1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Sự chuyển biến nhận thức về khoa học và kĩ thuật phương Tây của trí thức Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự chuyển biến nhận thức về khoa học và kĩ thuật phương Tây của trí thức Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
Tác giả Nguyen Sinh Hung
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyen Manh Dung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 32,49 MB

Nội dung

Tronghoàn cảnh khó khăn đó, giới trí thức Việt Nam đã có cơ hội tiếp xúc, chứng kiến và suyngầm về giá trị của một số tri thức KH&KT phương Tây đối với quá trình hưng thịnh vàbảo vệ đất

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN SINH HÙNG

SỰ CHUYEN BIEN NHAN THỨC VE KHOA HỌC VÀ

ki THUAT PHUONG TAY CUA TRI THUC VIET NAM

NUA CUOI THE KY XIX

Chuyên ngành: Lich sử Thế giới

Hà Nội - 2021

Trang 2

NGUYEN SINH HÙNG

SỰ CHUYEN BIEN NHAN THỨC VE KHOA HỌC VÀ

ki THUAT PHUONG TAY CUA TRI THUC VIET NAM

NUA CUOI THE KY XIX

Chuyén nganh: Lich str Thé gidi

Mã số: 8229010.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Mạnh Dũng

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn cao học với dé tai: “Sw chuyển biến nhận thức về

khoa học và kĩ thuật phương Tây của trí thức Việt Nam nửa cuối thé kỷ XIX” là công

trình nghiên cứu của tôi Tôi có sử dụng các tài liệu tham khảo cũng như có sự kế

thừa của các công trình nghiên cứu trước và có sự trích dẫn đầy đủ.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình!

Hà Nội,ngày tháng nam 2021

Trang 4

LOI CAM ON

Đề hoàn thành luận văn cao học này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới GS.TS Nguyễn VănKim Thay là người đã gợi mở và đưa ra các hướng, van đề nghiên cứu, Thay đã luôn tận

tâm giúp đỡ, động viên dé tôi có thé hoàn thành Luận văn cao hoc của minh

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Mạnh Dũng Luận văn cao

học này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo củaPGS.TS Nguyễn Mạnh Dũng Thay là người đã chia sẻ, giúp đỡ cũng như đồng hành tôitrong quá trình xây dựng đề cương nghiên cứu ở bậc đại học và sau đó là cao học, cũng

như chỉ dẫn cho tôi các phương pháp, cách thức tiếp cận và triển khai vấn đề nghiên cứu

Tôi xin được gửi lời cám ơn các Thay, Cô bộ môn Lich sử Toàn cầu, Khoa Lịch sử,

trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Dai học Quốc Gia Hà Nội Thay, Cô giáo,

cán bộ thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng tư liệu Khoa Lịch sử, Phòng tư liệu của

thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội; Trungtâm Biển và Hải đảo, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc Gia

Hà Nội đã giúp đỡ và cung cấp các nguồn tai liệu, tu liệu dé tôi có thé hoàn thành luận văn

Hà Nội ngày tháng năm 2021

Học viên thực hiện

Trang 5

MỤC LỤC

1 Lido Chom G0 8a ẽ 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề s sssssEvess©e2vasstovasssesrxasstsrrsssesrrssssoorsse 4

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU s 5-52 << 0909909 909 099500908000 80650 6

4 Đối tượng, phạm Vi nghiên €ứu -s s°-ss°VssEEvss©2vssstvvasseevrssserrvrsssrrre 7

01a .ẽốẽẽ.ẽ.ẽ 8

6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu s se sssssvsseessseevsssese 8

7 Đóng øóp của đỀ tài s es-cos22ss2CadeEEEed9E22a9E223962228922349E7299907389907399022890229s02229 10

8 Bố Cục GG tài -2s-s< sa EE2dEEEA9EE2299E22999E7299E7299E97299E2794907799907399007290229990229902292 10

CHUONG 1: BOI CANH KINH TE, XÃ HOI, KHOA HỌC VÀ KĨ THUẬT Ở

PHƯƠNG TAY VA VIỆT NAM NỬA CUÓI THE KY XIX - 11

1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội và khoa học — kĩ thuật ở phương Tây - 111.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội ở phương Tây 2-2 ¿+ £+££+E+£++£E£+E++£++rxerxeee 111.1.2 Su phát triển khoa học và kĩ thuật ở phương Tâyy 2-2 2 2+s£+x+£x+zxerxzse2 151.2 Bối cảnh kinh tế, xã hội và khoa học — kĩ thuật Việt Nam -c-s-e- 221.2.1 Tình hình kinh tế, xã hội và những chuyên biến lớn về khoa học — kĩ thuật 22

1.2.2 Những động thái của các trí thức Việt Nam trước cuộc xâm lược của Pháp 25

CHƯƠNG 2: NHAN THỨC CUA CÁC TRÍ THỨC VIỆT NAM VE KHOA HỌC VÀ

KĨ THUẬT PHƯƠNG TAY s°-s°EVVess©©22EEvesseEE2vvasssettovvasssersovvosse 29

2.1 Nhận thức về giáo AUC s-s°s<es£Ses2E+sd©22asstEEaseE22adeE22a9902289902289 222902259 292.1.1 Nhận thức về nội dung giáo duc ceccececssessessessessessesseseesessessessessessessssesssseesesseseeesees 292.1.2 Nhận thức về các môn học của người Pháp 2-2-2 s£+£+£+£x+£xzz++zxrrxersez 32

2.2 Nhận thức về báo chí, ngôn ngữ và văn NOC - -ss-cssccsseecsssssevssseosee 35

2.2.1 BAO Chic nh “3-3-1 35

2.2.2 Ngôn ngữ và văn NOC - c1 111111 TH HH HH HH 38

2.3 Nhận thức về vấn để tôn giáo s-s-esess©2evsstoraseeoraseEvssstorasseerrsseerssssoosee 422.3.1 Về mối liên hệ giữa tôn giáo và an ninh quốc gia 2-2 2+ + £x+£xerzrszes 42

2.3.2 Những chính sách của nhà Nguyễn với tôn giáo phương Tây -¿- + 45

2.4 Nhận thức về một số ngành kĩ fluật -s°-ssssevssse2vsssesevsssosee 50

2.4.1 Ki thudt QUAN SU hố 50

2.4.2 Cac ngamh ki thudt khac an 52

Trang 6

2.5 Nhận thức về vấn đề chính sách đối ngoại -s-ss<cssssezvssssezvssseee 572.5.1 Sự thay đôi nhận thức của triều đình về quan hệ quốc tế - + ¿2 + s+s+s4 572.5.2 Nhận thức va quan điểm của một số trí thức Việt Nam về vấn đề đối ngOẠI 59

CHUONG 3: MOT SO NHAN XÉT VE SỰ NHAN THUC CUA TRÍ THỨC

VIỆT NAM VỚI KHOA HOC VA KĨ THUẬT PHƯƠNG TÂY 623.1 Đặc điểm chuyển biến nhận thức về khoa học và kĩ thuật phương Tây của trí thức

TVIỆ( ÏNATTN G0 HT 0 0 0.100.000 04 09000000008 90400909.0000 80008.904.909 62

3.1.1 Sự cấp tiễn và phá cách trong nhận thức 2 2 s2 ++£+££+£E+EE+£E£zE++£++£xzrxrsez 62

3.1.2 Sự chi phối của lợi ích quốc 88011577 653.1.3 Chịu sự tác động của các yếu tố 0492189100) 0000 68

3.2 Đóng góp va hạn chế của sự chuyển biến nhận thức về khoa học và kĩ thuật

phương Tây của trí thức Việt Naim o2 << 5< 5< 0.09000090000900 9ø 71

3.2.1 Di1-ã9(0:1:6-02001117171 3Ậ} 71

3.2.2 Những điểm hạn chế - 2 2 +E+E+EE+EE+EE£EEE2EEEEESEEEEEEEEE2E121171211211 21111 xe 78

n0 ~ ,Ô 86TÀI LIEU THAM KHẢO 2 s°ss°2Vss£2ES2ssEEESsseE22vestvvasseevrvassosrrassee 90

700000007." — Ô,ÔỎ 101

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn dé tài

Khoa học và kĩ thuật (KH&KT) là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế, xã hội của một quốc gia Vào nửa cuối thé ky XIX, với việc tận dụng triệt dé

sự phát trién mạnh mẽ của KH&KT, nhiều quốc gia phương Tây đã cho thấy sự phát triển

về tiềm lực đất nước cũng như việc tiến hành nhưng cuộc xâm lược với các quốc gia ởphương Đông Đứng trước mối nguy hại từ phương Tây, nhiều quốc gia phương Đông đãchủ động tiếp cận với KH&KT phương Tây với mục đích xem xét và áp dụng chúng nhằm

giúp đất nước phát triển thay vì duy trì một hiện trạng yếu kém Kết quả là chỉ có một số ítquốc gia đã thực hiện thành công công cuộc canh tân đất nước

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, Việt Nam cũng là một quốc gia đứng trước nguy cơ chịu

sự xâm lược bởi các thế lực phương Tây, và nhà Nguyễn đã không thành công trong cuộcbảo vệ đất nước Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để lí giải cho sự thất bại nói trên [96,

tr 42 — 42], trong đó việc thua kém về KH&KT là một nguyên nhân rất quan trọng Tronghoàn cảnh khó khăn đó, giới trí thức Việt Nam đã có cơ hội tiếp xúc, chứng kiến và suyngầm về giá trị của một số tri thức KH&KT phương Tây đối với quá trình hưng thịnh vàbảo vệ đất nước Nhận thức nói trên đã tạo một bước ngoặt lớn đối với lịch sử KH&KT nóiriêng, cũng như lịch sử Việt Nam nói chung Tuy nhiên, sự thay đổi của lịch sử Việt Namvào nửa cuối thé ky XIX mới chỉ được tập trung lí giải từ góc độ kinh tế, chính trị, xã hội Trong khi đó, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu một cách tổng thé, đầy đủ về quá trìnhchuyên biến nhận thức đối với KH&KT phương Tây của giới trí thức Việt Nam, cũngnhư tác động của sự chuyên biến đó tới lịch sử KH&KT Việt Nam thời kì này

Với góc nhìn của lịch sử KH&KT, chúng tôi cho rằng giai đoạn nửa cuối thế kỷXIX mang một ý nghĩa rất quan trọng Từ nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với sự thay đổi củabối cảnh chính trị, quá trình tiếp xúc giữa các trí thức Việt Nam với nhiều tri thức của

KH&KT của phương Tây đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ Do đó, giới trí thức Việt Nam đã

hình thành nên các quan điểm khác nhau về việc học tập, áp dụng KH&KT phương Tâyvào bối cảnh đất nước Điều này đã đem đến một xu hướng canh tân ở Việt Nam vào nửacuối thế kỷ XIX, tạo bước đà quan trọng cho sự xuất hiện của nhiều phong trào và tư tưởng

yêu nước đầu thé ky XX Vậy van đề được đặt ra là: Sự chuyển biến nhận thức về KH&KTphương Tây của trí thức Việt Nam diễn ra như thế nào vào nửa cuối thế kỷ XIX? Trong đó,

Trang 8

bao gồm các câu hỏi nhỏ: Tri thirc Việt Nam tiếp xúc với KH&KT phương Tây vào nửa

cuối thé kỷ XIX trong bồi cảnh như thé nào? Sự chuyển biến nhận thức về KH&KTphương Tây của trí thức Việt Nam nửa cuối thé kỷ XIX được thé hiện như thé nào và cókhác biệt gì so với thời kì trước đó? Đặc điểm, đóng góp và hạn chế của sự chuyển bién?Những van đề nay vẫn còn là một khoảng trống khi tìm hiểu về lich sử KH&KT Việt Nam

Vi vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: “Sw chuyển biến nhận thức về khoa học và kĩ thuật

phương Tây của trí thức Việt Nam nửa cuối thé kỷ XIX” làm đề tài luận văn của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đềNghiên cứu về lịch sử KH&KT qua nhận thức của trí thức Việt Nam là một vấn

đề khó khăn Những rào cản có thé kế đến như yếu tố chính trị trong sự phát triển củaKH&KT, nguồn tư liệu là các bản ghi chép của sử gia phong kiến thường không đầy đủ,bởi nội dung được ghi chép chủ yếu xoay quanh cuộc sống của vua chúa, những van đề

khác tuy chỉ được ghi chép nhưng chưa rõ ràng Các tư liệu Việt Nam khác liên quan

đến lĩnh vực này van còn khá khiêm tốn về số lượng Những bản ghi chép của ngườinước ngoài về KH&KT Việt Nam chỉ ở một mức độ khái quát Những ghi chép về tríthức Việt Nam thường đề cập tới Nho giáo truyền thống, trong khi đó sự biến chuyển vàthay đổi của những trí thức này về KH&KT cũng chưa thật sự được quan tâm nhiều

Nhiều năm gan đây, hoạt động nghiên cứu về Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX nói

chung và về các trí thức Việt Nam, KH&KT Việt Nam nói riêng đã và đang được chú

trọng Dựa vào nhiều nguồn tài liệu đa dạng cùng cách tiếp cận phong phú, nhiều công

trình đã góp phần tái hiện lại một cách khách quan về nhận thức và hành động củanhiều trí thức Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX trước khoa học và kĩ thuậtphương Tây Công trình Tim hiểu khoa học — kỹ thuật trong lịch sử Việt Nam của Viện

Sử học được xuất ban năm 1979 là một trong những công trình tiên phong đi vào tim

hiểu sự phát triển của nền khoa học và kĩ thuật Việt Nam Công trình đề cập đến rất

nhiều các lĩnh vực khác nhau của Việt Nam cũng như cách thức tồn tại và phát triển của

chúng Công trình Quá trinh xâm nhập của Pháp vào Việt Nam từ cuối thé kỷ XVII đếngiữa thé kỷ XIX: Nguyên nhân và hệ quả (2015) của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng đã chothấy một bức tranh toàn cảnh của người Pháp khi thực hiện ý đồ xâm nhập vào Việt

Nam, cùng với đó là nhận thức và thái độ của một số trí thức về những cuộc đụng độ

dau tiên giữa Việt Nam và nước Pháp cũng như với văn minh Kito Cuôn sách Tri thirc

Trang 9

Việt Nam trong tiễn trình lịch sử dân tộc (2016) của tác giả Nguyễn Văn Khánh là một

công trình nghiên cứu về vai trò và vị trí, cũng như tầm quan trọng của trí thức ViệtNam trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước từ thời kỳ phong kiến cho tới thời

kỳ đổi mới Cuốn sách Phong trào cải cách ở một số nước Đông A: Giữa thé kỷ XIX —dau thé kỷ XX (2016) của tác giả Vũ Duong Ninh chủ biên đã cho người đọc thấy sựhạn ché, tích cực và đóng góp của các trí thức với phong trào canh tân ở Việt Nam nửacuối thế kỷ XIX mà tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ Công trình Lịch sử và văn hóa Việt

Nam — Một cách nhìn (2019) của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng gồm những nghiên cứu

chuyên khảo, tập trung vào sự phát triển của nền khoa học và công nghệ Việt Nam, đã lígiải những hạn chế, sự thay đổi của đất nước trước sự kiện năm 1858 dưới góc nhìn lịch

sử khoa học và công nghệ Công trình 7w đưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn

(2019) của tập thé các tác giả Đỗ Bang — Trần Bach Dang - Dinh Xuân Lâm — HoàngVăn Lân — Nguyễn Quang Trung Tiến — Lưu Anh Rô — Nguyễn Trọng Văn đã đi vàotìm hiểu và phân tích, đánh giá về xu hướng canh tân của nhiều trí thức dưới thời vua

Tự Đức Công trình Lịch sử Việt Nam, Tập 6: Từ năm 1858 đến năm 1896 của tác giả

Võ Kim Cương chủ biên cũng đã trình bày một cách khái quát về bối cảnh chung của

Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1896, trong đó đưa đến cho người đọc một cái nhìn baoquát toàn điện về bối cảnh lịch sử Việt Nam nói chung Mới đây nhất, công trình

nghiên cứu Ý /hức về chủ quyên và lợi ích quốc gia của một số nhà cải cách ở khu vực

Đông A nửa cuối thé kỷ XIX — dau thé kỷ XX của tác giả Nguyễn Tién Dũng đã đưa đến

nhiều kiến giải mới khi phân tích và đánh giá về tư tưởng của một số nhà cải cách lớntrong bối cảnh quốc gia của họ đối diện với sự bành trướng của phương Tây

Trong các công trình nước ngoài, sự biến chuyên của Việt Nam nửa cuối thé kyXIX nói chung và những vấn đề liên quan tới sự học tập KH&KT phương Tây cũng đãđược đề cập Vi dụ như công trình Le Vietnam Une histoire de transferts culturels của

tác giả Hoai Huong Aubert-Nguyen và Michel Espagne chủ biên, được dịch sang tiếng

Việt với nhan đề Việt Nam Một lịch sử chuyển giao văn hóa đã trình bày từ lí thuyếtđến thực tế sự xuất hiện của các yếu tố văn hóa, văn minh Pháp vào Việt Nam giai đoạn

nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Hai công trình tiếng Pháp của nhà nghiên cứu

Trịnh Văn Thao đã được dịch sang tiếng Việt là L’Ecole francaise en Indochine (Nhà

trường Pháp ở Đông Dương) và Le Vietnam du Confucianisme au Communisme Un

Trang 10

esai d’itinéraire intellectuel (tựa đề cho bản dịch tiếng Việt là Ba thé hệ trí thức người

Việt (1862 — 1945) (Nghiên cứu Lich sử và xã hội)) đã trình bày một cách chỉ tiết về sựchuyên biến giáo dục của người Pháp ở Việt Nam, cũng như vị trí và vai trò của các tríthức người Việt Nam trong giai đoạn những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.Công trình Le’Empire D’Annam của Charles Gosselin cũng đã cho thấy nhiều quanđiểm và đánh giá của người Pháp về bối cảnh chung Việt Nam nửa cuối thé ky XIX

Đề tài về trí thức Việt Nam còn được lấy làm đề tài nghiên cứu của một số luậnvăn, luận án cùng một số bài nghiên cứu Có thé kể tới công trình 7 ứởng canh tân vềkinh tế, khoa học kỹ thuật của Phạm Phú Thứ của tác giả Nguyễn Thị Yến; công trìnhTìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuối thé kỷ XIX của Trương Thị Hải; công trình

Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc của tác giả Trần

Viết Nghĩa; nghiên cứu “Khía cạnh khoa học, kỹ thuật và giáo dục trong phong trào

Duy tân nửa cuối thé kỷ XIX ở Việt Nam — Những bài học rút ra” trên tạp chí Thông tinKhoa học Xã hội; bài nghiên cứu của Lê Thị Lan với nhan đề “Tư tưởng cải cách giáo

dục ở Việt Nam thế kỷ XIX và ý nghĩa của nó” trên tạp chí Khoa học Xã hội, tác giảNguyễn Trọng Minh với hai bài viết: “Triều Nguyễn với việc tiếp thu tri thức, áp dụng

kĩ thuật quân sự phương Tây giai đoạn 1802 — 1858” trên tạp chí Khoa học Trường đại

học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và bài viết “Tìm hiểu thái độ của tầng lớp sĩ phu

Việt Nam với tri thức khoa học kĩ thuật phương Tây qua các trước tác của họ từ thế kỷXVII - đến nửa đầu thé ky XIX” trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Ngoài việc đóng gópnhững nhận thức khách quan trong nghiên cứu lịch sử, các công trình và bài viết đó đềuđóng vai trò là nguồn tài liệu tham khảo quý giá trong quá trình thực hiện

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trong đề tài này, mục tiêu nghiên cứu là chỉ ra quá trình chuyên biến về nhận

thức của trí thức Việt Nam về khoa học và kĩ thuật phương Tây ở Việt Nam diễn trong

một số lĩnh vực cụ thé vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Qua đó, xem xét phân tích

những yếu tố tác động tới quá trình chuyên biến, đặc điểm, tích cực và hạn chế của sựchuyền biến này

Đề hoàn thành đề tải luận văn này, các nhiệm vụ nghiên cứu được xác định gồm:

- Phân tích và làm rõ sự chuyển biến kinh tế, xã hội, KH&KT ở các nướcphương Tây và Việt Nam Trình bày một số đặc điểm về trí thức Việt Nam;

Trang 11

- Phân tích và làm rõ sự chuyền biến nhận thức về các giá tri, tri thức của vănminh phương Tây của trí thức Việt Nam bằng việc mô tả một số sự khác biệt trong tư

tưởng và hành động trong các vực KH&KT so với khoảng thời gian trước đó;

- Phân tích, đánh giá và làm rõ nguyên nhân dẫn tới sự chuyên biến nhận thức về

KH&KT phương Tây của trí thức Việt Nam;

- Nhận xét, đánh giá đặc điểm, sự tích cực và hạn chế, giá tri của sự chuyền biến

về KH&KT phương Tây của trí thức Việt Nam;

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là sự chuyềnbiến nhận thức của trí thức Việt Nam trước KH&KT phương Tây

KH&KT phương Tây là một phạm vi rộng, gồm nhiều lĩnh vực khác nhau.Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào một số lĩnh vực gồm: giáo dục, báo chí,

ngôn ngữ và văn học, tôn giáo, quan hệ quốc tế, một số ngành kĩ thuật, kĩ nghệ Ngoài

nguyên nhân về tài liệu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng những lĩnh vực trên cóảnh hưởng lớn tới nhiều trí thức khi họ tiếp xúc với các giá trị của văn minh phương Tây

Cần nói thêm, lĩnh vực tôn giáo trong nghiên cứu này nói về nhận thức về Kitogiáo của trí thức Việt Nam thông qua nhiều sự kiện Vào nửa cuối thế kỷ XIX, Kitogiáo ảnh hưởng lớn mạnh tới hoạt động của triều Nguyễn trong việc duy trì ôn định xãhội và vấn đề quan hệ quốc tế Đối với lĩnh vực quan hệ quốc tế, với tư cách là mộtngành khoa học trong thời đại ngày nay, “quan hệ quốc tế là sự tương tác qua biên giớigiữa các chủ thé quan hệ quốc tế” [84, tr 14], đối tượng được nghiên cứu, xem xét làđộng cơ, hành vi, kết quả, những nhân tổ bên trong và bên ngoài đối với quá trình tương

tác giữa các chủ thé trong quan hệ quốc tế, đồng thời các chủ thé cũng chịu sự ảnhhưởng của hệ thống quốc tế [84, tr 21] Trong thế kỷ XIX, quan hệ quốc tế vốn đã là

một vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm và nhận thức cần trọng khi họ có động cơ,hành vi và hướng tới kết quả riêng biệt khác nhau Trong quan điểm các trí thức ViệtNam cho thấy những sự tương đồng với mục tiêu và chủ trương về vấn đề quan hệ quốc

tế với một số quốc gia phương Tây khi bàn luận về vấn đề đối ngoại của đất nước

Phạm vi không gian: Trong nghiên cứu này, không gian nghiên cứu là một số

quốc gia phương Tây và Việt Nam

Pham vi thời gian: phạm vi thời gian nghiên cứu tập trung chủ yêu vào nửa cuôi

Trang 12

thế kỷ XIX, cụ thể là từ năm 1858 đến năm 1896 Năm 1858, sự kiện liên quân Pháp —

Tây Ban Nha đánh chiếm tại cửa biển Đà Nẵng đã mở đầu cho sự xâm lược Việt Namcủa người Pháp, đó là thời điểm trí thức Việt Nam nhận thấy sự yếu kém của đất nước

về KH&KT, đồng thời là cơ hội cho họ tiếp xúc với các giá trị của KH&KT phươngTây Năm 1896 là thời điểm đánh dấu phong trào Cần Vương thất bai, cham dứt 1 xuhướng cứu nước trong nửa sau thế ky XIX Tuy nhiên, sự chuyên biến nhận thức củamột số trí thức đã cho thấy kết quả bằng hành động ở giai đoạn sau đó, vì vậy trong một

số trường hợp, phạm vi thời gian có thé sang đầu thé ky XX

5 Nguồn tư liệu

Việc tiến hành khai thác nhiều nguồn tư liệu từ các kênh thông tin khác nhau cóvai trò vô cùng quan trọng trong việc tiến hành nghiên cứu lịch sử Tư liệu chữ viết

được coi là nguồn tài liệu cơ bản và cần được khai thác tối đa

Nguồn tư liệu sốc như các bộ chính sử Khâm định Dai Nam hội điển sự lệ, DaiNam thực luc có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phân tích về lịch sử chính trị,

xã hội Việt Nam thế kỷ XIX Những ghi chép của nhiều trí thức đương thời, sinh sống

và tham gia trực tiếp vào đời sống chính trị của Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX là

những tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu Các ghi chép của Đặng Huy Trứ,

nhật ki của dai than Ngụy Khắc Dan, bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ là nguồn

tư liệu vô cùng quý giá trong việc nghiên cứu Việt Nam nói chung và lịch sử khoa học

và kĩ thuật nói riêng nửa cuối thế kỷ XIX Một số tờ báo của người Pháp được pháthành vào thời kì này cũng có nhiều giá trị khi khai thác thông tin

6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứuTheo luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2013: “Khoa học” là hệ thongtri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội

và tư duy Hay có thé hiểu “khoa học” là một hệ thống tri thức về về quy luật của vật

chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy [31, tr.

13] Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan niệm về khái niệm “khoa học”: là hệ thốngnhững tri thức được hình thành dựa trên sự tích lũy, tổng kết thông qua việc tiếp xúc,

chứng kiến các sự kiện về một lĩnh vực băng phương pháp thực nghiệm Về khái niệm

“kĩ thuật”, có quan điểm cho răng kĩ thuật mang nghĩa là một hoạt động có kĩ năng vànghệ thuật trong công việc [156]; hoặc kĩ thuật có thé hiểu: là tong thé nói chung những

Trang 13

phương tiện hoạt động của con người, được tạo ra để thực hiện quá trình sản xuất và

phục vụ các nhu cầu phi sản xuất của xã hội; hoặc là tong thé nói chung những phương

pháp, phương thức sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người [93, tr.

808 — 809] Trong nghiên cứu này, “kĩ thuật” được hiểu là hoạt động cụ thể mang tính

chuyên môn hóa cao theo một chu trình xác định, chặt chẽ hướng vào sản xuất nhăm đápứng nhu cầu của xã hội Có thê diễn đạt đơn giản nhất, khoa học là tri thức hiểu, kĩ thuật

là tri thức làm.

Với khái niệm “trí thức”, có ý kiến cho rằng “trí thức” là người chuyên làm việclao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình

(93, tr 1067] V.I.Lénin cho rang “trí thức” là tat cả những người có học vấn, những đại

biểu của lao động trí óc dé phan biét voi dai biểu của lao động tay chân [63, tr 28]

Trong nghiên cứu này, khái niệm “trí thức” được quan niệm là những nhân vật có trình

độ học vấn, được trưởng thành trong một môi trường giáo dục có tính chuyên môn cao,hoặc có sự am hiểu về một hoặc nhiều các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật Chúng tôi tập

trung vào một số một số nhân vật trí thức điển hình đại diện cho mỗi xu hướng chuyềnbiến nhất định

Về phương pháp: Là một đề tài lịch sử, phương pháp lịch sử là phương pháp chủ

đạo Với việc cần xem xét sự kiện trong tổng thể với cái nhìn đồng đại để đối chiếu,

nhận xét, phương pháp so sánh cũng được chú ý vận dụng Trên cơ sở phân tích hoạt

động, số liệu cụ thể, phương pháp thống kê, phân tích tài liệu cũng được sử dụng Việc

nhận định tính chất, quá trình chuyên biến về sự nhận thức của trí thức cần phải dựatrên những căn cứ logic khoa học, vì vậy phương pháp logic rất được coi trọng Bêncạnh đó, phương pháp mô tả, phương pháp tiếp cận liên ngành như tôn giáo học, xã hộihọc, chính trị học, xã hội học cũng được được sử dụng dé có thé tiép cận vấn đề mộtcách toàn diện và đầy đủ

Cách tiếp cận: Lý thuyết lực hút — lực đây [140, pg 47 — 54] được coi trọng, nếu

coi sự chuyền biến nhận thức của con người giống như một “quá trình di cư”, chúng ta

có thể xem tới những yếu tô tác động tới trí thức, đóng vai trò là lực hút — lực đây trongquá trình thay đổi như: nền tảng giáo dục, giá trị của các tri thức KH&KT phương

Tây Hướng tiếp cận về khung mẫu, kịch bản của KH&KT đặc biệt được xem trọng

với góc nhìn lịch sử KH&KT.

Trang 14

7 Đóng góp của đề tài

Luận văn làm rõ bối cảnh KH&KT ở phương Tây và Việt Nam vào nửa cuối thế

ky XIX Kết quả nghiên cứu đã phân tích và lí giải một số đặc điểm về sự chuyền biếnnhận thức đối với KH&KT phương Tây của giới trí thức Việt Nam vào nửa cudi thé kyXIX, từ đó đánh giá trình độ, quan điểm và vai trò của họ đối với sự phát triển của đất

nước nói chung cũng như KH&KT nói riêng Bên cạnh đó, luận văn cung cấp nguồn tuliệu phong phú có giá trị khoa học cao, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích khi tìmhiểu về lịch sử KH&KT Việt Nam

8 Bồ cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo Đề tài được chia làm 3 chương:

CHUONG I: BOI CANH KINH TE, XA HOI, KHOA HỌC VÀ KĨ THUAT

Ở PHƯƠNG TAY VA VIỆT NAM NỬA CUOI THE KY XIX

Trong chương này, luận văn trình bay hai van đề: Một là về bối cảnh kinh tế - xã

hội; hai là sự phát triển và những thay đổi trong KH&KT của phương Tây và Việt Nam.

CHƯƠNG II: NHAN THỨC CUA TRÍ THỨC VIỆT NAM VE KHOA

HỌC VA KĨ THUẬT PHƯƠNG TAY

Trong chương này, luận văn tập trung trình bày chỉ tiết về sự nhận thức của các

trí thức Việt Nam về khoa học và kĩ thuật phương Tây thông qua một số trí thức tiêubiểu đại diện Tập trung xem xét sự du nhập của một số tri thức KH&KT phương Tây

với nước ta thông qua nhận thức của các trí thức Việt Nam ở các phương diện cụ thê

CHUONG III: MỘT SO NHAN XÉT VE SỰ NHAN THUC CUA TRÍ

THUC VIET NAM VOI KHOA HOC VA Ki THUAT PHUONG TAY

Trong chương nay, luận van muốn nêu lên một vài nhận xét về đặc điểm, sự tích

cực và một số hạn chế của quá trình chuyên biến nhận thức về khoa học và kĩ thuật

phương Tây của trí thức Việt Nam thế kỷ XIX Trong đó, có sự so sánh với những giai

đoạn trước và sau nửa cuối thế kỷ XIX

10

Trang 15

CHƯƠNG 1

BOI CANH KINH TE, XÃ HỘI, KHOA HỌC VÀ KĨ THUẬT O

PHƯƠNG TÂY VÀ VIỆT NAM NỨA CUÓI THE KỶ XIX

1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội và khoa học — kĩ thuật ở phương TâyTrước hết cần phải nói rang, sự thang lợi của các cuộc cách tư mạng tư sản ởnhiều quốc gia phương Tây đã cho thấy sức mạnh và sự phát triển của giai cấp tư sản.Vào cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là từ năm 1870 trở đi, chủ nghĩa tư bản bước vào mộtgiai đoạn mới, đó là chuyên từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủnghĩa tư bản độc quyền - giai đoạn dé quốc chủ nghĩa Chính trong bối cảnh đó, dé phục

vụ sự phát triển kinh tế và xã hội, KH&KT cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ

1.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội ở phương Tây

Ở Anh, sự thành công của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong nửa cuốithế kỷ XVIII kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XIX đã là động lực cho sự phát triển của

nền công nghiệp ở quốc gia này trong giai đoạn sau đó Ba lĩnh vực chính trong ngành

công nghiệp là bông, đúc gang, đường sắt ở Anh phát triển rất sớm và nổi bật [81, tr.154] Đối với lĩnh vực đường sắt, cho tới năm 1850, số km của Anh đã vượt xa các

nước khác như Pháp, Đức, Ý, song song với đường sắt, vận chuyển đường biển ở Anhcũng có bước phát triển mạnh mẽ Thời kì này, ngoài việc tàu bang hơi nước được sử

dụng nhiều, Anh còn là quốc gia cung cấp tàu biên cho hầu hết các nước khác, kéo theo

đó là sự phát triển của luyện kim, cơ khí cũng như việc chuyên chở hàng hóa Anh đibán nhiều nơi [89, tr 178] Từ những năm 70 của thé ky XIX, do ảnh hưởng của cáccuộc khủng hoảng, Anh không còn duy trì được vi trí dan đầu trong sản xuất côngnghiệp Sản lượng ngành thép của Anh vào năm 1880 là 1,3 triệu tấn, đến năm 1900 là

4,9 triệu tấn; trong khi đó của Mĩ và Đức tăng lần lượt là từ 1,2 triệu tấn lên 10,2 triệu

tấn và 0,7 triệu tấn lên 6,4 triệu tấn [89, tr 230] Nông nghiệp ở Anh vẫn được chú

trọng và đầu tư, từ năm 1850 đến 1870, nông nghiệp phát triển và được xem là thời kì

phôn vinh chưa từng có, tỉ lệ tư bản đầu tư vào nông nghiệp lên tới 1/3, xu hướng chútrong tăng cường vào ngành chăn nuôi [89, tr 178] Tuy nhiên vào khoảng 30 năm cuốithế kỷ XIX, nền nông nghiệp Anh cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng, do giá cả nhập

khâu lúa mì ở bên ngoài rẻ hơn so với việc sản xuât trong nước, giai câp tư sản đã

11

Trang 16

chuyển từ đầu tư nông nghiệp sang việc buôn bán các sản phẩm lương thực với mục

đích kiếm lời

Xã hội nước Anh cũng trải qua nhiều biến động Giai cấp tư sản đang trong đàphát triển, trong khi đó đời sống của giai cấp công nhân rơi vào cảnh cực khổ Chính vìvậy đã xảy nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đối với chính phủ Giai cấpcông nhân nhìn chung chưa có quyền lợi về chính trị Mặc dù chế độ chính trị ở Anh là

là chế độ hai đảng: đảng Tự do và dang Bao thủ, song quyền lực chủ yếu van nam trong

tay giai cấp tư sản, do đó cả hai đảng về cơ bản đều hướng đến những chính sách nhằm

hạn chế hoạt động đấu tranh của giai cấp tư sản trong xã hội

Ở Pháp thời kì nay bắt đầu có sự thay đổi về một số ngành kinh tế, đặc biệt làviệc bắt đầu tập trung sản xuất với quy mô lớn Những lò luyện kim giảm đi về mặt sốlượng nhưng lại tăng về mặt sản phâm tạo Bên cạnh đó, những cơ sở kinh doanh ở quy

mô vừa và nhỏ vẫn còn tồn tại Cuối những năm 60 của thế kỷ XIX, 75% chủ xưởng

vẫn là người kinh doanh các cơ sở vừa và nhỏ, 60% công nhân làm việc tại đây [89, tr.

141] Trong ngoại thương, Pháp cũng thực hiện buôn bán với nhiều quốc gia khác nhưĐức, Ý, Hà Lan Cho đến giữa thế kỷ XIX, Sở giao dịch Paris trở thành một thị

trường buôn bạc ở châu Âu, đồng thời phần lớn số tư bản này được dùng dé xuất khâu

ra các nước chậm phát triển ở châu Âu và các thuộc địa dưới hình thức ngân hàng cho

vay lãi hoặc đầu tư khai thác ở những quốc gia đó Năm 1868, 14 chính phủ nước ngoài

đã vay nợ của ngân hàng Pháp lên tới con số 33 tỉ phrăng, nước Pháp dần trở thành kẻ

cho vay trên thị trường thế giới [89, tr 141] Có thé nói, trong lich sử phát triển kinh tế

tư bản ở Pháp, giữa thế kỷ XIX được xem như một giai đoạn quyết định quan trọngtrong lịch sử hệ thống tín dụng của chủ nghĩa tư bản Pháp [30, tr 27] Cho tới khoảng

30 năm cuối thế kỷ XIX, nhìn chung nền công nghiệp của Pháp vẫn ghi nhận sự pháttriển về hệ thống đường sắt và tác dụng của nó đối với một số ngành công nghiệp khai

mỏ Dù vậy, việc vướng vào cuộc chiến tranh với Đức đã làm chậm đi sự phát triển của

nên sản xuất công nghiệp Bên cạnh đó, nền tư bản ngân hàng của Pháp vẫn tiếp tụcphát triển với việc cho vay lãi Lénin cũng đã cho răng: “Khác với chủ nghĩa dé quốc

thực dân Anh, chủ nghĩa dé quốc Pháp có thé gọi là chủ nghĩa dé quốc cho vay nặng

lai” [72, tr 459].

12

Trang 17

Về mặt xã hội, ở Pháp từ nửa cuối thế kỷ XIX trở đi cũng có những thay đổi to

lớn Chủ nghĩa tư bản phát triển cũng đồng nghĩa với nhiều tầng lớp khác trong xã hộichịu sự bất công Những người công nhân bị kéo dài thời gian làm việc từ 13 đến 16giờ, phụ nữ và trẻ em bị bóc lột cùng cực, năm 1867, lương của nữ công nhân chi bằng55% của nam giới, trẻ em lao động chi bằng 12%, một số trẻ em dưới 8 tuổi cũng được

xí nghiệp thuê dé làm việc vì tiền lương rẻ hơn so với nam giới' [89, tr 142] Tháng 3

năm 1871, cuộc cách mạng vô sản diễn ra ở Pháp nhằm lật đồ chính quyền cách mạng

tư sản Thời gian này, cuộc sống của công nhân và người nghèo được cải thiện ở nhiều

mặt, tuy nhiên công xã Paris không tổn tại được lâu dài vì nhiều lí do, song ý nghĩa của

nó đối với phong trào cách mạng vô sản là điều không thể phủ nhận Với sự hòa nhập

“chậm chạp” của những người làm ruộng vào nền kinh tế chung của thị trường, nôngnghiệp ở Pháp vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước.Dù vậy,phần lớn người nông dân vẫn phải chịu sự bóc lột của các tầng lớp có thé lực trong xãhội, van nạn cho vay nặng lãi, nạn nô dịch, thuế má đều đè lên vai của người nôngdân, dẫn đến việc nhiều người bị phá sản, buộc phải rời bỏ quê hương để ra thành thị.Đến những năm cuối thế kỷ XIX, chính phủ đã đề ra thuế quan Méline vào năm 1892

với mục đích cơ bản là bảo hộ và duy trì số lượng lao động trong ngành nông nghiệp

Ở Đức, sau cuộc cách mạng năm 1848, công nghiệp ở Đức cũng đã có sự pháttriển so với thời kì trước Sản lượng than, thép, sắt trong khoảng thời gian 1850 đến

1860 tăng gap đôi; số lượng động cơ máy hơi nước từ năm 1846 đến 1861 tăng lên gấp

6 lần Chiều dài đường sắt nếu vào năm 1850 chỉ rơi vào khoảng hơn 5800 km thì chođến năm 1860 đã tăng lên gấp đôi [89, tr 154 — 155] Dù vậy, bối cảnh nước Đức thời

kì này vẫn đang trong tình trạng chia cắt và nó ảnh hưởng đến sự phát triển của nềnkinh tế nói chung Sau khi được thống nhất, nước Đức càng có điều kiện phát triển ởnhiều mặt Con số thống kê về chiều dài đường sắt hai năm 1871 và 1900 đã cho thấy

kết quả khả quan, từ 17.160 km lên 49.878km, gấp khoảng 2,3 lần; sản phẩm công

nghiệp tăng từ năm 1880 đến 1900 đạt con số 163%, trong khi đó Anh chỉ đạt 49% vàPháp là 65% [89, tr 246] Việc phát triển công thương nghiệp cũng đã tác động đến dân

cư nước Đức Sô lượng dân cư, công nhân bat dau có sự tăng vê sô lượng Những trung

Ị Số lượng người ăn mày và người không đủ mức sống thời kì này ở Pháp lên tới hàng triệu người Bên cạnh việc

tiên lương giảm thì giá cả của bánh mì và các loại thực phâm lại tăng tới 50%.

13

Trang 18

tâm công thương nghiệp và nhà máy tập trung bắt đầu xuất hiện trong những thành phố

của nước Đức Đồng thời ở Đức, sự xuất hiện các tô chức lũng đoạn cũng đã diễn ra.Những cácten, xanhdica trong lĩnh vực khai thác than, sản xuất khí gidi xuat hién vathé hién thé manh gan như độc quyền của họ

Đối với nông nghiệp ở Đức, số lượng ruộng đất chủ yếu nằm trong tay của quýtộc, địa chủ Những người làm thuê như tá điền, cố nông thường là đối tượng bị bóc lộtnặng nề nhất Bên cạnh những người nông dân, công nhân cũng là giai cấp chịu nhiều

sự lép về trong xã hội Năm 1869, Đảng Xã hội dân chủ Đức đã được giai cấp công

nhân thành lập, thê hiện vai trò và tiếng nói trong bức tranh chính trị của quốc gia này.Dưới thời cầm quyền của mình, Bixmác cũng gặp phải nhiều sự phản đối trong xã hội,đặc biệt là từ những đảng có liên quan nhiều đến Cơ đốc giáo Dé đối phó với van dénày, Bixmác đã dùng luật pháp để hạn chế sự chi phối của nhà thời, giáo sĩ tới nhiềumặt của xã hội Đối với Đảng xã hội dân chủ, Bixmác đã ban hành đạo luật đặc biệt vào

năm 1878 nhằm vào các cơ sở và tổ chức của giai cấp công nhân, nhằm hạn chế sự hoạt

động của giai cấp này cũng như đảng viên của Đảng

Đối với một nước tư bản “trẻ” như Hoa Kỳ, thời kì này cũng đã có nhiều sự biến

chuyền Kết thúc cuộc nội chiến 1861 — 1865 đã mở ra một bước ngoặt mới về cả xã hội và

sự phát triển của công nghiệp Đối với xã hội, một trong những van đề nối bật là việc đối

xử với người da đen Những người da đen vốn trước đây chỉ là nô lệ nay đã trở thành người

có quyền lợi và nghĩa vụ Ở một số nơi, người da đen được phép tham gia bầu cư và trở

thành một phần của chính quyền Tuy nhiên, những quyền lợi của họ không giúp họ tránh

khỏi vẫn nạn phân biệt chủng tộc Nhiều người da đen đã bị giết hại hoặc ngược đãi, thậm

chí là bị ám sát, từ năm 1865 đến năm 1868 ở Texas có tới 1000 người da đen bị giết hại

[48, tr 41] Sự áp bức đối với người da đen vẫn diễn ra trong xã hội, họ cũng bị hạn chế

các quyền khi bầu cử hoặc trở thành cử tri Những đạo luật quy định về sự riêng rẽ của

người da đen so với phần còn lại của xã hội cũng được ban hành Nhìn chung, chiến thắng

chế độ nô lệ sau nội chiến tuy tạo tiền đề cho người da đen có cuộc sống bình đăng, song

nó vẫn chưa thé làm thay đổi được hoàn toàn sự phân biệt đối xử của xã hội đối với họ

Sự phát triển lớn mạnh của giai cấp tư sản khiến nền kinh tế Hoa kỳ có nhiều thay

đổi Mang lưới đường sắt được mở rộng, chiều dài đường sắt năm 1900 đã tăng gấp khoảng

650% so với năm 1860 [89, tr 261] Đường sắt được mở rộng đã dẫn tới việc tăng năng

14

Trang 19

suất khai thác của nhiều ngành công nghiệp như than, gang, thép Về tốc độ tăng trưởng

của sản xuất công nghiệp giai đoạn 1850 — 1913 cho thấy sự vượt mặt của Mỹ so với cácquốc gia Anh và Pháp Bên cạnh đó, ở Hoa Kỳ thời kì này cũng xuất hiện một số tô chức

lũng đoạn trong các ngành công nghiệp như dau hỏa, hóa chất, đường sắt, kim loại Ngoại

thương của Hoa Ky từ năm 1870 là 1,5 tỉ đôla đã tăng lên 2.7 tỉ vào năm 1900 va 5.5 tỉ năm 1914 [89, tr 263].

1.1.2 Sự phát triển khoa học và kĩ thuật ở phương TâyThời kì này, KH&KT ở các quốc gia châu Âu cũng có sự biến chuyền cho to lớn.Khái niệm KH&KT mang ý nghĩa bao hàm một cách rat rộng và trải dài trong nhiều lĩnhvực gắn với đời sống của con người va đặc biệt là có ảnh hưởng tới sự chuyên biến của nềnkinh tế Chúng tôi xin tập trung vào những thành tựu chính của KH&KT phương Tây có

tác động mạnh mẽ tới xã hội loai người.

Sự thay đối của kĩ thuật

Như đã đề cập ở trên, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đồng thời cũng tác động

tới nhu cầu phát triển KH&KT Quá trình diễn tiến và phát triển của kĩ thuật, kĩ nghệvào nửa cuối thế kỷ XIX ở phương Tây là một quá trình mang tính chất kế thừa và đã

đưa đến nhiều thành quả mới Trước tiên cần phải nói tới ở Anh, năm 1769, Jame Wattthực nghiệm về nguyên tắc của máy hơi nước và đến năm 1784 đã áp dụng vào côngxưởng Vào nửa cuối thế kỷ XIX, việc áp dụng năng lượng hơi nước vào trong côngcuộc sản xuất đã tiếp tục làm cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở Anh —

quốc gia hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp sớm nhất trong các quốc gia châu Âu.Việc nước Anh cung cấp các tàu chạy bằng máy hơi nước cho nhiều quốc gia khác là

một trong số các minh chứng về tính hữu dụng của các cỗ máy sử dụng năng lượng hơinước đối với các quốc gia châu Âu Không chỉ ở Anh, ở Pháp với việc hoàn thành cách

mạng công nghiệp, số lượng sử dụng máy hơi nước đã tăng từ 6080 máy lên 26221 máy

(từ năm 1852 đến năm 1869) [89, tr 140] Nhìn chung, những giá trị của máy hơi nước

đã đem lại một bước tiến không chỉ cho van đề sản xuất mà còn trong van đề các nguồnnăng lượng, cũng đã có ý kiến đánh giá cao những phát minh của ông và cho rằng nó

thật sự là một khởi đầu cho thời đại nang lượng [36, tr 620]

Thế kỷ XIX cũng chứng kiến việc chuyển hóa cơ năng thành điện năng và nhucầu sử dụng chúng Sự tìm ra Quy luật cảm ứng của nhà vật lí học người Anh Micheal

15

Trang 20

Faraday ở những năm 30 của thế kỷ XIX đã làm nền tảng cho việc tạo ra máy phát điện

dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ Có nhiều cái tên có thể nhắc tới trong việc sángchế, cải tiến máy móc nhằm sử dụng năng lượng điện như Zénobe Gramme đã cải tiễn

và phát triển nên một chiếc máy phát điện một chiều đầu tiên với việc chuyên đổi cơnăng thành điện năng, Nikola Tesla với sáng chế động cơ không đồng bộ chạy bằngdòng điện xoay chiều, Thomas Edison với việc sáng chế ra bóng đèn dây đối Trongnhiều ngành công nghiệp, giá trị của các máy phát điện rất được coi trọng với những

hiệu năng của chúng với việc tạo ra một nguồn điện năng mạnh mẽ với chi phí thấp

Các tuabin phát điện đã giúp thực hiện việc truyền tải điện dé phục vụ công nghiệp làmột bước tiễn mới trong sự vận hành công nghiệp với việc giảm bớt sự phụ thuộc củanguồn năng lượng nước gan với vị trí địa lí

Với nguồn nguyên liệu dầu mỏ, người ta đã chế tạo ra máy động cơ đốt trong dé

tiêu thụ và sử dụng chúng Kĩ sư người Bi Jean Joseph Etienne Lenoir là người đã thựchiện việc chế tạo động cơ đốt trong đầu tiên, một loại động cơ đốt trong hai kì, tuy

nhiên phải đến năm 1876, bởi sự sáng tạo của Nikolaus Otto — kĩ sư người Đức, máyđộng cơ đốt trong đã được cải tiến thành máy đột cơ đốt trong bốn kỳ, đưa đến hiệu quảtrong quá trình áp dụng Sau Otto, nhiều ki sư đã tiếp tục cải tiến máy động cơ đốt trong

dé phù hợp với nguồn nhiên liệu có thé sử dụng Ví dụ như năm 1897, Rudolf Diesel đã

làm ra động cơ đốt trong sử dụng nguyên liệu là dầu thô thay vì khí đốt, về sau động cơ

này cũng được đặt theo tên của Diesel, nó đã chứng minh được giá trị thương mai của

mình vào thé kỷ XIX nhờ hai yếu tổ hiệu suất và thiết kế Sự thay đổi của năng lượng

và động cơ kéo theo giao thông phát triển Con người đã tạo ra các phương tiện giaothông như: đầu máy và tàu thủy chạy bằng hơi nước được ghi nhận vào nửa cuối thế kỷXVIII, hay như việc chế tạo ra ô tô vào những năm 1880 và hoạt động của các phươngtiện này trong xã hội ở thế kỷ XIX Vấn đề về đường, xá giao thông cũng đã được cảithiện nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyền Ở Pháp, trong những năm 1850 — 1870 chiềudài đường sắt tăng lên 5 lần, số lượng tàu chạy bằng máy hơi nước tăng hơn 3,5 lần vớitrọng tải tăng hon 10 lần [89, tr 140], năm 1890, ở Anh có 20.000 dim đường sắt,

26.000 ở Đức và 167.000 ở Mỹ [36, tr 628].

Một hình thức vận chuyển mới cũng đã xuất hiện và rất hữu ích là dịch vụ điệntín Năm 1820, một nhà vật lí người Pháp đã tìm ra cách gửi thông tin bằng dây thép

16

Trang 21

giữa hai điểm tuy nhiên việc tìm ra công cụ dé thực hiện việc truyền và nhận tin thì vẫnchưa được tìm ra Những nỗ lực của Samuel Finley Breese Morse cùng các cộng sự của

mình đã đưa đến một kết quả mà họ mong chờ hơn bao giờ hết, đó là việc hệ thống điện

báo được áp dụng vào năm 1844, sau đó bảng tín hiệu mã hóa điện tín đã được đặt theo

tên của Morse nhăm lưu giữ những công lao của ông Nhìn chung, hệ thống điện báo ra

đời đã cho phép sự liên lạc thông tin mà không cần tới sự chuyền động vật lí [153, pg.1723] Việc truyền tin tiếp tục được phát triển vào nửa cuối thế kỷ XIX với việc sáng

chế ra máy liên lạc băng giọng nói bởi Antonio Meucci người gốc Ý Sáng chế này đã

đưa phương thức liên lạc giữa con người lên một dạng thức mới Khép lại nỗ lực khoa

học trong việc cải tiến phương thức liên lạc ở thế ky XIX có lẽ phải ké tới thí nghiệm

của Marchese Guglielmo Marconi về truyền tin với khoảng cách xa thành công, đặt nền

tảng cho sự phát triển của nành điện báo vô tuyến và radar trong những thế kỷ sau

Từ thé ky XVII, loại hình báo in đã xuất hiện ở nhiều quốc gia, trong đó bao

gồm cả Anh, Đức và Pháp Sự ra đời của máy điện tín đã giúp việc xử lí và cập nhật

thông tin nhanh hơn bao giờ hết, do đó báo chí càng ngày càng phát triển Máy điện báo

ra đời đã góp phần thúc đây sự phát triển của báo chí Bước vào thế kỷ XIX, sự phát

triển của các quốc gia, sự ra đời và hoạt động của các thành phố lớn đã đi kèm với nhucầu thông tin cũng phát triển Một số tờ báo thời kì này đã thực sự trở thành tên tuôi lớn

như New York Times hay Tit-bits, số lượng tiêu thụ trong xã hội là một con số lớn, lên

tới 900.000 cuốn trong vòng một tháng ở những năm 1880 [1 1ó, tr 22 — 23] Ngoài các

tòa soạn báo lớn mới làm công việc báo chí, ở địa phương cũng làm báo và giành được

nhiều sự quan tâm của người dân địa phương Trong những năm cuối thế kỷ XIX, loạihình báo phát thanh và truyền hình cũng đã bắt đầu được quan tâm, nhưng phải đến thế

kỷ XX chúng mới trở nên phổ biến

Ngoài những thành quả mới trong việc truyền tin, việc lưu giữ hình ảnh cũng

được thực hiện bởi sự ra đời của máy ảnh Trong lịch sử, Louis Jacques Mandé

Daguerre, một nhà nghệ sĩ, đồng thời là nhà vật lý học người Pháp đã nghiên cứu và tìmcách sáng chế ra một chiếc máy chụp ảnh Cùng đồng hành trong quá trình này còn cónhà vật lý người Pháp Nicéphore Niépe cũng đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên

cứu dé tạo ra ki nghệ nhiếp ảnh và lưu git chất lượng hình ảnh [157; 158] Việc sáng

chế ra máy ảnh đã rất hữu dụng trong cuộc sống của con người không chỉ trong thế kỷ

17

Trang 22

XIX ở Pháp mà nó còn trở nên phổ biến và thực sự trở thành một ngành nghề trong xãhội ngày nay Thậm chí là ngay từ những năm 40 và 50, nhiều chiếc máy ảnh đã đượcthương mại hóa trong xã hội Sự hoạt động của máy ảnh cũng gắn với việc ứng dụngmột số các tính chất hóa học đề lưu giữ hình ảnh.

Về lĩnh vực quân sự, nhiều loại vũ khí được sử dụng trong Cuộc chiến tranh cáchmạng Pháp ở đầu thế kỷ XIX đồng thời cũng là những thứ được sử dụng bởi các nướcChâu Âu thời kì này [139, pg 308] Loại súng trường được phát triển trên cơ sở súnghỏa mai là một trong những vũ khí quan trọng đối với quân đội, đặc biệt là ở Anh vàPháp Các súng trường ngày càng được cải tiến với độ dài của nòng súng nhăm cải thiệntính chính xác và sát thương, đồng thời cũng tiện cho việc di chuyên trong chiến trận.Đặc biệt, nhiều quốc gia đã bắt đầu chuyền đổi đạn hình tròn trơn sang những viên đạnđược thiết kế hình nón và có một đầu cắm nhỏ dé gia tăng sát thương Ở Pháp, các loại

súng trường liên tục được cải tiễn một số đặc điểm về kĩ thuật nhằm phù hợp với loạiđạn dược Sự ra đời của Chassepot đã đánh dấu một khởi đầu với các loại súng trường

vào nửa cuối thé ky XIX Loại súng này được sử dụng phổ biến trong chiến tranh với cơchế nạp đạn từ phía sau, chúng được cải thiện về cỡ nong, sỐ lượng thuốc súng va tầm

xa của đạn khi bắn ra Sau Chassepot, súng trường loại Gras cũng đã được xuất hiện với

cải tiễn khi sử dụng các viên đạn bằng kim loại nhằm tăng tính sát thương của vũ khí

Súng trường Lebel Model năm 1886 tiếp tục thay thế với khả năng nạp đạn, sử dụngđạn bột không khói và việc cố định kính ngắm Khi bắt đầu hướng tới những hành động

quân sự ở Việt Nam, người Pháp cũng đã rất tự tin về khả năng quân sự của họ vớinhững chiến thuyền lớn cùng súng trường hiện đại, liên thanh nặng và nhẹ, đại bác bắn

xa và chính xác Các van đề liên quan đến đạn dược, ống ngăm, sự 6n định của hồngtâm, khoảng cách đạn bắn đã được người Anh cải thiện qua nhiều phiên bản khác

nhau Những khẩu pháo trên thuyền được cải tiễn dé tăng tam bắn, ngắm, độ chính xác

và uy lực khi đưa vào sử dụng.

Những hiểu biết mới về khoa họcVào thời kì khai sang, chúng ta đã thấy được sự xuất hiện của nhiều tư tưởng mới

với mục đích đề cao yếu tố con người, đả kích vào nhà thờ, nhà nước phong kiến Việcxuất bản bộ Bách khoa toàn thư đã cho thay sự phát triển và truyền bá rộng rãi của tư tưởng

18

Trang 23

duy vật chủ nghĩa Dựa trên những cơ sở này, các nhà khoa học ở nửa cuối thế kỷ XIX đã

tiếp tục phát triển các học thuyết của mình

Về những nhà triết học theo chủ nghĩa tự do, chúng ta biết đến John Stuart Mill vớitác phâm Luận về tw do Tác phẩm của ông đã thé hiện rõ quan điểm về sự tự do của cácnhân cũng như mối liên hệ của điều đó với xã hội [24, tr 113 — 120] Ông nhấn mạnh đếnvấn dé cá nhân có thé làm bat kì điều gì nhưng không được tôn hại đến người khác hay viphạm quyền tự do của người khác [59, tr 34] Ông rất đề cao các hoạt động mang tính cá

nhân của con người, nhưng ông cũng xem nó cần phải chịu sự kiểm soát và giới hạn trong

phạm vi cá nhân, va nếu vượt ra khỏi đó thì phải có sự can thiệp của xã hội Ngoài Mill,nhà tư tưởng người Pháp Alexis de Tocqueville cũng đánh giá cao trào lưu dân chủ thế kỷXIX và cho rang nó không thé nào có thê dập tắt Với tác phẩm Nền dân chủ Hoa Ki, ông

đã có những giá và nhận xét mang tính cả khen và chê đối với người Hoa Kì [16, tr 652]

Về trường phái triết học cổ điển Đức, ho đã kế thừa và phát huy những giá trị củacác giai đoạn trước, đặc biệt là đề cao vai trò, vị trí của con người [23, tr 405 — 408] Một

số nhà triết học khai sang nồi tiếng có thể ké tới như Herder, Lessing, Schiller, Emmanuel

Kant, Trong đó tiêu biéu là Georg Wilhelm Friedrich Hegel với quan điểm về logic học,

triết học tự nhiên, triết học tinh thần, và quan điểm về biện chứng duy vat của Ludwig

Andreas Feuerbach Hai nhà triết học kế trên đã ảnh hưởng lớn tới Karl Marx và Friedrich

Engels trong quá trình xây dựng học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học Trong tác pham

Chống Đuy-rinh đã viết về Hegel như sau: “Nên triết học mới của Đức đã đạt tới đỉnh cao

của nó trong hệ thong của Hê-ghen, trong đó lan dau tiên — và đây là công lao to lớn củaông — toàn bộ thé giới tự nhiên, lịch sw và tinh than được trình bày nhự một qua trình,

nghĩa là luôn luôn vận động, biến đổi, biến hóa và phát triển, và ông đã cổ vạch ra moi liên hệ nội tại cua sự vận động va sự phát triển ấy” [11, tr 39 - 40] Đối với học thuyết của

minh, Marx và Engels đã đưa ra quan điểm trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản rằng quy

luật đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, trong xã hội hiện đại là sự đối

kháng giữa vô sản và tư sản, sứ mệnh của giai cấp công nhân cũng được nhắn mạnh trongviệc tiến hành sự đấu tranh đối với chủ nghĩa tư bản và xây dựng nên chế độ xã hội mới

Văn chương cũng lấy con người và cuộc sống con người trong xã hội làm đề tàikhai thác Có thé tìm thấy ở trong các tác phẩm văn chương hình ảnh cuộc sống của nhiều

người được xem như là tang lớp thấp kém của xã hội Tiêu biểu như tác phẩm Những

19

Trang 24

người khốn khổ của nhà văn Victor Hugo được xuất bản năm 1862 với nội dung về cuộc

sông của những con người nghèo khổ trong xã hội nước Pháp Hay tác pham Chiến tranh

và hòa bình của nhà văn Lev Nikolayevich Tolstoy đã tập trung khắc họa cuộc kháng chiếnanh hùng của nhân dân Nga, đước đánh giá là một trong những tiêu thuyết hay nhất thégiới Ngoài ra, còn có các nhà văn khác như Emile Zola Guy de Maupassant đều hướng

đến đối tượng là những người thấp kém trong xã hội lúc bấy giờ

Đặc biệt đối với giáo dục, cho tới nửa cuối thế kỷ XIX đã có nhiều quan điểm củanhiều nhân vật là các nhà giáo dục nối tiếng Các quan điểm của họ đều dé cao và cho rằng

giáo dục cần phải được phô cập và tách riêng biệt với tôn giáo, con người cần phải pháttriển toàn diện và có phương pháp dạy học đúng đắn Có thể kể tới quan điểm của

Petxtalogi — một nhà giáo dục học nổi tiếng gắn liền với thực tiễn Ông cho rằng: mục đích

của giáo dục là phát triển theo hướng điều hòa năng lực và thê lực của con người; chủ

trương giáo dục gồm hai phần đạo đức và trí tuệ, với giáo dục trí tuệ cần phải đào tạo các

môn học gồm hình học, đại số và ngôn ngữ; phương pháp giáo dục cần phải theo một trật

tự tâm lí hợp li [54, tr 102 — 105] Theo quan điểm của Friedrich Froebell, giáo duc cầnphải phù hợp với cá tinh của trẻ em dé có thé có phương pháp dạy phù hợp [54, tr 117].Nhà giáo dục nổi tiếng Konstantin Dmitriyevic Usinxki khi ban tới tính dân tộc trong líluận sư phạm, ông nhấn mạnh tới các môn học như ngôn ngữ, văn học, lịch sử [54, tr.117] Hay thậm chí là ở cả Marx cũng rất nhắn mạnh tới sự phát triển toàn diện của con

người trong giáo dục [54, tr 129].

Trong lĩnh vực tự nhiên, Charles Darwin với những hiểu biết và sự thừa kếnhiều kiến thức trong các ngành khác, đã đưa đến cuốn sách The origin of Species lí

giải về sự tiến hóa và vị trí của con người trong bức tranh tiến hóa của các loại sinh

vật Darwin nhấn mạnh việc “cạnh tranh dé sinh tồn” và vấn đề “đủ khả năng dé sinhtồn” đối với các giống loài theo quy luật tự nhiên [16, tr 643 — 644; 2, tr 1635 —

1636] Nghiên cứu của Gregor Mendel trên cây đậu Hà Lan đã đưa đến những nhận

thức về các nhân tổ di truyền Y khoa ghi nhận những thành quả như phát minh ravacxin của Louis Pasteur, những kiến thức về bệnh lao của Robert Koch Trong lĩnh

vực hóa học, nhà hóa học Medeleiev đã tạo ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

cũng như đã thực hiện nghiên cứu sự nở rộng của các chât lỏng đôi với nhiệt độ.

20

Trang 25

Ngay từ Trào lưu tư tưởng Anh sáng , thành trì phong kiến và giáo hội đã bắt

đầu bị lung lay Những nhận thức mới về khoa học đã khiến đức tin vào tôn giáo giờđây không còn là căn nguyên dé lí giải mọi van dé trong cuộc sống Nhiều nhà thờ

thậm chi con được bán lại, còn tai sản thì bị tịch thu [152, pg 820] Nha thờ lúc này

năm trong mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự chi phối mạnh mẽ của của chính quyên.Vào giữa thế kỷ XIX ở Pháp, mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước bắt đầu được cải

thiện để dung hòa tình hình xã hội

Thời gian này, vấn đề về Kito giáo ở Việt Nam cũng đã bắt đầu được chính phủ

Pháp quan tâm Những lời thỉnh cầu của các Giám mục với mục đích truyền giáo đanxen với chính trị, kinh tế đã thực sự gây được ảnh hưởng tới chính quyền của nước

Pháp về mục tiêu là Việt Nam Sự bách đạo của Việt Nam đối với giám mục và giáo

dân là một trong những nguyên cớ dẫn tới sự xâm lược Việt Nam của Pháp Ủy ban

Nam Ky của Napoleon III đã cho rằng không thé làm ngơ trước kết quả mà các thừa sai

đã phải trả giá bằng máu của họ, đồng thời việc truyền bá Kito cũng được xem là một

hành động làm sáng danh cho nước Pháp [57, tr 263] Mặc dù tôn giáo không còn cản

trở sự nhận thức trong một số ngành khoa học, nhưng điều đó không có nghĩa các giámmục hay giáo sĩ mất đi vai trò của họ trong tư tưởng của chính quyền Pháp

Về phương diện quan hệ quốc tế, các động cơ, hành vi và mục đích của mỗi quốc

gia đều cho thấy sự nhận thức và tính toán kĩ lưỡng Chủ trương đối ngoại của các quốc gia

châu Âu luôn cho thấy sự gắn kết với những đồng minh Hội nghị Viên ngoài ý nghĩa quan

trọng về việc ôn định và tạo lập một trật tự mới ở châu Âu, nó còn cho thấy quá trình hợptác giữa các quốc gia Việc thành lập hai tổ chức Đồng minh Than thánh và Đồng minh Tứcường là minh chứng cho sự hợp tác giữa liên minh các quốc gia để duy trì trật tự ở châu

Âu nói chung và lợi ích mỗi quốc gia nói riêng Trong những năm của nửa cuối thế kỷXIX, xu thế hợp tác giữa các quốc gia đề đáp ứng nhu cầu về chính trị ngày càng được gia

tăng Có thé lấy vi dụ như sự hợp tác giữa Anh — Pháp, hay rộng hơn là Hệ thống Crum(gồm Anh — Áo — Pháp) chống lại Nga trong Chiến tranh Crum, sự thành lập liên minh Ba

Hoàng dé gồm Đức — Áo — Nga, sự thành lập của hai liên minh đối chọi là Liên minh Đức

— Ao Hung — Ý và sự thành lập của liên minh Nga — Pháp Đặc biệt, nước Anh thi hànhmột chính sách ngoại giao trung lập với chủ trương “không có đồng minh lâu dài cũng nhưkhông có kẻ thù vĩnh cửu mà chỉ có quyên lợi là thường xuyên và mãi mãi” [88, tr 99]

21

Trang 26

Như vậy, có thé thay sự linh động và đa phương hóa trong đường lối đối ngoại với mục

đích tìm kiếm liên minh của các quốc gia châu Âu trong quan hệ quốc tế

1.2 Bối cảnh kinh tế, xã hội và khoa học — kĩ thuật Việt Nam1.2.1 Tình hình kinh tế, xã hội và những chuyển biến lớn về khoa học — kĩ thuậtSau khi thiết lập vương triều vào đầu thế kỷ XIX, về kinh tế nông nghiệp, nhàNguyễn chủ yếu tập trung vào vấn đề khai hoang, phục hóa, xây ấp, lập đồn điền Tuy

nhiên, đứng trước các vấn đề thiên tai bão lũ, tình trạng hoang hóa ruộng đất trở rên phố

biến Đối với thương nghiệp, một số nơi đóng vai trò là “trung tâm thương mại” vẫn hoạtđộng khá tấp nập Đặc biệt ở một số địa điểm, thương nhân Hoa kiều có vai trò tác động rấtlớn trong hoạt động kinh doanh Ở vùng nông thôn, hoạt động thương nghiệp chỉ phục vụmục đích trao đổi nội bộ trong một khu vực nhỏ Với ngoại thương, ngay từ cuối thời vuaMinh Mạng, một sé chuyén di ra nước ngoài đã được thực hiện nhằm mục đích mua bánhàng hóa và tìm hiểu tình hình các nước xung quanh, bên cạnh đó một số nhà buôn Việt

Nam cũng được phép ra nước ngoài buôn bán [18, tr 380 — 381] Năm 1876, triều đình đã

bỏ lệnh cắm xuống biển đi buôn [102, tr 169] Dù vậy, vì tâm lí đề cao cảnh giác với cácnước phương Tây nên triều Nguyễn chưa có những chính sách lớn dé phát triển van dé này

Sau khi các bản Hiệp ước được kí kết, các van đề liên quan đến ngoại thương phan lớn đều

chịu sự tác động của người Pháp.

Người Pháp cũng góp mặt vào một số hoạt động kinh tế Người Pháp rất quan tâm

đến van đề thành lập đồn điền Trên những mảnh đất khan hoang hay “v6 chủ”, người Pháp

đã tiền hành việc nhượng đất, lập đồn điền Việc “nhượng đất khẩn hoang” được coi như

một phương tiện lập lại “trật tự” và trợ giúp cho công cuộc bình định về quân sự [122, tr.613] Số diện tích của người Pháp được cấp ở Việt Nam tương đối lớn và thường tập trung

ở các tỉnh Nam Kỳ và Bắc Kỳ, tính đến năm 1900, tổng diện tích của người Pháp đã lên tới

322.000 ha [62, tr 47] Đối với hạ tang giao thông, người Pháp tiễn hành xây dung và tu bổ

cơ sở hạ tầng và một số tuyến giao thông gồm đường bộ, đường thủy và đặc biệt là đường

sắt Một số chuyến tàu trên tuyến đường thủy từ Hải Dương, Hải Phòng đi Đà Nẵng; ĐàNẵng đi Quy Nhơn; Đà Nẵng đi Sài Gòn đã được đi vào hoạt động chủ yếu bởi công ty củangười Pháp Đối với đường sắt, tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam là Sài Gòn — Mỹ Tho

đã được đưa vào khai thác từ năm 1883 với số vốn gần 2,4 triệu phrăng [62, tr 43] Trong

22

Trang 27

thời kì này, một số cơ sở công nghiệp của người Pháp cũng đã xuất hiện ở nước ta như

xưởng diém, xưởng xà phòng, nha máy gạch ngói [42, tr 55 — 58]

Bối cảnh chính trị Việt Nam vào nửa cuối thé ky XIX hết sức phức tạp Từ năm

1862 cho tới năm 1884, một số các hiệp ước đã được nhà Nguyễn đồng ý ký kết với ngườiPháp Hiệp ước Giáp Thân năm 1884 đã đồng ý thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp, lànước thay mặt Việt Nam trong vấn đề giao thiệp với ngoại quốc cũng như việc bảo hộ

người Việt Nam ở nước ngoài [68, tr 58] Sau hiệp ước này, Việt Nam đã chuyên từ mộtnước phong kiến độc lập trở thành một đất nước thuộc địa nửa phong kiến với sự thỏa hiệp

và đầu hang của triều đình nhà Nguyễn [124, tr 50]

Những van đề phức tạp từ các cuộc nổi dậy, chống phá đã khiến triều Nguyễn rấtlưu tâm Trong khi quân lực triều đình đang đối phó với người Pháp ở Nam Kỳ, tàn dư củaThái Bình thiên quốc bắt đầu tràn vào và quay phá ở các tỉnh phía Bắc nước ta Cùng với

đó, nạn giặc biển cũng là một van dé nhức nhdi, chúng thường hoạt động ở các vùng biểnthuộc Hải Dương, Nam Định, Nghệ An Bên cạnh những cuộc nồi loan của thô phi, cướp

biển, thời gian này những người nông dân ngày càng rơi vào tình cảnh ban cùng hóa, tinhcảnh đối khổ, nạn hạn hán xảy ra thường xuyên khiến dân lưu vong rất đông, và họ sẵnsàng gia nhập các phong trào khởi nghĩa với mong muốn đánh đồ triều đình nhà Nguyễn dé

cải thiện cuộc sống [18, tr 140 — 141] Việc kí kết các hiệp ước giữa triều đình nhà Nguyễn

với người Pháp cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc bùng nô các cuộc khởi

nghĩa Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, phong trào dau tranh của quan chúng nhân dân nô ra ngày

càng nhiều hơn với mục đích chính là chống lại sự xâm lược của Pháp cũng như triều đìnhnhà Nguyễn Những cuộc đánh chiếm của người Pháp đều gặp rất nhiều khó khăn bởi sựthái độ phản kháng với lòng yêu nước tột cùng của một số bộ phận quan lại và đông đảo

nhân dân Ngược lại với sự hăng hái đó, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường thỏa hiệp với

người Pháp, thậm chí còn ra lệnh đàn áp và giải tán các phong trào yêu nước.

Về phương điện khoa học — kĩ thuật, trước hết cần phải khang định “thế giới

quan” Nho giáo vẫn là yếu tố chi phối mạnh mẽ tới đời sống văn hóa và xã hội Đếnnửa cuối thế kỷ XIX, nền giáo dục vẫn mang nặng tính tầm chương trích cú với các

sách Tứ Thư, Ngũ Kinh, Sơ học vấn tâm, Tam Tự kinh [97, tr 107; 133, tr 568]

Hoạt động khoa cử gan với nội dung giáo dục nói trên van được tô chức một cách đềuđặn Paul Ory, một công sứ người Pháp đã từng nhận định rằng: “Người An Nam vốn

23

Trang 28

hãnh tiến và tham vọng: vì biết rằng con đường học hành có thé đưa tới các chức

tước cao, nên họ chăm chi dui mài kinh sử, nếu họ không thành công trên con đườnghọc hành, họ bắt con cháu mình đi học, tham gia các kì thi để tìm con đường quan 16”

[150, pg 63] Có thể nói rằng, mục đích cầu hiền của triều đình, chuẩn mực của xã hội

truyền thống và tâm lí tiến thân, là những điều then chốt khiến các trí thức gắn bó với

con đường khoa cử Nho giáo.

Một trong những điểm nổi bật nhất của KH&KT của Việt Nam thời kì này là sự

xuất hiện của các yếu tố KH&KT phương Tây Trước hết về mặt tư tưởng và nhận

thức, cần phải khang định rằng trước nửa cuối thé ky XIX đã có nhiều trí thức lỗi lạccủa Việt Nam tiếp xúc và dành nhiều lời khen ngợi cho các thành tựu về KH&KT của

phương Tây [83, tr 50 — 59] Vào thé kỷ XIX, vua triều Nguyễn rat quan tới việc triển

khai học tập đối với tri thức và kĩ thuật quân sự phương Tây dé chế tạo và áp dung với

quân đội Cùng với đó, tình hình và biến động của thế giới bên ngoài cũng rất đượcquan tâm, điều đó được thể hiện qua việc mua nhật kí, sách báo hay bằng việc đưa

vào dé thi Đình của các học trò đi thi [27, tr 255 — 277] Từ nửa cuối thế kỷ XIX, tưtưởng dé cao và cho rằng cần thiết phải mở rộng quan hệ ngoại giao cũng như hoctập KH&KT phương Tây càng được nhiều trí thức đề xuất lên vua Tự Đức, có thé kê

tới như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện

Thời gian này, nền giáo dục cận hiện đại của người Pháp cũng được du nhập

vào Việt Nam Với mục đích đào tạo thông dịch cho quân đội và thư ký trong các cơ

quan hành chính, các cơ sở giáo dục của người Pháp đã được thành lập Người Việt đểđược nhận vào trường phải trải qua các bai thi như: nhận xét về một văn bản được

cho; bài tập về việc viết một nghị định và quyết định; thảo luận về một vấn đề quản línội vụ và một bản tường thuật, bên cạnh đó đối với những người nảo có băng Tú tài

hoặc từng làm thư lại thì được xem như ngoại lệ mà nhận vào [137, p.6] Năm 1871 trường Sư phạm thuộc dia tại Sai Gòn được thành lập theo chủ trương mở rộng các

ngành đào tạo gồm giáo viên và nhân viên cơ quan hành chính Năm 1874, trườngHậu bổ (Collége des administrateurs stagiaires) tiếp tục được thành lập để đào tạonhững người trước đây có bằng Hán học vẫn với mục đích duy trì và xây dựng đội

ngũ phục vụ cho việc cai trị Ngoài những trường đào tạo phiên dịch, người Pháp cũng

mở các trường tiêu học với nội dung môn học là các môn toán, chữ Quôc ngữ, chữ

24

Trang 29

Hán Học liệu là ba quyển sách giáo khoa, một quyên mẫu tự chữ Quốc ngữ, hai

quyên về số học và hình học cơ bản, các tờ báo như Nguyệt san thuộc địa hay Gia

Định báo được sử dụng làm tài liệu học tập đi kèm trong quá trình hoc tập [18, tr.

408] Tuy nhiên, kết quả của hệ thống giáo dục Pháp tại Việt Nam chưa cho thaynhững kết quả kha quan

Kito giáo từ sớm đã du nhập va xuất hiện ở nước ta, thậm chí một số viên quan

của triều đình cũng theo tôn giáo này, tuy nhiên từ thời vua Minh Mạng trở đi là thời gianxuất hiện nhiều quan điểm tiêu cực đối với tôn giáo này Dưới triều đại vua Tự Đức, quan

điểm về Kito giáo cho thấy sự khắc nghiệt và cực đoan thông qua các chính sách camđạo Xuất phát từ vấn đề liên đới tới các sự kiện chính trị, Kito giáo, giám mục và giáodân là thứ cần phải loại bỏ khỏi xã hội Điều này đã dẫn tới sự xung đột gay gắt giữa

trong xã hội Việt Nam giữa hai bên lương - giáo Thậm chí, ngay cả khi các hiệp ước

giữa triều đình nhà Nguyễn và Pháp được kí kết, sự ác cảm của các trí thức đối với cácgiáo dân và giám mục Kito vẫn không suy giảm Điều đáng nói là, Nho giáo đã trở thành

một “công cụ” đối chọi lại với Kito giáo Cuộc xung đột lương — giáo cũng như các chỉ

dụ của triều đình cho thấy Kito giáo cũng như thế giới quan của tôn giáo này không thể

dung hòa được với văn hóa truyền thống Để chống lại sự truyền bá của Kito giáo, nộidung của Nho giáo đã được lấy làm cơ sở lí luận để xây dựng nên những luận điểm

chứng minh cho sự phi lí từ các nội dung của Kito giáo mà theo vua Tự Đức là làm ảnh

hưởng nghiêm trọng tới nghi lễ, văn hóa truyền thống của dân tộc Dưới góc nhìn lịch sửKH&KT, Kito chưa được nhìn nhận đúng với tư cách là một giá trị văn minh tích cực đốivới Việt Nam vào nửa cuối thé ky XIX

Nước ta cũng bắt đầu xuất hiện các tác phẩm được in bang chữ Quốc ngữ Tiênphong là Gia Định báo với vai trò của Trương Vĩnh Ký Một số các tác pham chữ Hán,

Nôm cũng được nhiều trí thức dịch sang chữ Quốc ngữ Không chỉ báo chí Quốc ngữ,

một số các tờ báo khác bang tiếng Pháp cũng xuất hiện trong xã hội Tiêu biểu hơn, vào

những năm cuối thế kỷ XIX, nhiều cơ quan nghiên cứu chuyên nghiệp của người Phápcũng được thành lập Các cơ quan này đã đem tới nhiều kiến thức và phương pháp mớiđối với nền khoa học cũng như các nhận thức mới về văn hóa của nước ta

1.2.2 Những động thái của các trí thức Việt Nam trước cuộc xâm lược của Pháp

Các dai than trong triéu đình với van dé “chiên” hay “hòa”

25

Trang 30

Đối với bối cảnh nhà Nguyễn vào nửa cuối thế kỷ XIX đứng trước sự xâm lược

của Pháp, sự hiện diện của tầng lớp quan lại trong triều đình càng trở nên quan trọnghon bao giờ hết đối với nhà vua Từ khi liên quân Pháp — Tây Ban Nha thực hiện hànhđộng quân sự, trong nội bộ triều Nguyễn đã hình thành nên hai chủ ý khác nhau theoquan điểm riêng của mỗi bên Trên thực tế, cho tới trước Hiệp ước Nhâm Tuất được kíkết vào năm 1862, thái độ chủ hòa mà nhiều người đề cập đến chưa thật sự là lựa chọncủa nhà Nguyễn Những nhân vật như Tô Linh, Phạm Hữu Nhi, Trần Văn Vi, Hồ Sĩ

Thuan đều nhận định kết hợp công - thủ là phương sách tốt nhất, cho rằng quân triều

đình ở Quảng Nam nên nghiêm bị, không nên hòa vì sẽ sinh ra nhiều mối nguy hại [64,

tr 102] Quan điểm này giống với suy nghĩ của Nguyễn Tri Phương khi ông cho rằng nếuđánh trên thé thủ thì có thé chống lại quân Pháp Ban thân vua Tự Đức đã cho các quantập hợp những đội quân đã tan và chiêu mộ dân chúng đề cùng chống đỡ khi Gia Định

bị tan công, các việc lay lương bắt lính, thuê bắt dân phu đều được tùy ý quan thừa lệnhcủa vua dé kịp sự cơ ứng biến [101, tr 595] Vua Tự Đức cũng nhiều lần hỏi ý kiến

Nguyễn Tri Phương hay các quan khác về kế sách đánh hay giữ trước sự xâm lấn của

Tây dương.

Ngoài những ý kiến nói trên, cũng có ý kiến thể hiện rõ tính chất chủ hòa Nguyễn

Bá Nghi và Phan Thanh Giản là hai trí thức tiêu biểu đại diện cho xu hướng này Trong

nhãn quan của họ, sức mạnh của đất nước rõ ràng là yêu hơn hắn so với sức mạnh của

phương Tây Kết quả thực tế trên chiến trường đã chứng minh cho suy nghĩ này, do đó

với họ chủ hòa là lựa chọn tốt nhất trong bối cảnh lúc này Trong khi triều Nguyễn vẫnđang bàn luận vấn đề “chiến” hay “hòa”, người Pháp trong quá trình đánh chiếm các tỉnhNam Kỳ cũng đã tính toán đến việc thương thuyết với triều đìnhdo vấp phải sự kháng cự

quyết liệt của nhân dân cũng như quân đội triều đình Bản thân vua Tự Đức và các quan

đại thần cũng rất quan tâm đến vấn đề này, song nội dung thương thuyết đã không đáp

ứng được sự hài lòng của nhà Nguyễn, do đó vẫn đề này không thành công Chính sự

lưỡng ly đã khiến nhà Nguyễn đánh mất thời cơ thuận lợi dé chuẩn bị về quân sự, đồng

thời nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lược của người Pháp Kết quả cuối cùng

của sự lưỡng lự đó đã dẫn tới Hiệp ước Nhâm Tuất bất bình đăng mà đại diện triều

Nguyễn là Phan Thanh Giản kí kết với người Pháp Lần lượt các hiệp ước sau đó mangtính thỏa hiệp của triều đình nhà Nguyễn đối với người Pháp đã được kí kết

26

Trang 31

Cho đến đưới thời vua Hàm Nghĩ, nhiều vị quan đã thực sự lựa chọn con đường

chủ chiến Vua Hàm Nghi trong phong trào Cần Vương đóng vai trò như “một ngọn cờđộc lập” cho cả nước [138, pg 238 — 239], “ngọn cờ độc lập” này đóng góp về mặt tinh

thần nhiều hơn là một sự chỉ đạo hoặc tập trung quyền lực quyết định thay mặt cho đất

nước Trong đó, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường là nỗi lo đối với người Pháp khi

họ tiến đánh kinh thành Huế vào 7/1885 Thậm chí, người Pháp còn dự định sẽ bắt

Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dé sao cho hai nhân vật này không còn tìm racách dé phá hỏng kế hoạch của họ [138, pg 195]

Nhóm trí thức gan với mong muốn canh tân đất nước từ KH&KT phương Tây

Trước hết chúng ta xem xét đến các trí thức trong triều đình phong kiến với tư

tưởng tiếp thu các tri thức nước ngoài Vua Tự Đức, mặc dù không phải là người tiêu

biểu cho nhóm trí thức gắn với những nguyện vọng canh tân, nhưng chúng ta không thể

phủ nhận được những hành động của ông trong việc thu thập các tin tức, mô phỏng và sử

dụng các thành phẩm KH&KT của nước ngoài [27, tr 255 — 277] Bên cạnh đó, dưới thờivua Tự Đức, ông cũng cho phép một số hoạt động nhăm học tập các kiến thức của

phương Tây qua sách vở.

Dưới vua Tự Đức, nhiều vị đại thần trong triều đình cũng dâng lên những đề nghịcải cách theo nhãn quan của họ Năm 1865, quan đại thần Tham tri Bộ Lại là Phạm PhúThứ sau chuyến đi sứ sang phương Tây cũng đã xin mở trường để học tập phương Tây,hay ông đã viết những cuốn sách về văn minh phương Tây, gồm: khoa học; về phép đi

biển; về kinh nghiệm làm quan; về luật giao thiệp quốc tế [5, tr 188]; Sau đó Phạm PhúThứ cũng dâng sớ xin chỉnh đốn võ bị, hậu đưỡng quan binh Cùng suy nghĩ này còn cóquan Biện lý Bộ Hộ là Đặng Huy Trứ, nhân dịp chuyến đi sang Áo Môn, ông đã có cơ

hội tìm đọc những sách báo về phương Tây, từ đó dâng sớ xin canh tân đất nước là điều

cần thiết dé phục vụ việc chống Pháp Không thể không kể đến những nỗ lực nhằm mở

rộng mối quan hé ngoại giao của một số nhân vật như Tùng sự Bộ Lễ Bùi Viện hay

Nguyễn Hiệp nhằm giúp đất nước thoát khỏi cảnh nguy khốn

Ngoài những trí thức năm giữ vi trí quan lại trong triều đình, một số nhân vật khác

cũng dâng các bản sé với xu hướng canh tân đất nước Tiêu biểu nhất có thé ké đến tríthức công giáo như Nguyễn Trường Tộ với các bản điều trần và đề nghị cải cách, mà

trong đó ban nhiều tới việc học tập phương Tây Ngoài Nguyễn Trường Tộ, còn có

27

Trang 32

Nguyễn Lộ Trạch với hai bản Thời vụ sách tới vua Tự Đức để bàn về vấn canh tân đấtnước Ngoài Thời vụ sách, ông còn viết thêm Thiên ha đại thé luận dé bàn về bối cảnhđất nước.Với Trương Vĩnh Ký, nhân cơ hội đó tiếp xúc với nền văn minh của phươngTây mà có cái học thức sâu rộng Trở về nước, ông đã lựa chọn con đường điều đình, hợptác với Pháp dé tranh thử thời cơ làm việc có lợi cho dân, cho nước Trong khi đó, KyĐồng — Nguyễn Văn Cam lại điển hình cho việc một trí thức yêu nước mẫu mực dù được

thực dân gửi đi đào tạo ở phương Tây Vì sự khước từ làm quan cho người Pháp mà Kỳ

Đồng phải chịu cảnh đi đày và mất nơi đất khách quê người Nhìn chung, những tri thức

nói trên đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử Trước hết, khuynh hướng và nhận thức của họ

rất hướng ngoại, cho rằng cần dựa vào những tri thức về KH&KT của nước ngoài để canh

tân và tăng cường sức mạnh quốc gia Sự tri nhận này đã đặt nền tảng căn bản cho những

hoạt động duy tân ở Việt Nam vào thế ky XX

Tiéu kiét chwong 1

Vào nửa cuối thế ky XIX, chúng ta chứng kiến nhiều sự thay đổi về kinh tế xã hội

gan với sự phát triển của KH&KT ở phương Tây Trái ngược lại, ở Việt Nam, nền kinh tếchưa cho thấy sự phát triển nổi bật trên bất kì một phương diện nào Trong khi đó, tình

trang bất ôn về xã hội kéo dài, đã và đang trở thành một van dé cấp bách cần phải giảiquyết Sau khi kí kết các bản hiệp ước với người Pháp, làn sóng đấu tranh của nhân dân

càng trở nên gay gắt Trong bối cảnh đất nước đối mặt với sự xâm lược của Pháp, nhiều

trí thức với sự hiểu biết về thời cuộc, đã thể hiện quan điểm và tư tưởng của họ đối với

vận mệnh của đất nước theo mỗi con đường khác nhauTừ nửa cuối thế kỷ XIX, mặc dù

“thế giới quan” Nho giáo vẫn là hệ tư tưởng chỉ phối và bao trùm nên nền KH&KT đất

nước, song ở nhiều trí thức lỗi lạc đã cho thấy sự coi trọng các giá trị về KH&KT phươngTây, đề xuất tới công cuộc canh tân, học tập những điều đó dé phát triển đất nước

28

Trang 33

CHƯƠNG 2

NHAN THỨC CUA CÁC TRÍ THỨC VIỆT NAM VE KHOA HỌC VA

KĨ THUẬT PHƯƠNG TÂY

2.1 Nhận thức về giáo dụcCho đến nửa cuối thế kỷ XIX, khi đất nước đứng trước nhiều biến động to lớn,

nhiều trí thức có những nhận định tích cực đối với giáo duc của phương Tây Trong khoảng

thời gian này, người Pháp cũng đã bắt đầu thực hiện một chủ trương giáo dục với nhiềumôn học mới ở nước ta với mong muốn thay đồi tận gốc nền giáo dục truyền thống

2.1.1 Nhận thức về nội dung giáo dụcNhiều trí thức thời kì này cho rằng việc học tập nền giáo dục mang tính thực dụng

của phương Tây là điều cần thiết Với suy nghĩ như vậy, họ đã thé hiện thái độ của mình

bằng việc đưa ra quan điểm và hành động về những lĩnh vực giáo dục cụ thể của phương

Tây, mà theo họ các tri thức đó có thé giúp ích cho đất nước

Trong thời gian trị vì, vua Tự Đức vừa là người đứng đầu đất nước, đồng thời cũng

là một trí thức lỗi lạc, cũng đã có những quan điểm về vấn đề giáo dục của đất nước Ôngbat đầu phê chuẩn việc phái người di học nước ngoài về bổ dụng làm quan dé phục vụ

cho đời sống thực tế, cũng như việc xem xét đến những đánh giá và đề xuất của NguyễnTrường Tộ đối với giáo dục Năm 1868, vua Tự Đức đã cử 5 người vào Gia Dinh dé hoc

tập tiếng Pháp, sau đó còn mở trường Hành nhân dé tiến hành việc day hoc Phương pháp

học là: Mỗi ngày học 3 câu dài hoặc 4 câu ngắn, mỗi năm kiểm tra 2 lần, nội dung là soạn

một công văn bằng chữ Hán và dịch sang tiếng Pháp; Viết một bài ám tả, chữ đẹp, ngayngắn và đúng chính tả; học thuộc lòng Nói chung việc học tập và thi cử như trên không

thé dao tạo trình độ ngoại ngữ dé nắm vững được KH&KT của Pháp [6, tr 16 — 17] Trên

cơ sở những tài liệu hiện có chưa cho phép chúng ta đi sâu vào tìm hiểu chỉ tiết về kết quả

của chủ trương này, nhưng có thể thấy được sự coi trọng của vị vua này đối với học tập

một số nội dung của phương Tây nhưng gắn với thực tế Việt Nam

Một số vị quan triều đình cũng đề xuất việc cử người đi học tập các tri thức phươngTây Phạm Phú Thứ với trải nghiệm thực tế qua lần đi, ông đã viết và muốn phô biến vềvăn minh phương Tây, trong đó có sách Bác vật tân biên ghi chép về các tri thức khoa của

phương Tây rat hữu phục vụ đời sống hằng ngày Điều đó đã cho thay ý thức chủ động học

tập, tiếp thu và truyền thụ tri thức phương Tây vào đời sống Việt Nam thay vì việc duy trì

29

Trang 34

một nền giáo dục cũ Trong suy nghĩ của Đặng Huy Trứ, ông đã bắt đầu thay sự bat lực củalỗi học văn chương Trong tác phẩm Trach ky, ông cho rằng trải qua những việc đương thờimới biết tài học ta nông cạn, văn chương không thé chống nỗi nạn gió bão đang xảy ra vớiđất nước' [77, tr 271] Đối với nhà Thanh, Đặng Huy Trứ cũng cho rằng cần học tập theo

họ trong việc tiếp thu các ngành kĩ thuật, tri thức khoa học mang tính thực dung, vi dụ nhưtuyển chọn người thông minh đề học ngôn ngữ trực tiếp với người phương Tây, học văn tự,toán pháp và đồ họa, sau lấy đó làm cơ sở mà chế tạo cơ khí đóng tàu thuyền; hay như

nước Nhật, họ tuyên chọn những con em tuấn tú sang nước Anh, học tập ngôn ngữ và thậm

chí là các tập tục của người Anh [77, tr 436 — 437].

Tuy nhiên, một SỐ VỊ quan van mang tu tưởng thu cựu trước việc cử người di họctập kĩ thuật phương Tây Trong một bài sớ của Nguyễn Tri Phương, Võ Trọng Bình, TrầnTiến Thành và thậm chí có cả Phạm Phú Thứ cho thấy Sự quan ngại về tiền tài của đât nướcđang khó khăn, tiền mua hai chiếc tàu thủy là Mẫn Thỏa và Thuận Tiệp lại có trị giá mười

vạn bạc, các chi phí cho hai chiếc thuyền nay rất nhiều, do đó sợ rang phái người sang Tây

mua bán máy móc, nhờ người Tây giúp đỡ hay như việc muốn mở rộng việc học tập cũng

sợ đất nước không thé chịu nồi phí tồn [43, tr 363] Họ cho rằng phí tồn không thể chịu nổi,

học không thể thành tài, đến lúc muốn thôi không khỏi lại sinh chỉ tiết, đi lại biện thuyết rất

là mat quốc thể, nếu lại ẩn nhẫn chịu thuê, hư phí tiền của ” [43, tr 363 — 364] Năm 1868,một ý kiến khác của các đại thần gồm Nguyễn Tri Phương, Đoàn Thọ, Trần Tiễn Thành,

Võ Trọng Bình, Nguyễn Văn Phong, Phạm Phú Thứ được tâu lên Họ than phiền về việcmua máy móc, sách vở và việc lập trường dạy nghề máy ton phí quá lớn, bên cạnh đó nhânviệc xem xét có mượn một người Tây về dạy nghề làm thuyền hay không thì họ vẫn chorằng kĩ nghệ người Tây là rất phiền khó, hơn nữa chỉ phí lại tốn kém, vậy nên không mượn

dạy nữa [43, tr 364 — 365].

Trí thức công giáo như Nguyễn Trường Tộ khang định việc học tập và bồi dưỡng

nhân tài là con đường đưa tới giàu mạnh, tuy nhiên việc học tập ấy phải gắn với bối cảnh

thực tế Bàn về việc học thực dụng viết vào năm 1866, Nguyễn Trường Tộ rất phê phán lốihọc văn chương bởi “tho phú không đuổi được giặc, nghìn lời không được một kế sách”,ông cho rằng cũng vì đó mà người phương Tây thay đồi, chú trọng vào tạo hóa hành sự để

làm cái học thực dụng [8, tr 192] Nguyễn Trường Tộ đã phân tích và nhấn mạnh cái thực

! Hai câu thơ cuối là: “Kinh sự thủy tri tài học thién; Từ chương tầng hữu phân phong vô”.

30

Trang 35

dụng của sự học ở phương Tây, ông cho rằng những thứ người phương Tây có đều gắn với

thực tế, trong khi đó nước ta chỉ chú trọng vào văn chương sáo rong, người nước ta khôngbàn tới hiện tượng tự nhiên, học kĩ xảo, không biết khai thác tài nguyên quý bau [8, tr.192] Ông cũng cho rằng người phương Tây thực ra cũng là người giống chúng ta, cũngsông trong trời đất, nhưng vì đâu mà “cdi học của họ được công hiệu", đó chính là nhớ biếtlấy thực tế của tạo vật đề học tập [8, tr 193] Từ đó ông dâng lên ý kiến đóng góp với vua

Tự Đức như: các trường và bài thi phải chú trọng vào tình hình thực tại, mở ra một số khoamới (hải lợi, sơn lợi, địa lợi, thủy lợi), chú trọng tới những người biết ngoại ngữ như tiếng(Y Pha Nho, Anh Cat Loi) dé dùng ho vào những việc thực dung; lập Viện Dục Anh theocác nước phương Tây dé dao tạo cho trẻ nhỏ [8, tr 191 — 199] Cuối bản điều tran,Nguyễn Trường Tộ kết luận rằng, người phương Tây tùy theo tính chất con người mà bắt

chước theo cái thực của tạo hóa, do đó mà người dân có được nhiều thành tựu, còn nước ta

vì chỉ quý trọng Nho sĩ nên nhân dân cũng chỉ biết đi theo con đường học này [8, tr 196]

Trong 7é cáp bát điều, Nguyễn Trường Tộ cho rang cần thiết phải xây dựng một

nên học thuật sáng suốt gắn liền với thực tiễn, đặc biệt là ông rất coi trọng nền giáo dụcphương Tây cũng như việc cần thiết phải tiếp thu tri thức trong sách Tây Theo ông, “học

tức là học những gì chưa biết để biết mà đem ra thực hành (Nhưng thực hành cái gì? Thựchành ở đâu?) Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau

nữa” [8, tr 248] Trong khi đó, lối học của nước ta thì chỉ chú trọng vIỆC Xưa, Xa roi VỚI

thực tế trước mắt, do đó ông xin lập các khoa nông chính, thiên văn và địa lý, công kĩ nghệ,

luật học Trong mỗi khoa này, ông đều so sánh với phương Tây và đưa ra những lợi ích khithực hiện, đồng thời cũng cho rằng cần học tập làm ở phương Tây [8, tr 251 — 254]

Hay như Nguyễn Lộ Trạch, xin rằng tuyên chọn con em của các quan đại thần cùng

các cử nhân, tú tài là những người tài để cử đi nước ngoài học tập là điều cần thiết, dùng lễ

nhiều lương hậu dé khuyén khích, nhờ đó mà thành tai [5, tr 154] Nguyễn Lộ Trach cũng

đã nhận thức được quy luật khai thác — cạnh tranh thuộc địa, những thuận lợi của thuộc địa

khi áp dụng các công nghệ, kĩ thuật của đế quốc, ông cho rằng cần phải nắm lấy quy luậtnày dé phat triển đất nước dựa trên nền tảng của dé quéc ở thuộc dia [5, tr 161]

Có thé nói, các nhà canh tân thế ky XIX từ sớm đã nhận thức về van dé cải cách

giáo dục [65, tr 68], họ ít nhiều đều quan tâm tới các giá trị của chủ trương giáo dục

thực dụng của phương Tây Mặc dù việc đề cao chủ trương giáo dục thực dụng chưa

31

Trang 36

đưa đến sự thay đôi đáng kể, nhưng điều quan trọng là nó đã thể hiện sự biến chuyên

quan điểm về nên giáo dục của đất nước

2.1.2 Nhận thức về các môn học của người PhápNgay khi người Pháp có cơ hội thiết lập quyền cai quản các tỉnh chiếm được từnước ta, họ đã rất quan tâm tới van đề giáo dục Mục tiêu đầu tiên của người Pháp là nhằm

đào tạo nên những thông ngôn phục vụ cho công việc cai quản của họ.

Từ năm 1861, ở nước ta tồn tai hai hình thức giáo dục gồm giáo dục truyền thong

và giáo dục của người Pháp Bản thân những nhân vật như: Đô đốc Nam Kỳ là Charne

với việc thành lập Trường Bá Da Lộc, Đô đốc Grandière với Nghị định tô chức chức nộidung dạy học hay Tổng Tra sứ Paul Bert, Etienne Francois Aymonier, Roucoules , déuthể hiện sự nỗ lực thiết lập một nền giáo dục phù hợp với tình hình Việt Nam (ma chủyêu là ở Nam Kỳ) vào nửa cuối thé kỷ XIX Các môn học chủ yếu của người Pháp dé ra

gồm chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp, toán học (đại số và học hình), thiên văn, địa chất, sinhvật Người Pháp vẫn duy trì việc dạy chữ Hán nhưng chỉ ở một cấp độ học và dạy sơ

đăng Trên thực tế, việc lựa chọn và thiết lập hình thức giáo dục là một trong những mục

tiêu được xem như sứ mệnh của người Pháp Juless Ferry đã khẳng định rằng việc khai

hóa là nghĩa vụ của công cuộc thuộc địa [95, tr 27; 151, pg 210 — 211] Vào thời gian sau đó, các cơ sở giáo dục của người Pháp mở rộng ra các ngành học như: Y và dược,

Luật, Sư phạm, Thương nghiệp, Công chính

Đối với môn học tiếng Pháp, vua Tự Đức cũng nhận thấy răng cần phải có những

người thông thạo thứ ngôn ngữ này Năm 1878, vua Tự Đức đã cho mở các trường học

tiếng Pháp tại Nha Thương chính Hải Dương, trước đó ông cũng đã cử một số học sinh đihọc tiếng Pháp tại trường Hành Nhân với các cô đạo [18, tr 401 — 402] Thực tế, việc học

tập tiếng Pháp cũng đã được tô chức dạy học ngay từ thời vua Gia Long và Minh Mạng

Trong những trí thức Việt Nam thời kì này, cũng có nhiều quan điểm khác nhau đối

với vẫn đề giáo dục của người Pháp ở Việt Nam Trước hết, chúng ta xem xét đến trường

hợp của Trương Vĩnh Ký, trong quá trình trưởng thành và học tập tại cơ sở liên quan tới

Kito giáo, ông đã được đào tạo rất tốt về chữ Quốc ngữ và Hán Nôm cùng nhiều ngoại ngữ

khác Sau khi về nước, ông hoạt động ở Việt Nam chủ yếu bằng nghề làm báo, cũng nhưsáng tác và biên soạn sách Không chỉ vậy, Trương Vĩnh Ký cũng cho thấy sự nhiệt thành

của ông đôi với nên giáo dục của người Pháp, mà cụ thê là ở phương diện các môn học

32

Trang 37

ngôn ngữ Bằng chứng là ông đã hai lần nhận lời mời làm giáo sư ngôn ngữ tại Trường Sưphạm thuộc địa và Trường Hậu bồ dé đào tao giáo viên, thông dịch va quan cai tri ngườiPháp [91, tr 176] Ông còn là tác giả của một số các sách dạy học ngôn ngữ đối với haimôn học là tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ, có thể ké tới một số tác phẩm của ông như Quốcngữ tự vận, Van Quốc ngữ, Cours d’histoire annamite (sách dùng cho các trường học ởNam Kỳ), Cour pratique de langue annmaite ( Giáo trình thực hành tiếng An — Nam) Ngoài ra, cũng có thể thấy một số các giáo trình cũng được biên soạn để phục vụ cho các

môn học khác của người Pháp như Petit cours de Géographie de la Basse-Cochinchine

(Tiểu giáo trình địa lý Nam Ky), Courss d’Histoireannamite a l’usage des écoles de la

Basse — Cochnchine (Giáo trình Lịch sử An Nam dành cho các trường Nam Kỳ) Qua dẫn

chứng trên, có thé thay Truong Vĩnh Ký đã tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và

điều hành một số nội dung môn học của người Pháp ở Nam Kỳ Đặc biệt, nếu kết hợp vớinhững hoạt động báo chí, ông rất coi trọng hai môn học là chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp

Trường hợp của Kỳ Đồng — Nguyễn Văn Cam là một trường hợp tương đồng vớiTrương Vĩnh Ký Kỳ Đồng — Nguyễn Văn Cam với tài năng và sự hiếu học, đã nhận được

sự công nhận của triều đình và học bông của người Pháp Trong những bức thư ông gửicho chính quyền Pháp tại Việt Nam [104, tr 67 — 71], ông đều thé hiện sự coi trọng nền

giáo dục của người Pháp dành cho ông trong quá trình du học.

Ở Nguyễn Trường Tộ, chúng ta cũng thấy quan điểm của ông về việc học theongười Pháp ở một số môn học Ông cho rằng khoa địa lý là một trong hai khoa là gốc củamọi việc, do đó cần phải mở dé giảng dạy Theo ông, cần phải rà soát và chỉnh sửa các sáchĐịa lý để xem những kiến thức nào hợp với thiên thời địa thế nước ta, đồng thời ông cũng

cho rang cần phải tham khảo các sách của phương Tây đối với van dé nay [8, tr 252] Đốivới môn học tiếng Pháp, ông cũng cho rằng bối cảnh đất nước thời kì đó việc học tiếng

Anh và tiếng Pháp là hai việc rất khân cấp đề phục vụ cho con đường thông dịnh, giao tiếp,

thông ngôn [8, tr 361] Luật hoc là một môn học được mở vào khoảng thời gian sau nay,

nhưng Nguyễn Trường Tộ từ sớm đã rất coi trọng, ông cho rằng mọi người dân đều phảihọc luật, ai giỏi luật sẽ được làm quan, luật là kiến thức cần thiết cho những người di thi

thay vì chỉ biết tới văn chương, kinh nghĩa [8, tr 254] Các khoa kĩ thuật là thợ may, tàu

thủy, ông nhấn mạnh tới tầm quan trọng của những người thợ, cần phải cử người sangphương Tây dé học cách thức chế tạo tại nước của họ dé về áp dụng đối với công cuộc phát

33

Trang 38

triển đất nước Như vậy, Nguyễn Trường Tộ đã có cái nhìn tích cực đối với các môn học

của phương Tây nói chung, cũng như các môn học của người Pháp ở Việt Nam nói riêng.

Thực tế, trong các tác phẩm văn học cũng phản ánh thái độ của một số trí thức ViệtNam đối với giáo dục của người Pháp Như ở nhà thơ Tú Xương, vốn là một người lận đậntrong con đường thi cử, đã có những câu thơ [45, tr 43] thé hiện việc xem nhẹ chữ Nho:

“Nào có ra gì cái chữ nho

Ông nghè ông cống cũng nằm co

Chi bằng đi học làm ông phán

Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò!”

Trong nhận thức của nhà thơ Tú Xương, có thể thấy sự đau xót về gia tri của nhữngkiến thức mà ông vẫn hằng theo đuổi mà ở đây là chữ Nho, rộng ra là cả một tầng lớp nho

sĩ Thay vào đó, ông cho răng nên di học dé trở thành “ông phán” — nhân viên hành chính

trong các công sở của người Pháp [45, tr 43 — 44] Những người này vốn là kết qua củanền giáo dục của người Pháp ở Việt Nam với những môn học trong nhà trường Pháp

Bên cạnh những nhân vật cho thấy sự tán đồng với một số môn học của người Pháp,cũng có một số trí thức lại có cái nhìn cho rằng việc học theo người Pháp là điều không thêchấp nhận Nguyễn Đình Chiều là một người gắn chặt với quan điểm phủ nhận văn minhphương Tây, thậm chí ông còn cấm con không được đến trường của người Tây dé học tập[85, tr 40 — 41] Ở Nguyễn Xuân Ôn, là một Tiến sĩ trong nền khoa cử truyền thống, ông

cũng là một nhân vật mang tâm lí chối bỏ sự tiếp nhận các giá trị của văn minh phương Tây

cũng như đối với việc học tiếng Pháp Trong các tác phẩm của mình, ông đã có những câuthơ nhằm châm biếm những người xuất thân và trưởng thành từ giáo dục Nho giáo nhưnglại đi học tiếng của người Pháp: “Bên vách rập rình trò múa rối/ Đầu thành bập bẹ tiếng

Tây dương” [85, tr 40 — 41].

Thực tế, nhiều số liệu đã cho thấy nền giáo dục của người Pháp ở Việt Nam không

thật sự có kết quả tốt Nhà nghiên cứu Phan Trọng Báu đã nhận định rằng nếu dân số Nam

Kỳ rơi vào khoảng 2 triệu người thì tỷ lệ đi học chưa được 1% khi số người đến trường là18.321 người [6, tr 51] Số lượng trường dạy chữ Nho thống kê được vào năm 1881 vào

khoảng 599 trường, trong khi đó số trường Pháp chỉ rơi vào khoảng 50 trường, trường bản

xứ day chữ viết bang chữ mẫu Pháp cũng chỉ rơi vào 546 trường [37, tr 211 — 215] Năm

1886, trường người Pháp quản lí trực tiếp chỉ có 17 trường, các trường Nho chiếm 397

34

Trang 39

trường trong tổng số 820 trường bản xứ, số các trường gồm trường đạo trường tông, trường

địa hạt, trường làng là 423 trường; về số học sinh, điều đáng ngạc nhiên là các trường chữNho có tới 8.496 học sinh, cao thứ hai trong các trường bản xứ, xếp thứ nhất là trường tông

với 10.441 học sinh, trong khi đó trường Pháp chỉ có 2.691 học sinh [37, tr 221 — 225].

Bức tranh giáo dục của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX cho thấy sự kế thừa và cónhiều sự khởi sắc hơn so với giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phong trào Đông Du là mộtphong trào du học mạnh mẽ của trí thức Việt Nam khi họ nhìn về Nhật Bản với công cuộc

học tập phương Tây Chính vì vậy người Pháp đã xem xét và cải tô lại nền giáo dục Đông

Dương Năm 1917, Toàn quyền Đông Duong Albert Sarraut đã tiến hành thực hiện cải tổ

lại toàn bộ nền giáo dục Đông Dương (hệ thống, cấp học, tổ chức dạy, nội dung) Quan

trọng hơn, số lượng người học theo nền giáo dục của Pháp đã đông hơn, nhiều nhà khoa

học lỗi lạc đã trưởng thành từ học bông của Chính phủ Pháp Thêm vào đó, các cơ sở giáodục, nghiên cứu như, Đại học Đông Dương, Đại học Hà Nội, EFEO ở thế kỷ XX đã cho

thay tầm quan trọng và sự chấp nhận một nền giáo dục hàn lâm hiện đại của xã hội và nhận

thức của trí thức Việt Nam nhăm phục vụ và phát triển đất nước ở nhiều lĩnh vực

2.2 Nhận thức về báo chí, ngôn ngữ và văn học

Vào nửa cuối thé kỷ XIX, một số trí thức Việt Nam trưởng thành từ nền giáo dục

phương Tây đã tham gia tích cực vào quá trình truyền bá và sáng tạo nhiều giá trị văn hóa

mới Từ nhận thức đến hành động cụ thé, họ vừa là người tiên phong, vừa là người có

nhiều đóng góp đối với sự phát triển của nền báo chí, ngôn ngữ và văn học của nước ta

2.2.1 Báo chí

Trước khi báo chí xuất hiện, cơ quan truyền tin chính thống nhất là qua Dịch thừa —

viên quan của trạm dịch chuyền đệ công văn và thư từ Ở nông thôn làng xã, việc truyền tin

thông qua người mõ làng khi ở làng muốn tô chức hội họp các việc quan trọng [3, tr 116 —117] Nửa cuối thế kỷ XIX, sự ra đời của tờ Gia Dinh báo và những nội dung của tờ báo

này đã là nền tảng cho sự phat triển của nền báo chí Việt Nam, quá trình hoạt động của nó

còn là cơ sở cho sự ra đời cho một số tờ báo sau ở Việt Nam vào nửa cuối thế ky XIX vasang tới thé ky XX Trên thực tế, trong khoảng thời gian gan với thời điểm Gia Dinh báo

được xuất bản, đã có một số tờ báo như Bulletin officiel de l’Expédition de Cochnchine(Tập san công vụ cuộc viễn chỉnh Nam Kỳ), tờ Le Courrier de Saigon (Tin tức Sài gon) tồn

tại ở Nam Kỳ, sau đó chính quyền Pháp còn tiếp tục cho ra một số tờ báo tiếng Pháp khác

35

Trang 40

[58, tr 187] Tuy nhiên, rào cản về ngôn ngữ cùng những nội dung mang tính công vụ đã

cản trợ sự hòa nhập của các tờ báo này với xã hội Việt Nam nói chung.

Loại hình báo chí của phương Tây khi xuất hiện ở nước ta không được trí thức trongnước chú ý nhiều, đặc biệt là trong vấn đề sử dụng báo chí đề tiếp thu các giá trị văn hóaphương Tây Chỉ một số rất it các nhân vật trí thức hoạt động và sử dụng trực tiếp loại hìnhtruyền tin mới này, tiêu biéu là Trương Vĩnh Ký Trương Vĩnh Ký là người có nhiều cơ hộitiếp xúc với văn minh phương Tây, từ rất sớm ông đã được theo học các linh mục, có cơ

hội được tiếp cận với chữ Quốc ngữ Trong quá trình học tập tại chủng viện, ông nhận

được sự chú ý của Charles Emile Bouillevais', một thừa sai, đồng thời cũng là một học giả.Trong thời gian học ở chủng viện, Trương Vĩnh Ký đã học thêm nhiều loại ngôn ngữ mới,

bồ túc thêm những chuyên môn về lịch sử, văn tự cổ, các kiến thức về văn hóa của phương

Tây Khi về nước, với mục đích truyền bá các tri thức văn hóa mới, ông đã lựa chọn cách

thức cộng tác với Pháp Bức thư của Trương Vĩnh Ký gửi Tổng trú sứ Paul Bert, ông cóviết rang: “76i [Trương Vinh Ky] đã sắp hoàn tat việc thuyết phục với các nho sĩ rằng

nước Nam không thể làm được điều gì mà không có nước Pháp, cũng không thể làm gìchong lại nước Pháp [ ], chúng tôi can phải nhanh chóng sử dụng những chủ ý tốt dep

của một người như ngài [Paul Bert] đối với chúng tôi ” [145, pg 67; 110, tr 30 — 31] Délàm được điều trên, ông đã sử dụng và phát triển Gia Dinh báo thành một công cụ truyền

tải những tin tức, thông điệp của mình.

Chỉ khi tới thời điểm Trương Vĩnh Ký quản lí tờ Gia Dinh báo, tờ báo này mới phát

triển đúng nghĩa với loại hình báo chí giống của phương Tây, đó là van đề truyền tin tức dalĩnh vực Do thất lạc của các số báo đầu tiên, nên mục tiêu ban đầu của tờ báo này rất khóxác định” [73, tr 189 — 201] Trong thư gửi của Thống đốc Nam Kỳ Roze tới Bộ trưởng Bộ

Thuộc địa vào năm 1865, có ghi rang: “Tờ báo này [Gia Định báo] nhằm phổ biến trong

giới dân bản xứ tat cả những tin tức đáng cho họ lưu ý và cho một kiến thức về những vấn

dé mới có liên quan đến văn hóa và những tiễn bộ về ngành canh nông Những viên thanh

tra đặc trách về những công việc của dân bản xứ đã cho tôi biết rằng tờ Gia Định báođược dân chung ung hộ một cách nhiệt liệt và ở nhiễu địa phương, những em bé biết đọcchữ quốc ngữ đã đọc báo cho cha mẹ chúng nghe ” [109, tr 30; 58, tr 194] Tháng 9 năm

, Có tên gọi khác là Cố Long

? Không chỉ về nội dung được đăng tải trên số đầu tiên, vấn dé ngày phát hành số báo đầu tiên, ngày đình bản,

cũng như việc kế nhiệm sau Trương Vĩnh Ký ở Gia Định báo cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau về van dé này.

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN