1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận xã hội học truyền thông đại chúng thực trạng sử dụng mạng xã hội facebook trong học tập của sinh viên học viện báo chí tuyên truyền hiện nay

39 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Sử Dụng Mạng Xã Hội Facebook Trong Học Tập Của Sinh Viên Học Viện Báo Chí Tuyên Truyền Hiện Nay
Trường học Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Xã Hội Học Truyền Thông Đại Chúng
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 213,14 KB

Nội dung

Trang 1 BÀI TẬP LỚNMÔN XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNGĐỀ TÀI NHÓM: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘIFACEBOOK TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆNBÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAYBáo cáo cá n

Trang 1

BÀI TẬP LỚNMÔN XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

ĐỀ TÀI NHÓM: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN

BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY Báo cáo cá nhân: Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập qua các group trường của sinh viên Học viện Báo chí và

Tuyên truyền hiện nay

Trang 2

MỤC LỤC

A ĐỀ CƯƠNG CHUNG CỦA NHÓM 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 2

4 Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu 3

5 Khái niệm và lý thuyết áp dụng 3

6 Lý thuyết áp dụng 8

7 Bảng hỏi “ Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền” 9

B BÁO CÁO CÁ NHÂN 17

I Khái quát 17

1 Giới thiệu nội dung báo cáo 17

2 Câu hỏi nghiên cứu 17

3 Phương pháp thu thập thông tin 17

II Kết quả nghiên cứu 18

1 Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook cho mục đích học tập của sinh viên hiện nay 18

2 Sự tương tác từ các nhóm trường, lớp trong việc học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay 22

III Kết luận và khuyến nghị 29

1.Kết luận 29

2 Khuyến nghị 31

Tài liệu tham khảo 32

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 1.1: Tỷ lệ sinh viên sử dụng Facebook cho việc học tập 18

Biểu 1.2: Mức độ quan trọng của các hoạt động học tập trên Facebook 20

Biểu 1.3: Mục đích tham gia các nhóm học tập của sinh viên 21

Biểu 2.1: Thành viên của nhóm học tập tham gia chủ yếu trên Facebook 22

Biểu 2.2: Lớp có group chung của lớp trên Facebook không? 23

Biểu 2.3: Thành viên trong group lớp 24

Biểu 2.4: Thông tin thường được đăng nhiều nhất trên group lớp 25

Biểu 2.5: Thông tin bạn quan tâm nhất trong group lớp 25

Biểu 2.6: Khoa bạn có fanpage không? 26

Biểu 2.7: Thông tin chủ yếu được đăng trên fanpage khoa 27

Biểu 2.8: Học viện Báo chí và Tuyên truyền có fanpage không? 28

Biểu 2.9: Thông tin chủ yếu được đăng lên fanpage trường 28

Trang 4

A Đề cương nghiên cứu chung của nhóm

1 Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển không ngừng của xã hội và bùng nổ của công nghệ trongthời đại 4.0 như ngày nay, ta có thể chứng kiến sự thay đổi về nhu cầu của conngười, không chỉ dừng lại ở việc ăn no mặc đẹp mà những nhu cầu giao lưu, họctập, giải trí cũng không ngừng tăng cao

Ra đời vào năm 2004 do Mark Zuckerberg sáng lập và có mặt tại Việt Namsau đó 5 năm, mạng xã hội Facebook là nền tảng truyền thông phổ biến nhất hiệnnay với hơn 1,84 tỷ người hoạt động mỗi ngày và 2,8 tỷ người dùng hoạt độnghàng tháng Mục đích của mạng xã hội này là để người dùng có thể tham gia mạnglưới theo thành phố, nơi làm việc hay khu vực để liên kết, trao đổi thông tin vớinhau Có thể nói, mạng xã hội Facebook là một trong những phát minh tiên tiếnmang đến nhiều tiện ích, đáp ứng đa dạng nhu cầu của con người từ công việc, họctập, giải trí, kinh doanh và đặc biệt là khả năng mở rộng mạng lưới giao tiếp màkhông bị hạn chế bởi không gian hay chi phí

Theo thống kê tới tháng 6/2021 của Napoleon Cat (công cụ đo lường các chỉ

số mạng xã hội), tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam gần 76 triệu người,

chiếm hơn 70% dân số cả nước Trong đó, độ tuổi sử dụng phổ biến nhất là từ 18

-24 tuổi (-24,8%) và 25 - 34 tuổi (31,6%) Thông qua Facebook, các bạn học sinh,sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập, tương tác, trò chuyệnvới bạn bè, người thân, tìm kiếm cơ hội việc làm, các mối quan hệ càng được tăngcường Đặc biệt, khi dịch Covid-19 diễn ra mạnh mẽ, số lượng người sử dụng đãtăng hơn 31 triệu người so với năm 2019 trước khi có dịch, hình thức học tập, thi

cử và tìm kiếm tài liệu của sinh viên đều chuyển đổi sang các nền tảng số nhưMicrosoft Teams, Zoom, thư viện số, Do đó, việc trao đổi bài tập hay làm việcnhóm, sinh viên đều phải tiến hành online hoặc qua các group học tập, trong đó

Trang 5

mạng xã hội Facebook là nền tảng số phổ biến, đa năng, giúp sinh viên giải quyếtrất nhiều vấn đề học tập trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng sử

dụng Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền hiện nay” để tìm hiểu thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên trong các không

gian học tập trên Facebook và những yếu tố tác động đến việc sử dụng Facebooktrong việc tìm kiếm tài liệu, trao đổi học tập của sinh viên Học viện Báo chí &Tuyên truyền

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu thực trạng sửdụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên

- Mô tả phân tích thực trạng việc sử dụng mạng xã hội Facebook trong họctập của sinh viên

- Xác định các yếu tố tác động đến thực trạng sử dụng mạng xã hộiFacebook trong học tập của sinh viên Học viện báo chí và Tuyên truyền

- Đưa ra các khuyến nghị giúp sinh viên và cán bộ giáo viên tối ưu hóa lợiích của Facebook trong công việc học tập

Trang 6

3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sử dụng mạng xã hộiFacebook trong học tập của sinh viên

3.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên chính quy Học viện Báo chí và Tuyên truyền K38, K39, K40 vìtrong quá trình nhóm đi khảo sát chưa tiếp cận được với các SV K41

3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện bắt đầu vào đầu tháng

10 đến hết tháng 11/2021

4 Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền sử dụng mạng xãhội Facebook vào việc học tập hiện nay như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebookvào việc học tập của sinh viên?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Đa phần sinh viên đều sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập Trong

đó có 3 mục đích chính là: trao đổi thông tin, trao đổi tài liệu học tập, cập nhật cácthông tin về lịch học lịch thi

Trang 7

- Đánh giá của sinh viên về các thông tin về học tập trên Facebook với mức

độ bình thường và quan trọng là chủ yếu

- Sinh viên nữ có xu hướng thể hiện và tham gia tích cực hơn trong sử dụngFacebook vào học tập

- Sinh viên có học lực càng tốt thì điểm đánh giá tầm quan trọng của việc sửdụng mạng xã hội Facebook càng cao

5 Khái niệm và lý thuyết áp dụng

Nhìn chung, học tập là quá trình nâng cao hiểu biết của cá nhân, hoạt độnghọc tập của sinh viên là hoạt động nâng cao hiểu biết của sinh viên về các lĩnh vựcchuyên môn mà sinh viên theo học tại cơ sở giáo dục đại học Ngoài việc học tập,đời sống của sinh viên cũng rất phong phú và đa dạng Có thể hiểu, đời sống củamột cá nhân bao gồm tổng thể những gì diễn ra trong cuộc sống của họ, với sinhviên, chúng tôi xác định một số phương diện chính trong đời sống của họ như sau:quan hệ xã hội, trọng tâm là quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè; hoạt động ngoạikhóa; việc làm

Trong đề tài này, khái niệm sinh viên có thể được xác định bởi các dấu hiệuchính sau đây:

Trang 8

Một là, sinh viên phần lớn thuộc lớp người ở độ tuổi từ 18 đến 23 tuổi, đang

trưởng thành bằng quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện nhân cách tại cáctrường đại học, cao đẳng để lao động trong một lĩnh vực xã hội nhất định

Hai là, sinh viên là tầng lớp có chung một hoạt động cơ bản đặc thù là học

tập, nghiên cứu; đi sâu vào một lĩnh vực, một nghề nghiệp để trở thành một bộphận của tầng lớp xã hội mới - tri thức tương lai

Ba là, sinh viên vừa là bộ phận của nhóm công chúng thanh niên, vừa là bộ

phận mà tương lai trở thành trí thức nên có những đặc điểm vừa của thanh niên,vừa của trí thức và có vị trí kép trong cơ cấu xã hội: vị trí, vai trò của thanh niên vàtrí thức Như vậy, nét nổi bật trong tâm lý nhóm thanh niên sinh viên là sự kết hợpđặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên và tâm lý của tầng lớp trí thức tương lai

Cũng giống như sinh viên nói chung, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyêntruyền cũng có những đặc điểm về thể chất, tâm sinh lý nói chung của lứa tuổi vàhiện đang tham gia quá trình học tập và rèn luyện tại trường Hiện nay, Học việnBáo chí và Tuyên truyền có hai hệ đào tạo chính quy 4 năm và đào tạo văn bằng 2với 2 năm tại Học viện Trong khuôn khổ đề tài, tiến hành điều tra đối với sinhviên hệ đào tạo chính quy 4 năm với các sinh viên K38, K39, K40

5.1.2 Khái niệm “mạng xã hội”

Với sự phát triển vượt bậc về nền cách mạng công nghệ, hiện nay Internet và

mạng xã hội đã và đang là những sản phẩm cơ bản của sự phát triển khoa học côngnghệ đó Nhiều năm trở lại đây, mạng xã hội đã được nhắc tới như một phần tấtyếu của cuộc sống, đồng thời, cũng xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về mạng

xã hội

Trong chương 1 Nghị định 97/2008/NĐ - CP, Điều 3 khoản 14 định nghĩa

về MXH: : “Dịch vụ MXH trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi,người sử dụng có khả năng, tương tác chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với

Trang 9

nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật ký (blog), diễn đàn(forum), trò chuyện trực tuyến ( chat) và các hình thức tương tự khác”.

PGS.TS Vũ Duy Thông nhận định: “Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thựcthể truyền thông trên Internet với nhau thành những cụm mạng nhỏ hơn theo sựliên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian” Hay nói cách khác,MXH là bộ phận của Internet, được hình thành từ nhiều dịch vụ khác nhau của cánhân hoặc tổ chức cùng mục đích, sở thích Định nghĩa này cũng đã được nhiềungười quan tâm và ủng hộ

MXH theo quan điểm của nhà xã hội học Laura Garton - nhà nghiên cứuchiến lược trường đại học Toronto : “ Khi một mạng máy tính kết nối mọi ngườihoặc các cá nhân tổ chức lại với nhau thì đó chính là MXH” Ở đây, ông cho rằngMXH là một tập hợp người hoặc các tổ chức kết nối với nhau thông qua mạng máytính

Với nhiều quan điểm khác nhau về mạng xã hội, có thể đưa ra một nhậnđịnh chung về MXH như sau: “ MXH là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạonên đó là các thành viên và liên kết giữa các thành viên đó MXH là dịch vụInternet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thích không phân biệt không gian

và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat, email, phim ảnh, nhằm đápứng nhu cầu của cộng đồng mạng và mang những giá trị xã hội nhất định”

Trong khuôn khổ của đề tài, mạng xã hội được hiểu là một xã hội ảo có thểliên kết được các bạn sinh viên với nhau và với những nhóm xã hội khác cùng có

sở thích, quan tâm đến việc học tập, trau dồi kiến thức qua những tính năng nhưchat, comment, … nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên

5.1.3 Mạng xã hội Facebook

Facebook là website mạng xã hội ảo cho phép người dùng truy cập miễn phíđược Mark Zuckerberg và các cộng sự của mình sáng lập vào năm 2004 Người

Trang 10

dùng mạng xã hội này có thể tham gia 11 các mạng lưới được tổ chức theo các tiêuchí như quốc gia, thành phố, nơi làm việc, trường đại học, để liên kết với ngườikhác Khả năng truyền tải và lưu trữ dữ liệu tuyệt vời của Facebook cho phép việctruyền tải và lưu trữ dữ liệu với độ bao phủ dung lượng đa dạng Facebook chophép người dùng lưu trữ thông tin và sắp xếp có hệ thống theo thời gian sử dụng.Nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm lại các dữ liệu đã từng đăng tải hoặc tương táctrên Facebook

Facebook là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí, xuất phát từ têncủa cuốn sách cho học sinh được phát vào đầu năm học tại một sống trường đạihọc tại Mỹ để giúp học sinh làm quen với nhau Được sáng lập vào tháng 2 năm

2004 bởi Mark Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes, Facebook

đã hỗ trợ cho nhiều sinh viên của các trường đại học khác nhau Không chỉ vậy,người dùng Facebook có thể tham gia các nhóm cùng chung sở thích hay sự quantâm, học có thể sử dụng các tính năng khác nhau của Facebook ( Like, comment,share, chat, )

Có thể hiểu, Facebook là một website ( trang mạng), cho phép mọi ngườiđăng ký tài khoản, sau khi đăng ký tài khoản người dùng sẽ phải cập nhật hình ảnhcủa bản thân, hồ sơ cá nhân gồm tên tuổi, địa chỉ, email, trường học, sở thích, giớitính… Sau đó người dùng có thể thêm những người sử dụng Facebook khác vàodanh sách bạn bè của họ, từ đó họ có thể nhắn tin, trò chuyện, chia sẻ trên trang cánhân của mình Trong đề tài, mạng xã hội Facebook được hiểu là một bộ phận dịch

vụ Internet, kết nối được các cá nhân với nhau hoặc với tổ chức cùng có chung sởthích, sự quan tâm về học tập có thể được cập nhật trên các trang ( Fanpage) hoặccác nhóm (Group) nhằm mục đích phục vụ cho việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin vềtài liệu học tập hoặc trao đổi các phương pháp học tập

5.1.4 Học tập

Trang 11

Từ điển Oxford định nghĩa: “Học tập là hoạt động học hỏi hoặc thu thập kiến thức, từ sách hoặc bằng cách xem xét, quan sát mọi thứ trên thế giới” Học

tập là một hoạt động làm thay đổi kinh nghiệm của cá nhân một cách bền vững, cóđịnh hướng và quan sát được Nó là một thuộc tính phản ánh khách quan mục đíchcủa con người Học của con người có định hướng, có giá trị, có kế hoạch và cókhoa học”

Trong Luận văn Thạc sĩ “Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trườngĐại học Tôn Đức Thắng”, tác giả Phạm Văn Hùng đưa ra nhận định: “Học tập làhoạt động cơ bản của con người nhằm hướng vào việc nghiên cứu và tìm hiểu cácquy luật của thế giới và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội- lịch sử Bản chất của quátrình học tập là quá trình nhận thức độc đáo của người học Như vậy, học tập làmột quá trình đưa đến những thành tựu và những kết quả cho người đọc Học tập làmột quá trình hướng đích, có giá trị Giá trị học tập là làm cho kinh nghiệm củabản thân người học thay đổi một cách bền vững, nhờ đó mà có được những thayđổi trong nhận thức về hiện thực, có được những thay đổi trong phương thức hành

vi và định hình những thái độ xác định trong quan hệ với thế giới xung quanh.Những thay đổi này giúp người học phát triển bản chất người vốn có của mình đểthích ứng và hội nhập với cộng đồng, với dân tộc, với nhân loại Trong và bằngquá trình đó, người học tự khẳng định chính mình Như vậy, mục đích học tập củanhân loại, của dân tộc, của cộng đồng và của mỗi cá nhân là để biết, để làm, đểchung sống và để tự khẳng định”

Theo Phan Trọng Ngọ (Dạy học và phương pháp học trong nhà trường, xuấtbản năm 2005), tác giả cho rằng: “Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môitrường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vicủa cá thể đó Học tập là việc học có chủ ý, có mục đích trước, được tiến hành bởimột hoạt động đặc thù - hoạt động học, nhằm thoả mãn nhu cầu học của cá nhân”

Trang 12

Qua những khái niệm trên, có thể hiểu rằng học tập nói chung và học tập củasinh viên nói riêng là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm chiếm lĩnh vănhoá nhân loại, chuyển thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của bản thân đểchuẩn bị các điều kiện trở thành các chuyên gia - những người chủ tương lai củađất nước, đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Hoạt động học tập bao giờ cũng nhằm thoả mãn một nhu cầu học nhất định, đượckích thích bởi động cơ học và được thực hiện bởi một hoạt động chuyên biệt - hoạtđộng học với nội dung, phương pháp, phương tiện học tập Trong đề tài, học tậpđược hiểu là quá trình sinh viên sử dụng Fcaebook để đọc và tìm kiếm thông tin/tài liệu học tập, chia sẻ thông tin/ tài liệu học tập, đọc và trao đổi thảo luận về tất

cả vấn đề học tập từ lịch học, lịch thi, các thông báo của trường, của khoa, các kếhoạch của lớp với các nhóm xã hội khác nhau

6 Lý thuyết áp dụng

6.1 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Thuyết sự lựa chọn hợp lý cho rằng con người luôn hành động một cách cóchủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng nguồn lực một cách duy lý nhằm đạtđược kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Thuật ngữ lựa chọn dùng để nhấn mạnhviệc phải tính toán, cân nhắc để quyết định để sử dụng loại phương tiện hay cáchthức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêutrong điều kiện khan hiếm các nguồn lực Các nhà xã hội học coi mục tiêu ở đâyngoài yếu tố kinh tế còn cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần

Một trong những biển thể của thuyết lựa chọn duy lý là thuyết hành vi lựachọn của George Homans Ông cho rằng mô hình lựa chọn duy lý của hành vingười tương thích một phần nào đó với các định đề của tâm lý học hành vi Ôngđưa ra một số định đề cơ bản về hành vi người là định đề phần thưởng, định đềkích thích, định để giá trị, định để duy lý, định để giá trị suy giảm và định để mongđợi Dù cho có định để thứ 4 trực tiếp nói về định để duy lý, nhưng tất cả các định

Trang 13

để này cho thấy con người là một chủ thể duy lý trong việc xem xét và lựa chọnhành động nào có thể đem lại phần thưởng lớn nhất và có giá trị nhất.

Trong luận văn, lý thuyết được được sử dụng để xem xét các yếu tố có mốiliên hệ với hành vi lựa chọn giữa học tập và các vấn đề sử dụng MXH của sinhviên, xem xem các yếu tố khác nhau thuộc về cá nhân sẽ có sự ảnh hưởng khácnhau như thế nào đến sự lựa chọn của sinh viên trong hoạt động học tập

6.2 Lý thuyết về truyền thông đại chúng theo quan điểm chức năng luận

Theo quan điểm này thì truyên thông đại chúng có chức năng cả với xã hội

và cá nhân, truyền thông đại chúng nhấn mạnh đến nhu cầu của một xã hội, nhằmđáp ứng nhu cầu duy trì tính ổn định, liên tục của một xã hội cũng như nhu cầu hộinhập và thích nghi của các cá nhân trong xã hội ấy

Lasswell và Wright đã đưa ra 4 loại chức năng chính của truyền thông đạichúng là chức năng kiểm soát môi trường xã hội, chức năng liên kết các bộ phậncủa xã hội, chức năng truyền tải di sản thông qua các thế hệ và cuối cùng là chứcnăng giải trí MXH cũng là một phương tiện truyền thông đại chúng vì vậy nó cũng

có các chức năng như một phương tiện truyền thông đại chúng Theo quan điểmcủa Merton xã hội bao gồm nhiều thành tố có liên hệ với nhau, mỗi thành tố đều cóchức năng của riêng mình

Trong nghiên cứu này, lý thuyết sẽ được sử dụng để xem xét những ảnhhưởng khác nhau với cái nhìn toàn diện hơn về MXH, nó sẽ được nhìn nhận như làmột phương tiện truyền thông không chỉ có chức năng cơ bản là kết nối liên lạc vàthông tin, nó còn có các chức năng tiềm ẩn khác, các chức năng này có liên hệ vớicác hoạt động khác của cá nhân trong xã hội, đó là mối liên hệ với các sinh viên vềviệc học tập của họ

7 Bảng hỏi “ Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”.

Trang 14

PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ

TUYÊN TRUYỀN

Chào bạn,

Chúng tôi là sinh viên lớp Xã hội học k38 thuộc khoa Xã hội học

và Phát triển Hiện nay chúng tôi đang tham gia nghiên cứu và

tìm hiểu về: “Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong

học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện

nay” Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu chúng tôi rất cần sự

ủng hộ và giúp đỡ của các bạn

Hãy lựa chọn những phương án trả lời mà bạn cho là phù hợp

nhất bằng cách khoanh tròn vào những đáp án tương ứng.

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin do bạn cung cấp chỉ sử

dụng vào mục đích nghiên cứu của sinh viên khoa Xã hội học và

Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp thông tin từ bạn !

A THÔNG TIN CHUNG

A1 Giới tính?

1 Nam 2 Nữ

A2 Bạn là sinh viên năm thứ mấy

1 Năm nhất 2 Năm hai

3 Năm ba 4 Năm tư

A3 Ngành học đó thuộc khối nào?

1 Lý luận 2 Nghiệp vụ

A4 Kết quả học tập kỳ gần đây nhất của bạn?

1 Xuất sắc 2 Giỏi 3 Khá 4 Trung bình

B2: Đánh giá mức độ quan trọng của việc sử dụng Facebook

đối với các mục đích trong học tập?

quan trọng

2 Không quan trọng

3 Bình thường

4 Quan trọng

5 Rất quan trọng

Trang 15

4 Tham gia thảo luận và làm

bài tập theo yêu cầu của

giảng viên

B3: Nhóm học tập mà bạn tham gia chủ yếu trên Facebook

gồm có những thành viên nào? (Chọn tối đa 3 phương án)

1. Bạn cùng lớp 6 Đồng hương

2.Bạn thân 7 Thầy, cô giáo

3.Bạn cùng mục đích/sở thích trong học tập 8 Cán bộ quản lýgiáo dục

(nghiên cứu khoa học, học tiếng anh, )

1 Chia sẻ thông tin/tài liệu học tập

2 Đọc và tìm kiếm thông tin/tài liệu cho học tập

3 Đọc, trao đổi và thảo luận về tất cả vấn đề học tập

4 Đọc, trao đổi và thảo luận những vấn đề học tập thích/quan

tâm

5 Khác (ghi rõ):

B5: Lớp bạn có group chung của lớp trên Facebook không?

1.Có 2 Không 3 Không biết (chuyển B10)

B6: Những thành viên trong group lớp của bạn gồm những

ai? (Có thể chọn nhiều phương án)

1 Tất cả sinh viên trong lớp 4 Tất cả giảng viên đang giảng dạy lớp

Trang 16

2 Một số sinh viên trong lớp 5 Một số giảng viên

đang giảng dạy lớp

3 Giáo viên chủ nhiệm 6 Thầy/cô giáo cố vấn học tập

của lớp

B7: Thông tin gì thường được đăng nhiều nhất trong group

lớp của bạn? (Chọn 1 phương án)

1 Lịch học, lịch thi 4 Kế hoạch của lớp

2 Tài liệu, đề cương các môn học 5 Khác (ghi rõ)

3 Thông báo của Khoa và Nhà trường

B8: Thông tin gì trong group lớp mà bạn quan tâm nhất?

(Chọn 1 phương án)

1 Lịch học, lịch thi 4 Kế hoạch của lớp

2 Tài liệu, đề cương các môn học 5 Khác (ghi rõ)

3 Thông báo của Khoa và Nhà trường

B9: Mức độ tham gia group lớp đối với các nhu cầu về học

tập của bạn như thế nào?

bao giờ Hiếm khi (1 lần/ tháng hoặc lâu

hơn)

Thỉnh thoảng (ít nhất 1 lần/tuần)

Thường xuyên (gần như hàng ngày)

1.Tìm kiếm thông tin/

2 Chia sẻ thông tin/tài

B10: Khoa của bạn có Fanpage trên Facebook không?

1 Có, có theo dõi 3 Không có (chuyển B12)

Trang 17

2 Có, không theo dõi (chuyển B12) 4 Không biết (chuyển B12)

B11: Fanpage của khoa bạn thường đăng thông tin gì là chủ

yếu? (Chọn tối đa 3 phương án)

1 Giới thiệu lịch sử, truyền thống của khoa 5 Thông tin về

học tập

2 Hoạt động, chương trình của khoa 6 Thông tin về tuyển

sinh,

chương trình đào tạo

3 Thông tin về thành tích đạt được của khoa 7 Thông tin

về định hướng nghề nghiệp, cơ hội việc làm

4 Tuyên dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu 8 Khác:

B13: Fanpage của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thường

đăng thông tin gì là chủ yếu? (Chọn tối đa 3 phương án)

1 Giới thiệu lịch sử, truyền thống của trường

2 Hoạt động, chương trình của trường

3 Thông tin về thành tích đạt được của trường

4 Tuyên dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu

5 Thông tin về học tập

6 Thông tin về tuyển sinh, chương trình đào tạo

7 Thông tin về định hướng nghề nghiệp, cơ hội việc làm

8 Khác:(ghi rõ)

B14: Bạn có “like” các fanpage về học tập trên Facebook để

theo dõi, cập nhật thông tin/tài liệu về học tập không?

1 Fanpage về học ngoại ngữ ( Tiếng Anh, tiếng Trung, ) 1 0

2 Fanpage về học các môn đại cương (triết học, kinh tế, chính

trị, )

Trang 18

3 Fanpage liên quan đến ngành/chuyên ngành đang học 1 0

4 Fanpage liên quan đến ngành/chuyên ngành khác 1 0

B15: Khi bạn có thông tin/tài liệu học tập có từ nguồn khác, bạn muốn chia sẻ trên Facebook dưới hình thức nào chủ yếu?

1 Chia sẻ lên bảng tin, chế động công khai

2 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ bạn bè

3 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ chỉ mình tôi

4 Chia sẻ với một/một vài nhóm học tập tham gia trên Facebook

5 Chia sẻ với tất cả các nhóm học tập tham gia trên Facebook

6 Chia sẻ qua messenger cho một/một vài cá nhân nào đó

1 Chia sẻ lên bảng tin, chế động công khai

2 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ bạn bè

3 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ chỉ mình tôi

4 Chia sẻ với một/một vài nhóm học tập tham gia trên Facebook

5 Chia sẻ với tất cả các nhóm học tập tham gia trên Facebook

6 Chia sẻ qua messenger cho một/một vài cá nhân nào đó

Trang 19

7 Khác (ghi rõ)

B18: Bạn thường làm gì khi muốn tìm kiếm thông tin/tài liệu

học tập? (Chọn 1 phương án)

1 Liên hệ với bạn bè

2 Liên hệ với thầy cô, nhà trường

3 Chủ động tìm kiếm Facebook (fanpage, bảng tin, các nhóm

học tập, )

4.Chủ động tìm kiếm trên sách, báo, tạp chí

5.Chủ động tìm kiếm trên Google

6 Khác (ghi rõ)

B19: Nếu bạn từng sử dụng Facebook để tìm kiếm thông

tin/tài liệu học tập, xin cho biết đánh giá của bạn về các yếu

tố sau:

1 Thời gian nhận được thông tin/tài

2 Tính thiết thực của thông tin/tài liệu 1 2 3 4 99

3 Tính đa dạng của thông tin/tài liệu 1 2 3 4 99

Khó đánh giá

1 Facebook hỗ trợ rất nhiều trong học tập và tác

động tích cực đến kết quả học tập

Ngày đăng: 28/02/2024, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w