Nghiên cứu về con lai Pháp - Việt và sự thay đôi về số phận của họ từ thời kỳ thời kỳ thực dân sang thời kỳ hậu thuộcđịa sẽ làm rõ được cách thức mà các chính quyền ở Việt Nam thời kỳ cậ
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Mã số: 8229010.03Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Xác nhận của học viên đã chỉnh sửa luận văn
theo quyết định hội đồng bảo vệ luận văn
Chủ tịch hội đồng Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.
GS.TS Nguyễn Văn Kim PGS.TS Phạm Văn Thủy
Hà Nội - 2021
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tai
liệu trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và trung thực.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2021
Học viên
LÊ HÀ MY
Trang 3LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Phạm Văn Thủy, người thầy- người hướng dẫn đã giúp tôi định hướng và khai mở bước đi chập chững đầu tiên trên con đường nghiên cứu Thay tận tình chỉ bảo dé tôi có thé hiểu được thé nào là nghiên cứu rồi từ đó có niềm đam mê và theo đuổi Thầy
đã luôn đồng hành, quan tâm chỉ bảo, động viên và kiên nhẫn với tôi không chỉ trong thời gian làm luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp và trong suốt bảy năm học vừa qua Trân trọng cảm ơn thay!
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi cảm ơn GS TS Nguyễn Văn Kim, PGS.TS Nguyễn Mạnh Dũng đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học tập, làm việc cũng như hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến các thầy cô trong bộ môn Lịch
sử Thế giới, Khoa Lich Sử, Trung tâm Nghiên cứu Biển và Hải đảo, thư viện Khoa Lịch sử, Viện Viễn Đông Bác Cô, Viện Sử học, Trung tâm lưu trữ Quốc Gia đã hỗ trợ về mặt tư liệu và lời khuyên bồ ích cho Luận văn của tôi.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên
tôi trong quá trình làm việc.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2021
Học viên
LÊ HÀ MY
Trang 42 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU 5-5 << 4s 9 099 9959598890896 36m8 3
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - 2° 2EEEE2vvzsds9999999222222vaassdssseeeosrorrrrrassse 3
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên CỨU - 2° 22s°EEE22sss2222vzssseteooovzzssssee 7
5 Nguỗn tur liỆU -22222°°°©©©°2EE222222dd49999990252222222d339999900050222222220499990000500022e 9
6 Phương pháp nghiÊn CỨU 5-5-5 s9 99 9 90.09 3 09898.600008.000008.0908 10
7 Cấu trúc của luận VĂn 2°°°EV2V222224999°29222222222dd34999000902222222dd33999900000002uae 10Chương 1: KHÁI QUAT VE CON LAI PHÁP - VIỆT Ở VIỆT NAM 121.1 Quá trình xâm nhập và thiết lập chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam 12
1.2 Sự ra đời của con lai Pháp - VIỆT s << so 0000 0080000088008 506 19
1.3 Đặc điểm chung của con lai Pháp - Viet -ccccscssssseeeeeovvvessssssssrree 28Chương 2: CHÍNH SÁCH CON LAI PHÁP - VIỆT CUA CHÍNH QUYENTHUC DAN PHÁP VÀ HỆ QUA (1890 - 1945) << ssee<sssesssssssssse 322.1 Ly do chính quyền thuộc địa Pháp quan tâm đến con lai Pháp - Việt 322.2 Chính sách con lai của chính quyền thuộc địa Pháp trong giai đoạn 1890 - 1945 342.3 Một số tố chức bảo vệ COM Ìai 222% 22EEEV222ess999529252222222dd3399900000002uvae 41
2.4 Cách thức giáo dục dành cho Con laii ccssssssssssssscscscscscesessesececsssssscssssesesesesesesecassees 44
2.5 Vị thế của con lai Pháp Việt trong xã hội thuộc địa -c.cs-ss ccccccccee 52Chương 3: SO PHAN CON LAI PHAP - VIET GIAI DOAN 1946 - 1956 653.1 Bối cảnh Việt Nam giai đoạn 1945 - 1956 sssssssssssssssssssssssssssssssesssssessssssssssssssssseseeesees 653.1 T6 chức bảo vệ con lai FOIEF] -s 222222s°©+2222E222zzsssss9e992o2orooee 683.2 Lựa chọn của con lai trong quá trình tái thiết lập thuộc địa và quá trình phi thực
Trang 53.4 Số phận của con lai Âu - Á được sang Pháp theo chính sách “hồi hương” của
chính quyền Phap 2 -22°°EV222d©+2EE22ed9E922E22add9E922222291990022222913900020222932 93
0000 99TÀI LIEU THAM KHAO - 5° ssssss£EEssee2vsseeevsseeesseevvosee 106
PHU LỤC - ©©-<<CCCtt+++.2EEEEEEEEEEE 22EEEEEEEET 2222222222111222222222221 222: 116
Trang 6DANH MỤC CÁC BANG BIEU
Bang 1.1: Số lượng người châu Âu phân theo ngành nghề năm 1937 26 Bảng 1.2: Nơi sinh của người châu Âu và “đồng hóa” phân theo giới tínhnăm Í9Ê37 co 5G 2 5 9 99.909.94.90 000104 09.000.9.90 04.00900049 06099009080 27
Bảng 1.3: Số liệu các cuộc hôn nhân hỗn hợp từ năm 1922 - 1932 28 Bang 2.1: Số liệu về ty lệ kết hôn của người châu Âu ở Đông Dương năm
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong lịch sử cận đại Việt Nam và thế giới, giai đoạn nua cuối thế kỷ XIX,đầu thé kỷ XX diễn ra với rất nhiều biến động Thay vì tôn trọng chủ quyền, thiếtlập mối quan hệ buôn bán như trước đây, các nước tư bản phương Tây đây mạnhthực hiện chính sách “ngoại giao chiếm hạm”, sử dụng vũ lực dé từng bước thựchiện ý đồ xâm lược, nô dịch hóa các nước phương Đông Ở Việt Nam, từ năm 1858,thực dân Pháp tiến hành xâm lược và tùng bước thiết lập bộ máy cai trị thực dân
trên khắp cả ba miền Bắc - Trung - Nam Dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp,
Việt Nam tra nhiều biến động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, giáodục, và đặc biệt là sự du nhập của văn hóa phương Tây Sự giao thoa văn hoá thểhiện qua nhiều khía cạnh khác của văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ Nôibật hơn cả chính là giao thoa về mặt nhân chủng học giữa người phương Tây vớingười phương Đông thông qua quan hệ hôn nhân/hôn phối và hệ quả đó là sự ra đời
của con lai.
Con lai Pháp - Việt nói riêng và con lai Âu - Á nói chung chủ yếu được ra
đời bởi ba hình thức: cưỡng bức hoặc tự nguyện hoặc cả hai Cả hai ở đây được
hiểu rằng có thể người mẹ ban đầu bị cưỡng bức nhưng do hoàn cảnh quá khắcnghiệt nên đã dần dần mat hy vọng mà tự nguyện tuân theo Khi người châu Âusang Đông Dương, họ đem theo nhiều “thứ” mới lạ, trong đó có nhân chủng mới(người da trắng) Sự kết hợp giữa người da trắng (phần lớn là đàn ông) và người bảnđịa (phần lớn là phụ nữ) là hệ quả của quá trình xâm nhập, xâm lược, thành lập,khai thác và điều hành của chính quyền thuộc địa Vì yêu cầu về quân đội và hảiquân khiến cho sự chênh lệch giữa phụ nữ và đàn ông da trăng rất lớn Chính vìvậy, dé giải quyết nhu cầu cá nhân của minh và cũng là cách thức dé “đồng hóa”người bản địa nhiều cuộc hôn nhân/hôn phối đã diễn ra giữa đàn ông da trắng và
phụ nữ bản địa Hệ quả của mỗi quan hệ này là sự ra đời của những đứa con lai.
Nhiều khi những đứa con lai còn là hệ qua của sự cưỡng hiếp hay là “sản pham”
Trang 8của những mối tinh chóng vánh giữa người đàn ông phương Tây và phụ nữ Việt
Chính vì lẽ đó, cùng là con lai, nhưng có những đứa trẻ được coi là hợp pháp, được
người cha Pháp thừa nhận và có những đứa trẻ “bất hợp pháp” do bị người cha củamình ruồng bỏ hoàn toàn hoặc bỏ rơi về mặt đạo đức
Ngay khi tầng lớp con lai xuất hiện, người Pháp đã có những động thái nhấtđịnh dé bày tỏ sự quan tâm của họ đến tang lớp này Mở dau cho điều đó là hàngloạt trại trẻ m6 côi ra đời dưới sự hỗ trợ va kiểm soát của nhà thờ Công giáo Nhữngđứa trẻ lai khó được xã hội bản địa chấp nhận vì vậy, chúng cần một nơi nương tựa
và nhà thờ Công giáo - nơi gắn bó chặt chẽ với chính quyền thuộc địa trở thành địađiểm lý tưởng Cùng với quá trình thực dân hoá Việt Nam, số lượng con lai ngày
cảng tăng, thu hút sự chú ý của các nhà hoạt động xã hội và chức trách người Pháp.
Đồng hành với các trại trẻ mồ côi của nhà thờ là các tổ chức bảo vệ con lai Âu - Ávới sự bảo trợ của chính quyền Dựa trên những báo cáo và các đề xuất chính sách
từ các t6 chức hỗ trợ con lai và các nhà hoạt động xã hội, chính quyền thực dânPháp đã đưa ra những chính sách con lai phù hợp với yêu cầu của tình hình thuộc
địa.
Quá trình phi thực dân hoá diễn ra và đặc biệt là sự ra đời của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà đã tác động rất lớn tới số phận của con lai Pháp - Việt nóiriêng và con lai A - Âu nói chung Một số đặc quyền ít ỏi của con lai có được trongthời kỳ thuộc địa không còn nữa Ngược lại, con lai bị coi là tàn dư của chế độthuộc địa nên thường bị phân biệt đối xử Sau Hiệp định Genève (1954), phần lớncon lai được các nhà chức trách Pháp cho “hồi hương” về “mẫu quốc”, số còn lạilựa chọn ở lại Việt Nam Tuy nhiên, cả hai trường hợp đều chịu những sự phân biệtđối xử nhất định do thân phận và gốc gác không thuần chủng
Con lai là sản phâm của chế độ thực dân Nghiên cứu về con lai Pháp - Việt
và sự thay đôi về số phận của họ từ thời kỳ thời kỳ thực dân sang thời kỳ hậu thuộcđịa sẽ làm rõ được cách thức mà các chính quyền ở Việt Nam thời kỳ cận đại đốidiện với vấn đề con lai và các vấn đề xã hội khác nảy sinh từ hệ quả của chế độ caitrị thực dân Pháp Thông qua việc nghiên cứu về con lai cũng sẽ phần nào phản ánh
Trang 9được khía cạnh giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây, nhất là về
phương diện con người - nhân chủng học, vấn đề thực dân và giải thực dân.
Ngoài ra, con lai là sự minh chứng cho vấn đề chủng tộc và giới tính của chủnghĩa thực dân và nhập cư bởi cả hai vấn đề đó đều ảnh hưởng đến cá nhân và cộngđồng Chủng tộc và giới tính sẽ xác định quyền lợi mà con người nhận được từ cáckhía cạnh xã hội, chính trị, kinh tế, luật pháp, quân sự hay gia đình [59, 356] Xuấtphát từ những lý do trên, tôi chọn chủ đề “Số phận con lai Pháp - Việt ở Việt Nam(giai đoạn 1890 - 1956)” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ của mình Chúng tôi lựachọn từ “số phận” cho đề tài luận văn bởi chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tác độngngoại lực (do chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam hay do tác động của xã hộiViệt Nam thế kỉ XX) đến cuộc đời của những người con lai Pháp - Việt
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ SỐ phận của con lai Pháp - Việt trong xã hội ViệtNam thời thuộc địa và những năm đầu sau độc lập Đề làm được việc đó, chúng tôi
sẽ tập trung phân tích nguồn gốc ra đời của con lai Pháp Việt nói riêng và con lai Á
- Âu nói chung; các chính sách quản lý, giáo dục con lai của chính quyền thực dân
Pháp và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau năm 1945, việc thực thi và tác
động của các chính sách này đến vấn đề con lai nói riêng và xã hội nói chung Luậnvăn cũng làm rõ sự sự thay đổi về số phận của con lai Pháp - Việt từ giai đoạn thuộc
dia sang hậu thuộc dia.
3 Lịch sử nghiên cứu vân dé
Van đề con lai Âu - A của Đông Dương thuộc Pháp (hay còn được gọi làmétis) đã được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu, là một chủ đề đượcmột số học giả nước ngoài chú ý
Tác giả Emmanuelle Saada xuất bản cuốn sách Empire’s children race,filiation and citizenship in the French Colonies (University of Chicago Press) Cuén
Trang 10sách phân tích vấn dé con lai các thuộc dia của dé chế Pháp ở châu Phi, Tân Đảo
(New Caledonia) và đặc biệt là Đông Dương Tác giả đã “phân loại” con lai theo
quốc tịch và quyền công dân, các quy định liên quan đến quốc tịch của chính quyềnPháp Cuốn sách của Saada là nền tảng căn bản nhất cho những ai muốn tìm hiểu về
con lai tại thuộc địa Pháp Tuy nhiên, tác giả đi theo một không gian nghiên cứu
rộng bao gồm toàn thuộc địa Pháp nên chưa có điều kiện đi sâu phân tích vấn đề
con lai tại Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tác giả có nhiều nghiên cứu nhất về con lai tại Đông Dương có lẽ là nhà sử
hoc Christina Firpo của Dai học California Polytechnic State University (Hoa Ky).
Bai viét Crises of whiteness and empire in colonial Indochina: The removal of
abandoned Eurasian children from Vietnamese milieu 1890 - 1956 (Journal of
Social History, 2010) va đặc biệt là cuén sách Uprooted - race children and
imperialism in French Indochina 1890 - 1980 (University of Hawaii Press, 2016)
đã phân tích nhiều khía cạnh của van dé con lai ở Đông Duong Tác giả đã phantích lý do Chính phủ Pháp tại Đông Dương quan tâm đến trẻ em Âu - Á bị bỏ rơi
Những đứa trẻ này nhận được bảo trợ tại các hiệp hội, được nuôi dạy trở thành
“người Pháp nhỏ”, tạo thành lớp tường thành đầu tiên bảo vệ chế độ thuộc địa tạiĐông Dương Trong hơn một thé kỷ, các quan chức Pháp ở Đông Duong đã “nhồbỏ” một cách có hệ thống những đứa trẻ métis khỏi ngôi nhà của họ Ngoài ra, tác
giả cũng giải thích những lý do những người cha Pháp bỏ rơi những đứa con như
người cha đó chết, ly hôn, kết thúc một câu chuyện tình lãng mạn, trở về Pháp, hoặc
vì đứa trẻ sinh ra là kết quả của việc cưỡng hiếp, người cha đã nhận con mìnhnhưng sau đó lại dé đứa trẻ cho mẹ của nó chăm sóc Mặc du chương trình bảo vệtrẻ em đã thành công trong việc giải cứu những đứa trẻ vô gia cư khỏi cuộc sốngtrên đường phố, buộc con lai phải rời bỏ người mẹ dé có cuộc sống tốt hơn nhưngdau ấn về tinh thần luôn luôn ám ảnh trong họ Việc dẫn luật năm 1889 của Pháp vàtuyên bố rằng việc nuôi dạy trẻ em trong môi trường văn hóa Đông Nam Á tương
đương với việc bị bỏ rơi, các quan chức thuộc địa đã tìm kiêm quyên giám hộ vĩnh
Trang 11viễn, “bảo vệ” đối với những đứa trẻ, đưa chúng vảo các trại trẻ mồ côi hoặc cơ sởgiáo dục đo nhà nước quản lý được biến thành “những người Pháp nhỏ”.
Qua các tác phẩm của nhà nghiên cứu của C Firpo, những nét chung nhất vềvấn đề con lai Âu - Á thời thuộc địa được đặc tả, tuy nhiên, phần hậu thuộc địa chưađược mô tả rõ ràng Vì vậy, luận văn sẽ nghiên cứu sâu hơn nữa sé phan con laiPháp - Việt chứ không phải là toàn bộ con lai Âu - A tại Dong Dương Những hoạtđộng nuôi dưỡng, giáo dục, việc làm sẽ được bô sung sâu sắc hơn, đưa ra một sốtrường hợp cụ thể chứng minh vị trí của con lai Pháp - Việt trong thời kỳ thực dân.Tiếp đó, luận văn sẽ dành một phần luận văn của mình dé đặc tả con lai Pháp - Việtthời kỳ giải thực dân Trong nghiên cứu của C.Firpo có dé cập đến giai đoạn nàynhưng vẫn tương đối ít khiến cho nhiều người khó hình dung được số phận métis
sau năm 1954.
Tiếp theo là học giả Liesbeth Rosen Jacobson tại Leiden University đã viết
luận án tiến sĩ “The Eurasian questions’: The colonial position and postcolonial
options of colonial mixed ancestry groups from British India, Dutch East Indies and
French Indochina compared” nam 2018 Luan an tiễn si của bà đưa ra so sánh về vi
trí thuộc địa và các lựa chọn hậu thuộc địa của các nhóm con lai của ba thuộc địa
An Độ thuộc Anh (con lai Anh - An), Đông Ấn thuộc Hà Lan (con lai Ấn - Âu) vàĐông Dương thuộc Pháp (Âu - Á) Tác giả nhận định người Âu - Á là nhóm đặcquyền có tô tiên hỗn hợp nam trong xã hội thuộc địa Đông Dương Họ không thuộc
về người bản địa Khi quá trình thực dân kết thúc, người Âu - Á thấy mình ở một vịtrí khó khăn Các nhà thống trị châu Âu dựa trên địa vị của họ để đưa họ đi Còn cácnha cai tri ban địa mới thường nghi ngờ họ là tàn dư của chế độ cai trị thuộc địa vàthậm chí là kẻ phản bội Trong hoàn cảnh hỗn loạn này, họ phải đưa ra quyết định
về nơi mà họ thuộc về: hoặc là đất nước của người cha châu Âu hay là đất nước củangười mẹ châu Á Đây là một tình huống khó xử Tuy nhiên, trong luận án của nhànghiên cứu này, tác giả so sánh con lai Ấn - Âu trong tương quan với hai giống conlai khác là Anh - An và Âu - A Điều này sẽ cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về
sô phận chung của con lai trên thê giới Mặc dù vậy nhưng do yêu câu giới hạn
Trang 12phạm vi nghiên cứu của luận án tiến sĩ đưa ra nên tác giả vẫn chưa lột tả được toàn
số phận con lai Pháp - Việt trong và sau thời kỳ thuộc địa Chính vì vậy luận vănnày sẽ chỉ đi sâu vào một đối tượng duy nhất là con lai Pháp - Việt va đưa ra tiêukết cuối cùng cho vấn đề này
Cuốn sách Lính thợ Đông Dương ở Pháp (1939 - 1952) - một trang sử thuộcdia bi lãng quên do Pierre Daum viết va Tran Hữu Khanh dịch xuất bản năm 2016,
đã mô tả một giai đoạn lịch sử trong Chiến tranh thế giới thứ hai Đầu năm 1940,khi nước Pháp thất trận đã có khoảng 20.000 người Đông Dương nhập ngũ làm línhthợ ở Pháp Cuốn sách ké về những khó khăn gian khổ, có những nhân chứng lịch
sử về giai đoạn đó Tháng 9 năm 1939, khi nước Pháp tuyên chiến với phát xít Đức,Chính phủ Pháp đã đưa hai vạn thanh niên Việt Nam đến chính quốc nhằm phục vụ
kỹ nghệ chiến tranh Ngoại trừ thiểu số khoảng 5% con em nhà khá giả và có ăn họctình nguyện đăng ky làm thông ngôn, số còn lại đều là nông dân nghéo ít chữ bịtrưng tập cưỡng bức từ làng quê, và khi đến Pháp được đưa vào làm công nhântrong các nhà máy sản xuất vũ khí trực thuộc Bộ Quốc phòng Những người lao
động này được gọi nôm na là lính thợ Đông Duong hay ONS (ouvrier non
spécialisé), tức thợ không tay nghề chuyên môn Sau khi nước Pháp thua trận trướcĐức quốc xã tháng 6 năm 1940, chỉ có khoảng 4.500 người được trở về quê hương
Số còn lại được đưa về miền Nam nước Pháp và được trưng dụng vào nhiều lĩnhvực sản xuất trong suốt thời gian chiến tranh Mặc dù thuộc thành phần dân sự và
chưa một ngày mặc áo lính, họ vẫn phải phục tùng kỷ luật quân đội nghiêm ngặt
dưới sự cai quản của các cựu sĩ quan Pháp từng phục vụ lâu năm ở các thuộc địa,
chịu cảnh sống câu thúc sau hàng rào kẽm gai các doanh trại trong điều kiện thiếuthốn cùng cực, va bi bóc lột sức lao động một cách triệt dé mà không được hưởngđồng lương thỏa đáng Năm 1942, 500 người trong số này được gửi đến Camargue
để tìm cách phục hồi nghề trồng lúa gạo Nhờ kinh nghiệm cha ông dé lại, họ đãthành công trong việc cải tạo những thửa đất nhiễm mặn từ nhiều thế kỷ thành mộtvùng lúa gạo đặc sản với năng suất cao, là niềm tự hào của miền Nam nước Phápngày nay Sống trên đất khách quê người, nhưng người lính thợ luôn một lòng
Trang 13hướng về Tô quốc Họ đã tiến hành nhiều hoạt động như làm báo, rải truyền đơn,treo cờ đỏ sao vàng, đình công, biểu tình nhằm ủng hộ công cuộc kháng chiếngiành độc lập của nhân dân Việt Nam và phản đối thực dân Pháp tái xâm lược nước
ta Phong trào đấu tranh của lính thợ ngày càng lan rộng đã khiến Chính phủ Pháphết sức lo ngại, buộc họ phải lần lượt tô chức hồi hương cho những người lao độngnày Khoảng hai ba ngàn người chọn ở lại sinh sống trên đất Pháp Hơn hết, tácphẩm có đề cập đến con lai Pháp - Việt được đào tạo nhờ chính sách con lai của
Chính phủ Pháp và làm việc tại chính quyền thuộc địa Đây là nguồn tư liệu gốc
quý báu bởi thông qua lời ké của các lính thợ, số phận con lai Pháp - Việt được lột
tả chính xác.
Mặc dù là một trong những vấn đề quan trọng của thời kỳ thuộc địa, con lai
và sỐ phận của con lai lại ít được người Việt chú ý đến Có rất ít thông tin, số liệu,bài viết, bài nghiên cứu về con lai Pháp - Việt được đăng tải bằng tiếng Việt cảtrong thời kỳ thực dân và sau này Những thông tin về con lai chủ yếu được gộpchung, nghiên cứu chung trong các đợt kiểm tra tong hợp về một số vấn dé xã hộinào đó, hoặc được phản ánh trong các tác pham van chương về xã hội thuộc địađương thời Một số nghiên cứu về phụ nữ và phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầuthế kỷ XX, về hoạt động của các tổ chức Kitô giáo hay về nhân chủng học ở ViệtNam cũng cung cấp một số thông tin quý giá về con lai Pháp - Việt
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xét từ mục tiêu nghiên cứu ban đầu, luận văn đưa ra một vài khái niệm cơ
bản:
- Con lai - trẻ em lai (mixed-blood children) là những đứa trẻ được sinh ra
mang trong mình hai dòng máu của hai đất nước khác nhau
- Con lai Âu - A là những đứa trẻ được sinh ra tại Đông Dương có cha/me làngười châu Âu kết hợp với cha/me là người bản địa hoặc có cha/mẹ là con lai
Trang 14- Con lai Pháp - Việt là những đứa trẻ có cha là người Pháp và mẹ là người
Việt Nam được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ngược lại Tuy nhiên, trongtrường hợp này đối tượng nghiên cứu là con lai cha Pháp mẹ Việt
Trong đó, chúng tôi tạm chia con lai Pháp - Việt thành hai đối tượng Đốitượng đầu là những người con lai có cha là người Pháp kết hôn hợp pháp với mẹ làngười Việt Nam, chung sống với nhau tại Việt Nam và không có bat trắc gì xảy rađến với gia đình Đây là đối tượng con lai hợp pháp, được công nhận quốc tịch và làcông dân Pháp ngay từ khi lọt lòng Bởi vì họ hội tụ đầy đủ các tiêu chí của Chínhquyền thực dân Pháp yêu cầu nếu muốn nhập quốc tịch Pháp (có cha hoặc mẹ làngười Pháp và được cha hoặc mẹ Pháp của mình công nhận, biết nói tiếng Pháp, cótiếp xúc với văn hóa Pháp, là quan chúng ưu tú, )
Đối tượng thứ hai chính là đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nhóm con lai
bị bỏ rơi hoàn toàn hoặc bị bỏ rơi về mặt đạo đức có mẹ là người Việt, cha là người
Pháp sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam Con lai bị bỏ rơi có thể có được hiểu như
sau: trường hợp thứ nhất là người con bị bỏ rơi hoàn toàn bởi cả cha và mẹ của
mình Thứ hai là đứa trẻ được sinh ra và nhận được sự chăm sóc của người me va
sống trong môi trường bản địa (ở đây môi trường bản địa là Đông Dương thuộcPháp) Thứ ba là những đứa trẻ sống với người cha Pháp và mẹ Việt của mìnhnhưng lại không được tiếp nhận bat cứ điều gì hoặc không đáng ké từ văn hóa Pháp
mà đáng nhẽ ra người cha phải truyền dạy cho họ, điều này khiến họ vô tình đượcđồng nhất với văn hóa bản địa
Những người con lai có cuộc sống khó khăn, không được quan tâm đúngmực nên phần lớn tự mưu sinh ngoài xã hội hoặc nhận được sự giúp đỡ ít oi từ cộngđồng và các tô chức thiện nguyện Luận văn đặc biệt chú trọng vào nhóm con laiđược Chính quyền thuộc địa Pháp tìm kiếm, nuôi dưỡng và huấn luyện với mụcđích hướng họ trở thành lực lượng phục vụ cho chính quyền thuộc địa
Phạm vi thời gian luận văn đề cập đến là từ năm 1890 đến năm 1956 Chúngtôi chọn thời điểm năm 1890 là vi từ đây Chính quyền thuộc địa Pháp mới có sự
quan tâm đúng mực đôi với vân đê con lai Cũng trong khoảng thời gian này, các
Trang 15hiệp hội, t6 chức, nhà quản lý xã hội quan tâm đến van đề con lai tồn tại trong thời
kỳ thuộc địa và phi thực dân hóa Nhiều chính sách con lai của Pháp còn có pháp lýđến năm 1956 và cũng đến năm 1956, chuyến tàu cuối cùng chở con lai Pháp - Việtsang Pháp được tiến hành tập trung bởi chính quyền Pháp
Pham vi không gian được chon ở đây là 3 bộ phận trong Liên bang Đông
Dương thuộc địa: Bắc Ky, Trung Ky va Nam Ky (Tonkin, Annam và Cochinchina)
Từ năm 1945 trở đi, những tên gọi này được thay đổi nhưng chúng tôi van sử dung
để người đọc tiện hình dung về không gian, phạm vi nghiên cứu
5 Nguồn tư liệu
Vì sự phức tạp của đề tài trong khi nguồn tư liệu hạn chế, sự kết hợp nhiềuloại hình tư liệu và nhiều ngôn ngữ khác nhau là sự lựa chọn cho luận văn
Tu liệu tiếng Việt bao gồm các tác phâm, sách, báo, bài viết nghiên cứu vềtiếp xúc, hội nhập văn hóa Việt Nam trong lịch sử Các tờ báo như Đông Pháp thời
báo, Phụ nữ tân văn, Phụ Nữ thoi dam, Nữ giới chung, Đông Dương Tạp chí, có
một số bài viết có liên quan đến phong trào nữ quyên, phụ nữ thời xưa, hay con lai
vô thừa nhận Bên cạnh đó, tác phẩm văn học được luận văn đưa vào dé làm sinhđộng bối cảnh Việt Nam thời kỳ thuộc địa Những người phụ nữ học đòi làm “ngườiPháp”, mua vui hoặc bị cưỡng bức đến tận cùng Đó đều là những dẫn chứng rõràng, cụ thé, hình ảnh sắc nét mô tả xã hội Việt Nam đương đại thế kỷ XX
Tu liệu tiếng Anh chủ yếu những tác phẩm của học giả nước ngoài nghiêncứu về Đông Nam A, về Việt Nam và van đề con lai Âu - A
Tw liệu tiếng Pháp bao gồm tư liệu số và chữ viết Nguồn tài liệu chủ yếu lay
từ Gallica và tổ chức FOEFI Trên các bài viết trong Bulletin de la société desanciens élève de l’ecole colonial, ching tôi cũng sưu tam được những nội dung liênquan đến tính pháp lý của con lai, như các bộ luật liên quan đến con lai Âu - Á,những quyền lợi của họ có thể được xem xét, Tài liệu tiếng Pháp được sử dụngtrong luận văn chủ yếu là những tài liệu gốc Những tài liệu đó thường là số liệu của
đợt nghiên cứu dân sô của toàn Đông Dương, những báo cáo của chủ tịch các hiệp
Trang 16hội bảo vệ trẻ em lai Au A Tuy nhiên, sô lượng các nghiên cứu về con lai Pháp
-Việt bị bỏ rơi là rất ít
6 Phương pháp nghiên cứu
Là một luận văn lịch sử, các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử
được sử dụng là phương pháp chủ đạo Xuất phát từ quan điểm khảo cứu theonhững lát cắt lịch sử, đặt sự kiện trong tổng thể khu vực, thế giới theo cái nhìn đồngđại dé đối chiếu, nhận xét, phương pháp so sánh và tiếp cận theo quan điểm khu vựchọc cũng được chú ý vận dụng Trên cơ sở phân tích các số liệu trong dân số châu
Âu ở Việt Nam, phương pháp thống kê, phân tích văn bản được sử dụng nhằm pháchọa bức tranh dân số ở Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc Mặt khác, sử dụngphương pháp logic để thấy được tính chất liên quan, gắn bó mật thiết giữa chínhsách con lai và thực thi chính sách của Chính phủ Pháp với vẫn đề con lai Bên cạnh
đó, luận văn cũng chú ý đến hướng tiếp cận liên nganh sử học, dân tộc học, xã hộihọc, đặc biệt phương pháp nghiên cứu hệ thống cấu trúc giúp luận văn có thểnhận diện tương đối đầy đủ về một vấn đề lịch sử với những quan điểm liên ngành
và hệ thông.
7 Cau trúc của luận văn
Ngoài phần Mở dau, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát về vẫn đề con lai Pháp - Việt ở Việt Nam: Chương nàytrình bày về quá trình Pháp xâm lược Việt Nam, những chính sách chính và hệ quảcủa quá trình thực dân; nguyên nhân ra đời của con lai Pháp - Việt và đặc điểm cơ
bản của con lai Pháp - Việt thời kỳ thuộc địa.
Chương 2: Chính sách con lai Pháp - Việt của chính quyền thực dân Pháp và
hệ quả (1890 - 1945): Chương này tập trung thé hiện số phận con lai Pháp - Việttrong môi trường thuộc địa Việt Nam, những ảnh hưởng của chính sách con lai đến
10
Trang 17cuộc sống của họ Luận văn mô tả một số trường hợp con lai điển hình nằm trongdiện ảnh hưởng của chính sách Đặc biệt, luận văn sẽ cố gang mô tả con lai trongđời sống chính trị Việt Nam khi đứng trước nhiều “ngả đường”: đi theo chính quyền
thuộc địa Pháp hay đi theo con đường Cách mạng.
Chương 3: Số phận con lai Pháp - Việt giai đoạn 1946 - 1956: Đây là giaiđoạn Pháp quay trở lại Việt Nam với nhiều cuộc chiến tranh khác nhau Chương
này trình bảy hiện trạng của con lai trong quá trình phi thực dân hóa của Chính phủ
Pháp dé hiểu rõ về chương trình “nhân đạo” của Pháp đối với con lai thuộc địa Sựlựa chọn cũng như cảm nghĩ và số phận của con lai Âu - Á sau năm 1945
lãi
Trang 18Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CON LAI PHÁP - VIỆT Ở VIỆT NAM
1.1 Quá trình xâm nhập và thiết lập chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam
Nhiều nhà sử học đã lay mốc thế ky XV trở về sau dé đánh dấu cho sự biếnchuyên của lịch sử châu Âu cũng như ở nhiều khu vực khác trên thế giới Có nhiều
ly do giải thích cho việc lay mốc thời gian này, đặc biệt là tiếp cận từ góc độ nhữngthay đổi về kinh tế - chính trị - xã hội Sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản đã thúcđây sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng Nhữngghi chép của nhà thám hiểm Marco Polo về sự giàu có, đặc biệt là vàng và hươngliệu ở khu vực châu Á càng kích thích người phương Tây tìm đường sang phươngĐông Trong khi đó, do mâu thuẫn và sự độc quyền của thương nhân Hồi giáo trêntuyến thương mại truyền thống ở khu vực phía đông Địa Trung Hải buộc ngườichâu Âu phải tìm con đường khác để sang châu Á Những quốc gia ven Đại TâyDương, đặc biệt là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những quốc gia đi đầu trongviệc tìm kiếm con đường sang phương Đông Bốn cuộc phát kiến địa lý mới! tìm rachâu Phi, châu Mỹ, con đường đi từ châu Âu sang châu Á bằng đường biển đã mở
ra kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên khám phá Với việc phát hiện nhiều vùng đất mới ởchâu Á và Tân thế giới, sức hấp dẫn của các nguồn thương phâm: nô lệ, gốm sứ, tơlụa, hương liệu, đã tạo ra sức hút mãnh liệt đối với các thương nhân châu Âu
Kỷ nguyên khám phá đã tạo môi trường cho sự giao lưu tiếp xúc giữa châu
Âu và phan còn lại của thế giới, đặc biệt là trên phương diện thương mại Dé quan
lý, thực hiện việc trao đổi, buôn bán ở thi trường châu Á, hàng loạt công ty Đông
Ấn được hình thành ở các quốc gia châu Âu, trong đó mạnh nhất là Công ty Đông
Ấn Anh (British East India Company - EIC) thành lập năm 1600 và Công ty Đông
! Bồn cuộc thám hiểu đó bao gồm: B Dias (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm di vòng qua Mãi Hao Vọng ở
cực Nam của châu Phi; C Colombo (1492), dẫn đầu đoàn thuý thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây Ong da
dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Caribe ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Colombo được coi là người phát hiện ra châu Mi; Vasco da Gama (1497), rời cảng Lisbon đến Calicut thuộc
bờ Tây Nam An Độ Trở về Lisbon, Vasco da Gama được phong làm Phó vương An Độ; F Magellan (1519 1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
-12
Trang 19An Hà Lan (Vereenigde Oostindische Compagnie - VOC) thành lập năm 1602 muộn hơn sau đó, tháng 8/1664, Công ty Đông Ấn Pháp (Compagnie Francaise des
Indes Orientales - CIO), được thành lập dựa theo mô hình thành lập Công ty Đông
An Anh và Công ty Đông An Hà Lan CIO nhanh chóng thiết lập thương điểm củamình ở Surate và ở Pondichéry (An D6) [13, 30] Năm 1683, vua Louis XIV đã kýsắc lệnh cho phép CIO hoàn toàn tự do hoạt động buôn bán với các nước vùngĐông Ấn (gồm Án Độ lẫn các nước ở Đông Nam Á và Nam Á) [15, 45] Các công
ty Đông Ấn đã tạo ra sự cạnh tranh thị trường, thúc đây quá trình tìm kiếm, giànhgiật thị trường trên phạm vi toàn thế giới Quan hệ thương mại giữa người phươngTây với vùng phương Đông cùng với sự xuất hiện của các công ty Đông Ấn là tiền
đề cho sự xâm nhập của các nước châu Âu vào châu Á
Cuối thé ky XVIII, đầu thế ky XIX, cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh sau
đó lan ra toàn thé giới Cách mang công nghiệp 14 thứ nhất diễn ra đã tạo ra nhiềuthay đổi lớn: số lượng lớn các khu công nghiệp xuất hiện, dân số thành thị tăngnhanh dẫn đến qua trình đô thị hóa thời cận dai, Đặc biệt, nền sản xuất thủ côngnhỏ lẻ chuyển sang sản xuất bằng máy móc, nâng cao năng suất lao động, làm rakhối lượng sản phẩm lớn cho xã hội Điều này đã đây nhanh sự phân hóa giai cấp ởmột số nước châu Âu đồng thoi dẫn đến tình trạng dư thừa sản phẩm Từ đó, cácnước tư ban chủ nghĩa buộc phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm
nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất và lao động nhân công giá rẻ Tất cả các yếu tô
này yêu cầu các nước tư bản chủ nghĩa phải tiến hành xâm chiếm thuộc địa
Việt Nam năm ở bán dao Đông Dương, được nhiều học giả đánh giá có vi tríquan trọng ở khu vực Chính vì vậy, Việt Nam cũng là một trong những điểm đến
được người phương Tây lựa chọn và người Pháp cũng không phải ngoại lệ Tuy
nhiên, những người phương Tây đầu tiên thiết lập những mối quan hệ giao thươngvới Việt Nam không phải là người Pháp Là một trong hai nước đi đầu trong cuộcphát kiến địa lý, Bồ Đào Nha là nước có những liên hệ đầu tiên với Đại Việt Saunhững cuộc phát kiến địa lý, người Bồ Đào Nha “đã lập ra Công ty Hoàng giaEstado da India, đặt thương điểm ở Goa, Malacca và tiếp tục hướng tới thị trường
13
Trang 20Đông Á Trong quá trình thâm nhập thị trường Trung Quốc, người Bồ đã lần lượt
đến Dang Trong (1523) va Dang Ngoài (1626)” [15, 45] Sau sự xuất hiện của
người Bồ Đào Nha là sự xuất hiện của người Hà Lan với những mối quan hệ giaothương với Dang Trong (1601) và Dang Ngoài (1637) Cần phải nhắn mạnh, sự bất
ồn về mặt chính trị ở Đại Việt trong khoảng thời gian này đã tác động không nhỏđến quan hệ giữa chính quyền của hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn với cácnước phương Tây Cuộc nội chiến buộc các nhà cầm quyền phải duy trì thái độ cởi
mở với người nước ngoài nhằm tìm kiếm thêm nguồn tài chính, vũ khí từ thế lực
phương Tây.
Hoạt động của người phương Tây ở Đại Việt không chỉ dừng lại ở quan hệ
thương mại mà còn kết hợp với hoạt động truyền giáo Thông qua các hoạt độngtruyền giáo, các giáo sĩ đã có những ghi chép cụ thể về các vùng đất ở Đại Việt.Hầu hết các tài liệu ghi chép về Việt Nam giai đoạn này được miêu tả rõ nét trongcác cuốn hồi ký của các nhà truyền giáo, nổi tiếng như: Du khảo của Alexandre de
Rhodes, du khảo của Filippo de Marini, du khảo của William Dampier, du khảo của
J Tissanier, Bên cạnh đó, đề thuận tiện cho việc truyền giáo, các nhà truyền giáo
đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ Đây là những tài liệu quý báu làm cơ sở cho nhữngthâm nhập tiếp theo của người phương Tây vào Việt Nam
Đối với người Pháp, các hoạt động của họ ở châu Á nhằm các mục đíchchính là: Chúa, vàng và danh vọng” Trong hai thé ky đầu hoạt động ở chau A,người Pháp thành công với các hoạt động truyền đạo hơn là các hoạt động thươngmại So với người Bồ Đào Nha và người Hà Lan, người Pháp thiết lập quan hệ với
Việt Nam muộn hơn Năm 1615, các vị giáo sĩ Dòng Tên đã mở một cuộc truyền
giáo ở Hội An [74, 33] Trong số các giáo sĩ Dòng Tên hoạt động ở Việt Nam,Alexandre de Rhodes là người có ảnh hưởng mạnh nhất D.G.E Hall cho rằng
“chính thông qua Alexandre de Rhodes mà người Pháp đã tiến vào địa bàn truyền
2
Dich từ “God, gold and glory”
14
Trang 21giáo Đông Duong” [22, 620] Trong khoảng thời gian ở Việt Nam, vi giáo sĩ Dòng
Tên đã dùng cả tâm huyết và sức lực của mình để truyền giáo Bên cạnh đó, ôngcũng là người có công lớn trong việc hoàn thiện hệ thống chữ Quốc ngữ
Sang thế ky XVIII, người Pháp cũng như thương nhân phương Tây khác đãtập trung buôn bán ở xứ Đàng Trong Tuy nhiên chuyến đi không thu được kết quảnhư mong muốn Sau khi các giáo sĩ phương Tây bị Chúa Nguyễn trục xuất khỏi
Dang Trong, người Pháp gặp khó khăn trong việc xâm nhập trở lai Dang Trong, dù
Công ty Đông An Pháp vẫn có những nỗ lực thâm nhập cho đến tận năm 1769 [18,34] Các hoạt động thương mại cũng không kha quan do nhiều yếu tổ và tình hìnhhoạt động của Hội truyền giáo nước ngoài Paris năm trong thời kỳ khủng hoảng.MEP thiếu hăn về nhân lực, tài chính “để tồn tại, để phát triển, dé mở rộng các cuộcchinh phục trong thế giới ngoài đạo, Hội cần có nhân sự và tài chính ở vào thế kỷXVIII ghi nhận sự sa sút của xứ sở về mặt tôn giáo và luân lý thời kỳ này,
Hội chỉ có hai giám mục và hai linh mục ở Xiêm, ba linh mục ở Trung Quốc, một
giám mục 6 Dang Trong” [7, 252] Cũng do hoạt động thương mại không còn nổitrội như trước nên các giáo sĩ Thừa sai gặp khó khăn do thiếu người và thiếuphương tiện Trong suốt quãng thời gian dài, tranh chấp ảnh hưởng của các giáo sĩtrong các dòng tu: giáo hội truyền giáo MEP; giáo sĩ Dòng Tên; Dòng thánhPhanxicô đã được phân chia và chuẩn y năm 1741, các dong đều tiếp tục tiến hành
sứ mệnh của mình, dù chính sách cắm đạo luôn gây ra những thiệt hại
Mặc dù người Pháp đã dom ngó và có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ XVII,nhưng mãi đến giữa thế kỷ XIX, ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam đa sỐ giới hạn ởtruyền giáo Quá trình xâm chiếm thuộc địa chỉ diễn ra sau đó cho đến nửa cuối thế
kỷ XIX ho mới chinh phục được hau hết các vùng đất của Việt Nam Điều này diễn
ra muộn hơn so với các thực dân khác trên con đường tìm kiếm thuộc địa Nguyênnhân đo người Pháp trong đó có Chính phủ Pháp trong thế kỷ trước đó đã thiên về
truyền giáo hơn là các mục đích khác: thương mại, kinh tế, chính trị.
15
Trang 22Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế ky XIX, Anh đã cơ bản chiếm được Ấn Độ,các vị trí quan trọng ở châu Á, các đế quốc thế giới đều tập trung xâu xé “chiếcbánh ngọt Trung Quốc”, điều này khiến cho Pháp sốt ruột Đây là giai đoạn cáccông ty Đông Ấn đã suy yếu, ý nghĩa của thương mại không chỉ đơn thuần là traođổi buôn bán mà là bước mở đầu cho xâm chiếm thuộc địa Trong khi đó, tình hìnhViệt Nam tối ren, rơi vào nội chiến liên miên Các Vương triều Lê - Trịnh, Nguyễnngày càng dé mat lòng dân Nhiều nhà nghiên cứu cho rang cho đến gần cuối thé ky
XVIII, Dang Trong đã ở vào “đêm trước một cơn giông bão lớn - đó là phong trao
nông dân quật khởi dây lên từ đất Tây Sơn” Sau thất bại trước triều địa Tây Sơn,với mục tiêu chính trị rõ ràng là khôi phục lại vương triều, trong thời gian lưu lạc,Nguyễn Ánh đã bỏ chạy, cầu cứu sự chỉ viện đối với người Pháp chống lại Tây Sơn,khôi phục vị trí của mình Đây cũng là khởi đầu cho liên minh giữa Nguyễn Ánh vàgiáo sĩ Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) Sự hình thành liên minh Nguyễn Ánh - Bá
Đa Lộc từ năm 1677 và sự kiện Hiệp ước Versailles” đã gắn chặt vua Gia Long vàoảnh hưởng của nước Pháp và giáo hội truyền giáo Paris Năm 1802, sau đánh bạinhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lập ra nhà Nguyễn, lấy hiệu là Gia Long Trong suốtquãng thời gian nắm quyên, thái độ của vua Gia Long đối với người nước ngoài nói
chung và người Pháp nói riêng vẫn có sự khiêm nhường, tôn trọng Tuy nhiên, khi
con trai của Nguyễn Ánh là Minh Mạng lên ngôi có suy nghĩ “tự Hán hóa” ViệtNam, vì vậy luôn có ý đề phòng, không mặn mà, sâu sắc gì với người phương Tây
Những biến động trên thế giới, khu vực châu Á và châu Âu, nhất là tại nướcPháp (cuộc cách mạng Pháp năm 1848 và thành lập Đề chế thứ hai năm 1853) đã
làm cho quá trình xâm lược của Pháp chậm lại Tóm lại quá trình xâm lược Đông
Dưới áp lực của hội truyén giáo, Bá Da Lộc thay mặt cho chính quyên vua Louis XVI đã ký với đại diện
của chúa Nguyễn là Hoàng tử Cảnh ký hiệp ước Versailles năm 1787 với 10 điều khoản, trong đó nhà
Nguyễn sẽ nhường Côn Đảo và cửa biển Hội An cho Pháp, để cho Pháp độc quyền buôn bán tại Việt Nam,
giúp Pháp khi Pháp thực hiện chiến tranh với các nước phương Đông Đổi lại, Chính phủ Pháp sẽ giúp chúa
Nguyễn Ánh về mặt quân sự, quân đội, vũ khí, tàu chiến, ngoài ra còn cho người Pháp hỗ trợ truyền giáo
cũng như giáo sĩ người Pháp truyền giáo tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đà Nẵng Sau khi lên ngôi, vua
Gia Long vẫn duy trì mối quan hệ với người Pháp, nhưng phần nhiều các vị vua thời nhà Nguyễn đều không ưng thuận Công giáo cũng như sự hiện diện của giáo sĩ phương Tây Điều này càng được minh chứng nhiều
qua các đời vua: Gia Long (1802 - 1820); Minh Mạng (1820 - 1841); Thiệu Trị (1841 - 1847) và thời kỳ đầu
của vua Tự Đức (1847 - 1883).
16
Trang 23Dương của Pháp là quá trình chuẩn bị lâu dài với mục đích bành trướng, đánh dấu
“phạm vi lãnh thổ” chứ không phải là vì tôn giáo hay “khai hóa văn minh”.
Sang đến thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đếquốc Các nước dé quốc lao vào vòng xoáy xâm chiếm thuộc địa nhằm chiếm độcquyền thị trường ở những nước này Lấy lý do bảo vệ đạo và khai hóa văn minh,thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược Việt Nam Do triều đình Huế thực hiện chínhsách cắm đạo, giết giám mục, giáo dân (Hội truyền giáo nước ngoài Pháp có khoảng
50 vạn giáo dân) làm cho tình hình khó kiểm soát hơn Đến thời gian vua Thiệu Trịtrị vị, vua không chủ trương bắt giết giáo dân, linh mục nước ngoài mà chỉ giam lại.Vua Thiệu Trị vẫn tiến hành “bức dao” nhưng không có đồ máu Mặc dù vậy, sauchiến tranh nha phiến và xâm chiếm của các nước phương Tây tại Trung Quốckhiến vua đã có cái nhìn khác Sau sự kiện Cửa Hàn năm 1847! vua Thiệu Trị đãtiến hành chính sách cam đạo, đánh đồng Công giáo với phương Tây Dé biến ViệtNam thành thuộc địa, không dừng lại ở đó, Pháp đã sử dụng tàu chiến tiến vào cửabiển Việt Nam, lay danh nghĩa đòi người, giám mục, trả tự do cho giáo dân, thươngnhân tự do Sự kiện Cửa Hàn chính là cuộc đụng độ đầu tiên giữa Pháp với ViệtNam, là dấu mốc quan trọng chấm dứt sự “bang giao” mang tính chất thuần nhất,chuyên Sang ngoại giao chiếm hạm và xâm lược thuộc địa
Như vậy, kể từ những ngày đầu thương nhân tự do phương Tây, CIO củaPháp vào Việt Nam buôn bán, trao đổi, thế kỷ XVI, vị thé của Pháp đã được đánhdấu ở Việt Nam Công giáo truyền vào từ tự do, công khal, được đón nhận dầnchuyển sang xung đột, ngăn cấm và đồ máu Sự giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông -Tây tạo nên nền văn hóa - kinh tế - xã hội phong phú đa dạng, thay đổi theo từngngày Nhưng cũng do đó mà chủ nghĩa bành trướng, thôn tính thuộc địa đã có nềnmóng co bản Ké từ giai đoạn này trở đi hàng loạt xung đột, phan ứng của Việt Nam
với Pháp sẽ được thê hiện càng rõ ràng.
4, ' ; Lo, va : suy l
Hai tàu chiên Pháp Gloire và Victorieuse - tàu chiên băn pháo kích Da Năng (người Việt gọi là Cửa Hàn)
trong thời gian tri vi ngắn của vua Thiệu Trị (1841 - 1847).
17
Trang 24Sử dụng mục đích tôn giáo là cái cớ “trong sáng” nhất quân Pháp tiến đánhViệt Nam Sau đó vua Napoléon cử sứ giả đến triều đình Huế yêu cầu “truyền đạo
tự do, buôn bán tự do” Bên cạnh chuẩn bị quân đội dé cùng với các nước tư bảnkhác đánh vào Trung Quốc, ông còn lệnh cho thống lĩnh quân đội hải quân Phápsau khi chiếm được Trung Quốc lập tức tiễn đánh miền Nam Việt Nam
Năm 1858, Pháp nỗ súng tan công bán đảo Sơn Trà, bắt đầu xâm chiếm ViệtNam Sau nhiều biến có khác, ngày 6/6/1884, hòa ước Patenôtre được ký kết tạikinh đô Huế gồm 19 điều khoản Sự kiện này đánh dấu cham dứt chế độ phong kiến
ở Việt Nam, đất nước năm dưới sự bảo hộ của Pháp, bắt đầu thời kỳ thuộc địa
Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp quyết định thành lập Liên bang ĐôngDương gồm Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ của Việt Nam và Cao Miên, dưới quyềnmột viên Toàn quyền trực thuộc bộ Hải quân và Thuộc địa, thay mặt Chính phủPháp điều khiển bộ máy chính quyền Năm 1899, Liên bang này sáp nhập thêm Lào
[52 15].
Toàn quyền Paul Doumer thay thế toàn bộ hệ thống bảo hộ theo hiệp ướcbằng việc cai trị trực tiếp Bên cạnh đó cũng có các cơ quan chuyên môn giúp đỡToản quyền Đông Dương thực hiện nhiệm vụ cụ thể nhiều lĩnh vực trong xã hội Bộmáy ở từng địa phương cũng có sự khác nhau Tuy nhiên, có thé khang định ngườithiết kế thực sự cho chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương là Toàn quyền Paul
Doumer, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng thời là tác giả của Chương trình
khai thác thuộc địa lần thứ nhất Co cầu hành chính của Doumer được cơ bản thựchiện và giữ nguyên cho đến năm 1945
Việt Nam chia thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ (Tonkin, Annam,Cochinchina) Bắc Kỳ điều hành bởi Thống sứ Bắc Kỳ - là người chịu trách nhiệmđảm bảo thi hành luật và sắc lệnh, nghị định được ban bố tại Đông Dương, dé xuấtbiện pháp cai trị và cảnh sát chung trên lãnh địa quản lý, điều hành, quản lý nhân sựtrong thâm quyên Thống sứ là người chịu trách nhiệm trước Toàn quyền ĐôngDương về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục của Bắc
Kỳ Thống sứ Bắc Kỳ [52, 15] thông qua Công sứ dé nắm bắt các hoạt động của cấp
18
Trang 25tỉnh trở xuống Ở Trung Kỳ được điều hành bởi Khâm sứ Trung Kỳ Đây là cơ quanchỉ đạo và tổng hợp về mọi mặt của hoạt động chính quyền ở Trung Kỳ Các tổchức hỗ trợ gồm Hội đồng Bảo hộ, Hội đồng Hoàn thiện giáo dục bản xứ Trung Kỳ,
Ủy ban Khai thác thuộc địa Trung Kỳ [52, 18] Ở Nam Kỳ, có Thống đốc Nam
Kỳ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương và có quyền hành tươngđương với Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Nam Kỳ Ở các cấp độ địa phương, chế
độ hành chính mang tính cách của một chế độ cai trị gián tiếp ở 3 trình độ: thôn xã,các bang Hoa Kiều và các xứ đạo Chế độ tự trị truyền thống của các đoàn thê thôn
xã vẫn được duy trì Các đặc điểm chính của sư cai trị bởi các hương ước cùng với
sự phân chia giữa dân làng, trách nhiệm thuế, sưu dịch và quân dịch vẫn tồn tại nhưtrước khi người Pháp đến Việt Nam Chế độ tự trị mà vua Nguyễn dành cho cácHoa Kiều trước kia cũng được giữ lại Ở hai vùng Bùi Chu và Phát Diệm (Bắc Kỳ)
là hai vùng đạo Thiên Chúa được tô chức vững chắc, là, các vị giám mục đã thực sựđiều hành công việc hành chính [4, 109]
1.2 Sự ra đời của con lai Pháp - Việt
Dưới sự cai tri của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam truyền thong có rất nhiều
biến đổi, đặc biệt là sự tiếp xúc văn hoá phương Tây Văn hóa Pháp từ chỗ du nhập
tự phát dần chuyên thành cưỡng bức văn hóa Việt Đặc điểm của sự tiếp biến vănhóa ở những năm của thế kỷ XX cùng với những tiếp diễn văn hóa trực tiếp, vănhóa phương Tây còn đi đường vòng, từ Tây Âu qua hai ngả Trung Hoa và Nhật
Bản, từ đó thâm nhập vào xã hội Việt Nam Dẫu vậy, những ảnh hưởng tư tưởng,
văn hóa đó đã làm dấy lên tỉnh thần yêu nước và khát vọng cải cách trong giới tríthức ưu tú và nhiều tầng lớp nhân dân
Ngay từ thập kỷ 1860, Nam Kỳ đã sống trong môi trường văn minh phươngTây cưỡng chế Bên cạnh việc ráo riết đánh chiếm theo kiểu vết dầu loang, thực dânPháp còn ra sức thiết lập sự hiện diện của văn minh phương Tây bằng các biệnpháp: mở mang Sài Gòn, lập cảng, dựng nhà máy, xây cất nhà thờ lớn sau khi
19
Trang 26chiếm được Nam kỳ, thực dân Pháp đã sử dụng chính sách văn hóa nô dịch với nộidung chủ yếu như sau:
Thứ nhát, chính sách giáo dục liên quan trực tiếp là van đề ngôn ngữ và daotạo tầng lớp trí thức Tây học làm cầu nối cho việc truyền bá văn minh Pháp
Thứ hai, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự hiện diện của văn minh phương
Tây.
Thứ ba, ưu tiên cho sự tuyên truyền phổ biến văn minh phương tây và sứ
mệnh khai hóa văn minh của nước Pháp, đồng thời hạn chế tiến tới ngăn cam những
trào lưu tư tưởng tiễn bộ, đặc biệt là khuynh hướng cộng sản ở Việt Nam [23,
105-110].
Theo tác giả Nguyễn Văn Kim, giai đoạn này trong lịch sử nước ta được xem
như là giai đoạn giao thoa, đan xen giữa các giá trị văn hóa truyền thống và văn hóangoại nhập, giữa nền văn hóa thực dân, nền văn hóa chính thong và nền văn hóamới, văn hóa tiến bộ, cách mạng đang định hình [31, 120]
Dưới thời Pháp, thuộc văn hóa truyền thống Việt Nam đã trải qua một quátrình tiếp nhận, biến đổi theo từng giai đoạn và chịu tác động từ nhiều nguồn, khônggian văn hóa khác nhau mà chủ yếu và quan trọng nhất là văn hóa Pháp - nước đô
hộ cùng với các nền văn hóa phương Tây khác Cuộc giao thoa đó vừa mang tính
cưỡng bức áp đặt, vừa mang tính tự nguyện với những thái độ ứng xử khác nhau.
Từ năm 1860 - 1884, ảnh hưởng của văn hóa Pháp chủ yêu ở Nam Kỳ vùng đất mới
bị chinh phục Ngoài sự thiết lập một thể chế chính trị theo mô hình Pháp, ké cảviệc đầy mạnh và bắt buộc dùng tiếng Pháp, sự tiếp nhận văn hóa chính là việc hoànthiện phổ biến chữ Quốc ngữ - ngôn ngữ đã được du nhập vào từ thế kỷ XVII Phanlớn các Nho sĩ trong phái “hợp tác” tán thành việc sử dụng chữ Quốc ngữ đều cóliên hệ với Công giáo Họ muốn thực hiện một sự dung hợp văn hóa Đông - Tây
và mong mọi người hiểu được niềm trăn trở của mình Văn hóa phương Tây và tràolưu tiếp xúc văn hóa Đông - Tây đã khăng định vai trò của mình, bắt kịp với xu thế
thời đại.
20
Trang 27Theo nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng, có hai đặc trưng văn hóa lớn tronggiai đoạn 1858 đến năm 1945: thir nhất, tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóaViệt - Pháp; thi hai, giao lưu văn hóa tự nhiên Việt Nam với thế giới Đông Tây.Việt Nam trở thành một nước thuộc địa của Pháp đã đem đến một luồng song vanhoa mới làm thay đổi hệ tư tưởng của tang lớp trí thức, văn hóa vật chat, văn hóa đôthị lên ngôi, báo chí ra đời và phát triển nói tóm lại ở diễn trình văn hóa, cuối thé
ki XIX đầu thế kỷ XX là một sự đứt gãy lịch sử chưa từng có Bắt đầu từ các đô thị
từ Sài Gòn đến Hà Nội, từ Nam đến Bắc, từ thành thị đến nông thôn, văn hóa ViệtNam có những biến thiên mạnh mẽ Từ ăn, mặc, ở đến các phương tiện giaothông từ chữ Hán, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ, tất cả đi tới hòa nhập với thế giới
hiện đại [57, 197] Hòa chung với dòng chảy đó, hòa hợp giữa hai dòng máu châu
Âu và bản địa là minh chứng rõ ràng về mặt nhân chủng học con người
Con lai là minh chứng rõ ràng nhất cho sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông
-Tây về mặt nhân chủng học Con lai Đông Duong (Métis) chủ yếu là những đứa trẻ
có cha hoặc mẹ là người Pháp, bên cạnh đó còn có người châu Phi, Ấn Độ, línhđánh thuê người châu Âu trong suốt quá trình xâm nhập, bảo hộ, xâm lược, phithực dân hóa, những người ngoại quốc di chuyền đến Đông Dương tạo ra nhiều thayđôi, đặc biệt là thay đôi trong khía cạnh xã hội.
Đề cập đến sự ra đời con lai, đầu tiên là nguồn gốc của người mẹ Tại ViệtNam, trước khi Pháp xâm lược là một quốc gia theo chế độ phong kiến với nền kinh
tế nông nghiệp trồng lúa nước là chính, phần lớn phụ nữ Việt Nam làm nông dân,thợ thủ công, tiểu thương nhỏ lẻ luân lý buộc người đàn bà góa chồng phải ở vậynuôi con, người nào đi lấy chồng khác là thất tiết, người quả phụ nuôi con thì phảiphụ thuộc vào con (tòng tử) [3, 123-124] Đến khi Pháp xâm lược Việt Nam, điềukiện chính trị - kinh tế - xã hội có trước đó bị thay đổi căn bản Cuộc khai thácthuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (1919 - 1929) đã cho ra đời vàphát triển giai cấp công nhân, mà phụ nữ chiếm một phần không nhỏ trong giai cấp
z
A
ay.
21
Trang 28Ở các vùng làng quê nghèo khó, nông dân bị đây vào cảnh ở đợ, làm thuê,biến thành tá điền bởi gánh nặng tô thuế, bị bần cùng hóa [4, 67] Cùng đường, phụ
nữ nông thôn bị đây ra thành phó, ghi tên mình vào đội ngũ nữ công nhân, làm việctrong các ham mỏ, xưởng máy, đồn điền”, đi ở, bán hàng, con sen, mua vui Năm
1938, ở Hà Nội ít nhất có khoảng 250 nhà hát cô đầu [8, 397] và số phụ nữ làmnghề mại dâm lên đến hàng ngàn người
Người phụ nữ trong xã hội Việt Nam cận đại đã khá mạnh dạn rũ bỏ những
tư tưởng, tập tục xưa cũ của Nho giáo Họ giờ đây đã mạnh dạn hơn trong xã hội
văn hóa phương Tây trong giao tiếp ứng xử Trai gái được tự do qua lại, thậm chí
ôm hôn nhau, tình trạng “quá đà” đã dẫn đến một vài hệ lụy
Tác phẩm Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng xuất bản năm 1934 đã châmbiếm sâu sắc xã hội bấy giờ Xuyên suốt mười mấy chương của tác phẩm, càng đisâu câu truyện càng hap dẫn, được khắc họa rõ nét Từ một nghi van “phải chănglay Tây được cho là một nghề” rồi dan dần nó trở thành một nghề kiếm sống hanhoi Vì vậy mà nhiều người phụ nữ bấy giờ tranh nhau lấy chồng Tây dé buon trảicuộc sông với quan niệm “thuận mua thuận bán” [46, 69]
Lý do gì mà “lay Tay” lại trở thành một nghề, để kiếm tiền, mưu sinh? Chắchan vì họ quá khổ cực, do chế độ bay giờ đã bào mòn họ, “lấy Tây” dé đổi đời Từtác phẩm Kỹ nghệ lấy Tây có thê thấy rõ cuộc sống xã hội bấy giờ thật thối nát và sađọa Nhiều phụ nữ ước muốn trở thành “French women” đã bat chấp mọi thứ dé datđược thứ mình muốn và cũng trong xã hội đó những đứa con lai ra đời Nó là hệ quảcủa cuộc tình lãng mạn nhưng ngăn ngủi giữa cha Pháp và mẹ Việt Nam, họ quennhau và đến với nhau, rồi kết thúc nhanh chóng Quần áo, nhà cửa, trang sức, đồdùng của những người phụ nữ đó đều được tặng bởi đàn ông Pháp Theo miêu tảcủa người Pháp, những Congais không thích người Pháp mà chỉ yêu tiền của họ
5 ` LA to, k Rog LA ta ik k A
Ho làm việc như đàn ông, nhưng lai có mức lương, nhu yêu phâm it hon dan ông Theo niên biêu thông kê
Đông Dương thì tỷ lệ công nhân nữ tăng lên nhanh chóng: “năm 1908 là 41% đến 1912 là 45% Trong một
sô ngành nhat là ngành dét tỷ lệ lao động nữ là 71%” Trong khi đó, tiên lương của công nhân chỉ băng ⁄2 đàn ông dù thời gian làm việc của họ là việc kéo dài từ 12h (nhà máy diêm Bên Thủy) đên 20h (mỏ than Kê Bảo) [9, 59].
22
Trang 29Khi mới quen họ ngọt ngào quyến rũ, háo hức và trung thành tuyệt đối, ai cũng hát
hay, đặc biệt là những bài hát miền Bắc nhưng điều này nhanh chóng qua đi Sau
một thời gian ngắn các congais đã bỏ mặc, không quan tâm đến những ông bạnngười Pháp của họ nữa mà chỉ lợi dụng, quan tâm đến số tiền mà người đàn ôngPháp đem cho họ Trong bài viết Metis et congaies d’Indochine Ha Noi có ghi rõ:
“các Congais lười biếng và vô ích Cô dùng thời gian dé chải chuốt, nhai trau, déthăm bạn bè cô và dé “an cắp” chồng Pháp” [84,10-18]
Từ Congais được hiểu ở đây là những người phụ nữ Việt Nam muốn trởthành “France women” Họ làm quen, quyến rũ, sống chung, lợi dụng người danông Pháp Nói tóm lại, từ Congais này để chỉ người phụ nữ Việt vì mục đích cánhân của minh đã vứt bỏ đạo đức dé phục vụ đàn ông Pháp
Trong tác pham Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng, với giọng văn trào phúng tácgiả đã lột tả phần nào xã hội làm gái thời bấy giờ Một người con gái xinh, trongsáng, con nhà quan mà bị đây đến bước đường “làm đĩ” Trong tòa nhà tây, bềngoài chủ nhân tỏ ra lương thiện, “tủ chẻ kham, sập gu bộ phòng khách Tàu, tu đồ
cô gương to bang cả một cái giường, đỉnh đồng hun bày dưới đất đồ sé ngần ay
đồ đạc tỏ ra răng nếu không là nhà một vị nhất phẩm hữu quan thì cũng phải là mộtnhà giàu có Nhất là bầu không khí lặng lẽ, văng tanh vắng ngắt càng làm tăng vẻnghiêm trang ” ấy vậy mà trong tòa nhà đó lại là nơi ăn chơi trụy lạc của đầy đủthứ hạng khách, “các ông tây chánh sở này, chánh sở nọ, quan binh, thầy kiện, mỡ
tòa, tây đen cho vay lãi, khách chủ hiệu cao lâu, các ông nghị, các ông nhà buôn
lớn ”[45, 10-20] chỉ với vài dòng khắc họa đơn giản, nhà văn đã cho người đọcthấy những góc khuất, những trái ngang trong xã hội Việt Nam thế kỷ XX Sự thahóa, pha tạp văn hóa đã làm biến chất một con người Tình trạng đó kéo dài gần 100năm để lại nhiều hệ quả, và con lai là một trong những minh chứng rõ ràng
Trong bức tranh biếm họa về xã hội thuộc địa Indochine của tác giả AndréJoyeux La Vie large de colonies [76, 92] mô tả một người hầu Việt Nam ngồi xômtrên mặt đất dưới chân người chủ Pháp với vẻ ngoài lịch lãm Đối lập với đôi chântrần của người bản địa (người đang xếp đôi ủng của chủ mình) thì người đàn ông da
23
Trang 30trắng cao to ngồi “chém trệ” phía trên thể hiện khác biệt giữa sự ton tại của hai thựcthé, chủng tộc trên một vùng đất Khi đó người hau chào bằng tiếng Pháp và tự giới
thiệu mình là Congais, thêm vào đó thì họ giới thiệu minh là gái còn trinh.
Tuy nhiên, không phải tất cả người phụ nữ Việt đều bị suy thoái về đạo đức.Đối với chế độ thực dân Pháp đã đàn áp, bóc lột, những người phụ nữ bị chà đạp,hiếp dam, áp bức cả về vật chất lẫn tinh than Vi dụ như trên tuần báo Le Libertairengày 7-14/10/1921, Nguyễn Ái Quốc viết “Một tên lính muốn bắt một phụ nữ AnNam phải hiến thân cho chó của nó Người phụ nữ ấy không chịu, liền bị đâm chếtbăng một nhát lưỡi lê vào bụng” [37, 69], Chăng có một con số thống kê nào cóthể thống kê được số lần những người phụ nữ Việt Nam bị lạm dụng, hiếp dâm,
mua vui cho những người đản ông.
Hay trong một tờ báo thời Pháp thuộc đã xuất bản một câu chuyện về ngườiphụ nữ Đặng Thị Như Bà xuất thân từ một vùng quê nghèo khó nên đã quyết định
ra thành phố lớn dé tìm kiếm việc làm Khi đó có một tú bà đã tỏ ý muốn tìm việc
và cung cấp nơi ở cho cô Tin tưởng vào những lời nói của tú bà mà Đặng Thị Như
đã bị bán vào một nhà thổ ở khu Cầu Giây Như muốn bỏ trén khỏi nơi đó nhưng docác khoản nợ mà tú bà trước kia đã chu cấp cho Như (phải lưu ý là số tiền đó khálớn) cộng thêm khoản tiền lãi khiến cho Như không có khả năng chỉ trả Đến khi giađình của bà đến tìm thì tú bà vẫn không chịu dé bà đi Phải đến khi gia đình khiếunại lên chính quyền thì bà mới được tự do” Như vậy, nghề hat a đào đã dần dần gắnvới nghề mại dâm không giấy phép Bên cạnh đó, nghề mại dâm trái phép này đượcđiều hành bởi các nhà thé bat hợp pháp Những nhà thé bat hợp pháp bao gồm quánbar, khách sạn, vũ trường, phòng hút thuốc phiện, một vài nhà hát ả đào ở Bắc Kỳ[66, 5] Các nhà hát ả đào được mở chỉ cách vài mét so với nội đô thành phó, làranh giới pháp ly của các tinh ly cho phép a đào trốn tránh được hệ thống pháp luật
ma vẫn có thé phục vụ được khách hàng ở các thành phố lớn Khu vực ngoại thành
Hà Nội là nơi trú ngụ của 183 nhà hát ả đào với tổng số là 899 phụ nữ năm 1937, và
6 : wk Ee TẠ peak A :
“Ra Hanoi làm việc, một thiêu nữ bi bán làm gái hong lâu (Left Hanoi to find work, young woman was Sold to work in a Brothel)”, báo Đóng Pháp, ngày 9 thang 9, tr.2.
24
Trang 31trong năm 1938 con số đó tăng lên 216 nhà hát với 958 phụ nữ Một vài địa điểm
nồi tiếng ở Kham Thiên, Thái Hà Ap, Bạch Mai, Gia Lam, nơi mà họ sẽ phục vu
bạn bat kỳ ở đâu và bat cứ thời gian nào [66, 8] Với con số lên đến hàng trăm, thậmchí gần 1.000 người phụ nữ hành nghề mại dâm bất hợp pháp là con số vô cùng lớn
để minh chứng cho vấn đề phụ nữ Việt Nam đương đầu với khó khăn của xã hội cậnđại, dựa vào “vốn tự có” dé có thé tồn tại trong xứ thuộc địa
Bên cạnh đó, cũng có những mối tình chớm nở giữa phụ nữ Việt với binh
lính hoặc người châu Âu khác Mặc dù phần lớn là muốn “lợi dụng?” người đàn ông
nhưng cũng có người có tình cảm chân thành Nhưng do yêu cầu của lực lượngquân đội viễn chinh Pháp, những binh lính Pháp chi được ở một vùng đất, cụ thé làViệt Nam không quá hai năm Điều này dẫn đến tình trạng con cái của họ sinh rakhông thé biết được mặt của cha hoặc cha mình đã bị chết bởi chiến tranh và người
mẹ Việt Nam sẽ phải gánh toàn bộ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc đứa con.
Tiếp theo là thân phận người cha, trong suốt khoảng thời gian xuất hiện tạiViệt Nam đến hết thời kỳ phi thực dân hóa, người Pháp đã ở đây hơn một thế kỷ.Những người Pháp đến, cư trú, ra đi tại Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là binh línhngười Pháp Có nhiều lý do khác nhau mà những métis bị cha của minh bỏ rơi.Trong các doanh trại quân đội, nhu cầu sinh lý của binh lính là điều không thékhông có Ho sử dung phụ nữ Việt làm “giải trí”, tham gia các buổi truy lac dé giảiquyết nhu cầu của bản thân Hoặc cha của métis là người đàn ông Pháp, binh línhPháp yêu cô gái Việt nhưng bị chết ở chiến trường, chiến tranh loạn lạc Hoặc nếucha của họ không chết thì cũng có trường hợp họ bỏ lại đứa con của mình ở ViệtNam mà trở về Pháp và không quay trở lại nữa Tệ hơn nữa, cha của họ không thừa
nhận chính người con của mình trong khi vẫn ở Việt Nam.
Hơn 3⁄4 người châu Âu chọn sống ở khu vực Nam Kỳ và Bắc Kỳ, hơn mộtnửa tập trung ở Sài Gòn - Chợ Lớn, Hà Nội, Hải Phòng, Huế Những ngành nghề
mà người châu Âu và người đồng hóa đảm nhiệm trong nền kinh tế và quân độiđược thể hiện ở bảng sau:
25
Trang 32Bảng 1.1: Số lượng người châu Âu phân theo ngành nghề năm 1937
Ngành nghề Số lượng Phần trăm (%)
Lâm nghiệp và nông nghiệp 705 3,4
Khai mỏ va công nghiệp 1.172 5,7
Giao thông vận tải 419 0,2
Thương mại 1.517 7,4
Ngân hàng và bảo hiểm 249 1,2
Tự do 1.795 8,8 Quân đội và hải quân 10.779 52,6
Bảng số liệu trên cho thấy rất nhiều đàn ông Pháp nói riêng và đàn ông châu
Âu nói chung làm việc tại Đông Dương với ngành nghé đa dạng Họ tập trung đôngnhất tại Nam Kỳ, tiếp đến là Bắc Kỳ, cuối cùng là Trung Kỳ Đàn ông Pháp tínhđến năm 1929 làm việc ngoài chính phủ là 6.589 người Dân số nam giới châu Âutrên toàn lãnh thé Việt Nam ngày 1/1/1929
Trong khi số lượng phụ nữ ở châu Âu tại Việt Nam không nhiều Sự mất cânbằng giới tính, nam nhiều hơn nữ, là đặc trưng trong cơ cấu giới tính thuộc địaĐông Dương Một vài lý do của vấn đề này là: thứ nhất, do tương quan lực lượngquân đội với dân sự; thứ hai là vai trò của người đàn ông trong việc vận hành cơ chếthuộc địa; thứ ba là do đặc điểm sức khỏe của hai giới tính Sự chênh lệch về giditính là yếu tổ quyết định đến van dé kết hợp/hôn nhân/hôn phối giữa đàn ông Pháp
và phụ nữ bản địa.
Vậy, vị trí của phụ nữ da trăng trong thuộc địa Đông Dương là ở đâu? Trongthành phần dân cư Đông Dương, đương nhiên sẽ có vị trí của phụ nữ châu Âu,
26
Trang 33nhưng số lượng không nhiều Day là điều dé hiểu bởi công cuộc xâm lược và khaithác thuộc địa cần vai trò của nam giới để phục vụ trong quân đội, làm việc trêncông trường, ham mỏ, đồn dién, Điều này được minh chứng rõ bởi tương quan số
lượng Nam/Nữ năm 1937.
Bảng 1.2: Nơi sinh của người châu Âu và “đồng hóa” phân theo giới tính năm 1937Nơi sinh Nam Nữ Tong cộng
ý vào các nữ hướng dẫn viên du lịch, con gái của các sĩ quan và quản trị viên, và
một phụ nữ da trắng hiếm có” [77, 403] Vì vậy, hầu hết đàn ông châu Âu phải tìmkiếm “niềm vui” khác để giải tỏa cho bản thân Ở Việt Nam, vợ Việt là vợ lẽ của họ
và được ngầm thừa nhận bởi xã hội
Ngoài ra, hiện tượng buôn bán tinh dục (tinh dục thương mai) phát triểnmạnh trong bối cảnh xã hội Việt Nam cận đại theo như lời khiếu nại của ông M.Dumontier về một nhà chứa ở bên cạnh nhà của ông, họ thường xuyên làm ô nhiễmtiếng ồn bởi cứ đến 9 giờ tối là những cô gái bản địa lại mời khách, tranh chấp vớikhách hang, âu đả giữa người bản xứ và binh lính Pháp Những căn lều ban thiu liên
tục mọc lên, ngoài ra còn có cả nhà thiêu - mùi hôi thôi boc lên, ông đã yêu câu
27
Trang 34nhà chức trách phải phá hủy những căn lều, nhà chứa này Dé hồi đáp khiếu nạitrên, thị trưởng thành phố Hà Nội - ông Le Résident - Maire đã cho cảnh sát đi điềutra Mặc dù vậy nhưng nhà quản lý vẫn không chịu xóa bỏ những căn lều, họ xâydựng một bức tường bang tre dé che khuất căn lều, và có vẻ khó chịu với những lờiphan nàn Tuy vậy, nhà quản lý đồng ý rằng sẽ dé các cơ sở kinh doanh đó cách xa
với nơi ở của người Pháp [77, 404-405]
Như vậy, với các sô liệu, minh chứng ở trên hệ quả của van đê giao lưu, tiép
biến văn hóa Việt thế kỷ XX ở khía cạnh nhân chủng học chính là sự ra đời của con
lai Pháp - Việt Khi xuất hiện vấn đề con lai trong xã hội, chúng sẽ ảnh hưởng đếntình hình chính trị, kinh tế của đất nước Vậy, Chính quyền thực dân Pháp đã cónhận định gi dé giải quyết vấn dé con lai Âu - A tại nước thuộc địa Đông Dương
1.3 Đặc điểm chung của con lai Pháp - Việt
Bang 1.3: Số liệu các cuộc hôn nhân hỗn hợp từ năm 1922 - 1932Năm | Kết hôn giữa đàn ông châu Âu và Kết hôn giữa đàn ông bản địa và Tổng
phụ nữ bản địa phụ nữ châu ÂuAnn | Cam |Coc | La |Ton |Tô | Ann |Ca |Coc |La | Ton | Tôn
am |bodg | hich |os | kin |ng |am |mbo |hích |os |km |g
(Tru |e ine |(L | (Bac (Tru |dge |ine |(L | (Bắc
ng (Ca | (Na lào | Ky) ng (Ca | (Na | ao | Ky)
Trang 35Nguồn: [92, 344].
Theo số liệu của Bảng 1.3, cha châu Âu - mẹ bản địa chiếm số lượng lớn Cóhai khu vực có số lượng kết hôn cao nhất là Cochinchine và Tonkin (Nam kỳ vàBắc kỳ) Một số lý do để giải thích cho hiện tượng đó: thứ nhất, hai vùng này tậptrung đông người châu Âu, nhất là người Pháp Cũng ở hai vùng này số lượng binhlính viễn chinh Pháp di chuyên nhiều Bên cạnh đó, do Chính phủ Pháp đặt trụ sởchính của mình - đầu tư nhiều công trình Pháp - thu hút vốn đầu tư kinh tế nhiều -
có nhiều nhà máy, công sở nên khu vực này là điểm đến của người bản địa từ nôngthôn ra thành phố và người nước ngoài Chính những yếu tố chính này đã tạo điềukiện cho xã hội hai khu vực trung tâm phát triển Bên cạnh yếu tố phát triển tích cựcnhư trường học, trạm y tế thì yếu tố tiêu cực như mại dâm, kỹ nữ, tệ nạn xã hộicũng không ít Vì vậy, có thé tạm hiểu được lý do mà số lượng kết hôn ngoại quốclại gia tăng và nhiều nhất ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ
Cuối cùng, con số mà nhà nghiên cứu Yeri Urban khăng định: Tổng số cuộchôn nhân được cử hành ở Đông Dương, trong đó một trong hai vợ chồng là ngườichâu Âu đã tăng lên 211 vào năm 1922, 264 vào năm 1928 và 237 vào năm 1932
Tỷ lệ các cuộc hôn nhân vào các năm trên lần lượt 1a: 14,2%, 19,3% và 38,8% Cuốicùng, bat chấp dữ liệu bị thiếu, chúng tôi có tổng số ít nhất 638 cuộc hôn nhânngoại quốc trong giai đoạn 1922 - 1932, trong đó ít nhất 576 là người châu Âu với
29
Trang 36phụ nữ bản địa, chiếm 90% [92, 334] Có thể thấy, nếu sự tin tưởng của tác giả làđúng sự thật thì con số này đã nói lên rằng số lượng con lai đã tạo thành một nhómthiểu số, tuy không nhiều nhưng đủ để Chính phủ Pháp phải “đau đầu”, nó gây raảnh hưởng đến chính xã hội chính quốc.
Ngoài ra, con lai Pháp - Việt không được thống kê rõ ràng bởi các nhà cầmquyền thuộc địa Pháp Họ cho rằng [86, 185] dù đóng vai trò trong quyền dân chủ
và chủ quyền của Pháp hay trong sự bat ôn về chính trị, việc chính quyền Pháp ganquyền lợi của métis với Pháp luôn là điều có lợi và không được phép dé xuất hiện ở
trong luật bat ky dấu hiệu nao của sự phân biệt chủng tộc Đề chứng minh luận
điểm này, một vài bảng số liệu được thống kê bởi các cuộc điều tra dân số củangười Pháp, họ gộp người châu Âu và người đồng hóa với nhau mà không ghi rõ sốliệu con lai được nhập quốc tịch Pháp
30
Trang 37Tiểu kết
Con lai Pháp - Việt là nhóm đối tượng được sinh ra bởi bồ là người Pháp, mẹ
là người Việt Nam Họ chia thành hai số phận: một là họ được công nhận bởi cả cha
và mẹ, mang quốc tịch Pháp, nhận toàn bộ quyền lợi như người Pháp tại ĐôngDương Nhóm con lai này chiếm số ít và không thuộc đối tượng nghiên cứu của
luận văn Hai là nhóm con lai Pháp - Việt bị bỏ rơi bởi cha hoặc cả cha và mẹ của
mình Số lượng con lai thuộc nhóm đối tượng này chiếm phan nhiều và là đối tượngquan tâm của chính quyền thuộc địa Pháp cũng như của luận văn Họ được tạo rabởi nhu cầu giải quyết vấn đề sinh lý của người cha hoặc bởi tình yêu của cha Phápvới mẹ Việt hoặc cả hai Họ bị “bỏ rơi”, từ “bỏ rơi” mang nhiều ý nghĩa Có thể họ
bị bỏ rơi hoàn toàn hay bỏ rơi một nửa (nghĩa là họ vẫn nhận được sự chăm sóc của
người mẹ; cha của họ không quan tâm đến ho, dé mặc họ cho người mẹ nuôi dưỡng
- nghĩa là cha Pháp bỏ rơi con mình về mặt đạo đức; cha Pháp đã bị chết bởi chiếntranh; cha Pháp đã về nước Pháp mà không bao giờ quay lại, ) Nói cách khác, conlai Pháp - Việt bị “bỏ rơi” bởi người cha của mình và họ phải sinh tồn trong môi
trường bản địa mà có hoặc không có người mẹ.
Con lai Âu - Á nói chung và con lai Pháp - Việt nói riêng là hệ quả của quátrình xâm nhập, xâm lược, khai thác thuộc địa và phi thực dân hóa của dé quéc thucdân Pháp Đối diện với van dé này, người Pháp có thái độ hoài nghi, vừa lo lắngvừa muốn “lợi dụng” họ để phục vụ cho quân đội hay cơ quan hành chính thuộc địa
của mình Người Việt Nam dường như đã “gạt bỏ” nhóm người lai ra khỏi xã hội
bản địa Điều này khiến cho các nhà hoạt động xã hội Pháp lên tiếng cảnh báo chínhquyền thuộc địa và buộc họ phải có những động thái can thiệp
3l
Trang 38Chương 2: CHÍNH SÁCH CON LAI PHÁP - VIỆTCUA CHÍNH QUYEN THUC DÂN PHÁP VA HE QUA (1890 - 1945)
2.1 Lý do chính quyền thuộc dia Pháp quan tâm đến con lai Pháp - Việt
Chính quyền thuộc địa Pháp lo ngại răng: số lượng con lai ngày càng tănglên, nếu không có sự quan tâm đúng mực dành cho đối tượng này, họ sẽ làm ảnhhưởng đến nước Pháp về các phương diện:
Chính trị: Nếu con lai không được dạy dỗ đàng hoàng, họ sẵn sàng đi theocác đảng phái, chống lại chính quyền thuộc địa Đây là mối nguy hại lớn nhất đối
với người Pháp.
Kinh tế: nhóm người con lai cần phải có một công việc dé có thé nuôi sốngbản thân mình và gia đình Họ được cảnh báo sẽ trở thành “người da trắng nghèo”làm những công việc chân tay (kéo xích lô, ) [68,19] Họ cần có một công việcbình thường với mức thu nhập đủ sống dé có thể tồn tại trong xã hội ban địa
Xã hội: Nêu đối tượng này không có công ăn, việc làm én định, họ sé gópphần làm cho tình hình xã hội rối ren Những tệ nạn xã hội từ đó mà tăng theo Bởi
họ sẽ học được những thói hư tật xấu từ chính người mẹ bản địa của họ Hoặc nếu
họ không đi theo con đường đó thì cũng không hề có ngành nghề nào khác dành chocon lai Tuy nhóm người này không thé hình thành một giai cấp hay tang lớp trong
cơ cấu xã hội bản địa nhưng cũng là lớp người ton tại trong lịch sử xã hội
Văn hóa: Dù sao thì con lai Pháp - Việt được tạo ra bởi cha Pháp, nét “Pháp”
sẽ “in hằn” lên họ, trước hết là về ngoại hình Nếu những “người Pháp nhỏ” nàykhông có công việc, không học thức, “ban thiu”, sẽ làm cho hình anh người Phápxấu đi Vì du sao đi chăng nữa, người Pháp cũng tự nhận minh là người văn minh,đến Đông Duong dé khai sáng, “đồng hóa” người ban địa Vậy yêu cầu đặt ra ngayđối với thé hệ lai Pháp - Việt tại Việt Nam, làm sao dé khai sáng và “đồng hóa” họ
Ngoài yếu tố tự cá nhân con lai phát sinh, còn có một yếu tố quan trọng kháccần phải lưu ý đến, đó là sự suy giảm dân số của nước Pháp nhất là giai đoạn Chiếntranh thế giới thứ nhất dé nâng cao vị trí của nước Pháp trong bản đồ thuộc địa, sự
32
Trang 39hiện diện của người da trăng là rất cần thiết, trong khi số lượng người Pháp ngày
càng giảm Trong giai đoạn 1890 - 1894, tại Pháp có 4.312.000 ca tử vong so với 4.300.000 ca sinh [68, 69].
Theo nghiên cứu cua Charles Robequain, con lai Pháp - Đông Dương có
tong số 15.438 người, trong đó đàn ông chiếm 7.552 người va đàn ba là 7.886người Tuy nhiên, trong số liệu này, con lai có cả cha và mẹ sinh ra ở Pháp chiếm
1.995 người; có 9.131 người có mẹ là người Đông Dương và có 4.638 người có cả
cha cả mẹ sinh ra ở Đông Dương [71, 23] Day là con số báo động đối với Chínhquyền thuộc địa Pháp trong việc quản lý nhân lực va xã hội đối với nhóm métis.Mặc dù vậy, con số này không bao gồm tất cả các con lai mà chỉ bao gồm những
người được công nhận bởi cha mẹ và con lai không được công nhận bởi cha nhưng
được nhập quốc tịch Pháp do chính sách bảo trợ con lai của chính quyền thuộc địa
Bảng 2.1: Số liệu về tỷ lệ kết hôn của người châu Âu ở Đông Dương năm 1940
Năm | Số đám cưới Đàn ông châu Âu Phụ nữ châu Âu
-người bản địa đàn ông bản địa
Tóm lại, vì các nguyên nhân đã liệt kê ở phần trên, chính sách con lai đượcthể hiện qua hàng loạt sắc lệnh, nghị định của chính quyền thuộc địa Pháp áp dụngcho đối tượng con lai Pháp - Việt nói riêng và con lai Âu - Á nói chung Chính sách
33
Trang 40con lai Âu - A thay đôi theo không gian, thời gian và gia tăng về đối tượng sẽ được
trình bày ở phần tiếp theo.
2.2 Chính sách con lai của chính quyền thuộc địa Pháp trong giai đoạn 1890
-1945
Đối diện với van đề con lai Pháp - Việt, chính quyền thuộc địa đã có nhữngđộng thái nghiên cứu về họ Trong cuộc họp ngày 4/7/1907, Chính phủ Pháp đãquyết định thành lập một ủy ban thường trực chịu trách nhiệm mở một cuộc điều trakhoa học về việc lai tạo con người gitra các chủng tộc có thu thập số liệu rõ rang cácgiống người lai mang tên Commission Permanente Pour L’étude Des Métis Uy banbao gồm:
- Dr Georges Hervé, professeur a l’Ecole d’ Anthropologie - President (Chu tịch)
- Dr Lapicque - maitre de conférences en Sorbonne (giang vién tai Sorbonne)
- Dr Rivet - explorateur (Nha tham hiém)
- Dr Papillault - professeur a lEcole d’Anthropologie, rapporteur (giáo su tại trường |’Ecole d’ Anthropologie, báo cáo viên)
- Dr Baudouin - secrétaire général de la Société préhistorique (Tổng thư ký của
Société préhistorique)
- Dr Rabaud - professeur adjoint a l’Ecole d’Anthropologie (trợ ly giáo sư tại
l’Ecole d’ Anthropologie)
- Schmidt - explorateur (Nha tham hiém)
- Zaborowski - professeur a l'Ecole d’Anthropologie (giáo su tại lEcole d’ Anthropologie)
Một bảng câu hỏi được lập ra song song và kết hợp với cuộc điều tra Yêucầu của cuộc điều tra này là đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan Bảngcâu hỏi dưới đây được hiệp hội thông qua và yêu cầu ủy ban này có câu trả lời Mụcđích của cuộc điều tra:
Vẫn đề con lai là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất và đồng thời bịche khuất mà ngành nhân học phải giải quyết, bởi vì chúng ta không dựa vào khả
34