1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lý luận, Lịch sử điện ảnh - truyền hình: Cải biên Những người khốn khổ của Victor Hugo ở Việt Nam: từ tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa (1926) của Hồ Biểu Chánh tới phim điện ảnh (1989) và phim truyền hình (2013) của đạo diễn Hồ Ngọc Xum

134 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải biên Những người khốn khổ của Victor Hugo ở Việt Nam: từ tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa (1926) của Hồ Biểu Chánh tới phim điện ảnh (1989) và phim truyền hình (2013) của đạo diễn Hồ Ngọc Xum
Tác giả Lương Đức Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thụy Linh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận, Lịch sử điện ảnh, truyền hình
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 28,18 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: HO BIEU CHÁNH VA QUA TRÌNH CAI BIEN TIỂU THUYET NHUNG NGUOI KHON KHO (VICTOR HUGO) SANG NGON CO GIO DUA (14)
    • 3. Cay dang mui doi (1923) Sans Famille (Hector Malot) (22)
      • 1.3. Ngọn có gió đùa của Hồ Biểu Chánh với tư cách một tác phẩm cải biên (32)
  • Chương 2: HÒ NGỌC XUM VÀ QUÁ TRÌNH CAI BIEN PHIM TỪ TIỂU THUYET CUA HO BIEU CHÁNH (42)
    • 2.1. Đạo diễn Hồ Ngọc Xum và sự lựa chọn tác phẩm cải biên (42)
    • 2.3. Cải biên tiểu thuyết Ngọn cỏ gió daa thành phim truyền hình và dòng phim (52)
  • TIẾP NÓI HANH TRÌNH SÁNG TẠO VA THONG DIEP CUA SAN PHAM CAI BIEN (67)
    • 3.3.2. Sự kết nối liên văn bản: số phận con người và thông điệp nhân văn (95)
  • KẾT LUẬN Trong ba chương của luận văn này, chúng tôi đã trình bày những vấn đề về cải (101)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt (104)
    • 24. Nhiều tác giả (1983), Từ điển văn hoc, 2 tập, NXB Khoa học Xã hội, HN (106)
    • Tập 2 Lê Văn Đó về lại quê xưa mới biết được Lành đã xuống tóc đi tu sau (118)
    • PHIM TRUYÈN HÌNH (2013) (119)
      • Tập 6 Lê Văn Đó sau khi khỏi các vết thương lại tiếp tục thực hiện âm mưu (120)
      • Tập 7 Bi bày mưu cho Lua trén đi biệt xứ để thoát khỏi nanh vuốt và mưu (121)
      • Tập 10 Vương Thê Hùng chính là chồng của Kim Điệp, con gái ông Đàm Tự (122)
      • Tập 11 Qua lời kế của Ba Den, Lê Văn Đó biết được bi kịch của người này (122)
      • Tập 12 Ánh Nguyệt liên tục bị Trinh Tường quấy rôi, suông sã. Ông Sáu Thới (122)
      • Tập 13 Ánh Nguyệt đau đớn khi biết tin cha mình đã qua đời trước đó. Vợ (123)
      • Tập 15 Từ Hải Yến được cha vợ tương lai giới thiệu với quan chủ quận, mặt (123)
      • Tập 16 Nhóm tù vượt ngục chia nhỏ theo nhiều hướng để tìm cách trốn khỏi (123)
      • Tap 18 Cậu Hai bỏ vốn đầu tư, thé chấp tài sản và làm ăn thất bại, các đoàn (124)
      • Tập 24 Thị Phi vì bị thất bại trong thương vụ nên về nhà đánh đập Ánh (126)
      • Tập 25 Qua đoạn hội thoại của ông Đàm Tự Chắn và hòa thượng Chánh Tâm, (126)
      • Tập 31 Trần Chánh Tâm đấu tranh tư tưởng về việc có nên trả thù hay vạch (129)
      • Tập 32 Các thành viên của nhóm Rồng Cửu Long tìm đến thăm Trần Chánh (129)
      • Tập 33 Tại dưỡng đường, Lua giáp mặt với vợ chồng bá hộ Cao, cô hoảng sợ (130)
      • Tập 34 Ánh Nguyệt sau khi đi tìm Hải Yến không được đã quay về nhà vợ (130)
      • Tập 35 Vợ chồng bá hộ Cao trộm đồ của Lê Văn Đó, bỏ trốn, bị lính của Đội (130)
      • Tập 42 Trần Chánh Tâm đưa Thể Phụng và Thu Vân lên thành học trường (132)
      • Tập 43 Vợ chông Đỗ Câm bat cóc Thu Vân và đưa về điểm tập kết, Đỗ Cam (133)
      • Tập 45 Trần Chánh Tâm sau một đêm suy nghĩ, tóc bạc trắng mái đầu và (134)

Nội dung

Lịch sử vấn đề Với tư cách là một tác phẩm nguồn khi xem xét chu trình cải biên, sự hiện diệncủa Những người khốn khổ ở Việt Nam được thê hiện thông qua nhiều hoạt động nhưdịch thuật, sa

HO BIEU CHÁNH VA QUA TRÌNH CAI BIEN TIỂU THUYET NHUNG NGUOI KHON KHO (VICTOR HUGO) SANG NGON CO GIO DUA

Cay dang mui doi (1923) Sans Famille (Hector Malot)

4 Thày thông ngôn (1926) Les Amours d’Estéves (Theuriet) 5 Ngon cỏ gió dua (1926) Les Misérables (Victor Hugo)

6 Chut phận linh định (1928) En Famille (Hector Malot) 7 Ke làm người chịu (1928) Les deux gosses (Pierre Decourcelle)

8 Vi nghia vi tinh (1929) Fanfanet Claudinet (Pierre Decourcelle)

9 Cha con nghĩa nặng (1929) Le calvaire (Octave Mirbeau)

10 | Ai làm được (1935) André Cornélis (Paul Bourget)

11 | O theo thời (1935) Topaze (Marcel Pagnol) 12 | Ong Cứ (1935) L’Aristo (chưa rõ tác gia)

13 | Đóa hoa tan (1936) Le Rosaire (Florence Barclay)

Khi nhận định về vai trò, khả năng của Hồ Biểu Chánh trong nghệ thuật phóng tác, Trần Hữu Tá đã đánh giá cao sự cảm thụ tinh tế và tài hoa của ông Ở đây, chúng tôi cho rằng chính sự dung di trong cách sử dụng ngôn ngữ, sự sâu sắc trong nội dung đạo lý và kha năng thuần thục với kĩ thuật viết tiểu thuyết phương Tây đã giúp cho những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đến với người đọc một cách tự nhiên, khiến cho họ “cứ ngỡ là gặp ở đây những vùng đất Nam Bộ, sống lại không khí một thời của vùng đất này với những con người chất phác trung thực, hiền lương đã đồ mồ hôi va máu trên các miệt đồng, các kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long” [18; tr 53] Có thé thấy rằng, các tác phẩm phóng tác của Hồ Biéu Chánh xoay quanh cuộc sống của những người bình dân lao động Ông không đề cập nhiều đến tình hình chính trị, các cuộc cách mang hay cuộc sông quan lại Theo một cái nhìn chung nhất, nhân vật trung tâm trong các cuốn tiêu thuyết của ông luôn mang nét giản dị, chân quê Nam Bộ Ông trở thành một trong những nhà văn được độc giả bình dân vô cùng yêu thích Tuy lấy cảm hứng từ những tác phẩm nước ngoài nổi tiếng nhưng khi đọc vào những tiêu thuyết phóng tác của Hồ Biéu Chánh, ta dường như chi cảm nhận được một văn ban văn học đậm chất Việt Nam Tất cả những địa danh, tên nhân vật, bối cảnh lịch sử đều xảy ra tại Việt Nam Nếu không được biết trước, hăn rất nhiều người sẽ lầm tưởng rằng Hồ Biểu Chánh tự sáng tác hết tat cả những câu chuyện này Như vậy, quá trình tiếp nhận của Hồ Biéu Chánh diễn ra theo nhiều cấp độ Trước tiên phải cảm nhận được cái

19 hay, cái nhân văn trong tác phẩm Kế đến là chỉ lay đại ý hoặc làm cốt truyện khác han.

Cuối cùng, với mong muốn Việt hóa văn chương phương Tây, ông đã đã lồng ghép khéo léo những yếu tố Việt Nam, thê hiện sự ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử — xã hội lên chính các sáng tác của mình Trường hợp của Ngon cỏ gió đùa bao gồm cả hai thủ pháp này Hồ Biểu Chánh lựa chọn cắt bỏ một vài nhân vật, sáng tạo thêm các nhánh nhân vật bồ trợ Sự sáng tạo của Hồ Ngọc Xum lại đến từ cách thức thể hiện tác phẩm khác nhau Ngôn ngữ điện ảnh có vô số những biểu tượng cho cảm xúc Ngược lại, có một vài chỉ tiết, đạo diễn phải để cho nhân vật tự thoại để giải thích, bởi lẽ khán giả không có nhiều thời gian dé xâu chuỗi moi thứ lại với nhau như những độc giả của các cuốn tiéu thuyết Những nội dung này chúng tôi xin được phân tích ở các chương sau.

Vậy sự lựa chọn tác phẩm phóng tác của Hồ Biểu Chánh là một hiện tượng riêng biệt hay được đặt trong một bối cảnh có những yếu tô xúc tác? Những phân tích về mặt xã hội học văn học sẽ cho chúng ta hình dung về cơ sở cho việc lựa chọn tác phẩm cải biên của Hồ Biểu Chánh Việc phân tích lựa chọn của Hồ Biểu Chánh khi phóng tác Những người khốn khô cần được đặt trong bối cảnh về dịch thuật văn học phương Tây tại Việt Nam Về van dé dịch tác phẩm, trong giai đoạn cuối thé ky XIX — đầu thế kỷ XX, các tác phẩm văn học Pháp được dịch khá nhiều tại Việt Nam Những tác giả lớn lần lượt được tuyển dich, đa phan là thơ và tiểu thuyết, chính quá trình này tạo tiền đề cho văn học Việt Nam có những chuyên mình, thay đổi theo hướng hiện đại và mới mẻ hơn Cũng cần phải nói rằng, khi dịch những tác phẩm đồ sộ như Những người khốn khổ, các dịch giả cũng đồng thời là những người tiếp nhận và đóng góp một cách hiểu chủ quan khi chuyển ngữ Năm 1917, lần đầu tiên độc giả Việt Nam được biết đến Les Misérables qua ban dịch Những kẻ khốn nạn của Nguyễn Van Vĩnh

(in thành 11 tập) Năm 1967, nhóm dịch giả Huỳnh Lý, Vũ Dinh Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiểu cho ra đời một bản chuyên ngữ day đủ hơn Bản nay gồm ba tập, được in và

20 phô biến rộng rãi đến tận ngày nay Bản Những người khổn khổ này dịch những câu thơ tiếng Pháp thành các đoạn lục bát với vần điệu hợp lý, gần gũi, dễ tiếp nhận Ngoài ra, độc giả Việt Nam còn được tiếp cận với tác phẩm này thông qua các bản dịch khác như Những kẻ khốn cùng (Tế Xuyên dịch), Những kẻ khốn nạn (Nguyễn Quân dịch).

Cả hai bản dịch nêu trên của Tế Xuyên và Nguyễn Quân đều là phỏng dịch Đặc biệt hơn, với bản dịch của Nguyễn Quân, chúng tôi nhận thấy rằng dịch giả thậm chí đã Việt hóa các tên nhân vật (Jean Valjean là Văn Giang, Cosette là Xuân Sắc, Fantine là Phan Tiên ) nhằm mang lại sự gần gũi và cá tính riêng của tác phâm đến với độc giả nước ta Với việc được dịch sớm (và mang trong nó nhiều sự độc đáo) như vậy, Những người khốn khổ và Victor Hugo đã sớm được phô biến tới đông đảo độc giả Việt Nam.

Sức ảnh hưởng của thiên tiểu thuyết với người Việt một lần nữa được khăng định vững chắc khi trích đoạn Người cẩm quyển khôi phục uy quyên được đưa vào giảng day trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11.

Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của việc cải biên tiểu thuyết Những người khón khổ cũng là khía cạnh đã thu hút sự quan tâm của Hồ Biểu Chánh Ké từ khi xuất bản lần đầu vào năm 1862, tiêu thuyết Những người khốn khổ của Victor Hugo đã thu hút được sự quan tâm của công chúng và sớm trở thành nguyên tác của nhiều tác phẩm cải biên trên các phương tiện truyền thông khác nhau Khán giả phần nào đã dành những thiện cảm cho nguyên tác cũng háo hức đón chờ tác phẩm cải biên Lý do việc lựa chọn tác phẩm này cũng như xu thế dịch thuật văn học bao gồm cả việc giáo huấn đạo đức và nội dung tư tưởng Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong Những người khốn khổ là mô tip dién hình, có thé bắt gặp ở bat kỳ xã hội nào, phương Đông truyền thống hay phương Tây cấp tiến Chính vì lý do này khiến cho không những Những người khốn khổ mà các tác pham cải biên cũng được đón nhận trên toàn thé giới.

Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến tình hình cải biên Những người khốn khổ riêng trong hoạt động chuyền thé thành các tác phâm điện ảnh Có thé kế đến:

Nam | Tên tác phẩm Đạo diễn Chuyển thể kịch | Hãng phát hành ban 1912 | Les Misérables | Albert Capellani Albert Capellani

1918 | Les Misérables | Frank Lloyd Marc Robbins & | Fox Film

Frank Lloyd 1925 Les Misérables Henri Fescourt Henri Fescourt Films de France.

1933 Les Misérables Raymond Bernard Andre Lang;

1935 | Les Misérables | Richard W.P Lipscomb Twentieth

1952 | Les Misérables | Lewis Milestone Richard Murphy 20th Century-

1957 | Les Misérables | Jean-Paul Le | Le Chanois, Rene | Pathé

Audiard 1982 | Les Misérables | Robert Hossein Robert Hossein, | Dominique

Alain Decaux Harispuru/SFPC 1995 | Les Misérables | Claude Lelouch Claude Lelouch Les Films

1997 | Les Misérables | Bille August Rafael Yglesias TriStar/Mandalay

Entertainment 2012 | Les Misérables | Tom Hooper William Nicholson | Universal

Có thé nói, với tu cách là một tác phẩm nguồn, Những người khốn khổ đã được tái sinh mạnh mẽ trên khắp thé giới Bộ tiểu thuyết vĩ đại của Victor Hugo đã hap dan nhiều nhà làm phim trên khắp thế giới ké từ những ngày đầu mới xuất hiện Từ năm 1897, tại Pháp, anh em nhà Lumiére cho ra mắt bộ phim Victor Hugo et les principaux personnages des “Misérables” (Victor Hugo va những nhân vật chính trong Những người khon khổ) Bộ phim câm den trắng kéo dài chỉ một phút, chi có một góc máy va một diễn viên lần lượt hóa trang thành Victor Hugo cùng các nhân vật nam chính trong Những người khốn khổ Kê tiếp, năm 1912, một phiên bản của Những người khốn khổ ra đời, do Albert Capellani làm đạo diễn Theo đánh giá của các nhà phê bình đương thời, đây là một tác phâm thành công, đảm bảo được sự trung thành với nguyên tác và có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới Sau đó, Henri Fescourt và Raymond Bernard lần lượt tái sáng tạo vào các năm 1925 và 1933 nhưng không thực sự thành công và rat ít thông tin có thê tra cứu Với người Mỹ, bản chuyền thể đầu tiên do Frank Lloyd làm đạo diễn, sản xuất năm 1918 bởi hãng phim Fox, với sự tham gia của William Farnum (Valjean), Hardee Kirkland (Javert) Tuy bộ phim không còn được lưu hành, nhưng về cơ bản, bộ phim vẫn đảm bảo nội dung của nguyên tác Điểm sáng tao đáng ké nhất của bộ phim này là tình tiết Javert quyết định trả tự do cho Valjean ở cuối phim; và tất cả mọi người sống hạnh phúc mãi mãi Tiếp theo, có thể kế đến bộ phim do hãng

Twentieth Century phát hành năm 1935, đạo diễn bởi Richard Boleslawski, chuyền thể kịch bản bởi W.P Lipscomb với sự tham gia của Fredric March (Valjean), Charles

Laughton (Javert), Rochelle Hudson (Cosette lúc trưởng thành), John Beal (Marius),

Florence Eldridge (Fantine) Kịch bản đã bỏ qua những chỉ tiết quá tỉ mi và bối cảnh lịch sử, đồng thời đơn giản hóa mạch truyện trung tâm Bộ phim kết thúc bằng cái chết của Javert, bỏ qua phần kết của các nhân vật khác Bộ phim đã được đề cử cho bốn giải Oscar, bao gồm hình ảnh và quay phim xuất sắc nhất Năm 1998, bộ phim do Bille August đạo diễn và Rafael Yglesias biên kịch đã đảm bảo được mạch truyện chính của

Victor Hugo Tuy nhiên, bộ phim này không nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn Các tình tiết trong phim được cho là nhạt nhòa, thiếu cao trào Sự sáng tạo đáng kế nằm ở tình tiết Javert (Geoffrey Rush) đưa Valjean (Liam Neeson) đến bờ sông Seine, thừa nhận rằng bản thân mắc kẹt giữa suy nghĩ không muốn bắt giữ người đàn ông cứu mạng mình và không có khả năng phản bội nghề nghiệp của mình Và sau đó, y tự ném mình xuống nước, kết liễu cuộc đời Bộ phim kết thúc tai thời điểm lệnh ân xá cho quân nổi dậy sắp xảy ra, khi mối tinh lãng mạn có thé nảy nở giữa Marius và Cosette, và khi Valjean có thé tiếp tục cuộc sống tự do Năm 1995 là thời điểm ra đời của bộ phim do Claude Lelouch Đây thực sự là một trường hợp chuyền thể thú vị — gan như là một bài bình luận về chính quá trình chuyên thé Bộ phim kéo dài ba giờ đồng hồ, lấy bối cảnh trong Thế chiến thứ hai Biên kịch đã khéo léo thể hiện các tình tiết từ chính nguyên tác của Victor Hugo, từ bối cảnh hiện đại bên ngoài nguyên tác và thậm chí là từ các đoạn trích của các bộ phim đã được chuyền thể trước đó Câu chuyện bắt đầu vào năm 1900, khi Henri (diễn viên Jean-Paul Belmondo), một tài xế bị buộc tội sai về cái chết của người chủ quý tộc, thoát khỏi án tù sau nhiều cuộc đàn áp.

Nhiều năm sau, trong bối cảnh Đức chiếm đóng Pháp, con trai của ông, Roger (vẫn do diễn viên Jean-Paul Belmondo thủ vai), lớn lên trở thành một võ sĩ quyền anh Anh ta

24 hỗ trợ chuyến bay của gia đình người Do Thái — Ziman — khỏi Đức quốc xã và đưa họ đến biên giới Thụy Sĩ Trên đường đi, Ziman hứa sẽ đọc Những người khốn khổ cho

Roger nghe Trước đó, Roger đã được xem những cảnh trong bộ phim năm 1933 với sự diễn xuất của Harry Bauer Roger bắt đầu nhận ra sự tương đồng của mình với vị anh hùng Jean Valjean (anh ta cũng bị truy đuổi bởi một cảnh sát vô danh) Cuối cùng Roger thật sự trở thành một anh hùng Sự phong phú của các tình tiết cũng như nhân vật phụ trong bộ phim này là rất lớn Ngoài ra, có thê kế đến các bản chuyên thé khác, như: bộ phim năm 1952 của Lewis Milestone, với sự tham gia của Michael Rennie (Valjean), Robert Newton (Javert) va Debra Paget (Cosette); bộ phim năm 1957 của

JeanPaul Le Chanois, với sự tham gia của Jean Gabin (Valjean), Bernard Blier (Javert) va Daniele Delorme (Fantine); va ban chuyén thé năm 1982 của Robert Hossein (Les

Miserables du vingtieme siècle), với sự tham gia cua Lino Ventura (Valjean), Philippe

HÒ NGỌC XUM VÀ QUÁ TRÌNH CAI BIEN PHIM TỪ TIỂU THUYET CUA HO BIEU CHÁNH

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum và sự lựa chọn tác phẩm cải biên

Tiếp cận các bộ phim của đạo diễn Hồ Ngọc Xum với tư cách tác phẩm cải biên, chúng ta không thé bỏ qua góc nhìn của đạo diễn với tư cách là người tham gia vào quá trình tái sáng tạo, tái diễn giải tác phâm Vấn đề phong cách tác giả trong điện ảnh rất được xem trọng, đặc biệt là trong việc nghiên cứu các tác phẩm cải biên Bởi vì có những tác giả chỉ trung thành với những dòng phim được xem là thế mạnh của mình, điều đó làm nên thương hiệu hoặc phong cách tác giả, từ đó hình thành nên những dòng phim như Trần Anh Hùng, Trương Nghệ Muu, Với đạo diễn Hồ Ngọc Xum, dòng phim về Nam Bộ là mang sáng tác chủ đạo, trong đó có nhiều tác pham từ việc chuyền thé nguyên tác của Hồ Biéu Chánh Chúng tôi đã thực hiện bảng thống kê các bộ phim của Hồ Ngọc Xum thông qua việc chuyên thé các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh như bảng thống kê sau:

Năm Tên phim Số tập & Thể loại

1989 | Ngon cỏ gió đùa 2 tập phim điện ảnh

1999 | Con nhà nghèo 5 tap phim truyén hinh 2003 | No doi 10 tap phim truyén hinh

2006 | Cay dang mui đời 10 tap phim truyén hinh

2011 | Long da dan ba 30 tap phim truyén hinh

2013 | Ngon cỏ gió đùa 45 tap phim truyén hinh

2014 | Hai khối tinh 30 tập phim truyên hình

2015 | Con nhà giàu 38 tập phim truyền hình

(kết hợp Con nhà giàu và Hạnh phúc lối nào) 2016 | Oan trái nghĩa tinh 35 tập phim truyền hình

2017 | Duyên định kim tiên 30 tập phim truyén hình

(tiêu thuyết Tiên bạc, bạc tiễn)

2017 | Tơ hông vương van 10 tập phim truyên hình

Trong quá trình tiễn hành luận văn, chúng tôi đã thực hiện những cuộc phỏng van đạo diễn Hồ Ngọc Xum Những cuộc phỏng van này là những cơ sở gợi ý cho chúng tôi tìm hiểu những lí do vì sao Hồ Ngọc Xum lại lựa chọn chuyền thể Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biéu Chánh “Tôi hiện nay được gọi là người làm nhiều phim nhất từ các tác phâm văn học của Hồ Biểu Chánh Tôi nghĩ có lẽ vì tôi đồng cảm Hồ Biéu Chánh về góc nhìn, cách nghĩ về cuộc sống của người dân Nam Bộ Khi đã nhận một phim ở vai trò đạo diễn thì cơ hội thứ hai, thứ ba sẽ tới, từ đó tôi rút ra cho mình một nguyên tắc, tôi không bao giờ làm những bộ phim mà mình không thích, nhưng khi đã làm rồi thì phải làm tới cùng Theo tôi, phim nào cũng có đối tượng khán giả riêng của nó, nhưng tôi chỉ thích làm những bộ phim mang đến được một chút gì đó cho khán giả Tôi xuất thân từ nông thôn, tôi hiểu những người dân ở đó họ cần gi dé giải trí Do đó tác phâm của nha văn Hồ Biéu Chánh khi chuyên thé thành phim nếu mình năm bắt tâm lý và thị hiểu của người xem đặc biệt là bà con vùng nông thôn thì sẽ rất được yêu thích” (trích phỏng vấn đạo diễn Hồ Ngọc Xum tại phần Phụ lục của Luận văn) Như

39 vậy, Hồ Ngọc Xum đã bộc bạch mình “được gọi là người làm nhiều phim nhất từ các tác phẩm văn học của Hồ Biểu Chánh”.

Có thê nói, những chia sẻ của đạo diễn đã cho chúng tôi gợi ý để tìm hiểu quá trình chuyên thé phim của Hồ Ngọc Xum Việc xuất thân ở nông thôn đã khiến dao diễn có sự đồng cảm với trang viết của Hồ Biểu Chánh về những người nông dân Nam Bộ Bên cạnh đó, Hồ Ngọc Xum đặc biệt yêu thích các tác phẩm của Hồ Biéu Chánh vì cách nhà văn đã khai thác tâm lí nhân vật cũng như thể hiện được chất Nam Bộ trong tác phẩm của mình Bên cạnh đó, yếu tố tiếp nhận cũng là cơ sở dé Hồ Ngọc Xum lựa chọn tác phẩm chuyền thé Đạo diễn đã nhìn nhận tác phẩm của Hồ Biểu Chánh khi được chuyền thé thành phim sẽ phù hợp với tâm lí và thị hiểu của khán giả Đạo diễn cho rằng “Tôi rat hứng thú với các tác phẩm của Hồ Biéu Chánh nên khi được đề nghị tôi nhận lời ngay, tính cách nhân vật trong tiêu thuyết của Hồ Biểu Chánh rất rõ ràng: nghĩa tình phân minh và đặc biệt cách đối nhân, xử thế rất nhân hậu, nhân bản” Chính sự đồng cảm của đạo diễn với tiêu thuyết của Hồ Biểu Chánh đã tạo cảm hứng cho ông sáng tạo nên phiên bản điện ảnh của riêng mình.

2.2 Cải biên tiểu thuyết Ngon cỏ gió đùa thành phim điện ảnh va dòng phim thập niên 1980

Dé nghiên cứu về các van đề của bối cảnh làm phim năm 1989, chúng tôi dựa trên góc nhìn xã hội học Những kết quả điều tra của xã hội ảnh hưởng đến xu hướng sản xuất và phát hành phim nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tượng khán giả thuộc các khu vực và quốc gia khác nhau Việc chọn kịch bản phim và thé loại phim cũng phải phù hợp với đặc điểm và tập quán sinh hoạt của từng vùng và từng đối tượng khác nhau Điện ảnh vì vậy có sự gan bó với những cuộc điều tra xã hội học, những xu thế, trào lưu của xã hội Cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, điện ảnh Việt Nam rơi vào một giai đoạn khủng hoảng từ việc thay đổi hình thức quản lý và phát hành Trong

40 giai đoạn trước khi còn trong thời kỳ bao cấp, nhà nước cấp kinh phí cho các hãng phim quốc doanh trong khi một bộ phận, cơ quan khác lại quản lý khâu phát hành, quảng bá các sản phẩm Cơ chế quản lý điện ảnh trong giai đoạn này đã dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc” Đó cũng là một trong những lý do làm các bộ phim giảm chất lượng khi sản xuất và giảm khán giả khi phát hành.

Những phân tích về hoạt động nghề nghiệp của các đạo diễn trong thời kì này đã gợi mở cho chúng tôi xem xét bối cảnh sản xuất phim điện ảnh của Hồ Ngọc Xum.

Cùng với sự khó khăn về kinh tế, nguồn đầu tư cho điện ảnh từ các hệ thống quốc doanh không đủ dé đáp ứng chi phí làm phim Với mục đích tuyên truyền, giáo dục, các tỉnh — thành, quận — huyện, phường — xã được phân cấp các đội hình phục vụ chiếu bóng từ đó cơ chế bao cấp dành cho điện ảnh bị xóa bỏ Điện ảnh chuyền sang chế độ hạch toán kinh tế dưới sự đầu tư một phần và được sự giám sát của Nhà nước Do đó, máy móc thiết bị làm phim, chiếu phim trở nên lạc hậu và không được nâng cấp kịp thời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kỹ thuật của phim Thiết bị quay và chiếu video được nhập về nước tăng nhanh, các hãng làm tận dụng ngay đề sản xuất vì phim video đơn giản, không đòi hỏi đầu tư quá nhiều Từ giai đoạn ra đời của dòng phim sử dụng chất liệu quay băng băng video, một dòng phim đặc trưng với tên gọi “phim mì ăn liền” ra đời Đây là tên gọi chung của các bộ phim được sản xuất trong một thời gian gap rút, với nội dung đơn giản, kết cau dé đoán nhưng lại đáp ứng thị hiếu phổ thông dé đạt mục đích thu hồi nguồn đầu tư Tuy nhiên, đây là dòng phim thương mai thường bị giới chuyên môn nghiên cứu điện ảnh coi là chạy theo lợi nhuận và yếu kém về nghệ thuật Nhìn ở góc độ khác thì trào lưu phim giai đoạn này cũng góp phần giữ sự quan tâm của khán giả với điện ảnh và dòng phim giải trí bắt đầu tạo lập vị thế trong lịch sử điện ảnh Việt Dién hình là giải Bông sen Vàng năm 1993 ở các hạng mục Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Nam diễn viên chính xuất sắc - Lê Công Tuan Anh

4l đã thuộc về phim Vi đống tình yêu, một bộ phim có thé xem là điển hình của dòng phim “mì ăn liền” Và điều đặc biệt nữa là thời kỳ này, chúng ta cũng có những ngôi sao điện ảnh thực thụ như: Lý Hùng, Việt Trinh, Diễm Hương, Lê Tuấn Anh, Lê Công Tuấn Anh, Y Phụng, Thu Hà, Công Hậu, Đây là thế hệ diễn viên trẻ được đào tạo tại các trường nghệ thuật, có lối diễn xuất tự nhiên, chân thực, lay được cam xúc khán gia và được khán giả gọi và dành sự quan tâm đặc biệt Đây là giai đoạn các phim được đảm bảo doanh thu bởi những ngôi sao tham gia, không chỉ thế, các diễn viên này phủ sóng các lĩnh vực khác ngoài phim anh như ảnh lịch, số tay, hình ảnh quảng cáo.

Khi phỏng vấn đạo diễn Hồ Ngọc Xum về quá trình làm bộ phim điện ảnh năm

1989, chúng tôi đã được đạo diễn chia sẻ kinh nghiệm nghệ thuật, từ đó gợi ý cho chúng tôi cơ sở đề đặt bộ phim trong môi trường mà nó được ấp ủ và ra đời Chính việc đảm nhận vai trò trợ lí đạo diễn hoặc phó đạo diễn cho những phim đương thời như Ngọn lửa K rung (đạo diễn Lê Hoàng Hoa), phim Đứa con bị từ chối (đạo diễn Lê Dân); phim Vàng gió xoáy (đạo diễn Hồng Sến), Ván bài lật ngửa (tập 1 Đứa con nuôi - đạo diễn Lê Hoàng Hoa), Mùa nước nổi (đạo diễn Hồng Sến) đã cho Hồ Ngoc Xum những kinh nghiệm dé tiễn hành thực hiện dự cải biên Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh thành phim điện ảnh Trong bối cảnh điện ảnh Việt Nam đứng trước những thuận lợi và khó khăn nhất định như trên, năm 1989, bộ phim điện ảnh Ngọn co gió đùa được cấp vốn sản xuất Phim do Việt Linh biên kịch, đây cũng là tác phâm điện ảnh đầu tay mà Hồ Ngọc Xum đứng vai trò đạo diễn Bộ phim được sự quan tâm của giới điện ảnh, thậm chí được mua bản quyền sau khi hoàn thành trong một thời gian ngắn Với thực tế kinh phí để cấp cho một bộ phim điện ảnh không cao, hơn nữa Ngon có gió đùa lại có bối cảnh đặc thù đòi hỏi tái hiện lại không gian xã hội và con người xưa Dé đưa không khí của Nam Bộ từ thành thị đến nông thôn giai đoạn thời Gia Long vào một tác phâm điện ảnh với đầy đủ bối cảnh, đạo cụ, phục trang là một điều khó kha

42 thi Bản thân nhà đầu tư khi bỏ kinh phí đầu tư phim cũng phải tính đến lợi nhuận Đây cũng là lần đầu tiên một tác phâm của Hồ Biéu Chánh được dựng thành phim, do đó hoàn toàn không có sự soi chiếu và các kinh nghiệm của những người đi trước Tác phẩm văn học của Hồ Biểu Chánh có liên kết với một số sự kiện có thật trong lịch sử, tuy vậy, đây là những van dé còn nhiều tranh cãi về công tội của các nhân vật Không muốn phim bị ảnh hưởng bởi những vấn đề lịch sử vẫn còn tranh cãi từ nhiều phía, kịch bản phim đã có sự điều chỉnh so với nguyên tác văn học Về mặt kỹ thuật, nhằm giảm thiểu kinh phí đầu tư, phim Ngọn cỏ gió đùa cũng sử dụng chất liệu ghi hình bằng chất liệu băng video sau đó được in tráng dé chiếu tại các hệ thống rap Đây là phương án hợp lý với tình trạng chung của điện ảnh Việt Nam giai đoạn bấy giờ, tuy vậy chất liệu quay cũng gây ảnh hưởng đến chat lượng hình ảnh phim.

Vậy khi chuyền hóa từ kí hiệu văn học sang kí hiệu điện ảnh, tác phẩm sé có những biến đổi như thế nào? Khi Hồ Ngọc Xum quyết định chuyền thé Ngon cỏ gió đùa, ngôn ngữ văn học được bộ phim viết lại bằng ngôn ngữ điện ảnh giàu hình tượng.

Ngôn ngữ điện ảnh được tạo thành từ một thành tố cơ bản là hình ảnh Hình ảnh được là sản phẩm được tạo thành từ thiết bị quay dưới sự sáng tạo của nhà quay phim nhằm tái tạo lại một hiện thực của phim theo một quan điểm nghệ thuật rõ ràng Dưới sự chỉ đạo của đạo diễn, vai trò thiết kế mỹ thuật của họa sĩ, cách lấy hình của nhà quay phim, nghệ thuật diễn xuất của diễn viên, cách xử lý của người dựng phim cùng các bộ phận hậu kỳ, ngôn ngữ điện ảnh của phim được hình thành Dù mỗi khuôn hình dù nằm trong tổng thé chung của bộ phim hay tách riêng độc lập vẫn mang đặc trưng riêng bộ môn nghệ thuật điện ảnh Tương tự văn học, biểu tượng trong phim được xây dựng và sáng tạo nhằm giúp biên kịch, đạo diễn phim khơi gợi câu chuyện và cảm xúc từ nhân vật lan tỏa đến khán giả Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp vì vậy môn nghệ thuật này cũng có phương pháp tạo ra biéu tượng thông qua ngôn ngữ của mình:

43 gồm hình ảnh, sáng tối, tương phản, màu sắc, bố cục, góc máy, động tác máy, cả lời thoại, tiếng động Tuy vậy biểu hiện tiêu biểu nhất của biểu tượng trong điện ảnh là hình ảnh Ngôn ngữ điện ảnh chính là ngôn ngữ của hình ảnh phim cùng với tất cả những yếu tố khác liên quan đến bộ phim, kế cả bối cảnh phim trường, đạo cụ, phục trang và thậm chí là âm thanh, tiếng động, âm nhạc hay kỹ xảo xử lý của phim cũng góp phần hình thành và làm bật ngôn ngữ điện ảnh Nếu văn học dùng ngôn ngữ, câu từ để diễn đạt ý đồ của tác giả, tìm sự đồng cảm trải nghiệm, suy nghĩ, góc nhìn của độc giả thì với điện ảnh, ý đồ của đạo diễn được cụ thể hóa bằng tạo hình nhân vật, dàn dựng không gian bối cảnh, xây dựng tình tiết từ đó giúp khán giả cảm nhận được câu chuyện Ở góc độ này, ngôn ngữ điện ảnh đòi hỏi sự sáng tạo mang tính chất thể hiện được “cái tôi” nghệ thuật của các nhà làm phim dé từ đó nhận được sự đồng cảm của khán giả xem phim Ngoài nội dung câu chuyện sâu sắc với những tình tiết thấm đẫm nhân văn, thì yếu tố dàn cảnh và hình ảnh phim đóng vai trò quyết định để đưa đến cảm thụ thị giác của khán giả Từ những ấn tượng về hình ảnh, đạo diễn đóng vai trò quan trọng khi gia giảm các tình huống, sử dụng các thủ pháp dàn cảnh để tạo nên hiệu quả ké chuyện Tuy nhiên, trong bộ phim này, vẫn còn một vài cảnh phim, khi muốn biéu thị suy nghĩ của nhân vật, phải để nhân vật tự nói chuyện một mình Với điện anh, những câu thoại được xem là “phần nổi” của tảng băng trôi tâm lý của nhân vật Có khá nhiều phân cảnh của phim điện ảnh Ngon cỏ gió đùa được đạo diễn xử lý bằng cách dé chính nhân vật tự nói hết ra mọi điều suy nghĩ Điều này phan nào làm giảm đi hiệu quả tận dụng của ngôn ngữ điện ảnh trong phim.

Bộ phim điện anh Ngọn cỏ gió đùa được ghi hình băng máy quay băng U-matic. Đây là sản phẩm của hãng SONY, được sử dụng phô biến trước khi các thiết bị ghi, lưu dữ liệu như băng VHS, DVD va 6 cứng di động xuất hiện Ngoài ra cũng có thê liệt kê một số bộ phim cũng có sử dụng thiết bị này, như ban cắt thô đầu tiên của Ngày tận

44 thế Bộ phim năm 2012 No, lấy bối cảnh vào những năm 1980 ở Chile, đã sử dụng loại băng U-matic này trong quá trình ghi hình Xét về yếu tố kỹ thuật, tinh năng của băng U-matic không đạt chất lượng hình ảnh, về màu sắc và về độ sâu của hình ảnh ghi lại như với chất liệu phim nhựa 35mm Do đó, chất liệu băng ghi hình đã phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng độ nét, ánh sáng, màu sắc trong phim Màu sắc chủ đạo của phim khá nhạt, không có tông màu riêng như các bộ phim điện ảnh ở thời điểm bấy giờ Về vấn đề phát hành phim, sau khi thực hiện được tráng sang phim nhựa và chiếu tại rạp Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo, bộ phim đã được một hãng sản xuất băng đĩa nước ngoài mua trọn bản quyền Do đó, thời gian khán giả được xem tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa bản điện ảnh tại rạp là không nhiều Hiện nay bản gốc của phim cũng không còn tôn tại, khán giả có thé xem miễn phí trên nền tang Youtube với định dang 480 pixels Vì những lý do này mà chất lượng bản lưu hành hiện tại chỉ đạt đưới mức trung bình Bên cạnh đó, khi tạo hình nhân vật có chặng đường hơn 30 năm cuộc đời dé gói gọn một tác phẩm điện ảnh có độ dài hai tập quả thực không dễ dàng Phụ trách phục trang và thiết kế bối cảnh là họa sĩ Lê Chánh, người vốn nổi tiếng với nhiều bức tranh nổi tiếng có chủ đề Nam Bộ, bản thân ông có 3 bức tranh nổi tiếng được trưng bày tại Hội trường Thống Nhất Vốn là người am hiểu về lịch sử phục trang của Nam

Cải biên tiểu thuyết Ngọn cỏ gió daa thành phim truyền hình và dòng phim

xưa của TFS Độ lùi thời gian hơn hai mươi năm giữa phim điện ảnh và phim truyền hình của H6 Ngọc Xum cho chúng ta thấy sự bền bi của đạo diễn cũng như quá trình chuyên đổi kí hiệu từ tiểu thuyết đến phim điện ảnh, từ tiêu thuyết đến phim truyền hình.

Có thể nói, việc ra đời các dòng phim xưa như là một xu thế tất yếu của diễn trình phát triển của phim truyền hình Với số lượng phát hành lên đến hàng trăm tập phim mỗi năm, phim truyền hình TFS đã chứng tỏ sức mạnh nội lực cũng như nguồn ý tưởng, dé tài phong phú, dồi dào Ở thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, khi phim truyền hình bắt đầu lôi kéo sự thu hút của khán gia trở lại, TFS đã có những bước đi chủ động khi khai thác các chủ đề mới bằng những góc nhìn dung dị, gần gũi của các nhà làm

48 phim khi tiếp cận với những kịch bản mang tính đời thường, hướng thiện và giàu tính nhân văn Từ đó, các đạo diễn của hãng đã làm nên những bộ phim tiêu biểu chạm đến cảm xúc trong tâm hồn khán giả truyền hình Từ khi các công ty tư nhân được tạo điều kiện làm phim, tốc độ sản xuất phim truyén hình Việt Nam diễn ra nhanh hơn, số lượng có sự tăng vọt Các phim tâm lý xã hội hiện đại với các nhân vật sang trọng, cao ốc, biệt thự, điện thoại, xe hơi sang và những cốt truyện theo mô típ xung đột quen thuộc trong tình cảm, kinh doanh hay môi trường công việc đã trở nên quá phô biến, khán giả lúc này lại cần những sự khác biệt mang tính nhẹ nhàng hơn Vì vậy đề tài về xã hội xưa khi được xây dựng thành phim truyền hình sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ với khán giả hiện đại Hơn nữa, khi vốn đã quen thuộc trên sách nay được đưa lên phim như những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, khán giả của Đài sẽ có tâm lý yêu thích và chờ đón bởi tính nhân văn và văn hóa Nam Bộ xưa được tái hiện Sang thế kỷ XXI, nhu cầu thưởng thức các bộ phim truyền hình đa dạng về thể loại và nội dung cũng như định hướng của các đải truyền hình, hãng phim khu vực phía Nam đã góp phần tạo nên không gian sáng tác của Hồ Ngọc Xum từ việc chuyên thể các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh Những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh vốn dĩ đã có sức sông trong lòng độc giả Nam Bộ vì tính gần gũi.

Trong định hướng phát triển của các dòng phim truyền hình của các đài khu vực phía Nam, những tác phẩm của Hồ Biéu Chánh được hướng đến khai thác Dién hình là hãng phim truyền hình TFS có kế hoạch đầu tư nhiều dự án lớn về loạt phim từ các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh Với các nhà biên kịch, nội dung các tác pham của Hồ Biéu Chánh có kịch tính cao, đảm bảo cho việc phát triển tình tiết, diễn biến Hơn nữa, những biến cố, khúc mắc, van dé của các nhân vật gặp phải trong các tác phẩm văn học vẫn mang tính đương đại khi xét theo hệ quy chiếu của xã hội trong thế kỷ XXI Nhiều vấn đề được đặt ra trong việc hôn nhân, môn đăng hộ đối, ngoại tình, lừa đảo, quan

49 liêu, hách dịch cửa quyền với các thé loại nhân vật cực kỳ da dạng là một lợi thé cho việc chuyền thê các tác phẩm.

Một câu hỏi chúng tôi đặt ra là: việc tạo nên bộ phim truyền hình dài 45 tập có khiến đạo diễn phải đương đầu với những trở ngại trong quá trình cải biên? Câu chuyện có chương hồi là một lợi thế cho việc viết kịch bản phim truyền hình dài tập.

Các nhà biên kịch có thể nhìn tổng quan tác phâm sau đó viết đề cương cho số lượng tập theo đặt hàng của đài Từ đề cương ban dau, các chỉ tiết được triển khai dé tô đậm thêm tính cách của nhân vật dựa trên hình mẫu nguyên bản mà tác giả đã xây dựng trong văn học Trong quá trình đó, nhà biên kịch và nhà sản xuất có thể tính toán việc thêm bớt các cảnh quay, các yếu tố bat khả thi cần lược bỏ dé đạo diễn và sản xuất phim có thé đạt được nội dung và tiến độ yêu cầu Dựa vào phản hồi của khán giả, TFS mạnh dạn đặt hàng thêm nhiều phim từ nguyên tác của Hồ Biểu Chánh dù so với phim hiện đại, phim xưa gặp nhiều khó khăn trong việc phục hiện bối cảnh, tái hiện nhân vật, các mối quan hệ xã hội Những yếu tố như bối cảnh, phục trang, đạo cụ và cả chọn diễn viên mat nhiều thời gian cũng như công sức, dẫn đến phát sinh chi phí sản xuất.

Việc sản xuất phim truyền hình Ngon cỏ gió đùa là một điều tất yêu vì trước đó các phim Nợ đời, Con nhà nghèo, Cay dang mùi đời, Chúa tàu Kim Quy, Tân Phong nữ sĩ đã được đầu tư bam máy Khi lên sóng đã đạt được những hiệu quả dé ra từ kế hoạch sản xuất của các đài truyền hình. Đứng từ góc nhìn thê loại, khi được chuyền thể thành phim truyền hình, ngôn ngữ điện ảnh giàu hình tượng được phát triển dựa trên ngôn ngữ văn học Trong tác phẩm văn học, bối cảnh với những dòng sông, con rạch được Hồ Biểu Chánh tập trung khai thác Ở các tập phim truyền hình, hình ảnh ghe thuyền ngày đêm đi lại được sử dụng rất thường xuyên Kê cả là chi tiết gốc trong tác phẩm văn học hay là những chi tiết sáng tạo, hoạt động của các nhân vật luôn gắn liền với hình ảnh sông nước Các câu

50 chuyện liên quan đến Lê Văn Đó và Ánh Nguyệt thể hiện văn hóa giao thông đương thời phát triển dựa trên đường thủy Bi kịch của Ánh Nguyệt bắt đầu từ một chuyến ghe từ Cần Đước lên Gia Dinh tìm cha mình, Lê Văn Đó cùng nhóm tù vượt ngục đã bôn ba nhiều ngày đêm trên một chiếc thuyền đơn sơ, sau đó lại dạt vào một cửa bién, dù bị quân của Đội Kỳ truy lùng gắt gao nhưng vẫn thoát nạn nhờ một chiếc ghe của ông lão ngư dân tốt bụng Từ những đặc trưng vị trí địa lý đã hình thành vốn từ ngữ đặc trưng cho yếu sông ngòi, kênh rạch này Trong Ngon cỏ gió đùa, Hồ Biểu Chánh đã tận dụng triệt dé lớp từ dia phương, tạo ra một không gian văn hóa đặc biệt Ban về những địa hình trũng nước thì có các từ: “rạch, xẻo, lang, bung, bau, dia”; chỉ về những vùng đất có nước bao quanh thì có: “cù lao, côn, bãi, bưng, biền”; nói về sự vận động của nước thì có những từ mô tả như: “rong, lớn, ròng”; các phương tiện vận chuyên có:

“she, xuong, tam bản” Những vốn từ địa phương này cũng được biên kịch quan tâm lồng ghép khéo léo vào các đoạn hội thoại của nhân vật, vừa giữ được những giá trị ngôn ngữ đặc trưng của tác phâm gốc đồng thời cũng nhằm mang lại sự cảm nhận thú vị cho khán giả xem phim.

Truyền hình ra đời vào năm 1926 khi nhà nghiên cứu người Scotland, John Logie Baird thực hiện buổi truyền tải hình ảnh của một khuôn mặt đang chuyển động qua sóng radio Vốn là sự kết hợp giữa các yếu tố kỹ thuật, nghệ thuật giải trí nhưng truyền hình cũng kèm thêm các yếu té thông tin thời sự, chuyên đề báo chí Truyền hình có sự kế thừa thành tựu của điện ảnh ở việc bồ trí, sắp xếp các yếu tố hình ảnh, âm thanh dé truyền tải ý đồ của những nhà làm phim Nhu vậy, ngôn ngữ của phim truyền hình chính là sự sáng tạo của một tập thể gồm đạo diễn, quay phim, diễn viên, họa sĩ thiết kế và các nhân sự thực hiện khâu hậu kỳ Ngôn ngữ phim truyền hình cũng được câu thành bởi bô cục khuôn hình, các cỡ cảnh, ánh sáng, màu sắc, các yêu tô âm thanh,

51 tiếng động, kỹ xảo của hậu kỳ của phim nhăm tạo những ấn tượng thị giác cho người xem song song với việc biểu đạt nội dung của tác phẩm.

Ngôn ngữ của một bộ phim truyền hình còn bị ảnh hưởng bởi thiết bị kỹ thuật thu hình (máy quay phim, băng từ, 6 cứng ) và thiết bị phát hình (tivi) Dù những chiếc tivi khác nhau về kích thước hoặc những thông số liên quan các yếu tố kỹ thuật nhưng cùng có điểm chung là màn hình là nhỏ nhiều lần so với các màn chiếu ở rạp phim Từ sự khác biệt về yếu tố kỹ thuật sẽ dẫn đến sự khác biệt trong sản phẩm cụ thé. Ở phim truyền hình Ngon cỏ gió đùa không có nhiều đại cảnh hay viễn cảnh như bản phim điện ảnh vì yếu tố truyền hình không phù hợp với cỡ cảnh này Cũng như đa phần các phim truyền hình sản xuất tại Việt Nam, các khung hình thường được cố định thay vì sử dụng những hiệu ứng chuyên cảnh hay động tác máy có ý đồ Trong phim sử dụng khá nhiều cảnh để nhân vật độc thoại tự nói lên suy nghĩ của mình Ngôn ngữ điện ảnh đưa người xem từ nội dung này đến nội dung khác bằng tư duy của khung hình, của câu hình và từ đó diễn đạt tâm lý, trạng thái của nhân vật chứ không phải bằng những câu độc thoại có khi dài hơn 30 giây Đây có thể xem là một trong những hạn chế gặp phải khi đoàn phim phải dồn tiến độ quay hình Thêm nữa, việc xử lý các phân cảnh ở các giai đoạn hậu kỳ có thé gặp những trở ngại nhất định khi mỗi tập phim phải đảm bảo đủ thời lượng trên sóng truyền hình nên những phân cảnh thừa đã không được lược bỏ hợp lý Thực tế, chúng tôi đã thử nghiệm lược bỏ một số đoạn hình ảnh của nhân vật độc thoại và nối lại phim, kết quả là mạch phim vẫn không quá ảnh hưởng.

Sự chuyền dịch văn hóa là một vấn đề rất quan trọng khi nghiên cứu một tác phẩm cải biên Bởi suy cho cùng, sự chuyền đổi ký hiệu không phải đơn thuần là sự chuyên đổi vô nghĩa và đơn thuần kỹ thuật mà hướng đến thông điệp về văn hóa.

Thông qua sự chuyên đổi kỹ thuật từ ký hiệu này đến ký hiệu khác, từ ngôn ngữ văn

52 học đến ngôn ngữ điện ảnh, từ ký hiệu văn học đến ký hiệu truyền hình, chúng ta thấy rằng câu chuyện về văn hóa chính là mau chốt của van dé Tại sao khán giả có thé chờ đợi kiên nhẫn và theo dõi 45 tập phim bởi vì đó là những câu chuyện về cuộc đời, câu chuyện về văn hóa Yếu tổ này thé hiện trên phim ngay từ tập 1 (từ phút thứ 41 đến phút thứ 43), thông qua đoạn hội thoại của nhóm phụ nữ làm bếp trong đám cưới của nhân vật cậu Hai (con bá hộ Cao) với một cô gái Pháp, các quan điểm về cưới xin và tình cảm nam nữ của người Việt cũng được soi chiếu Từ đó dễ dàng thấy được sự khác biệt về văn hóa Đông — Tây Nho giáo suy tàn, các giá tri xã hội cũ dần biến đổi va được thay thế cũng được lặp đi lặp lại Cụ thể và khá tiêu biểu là đoạn hội thoại giữa nhân vật Đàm Tự Chấn và nhân vật Đồ Nguyên (Lý Kỳ Nguyên) ở phút thứ 17 trong tập 10 của phim Thông qua một số nhân vật, các đoạn hội thoại và những tình huống, bộ phim đã lồng ghép khéo léo những chỉ tiết mang bản sắc văn hóa Việt Nam Từ đó tạo được sự đồng cảm với khán giả xem phim Đây là những sáng tạo của biên kịch và nhóm thực hiện, phù hợp với thực tế thưởng thức phim của khán giả truyền hình đương thời.

Bộ phim truyền hình 45 tập phim có sự đầu tư và thực hiện chin chu, đúng theo định hướng kiên trì với dòng phim xưa của hãng TFS Với 45 tập phim, dé xử lý kịch bản với số lượng diễn viên không lồ không phải là việc dễ dàng Chúng tôi nhận thấy tiết tấu giữa các giai đoạn khác nhau có sự chênh lệch Ở khoảng 25 tập đầu, tiết tấu phim khá chậm, thậm chí có một số tập gần như không có biến cố quan trọng nao đối với các nhân vật Lý giải van dé này, đạo diễn Hồ Ngoc Xum cho biết, mạch phim chậm cũng một phần từ chủ đích của kịch bản, sự chậm chạp đó tạo cảm giác dài lê thê, như một thủ pháp ấn dụ cuộc đời trì trệ của các nhân vật (Lê Văn Đó bị tù khổ sai vì những ly do anh không tưởng tượng nổi; Ánh Nguyệt dan vặt, đau đớn vì dé cha mat trong cô đơn, sa vào thi phi, bị lừa gạt tình cảm) Thủ pháp này có thé mang lại cảm

TIẾP NÓI HANH TRÌNH SÁNG TẠO VA THONG DIEP CUA SAN PHAM CAI BIEN

Sự kết nối liên văn bản: số phận con người và thông điệp nhân văn

Những nhà nghiên cứu lý luận hậu hiện đại, đại diện tiêu biểu là J acques Derrida, Roland Barthes và Julia Kristeva đã chỉ ra mỗi văn bản không chỉ tồn tại trong câu chữ hay tác phẩm văn học đó, mỗi văn bản khi đã bắt đầu, nhờ tính chất liên văn bản sẽ tạo ra một chuỗi dây chuyền để làm nên nhiều văn bản khác Khái niệm này trong văn học về cơ bản có thể hiểu: chiều ngang (chủ thé — người tiếp nhận) và chiều dọc (văn bản — văn cảnh) được xuất hiện không chỉ trong tác phẩm gốc mà có sự liên kết trong nhiều tác phẩm khác nhau, thậm chí là các ngành nghệ thuật khác nhau Cho nên liên văn bản không những kết hop, trộn lẫn mà còn xoá đi ranh giới của các thé loại Cùng một đề tài nhưng với các thé loại khác nhau sẽ có sự biểu hiện không hoàn toàn giống nhau Vì vậy khái niệm liên văn bản trong trào lưu hậu hiện đại sẽ dẫn đến những cách đọc hiểu văn bản khác nhau, mới và lạ hơn Bởi văn bản ấy không thuần tuý chỉ là văn bản gốc, bị giới hạn trong thể loại mà nó hoà lẫn rất nhiều những yếu tố lịch sử văn hoá cũng như ảnh hưởng bởi loại hình nghệ thuật khác Một kịch bản điện ảnh được chuyên thé từ tác phẩm văn học là một ví dụ điển hình cho việc xoá nhoà đi giới hạn của văn bản Các nghiên cứu về liên văn bản cùng trào lưu hậu hiện đại đã cho phép các nhà phê bình có cái nhìn khách quan hơn về tác phẩm cải biên Không thé xem đây là sản phẩm phái sinh bởi ngay chính bản thân tác phâm văn học mà nó cải biên không phải là tác phẩm gốc mà nó cũng là cải biên, chuyên vị từ vô số tác phẩm có trước đó Do đó, bat kỳ tác pham nào cũng có tính liên văn ban.

Có thé thấy, dù ở loại hình nghệ thuật nào (văn học hay điện ảnh), dù ở bối cảnh nao (phương Tây hay phương Đông) thì sự đồng cảm và gặp gỡ sẽ mang đến sự kết nối vượt ra ngoài khoảng cách không gian và thời gian Những sáng tạo nghệ thuật không phải là quá trình đuôi theo sự cách tân và chuyền đổi kí hiệu mà chính thông qua sự chuyên đổi và sáng tạo đó sẽ góp phần mang đến những thông điệp tốt đẹp cho cuộc sống con người.

Từ Những người khốn khổ của Victor Hugo đến tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh và phim điện anh, phim truyền hình của Hồ Ngọc Xum, chúng ta thấy thông qua việc phản ánh số phận con người, các tác phâm đã mang đến những giá trị nhân văn, giá trị tỉnh thần Bộ phim truyền hình Ngon cỏ gió đùa cũng đi vào khắc họa những đặc điểm nổi bật của người Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng Họ mang trong mình vẻ hai hước, tinh tế, thể hiện tỉnh thần lạc quan, yêu cuộc song Ho don thuần, trong sáng, không mưu cầu vinh lợi Tính trong nghĩa của các nhân vật trong tiéu thuyết hay phim cũng bắt nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc Lê Văn Đó ra tù, về lại cố hương gần như không còn họ hàng thân thích, người quen cũ cũng không, vậy mà ông vẫn không bị ruồng bỏ, trái lại còn được sự cưu mang của hòa thượng Chánh Tâm Người Việt Nam luôn đề cao giá trị của tam lòng bao dung, vị tha Chi tiết Lê Văn Đó tha mạng cho Đội Kỳ trong tác phẩm văn học Ngon cỏ gió đùa di rằng là một chi tiết phóng tác từ sự tha thứ của Jean Valjean đối với Javert nhưng cách ứng xử lại hoàn toàn rất Việt Nam Dù không đưa vào phim chỉ tiết này vì các yếu tố mâu thuẫn với bối cảnh lịch sử nhưng từ cảm hứng này mà đạo diễn Hồ Ngọc Xum đã sáng tạo thêm chỉ tiết khác Trong số đó có thê kế đến chi tiết Trần Chánh Tâm mặc dù nhận ra vợ chồng bá hộ Cao dạt đến dưỡng đường của mình, dù ký ức đau khổ lại ùa về nhưng cuối cùng ông lại lựa chọn giải pháp tha thứ Sự tha thứ và hướng đến cái thiện là điều luôn được hòa thượng Chánh Tâm nhắc đi nhắc lại với Lê Văn Đó khi nhân vật này

92 chưa nhận ra được mục đích sống của cuộc đời mình Trước khi nên cửa nên nhà, người phương Nam thời ấy đa phần có một tiểu sử lưu lạc, tha hương cầu thực, ăn quán ngủ đình, chạy ăn từng bữa, mượn tiền hay tron nợ, vì vậy chỉ cần có được niềm tin của ai đó bạn là một người tốt thì cho dù bạn bị chính quyền truy lùng cũng sẽ được chòm xóm giúp đỡ, bao che Chi tiết các bạn tù trong băng nhóm của Vương Thể Hùng năm lần bảy lượt che chở, giúp đỡ và thậm chí là liều mình ra tay để cứu Lê Văn Đó chỉ bởi cảm kích cái nghĩa khí của nhân vật này thé hiện sự nhân văn mà biên kịch va đạo diễn muốn hướng đến.

Không phải ngẫu nhiên mà hai ca khúc chủ đạo sử dụng trong phim truyền hình Ngọn co gió đùa lại có tên gọi Phận đời và Bến đời là đâu Ngay tên của ca khúc phim đã cho thấy đây là câu chuyện cuộc đời, là những số phận con người, là những cảnh ngộ éo le, sóng gió, là biết bao niềm vui và nước mắt của con người Ca khúc của phim mang đến không khí chủ đạo là tâm trạng buồn man mác, giai điệu đậm âm hưởng các điệu lý của dân ca Nam Bộ dé đi vào lòng người Có thé nói, hai ca khúc trên đã làm tròn nhiệm vụ của những bản nhạc trong phim Bầu không khí chủ đạo man mác buồn chính là cảm xúc chung mà bộ phim muốn truyền tải do đó dé liệu âm nhạc sử dụng trong phim mang sắc thái buồn và ảnh hưởng bởi âm hưởng dân ca Nam bộ, các giai điệu trong đờn ca tài tử Những tình tiết chuyền biến sắc thái của phim cũng được đạo diễn tích cực sử dụng âm nhạc để tăng tính hiệu quả như mong muốn Phim truyền hình, đoạn giới thiệu mở đầu bang bài hát Phận đời đầy bi ai, nhạc đệm buồn thảm tô điểm thêm cho vở bi kịch, kết phim những giai điệu của Bến đời là đâu góp phần duy trì mach cảm xúc của khán giả xem như một dư vi của phim.

Có thé nói, tình người, sự bao dung và vi tha đã trở thành sự kết nối của những nhân vật trong phim, cũng là sự kết nối của những tác phẩm ở các loại hình nghệ thuật.

Tính bao dung làm cho các cộng đồng người ở chung với nhau tôn trọng phong tục tập

93 quán của nhau Dưỡng đường của Trần Chánh Tâm (Lê Văn D6) sau khi đã làm ăn khắm khá chính là một minh chứng rõ nét cho sự bám sát nội dung của các tác pham với đặc trưng văn hóa Nam Bộ Hàng xóm dù có ưa hay không ưa nhau nhưng những khi tối lửa tắt đèn, sa cơn hoạn nạn cần sự giúp đỡ thì chăng khi nào bị bỏ rơi một mình.

Nhân vật của Victor Hugo cũng như của Hồ Biểu Chánh được bật lên những đức tính đẹp, những nhân cách tốt từ những hành động phù hợp với cá nhân họ, vai trò và vi trí của ho Các nhân vật sáng lên bằng những hành động và hợp với đạo lý làm người Cả Thiên Chúa giáo của phương Tây và Phật giáo của phương Đông đều hướng con người đến cái thiện, xa rời cái ác Tư tưởng bác ái của Thiên Chúa giáo thé hiện qua phong thái và cách cư xử của giám mục Myriel đối với những lỗi lầm của Jean Valjean đối lập với tư tưởng từ bi hi xả được thé hiện qua cách cư xử va thái độ của hòa thượng Chánh Tâm đối với những hành vi trộm đồ nhà chùa của Lê Văn Đó Ngoài ra, cũng có thé kế đến cách Lê Văn Đó quan niệm về luật nhân quả — tư tưởng cốt lõi của Phật giáo Nhân vật trong Ngon co gió dua (hay chính ban thân Hồ Biểu Chánh) chịu những ảnh hưởng rõ nét của Nho giáo.

Hồ Ngọc Xum là một người con Nam Bộ, ông dé dàng đồng cảm với các câu chuyện về vùng đất này từ đó đưa vào tác phâm của mình Giữa không gian mênh mông, đất hoang sơ, rừng hoang dã, họ cũng có nhu cầu tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Họ mang trong mình sự liều lĩnh nhưng lại đầy nghĩa khí Họ coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”, có khí thế ngang tàng “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” Ngay cả trong tình yêu, người Nam Bộ cũng rất quyết liệt:

“Theo nhau cho trọn đạo trời,

Dẫu không có chiếu, trải tơi mà nam ”

Người Nam Bộ vốn có tính năng động, kha năng dễ thích nghi, dễ thay đổi chỗ ở, nghề nghiệp Dù gặp những thử thách khó khăn hay điều kiện bất lợi trong cuộc sống, tính năng động sẽ giúp cư dân của vùng đất này vượt qua những trở ngại Lê Văn Đó sau khi ra tù lại có thể lập nghiệp ở một vùng đất mới và thành đạt là một minh chứng qua câu ca dao Nam Bộ:

“Ra đi gặp vịt cũng lùa,

Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu ”

Những tính cách tốt đẹp trở thành sợi chỉ xuyên suốt kết nối các nhân vật với nhau Chúng ta gặp trong tác phâm của Victor Hugo, trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh và phim của Hồ Ngọc Xum thông điệp về sự hào phóng, trọng nghĩa, sự sẻ chia và lòng trac an Tất cả những giá trị tốt đẹp ấy đã được ghi nhận trong tác phẩm kinh điển và đến lượt mình, những tác phâm cải biên đã truyền tải và lan tỏa đầy sáng tạo trong các bản phim điện ảnh, phim truyền hình của Hồ Ngọc Xum.

Trong chương này, chúng tôi phân tích phiên bản phim điện ảnh và phim truyền hình Ngon cỏ gió đùa như là sự tiếp nối của hành trình sáng tạo Từ tiêu thuyết kinh điển của Victor Hugo, Hồ Biểu Chánh đã cải biên thành tiểu thuyết đậm chất Nam Bộ và sau đó được đạo diễn Hồ Ngọc Xum dựng thành phim điện ảnh (năm 1989) và phiim truyén hình (năm 2013) Sự khác biệt trong việc xây dung các tuyến cốt truyện, trong việc xây dựng nhân vật và kết cấu đã tạo nên những dấu ấn sáng tạo cho mỗi phiên bản phim Ở bản phim điện ảnh (năm 1989), tuyến nhân vật phục thiện được Hồ

Ngọc Xum và biên kịch Việt Linh chú trọng khai thác Tuy vậy thông qua 2 tập phim

Ngọn cỏ gió đùa, các yêu tỗ nội dung chính van đảm bảo kết cấu đầu đuôi câu chuyện.

Bên cạnh những điểm tương đồng thì phim điện ảnh cũng mang đến cho người xem

95 những sự sáng tạo riêng Đối với phim truyền hình (năm 2013), việc xây dựng nhiều tuyến nhân vật đan xen cũng như các sáng tạo so với nguyên tác về những mỗi liên kết của các nhân vật giúp phim đảm bảo được thời lượng Biên độ đã được mở rộng cho sự giao thoa văn hóa Việt — Hoa — Pháp - Khmer, trong phim có sự mở rộng hệ thống nhân vật phụ đồng thời có sự tăng cường các mối quan hệ giữa Lê Văn Đó, Ánh Nguyệt với các nhân vật còn lại dé các tình tiết được bồ sung dày hon cho phim Việc kết phim dừng ở thời điểm Lê Văn Đó minh oan cho người khác để lại vào tù, có thể xem là một cái kết mở Dù đó là bi kịch đời người, kết thúc buồn, nhưng hình ảnh của Trần Chánh Tâm (Lê Văn Đó) ở cảnh quay cuối cùng lại thể hiện sự bất khuất và không hề bi lụy Ánh nhìn day dứt còn lại thể hiện sự vương vấn vì những hoài bão và tình cảm còn để lại với đưỡng đường Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cải biên còn cho thấy sự kết nối giữa các tác phẩm văn chương phương Đông và Phương Tây, sự kết nối giữa điện ảnh và văn học trong việc diễn tả số phận con người và mang đến những thông điệp nhân văn sâu sắc.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w