ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TIKTOK CỦA SINH VIÊN K68 KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ, TRƯỜNG ĐẠI H
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TIKTOK CỦA SINH VIÊN K68 KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HIỆN NAY
Môn: Nhập môn năng lực thông tin
Lớp học phần: LIB1050 3
Giảng viên: Trịnh Khánh Vân
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My
Mã sinh viên: 23030600
Trang 2BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI
Sinh viên với việc sử dụng mạng xã hội
hiện nay
Thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên K68 khoa Khoa học quản
lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
2.1 Mục đích nghiên cứu 5
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
3.2 Khách thể nghiên cứu 5
3.3 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 6
4.1 Câu hỏi nghiên cứu 6
4.1.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo 6
4.1.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ 6
4.2 Giả thuyết nghiên cứu 6
4.2.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo 6
4.2.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ 6
5 Tổng quan tài liệu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 8
II NỘI DUNG 8
1 CHƯƠNG 1 Cơ sở lý luận về thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của
Trang 31.1 Hệ khái niệm 8
1.1.1 Khái niệm “thực trạng” 8
1.1.2 Khái niệm “sử dụng” 9
1.1.3 Khái niệm “mạng xã hội” 9
1.1.4 Khái niệm “sinh viên” 9
1.2 Khái quát về mạng xã hội TikTok 10
1.3 Mối liên hệ giữa mạng xã hội TikTok và sinh viên 10
2 CHƯƠNG 2 Thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 11
2.1 Thực trạng tần suất và thời gian sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 11
2.2 Thực trạng cách sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý đang sử mạng xã hội TikTok 13
2.3 Ưu điểm và nhược điểm của TikTok đối với sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý 15
2.3.1 Ưu điểm 15
2.3.2 Nhược điểm 16
3.CHƯƠNG 3 Một số nhận xét và giải pháp nhằm khắc phục thực trạng lãng phí thời gian cho mạng xã hội TiTok của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý 16
3.1 Nguyên nhân 16
3.1.1 Nguyên nhân chủ quan 16
3.1.2 Nguyên nhân khách quan 17
3.2 Giải pháp 17
III KẾT LUẬN 18
IV HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI TRONG TƯƠNG LAI 18
VII DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại số ngày nay, các nền tảng mạng xã hội đang dần trở thành một phầnkhông thể thiếu trong cuộc sống của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ Trong số cácmạng xã hội, TikTok đang trở thành một trong những ứng dụng phổ biến nhất và được
sử dụng rộng rãi trên toàn cầu
Nghiên cứu về mạng xã hội TikTok Giáo sư Asst, Đại học PES, Bangalore, Ấn Độ chỉ
ra Tiktok là một ứng dụng video âm nhạc trên mạng xã hội cho Android và IOS đãđược ra mắt vào năm 2017 bởi một công ty công nghệ internet đa quốc gia của TrungQuốc Trái ngược với các nền tảng truyền thông xã hội khác, Tik Tok được đặc trưngbởi các đoạn video nhỏ ngắn với cách sử dụng đơn giản, dễ dàng
Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng ngườidùng mạng xã hội cao nhất, đặc biệt là TikTok Theo ông Nguyễn Lâm Thành, Giámđốc chính sách của TikTok tại Việt Nam, tính đến cuối tháng 3/2020, nền tảng này đã
có 12 triệu người dùng thường xuyên đăng ký tại Việt Nam
Xuất phát từ việc TikTok ngày càng trở nên phổ biến và lượng người dùng trong độtuổi sinh viên tại Việt Nam ngày càng lớn Với mong muốn góp một phần nhỏ vàoviệc nghiên cứu về mạng xã hội TikTok đang thịnh hành, cũng như thực trạng sử dụng
mạng xã hội của sinh viên, tôi đã lựa chọn đề tài “Thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay” nhằm nắm bắt thói quen sử dụng TikTok của sinh viên K68 khoa
Khoa học quản lý, giúp xác định các vấn đề cụ thể liên quan đến việc sử dụng mạng
xã hội này và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị khi sử dụng TikTok
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích nhằm đánh giá và hiểu rõ hơn về thực trạng
sử dụng mạng xã hội TikTok trong đời sống hàng ngày của sinh viên K68 khoa Khoa
Trang 5học quản lý, từ đó có thể đề xuất các giải pháp để tận dụng tích cực và giảm thiểu cácrủi ro tiềm ẩn khi sử dụng nền tảng.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sơ lý luận về thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viênK68 khoa Khoa học quản lý
Đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên K68 khoa Khoa họcquản lý
Tác động của mạng xã hội TikTok đến sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý
Đưa ra giải pháp và khuyến nghị cho sinh viên khi sử dụng nền tảng mạng xã hộiTikTok
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sử dụng nền tảng mạng xã hội TikTok hiện nay
4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
4.1.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo
Thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lýhiện nay như thế nào?
Trang 64.1.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ
Thời gian trung bình sinh viên dành cho việc sử dụng nền tảng mạng xã hội TikToktrong một ngày?
Sinh viên thường sử dụng mạng xã hội TikTok trong khoảng thời gian nào và với mụcđích gì?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
4.2.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo
Hiện nay, thời gian dành cho việc sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên K68khoa Khoa học quản lý ngày càng nhiều và đang tăng lên
4.2.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ
Trung bình một ngày sinh viên sử dụng mạng xã hội TikTok trên 2 tiếng
Sinh viên thường sử dụng mạng xã hội bất cứ khi nào rảnh rỗi và với nhiều mục đíchkhác nhau như học tập, giải trí,…
5 Tổng quan tài liệu
Trong những năm gần đây, mạng xã hội TikTok phát triển một cách nhanh chóng vàđược nhiều người sử dụng, đặc biệt ở Việt Nam Nền tảng này có ảnh hưởng khôngnhỏ đến cuộc sống của người dùng, nhất là đối với sinh viên Chính vì vậy, đã có rấtnhiều tác giả trong nước quan tâm và nghiên cứu về đề tài này
Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mạng xã hội TikTok: bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của TikTok đến việc học của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả Nguyễn Lê Quỳnh Như, Hoàng Lê Quốc Tuấn,
Huỳnh Lâm Phương Anh, Hồ Nguyễn Minh Thư, Vương Thảo Nhi đã phân tích ảnhhưởng của TikTok đến giới trẻ, đặc biệt là sinh viên của trường Đại học NgoạiThương Và đưa ra được những khuyến nghị và giải pháp khi dùng nền tảng mạng xãhội TikTok này sao cho hiệu quả nhất; hay bài nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm
Thùy Trinh, Phạm Thái Tuấn, Trần Thái Hiên, Nguyễn Hồng Hạnh về đề tài “Ảnh hưởng của nội dung video TikTok đến hành vi, thái độ của sinh viên Hà Nội” nhóm
nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố của nội dung video TikTok ảnh hưởng đến hành vi
Trang 7của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra những đề xuất bổ ích, lành mạnh choviệc sử dụng TikTok.
Nghiên cứu về sự tác động của mạng xã hội TikTok: bài nghiên cứu của nhóm tác giảNguyễn Hoàng Duy Anh, Nguyễn Linh Đan, Nguyễn Quỳnh Anh, Trần Thị Hồng Ân,
Trần Minh Hoài về đề tài “Nghiên cứu tác động của các nội dung trên TikTok đối với sinh viên trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh” đã chỉ ra các yếu tố
có thể gây ra tác động của nội dung trên TikTok đối với sinh viên trường Đại họcCông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp để giảmcác tác động tiêu cực, cũng như chọn được các nội dung hay và bổ ích trên TikTok
cho các sinh viên của trường; bài nghiên cứu “Tác động của mạng xã hội TikTok tới nhận thức và hành vi của sinh viên D19 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”
đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực đến nhận thức, hành vi của sinh viênD19 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, đồng thời đưa ra những giải pháp vàkhuyến nghị khi sử dụng TikTok
Sau khi tổng quan tài liệu, tôi thấy các tác giả chưa đề cập đến thực trạng sử dụngmạng xã hội TikTok của sinh viên Dựa vào kết quả của những bài nghiên cứu trước
đó, tham khảo các phương pháp nghiên cứu, xem xét áp dụng phương pháp nghiêncứu phù hợp với điều kiện hiện tại Khắc phục sự chọn mẫu không mang tính tổng thể
và những ý kiến mang tính chủ quan Hơn nữa, đến thời điểm hiện tại chưa có côngtrình nghiên cứu nào nghiên cứu về thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của sinhviên K68 khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đạihọc Quốc gia Hà Nội Và để lấp vào khoảng trống nghiên cứu của vấn đề nên tôi chọn
đề tài: “Thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay”.
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu: Với việc khai thác, tìm hiểu những nghiên cứu liên
quan đến TikTok đã có, tôi đã phân tích đề tài dựa trên các cách tiếp cận khác nhau.Đồng thời đưa ra những kết luận, kiến nghị từ những kiến thức được tổng hợp và thunhận từ các nguồn khác để tiến hành nghiên cứu
Trang 8Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành khảo sát trực tuyến bằng phần mềm
Google Form với 40 mẫu Trong đó, số lượng sinh viên nữ chiếm 80%, số lượng sinhviên nam chiếm 15% và số lượng sinh viên giới tính khác chiếm 5%
II NỘI DUNG
1 CHƯƠNG 1 Cơ sở lý luận về thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
1.1 Hệ khái niệm
1.1.1 Khái niệm “thực trạng”
Bùi (2023) cho rằng thực trạng là một danh từ trong tiếng Việt dùng để phản ánh sựthật khách quan những gì xảy ra ở thời điểm hiện tại Khi đề cập đến thuật ngữ thựctrạng là đang nói đến tình trạng thực sự đang diễn ra của một vấn đề thuộc một lĩnhvực nào đó trong xã hội, những vấn đề đó đang diễn ra và đã diễn ra trong thời giandài và diễn ra trên phạm vi rộng Thuật ngữ thực trạng nhằm ám chỉ những vấn đề xảy
ra theo chiều hướng tiêu cực thay vì là tích cực các vấn đề này có thể thuộc một lĩnhvực nào đó trong xã hội
Thực trạng gồm những gì phản ánh đúng thực trạng thực tiễn, về trạng thái đã và đangxảy ra của sự vật, vấn đề hay con người tại một khoảng chừng thời hạn và khoảng
Trang 9trống nhất định Ví dụ như thực trạng bạo hành trẻ nhỏ, thực trạng đổi khác khí hậu,thực trạng bạo hành mái ấm gia đình,
1.1.2 Khái niệm “sử dụng”
Sử dụng là một động từ trong tiếng Việt chỉ việc dùng vật (tài sản) đó nhằm thỏa mãnnhu cầu nhất định của chủ sở hữu hoặc của người đang trực tiếp chiếm hữu, chi phốitài sản (“Tìm hiểu quyền sử dụng là gì? Ví dụ quyền sử dụng cực dễ hiểu”, 2023)
1.1.3 Khái niệm “mạng xã hội”
Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP nêu rõ: Mạng xã hội (social network) là
hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Theo định nghĩa này, mạng xã hội còn được gọi là social network và có thể hiểu mộtcách đơn giản đây là hệ thống (mạng lưới) giúp con người kết nối với những ngườikhác Thông qua mạng xã hội, mọi người có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, âmthanh… tìm kiếm bạn bè, kết nối với những người khác…
Hiện nay, tất cả mọi người đều có thể dễ dàng truy cập vào mạng xã hội bất kỳ thôngqua điện thoại, máy tính, máy tính bảng… Tuy nhiên, để sử dụng được (đăng bài, kếtnối với người khác…), người dùng phải tạo một tài khoản bằng số điện thoại, email…(tùy từng loại mạng xã hội yêu cầu thế nào)
1.1.4 Khái niệm “sinh viên”
Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký tham gia các lớp học trong khóa học trình
độ cao đẳng hoặc đại học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn củangười hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào
mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng
về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ aiđăng ký chính mình để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ
đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó
Trang 10việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định (“Sinh viên”,2024).
1.2 Khái quát về mạng xã hội TikTok
Hiện nay, trên thị trường ứng dụng dành cho điện thoại có rất nhiều ứng dụng giải tríđược tạo ra, nhưng để tạo được ấn tượng với người dùng và có số lượng người tải vềcao thì không phải dễ Thế nhưng, hiện nay đã có một ứng dụng đứng đầu về số lượngngười sử dụng cao nhất thế giới, ứng dụng đó không hề xa lạ đối với mọi người nhất
là với thế hệ trẻ đó chính là TikTok
TikTok, hay còn biết tới là Douyin (Đấu Âm) tại Trung Quốc, là một nền tảng video
âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc được tạo ra bởi Trương Nhất Minh - ngườisáng lập của ByteDance Nó được sử dụng để tạo các video ca nhạc ngắn, hát nhép,khiêu vũ, hài kịch và tài năng từ 3 giây đến 10 phút và các video lặp lại ngắn từ 3 đến
60 giây
ByteDance lần đầu tiên ra mắt Douyin cho thị trường Trung Quốc vào tháng 9 năm
2016 Sau đó, TikTok đã được ra mắt vào năm 2017 cho IOS và Android ở hầu hếtcác thị trường bên ngoài Trung Quốc ; tuy nhiên, chỉ có sẵn trên toàn thế giới, baogồm cả Hoa Kỳ, sau khi hợp nhất với Musical.ly vào ngày 2 tháng 8 năm 2018
Theo dữ liệu được cung cấp cho CNBC bởi Sensor Tower, TikTok đã vượt quaFacebook, YouTube và Instagram để trở thành ứng dụng IOS được tải xuống nhiềunhất trên thế giới với lượt tải xuống hơn 104 triệu lần trên cửa hàng ứng dụng củaApple trong nửa đầu năm 2018 Và theo dữ liệu thống kê toàn cầu, trong năm 2023vừa qua TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất với 3.5 tỷ lượt tải xuống.Hiện nay, TikTok đã có số lượng người sử dụng phủ khắp Châu Á và thế giới, điềulàm cho ứng dụng này thu hút người sử dụng nhiều như vậy là bởi nó không chỉ mangtính giải trí, học hỏi, chia sẻ mà thông qua đó ứng dụng còn tạo ra thu nhập cho người
sử sụng
1.3 Mối liên hệ giữa mạng xã hội TikTok và sinh viên
Trang 11TikTok đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của sinhviên, đặc biệt là trong thế hệ trẻ ngày nay Nền tảng này không chỉ là một cách để họgiải trí và thư giãn, mà còn là một phương tiện để họ thể hiện sự sáng tạo và kết nốivới cộng đồng trực tuyến TikTok cung cấp cho sinh viên một nền tảng linh hoạt đểchia sẻ nội dung ngắn và giao lưu với những người dùng khác trên khắp thế giới Mốiliên hệ này không chỉ giúp sinh viên xây dựng mối quan hệ với bạn bè và người theodõi, mà còn tạo ra một không gian cho họ để tự do thể hiện bản thân và khám phánhững ý tưởng mới Bên cạnh đó, TikTok cũng là một nguồn thông tin và giáo dục,với các video hướng dẫn và nội dung giáo dục được chia sẻ trên nền tảng này.
Đối với sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, qua khảo sát cũng đã cho thấy mối liên
hệ như trên đối với TikTok, với 45% sinh của khoa cảm thấy khó chịu nếu trong mộtngày không được truy cập vào TikTok lần nào:
2 CHƯƠNG 2 Thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
2.1 Thực trạng tần suất và thời gian sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên K68khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
TikTok, nền tảng mạng xã hội được tải về nhiều nhất trong năm 2023 và đặc biệt thuhút đối với cộng đồng sinh viên với tần suất sử dụng ngày càng nhiều Dựa vào kếtquả nghiên cứu bảng hỏi, dưới đây là biểu đồ đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng