Đặc biệt, khi dịch Covid-19 diễnra mạnh mẽ, số lượng người sử dụng đã tăng hơn 31 triệungười so với năm 2019 trước khi có dịch, hình thức học tập,thi cử và tìm kiếm tài liệu của sinh viê
Trang 1BÁO CÁO NGHIÊN CỨU CÔNG CHÚNG TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI: “ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN
TRUYỀN HIỆN NAY ”
Trang 2MỤC LỤC
A Đề cương nghiên cứu chung của nhóm.
1 Lý do chọn đề tài.
2 Mục đích nghiên cứu.
3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.2 Khách thể nghiên cứu
3.3 Phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu.
5 Khái niệm và lý thuyết áp dụng.
1.1 Nội dung báo cáo
1.2 Câu hỏi nghiên cứu.
1.3 Phương pháp và cách thức thu thập thông tin.
2 Kết quả nghiên cứu
2.1 Mục đích sử dụng mạng xã hội facebook vào mục đích học tập của sinh viên
2.2 Nhu cầu sử dụng facebook vào học tập của sinh viên
3 Kết luận và khuyến nghị
Trang 3TÀI LIỆU THAM KHẢO.
A Đề cương nghiên cứu chung của nhóm.
1 Lý do chọn đề tài:
Với sự phát triển không ngừng của xã hội và bùng nổcủa công nghệ trong thời đại 4.0 như ngày nay, ta có thểchứng kiến sự thay đổi về nhu cầu của con người, không chỉdừng lại ở việc ăn no mặc đẹp mà những nhu cầu giao lưu,học tập, giải trí cũng không ngừng tăng cao
Ra đời vào năm 2004 do Mark Zuckerberg sáng lập và
có mặt tại Việt Nam sau đó 5 năm, mạng xã hội Facebook lànền tảng truyền thông phổ biến nhất hiện nay với hơn 1,84
tỷ người hoạt động mỗi ngày và 2,8 tỷ người dùng hoạtđộng hàng tháng Mục đích của mạng xã hội này là để ngườidùng có thể tham gia mạng lưới theo thành phố, nơi làmviệc hay khu vực để liên kết, trao đổi thông tin với nhau Cóthể nói, mạng xã hội Facebook là một trong những phátminh tiên tiến mang đến nhiều tiện ích, đáp ứng đa dạng nhucầu của con người từ công việc, học tập, giải trí, kinh doanh
và đặc biệt là khả năng mở rộng mạng lưới giao tiếp màkhông bị hạn chế bởi không gian hay chi phí
Theo thống kê tới tháng 6/2021 của Napoleon Cat (công
cụ đo lường các chỉ số mạng xã hội), tổng số người dùng
Facebook tại Việt Nam gần 76 triệu người, chiếm hơn 70%dân số cả nước Trong đó, độ tuổi sử dụng phổ biến nhất là
từ 18 - 24 tuổi (24,8%) và 25 - 34 tuổi (31,6%) Thông quaFacebook, các bạn học sinh, sinh viên có thể dễ dàng tìm
Trang 4kiếm thông tin, tài liệu học tập, tương tác, trò chuyện vớibạn bè, người thân, tìm kiếm cơ hội việc làm, các mối quan
hệ càng được tăng cường Đặc biệt, khi dịch Covid-19 diễn
ra mạnh mẽ, số lượng người sử dụng đã tăng hơn 31 triệungười so với năm 2019 trước khi có dịch, hình thức học tập,thi cử và tìm kiếm tài liệu của sinh viên đều chuyển đổi sangcác nền tảng số như Microsoft Teams, Zoom, thư viện số,
Do đó, việc trao đổi bài tập hay làm việc nhóm, sinh viênđều phải tiến hành online hoặc qua các group học tập, trong
đó mạng xã hội Facebook là nền tảng số phổ biến, đa năng,giúp sinh viên giải quyết rất nhiều vấn đề học tập trong giaiđoạn dịch bệnh hiện nay
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề
tài “Thực trạng sử dụng Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền hiện nay” để tìm
hiểu thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên trong cáckhông gian học tập trên Facebook và những yếu tố tác độngđến việc sử dụng Facebook trong việc tìm kiếm tài liệu, traođổi học tập của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyêntruyền
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm rõ thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebooktrong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyêntruyền, đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng mạng
xã hội facebook trong học tập của sinh viên Từ đó đề xuất
Trang 5ra những khuyến nghị giúp sinh viên sử dụng Facebooktrong học tập được hiệu quả hơn và giúp cho công tác quản
lý giáo dục ở phía nhà trường được tốt hơn
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiêncứu thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tậpcủa sinh viên
- Mô tả phân tích thực trạng việc sử dụng mạng xã hộiFacebook trong học tập của sinh viên
- Xác định các yếu tố tác động đến thực trạng sử dụngmạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học việnbáo chí và Tuyên truyền
- Đưa ra các khuyến nghị giúp sinh viên và cán bộ giáoviên tối ưu hóa lợi ích của Facebook trong công việc họctập
3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sử dụngmạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên
3.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên chính quy Học viện Báo chí và Tuyên truyềnK38, K39, K40 vì trong quá trình nhóm đi khảo sát chưatiếp cận được với các SV K41
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Trang 6- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Học viện Báochí và Tuyên truyền
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện bắtđầu vào đầu tháng 10 đến hết tháng 11/2021
4 Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sinh viên Học viện Báo chí và Tuyêntruyền sử dụng mạng xã hội Facebook vào việc học tập hiệnnay như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực trạng sử dụngmạng xã hội Facebook vào việc học tập của sinh viên?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Đa phần sinh viên đều sử dụng mạng xã hội Facebooktrong học tập Trong đó có 3 mục đích chính là: trao đổithông tin, trao đổi tài liệu học tập, cập nhật các thông tin vềlịch học lịch thi
- Đánh giá của sinh viên về các thông tin về học tập trênFacebook với mức độ bình thường và quan trọng là chủ yếu
- Khối ngành học là yếu tố không tác động đến thựctrạng sử dụng mạng xã hội Facebook vào học tập của sinhviên
- Sinh viên nữ có xu hướng thể hiện và tham gia tích cựchơn trong sử dụng Facebook vào học tập
- Sinh viên có học lực càng tốt thì tỷ lệ sử dụngFacebook để tìm kiếm thông tin/ tài liệu học tập càng cao
Trang 75 Khái niệm và lý thuyết áp dụng
cơ sở giáo dục đại học, nghĩa là “những cơ sở giáo dụcthuộc hệ thống giáo dục quốc dân, 10 thực hiện chức năngđào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoahọc và công nghệ, phục vụ cộng đồng”
Nhìn chung, học tập là quá trình nâng cao hiểu biết của
cá nhân, hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động nângcao hiểu biết của sinh viên về các lĩnh vực chuyên môn màsinh viên theo học tại cơ sở giáo dục đại học Ngoài việchọc tập, đời sống của sinh viên cũng rất phong phú và đadạng Có thể hiểu, đời sống của một cá nhân bao gồm tổngthể những gì diễn ra trong cuộc sống của họ, với sinh viên,chúng tôi xác định một số phương diện chính trong đời sốngcủa họ như sau: quan hệ xã hội, trọng tâm là quan hệ giađình và quan hệ bạn bè; hoạt động ngoại khóa; việc làm Trong đề tài này, khái niệm sinh viên có thể được xácđịnh bởi các dấu hiệu chính sau đây:
Một là sinh viên phần lớn thuộc lớp người ở độ tuổi từ
18 đến 23 tuổi, đang trưởng thành bằng quá trình học tập,
Trang 8nghiên cứu và rèn luyện nhân cách tại các trường đại học,cao đẳng để lao động trong một lĩnh vực xã hội nhất định.Hai là, sinh viên là tầng lớp có chung một hoạt động cơbản đặc thù là học tập, nghiên cứu; đi sâu vào một lĩnh vực,một nghề nghiệp để trở thành một bộ phận của tầng lớp xãhội mới - tri thức tương lai.
Ba là, sinh viên vừa là bộ phận của nhóm công chúngthanh niên, vừa là bộ phận mà tương lai trở thành trí thứcnên có những đặc điểm vừa của thanh niên, vừa của trí thức
và có vị trí kép trong cơ cấu xã hội: vị trí, vai trò của thanhniên và trí thức Như vậy, nét nổi bật trong tâm lý nhómthanh niên sinh viên là sự kết hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổithanh niên và tâm lý của tầng lớp trí thức tương lai
Cũng giống như sinh viên nói chung, sinh viên Học việnBáo chí và Tuyên truyền cũng có những đặc điểm về thểchất, tâm sinh lý nói chung của lứa tuổi và hiện đang thamgia quá trình học tập và rèn luyện tại trường Hiện nay, Họcviện Báo chí và Tuyên truyền có hai hệ đào tạo chính quy 4năm và đào tạo văn bằng 2 với 2 năm tại Học viện Trongkhuôn khổ đề tài, tiến hành điều tra đối với sinh viên hệ đàotạo chính quy 4 năm với các sinh viên K38, K39, K40
5.1.2 Khái niệm “mạng xã hội”
Với sự phát triển vượt bậc về nền cách mạng công nghệ,
hiện nay Internet và mạng xã hội đã và đang là những sảnphẩm cơ bản của sự phát triển khoa học công nghệ đó.Nhiều năm trở lại đây, mạng xã hội đã được nhắc tới như
Trang 9một phần tất yếu của cuộc sống, đồng thời, cũng xuất hiệnnhiều quan điểm khác nhau về mạng xã hội.
Trong chương 1 Nghị định 97/2008/NĐ - CP, Điều 3khoản 14 định nghĩa về MXH: : “Dịch vụ MXH trực tuyến
là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi, người sử dụng
có khả năng, tương tác chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tinvới nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật
ký (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến ( chat) vàcác hình thức tương tự khác”
PGS.TS Vũ Duy Thông nhận định: “Mạng xã hội là dịch
vụ kết nối các thực thể truyền thông trên Internet với nhauthành những cụm mạng nhỏ hơn theo sự liên kết tự nguyệnkhông phân biệt thời gian, không gian” Hay nói cách khác,MXH là bộ phận của Internet, được hình thành từ nhiều dịch
vụ khác nhau của cá nhân hoặc tổ chức cùng mục đích, sởthích Định nghĩa này cũng đã được nhiều người quan tâm
và ủng hộ
MXH theo quan điểm của nhà xã hội học Laura Garton nhà nghiên cứu chiến lược trường đại học Toronto : “ Khimột mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá nhân tổchức lại với nhau thì đó chính là MXH” Ở đây, ông chorằng MXH là một tập hợp người hoặc các tổ chức kết nốivới nhau thông qua mạng máy tính
-Với nhiều quan điểm khác nhau về mạng xã hội, có thểđưa ra một nhận định chung về MXH như sau: “ MXH làmột xã hội ảo với hai thành tố chính tạo nên đó là các thành
Trang 10viên và liên kết giữa các thành viên đó MXH là dịch vụInternet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thíchkhông phân biệt không gian và thời gian qua những tínhnăng như kết bạn, chat, email, phim ảnh, nhằm đáp ứngnhu cầu của cộng đồng mạng và mang những giá trị xã hộinhất định”
Trong khuôn khổ của đề tài, mạng xã hội được hiểu làmột xã hội ảo có thể liên kết được các bạn sinh viên vớinhau và với những nhóm xã hội khác cùng có sở thích, quantâm đến việc học tập, trau dồi kiến thức qua những tínhnăng như chat, comment, … nhằm đáp ứng nhu cầu học tậpcủa sinh viên
có hệ thống theo thời gian sử dụng Nhờ đó, người dùng cóthể tìm kiếm lại các dữ liệu đã từng đăng tải hoặc tương táctrên Facebook
Trang 11Facebook là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễnphí, xuất phát từ tên của cuốn sách cho học sinh được phátvào đầu năm học tại một sống trường đại học tại Mỹ để giúphọc sinh làm quen với nhau Được sáng lập vào tháng 2 năm
2004 bởi Mark Andrew McCollum, Dustin Moskovitz vàChris Hughes, Facebook đã hỗ trợ cho nhiều sinh viên củacác trường đại học khác nhau Không chỉ vậy, người dùngFacebook có thể tham gia các nhóm cùng chung sở thíchhay sự quan tâm, học có thể sử dụng các tính năng khácnhau của Facebook ( Like, comment, share, chat, )
Có thể hiểu, Facebook là một website ( trang mạng), chophép mọi người đăng ký tài khoản, sau khi đăng ký tàikhoản người dùng sẽ phải cập nhật hình ảnh của bản thân,
hồ sơ cá nhân gồm tên tuổi, địa chỉ, email, trường học, sởthích, giới tính… Sau đó người dùng có thể thêm nhữngngười sử dụng Facebook khác vào danh sách bạn bè của họ,
từ đó họ có thể nhắn tin, trò chuyện, chia sẻ trên trang cánhân của mình Trong đề tài, mạng xã hội Facebook đượchiểu là một bộ phận dịch vụ Internet, kết nối được các cánhân với nhau hoặc với tổ chức cùng có chung sở thích, sựquan tâm về học tập có thể được cập nhật trên các trang( Fanpage) hoặc các nhóm (Group) nhằm mục đích phục vụcho việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin về tài liệu học tập hoặctrao đổi các phương pháp học tập
5.1.4 Học tập
Trang 12Từ điển Oxford định nghĩa: “Học tập là hoạt động học hỏi hoặc thu thập kiến thức, từ sách hoặc bằng cách xem xét, quan sát mọi thứ trên thế giới” Học tập là một hoạt
động làm thay đổi kinh nghiệm của cá nhân một cách bềnvững, có định hướng và quan sát được Nó là một thuộc tínhphản ánh khách quan mục đích của con người Học của conngười có định hướng, có giá trị, có kế hoạch và có khoahọc”
Trong Luận văn Thạc sĩ “Quản lý hoạt động học tập củasinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng”, tác giả PhạmVăn Hùng đưa ra nhận định: “Học tập là hoạt động cơ bảncủa con người nhằm hướng vào việc nghiên cứu và tìm hiểucác quy luật của thế giới và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội-lịch sử Bản chất của quá trình học tập là quá trình nhậnthức độc đáo của người học Như vậy, học tập là một quátrình đưa đến những thành tựu và những kết quả cho ngườiđọc Học tập là một quá trình hướng đích, có giá trị Giá trịhọc tập là làm cho kinh nghiệm của bản thân người học thayđổi một cách bền vững, nhờ đó mà có được những thay đổitrong nhận thức về hiện thực, có được những thay đổi trongphương thức hành vi và định hình những thái độ xác địnhtrong quan hệ với thế giới xung quanh Những thay đổi nàygiúp người học phát triển bản chất người vốn có của mình
để thích ứng và hội nhập với cộng đồng, với dân tộc, vớinhân loại Trong và bằng quá trình đó, người học tự khẳngđịnh chính mình Như vậy, mục đích học tập của nhân loại,
Trang 13của dân tộc, của cộng đồng và của mỗi cá nhân là để biết, đểlàm, để chung sống và để tự khẳng định”
Theo Phan Trọng Ngọ (Dạy học và phương pháp họctrong nhà trường, xuất bản năm 2005), tác giả cho rằng:
“Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kếtquả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độhay hành vi của cá thể đó Học tập là việc học có chủ ý, cómục đích trước, được tiến hành bởi một hoạt động đặc thù -hoạt động học, nhằm thoả mãn nhu cầu học của cá nhân”Qua những khái niệm trên, có thể hiểu rằng học tập nóichung và học tập của sinh viên nói riêng là hoạt động cómục đích, có kế hoạch nhằm chiếm lĩnh văn hoá nhân loại,chuyển thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của bản thân
để chuẩn bị các điều kiện trở thành các chuyên gia - nhữngngười chủ tương lai của đất nước, đáp ứng được yêu cầu củanền sản xuất công nghiệp hoá, hiện đại hoá Hoạt động họctập bao giờ cũng nhằm thoả mãn một nhu cầu học nhất định,được kích thích bởi động cơ học và được thực hiện bởi mộthoạt động chuyên biệt - hoạt động học với nội dung, phươngpháp, phương tiện học tập Trong đề tài, học tập được hiểu
là quá trình sinh viên sử dụng Fcaebook để đọc và tìm kiếmthông tin/ tài liệu học tập, chia sẻ thông tin/ tài liệu học tập,đọc và trao đổi thảo luận về tất cả vấn đề học tập từ lịch học,lịch thi, các thông báo của trường, của khoa, các kế hoạchcủa lớp với các nhóm xã hội khác nhau
5.2 Lý thuyết áp dụng
Trang 145.2.1 Thuyết lựa chọn hợp lý
Lý thuyết lựa chọn duy lý, hay có cách gọi khác là Lýthuyết lựa chọn hợp lý, bắt nguồn từ kinh tế học, triết học vànhân học thế kỷ 18 – 19 Thuyết lựa chọn duy lý dựa trêntiền để cho rằng con người luôn hành động một cách có chủđích để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý
để đạt được mục đích tối đa với chi phí tối thiểu Thuyết lựachọn duy lý không chỉ lý giải hành động cá nhân mà cònđược phát triển để xem xét các hoạt động chức năng của các
hệ thống và thiết chế xã hội Các học giả tiêu biểu củathuyết này bao gồm George Homans với Lý thuyết hành vilựa chọn, Peter Blau với lý thuyết Lý thuyết trao đổi xã hội.Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựachọn của cả nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hộibao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mongđợi của họ
Hành động lựa chọn duy lý công cụ là hành động có chủđích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực mộtcách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tốithiểu Theo Marx, mục đích tự giác của con người như làquy luật quyết định toàn bộ cấu trúc, nội dung, tính chất,phương pháp của hành động và ý chí của con người Thuậtngữ “lựa chọn được sử dụng để nhấn mạnh việc phải cânnhắc, tính toán để quyết định dùng loại phương tiện tối ưutrong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt đượcmục tiêu trong điều kiện khan hiếm nguồn lực Do tác động
Trang 15của nhiều yếu tố mà hành vi lựa chọn duy lý của các cá nhân
có thể tạo ra những sản phẩm phi lý không mong đợi của cảnhóm, tập thể
Weber lập luận rằng đặc trưng quan trọng nhất của xãhội học hiện đại là hành động xã hội của con người ngàycàng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chỉ lỵ, chính xác vềmối quan hệ giữa công cụ, phương tiện, mục đích, kết quả.Ông đã chia ra bốn loại hành động xã hội gồm:
Hành động duy lý – công cụ: là hành động được thựchiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phươngtiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất
Hành động duy lý giá trị: Là hành động thực hiện vì bảnthân hành động có thể nhằm vào những mục đích phi lýnhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện
Trang 16đó sinh viên sẽ cân nhắc việc sử dụng MXH Facebook để hỗtrợ việc học qua các nguồn phát, mức độ tin cậy của thôngtin trên MXH Facebook, từ đó lựa chọn các thông tin phùhợp với nhu cầu của bản thân.
5.2 2 Lý thuyết cấu trúc - chức năng
Quan điểm cấu trúc - chức năng cho rằng, các xã hội cókhuynh hướng được xây dựng nội tại hướng tới sự hài hoà
và tự điều chỉnh, tương tự như những tổ chức hay cơ chếsinh học Giống như cơ thể con người là một thể thống nhất
mà các bộ phận riêng phải phục vụ nhu cầu của cả hệ thống,
xã hội là một hệ thống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau vàtham gia tạo nên sự bền vững của tổng thể Xã hội hoá làquá trình phổ biến những chuẩn mực, giá trị mà xã hộimong đợi ở mỗi cá nhân để từ đó các cá nhân có thể duy trìmột xã hội trật tự Như vậy, xã hội hoá được xem như mộtquá trình “khoác chiếc áo xã hội” lên mỗi cá nhân, hay quátrình tái tạo văn hóa ở các thế hệ
Theo quan điểm cấu trúc – chức năng, quá trình xã hộihoá như vậy là cần thiết để duy trì sự ổn định xã hội, và xãhội hoá được xem như một chức năng tồn tại của xã hội,quyết định sự cân bằng của cả hệ thống xã hội Mỗi cá thểvới tư cách là một thành viên của xã hội cần phải được xãhội hoá để hiểu một cách đầy đủ về vai trò của mình trongcác nhóm xã hội cụ thể Yêu cầu cấu trúc của các nhóm xãhội được hiện thực hóa thông qua các cá nhân
Trang 17Từ quan điểm này, chúng ta cũng có thể thấy rằng trongquá trình xã hội hoá, xã hội có vai trò quan trọng hơn và chiphối hành động của cá nhân Emile Durkheim cho rằng, xãhội là một thực thể tồn tại ngoài cá nhân và trên cá nhân, nó
ép buộc và hình thành nên chính cuộc sống của mỗi cá nhân.Trong các tác phẩm của mình, Talcott Parsons nhấn mạnhđến ưu tiên đối với vấn đề trật tự xã hội ông cho rằng, trật
tự xã hội phải được giữ vững bằng xã hội hoá và quá trìnhkiểm soát xã hội Sự ràng buộc và chi phối của xã hội ảnhhưởng đến cách mà mỗi cá nhân thực hiện quá trình xã hộihoá của mình, chính vì lẽ đó, các cá nhân sinh ra trong cácmôi trường xã hội hoá khác nhau sẽ chịu những chi phốikhác nhau, đòi hỏi đóng những vai trò, vị trí xã hội khácnhau, và kết quả là, họ trải qua các quá trình xã hội hoá khácnhau để đảm bảo những vai trò xã hội tương ứng của họtrong một cấu trúc xã hội tương ứng Đó chính là sự tái tạovăn hóa để đảm bảo sự vận hành cấu trúc xã hội Hệ thốnggiáo dục được xem là hệ thống xã hội hoá quan trọng để các
cá nhân thực hiện được những mong đợi của xã hội, đáp ứngviệc duy trì trật tự xã hội hiện hành
Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng về côngnghệ thông tin, cùng với sự hội nhập và giao thoa văn hóamạnh mẽ, môi trường thông tin đại chúng ngày càng trở nênquan trọng Đây là phương tiện, công cụ để truyền tải nhữngthông tin, giá trị, trao đổi thông tin, giao lưu mạng xã hộirút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian khiến chocon người gần gũi nhau hơn Sự ra đời của mạng xã hội
Trang 18trong đó có mạng xã hội facebook đã đưa con người đến vớinhững khám phá mới, quan niệm mới nhanh chóng hơn Từnhững thông tin trên mạng xã hội face khiến những các cánhân sinh viên sẽ chịu chi phối, ảnh hưởng từ các thông tintrên facebook trong các thông tin đó có các thông tin phục
vụ cho nhu cầu học tập
6 Bảng hỏi “ Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền”.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Mã số phiếu Khoa Xã hội học và Phát triển
PHIẾU KHẢO SÁT SINH
VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ
TUYÊN TRUYỀN
Chào bạn,
Chúng tôi là sinh viên lớp Xã hội học k38 thuộc khoa Xã hội học
và Phát triển Hiện nay chúng tôi đang tham gia nghiên cứu và
tìm hiểu về: “Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu chúng tôi rất cần sự
ủng hộ và giúp đỡ của các bạn
Hãy lựa chọn những phương án trả lời mà bạn cho là phù hợp
nhất bằng cách khoanh tròn vào những đáp án tương ứng.
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin do bạn cung cấp chỉ sửdụng vào mục đích nghiên cứu của sinh viên khoa Xã hội học vàPhát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp thông tin từ bạn !
A THÔNG TIN CHUNG
A1 Giới tính?
1 Nam 2 Nữ
A2 Bạn là sinh viên năm thứ mấy
1 Năm nhất 2 Năm hai
3 Năm ba 4 Năm tư
Trang 19A3 Ngành học đó thuộc khối nào?
1 Lý luận 2 Nghiệp vụ
A4 Kết quả học tập kỳ gần đây nhất của bạn?
1 Xuất sắc 2 Giỏi 3 Khá 4 Trung bình
B2: Đánh giá mức độ quan trọng của việc sử dụng Facebook
đối với các mục đích trong học tập?
Mục đích 1 Rất không
quan trọng
2 Không quan trọng
3 Bình thường
4 Quan trọng
5 Rất quan trọng
1.Tìm kiếm thông tin/ tài
4 Tham gia thảo luận và làm
bài tập theo yêu cầu của
giảng viên
B3: Nhóm học tập mà bạn tham gia chủ yếu trên Facebook
gồm có những thành viên nào? (Chọn tối đa 3 phương án)
Trang 205.Bạn cùng nơi ở hiện tại (nhà trọ, KTX, ) 10 Khác: (ghi rõ)
B4: Mục đích chủ yếu của bạn khi tham gia các nhóm học tập trên Facebook là gì? (chỉ chọn 1 đáp án)
1 Chia sẻ thông tin/tài liệu học tập
2 Đọc và tìm kiếm thông tin/tài liệu cho học tập
3 Đọc, trao đổi và thảo luận về tất cả vấn đề học tập
4 Đọc, trao đổi và thảo luận những vấn đề học tập thích/quan tâm
5 Khác (ghi rõ):
B5: Lớp bạn có group chung của lớp trên Facebook không?
1.Có 2 Không 3 Không biết (chuyển B10)
B6: Những thành viên trong group lớp của bạn gồm những
ai? (Có thể chọn nhiều phương án)
1 Tất cả sinh viên trong lớp 4 Tất cả giảng viên đang giảng dạy lớp
2 Một số sinh viên trong lớp 5 Một số giảng viên đang giảng dạy lớp
3 Giáo viên chủ nhiệm 6 Thầy/cô giáo cố vấn học tậpcủa lớp
B7: Thông tin gì thường được đăng nhiều nhất trong group
lớp của bạn? (Chọn 1 phương án)
1 Lịch học, lịch thi 4 Kế hoạch của lớp
2 Tài liệu, đề cương các môn học 5 Khác (ghi rõ)
3 Thông báo của Khoa và Nhà trường
B8: Thông tin gì trong group lớp mà bạn quan tâm nhất? (Chọn 1 phương án)
1 Lịch học, lịch thi 4 Kế hoạch của lớp
2 Tài liệu, đề cương các môn học 5 Khác (ghi rõ)
3 Thông báo của Khoa và Nhà trường
B9: Mức độ tham gia group lớp đối với các nhu cầu về học tập của bạn như thế nào?
Trang 21Nhu cầu Chưa
bao giờ Hiếm khi (1 lần/ tháng hoặc lâu
hơn)
Thỉnh thoảng (ít nhất 1 lần/tuần)
Thường xuyên (gần như hàng ngày)
1.Tìm kiếm thông tin/
2 Chia sẻ thông tin/tài
B10: Khoa của bạn có Fanpage trên Facebook không?
1 Có, có theo dõi 3 Không có (chuyển B12)
2 Có, không theo dõi (chuyển B12) 4 Không biết (chuyển B12)
B11: Fanpage của khoa bạn thường đăng thông tin gì là chủ
yếu? (Chọn tối đa 3 phương án)
1 Giới thiệu lịch sử, truyền thống của khoa 5 Thông tin về
học tập
2 Hoạt động, chương trình của khoa 6 Thông tin về tuyển
sinh,
chương trình đào tạo
3 Thông tin về thành tích đạt được của khoa 7 Thông tin
về định hướng nghề nghiệp, cơ hội việc làm
4 Tuyên dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu 8 Khác:
Trang 222 Có, không theo dõi (chuyển B14) 4 Không biết
(chuyển B14)
B13: Fanpage của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thường
đăng thông tin gì là chủ yếu? (Chọn tối đa 3 phương án)
1 Giới thiệu lịch sử, truyền thống của trường
2 Hoạt động, chương trình của trường
3 Thông tin về thành tích đạt được của trường
4 Tuyên dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu
5 Thông tin về học tập
6 Thông tin về tuyển sinh, chương trình đào tạo
7 Thông tin về định hướng nghề nghiệp, cơ hội việc làm
8 Khác:(ghi rõ)
B14: Bạn có “like” các fanpage về học tập trên Facebook để
theo dõi, cập nhật thông tin/tài liệu về học tập không?
1 Fanpage về học ngoại ngữ ( Tiếng Anh, tiếng Trung, ) 1 0
2 Fanpage về học các môn đại cương (triết học, kinh tế, chính
trị, )
3 Fanpage liên quan đến ngành/chuyên ngành đang học 1 0
4 Fanpage liên quan đến ngành/chuyên ngành khác 1 0
B15: Khi bạn có thông tin/tài liệu học tập có từ nguồn khác,
bạn muốn chia sẻ trên Facebook dưới hình thức nào chủ yếu?
1 Chia sẻ lên bảng tin, chế động công khai
2 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ bạn bè
3 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ chỉ mình tôi
4 Chia sẻ với một/một vài nhóm học tập tham gia trên Facebook
5 Chia sẻ với tất cả các nhóm học tập tham gia trên Facebook
6 Chia sẻ qua messenger cho một/một vài cá nhân nào đó
Trang 237 Không chia sẻ
8 Khác (ghi rõ)
B16: Khi bạn có thông tin/tài liệu đọc được trên Facebook và nhấn nút “chia sẻ”, bạn muốn chia sẻ trên Facebook dưới hình thức nào chủ yếu?
1 Chia sẻ lên bảng tin, chế động công khai
2 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ bạn bè
3 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ chỉ mình tôi
4 Chia sẻ với một/một vài nhóm học tập tham gia trên Facebook
5 Chia sẻ với tất cả các nhóm học tập tham gia trên Facebook
6 Chia sẻ qua messenger cho một/một vài cá nhân nào đó
2 Liên hệ với thầy cô, nhà trường
3 Chủ động tìm kiếm Facebook (fanpage, bảng tin, các nhóm học tập, )
4.Chủ động tìm kiếm trên sách, báo, tạp chí
5.Chủ động tìm kiếm trên Google
6 Khác (ghi rõ)