1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam

106 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam
Tác giả Hoàng Thị Khánh Linh
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Thị Châu
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 26,1 MB

Nội dung

Cuốn sách “Hỏi - đáp về lao động là người giúp việc gia đình” do Lê Thị Thanh Duyên, Đinh Huyền Trinh chủ biên gồm các câu hỏi và trả lờimang tính chất cung cấp những thông tin pháp luật

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HOÀNG THỊ KHÁNH LINH

PHÁP LUAT VE HOP ĐÔNG LAO ĐỘNG ĐÔI VỚI LAO

ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HOÀNG THỊ KHÁNH LINH

PHAP LUAT VE HOP DONG LAO ĐỘNG POI VỚI LAO

DONG GIUP VIEC GIA DINH O VIET NAM

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Mã sô: 8380101.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ CHAU

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong

bat ky công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực lôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụtài chính theo quy định cua Trường Đại học Luật - Dai học Quốc

gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Truong Dai học Luật

xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Hoàng Thị Khánh Linh

MỤC LỤC

Trang 4

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tat

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VE HỢP

DONG LAO DONG DOI VOI LAO DONG GIUP VIEC

GIA ĐÌNH - 2-5 ST TS 2E1211211211211 11 11.11111121111 1111 re 11 1.1 Khai niệm, đặc điểm hợp đồng lao động đối với lao động giúp

VIC BIA GUND eee 11 1.1.1 Khai niệm lao động giúp việc gia đình -. 5+ «<< x++ex+ex++ II

1.1.2 Khái niệm hop đông lao động đối với lao động giúp việc gia đình 171.1.3 Đặc điểm của hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình 201⁄2 Pháp luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc

IA GUND 1 26

1.2.1 Khái niệm pháp luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp

VIỆC BIA đình - - 1191191 nh TH TH ng 26

1.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về hợp đồng lao động đối với

lao động giúp việc gia đình: - + k*k+Ekseereeeeerrrsee 28

1.2.3 Nội dung pháp luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp

VIỆC BIA đình - c1 19v HT TH HH ng 31

1.2.4 Các yếu tố anh hưởng đến pháp luật về hop đồng lao động đối

với người lao động giúp việc gia đình - «+ ++<xs+ssx+seees+ 35

Tiểu kết chương I 2-2 ®SE+SE2E£+EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEE121121111 11x te 40

CHUONG 2: THỰC TRANG PHÁP LUẬT VÀ THUC TIEN AP

2.1.

2.1.1.

DUNG PHAP LUAT VE HOP DONG LAO DONG DOI VOI

LAO DONG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM 41

Thực trạng quy định pháp luật về hợp đồng lao động đối với

lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam -.- : 4I

Giao kết hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình 4I

Trang 5

Thực hiện hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình

Cham dứt hợp đông lao động đối với lao động giúp việc gia đình Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về hợp đồng lao động đối

với lao động giúp việc gia đình -. cành ninrnrrrrrkp

Thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng lao động đối với

Tiểu kết chương 2 - 2-52 Ss+SE‡EE2E2E1211211571717111121121111 1111 xe

CHUONG 3: MỘT SO KIEN NGHỊ NHAM HOÀN THIỆN VA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC THỊ PHÁPLUAT VE HOP DONG LAO ĐỘNG DOI VỚI LAO DONGGIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI VIET NAM -+-

3.1 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao

động đối với lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam

3.2 _ Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hop đồng lao động đối với

lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam -

-3.2.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động

đối với lao động giúp việc gia đình - ¿22 2+2 s+zx+rxsrxersee3.2.2 Hoàn thiện quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng lao

động đối với lao động giúp việc gia đình - 2-5 sec:3.2.3 Hoan thiện quy định của pháp luật về cham dứt hợp đồng lao

động đối với lao động giúp việc gia đình -2- 2-5 scszcse2 3.2.4 Hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp và xử

lý vi phạm đối với hợp đồng lao động giúp việc gia đình

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng

đối với lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam

Tiểu kết chương 3 2-2 SsSESE 2E 2E121121127171 7111111111211 11 1x11 xe.

KET LUẬN ¿©5252 2< 2E EEEEEE21211211211211 1111111112111 11 11 1 yeDANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -cccc++2222zvscced

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

CHỮ CAI VIET TAT | CUM TỪ DAY DU

ILO Tổ chức Lao động quốc tế

LĐGVGĐ Lao động giúp việc gia đình

LĐTBVXH Lao động thương binh và xã hội

NLĐ Người lao động

NSDLĐ Người sử dụng lao động

UBND Ủy ban nhân dân

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Giúp việc gia đình là một nghề đã xuất hiện từ khá lâu trong xã hội ViệtNam, tuy nhiên phải trong những năm trở lại đây nó mới thực sự phát triển và

được quan tâm Sở dĩ như vậy là bởi trước đây nhu cầu sử dụng lao động giúp

việc gia đình chưa cao, công việc giúp việc gia đình lại chưa nhận được sự coi

trọng từ mọi người Những người lao động làm công việc giúp việc gia đình

vẫn bị coi là những người có thân phận thấp hèn mặc dù họ dùng chính sứclao động của mình dé công hiến và được trả lương giống như những người lao

động chân chính khác Song hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng cùng

voi quan niệm về sự bình quyền trong các mỗi quan hệ, phụ nữ cũng như nam

giới cũng phải đảm nhận nhiều công việc xã hội dẫn đến quỹ thời gian dành

cho gia đình bị thu hẹp, và người phụ nữ trong gia đình thường xuyên không

có thời gian cho việc chăm sóc con cái như trước đây, đặc biệt là việc dọn dẹp nhà cửa thì vai trò của lao động giúp việc gia đình lại càng quan trọng Cũng

từ đó mà giúp việc gia đình trở nên phô biến và trở thành một bộ phận của thị

trường lao động tại Việt Nam Thực tế việc gia tăng cả về SỐ lượng và chất

lượng LĐGVGĐ đặt ra những thách thức không nhỏ tới việc bảo đảm quyền

lợi cho nhóm lao động này.

Người lao động là LĐGVGĐ tại Việt Nam có thé làm việc và phát sinh

quan hệ lao động dựa trên hình thức pháp lý là HDLD HDLD là cơ sở pháp

lý xác định sự tồn tại của quan hệ việc làm, quyền và nghĩa vụ của LDGVGD,

NSDLĐ khi tham gia quan hệ đó Bởi vậy, pháp luật về HDLD đối vớiLĐGVGĐ là một nội dung quan trọng trong co chế điều chỉnh quan hệ laođộng đối với LĐGVGĐ Các quy định pháp luật cần thê hiện sự bảo đảm, hỗ

trợ với LDGVGD nhưng vẫn cần đặt dưới sự quản lý chặt chẽ nhằm hài hòa

trong quan hệ lao động và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

Trang 8

Hiện nay, các chính sách pháp luật đã từng bước được xây dựng và

hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc giao kết, thực hiện hợpđồng lao động của NSDLĐ GVGD va NLD là LDGVGD Tuy nhiên trongquá trình thực hiện và áp dụng pháp luật trên thực tế phát sinh không ít những

van đề giữa các chủ thé này dẫn đến nhiều vi phạm và tranh chấp, đồng thời không bảo vệ được quyên lợi của các chủ thé Bởi vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về HDLD đối với LĐGVGĐ, đối chiếu với thực tiễn

đồng thời tìm ra những nguyên nhân cũng như giải pháp có ý nghĩa thực tiễn

là điều rất quan trọng

Trước năm 2012, các quy định về hợp đồng lao động đối với lao độnggiúp việc gia đình đã có nhưng vẫn hạn chế, còn chung chung mà chưa cóhướng dẫn cụ thé Cho đến hiện tại, khi đã qua nhiều lần sửa đối, bố sung, dénBLLD năm 2019, các van dé pháp lý về hợp đồng lao động đối với lao độnggiúp việc gia đình ngày càng được hoàn thiện Tuy răng đã được ghi nhận vàđiều chỉnh nhưng trong quá trình thực thi cùng với sự vận động không ngừng

trên tất cả các mặt xã hội, kinh tế, pháp luật, khoa học - công nghệ thì thực tế

nhận thấy van còn những hạn chế nhất định trong các quy định của pháp luật,gây khó khăn cho các bên trong quá trình đảm bảo quyền và lợi ích của mình

Xuất phát từ những van dé đặt ra ở trên, tác giả đã lựa chọn dé tài

“Pháp luật v hợp đông lao động đổi với lao động giúp việc gia đình ở ViệtNam” đề triển khai nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn

nghiên cứu một cách toàn diện nhất các vấn đề pháp lý về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình, đảm bảo một cách hiệu quả quyền và lợi ích của nhóm đối tượng lao động này.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứuNhững vấn đề lý luận về lao động giúp việc gia đình nói chung và hợp

đông đôi với lao động giúp việc gia đình nói riêng được nghiên cứu trong

Trang 9

nhiều ngành khoa học khác nhau với những góc độ tiếp cận khác nhau và đềumang đến những giá trị tham khảo nhất định.

Tại Việt Nam, có nhiễu công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật

về hợp dong lao động đối với lao động giúp việc gia đình ở nhiều cấp độ khác

nhau Trong lich sử phát triển của pháp luật lao động Việt Nam, LDGVGD xuất hiện và được hoàn thiện về mặt cơ sở pháp lý ghi nhận do nét đặc thù cũng như sự thay đổi về việc áp dụng pháp luật, đặc điểm của nền kinh tế,

chính trị, xã hội của nước ta và quan điểm lập pháp của các nhà làm luật ViệtNam Do đó, sự đóng góp của các công trình nghiên cứu liên quan đến phápluật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình giúp tác giả cóđược nguôn tài liệu quý giá dé tiếp cận Có thé kế đến một số công trình sau:

Cuốn sách “Pháp luật vé lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam” và

báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Pháp luật lao động Việt Nam

về lao động giúp việc gia đình - thực trang và phương hướng hoàn thiện ” do

Tiến sỹ Đỗ Thị Dung, Trường Đại học Luật Hà Nội làm chủ nhiệm đã đưa ranhững nhận xét, đánh giá về khái niệm, đặc trưng của lao động giúp việc gia

đình Theo tác giả, LDGVGD có một số đặc điểm riêng như: LDGVGD thực

hiện thường xuyên các công việc trong gia đình; LDGVGD làm việc trong

môi trường khép kin, đơn lẻ; LDGVGD chủ yếu là lao động nữ và có trình độhọc van thấp Bên cạnh đó, công trình cũng đưa ra cái nhìn tong quan về phápluật không chỉ của Việt Nam mà còn của pháp luật một số quốc gia có lượng

người lao động giúp việc gia đình lớn.

Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về lao động giúp việc gia đình - thực trạng

và hướng hoàn thiện” của Trần Linh Trang, luận văn “Pháp luật giúp việc gia đình và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thị Việt Anh,

cũng nêu khái quát về khái niệm, đặc điểm của lao động giúp việc gia đình

Song song với đó, các đê tài này còn đưa ra những sô liệu cụ thê liên quan

Trang 10

đến lao động giúp việc gia đình và qua đó đánh giá những mặt tích cực và hạnchế trong các quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực thi các quy định đótrên thực tế.

Ngoài ra, còn có những bài viết khác trên các tạp chí khoa học, sách

xuất bản của các tác giả như

Bài viết “Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình và kiến

nghị hoàn thiện ” của TS Đào Mộng Điệp đã phân tích các quy định của

pháp luật thực định Việt Nam về lao động là người giúp việc gia đình Sau

đó đánh giá được những vấn đề còn bị “bỏ ngỏ” và những “khoảng trống”tạo rào cản trong quá trình điều chỉnh về đối tượng lao động đặc biệt này

Dé rồi đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhăm hướng tới tạo ra “sân chơi bìnhđăng” cho các bên, phát triển việc làm bền vững cho người giúp việc gia

đình.

Cuốn sách “Hỏi - đáp về lao động là người giúp việc gia đình” do Lê

Thị Thanh Duyên, Đinh Huyền Trinh chủ biên gồm các câu hỏi và trả lờimang tính chất cung cấp những thông tin pháp luật mới nhất về lao động là

người giúp việc gia đình theo quy định của pháp luật hiện hành, như: một số

quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động, lao động là ngườigiúp việc gia đình; cơ quan tổ chức cá nhân liên quan trong việc thực hiệnhợp đồng lao động; tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời giờ làm

việc, thời gid nghỉ ngơi; an toàn lao động, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động,

trách nhiệm vật chất và giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ

luật lao động năm 2012.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến những vấn

dé lý luận pháp luật về HDLD đối với LĐGVGĐ, cũng có một số công trình

nghiên cứu liên quan đến những van đề pháp lý điều chỉnh về HĐLĐ GVGDnhư hợp đồng, hợp đồng lao động Hai cuốn giáo trình “gối đầu” về van dé

Trang 11

này đó là giáo trình Luật hop dong (Phan chung) (2013) của PGS.TS Ngô

Huy Cương, và giáo trình Luật Lao động Việt Nam (2014) của Trường Đại

học Luật Hà Nội Các giáo trình đã lần lượt phân tích những vấn đề chuyênsâu về hợp đồng và luật hợp đồng cũng như các vấn đề toàn diện về pháp luậtlao động như hợp đồng lao động, tiền lương, an toàn lao động, kỷ luật laođộng, giải quyết tranh chấp lao động,

Nghiên cứu các công trình liên quan đến pháp luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình ở nước ngoài có các công trình

nghiên cứu với nhiều cấp độ khác nhau như:

- Jose Maria Ramirez - Machado (2003), Dosmetic work, conditions of

work and employment: A legal perspective (Gitip viéc gia dinh, diéu kién lam viéc

va việc lam: Góc nhìn pháp ly), Conditions of Work and Employment Series

No.7, International Labour Office, Geneva

- International Labour Office (2012), Effective protection for dosmetic

workers: A guide to designing labour laws (Bao vệ hiệu qua lao động giúp

việc gia đình: Hướng dan xây dựng pháp luật lao động)

- Premilla Nadasen (2012), Citizenship rights, Domestic Work, and the

fair labor standards act (Đạo luật về quyên công dân, công việc giúp việc giađình và tiêu chuẩn lao động công bằng), The Journal of Policy History,

Vol.24, No.1, p.74-94

- Hyde, Rachel (2013), Domestic workers in New Zealand and the

implications of International Labour Organization Convention No.189 (Lao

động giúp việc gia đình tại New Zealand và tác động cua Công ước số 189 của Tổ chức Lao động Quốc tế), Victoria University of Wellington.

- Lu Lu (2017), Chinese Domestic Workers as Inferior ‘other’: Why are they Particularly Vulnerable Yet Neglected? (Lao động giúp việc gia đình

tai Trung Quoc là “người khác ” thấp kém hơn: Tại sao họ đặc biệt dễ bị tổn

Trang 12

thương nhưng lại bị bỏ roi?), A thesis for the Master’s degree in Political

Science, University of Ottawa

- Einat Albin, Virginia Mantouvalou (2012), The ILO Convention on

Dosmetic Workers: From the Shadow to the Light (Công ưóc của ILO về Laođộng giúp việc gia đình: Từ bóng tối đến ánh sáng), Industrial Law Journal,

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tong quát Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống những van đề lý luận về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình, đồng thời xem xét, đánh

giá về thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồnglao động đối với lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam, tác giả mong muốn

làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng

lao động đối với lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam Từ đó làm tiền đề

cho việc b6 sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi

pháp luật trên thực tế

3.2 Mục tiêu cụ thể

Đề đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn đưa ra những mục tiêu cụ thé sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng lao động đối với lao

động giúp việc gia đình

Trang 13

- Nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực thi pháp

luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệuquả thi hành pháp luật trên thực tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về doi tượng nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình

theo Bộ luật lao động năm 2019 và thực trạng thực thi pháp luật tại Việt Nam.

Về phạm vi nghiên cứu, lao động là người giúp việc gia đình có thé đượcnghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Song, trong luận văn này, tác giả tập trungnghiên cứu những vấn đề pháp lý về hợp đồng lao động đối với lao động giúpviệc gia đình và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tại Việt Nam.

5 Các phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê

nin, phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Theo

đó, cùng với sự vận động và phát triển về mọi mặt của thế giới khách quan, van đề pháp luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình

cũng được tiếp cận dưới cơ sở đó Nó luôn trong trạng thái vận động và pháttriển trong mối quan hệ với các yếu tổ chính trị, kinh tế, xã hội và cả các mặt

về thời gian, không gian Ngoài ra, tác giả cũng dựa trên cơ sở quan điểm của

Đảng và Nhà nước về chính sách pháp luật lao động có liên quan đến lĩnh vực

thuộc phạm vi nghiên cứu cua luận văn.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng kết hợp sử dụng các phươngpháp nghiên cứu phù hợp như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích, nhằmkết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý luận và thực tiễn dé góp phần làm

Trang 14

sáng tỏ van dé cần nghiên cứu Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu

chủ yếu được tác giả sử dụng trong luận văn của mình:

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thứ nhất, nghiên cứu Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, và các giáo

trình, sách chuyên khảo viết về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việcgia đình, các tạp chí luật, các bài báo liên quan đến hợp đồng lao động đối với

lao động giúp việc gia đình.

Thứ hai, nghiên cứu về các điều ước quốc tế, các chính sách và quyđịnh pháp luật của một số quốc gia có liên quan đến hợp đồng lao động đối

với lao động giúp việc gia đình.

Thứ ba, nghiên cứu các công trình, bài viết của các học giả trong và ngoài nước; các tổ chức quốc tế như ILO có chứa đựng các số liệu quan trọng

về việc thực hiện hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình.

5.2.2 Phương pháp so sánh Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp so sánh được tác giả sử dụng

trong luận văn nhằm phục vụ cho việc đối chiếu những quy định của pháp luậtquốc tế với pháp luật quốc gia liên quan đến hợp đồng lao động đối với lao

động giúp việc gia đình Qua việc sử dụng phương pháp so sánh, tác giả đã có

những nhận thức, cái nhìn khách quan toàn diện hơn về pháp luật Việt Nam

cũng như pháp luật quốc tế Từ đó, tạo những cơ sở, tiền đề trong việc đưa ra những tiếp cận mới về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình.

5.2.3 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu

Thông qua số liệu mà tác giả thu thập bằng các phương thức khác nhauqua Internet, tài liệu hội nghị, hội thảo, tác giả sử dụng nguyên liệu đó déđưa ra những nhận xét, đánh giá trong quá trình thực thi pháp luật về hopđồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình Qua những đánh giá đó rút

ra những điểm thành công và bat cập trong quá trình thực thi pháp luật, làm

Trang 15

cơ sở dé đưa ra những giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật về hợp đồng laođộng đối với lao động giúp việc gia đình trên thực tế.

6 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Dé tài “Pháp luật về hợp đồng lao động doi với lao động giúp việc gia

đình ở Việt Nam” tác giả lựa chọn sẽ trực tiếp nghiên cứu chuyên sâu, làm rõ các vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình, nghiên cứu bản chất, đặc điểm và

nội dung của hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình

Thứ hai, đôi chiêu các quy định của pháp luật hiện hành với thực tiễn

dé phân tích, đánh giá làm rõ ưu điểm va hạn chế của các quy định và hoạtđộng thực thi pháp luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc giađình Đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật về hợp

đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam cũng như thực trạng thực thi pháp luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam Đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là sự bùng nỗ của công nghệ thông tin làm phát sinh thêm những vấn

đề mới về HĐLĐ đối với LĐGVGĐ

Thứ ba, từ nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn pháp luật, mạnhdạn kiến nghị hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động đốivới lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam cho phù hợp với thực tế và phùhợp với xu hướng hội nhập quốc tế

Đề tài này mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm

pháp luật đầy đủ về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình, là

cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật lao động trong thực

tiễn nhằm ổn định môi trường quan hệ lao động cũng như tạo môi trường

thuận lợi trong việc bảo đảm quyên và lợi ích của các bên.

Trang 16

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được kết cau theo bố cục 3 chương, bao gồm:

Chương I Một số van đề lý luận pháp luật về hợp đồng lao động đối

với lao động giúp việc gia đình.

Chương 2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam.

Chương 3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả

thực thi pháp luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình

tại Việt Nam.

10

Trang 17

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VE HỢP DONG LAO

ĐỘNG ĐÓI VỚI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH

1.1 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng lao động đối với lao động giúp

việc gia đình

1.1.1 Khát niệm lao động giúp việc gia đình

Lao động GVGD (Domestic Worker) là một loại hình lao động đã xuất

hiện từ lâu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế

-xã hội Trước đây, trong -xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, các gia đìnhquan lại có điều kiện thường sử dụng những LDGVGD và họ được gọi bangcác tên gọi các nhau như nô lệ, gia nhân, người hau, người ở Ở các nước

phương Tây thời kỳ này, nô lệ đã bán mình cho chủ thường là trong một thời

gian rất dài hoặc cả cuộc đời nên hầu như họ không có quyền đòi hỏi bất cứ

điều gì, thậm chí họ bị coi là một “tài sản” thuộc quyền sở hữu của chủ nô

Còn ở các nước phương Đông, khu vực châu A lúc bay giờ họ cũng không có

địa vị bình đăng so với chủ nhân nhưng họ có quyền được trả lương, quyếtđịnh thôi làm dé làm cho người khác LDGVGD trong thời ky này bị coi làtầng lớp dưới đáy xã hội, thường bị bóc lột sức lao động, thậm chí bị mắngchửi, đánh đập và trả lương rất thấp Ngày nay cuộc sống thay đổi, nghềGVGĐ trở thành nghề quan trọng không thể thiếu của xã hội hiện đại, chúng

ta can thay đôi cách nhìn về lao động giúp việc, phải nhận thức được đây là

một nghề tồn tại bình đăng VỚI các nghề khác trong xã hội, hướng đến tạo sự

bình đẳng trong quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động giúp việc gia đình Dù rằng đã dần được thừa nhận và cái nhìn với nghề này

đã được cải thiện hơn nhưng LDGVGD vẫn bị đánh giá thấp, chỉ được coi là

lao động giản đơn vì tính chất của nó không cần bằng cấp, không cần kỹ năng

11

Trang 18

cũng có thé làm được Bởi vậy, LDGVGD vẫn chịu không ít sự phân biệt đối

xử về điều kiện làm việc, dé bị lạm dung sức lao động, thậm chí là lạm dung

tình dục trong quá trình làm việc.

Đứng trước bối cảnh đó, đề thúc day và bao đảm quyền lợi của LDGVGD,

ILO cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận GVGD như một

nghề giống như những nghề khác và LDGVGD là người lao động bình đăng

như những người lao động khác.

Theo Từ điển Tiếng Việt, “lao động là hoạt động có mục đích của conngười nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh than cho xã hội (laođộng bao gồm lao động chân tay, lao động trí óc)” [41], “giúp việc là lamcác công việc phục vụ sinh hoạt cho một hoặc một số gia đình nào đó để lấycông” [40] Như vậy, lao động giúp việc gia đình có thể hiểu là việc một

người làm các công việc phục vụ sinh hoạt cho một hoặc một số gia đình nào

đó dé nhận tiền công thông qua hoạt động lao động chân tay.

Tại cuộc họp các chuyên gia do ILO tô chức năm 1951, khái niệm về

LDGVGD được định nghĩa như sau, LDGVGD là “người làm công, làm việc

tại nhà riêng, theo các hình thức và thời gian thanh toán tiền công khác nhau.

Người này có thể do một hoặc nhiều người thuê và người chủ không được tìmkiếm lợi nhuận từ công việc này” [44]

Đến năm 2011, Hội nghị thường niên lần thứ 100 của ILO đã thông qua

Công ước 189 Việc làm bền vững cho LĐGVGĐ Theo quy định tại Điều 1

Công ước 189 thì LDGVGD được xác định như sau:

i, GVGD là công việc được thực hiện trong một hoặc nhiều hộ gia đình,

ii, LDGVGD là người làm công việc gia đình trong môi quan hệ thuê mướn,

11, Một người chỉ làm công việc một cách thỉnh thoảng, không

thường xuyên, không mang tính nghề nghiệp thì không được coi

là LDGVGD.

12

Trang 19

Có thé nói việc thông qua Công ước 189 là cơ sở rất quan trọng giúpcho hàng triệu LĐGVGĐ trên thế giới có một cơ chế quốc tế nhằm cải thiện

điều kiện việc làm cho họ Và có thé thấy, so với định nghĩa đầu tiên được

ILO đưa ra thì lần này cơ sở liên quan đến LDGVGD được cu thé và chỉ tiết

hơn, nó cũng được các quốc gia lay đó làm nền tảng để xây dựng cơ sở về LDGVGDở quốc gia mình.

Tại Việt Nam, LDGVGD lần đầu tiên được thừa nhận trong Bộ luật lao động năm 1994 và được ghi nhận tại Điều 2, Điều 28, Điều 139 Tuy răng Bộ

luật lao động 1994 chưa đưa ra khái niệm cụ thé như thế nào là LDGVGDnhưng những ghi nhận về mặt pháp lý là bước ngoặt không hề nhỏ cho việcbảo vệ quyền lợi của người lao động GVGD Đến năm 1998, GVGD chínhthức được thừa nhận là một nghề với mã số 9131, được xếp vào nhóm lao

động giản đơn [24], và sau đó, vào năm 2007, GVGD được công nhận trong

hệ thống ngành kinh tế Việt Nam [19] Việc thừa nhận lao động giúp việc gia

đình là một nghề trong các văn bản này đã tạo nền tảng quan trọng để BLLĐ

năm 2012 quy định cụ thé về LDGVGD từ Điều 179 đến Điều 183

Theo đó, khái niệm LĐGVGĐ lần dau tiên được chính thức ghi nhận

tại Việt Nam trong BLLD năm 2012 tại Điều 179:

Lao động là người GVGD là người lao động làm thường xuyên các

công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình Các côngviệc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc

trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và

các công việc khác cho hộ gia đình những không liên quan đến hoạt

động thương mại Người làm các công việc gia đình theo hình thức

khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này

Như vậy, có thê hiểu LDGVGD là người lao động thiết lập quan hệ lao

động một cách thường xuyên với một hoặc nhiêu hộ gia đình đê làm các công

13

Trang 20

việc trong gia đình (nội trợ, quản gia, làm vườn, lái xe, chăm sóc trẻ, chăm sóc người già, người bệnh, các công việc khác cho hộ gia đình ) không liên

quan đến hoạt động thương mại và không phải là người làm công việc giađình theo hình thức khoán việc Có thé thấy, định nghĩa về LDGVGD của

pháp luật lao động Việt Nam khá hợp lý và phù hợp với định nghĩa của ILO.

Quy định về định nghĩa lao động là người GVGD tại Diéu 161 BLLĐ năm 2019 không có sự thay đổi so với BLLĐ năm 2012.

Từ những khái niệm và những chi ra như trên LDGVGD phải thỏa man

các điều kiện chung đối với người lao động, đồng thời cũng phải thỏa mãnnhững điều kiện riêng có

Về điều kiện chung đối với người lao động

Cũng như các quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật lao động cũng

gồm các thành phan sau: chủ thé, khách thé và nội dung Trong quan hệ pháp luật lao động, chủ thể của quan hệ pháp luật lao động gồm người lao động và

người sử dụng lao động Khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dan

có quyền có việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”, như vậy công dân chính là chủ thê của quan hệ pháp luật lao động Thế nhưng công dân

muốn trở thành chủ thé của quan hệ pháp luật với tư cách người lao động phảiđáp ứng những điều kiện nhất định mà pháp luật quy định

Với năng lực pháp luật lao động, đây là khả năng mà pháp luật quy

định họ có thể tham gia vào quan hệ trở thành người được hưởng quyền và

gánh vác những nghĩa vụ pháp lý Do đó, năng lực pháp luật lao động là khả

năng pháp luật quy định cá nhân có quyền được làm việc, được trả công và

thực hiện những nghĩa vụ Năng lực pháp luật lao động khác với năng lực

pháp luật dân sự ở điểm, năng lực pháp luật lao động không xuất hiện từ khi

cá nhân sinh ra mà phải đạt đến một độ tuổi nhất định thì người đó mới cónăng lực pháp luật lao động Tùy vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia mà

14

Trang 21

quy định về độ tuổi cá nhân có năng lực pháp luật lao động cũng khác nhau.

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên có năng

lực pháp luật lao động Cũng như năng lực pháp luật dân sự nói chung, năng lực pháp luật lao động không phải là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà nó

được pháp luật quy định và không thê chuyền giao cho người khác.

Với năng lực hành vi lao động, day là khả năng của cá nhân băng hành

vi của mình xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự Năng lực hành vi lao

động của cá nhân là khả năng bằng chính hành vi của bản thân họ trực tiếp

tham gia vào một quan hệ pháp luật lao động dé gánh vác những nghĩa vụ vàthực hiện những quyền lợi của người lao động Nếu năng lực hành vi dân sựgan liền với độ tuổi và trạng thái sức khỏe tinh thần của cá nhân, thé hiện trên

hai khía cạnh: khả năng giao dịch (năng lực thực hiện các giao dịch) và khả

năng gánh chịu trách nhiệm (độc lập chịu trách nhiệm đối với hành vi củamình) thi năng lực hành vi lao động lại được thê hiện trên hai yếu tổ thé lực

(điều kiện về sức khỏe có thé thực hiện được một công việc nhất định) và trí lực (trình độ chuyên môn kỹ thuật) Như vậy, muốn có năng lực hành vi lao động, cá nhân phải trải qua một thời gian phát triển cơ thê và phải có quá trình

tích lũy kiến thức, kỹ năng lao động

Về điều kiện riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình

Một là LDGVGD là người được thuê dé thực hiện các công việc củaminh trong khuôn khổ moi quan hệ thuê mướn lao động Người GVGD khôngphải là thành viên trong gia đình đó, họ chỉ là người được trả công để chia sẻ

bớt gánh nặng công việc gia đình cho gia chủ Việc thuê mướn lao động là cơ

sở dé hình thành nên mối quan hệ lao động giữa LDGVGD và người sử dụng lao động Các bên phải có sự thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến quá trình

thực hiện công việc của người lao động như tiền lương, thời gian làm việc,thời gian nghỉ ngơi, điều kiện làm việc thông qua hợp đồng lao động Mối

15

Trang 22

quan hệ này được điều chỉnh với pháp luật lao động và được chỉ tiết hóa trongNghị định số 145/2020/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Hai là phạm vi làm việc cua lao động GVŒĐ là trong hộ gia đình.

LĐGVGĐ thường làm việc đơn lẻ và môi trường làm việc của họ thường

khép kín, ít có sự gặp gỡ, giao tiếp với môi trường bên ngoài Nếu như những

lao động bình thường khi đi làm các công việc bình thường thì sẽ cùng làm

việc với nhiều người trong cùng không gian hoặc sẽ có sự giao tiếp cởi mở

với những người khác Những người cùng làm việc với nhau trong cùng một

không gian, thời gian, cùng hướng tới lợi ích lâu dài của doanh nghiệp thì

được gọi là đồng nghiệp, cũng có khi người lao động không có nhiều đồngnghiệp nhưng người lao động lại luôn nhận được sự tương tác giao tiếp từkhách hang, từ những người xung quanh Tuy nhiên đối với LDGVGD thì vi

tính chất công việc là làm các công việc trong gia đình nên họ làm việc độc lập, môi trường làm việc của họ chủ yếu trong các hộ gia đình, ít có sự giao

lưu, tương tác với bên ngoài nên nguy cơ bị lạm dụng, bạo hành từ gia đình

chủ sử dụng lao động là rất lớn Điều này lại càng đúng với những người lao

động giúp việc sinh sống và làm việc tại nhà chủ khi mà họ là những ngườidành trọn vẹn cả một ngày để ở nhà và làm chuỗi các công việc, không thamgia bất cứ hội nhóm, đoàn thể nào như những lao động làm việc trong cácdoanh nghiệp hay tô chức

Ba là bản chất công việc cua LDGVGD không sinh lợi nhuận cho người sử dụng lao động Đây là công việc không gắn với sản xuất, kinh doanh của người chủ sử dụng lao động, chủ yếu là những công việc mang tính phục

vụ sinh hoạt trong gia đình nên không mang lại lợi nhuận cho người sử dụng

lao động Nếu người lao động thực hiện các công việc trợ giúp cho gia đìnhnhưng liên quan đến hoạt động thương mại như bảo vệ nhà xưởng, cơ sở sản

16

Trang 23

xuất kinh doanh của hộ gia đình, đọn đẹp vệ sinh cho cửa hàng, văn phòng, cơ

sở sản xuất kinh doanh; làm các công việc trồng trọt, chăn nuôi, lấy sảnphẩm dé bán, trao đổi hàng hóa thì không phải là LDGVGD

Bon là tính chất thường xuyên và tính nghề nghiệp của công việc của

LPGVGD Thường xuyên là luôn đều đặn, không gián đoạn; tính nghề nghiệp

là tính có định, công việc đó là nghề mưu sinh [28] Công việc GVGD đượclặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định Bản thân lao động là

người GVGD phải coi GVGD là một nghề nghiệp, một công việc én định, lâu

dài mang lại thu nhập cho họ và gia đình họ.

Nhu vậy, có thé khang định LDGVGD là người lao động thỏa mãn cácđiều kiện của chủ thể quan hệ lao động, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của

người lao động So với những người lao động khác, LDGVGD là người lao

động làm thường xuyên công việc có tính chất đặc thù đó là sự trợ giúp cho

một hoặc nhiều hộ gia đình các công việc nội trợ, dọn dep, giặt giũ, bảo vệ

tài sản của hộ gia đình, chăm sóc trẻ em, người giả, người tàn tật, không

trực tiếp mang lại lợi nhuận và không liên quan đến hoạt động thương mại

của các hộ gia đình.

1.1.2 Khái niệm hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đìnhHợp đồng lao động (Labor Contract) là một khái niệm từ lâu đời vađược sử dụng thường xuyên Điều 1 Pháp lệnh Hop đồng lao động được Hộiđồng Nhà nước ban hành ngày 30/08/1990 - văn bản pháp lý đánh dấu mốc

quan trọng về hợp đồng lao động quy định:

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người

sử dụng thuê mướn lao động (gọi chung là người sử dụng lao động)

về việc làm có trả công, mà hai bên cam kết với nhau về điều kiện

sử dụng lao động và điều kiện lao động, về quyền và nghĩa vụ củamỗi bên trong quan hệ lao động.

17

Trang 24

Đến hiện tại, khái niệm này đã được hoàn thiện và bổ sung yếu tổ tiền

lương được ghi nhận tại Bộ luật Lao động 2019:

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người

sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao

động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.

Ngoài ra, nếu hiểu một cách câu chữ theo Từ điển Tiếng Việt:

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giao ước giữa hai hay nhiều bên quy định các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, thường

được viết thành văn bản

Nhìn chung có thê thấy HĐLĐ thực chất là sự thỏa thuận giữa hai chủthể, một bên là NLĐ có nhu câu về việc làm, một bên là NSDLĐ có nhu cầuthuê mướn NLĐ đề mua sức lao động Trong đó, NLĐ cam kết tự nguyện làm

một công việc cho NSDLD và đặt mình dưới sự quản lý của NSDLD và được NSDLĐ trả lương,

Cũng với tinh thần đó, theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì hợp đồng lao động là một thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa một người sử dụng lao động và một công nhân, trong đó xác lập các điều kiện và chế độ làm

việc Khái niệm này có thé coi là có tính khái quát vì đã phản ánh được bảnchất của hợp đồng nói chung phù hợp với quan niệm “hợp dong định nghĩamột cách đơn giản nhất là những thỏa thuận có giá trị pháp lý ràng buộc các

bên ” đồng thời xác định được các bên trong HDLD - một phan nội dung của

quan hệ Nhưng khái niệm này có nhược điểm là việc xác định một bên củaquan hệ là công nhân rõ ràng đã thu hẹp nhóm chủ thé nay và chưa nêu rõ

được ban chất của HDLD [6].

Pháp luật lao động của nhiều nước trên thế giới đã xây dựng chế định

riêng về HDLD nhưng vẫn có sự điều chỉnh của pháp luật dân sự Hệ thốngpháp luật của Đức, Pháp: hệ thống pháp luật của hai nước này coi quan hệ

18

Trang 25

hợp đồng lao động thuộc lĩnh vực luật tư Chang han ở Đức hiện nay không

có điều luật cụ thé nao quy định về khái nệm HĐLĐ và cho rằng HDLDmang ban chất chung của hop đồng dân sự Bộ luật dân sự Đức [43]: “Thỏathuận về việc thực hiện một hoạt động và việc trả thu lao”, Bộ luật dan sựPháp [42]: “Hợp đồng thuê lao động phục vụ và hợp đồng thué muon gia

nhân và công nhán ”.

Như vậy, theo quan niệm của hệ thống pháp luật Đức, Pháp thì HĐLĐ

là sự thỏa thuận, tự nguyện của người đến làm việc cho người khác, được trả

công và chịu sự quản lý của người đó Day là khái nệm HDLD được xây

dựng xuất phát từ các yếu tố cấu thành của nó nhưng lại chưa nói rõ được van

dé của chủ thé, nội dung quan hệ

Ở Tây Ban Nha, Brazil, quy định về việc hợp đồng lao động có thê

băng văn bản hoặc lời nói, trong khi ở ban New York (Mỹ) thì một hợp đồng dưới hình thức văn bản được yêu cầu đối với người lao động giúp việc gia đình do các tổ chức dịch vụ làm đặt ra, ở Philipin thì lao động GVGĐ rất được quan tâm và đã được điều chỉnh bởi một đạo luật riêng bởi đây là quốc gia có số lượng lao động giúp việc gia đình rất lớn, không chỉ tại trong nước

mà Philipin còn nổi tiếng về việc xuất khẩu lao động giúp việc gia đình sangnhững quốc gia khác Tại Việt Nam, tuy chưa có khái niệm chính thức về hợpđồng lao động giúp việc gia đình thế nhưng BLLD 2019 đã có sự tiến bộ vượtbậc khi ghi nhận chính thức về khái niệm “Lao động là người giúp việc gia

đình”, về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình nếu không

có quy định cụ thể thì cũng đã có những quy định chung về hợp đồng lao động điều chỉnh, ngoài ra các vấn dé liên quan đến hợp đồng lao động giúp việc gia đình còn tuân theo quy định của một số văn bản dưới luật khác.

Có thé thấy so sánh với khái niệm về HDLD của pháp luật lao động cácnước thì khái niệm HĐLĐ theo ghi nhận của Việt Nam có nhiều điểm tương

19

Trang 26

đồng và cũng chi tiết hơn khi xác định các yếu tố cơ bản của HDLD như chủ

thé hop đồng, mục đích giao kết, nội dung thỏa thuận, tính phụ thuộc của

người lao động, tính trực tiếp trong thực hiện công việc của NLD.

HĐLĐ đối với LĐGVGĐ là loại HDLD đặc biệt với sự khác biệt cơbản là tính chất đặc biệt của công việc mà lao động là người giúp việc gia

đình phải thực hiện Tính chất đặc biệt của công việc thể hiện ở những khía

cạnh về nơi thực hiện công việc, nơi làm việc không thật sự cô định, thời gianlàm việc linh hoạt, một NLD có thé có nhiều NSDLĐ, Đặc điểm này củaNLD là LDGVGD trong HĐLĐ cũng làm phát sinh những yếu tố pháp lý đặcthù khi giao kết, thực hiện, cham dứt HDLD HDLD đối với LĐGVGĐ là sựthỏa thuận giữa NLD là LDGVGD và NSDLĐ là LDGVGD về việc làm có

trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ

lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Từ những phân tích về khái niệm HDLD và LDGVGD ở trên, tác giả

cho răng hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình là sự thỏa

thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả

lương, điều kiện làm việc, quyên và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao

động giúp việc gia đình.

1.1.3 Đặc điểm của hop đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình

Khi LDGVGD có nhu cầu làm việc và NSDLĐ có nhu cầu tuyên dụng

lao động thì hai bên tự nguyện thỏa thuận để hình thành nên hợp đồng Khi

HĐLĐ được giao kết sẽ tạo ra sự phụ thuộc pháp lý giữa LĐGVGĐ với

NSDLD Người lao động là LDGVGD thực hiện công việc mà NSDLD giao

và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát, kiểm tra trong quá trình làm việc.

HDLD GVGĐ cũng được thực hiện liên tục trong thời gian nhất định hoặc vôhạn định Thêm nữa, xuất phát từ yếu tố chủ thé của quan hệ lao động GVGD,

tính đặc thù và phổ biến của HDLD đối với LDGVGD mà hợp đồng lao động

đối với LĐGVGĐ còn có những đặc điểm sau:

20

Trang 27

Thứ nhất, chủ thể giao kết HĐLĐ là LĐGVGĐ và NSDLĐ phải thỏamãn các điều kiện pháp luật quy định Ở các HĐLĐ khác, NSDLĐ có thé là

cá nhân hoặc pháp nhân nhưng với HDLD GVGD, NSDLD là cá nhân, hộ gia

đình hoặc có thể thông qua hoạt động cho thuê lại lao động (nghĩa là quan hệ

giữa LĐGVGĐ và cá nhân, hộ gia đình được phát sinh trên cơ sở hợp đồng

dịch vụ giữa bên cho thuê lai LDGVGD và bên thuê lại LDGVGD).

Quan hệ LDGVGD phát sinh khi có HĐLĐ giao kết trực tiếp giữa

LĐGVGĐ với chủ hộ gia đình hoặc một thành viên trong hộ gia đình thì hai

bên chủ thé do đó cũng có quyền và nghĩa vụ trực tiếp với nhau

Ngoài ra, trong bối cảnh nhu cầu thuê LDGVGD ngày càng tăng, mongmuốn thuê GVGĐ một cách thuận tiện, nhanh chóng cùng với sự phát triểncủa công nghệ, việc giao kết hợp đồng còn được thông qua hợp đồng cho thuêlại lao động Hợp đồng cho thuê lại LĐGVGĐ là hình thức pháp lý của quan

hệ giữa các tô chức, doanh nghiệp, trung tâm môi giới LĐGVGĐ cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với người lao động tham gia quan hệ cho thuê lại lao động Hợp đồng cho thuê lại LĐGVGĐ có thé thông qua một bên chủ thé khác là tổ chức, doanh nghiệp,

trung tâm môi giới LĐGVGĐ hay thậm chí là qua các ứng dụng kỹ thuật số(app) Như vậy, hợp đồng kí kết giữa hai chủ thé này là HDLDGVGD Quan

hệ giữa LĐGVGĐ và cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu thuê LĐGVGĐ sẽ phátsinh trên cơ sở hợp đồng dịch vụ giữa trung tâm, doanh nghiệp môi giớiLĐGVGĐ với cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu

Việc phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi giao kết

HĐLĐGVGĐ không đơn thuần là giữa bên cho thuê lại LĐGVGĐ và bênthuê lại LDGVGD mà còn phát sinh giữa hai bên chủ thể này với LDGVGD

được cho thuê lại.

Về quan hệ giữa tô chức, doanh nghiệp, trung tâm môi giới LDGVGD

21

Trang 28

và LDGVGD được cho thuê lại: bên cho thuê lai LDGVGD tuyển dụng và giao

kết HDLD với LĐGVGĐ, do đó trong quan hệ này bên cho thuê lại LDGVGD

chính là NSDLD và LDGVGD được cho thuê lại là NLD LDGVGD tuy

không trực tiếp làm việc tại tổ chức, doanh nghiệp hay trung tâm môi giới

LĐGVGĐ nhưng các tổ chức, doanh nghiệp hay trung tâm môi giới LĐGVGĐ vẫn có trách nhiệm trả lương và đảm bao các quyền lợi của NLD

theo quy định của pháp luật.

Về quan hệ giữa tô chức, doanh nghiệp, trung tâm môi giới LDGVGD

và bên thuê lai LĐGVGĐ: Quan hệ này là quan hệ mang tính dich vụ được

hình thành trên cơ sở hợp đồng cho thuê lại lao động Vì vậy, tổ chức, doanhnghiệp, trung tâm môi giới LDGVGD có trách nhiệm cung cấp cho bên thuêlai LDGVGD lao động mà bên thuê lại cần theo điều kiện, tiêu chudn mà bên

thuê lại đặt ra, đồng thời bên thuê lại LDGVGD có trách nhiệm trả cho tổ chức, doanh nghiệp, trung tâm môi giới LĐGVGĐ một khoản tiền Khi hết thời hạn thuê lao động theo hợp đồng, bên thuê lại lao động sẽ hoàn trả lại

LĐGVGĐ đã thuê.

Về quan hệ giữa LDGVGD được cho thuê lại và bên thuê lai LDGVGD:

trong mối quan hệ này, bên thuê lại LDGVGD tuy không phải NSDLĐ nhưnglại có quyền điều hành, giám sát, quản lý đối với LDGVGD trong quá trìnhNLD thực hiện các nghĩa vụ lao động với bên thuê lại Tuy nhiên, nếu trong

trường hợp LĐGVGĐ vi phạm các nghĩa vu lao động hay có hành vi vi phạm

khác thì bên thuê lại LDGVGD không tiến hành xử lý mà trả lai LDGVGD

cho tô chức, doanh nghiệp hay trung tâm môi giới LDGVGD (nếu trường hợp

họ không muốn sử dụng lao động nữa)

Thứ hai, đối tượng của hợp đông lao động đổi với lao động là người

giúp việc gia đình là việc làm trong gia đình Việc làm là đôi tượng của hợpđồng lao động và là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận diện quan

22

Trang 29

hệ lao động (hay còn gọi là quan hệ việc làm) Đề nhận diện có sự tồn tại của

quan hệ lao động hay không cũng như hợp đồng đó có phải là hợp đồng lao

động hay không, người ta thường xem trong quan hệ đó hay hợp đồng đó có

“yêu tô việc làm” hay không Bởi vậy, thông thường chỉ khi nào trong quan hệ

đó, trong hợp đồng đó có “yêu tổ việc làm” thì quan hệ đó mới được xác định

là quan hệ lao động và hợp đồng đó mới được xác định là hợp đồng lao động.

Do vậy, cũng giống như các HDLD khác, HDLD đối với LDGVGD cũng có đối tượng là việc làm, song việc làm ở đây được giới hạn trong các

công việc gia đình Trong tiến trình ghi nhận về mặt pháp luật, trước đây lao

động GVGD đã được dé cập đến nhưng không cụ thé là loại lao động gi mà chỉ được quy định về việc áp dụng loại hợp đồng lao động, một số quyền lợi

của người lao động giúp việc gia đình và nghĩa vụ pháp lý của người sử dụng

lao động, việc giải quyết tranh chấp lao động của người giúp việc gia đình.Song, cho đến nay việc làm đối với LDGVGD đã được chỉ tiết hóa tại Điều

161 BLLĐ 2019 Đó là các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ

gia đình, các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia,

chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn

và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động

thương mai Day là các việc làm mà LDGVGD phải thực hiện, các công việc

này mang tính chất lặp đi lặp lại hăng ngày, nhưng trên thực tế, tùy thuộc vào

điều kiện, hoàn cảnh cu thé của gia chủ ma NLD phải thực hiện một hoặc một

số hoặc toàn bộ các công việc đó.

Thêm nữa, cũng do đặc thù công việc GVGĐ mà thời gian làm việc

cũng trở nên linh động hơn Nghĩa là LDGVGD hoàn toàn có thé kí kết và thỏa thuận về thời giờ làm việc: có thể làm việc toàn thời gian hoặc bán thời

gian tùy vào sự thỏa thuận của các bên.

23

Trang 30

Thứ ba, hình thức của hợp đông lao động đối với lao động là ngườigiúp việc phải được thể hiện bằng văn bản hoặc có thể thông qua phương tiệnđiện tử Tại Việt Nam, việc giao kết hợp đồng bằng văn bản là bắt buộc Sở dinhư vậy là bởi quan hệ pháp luật LĐGVGĐ thực tế thường được hình thành

thông qua những thỏa thuận lỏng lẻo, sơ sải bằng lời nói giữa LĐGVGĐ và NSDLĐ về một số nội dung cơ bản của hợp đồng Thậm chí phần lớn LĐGVGĐ

là phụ nữ nông thôn, một bộ phận người giúp việc lại chính là những người có

quan hệ đồng hương, quan hệ họ hàng với gia đình sử dụng lao động, hiểu biết

pháp luật còn hạn chế, cộng thêm tâm lý, thói quen giải quyết các quan hệ bằngtình cảm nên họ không biết hoặc không muốn ký HDLD [22] Điều này dẫn đếnhậu quả là khi có mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra, phần lớn người GVGD đềuphải nhận thua thiệt về mình khiến cho quyền lợi của họ không được bảo vệ

Nếu quan hệ lao động được xác lập thông qua HDLD bằng văn bản thì điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc dé bảo vệ quyền và nghĩa vụ của họ Đồng thời nó cũng là cơ sở dé ràng buộc trách nhiệm của các bên và cũng là căn cứ

cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng đã ban hành về hợp đồng mẫunhằm đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của LĐGVGĐ Hợp đồng mẫu đượcquy định cũng giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong

quan hệ lao động Từ đó, NSDLD và LĐGVGĐ hình thành quan hệ làm việc

tuân thủ theo những tiêu chuẩn lao động phù hợp dé bảo đảm quyền và lợi ích

Trang 31

việc theo giờ, làm từ sáng đến tối hoặc giúp việc ở lại nhà Hệ thống ứng dụng

sẽ tự động lựa chọn và giới thiệu những người giúp việc tiềm năng kèm thông

tin cá nhân, kinh nghiém, dé bên thuê LDGVGD lựa chọn Các ứng dụng

nay như cầu nối giữa LDGVGD và bên có nhu cầu thuê LDGVGD Hệ thống

sẽ có một hợp đồng điện tử được xác lập sau khi hoàn tất cả các lựa chọn

Theo Điều 14 BLLĐ 2019: “Hợp đồng lao động được giao kết thông qua

phương tiện điện tu dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định cua pháp

luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp dong lao động bằng văn bản ”.

Như vậy, khi giao kết thông qua phương tiện điện tử, LDGVGD và bên thuêLĐGVGĐ sé phát sinh quyền và nghĩa vụ như đã thỏa thuận

Thứ tư, nội dung của HDLD đối với lao động là người GVGĐ cũng can

dam bảo các điều khoản nhất định HĐLĐ GVGĐ cũng là một loại HDLD nên nội dung của hợp đồng gồm toàn bộ những vấn đề được phản ánh trong hợp

đồng nhằm tạo nên giá trị pháp lý của HĐLĐ [27, tr.243] Và khi xem xét dưới

góc độ pháp lý, nội dung của HDLD GVGD chủ yếu được thể hiện và được

hiểu là các điều khoản của HDLD Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan

hệ lao động được thé hiện thông qua các điều khoản mà các bên thỏa thuận.

Song, dù là loại hợp đồng lao động nao cũng cần đảm bảo những nội

dung bao gom tên, địa chi của người su dung lao động va ho tên, chức danh

của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; họ tên,

ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứngminh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía

người lao động: công việc và địa điểm làm việc; thời hạn của hợp đồng lao

động; mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn

trả lương, phụ cấp lương và các khoản bố sung khác; chế độ nâng bậc, nâng

lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trang bị bảo hộ lao động cho

người lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; đào

tao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề (Điều 21 BLLĐ 2019)

25

Trang 32

Có thê thấy, BLLĐ đã chỉ định danh tên từng nội dung chủ yếu trongHDLD thỏa thuận, tuy nhiên chỉ tiết cụ thé từng nội dung đó trong HDLD làquyền của hai bên khi đàm phán, thương lượng hợp đồng Và với đặc thù củaHĐLĐ đối với LDGVGD, mỗi nội dung sẽ có những đặc thù gắn với bản chất

của LDGVGD Chang hạn, liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, công việc GVGD khó có thé phân tách được rõ ràng hai thời gian này Thực tế cho thấy, các công việc GVGD là những công việc nhỏ nhặt, không tên có thé diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nên thời gian làm việc

của người lao động có thể không kéo dài liên tục mà xen kẽ giữa thời gianlàm việc và thời gian nghỉ ngơi nên khó có thể phân tách Do vậy, để phù hợpvới tính chất đặc thù của LĐGVGĐ, pháp luật cho phép hai bên tự thỏa thuận

về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhưng người lao động phải được nghỉ

ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục.

Nhìn chung, trong HDLD của hai bên phải có điều khoản cơ bản về

tiền lương, thời giờ làm việc nhưng cụ thể tiền lương là bao nhiêu, thời

gian làm việc như thế nào là do hai bên thỏa thuận, pháp luật lao động vẫn

luôn tôn trọng nguyên tắc tự do ý chí, tự do thỏa thuận giữa các bên khi tham

gia giao kết HĐLĐ

1.2 Pháp luật về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình 1.2.1 Khái niệm pháp luật về hợp dong lao động doi với lao động

guúp việc gia đình

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thé hiện ý chí, lợi ích của nhân dân, được nhà nước đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục đích bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người và

sự phát trién bền vững của xã hội [16, tr.295]

Như vậy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa như hiện

26

Trang 33

nay, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là phải tác động tích cực đến mọi mặt xãhội, hướng tới bảo vệ, bảo đảm quyên, tự do của tat cả các chủ thé và sự pháttrién bền vững của xã hội Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏimỗi cá nhân, pháp nhân trong hoạt động của mình phải tuân thủ và chấp hànhnghiêm pháp luật Pháp luật về các lĩnh vực khác nhau hình thành trên cơ sở

tập hợp các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đề điều chỉnh các quan hệ xã hội có cùng đặc điểm về nội dung và tính chất Và HĐLĐ đối với LDGVGD thuộc đối tượng điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về HDLD

đối với LĐGVGĐ HĐLĐ đối với LDGVGD là căn cứ pháp lý vững chắcnhất dé bảo vệ quyên và lợi ích của hai bên nếu có xảy ra tranh chấp Như đãphân tích, hợp đồng lao động đổi với lao động giúp việc gia đình là sự thỏathuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả

lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mdi bên trong quan hệ lao

động giúp việc gia đình (xem thêm phân tích mục 1.1.2) Với tư cách là một

khế ước, HĐLĐ đối với LDGVGD mang day đủ những đặc điểm nói chung của hợp đồng và cũng mang những đặc điểm riêng, phản ánh đúng bản chất là

một chế định xác lập và duy trì quan hệ lao động Do tính chất đặc thù về địađiểm, thời giờ lao động, mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cácbên cũng cần chặt chẽ hơn, cũng chính vì vậy mà các quy định liên quan đếnHĐLĐ đối với LĐGVGĐ được điều chỉnh bởi những quy định chung về

HDLD được quy định trong Bộ luật Dan sự và những quy định đặc thù được quy định trong Bộ luật Lao động và các nghị định, thông tư khác.

Khác với những cuộc cách mạng, cải cách pháp luật thường diễn ra

lặng lẽ Trong tiến trình đó, sự giao hòa và xung đột giữa các hệ thống và văn

hóa pháp luật thường xuyên diễn ra Việc học hỏi, tiếp thu có chọn lọc những

quy định pháp luật của các quốc gia có nền pháp luật mang tính tương đồngcũng là một cách dé phát triển, hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về HDLD

27

Trang 34

đối với LDGVGD Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy quy địnhcủa mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau về hợp đồng lao động đối với lao độnggiúp việc gia đình (xem thêm phân tích mục 1.1.2) để phù hợp với tình hìnhkinh tế - xã hội tại quốc gia đó nhưng chưa có quốc gia nào đưa ra cụ thê khái

niệm “pháp luật ve HDLD đối với LĐGVGĐ” Do đó, với những phân tích đã đưa ra, theo tác giả: Pháp luật về hợp dong lao động đối với lao động giúp việc gia đình chính là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về việc giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đông lao động giữa những người lao động

giúp việc gia đình và người sử dụng lao động, Những quy phạm pháp luật

này đã và đang góp phần quan trọng vào việc giúp quan hệ lao động giúp việcgia đình luôn hài hòa, 6n định, đảm bảo quyên và lợi ích của các chủ thé

Theo khái niệm này, Nhà nước ghi nhận quyên tự do giao kết HDLD

đối với NLD là LDGVGD và NSDLD và giới han nó trong khuôn khổ phù

hợp của BLLĐ Pháp luật về HĐLĐ đối với LDGVGD gồm các nội dungchính: xác lập HDLD đối với LDGVGD, thực hiện, thay đổi HDLD đối vớiLĐGVGĐ, cham dứt HDLD đối với LĐGVGĐ, Các nội dung này cụ thé

hóa nội dung các nguyên tắc mà NLĐ là LĐGVGĐ và NSDLĐ làm việc tại

Việt Nam Khi tìm hiểu những quy định của pháp luật về HDLD đối vớiLĐGVGĐ can tìm hiểu các quy định của pháp luật về các nhóm nội dung trên

để từ đó soi chiếu vào thực tiễn thực hiện quy định pháp lý này trên thực tế.

1.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về hợp đồng lao động đối với

lao động giúp việc gia đình

Pháp luật về hợp đồng lao động đối với LĐGVGĐ là một chế định của pháp luật lao động, do đó các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh pháp luật về HĐLĐ cũng là những nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về HDLD đối với LDGVGD.

Thứ nhất là nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp táccủa các bên Đây là một nguyên tắc quan trọng và tất yếu đã được pháp luật

28

Trang 35

Việt Nam ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản trong giao kết HĐLĐ tại Điều

15 BLLĐ 2019: “Tu do giao kết hợp dong lao động nhưng không được tráipháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội” Nguyên tắc nàycũng được thé hiện trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng khi giải quyết tranhchấp tại Khoản 1 Điều 8 Quy chế Rome I: “Hop đồng lao động cá nhân sẽ

được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn theo quy định tại khoản 3” Các bên có quyên lựa chọn và thống nhất pháp luật áp dụng cho HĐLĐ.

Thứ hai là nguyên tắc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người sử

dụng lao động và người lao động giúp việc gia đình Đây cũng là những

nguyên tắc cần thiết và đặc thù của ngành luật lao động đã được ghi nhậnĐiều 4 BLLD 2019:

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao

động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động và bảo đảm

quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao

động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao

trách nhiệm xã hội.

Sở di cần phải bảo vệ quyên lợi của NSDLĐ mặc dù chủ thé nàythường được coi là chủ thể có vụ thế cao hơn trong quan hệ lao động là bởiđây là một bên không thể thiếu để hình thành quan hệ lao động cho sốlượng lớn NLD trong đó bao gồm cả NLD là LDGVDGD và có tráchnhiệm duy trì phát triển quan hệ lao động thông qua quyền quản lý, sử

dụng sức lao động của mình.

Bên cạnh những nguyên tắc điều chỉnh chung, do đặc thù của công việcGVGD do đó cần phải có những nguyên tắc riêng điều chỉnh pháp luật vềHĐLĐ đối với LĐGVGĐ, cụ thé bao gồm những nguyên tắc sau:

29

Trang 36

Một là nguyên tắc bảo vệ NLD là LĐGVGĐ chống lại tất cả các hìnhthức lạm dụng, quấy rồi hoặc bạo lực

Trong mối quan hệ lao động, NLD thường bị phụ thuộc vào NSDLD người thuê mướn, trả cộng cho NLĐ Do đó, trên thực tế thường “xảy ra xu

-hướng lạm quyền của NSDLD và sự cam chịu của NLD” [27, tr.33 | Đặc biệt,

phần lớn LDGVGD chủ yếu là nữ giới, họ thường làm việc trong môi trườngkhép kín trong một hoặc một vài hộ gia đình, ít có cơ hội tiếp xúc với bênngoài nên nguy co họ gặp phải những rủi ro là rất cao Đó có thé là bạo lực,cưỡng bức lao động, ngược đãi, quấy rối tình dục, Do đó, sự ghi nhận trongpháp luật lao động nói chung cũng như pháp luật về hợp đồng lao động đốivới LĐGVGĐ nói riêng cần có sự rõ ràng trong các quy định để bảo vệLĐGVGĐ khỏi những nguy co đó Điều nay cũng phù hợp với tinh thần của

Công ước số 189 của ILO: “Mỗi nước thành viên cân thực hiện các biện pháp

dé bảo đảm người LDGVGD được bảo vệ chống lại tat cả các hình thức lạm dụng, quấy rồi hoặc bạo lực ”.

Hai là nguyên tắc bảo vệ tài sản và sự an toàn cho các thành viên

trong gia đình người sử dụng lao động

Trong quan hệ pháp luật lao động, mặc dù NSDLĐ dưới nhiều góc độ

là người thuê mướn và họ có quyền quản lý NLD nhưng nếu mở rộng ra cáckhía cạnh thì họ cũng cần được bảo đảm những quyên và lợi ích hợp pháp của

mình, trong đó có bảo vệ tài sản và sự an toàn cho các thành viên trong gia

đình Đây là một trong những điều quan trọng vì nó phụ thuộc vào các côngviệc mà LĐGVGĐ thực hiện Phần lớn đó là chăm sóc, phục vụ các thành

viên trong gia đình, đặc biệt là chăm sóc những người không có khả năng tự

bảo vệ mình như trẻ em, người già, người ốm, người khuyết tật Như vậy,trong pháp luật về hợp đồng lao động đối với LDGVGD cần quy định rõ vàđiều chỉnh các van đề về bồi thường thiệt hại nếu người GVGD gây thiệt hai

30

Trang 37

cho tài sản của NSDLD; NSDLĐ được yêu cầu NLD tôn trọng quyên, lợi íchhợp pháp của mình Ngoài ra cũng cần có những quy định nghiêm cắm cáchành vi trộm cắp, cố ý gây thương tích cho các thành viên trong hộ gia đình;ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục các thành viên

trong hộ gia dinh,

Ba là nguyên tắc bảo đảm sự quản lý của Nhà nước đối với lao động

giúp việc gia đình [23, tr.55].

Hiện nay, mặc dù số lượng LĐGVGĐ ở các quốc gia tương đối lớnnhưng đa số họ vẫn nằm ngoài sự quản lý của nhà nước Chỉ một số ít nướctrên thế giới thực hiện tương đối tốt việc quản lý đối với LDGVGD nhập cư,tuy nhiên những thống kê cụ thé về số lượng LDGVGD van chỉ là những con

số ước tính [45] Ở Việt Nam, vấn đề quản lý nhà nước đối với LĐGVGĐhiện nay vẫn còn bị buông lỏng, thiếu chặt chẽ Do đó, thực tế có thể dẫn đếnnhiều hệ lụy như không thê phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi viphạm từ phía người sử dụng lao động hay người GVGĐ; không có thống kê

chính xác về số lượng và chất lượng LĐGVGĐ, nhu cầu sử dung LDGVGD ở từng địa phương [23, tr.55] Chính vì vậy, pháp luật về LDGVGD phải được

xây dựng theo hướng đảm bảo sự quản lý của nhà nước với loại hình lao động

này Nếu hoạt động quản lý nhà nước đối với LĐGVGĐ được thực hiện tốt sẽ

có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường pháp lý ôn định cho quan

hệ pháp luật về GVGD xác lập, duy trì và phát triển; điều tiết các quan hệ

pháp luật về GVGD, đảm bảo quyền lợi của LDGVGD, ngăn ngừa, hạn chế

Trang 38

những vấn đề liên quan đến LĐGVGĐ nói chung và hợp đồng lao động đối vớiLDGVGD nói riêng Nhưng nhìn chung, dù ở bất kỳ quốc gia nao đi chăngnữa thì khi đề cập đến pháp luật về hợp đồng lao động đối với LĐGVGĐthì luôn cần xem xét đến những van đề như giao kết HDLD, thực hiệnHDLD và cham dứt HĐLĐ.

Một là giao kết HDLD đổi với LD GVGD

Về chủ thé của HĐLĐ đối với LDGVGD thì luôn có hai bên chủ thể bao gồm người sử dụng lao động và NLĐ GVGĐ, tuy nhiên không phải bất

cứ chủ thé nào cũng được quyền tham gia giao kết HDLD Dé được giao kếtHDLD thì các bên chủ thé phải đáp ứng những điều kiện do pháp luật quyđịnh Theo điều 10 của Luật tiêu chuẩn lao động Nhật Bản và điều 6 củaBLLĐ Nhật Bản thì đối với người sử dụng lao động nếu là tổ chức, doanhnghiệp phải thành lập hợp pháp, có đăng ký kinh doanh, nếu là cá nhân phải

từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi Đối với người lao động, dé được giao kết HDLD cũng cần có những điều kiện nhất định Pháp luật Hàn Quốc đã quy định người lao động giao kết HDLD phải có năng lực hành vi lao động, ít nhất từ đủ 15 tuổi, có khả năng thực hiện các quyền

và nghĩa vụ về lao động (điều 2 và điều 64 Luật tiêu chuẩn lao động HànQuốc và điều 6 Bộ luật lao động)

Về hình thức của HDLD đối với LD GVGĐ: điều 7 Công ước số 189của ILO khi yêu cầu các quốc gia thành viên cần có các hợp đồng băng văn

bản theo quy định của pháp luật, pháp quy quốc gia hoặc thỏa ước tập thé thì pháp luật lao động ở một số quốc gia khác như Tây Ban Nha, Bolivia, lại quy định HĐLĐ đối với LD GVGD có thé bằng văn bản hoặc bằng miệng Một số quốc gia khác lại yêu cầu HDLD phải được thé hiện đưới hình thức

văn bản như Nam Phi, Mỹ, Pháp, Thụy Sỹ,

Ngoài ra, nội dung của HDLD cũng là một nội dung quan trọng, không

32

Trang 39

thé thiếu của HĐLĐ đối với LĐGVGĐ Pháp luật lao động của các nướcthường quy định những nội dung cần phải có trong HDLD nói chung và HDLDđối với LD GVGD nói riêng như việc làm, tiền lương, thời gian làm việc, thờigian nghỉ ngơi Điều 17 Luật HĐLĐ Trung Quốc quy định nội dung của

HĐLĐ bao gồm: tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và người lao động, thời

hạn HDLD, phạm vi công việc và noi làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động Pháp luật Hàn Quốc lại phi nhận

những nội dung chính cần có trong HDLD đối với LD GVGD bao gồm tiềnlương, giờ giấc làm việc, ngày nghỉ có lương, điều kiện làm việc

Hai là về thực hiện HĐLĐ đổi với LDGVGDĐây là nội dung quan trọng trong pháp luật về HĐLĐ đối với LDGVGD bởi lẽ quan hệ LD GVGD thành công hay that bại phụ thuộc rất lớn

vào giai đoạn này Nếu các bên chủ thê tuân thủ đúng những cam kết đã xây dựng trong hợp đồng lao động thì quan hệ lao động có thé 6n định và bên

vững; ngược lại, nếu như một trong hai bên không tuân thủ hay tuân thủ

không đúng, không đủ các cam kết trong HDLD thi sẽ rất dễ gây ra những rạn nứt trong quan hệ lao động Pháp luật lao động Việt Nam, cụ thể là Bộ luật lao

động năm 2019 cũng đã xây dựng những quy định liên quan đến vấn đề thựchiện HDLD và nó được thé hiện từ Điều 28 đến Điều 33 mục 2 Chương IIIquy định về HĐLĐ Có thể thấy, tuy HĐLĐ giúp việc gia đình chưa có quyđịnh riêng về vấn đề này nhưng về cơ bản có thể áp dụng được những quyđịnh liên quan đến việc thực hiện HĐLĐ nói chung Một yêu cầu được đặt ra

đối với các bên khi thực hiện HDLD nói chung và HDLD đối với LĐGVGĐ nói riêng đó là các bên chủ thể luôn phải tôn trọng các thỏa thuận trong

HĐLĐ đã giao kết Điều này không chỉ được quy định ở pháp luật lao độngcủa Việt Nam mà còn ở pháp luật của rất nhiều quốc gia như Luật HDLDTrung Quốc hay Bộ luật Lao động Nhật Ban, cũng đặt ra yêu cầu đối với

33

Trang 40

các bên chủ thé trong quan hệ lao động nói chung và quan hệ lao động GVGDnói riêng Do là yêu cầu về việc thực hiện đúng các thỏa thuận trong HDLD.Việc pháp luật của các quốc gia quy định như vậy sẽ góp phần tích cực vàoviệc duy trì 6n định quan hệ lao động cũng như LĐGVGĐ.

Ba là về cham dứt HDLD đối với LDGVGD

Chấm dứt HĐLĐ là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ

của các bên trong quan hệ LDGVGD Pháp luật Việt Nam cũng đã có quy

định cụ thể về vẫn đề này, nó được quy định từ Điều 34 đến Điều 48 mục 3

Chương III của BLLD năm 2019 Khi sự kiện pháp lý xảy ra, quan hệ lao

động của hai bên sẽ kết thúc Đây là vấn đề quan trọng trong quan hệ lao động

nói chung và quan hệ LDGVGBD nói riêng, bởi vậy pháp luật lao động của các

quốc gia đều quy định khá day đủ và chỉ tiết về van dé này Ở một số quốc giatrên thé giới như Thụy Điền hay Singapore thường quy định các căn cứ chamdứt HĐLĐ chung đối với HĐLĐ, còn ở Việt Nam thì pháp luật lại quy định

đối với từng loại hợp đồng lao động sẽ có căn cứ chấm dứt khác nhau Điều

này là phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của từng quốc gia Có thể nói,

các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động giúp việc gia đình nói chung

và hợp đồng lao động đối với lao động GVGD nói riêng chính là cơ sở dé cácbên chủ thé trong quan hệ LDGVGD có thé kết thúc quan hệ LDGVGD êmđẹp, tránh xảy ra những mâu thuẫn không đáng có, gây ảnh hưởng đến quyền

và lợi ích của các bên trong quan hệ LDGVGD.

Bốn là về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về HĐLĐ đối vớiLDGVGD

Tranh chấp lao động giữa người LDGVGD va NSDLD là những mâu

thuẫn, bất đồng giữa các bên về các vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động

như thực hiện, cham dứt HDLD; tiền lương, thời giờ làm việc; thời giờ nghỉngơi; trách nhiệm vật chất Tranh chấp phát sinh giữa người GVGĐ và

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w