hệ thống dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng về sự lãnh đạo của Đảng vớicông tác của Việt kiều hồi hương, qua đó tái hiện quá trình lãnh đạo củaĐảng, khái quát ưu điểm, hạn chế, nguyên nhâ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÉN THỊ THẮM
DANG LAO DONG VIET NAM VỚI CÔNG TÁC CUA
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LOI CAM ON
Dé hoàn thành luận văn này bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôixin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Lê Thị Quỳnh Nga - cô giáo đã trực tiếphướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
dé tài.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp kiến thức nềntảng và kiến thức chuyên ngành làm hành trang cho sự nghiệp trong tương lai
với mỗi học viên
Và tôi cũng xin được cảm ơn tới cán bộ nơi tôi trực tiếp khai thác tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu như: Thư viện quốc gia, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Thư viện khoaLịch sử, đã tạo điều kiện dé tôi có được những tài liệu phục vụ cho việc
làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm,động viên và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian hoàn thành đề tài luận văn
của mình.
Luận văn này là kết quả nỗ lực của bản thân tôi, vì vậy vẫn ton tại
nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi sự thiếu sót Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp của thay cô và bạn bè dé van đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cam on!
Hoc vién
Nguyễn Thị Thắm
Trang 4LOI CAM DOAN Tôi xin cam đoan: Luận van thạc si với đề tài “Đảng Lao động Việt Nam với công tác của Việt kiều hoi hương từ năm 1955 đến năm 1965” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai Các tàiliệu sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng do tôi tự tìm hiểu, xử lý
và phân tích một cách trung thực, khách quan.
Học viên
Nguyễn Thị Thắm
Trang 5MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài -¿- 2-5 s£+E2EE2EEEEEEEEEEEE7E2112112112111111 111.11 crk 3
2 Lich sử nghiên cứu vấn đề -¿- + xxx 2112211712171 re 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - s5 +3 ++**+*++eEEeeeeeeeeereereeers 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 ¿+ s+++££+E+E+£x+Ezrzxerxered 10
5 Phương pháp và ngu6n tư liệu ¿2-5252 2+E££E+EE+EE2EE2EerEerkerxereee 11
6 Những đóng góp của luận văn + +1 ey 12
7 Cấu trúc của luận văn ¿- ¿+ x+++++EE2EEEEEESEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrkrrrrrrei 12 Chương 1: BOI CANH LICH SỬ VA TINH HINH VIỆT KIEU Ở TAN ĐẢO, TÂN THE GIOI csscsssessssssesssessssssessusssecsusssecsuessecssessscssecsesssecseseseeseeess 13 1.1 Bối cảnh quốc tế và Việt Nam oi.eccecceccecceccecseeseessessessessessecsecssessessessesseeaes 13 1.1.1 Tình hình quốc tẾ -2- 22+ E2 EE+EE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkeee 131.1.2 Bối cảnh lịch sử Việt Nam ¿- St SSk‡EEEk EEEkEEEEkEEkrkerkrkerkrkrre 161.2 Tình hình Việt kiều ở nước ngoài và Tân đảo, Tân thé giới - 211.2.1 Một số van đề Việt kiều ở nước ngoài - - 2-52 2+cecxsrsersxee 211.2.2 Tình hình Việt kiều ở Tân đảo, Tân thế giới - s55: 24Chương 2: CHU TRƯƠNG VÀ SỰ CHI ĐẠO CUA DANG LAO DONGVIỆT NAM VỚI CÔNG TÁC VIỆT KIÊU TÂN ĐẢO, TÂN THÉ GIỚI 33HOI HUONG (1955 - 1965) n 33 2.1 Chu trương và chính sách của Dang, Nha nước về vận động đón tiếp Việtkiều hồi hương 2-2 5% +E+SE£EE+EE2EEEEEEEEE121121717111121121111111 1.1 11T cre 332.1.1 Chủ trương và quá trình vận động đón tiếp Việt kiều hồi hương 332.1.2 Một số chính sách về lưu trú, sinh sống đối với Việt kiều hồi hương 382.2 Dang chỉ đạo công tác Việt kiều Tân đảo, Tân thé giới hồi hương 442.2.1 Quá trình tổ chức đón tiếp, phân phối Việt kiểu 2-2 442.2.2 Quá trình tổ chức việc làm và xây dựng đời sống cho Việt kiéu 51
Trang 6Chương 3: MỘT SO NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIEM LICH SỬ 593.1 Một số nhận XÉ( - - 2-2 cESk#EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEETEEEEEEkrrkrrveg 59
3.1.2 Một số hạn chế ¿+ s x+St+E+EEEESEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEkrErrkrrrrkee 653.2 Một số kinh nghiệm 2 2 2SE+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEE2E122121EEcrkrkee 703.2.1 Chủ động, nhạy bén trong nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời đưa rachủ trương, chính sách động viên, đón tiếp, sắp xếp việc làm và 6n định cuộcsống cho kiều bàO - +52 ©S£+E2EE2EE9EE£EEEE1E71121121121121111711121 1.1 cre 71 3.2.2 Chủ trương, chính sách đối với Việt kiều hồi hương phải gắn liền với chiến lược đại đoàn kết dân tỘC -¿- ¿+ + +k+EEE+EEEEEEEEEEEEEEEErEeEkerrrxererxee 73
3.2.3 Tạo sự thong nhất hành động, phối hợp chặt chẽ của giữa các bộ,
ngành, đoàn thê từ Trung ương đến địa phương - 2-2 s2 sec: 76KET LUẬN - SE SE SE EEEEEEEEEE1E11111 1111111111111 1111111111111 1x 81TAI LIEU THAM KHẢO ¿S6 St EÉEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkeEkrkerrrkrri 85
PHU LUC 0 96
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tàiViệt kiều là một bộ phận không thẻ tách rời của cộng đồng dân tộc ViệtNam, là động lực của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Song, do nhiều nguyên khách quan vàchủ quan, trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến trước Cách mạngTháng Tám năm 1945, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, có hàng vạnngười Việt phải li hương ra nước ngoài, các nước thuộc địa của Pháp tiêu biểu
là Nouvelle-Calédonie (Tân thế giới) và Nouvelle Hébrides (Tân đảo) Mặc
dù xa quê hương, nhưng Việt kiều luôn hướng về Tổ quốc, tin tưởng vào sự lãnh đạo cách mạng của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh, và họ đã
có những đóng góp quan trọng về vật chất, tinh thần cho quá trình đấu tranh
giành độc lập dân tộc.
Sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựngchủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân dé thống nhất đất nước, phần lớn kiều bào ở Tân đảo, Tân thếgiới đều mong muốn hồi hương, chủ yêu về miền Bắc Từ năm 1955 đến năm
1965 là khoảng thời gian có đông đảo kiều bào ở Tân đảo, Tân thế giới về
nước Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước đã đưa ra chủ trương, chính sách
về công tác Việt kiều hồi hương và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác đón tiếp, phân phối, giải quyết việc làm nhăm 6n định cuộc sống cho kiều bào.Trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác Việt kiều hồi hương dé lại nhiều
ý nghĩa, bài học kinh nghiệm quý giá cho công tác người Việt Nam ở nước
ngoài hiện nay.
Việt kiều hồi hương là một vấn đề hay, đã có nhiều công trình nghiêncứu công tác tiếp đón và tiếp nhận kiều bào về nước trong thời gian này, ở các
bình diện khác nhau, nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu có
Trang 8hệ thống dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng về sự lãnh đạo của Đảng vớicông tác của Việt kiều hồi hương, qua đó tái hiện quá trình lãnh đạo củaĐảng, khái quát ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc kết kinh nghiệm củaĐảng về quá trình lãnh đạo đó, làm tài liệu tham khảo vận dụng vào thực tiễnhiện nay, nhất là trong thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trịngày 26 - 4 - 2004 “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”.
Vì những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn van dé: “Dang Lao độngViệt Nam với công tác của Việt kiều hồi hương từ năm 1955 đến năm 1965” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Dang
Cộng sản Việt Nam.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đềViệt kiều hồi hương là đề tài thu hút nhiều nhà khoa học trong nước vànước ngoài nghiên cứu, đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau Trong đề tàinghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát, liệt kê, phân tích một số công trìnhtiêu biểu có liên quan:
Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài
Ở nhóm công trình này, các tác giả tập trung nghiên cứu về van dé lihương, di tản của người Việt ra nước ngoài, nhất là các nước tư bản, các nước thuộc địa của Pháp; mối quan hệ giữa người Việt với các quốc gia Việt kiều đến sinh sống, làm ăn Một số công trình tiêu biểu như: Frank Lewins and
Judith Ly (1985), The first wave: the settlement of Australia's first Vietnamese
refugees Sydney (Làn sóng dau tiên: định cư của những người tị nan Việt Namđầu tiên của Uc), Allen & Unwin; Trịnh Diệu Thìn va Thanyathip Sripana(2006), Việt kiểu Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội; Bài diễn văn: New Caledonia and Vietnamese Contract
Labour Migration in Context (Cuộc di cư của người lao động Việt Nam đến New Caledonia) của Giáo sư Andrew Hardy (Viện Viễn Đông Bac Cô),
Trang 9Trong đó, công trình nghiên cứu “Việt kiêu ở Thái Lan trong moi quan
hệ Thái Lan - Việt Nam” của tác giả Thanyathip Sripana va Trịnh Diệu Thìn
[71] đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến nhập cư của người Việt vàoThái Lan; Phong trào đấu tranh của Việt kiều tại Thái Lan từ cuối thế kỷ XIX,đầu thế ky XX; Chính sách của Chính phủ Thái Lan với người Việt Nam định
cư trên lãnh thé Thái Lan; Lan sóng Việt kiều hồi hương trong những năm 60của thế kỷ XX Những kết quả nghiên cứu của công trình sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình khai thác tài liệu, hoàn thành đề tài nghiên
cứu của tác giả.
Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu cua các hoc giả trong nước
Van đề việt kiều đã được các nhà nghiên cứu tiếp cận ở nhiều bình diệnkhác nhau, tiêu biểu đó là:
Tiếp cận dưới góc nhìn thông sử có các công trình:
Phan Huấn (1954), Kiểu bào ta ở Thái Lan hướng về t6 quốc, Nxb Sự
thật, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hà (1990), Vẻ người Việt Nam định cư ở nướcngoài, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh; Hà Chuyên (2002),
Người Việt ở Mátcova, Nxb Thanh niên, Hà Nội; Nguyễn Dinh Bin (2003),
Người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và hướng về quê hương, Tạp chí Cộng sản, số 4, 5; Trần Dinh Lưu (2004), Việt kiểu Lào - Thái với quê hương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Quốc Lộc (2006), Người Việt ở Thái Lan - Campuchia - Lào, Nxb Văn nghệ, Hà Nội; Nghiêm Thị Hải Yến(2007), Đóng góp của Việt kiểu trong đấu tranh giành độc lập của nhân dânLào giai đoạn những năm 30 (thé kỷ XX), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,
số 9; Bộ Ngoại giao, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài (2009), 50 năm
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (1959 - 2009), Nxb Chínhtrị Quốc gia, Hà Nội; Đặng Thị Hồng Liên (2013), Vai trò của Việt kiểu trongđấu tranh giành chính quyên ở Viéng Chăn - Lào từ tháng 8 đến tháng 10
Trang 10năm 1945, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5 (158); Trần Thị Vui (2015), Một số đóng góp của Việt kiều ở Pháp trong kháng chiến chống thựcdân Pháp và dé quốc Mỹ xâm lược, Tạp chí Lịch sử Dang, (3); Hà NguyênKhoa (2016), Quá trình hình thành phát triển cộng dong người Việt ở TháiLan, Luận án chuyên ngành Lịch sử thé giới, trường Dai học Vinh, Nghệ An.
Trong số những công trình này thì công trình của Phan Huấn với vấn đềnghiên cứu “Kiểu bào ta ở Thái Lan hướng về tổ quốc” [50] đã kê lại câu chuyện về lòng yêu nước, tha thiết được ủng hộ kháng chiến và tỉnh thần đoàn kết, đũng cảm đấu tranh của kiều bào ở Thái Lan Từ năm 1948 đến năm
1954, Chính phủ phản động Thái Lan do dé quốc Mỹ giật dây cùng với thực dân Pháp đã liên tiếp thực hiện những hành động khủng bố kiều bào ở Thái Lan hòng làm nhụt ý chí chiến đấu Nhưng không vì thế mà ý chí chiến đấucủa kiều bào giảm sút mà ngược lại, kiều bào ở Thái Lan luôn đoàn kết, anhdũng đấu tranh chống mọi âm mưu dan áp, khủng bố của Chính phủ phanđộng Thái Lan câu kết với Pháp và Mỹ Nghiên cứu tập trung thể hiện cuộcdau tranh chống Chính phủ phản động Thái Lan của Việt kiều và những đónggóp của kiều bào cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
“Về người Việt Nam định cu ở nước ngoài” của Nguyễn Ngọc Hà [43]
đã khái quát tong thé và hệ thống từ quá trình hình thành, nguồn gốc cũng như tâm tư nguyện vọng của kiều bào ở các nước tư bản chủ nghĩa và phong trào Việt kiều, tô chức chính tri phản động lưu vong của người Việt ở nước ngoài.Đây là nguồn tài liệu tham khảo quý giá hỗ trợ tác giả giải quyết các nhiệm vụcủa đề tài nghiên cứu
Công trình “Người Việt Nam ở nước ngoài” của Trần Trọng Đăng Đàn[23] đã đề cập cụ thé, chi tiết về số lượng và sự phân bố của người Viét ởnước ngoài Đồng thời, phân tích những vấn đề về đầu tư, pháp lý, đời sống
nghệ thuật, văn hóa của người Việt Nam ở khu vực Liên Xô và Đông Âu.
Trang 11Nguyễn Quốc Lộc với công trình nghiên cứu “Người Việt ở Thái Lan Campuchia - Lào” [58] đã phân tích, làm rõ quá trình hình thành cộng đồngngười Việt Nam ở ba nước Thái Lan, Lào, Campuchia Đồng thời, nghiên cứucác vấn đề về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Việt ở baquốc gia này từ khi hình thành cho đến năm 2005 Đặc biệt, tác giả còn kháiquát những đóng góp to lớn của kiều bào tại Campuchia, Thái Lan và Làotrong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dé quốc Mỹ và công cuộcxây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kỳ đổi mới.
-Công trình nghiên cứu “Một số đóng góp cua Việt kiều ở Pháp trongkháng chiến chong thực dân Pháp và dé quốc My” của Trần Thị Vui [82; tr.
66 - 69] đã khái quát về phong trào yêu nước của Việt kiều ở Pháp với nhiều hình thức: mít tinh, biểu tình, phản chiến, vận động quyên góp gửi tiền về choChính phủ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Trongkháng chiến chống Mỹ cứu nước, Việt kiều ở Pháp còn tích cực ủng hộ phongtrào dau tranh vũ trang trong nước và đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phan
đi đến ký kết Hiệp định Pari.
Tiếp cận dưới góc nhìn lịch sử Đảng có một số công trình tiêu biểu như:
Nguyễn Phú Bình (2005), Công tdc vận động người Việt Nam ở nước
ngoài và những bài học thực tế, tạp chí Cộng sản, số 2; Trần Thị Vui (2006), Một số thành tựu của Đảng trong lãnh đạo công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tạp chí Lịch sử Đảng, số 8; Nguyễn Bảo Chung (2008), Chínhsách của Việt Nam đổi với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kì doimới, luận văn quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao; Trần Thị Vui (2012),Thực hiện chính sách của Đảng đối với người Việt Nam ở nước ngoài trongthời kỳ đổi mới - Thành tựu và kinh nghiệm in trong sách Dang Cộng sảnViệt Nam trong tiến trình giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, NxbChính trị - Hành chính, Hà Nội; Trần Thị Vui (2012), Quá trình đổi mới
Trang 12chính sách của Đảng đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 1986 đếnnăm 2009, luận án Tiên sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh; Bùi Thị Thu Hà (2016), Công tác người Việt Nam ở nướcngoài của Đảng trong thời kỳ đổi mới, tạp chí Giáo dục chính trị, (252)
Trong số những công trình này có bài viết “Công tác vận động ngườiViệt Nam ở nước ngoài và những bài học thực tế” của Nguyễn Phú Bình [5]
đã phân tích những quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhànước về vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài qua các thời kỳ Đồng thời, chỉ
ra những kết quả đạt được trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài Hơn nữa, tác giả cũng đưa ra một số hạn chế còn tồn tại và giải pháp nhăm làm tốtcông tác người Việt Nam ở nước ngoài, từ đó tranh thủ nguồn lực của Việtkiều trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bài nghiên cứu “Một số thành tựu của Đảng trong lãnh đạo công tác đổi với người Việt Nam ở nước ngoài” của Trần Thị Vui đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 8, năm 2006 [79] đã khái quát tình hình người ViệtNam làm việc và sinh sống tại nước ngoài Hơn nữa, bài viết còn phần tích rõquan điểm, chủ trương của Đảng với công tác người Việt Nam ở nước ngoàithông qua Nghị quyết số 08-NQ/TW năm 1993 của Bộ Chính trị về chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Chỉ thị số 55-CT/TWnăm 1995 của Ban Bí thư về triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị
về chính sách và công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài và Nghịquyết số 36-NQ/TW năm 2004 của Bộ chính trị về công tác đối với ngườiViệt Nam ở nước ngoài Thông qua đó, tác giả đã khái quát một số thành tựu
đạt được của Đảng trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó
nhấn mạnh đến giá trị cốt lõi mà những thành tựu này mang lại “góp phan tao
nên sự chuyên biến tích cực trong cộng đồng, thúc day xu thé người Việt Nam
ở nước ngoài hướng về quê hương và có những đóng góp thiết thực vào côngcuộc xây dựng đất nước” [79, tr 60]
Trang 13Đề tài “Chính sách của Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoàitrong thời kì đổi mới” của Nguyễn Bao Chung [11] đã phân tích cụ thé chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với người Việt Nam ở
nước ngoai trong giai đoạn 1986 - 2008 Những chính sách Đảng và Nhà
nước đưa ra với người Việt Nam ở nước ngoài đã có tác động tích cực đếnViệt kiều và nhân dân trong nước, làm thay đôi nhận thức của nhân dân trongnước về Việt kiều và những đóng góp của kiều bào với đất nước, thé hiện tâm
tư, nguyện vọng của kiều bào xa Tổ quốc, nhưng vẫn hướng về quê hương,góp phần khơi dậy tinh thần đoàn kết và hòa hợp dân tộc, sẵn sàng chung taycùng xây dựng dat nước.
Đề tài “Quá trình đổi mới chính sách của Đảng đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 1986 đến năm 2009” của Trần Thị Vui [80] đãlàm rõ quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vànhững đóng góp của Việt kiều trong phong trào giải phóng dân tộc Đồngthời, phân tích rõ quan điểm, chủ trương và sự thay đổi trong tư duy củaĐảng, Nhà nước Việt Nam với van dé người Việt Nam ở nước ngoài từnăm 1986 đến năm 2009
Bài nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà về “Công fác người Việt Nam ởnước ngoài của Đảng trong thời kỳ đổi mới” [44] đã làm rõ sự chuyền biến trong nhận thức của Đảng với vấn đề Việt kiều; đồng thời, thể hiện mong muốn của kiều bào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong bàiviết, tác giả đã trình bày những thành tựu, hạn chế trong công tác người Việt
ở nước ngoài của Dang thời kỳ đổi mới Những chính sách đó đã góp phần ônđịnh cuộc sống của kiều bảo, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dâncác nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến tình hình
Việt kiêu ở nước ngoài và những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
Trang 14Việt Nam đối với van đề Việt kiều hồi hương, mỗi bài viết, mỗi công trìnhmới đề cập một cách khái quát ở giai đoạn này hay giai đoạn khác, có thể làthời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), thời kỳ đổi mới Nhưng thực tế, chưa có mộtcông trình nào nghiên cứu một cách hệ thống chủ trương, chính sách củaĐảng về công tác Việt kiều hồi hương từ năm 1955 đến năm 1965 dé thay rõ
ưu điểm, hạn chế trong quá trình t6 chức đón tiếp, phân phối, giải quyết việc làm và ôn định cuộc sống cho kiều bào sau khi về nước.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trương và quá trình tổ chức thực hiện công tác Việt kiều hồi hương của Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1965 đề từ đó đúc
rút những kinh nghiệm quý có giá trị tham khảo cho hiện tại.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, thu thập thông tin, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
Hai là, làm rõ chủ trương, quá trình thực hiện công tác Việt kiều hồi
hương của Đảng Lao động Việt Nam.
Ba là, tông hợp một số kết quả đạt được trong công tác Việt kiều hồi
hương của Đảng.
Bon là, đưa ra một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử phục vụ cho
công tác người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về đón tiếp Việt kiều hồi hương và quá trình tô chức 6n định đời sống cho kiều bào, nhất là Việt kiều ở Tân đảo, Tân thế giới về nước từ năm 1955 đến năm 1965.
10
Trang 15* Pham vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 1955 đến năm 1965 Day
là khoảng thời có đông đảo kiều bào về nước khi miền Bắc được hoàn toàn
giải phóng.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình
tổ chức thực hiện công tác Việt kiều, trọng tâm là Việt kiều ở Tân đảo và Tânthế giới hồi hương
- Về phạm vi không gian: Luan văn nghiên cứu trong phạm vi Việt Kiều ở Tân đảo, Tân thế giới hồi hương về miền Bắc.
5 Phương pháp và nguồn tư liệu
*Phương pháp nghiên cứu
Dé thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứuLịch sử và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ yếu Ngoài ra, tác giả còn
sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như: phương pháp tông hợp, thống
kê, mô tả, so sánh, phân tích, lôgíc, nhằm thu thập, phê phán tư liệu, hệthông hóa thông tin để hoàn thành luận văn
* Nguôn tư liệu
- Văn kiện Đảng toàn tập: tập 16, tập 17, tập 19, tập 20, tập 21, tập 25, tập 26, tập 34, tập 37.
- Tài liệu của Ban Việt kiều Trung ương lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III và Cục Lưu trữ Văn Phòng Trung ương Đảng.
- Các đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, luận văn, luận án
có liên quan.
- Các bài viết được đăng trên báo Nhân dân (năm 1954, 1959, 1960,
1961, 1975, 1976), báo Cứu quốc (năm 1951, 1955) và các tạp chí nghiên cứu của nhiều chuyên ngành như: tạp chí Lịch sử Đảng, tạp chí Nghiên cứu ĐôngNam Á, tạp chí Cộng sản,
11
Trang 166 Những đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ bối cảnh quốc tế và trong nước, khái quáttình hình Việt kiều ở nước ngoài và điều kiện để đón tiếp Việt kiều, nhất làViệt kiều ở Tân đảo, Tân thế giới về nước.
- Lam rõ chủ trương và quá trình thực hiện công tác Việt kiều hồihương của Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1965
- Bước đầu đưa ra một số nhận xét, kinh nghiệm lịch sử về công tác lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề Việt kiều hồi hương.
- Góp phần cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho người đọc và các
nghiên cứu có liên quan.
7 Cầu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được kết cau thành 3 chương:
Chương 1: Bối cảnh lich sử và tình hình Việt kiều ở Tân đảo, Tân thé
giới
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam với
công tác Việt kiều Tân đảo, Tân thé giới hồi hương (1955 - 1965)
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử
12
Trang 17Chương 1:
BOI CANH LICH SU VA TINH HÌNH VIỆT KIEU O TÂN DAO,
TAN THE GIOI 1.1 Bối cảnh quốc tế và Việt Nam
1.1.1 Tình hình quốc tếTrong những năm 1955 - 1965, tình hình thế giới có nhiều biến đổi sâusắc Sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trở thành nhân tố quan trọng góp phần ngăn chặn chính sách gây chiến, xâm lược của chủ nghĩa thực dân, giữ gìn hòa bình thé giới Thời gian này, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Năm 1955, Liên Xô hoàn thành trước thời hạn kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951 - 1955) với nhiều thành tựu quan trọng: Tổng sản lượng công nghiệp
1955 tăng 85% so với năm 1951, gấp 3,5 lần trước chiến tranh; than đá năm
1955 chiếm 20% tổng sản lượng của thé giới; sản lượng dau lửa tăng từ 1955
-1957 tăng bình quân hàng năm 11,4 triệu tan nâng lên 113 triệu tan năm 1958.Liên Xô trở thành nước đứng đầu châu Âu va thứ hai thé giới về sản lượngđiện, năm 1958 là 233 tỉ kw/h Trong khoa học kỹ thuật Liên Xô là nước đầutiên trên thế giới sản xuất điện nguyên tử và phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ [46, tr 2] Với những tiến bộ vượt bậc về khoa học - kỹ thuật đánh dau bang sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), bom binh khí (1953), sản xuất tên lửa vượt đại châu (1957) đã phá vỡ thế độc quyền hạtnhân của Mỹ khiến cho tương quan lực lượng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và
xã hội chủ nghĩa có sự thay đôi Dé củng cô sức mạnh của mình, Liên Xô vàcác nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã thành lập Hội đồng tương trợ kinh té!(SEV) năm 1949 và khối Hiệp ước quân sự Vácsava” (1955)
! Ngày 8 - 1 - 1949, Hội nghị kinh tế gồm đại biểu các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiếp Khắc đã quyết định thành lập tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa (khối SEV) nhằm
13
Trang 18Cùng với sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác ở
Đông Âu cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Năm 1955, công nghiệp
Ba Lan tăng gấp 4 lần trước chiến tranh, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời.Năm 1956, Cộng hòa Dân chủ Đức hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ hai,trở thành nước đứng đầu châu Âu về sản lượng điện theo đầu người, đứng thứhai thế giới về sản lượng hóa chất theo đầu người Năm 1957, Trung Quốchoàn thành kế hoạch 5 năm (1953 - 1957) với nhiều kết quả mới trong pháttriển kinh tế - xã hội Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Liên Xô và cácnước xã hội chủ nghĩa cũng bắt đầu mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng, nhất là chủ trương “đại nhảy vọt” của Trung Quốc Sau khi Stalin qua đời (ngày 5 - 3
- 1953) Liên Xô đã xảy ra một số thay đổi lớn trong giới lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Đồng thời, những bat cập trong lý luận và thực tiễn xâydựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu xuất hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến phong tràocộng sản và công nhân quốc tế, tiêu biểu là tư tưởng xét lại ở Liên Xô vađường lối “tam hòa” của Trung Quốc đã khiến hai trụ cột trong phe xã hộichủ nghĩa bất hòa, mâu thuẫn
Trong phe tư bản chủ nghĩa, Mỹ đóng vai trò là “trụ cột” ở Tây Âu.Trong thời gian này, Mỹ tiếp tục day mạnh chiến tranh lạnh với Liên Xô và cácnước xã hội chủ nghĩa nhằm chống lại phong trào cộng sản và giải phóng dân tộc, ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa xã hội tràn qua vĩ tuyến 17 của Việt Nam
xuống Đông Nam Á, Mỹ đã ra sức thành lập tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
(SEATO) ngày 8 - 9 - 1954 Trong những năm 1957 - 1961, Mỹ đã phải giải
quyết liên tiếp hai cuộc khủng hoảng kinh tế ở trong nước Nhưng giấc mơ vềmột “đại thế kỷ My” và tham vọng bá chu thế giới vẫn tiếp tục được đây mạnh,
thúc đây hợp tác, giúp đỡ nhau về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa Liên Xô với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
? Thành lập ngày 14 - 5 - 1955 tại Warszawa, sau khi Liên Xô, Albania, Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Romania, Cộng hòa dân chủ Đức, Tiệp Khức ký kết Hiệp ước hữu nghị hợp tác và tương trợ, có hiệu lực từ tháng 6 năm 1955.
14
Trang 19nhất là khi hai nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa bắt đầu có những mâuthuẫn bất hòa vào cuối năm 50 (thế kỷ XX) Trước sự lớn mạnh của hệ tư
tưởng xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ, hòa bình trên
khắp thế giới, Mỹ đã phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu chuyển hướng quan
hệ quốc tế từ đối đầu căng thăng sang hòa hoãn với Liên Xô
Cuối thập niên 50 (thế kỷ XX), phong trào giải phóng dân tộc đangphát triển như vũ bão Ở Đông Dương, cách mạng ba nước Việt Nam, Lào,Campuchia giành thang lợi, buộc Pháp ký Hiệp định Gionevo, đã làm sụp đồcăn bản của chủ nghĩa thực dân cũ, đây chủ nghĩa thức dân mới lâm vào khủng hoảng Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ở Việt Nam đã trở thành biểu tượng, là nguồn cô vũ lớn lao đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, hàng loạt các nước ở châu Á, Phi,
Mỹ La tinh đều đứng lên đấu tranh chĩa mũi nhọn chống Mỹ Trong thời giannày, Mỹ đang từng bước can thiệp vào miền Nam Việt Nam với nhiều hoạtđộng nhằm phá hoại Hiệp định Gionevo, tăng cường lực lượng quân sự ởThái Lan, ra sức can thiệp vào Lào, phá hoại hiệp định đình chiến ở TriềuTiên Trong quan hệ đối ngọai với Trung Quốc, Mỹ đã có những dé nghị cụthê về vấn đề Đài Loan, hiệp ước an toàn Thái Bình Dương, song thái độ giữa
Mỹ và Trung Quốc chưa có thay đổi trong việc Trung Quốc tham gia Liên
xã hội ở châu Á, trọng tâm là phong trào cách mạng của Việt Nam Trong thời
15
Trang 20gian này, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang tiến những bướcmới, có nhiều đặc sắc, góp phần cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông
Dương, hỗ trợ tích cực cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Namsau năm 1954.
1.1.2 Béi cảnh lịch sử Việt NamVới thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ (1954),Pháp phải ký Hiệp định Gionevo cham dứt chiến tranh ở Đông Dương, mở ramột kỷ nguyên mới - kỷ nguyên chiến thắng ách nô dịch của chủ nghĩa thựcdân cũ Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh dấu sự kết thúc thăng lợi cuộckháng chiến trường kỳ, gian khổ suốt 9 năm của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ, giáng đòn quyết định, đập tan ý chí xâm lược của các thế lực thực dân hiếu chiến Sau khi ký kết Hiệp định Gionevo,đất nước tạm thời chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau
Ở miền Bắc, ngày 10 - 10 - 1954, Hà Nội được giải phóng Ngày | - 1 - 1955,
25 vạn đồng bảo và chiến sĩ tham dự mít tinh lớn ở quảng trường Ba Đìnhchào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trở về Thủ đô Sau 9năm kháng chiến trường kỳ, nhân dân miền Bắc được giải phóng hoàn toàn,bước đầu khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội trở thành nền tảng, căn cứ địa vững chắc cho cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Đồng thời, “miền Bắc được giải phóng là một thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đặt cơ
so vững chắc cho cuộc dau tranh dé thực hiện một nước Việt Nam hòa bình,thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh” [25, tr 569]
Ngay sau khi được giải phóng, miền Bắc nhanh chóng bắt tay vào khôiphục kinh tế trong diéu kién kho khan vé nhiéu mat: Nông nghiệp bị thiệt hạinghiêm trọng bởi chiến tranh, 143.000 héc ta ruộng đất bị bỏ hoang, 8 côngtrình đại thủy nông bị phá hủy, thiên tai liên tiếp xảy ra Ở nông thôn, hàng
16
Trang 21trăm gia đình bị địch càn quét, đốt phá, không có nhà để ở Gần một triệuđồng bào công giáo bị dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào Nam bỏ lại hàng chục nghìnhéc ta ruộng đất hoang Nạn đói lan rộng khắp nơi Nền công nghiệp vốn nhỏyếu lại bị thiệt hại nặng nề, gần 50% kho tàng công sở bị phá hoại, hàng chụcvạn người thất nghiệp Thủ công nghiệp bị đình đốn Giao thông vận tải đượccoi là huyết mạch của nên kinh tế quốc dân bị phá hủy nghiêm trọng Tình
hình đó đặt ra yêu cầu khôi phục kinh tế là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu Nghị
quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (3 - 1955) đã đưa ra phương châm khôiphục kinh tế miền Bắc với nội dung: khôi phục nông nghiệp; phục hồi giaothông vận tải làm cho mạch máu kinh tế được lưu thông; điều chỉnh công thương nghiệp tư doanh; khôi phục công nghiệp; củng cố tài chính, ổn định tiền tệ và bình 6n vật giá, tăng cường kinh tế quốc doanh, xây dựng kinh tếhợp tác xã, xây dựng nông trường quốc doanh [26, tr 194] Nghị quyết Hộinghị đặc biệt nhân mạnh khôi phục kinh tế gắn liền với sự phát triển cân đối
giữa các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại
trong đó, phục hdi và nâng cao sản xuất nông nghiệp là đầu mối dé khôi phụckinh tế Đến cuối năm 1957, nhiệm vụ khôi phục kinh tế ở miền Bắc cơ bản
được hoàn thành.
Đặc biệt, trong 3 năm (1955 - 1957) kinh tế miền Bắc có những chuyên biến đáng kể Về nông nghiệp, năm 1956, miền Bắc đã sản xuất hơn 4 triệu tấn lương thực, nạn đói được giải quyết Về công nghiệp, 29 xí nghiệp cũđược khôi phục, xây dựng mới 55 xí nghiệp, chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng
Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt được khôi phục Cácngành văn hóa, giáo dục, ý tế cũng phát triển nhanh chóng và đạt được nhữngthành tích đáng kê Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện
rõ rệt Đây là bước đệm dé miền Bắc hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) với nhiều thành tựu quan trọng: Quan hệ sản xuất mới được
17
Trang 22củng cô, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được tăng cường: y tế, giáo dục,văn hóa có bước phát triển mạnh mẽ Kinh tế nông nghiệp miền Bắc đã phát
triển vượt bậc, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp, sau
khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nông nghiệp miền Bắc phát triểntương đối toàn diện, tốc độ bình quân về giá trị tổng sản lượng nông nghiệpđạt 4,1% Công nghiệp miền Bắc thời kỳ này cũng có bước phát triển khá, từ
cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là khai thác nguyên liệu và sửachữa nhỏ, đến năm 1965, công nghiệp miền Bắc bước đầu giữ vai trò chủ đạotrong nên kinh tế quốc dân Trong những năm 1955 - 1965, dưới sự lãnh đạocủa Đảng, với tinh thần đoàn kết của nhân dân và sự ủng của các nước xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đã tiến những bước đệm dài trong lịch sử, đất nước, con người đều đổi mới Đồng thời, đã trở thành chỗ dựa, căn cứ địa vững chắc chomiền Nam Và miền Bắc cũng trở thành cơ sở hấp dẫn, thu hút đồng bào vềnước, dé có cuộc sống thực sự tại quê nhà, nhất là kiều bào ở Tân đảo, TânThế giới trở về miền Bắc thăm thân, lập nghiệp, đóng góp xây dựng quê
hương giàu mạnh.
Trong khi miền Bắc đang tiến hành khôi phục kinh tế, xây dựng tiền đềcho chủ nghĩa xã hội, ở miền Nam, Mỹ và tay sai thực hiện nhiều hoạt độngphá hoại Hiệp định Gionevo, cự tuyệt hiệp thương tổng tuyên cử, gây cuộc chiến tranh mới, âm mưu biến miền Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt đất nước lâu dài Ngay sau khi thiết lập chính quyền tay sai Ở mién Nam,
Mỹ - Diém đã thi hành chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, Luật 10 - 59, thànhlập “khu trù mật”, “khu dinh điền”, đồn dân vào các trại tập trung dé đàn ápphong trào yêu nước, phá các tổ chức cơ sở dang Trước tình hình đó, dé đưacách mạng miền Nam bước sang thời kỳ mới, Trung ương Đảng đã ra Nghịquyết lần thứ 15 (1959) kịp thời triển khai đường lỗi, phương châm, biện pháp đấu tranh thống nhất đất nước Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ cơ bản là
18
Trang 23“giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực
hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thốngnhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [31, tr 81] Về phương pháp cách mạng,Nghị quyết chỉ rõ: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ởmiền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân” [31, tr 82].Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam đã bùng né và lan rộng, tiêu biéu nhất là phong trào Đồng khởi (1959 - 1960), đây là biểu hiện cụ thể, sinh động sự vận dụng sáng tạo Nghị quyết 15 vào thực tiễn đấu tranh cách mạng Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã chuyên cách mạng miền Nam “từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công” [39, tr 479], giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao, làm thất bạimột hình thức thống trị của chủ nghĩa thực dân kiêu mới của Mỹ Đây là mộtmốc rất quan trọng của cách mạng miền Nam, tạo cơ sở vững chắc để nhândân ta đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ [38, tr 214]
Trước những biến đổi sâu sắc của khu vực và thế giới ảnh hưởng trựctiếp đến cách mạng Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
đã họp từ ngày 5 đến ngày 10 - 9 - 1960 dé đưa ra đường lối chiến lược và xác định nhiệm vụ của cách mạng của hai miền Nam, Bắc, cụ thể cách mạng Việt Nam phải giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược: “Một là, tiến hành cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trịcủa dé quốc Mỹ và bọn tay sai thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc
lập và dân chủ trong cả cả nước” [32, tr 916] Trong đó, cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp thống nhấtnước nhà Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyếtđịnh trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của
đê quôc Mỹ và bè lũ tay sai Cách mạng hai miên với hai nhiệm vụ khác nhau
19
Trang 24nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là hòa bình, độc lập, thống nhất đấtnước Đồng thời, Đảng nhận định đấu tranh thống nhất đất nước là quá trìnhlâu dài, gian khổ cần huy động mọi nguồn lực trong nước va nước ngoài, đòihỏi sự đoàn kết, góp sức của nhân dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài Đặcbiệt, công tác vận động kiều bào ở nước ngoài ủng hộ cuộc đấu tranh giảiphóng miền Nam Việt Nam là một trong những nhân tố góp phần tạo nên
thành công của cách mạng Sau năm 1954, Đảng đưa ra nhiệm vụ “nghiên
cứu kế hoạch sử dụng khả năng của Việt kiều ở các nước ngoài” [27, tr 215]
để tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp của kiều bào cho công cuộc dau tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ, tổng tuyển cử thống nhất đất nước Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Việt kiều ở nước ngoài có cơ hội trở về quê hương, đoàn kết với nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhấtđất nước
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, kiều bào ở Thái Lan, Tânđảo, Tân thế giới và Nam Mỹ có nguyện vọng hồi hương để gặp gỡ ngườithân, định cư và 6n định cuộc sống trên quê hương - nơi “chôn rau cắt rốn”của kiều bào và mong muốn đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của đất nước
Do đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã chủ trương tiếp đón chuđáo, nhiệt tình với tất cả những chuyến tàu đưa kiều bào ở Thái Lan, Tân đảo,Tân thế giới và Nam Mỹ cập bến cảng Hải Phòng Đồng thời, để hỗ trợ Việtkiều sau khi hồi hương 6n định chỗ ở, yên tâm công tác, Đảng, Nha nước ViệtNam đã phối hợp với các Bộ, ban ngành, đoàn thé địa phương lên kế hoạch cụthé, thực hiện có lộ trình các chính sách đối với Việt kiều hồi hương, nhất làcác chính sách về phân phối, sắp xếp việc làm cho kiều bào, chính sách về tàisản, hàng hóa của kiều bào, chính sách giáo dục đối với con em của Việt kiều,chính sách đối với Việt kiều là gia đình thương binh, liệt sĩ Đây là nhữngchủ trương, chính sách thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt Namđối với một bộ phận Việt kiều hồi hương, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn
20
Trang 25của đất nước, góp phan tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp tích cực của Việt kiềutrong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống
Mỹ - Diệm ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc
1.2 Tình hình Việt kiều ở nước ngoài và Tân đảo, Tân thế giới1.2.1 Một số vấn đề Việt kiều ở nước ngoài
Việt kiều là khái niệm dùng dé chỉ người Việt ở hải ngoại, người ViệtNam ở nước ngoài, họ định cư và sinh sống ở ngoài lãnh thổ Việt Nam Tronglịch sử hình thành, phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã córất nhiều người Việt Nam sinh sống ở nhiều địa bàn khác nhau trong khu vực
và trên thế giới Dau mốc về thời điểm người Việt Nam có mặt ở nước ngoàisớm nhất được ghi nhận vào năm 1226, từ đó cho đến nay, người Việt Nam ởnước ngoài không ngừng tăng về số lượng Trong số những người Việt Nam ở nước ngoài ra cư ngụ, có những người ra đi do những biến cố của đất nước.Đặc biệt, dưới sự cai trị của thực dân Pháp, rất nhiều người Việt Nam bị bắt đilàm phu mỏ, đồn điền ở Lào, Capuchia và các thuộc địa của Pháp ở châu Phi
và châu Đại Dương Trong đó, có những người Việt Nam bị thực dân Pháp
bắt sang Tân đảo, Tân thé giới dé lao động, phục vụ lợi ích của chính quốc
Trong thời kỳ Chiến tranh lần thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh lầnthứ hai (1939 - 1945), hàng nghìn người Việt Nam đã Pháp bị bắt đi lính, saukhi giải ngũ, kiều bao đã ở lại sinh sống và lập nghiệp tại Pháp và các thuộcđịa của Pháp, hình thành nên cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Trongkháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Việt kiều ở Pháp có khoảng20.000 người, có xuất thân và quan hệ gia đình khác nhau, nguyên nhân sangPháp cũng khác nhau, nhưng hau hết Việt kiều tại Pháp đều có lòng yêu nước,luôn hướng về Tổ quốc, hướng về miền Bắc xã hội chủ nghĩa và tha thiếtmong muốn đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước
và xây dựng Tô quôc.
21
Trang 26Việt kiều ở Nam Mỹ có khoảng hơn 1.000 người, phần lớn là chính trịphạm, bị Pháp bắt đi đày ở Guyane vào những năm 1920 - 1930 Do bị giamcầm và tra tấn dã man nên đã có một số người chết, còn lại được trả tự do vàđược ghi danh sách hồi hương sau năm 1954 khi miền Bắc được giải phóng
hoàn toàn.
Việt kiều ở Thái Lan có hơn 70.000 người, trong đó có hơn 55.000người làm phu mỏ, công nhân trong các đồn điền lánh nạn từ Lào sang Sốcòn lại chủ yếu là di cư sang Thái Lan sinh sống và một số ít là cán bộ hoạt động cách mạng bị chính quyền thực dân truy bắt nên phải lánh nạn ở Thái Lan Sau năm 1954, kiều bào ở Thái Lan gặp rất nhiều khó khăn do chính quyền Ngô Đình Diệm câu kết với một số tỉnh trưởng ở Thái Lan đàn áp Việt kiều, ép họ hồi hương về miền Nam dé thực hiện âm mưu biến khối Việt kiềuthành công cụ phục vụ kế hoạch xâm lược miền Nam Trước tình hình đó, các
tổ chức Đảng của Việt kiều ở Thái Lan lãnh đạo kiều bào đấu tranh, làm thấtbại âm mưu cưỡng ép kiều bào về miền Nam Việt Nam của Diệm Trong cácxóm làng, khu phố Việt kiều ở Thái Lan, kiều bào tổ chức chặn xe, cản đườngbinh lính Hàng vạn lá thư của kiều bào Thái Lan đã được gửi đến nhà vua vàđại sứ của Việt Nam ở Băng Cốc, Liên hợp quốc dé tố cáo thủ đoạn cưỡng bức Việt kiều phi pháp của chính quyền Thái Lan Trong cuộc đấu tranh của Việt kiều ở Thái Lan, nhân dân Thái Lan và nhiều nhân sĩ đã lên tiếng phản đối chủ trương cưỡng ép vô nhân đạo của chính quyền Thái Lan và ủng hộnguyện vọng hồi hương về miền Bắc Việt Nam của kiều bào
Tại Lào, kiều bào sống chủ yếu ở khu vực miền Trung giữa Savanaket,Khăm Muộn và một phần phía Nam của cao nguyên Bô-lô-ven Kiều bàosang Lào là do chính sách di dời người Việt từ đồng băng Bắc Bộ sang Làocủa thực dân Pháp Kiều bào ở Campuchia sinh sống chủ yếu ở vùng Đông
Bac Campuchia và làm việc trong các đôn điên cao su của thực dân Pháp Sau
22
Trang 27chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), kiều bào ở Lào, Campuchia có nguyệnvọng hồi hương về Việt Nam.
Ngoài ra, người Việt Nam còn sinh sống rải rác ở các nước châu Âu vàBắc Mỹ Khác với Việt kiều ở châu Âu, Mỹ hay Trung Quốc, kiều bào ở TháiLan, Tân dao, Tân thế giới, Nam Mỹ hau hết là nhân dân lao động bị áp bức,bóc lột và bị cưỡng ép phải rời quê hương, xa Tổ quốc, họ có tinh thần yêunước, có truyền thống đoàn kết đấu tranh, đã góp phan đáng ké cho khángchiến và cho cách mạng, khi nước nhà được độc lập, miền Bắc được giảiphóng hoàn toàn, kiều bào đã đấu tranh chống mọi thủ đoạn khủng bố, đàn áp của các nhà cam quyên noi cư trú, đòi hồi hương về miền Bắc Thực tiễn cho thấy, “kiều bào ở xa - nơi đất khách quê người, nhưng lòng thì luôn luôn hướng về Tổ quốc Khi về nước, kiều bao ta đã hăng hái góp tài góp sức vàocông cuộc xây dựng nước nhà” [37, tr 97] Ngay trong kháng chiến chốngthực dân Pháp, Việt kiều ở Tân đảo, Tân thế giới đã vận động đóng góp khánhiều cho kháng chiến Với tinh thần yêu nước, bà con kiều bào ở Nouvelle-Calédonie (Tân thế giới) và Nouvelle Hébrides (Tân đảo) đã dành dụm tiềnbạc rồi liên hệ với bác sĩ Nguyễn Khắc Viện và giáo sư Phạm Huy Thông -đại diện Chính phủ Việt Nam tại Pháp, gửi tiền vào quỹ kiến thiết quốc gia,mỗi đợt hàng triệu phơ-răng ủng hộ Chính phủ và đồng bao trong nước Trước khi hồi hương, Việt kiều ở Tân đảo, Tân thế giới còn chăm chỉ làm ăn, dành dum vốn liéng, mua sắm các phương tiện như máy khâu, máy ảnh, xe máy dé đem về Việt Nam 6n định cuộc sống, đóng góp cho sự phát triểncủa nước nhà Sau năm 1954, kiều bào ở nước ngoài đã tham gia nhiều phongtrào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tổng tuyên cử thống nhất đấtnước, nhất là Việt kiều tại Pháp đã tham gia mit tinh, vận động nhân dân Phápdau tranh đòi Chính phủ Mỹ và Ngô Đình Diệm phải thi hành nghiêm túc
Hiệp định Gionevo Nhiêu Việt kiêu tri thức ở nước ngoài có mong muôn hôi
23
Trang 28hương, đem kiến thức và tài năng, tài sản tích lũy được góp phần xây dựngđất nước giàu đẹp, phát triển vững mạnh Như vậy, những đóng góp của kiềubào ở nước ngoài đã góp phan củng có khối đại đoàn kết dân tộc, huy độngmọi nguồn lực trong nước va ngoài nước cho công cuộc kháng chiến, kiếnquốc của Việt Nam Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn biết ơn, trân
trọng những đóng góp của Việt kiều trên khắp thế SIỚI Đồng thời, Việt Nam
cũng rất coi trong nhiệm vụ bảo vệ lợi ích chính đáng của kiều bảo đang định
cư, sinh song tại nước ngoài va bao dam ôn định cuộc song cho Viét kiéu saukhi hồi hương
1.2.2 Tình hình Việt kiều ở Tân đảo, Tân thé giớiTân thế giới tên tiếng Pháp là Nouvelle-Calédonie (tiếng Anh gọi là New Caledonia, tiéng Việt là Niu Ca-lé-d6-ni) là thuộc dia cua Pháp nằm ởTây Nam Thái Bình Dương, gồm một hòn đảo rộng khoảng 16.920 km” vàchín đảo nhỏ Địa thế của Tân thế giới rất hiểm trở, phần lớn là rừng núi, cónhiều khoáng sản quý; khí hậu ôn hòa thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn
nuôi (Xem phụ lục 1).
Tân đảo tên tiếng Pháp là Nouvelle Hébrides (tiếng Anh gọi là New Hebrides) là một quần đảo gồm 37 hòn đảo rải rác trên một chiều dài 820 km nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương, địa hình có nhiều núi và di tích núi lửa, khí hậu âm thấp (Xem phụ lục 2) Trước đây, New Hebrides (Tân đảo) là
thuộc địa của Anh và Pháp, sau khi giành được độc lập năm 1980, Nouvelle
Hébrides đồi tên thành Cộng hòa Vanuatu
Ngay khi đặt chân đến hai quần đào này, những người nông dân Việt
Nam đã đặt tên cho Nouvelle Hébrides là Tân Đảo, còn Nouvelle-Calédome là
Tân thé giới Trong thời kỳ Pháp cai trị Việt Nam, dé có công nhân khai tháctài nguyên thiên nhiên, canh tác đồn điền, Pháp đã bắt nhiều người Việt đi lính,
mộ phu tai các thuộc địa từ năm 1891 Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất
24
Trang 29(1914 - 1918), thực dân Pháp đã tung ra hợp đồng làm thuê với chế độ làmviệc, ăn, ở, thuốc men rất “khá”: ngoài tiền lương, mỗi ngày người lao độngcòn được thêm 0,5kg gạo, 0,2kg thịt cá, rau củ qua và các đồ dùng thiết yếucho cuộc sống, nhiều người Việt phần lớn là ban cố nông và dân nghèo thànhthị bị thực dân và địa chủ tay sai bóc lột đến cùng cực, không còn đường song
vi nghĩ sẽ thay đổi cuộc sống ở noi xứ lạ, nên hang nghìn người lao động
nghèo khó ở các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Hải Phòng đã đăng ký
mộ phu sang Tân đảo, Tân thế giới Theo thống kê của Chính phủ Pháp, năm
1929 có khoảng 6.400 người Việt Nam sang Nouvelle Hébrides (Tân Đảo) làm
việc Đến năm 1939, có khoảng 12.000 người Việt Nam đến đây làm phu mỏ [84, tr 14] theo hợp đồng 5 năm đã ký với công ty tuyên dụng của Pháp Cũng trong khoảng thời gian đó, một số lượng lớn người lao động Việt Nam chọn đilàm công nhân ở Nouvelle-Calédonie (Tân thé giới) dé thay đổi cuộc sống Saunăm 1945, hau hết những người Việt Nam đều hết hợp đồng lao động, mongmuốn trở về Việt Nam nhưng vì điều kiện đất nước đang có chiến tranh nênkiều bào chưa được hồi hương Đến tháng 1 - 1960, theo thống kê của Ban Việtkiều Trung ương, kiều bào ta sang Tân thế giới có khoảng 4.500 người, ở Tân
dao có hơn 1.500 người, trong đó có khoảng 2.500 đàn ông, 770 phụ nữ, còn
lại là trẻ em Hầu hết cũng là nông dân lao động bị thực dân Pháp mộ đi làm
mỏ, làm đồn điền từ năm 1920, 1921 [88, tr 1].
Lên tàu từ cảng Hải Phòng, những người lao động Việt Nam đã đếnvùng đất Tân đảo Nhưng trên đường đi họ phải chen chúc trong nhữngkhoang tàu kém chất lượng, có người phải ăn thực phâm kém vệ sinh do Phápcung cấp Nhưng họ vẫn chịu đựng với hy vọng sang miền đất hứa, cuộc đời
họ sẽ sang một trang mới tốt đẹp hơn Thực tế, khi bước chân đến Tân đảo,Tân thế giới, họ không hề thấy cuộc sống đầy đủ, sung túc như hứa hẹn,
ngược lại, họ bị đôi xử như những người “nô lệ da vàng” với những trận đòn
25
Trang 30roi của chủ đồn điền, bị vắt kiệt sức lao động Theo Hợp đồng đã ký kết, kiềubảo ta khi sang Tân đảo, Tân thế giới chỉ phải làm việc 9 giờ một ngày, nhưngthực tế bọn chủ bắt làm 10 giờ, 11 giờ một ngày Điều kiện làm việc vat vả,tiền lương thấp, thậm chí còn không được trả lương theo đúng hợp đồng đãquy định; tháng nào cũng giữ lại 20 phơ-răng Nhưng thực ra đây là một lối
ăn bớt lương của công nhân và bắt chẹt công nhân Khi công nhân làm điều gìkhông vừa ý đều bị “phạt” bằng cách trừ tiền lương Trong các xưởng may,đồn điền, hầm mỏ, kiều bào còn bị bóc lột, bị đánh bằng roi gân bò, bị đá bang mũi giày đinh Có người trong khi làm việc chi vì đói mà ăn một miếng bánh cũng bị chủ đánh túi bụi, bắt nhả miếng bánh ra Không chỉ bóc lột sức lao động, bị kìm kẹp, phân biệt chủng tộc mà kiều bào ta còn phải mua đồ dùng thiết yếu hằng ngày với “giá cắt cổ”; thực dân Pháp còn cho tay sai mởcác sòng bạc, tiệm hút thuốc phiện đề đầu độc, trụy lạc văn hóa của kiều bào
Do cuộc sống ở nơi đất khách quê người vất vả cùng cực, nhiều kiều bào đãliên kết lại để đấu tranh, đòi lại quyền lợi và đòi ra lập nghiệp Nhưng thựcdân Pháp đã tiến hành nhiều cuộc khủng bố kiều bào, lập ra các trại giam vớichế độ vô cùng tàn ác Nhà giam không có đủ lỗ thông hơi, không có giườngchiếu, những người công nhân bị phạt chỉ có thể nằm trên sàn gỗ giữa phân,nước giải Cứ đến ba, bốn giờ sáng là chúng lại dùng roi vọt vào khua, bắt anh
em dậy di làm [9, tr 6].
Theo hợp đồng lao động được ký kết, phụ nữ chỉ phải làm việc vừa sứcmình, được nghỉ một tháng trước và sau khi sinh nở Nhưng thực tế, chị emđến ngày sinh đẻ vẫn phải làm việc nặng Có người mới sinh con, chúng bắt
bỏ con ở nhà dé đi làm Ai cãi lệnh hay làm trái đều sẽ bị đánh đập dã man, bịtrừ lương Những chị em có chút nhan sắc đều bị bọn cai chủ tìm cách cưỡnghiếp, hãm hại [9, tr 6] Thậm chí họ còn trở thành “món hàng” để các chủ đồn
điên đem ra trao đôi, mua ban, mua vui và dé thưởng cho các nhân viên làm
26
Trang 31tốt Vì cuộc song khô cực, dan ông thì bị ngược đãi, đánh đập, phụ nữ thì bịcưỡng hiếp, bị coi như món hàng: bệnh tật không được chữa trị kịp thời vàhoàn cảnh thiếu thốn đã khiến nhiều Việt kiều đã phải bỏ mạng nơi này Theothống kê của Bộ Nội vụ, trong những năm 1891 - 1939, người Việt sang Tânthế giới “cả thảy trên 2 vạn người, toàn là phu mỏ và phu cao su giao kèo 5năm Chết dần chết mòn, đến nay chỉ còn trên 4 nghìn rưỡi người trong đó có
độ 1.600 nam, trên 6 trăm rưỡi nữ và dưới 2 nghìn rưỡi thiếu nhi sinh trưởng bên ấy” [87, tr 1].
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, việc đi lại giữa Tân đảo vàViệt Nam bị cắt đứt, nhưng cộng đồng người Việt ở đây vẫn luôn hướng về
Tổ quốc, nghe thông tin qua dai ủng hộ Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh Năm 1944, hết hạn giao kèo cuối cùng, thực dân Pháp muốn giữ những ngườilao động Việt Nam ở lại làm việc trong các ham mỏ, đồn điền không cho hồihương bằng việc gia hạn thời gian làm việc Nhưng kiều bào ở Tân đảo, Tânthế giới đã đấu tranh không chịu ký thêm hợp đồng kéo dài thời hạn nữa vàđòi ra làm các nghề tự do như thợ may, thợ mộc, cắt tóc, lái ô tô, làm vườn,buôn bán Cuộc đấu tranh thắng lợi, kiều bào ở Tân đảo, Tân thế giới cũng
có việc làm ôn định với mức thu nhập tương đối cao: Lương tối thiểu của một người thợ mỏ khoảng độ 80 vạn ngân hàng ta mà mức ăn chỉ từ 20 đến 30 vạn Trước nay không có thất nghiệp, đói rách bao giờ Một số làm vườn và buôn bán đã có nhà lầu, ô tô (80 chiếc) và cửa hàng lớn Duy có nạn thất học
là rất trầm trọng Trẻ em vào các trường dạy chữ Pháp rất bị hạn chế; Chínhphủ địa phương lại cắm không cho ta dạy tiếng mẹ đẻ [87, tr 1] Khi nghe tinCách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, kiều bào đã ăn mừng và kéo cờ
đỏ sao vàng lên ngang hàng với cờ Pháp, treo ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,nhiều người còn quyên góp tiền bạc gửi về ủng hộ đồng bào gặp khó khăn, hy
vọng được đóng góp công sức cho sự nghiệp cách mạng.
27
Trang 32Việt kiều Tân đảo và Tân thế giới là chủ yếu là những người lao động
có tinh thần yêu nước nồng nàn, luôn hướng về Tổ quốc, luôn ủng hộ và tintưởng vào Đảng, Chính phủ Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, kiềubào đã tích cực ủng hộ kháng chiến, gửi tiền đóng góp quỹ kiến thiết, đấutranh chống nhà cầm quyền địa phương bắt đóng thuế, chống khủng bó, đậptan mọi âm mưu lôi kéo dụ dỗ, đe dọa của bọn cha cô phản động và tay sai do
Mỹ - Diệm cử sang Kiều bào còn kiên quyết đấu tranh đòi hồi hương về miềnBắc Hầu hết Việt kiều Tân đảo và Tân thế giới đều tham gia vào các đoàn thê như Việt Nam Công nhân Hội (Tân thế giới), Việt Nam Công Nông đoàn, ChiHội Liên Việt (Tân đảo), trong các đoàn thể đó còn có các tổ chức Thanh niên
- Phụ nữ và Thiếu Nhi Vì xa Tổ quốc, các đoàn thể của kiều bào ở Tân đảo, Tân thế giới ít được giúp đỡ đầy đủ và chặt chẽ, tổ chức còn lỏng lẻo, thiếuthống nhất Song không vì thế mà tinh thần đấu tranh của họ bị giảm sút,ngược lại, họ luôn đoàn kết, học tập dé nâng cao trình độ giác ngộ chính trị
Do hạn chế về điều kiện học tập nên nhiều kiều bào chưa nắm rõ tình hìnhtrong nước, chỉ thấy được nhiều thuận lợi to lớn mà không thấy những khókhăn đất nước dang trải qua Cùng với tinh thần đấu tranh bền bi của Việtkiều Tân đảo, Tân thế giới, do áp lực từ dư luận Pháp và sự đấu tranh kiên trì của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Pháp đã phải ký kết bảo đảm việc tô chức hồi hương cho Việt kiều Từ ngày 25 - 11 đến ngày 14 - 12 - 1960, các phái viên của Chính phủ Việt Nam cùng với chính quyền địa phương ở Tânđảo, Tân thế giới đã ký kết thỏa hiệp hồi hương cho Việt kiều về nước đầunăm 1961 Theo cuộc điều của Pháp, Việt kiều đăng ký hồi hương về miềnBắc chiếm 95% tổng số Việt kiều (một số nhỏ xin ở lại vì hoàn cảnh giađình) Dự định chuyến đầu tiên sẽ chở 551 người từ Nu-mê-a ngày 30 - 12 -
1960 và cập bến Hải Phòng ngày 11 hay 12 - 1 - 1961 [89, tr 1].
28
Trang 33Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã xác định một số khókhăn trong công tác đón tiếp, 6n định đời sống cho Việt kiều ở Tân đảo, TânThế giới hồi hương:
Thứ nhất, tư tưởng, lập trường cua một bộ phận kiểu bào chưa vững vàng, dé bị lung lay về ý chi dau tranh
Việt kiều ở Tân đảo, Tân thế giới chủ yếu xuất thân từ nông dân laođộng sống lâu năm ở một xã hội tư bản, làm nghề tự do trong một thời giankhá đài, nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng từ văn hóa, tư tưởng tư sản phươngTây, nhất là kiều bào sống ở các thuộc địa của Anh, Pháp Một bộ phận kiều bào thuộc tầng lớp buôn bán có mức thu nhập cao khi thấy những khó khăn trong nước, cùng với những thông tin tuyên truyền, bịa đặt của các thế lực và tay sai của dé quéc dựng lên nhằm reo rắc hoang mang, chia rẽ tinh than doankết dân tộc dễ khiến kiều bào lung lay về ý chi, lập trường, tư tưởng, gây khókhăn cho công tác giáo dục chính trị cho kiều bào sau khi hồi hương
Thứ hai, hiểu biết về tình hình đất nước của kiều bào còn hạn chếViệt kiều ở Tân đảo, Tân thế giới lâu ngày xa Tổ quốc còn hạn chếtrong việc tiếp cận thông tin, chậm nắm bắt tình hình trong nước, chỉ thấy đấtnước có nhiều thuận lợi, ít nhìn rõ các khó khăn, thách thức nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng khi tiếp xúc với thực tế đất nước khi hồi hương Hơn nữa, kiều bào ở Tân đảo, Tân thế giới đang sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thé, nhưng vì điều kiện liên lạc với các tổ chức trong nước chưa đượcchặt chẽ, thống nhất, lại ít có điều kiện học tập, giác ngộ chính tri nên chưanhạy bén trong năm bắt những chuyền biến của tình hình đất nước Một bộphận kiều bào có cuộc sống khá tốt, khi trở về quê hương đối diện với thựctiễn hoàn cảnh đất nước dễ nản chí, muốn trở lại Tân đảo, Tân thế giới dé sinh
sông, làm việc lâu dài.
29
Trang 34Thứ tư, khó khăn trong việc giải quyết việc làm, 6n định cuộc sống củakiêu bào
Việt kiều ở Tân đảo, Tân thế giới hồi hương giữa lúc miền Bắc đangtiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, bước đầu thựchiện cách mạng xã hội chủ nghĩa Ở miền Nam, chiến tranh chống chủ nghĩa
dé quốc, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc đang diễn ra phức tạp, nên côngcác đón tiếp Việt kiều hồi hương có thời gian bị gián đoạn, đất nước còn gapnhiều khó khăn về van đề lương thực, van dé mức sống của nhân dân trongnước có sự chênh lệch so với mức sống của kiều bào ở Tân đảo, Tân thế giới.
Do đó, kiều bào dễ bi quan, lo lắng sau khi về nước Hơn nữa, do phải tiếp nhận một số lượng lớn kiều bào ở nước ngoài về nước trong một thời gian ngắn nên việc vận chuyển chủ yếu bằng đường biển, thời tiết thay đổi theomùa, cùng với những thay đổi trong quan hệ quốc tế cũng ảnh hưởng lớn đếncông các đón tiếp kiều bào về nước.
Trước những khó khăn trong giải quyết van đề Việt kiều ở Tân đảo,Tân thế giới hồi hương, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã nhận định công táctiếp đón Việt kiều là “một vấn đề lớn, một công tác chính trị quan trọng vàkhó khăn” [88, tr 2], do đó phải tích cực đây mạnh tuyên truyền, giáo dục cho kiều bào về tình hình và nhiệm vụ trong nước, động viên kiều bào khắc phục khó khăn, vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, nhanh chóng thích ứng với hoàn
cảnh mới, ổn định cuộc sống, chăm chỉ, tiết kiệm trong lao động, sản xuất dé
góp phần xây dựng Tổ quốc vững mạnh Đồng thời, theo dõi và có kế hoạchkip thời ngăn chan các luận điệu xuyên tac, bia đặt của Mỹ - Diệm dé kiềubào vững vàng về tư tưởng sau khi về nước Hơn nữa, Đảng, Chính phủ ViệtNam cũng đặc biệt quan tâm theo dõi sự thi hành bản Thỏa hiệp hồi hươngcủa phía Pháp dé kịp thời đấu tranh khi có sự vi phạm dé bảo vệ quyền, lợi
ích chính đáng của kiêu bào.
30
Trang 35Tiểu kết chương 1Việt kiều là một bộ phận không tách rời cộng đồng dân tộc Việt Nam,
là động lực quan trọng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Song, do tác động từ nhiều yếu tố khách quan, chủ quan từ cuối thế kỷ XIX đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã có hàng vạn người Việt đã
phải li hương sang các nước tư bản, các nước thuộc địa của Pháp Dưới ach
cai trị, đô hộ của thực dân Pháp, nhiều người Việt Nam đã bị bắt đi lính sang Pháp, bắt làm phu đồn điền, phu mỏ ở các nước như Lào, Campuchia và một
số thuộc địa của Pháp ở châu Phi, châu Đại Dương tiêu biéu như ở Tân đảo, Tân thế giới Mặc dù xa Tổ quốc, điều kiện sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng kiều bào ở Tân đảo, Tân thế giới vẫn luôn hướng về quê hương, hăng hái góp sức, góp tài cho công cuộc dau tranh, kiến thiết nước nhà.
Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, kiều bào ở nướcngoài và kiều bào ở Tân đảo, Tân thế giới đã có những đóng góp tích cực chokháng chiến, cho đất nước Sau chiến thắng Điện Biên phủ năm 1954, cùngvới đồng bào cả nước, kiều bào đã tích cực tham gia các phong trào vận độngđòi thi hành Hiệp định Giơnevơ như mit tinh, lay chữ ký, vận động nhân dâncác nước sở tại ủng hộ cuộc đấu tranh chống sự can thiệp của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, thực hiện tổng tuyển cử thong nhất đất nước Đặc biệt, trong những năm 1955 - 1965, nhiều trí thức, kiều bào ở nước ngoài, nhất là kiều bào Tân đảo, Tân thế giới có nguyện vọng hồi hương dé đem kiến thức, tàinăng, tai sản góp phần xây dựng dat nước
Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của kiều bào Tân đảo, Tân thế giới
xa Tổ quốc, góp phan tập hợp lực lượng, đoàn kết nhân dân trong nước vàkiều bào sau khi hồi hương đấu tranh chống Mỹ, cứu nước, Đảng, Nhà nướcViệt Nam đã đưa ra chủ trương, chính sách về việc đón tiếp, phân phối, giải quyết việc làm, giúp kiều bào nhanh chóng thích nghi và ôn định cuộc sống.
31
Trang 36Tuy nhiên, trong thời gian này, tình hình quốc tế có nhiều chuyền biến sâusắc, không chỉ tác động to lớn đến cuộc đấu tranh thống nhất đất nước củaViệt Nam mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đón tiếp một số lượng lớnViệt kiều ở nước ngoài hồi hương về miền Bắc Trước tình hình đó, Đảng,Nhà nước Việt Nam nhanh chóng nắm bắt tình hình, chủ động tạo điều kiệnthuận lợi để đưa kiều bào trở về, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành, địaphương thống nhất kế hoạch tiếp đón, phân phối kiều bào về các tỉnh, sắp xếp việc làm và ôn định đời sống cho kiều bào, vận động họ tích cực tham gia sản
xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống Mỹ - Diệm ở
miên Nam, tiên tới thông nhat dat nước.
32
Trang 37Chương 2:
CHU TRUONG VÀ SỰ CHỈ DAO CUA DANG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
VỚI CÔNG TÁC VIỆT KIEU TÂN DAO, TÂN THE GIỚI
HOI HƯƠNG (1955 - 1965)2.1 Chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước về vận độngđón tiếp Việt kiều hồi hương
2.1.1 Chủ trương và quá trình vận động đón tiếp Việt kiều hoi hương Nhận thức rõ vai trò, sự đóng góp quan trọng của Việt kiều ở nước ngoài cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng Lao động Việt Nam chủ trương đoàn kết nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ - Diệm can thiệp ở miền Nam, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, thực hiện tông tuyên cử thống nhất cả nước Trong Chi thị củaTrung ương số 48-CT/TW ngày 25 tháng 11 năm 1955 về chống tuyển cửriêng rẽ của Mỹ - Diệm ở miền Nam, Đảng chủ trương đoàn kết kiều bào đấutranh cho sự nghiệp thống nhất đất nước trên cơ sở bản Cương lĩnh của Mặt
trận Tổ quốc Đặc biệt, Nghị quyết số 70 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng
họp ngày 8, 9 và ngày 12 tháng 6 năm 1956 (ban hành ngày 18 - 6 - 1956)
nhắn mạnh cần phải phải “nghiên cứu kế hoạch sử dụng kha năng Việt kiều ởcác nước ngoài để làm một số công việc cho miền Nam nhất là công tác tuyên
truyền vận động” [27, tr 215] Nhờ sự doan kết của nhân dân cả nước, sự
hưởng ứng của kiều bào và sự ủng hộ của dư luận thế giới, Diệm đã phải raTuyên cáo 26 - 4, làm cho Mỹ - Diệm bị cô lập Đó là thắng lợi bước đầu thêhiện chủ trương đoàn kết toàn dân tộc của Đảng là đúng đắn, kịp thời
Trước những điều kiện thuận lợi mới, miền Bắc được hoàn toàn giảiphóng, kiều bào ở Tân đảo, Tân thế giới có nguyện vọng hồi hương trở về quê
cũ thăm thân, sinh sống và lập nghiệp, góp phần xây dựng miền Bắc xây dựng
chủ nghĩa xã hội, cùng nhân dân trong nước đâu tranh thông nhât nước nhà.
33
Trang 38Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của kiều bào xa Tổ quốc, ngày 7 12
-1956, Hội đồng Chính phủ đã họp và ban hành Công văn số 5696 A7 gửi Bộngoại giao Về việc nghiên cứu giải quyết dé nghị của tổ chức Việt kiêu Tânthé giới nêu rõ tình hình đời sống Việt kiều ở Tân đảo, Tân thé giới và nguyện
vọng hồi hương của kiều bào dự kiến sẽ được thực hiện vào đầu năm 1961
theo quy định của thỏa hiệp hồi hương Đề chuẩn bị chu đáo công tác đón tiếpViệt kiều về nước, ngày 14 - 9 - 1959, Ban Bí Thư Trung ương Dang raThông tri số 263-TT/TW Về việc đón tiếp Việt kiểu ở Thái Lan, Tân Đảo, Tân thé giới về nước Thông tri nêu rõ: Việc đón tiếp Việt kiều về nước lần này có
“tầm quan trọng đặc biệt”, do đó, cần đón tiếp nồng hậu, nhiệt tình nhưng không hình thức Phải giáo dục cho Việt kiều nhận rõ tình hình trong nước và trách nhiệm xây dựng đất nước khi trở về quê hương và giáo dục cho nhândân về trách nhiệm giúp đỡ Việt kiều [91, tr 1] Đồng thời, nhấn mạnh nộidung chủ yếu sau khi đón tiếp là “giải quyết việc làm” cho kiều bào 6n địnhcuộc sống theo hướng:
1) Kiều bào thuộc gia đình cán bộ, bộ đội thì dựa vào chồng, con họ dégiải quyết, nếu cần thì cơ quan và đơn vị mà chồng, con họ công tác sẽ giúp
đỡ cách làm ăn, sinh sống.
2) Kiều bào không có cơ sở nông thôn thì đưa về xã.
3) Việt kiều có quê quán ở thành thị sẽ thu xếp đưa vào các tô chức sản
xuất tập thê sẵn có.
4) Kiều bào nghề nghiệp nên đưa vào các ngành, nghề thích hợp
6) Kiều bào biết làm ruộng nhưng không có cơ sở ở nông thôn, cầnđưa vào các tập đoàn sản xuất hoặc nông trường sẵn có, không tổ chức
thành làng riêng.
7) Kiều bào không có nghề, không quen lao động thì hướng họ vào san
xuât hoặc cũng có thê đưa vào các nông trường săn có [91, tr 1].
34
Trang 39Thông tri còn nêu rõ một số chủ trương khác đối với Việt kiều khi trở
về như: tài sản hàng hóa của Việt kiều mang về, phương thức đổi tiền, đôivàng, giáo dục cho con em Việt kiéu Căn cứ vào nhiệm vụ và tính chất củaviệc đón tiếp Việt kiều hồi hương, Ban Bi thư Trung ương Dang sẽ giao cho
Bộ Nội vụ cùng Văn phòng nội chính Thủ tướng vạch kế hoạch cụ thé vahướng dẫn các cơ quan, ban ngành ở từng địa phương giải quyết hiệu quả.
Trong chủ trương đón tiếp Việt kiều ở nước ngoài hồi hương, Đảngnhân mạnh công tác đón tiếp Việt kiều Tân đảo, Tân thế giới là một “công tacchính trị quan trọng”, nó không chỉ phát huy thắng lợi ngoại giao của ta đồngthời nó cũng chứng tỏ một cách rõ rệt tinh thần phục vụ nhân dân của Chínhphủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” [87, tr 1] Khi đón tiếp không làm ram rộ,quy mô như đón tiếp đồng bào, chiến sĩ, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc Song, không vì thế mà làm qua loa, đại khái như đối với Việt kiều Thái Lan chủ động về nước trước đó; đón tiếp với thái độ niềm nở, gần gũi Thực hiện hiệu quả công tác tiếp đón Việt kiều hồi hương và 6n định cuộc sống cho kiềubào sau khi về nước không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và
nhân dân Việt Nam đối với kiều bào xa Tổ quốc, mà còn để lại ấn tượng tốt
cho gia đình, thân nhân của họ và những kiều bào còn ở hải ngoại Do đó,công tác đón tiếp cần được thê hiện chu đáo, đúng mức, tránh qua loa hời hợt,tránh phô trương hình thức, tốn kém nhiều và không làm cho Việt kiều thấy
được những khó khăn trong nước, sinh ra ảo tưởng y lại vào Dang, Nhà nước.
Thực hiện tốt công tác đón tiếp Việt kiều Tân đảo, Tân thế giới về nước nhăm
mục đích:
Thứ nhất, thé hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đối với những người con xa quê hương lâu ngày, nhưng vẫn một lòng một dạ hướng về miềnBắc, về Tổ quốc, luôn tin tưởng ở Đảng, Nhà nước Việt Nam
Thứ hai, thê hiện sự công bằng, bình đăng, không có sự phân biệt đối xửgiữa Việt kiều tự động về nước và Việt kiều được Chính phủ tổ chức cho về
35
Trang 40Thứ ba, phát huy tinh thần tự lực, tự cường của kiều bào sau khi hồihương, góp phần xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tránh ý thức y lại vào
Chính phủ, làm gánh nặng cho nhân dân trong nước.
Thứ tư, không làm cho kiều bào ở nước ngoài hiểu lầm rằng Chính phủkhuyến khích kiều bào hồi hương
Ngày 23 - 10 - 1959, Hội đồng Chính phủ đã họp và ra Nghị quyết vềviệc đón tiếp Việt kiêu ở Thái Lan, Tân đảo, Tân thé giới về nước Nghị quyết tiếp tục nhắn mạnh việc đón tiếp Việt Kiều hồi hương là “một công tác chính trị quan trọng, chủ yếu là phải giải quyết tốt công ăn việc làm ôn định đời sống cho kiều bào” [88, tr 2] Đây cũng là nhiệm vụ chung của toàn hệ thống
chính tri, của các bộ, các nganh, các địa phương, của toan Đảng, toàn dân Do
đó, cần tô chức tiếp đón Việt kiều thật chu đáo, hình thức đơn giản, tránh phôtrương, lãng phí Trong phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấnmạnh “công tác đón tiếp Việt kiều hồi hương lần này phải chú ý đảm bảocông ăn việc làm cho mọi người Da số Việt kiều là nông dân nên phải chuẩn
bị cơ sở sản xuất thật chu đáo, từ ruộng đến nông cụ đến nhà ở để ít ngày saukhi nghỉ ngơi, họ có thé bắt tay vào làm ăn ngay được” [84, tr 29]
Trong công tác đón tiếp Việt kiều Tân đảo, Tân thế giới hồi hương, Đảng nhắn mạnh ba vấn đề chủ yếu:
1 - Đón tiếp chu đáo, tiết kiệm, tránh hình thức lãng phí, phân phối nhanh, gọn về quê quán và những nơi có điều kiện sản xuất làm ăn sinh sống,tuyệt đối không được làm qua loa xong chuyện
2 - Giáo dục thiết thực, nhẹ nhàng nhằm phát huy tinh thần yêu nước,
tự lực cánh sinh và đoàn kết tương trợ của Việt kiều, chú trọng giáo dục chocán bộ, nhân dân thương yêu và hết sức giúp đỡ Việt kiều
3 - Dựa vào cơ sở sẵn có và tổ chức các cơ sở mới, dựa vào khả năng
và nỗ lực bản thân, tinh thần tương trợ của Việt kiều mà sắp xếp hướng dẫn
36