1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số: tiểu luận kết thúc môn học Luật hành chính

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Họ và tên: Đỗ Thanh Tùng Mã sinh viên: 18061202

BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ SỐ 3

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ

Tên tiểu luận kết thúc môn học: luật hành chính Giảng viên: TS Nguyễn Thị Minh Hà

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

1.2 Những thuận lợi cho phát triển kinh tế số ở Việt Nam 4

CHƯƠNG 2 Những thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số 5 2.1 Thách thức trong việc bảo mật thông tin 5

2.2 Thách thức trong việc trôi nổi thông tin 5

2.3 Thách thức trong việc đáp ứng về nguồn nhân lực 6

CHƯƠNG 3 Giải pháp của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số 7

3.1 Hoàn thiện hơn về thể chế, chính sách 7

3.2 Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo 7

KẾT LUẬN 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 3

Bên cạnh đó là yêu cầu về việc đáp ứng và hiểu biết rõ hơn về kinh tế số cho người dân nói chung đặc biệt là trong hoàn cảnh đại dịch Covid 19 vẫn đang còn kéo dài ở nước ta, thể hiện ở chỗ việc hoạt động kinh tế, trao đổi hàng hóa giữa người với người hầu hết đều dựa trên công nghệ kĩ thuật số Do đó kinh tế số đóng một vai trò hết sức quan trọng và cần sự thích ứng kịp thời trong đại đa số người dân; chính điều này đã thúc đẩy sự quản lí nhà nước, hệ thống pháp luật cần phải đổi mới và bắt kịp xu thế mới

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là phân tích và nêu ra những thuận lợi cũng như những thách thức trong hoạt động thực tiễn của quản lí nhà nước về việc thúc đẩy cũng như phát triển nền kinh tế số, bên cạnh đó đưa ra và đề xuất hướng giải quyết, giải pháp kịp thời nhằm khắc phục những mặt hạn chế

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ yếu được sử dụng: phân tích, so sánh, tổng hợp

Trang 4

3

CHƯƠNG 1

Những thuận lợi của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số

1.1 Những thuận lợi về hiệu suất kinh tế nói chung

Nền kinh tế số đã mang lại nhiều hiệu suất kinh tế cao nói chung trên toàn cầu và cũng như ở Việt Nam nói riêng, thể hiện ở việc các ngành công nghiệp liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin như Google, Facebook, Amazon, nhờ vào tính kết nối mạnh mẽ giữa người dùng và các mạng xã hội nhằm phát triển hơn về các mô hình kinh doanh trên Internet cụ thể như kinh doanh về các nhu cầu: giải trí (Netflix, Pinterest, Steam); giao thông vận tải ( Grab, Uber, GoViet); quảng cáo trực tuyến ( Facebook, Youtube, Instagram); cho đến các đại lí phân phối, bán hàng như ( Shopee, Lazada, Tiki) Song hành với sự phát triển vượt bậc về các nền tảng trên mạng Internet là sự phát triển và tiến bộ của các hình thái kinh tế xã hội, đặc biệt là nền thương mại điện tử và kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội Với sự lan tỏa rộng rãi của nền tảng mạng xã hội cũng như việc cách ly xã hội đang diễn ra ngày một căng thẳng, việc mỗi người dân đều phải ở nhà và sử dụng ứng dụng công nghệ số cũng ngày một gia tăng dẫn đến sự phát triển không những không có dấu hiệu dừng lại mà còn đóng góp vào sự lớn mạnh của nền kinh tế thị trường Việt Nam, đưa Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 từng bước tham gia vào chuỗi công nghệ toàn cầu

Do đó việc quản lí của nhà nước đã và đang thuận lợi thúc đẩy và từng bước hội nhập hóa những nền tảng mạng xã hội mới nhằm xây dựng, điều hành và giám sát mọi hoạt động của các phương tiện mạng xã hội Từ đó tạo dựng nên một nền kinh tế thị trường vững mạnh và an toàn cho người sử dụng

Trang 5

4

1.2 Những thuận lợi cho phát triển kinh tế số ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có mức độ dân số trẻ nhiều và nhanh nhạy trong việc nắm bắt các công nghệ mới; bên cạnh đó là tỉ lệ tăng trưởng về số người sử dụng Internet, mạng xã hội cũng nằm trong tốp đầu ở khu vực Đông Nam Á Hơn hết đó chính là sự phổ biến rộng rãi của mạng viễn thông 3G, 4G và sắp tới là 5G sẽ mang đến một làn sóng mới và song hành cùng đó sẽ góp phần làm nền tảng phát triển nền kinh tế số rộng mở hơn Mặt khác, việc người dùng đang ngày càng ưa chuộng những hình thức thương mại điện tử như việc bán hàng online hay bán ra những dịch vụ trên mạng cũng ngày càng nhiều và rộng rãi, chứng tỏ rằng nền kinh tế số ở Việt Nam đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ và cần sự quản lí chặt chẽ từ các cơ quan Nhà nước

Xã hội càng hiện đại và phát triển, càng cần đến quản lí, đặc biệt là cần đến sự quản lí từ bàn tay của Nhà nước nhằm đảm bảo tính pháp lý đúng đắn của vấn đề Chính phủ Việt Nam đã và đang ngày càng đổi mới và tích cực trong việc chuyển đổi thành một Chính phủ 4.0 nhằm tạo nên một nền hành pháp có đủ năng lực để quản lí, quản trị và phát triển quốc gia trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới này Bên cạnh đó là sự nhận thức đúng đắn từ trong suy nghĩ cho đến hành động từ các cấp, các ngành, các ban lãnh đạo cũng như toàn thể xã hội để tích cực phát huy những thế mạnh của ngành công nghiệp thời đại mới này; đồng thời xóa bỏ những suy nghĩ cổ hủ lạc hậu của thời đại cũ, tiếp thu những thứ mới hơn

Trang 6

5

CHƯƠNG 2

Những thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số

2.1 Thách thức trong việc bảo mật thông tin

Điều đầu tiên phải nói tới khi nhắc đến những khó khăn và thách thức của quản lí nhà nước về nền kinh tế số đó chính là việc bảo mật thông tin, hay nói cách khác đó chính là việc đảm bảo được quyền riêng tư trong môi trường mạng xã hội, môi trường Internet của người dân Việc có hàng triệu người dân hiện nay đang sử dụng mạng lưới Internet rộng lớn như này sẽ rất dễ gây ra tình trạng khó kiểm soát và quản lí dành cho các đơn vị cơ quan Nhà nước Chính vì vậy việc bị rò rỉ thông tin của người dùng là dễ hiểu, đơn cử như vụ việc đã gây ra chấn động lớn trên toàn cầu như vụ bê bối Cambridge Analytica khi dữ liệu của 80 triệu người dùng

Facebook bị khai thác trái phép bởi bên thứ ba Hay rất nhiều sự việc khác tương tự xảy ra ở Việt Nam, nhiều người dùng cũng bị nhiều tin tặc ( hay hacker ) tấn công và đánh cắp thông tin cá nhân trên trang mạng xã hội Đặc biệt có nhiều vụ việc còn liên quan đến các doanh nghiệp lớn và đây chính là một trong những thách thức hàng đầu mà việc quản lí nhà nước đang gặp phải

2.2 Thách thức trong việc trôi nổi thông tin

Việc trôi nổi các thông tin tràn lan, không chính thống trên mạng xã hội đã ngày càng trở nên phổ biến hơn Cụ thể là những bài báo, những mẩu chuyện nhỏ tuy chưa được xét duyệt về độ xác thực nhưng đã được truyền tay nhau chia sẻ tràn lan và trôi nổi trên mạng xã hội từ đó gây ra điều tiếng không tốt đến một cá nhân hay một doanh nghiệp cụ thể được nhắc đến Những thông tin giả mạo này được xuất hiện từ những thế lực thù địch, phản động nhằm bôi nhọ danh dự của các cán bộ Việt Nam; được xuất hiện để nhằm mục đích nói xấu, bịa đặt và hạ thấp uy tín

Trang 7

6

của một cá nhân hay tổ chức nào đó Cho dù là mục đích gì đi chăng nữa thì đây cũng là một vấn đề mà quản lí nhà nước đang cần phải giải quyết một cách thực sự triệt để, bên cạnh đó để làm sao cân bằng giữa quyền tự do ngôn luận của người dân và kiểm soát tốt được những phát ngôn mang tính cực đoan

2.3 Thách thức trong việc đáp ứng về nguồn nhân lực

Như có thể thấy ở Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực về công nghệ thông tin còn rất ít về số lượng và đồng thời còn chưa đảm bảo tốt về chất lượng Đây có thể được coi là nhân tố quan trọng nhất của sự cạnh tranh và phát triển trên đường đua về kinh tế số Ở nước ta hiện nay vẫn còn rất ít và thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng cao Tuy rằng hầu hết đều được tiếp cận với công nghệ thông tin trong đại đa số người dân nhưng chất lượng vẫn chưa thực sự đảm bảo, hầu như chỉ sử dụng mạng xã hội cho mục đích giải trí là chính Để có thể thực sự theo kịp xu thế mới cũng như theo kịp sự phát triển vũ bão của nền kinh tế số, thực sự Nhà nước ta cần giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê để có thể theo kịp nền công nghệ mới và đòi hỏi chuyên môn cao như việc xây dựng nên trí tuệ nhân tạo ( AI ) Do đó trong tương lai việc quản lí cần quan tâm hơn và đầu tư nhiều hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số đang ngày một trở nên cấp bách

Trang 8

7

CHƯƠNG 3

Giải pháp của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số

3.1 Hoàn thiện hơn về thể chế, chính sách

Việc đầu tiên cần làm đó chính là cần tích cực hoàn thiện hơn về thể chế, chính sách cũng như tập trung hoàn thiện cho việc triển khai và xây dựng Chính phủ 4.0 Đó chính là việc tạo dựng nên môi trường và không gian thực sự thuận lợi cho việc đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế, chính sách hoàn thiện hơn để điều chỉnh hoạt động của các cá nhân, tổ chức tương thích với nền kinh tế kĩ thuật số Bên cạnh đó là bảo mật, bảo vệ dữ liệu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo đảm quyền riêng tư; tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong các hoạt động khởi nghiệp và sáng tạo cũng như hoạt động về kinh doanh và đầu tư trong nền kinh tế số; xây dựng nên một sân chơi bình đẳng , lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp; tích cực hơn trong việc cải cách và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo yêu cầu hội nhập quốc tế

3.2 Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhiều hơn nguồn nhân lực cho nền kinh tế số Việc thay đổi chương trình đào tạo để theo kịp các xu thế công nghệ mới góp phần thúc đẩy sự tiếp cận công nghệ thông tin cho các học sinh, sinh viên sớm được nhanh hơn và giúp người học hiểu được sự cần thiết của việc nắm bắt các nền tảng công nghệ mới, tiên tiến hơn Bên cạnh đó là xây dựng một chiến lược đào tạo mới mẻ hơn nhằm thu hút những tài năng công nghệ trong và ngoài nước nhiều hơn, để từ đó thay đổi mạnh mẽ về chất lượng cũng như về số lượng nguồn nhân lực công nghệ gắn liền với nền kinh tế số Ngoài ra còn cần phải chú trọng bồi dưỡng và trang bị kiến thức cần thiết cho những người dân Việt Nam để hiểu và đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu của kinh tế số trong việc hội nhập quốc tế

Trang 9

8

KẾT LUẬN

Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trên những phương diện cũng như góc nhìn thực tế đối với nền kinh tế số tại Việt Nam nói riêng cũng như trên thế giới nói chung, ta có thể thấy rõ những ưu điểm đáng kể của việc quản lí nhà nước đối với nền kinh tế số Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được trên thực tế cũng có rất nhiều những hạn chế, thiếu sót và điều đó dần dần trở thành những thách thức lớn đối với nền kinh tế số tại Việt Nam Do vậy việc tích cực đổi mới và xây dựng hướng đi tốt hơn cho công cuộc quản lí nhà nước đối với nền kinh tế số là hoàn toàn cần thiết để trong tương lai giúp xây dựng một đất nước phát triển hơn và hội nhập toàn cầu được tốt hơn

Trang 10

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Bộ Nội Vụ ( 2019 ), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế số

2, Nguyễn Thị Hồng Nhạn ( 2021 ), Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:43

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w