1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006
Tác giả Vũ Thu Trang
Người hướng dẫn TS. Võ Minh Vũ
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 5,54 MB

Nội dung

Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới có những biến động sâu sắc, tất cả các quốc gia, dân tộc, nhất là các cường quốc lớn, trong đó có Nhật Bản đã điều chỉnh đường lối, chính sách đối ngo

Trang 1

TIỂU LUẬN CUOI KY MON: QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BAN

CHỦ DE: NHỮNG DIEU CHINH TRONG CHÍNH SÁCH DOI

NGOẠI CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN TỪ SAU

CHIẾN TRANH LẠNH ĐÉN NĂM 2006

Lớp học phần : JPN3004

Họ và tên : Vũ Thu Trang

Mã sinh viên : 21031173 Giang vién : TS Võ Minh Vũ

Hà Nội, thang 1 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mối quan hệ giữa Việt Nam — Nhật Bản đã được hình thành từ lâu, trải qua một

quá trình dai và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay Là hai quốc gia cùng nằm ở

khu vực Châu A — Thái Binh Dương, lại có nhiều nét tương đồng về lịch sử, truyền

thống văn hoá nên quan hệ giữa hai nước đã sớm được xác lập và ton tại trong nhiều thế kỷ Hai nước đã trải qua không ít những biến động lịch sử, nhất là trong nửa sau

thế kỷ XX Năm 1973, Nhật Bản và Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại, nhưng cũng ngay sau đó vẫn không tránh khỏi những thăng tram

Cụ thé là phải tới đầu những năm 90, sau khi thế giới bước vào thời kỳ mới sau chiến tranh lạnh kết, mối quan hệ hai nước mới thực sự phát triển Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới có những biến động sâu sắc, tất cả các quốc gia, dân tộc, nhất là các

cường quốc lớn, trong đó có Nhật Bản đã điều chỉnh đường lối, chính sách đối ngoại

của mình phù hợp với tình hình mới của quốc tế và khu vực Sự điều chỉnh chính sách

đối ngoại của Nhật Bản đối với Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng có nhiều

bậc theo những thời điểm lịch sử khác nhau Mục tiêu của Nhật Bản là mở rộng từ cường quốc kinh tế sang cường quốc chính trị, tìm kiếm cho mình một vị thế mới

trong hàng ngũ các cường quốc hàng đầu trên chính trường quốc tế trên cơ sở phát huy

có hiệu quả chính sách đối ngoại ở khu vực Việt Nam trong giai đoạn này, cũng thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng, đa phương hoá quan hệ quốc tế với phương châm: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới

phân dau vi hoà bình, ôn định và phát trién ” !

Chính vì thế, từ năm 1992 đến nay, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam — Nhật Ban

được thúc đây phát triển một cách tích cực Điều đó thé hiện bằng các chuyến thăm lẫn nhau giữa các nguyên thủ quốc gia của hai nước được diễn ra thường xuyên và liên tục Mỗi chuyến thăm đều đem lại những kết quả hợp tác trên nhiều lĩnh vực từ quốc phòng, an ninh, kinh tẾ, thương mại, nông nghiệp đến giáo dục — đảo tạo, văn hoá

Trên cơ sở quan hệ hai nước đó, tháng 10 năm 2002, lãnh đạo hai quốc gia Nhật Ban và Việt Nam đã lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “đối tác” dé biéu hiện mối quan hệ

giữa hai nước Thang 11 năm 2006, Thủ tướng Abe Shinzo đã tới Hà Nội tham dự Hội

! Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1X, NXB Sự thật.

Trang 4

nghị cấp cao APEC và ngay sau đó đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam Trong cuộc hội đàm ngày 19 tháng 11, Thủ tướng Abe Shinzo và Thủ tướng Nguyễn Tan Dũng đã xác nhận việc xây dựng “quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam

Vì vây, để thấy được rõ sự thay đổi chính sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam -Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006, tôi xin chọn đề tài “Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh

đến năm 2006” là đề tai tiéu luận

2 Lịch sử nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói chung

có thé kế đến như sau “Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1951-1987” của tac giả Masaya

Shiraishi, NXB Khoa học xã hội, năm 1994 đã cung cấp những thông tin tong quát về quá trình phát triển của mối quan hệ Nhật-Việt từ sau chiến tranh thé giới thứ hai đến năm 1987 Cuốn “Quan hệ Việt Nam — Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và tương lai” của tập thể tác giả do Ngô Xuân Bình và Trần Quang Minh chủ (2005) Cuốn sách là tập

hợp các bài nghiên cứu của các nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản và

một số bài viết của các học giả trong và ngoài nước nhân địp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam — Nhật Bản Nội dung xoay quanh mối quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, văn hoá, giao dục, dao tao va phát triển nguồn nhân lực

Bên cạnh đó, cuốn sách “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản sau chiến tranh lạnh”

của PGS.TS Nguyễn Thị Quế - PGS TS Nguyễn Tất Giáp, NXB Sự thật đã làm rõ

thực trạng về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên các lĩnh vực (chính tri, đối ngoại, kinh

tế và các lĩnh vực khác) từ năm 1991 đến năm 2012 và đưa ra dự báo triển vọng quan

hệ Việt Nam — Nhật Bản đến năm 2020, qua đó đề xuất một số kiến nghị mang tính

định hướng nhằm giữ vững, xây dựng và thúc đây hơn nữa sự phát triển mối quan hệ

đôi tác chiên lược giữa hai nước.

Tiêu biêu hơn có thê kê đên cuôn sách song ngữ Việt — Nhat “Lịch sứ, văn hóa

và ngoại giao văn hóa: sức song của quan hệ Việt Nam - Nhật Ban trong bồi cảnh mới

của quốc té và khu vực” của Nhà xuât ban Dai hoc Quoc gia Ha Nội, Hà Nội,

Trang 5

2014, gồm ba nội dung sau: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: một số vấn đề lịch sử, văn hóa và ngoại giao văn hóa Việt Nam - Nhật Ban, triển vọng quan hệ Việt Nam - Nhật

Bản trong bôi cảnh mới của khu vực và quôc tê.

Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như: “Quan hệ Việt Nam — Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh” của PGS Nguyễn Quốc

Hùng (Tap chí Khoa học, DHQGHN, số 4, 2003); “Chính sách đối ngoại Đông Nam Á

của Nhật Bản và ảnh hưởng của nó đối với ba nước Đông Dương giai đoạn sau chiến

tranh lạnh” của PGS Hoàng Thị Minh Hoa (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc A, số 6, 2008); “Quan hệ Việt Nam — Nhật Bản thập niên đầu thé kỷ XXI” của Ths Ngô Phương Anh (Báo Khoa học chính trị, số 2, 2012) Những công trình này đã cung cấp những kiến thức cơ bản về tình hình phát triển và chính sách đối ngoại của hai

nước trong thập niên đầu sau chiến tranh lạnh Mặc di vậy, các nghiên cứu mới chỉ tập

trung tìm hiểu chính sách đối ngoại nói chung chứ chưa phân tích rõ sự thay déi cũng

như ảnh hưởng của những điều chỉnh đó đến khu vực.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các thành quả nghiên cứu trên, tôi đã hoàn thành

đề tài tiêu luận “Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam -Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích

Mục đích của đề tài nhằm trình bày và phân tích những điều chỉnh trong chính

sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006

Nhiệm vụ

Đề thực hiện mục đích trên, niên luận có nhiệm vụ:

Thứ nhất là, phân tích được những nhân tố tác động đến những điều chỉnh trong

chính sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến

năm 2006.

Thứ hai là, tìm hiểu nội dung của những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006

Thứ ba là, rút ra được ảnh hưởng của những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006

Trang 6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006

Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Tiêu luận tập trung chủ yếu tìm hiểu những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006

Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam, Nhật Bản

5 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp nghiên cứu, niên luận sử dụng một số phương pháp sau:

+ Phương pháp thu thập thông tin: niên luận thu thập thông tin từ nguồn tai liệu gốc và tài liệu thứ cấp Các tài liệu gốc là các văn kiện, văn bản, chủ trương chính sách của Bộ, Ngành của Trung ương và địa phương được công bó Tài liệu thứ cấp là các bài viết, bài tạp chí, bài báo, bài hội thảo được đăng công khai trên tạp chí khoa học,

ấn phẩm

+ Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: phương pháp này hỗ trợ trong quá

trình tìm hiểu về các hoạt động hỗ trợ giáo dục của Nhật Bản đối với Việt Nam theo

trình tự thời gian, dam bảo tính logic của các sự kiện trong quá trình hop tác.

6 Bố cục tiểu luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm ba

chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006

Chương 2: Nội dung điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006

Chương 3: Ảnh hưởng của những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của quan

hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006

Trang 7

NOI DUNG

PHAN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA NHUNG DIEU CHỈNH TRONG CHÍNH

SÁCH ĐÓI NGOẠI CỦA QUAN VIỆT NAM - NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN

TRANH LẠNH ĐÉN NĂM 2006 1.1 Nhân tố tác động tới những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của quan

hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006

1.1.1 Nhân tổ bên ngoài tác động tới những điều chỉnh trong chính sách doi ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006

Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên bang Xô viết tan rã, trật tự hai cực của Janta sup

đồ, đánh dấu một trật tự mới thế giới sẽ được hình thành Lúc này, ảnh hưởng của Mỹ

với các nước đồng minh cũng bị suy giảm Vì thế, các nước lớn đều muốn vươn lên, khẳng định vai trò và xác lập vi thế của mình trong trật tự mới

Dưới sự tác động của cách mạng khoa học — công nghệ va xu thế toàn cầu hoá, hầu hết mỗi quốc gia đều có những chiến lược riêng, điều chỉnh chính sách để phát triển đất nước, trong đó kinh tế là ưu tiên hàng đầu Trong bối cảnh đó, trao đổi kinh tế

và hợp tác phát triển trở thành nội dung căn bản của quan hệ quốc tế Chính vì lẽ đó, mối quan hệ giữa các nước lớn cũng đã có những điều chỉnh riêng dựa theo chiều hướng hoà hoãn, én định, tránh những xung đột trực tiếp, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược lâu đài Đứng trước xu thế toàn cầu hoá, cả Việt Nam và Nhật Bản đều chủ động, tích cực tích cực hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ cơ hội, tìm kiếm vi trí có lợi cho mình, đồng thời hạn chế thấp nhất những nguy cơ, xung đột Phát triển quan hệ

đối tác chiến lược Việt Nam — Nhat Ban là một cach có thể giúp hai nước hỗ trợ nhau

trong bối cảnh lúc bấy giờ

1.1.2 Nhân to bên trong tác động tới những điều chỉnh trong chính sách doi ngoại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006

Với Nhật Ban, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, dù được coi là cường quốc kinh tế thứ ba thế giới nhưng Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn cả về kinh tế lẫn

chính trị Địa vị của Nhật Bản ở khu vực có cao hơn trước nhưng đang đứng trước

nhiều thách thức bởi nhiều yếu tố Trong đó, điều đáng chú ý nhất là Nhật Bản đang

tiễn hành cải cách kinh tế và phải đối mặt với Trung Quốc, An Độ - những cường quốc

lớn đang phát triên mạnh vê kinh tê và nước Nga đang có tiêm lực rat lớn vê mọi mặt.

Trang 8

Trong bối cảnh như vậy, Nhật Bản không thê thay đổi lập trường thân Mỹ của mình Nhật Ban đang thực hiện chính sách ngoại giao đa phương song nền tảng trụ cột của chính sách đối ngoại Nhật Bản vẫn tiếp tục là chính sách thân Mỹ Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế đầy biến động, Nhật Bản cũng muốn tìm kiếm cho mình một vị thế mới tích cực mở rộng từ cường quốc kinh tế sang cường quốc chính trị và đứng vào hang ngũ các cường quốc hang đầu giải quyết các van đề chính trị toan cầu va khu vực

Nhật Bản muốn tăng cường hơn nữa vai trò của mình ở Đông Nam Á, trong đó đặc

biệt là khu vực Đông Dương và Châu Á nói chung, để cạnh tranh với Mỹ, Châu Âu và

Trung Quốc tại thị trường nảy Đối với một nước không sử dụng vũ lực như Nhật Bản,

viện trợ phát triển chính thức (ODA) là “một con bài cực kỳ quan trọng trong ngoại

giao”? nhằm vào những quốc gia có lợi ích chiến lược quan trọng đối với Nhật Bản Và trong đó, chính là Việt Nam; với một vi trí địa chính tri chiến lược, tình hình chính trị

ồn định cùng với vai trò tích cực trong ASEAN; đã năm trong sự quan tâm và chính

sách hợp tác của Nhật Bản.

Với Việt Nam, sau Chién tranh lạnh, là một nước có trình độ kinh tế xã hội va khoa học — công nghệ chưa phát triển, còn thua kém so với nhiều nước trong khu vực Mặc dù đã tiến hành thành công cuộc Đổi mới sau những năm 80, nhưng tới những năm 90, tình hình Việt Nam vẫn còn rất khó khăn Nền kinh tế trong tình trạng khủng hoảng tram trọng kéo dai Dung lúc này, Liên Xô tan ra, các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu gần như sụp đồ hết, khiến cho Việt Nam đột ngột mất

đi đồng minh chiến lược từ nhiều năm qua Hơn nữa, đó là những nguồn viện trợ chủ yếu và gần như duy nhất của Việt Nam Song, cùng với sự quyết tâm của Đảng và

nhân dân, công cuộc Đổi mới vẫn được diễn ra Ngoài tập trung vào sản xuất và phát

triển kinh tế 6n định, Đảng ta đã thực hiện chính sách đối ngoài rộng mở, đa phương

hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Đây là những hướng đi đúng đắn, mở ra nhiều triển vọng mới mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tiêu biểu trong khu

vực châu Á, Việt Nam cần sự hỗ trợ từ nguồn vốn déi dào cũng như nền công nghệ

-kỹ thuật phát triển từ Nhật Bản - một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thé giới lúc

bấy giờ

1.2 Khái quát lịch sử quan hệ Việt Nam — Nhật Bản trước khi Chiến tranh

lạnh kết thúc

? Viện Thông tin Khoa học xã hội, Trét tw thé gidi sau chiến tranh lạnh — Phân tích và Dự báo, Tập II, trang 287,

Hà Nội, 2001.

Trang 9

Tháng 1 năm 1973, sau những thất bai quân sự trên khắp các chiến trường Việt Nam, chính quyền Mỹ phải ký Hiệp định Paris và tuyên bố rút quân không điều kiện ra khỏi miền Nam Việt Nam Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản nhận thấy bối cảnh quốc tế sẽ có nhiều biến đồi lớn, đồng thời hiểu rõ được vị trí tiềm năng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản đã có những chuẩn bị tích cực dé thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Sau nhiều vòng dam phá, ngày 21/9/1973, Hiệp định bình thường hoá quan hệ giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ miền Bắc Việt Nam Từ thời điểm này, quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước Việt Nam — Nhật

Bản bắt đầu Sau ngày 30/4/1975, khi Việt Nam thống nhất đất nước, quan hệ giữa hai

nước ngày càng được nâng cao Tháng 3/1975, Việt Nam và Nhật Ban đã trao đôi đại

sứ quán ở thủ đô của mỗi nước Chính phủ Nhật Bản đã ký thoả thuận về việc bồi thường chiến tranh cho Việt nam với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại 13,5 tỷ yên Tháng 9 năm 1977, trong chuyến thăm các nước ASEAN tại Manila, với chủ trương hướng về láng giềng khu vực và muốn đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giải quyết các vấn đề châu Á, Nhật Bản công bố Học thuyết Fukuda Ba “trụ cột” của học

thuyết bao gồm:

Thứ nhất, Nhật Bản cam kết không trở thành một cường quốc quân sự và sẽ đóng góp vào việc gìn giữ hoà bình ở khu vực châu Á

Thứ hai, Nhật Bản sẽ thiết lập mối quan hệ chân thành và tin cậy lẫn nhau với các nước Đông Nam Á trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội

Thứ ba, Nhật Bản sẽ phối hợp tích cực với các quốc gia thành viên khối ASEAN nhằm tăng cường sự đoàn kết và tăng cường trong các nước này đồng thời phát triển

quan hệ với các nước Đông Dương trên cơ sở hiểu biết lãnh nhau dé góp phần vào việc

xây dựng một nền hoa bình và thịnh vượng ở khu vực

Có thể thấy, Nhật Bản một mặt muốn cải thiện quan hệ với ASEAN, mặt khác muốn trở thành trung gian làm cầu nối giữa các nước ASEAN và các nước xã hội chủ

nghĩa ở Đông Dương Trong giai đoạn nay (1973-1978), quan hệ Việt Nam — Nhat

Bản diễn ra hết sức thuận lợi, Năm 1978, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam 14 tỷ yên

Thang 12 năm 1978, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh đã sang thăm

Nhật Ban, đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ

ngoai giao.

3 Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Binh, Trần Anh Phương (đồng chủ biên) (1999), 25 năm quan hệ Việt Nam — Nhật

Ban 1973-1998, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Trang 10

Tuy nhiên, đầu năm 1979, do “Van đề Campuchia” Nhật Bản không thể thực

hiện được “trụ cột thứ ba” trong học thuyết Fukuda nên đã quyết định trì hoãn kế

hoạch viện trợ cho Việt Nam Vì vậy, trong suốt thập niên 1980, quan hệ Việt — Nhật

không phát triển nhiều vì tình hình chính trị khu vực Đông Dương không ồn định,

Chính phủ Nhật chỉ viện trợ về giao lưu văn hoá và tài trợ nhân đạo ở quy mô nhỏ cho

Việt Nam.

Từ năm 1991, trước những biến động lớn của tình hình thế giới khi mà Hiệp định hoà bình Paris về Campuchia được ký kết, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã, Chiến tranh lạnh kết thúc; cũng là lúc Việt Nam thực hiện thành công công cuộc đổi mới, chủ trương đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế, trong đó có Nhật Bản Tháng 10/1992, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam với quy mô lớn ở cả ba miền Từ đây, Nhật Bản trở thành nước đứng đầu về việc viện trợ

ODA cho Việt Nam.

Tiểu kết chương 1 Nội dung chương | đã phân tích quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế chiến tranh lạnh Trong đó, có phân tích những nhân tố tác động bên trong từ phía Việt Nam va Nhật Bản và nhân tố tác động bên ngoài là bối cảnh quốc tế

đã ảnh hưởng đến sự hình thành của mối quan hệ này Ngoài ra, chương cũng có phần khái quát lịch sử quan hệ Việt Nam — Nhật Bản trước khi chiến tranh lạnh kết thúc Đây là cơ sở cho dé phân tích quan hệ giữa hai nước từ sau chiến tranh lạnh, là nền tang dé làm rõ nội dung cho chương 2

4 «vn dé Canpuchia” được dùng để mô tả sự kiện xảy ra ở Campuchia (1978-1991), sau khi lực lượng

Khmer Đỏ đưa quân xâm nhập sâu vào lãnh thô Việt Nam và buộc quân đội Việt Nam phải tiên hành tự vệ phản công.

Ngày đăng: 08/10/2024, 00:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w