1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Đông. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay: tiểu luận

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN

Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Đông Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay

Môn: Chính trị học Mã lớp học phần: CAL3008 2

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Minh Tâm Sinh viên: Đoàn Yến Nhi

Mã sinh viên: 19063126 Ngày sinh: 18/07/2001

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I Đặc trưng tư tưởng chính trị phương Đông 3

II Giá trị tư tưởng chính trị Trung Quốc 4

1 Giá trị tư tưởng chính trị Nho Gia (đức trị) 4

1.1 Nhân 5

1.2 Lễ 5

1.3 Chính danh 6

2 Giá trị tư tưởng chính trị Đạo gia (vô vi nhi trị) 6

3 Giá trị tư tưởng chính trị Mặc gia (kiêm ái) 7

4 Giá trị tư tưởng chính trị Pháp gia (pháp trị) 7

5 Giá trị tư tưởng Trung Quốc thời kỳ cận đại 8

III Giá trị tư tưởng chính trị Ấn Độ 8

IV Giá trị tư tưởng Việt Nam .10

V Giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Đông trong thực tiễn Việt Nam hiện nay .11

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước bao đời nay, nền văn hóa – chính trị của Việt Nam dần dần hình thành và phát triển Thể chế cùng hệ tư tưởng chính trị Việt Nam hoàn thiện từng ngày, trong thời kỳ hội nhập, nó dần dần mang theo một nét giao thoa cả về tư tưởng lẫn văn hóa tích cực của cả phương Đông và phương Tây

Văn hóa cùng những tư tưởng chính trị Việt Nam mang đậm nét Đông phương, là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân Việt Nam hình thành và đúc kết trong quá trình dựng nước và giữ nước Nó đã trở thành một nét riêng không thể nào bị mai một Vì lý do đó, mà trải qua những thời kỳ Thực dân, thời kỳ Đế quốc, những giá trị ấy vẫn còn vẹn nguyên không hề sứt mẻ Đó là nhân tố quan trọng trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội

Phương Đông là chiếc nôi lớn của nền văn minh nhân loại, những tư tưởng chính trị phương Đông từ đó đến nay vẫn còn giá trị Trong thời kỳ hội nhập và đổi mới, sự giao thoa giữa các nền văn hóa ngày càng mạnh mẽ hơn, việc giữ gìn và học hỏi từ những hệ tư tưởng chính trị ấy lại càng cần thiết Chính vì lý do đó, em

xin được chọn đề tài “Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Đông”

làm đề tài cho bài tiểu luận cuối học kỳ

I Đặc trưng tư tưởng chính trị phương Đông

Phương Đông là một trong những chiếc nôi lớn nhất của nền văn minh nhân loại với 2 trên 4 nền văn minh hình thành sớm nhất là Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại Ở phương Đông, với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, mang một đặc trưng gọi là văn minh làng xã Văn minh này không đặt mục đích chinh phục thiên nhiên mà mang tính dựa dẫm vào thiên nhiên nhiều hơn Do thế mà điều kiện sản xuất của họ không ổn định, nó đòi hỏi việc quan sát, lợi dụng thiên nhiên rất cao, đặc biệt là vai trò của thủy lợi Karl Marx đã chỉ ra: “Những điều kiện khí hậu và đặc điểm của đất đai…, đã làm cho hệ thông tưới nước nhân tạo bằng sông đào và

vì lý do đó mà các dân tộc phương Đông mang tính tập thể rất cao Ngoài ra, họ không chỉ dựa dẫm vào thiên nhiên mà còn gửi gắm tình cảm của mình vào đó, từ

C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1993, trang 172-173

Trang 4

đó hình thành những hương ước trong giao tiếp giữa người với người vô cùng tình nghĩa Vì thế, trong tư tưởng chính trị phương Đông mang đầy tính “duy tình”, những nhà cầm quyền luôn tìm tòi các cách thức, phương thức để xây dựng nên một mô hình xã hội lý tưởng, tập trung mạnh mẽ vào yếu tố con người cũng như đạo đức của chính quyền và nhân dân Điều đó trái ngược lại với tính “duy lý” trong nền văn hóa – chính trị phương Tây, tập trung vào yếu tố kỹ thuật, đẩy mạnh giao thương kinh tế với thế giới, đề cao pháp luật

Do yêu cầu thống nhất, quản lý trị thủy và thủy lợi, Nhà nước ra đời sớm tại các nước phương Đông, bởi lẽ công việc này “đòi hỏi bức thiết phải có sự can thiệp của chính quyền Nhà nước tập trung Do đó mới nảy ra cái chức năng kinh tế mà tất cả các chính phủ châu Á đều bắt buộc phải thực hiện, cụ thể là chức năng tổ

tư tưởng về nhà nước nói riêng và về chính trị nói chung cũng hình thành sớm Các nền văn minh cổ đại nổi tiếng đều gắn liền với những nền chính trị phát triển rực rỡ Trong đó, nổi bật nhất là tư tưởng chính trị ở Trung Quốc và Ấn Độ với những trường phái, học thuyết cụ thể

II Giá trị tư tưởng chính trị Trung Quốc

Trung quốc là đại diện tiêu biểu cho văn minh phương Đông nói chung, tư tưởng chính trị phương Đông nói riêng Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, Trung Quốc đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn Việc nghiên cứu giá trị tư tưởng chính trị của quốc gia này cho thấy những giá trị chung đặc trưng cho tư tưởng chính trị phương Đông

Tiêu biểu nhất là vào bối cảnh chiến tranh loạn lạc thời Xuân Thu – Chiến Quốc, Trung Quốc đã xuất hiện hàng chục học thuyết, tư tưởng khác nhau Căn cứ vào nguồn gốc xuất thân, quan điểm của các giai cấp, tầng lớp đại diện, các nhà tư tưởng phân tích tình hình chính trị đương thời chỉ ra nguyên nhân của loạn lạc, chiến tranh và đi tìm giải pháp, con đường để lập lại hoặc duy trì giai cấp của mình Trong đó, nổi bật nhất là bốn trường phái: Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia

1 Giá trị tư tưởng chính trị Nho Gia (đức trị)

Học thuyết nho gia được Khổng Tử - họ Khổng tên Khâu, hiệu Trọng Ni, người nước Lỗ thời Xuân Thu – khởi xướng, sau đó được Mạnh Tử và Tuân tiếp tục bổ sung và phát triển Tác phẩm chủ yếu thể hiện tư tưởng của Khổng Tử là bộ Luận ngữ Sách Hán thư chép: “Sách Luận ngữ là những lời của Khổng Tử đáp

C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1993, trang 173

Trang 5

ứng những học trò hoặc các người đương thời, và những lời học trò nói với nhau

dành nhiều công sức thu thập tài liệu lịch sử và tư tưởng của người xưa, ghi chép lại và soạn thành Tứ thư (bao gồm: Luận ngữ, Trung dung, Đại học, Mạnh tử) và Ngũ kinh (bao gồm: Kinh dịch, Kinh thi, Kinh lễ và Kinh xuân thu), đây là những tác phẩm văn hóa kinh điển của Nho gia Nho gia có ảnh hưởng sâu rộng trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc và một số nước châu Á và đã từng là một học thuyết tư tưởng chính thống, chiếm địa vị chủ yếu trong đời sống chính trị Trung Hoa thời xưa Tư tưởng chính trị của Khổng Tử được thể hiện tập trung nhất trong quan niệm về Nhân, Lễ, Chính danh và mối quan hệ giữa chúng

1.1 Nhân

Trong Nho gia, Nhân là vấn đề trung tâm, có phạm vi bao quát rộng lớn., được xem là phạm trù xuất phát điểm, là cốt lõi của tư tưởng đức trị Thừa nhận bản chất của con người từ khi sinh ra đã là „thiện‟, chủ trương của Nho gia là hướng tới bảo vệ, khơi dậy, phát huy cái thiện, cái đẹp vốn có trong mỗi con người; từ đó loại bỏ cái xấu, cái ác ra khỏi xã hội

Chữ Nhân của Khổng tử mang tính toàn diện cả góc độ bản thể bên trong lẫn hình thức thể hiện ra bên ngoài Nó không hề bị giới hạn ở một cá nhân nhát định mà là từ trong cá nhân vươn ra xã hội Theo Khổng tử, Nhân vừa là nguyên tắc cơ bản của việc tề gia trị quốc, vừa là thước đo đạo đức và hành vi của người quân tử Nho gia coi đạo đức là công cụ chủ yếu trong việc trị quốc, quan niệm đạo đức là chính trị, chính trị mở rộng đạo đức Khổng tử bó chặt chính trị và đạo đức; quan niệm chúng không thể tách rời, chính trị phải đáp ứng được những nhu cầu của đạo đức; chính trị là chính danh, chính đạo Bên cạnh đó, Nho gia cũng chính trị hóa đạo đức, đạo đức phải gánh vác cả chức năng chủ yếu của chính trị Nhân là gốc rễ để nảy sinh ra các phẩm chất đạo đức khác Theo Khổng tử, Nhân là để khôi phục Lễ

1.2 Lễ

“Người có nhân không thể không giữ lễ”, ta có thể thấy được quan niệm của Khổng tử về mối liên hệ chặt chẽ giữa Nhân và Lễ Lễ vừa là hình thức, vừa là nội dung, cơ chế, phương thức để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội Lễ theo nghĩa rộng, không chỉ gói gọn trong các chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn bao gồm cả hoạt động tế lễ, các hình thức

Giáo trình Chính trị học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 29

Trang 6

của lễ Thực chất, hai mặt này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ví dụ như một người bậc dưới không giữ lễ với người bậc trên thì khi ấy người đó đã bất kính với người bề trên Lễ về cơ bản là sự quy tắc hóa cho chữa Nhân

Khổng tử luôn nhấn mạnh những chuẩn mực đạo đức giữa người với người, theo gương nhà Chu mà hết lòng ca tụng: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân” Có ba mối quan hệ quan trọng nhất gọi là Tam cương Theo Khổng tử, nhân và lễ là đạo làm người được trời phú cho, nhưng không phải tất cả mọi người đều có nhân và lễ Ông xem nhân và lễ là đức tín của người quân tử (những người thuộc giai cấp thống trị), còn kẻ tiểu nhân (những người thuộc giai cấp bị trị) thì tuyệt đối không thể có nhân cách ấy

Sự thống nhất giữa Nhân và Lễ thể hiệc ra trên bình diện Chính danh

1.3 Chính danh

Khổng tử nói rằng: “Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính” – (không ở vị thế khác thì không mưu việc của người vị thế ấy) Mỗi người cần phải có phẩm chất tương xứng với vị thế xã hội của mình và anh ta cần phải hành động sao cho tương xứng với vị thế ấy Chính danh là sự ràng buộc giữa phẩm chất và vị thế xã hội Khổng tử không chỉ yêu cầu mọi người tu dưỡng bản thân mà còn đòi hỏi xã hội phải sử dụng con người một cách xứng đáng dựa trên năng lực và phẩm chất của họ Trong tư tưởng của Khổng tử, vấn đề đề cử người hiền tài và sử dụng người hiền tài có ý nghĩa rất quan trọng như một biểu hiện của nền chính trị tiến bộ

2 Giá trị tư tưởng chính trị Đạo gia (vô vi nhi trị)

Lão tử - sống cũng thời với Khổng tử - là người sáng lập nên Đạo gia Đây là một hệ thống rất hoàn chỉnh và đặc sắc, cho đến nay còn để lại nhiều giá trị to lớn Đạo là sự khái quát cao nhất của Lão tử, Đạo của Lão tử là khởi nguồn của những tư tưởng về nguồn gốc và bản chất thế giới, về con người và đạo làm người Tất cả những điều đó được Lão tử thể hiện qua những phạm trù cơ bản như “Đạo”, “Đức”, “Vô vi” – “Hữu vi”, “Tri túc”,…

Trong phạm trù chính trị - xã hội, Đạo gia quan niệm thế giới luôn có sự chuyển hóa và bài trừ lẫn nhau trong bản thân từng sự vật, giúp nhìn nhận thế giới là sự chuyển hóa, dung hòa của hai mặt đối lập Đối với hoạt động chính trị thực tiễn, Đạo gia chỉ rõ, con người cần tôn trọng quy luật khách quan, phải thuận theo tự nhiên, nếu không sẽ tự chuốc lấy những hậu quả khôn lường Điều này còn mang những giá trị sâu sắc cho đến thời kỳ hiện đại ngày nay, trong bối cảnh biến

Trang 7

đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra

Ngoài ra, Lão tử phê phán tự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến đương thời, lên án sự lộng hành và tàn bạo của vua chúa Ông vạch trần những quan niệm sai lệch về nguồn gốc của nhà vua, lên án những đạo luật bóc lột người lao động… Tư tưởng thương dân của Lão tử được thể hiện vô cùng rõ ràng trong “Đạo đức kinh” Ông xây dựng nên một chế độ xã hội dựa trên sự bình đẳng của tất cả mọi người và không có bóc lột giữa người với người Không chỉ vậy, ông còn đề cao hòa bình, cương quyết chống lại chiến tranh xâm lược

3 Giá trị tư tưởng chính trị Mặc gia (kiêm ái)

Người sáng lập ra trường phái tư tưởng chính tị Mặc gia là Mặc tử Ông chủ trương cải cách tích cực, mong tạo dựng một xã hội mới, an bình, có lợi cho giới bình dân Theo Mạc gia, „kiêm ái‟ phải trở thành đạo lý trước hết của bậc thánh nhân, vì nó quyết định đến “trị” hay “loạn” của thiên hạ

Tư tưởng trung tâm của Mạc gia là kiêm ái – “yêu người như thế yêu chính bản thân mình” và chủ trương “phi công” – phản đối chiến tranh, yêu chuộng hòa bình; chủ trương này đồng thời cũng là phương pháp chính yếu của Mạc gia nhằm đạt tới lý tưởng kiêm ái Yêu thương làm lợi cho cả thiên hạ - lý tưởng mà kiêm ai vạch ra có ý nghĩa và giá trị thực tiễn to lớn Nó mang hoài vọng của đông đảo nhân dân, tầng lớ dưới của xã hội đương thời, lấy tình yêu thương để thức tỉnh lương tri, xoa dịu lòng người, phản đối bạo lực phi nghĩa Kiêm ái không chỉ bảo vệ giới quý tộc mà là bảo vệ tất cả mọi người, răn dạy mọi người yêu thương lẫn nhau và trừng phạt những kẻ bất nhân

4 Giá trị tư tưởng chính trị Pháp gia (pháp trị)

Tư tưởng “pháp trị” vốn đã có từ thời Xuân thu với đại biểu Quản Trọng được coi là ông tổ của Pháp gia Đến thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị mới phát triển mạnh với ba dòng phái: trọng pháp, trọng thế, trọng thuật Sau đó, Hàn Phi tử đã tổng hợp ba dòng phái trên thành học thuyết pháp trị hoàn chỉnh nhất Trung Quốc cổ đại

Hàn Phi cho rằng nhận thức mọi sự vật đều chỉ có thể bắt đầu từ những sự thực khách quan mới có thể đạt tới những nhận thức chính xác Nhưng sự vật khách quan biến đổi không ngừng Do đó, ông cho rằng các hình thái chính trị cũng phải biến đổi Ông phủ nhận mọi lý luận đề cao cái cao quí của con người Theo ông, con người làm theo lợi ích cá nhân bao giờ cũng mưu mô, tinh toán để kiếm lợi cho mình Ngoài ra, ông kiên quyết phủ nhân lý luận chính trị thần quyền, ông cho rằng người trị quốc mà mê tín thì ắt sẽ mất nước Theo ông, “pháp luật

Trang 8

không hùa theo người sang Sợi dây dọi không uốn mình theo cây gỗ cong Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất

Từ đó, ông tập trung vào ba nguyên lý trong chính trị là pháp, thế, thuật Ông kết hợp ba nguyên tắc này lại và phát triển nó Trong đó, “pháp luật” là trung tâm, còn “thuật” và “thế” là điều kiện để thực hành pháp luật Ngoài ra, “thưởng phạt” là công cụ để thi hành pháp luật

Học thuyết của Hàn Phi lấy pháp luật làm công cục trị quốc, phù hợp với xu hướng thống nhất trên cơ sở thiết lập chế độ phong kiến chuyên chế trung ương tập quyền của giai cấp địa chủ phong kiến mới, phủ định hình thức chính trị địa phương, phân tán và phong tỏa địa phương của tầng lớp phong kiến cũ Lý luận này đã có tác động chỉ đạo cả một thời gian dài trong các chế độ chính trị chuyên chế về sau

5 Giá trị tư tưởng Trung Quốc thời kỳ cận đại

Vào giữa thế kỷ XIX, trong bối cảnh xã hội Trung Quốc tồn tại cả mâu thuẫn dân tộc (giữa nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc) và mâu thuẫn giai cấp (giữa công nhân với tư sản, giữa nông dân với địa chủ, phong kiến), đã xuất hiện các nhà chính trị tiêu biểu, gồm: Khang Hữu Vi (1858 – 1972), Lương Khải Siêu (1873 – 1929), Tôn Trung Sơn (1866 – 1925) Tư tưởng chủ yếu thời kỳ này là chống chuyên chế phong kiến và đế quốc, đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, xây dựng nhà nước cộng hòa, đề cao quyền lực của nhân dân,…

Tóm lại, qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, tư tưởng chính trị Trung

Quốc đã phản ánh tương đối đầy đủ bức tranh đời sống chính trị - xã hội của đất nước này Trong đó, các tư tưởng chính trị cổ đại và cận đại có giá trị to lớn đối với sự phát triển của Trung quốc nói riêng và nhân loại nói chung Cho dù còn nhiều hạn chế, song trong các học thuyết đó rõ ràng có những nhân tố hợp lý mà giá trị của chúng vẫn được bảo tồn Chúng ta cần biết trân trọng và khai thác có chọn lọc những tư tưởng đó để làm giàu kiến thức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước

III Giá trị tư tưởng chính trị Ấn Độ

Tư tưởng chính trị Ấn Độ được hình thành từ cuối thiên niên kỷ II – đầu thiên niên kỳ I trước Công nguyên, là một trong những tư tưởng chính trị có biên niên sử lâu đời nhất, là một trong những cội nguồn của tư tưởng của thế giới cổ đại nói

Doãn Chính – NguyễnVăn Trịnh, 2007, Pháp gia với sự nghiệp xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, trang 47, 49, 71,73

Trang 9

riêng và văn minh nhân loại nói chung Lịch sử tư tưởng chính trị Ấn Độ là minh chứng cho quá trình không ngừng học hỏi và kiếm tìm chân lý trong tri thức của con người Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, tư tưởng chính trị của Ấn Độ mang một khối lượng giá trị đồ sộ hơn bất kỳ tư tưởng nào khác, chứa đựng vô vàn những giá trị quý báu Nó đặt ra và giải quyết những ván đề chính trị - xã hội, thể hiện tầm biện chứng và tầm khái quát sâu sắc, đem lại nhiều đóng góp to lớn vào kho tàng di sản tư tưởng chính trị nhân loại

Tư tưởng chính trị của Ấn Độ chịu ảnh hưởng đậm nét của tôn giáo Những tư tưởng ấy đều hướng đến con người, nhân sinh, tìm ra con đường giải thoát, giải phóng con người khỏi những thống khổ trong cuộc sống trần tục, và cả những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tâm linh với xu hướng hướng đến nội tâm, đến bản ngã bên trong con người

Tư tưởng chính trị Ấn Độ khởi nguồn từ nền văn học Hindu cổ xưa nhất – kinh Veda – nguồn gốc của đạo Bà la môn, và trải qua nhiều thế kỷ, nó đã được luận giải sửa chữa và bổ sung thông qua các sử thi văn học, các điều lệ và các văn bản chính trị có từ trước Công nguyên Những tư tưởng ấy vẫn duy trì được sức sống cho tới khi diễn ra cuộc xâm lược của người Hồi giáo và thậm chí dưới ảnh hưởng của văn hóa Châu Âu, nó vẫn được xem là một phần quan trọng trong hệ tư tưởng của Gandhi, Tagore và những người khác trong thời đại ngày nay

Trong khi ở phương Tây, Luật thường bắt đầu bằng các quyền của con người, thì Luật Hindu bắt đầu bằng các nghĩa vụ Dharma (nghĩa vụ/bổn phận) là khái niệm lý thuyết cốt lõi của chính trị Hindu và là nền tảng để tạo ra pháp luật Hindu Nghĩa vụ và bổn phận không chỉ là nền móng pháp luật mà còn mang tính quyết định trong việc hình thành và bảo vệ những hành vi sống của người dân Ấn Độ Nehru đã từng bàn luận về khái niệm “nghĩa vụ” như sau: “Quyền của cá nhân phải được cân bằng bởi các nghĩa vụ của cá nhân đối với thể chế xã hội Nếu không có

Ngoài ra, tư tưởng chính trị Ấn Độ cũng được khắc họa một cách rõ nét trong đạo Phật – một trong những học thuyết tư tưởng và tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng Phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp Với việc đề cao tư tưởng bình đẳng và tự do, Phật giáo đã trở thành tiếng nói có tiến bộ trong làn sóng phủ nhận uy thế có tính truyền trông của kinh Veda, Upaníhad và giáo lý Bà la môn, lên án chế độ đẳng cấp khắc nghiệt và phản động, phê phán bất công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội, nêu lên khát vọng

Norman Cousin, Conversation with Nehru, The Satuday Review, Vol XXXIV, 1951, trang 16

Trang 10

giải thoát con người khỏi những bị kịch cuộc đời

Hơn thiên niên kỷ qua, Phật giáo đã có ảnh hưởng lâu dài và sâu rộng đến nhiều lĩnh vực và đời sống xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Những tư tưởng Phật giáo đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho đất nước ta trong sự nghiệp dựng nước và giữa nước, hình thành và xây dựng lên nền văn hiến ngàn năm Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần tiếp tục khai thác những giá trị, tinh hoa của đạo Phật nhằm xây dựng nhân cách, đạo đức con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng

IV Giá trị tư tưởng Việt Nam

Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lịch sử và văn hóa khác biệt Ngay từ lúc mơi lập quốc, độc lập dân tộc đã bị đe dọa và sau đó rơi vào cảnh bị ngoại bang đô hộ hơn một ngàn năm Tuy nhiên, những nét văn hóa cùng tư tưởng cốt lõi của dân tộc vẫn còn vẹn nguyên qua ngàn năm thăng trầm đó

Tư tưởng chủ đạo của dân tộc ta qua hàng ngàn năm là chủ nghĩa yêu nước Đây là tư tưởng thể hiện rõ nét nhất bản lĩnh, khí phách, tâm hồn con người Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước Chủ nghĩa yêu nước trở thành động lực vô địch khi nền độc lập bị đe dọa, hạnh phúc của nhân dân bị xâm phạm, “đó là một truyền thống quý báu của dân ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to

hương xứ sở, lòng tự tôn dân tộc cùng ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Không chỉ có thể, một trong những giá trị cơ bản của văn hóa chính trị Việt Nam là lấy dân làm gốc Yêu nước luôn đi liền với thương dân, đánh giặc cứu quốc là để cứu dân; sự gắn bó giữa người cầm quyền với nhân dân, bảo vệ nhân dân hình thành nên lòng tự hào dân tộc, là triết lý chính trị cốt lõi, chuẩn mực của đạo lý dân tộc Chính tư tưởng ấy đã trở thành sức mạnh của đất nước ta trong hàng trăm ngàn cuộc chiến lớn nhỏ chống giặc ngoại xâm diễn ra trong cả thiên niên kỷ chìm trong ách đô hộ

Ngoài ra, tư tưởng đoàn kết – thống nhất ra đời rất sớm tại Việt Nam Đó là nút thắt quan trọng, liên kết cộng đồng, ràng buộc người với người trong đời sống sinh hoạt – xã hội cũng như trong chính trị Việt Nam Từ ngàn xưa, qua những trận chiến dai dẳng, nhân dân ta hình thành tâm lý cộng đồng, ý thức đoàn kết, tinh thần tự chủ Vì vậy, trong truyền thống chính trị, vấn đề con người luôn gắn liền với vấn

Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w