1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Đông, liên hệ thực tiễn hiện Việt Nam hiện nay: tiểu luận

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Đông, liên hệ thực tiễn hiện Việt Nam hiện nay
Tác giả Phùng Thị Hà
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Tâm
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 752,37 KB

Nội dung

Tư tưởng chính trị của Khổng được thể hiện tập trung trong quan niệm về Nhân, Lễ, Chính danh.. Mỗi người sống phải thi hành bổn phận phù hợp với vai trò của mình bằng cách tu nhân, tề gi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-TIỂU LUẬN

KẾT THÚC HỌC PHẦN: CHÍNH TRỊ HỌC

Giảng viên : TS Nguyễn Minh Tâm

Hà Nội, tháng 6 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu 3

I Khái quát chung 3

II Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Đông 4

Khổng tử ( 551 – 479 TCN) 4

Mạnh Tử (khoảng 372 - 289 TCN) 5

Mặc Tử ( khoảng 470 – 391 TCN) 6

Lão Tử (khoảng 700-500 TCN) 7

Hàn Phi Tử (khoảng 280-233 TCN) 8

III Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay 8

Tổng kết 9

Danh mục tài liệu tham khảo 11

Trang 3

Lời nói đầu

Chính trị là một vấn đề hết sức phức tạp Mỗi người, mỗi thời đại đều có những cái nhìn khác nhau về các khía cạnh của chính trị Một số triết gia chính trị thì tin vào những khả năng duy lý của mình Một số khác dựa trên những quan sát và kinh nghiệm thực tiễn Song về cơ bản, các lý thuyết họ đưa ra đều có tác dụng trong việc tỏ chức và hoạt động của nhà nước đương thời

Cũng như mọi học thuyết chính trị khác, các tư tưởng của chính trị đều như

là một phần của tư tưởng triết học, được phát triển theo chiều dài của lịch sử nhân loại và được chia thành hai dòng chính là phương Đông và phương Tây Bài tiểu luận này sẽ nói về tư tưởng chính trị phương Đông Mặc dù phát triển

từ rất sớm nhưng phương Đông dừng lại ở thời cổ đại của Trung Quốc và Ấn

Độ

Chủ đề lựa chọn “Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Đông Liên hệ thực tiễn hiện Việt Nam hiện nay”

I Khái quát chung

Người cổ đại xưa tin rằng thần thánh là những người trị vì tối thượng của nhà nước, và rằng những người có quyền lực đối với họ là những người đã trực tiếp nhận được quyền lực từ thần thánh Họ còn có niềm tin không chút nghi ngờ rằng những điều luật điều hành cuộc sống của họ là do những thần thánh ban ra cho cha ông họ, và do đó chúng không thể được thay đổi dù là nhỏ nhất1.Tất cả những dân tộc tiền sử cũng có chung niềm tin này

1

Giáo trình Chính trị học Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

Trang 4

Trong quan hệ với thể chế chính trị, hệ tư tưởng chính trị là mục đích, là nội dung của thể chế đó Hệ tư tưởng chính trị nào thì xác định thể chế chính trị đó; trong quan hệ với hệ thống chính trị, hệ tư tưởng chính trị là là “hạt nhân tinh thần”, là phần “linh hồn” của hệ thống đó

Tư tưởng chính trị đã nảy sinh và bắt đầu phát triển cung với sự xuất hiện của Nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên và các hệ thống pháp luật ở phương Đông cổ đại Những nét đặc thù của các nhà nước phương Đông do đặc điểm của chế độ kinh tế của những nhà nước ấy quyết định2

II Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Đông

Xã hội và quốc gia chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc cổ đại đã xuất hiện từ lâu (cuối thiên niên kỶ thứ II - đầu thiên niên kỷ thứ I TCN) Lịch sử xã hội chiếm hữu nô lệ Trung Quốc cổ đại là lịch sử đấu tranh tàn khốc giữa chủ nô

và nô lệ, tầng lớp thượng lưu của xã hội chiếm hữu nô lệ với những nông dân

bị phá sản, bị nô dịch và trở thành thụ thuộc; giữa tầng lớp quý tộc gia truyền

bị bần cùng hóa với những thương nhân và trọc phú tiếm quyền Những xung đột giai cấp trong quốc gia chiếm hữu nô lệ Trung Quốc trở nên sâu sắc (thiên niên kỷ II TCN) đã tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh các trường phái tư tưởng chính trị khác nhau.3

Từ Khổng, Mặc trở đi, lịch sử Trung Quốc cổ đại mới thực sự bước vào thời đại vạch thời kỳ Trước Khổng, Mặc cũng đã có những tư tưởng chính trị nhưng còn rất tản mạn, chưa thành những học phái nhất định Nổi bật là tư tưởng thần quyền, đề cao tính siêu nhiên của quyền lực chính trị; tư tưởng thiên ý (ý vua là ý trời)

Khổng tử ( 551 – 479 TCN) – Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ 4

2

Chính trị học Đại cương, Đại học Thái Nguyên, 2011, trang 10

3

Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, Lưu Kiếm Thanh và Phạm Hồng Thái dich, Nxb Văn hóa

thông tin, Hà Nội, 2001, trang 54

4 Giáo trình Chính trị học Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

Trang 5

Khổng Tử mở đầu cho phong trào mà sau này được gọi là Nho giáo Ông xuất thân từ tầng lớp quý tộc sa sút, là nhà tư tưởng nổi bật nhất của Nho

giáo Tư tưởng chính trị của ông tập trung trong “Ngũ kinh” (Kinh dịch, Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ và Kinh xuân thu) và “Tứ thư” (Luận ngữ, Trung dung,

Đại học, Mạnh Tử)

Tư tưởng chính trị của Khổng được thể hiện tập trung trong quan niệm về Nhân, Lễ, Chính danh Tư tưởng ấy lấy nhân làm gốc, hướng dẫn và giáo dục người dân cái lễ Bậc cai trị cần chính trực trong lời nói, việc làm và biết các hướng hiện để thu phục nhân tâm Cai trị đất nước tức là phải biết hành sự cho đúng Mỗi người sống phải thi hành bổn phận phù hợp với vai trò của mình bằng cách tu nhân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.5

- Nhân: không có định nghĩa, chỉ có lòng thương người; là nền móng, là gốc từ đó nảy sinh ra các phẩm chất đạo đức khác “Người có nhân không thể không giữ lễ”

- Lễ: là các chuẩn mực Các chuẩn mực đạo đức và hình thức xử sự trong quan hệ giữa con người với con người Vừa là nội dung, cơ chế, phương thức để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội Thực chất là sự quy tắc hóa chữ Nhân (thể hiện thực chất quan hệ giữa người với người)

 Nhân và lễ là đức tính của người quân tử, không có ở tiểu nhân Sự thống nhất giữa Nhân và Lễ, thể hiện ra trên bình diện chính trị là Chính danh (Không ở vị thế khác thì không mưu việc của người ở vị thế ấy).6

Mạnh Tử (khoảng 372 - 289 TCN) được coi là người kế thừa xuất sắc

và "chính thống" học thuyết của Khổng Tử 7 Học thuyết của ông là sự

phản ánh thực trạng xã hội thời đó theo khuynh hướng cải lương điều hoà

5

Giáo trình Chính trị học, Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

6

Xem: http://nguyentuan1986.vn102.space/?p=6188148&more=1&c=1&tb=1&pb=1#more6188148 , truy cập ngày 28/5/2021

7 Giáo trình Chính trị học, Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

Trang 6

mâu thuẫn giai cấp có lợi cho bọn địa chủ quý tộc hơn là bọn quý tộc chủ

nô đã đến bước đường cùng Tư tưởng chính trị của ông tập trung chủ yếu trong những vấn đề sau:

- Tư tưởng hai hạng người và thuyết tính thiện: "quân tử" là những người "lao tâm cai trị người" và được người "cung phụng"; "tiểu nhân

là những người "lao lực" bị người "cai trị" và phải "cung phụng" cho người Xã hội cần có sự phân công thành "người cai trị" và "người bị cai trị” Tính thiện là bốn đức tính tốt: nhân, nghĩa, lễ, trí Đây là điểm tích cực hơn so với tư tưởng của Khổng Tử

- Chính trị "vương đạo, nhân chính và được lòng dân” Mạnh Tử đề cao

"vương đạo", kịch liệt phê phán "bá đạo" Ông coi "vương đạo" là dùng nhân nghĩa mà trị dân con "bá đạo" thì dùng bạo lực để cai trị mà mục đích là "tranh lợi" "Tranh lợi" là nguồn gốc của mọi rối ren, cướp đoạt lẫn nhau, bất nhân bất nghĩa Trong quan hệ vua tôi, Mạnh Tử tiến bộ hơn Khổng Tử, ông coi thái độ của vua đối với bề tôi như thế nào thì thái độ của bề tôi đối với vua như thế ấy8

- Nền chính trị với các bậc hiền tài: “Hiền tài" = "kẻ sĩ" những người biết thực hành "vương đạo nhân chính”

Mặc Tử ( khoảng 470 – 391 TCN) – thiếu hiền tài thì không ai cùng vua trị quốc 9

Mặc Tử nhận thức rằng sự loạn lạc của xã hội, nỗi khổ cực của dân chúng xuất phát từ lòng tự tư, tư lợi của con người, không yêu người khác mà chỉ yêu bản thân mình, làm hại cho người khác để làm lợi cho

mình Thái độ tự tư, tư lợi đó được Mặc Tử gọi là “biệt” Tư tưởng chính

trị:

8

Xem: http://nguyentuan1986.vn102.space/?p=6188148&more=1&c=1&tb=1&pb=1#more6188148 , truy cập ngày 28/5/2021

9 Giáo trình Chính trị học, Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

Trang 7

- Thuyết “thương yêu lẫn nhau” (kiêm ái) và cùng có lợi (hỗ trợ): “Bất trung”, “bất hiếu”, “bất kính” đều là do không kiêm ái Trị nước như trị bệnh người quản lý đất nước phải biết được loạn dấy lên từ đâu, nếu không biết loạn nổi lên từ đâu thì vô phương cứu chữa, giống như thầy thuốc trị bệnh vậy Nếu như Khổng Tử kêu gọi nhân dân trung thành với quân vương Thì Mặc Tử kêu gọi các vị quân vương “hãy yêu nhân dân bằng lòng trung thành của mình Hãy mang lại lợi ích cho nhân dân bằng sự chính trực của mình”

- Tôn trọng người hiền và học tập người trên: “Tôn trọng người xứng đáng và trừng

phạt những kẻ bất nhân, không phụ thuộc vào những quan hệ thân thuộc” - phản đối quyết liệt chế độ cha truyền, con nối (thân thân), chủ trương toàn dân tuyển cử, phá bỏ sự gò bó về tính đẳng cấp trong chính trị Người “đứng đầu chính trị” là do muôn dân lựa chọn ra để nắm chính quyền, cho nên người đó phải đem lòng trung thành vô hạn để mưu hạnh phúc cho nhân dân Song nhân dân phải tỏ rõ lòng trung thành vô hạn của mình đối với người ấy

Lão Tử (khoảng 700-500 TCN) – “Trị đại quốc nhược phan tiểu tiên, vô

vi nhi trị” 1

Sống cùng thời với Khổng Tử, là người sáng lập Đạo gia Ông từng làm

quan dưới triều đại nhà Chu Triết lý chính trị của lão Tử thao tóm trong hai chữ “vô vi nhi trị” Lão Tử cho rằng, đối với bậc thánh nhân thì đều yêu quý tất cả, không phân thiện ác Còn phân thiện ác là người chưa thức tỉnh Thánh nhân cũng như mặt trời: soi sáng mọi vật, không riêng cho vật nào cả Giúp

sự sống cho vạn vật mà vạn vật không hay Bậc thánh nhân cứu giúp người

mà không ai biết mình được cứu giúp Thánh nhân giúp người cũng không giúp riêng ai, vì vậy không có người nào bị bỏ Một việc làm được gọi là toàn

- thiện thì làm mà không ai nhận thấy dấu vết của việc làm Đó là hành động

Trang 8

hoàn toàn của vô vi, đối lập với hữu vi “ Vô” là không, “vi” là làm “Vô vi” nghĩa là không làm gì trái với tự nhiên , mà không phải là không làm gì

Hàn Phi Tử (khoảng 280-233 TCN) – pháp trị 10

Ông là đại diện lớn nhất của trường phái pháp trị Ông cho rằng những luật không còn phù hợp với thời đại phải được thay thế bằng luật mới Luật pháp chứ không phải ý kiến cá nhân, không phải sự chuyên quyền của vua chúa, phải là cơ sở cho việc điều hành của nhà nước Hàn Phi phủ nhận thuyết nhân trị: Con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân,luôn mưu mô, tính toán để kiếm lợi ích ích kỉ cho mình, cho nên không thể cai trị bằng nhân, lễ, nghĩa được và phủ nhận chính trị thần quyền: “Người cai trị mà mê tín quỉ thần tất nhiên phải mất nước”

Tư tưởng chính trị của ông chủ yếu thể hiện qua: Trọng pháp (pháp luật phải công khai, nghiêm chỉnh), Trọng thuật (thủ đoạn điều khiển quan lại phải giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh, sử dụng nhân tài), Trọng thế

“Pháp luật” là trung tâm, còn “thuật” và “thế” chỉ là điều kiện tất yếu để thực hành “pháp luật” Bên cạnh đó, còn có phạt nặng và thưởng hậu để chấp hành

“pháp luật”, nâng cao hiệu lực của “pháp luật” và bảo vệ “pháp

luật”

III Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

Từ những tư tưởng chính trị cơ bản của phương Đông nêu trên, có thể rút ra được một vài giá trị thừa kế đối với thực tiễn Việt Nam hiện nay

Trong bất kỳ thời đại nào thì cùng tôn trọng quy tắc “lấy dân làm gốc”, coi trọng giáo dục, hoàn thiện đạo đức Đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu Nhà nước luôn phấn đấu để bất kỳ ai cũng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Đảm bảo mỗi công dân ai cũng được học hành, ấm no và mưu cầu hạnh

10 Giáo trình Chính trị học, Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

Trang 9

phúc, bình đẳng trên mọi phương diện Cụ thể rút ra từ giá trị tư tưởng chính trị của Nho giáo:

- Coi trọng việc học tập, có học mới có thể là quan, những người tham gia quản lý đất nước phải là những người có học

- Tư tưởng xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, mọi người thực hiện đúng và đủ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của mình

- Tư tưởng về cuộc sống thanh đạm, thực hành tiết kiệm, chống xa hoa lãng phí

- Tư tưởng coi trọng đời sống, mọi người sống trong cộng đồng phải có trách nhiệm thương yêu đùm bọc lẫn nhau và lo chung đời sống cộng đồng

- Coi trọng chữ trung, hiếu; coi trọng mối quan hệ gia đình, xây dựng mô hình gia đình gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong đó

Bên cạnh những yếu tố nêu trên, chúng ta còn thấy các nhà chức trách, cán

bộ luôn luôn phải liêm chính, gắn liền với cuộc sống của nhân dân, lắng nghe nhân dân và thực hiện mọi quyết sách bình đẳng, dân chủ Có kỷ cương, kỷ luật chuẩn mực, đúng nguyên tắc Gần đây nhất đó chính là dịch bệnh COVID 19 hoành hành, chính phủ ra quyết định thực hiện chỉ thị 16 đối với khu vực có dịch nhằm hạn chế dịch bệnh bùng phát, giải cứu nông sản cho nhân dân Bắc Giang,…

Nói tóm lại, lấy dân làm gốc vẫn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu đối với nhà nước ta hiện nay Luôn tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu nhân dân để đất nước ngày một phát triển hơn, cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc

Tổng kết

Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều giai đoạn với rất nhiều tư tưởng chính trị khác nhau Song chúng ta có thể thấy mọi học thuyết của phương Đông đều tập

Trang 10

trung vào việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và xã hội, trong đó, nhà nước là một thực thể quan trọng Các nhà tư tưởng hồi bấy giờ đã đi tìm kiếm những phương thức cai trị xã hội hữu hiệu, dùng pháp luật hay đạo đức,

lễ, nhạc Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, lúc đầu chủ trương "nhân trị", "lễ

trị" hoàn toàn nhưng về sau đã phải tìm kiếm đến những yếu tố thích hợp của

tư tưởng pháp trị Lễ trị của Khổng Tử có tác dụng rất sâu sắc và bao quát, nó

vừa là sự cụ thể hoá, vừa là công cụ, biện pháp để thực hiện đức trị và "chính

danh" , nhằm tạo ra một trật tự trong các quan hệ gia đình và xã hội Theo

Mạnh Tử, vua vâng mệnh Trời để trị dân, nhưng mệnh Trời phải hợp lòng dân, vai trò chủ chốt là của dân và sự phụ thuộc của nhà cầm quyền vào nhân dân Còn Tuân Tử thì đã kết hợp "lễ trị với luật" để trị nước, có thể coi đây là chiếc cầu nối giữa tư tưởng nhân- lễ trị của Khổng- Mạnh và tư tưởng pháp trị sau này Phái Mặc gia do Mặc Tử khởi xướng lại lý giải: con người có quyền bình đẳng tự nhiên với nhau và quyền lực tối cao trong xã hội thuộc về dân

Là một học thuyết được xây dựng từ thời Xuân Thu- Chiến Quốc nhưng Nho giáo đã được coi là hệ tư tưởng trong suốt hơn 2000 năm cai trị của giai cấp thống trị phong kiến nhằm củng cố địa vị thế tập của mình

Từ đó, kế thừa được những giá trị tích cực từ những tư tưởng ấy đối với cuộc sống thực tiễn hiện nay

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w