A. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHUNG CỦA NHÓM 1. Lý do chọn đề tài: Với sự phát triển không ngừng của xã hội và bùng nổ của công nghệ trong thời đại 4.0 như ngày nay, ta có thể chứng kiến sự thay đổi về nhu cầu của con người, không chỉ dừng lại ở việc ăn no mặc đẹp mà những nhu cầu giao lưu, học tập, giải trí cũng không ngừng tăng cao. Ra đời vào năm 2004 do Mark Zuckerberg sáng lập và có mặt tại Việt Nam sau đó 5 năm, mạng xã hội Facebook là nền tảng truyền thông phổ biến nhất hiện nay với hơn 1,84 tỷ người hoạt động mỗi ngày và 2,8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Mục đích của mạng xã hội này là để người dùng có thể tham gia mạng lưới theo thành phố, nơi làm việc hay khu vực để liên kết, trao đổi thông tin với nhau. Có thể nói, mạng xã hội Facebook là một trong những phát minh tiên tiến mang đến nhiều tiện ích, đáp ứng đa dạng nhu cầu của con người từ công việc, học tập, giải trí, kinh doanh và đặc biệt là khả năng mở rộng mạng lưới giao tiếp mà không bị hạn chế bởi không gian hay chi phí. Theo thống kê tới tháng 62021 của Napoleon Cat (công cụ đo lường các chỉ số mạng xã hội), tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số cả nước. Trong đó, độ tuổi sử dụng phổ biến nhất là từ 18 24 tuổi (24,8%) và 25 34 tuổi (31,6%). Thông qua Facebook, các bạn học sinh, sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập, tương tác, trò chuyện với bạn bè, người thân, tìm kiếm cơ hội việc làm, các mối quan hệ càng được tăng cường. Đặc biệt, khi dịch Covid19 diễn ra mạnh mẽ, số lượng người sử dụng đã tăng hơn 31 triệu người so với năm 2019 trước khi có dịch, hình thức học tập, thi cử và tìm kiếm tài liệu của sinh viên đều chuyển đổi sang các nền tảng số như Microsoft Teams, Zoom, thư viện số,... Do đó, việc trao đổi bài tập hay làm việc nhóm, sinh viên đều phải tiến hành online hoặc qua các group học tập, trong đó mạng xã hội Facebook là nền tảng số phổ biến, đa năng, giúp sinh viên giải quyết rất nhiều vấn đề học tập trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng sử dụng Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền hiện nay” để tìm hiểu thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên trong các không gian học tập trên Facebook và những yếu tố tác động đến việc sử dụng Facebook trong việc tìm kiếm tài liệu, trao đổi học tập của sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền.
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHUNG CỦA NHÓM
Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển không ngừng của xã hội và bùng nổ của công nghệ trong thời đại 4.0 như ngày nay, ta có thể chứng kiến sự thay đổi về nhu cầu của con người, không chỉ dừng lại ở việc ăn no mặc đẹp mà những nhu cầu giao lưu, học tập, giải trí cũng không ngừng tăng cao
Ra đời vào năm 2004 do Mark Zuckerberg sáng lập và có mặt tại Việt Nam sau đó 5 năm, mạng xã hội Facebook là nền tảng truyền thông phổ biến nhất hiện nay với hơn 1,84 tỷ người hoạt động mỗi ngày và 2,8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Mục đích của mạng xã hội này là để người dùng có thể tham gia mạng lưới theo thành phố, nơi làm việc hay khu vực để liên kết, trao đổi thông tin với nhau Có thể nói, mạng xã hội Facebook là một trong những phát minh tiên tiến mang đến nhiều tiện ích, đáp ứng đa dạng nhu cầu của con người từ công việc, học tập, giải trí, kinh doanh và đặc biệt là khả năng mở rộng mạng lưới giao tiếp mà không bị hạn chế bởi không gian hay chi phí
Theo thống kê tới tháng 6/2021 của Napoleon Cat (công cụ đo lường các chỉ số mạng xã hội), tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số cả nước Trong đó, độ tuổi sử dụng phổ biến nhất là từ 18 - 24 tuổi(24,8%) và 25 - 34 tuổi (31,6%) Thông qua Facebook, các bạn học sinh, sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập, tương tác, trò chuyện với bạn bè,người thân, tìm kiếm cơ hội việc làm, các mối quan hệ càng được tăng cường Đặc biệt, khi dịch Covid-19 diễn ra mạnh mẽ, số lượng người sử dụng đã tăng hơn 31 triệu người so với năm 2019 trước khi có dịch, hình thức học tập, thi cử và tìm kiếm tài liệu của sinh viên đều chuyển đổi sang các nền tảng số như Microsoft Teams, Zoom, thư viện số, Do đó, việc trao đổi bài tập hay làm việc nhóm, sinh viên đều phải tiến hành online hoặc qua các group học tập, trong đó mạng xã hội Facebook là nền tảng số phổ biến, đa năng, giúp sinh viên giải quyết rất nhiều vấn đề học tập trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng sử dụng
Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền hiện nay” để tìm hiểu thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên trong các không gian học tập trên Facebook và những yếu tố tác động đến việc sử dụng Facebook trong việc tìm kiếm tài liệu, trao đổi học tập của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài làm rõ thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng mạng xã hội facebook trong học tập của sinh viên Từ đó đề xuất ra những khuyến nghị giúp sinh viên sử dụng Facebook trong học tập được hiệu quả hơn và giúp cho công tác quản lý giáo dục ở phía nhà trường được tốt hơn.
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên.
- Mô tả phân tích thực trạng việc sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên.
- Xác định các yếu tố tác động đến thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện báo chí và Tuyên truyền.
- Đưa ra các khuyến nghị giúp sinh viên và cán bộ giáo viên tối ưu hóa lợi ích của Facebook trong công việc học tập.
Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên.
Sinh viên chính quy Học viện Báo chí và Tuyên truyền K38, K39, K40 vì trong quá trình nhóm đi khảo sát chưa tiếp cận được với các SV K41.
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện bắt đầu vào đầu tháng 10 đến hết tháng 11/2021.
Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền sử dụng mạng xã hội Facebook vào việc học tập hiện nay như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook vào việc học tập của sinh viên?
- Đa phần sinh viên đều sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập Trong đó có 3 mục đích chính là: trao đổi thông tin, trao đổi tài liệu học tập, cập nhật các thông tin về lịch học lịch thi.
- Đánh giá của sinh viên về các thông tin về học tập trên Facebook với mức độ bình thường và quan trọng là chủ yếu.
- Sinh viên nữ có xu hướng thể hiện và tham gia tích cực hơn trong sử dụng Facebook vào học tập.
- Sinh viên có học lực càng tốt thì điểm đánh giá tầm quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook càng cao.
Khái niệm và lý thuyết áp dụng
5.1.1 Khái niệm “sinh viên”và “sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”,
“học tập” và “đời sống”
Sinh viên là một bộ phận đặc thù trong cộng đồng thanh niên của xã hội Có thể hiểu ngắn gọn, sinh viên là những người đang theo học bậc đại học một cách chính thức tại các cơ sở giáo dục đại học, nghĩa là “những cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, 10 thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng”
Nhìn chung, học tập là quá trình nâng cao hiểu biết của cá nhân, hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động nâng cao hiểu biết của sinh viên về các lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên theo học tại cơ sở giáo dục đại học Ngoài việc học tập, đời sống của sinh viên cũng rất phong phú và đa dạng Có thể hiểu, đời sống của một cá nhân bao gồm tổng thể những gì diễn ra trong cuộc sống của họ, với sinh viên, chúng tôi xác định một số phương diện chính trong đời sống của họ như sau: quan hệ xã hội, trọng tâm là quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè; hoạt động ngoại khóa; việc làm
Trong đề tài này, khái niệm sinh viên có thể được xác định bởi các dấu hiệu chính sau đây:
Một là sinh viên phần lớn thuộc lớp người ở độ tuổi từ 18 đến 23 tuổi, đang trưởng thành bằng quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện nhân cách tại các trường đại học, cao đẳng để lao động trong một lĩnh vực xã hội nhất định.
Hai là, sinh viên là tầng lớp có chung một hoạt động cơ bản đặc thù là học tập, nghiên cứu; đi sâu vào một lĩnh vực, một nghề nghiệp để trở thành một bộ phận của tầng lớp xã hội mới - tri thức tương lai.
Ba là, sinh viên vừa là bộ phận của nhóm công chúng thanh niên, vừa là bộ phận mà tương lai trở thành trí thức nên có những đặc điểm vừa của thanh niên, vừa của trí thức và có vị trí kép trong cơ cấu xã hội: vị trí, vai trò của thanh niên và trí thức Như vậy, nét nổi bật trong tâm lý nhóm thanh niên sinh viên là sự kết hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên và tâm lý của tầng lớp trí thức tương lai.
Cũng giống như sinh viên nói chung, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng có những đặc điểm về thể chất, tâm sinh lý nói chung của lứa tuổi và hiện đang tham gia quá trình học tập và rèn luyện tại trường Hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có hai hệ đào tạo chính quy 4 năm và đào tạo văn bằng 2 với 2 năm tại Học viện Trong khuôn khổ đề tài, tiến hành điều tra đối với sinh viên hệ đào tạo chính quy 4 năm với các sinh viên K38, K39, K40.
5.1.2 Khái niệm “mạng xã hội”
Với sự phát triển vượt bậc về nền cách mạng công nghệ, hiện nay Internet và mạng xã hội đã và đang là những sản phẩm cơ bản của sự phát triển khoa học công nghệ đó Nhiều năm trở lại đây, mạng xã hội đã được nhắc tới như một phần tất yếu của cuộc sống, đồng thời, cũng xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về mạng xã hội.
Trong chương 1 Nghị định 97/2008/NĐ - CP, Điều 3 khoản 14 định nghĩa về MXH: : “Dịch vụ MXH trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi, người sử dụng có khả năng, tương tác chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật ký (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến ( chat) và các hình thức tương tự khác”.
PGS.TS Vũ Duy Thông nhận định: “Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thực thể truyền thông trên Internet với nhau thành những cụm mạng nhỏ hơn theo sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian” Hay nói cách khác, MXH là bộ phận của Internet, được hình thành từ nhiều dịch vụ khác nhau của cá nhân hoặc tổ chức cùng mục đích, sở thích Định nghĩa này cũng đã được nhiều người quan tâm và ủng hộ.
MXH theo quan điểm của nhà xã hội học Laura Garton - nhà nghiên cứu chiến lược trường đại học Toronto : “ Khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá nhân tổ chức lại với nhau thì đó chính là MXH” Ở đây, ông cho rằng MXH là một tập hợp người hoặc các tổ chức kết nối với nhau thông qua mạng máy tính.
Với nhiều quan điểm khác nhau về mạng xã hội, có thể đưa ra một nhận định chung về MXH như sau: “ MXH là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạo nên đó là các thành viên và liên kết giữa các thành viên đó MXH là dịch vụ Internet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thích không phân biệt không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat, email, phim ảnh, nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng mạng và mang những giá trị xã hội nhất định”
Trong khuôn khổ của đề tài, mạng xã hội được hiểu là một xã hội ảo có thể liên kết được các bạn sinh viên với nhau và với những nhóm xã hội khác cùng có sở thích, quan tâm đến việc học tập, trau dồi kiến thức qua những tính năng như chat, comment,
… nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.
Facebook là website mạng xã hội ảo cho phép người dùng truy cập miễn phí được Mark Zuckerberg và các cộng sự của mình sáng lập vào năm 2004 Người dùng mạng xã hội này có thể tham gia 11 các mạng lưới được tổ chức theo các tiêu chí như quốc gia, thành phố, nơi làm việc, trường đại học, để liên kết với người khác Khả năng truyền tải và lưu trữ dữ liệu tuyệt vời của Facebook cho phép việc truyền tải và lưu trữ dữ liệu với độ bao phủ dung lượng đa dạng Facebook cho phép người dùng lưu trữ thông tin và sắp xếp có hệ thống theo thời gian sử dụng Nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm lại các dữ liệu đã từng đăng tải hoặc tương tác trên Facebook
Facebook là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí, xuất phát từ tên của cuốn sách cho học sinh được phát vào đầu năm học tại một sống trường đại học tại
Mỹ để giúp học sinh làm quen với nhau Được sáng lập vào tháng 2 năm 2004 bởi Mark Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes, Facebook đã hỗ trợ cho nhiều sinh viên của các trường đại học khác nhau Không chỉ vậy, người dùng Facebook có thể tham gia các nhóm cùng chung sở thích hay sự quan tâm, học có thể sử dụng các tính năng khác nhau của Facebook ( Like, comment, share, chat, ).
Bảng hỏi
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Mã số phiếu
Khoa Xã hội học và Phát triển
PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ
Chúng tôi là sinh viên lớp Xã hội học k38 thuộc khoa Xã hội học và Phát triển. Hiện nay chúng tôi đang tham gia nghiên cứu và tìm hiểu về: “Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu chúng tôi rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của các bạn.
Hãy lựa chọn những phương án trả lời mà bạn cho là phù hợp nhất bằng cách khoanh tròn vào những đáp án tương ứng
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin do bạn cung cấp chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu của sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp thông tin từ bạn !
A2 Bạn là sinh viên năm thứ mấy
A3 Ngành học đó thuộc khối nào?
A4 Kết quả học tập kỳ gần đây nhất của bạn?
1 Xuất sắc 2 Giỏi 3 Khá 4 Trung bình 5 Yếu
B THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK TRONG HỌC TẬP
B1: Bạn có sử dụng Facebook trong học tập?
B2: Đánh giá mức độ quan trọng của việc sử dụng Facebook đối với các mục đích trong học tập?
Mục đích 1 Rất không quan trọng
1.Tìm kiếm thông tin/ tài liệu cho học tập 1 2 3 4 5
2 Chia sẻ thông tin/tài liệu học tập 1 2 3 4 5
3 Trao đổi phương pháp và kinh nghiệm học tập 1 2 3 4 5
4 Tham gia thảo luận và làm bài tập theo yêu cầu của giảng viên 1 2 3 4 5
B3: Nhóm học tập mà bạn tham gia chủ yếu trên Facebook gồm có những thành viên nào? ( Chọn tối đa 3 phương án)
1 Bạn cùng lớp 6 Đồng hương
2.Bạn thân 7 Thầy, cô giáo
3.Bạn cùng mục đích/sở thích trong học tập 8 Cán bộ quản lý giáo dục
(nghiên cứu khoa học, học tiếng anh, )
4.Bạn cùng khoa/ngành 9 Người xa lạ
5.Bạn cùng nơi ở hiện tại (nhà trọ, KTX, ) 10 Khác: (ghi rõ)
B4: Mục đích chủ yếu của bạn khi tham gia các nhóm học tập trên Facebook là gì? (chỉ chọn 1 đáp án)
1 Chia sẻ thông tin/tài liệu học tập
2 Đọc và tìm kiếm thông tin/tài liệu cho học tập
3 Đọc, trao đổi và thảo luận về tất cả vấn đề học tập
4 Đọc, trao đổi và thảo luận những vấn đề học tập thích/quan tâm.
B5: Lớp bạn có group chung của lớp trên Facebook không?
1.Có 2 Không 3 Không biết (chuyển B10)
B6: Những thành viên trong group lớp của bạn gồm những ai? (Có thể chọn nhiều phương án)
1 Tất cả sinh viên trong lớp 4 Tất cả giảng viên đang giảng dạy lớp
2 Một số sinh viên trong lớp 5 Một số giảng viên đang giảng dạy lớp
3 Giáo viên chủ nhiệm 6 Thầy/cô giáo cố vấn học tập của lớp
B7: Thông tin gì thường được đăng nhiều nhất trong group lớp của bạn? (Chọn
1 Lịch học, lịch thi 4 Kế hoạch của lớp
2 Tài liệu, đề cương các môn học 5 Khác (ghi rõ)
3 Thông báo của Khoa và Nhà trường
B8: Thông tin gì trong group lớp mà bạn quan tâm nhất? (Chọn 1 phương án)
1 Lịch học, lịch thi 4 Kế hoạch của lớp
2 Tài liệu, đề cương các môn học 5 Khác (ghi rõ)
3 Thông báo của Khoa và Nhà trường
B9: Mức độ tham gia group lớp đối với các nhu cầu về học tập của bạn như thế nào?
Nhu cầu Chưa bao giờ
Hiếm khi (1 lần/tháng hoặc lâu hơn)
Thỉnh thoảng (ít nhất 1 lần/tuần)
Thường xuyên (gần như hàng ngày)
1.Tìm kiếm thông tin/ tài liệu cho học tập 0 1 2 3
2 Chia sẻ thông tin/tài liệu học tập 0 1 2 3
3 Trao đổi phương pháp và kinh nghiệm học tập 0 1 2 3
4 Tham gia thảo luận và làm bài tập theo yêu cầu của giảng viên
B10: Khoa của bạn có Fanpage trên Facebook không?
1 Có, có theo dõi 3 Không có (chuyển B12)
2 Có, không theo dõi (chuyển B12) 4 Không biết (chuyển B12)
B11: Fanpage của khoa bạn thường đăng thông tin gì là chủ yếu? (Chọn tối đa 3 phương án)
1 Giới thiệu lịch sử, truyền thống của khoa 5 Thông tin về học tập
2 Hoạt động, chương trình của khoa 6 Thông tin về tuyển sinh, chương trình đào tạo
3 Thông tin về thành tích đạt được của khoa 7 Thông tin về định hướng nghề nghiệp, cơ hội việc làm
4 Tuyên dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu 8 Khác:(ghi rõ)
B12: Học viện Báo chí và Tuyên truyền có Fanpage trên Facebook không?
1 Có, có theo dõi 3 Không có (chuyển B14)
2 Có, không theo dõi (chuyển B14) 4 Không biết (chuyển B14)
B13: Fanpage của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thường đăng thông tin gì là chủ yếu? (Chọn tối đa 3 phương án)
1 Giới thiệu lịch sử, truyền thống của trường
2 Hoạt động, chương trình của trường
3 Thông tin về thành tích đạt được của trường
4 Tuyên dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu
5 Thông tin về học tập
6 Thông tin về tuyển sinh, chương trình đào tạo
7 Thông tin về định hướng nghề nghiệp, cơ hội việc làm
B14: Bạn có “like” các fanpage về học tập trên Facebook để theo dõi, cập nhật thông tin/tài liệu về học tập không?
Fanpage về học tập trên Facebook Có Không
1 Fanpage về học ngoại ngữ ( Tiếng Anh, tiếng Trung, ) 1 0
2 Fanpage về học các môn đại cương (triết học, kinh tế, chính trị, )
3 Fanpage liên quan đến ngành/chuyên ngành đang học 1 0
4 Fanpage liên quan đến ngành/chuyên ngành khác 1 0
5 Fanpage về học tập khác (ghi rõ) 1 0
B15: Khi bạn có thông tin/tài liệu học tập có từ nguồn khác, bạn muốn chia sẻ trên Facebook dưới hình thức nào chủ yếu?
1 Chia sẻ lên bảng tin, chế động công khai
2 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ bạn bè
3 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ chỉ mình tôi
4 Chia sẻ với một/một vài nhóm học tập tham gia trên Facebook
5 Chia sẻ với tất cả các nhóm học tập tham gia trên Facebook
6 Chia sẻ qua messenger cho một/một vài cá nhân nào đó
B16: Khi bạn có thông tin/tài liệu đọc được trên Facebook và nhấn nút “chia sẻ”, bạn muốn chia sẻ trên Facebook dưới hình thức nào chủ yếu?
1 Chia sẻ lên bảng tin, chế động công khai
2 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ bạn bè
3 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ chỉ mình tôi
4 Chia sẻ với một/một vài nhóm học tập tham gia trên Facebook
5 Chia sẻ với tất cả các nhóm học tập tham gia trên Facebook
6 Chia sẻ qua messenger cho một/một vài cá nhân nào đó
B17: Khi muốn trao đổi, thảo luận các vấn đề trong học tập, bạn chia sẻ nhiều nhất với nhóm học tập nào trên Facebook? (Chọn 1 phương án)
2 Nhóm nhỏ gồm một số thành viên
3 Nhóm học tập trên cộng đồng Facebook
4 Nhóm messenger gồm một số bạn bè có chung mục đích học tập
5.Phụ thuộc vào mục đích học tập
6 Chưa bao giờ trao đổi, thảo luận trong lớp về học tập trên Facebook
B18: Bạn thường làm gì khi muốn tìm kiếm thông tin/tài liệu học tập? (Chọn 1 phương án)
1 Liên hệ với bạn bè
2 Liên hệ với thầy cô, nhà trường
3 Chủ động tìm kiếm Facebook (fanpage, bảng tin, các nhóm học tập, )
4.Chủ động tìm kiếm trên sách, báo, tạp chí
5.Chủ động tìm kiếm trên Google
B19: Nếu bạn từng sử dụng Facebook để tìm kiếm thông tin/tài liệu học tập, xin cho biết đánh giá của bạn về các yếu tố sau:
Các yếu tố Kém Trung bình
1 Thời gian nhận được thông tin/tài liệu
2 Tính thiết thực của thông tin/tài liệu 1 2 3 4 99
3 Tính đa dạng của thông tin/tài liệu 1 2 3 4 99
B20: Xin cho biết đánh giá của bạn đối với những nhận định sau:
Nhận định Không đồng ý Đồng ý
1 Facebook hỗ trợ rất nhiều trong học tập và tác động tích cực đến kết quả học tập
2 Những thông tin về học tập trên Facebook thiết thực, đa dạng, giúp mở rộng kiến thức
3 Sử dụng Facebook trong học tập tiết kiệm thời gian và chi phí 0 1 99
4 Sử dụng Facebook trong học tập không bị hạn chế bởi không gian vì chỉ cần có mạng là có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi
5 Khi trao đổi, thảo luận các vấn đề về học tập trên Facebook cảm thấy tự tin và thoải mái hơn so với việc chia sẻ trực tiếp
6 Tăng cường sự tương tác với thầy cô, bạn bè khi sử dụng
B21: Theo bạn, việc sử dụng Facebook trong học tập có cần thiết không?
1 Cần thiết 2 Không cần thiết 99 Không cần thiết
B22: Bạn có ý định ngừng sử dụng Facebook trong học tập không?
1 Có 2 Không (Kết thúc phỏng vấn)
B23: Lý do khiến bạn có ý định ngừng sử dụng Facebook trong học tập là gì?
(Có thể chọn nhiều phương án)
3 Không có phương tiện truy cập
4 Không thấy được lợi ích từ Facebook đối với học tập
5 Thích chia sẻ, trao đổi trực tiếp hơn là sử dụng Facebook trong học tập
6 Lý do khác (ghi rõ)
Cảm ơn bạn đã tham gia khảo sát!
BÁO CÁO CÁ NHÂN
CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN HỌC
VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY
GIỚI THIỆU
Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã đưa đến cho loài người nhiều tiện ích mới trong liên kết, giao tiếp xã hội Mạng xã hội (MXH) trực tuyến đã ra đời tạo nên một bước ngoặc lớn trong sự giao tiếp gián tiếp Với sự hấp dẫn của mình, MXH đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của người dân, đặc biệt là giới trẻ Kết quả khảo sát từ một nghiên cứu về sinh viên (SV) được thực hiện ở sáu thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng và TP HCM đã cho kết quả 99% sinh viên hiện nay đang sử dụng MXH [3] Với sự ảnh hưởng của MXH đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta và trên hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong đó tác động rất lớn đến SV từ giao tiếp, giải trí cho đến các nhu cầu về học tập SV có thể sử dụng Facebook là một công cụ hữu dụng khi việc học tập và nghiên cứu khi biết tận dung tối đa lợi thế của mạng xã hội này Nhà tâm lý học B.G Anahev đã từng nói: Để thỏa mãn tình cảm trí tuệ, họ học tập không chỉ ở giảng đường và thư viện trường đại học bằng nhiều cách: học thêm ở khoa khác, trường khác, tìm đọc nhiều thư viện, và đặc biệt là học trên các phương tiện truyền thông [5] Khi sử dụng MXH phục vụ cho việc học tập SV sẽ chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau Vậy câu hỏi được đặt ra là khi sử dụng MXH cho học tập SV bị chịu tác động bởi những yếu tố nào và yếu tố đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng MXH Facebook cho học tập của SV không?
Như vậy, báo cáo hướng đến tìm hiểu, phân tích hướng đến làm rõ sự khác biệt của các đặc điểm nhâu khẩu học cụ thể là: giới tính, năm học, học lực kỳ gần nhất của
SV trong việc sử dụng MXH của SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền – là đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trường đào tạo hàng đầu đào tạo nguồn lực chất lượng cao trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng – văn hóa, báo chí và truyền thông tại Việt Nam Các SV luôn được học tập trong môi trường năng động,sáng tạo, nắm bắt kịp thời các xu thế của thời đại, sử dụng nhanh nhạy các phương tiện truyền thông và quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội do đó MXH sẽ là một kênh quan trọng cho các SV tại đây tìm hiểu và có thêm các thông tin/ tài liệu phục vụ cho các vấn đề học tập Kết quả nghiên cứu mang lại thêm những đóng góp về nghiên cứuMXH đối với SV hiện nay đồng thời có ý nghĩa thực tiến gợi ý một số những khuyến nghị tăng cường vai trò của nhà trường, gia đình và chính SV để sử dụng MXH đạt hiệu quả cao nhất trong học tập.
Mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học cá nhân SV với thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của SV từ đó đề ra những khuyến nghị phù hợp giúp nâng cao hiệu quả.
- Câu hỏi nghiên cứu: Mối quan hệ giữa các yếu tố đặc trưng nhân khẩu học: giới tính, năm học, học lực kỳ gần nhất có ảnh hưởng như thế nào đến thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của SV?
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện bắt đầu vào đầu tháng 10 đến hết tháng 11/2021.
Phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, cách thức xử lý thông tin21 Phần 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu nghiên cứu “Thực trạng sử dụng Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” do tác giả là thành viên tham gia thiết kế và giám sát thu thập thông tin a Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chính mà báo cáo sử dụng để phân tích kết quả Phương pháp sử dụng điều tra bằng bảng hỏi có sẵn với khách thể là toàn bộ SV K38, K39 và K40 Nhóm nghiên cứu không sử dụng SV K41 vì là tân sinh viên chưa đến trường, vẫn tham gia bằng hình thức học tập trực tuyến nên nhóm nghiên cứu chưa tiếp cận được Bảng hỏi được thiết kế với các câu hỏi phù hợp qua Google Form để các bạn SV tự điền Sử dụng phương pháp này nhằm mô tả và làm rõ kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng Facebook trong học tập của SV hiện nay từ đó phân tích những đặc điểm nhân khẩu học xã hội của cá nhân tác động đến thông qua phân tích tương quan mối quan hệ giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc. b Phương pháp định tính
- Phân tích tài liệu: Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, lý thuyết được đăng tải, công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các tài liệu có sẵn sẽ làm căn cứ để bổ sung, so sánh với kết quả nghiên cứu của đề tài c Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu dự kiến chọn mẫu theo phương pháp phân cụm/theo chùm: lập danh sách các lớp chia theo 2 chùm là lớp thuộc khối lý luận và nghiệp vụ từ năm hai đến năm tư học học 2020 – 2021 sau đó sẽ từ danh sách các lớp mỗi chùm chọn ngẫu nhiên hệ thống 4 lớp theo bước nhảy K và chọn ngẫu nhiên đơn giản mỗi lớp 35 SV.
Tuy nhiên trong thời gian khảo sát bảng hỏi vào đầu tháng 10 đúng lúc dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, 100% SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều học trực tuyến nên đã chuyển sang hình thức gửi bảng hỏi bằng Google Forms Dù đã nhờ sự hỗ trợ của Liên chi đoàn các khoa cũng như ban cán sự của các lớp nhưng số mẫu nghiên cứu gửi về theo các lớp có sẵn trong danh sách không đáp ứng yêu cầu nên nhóm đã quyết định gửi trực tiếp các link bảng hỏi qua trang cá nhân Facebook của các bạn SV trong trường và mời họ tham gia vào nghiên cứu Sau khi tổng hợp loại bỏ những bảng hỏi chưa đạt yêu cầu thì tổng số mẫu thực tế sử dụng để phân tích là là
235 phiếu hợp lệ và đảm bảo được tính khách quan, đại diện của nghiên cứu Và trong báo cáo sử dụng toàn bộ kết quả của 235 mẫu để phân tích. d Phương pháp xử lý thông tin
Bảng hỏi định lượng được xử lý trên máy tính bằng phần mềm SPSS 20.0. Những số liệu định lượng được xử lý dưới dạng so sánh các giá trị điểm trung bình (ĐTB), các tương quan, kiểm định Chi – Squaretests nhằm so sánh, đánh giá mối liên hệ nội dung nghiên cứu, mối liên hệ giữa các biến số ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Phần 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Báo cáo tập trung phân tích mối quan hệ của 3 yếu tố thuộc đặc trưng nhân khẩu học của cá nhân sinh viên là: yếu tố giới tính, năm học và kết quả học lực kỳ gần nhất với thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên Để phân tích sự khác biệt thì báo cáo sử dụng phương pháp so sánh giá trị trung bình và phân tích giá trị tương quan.Đối với phân tích giá trị trung bình báo cáo sử dụng thang đo điểm chạy từ 1 cho đến5: ĐTB càng cao đánh giá càng quan trọng, càng thấp đánh giá càng ít quan trọng hơn.
Đặc điểm giới tính
Theo Lý thuyết khác biệt giới, quá trình xã hội hóa của nam và nữ khác nhau ngay từ thời thơ ấu Điều đó dược hình thành bởi sự dạy dỗ từ cha mẹ Cha mẹ thường sử dụng nhiều từ ngữ mang tính càm xúc hơn so với con gái và sử dụng nhiều động từ mạnh hơn với con trai Cứ như vậy, sự khác nhau giữa nam và nữ tiếp tục được hình thành bởi những khuôn mẫu được truyền lại [1].
Lý thuyết khác biệt giới cho rằng, khác biệt giới được hình thành khi chúng ta hành xử theo những kỳ vọng của xã hội về cách phụ nữ, nam giới phải hành động ra sao, thực hiện vai trò của mình như thế nào [7]. Áp dụng vào báo cáo, chúng ta có thể hiểu khác biệt giới là những điểm khác biệt giữa nam và nữ trong mục đích, hình thức, nhu cầu, cách thức tìm kiếm/chia sẻ, sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập.
- Giới tính ảnh hưởng đến việc sinh viên có/ không sử dụng Facebook trong học tập
Qua phân tích tương quan giữa giới tính và việc sinh có/không sử dụng Facebook trong học tập chúng ta có thể thấy tỷ lệ SV nam sử dụng mạng xã hội Facebook cho học tập là 93.9% chỉ nhỉnh hơn một chút so với SV nữ là 92.8% Đa số cả SV nam và nữ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều sử dụng Facebook để phục vụ việc học tập của mình Số sinh viên không sử dụng chỉ chiếm con số rất khiêm tốn, dưới 10% Theo kết quả kiểm định Pearson Chi – Square cho thấy hệ sốP>0.05 chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, sự tiếp cận này là giống nhau cho thấy mạng xã hội Facebook là một công cụ càng ngày càng hữu ích đối với tất cả các bạn SV trong học tập.
Biểu đồ 1: Tương quan giữa giới tính và việc sinh viên có/không sử dụng Facebook trong học tập (%)
- Mối quan hệ giữa giới tính và nhóm học tập sinh viên lựa chọn để trao đổi, thảo luận các vấn đề học tập
Nếu như cả nam và nữ đều sử dụng Facebook là công cụ để học tập là như nhau, không có sự khác biệt thì nhóm học tập để các bạn SV lựa chọn để thảo luận, trao đổi lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với kết quả kiểm định Pearson Chi – Square P