1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Chính trị học và vai trò của chính trị học?: tiểu luận

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính trị học và vai trò của chính trị học?
Tác giả Lê Hải Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Tiểu luận học phần
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 805,22 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: CHÍNH TRỊ HỌC

Sinh viên thực hiện: Lê Hải Anh

Mã sinh viên: 19063008

Ngày sinh: 16/11/2001

Trang 2

Đề tài : Chính trị học và vai trò của chính trị học?

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích

Chính trị học là khoa học nghiên cứu lĩnh vực chính trị, khoa học về chính trị nhằm làm sáng tỏ những quy luật, tính quy luật chung nhất của đời sống chính trị - xã hội, cùng những phương thức chính trị để thực hiện hóa những quy luật, tính quy luật đó trong xã hội có giai cấp được tổ chức thành nhà nước Đối với xã hội ngày càng đề cao vấn đề tri thức thì chính trị học dường như không thể thiếu trong bất kì một trường cao đằng, đại học nào Điều này giúp cho các bạn trẻ được tiếp cận với nền tảng tri thức về chính trị - xã hội cùng với những kỹ năng giải quyết vấn đề trước sự vận động phức tạp của đời sống Chính vì những lý do thiết

thực như trên, tác giả quyết định chọn đề tài “ Chính trị học và vai trò của chính trị

học” làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chính trị học

- Phạm vi nghiên cứu: Trên thực tế, chính trị học có thể được nghiên cứu trên phạm vi rất rộng Tuy nhiên do chưa có điều kiện và thời gian nên tác giả tập trung

Trang 3

nghiên cứu lĩnh vực chính trị học chủ yếu tại Khoa Luât (Trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) và Học viện báo chí và tuyên truyền (trực thuộc Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh)

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đich nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm khái quát tổng hợp được nguồn gốc của chính trị học và vai trò của chính trị học đối với xã hội

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ sau:

 Khái niệm của chính trị học

 Đối tượng nghiên cứu của chính trị học

 Phương pháp nghiên cứu chính trị học

 Chức năng và nhiệm vụ của chính trị học

 Sự xuất hiện của Chính trị học trong đời sống xã hội Việt Nam

 Vai trò của Chính trị học

 Ý nghĩa

4 Phương pháp nghiên cứu :

Tác giả sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp logic

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử

- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, v v

5 Ý nghĩa đề tài

Trang 4

Giúp người đọc hiểu rõ được nguồn gốc, vai trò của chính trị học, những quy luật trong đời sống chính trị - xã hội Từ đó vận dụng vào giải quyết các vấn

đề trong cuộc sống thực tiễn

6 Kết cấu tiểu luận : Ngoài mở đầu, kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung tiểu

luận gồm có 2 chương:

Chương 1: Đối tương, chức năng, nhiệm vụ của Chính trị học

Chương 2: Chính trị học trong đời sống xã hội Việt Nam

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG , NHIỆM VỤ CỦA

CHÍNH TRỊ HỌC

1.1 Khái niệm

Chính trị là một lĩnh vực của đời sống xã hội kể từ khi xã hội phân chia thành giai cấp và tổ chức thành nhà nước Khi chính trị xuất hiện, cùng với việc

sử dụng sức mạnh sẵn có của tự nhiên, trong quá trình tìm kiếm phương thức tổ chức và sử dụng chính trị, con người đã sáng tạo ra công cụ - sức mạnh đặc hữu của mình - đó là nhà nước, nhằm thỏa mãn khát vọng giải phóng của mình Và cũng từ đó, cuộc đấu tranh giành, giữ, sử dụng sức mạnh chính trị, quyền lực chính trị đã trở thành cuộc đấu tranh giai cấp, động lực cho sự phát triển xã hội Trong lịch sử phát triển của xã hội, chính trị đã từng là lĩnh vực hoạt động,

là công cụ đặc quyền của những nhóm xã hội thống trị để buộc những người bị trị phải phục tùng và thực hiện lợi ích của họ Chính trị được coi là đặc quyền của tầng lớp “bên trên” thậm chí là của người: “thiên tử” Cùng với sự ra đời và phát triển của tư tưởng dân chủ, nhất là với những thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ, chính trị dần dần trở thành công việc của đông đảo quần chúng Đặc trưng nổi bật của các thể chế dân chủ là tất cả công dân đều có quyền tham gia vào chính trị, tham gia vào công việc của nhà nước, công việc quản lý xã hội Tuy nhiên, mức độ và trình độ tham gia lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,

xã hội, văn hoá của xã hội và của mỗi công dân Sự tham gia ấy là thực chất trong các chính thể dân chủ thực sự chính thể xã hội chủ nghĩa) và là hình thức trong các chính thể dân chủ hình thức (chính thể tư bản chủ nghĩa)

Trang 6

Trong xã hội có giai cấp, tham gia cấu thành đời sống xã hội có bốn lĩnh vực

cơ bản: kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa tinh thần Để có được nhận thức tương đối đầy đủ về mỗi lĩnh vực cũng như toàn bộ xã hội, đòi hỏi có nhiều bộ môn khoa

học khác nhau nghiên cứu Chính trị học, theo nghĩa tổng quát nhất, là khoa học

nghiên cứu lĩnh vực chính trị, khoa học về chính trị nhằm làm sáng tỏ những quy luật, tính quy luật chung nhất của đời sống chính trị - xã hội, cùng những thủ thuật chính trị để hiện thực hóa những quy luật, tính quy luật đó trong xã hội có giai cấp được tổ chức thành nhà nước

Như bất kỳ một khoa học nào khác, chính trị học cũng trải qua một quá trình phát triển lâu dài tương ứng với sự phát triển của đời sống chính trị và phù hợp với qui luật của quá trình nhận thức từ kinh nghiệm đến lý luận Thời cổ, ở phương Đông cũng như phương Tây, những tư tưởng chính trị đã xuất hiện trong các tác phẩm nổi tiếng của Platôn, Arixtốt (Hy Lạp), Khổng Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Từ (Trung Quốc) Những tư tưởng này tập trung phản ánh những kinh nghiệm chính trị đã được tích lũy, đặc biệt về cách tổ chức và thuật trị nước

Cùng với sự phát triển của hiện thực chính trị, những kinh nghiệm chính trị được tích lũy ngày càng phong phú và sâu rộng Nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động chính trị trở thành động lực tổng kết, khái quát hóa kinh nghiệm chính trị thành lý luận chính trị tạo điều kiện cho sự ra đời của khoa học chính trị

Như vậy, trải qua hàng thế kỷ phát triển, những tư tưởng chính trị thời cổ đại

đã phát triển thành lý luận, học thuyết về chính trị vào thế kỷ XIX và trở thành khoa học chính trị, một khoa học xã hội và nhân văn từ sau khi chủ nghĩa Mác ra đời, mà trực tiếp là học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp C Mác, Ph Ăngghen và V I Lênin đã có những cống hiến vô giá vào việc nghiên cứu lĩnh vực

Trang 7

chính trị của đời sống xã hội nói chung, của chủ nghĩa tư bản, của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và của bản thân chủ nghĩa xã hội nói riêng

Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước tư bản phát triển, chính trị học trở thành nội dung của “sự nghiệp” giáo dục công dân, đào tạo chính khách, có trụ sở, có giảng đường, có giáo sư, có ngân sách

1.2 Đối tƣợng của chính trị học

Đối tượng nghiên cứu của chính trị học là những tính quy luật, quy luật chung nhất của đời sống chính trị của xã hội, những cơ chế tác động, cơ chế vận dụng, những phương thức, những thủ thuật, những công nghệ chính trị để hiện thực hoá những quy luật, tính quy luật

Để khái quát nên thành những tính quy luật, quy luật chung nhất của đời sống chính trị, chính trị học đi sâu nghiên cứu các hình thức hoạt động xã hội đặc biệt có liên quan đến nhà nước:

Hoạt động xác định mục tiêu chính trị trước mắt, mục tiêu triển vọng i dạng khả năng và hiện thực, cũng như những con đường giải quyết các mục tiêu đó có tính đến tương quan lực lượng xã hội, khả năng xã hội ở giai đoạn phát triển tương ứng của nó.Hoạt động tìm kiếm, thực thi phương pháp, phương tiện, những thủ thuật, những hình thức tổ chức có hiệu quả đạt mục tiêu đã đề ra.Việc lựa chọn, tổ chức, sắp xếp những cán bộ thích hợp nhằm hiện thực hoá có hiệu quả mục tiêu Đồng thời với việc nghiên cứu các hoạt động của các chủ thể, chính trị học còn nghiên cứu các quan hệ giữa các chủ thể chính trị:

Quan hệ giữa các giai cấp, thực chất là quan hệ giữa các lợi ích chính trị mà các giai cấp theo đuổi để hình thành lý luận về liên minh giai cấp, đấu tranh và hợp tác các giai cấp vì yêu cầu chính trị

Trang 8

Quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống tổ chức quyền lực: đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội để hình thành lý luận về đảng chính trị, nhà nước pháp quyền, và về hệ thống chính trị và cơ chế thực thi quyền lực chính trị Quan hệ giữa các dân tộc để hình thành lý luận chính trị về vấn đề dân tộc trong

sự vận dụng vào điều kiện cụ thể ở mỗi quốc gia dân tộc Quan hệ giữa các quốc gia để hình thành học thuyết về chính trị quốc tế trong thời đại quốc tế hoá hiện

nay

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của chính trị học

Khoa học không có mục đích tự thân mà nó tồn tại vì thực tiễn và cuộc sống xã hội Với tư cách là một khoa học, chính trị học có chức năng tổng quát là: phát hiện, dự báo những quy luật, tính quy luật cơ bản nhất của đời sống chính trị trong phạm vi mỗi quốc gia cũng như quốc tế; hình thành hệ thống tri thức có tính lý luận, có căn cứ khoa học và thực tiễn: lý luận về tổ chức chính trị và cơ chế vận dụng những quy luật, tính quy luật của đời sống chính trị, lý luận về công nghệ chính trị, nghệ thuật tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, phục vụ sự nghiệp xây dựng chế độ chính trị tiến bộ

Từ chức năng tổng quát trên, chính trị học có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau:

 Trang bị cho các nhà lãnh đạo chính trị những tri thức, kinh nghiệm cần thiết giúp cho hoạt động của họ phù hợp với quy luật khách quan, tránh được những sai làm: giáo điều, chủ quan, duy ý chí

 Trang bị cho mỗi công dân những cơ sở khoa học để họ có được những căn

cứ đạt tới tầm nhìn phân tích về sự kiện chính trị, xây dựng thái độ, động cơ đúng đắn phù hợp với khả năng trong sự phát triển chung mà mỗi công dân tham gia như một chủ thể

Trang 9

 Góp phần hình thành cơ sở khoa học cho các chương trình chính trị, cho việc hoạch định chiến lược với những mục tiêu đối nội, đối ngoại, cùng các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật chính trị nhằm đạt mục tiêu chính trị đề ra

1.4 Phương pháp nghiên cứu chính trị học ;

Cũng giống như nhiều ngành khoa học, chính trị học có cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận của khoa học chính trị là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin

Phương pháp duy vật biện chứng cho phép xem xét đời sống chính trị trong

sự vận động, phát triển: Sự vận động phát triển đó một mặt là sự thay đổi nội tại của các yếu tố cấu thành nền chính trị như: sự phát triển của quyền lực chính trị, của các hình thức Nhà nước trong lịch sử; mặt khác là sự vận động phát triển mang tính quy luật của đời sống chính trị trên cơ sở lý giải mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự phù hợp của quan hệ sản xuất cùng với kiến trúc thượng tầng trên nền các quan hệ sản xuất đó

Phương pháp duy vật lịch sử cho phép nghiên cứu các chế độ chính trị đặt

trong bối cảnh lịch sử của nó Ở đó có bức tranh sinh động về các cuộc cách mạng xã hội của một giai cấp giành và giữ chính quyền, ở đó cũng có những chế độ xã hội cụ thể, các hình thức Nhà nước cụ thể để nghiên cứu Chỉ có những bằng chứng lịch sử mới là những lý lẽ hùng hồn nhất cho những luận thuyết đúng đắn về chính trị

Phương pháp nghiên cứu của chính trị học bao gồm một số phương pháp sau:

Trang 10

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phương pháp này cho phép nhìn nhận chính

trị như một chỉnh thể, một hệ thống với các yếu tố, bộ phận cấu thành và giữa các bộ phận đó có mối quan hệ với nhau Tiếp cận hệ thống không chỉ cho phép

có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về kết cấu của một nền chính trị, mà còn là công

cụ để đánh giá sự tác động giữa các yếu tố đó với nhau Từ đó có những nhận định đúng đắn về các sự kiện phức tạp của đời sống chính trị

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Cho phép phân tích các diễn biến của đời

sống chính trị, những khía cạnh khác riêng lẻ, khác nhau hoặc lặp đi lặp lại của đời sống chính trị và tổng hợp thành các nhận định mang tính quy luật về đời sống chính trị Đồng thời phương pháp này cũng cho phép chỉ ra những nguyên nhân - hệ quả cùng bản chất của các sự kiện các hiện tượng chính trị

1.5 Đặc điểm của Chính trị học Mác - Lênin

Là một môn khoa học xã hội và nhân văn, chính trị học Mác - Lênin có những đặc điểm chủ yếu sau:

Đặc điểm thứ nhất: Chính trị học Mác - Lênin được xây dựng trên nền tảng

phương pháp luận, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, do vậy, nó có sứ mệnh lịch sử là góp phần vạch ra những cơ sở khoa học cho việc hình thành những quyết sách chính trị của giai cấp vô sản và cơ chế, phương thức, thủ thuật hiện thực hóa các quyết sách chính trị, trực tiếp góp phần đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nền tân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân

Đặc điểm thứ hai: Chính trị học Mác - Lênin mang tính giai cấp vô sản, tính

cách mạng và khoa học, tính sáng tạo sâu sắc Tính giai cấp của chính trị học không đối lập với tính khoa học của nó bởi có sự thống nhất về bản chất giữa

Trang 11

lợi ích căn bản của giai cấp công nhân với quy luật phát triển điểm và thể chế chính trị cũ, hình thành những quan điểm thể chế chính trị mới

Đặc điểm thứ ba: Cũng như các khoa học chính trị trên thế giới, chính trị

học Mác - Lênin là khoa học tổng hợp về chính trị, nó nằm trên giao điểm của nhiều khoa học xã hội và nhân văn, nó xuất phát từ thực tiễn được hình thành

và phát triển trên cơ sở thành quả của các khoa học khác, đồng thời nó góp phần định hướng cho các khoa học xã hội và nhân văn khác đậm đà tính nhân văn, sâu sắc tính giai cấp vô sản Bởi vậy cần thiết phải làm sáng tỏ quan hệ giữa chính trị học và một số khoa học chính trị gần gũi nhất với nó Đó chính là những đặc điểm khác biệt của chính trị học với các khoa học khác

Bởi vậy, chính trị học Mác - Lênin là một khoa học “mở”, nó không ngừng được bổ sung, phát triển trong quan hệ hữu cơ với sự phát triển của hiện thực chính trị cũng như những thành qủa của các khoa học khác và của cách mạng khoa học công nghệ Không chỉ hội đủ tính giai cấp, tính cách mạng, tính khoa học và tính sáng tạo, mà chính trị học Mác - Lênin còn mang bản sắc dân tộc đậm đà, trong đó kết tinh những giá trị tinh tuý trong học thuyết chính trị truyền thống của mỗi dân tộc, đồng thời càng phản ánh đúng đắn những hình thức sinh hoạt chính trị phong phú, đa dạng, hiện thực của dân tộc

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w