Du lịch cộng đồng một mặt tạo ra mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khách dulịch với cộng đồng cư dân địa phương, mặt khác người dân địa phương không chỉ làđối tượng được thăm viễng một cá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ HUONG
(Nghiên cứu trường hop ban Sa Séng, Ta Phin, Sapa, Lao Cai va
ban Lac, Chiéng Chau, Mai Chau, Hoa Binh)
LUẬN VĂN THAC SĨ LICH SỬ
Hà Nội - 2011
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ HUONG
(Nghiên cứu trường hop ban Sa Séng, Ta Phin, Sapa, Lao Cai va
ban Lac, Chiéng Chau, Mai Chau, Hoa Binh)
Chuyên ngành: Dân tộc hoc
Mã số: 60 22 70
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS NGUYÊN VĂN CHÍNH
Hà Nội - 2011
Trang 33 Vấn dé và địa bàn nghiên CỨU ¿+ ++SE+E9EE2E9EEEE2EEE1212127121212151E 111 te 12
4 Phương pháp nghiÊn CỨU - - G13 1112111911991 9 11 0v ng rưưt 13
5 Bố cục luận VAN oo eeeeceecececsescecsescscsescscscscscscscscscscscsevevenessvecsvavecsvsvstststsvavecateceees 15Chương I Tài nguyên du lịch ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và loại hình du
I19.0/111-ã:0)1.202222777 161.1 Cảnh quan sinh thái với tư cách là một nguồn tài nguyên du lịch của vùng núi
2.1.1 Dịch vụ nhà nghỉ và loại hình du lich tại gia (homestay) . 54
2.1.2 Sản xuất và tiêu thụ sản vật địa phƯƠng cSSScSsssirserirreeree 58
2.1.3 Dich vu 4m thực trong du lich cộng đồng ¬ 67
2.1.4 Quảng bá, môi giới và hướng dẫn viên du lịch ¿5 +52 £z+£+zzszs+ 69
2.2 Tác động kinh tẾ -+- 225221 E12E1215212112111121121711121111112111121121111 112 c0 722.2.1 Du lịch cộng đồng và kinh tế hộ gia đình -2- 2 z+s+++£zzzezxezzzsee: 72
2.2.2 Du lịch cộng đồng và dịch chuyền cơ cau kinh tế địa phương 77
2.2.3 Du lich cộng đồng và quá trình đô thị hoá ở miền núi 25+ 81
2.3 Tac động lên môi trường sinh that 20.0.0 eee eeeceeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeaeeessneeeneaees 86
2.3.1 Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương 86
2.3.2 Nguy cơ rác thai va 6 nhiễm môi truONg oo ee ccecceseseseeesseseseseseeeesesesees 88
Trang 4Chương III Du lịch cộng đồng và tác động lên đời sống văn hoá - xã hội ở địa
DƯƠNØ (G55 << Họ lọ TH 0 0 0 0000.060060960800 90
3.1 Văn hoá tộc người trong du lịch cộng đồng 2 2s z+£++£z£E+zxzxzzxez 903.1.1 Lễ hội cô truyền và du ÏỊCH - c c1 1 2101111131610 11 1111182111111 251 1111k vy 903.1.2 Lối sống của tộc người và du lịch -¿- + ++s+x£E++E£Et£E+EeEzEerxrkerersres 92
3.1.3 Văn nghệ địa phương và du lịCH ¿5+ + SE * + E+EE+xEEEsrkrsrkrerererkes 94
3.2 Tác động của du lịch lên đời sống văn hoá - xã hội địa phương 96
3.2.1 Bản sắc văn hoá tộc người -¿- +: + 2222222322123 21 2121121212 eE cone 96
3.2.2 Tình hình an ninh, chính tFỊ - - - << << << << EEEEEEEEEE**E‡E‡E*E# 335555111 ee 119 3.2.3 Quá trình thương mại hoá văn hoá .- c2 33222 **++ E+sveesresreee sẻ 121
3.3 Sex và nghiện hút trong du lịch cộng đồng và tác động của nó 1253.3.1 Dịch vụ sextour trong du lịch ở cộng đồng "—— oa 125
3.3.2 Quan niệm và hành vi văn hoá tinh dục ở địa phương - «: 128
3.3.3 Du lịch va tình trạng nghiện hút ở địa phương -ccc+c<s+s* sẻ 130
3.3.4 Người dân địa phương trước các tệ nạn xã hội du nhập vào cộng đồng qua
hoat dong du Lich, 2 135
C306: 001117 137
Tài liệu tham khảo
Phụ lục ảnh
Trang 5DẪN LUẬN
1 Cơ sở khoa học của đề tàiNgày nay, khi cuộc sống vật chất, tiện nghi đã trở nên đầy đủ với nhiềungười thì nhu cầu khám phá những vùng đất mới, tiếp xúc với những nền văn hoá
mới trở thành một xu hướng phô biến và do đó, du lịch đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu đối với nhiều người Tham quan du lịch ngày nay không chỉ đừnglại ở sự chiêm ngưỡng, ngắm nhìn mà đối với nhiều khách du lịch, còn là cơ hội để
tìm hiểu và khám phá nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết của bản thân Con người
hoả mình vào môi trường thiên nhiên, môi trường văn hoá xa lạ và cảm nhận một
cách trực tiếp, chân thực va trọn vẹn những giá tri của tài nguyên du lịch ma mìnhmong muốn được đến tận nơi dé trải nghiệm
Theo số liệu điều tra của Tổ chức du lịch thế giới, ngày nay có trên 80% sốkhách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị văn hoá độc đáo và khác biệtvới nền văn hoá của dân tộc họ Họ muốn được xem và hưởng thụ những giá tri văn
hoá giàu bản sắc, đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân
địa phương Người dân tự tổ chức các sinh hoạt văn hoá đích thực vì cuộc sống củachính họ chứ không phải "đóng giả" như diễn viên để phục vụ du khách Các hoạtđộng văn hoá sống động như phiên chợ, cảnh làm ruộng bậc thang, lễ cưới, sinh
hoạt ở từng gia đình, sản xuất đồ rèn, thêu dệt thổ cam, v.v., luôn thu hút du khách
(Tran Hữu Sơn, http://laocai.gov.vn)
Những nhu cầu trên đã thúc đây và tạo điều kiện cho loại hình du lịch cộng
đồng ra đời và phát triển
Du lịch cộng đồng thường được hiểu như là một loại hình du lịch mà khách
du lịch được “ba cùng”: Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản
địa Du lịch cộng đồng một mặt tạo ra mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khách dulịch với cộng đồng cư dân địa phương, mặt khác người dân địa phương không chỉ làđối tượng được thăm viễng một cách thụ động mà họ cũng là một phần của quá
trình du lịch, từ tiếp cận thị trường, tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch và quản lý du
lịch trên địa bàn và gắn bó chặt chẽ với loại hình du lịch cộng đồng Như vậy, khái
Trang 6niệm du lịch cộng đồng cũng có thể hiểu như là một loại hình du lịch dựa vào cộng
đồng (community-based tourism)
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thé giới IUCN (1998) đã khuyến cáo khách du
lịch rằng thay vì tìm kiếm “thiên đường”, hãy phát hiện tính đa dạng văn hóa bằng
cách c6 gắng hiểu biết một số lối sống khác qua các con mắt khác hon là phung phítiền bạc để tận hưởng những chuyến đi du lịch ở “một quê hương xa nơi quê
hương” (Nguyễn Đình Hoè 2001, tr.84)
Khách du lịch một khi tham gia vào loại hình du lịch cộng đồng thì không
còn là khách thể mà thực sự đã trở thành chủ thể của môi trường tự nhiên và vănhoá nơi đến Cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với người dân bản địa, nhập vai trở
thành một người dân bản địa với cuộc sống sinh hoạt của một người dân bản địa.
Loại hình du lịch này ngay từ khi ra đời đã nhanh chóng trở nên phổ biến
rộng rãi, thu hút một lượng đông đảo khách du lịch tham gia bởi nó không chỉ đem
lại cảm giác thú vị, độc đáo cho du khách khi khám phá và hoà nhập vào một nên
văn hoá mới mà còn mang tính nhân văn sâu sắc khi góp phần chia sẻ lợi ích từ du
lịch với cộng đồng địa phương
Tại nhiều quốc gia và địa phương, khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn thì lợi ích chủ yếu thuộc về nhà cung ứng du lịch và các cơ quan tổ chức
và quản lý du lịch của địa phương Còn cư dân địa phương - một mắt xích khôngthé thiếu trong hoạt động du lịch, chủ nhân của tài nguyên du lịch nhân văn và cũng
là người bảo vệ, gìn giữ tài nguyên du lịch tự nhiên lại hưởng lợi không nhiều từhoạt động du lịch Du lịch cộng đồng do đó sẽ góp phần khắc phục những hạn chế
nói trên, đặc biệt là với những hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch Việc chia
sẻ này có thê được xem như một hình thức phân chia lợi ích một cách hợp lý chocác bên tham gia, điều hoa mâu thuẫn giữa các nhóm quyên lợi và đảm bảo một sựcông bang nào đó trong phát triển Những lợi ích thiết thực đó sẽ góp phần nâng cao
ý thức bảo tồn của cộng đồng và nhờ đó tài nguyên du lịch của địa phương sẽ được
bảo vệ từ chính những người dân địa phương.
Du lịch cộng đồng ở Việt Nam tuy mới phát triển gần đây nhưng đã hé lộ
một triển vọng to lớn trong tương lai Một số địa phương đã bước đầu tô chức phát triển loại hình du lịch này như Mai Châu (Hòa Binh), Sapa (Lào Cai), Ba Bê (Cao
Trang 7bằng), Huế (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), và nhiều địa bàn thuộc đồng
bằng sông Cửu Long
Miền núi phía Bắc Việt Nam là địa bàn cư trú chủ yếu của nhiều dân tộc
thiểu số, nơi đó còn lưu giữ được kho tàng văn hoá truyền thống giàu bản sắc, môi trường sinh thái trong lành, là điều kiện lý tưởng dé thu hút khách tham quan, nghỉ
dưỡng Hình thức du lịch cộng đồng được khách du lịch ưa thích vì họ có thể tiếpcận dé dàng vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi có cảnh quan lý tưởng và sắc mau
văn hoá đa dạng Nói cách khác, miền núi đang trở thành mảnh đất có một mê lực
mạnh mẽ của du khách đến với bản làng các dân tộc
Bên cạnh sức hap dẫn của du lịch văn hóa tộc người (ethnic tourism), người
ta cũng thấy du lịch có tác động mạnh lên đời sống văn hoá - xã hội cộng đồng địa
phương Điều này dường như đặt du lịch cộng đồng trước tình trạng lưỡng nan củaphát triển Một mặt, du lịch được xem là một ngành công nghiệp không khói mang
lại lợi nhuận lớn cho các hãng lữ hành và các cộng đồng địa phương nơi có điểm du lịch hap dẫn, nhưng mặt khác, một trong những yếu tố sống còn của sự phát triển du
lịch là phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia vào quá trình du lịch,bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hoá tộc người, bảo vệ được môi trường tự
nhiên Chính vì vậy, dé phat trién du lich bén vững va dat hiệu qua cao, một trong
những yêu cau bức thiết của các nhà quan lý là phải biết được mức độ tác động của
du lịch đến cộng đồng địa phương cả trước mắt cũng như lâu dài, từ đó đề ra đượccác giải phát triển du lịch bền vững và hiệu qua hơn
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và lý luận nói trên, tôi đã chon đề tài: Du
lịch cộng đồng vùng núi phía Bắc Việt Nam đề nghiên cứu làm luận văn khoa học
với tham vọng có thê thu thập thông tin và phân tích mối quan hệ phức tạp giữa sự
phát triển của loại hình du lịch cộng đồng và tác động của nó lên cuộc sống củangười dân địa phương, góp một cách nhìn cùng các nhà làm chính sách phát triển dulịch hướng đến bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá tộc người, phát triển kinh tế xãhội vùng đồng bào dân tộc thiêu số và bảo vệ môi trường Nghiên cứu của tôi chủyếu tập trung vào hai trường hợp là Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) và Bản Sả Séng
(Sa Pa, Lao Cai).
Trang 8niệm, mục tiêu, ý nghĩa, điều kiện, nguyên tắc và tiêu chí tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Đáng tiếc là quá trình hình thành, phát triển loại hình du lịch
cộng đồng trong nước và các trường hợp điền hình của loại hình du lich nay đã không
được quan tâm làm rõ.
Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu trong công trình về “Du lich bên vững” (2001) đã tập trung phân tích các nguyên tắc của quan điểm phát trién bền vững Ho
đã chỉ ra một cách xác dang rằng du lịch bền vững chỉ thực sự được thực thi khi và
chỉ khi cộng đồng địa phương được tham gia vào quá trình du lịch Theo các tác giả nay, vai trò và vị trí của cộng đồng bản địa nơi có địa điểm du lịch là van dé quan
trọng hàng đầu trong định hướng phát triển du lịch bền vững ở miền núi
Gần đây, trong một hội thảo hiếm hoi nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển
du lịch cộng đồng, một số bài viết công bố trong Kỷ yếu Hội thảo chia sẻ kinh
nghiệm phát triển du lịch cộng dong ở Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về du lịch
cộng đồng trên cơ sở so sánh giữa du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng Hội thảo
này đã đánh dau sự xuất hiện và bước đầu trao đôi thử nghiệm mô hình du lịch cộng
đồng ở Việt Nam, xây dựng cơ sở nền tảng lý luận cho nghiên cứu và xây dựng môhình du lịch cộng đồng sau này
Gần đây, trong nhân loại học văn hóa thế giới bắt đầu xuất hiện một ngành học
có tên gọi Nhân học về du lịch (Anthropology of Tourism) Nằm trong trào lưu này,
đã có một công trình giáo khoa về mối liên hệ giữa nhân loại học và du lịch đượcdịch ra tiếng Việt Đó là biên khảo của Cao Lộ Gia (2004) có tiêu đề Nghiên cứu
Nhân loại học Du lịch Trong tài liệu này, tác giả đã cung cấp cho ta một cái nhìn khá
Trang 9mới mẻ, toàn diện về hệ thống cơ sở lý luận về lý thuyết nhân loại học và du lịch vàmối quan hệ giữa nhân loại học với phát triển du lịch Ông phân tích các thành tốthuộc nhân loại học và ứng dụng nó vào phát triển du lịch Tuy nhiên ông chỉ xem
đây là nền tang bước dau, khái quát về nhân loại học và mối quan hệ của nó với du lịch đưới con mắt của một nhà nghiên cứu Trung Quốc Theo ông thì “vận dụng tư
liệu Trung Quốc, giải quyết vấn đề Trung Quốc là cách trình bày giải thích hệ thống
của nhân loại học du lịch Trung Quốc ” (Cao Lộ Gia, 2004, tr.5) Hệ thống lý luận
này cũng có thé là một nguồn tài liệu tham khảo tốt dé vận dụng vào nghiên cứu du
lịch tộc người ở Việt Nam.
Như vậy, dù ít 01, những tài liệu có tính lý luận nói trên thực sự có ích cho
quá trình nghiên cứu làm luận văn của tôi Nó đã cung cấp một cái nhìn lý luận tổng
quan về loại hình du lịch cộng đồng, nêu ra và thảo luận một loạt các khái niệm, đặc
trưng và điều kiện phát triển của du lịch cộng đồng Đó là cơ sở lý luận quan trọng
dé vận dụng vào nghiên cứu loại hình du lịch này và tác động của nó lên đời sống
văn hoá tộc người tại một địa bàn cụ thê.
Bên cạnh những vấn đề lý luận và khái niệm có tính công cụ, cũng cần phải
nhận thấy rằng trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương
đã triển khai một hệ thống chính sách về phát triển du lịch Có thé nói đây cũng là
một trong những cơ sở quan trọng đặt nền tảng cho các phân tích về vai trò của nhànước, của chính quyền địa phương trong việc xây dựng chính sách phát triển du lịchtrên cơ sở khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh thái, nhân văn củađịa phương Nhiều địa phương cũng cho ra đời các chương trình, đề án phát triển dulịch, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tang phat trién du lich, v.v Tuy nhiên, như một
đặc điểm phổ quát ở tầm vĩ mô, hệ thống chính sách phát triển du lịch nói chung và
du lịch cộng đồng nói riêng ở Việt Nam chủ yếu được hình thành và áp đặt từ trênxuống thay vì xuất phát từ cộng đồng Tiếng nói của người dân địa phương trongviệc đề xuất phát triển du lịch ở địa bàn của họ thường ít được quan tâm xem xét
Một nguồn tài liệu tương đối phổ biến giúp ta tiếp cận thông tin về du lịchcộng đồng dễ dàng là hệ thống tài liệu quảng bá du lịch được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng Như thường thấy, các tài liệu này thường có
khuynh hướng “thi vi hoá” các giá tri văn hoá tộc người, lãng mạn hoá những giá tri
Trang 10nhân văn lãng mạn nơi miền sơn cước nhằm kích thích tính hiếu kỳ và xung động
tâm lý của du khách Chang hạn hình anh “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” tronggiai điệu thơ ngọt ngào, đằm thắm của nhà thơ Quang Dũng hoặc “những miền gái
đẹp” với huyền thoại xoè Thái, những tuyệt sắc giai nhân làm mê đắm lòng người thường được khai thác nhằm quảng bá, giới thiệu trong các tờ rơi, tập gấp giới thiệu
về điểm du lịch do các hãng du lịch lữ hành, các Trung tâm Xúc tiễn du lịch của các
tỉnh in ấn và phát hành Mục đích chính của hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch nhằm tăng sức hấp dẫn du khách, từ đó tăng doanh thu lợi nhuận cho các nhà kinh
doanh lữ hành mà lờ đi tác động của du lịch lên văn hoá tộc người Gần đây trên cácphương tiện thông tin đại chúng, các dòng “tit” đưa tin về du lịch cộng đồng, quảng
bá các tour, tuyến, điểm du lịch với các nhan đề rất ấn tượng như “Lên Mai Châu
thăm bản Lác, múa sạp cùng người Thái”, “Mai Châu - điểm hẹn của du khách”,
“Nét duyên thầm Mai Châu”, “Ta Phin hướng tới mặt trời”.v.v được đăng tải và
cập nhật liên tục, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng Du lịch
cộng đồng được nhận định như một hiện tượng du lịch mới nồi và phát triển ram rộ.Trong đó vùng dân tộc thiểu số được nhận định là một trong những mảnh đất lýtưởng đề phát triển du lịch cộng đồng Việc tiếp cận hệ thống tài liệu này sẽ giúp ta
xác định dong du lịch chủ đạo và lý giải nguyên nhân bùng né của trào lưu du lịch
này trong thời gian gần đây Tuy vậy đây chỉ là những thông tin rời rạc và mang
tính thời sự.
Cuối cùng, trong số các nghiên cứu về văn hóa va du lịch, phải kể đến các
công trình khảo cứu nhân học trong nước về các tộc người miền núi cũng như
những quan tâm của các cá nhân và tô chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực du lịch
và văn hóa tộc người ở Việt Nam Tuy nhiên, phải nói rằng các nghiên cứu về văn
hoá tộc người ở Việt Nam có khuynh hướng tập trung mô tả kho tàng văn hoá
truyền thống của các tộc người, quá trình tộc người và đặc tính dân tộc Không cómối liên hệ đặc biệt nào giữa các mô ta dân tộc học nay và sự hình thành của du lịchcộng đồng hay du lịch tộc người, nhưng chính các mô tả này đã mang lại nhiều cảmhứng cho các nhà thiết kế các tour du lịch và là một nguồn tư liệu chính thức cho
các giới thiệu vê văn hóa tộc người của các hãng lữ hành.
Trang 11Dưới đây tôi sẽ cố găng điểm lại một số nghiên cứu trong và ngoài nước liênquan đến du lịch cộng đồng ở các tộc người ở miền núi Bắc Việt Nam và đặc biệt làhoạt động du lịch ở các tộc người Dao và Thái - tâm điểm chú ý của luận văn nay.
Trong một nỗ lực bảo tồn đa dạng văn hóa và sinh thái, năm 1998, Tổ chức Bao tồn Thiên nhiên Thế giới IUCN Việt Nam đã tiến hành một nghiên cứu sâu tại
Sapa nhằm phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam Kết luận của nghiên cứu này
là muốn phát triển du lịch bền vững cần phải bảo tồn và phát huy các nguồn tài nguyên, đặc biệt tài nguyên văn hoá truyền thống của các tộc người, thu hút sự tham
gia tối đa của cộng đồng vào hoạt động du lịch nhưng phải đảm bảo quyền lợi kinh
tế cho cộng đồng địa phương
Dường như sự phát triển mạnh mẽ của du lịch tộc người ở Sapa đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài Năm 1996 một học giả Mỹ làMichael Dirgegorio và các cộng sự đã bắt đầu thu thập thông tin và phân tích ảnhhưởng của du lịch ở Sapa lên tăng trưởng kinh tế ở địa phương Một năm sau, MarkGrindley (1997) công bố khảo sát về các hoạt động du lịch ở Sapa và các làng phụcận Năm 1998, hai nhà nhân học Canada Jean Michaud và Sarah Turner xuất bảnbài viết “Contending Visions of a Hill-Station in Vietnam” phân tích lịch sử hình
thành của khu nghỉ dưỡng - du lịch nỗi tiếng Sapa dưới thời thực dân và ba năm sau
(2000), họ lại viết chung một bài viết trình bầy các quan sát về hoạt động du lịch ởchợ Sapa Nhận định chung của hai nhà nghiên cứu này là chính văn hóa đặc sắccủa các dân tộc thiểu số nơi đây đã góp phan quan trọng vào sự phát triển du lịch tại
Sapa nhưng họ lại chỉ có được lợi ích rất hạn chế từ du lịch Cũng giống như nhiều
nghiên cứu khác về du lịch ở Sapa, các tác giả này cho rằng giải pháp cho hiện trạng
này là cộng đồng địa phương phải được chủ động tham gia vào hoạt động du lịch của
họ cũng như kiểm soát việc khách du lịch vào thăm làng bản, thăm cuộc sống và các
lễ nghi của họ Từ đó, các nghiên cứu đưa ra mô hình phát triển du lịch bền vững dựa
vào cộng đồng nhằm đem lại lợi ích công bằng cho người dân địa phương.
Thực ra, những quan điểm như vậy đã được Goeffwall, Michel Hall và
Trevor H Sofield trình bầy khá rõ ràng trong các nghiên cứu của mình, trong đócho rằng văn hoá địa phương là nhân tố trung gian và là chất men của sự phát triển
du lịch; và một khi yếu tố nay mat đi thì du lịch cộng đồng cũng mất sức hap dan.
Trang 12Các nhà nghiên cứu này tin rằng dịch vụ nhà nghỉ tại gia (homestay) là một cách
thích ứng của người dân bản xứ trước trào lưu du lịch cộng đồng và phản ánh sựtham gia, tô chức làm du lịch của người dân
Trong một nỗ lực khám phá thị trường du lịch cộng đồng ở vùng núi Việt
Nam, một nghiên cứu sinh người Thái Lan tại đại học Chiang Mai tên là Achariya
Nate-Chei đã đến thực địa tại Bản Lác ở Mai Châu Cô tập trung xem xét loại hình dulịch cộng đồng trong bối cảnh toàn cầu hoá, đặc biệt là vai trò của thị trường trong
việc kiểm soát tác động của du lịch lên đời sống văn hoá và kế sinh nhai của cộng
đồng Nghiên cứu của cô đã phân tích thị trường du lịch và giá trị văn hoá đối vớithị trường du lịch, về dich vụ nha nghỉ homestay tại cộng đồng và cách thích ứng
với hoạt động kinh doanh du lịch của cộng đồng địa phương Do nhắn mạnh vao thi
trường du lịch nên nghiên cứu này không quan tâm nhiều đến tác động của du lịchlên đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội và môi trường tại địa bàn nghiên cứu Mặc dùđây là một nghiên cứu đang được tiến hành song có vẻ như nó chưa thực sự chú
trọng đến chủ thé của du lịch cộng đồng và sự phản hồi của ho.
Trong khi các nghiên cứu của học giả nước ngoài có xu hướng nhấn mạnhvào thị trường du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển du lịch bền vững thì
đã có một số nghiên cứu của các học giả trong nước quan tâm đến mối quan hệ qualại giữa văn hoá và du lịch Chang han, tác giả Trần Hữu Sơn (2004) đã phân ảnhhưởng của du lịch lên một số thiết chế xã hội người Mông ở Sapa trong khi Phạm ThịMộng Hoa và Lâm Thị Mai Lan (2000) lại xem xét tác động của du lịch đến đời sống
văn hoá - xã hội của các dân tộc thiểu số Các nghiên cứu này đã phân tích không
gian ảnh hưởng của du lịch trên địa bàn nghiên cứu và đặc biệt là những tác động của
hoạt động du lịch đến cộng đồng dân tộc thiểu số Tuy nhiên, tiếng nói của ngườitrong cuộc và vai trò tham gia của người dân địa phương như một đối tác tham gialập kế hoạch và tham gia quản lý phát triển du lịch chưa được các tác giả dé cập đến
Hiện tượng tình dục trong du lịch (Sex tour), nhận thức và khả năng kiểm soát của cư
dân bản địa về tình dục và tác động của hiện tượng này lên đời sống văn hoá truyềnthống và sức khoẻ cộng đồng cũng chưa được các tác giả đề cập đến
Tiếp cận sự phát triển của du lịch ở Sapa trong mối liên hệ tương tác với quá
trình hình thành của hệ thống đường sắt Hải Phòng - Côn Minh, các tác giả Nguyễn
10
Trang 13Văn Chính và Tran Thùy Dương (2007) đã tập trung tìm hiểu lịch sử phát triển du
lịch Sapa và vai trò của điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho sự phát triển dulịch cũng như tác tác động của du lịch đối với quá trình di dân và đô thị hoá ở Sapa
Tóm lại, tôi đã tóm lược những công trình nghiên cứu và các nguồn thông tin
chủ yếu liên quan đến dé tài văn hóa tộc người và loại hình du lịch cộng đồng Nhưtôi thấy, các nguồn tài liệu dù tản man va đa dạng, vẫn có thể quy về may nhómchính như sau: (1) Các công trình nghiên cứu sâu về các khái niệm và lý luận về
loại hình du lịch cộng đồng; (2) Các nguồn tài liệu quảng bá du lịch cộng đồng
thông qua lăng kính của truyền thông đại chúng và quảng cáo du lịch; (3) Các
nghiên cứu định hướng chính sách phát triển du lịch bền vững: (4) Các nghiên cứu học thuật về mối liên hệ giữa văn hóa tộc người địa phương và du lịch cộng đồng.
Như đã chỉ ra ở trên, các tài liệu dường như khá thống nhất khi chỉ ra mốiliên hệ chặt chẽ giữa văn hóa tộc nguoi/dia phương và sự hình thành, phát triển củaloại hình du lịch cộng đồng Dù là một loại hình du lịch mới mẻ và chưa được
nghiên cứu nhiều nhưng cũng đã có các nghiên cứu phân tích ở cả bình diện lý
thuyết và chính sách ở tầm vĩ mô, trong đó một số công trình đã bước đầu đề cập
đến tình hình du lịch cộng đồng ở vùng núi Bắc Việt Nam Các tài liệu này đã giúp tạo ra những góc nhìn đa chiều về sự phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng
đồng nói riêng tại các địa bàn nghiên cứu Tuy nhiên, khuynh hướng chủ đạo củacác công trình đã có là hướng đến đề xuất chính sách phát triển du lịch bền vững
hoặc xem xét lich sử hình thành và phát triển văn hóa vùng núi trong một viễn cảnh lịch sử và ở tam vĩ mô Có thé nhận thấy hai khiếm khuyết phổ biến của các nghiên
cứu đã có là: 1) nặng về thiên kiến chủ quan của người nghiên cứu trong khi tiếngnói của chủ thé du lịch cộng đồng là người dân địa phương lại ít được quan tâmxem xét; 2) còn thiếu các nghiên cứu sâu ở từng trường hợp cụ thể và đặc biệt lànhững phân tích tác động kinh tế - xã hội của loại hình du lịch cộng đồng còn thiên
về lý thuyết hơn là được phát triển từ những tư liệu thực địa được thu thập một cách
có hệ thống Chúng tôi hy vọng có thể bổ khuyết tình hình trên bằng việc tập trungnghiên cứu sâu hai mô hình du lịch cộng đồng ở Bản Lác và Sả Séng để mang lại
một cái nhìn cận cảnh về tình hình du lịch cộng đồng và tác động của nó qua con mắt của người dân địa phương.
II
Trang 143 Vấn đề và địa bàn nghiên cứuQua phân tích các khuynh hướng nghiên cứu và nguồn tư liệu liên quan,chúng tôi đã chỉ ra nhu cầu cần có những nghiên cứu mới dé đạt được hiểu biết toàn
diện hơn về loại hình du lịch cộng đồng và tác động của nó ở vùng núi Bắc Việt Nam Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào các vấn đề sau đây:
1 Nhận diện sự hình thành các điểm du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bac
Việt Nam, điều kiện xuất hiện và những đặc điểm phát triển của nó ở Việt Nam Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến sự khác biệt giữa hình thức du lich dựa vào cộng
đồng và các trung tâm du lịch quy mô lớn
2 Phân tích các hoạt động du lịch tại cộng đồng, dịch vụ du lịch và sự tham
gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn
làm rõ vai trò của cộng đồng trong việc tham gia tổ chức khai thác, phát triển dulịch, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn văn hoá địa phương nơi có
của người dân địa phương trong quá trình tham gia hoạt động du lịch và đánh giá
hiệu quả của mô hình du lịch cộng đồng
4 Tìm hiểu phản ứng của người dân địa phương và sự thích ứng trước trào
lưu du lịch cộng đồng cũng như nhận thức của họ về tác động của loại hình du lịchnày lên đời sống văn hoá tộc người Mối quan hệ lưỡng nan giữa phát triển du lịch
và bảo tồn văn hoá địa phương được coi là một vấn đề mở trong nghiên cứu này dé
cùng phân tích và bình luận.
Như đã nói, nghiên cứu này muốn tìm hiểu tính hiệu quả của mô hình pháttriển du lịch cộng đồng, sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động dịch
vụ du lịch và tác động của nó đến đời sống của tại cộng đồng, do đó địa bàn nghiên
cứu thực địa được lựa chọn chủ yếu tập trung vào những địa bàn đã xuất hiện vàphát triển du lịch cộng đồng Hiện nay, du lịch cộng đồng đã trở thành một trào lưu
phát triển rộng khắp trên thé giới và cả ở Việt Nam Dé hiểu sâu hơn các van dé đặt
12
Trang 15ra và đặc biệt là lắng nghe tiếng nói của chủ thể văn hóa từ cộng đồng, chúng tôi lựa
chọn ban Sa Séng (Sapa, Lào Cai) và Ban Lac (Mai Châu, Hoa Binh) làm trường hợp nghiên cứu chính Lý do của sự lựa chọn hai bản này là:
- Đây là hai cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng từ rất sớm
va van đang phát triển mạnh mẽ.
- Hình thức tham gia du lịch, tô chức và quản lý hoạt động du lịch ở hai cộngđồng này về cơ bản có thé được xem là hai mô hình du lịch cộng đồng tương đối
điển hình dé có thé nhận diện những khác biệt và tương đồng của loại hình du lịch
dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
- Hai cộng đồng này đều sở hữu một kho tàng các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần to lớn, là kho tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch cộng đồng, người
dân cởi mở và hiếu khách, thuận lợi cho việc tiếp cận cộng đồng và tham gia “ba
cùng” với người dân địa phương.
- Đây cũng là hai cộng đồng tham gia rất sớm vào hoạt động dịch vụ du lịch
và chịu tác động sâu sắc của trào lưu du lịch này Có thể nhân thấy tác động của du
lịch lên hai cộng đồng này diễn ra theo nhiều chiều hướng và mang sắc thái khác
nhau Do vậy, việc lựa chọn nghiên cứu, phân tích so sánh những tác động, ảnh
hưởng giữa hai cộng đồng trên hai địa bàn khác nhau được kỳ vọng là sẽ đem lại
những nhận xét hữu ích trong nghiên cứu.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này về cơ bản là một
sự kết hợp giữa kỹ năng thu thập thông tin định lượng và định tính thông qua quá trình điền đã dân tộc học Tiếng nói của người trong cuộc sẽ được quan tâm đặc
biệt Các phương pháp cụ thể được áp dụng như sau:
- Điền dã dân tộc học: Đề thu thập thông tin trên dia ban hai ban đã lựa chọn,tôi đã đến ở và cùng tham gia vào các hoạt động trong đời sống hàng ngày vớingười dân địa phương ở mỗi bản Quá trình điền da được tiến hành làm nhiều đợtkhác nhau Trước đây, trong quá trình nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đãtừng làm việc ở bản Sả Séng (Sapa, Lào Cai) nên tương đối thông hiểu địa bàn vàgiữ được mối quan hệ tốt với người dân địa phương Đó là một thuận lợi để tham
13
Trang 16gia trực tiếp sinh hoạt văn hoá, lễ thức, và tìm hiểu cách thức làm du lịch của ngườidân địa phương và hành vi du lịch của du khách tại điểm du lịch nhằm thu thập
những thông tin định tính Trong trường hợp bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) tôi
cũng thăm viếng nơi này hai lần Lan đầu tôi cũng giống như nhiều du khách khác,
chủ yếu dé tiếp cận van đề từ con mắt một du khách, đồng thời dé xây dựng các mốiquan hệ va làm việc với địa phương Tôi trở lại lần hai và lưu lại đây một tháng dé
tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động du lịch của dân bản Trong quá trình sinh sống với người dân và tham gia trực tiếp vào các hoạt động hàng ngày của họ, tìm hiểu cách
họ làm du lich, và lắng nghe những quan tâm của họ đã cho tôi những hiểu biết quýbáu mà trong vai một người quan sát từ bên ngoài sẽ khó mà hiểu được
- Điều tra phiếu bảng hỏi: Bên cạnh điền da dân tộc học bằng kỹ thuật quan
sát tham gia, tôi cũng thiết lập một công cụ điều tra theo bang hỏi dé thu thập thôngtin định lượng về sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động dịch vụ du
lịch cũng như hệ quả về kinh tế hộ và tổng thé kinh tế địa phương, tác động về môi trường và văn hoá xã hội Thông tin về mối quan hệ tương tác giữa khách du lịch và
cộng đồng cư dân địa phương và hiện tượng sex trong du lịch tại cộng đồng cũngđược đặt ra trong bảng hỏi đề đạt được một cái nhìn tổng thể
- Tổ chức các cuộc phỏng vấn sâu các đối tượng khác nhau như đại diện
chính quyền, các tô chức kinh tế - xã hội tại địa phương, công ty kinh doanh du lịch
lữ hành, những người có ảnh hưởng xã hội tại cộng đồng và du khách Ngoài ra,một số cuộc thảo luận nhóm với người dân địa phương cũng được tiến hành để hiểu
những ý kiến khác nhau và những vấn đề mà họ đặt ra liên quan đến du lịch tại cộng
đồng Tôi đã tổ chức thảo luận ở các nhóm khác nhau trong cộng đồng nhằm thống
nhất, đối chiếu, tham khảo được nhiều ý kiến, trong đó hướng vào các ba nhóm
chính như sau:
a) Nhóm người dân cung cấp dịch vụ du lịch, trong đó có nam giới,
nữ giới đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch;
b) Nhóm du khách gồm khhách trong nước và nước ngoài;
c) Nhóm những người có vai trò xã hội va quan lý trong cộng đồng
như già làng, trưởng bản, trưởng họ Chúng tôi cho rằng ý kiến của
họ về phong tục tập quán, địa phương, hệ giá tri chuẩn mực của
14
Trang 17cộng đồng, và quan niệm của họ về hành vi của du khách có ýnghĩa quan trọng ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ du lịch
Ngoài các phần Dẫn luận, Kết luận, Luận văn gồm 3 Chương chính:
Chương 1 Tài nguyên du lịch của vùng núi phía Bắc Việt Nam va sự
hình thành loại hình du lịch cộng đồng ở Sả Séng (Sapa, Lào Cai) và bản Lác
(Mai Châu, Hoà Bình).
Chương 2 Du lịch cộng đồng và tác động kinh tế - môi trường ở địa
phương
Chương 3 Du lịch cộng đồng và tác động lên đời sống văn hoá - xã
hội ở địa phương
15
Trang 18Chương l
TAI NGUYEN DU LICH CUA VUNG NUI PHÍA BAC VIỆT NAM VA
SU HINH THANH LOAI HINH DU LICH CONG DONG G SA SENG (SAPA,
LAO CAI) VA BAN LAC (MAI CHAU, HOA BÌNH)
1.1 Cảnh quan sinh thái với tư cách là một nguồn tài nguyên du lịch của
vùng núi Tây Bắc
Lào Cai và Hoà Bình là hai tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam, vị trí địa
lý, địa hình có những điểm tương đồng và khác biệt và nguồn tài nguyên sinh thái
của mỗi tỉnh đã góp phan tạo nên nguồn tai nguyên du lịch da dạng nhưng vô giá
của vùng núi Tây Bắc
Lao Cai nằm cách Thủ đô Hà Nội 338km, có con đường thông thương với nướcbạn Trung Quốc qua cửa khâu quốc tế Lào Cai Địa hình Lào Cai nói chung và Sapa
nóI riêng đều có sự chia cắt mạnh, tạo nên sự phong phú đa dạng các loại địa hình, có
thung lũng và có cả núi cao hàng nghìn mét, trong đó đỉnh Phanxipang cao 1.343m vẫn
được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương Môi trường tự nhiên ấy không thật thuận
lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, do thời tiết quá lạnh, mỗi năm chỉ gieo trồng
được một vụ lúa, một vụ nương, năng suất thấp Thế nhưng, ở đây lại rất thích hợp phát
triển các đặc sản xứ lạnh mà những vùng khác không thể có được như rau, hoa quả,
thao duoc va cá nước lạnh.
Khác với Lào Cai, tỉnh Hoà Bình nằmở vị trí tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía Tây Bắc Đây là một vi trí có ý nghĩa chiến lược của vùng đồng bang Bắc Bộ, là cửa ngõ ra vào vùng thủ đô và là cửa ngõ thông sang thượng Lào Đường số 6 có độ
dài qua Hoà Bình 125km là con đường chiến lược nối Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ vớiTây Bắc và Thượng Lào Địa hình Hoà Bình có sự chia cắt phức tạp theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm ở phía Tây Bắc có độ
cao trung bình 600 - 700m, địa hình hiểm trở, cao nhất là huyện Đà Bắc - độ caotrung bình 660m; vùng núi thấp ở phía Đông Nam gồm các dãy núi thấp, chia cắt,
độ dốc trung bình 20° - 25°, độ cao trung bình 100 - 200m, thấp nhất là thành phố
16
Trang 19Hoà Bình, độ cao trung bình 20m Toàn tỉnh có 11 đỉnh núi cao trên 1.000m so với
mực nước biển.
Lào Cai và Hoà Bình đều được sở hữu một cảnh quan tươi đẹp, văn hoá, lịch
sử đa dang và phong phú, có điều kiện dé phát triển nhiều loại hình du lịch độc đáo, hấp dẫn như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mao hiểm đặc biệt là du
lịch cộng đồng
Một trong những vẻ đẹp của Lào Cai chính là Sapa Năm trên độ cao gần 1.700m so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38km về hướng đông, cách
thủ đô Hà Nội 375 km đường bộ Sapa nằm trên con đường vắt ngang dãy Hoàng
Liên Sơn, nối liền thành phố Lào Cai bên sườn đông và nối liền Lai Châu, Điện Biên bên sườn tây Thị trấn du lịch Sapa là điểm nút của tuyến đường vòng cung du
lịch Tây Bắc Xung quanh Sapa có Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát vàthành phố cửa khẩu Lào Cai là những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch ViệtNam Các bản làng Sapa nằm rải rác ở thung lũng Mường Hoa, Ô Quy Hồ, Lao
Chải, Tả Phìn, Sa Pả với các dãy núi cao thấp bao quanh Cánh đồng lúa nước bao
quanh thân đồi, sườn núi bằng tầng tầng lớp lớp những ruộng bậc thang Đây cũng
là vùng đất của rất nhiều các dòng thác bạc đồ vào con suối Mường Hoa chạy dàiqua các cánh đồng, lòng thung và chảy về sông Hồng
Sapa nổi tiếng vì điều kiện khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch Năm trênlãnh thé của đới khí hậu nhiệt đới nhưng đới khí hậu vùng đất này mang sắc thái khíhậu á ôn đới và cận nhiệt đới Vì vậy, Sapa được gọi là vùng Châu Âu của Việt
Nam nhờ khí hậu mát mẻ trong lành Sapa hội tụ bốn mùa trong cùng một ngày.
Mùa xuân bắt đầu khi trời hửng sáng, hè đến lúc giữa trưa nắng nhưng nhiệt độ vẫn
dễ chịu, chiều đến trong tiết trời thu mát mẻ, buổi tối trời trở nên se lạnh như tiếttrời mùa đông Nhiệt độ trung bình hang năm ở Sapa là 15,4°C, vào các tháng mùa
hè nhiệt độ trung bình là 18 - 20°C và mùa đông là 10 - 12°C Nhiệt độ thấp là vào
thời điểm tháng 1 khoảng 0C, có những năm khí hậu Sapa xuống tới -3,2°C Nhữngngày nhiệt độ Sapa xuống thấp nhất thường báo hiệu những cơn mưa tuyết, mộthiện tượng khí hậu kỳ thú đối với khách du lịch Tuyết đã rơi nhiều lần, tuyết rơitrắng trời và tràn ngập cả một thị trấn Vì vậy, Sapa không chỉ hấp dẫn khách du
17
Trang 20lịch vào mùa hè mà Sapa còn tập trung rất đông khách du lịch vào mùa đông, đặcbiệt là vào những ngày lạnh nhất đề chờ đợi tuyết trắng Sapa.
Mây Sapa là một kỳ quan hấp dẫn khách du lịch mỗi khi đến vùng đất thơ
mộng này Nói đến Sapa là nói đến mây Sapa, mây đã trở thành một “nhân vật” của Sapa, khách du lịch luôn nhìn thấy một Sapa ân hiện giữa trời mây trang Mây Sapa
thay đổi theo mùa, theo tháng, thậm chí theo từng ngày, từng giờ với nhiều dang
hình đa dạng và kỳ thú.
Chính nền khí hậu đó đã sản sinh ra hệ động thực vật phong phú, đa dạng về
chủng loại và giống loài Với hơn 800 loài thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiểm như:dược liệu, cây cảnh, cây ăn quả và hơn 600 loài động vat dang cần được bảo ton
Tổng hợp tất cả các yếu tố từ vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, cảnh quan, động
thực vật đều cho ta khăng định, Sapa là trung tâm du lịch lớn với những sản phẩm
du lịch độc đáo như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch cộng
đồng Sự khai thác và phát triển du lịch Sapa nói riêng và Lào Cai nói chung đã
đưa đến nhiều đôi thay trong toàn bộ đời sống văn hoá - xã hội của các dân tộc nơi
đây Sự ảnh hưởng đó sâu đậm khác nhau, cảng xa trung tâm thì khoảng cách của
nó tới vùng du lịch càng xa dần Càng những thôn, bản gần trung tâm, có cảnh sắc
thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, người dân hội nhập nhanh với thời cuộc thì những
đô Hà Nội 140km Mai Châu có địa hình hiểm trở, rừng sâu, núi cao, sông ngòi,
đường quốc lộ độc đạo, có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng của tỉnh, là cửangõ lên Tây Bắc đồng thời là cửa ngõ sang Lào Phía Đông giáp huyện Tân Lạc, ĐàBắc, phía Nam và phía Tây giáp huyện Quan Hoá (Thanh Hoá), phía Bắc giáp
huyện Mộc Châu (Sơn La), tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ Địa hình núi,
độ dốc lớn, chia cắt mạnh, có đỉnh núi Pai Linh cao 1.287 m Sát nách Mai Châu làdòng sông Mã, sông Đà chạy dọc theo địa giới bắc Địa hình Mai Châu khá phức
tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao Theo địa hình có thé chia
18
Trang 21thành 2 vùng rõ rệt: Vùng thấp phân bé đọc theo suối Xia, suối Mun và quốc lộ 15,diện tích gần 2000 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ Vùng cao
giống như một vành dai bao quanh huyện, chiếm tới 400 km”, địa hình núi cao hiểm
trở Độ dốc trung bình 30 - 35° Nhìn tổng thé địa hình Mai Châu thấp dan theohướng Tây Bắc - Đông Nam
Khí hậu Mai Châu chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa tây bắc, chia thànhhai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, độ âm trung bình trong năm 82% Trong mùa mưa chịu ảnh hưởng nhiều của
gió lốc và gió Lào, gió nam luôn bổ sung độ 4m và cường độ gió khá mạnh Trongmùa khô, độ âm thấp, biên độ trong ngày cao, có ngày rét, sương muối hoặc mưa
phùn giá rét.
Mai Châu được thiên nhiên ưu đãi với núi non hùng vĩ, nhiều thảm rừng xanhđẹp, hệ thống sông suối dày đặc, ngoải sông Đà, sông Mã, còn có 4 con suối lớn:Suối Xia (40 km), suối Mun (25km), suối Bãi Sang (10km) và suối Co Nao (14km)
Mai Châu còn nỗi tiếng với những di tích, danh lam nổi tiếng, thu hút nhiều khách du
lịch như: hang Khoai, hang Láng, các làng người Thái (ban Lac, bản Pom Coong, ban Pước), người H°ˆMông (xóm Hang Kia) Hang Khoai thuộc xã Xăm Khoé, là một di
di tích khảo cô học được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch) cấp bằng công nhận năm 1996 Hang Láng năm ở núi Chua Luông, thuộc bảnLác, xã Chiéng Chau, duoc phat hién va khai quat nam 1976
Điểm nhấn tại các điểm du lịch Sapa, Mai Châu đó chính là các tuyến du lịch
làng bản hiện đang trở thành một trong những trào lưu du lịch hấp dẫn đối với du khách Một trong những điểm du lịch nằm trên tuyến du lịch làng bản của Sapa đó chính là bản Sả Séng, xã Tả Phìn của người Dao đỏ và điểm du lịch làng bản của
người Thái trắng ở Bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình
Đặc điểm tài nguyên sinh thái xã Tả Phìn (Sapa)
Là một xã vùng cao của huyện Sapa, Tả Phìn nằm cách trung tâm thị trấnSapa 12km về phía Bắc, là trung tâm du lịch khá sôi động của Sapa Tả Phìn có vị
trí khá thuận lợi trong phát triển du lịch nhờ các đường phân tuyến du lịch làng bản
từ trung tâm Thị trấn toả về Theo quy hoạch phân vùng địa lý của huyện Sapa, Tả
19
Trang 22Phin cùng với Tả Giang Phinh, Bản Khoang nằm trong tiêu vùng I của huyện Có
độ cao trung bình 1200m (chiếm 60%) khí hậu ở đây mang tính chất chung của đớikhí hậu á nhiệt đới, trong vành đai bắc bán cầu, khí hậu mát mẻ quanh năm Lúc
sáng sớm và khi về chiều sương mù bao phủ, mùa đông đến thì tuyết rơi trắng trời.
Nhiệt độ trung bình luôn ở mức 13 - 14°C, lượng mưa trung bình từ 2861mm/nam.
Với điều kiện thuận lợi đó, Tả Phìn có khả năng trồng được nhiều loại cây khác
nhau: dao, man, cây dược liệu, chè Đặc biệt, thiên nhiên ưu đãi cho Sapa, Ta Phin
một bầu không khí trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên mạnh mẽ tạo sức hấp
dẫn du khách ở khắp mọi nơi hội tụ về, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của hoạt
động kinh tế mới - kinh tế du lịch - làm chuyên biến cơ cấu kinh tế của một vùng
đất vốn trước kia thuần nông nghiệp, tự cấp, tự túc.
Nằm giữa trung tâm xã Ta Phin là thôn Sa Séng Người dân nơi đây gọi làng
Sa Séng bởi lẽ, “Séng” có nghĩa là bãi thả trâu, hay nơi tập trung nhiều gia súc, còn
“Sa” có nghĩa rắn, trăn Như vậy, “Sa Séng” có nghĩa là nơi tập trung của ran, trăn,
gợi ra một ý tưởng về vùng đất hoang sơ thủa mới khai phá, mới có dấu vết của con
người Với tổng diện tích tự nhiên là 734,6ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là142,Sha, diện tích lúa ruộng là 28,5ha VỊ trí của thôn nằm ở trung tâm xã Ta Phin,
từ đầu cửa ngõ đến cuối trung tâm xã Trung tâm xã là hạt nhân thúc day sự pháttriển kinh tế xã hội và chuyền dịch cơ cấu kinh tế ở vùng dân tộc, vì vậy các côngtrình, các sản phẩm quy hoạch ngoài việc phục vụ nhu cầu của xã thì cũng đáp ứngnhu cầu phát triển du lịch của thôn Bên cạnh đó, Sả Séng, Tả Phìn lại nằm trong
khu vực du lịch của huyện Sapa nên rất thuận lợi thu hút khách du lịch và thu hút sự
đầu tư; thuận lợi cho phát triển du lịch trong bối cảnh mở rộng, hoà nhập và giao
lưu với các khu vực khác, nhất là liên kết các tuyến, điểm trong chương trình du
lịch của huyện, đó là cơ sở dé tạo ra sự phong phú và đa dạng các loại hình du lịch.Thuận lợi trong việc kết hợp phát triển du lịch của thôn với chính sách phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện và tranh thủ các cơ hội dé phat trién du lich.
Động Ta Phin được mệnh danh là hang động bí hiểm nhất Sa Pa, bắt đầuphát hiện dé phát triển du lịch vào năm 2000 Động Ta Phin nam trong dãy núi Chi
San Từ trên đỉnh núi nhìn thấy Phìn Ngan - Bát Xát và thôn Sín Chải - xã Bản Khoang Cửa động cao khoảng 5m rộng khoảng 3m, một lối đi qua một hàng bậc,
20
Trang 23thấp dần xuống lòng hang Trong động có nhiều phong cảnh đẹp muôn hình vạndạng được tạo bởi các nhũ đá vôi, có nhiều nhánh và những luồng khí lạnh Đặc biệt
là suối ở Động này thì nhiều vô kể, kể đến 2000 con, đường di trong động rất nguy
hiểm, chưa ai đi được hết động, mới chỉ khám phá 4-5 tiếng đồng hồ là thấy khó thở Điều đặc biệt thứ hai là trong động có rất nhiều Doi, được hiệp hội Doi thế giới
thống kê gồm 7 loài khác nhau sinh sống, trong đó một số loài quý hiếm
Động thứ hai (có Đền Linh Thiêng) gồm 4 cửa: Một cửa ở bên trên và 2 cửa ở sát mặt đất và cửa thứ tư thông lên trên rừng Động khô, không có suối ngầm, hơi
nông, chia làm 3 nhánh, mùa mưa nước chảy từ trên thấm xuống như tiếng đàn đá
thánh thót trong màn đen Hiện tại, động thứ hai này vẫn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác dé phát triển du lich.
Cũng giống như Tả Phìn, Sapa, khí hậu ở Sả Séng là khí hậu ôn đới đượcchia thành hai mùa rõ rệt Ở vị trí cao và có núi bao phủ xung quanh nên về mùa
đông có nhiều sương mù, 4m ướt Mùa hè nhiệt độ trung bình khoảng 18°C, khí hậu
mát mẻ, vào tháng 5 hoặc tháng 6, ngày nóng nhất lên tới 28 - 30°C, nhưng nềnnhiệt nhìn chung là mát mẻ Mức độ giao động giữa ngày nóng nhất và lạnh nhấtkhông quá lớn Mùa đông khí hậu lạnh nhiệt độ trung bình khoảng 10°C, nhiều ngàyxuống tới 4 - 5°C, đặc biệt có ngày xuống tới 0°C, nhiều sương mù và âm ướt
Nguồn nước trên mặt ở làng Sả Séng khá phong phú Khu vực đội I có 3 consuối nhỏ - còn gọi là Khe suối con, tất cả đều chảy theo hướng bắc, với độ dài khác
nhau Thực vật có rừng Thảo quả và rừng trúc (cho 2 loại măng: măng ngọt và
măng đắng, vỏ làm cơm lam) ở hai bên đường vào thác, tạo không gian cảnh quan
xung quanh thác và tôn thêm vẻ đẹp cho con thác Đội IV có hai con suối nhỏ cũng
gọi là Khe suối nhỏ, một con chảy về hướng Đông, một con chảy về hướng Nam.
Sự phong phú về các con suối trong làng bồi đắp cho đồng ruộng màu mỡ, phìnhiêu, tôn thêm vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên càng thêm thơ mộng, hấp dẫn
Chính điều kiện khí hậu, thuỷ văn đó đã tạo nên hệ động thực vật ở Sả Séng rất
đa dạng, phong phú Thực vật nổi bật trong các khu rừng của thôn là cây gỗ Zéi,
Xoan Trà, Trâm, to và đều, đường kính của cây tối đa là 50 cm, cao 10 - 11m Rừng
ở đây da số là rừng tái sinh có độ tudi 60 - 70 năm tuổi Đặc biệt trong rừng này có
rất nhiều thảo quả, là loại quả có giá trị lớn trong việc chữa một số bệnh (chữa cảm
21
Trang 24cúm, cảm lạnh, cảm đột ngột, làm sạch các lỗ chân lông ) và tăng thu nhập cho
người dân Động vật trong khu rừng ở Đội I chủ yếu là rắn (rắn Hồ mang), ếch đá,cua đá, gà cỏ, sóc Đẹp nhất, số lượng nhiều nhất là gà cỏ, có thể gặp được khi tham
quan rừng.
Phát triển trên địa hình núi đá có độ dốc lớn là khu rừng tái sinh khoảng 6
năm tuôi Thực vật ở đây chủ yếu là cây gỗ zôi Động vật trong các khu rừng ở đâygồm có Bao, Ran, Gà Lôi, Nhim, Hoang, Sóc, Cay Bay, Chồn Số lượng nhiều nhất
là Sóc, tiếp đến là Gà Lôi Động vật đặc sắc, hấp dẫn là Rắn Hồ Mang Chúa, có con
to nhất nặng tới 10kg và dài tới gần 3m, đường kính thân lớn nhất chừng 10 cm Haikhu rừng này còn được người dân gọi là "Rừng Thiêng" do họ thường nghe thấy
những âm thanh lạ như tiếng kêu la, cây đồ, tiếng bước chân và đó là lý do người ta
cho đó là Ma Rừng.
Ngoài ra trong các khu rừng này có nhiều cây thuốc tắm chữa bệnh, thuốc
chữa các loại bệnh khác Người dân địa phương vẫn thường tự lên rừng khai thác các loại cây thuốc này phục vụ nhu cầu chữa bệnh hàng ngày của gia đình mình Và
nay, khi du lịch phát triển, các loại cây thuốc đó còn được khai thác dé phục vụ chonhu cầu của khách du lịch
Tổng hợp các điều kiện vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật đều
cho thay du lịch ban Sa Séng, Ta Phin, Sapa, Lào Cai có sức hấp dẫn kỳ lạ Ở đâyhội tụ đủ điều kiện để phát huy đa dạng các loại hình như: du lịch văn hoá, du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và đặc biệt là du lịch cộng đồng.
Đặc điểm tài nguyên sinh thái xã Chiềng Châu (Mai Châu)
Bản Lác thuộc xã Chiềng Châu, năm cách trung tâm huyện ly 2km về phía
nam, cách trung tâm xã khoảng 1,5km về phía bắc Ban Lac chi là một thôn nhỏ có
tổng diện tích tự nhiên là 429 ha, đất canh tác có 33,9 ha, trong đó đất nông nghiệp
là 24,1 ha, còn lại là đất mầu và đất chuyên dùng khác Bản Lác thực tế hiện nay bao
gồm gồm hai thôn nhỏ, gọi là Lac 1 và Lac 2 nối với nhau bởi cây cầu Lac Cả haiban Lac 1 và Lac 2 có khoảng 100 nếp nhà sàn, các hộ gia đình đều có khuynh hướng
xây dựng nha bám lay mặt đường trong bản Diện tích nhà ở được xã phân chia đềucho mỗi hộ là 360m” đất thé cư Quy hoạch làng bản rất gọn gàng, khoa học Mỗi
22
Trang 25ngôi nhà bám lấy mặt đường nhưng đều cách mặt đường khoảng 3m, giữa các giađình không có tường bao, tạo nên sự thông thoáng, cởi mở Hệ thống đường xá đều
đã được đầu tư bê tông hoá với 3 trục đường chính và các nhánh đường xương cásong song với nhau Bao bọc lấy bản là 2 con suối: Suối Mùn và xuối Xia Bản Lác
nhỏ xinh như một hòn đảo nằm giữa thung lũng.
Theo lời ké lại của người dân, thời bao cấp, người dân ở bản rất nghèo, điều
kiện canh tác khó khăn, nguồn nước tưới tiêu vào mùa hạn rất khan hiếm Người dân thường phải đắp đập dẫn nước về bản Đến mùa lũ, đập lại bị cuốn trôi Theo
nhiều thầy địa lý phán thì mảnh đất này rất khó khăn, không tốt cho việc định cư
nên người dân không thích ở lại đây Sau khi Nhà nước thực hiện một số chương trình hỗ trợ như: Chương trình 134, Chương trình 135 đời sống của người dân
cũng đỡ khó khăn phần nào
Thiên nhiên phú cho vùng đất này khí hậu mát mẻ, trong lành, nhờ vậy, nước
da của người dân ở đây rất trắng trẻo, hồng hào Hình ảnh người con gái Thái ngồidệt bên khung cửi đã làm say lòng bao du khách, mỗi khi về bản, khiến họ không thểkhông trở lại vùng đất này lần thứ hai, thứ ba và nhiều hơn nữa
Cũng giống như ở Sa Séng, Bản Lac sở hữu những con suối thơ mộng, và cả
những cái hang tự nhiên dưới lòng núi đá được người dân địa phương gan cho nhiều
huyền tích, làm cho du khách bị hấp dẫn bởi những câu chuyện gợi nhớ về thuở khaithiên lập địa của loài người Dap xe trên những con đường nhỏ gập ghénh quanh co vànhìn ngắm phong cảnh hữu tình của những bản làng Thái định cư với những nếp nhà
sàn khói lên nghỉ ngút trên không gian xanh thăm của núi rừng mỗi khi chiều về chính
là một thú vui khôn tả của du khách nước ngoài mỗi khi đến với bản Lác
Hệ sinh thái rừng ở bản Lác đã hầu như cạn kiệt Những cánh rừng trồng và
những vạt nương định canh đã trở nên thuần thục cho du khách thấy một nét đẹp khác
của tự nhiên đã bị chính phục và phá vỡ ở nơi đây Chính từ những vạt nương định
canh này, người Thái địa phương đã trồng được nhiều loại rau quả và đặc biệt là lậpnên các trang trại chăn nuôi bò, dê, gà, lợn và trở thành một nguồn cung ứng thực phẩmđồi đào cho du khách lưu lại nơi này trong khi cá suối là một sản vật địa phương khôngthé thiếu trong mỗi bữa ăn đãi khách Nếu như ở Tả Phin, phong cảnh nỗi bật là các
mảnh ruộng bậc thang với các cung bậc khác nhau quanh co uốn lượn thì ở bản Lác,
23
Trang 26những cánh đồng lúa nước hai vụ cho năng suất cao nhờ kỹ thuật điều khiển nguồnnước suối nơi chân núi làm nên một phong cảnh hữu tình của non nước và sự khai thácnguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của con người.
Xét về điều kiện tự nhiên, bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hoà Bình dường như không thật phong phú, hap dẫn như ở Sa Séng, Tả Phin, Sapa, nhưng trên thực té,
du lịch ở bản Lác lại phát triển không thua kém gì Sả Séng, phải chăng, sức hút du lịch
của bản Lác lại chính là nguồn tài nguyên văn hoá nhân văn rất phong phú và đa dạng
mà người Thái vẫn lưu giữ được gần như nguyên vẹn.
1.2 Văn hóa tộc người với tư cách là một nguồn tài nguyên nhân văncủa du lịch cộng đồng
Theo nhiều nhà nghiên cứu như Bế Viết Dang, Đặng Nghiêm Van, TranQuốc Vượng thì phần lớn các tộc người ở miền Tây Bắc đều có nguồn gốc di cư
từ Trung Quốc Quá trình di cư của người Dao vào nước ta kéo dài từ thé ky 13 đến
thé kỷ 20 (Bế Viết Dang 2006, tr 159) Riêng người Dao đỏ ở Lao Cai hiện nay có
nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc), mới đến định cư ở Việt Nam từ khoảng cuốithé kỷ 18 Địa điểm cư trú đầu tiên của họ là lang Tong Sanh, Chu Quang Hồ,
huyện Bát Xát (Bé Viết Đăng, 2006, tr 160) Trong quá trình di cư, mặc dù người
Dao đi theo nhiều đợt khác nhau, địa điểm đến khác nhau nhưng căn cứ vao tên họ,ông tô, tiếng nói họ vẫn có thé nhận ra họ hàng của mình
Tổ tiên người Thái bắt nguồn từ nhóm Bách Việt, trong khối ngôn ngữ tiền
Thái, sinh tụ ở Quảng Tây, Quảng Đông (Đông Nam Trung Quốc) Trong thiên niên
kỷ thứ nhất trước Công nguyên, do sức ép bành trướng thế lực của người Hán, một bộ
phận tổ tiên người Thái cô đã di cư nhiều đợt theo hướng tây nam, hướng nam vào
tinh Vân Nam và miền tây Đông Dương - doc theo các con sông lớn và các chi nhánhcủa chúng ở vùng Đông Nam Á Cùng thời điểm đó, một số cuộc thiên di của nhiều
nhóm tổ tiên cư dân thuộc ngôn ngữ Tang - Miễn từ Trung A, tây Trung Quốc cũng
tràn xuống khu vực này Vào những thế kỷ đầu của thiên nhiên kỷ thứ nhất sauCông nguyên, người Thái đã lập được một loạt tiểu vương quốc, dọc thượng lưusông Mê Công, miền thượng Lào, tây bắc Việt Nam Cũng từ đây, trong nền văn
hoá tộc Thái ở Việt Nam mới ghi được nhiều thông tin về lịch sử hình thành, tồn tại
24
Trang 27và phát triển của một số bản, mường của người Thái ở nước ta Đến các thế kỷ cuốicủa thiên niên kỷ thứ nhất và các thế kỷ của thiên niên kỷ thứ hai sau Công nguyên,các nhóm tộc Thái ở Vân Nam lớn mạnh bắt đầu tràn xuống phía nam Ngành Thái
trắng di cư và xuất hiện xuống phía nam sớm hơn ngành Thái đen Sau khi đánh chiếm, bình ổn vùng thượng lưu sông Đà (Lai Châu), người Thái trắng đã tràn
xuống vùng Quỳnh Nhai (Sơn La), Mường Tè, Phong Thổ (Lai Châu), Phù Yên(Sơn La), một số bộ phận di cư xuống Đà Bắc, Mai Châu (Hoà Bình), Mường
Khoong (Thanh Hoa).
Ngành Thái đen vào Việt Nam đông đảo nhất vào khoảng thé ky XI - XI
Đến thế kỷ XI, hai anh em Tạo Xuông - Tạo Ngần đã đưa ngành Thái đen (Tay đăm) xuất phát từ Vân Nam (Trung Quốc) đọc theo sông Hồng xuống Mường Lò
(Lai Châu) Đây chính là tô tiên của người Thái đen ở Sơn La, một phan ở tỉnh YênBái, Điện Biên và tây nam tỉnh Lào Cai Qua nhiều thế kỷ phát triển, các nhóm tộc
Thái dan dan có một số sắc thái địa phương khác nhau, đó là kết quả chủ yếu của quá trình hỗn huyết và tiếp thu văn hoá của các cư dân xung quanh Một bộ phận
chung sống với người Mường - chịu ảnh hưởng lớn của văn hoá Mường, sống vớingười Tày - chịu ảnh hưởng của văn hoá Tày; một số nhóm gốc tộc Thái hỗn huyết
với nhau, hỗn huyết với các tộc khác Từ những cứ liệu lịch sử cho thấy, người
Thái có lịch sử định cư ở nước ta sớm hơn hắn so với người Dao, họ là một trongnhững cư dân cổ của nền văn minh Âu Lạc, là một trong những chủ nhân khai phánền văn minh, văn hiến Đại Việt
Qua nguồn tư liệu điều tra dân số học, người Thái ở Việt Nam hiện có
khoảng 1,3 triệu người, họ sinh tụ tập trung ở các tỉnh tỉnh vùng Tây Bắc, Nghệ An,
Thanh Hoá, một bộ phận nhỏ sống ở Lào Cai, Yên Bái Ngoài ra còn một số rất ít
người Thái đã di cư tự do vào một số tỉnh ở Tây Nguyên Tộc Thái có hai ngànhkhởi đầu:
- Ngành Thái đen (Tay đăm): cư trú chủ yếu ở các huyện của tinh Son La,
một phần ở Yên Bái (Văn Chấn), Điện Biên (Điện Biên, Tuần Giáo), tây nam Lào
Cai Trong ngành Thái đen có một nhóm gần gũi với văn hoá Lào, đó là người Thái
ở Nghệ An, Thanh Hoá.
25
Trang 28- Ngành Thái trắng (Tay Khao) tập trung ở Mường Lay, Mường Xo (Lai
Châu), Quỳnh Nhai (Sơn La) Một số khác tự xưng là Thái trắng nhưng có rất nhiềunét giống với Thái đen, cư trú tại Phú Yên, Mộc Châu (Sơn La)
Thực ra sự phân chia giữa các ngành của tộc Thái chủ yếu chỉ ở trang phục
và một số điểm nhỏ trong ngôn ngữ, tập quán Các tộc Thái giống nhau cơ bản về
ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán Người Thái đều ăn cơm nếp, ở nhà sàn,đều có tục ở rể, tính tình chân thực, hào hiệp và mến khách Hình thái kinh tế của
các tộc Thái cũng giống nhau, là nền kinh tế sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp,
phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
Người Dao ở Việt Nam có số lượng ít hơn, đứng thứ 6 so với các dân tộc thiểu
số miền núi phía Bắc nước ta Họ sống xen kẽ với các dân tộc: H’méng, Mường, Tay,
Nùng, Kinh.tập trung chủ yếu ở một số tỉnh vùng cao: như Ha Giang, Yên Bái,Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai Người Dao cư trên trên các vùng địa lýkhác nhau: Vùng cao, vùng giữa và vùng thấp Trong đó vùng cao là nơi người Dao
đỏ tụ cư nhiều nhất, có độ cao trung bình từ 800 - 1000m (có nơi cao đến 2000m)
Người Dao ở Việt Nam được phân làm 7 nhóm chính: Dao đỏ hay Dao cóc
ngáng, Dao sừng, Dao đại bản, Dao dụ lạy; Dao quần chẹt hay Dao sơn dầu; Dao tiền hay Dao đeo tiền; Dao lô gang hay Dao thanh phan; Dao quan trang; Dao thanh
y và Dao tuyến Trong đó, người Dao ở Lào Cai thuộc vào 4 nhóm: Dao đỏ; Dao tuyển; Dao họ và Dao thanh y Các nhóm này có mặt ở các huyện: Bát Xát, Bảo
Yên, Sapa, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai sinh sống dan cài, xen kẽ với 24 dan
tộc trên dia ban tỉnh như: H Mông, Kinh, Tay, Giay, Nùng, Phù Lá tạo nên một
nền văn hoá da dang giàu bản sắc Trong bức tranh đa dạng sắc màu đó, người Dao
đỏ cũng chiếm một sắc màu chủ đạo Người Dao đỏ ở Lào Cai thường từ Quảng
Đông, Quảng Tây, Vân Nam sang, họ tìm nơi định cư tại các sườn núi cao, nơi thuận
tiện về nguồn nước và ruộng nương Trong “Linh Nam ngoại đáp” của Chu Khứ Phi
có nhận xét: nơi cư trú của họ (người Dao) thường ở vùng “đất thường là núi cao”,
“nơi hang càng xa, người Dao càng nhiều” (Đặng Nghiêm Vạn, 2006, tr 304) Do đó,người Dao sang Việt Nam, tìm đến các vùng núi cao Tây Bắc định cư (trong đó cóLào Cai) là điều dé hiểu
26
Trang 29* Vé người Dao do ở bản Sa SéngBản Sả Séng có 99 hộ với 565 nhân khẩu (2009), có hai dân tộc chính là Dao
và Kinh, trong đó người Dao là tộc người sinh sống lâu đời ở đây, còn bộ phận
người Kinh mới lên đây lập nghiệp trong thời gian từ năm 1995 trở lại đây Họ tụ
cư chủ yếu tại khu trung tâm của xã Người Dao ở Sả Séng thuộc ngành Dao đỏ.Theo các cụ già trong thôn cho biết tên gọi Dao đỏ có nguồn gốc từ thực tế là ngườiphụ nữ Dao luôn đội trên đầu chiếc khăn lớn màu đỏ Giáo sư Bề Viết Đăng khi viết
về người Dao ở Việt Nam cũng cho rằng: Người Dao đỏ còn có tên là Dao Cóc
ngáng (theo cách gọi của người Tay), Dao Dai bản (theo cách gọi của người Hoa)
hay Dao sừng, Dao Dụ lạy Trang phục của phụ nữ Dao đỏ có nhiều màu đỏ, nhiều
tua, nim bông đỏ (Bế Viết Đăng, 2006: 167 - 168) Như vậy, trang phục truyền
thống của người Dao đỏ chính là một dấu hiệu quan trọng dé phân biệt họ với các
ngành Dao khác Người Dao thường chọn nơi định cư trên các sườn núi, ở phân tán.
Đến với Sả Séng, Tả Phìn nhiều người cứ ngỡ người Mông ở cao hơn người Dao
nhưng từ xa xưa người Dao thường chọn nơi định cư ở các sườn núi có độ cao cao
hơn nơi định cư của người Mông Trong quá trình định cư, người Dao “hạ sơn” gắn
với nền văn minh nương rẫy, khai khan ruộng bậc thang, trồng lúa, ngô, khoai, sắn
và cây ăn quả Đơn vị đo diện tích của người Dao đỏ rất đặc biệt, đo bằng sỐ lượng
cân giống Ở Sả Séng hiện nay có 1.521 cân giống ruộng và 579 cân giống nương.Đây là nguồn sữa nuôi sống gần trăm hộ gia đình do người dân ở đây chủ yếu làm
kinh tế nông nghiệp, tự cấp, tự túc.
Về người Thái ở bản Lác Theo những ghi chép trong một cuốn biên niên sử do Sở Văn hoá Thông tin (nay là Sở Văn hoá, Thé thao và Du lịch tinh Hoà Bình) sưu tầm được thì tổ tiên
của người Thái ở Mai Châu Hoà Bình khởi thủy từ miền đầu sông Hong, ở mộtvùng đất thuộc huyện Bắc Hà (Lai Châu) ngày nay đã di cư dọc sông Hồng, rẽ sang
sông Đà, rồi lập nghiệp ở vùng Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hoà Bình), Mường
Khoòng (Thanh Hoá) khoảng 700 năm trước đây, tức vào khoảng đầu thế kỷ XIV
Lãnh tụ của người Thái Mai Châu - Hoà Bình lập nghiệp tại Mường Mùn là Lang
Bôn, con cả của Tạo Kha, Vì ông là con vợ hai nên khi lấy vợ được chia rất ít đất
Vì lẽ đó, ông đã đưa gia quyến từ vùng Bắc Hà (Lai Châu) bỏ xuống vùng Bạch
27
Trang 30Hạc Ở Bạch Hạc ít lâu, không thấy thuận tiện, ông dẫn dắt gia đình thân quyếnxuôi dòng sông Đà và đến lập cư tại Mai Châu - Hoà Bình.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu người Thái Cầm Trọng (1999), người Thái
trăng có lịch sử định cư ở Mai Châu hơn 400 năm với tên là Mường Mùn, di cư từ vùng Sông Hong lên vùng núi phía Bắc Việt Nam và sau đó chuyên đến vùng thung
lũng sông Đà trước khi đến Mai Châu Theo các cứ liệu được ghi bang chữ Thái cô
của người Thái cho thấy, người Thái trắng ở Mai Châu di cư từ Mường Khà vào thế
ky thứ XIII, cách đây 800 năm, khi đó thuộc vùng đất của huyện Bắc Hà, tỉnh Lao
Cai hiện nay, cách Mai Châu khoảng 300 km (Achariya Nate-Chei, 2010).
Nguồn gốc của người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình có liên quan đến nhóm Thái ởMộc Châu (Sơn La) và nhóm người Thái ở Mường Lầu, Mường Khoòng (Thanh Hoá)
Sự liên quan đó đã được ghi lại thành truyền thuyết Truyền thuyết nói về ba anh em nhàtạo (tạo thường chỉ con trai dòng dõi quý tộc người Thái) ở vùng Bắc Hà (Lai Châu) vìthiếu đất và đất nhiều cỏ gianh nên đã rủ nhau xuôi sông Hồng tìm đất lập Mường mới
Theo truyền thuyết, người con thứ hai đã lập nghiệp ở Mai Châu - Hoà Bình, người con
út ở vùng Thanh Hoá, người anh cả ở vùng Mộc Châu (Sơn La) Chính vì vậy, người Thái vùng Thanh Hoá gọi người Thái ở Mai Châu là bác, người Thái ở Mai Châu gọi họ
là chú vì chúa đất xưa là em út.
Người Thái đến Mường Mùn khai khẩn đất đai vất vả, kéo dài hàng chục
nghìn đời Lịch sử người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình đã ghi rõ:
Tới Bản Tau, lang Bôn thấy dấu vết người xưa ở đây, đã cho dân dừng lại tao
bản mới Khi đến bản Pướt được 2 năm thì lang Bôn chết Về sau con của lang Bôn (cũng tên là lang Bôn) đã cùng dân khai khá bản Pheo, bản Uống, bản Pao, bản Làu, bản Lồm Con của lang Bôn là lang Bắt mở mang bản
Nghẹ, bản Củm, bản Lóng, bản Buốc, bản Noong Lang, bản Ngoã, ban Hiền.
Lang Thượng (con lang Bắt) lập ra bản Uống Lang Uôn (con lang Thượng)lập ra bản Bước, sinh ra lang Thanh Tạo Kha Bằng (cháu nội lang Thanh)lập bản Púng, bản Pheo Nà Nóc Tạo Kha lấy nàng Ngăm, sinh ra lang Xôm,lang Xôm lấy vợ người Mường Khién, sinh được 3 con trai Ba con trai củalang Xôm đã ra sức khai khan, kể cả ở vùng đất khó làm Tao Kham Bông
28
Trang 31(anh cả) ở vùng đất Mường Hạ, tạo Khăm Piéng ở vùng Mường Thuong, tạoKham Panh (con út) ở vùng Mường Khoòng.
Như vậy, lịch sử người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình đã trải qua khoảng 6 thế
ky, trong đó kề từ thời Lang Bôn đến thời 3 anh em con tao Kha Bang đã trải qua 9
đời chúa đất, với thời gian khoảng 200 năm mới cơ bản khai phá xong ruộng đồng
của tổ tiên dé tồn tại, sinh sống, phát triển đến ngày nay
Người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình mang nhiều họ khác nhau, nhưng phố
biến nhất là họ Hà, sau đó là họ Lò, họ Hoàng, họ Ngần Cũng như người Thái ở cácvùng khác, người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình quần cư thành các bản, với số nóc nhàkhoảng 30 - 100 gia đình Bản thường ở thung lũng nhỏ, trung bình, phẳng hoặc hìnhlòng chảo, có sông, có suối chảy qua, đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và một phần
cho tưới tiêu trong nông nghiệp VỊ trí của các bản thường được lựa chọn, tính toán
tương đối kỹ, sao cho thuận tiện về nguồn nước, nhưng đảm bảo không bị ngập lụt
khi mưa to hay có lũ quét Nền văn hoá của người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình
cũng như nền văn hoá của tộc người Thái trên toàn quốc là mô hình văn hoá thunglũng, lấy cây lúa nước làm trụ cột, do đó, cũng có thể gọi là văn hoá lúa nước Văn
hoá thung lũng chính là sự hội nhập giữa văn hoá củ, bầu bí cạn và văn hoá lúa
-nước, có hai nguồn gốc đến với người nguyên thuỷ hoàn toàn khác nhau
Bản Lác là địa bàn định cư lâu đời của người Thái trắng chiếm gần 100%dân số Toàn bản chỉ có 5 hộ gia đình người Kinh, họ chủ yếu là dan ngụ cư, khôngđược quyền mua bán dat của người Thái mà chỉ được quyên thuê va sử dụng, một
số khác thì hợp thức hoá qua con đường hôn nhân, kết hôn với người Thái và làm
nhà định cư tại bản Lác Đây là chính sách mà người Thái đã đặt ra nhằm duy trì
tính cố kết cộng đồng, chống lại những tác động ngoại cảnh do các yếu tố bên ngoàitác động đến cộng đồng
Theo truyền thuyết ké lại, xưa bản Lac ruộng không có nước, có hai anh em
người Thái và người Mường về khai phá Nhưng vì ruộng không có nước phải lên
rừng trồng nương rẫy Hai anh hai tiếng khác nhau Anh Thái nói Chang co lác, anh
Mường nói Chang co lạc Người Thái gọi là Tày Lạc (tức là người lạ), người Mường gọi là Tày Lác (tức không có nước) Sau này, anh người Thái ở lại nên gọi
là Bản Lác (hay bản Lạ).
29
Trang 32Người Thái ở bản Lác trước kia cũng như người Thái ở các vùng khác thường
gắn liền với trồng trọt, săn bắn và hái lượm, việc đệt vải, may vá đều tự cung, tự chế.
Kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp Trước kia người Thái ở bản Lác nói riêng và
Mai Châu nói chung chỉ trồng lúa nếp, cấy một vụ trong năm, ngoài ra còn trồng một ít
lúa tẻ trên nương ray Ngày nay, do sức ép dan số, do thay đỏi trong thói quen âm thực
và cũng do học được cách trồng lúa tẻ của người Kinh, người Thái đã chuyền sang trồng
2 vụ lúa/năm, trồng lúa tẻ là chính Với sự tăng vụ, trồng lúa tẻ năng suất lại cao hơn rất
nhiều so với lúa nếp nên nhiều bản người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình, trong đó có Bản
Lác cơ bản đã đảm bảo được an toàn lương thực.
* Nhà ở với tư cách là một di sản văn hoá vật chất của tộc người
Nhà ở của người Dao là kiểu nhà có tường đất Nguyên liệu làm nhà thường
bằng gỗ Pơmu Ngôi nhà truyền thống có ít nhất 3 gian, hai mái chính: trước và saunhưng mái trước lại có phần mái hiên Trong ngôi nhà có 3 cửa: 2 cửa ở hai bên
chai nhà (một cửa chính, đối diện là cửa từ bếp đi ra phần phụ của ngôi nha), | cửa
ở phần hiên nhà Trong nhà 2 bếp: một bếp dùng để nấu nướng, đặt ở gian bếp và
một bếp dùng dé sưởi, lay lửa thắp hương, đặt ở gian ngoài nhà (gần cửa ra vào) Sốlượng buông phụ thuộc vào số thành viên trong gia đình Vị trí các buồng được quy
định khắt khe thể hiện thứ bậc trong nhà: buồng của bố mẹ gần cửa ra vào, tiếp đến
là buồng của con trưởng, buồng của con thứ Nét đặc biệt trong nhà người Dao vị trí
của | gian đặc biệt và ban thờ của người Dao.
Gian đặc biệt thường có vách chắn theo chiều dọc của nhà và có một đoạn
vách ngăn nó với gian bên Sau đoạn vách ngăn doc là 1 buồng nhỏ thường đề rượu
hay thịt VỊ trí của bàn thờ đặt ở gian giữa, sát cột trụ thứ 2 của nhà Bàn thờ là nơi
rất linh thiêng của người Dao phải chọn ngày dé lập bàn thờ Trong | năm chỉ chon
được 12 ngày, có khi chỉ chọn được 4 ngày Bàn thờ chỉ có người Nam giới mới
được thắp hương còn nữ giới đặc biệt là phụ nữ sinh con xong không được quét đọnhay chạm vào ban thờ Bat kỳ gia đình nào cũng có một quyền số gia pha ghi tên tổ
tiên và các nghỉ thức làm lễ, được đặt trên bàn thờ Bàn thờ có 2 loại:
+ Loại bàn thờ Thượng Tang có thần tượng, có tranh ảnh, có kiếm thần
tượng, có bát hương, bát nước thánh, có ấm nước và 6 cái chén, 1 túi gạo nhỏ Đây
là ban thờ của dòng ho.
30
Trang 33+ Loại bàn thờ Hạ Tầng có một bát hương, | bát nước, 5 cái chén, | túi gạo.
Riêng 5 cái chén và 1 túi gạo thường xuyên dé trên bàn thờ thé hiện gia đình đó đãlàm lễ cấp sắc
+ Ngoài ra trong nhà của thầy cúng hay thầy thuốc có bàn thờ riêng.
Khác với nhà ở của người Dao, nhà của người Thái Mai Châu là nhà sàn,
thường được dựng ven thung lũng, nhìn ra cánh đồng hoặc sông suối Ngôi nhà lý
tưởng của họ là “Vườn rau chân cầu thang, ao cá trước nhà, máng nước dội giữa
sàn” Nhà sàn của người Thái bản Lác có đáng dấp nhà sàn vùng Hoàng Liên Sơn,
Lai Châu hơn là nhà sàn người Thái vùng Sơn La, nó vẫn giữ được nét truyền thống, thoáng mát, hợp với cảnh thung lũng của vùng nhiệt đới Đó là kiểu nhà san
bốn mái gồm 2 mái chính và 2 mái phụ ở hai đầu hồi vuông góc Mái nhà hiện nay
đã được nâng cao, không hạ thấp che quá nửa tường vách như xưa Hai đầu hồi là
hai thang gỗ dé lên nhà, các thang gỗ có số bậc thang lẻ Cột thường là cột tròn, gỗ tốt, không mọt, được chọn rất kỹ, qua nhiều năm mới đủ cột làm nhà Mái thường
lợp bằng cỏ tranh, san là cây tre mai được lột phang ca cây, ghép cây nọ nối với cây
kia, dàn trải trên cùng một mặt phẳng Một điều đặc biệt của nhà sàn người Thái
bản Lác - Mai Châu cũng như của người Thái ở các vùng khác là dựng nhà họ chỉ
dùng rìu dé đẽo, chặt các mộng - không dùng các loại chàng, đục của thợ mộc, sửdụng các móc gỗ - không hề sử dụng đỉnh, vít Tuy chỉ có vậy nhưng nhà dựng lênrất chắc chan-gid, lốc lớn cũng không bị sập nhà bao giờ
Bước lên nhà của người Thái ở bản Lác sẽ thấy một không gian thoáng mát,sáng sủa và rộng rãi Tam nhìn không bị chắn bởi các vách ngăn nhà hoặc các hàng
cột giữa bởi vì người Thái rất ít dùng vách ngăn trên san, không dùng cột giữa vì
các xà ngang là cột gỗ to, tốt đủ sức đỡ mái nhà đồ sộ
Bồ cục trong nhà của người Thái phản ánh một trật tự xã hội phụ quyền thời
xa xưa, đề cao người chủ gia đình cũng như người đàn ông trong nhà, đồng thờicũng thể hiện tính hợp lý cao độ của một nền nông nghiệp trồng lúa Bố cục trongnhà không phụ thuộc vào số gian của nhà mà phụ thuộc vào quy định chặt chẽ của
luật lệ Trong nhà thường chia thành hai phía: phía trên và phía dưới Phía trên là
nơi dé bàn thờ, nơi ở của các bậc cao niên, thường là ở phía cửa vào nhà, phụ nữ ít
31
Trang 34được qua lại Phía dưới là nơi để các thứ vật hàng ngày, nơi con cháu ở, nơi phụ nữ
có thé qua lại
- Trang phục và trang sức truyén thong như một tín hiệu của văn hóa tộc người
Trang phục của người Dao có gam màu nóng nổi trội (do khí hậu á nhiệt đới,
mùa đông lạnh kéo dai) màu đỏ kết hợp màu vàng, màu trang nồi bật lên màu cham
tạo thành vẻ rực rỡ Người phụ nữ Dao đỏ Sa Pa luôn đội khăn màu đỏ có đính các
hạt bằng bạc, quần lửng, áo ngắn có 2 vạt dài, đường thêu dài mũi, các đồ bằng bạc rất phong phú Người đàn ông Dao đỏ thường mặc áo ngắn, còn áo đài như áo của
phụ nữ chỉ mặc trong 2 địp đó là trong lễ cưới và lễ cấp sắc Đặc biệt người đàn ôngDao đỏ cô nhất đội khăn được quấn thành 3 góc (như 3 cái sừng) nhưng nay quan
tròn nhiều vòng bằng một cái khăn dài khoảng 3m Trẻ con đội mũ có nhiều múi với
các mau khác nhau đính thêm các hat bằng bạc
Người Dao đỏ Sa Pa kết hợp hai biện pháp kỹ thuật chủ yếu tạo hoa văn là
kỹ thuật thêu và ghép vải màu Người Dao đỏ Sa Pa thêu hoa văn không cần côngđoạn vẽ màu trước Đồng bào có cái nhìn khái quát, hoàn toàn dựa vào trí nhớ và sựchỉ dẫn của thầy cúng để thêu hoa văn Hoa văn trên trang phục của thầy cúngngười Dao đỏ Sa Pa có tiết điện dày, khổ to Vì vậy, kỹ thuật thêu gần với kỹ thuật
ghép sợi, thiên về kỹ thuật tô đậm hoạ tiết Tuy nhiên bên cạnh các hoạ tiết chính có
tiết điện dày, nhiều đường vién, hoạ tiết phụ thêu khá tinh tế, kết hợp nhiều kỹ thuậtthêu luồn, thêu móc, thêu đột, thêu chéo mũi, thêu lót tạo ra đồ án trang trí là điểm
nôi bật trong kỹ thuật thêu Bên cạnh kỹ thuật thêu, người Dao đỏ Sa Pa còn sử dung kỹ thuật ghép vải, ghép các mảnh vải có tiết điện nhỏ tạo thành đường viên,
tạo nên nét đậm trong hoạ tiết hoa văn Thậm chí, cá biệt một vài hoạ tiết ở gấu áo
còn có kỹ thuật đính ghép vải thành nhiều lớp với nhiều màu sắc khác nhau Các
biện pháp kỹ thuật thêu, ghép vải được khéo léo kết hợp với nhau, tạo ra sự phongphú về mô típ hoa văn, sự đậm nhạt về màu sắc Nhờ vậy mả mảu sắc, đường néthoa văn có sự chuyền động, biến đồi liên tục, vui mắt
Ở Sa Séng hiện nay, hầu như ai cũng có bộ trang phục truyền thống dé mặcvào các ngày lễ, tết, cưới truyền thống Nhất là nữ giới còn thường xuyên mặc bộ
trang phục của dân tộc mình ngay cả khi đi làm, ở nhà hay trong các ngày lễ tết Trang phục, cũng như trang sức truyền thống của người dân ở Sả Séng hiện nay vẫn
32
Trang 35còn tương đối nguyên bản Riêng ở xã Ta Phin đã thành lập CLB thé cam, tuy thuộc
sự quản lý của xã nhưng cũng giúp cho trang phục, trang sức truyền thống của ngườiDao đỏ lang Sa Séng được bảo tồn và phát triển, thuận lợi cho tìm hiểu, bảo lưu, giữ
gìn, phát triển và quảng bá du lịch.
Cũng giống như người Dao Sapa, người Thái Mai Châu vẫn giữ được nhiều
nét văn hóa đặc trưng trong trang phục Trang phục của người Thái bản Lác - Mai
Châu được phân biệt theo lứa tuổi, giới tính, trước kia còn phân biệt theo địa vị xã hội
nhưng ngày nay không còn nữa Trang phục còn được chia ra trang phục ngày thường
và trang phục ngày lễ Bộ trang phục của nữ gồm áo ngắn (xtra com), áo dai (xtra chai
và xửa luống), váy (xin), khăn (khăn), nón (cúp), xà cạp (pe păn kha), xà tích (xai
xói), hoa tai (tòng liu), vòng tay (poọc khen) bằng bạc hoặc đồng Khăn (piêu) của
phụ nữ Thai - Mai Châu trước kia là không thé thiếu được, nó như là chiếc nón củangười Kinh Tuy vậy, người Thái Mai Châu đã không sử dụng khăn piêu rừ rất lâu
do ảnh hưởng của văn hoá người Mường Khăn piêu đã được thay thế băng khăn
quấn quanh đầu màu trắng như của người Mường cách đây vài thé ky Người phụ
nữ Thái rất chú ý đến mái tóc Mái tóc phụ nữ Thái dày, đài và óng mượt, được càitram bạc dé thong tạo nên sự mềm mại Mái tóc, váy ngang dau gối, áo ngắn bó sát
người, tính tình nhẹ nhàng, ít nói, đi đứng khoan thai đã tạo cho người phụ nữ Thái
luôn luôn có một sự dịu dàng, duyên dáng riêng biệt, nổi bật trong khung cảnh núirừng, làng ban hùng vĩ và lên thơ, ké cả lúc họ đi làm hay trong ngày lễ hội Trangphục của nam giới đơn giản, ít màu sắc, bớt diém dua, cau kỳ hơn Trang phục của
nam giới gồm: áo, quan, thắt lưng, khăn Với các em trai nhỏ, trang phục thường là
vải dệt caro, hoặc sọc đứng nét nhỏ, màu nâu đen, đen trắng Mùa đông đội mũ trùm
đầu, mũ gồm nhiều mảnh vải, màu sắc khác nhau, ghép lại thành mũ Đàn ông cao
niên thường mặc áo dài, thắt lưng chàm hoặc tơ vàng, răng nhuộm đen
Kỹ thuật chế tác trong việc chế tạo màu dé nhuộm, dét, pha màu cho vải, SỢI.Các kỹ thuật đó gắn liền với các sản phẩm của thiên nhiên như màu đỏ từ cây tômộc (mạy cô pha), màu vàng từ củ nghệ, màu đen từ cây chàm (mạy hoán), phốihợp màu cây tô mộc và màu chàm tạo màu xanh Họ còn giỏi cả về nghề cơ khí,
kim hoàn, giỏi về nghệ thuật trang trí Tất cả các đồ trang sức đeo trên người từ
vòng cô, vòng tay, hoa tai, tram cai dau, xà tích, cúc áo déu do họ tự chê tác.
33
Trang 36Khác với người Dao Sapa, người Thái Mai Châu giờ ít vận trang phục truyềnthống hơn, người Thái Mai Châu giờ thích mặc quần Jean, áo phông hơn mặc áosửa cỏm, khăn piêu không còn xuất hiện thường xuyên Chỉ còn rơi rớt lại những
người phụ nữ trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch vận trang phục, trang sức truyền thống.
- Văn hod ẩm thực và hồn cốt dân tộcNgười Dao Sapa sử dụng gạo tẻ là chính Đặc điểm nổi bật trong văn hoá 4m
thực của người Dao đỏ là các món xào Am thực có sự khác nhau trong ngày
thường và ngày lễ Một số món tiêu biéu như: Đậu phụ (Tậu pậu) được người dân tự
làm; Banh Tro (Dua pêu - bánh gói); Bánh day (Dua chông - bánh giã) Đồ uống
như rượu nếp (rượu ngọt) được làm từ gạo nếp; một loại trà đặc biệt gọi là Sơn Trà(Sên Trà) Gia vị có Tàu Sì - gọi theo tiếng Trung Quốc hay Tau chay (đậu giã) -tiếng Dao và không thể thiếu ớt trong các đồ ăn thường ngày của họ
Các món ăn phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân nhiều khi còn rất
đơn giản và sơ sài, chủ yếu là hái được hoặc tìm thấy trên rừng, chưa biết tự chế
biến nguyên liệu có sẵn đó thành nhiều món ăn hơn, nhất là không dé ý đến chấtlượng bữa ăn (ăn ngon, ăn tốt cho sức khỏe) và đảm bảo sự sạch sẽ trong món ăn,
đồ nấu ăn, bát đũa, bàn, vị trí ăn, vệ sinh môi trường.
Thức uống được người Dao sử dụng trong các bữa ăn thường là rượu ngôhoặc rượu thóc Đặc biệt, mòng rượu nếp là một món ăn ưa thích với cả phụ nữ,người già, trẻ em người Dao sau mỗi ngày đi làm về Do khí hậu vùng cao thường
lạnh giá, mong rượu sẽ giúp sưởi 4m lòng người sau mỗi buổi làm mệt nhọc Với việc kinh doanh du lịch thì vốn văn hóa âm thực chưa được khai thác phục vụ du lịch, chưa có cơ sở ăn uống, nhà hàng nấu các món của dân tộc, chưa có đầu bếp là
người dân tộc Dao Hơn nữa người dân trong làng là nhân tố chính tạo thu hútkhách đến du lịch ở làng chưa ý thức được tầm quan trọng của văn hóa 4m thực va
kinh doanh thu lợi nhuận từ tai nguyên này Tuy vậy, van hóa 4m thực thể hiện tinh
đặc trưng dân tộc giúp du khách tham quan hiéu hơn về văn hoá bản địa
Trái lại, người Thái Mai Châu lại dùng gạo nếp là chính Từ gạo nếp, người
Thái có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xôi, bánh tét, bánh gio, khẩu hang và đặc biệt là cơm lam (khâu lam) Cơm lam là món ăn được nhiều người ưa
34
Trang 37thích, được nấu bang thir gao nép ngon nhat, gạo được cho vào ống tre, tre gai, ống
vừa phải, không già và cũng không non, đốt tren không dài quá và cũng không ngắnquá), sau đó đốt bằng lửa Đây là món ăn không thể thiếu được trong các ngày lễ,tết, đón khách quý
Bên cạnh nguồn lương thực chính là gạo, hệ thống các loại thực phẩm được
dùng trong bữa ăn hàng ngày của người Thái bao gồm: các loại rau, cách chế biến
chính là đồ bằng hày Măng - một loại rau rừng quan trọng của người Thái, đặc biệt là măng bương được ngâm chua, có thể sử dụng trong cả năm Cá và các loại thuỷ sản
khác là nguồn thực phâm quan trọng của người Thái Mai Châu, vì trước kia, trong
thiên nhiên, nguồn thức ăn này khá đồi dao Các món thuỷ sản được chế biến thành nhiều món, đa dang, phong phú nhưng gần gũi nhất với họ là món cá (pa) nướng Cá
nướng có nhiều loại, được chế biến khác nhau như: pa pinh tộp, pa chí, pa óm, pa
x6m, pa goi hoặc lên men cá tạo thành cá mắm (gọi là mắm) Có hai loại mắm:
mắm di, làm từ cá nhỏ và mam pa, làm từ cá to Mam có thé dé ăn hàng năm, dùng ănsong hoặc chế biến các món ăn khác Trong các món ăn đó, pa x6m (cá chua) là món
ăn được người Thái Mai Châu khá ưa chuộng, thường được làm từ cá to, cách thức
làm giống mam cá nhưng không cho nhiều ớt mà cho nhiều thính, một ít rượu dé gây men cá Cá chua dùng được lâu ngày, có thé ăn sống hoặc qua chế biến.
Các món ăn từ thịt cũng được chế biến tương đối giống các món từ cá Ngoàithịt nướng, hong khói, còn chế biến thành lap xúc, nậm pia, nhựa min, năng xốm Nam pia (nước hỗn hợp phèo) là món ăn độc đáo, chế biến từ phần ruột non tiếp
giáp ruột già các động vật nhai lại (trâu, bò, dé, hoang, nhím ) Nam pia là món ăn
không thé thiếu được trong các ngày lễ hội lớn, đón khách quý Nhựa mịn (thịt
mủn): thịt để một thời gian cho thớ thịt có mùi nặng, sau đó cắt nhỏ cho vào ống, bỏ
gia vị, đốt cho thịt chín, dùng đũa chọc thành món canh nhuyễn, dùng ăn với xôi
Người Thái ưa sử dụng nhiều hoa quả thay cho gia vị hàng ngày : me,
muỗm, sung, chuối xanh Họ ưa thích vị chua, cay, ngọt, đăng Gia vi chua được sử
dụng phổ biến hàng ngày, đặc biệt được dùng trong chế biến một sé thực phẩm délâu ngày như dưa, măng, cá, thịt Đặc biệt người Thái ưa sử dụng bột gạo để nấucanh tạo độ sén sệt Bột gạo vừa tao độ ngọt va làm thức ăn sánh, tạo món ăn thích
hợp với sử dụng đồ nếp.
35
Trang 38Người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình cũng giống như các dân tộc khác ít dùng
đồ uống kết hợp với bữa ăn hàng ngày, đồ uống thường chỉ dùng vào các ngày lễ tết
và tiếp khách Rượu có hai loại: rượu cần và rượu cất Rượu cần (lâu xá) là loại
rượu đặc biệt, chỉ làm bằng gạo, ngô và men lá rừng, được lên men kín trong các vại, chôn kín ít nhất 30 ngày Rượu cần thường được uống vào các ngày lễ, tết và
đón khách quý, mọi người đều uống như nhau và uống bang cần trúc Rượu cất củangười Thái chủ yếu được làm từ gạo, sắn và men lá rừng
Như vậy, so sánh về món ăn và kỹ thuật chế biến món ăn, người Thái thường tỉ
mỉ và có kỹ thuật chế biến phức tạp hơn người Dao Cách trình bày, trang trí bữa ănđược người Thái quan tâm hơn, việc đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến món ăn
cũng được người Thái quan tâm hon Văn hoá 4m thực luôn là một nguồn tài nguyên
nhân văn hấp dẫn đối với hoạt động du lịch, đặc biệt với loại hình du lịch cộng đồng
- Văn hoá hành vi và sự da dạng trong lối sống cua tộc người
Xã hội người Dao, Thái đều được đặc trưng bởi lối sống đề cao vai trò người
đàn ông trong gia đình và xã hội Người đàn ông là chủ gia đình, họ mặc nhiên được
cho là có quyền quyết định các công việc hệ trọng của gia đình và ngoài xã hội Theotruyền thống, gia đình người Dao, Thái thường có nhiều thế hệ với nhiều thành viên,
song hoà thuận với nhau trong cùng một mái nhà Đặc biệt, trong gia đình người Thái,
bố me coi con dâu, con ré giống như con ruột trong nhà Nhà không có con trai, bố mẹcưới con ré về nhà Chàng rễ có bổn phậm chăm sóc bố mẹ vợ như bố mẹ mình Condâu khi về nhà mình vẫn có quyền đi lại gia đình mình và ở lại đó một thời gian đài Họ
cũng không phân biệt con đẻ, con nuôi và con vợ lẽ, con trưởng và con thứ Khi chia
của cải, người con trưởng thường được hơn Con gái tuy không được chia phần nhưng
luôn được bố mẹ gây vốn khi cưới chàng ré về nhà Hôn nhân của con cái thường được
cha mẹ tôn trọng Trong xã hội người Thái, trai gái có quyền đi lại thăm hỏi nhau, sau
đó mới báo cho bố mẹ cũng được Trong quan hệ vợ chồng, người Thái có tục ở rễ từ
một đến ba năm Quy định này phần nào đã hạn chế quyền lực của chế độ phụ quyền,
tạo cho cuộc sống VỢ chồng bình đăng hơn và có trách nhiệm hơn Ngược lại, với xãhội người Dao, hôn nhân được áp đặt từ bố mẹ Bồ mẹ chủ động tìm vợ cho con trai,sau đó đến nhờ thầy xem sé, nếu hợp số thì làm lễ dam ngõ, nếu không hợp thì thôi
Trong gia đình sự lấn at của người chồng có thể hiện nhưng không mạnh, khi làm gì,
36
Trang 39VỢ - chồng thường bàn bạc với nhau Khách đến nhà, chồng tiếp chuyện, vợ lo phục vụ.Người chồng thường lo việc nặng hơn như cày bừa, chài lưới, kiếm gỗ, dựng nhà.Người vợ lo nội trợ, chăm sóc con, nương ray, cây hái, dệt vải, chăn nuôi.
Trong quan hệ gia đình và khách, cả người Dao, người Thái đều rất mến khách, khách đến chơi thăm hoặc nhờ vả đều được đón tiếp trọng thị Người Thái có câu: Khi
có người đến nhà mình, tức là họ có việc cần mình giúp, phải tiếp đón nhiệt tình.Khách đến nhà, bà chủ nhà thường vận quan áo đẹp ra đón khách, trải chiếu đẹp cho
khách và chồng ngồi trò chuyện Khi có khách quý đến nhà, gia đình bắt gà chíp làm
thịt xáo măng đãi khách, khách đại quý, thịt gà đang ấp đãi khách Họ quan niệm, gàcon đang lớn, gà mái đang ấp mà thịt đãi khách thì có nghĩa là không còn tiếc kháchđiều gì nữa Trước lúc ăn cơm, bao giờ cũng có chậu nước sạch, khăn mặt sạch đề dành
cho khách sử dụng.
Trong quan hệ làng bản, ngay từ thời xa xưa, người Dao, người Thái phải chong
chọi với thú dữ, giặc cướp, chính vì vậy mối quan hệ làng bản là mối quan hệ cộng
đồng được hình thành và phát triển từ rất xa xưa Bản làng người Thái dựng nhà nọ
nằm gần nhà kia, nhà nọ gọi nhà kia nghe rõ, giữa các nhà không có tường bao, cổngchắn Trên thực tế, rất ít khi xảy ra xung đột lớn trong bản, sự xung đột này thường chỉ
xảy ra giữa các bản với nhau Trong một bản tính cộng đồng rất cao, có việc vui, buồn
cả bản đều giúp đỡ hoặc chia sẻ, kế cả không cùng dòng họ Điều này thể hiện rõ nhấtkhi một gia đình làm nhà, rất nhiều người trong bản đến giúp, mặc dù làm nhà kéo dàihàng mấy tháng liền Trong việc tang lễ, ma chay lại càng thê hiện rõ tính cộng đồng
Khi trong bản có người già mất, không ai bảo ai, cả bản đều kéo đến, mỗi người một
tay, cắt cử lo toan công việc Đặc biệt dù không phải là họ hàng nhưng người trong bản
đến lễ tang đều tự giác quấn khăn tang lên đầu Trái lại, do điều kiện địa hình không
bằng phẳng, bi phân tán bởi các dãy núi, nên nhà ở của người Dao Sa Séng thườngphân tán, các gia đình nằm rải rác, cách xa nhau Mật độ dân cư Sả Séng đông nhất là ở
đội IV, khu vực trung tâm xã, do nơi đây, địa hình bằng phăng, thuận tiện trong việc
dựng nhà cửa Mặc dù, nhà ở bị phân tán do địa hình phức tạp, song tính cộng đồngtrong xã hội truyền thống của người Dao đỏ không vì thế bị hạn chế Mọi công việc
vui, buôn của bản luôn có sự tham gia giúp đỡ của các gia đình trong bản.
37
Trang 40Người Dao, người Thái lên án gay gắt những người lười biếng, trộm cắp Đặc
biệt đối với việc trộm cắp có hình phạt rất nghiêm khắc Họ sống với nhau bằng lòngtrung thực, căm ghét sự dối trá Trong quan hệ trai gái, người Thái ở bản Lác khá mở
trong chuyện yêu đương nhưng họ không chấp nhận việc loạn luân hay ngoại tình Đây
là điều xã hội lên án gay gắt nhất và bị xử phạt nặng nhất Trong xã hội cô truyền của
người Dao, người Thái, mẫu người lý tưởng không phải là người trọng đạo Khong
-không phải là người lắm tiền, nhiều của, mà là người biết lo việc chung của bản,
mường, sẵn sàng xả thân vì người khác.
- Sản phẩm thủ công và bản sắc văn hóa tộc ngườiNghề thủ công truyền thống có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, vì chúng
không chỉ thể hiện tài khéo léo của dân mà còn thể hiện tư duy sáng tạo, những tình
cảm của người làm ra sản phẩm thủ công
Người Dao đỏ ở Sả Séng có các nghề thủ công truyền thống như: nghề mộc,
nghề làm giấy, rèn đúc và chạm khắc bạc, nghè thêu trang phục Người Dao nói
chung và người Dao đỏ nói riêng được biết đến chủ yếu qua nghề thêu truyền thống
Đây là công việc thường xuyên của người phụ nữ Dao đỏ Các em gái từ khi 5 - 6
tuổi đã biết thêu thé cảm do mẹ, ba mình dạy Hiện nay, nghề thêu thô cẩm vẫnđược người Dao duy trì thường xuyên và phát triển dưới nhiều dang thức khácnhau, trở thành một trong những nghề phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch
Người Thái Mai Châu còn duy trì nhiều nghề thủ công truyền thống như: nghềdệt thé cam, nghé ché tao công cụ lao động trong đó, nghề dệt thé cam là một trong
những nghề tạo nên sự hấp dẫn của bản Lác xưa Song ngày nay, khi về với bản Lác, hình ảnh những chiếc khung cửi đã mat đi nhiều, nó trở thành vật dé trưng bày phục
vụ khách quan tham, lac đác đây đó ta mới hiếm hoi nhìn thấy hình ảnh người phụ nữ
Thái ngồi dệt vải bên khung cui
Qua những sản phẩm thủ công của người dân, chúng ta có thê hiểu được vănhóa, tai hoa và sự sáng tao của cả một dân tộc, tính cộng đồng trong dân cư, tình cảmcủa người dân gắn từng đường nét trong tác phẩm, từ đó hình thành thái độ trân trọngtinh hoa của dân tộc đó, góp phan truyền bá nhân rộng nét đặc sắc của du lịch SaSéng theo nguyên tắc "tam jý lây lan" trong du lịch
38