Không chi là quản lý hành chính đơn thuần mà còn nhằm dé
thu thuế, trước hết là thuế thân va dé tiễn hành các hoạt động kinh tế - xã hội
khác.
1.2.3 Sơ lược lịch sử di cw của người Hoa đến Việt Nam và việc hình thành
khu phố người Hoa ở Thăng Long-Hà Nội
1.2.3.1 Qua trình di cư của người Hoa đến Việt Nam
Việt Nam —Trung Hoa là hai quốc gia với những mối liên hệ lịch sử lâu dài
và đặc biệt Sự gần gũi về cương vực đưa đến những mối quan hệ tương tác
thường xuyên trong lịch sử mà trong suốt quá trình đó từ budi sơ khai cho đến hiện tai lịch sử Việt Nam chịu tác động không nhỏ từ quốc gia lớn phương Bac.
Những mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội chính thong va phi
chính thống giữa hai quốc gia được thể hiện thường xuyên trong lich sử Trong
quá trình ấy vì những nguyên nhân khác nhau, nhiều lực lượng người Hoa đãchuyền đến lãnh thổ Việt Nam
Hoa kiều đến nước ta từ khoảng thé kỷ thứ III trước công nguyên Trong thời
kỳ Bắc thuộc, rất nhiều những người Hoa đã ở lại sinh sống tại nước ta Thành
Đại La là một trong những điểm tụ cư chính, nơi sinh sống của cả dân nghèo, thợ thủ công, tầng lớp quan lại cai trị người Trung Hoa Không ké binh lính và các đội quân xâm lược, người Hoa di cư vào Việt Nam rồi định cư thường diễn
ra sau các cuộc chiến ở Trung Quốc.
Từ thế kỷ X trở đi, dòng người Hoa di cư vào Việt Nam vẫn rất đa dạng về thành phần xã hội nhưng khác giai đoạn trước, thời kỳ này bộ phận dân cư Trung Hoa ti nạn, nhất là tị nan chính tri và di dân tự do cùng như tầng lớp
thương nhân ngày một đông đảo hơn Thế kỷ XI, XII, XII tình hình TrungQuốc có nhiều biến động phức tạp Những cuộc nổi loan bùng nỗ day Trung
Quốc vào thế đối đầu không cân sức với các bộ tộc Mông Cé tan công xâm lược
từ phía bắc Chính quyền Nam Tống bi lật dé, triều Nguyên được thiết lập Trong suốt thời kỳ chiến tranh đến khi nhà Nguyên cầm quyên, nhiều người Hoa
24
Trang 31đã di cư xin ti nan ở Việt Nam Bên cạnh đó có các thương nhân Trung Quốc
đến buôn bán
Tiếp theo là thời kỳ cuối Nguyên đầu Minh và cuối Minh đầu Thanh, một lànsóng di cư mạnh mẽ trong lịch sử Trung Quốc lại diễn ra Bên cạnh lý do về tình
hình chính trị, thời kỳ này chứng kiến sự di cư do sự thúc đây mạnh mẽ của nền
kinh tế hàng hóa ở Trung Quốc Thời nhà Minh, nhà nước đã ban hành một sốchính sách cải cách khuyến khích nền kinh tế hàng hóa phát triển, xây dựng
những hạm đội mạnh dé tìm kiếm thi trường buôn bán Từ đó nên kinh tế mau
dịch của Trung Quốc có điều kiện thuận lợi dé phát triển và mở ra thời kỳ di cưhàng loạt của người Hoa bằng đường biển xuống các nước Đông Nam Á và xa
hơn.
Tuy nhiên, kế từ đầu công nguyên cho đến thế ky XVI, mặc du làn sóng di cư
của người Hoa đến Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác là liêntục nhưng cơ sở kinh tế của họ còn yếu Mặt khác do số phụ nữ trong mỗi đoàn
di cư cũng ít nên người Hoa khó có thể khép kín thực hiện quan hệ hôn nhân
trong nhóm người Hoa dé tạo nên một thế hệ sau đông đảo hình thành nên cộngđồng lớn, cư trú tập trung và 6n định Những nhóm cộng đồng người Hoa di cư
trong thời gian này thường cởi mở và hòa hợp với cộng đồng dân cư sở tại và phan nhiều bị ban địa hóa [17, tr 24].
Tới các thế kỷ XVII, XVII, XIX những biến động trong lịch sử Trung Quốc với những cuộc nổi dậy, phong trào kháng Thanh phục Minh diễn ra giai giang rồi bị thất bại nhưng những người tham gia phong trào bị tàn sát dã man, những
người sống sót tìm đường chạy ra nước ngoài Họ tới Việt Nam băng cả đường
bộ và đường biển Một số vượt biên giới phía bắc mở các công trường khai mỏ,hoặc buôn bán, hoặc làm ruộng Một số khác vượt biên tới các thương cảng củaViệt Nam như Kẻ Chợ, phố Hiến ở Đàng Ngoài; Thanh Hà, Hội An ở Đàng
Trong dé hoạt động thương mai Dưới thời các chúa Nguyễn người Hoa di cư tiến mạnh hơn vào vùng đất Hà Tiên, Gia Định, Định Tường, Đồng Nai với
những đoàn di cư của Mạc Cửu, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên hoạt
25
Trang 32động của họ là chất xúc tác mạnh mẽ đề hình thành nên những Đại phố châu hay Nông Nại đại phố nức tiếng một thời ở vùng đất phía Nam.
Dưới thời thuộc Pháp, qua các chương trình khai thác thuộc địa của thực dân,
Đông Dương trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc, thị trường cung ứng nhân công rẻ mat, lúa gạo déi dào, tài nguyên phong phú từ đó đã
tạo nên sức hút đối với người Hoa Với những cơ sở kinh tế - xã hội bước đầuđược thiết lập từ những lực lượng người Hoa di cư trước đó, lượng Hoa kiều đến
Việt Nam ngày một đông hơn, thành phần cũng có sự thay đổi khi phần lớn
trong dòng người di cư là những thương nhân và thợ thủ công Với lực lượng
này, khi tới vùng đất mới họ thường tụ cư tại những vùng đô thị, bến cảng, giao
lộ dé thuận tiện cho việc kinh doanh buôn bán.
Bang 1.1: Số lượng người Hoa nhập cư vào các nước Đông Dương
(1886-1895) Năm Số nhập Năm Số nhập Năm Số nhập _ Số nhập
cư cư cư cư
Nam Người Hoa di cư đến nước ta có địa vị chính trị, có nguồn gốc địa phương
khác nhau nhưng phần lớn là dân cư các tỉnh ven biển phía nam Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam Đây là cơ sở xã hội cơ bản để người
Hoa phát huy sở trường đi biển và truyền thống buôn bán của cư dân ven biển
26
Trang 33Hoa Nam trong quá trình tiếp cận, định cư hay buôn bán làm ăn trên vùng đất mới.
Trước thé ky XVIII, các nhóm cộng đồng người Hoa thường hòa nhập về văn
hóa, xã hội và kinh tế với cộng đồng sở tại nhưng từ thé ky XVIII trở lại, nhữngnhóm di cư người Hoa đã cô kết lại hình thành nên những nhóm cộng đồng vớinhững hình thức tổ chức xã hội khác nhau bảo tồn những đặc trưng trong sinhhoạt văn hóa, xã hội và kinh tế của cộng đồng mình bên cạnh các cộng đồng dân
cư bản dia.
Cho đến thế kỷ XIX, với những chính sách cởi mở của triều Nguyễn, Hoakiều di cư đến Việt Nam, đến Hà Nội có điều kiện dé định cư và phát triển sự
nghiệp Trên cơ sở kinh tế, xã hội đã nhen nhóm trong giai đoạn trước lại được
cộng hưởng từ những nguồn lực mới sang, cộng đồng người Hoa ngày càngđược củng cỗ, mở rộng và hưng thịnh Họ đã xây dựng nên cơ sở kinh tế, xã hộicủa cộng đồng mình Cũng trong thế kỷ này, những khu phố người Hoa đã đượchình thành tại khu vực được coi là trung tâm va sam uất nhất của Hà Nội — khuphố buôn bán
1.2.3.2 Đặc điểm khu phố người Hoa
Người Trung Quốc với những tuyến buôn bán đường dài với khả năng cố kết cộng đồng mạnh mẽ họ đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới làm ăn sinh sống như công dân của nước sở tại đồng thời vẫn gìn giữ được những nét đặc trưng về sinh hoạt văn hóa, tổ chức cộng động của riêng mình.
Từ đó những phố người Hoa được hình thành Thuật ngữ "Chinatown" (khu
phố người Hoa) tiếng Mỹ xuất hiện vào giữa thế ky XIX được dùng dé chỉ một
khu phố tập trung một số lượng lớn cư dân Trung Quốc ở ngoài lãnh thé TrungHoa Phố người Hoa có mặt khắp nơi trên thế giới, bao gồm ở Đông Á, khu vựcĐông Nam Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc và Châu Âu
Ngày nay, tại nhiều nước, các khu phố người Hoa được coi là trung tâm thương mại và du lịch lớn của vùng mà nó đứng chân Có phố người Hoa chỉ tập trung vào hoạt động thương mại du lịch, trong khi tại một số phố khác người
Hoa sông va làm việc như một công dân nước ngoài bình thường.
27
Trang 34Các phố người Hoa được hình thành ở khắp nơi trên thế giới, và người ta dễ
dàng nhận ra sự có mặt của người Hoa dựa trên sự quan sát về cảnh quan, nhà
cửa khu phố có người Hoa sinh sống Đó là một sự khác biệt, mang nhiều đặc
trưng riêng của cộng đồng người Hoa, không hòa lẫn trong cảnh quan của khu
vực họ sinh sống Đặc biệt là đối với các nền văn hóa phương Tây, sự hiện diện
của người Hoa, sự tồn tại của phố người Hoa càng dễ dàng để khu biệt
Mặc dù vậy, chưa có một công trình nghiên cứu nào có những tiêu chí rõ
ràng về việc như thế nào được coi là một khu phố người Hoa mà thường là sự
mặc định một cách tự nhiên dựa trên cách gọi quen thuộc, dựa trên quan sát của
cộng đồng dân cư ở đó, hay sự mặc định của cộng đồng người Hoa Các tiêu chí
mang tính định lượng cảng khó khăn hơn Ở Việt Nam cũng vậy.
Dựa trên những tìm hiểu về các khu phố người Hoa ở Việt Nam hiện nay cũng như trên thế giới, chúng ta có thê chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của khu
phố người Hoa:
- (C6 người Hoa định cư sinh sống và tô chức được hoạt động kinh tế, sinh
hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng trong chính khu phố đó Số lượngngười Hoa có thé là đa số hoặc ít hơn so với người bản địa trong khu phố
nhưng họ luôn hỗ trợ nhau tổ chức đời sống sinh hoạt xã hội, hoạt động kinh tế, văn hóa đặc trưng của người Hoa.
- _ Trong khu phố, có các hoạt động kinh tế ngành nghề, hang hóa, cách thức
sản xuất buôn bán, đến đặc trưng diện mạo nhà cửa phục vụ hoạt động sản xuất, buôn bán mang đặc trưng của người Hoa.
- Người Hoa quản lý và sinh hoạt cộng động theo cách thức riêng, tương
đối khép kín của họ Đồng thời, họ giữ gìn và thể hiện được đặc trưngsinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng mình
- C6 những công trình sinh hoạt cộng đồng, do cộng đồng người Hoa đóng
góp và quản lý, và thường dành riêng cho người Hoa: bệnh viện, trường
học, đền miéu, Hội quán.
- Dic biệt là có ý thức tự giác về tộc người và về cộng đồng mình trong khu
phố (họ tự ý thức mình là người Hoa, đang hoạt động và phải có trách
28
Trang 35nhiệm, cũng như quyền lợi trong cộng đồng người Hoa tại khu phố họ
sinh sông).
Tuy nhiên, các đặc điểm ké trên cũng có sự khác biệt giữa các khu phố ngườiHoa ở các thời kỳ khác nhau, tại mỗi quốc gia thậm chí là mỗi thành phố khácnhau Điều đó không chỉ phụ thuộc vào bản thân cộng đồng họ, mà còn bị ảnhhưởng mạnh mẽ từ sự quản lý của chính quyền sở tại cũng như sự tương tác vớicác cộng đồng cư dân bản địa và các cộng đồng ngoại kiều như họ
Cũng cần lưu ý rằng, không nên khu biệt không gian khu phố người Hoa với
không gian khu phố theo qui định trong các văn bản hành chính do chính quyềnquản lý Bởi khu phố người Hoa không phải thành lập từ mệnh lệnh hành chính
mà đó là hệ quả của quá trình lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội nên có sự linh
hoạt tương đối với so với không gian khu phố được giới hạn trong các văn bản hành chính.
Riêng đối với Việt Nam và đặc biệt là tại Thăng Long — Hà Nội, do chịu
sự tương tác mạnh mẽ và lâu dài về quan hệ của hai nước mà quá trình hình
thành, hiện tồn cũng như biểu hiện của các khu phố người Hoa ở đây có những
đặc điểm khác biệt so với các thành phố khác ở Việt Nam và so với các khu phố
người Hoa trên thế giới.
1.2.3.3 Sự hình thành các khu cư tri của người Hoa ở Thăng Long và sự ra
đời của các khu phố người Hoa ở Hà Nội
Bởi những mối liên hệ lịch sử truyền thống, nhạy cảm, các triều đại cầm
quyền của nước ta song song với việc vận dụng chính sách “nhu viễn nhân” vẫnluôn cảnh giác và kiểm soát các hoạt động của Hoa kiều ở Đại Việt, đặc biệt ở
kinh thành Thăng Long.
Theo thời gian, cùng với sự biến động của lịch sử Trung Quốc, số lượng
người Hoa đến Việt Nam ngày càng tăng dần Họ cư trú khá tập trung ở những
nơi có điều kiện buôn bán làm ăn Những năm tháng dải cộng cư với người Việt, người Hoa đã hòa huyết về huyết thống và hòa nhập về văn hóa, kinh tế với
cộng đồng người bản địa Dù vậy, những nét văn hóa, lôi sinh hoạt, làm ăn buôn
29
Trang 36bán vẫn được bảo tồn những giá trị thích nghi và trội vượt, làm nên những đặc trưng riêng.
Lực lượng người Hoa di trú ở Đại Việt được phân biệt thành người Hoa di
trú lâu dài và Hoa kiều cư trú tam thời chỉ với mục đích buôn bán kinh doanh.Trên cơ sở đó, chính quyền có chính sách riêng đối đãi phù hợp với từng loạihình người Hoa cư trú Đối với những người cư trú lâu đài được đối đãi ân cần
va trong nhiéu trường hợp được trong dụng vào bộ máy quản ly cua nhà nước
Đối với những người di trú tạm thời, chính quyền quản lý chặt chẽ hơn bang
việc giới hạn phạm vi hoạt động trong những khu vực nhà nước cho phép như bạc dịch trường hoặc thương cảng cách xa kinh thành.
Thăng Long — Hà Nội là kinh đô của nhiều đời Để ngăn ngừa ngoại xâm, bảo vệ sự an toàn cho vương triều, các triều đại phong kiến nhìn chung đều áp
dụng chính sách cổ truyền là hạn chế người nước ngoài tới kinh đô sinh sống vàbuôn bán Nhà nước nắm độc quyên quan lý ngoại thương Người dân hoạt động
giao dịch với người nước ngoài là phi pháp.
Thời Tran, Đại Việt sử ký toàn thư ghi sự kiện tháng 10 năm Giáp Tuất (năm1274), người Tống sang quy phụ Những người Tống này tron chạy người
Nguyên, đã “đem 30 chiếc thuyền biển chở đầy của cải và vợ con, vượt biên đến
La Cát Nguyên Đến tháng 12, dẫn về kinh, an tri ở phường Nhai Tuân, họ tự xưng là người Hồi Kê” [58, tr 48].
Thời Lê sơ, người Hoa sinh sống ở Thăng Long đã tụ cư tại những phố phường nhất định tại Đông Kinh Cụ thé trong Du dia chi của Nguyễn Trãi ghi:
“Phường Đường Nhân bán áo diệp y ” [53, tr 217] Phường Đường Nhân lúc
này là khu vực có thương nhân Quảng Đông, Quảng Tây Đến thời Lê Trung
Hưng, phường Đường Nhân đổi thành phường Diên Hung, tức là khu vực phố Hàng Ngang ngày nay.
Dù vậy, vì vấn đề an ninh quốc gia, sau cuộc kháng chiến chống Minh, nhà
Lê đã thi hành chính sách kiểm soát rất chặt chẽ với người Hoa Chính sách với người nước ngoài nói chung và với Hoa kiều nói riêng đã được thé hiện phan nào qua ghi chép của Nguyễn Trãi trong Dw dia chí: “Ngoại kiều không được tự
30
Trang 37do ra vào đất liền Nhà cam quyền buộc họ phải ở lại Vân Đồn, Vạn Ninh, Cần Hải, Hội Thống, Hội Triều, Thông Lĩnh, Phú Lương, Tam Kỳ và Trúc Hoa” [53,
tr 217] Theo qui định trên, Hoa kiều cũng không được tự ý vào đất liền, và
những địa điểm họ được phép đặt chân đến đều cách xa kinh thành Thăng Long
Hoạt động ngoại thương với Đông Kinh trước hết được kiểm soát và điều phối
qua cấp trung gian từ cửa biển đến Đông Kinh và khi các thương thuyền đếnĐông Kinh cũng bị giám sát rất gắt gao Các hoạt động này đều được pháp chếtrong Quốc triéu hình luật Hàng hóa Trung Quốc muốn chở đến kinh thànhbuôn bán phải qua qui trình kiểm soát nghiêm ngặt “Người ở trang Vân Đồn,
chở hàng hóa Trung Quốc lên kinh thành buôn bán mà không xin phép đúng luật
® Tham khảo [60]:
Điều 71 Người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị chém (theo thuyền buôn nước ngoài
ma ra nước ngoai cũng bi tội này).
Điều 74 Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tội chém Những người bán nô tỳ và
voi ngựa cho người nước ngoài; thì bị tội chém Quan phường xã biết mà không phát giác, thì tội giảm một bậc.
Quan lộ, huyện, trấn cô ý dung túng, thì cùng một tội, vô tình không biết thì bị xử biếm hay phạt.
Điều 75 Những người đem binh khí và các thứ thuốc có thẻ chế hỏa pháo, hỏa tiễn bán cho nước ngoài hay tiết
lộ việc quân cơ ra nước ngoài đều phải tội chém Nếu bán binh khí không đến 10 cái, thuốc sung không đến 10 cân thì bị xử lưu đi châu xa, bán đồng và sắt thì bị xử lưu đi châu gần Bán da trâu, các thứ sừng đề làm quân khí,
ké ca số vật giá đáng 10 quan thi lưu đi châu ngoài, nếu tang vật nhiều tội tăng thêm một bậc Quan phường xã biết mà không phát giác, tội giảm một bậc; quan lộ, tran, huyện cố ý tha đều cùng một tội Nếu không biết thì bị biếm hay phạt.
Điều 76 Những người đem mắm muối bán ra nước ngoài, thì bị xử lưu đi châu xa; cho đến kẻ vận chuyển trộm
muối mắm, cùng các vật cấm có thé tao ra binh khí, lén lút đưa ra cửa quan, tuy còn ở trong cương giới, cũng bị
xử lưu đi châu xa; nếu tang vật không đủ một cân cũng bị xử lưu đi châu gân Nếu đem gỗ lim, vàng sông, vỏ
quế, trân châu, ngà voi bán cho thuyền buôn nước ngoài, thì bị tội biếm ba tư Quan phường, xã biết mà không phát giác tội giảm một bậc; các quan lộ, huyện, và tran có ý dung túng cùng bị một tội, nếu vô tình mà không biết thì bị tội biếm hay phạt.
Điều 221 Các quan vâng mệnh đi sứ nước ngoài mà chỉ chăm về việc mua bán, thì phải tội biém hay đồ Nếu là vật quí lạ, cùng là sách vở, và các thứ thuốc men thì cho phép được mua Khi về nước đến quan ải phải khai rõ
từng thứ; quan ở tran ấy, sai quan cấp dưới đệ trình các thứ đó về kinh dé kiểm soát; nếu có thứ gì đáng dâng lên
cho vua dùng thì sẽ trả lại sô tiền mua thứ ấy; còn các thứ khác sẽ trả lại cho người đi sứ nếu giấu giêm không
khai thực đều xử tội biém hay bãi chức; đồ vật đó sẽ tịch thu sung công.
Điều 612 Các quan ty vô cớ mà đi riêng ra những trang ngoài Vân Đồn các trấn cửa quan ải thì xử tội đồ hay
lưu; thưởng cho người tố cáo, tước một tư.
Điều 614 Những trang trại ven bờ bề mà đón tiếp thuyền buôn, ngầm dỡ hộ hang hóa lên bờ, thì xử biém ba tu, phai phat gap ba tang vat dé sung công; lấy một phần thưởng cho người tố giác Người chủ trang trại ấy mat
chức giám trang.
Điều 615 Người ởtrang Vân Đồn, chở hàng hóa Trung Quốc lên kinh thành mà không có giấy của An phủ ty
cấp cho, khi đến bến Triều Đông lại không đến cho Đề bạc ty kiểm soát, đã đem đi bán lén lút, cùng là khi về
không có giấy của Đề bạc ty cap cho; đến chỗ Thông mậu trường lại không đến cho An phủ ty kiểm soát mà đã
vệ thăng trang thì đều phải biếm một tư và phat |tién 100 quan; thưởng cho người tố cáo một phần ba số tiền phạt nêu đem hàng hóa đến các nơi làng mạc bán giấu, thì xử biếm ba tư, và phat | tién 200 quan; thưởng cho người tố
cáo cũng một phần ba An Phủ ty, Đề bạc ty vô tình không biết đều phải biếm một tư; cố ý dung túng thi biém
một tư va bãi chức.
Điều 616 Thuyền bè ngoại quốc đến trang Vân Đồn buôn bán, mà Sát hải sứ đi riêng ra ngoài cửa bể kiểm soát
trước, thì xử biếm một tư Thuyền buôn ây muốn đậu lại lâu, thì trang chủ phải làm giây trình An Phủ ty làm bằng, mới được ở lại; nếu trang chủ hông trình mà tự ý cho ở lại, thì xử biém hai tu và phạt tiền 200 quan; thưởng cho người tố cáo một phần ba Nếu chứa những người ngoại quốc chưa đủ tuổi theo luật đã định, thì xử
biếm một tư và phạt tiền 50 quan; thưởng cho người tố cáo cũng một phần ba.
31
Trang 38lệ - biếm một tư và phạt tiền 100 quan Nếu đem hàng hóa đến các nơi làng mạc
bán giấu - xử biém ba tư, và phạt tiền 200 quan” [60, tr 121]
Đến thế kỷ XVH, XVII, kinh tẾ Thăng Long hưng thịnh Hoạt động ngoại
thương ở đây có bước chuyền biến Nhiều thương nhân phương Tây đã tìm tới
Thăng Long lập thương điểm như thương nhân Hà Lan, Anh, Pháp Những
thương điểm của người phương Tây tại Thăng Long hoạt động giống như nhữngđại lý thu mua nguyên liệu và hàng hóa Nó là điểm thu nhập các luồng hàng
hóa từ các địa phương thuộc tứ tran chuyển về kinh thành Nhưng trên thực tế,
hoạt động của các thương điểm gặp không ít khó khăn, do những thủ tục phiền
hà, những quan hệ kinh tế bất bình đăng tạo ra từ phía nhà nước phong kiến Từ
thực tế hoạt động thương mại không nở rộ và ôn định lâu dài của thương nhân
phương Tây dẫn đến một hệ quả là không hình thành những khu phó, dãy phố
đặc trưng của các nước phương Tây tại Thăng Long-Hà Nội trước thế kỷ XIX
Sự xuất hiện của những thương diém — một loại hình tổ hợp nhà cửa kiến trúcphục vụ đầu tiên và trên hết cho hoạt động thương mại, cùng với sự nhập cư củatầng lớp thương nhân buôn bán theo mùa chỉ minh họa cho sự phát triển nhấtthời của hoạt động ngoại thương mà chưa thể đề lại những dấu ấn rõ nét về diện
mạo, cảnh quan ở phố phường Thăng Long-Hà Nội Nói cách khác, thế kỷ XVII-XVII, dù có sự phát triển mở rộng của hoạt động ngoại thương với
phương Tây nhưng chưa đủ sức để lại dấu ấn của đô thị phương Tây lên diện
mạo cảnh quan của Thăng Long-Hà Nội.
Trong hoàn cảnh ay, do tinh hinh chinh tri Trung Hoa bién động, sự tranh giành ngôi vị giữa triều Minh — Thanh đã đây một lực lượng đông đảo người
Hoa vốn trung thành với nhà Minh phải chạy sang lánh nạn ở các quốc gia láng
giềng Theo Ngô Thì Sỹ, cuối thế kỷ XVII ở Dang Ngoài có khoảng 5, 6 vạn
người Hoa [65, tr 59], tập trung nhiều thương nhân nhất lúc bấy giờ là hai trung
tâm buôn bán: Kẻ Chợ (Thăng Long - Hà Nội) và Phố Hiến (Hưng Yên) Trung tâm Kẻ Chợ là nơi tập trung hàng hóa từ các miền phục vụ cho các tầng lớp quan lại và người dân kinh thành Trong khi, phố Hiến là trung tâm giao dịch hàng hoá quốc tế, vừa là nơi tập kết nhưng cũng là nơi phân phối hàng hóa cho
32
Trang 39các vùng miền khác nhau Ở mức độ nào đó, theo dòng phi quan phương, một
bộ phận dân cư người Hoa này đã đến sinh sông ở Dang Ngoài trong đó có
Thăng Long — Kẻ Chợ Họ được phép cư trú ở một vài phường nhất định, nhiều
nhất ở phường Hà Khẩu (phô Hàng Buém)
Sau sự kiện năm 1641, quan hệ giữa Trung Hoa và Đại Việt trở nên căng
thắng khi chúa Trịnh cho quân đòi lại đất Quảng Đông, Quảng Tây nhưng không
thành Lúc này, việc cư trú ở Thăng Long của người nước ngoài nói chung và
người Hoa nói riêng dần bị hạn chế Năm 1665, chúa Trịnh ra chỉ dụ: lệnh cho
tat cả những người ngoại quốc sống trong xứ phải ghi tên trong số hộ đinh vàphải thuận theo phong tục và tập quán của xứ này Tên tuổi sẽ được phép phân
hạng và ghi vào số đỉnh của xã thôn, trang hay tông nơi cư trú [5, tr 143] Năm
1687, theo điều lệ được ghi chép trong Thién chính thư qui định những người
nước ngoai không được tu họp và cư trú ở kinh kỳ; trên đường bộ và đường biểnngười nước ngoài đến kinh kỳ đều được kiểm soát gắt gao; người trong nướckhông được giấu giếm trở người nước ngoài; nhưng những người nước ngoài đãđược phong tước “tử”” và được đăng ký hộ tịch thì được phép sinh sống ở kinhthành [64, tr 210 - 211] Hai trạm tập kết người ngoại quốc để xét hỏi, làm thủ
tục là Cao Đảo (thuộc Gia Lâm, nếu người ngoại quốc đi theo đường bộ từ biên giới Việt — Trung xuống) và Lai Triều (tức Phố Hiến, đối với các tàu thuyén từ biển vào) Sau khi chỉ dụ này được thực hiện, một số đông Hoa kiều ở Đông Kinh — Kẻ Cho đã bị dồn xuống ở Phố Hiến [28, tr 200] Không chỉ kiểm soát
hoạt động cư trú, dé ngăn cam người trong nước học theo phong tục Trung Hoa,
năm 1696, nhà nước Lê-Trịnh đã luật định: “Các người phương bắc, người nào
đã biên tên vào sé sách nước ta, thì từ ngôn ngữ đến đồ mặc nhất luật phải theophong tục nước ta Các lái buôn phương bắc đến trú ngụ nước ta, nếu không cóngười quen biết hướng dẫn, không được tự ý vào kinh thành Nhân dân ở ven
biên giới không được bắt chước tiếng nói và đồ vật của người phương Bắc Người nào trái lệnh trên sẽ bi trị tội” [46, tr 757-758] Dia phan gần Đông Kinh nhất mà thương nhân Hoa kiều, Nhật Bản, Hà Lan có thể cư ngụ là tại làng
7 Tước “tử” tức thuộc hàng thượng lưu, quý tộc.
33
Trang 40Thanh Trì và Khuyến Lương “Ở đây họ có thé buôn bán được Họ phải hết sức
đứng đắn trong việc buôn bán” [64, tr 209]
Với những quy định về cư trú và hoạt động thương mại như vậy, ngoài
những người Hoa đã nhập tịch được phép cư trú tại kinh thành, những Hoa
thương mới sang bị hạn chế trong việc cư trú và địa bàn buôn bán Có thé nói,
đến hết thế ky XVIII, sự hiện diện cũng như hoạt động của người Hoa ở kinhthành bị cam đoán, chưa có cơ sở kinh tế cũng như xã hội vững chắc dé hình
thành và 6n định nên khu phố người Hoa tại Thăng Long trong thời kỳ này Sử
sách vẫn ghi chép về những phường ở kinh thành có dau ấn của người Hoa Tuynhiên, đó đường như chỉ là những dấu ấn của những điểm khác biệt dé nhận ragiữa cộng đồng người bản địa hơn là dấu ấn của sự định hình và phát triển thực
sự Dẫu vậy, những người Hoa sinh sống ở phường Hà Khẩu, Diên Hưng sẽ là những cơ sở kinh tế và xã hội đầu tiên dé thu hút lực lượng người Hoa di trú sau
này đến tụ cư, mở rộng địa bàn cư trú, phát triển việc làm ăn buôn bán, lan tỏa
về văn hóa dé hình thành nên những khu phố người Hoa đặc trưng trong lòngkhu phố buôn bán của người Việt dưới thời nhà Nguyễn
Sang thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đã có một số chính sách nhượng bộ với
Trung Quốc, ưu đãi người Hoa Thời điểm nay, các Hoa kiều đã 6 ạt di cư sang
Việt Nam và tràn vào Thăng Long - Hà Nội “mỗi năm có hàng ngàn người
Trung Quốc tới Việt Nam và từ 30 - 40% số người đó đã lập nghiệp ở đất này” [28 tr 201] Cho đến thé ky XIX, có thê nói, số lượng Hoa kiều tập trung ở Hà
Nội khá đông đúc Đại nam nhất thống chí ghi: “Thành thị là nơi tụ họp công
thương, có lẫn cả người nước Thanh, tập tục thích xa hoa nguyên trước có 36
phố phường, nay ở quanh phía đông nam tỉnh thành gồm 21 phố, nhà ngói nhưbát úp, tụ họp các mặt hàng, nhân vật cũng phén thinh” [43, tr 165]
Thuong nhân người Hoa kiều mang lại nguồn lợi to lớn từ thuế má cho triều
Nguyễn Nhà Nguyễn còn nhờ các Hoa thương về Trung Quốc mua hàng yếu phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của triều đình Những thuyền buôn của Hoa thương nếu nhận tiền mua hàng hóa hộ triều đình sẽ được miễn, giảm thuế Bên
cạnh đó, nhà Nguyễn còn sử dụng lực lượng Hoa thương trong các hoạt động
34