1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận xã hội học truyền thông đại chúng thực trạng sử dụng mạng xã hội facebook trong học tập của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay

40 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Xã hội học truyền thông đại chúng
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 220,25 KB

Cấu trúc

  • I. Tính cấp thiết (6)
  • II. Mục đích nghiên cứu (7)
  • III. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu (7)
    • 3.1 Đối tượng (7)
    • 3.2 Khách thể nghiên cứu (7)
    • 3.3 Phạm vi nghiên cứu (7)
  • IV: Phương pháp nghiên cứu (7)
    • 4.1 Phương pháp nghiên cứu xã hội học (7)
    • 4.2 Phương pháp chọn mẫu (8)
    • 4.3 Phương pháp xử lý thông tin (9)
  • V: Khái niệm, lý thuyết áp dụng (9)
    • 5.1 Khái niệm cơ bản (9)
    • 5.2 Lý thuyết áp dụng (13)
  • I: MỞ ĐẦU (25)
    • 1. Lý do lựa chọn đề tài (25)
    • 2. Câu hỏi nghiên cứu (26)
    • 3. Phương pháp nghiên cứu (26)
      • 3.1 Phương pháp thu thập thông tin (26)
      • 3.2. Phương pháp chọn mẫu (27)
      • 3.3 Phương pháp xử lý thông tin (27)
  • Chương 1: Một số khái niệm cơ bản (28)
    • 1.1 Hình thức chia sẻ (28)
    • 1.2 Học tập (28)
    • 1.3 Mạng xã hội Facebook (30)
    • 1.4 Sinh viên (30)
    • 2.1 Khái quát mẫu nghiên cứu (32)
    • 2.2 Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay (32)
    • 2.3 Hình thức chia sẻ thông tin học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông qua mạng xã hội Facebook hiện nay (35)
    • III: KẾT LUẬN (39)
      • 1. Kết luận (39)
      • 2. Khuyến nghị (39)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (40)

Nội dung

Sử dụng Facebook tùy vào nhu cầu của mỗi người, tuy nhiên đốivới sinh viên, bên cạnh những lợi ích mà mạng Xã hội Facebook đem lại, sinhviên còn có các nhu cầu khác, cụ thể là nhu cầu họ

Tính cấp thiết

Công nghệ 4.0 xuất hiện, không thể phủ nhận độ nhạy bén, tiết kiệm thời gian, thông minh và đem lại hiệu suất cao của các thiết bị hiện đại Cùng với đó, sự xuất hiện của Internet vào năm 2000 như một phát minh vĩ đại đem con người đến gần nhau hơn Cuộc sống thay đổi ngay sau khi ocn người sử dụng Internet và áp dụng thành công nó vào công việc Những ứng dụng Internet như Yahoo, Skype, Zalo, Youtube, Facebook, đã kết nối được công dân toàn cầu với nhau, đem lại nhiều giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.

Facebook gần như chiếm vị trí khá quan trọng hiện nay của con người, không chỉ giúp con người chia sẻ những thông tin về bản thân, lưu lại những khoảnh khắc của cuộc đời, thậm chí còn “show” ra cá tính riêng của mình, mà còn đóng góp vào việc xây dựng mạng lưới xã hội của con người thông qua không gian mạng, khi đó việc kết bạn, giao lưu với tất cả mọi người đều dễ dàng, tiện lợi hơn

Hiện nay, có thể thấy phần lớn người sử dụng mạng xã hội Facebook là những người trẻ, đặc biệt là sinh viên Sinh viên là khối hình tròn, năng động sáng tạo, luôn muốn khám phá thế giới Sự nhiệt huyết ấy phải nói đến Sinh viên Hõ viện Báo chí và tuyên truyền – những nhà báo, phóng viên, biên tập viên, thậm chí là cán bộ công nhân viên, tiếp cận với Internet nhanh chóng và hiệu quả Sử dụng Facebook tùy vào nhu cầu của mỗi người, tuy nhiên đối với sinh viên, bên cạnh những lợi ích mà mạng Xã hội Facebook đem lại, sinh viên còn có các nhu cầu khác, cụ thể là nhu cầu học tập – điều quan trọng cũng như nghĩa vụ của bản thân.

Việc sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền sử dụng mạng xã hộiFacebook trong học tập đang diễn ra như thế nào, cách thức sử dụng cũng như tham gia vào mạng xã hội này giúp sinh viên cải thiện các lĩnh vực học tập ra sao Nghiên cứu “Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”sẽ góp phần giải đáp những thắc mắc trên Do vậy chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu này.

Mục đích nghiên cứu

Từ việc tìm hiểu thực trạng sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập, nghiên cứu cho thấy những mục đích học tập của sinh viên khi sử dụng, đồng thời nắm bắt được các nhóm học tập sinh viên thường trao đổi và các hình thức chia sẻ thông tin trên Facebook Từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook trong học tập của sinh viên.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng

Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viênHọc viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.

Khách thể nghiên cứu

Sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên nền tảng Internet trong vòng 10 ngày nhưng vẫn được thực hiện trong khuôn khổ Học viện Báo chí và tuyên truyền do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu xã hội học

Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thông tin như mục nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu được thực hiện giữa phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính và phân tích tài liệu:

 Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp Anket (điều tra bằng bảng hỏi) nhằm mô tả và làm rõ kết quả khảo sát về hành vi đi lễ chùa của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền.

 Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với sinh viên Với phương pháp này kết quả nghiên cứu sẽ được minh chứng sâu sắc hơn và bổ sung dữ liệu cho phương pháp Anket.

 Phương pháp phân tích tài liệu:

- Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, lý thuyết được đăng tải, công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Việc phân tích tài liệu giúp nhóm nghiên cứu hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu, cụ thể là những đánh giá, quan điểm của các bạn sinh viên về hành vi đi lễ chùa Ngoài ra, quá trình này còn giúp nhóm nghiên cứu so sánh những kết quả phát hiện từ khảo sát với các kết quả được tìm thấy trong tài liệu.

- Quá trình phân tích tài liệu giúp cho nhóm nghiên cứu đưa ra được kết luận một cách khách quan và có hệ thống những đặc trưng của tài liệu với mục đích nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp chọn mẫu

 Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân cụm/theo chùm:

 Bước 1: Lập danh sách các lớp chia theo 2 chùm là lớp thuộc khối lý luận và lớp thuộc khối nghiệp vụ từ năm nhất đến năm tư năm học 2020 –

 Bước 2: Từ danh sách các lớp mỗi chùm, chọn ngẫu nhiên hệ thống 3 lớp theo bước nhảy k

 Có 66 lớp khối lý luận: chọn ngẫu nhiên hệ thống 5 lớp theo bước nhảy k" Cứ 22 lớp, chọn lấy một lớp vào mẫu Chọn lớp đầu tiên trong khoảng từ 1 – 66 theo danh sách quay vòng.

 Có 81 lớp khối nghiệp vụ: chọn ngẫu nhiên hệ thống 5 lớp theo bước nhảy k' Cứ 27 lớp, chọn lấy một lớp vào mẫu Chọn lớp đầu tiên trong khoảng từ 1- 81 theo danh sách quay vòng.

+ Bước 3: Chọn ngẫu nhiên đơn giản 30 sinh viên mỗi lớp Tổng số bảng hỏi phát ra là 300 bảng hỏi.

Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực thế, số bảng hỏi Google form có thể chênh lệch với số bảng hỏi dự tính

Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm dữ liệu định lượngIBM SPSS statistics 20.

Khái niệm, lý thuyết áp dụng

Khái niệm cơ bản

5.1.1 Khái niệm “mạng xã hội”

Với sự phát triển vượt bậc về nền cách mạng công nghệ, hiện nay Internet và mạng xã hội đã và đang là những sản phẩm cơ bản của sự phát triển khoa học công nghệ đó Nhiều năm trở lại đây, mạng xã hội đã được nhắc tới như một phần tất yếu của cuộc sống, đồng thời, cũng xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về mạng xã hội.

Trong chương 1 Nghị định 97/2008/NĐ - CP, Điều 3 khoản 14 định nghĩa về MXH: : “Dịch vụ MXH trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi, người sử dụng có khả năng, tương tác chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật ký (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến ( chat) và các hình thức tương tự khác”.

PGS.TS Vũ Duy Thông nhận định: “Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thực thể truyền thông trên Internet với nhau thành những cụm mạng nhỏ hơn theo sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian” Hay nói cách khác, MXH là bộ phận của Internet, được hình thành từ nhiều dịch vụ khác nhau của cá nhân hoặc tổ chức cùng mục đích, sở thích Định nghĩa này cũng đã được nhiều người quan tâm và ủng hộ.

MXH theo quan điểm của nhà xã hội học Laura Garton - nhà nghiên cứu chiến lược trường đại học Toronto : “ Khi một mạng máy tính kết nối mọi người haowjc các cá nhân tổ chức lại với nhau thì đó chính là MXH” Ở đây, ông cho rằng MXH là một tập hợp người hoặc các tổ chức kết nối với nhau thông qua mạng máy tính.

Với nhiều quan điểm khác nhau về mạng xã hội, có thể đưa ra một nhận định chung về MXH như sau: “ MXH là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạo nên đó là các thành viên và liên kết giữa các thành viên đó MXH là dịch vụ Internet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thích không phân biệt không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat, email, phim ảnh, nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng mạng và mang những giá trị xã hội nhất định”

Trong khuôn khổ của đề tài, mạng xã hội được hiểu là một xã hội ảo có thể liên kết được các bạn sinh viên với nhau hoặc giữa các bạn sinh viên với các tổ chức nào đó cùng có sở thích, quan tâm đến việc học tập, trau dồi kiến thức qua những tính năng như chat, comment, … nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.

Facebook là website mạng xã hội ảo cho phép người dùng truy cập miễn phí được Mark Zuckerberg và các cộng sự của mình sáng lập vào năm

2004 Người dùng mạng xã hội này có thể tham gia 11 các mạng lưới được tổ chức theo các tiêu chí như quốc gia, thành phố, nơi làm việc, trường đại học, để liên kết với người khác Khả năng truyền tải và lưu trữ dữ liệu tuyệt vời của Facebook cho phép việc truyền tải và lưu trữ dữ liệu với độ bao phủ dung lượng đa dạng Facebook cho phép người dùng lưu trữ thông tin và sắp xếp có hệ thống theo thời gian sử dụng Nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm lại các dữ liệu đã từng đăng tải hoặc tương tác trên Facebook

Facebook là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí, xuất phát từ tên của cuốn sách cho học sinh được phát vào đầu năm học tại một sống trường đại học tại Mỹ để giúp học sinh làm quen với nhau Được sáng lập vào tháng 2 năm 2004 bởi Mark Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris

Hughes, Facebook đã hỗ trợ cho nhiều sinh viên của các trường đại học khác nhau Không chỉ vậy, người dùng Facebook có thể tham gia các nhóm cùng chung sở thích hay sự quan tâm, học có thể sử dụng các tính năng khác nhau của Facebook ( Like, comment, share, chat, )

Có thể hiểu, Facebook là một website ( trang mạng), cho phép mọi người đăng ký tài khoản, sau khi đăng ký tài khoản người dùng sẽ phải cập nhật hình ảnh của bản thân, hồ sơ cá nhân gồm tên tuổi, địa chỉ, email, trường học, sở thích, giới tính… Sau đó người dùng có thể thêm những người sử dụng Facebook khác vào danh sách bạn bè của họ, từ đó họ có thể nhắn tin, trò chuyện, chia sẻ trên trang cá nhân của mình Trong đề tài, mạng xã hội Facebook được hiểu là một bộ phận dịch vụ Internet, kết nối được các cá nhân với nhau hoặc với tổ chức cùng có chung sở thích, sự quan tâm về học tập có thể được cập nhật trên các trang ( Fanpage) hoặc các nhóm (Group) nhằm mục đích phục vụ cho việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin về tài liệu học tập hoặc trao đổi các phương pháp học tập.

Từ điển Oxford định nghĩa: “Học tập là hoạt động học hỏi hoặc thu thập kiến thức, từ sách hoặc bằng cách xem xét, quan sát mọi thứ trên thế giới”

Trong Luận văn Thạc sĩ “Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng”, tác giả Phạm Văn Hùng đưa ra nhận định:

“Học tập là hoạt động cơ bản của con người nhằm hướng vào việc nghiên cứu và tìm hiểu các quy luật của thế giới và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội- lịch sử. Bản chất của quá trình học tập là quá trình nhận thức độc đáo của người học. Như vậy, học tập là một quá trình đưa đến những thành tựu và những kết quả cho người đọc Học tập là một quá trình hướng đích, có giá trị Giá trị học tập là làm cho kinh nghiệm của bản thân người học thay đổi một cách bền vững,nhờ đó mà có được những thay đổi trong nhận thức về hiện thực, có được những thay đổi trong phương thức hành vi và định hình những thái độ xác định trong quan hệ với thế giới xung quanh Những thay đổi này giúp người học phát triển bản chất người vốn có của mình để thích ứng và hội nhập với cộng đồng, với dân tộc, với nhân loại Trong và bằng quá trình đó, người học tự khẳng định chính mình Như vậy, mục đích học tập của nhân loại, của dân tộc, của cộng đồng và của mỗi cá nhân là để biết, để làm, để chung sống và để tự khẳng định”

Theo Phan Trọng Ngọ (Dạy học và phương pháp học trong nhà trường, xuất bản năm 2005), tác giả cho rằng: “Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó Học tập là việc học có chủ ý, có mục đích trước, được tiến hành bởi một hoạt động đặc thù - hoạt động học, nhằm thoả mãn nhu cầu học của cá nhân”

Qua những khái niệm trên, có thể hiểu rằng học tập nói chung và học tập của sinh viên nói riêng là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm chiếm lĩnh văn hoá nhân loại, chuyển thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của bản thân để chuẩn bị các điều kiện trở thành các chuyên gia - những người chủ tương lai của đất nước, đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp hoá, hiện đại hoá Hoạt động 0

5.1.4 “Sinh viên”và “Sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền”

Sinh viên là một bộ phận đặc thù trong cộng đồng thanh niên của xã hội Có thể hiểu ngắn gọn, sinh viên là những người đang theo học bậc đại học một cách chính thức tại các cơ sở giáo dục đại học, nghĩa là “những cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, 10 thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng”

Lý thuyết áp dụng

5.2.1 Thuyết lựa chọn hợp lý

Lý thuyết lựa chọn duy lý, hay có cách gọi khác là Lý thuyết lựa chọn hợp lý, bắt nguồn từ kinh tế học, triết học và nhân học thế kỷ 18 – 19 Thuyết lựa chọn duy lý dựa trên tiền để cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý để đạt được mục đích tối đa với chi phí tối thiểu Thuyết lựa chọn duy lý không chỉ lý giải hành động cá nhân mà còn được phát triển để xem xét các hoạt động chức năng của các hệ thống và thiết chế xã hội Các học giả tiêu biểu của thuyết này bao gồm George Homans với Lý thuyết hành vi lựa chọn, Peter Blau với lý thuyết Lý thuyết trao đổi xã hội Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cả nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ.

Hành động lựa chọn duy lý công cụ là hành động có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Theo Marx, mục đích tự giác của con người như là quy luật quyết định toàn bộ cấu trúc, nội dung, tính chất, phương pháp của hành động và ý chí của con người Thuật ngữ “lựa chọn được sử dụng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định dùng loại phương tiện tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm nguồn lực Do tác động của nhiều yếu tố mà hành vi lựa chọn duy lý của các cá nhân có thể tạo ra những sản phẩm phi lý không mong đợi của cả nhóm, tập thể

Weber lập luận rằng đặc trưng quan trọng nhất của xã hội học hiện đại là hành động xã hội của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chỉ lỵ, chính xác về mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện, mục đích, kết quả Ông đã chia ra bốn loại hành động xã hội gồm:

 Hành động duy lý – công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất.

 Hành động duy lý giá trị: Là hành động thực hiện vì bản thân hành động có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý.

 Hành động cảm tính: Là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động.

 Hành động truyền thống: Là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghỉ lễ, phong tục tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác. Áp dụng vào nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền Có thể nhận thấy rằng, mỗi sinh viên khi lựa chọn tiếp nhận thông tin về học tập trên mạng xã hội Facebook nào đó đều phụ thuộc vào những động cơ cụ thể, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mục đích sử dụng Thêm vào đó sinh viên sẽ cân nhắc việc sử dụng MXH Facebook để hỗ trợ việc học qua các nguồn phát, mức độ tin cậy của thông tin trên MXH Facebook, từ đó lựa chọn các thông tin phù hợp với nhu cầu của bản thân.

5.2.2 Lý thuyết cấu trúc - chức năng

Quan điểm cấu trúc - chức năng cho rằng, các xã hội có khuynh hướng được xây dựng nội tại hướng tới sự hài hoà và tự điều chỉnh, tương tự như những tổ chức hay cơ chế sinh học Giống như cơ thể con người là một thể thống nhất mà các bộ phận riêng phải phục vụ nhu cầu của cả hệ thống, xã hội là một hệ thống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tạo nên sự bền vững của tổng thể Xã hội hoá là quá trình phổ biến những chuẩn mực, giá trị mà xã hội mong đợi ở mỗi cá nhân để từ đó các cá nhân có thể duy trì một xã hội trật tự Như vậy, xã hội hoá được xem như một quá trình “khoác chiếc áo xã hội” lên mỗi cá nhân, hay quá trình tái tạo văn hóa ở các thế hệ.

Theo quan điểm cấu trúc – chức năng, quá trình xã hội hoá như vậy là cần thiết để duy trì sự ổn định xã hội, và xã hội hoá được xem như một chức năng tồn tại của xã hội, quyết định sự cân bằng của cả hệ thống xã hội Mỗi cá thể với tư cách là một thành viên của xã hội cần phải được xã hội hoá để hiểu một cách đầy đủ về vai trò của mình trong các nhóm xã hội cụ thể Yêu cầu cấu trúc của các nhóm xã hội được hiện thực hóa thông qua các cá nhân.

Từ quan điểm này, chúng ta cũng có thể thấy rằng trong quá trình xã hội hoá, xã hội có vai trò quan trọng hơn và chi phối hành động của cá nhân. Emile Durkheim cho rằng, xã hội là một thực thể tồn tại ngoài cá nhân và trên cá nhân, nó ép buộc và hình thành nên chính cuộc sống của mỗi cá nhân. Trong các tác phẩm của mình, Talcott Parsons nhấn mạnh đến ưu tiên đối với vấn đề trật tự xã hội ông cho rằng, trật tự xã hội phải được giữ vững bằng xã hội hoá và quá trình kiểm soát xã hội Sự ràng buộc và chi phối của xã hội ảnh hưởng đến cách mà mỗi cá nhân thực hiện quá trình xã hội hoá của mình, chính vì lẽ đó, các cá nhân sinh ra trong các môi trường xã hội hoá khác nhau sẽ chịu những chi phối khác nhau, đòi hỏi đóng những vai trò, vị trí xã hội khác nhau, và kết quả là, họ trải qua các quá trình xã hội hoá khác nhau để đảm bảo những vai trò xã hội tương ứng của họ trong một cấu trúc xã hội tương ứng Đó chính là sự tái tạo văn hóa để đảm bảo sự vận hành cấu trúc xã hội Hệ thống giáo dục được xem là hệ thống xã hội hoá quan trọng để các cá nhân thực hiện được những mong đợi của xã hội, đáp ứng việc duy trì trật tự xã hội hiện hành.

Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, cùng với sự hội nhập và giao thoa văn hóa mạnh mẽ, môi trường thông tin đại chúng ngày càng trở nên quan trọng Đây là phương tiện, công cụ để truyền tải những thông tin, giá trị, trao đổi thông tin, giao lưu mạng xã hội rút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian khiến cho con người gần gũi nhau hơn Sự ra đời của mạng xã hội trong đó có mạng xã hội facebook đã đưa con người đến với những khám phá mới, quan niệm mới nhanh chóng hơn Từ những thông tin trên mạng xã hội face khiến những các cá nhân sinh viên sẽ chịu chi phối, ảnh hưởng từ các thông tin trên facebook trong các thông tin đó có các thông tin phục vụ cho nhu cầu học tập

Học viện Báo chí và Tuyên truyền Mã số phiếu

Khoa Xã hội học và Phát triển

PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ

Chúng tôi là sinh viên lớp Xã hội học k38 thuộc khoa Xã hội học và Phát triển Hiện nay chúng tôi đang tham gia nghiên cứu và tìm hiểu về: “Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu chúng tôi rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của các bạn.

Hãy lựa chọn những phương án trả lời mà bạn cho là phù hợp nhất bằng cách khoanh tròn vào những đáp án tương ứng

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin do bạn cung cấp chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu của sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp thông tin từ bạn !

A2 Bạn là sinh viên năm thứ mấy

A3 Ngành học đó thuộc khối nào?

A4 Kết quả học tập kỳ gần đây nhất của bạn?

1 Xuất sắc 2 Giỏi 3 Khá 4 Trung bình 5 Yếu

A5 Tổng thu nhập trung bình/tháng của bạn từ các nguồn nào (bố mẹ gửi, đi làm thêm, từ các nguồn khác) là bao nhiêu? (VNĐ)

B THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK TRONG HỌC TẬP

B1: Bạn có sử dụng Facebook trong học tập?

B2: Đánh giá mức độ quan trọng của việc sử dụng Facebook đối với các mục đích trong học tập?

Mục đích 1 Rất không trọng quan

1.Tìm kiếm thông tin/ tài liệu cho học tập

2 Chia sẻ thông tin/tài liệu học tập 1 2 3 4 5

3 Trao đổi phương pháp và kinh nghiệm học tập

4 Tham gia thảo luận và làm bài tập theo yêu cầu của giảng viên

B3: Nhóm học tập mà bạn tham gia chủ yếu trên Facebook gồm có những thành viên nào? ( Chọn tối đa 3 phương án)

1 Bạn cùng lớp 6 Đồng hương

2.Bạn thân 7 Thầy, cô giáo

3.Bạn cùng mục đích/sở thích trong học tập 8 Cán bộ quản lý giáo dục (nghiên cứu khoa học, học tiếng anh, )

4.Bạn cùng khoa/ngành 9 Người xa lạ

5.Bạn cùng nơi ở hiện tại (nhà trọ, KTX, ) 10 Khác: (ghi rõ)

B4: Mục đích chủ yếu của bạn khi tham gia các nhóm học tập trên

Facebook là gì? (chỉ chọn 1 đáp án)

1 Chia sẻ thông tin/tài liệu học tập

2 Đọc và tìm kiếm thông tin/tài liệu cho học tập

3 Đọc, trao đổi và thảo luận về tất cả vấn đề học tập

4 Đọc, trao đổi và thảo luận những vấn đề học tập thích/quan tâm.

B5: Lớp bạn có group chung của lớp trên Facebook không?

1.Có 2 Không 3 Không biết (chuyển B10)

B6: Những thành viên trong group lớp của bạn gồm những ai? (Có thể chọn nhiều phương án)

1 Tất cả sinh viên trong lớp 4 Tất cả giảng viên đang giảng dạy lớp

2 Một số sinh viên trong lớp 5 Một số giảng viên đang giảng dạy lớp

3 Giáo viên chủ nhiệm 6 Thầy/cô giáo cố vấn học tập của lớp

B7: Thông tin gì thường được đăng nhiều nhất trong group lớp của bạn?

1 Lịch học, lịch thi 4 Kế hoạch của lớp

2 Tài liệu, đề cương các môn học 5 Khác (ghi rõ)

3 Thông báo của Khoa và Nhà trường

B8: Thông tin gì trong group lớp mà bạn quan tâm nhất? (Chọn 1 phương án)

1 Lịch học, lịch thi 4 Kế hoạch của lớp

2 Tài liệu, đề cương các môn học 5 Khác (ghi rõ)

3 Thông báo của Khoa và Nhà trường

B9: Mức độ tham gia group lớp đối với các nhu cầu về học tập của bạn như thế nào?

Nhu cầu Chưa bao giờ Hiếm khi (1 lần/tháng hoặc lâu hơn)

Thỉnh thoảng (ít nhất 1 lần/tuần)

Thường xuyên (gần như hàng ngày)

1.Tìm kiếm thông tin/ tài liệu cho học tập

2 Chia sẻ thông tin/tài liệu học tập 0 1 2 3

3 Trao đổi phương pháp và kinh nghiệm học tập

4 Tham gia thảo luận và làm bài tập theo yêu cầu của giảng viên

B10: Khoa của bạn có Fanpage trên Facebook không?

1 Có, có theo dõi 3 Không có (chuyển B12)

2 Có, không theo dõi (chuyển B12) 4 Không biết (chuyển B12)

B11: Fanpage của khoa bạn thường đăng thông tin gì là chủ yếu? (Chọn tối đa 3 phương án)

1 Giới thiệu lịch sử, truyền thống của khoa 5 Thông tin về học tập

2 Hoạt động, chương trình của khoa 6 Thông tin về tuyển sinh, chương trình đào tạo

3 Thông tin về thành tích đạt được của khoa 7 Thông tin về định hướng nghề nghiệp, cơ hội việc làm

4 Tuyên dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu 8 Khác:(ghi rõ)

B12: Học viện Báo chí và Tuyên truyền có Fanpage trên Facebook không?

1 Có, có theo dõi 3 Không có (chuyển B14)

2 Có, không theo dõi (chuyển B14) 4 Không biết (chuyển B14)

B13: Fanpage của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thường đăng thông tin gì là chủ yếu? (Chọn tối đa 3 phương án)

1 Giới thiệu lịch sử, truyền thống của trường

2 Hoạt động, chương trình của trường

3 Thông tin về thành tích đạt được của trường

4 Tuyên dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu

5 Thông tin về học tập

6 Thông tin về tuyển sinh, chương trình đào tạo

7 Thông tin về định hướng nghề nghiệp, cơ hội việc làm

B14: Bạn có “like” các fanpage về học tập trên Facebook để theo dõi, cập nhật thông tin/tài liệu về học tập không?

Fanpage về học tập trên Facebook Có Không

1 Fanpage về học ngoại ngữ ( Tiếng Anh, tiếng Trung, ) 1 0

2 Fanpage về học các môn đại cương (triết học, kinh tế, chính trị, ) 1 0

3 Fanpage liên quan đến ngành/chuyên ngành đang học 1 0

4 Fanpage liên quan đến ngành/chuyên ngành khác 1 0

5 Fanpage về học tập khác (ghi rõ) 1 0

B15: Khi bạn có thông tin/tài liệu học tập có từ nguồn khác, bạn muốn chia sẻ trên Facebook dưới hình thức nào chủ yếu?

1 Chia sẻ lên bảng tin, chế động công khai

2 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ bạn bè

3 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ chỉ mình tôi

4 Chia sẻ với một/một vài nhóm học tập tham gia trên Facebook

5 Chia sẻ với tất cả các nhóm học tập tham gia trên Facebook

6 Chia sẻ qua messenger cho một/một vài cá nhân nào đó

B16: Khi bạn có thông tin/tài liệu đọc được trên Facebook và nhấn nút

“chia sẻ”, bạn muốn chia sẻ trên Facebook dưới hình thức nào chủ yếu?

1 Chia sẻ lên bảng tin, chế động công khai

2 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ bạn bè

3 Chia sẻ lên bảng tin, chế độ chỉ mình tôi

4 Chia sẻ với một/một vài nhóm học tập tham gia trên Facebook

5 Chia sẻ với tất cả các nhóm học tập tham gia trên Facebook

6 Chia sẻ qua messenger cho một/một vài cá nhân nào đó

B17: Khi muốn trao đổi, thảo luận các vấn đề trong học tập, bạn chia sẻ nhiều nhất với nhóm học tập nào trên Facebook? (Chọn 1 phương án)

2 Nhóm nhỏ gồm một số thành viên

3 Nhóm học tập trên cộng đồng Facebook

4 Nhóm messenger gồm một số bạn bè có chung mục đích học tập

5.Phụ thuộc vào mục đích học tập

6 Chưa bao giờ trao đổi, thảo luận trong lớp về học tập trên Facebook

B18: Bạn thường làm gì khi muốn tìm kiếm thông tin/tài liệu học tập?

1 Liên hệ với bạn bè

2 Liên hệ với thầy cô, nhà trường

3 Chủ động tìm kiếm Facebook (fanpage, bảng tin, các nhóm học tập, )

4.Chủ động tìm kiếm trên sách, báo, tạp chí

5.Chủ động tìm kiếm trên Google

B19: Nếu bạn từng sử dụng Facebook để tìm kiếm thông tin/tài liệu học tập, xin cho biết đánh giá của bạn về các yếu tố sau:

Các yếu tố Kém Trung bình Khá Tốt Không biết

1 Thời gian nhận được thông tin/tài liệu 1 2 3 4 99

2 Tính thiết thực của thông tin/tài liệu 1 2 3 4 99

3 Tính đa dạng của thông tin/tài liệu 1 2 3 4 99

B20: Xin cho biết đánh giá của bạn đối với những nhận định sau:

Nhận định Không đồng ý Đồng ý Khó đánh giá

1 Facebook hỗ trợ rất nhiều trong học tập và tác động tích cực đến kết quả học tập 0 1 99

2 Những thông tin về học tập trên Facebook thiết thực, đa dạng, giúp mở rộng kiến thức 0 1 99

3 Sử dụng Facebook trong học tập tiết kiệm thời gian và chi phí 0 1 99

4 Sử dụng Facebook trong học tập không bị hạn chế bởi không gian vì chỉ cần có mạng là có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi

5 Khi trao đổi, thảo luận các vấn đề về học tập trên

Facebook cảm thấy tự tin và thoải mái hơn so với việc chia sẻ trực tiếp

6 Tăng cường sự tương tác với thầy cô, bạn bè khi sử 0 1 99 dụng Facebook trong học tập

B21: Theo bạn, việc sử dụng Facebook trong học tập có cần thiết không?

1 Cần thiết 2 Không cần thiết 99 Không cần thiết

B22: Bạn có ý định ngừng sử dụng Facebook trong học tập không?

1 Có 2 Không (Kết thúc phỏng vấn)

B23: Lý do khiến bạn có ý định ngừng sử dụng Facebook trong học tập là gì? (Có thể chọn nhiều phương án)

3 Không có phương tiện truy cập

4 Không thấy được lợi ích từ Facebook đối với học tập

5 Thích chia sẻ, trao đổi trực tiếp hơn là sử dụng Facebook trong học tập

6 Lý do khác (ghi rõ)

Cảm ơn bạn đã tham gia khảo sát!

PHẦN B BÁO CÁO CÁ NHÂN

HÌNH THỨC CHIA SẺ VỀ THÔNG TIN HỌC TẬP TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Một số khái niệm cơ bản

Hình thức chia sẻ

Trong khuôn khổ đề tài, hình thức chia sẻ được hiểu là cách thức sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền thực hiện hành động “ share” trên MXH Facebook để lưu trữ hoặc cùng chuyển tiếp những tài liệu ấy cho mọi người cũng có thể lĩnh hội các thông tin, kiến thức môn học nào đó Bao gồm cả việc chia sẻ để giữ thông tin và chia sẻ để lan truyền thông tin, tùy thuộc vào chế độ khi sử dụng MXH Facebook ( Công khai, bạn bè, chỉ mình tôi,nhóm,…).

Học tập

Trong Luận văn Thạc sĩ “Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng”, tác giả Phạm Văn Hùng đưa ra nhận định:

“Học tập là hoạt động cơ bản của con người nhằm hướng vào việc nghiên cứu và tìm hiểu các quy luật của thế giới và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội- lịch sử. Bản chất của quá trình học tập là quá trình nhận thức độc đáo của người học. Như vậy, học tập là một quá trình đưa đến những thành tựu và những kết quả cho người đọc Học tập là một quá trình hướng đích, có giá trị.

Trong khuôn khổ báo cáo, có thể hiểu rằng học tập của sinh viên là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm tiếp thu kiến thức, chiếm lĩnh văn hoá nhân loại, chuyển thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của bản thân để chuẩn bị các điều kiện trở thành các chuyên gia - những người chủ tương lai của đất nước, đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp hoá, hiện đại hoá Hoạt động học tập bao giờ cũng nhằm thoả mãn một nhu cầu học nhất định, được kích thích bởi động cơ học và được thực hiện bởi một hoạt động chuyên biệt - hoạt động học với nội dung, phương pháp, phương tiện học tập.

Mạng xã hội Facebook

Facebook là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí, xuất phát từ tên của cuốn sách cho học sinh được phát vào đầu năm học tại một sống trường đại học tại Mỹ để giúp học sinh làm quen với nhau Được sáng lập vào tháng 2 năm 2004 bởi Mark Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes, Facebook đã hỗ trợ cho nhiều sinh viên của các trường đại học khác nhau Không chỉ vậy, người dùng Facebook có thể tham gia các nhóm cùng chung sở thích hay sự quan tâm, học có thể sử dụng các tính năng khác nhau của Facebook ( Like, comment, share, chat, )

Có thể hiểu, Facebook là một website ( trang mạng), cho phép mọi người đăng ký tài khoản, sau khi đăng ký tài khoản người dùng sẽ phải cập nhật hình ảnh của bản thân, hồ sơ cá nhân gồm tên tuổi, địa chỉ, email, trường học, sở thích, giới tính… Sau đó người dùng có thể thêm những người sử dụng Facebook khác vào danh sách bạn bè của họ, từ đó họ có thể nhắn tin,trò chuyện, chia sẻ trên trang cá nhân của mình Trong đề tài, mạng xã hộiFacebook được hiểu là một bộ phận dịch vụ Internet, kết nối được các cá nhân với nhau hoặc với tổ chức cùng có chung sở thích, sự quan tâm về học tập có thể được cập nhật trên các trang ( Fanpage) hoặc các nhóm (Group) nhằm mục đích phục vụ cho việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin về tài liệu học tập hoặc trao đổi các phương pháp học tập.

Sinh viên

Sinh viên là một bộ phận đặc thù trong cộng đồng thanh niên của xã hội Có thể hiểu ngắn gọn, sinh viên là những người đang theo học bậc đại học một cách chính thức tại các cơ sở giáo dục đại học, nghĩa là “những cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, 10 thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng”

Nhìn chung, học tập là quá trình nâng cao hiểu biết của cá nhân, hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động nâng cao hiểu biết của sinh viên về các lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên theo học tại cơ sở giáo dục đại học. Ngoài việc học tập, đời sống của sinh viên cũng rất phong phú và đa dạng Có thể hiểu, đời sống của một cá nhân bao gồm tổng thể những gì diễn ra trong cuộc sống của họ, với sinh viên, chúng tôi xác định một số phương diện chính trong đời sống của họ như sau: quan hệ xã hội, trọng tâm là quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè; hoạt động ngoại khóa; việc làm

Sinh viên Học viện Báo chí tuyên truyền là người học tập tại trường Học viện Báo chí và tuyên truyền, trong báo cáo này sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền là những người đang theo học chương trình đào tạo cử nhân của các khoa tại học viện.

Tóm lại, hình thức chia sẻ thông tin học tập của sinh viên Học việnBáo chí và tuyên truyền trên mạng xã hội Facebook là hành động sinh viên tiếp cận được nguồn thông tin có ích cho bản thân trên MXH Facebook,dùng các cách thức khác nhau lưu trữ, lan truyền thông tin đó phục vụ mục đích học tập

Hình thức chia sẻ thông tin học tập của sinh viên Học viện Báo chí và

Tuyên truyền thông qua mạng xã hội Facebook hiện nay.

Khái quát mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền trên nền tảng bảng hỏi Google Form, thu thập được 252 bảng hỏi hợp lệ Cụ thể, trong 252 sinh viên trả lời bảng hỏi:

- Về giới tính: 32,5 sinh viên trả lời là Nam, 67,5% sinh viên trả lời là nữ.

- Về năm học: 6,7% sinh viên năm nhất, sinh viên năm hai trả lời chiếm 32,9%, sinh viên năm ba trả lời chiếm 28,6%, sinh viên năm tư với 31,7%.

- Về ngành học: Sinh viên học ngành lý luận chiếm 53,2%, sinh viên học ngành nghiệp vụ chiếm 46,8%.

- Về kết quả học tập: Sinh viên đạt loại học lực yếu là 1,2%, sinh viên đạt loại học lực trung bình là 13,5%, sinh viên đạt loại học lực khá là 46%, sinh viên đạt loại học lực giỏi là 31,75, còn lại 7,5% sinh viên học lực xuất sắc.

Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy phần lớn sinh viên Học viện Báo chí tuyên truyền có sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập Trong đó, số sinh viên sử dụng Facebook trong học tâp chiếm 93%, chỉ khoảng 7% sinh viên không sử dụng Facebook nhằm phục vụ nhu cầu học tập

Biểu đồ 2.2.1 : Tỷ lệ sử dụng MXH Facebook trong học tập của sinh viên

Hầu hết các sinh viên đều có nhóm học tập của mình trên mạng xã hội Facebook Có tới 98.8% sinh viên trả lời rằng mình có nhóm chung của cả lớp trên Facebook, còn lại chỉ khoảng 1,2% sinh viên cho rằng mình không có hoặc không biết có nhóm lớp chung trên Facebook

Biểu đồ 2.2.2: Tỷ lệ sinh viên có nhóm lớp chung trên MXH Facebook

Việc có nhóm lớp chung trên mạng xã hội sẽ giúp cho sinh viên không những gắn kết các mỗi quan hệ giữa sinh viên với nhau, mà còn là một phương tiện hình thành lên kỹ năng làm việc nhóm, dễ dàng cho việc nhận thông tin về các môn học của sinh viên.

Sinh viên sử dụng mạng xã hội phục vụ mục đích, nhu cầu học tập của sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền Đa số sinh viên cho rằng những mục đích chủ yếu của bản thân khi tham gia cá nhóm học tập trên MXH Facebook là Học và tìm kiếm thông tin/ tài liệu cho học tập chiếm 29,4% Tương tự, 26,3% sinh viên cho rằng đọc, trao đổi và thảo luận về tất cả vấn đề học tập là mục đích khi tham gia vào các nhóm học tập trên MXH Facebook Sinh viên cho rằng mục đích đọc, trao đổi và thảo luận những vấn đề học tập thích/ quan tâm chiếm 25,4% Mục đích chia sẻ thông tin tài liệu chiếm tỷ lệ 18,3% Còn lại sinh viên sử dụng vào những mục đích khác.Xong, đều cho thấy sinh viên HVBC&TT tham gia vào các nhóm học tập trênFacebook đều phục vụ các mục đích học tập phát triển bản thân.

Biểu đồ 2.2.3: Mục đích chủ yếu sinh viên tham gia nhóm học tập chung trên MXH Facebook

Nhiều sinh viên cho rằng, mặc dù mục đích tham gia vào các nhóm học tập trên MXH Facebook dựa trên nhu cầu, tiêu chí của bản thân, do vậy mức độ tham gia, hoạt động trong những nhóm học tập đó là không giống nhau.

Cụ thể, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ bài tập có gần một nửa số sinh viên tham gia ở mức độ một lần trên tuần tức thỉnh thoảng với 46% Sinh viên tham gia ở mức độ thường xuyên ( gần như mọi ngày) cũng chiếm khá đông với tỷ lệ 28,6% Tham gia vào các nhóm học tập trên Facebook ở mức độ ít hơn, chỉ khoảng một lần trên tháng có khoảng 20,6% sinh viên Số ít sinh viên chưa khi nào tham gia vào các nhóm học tập để tìm kiếm thông tin Tương tự, nhu cầu chia sẻ thông tin, trao đổi phương pháp dạu và học cũng như nhu cầu tham gia thảo luận với bạn bè, thầy cô, đa số sinh viên tham gia ở mức độ 1 lần/ tuần là chủ yếu, sau đó là tham gia thường xuyên ( hàng ngày), mức độ giảm dần ở 1 lần/ tháng và số ít xuất hiện mức độ tham gia vào các nhóm học tập.

Bảng 2.2.1 Mức độ tham gia nhóm lớp trên Facebook với các nhu cầu về học tập của sinh viên

Nhu cầu học tập Tìm kiếm thông tin

Hình thức chia sẻ thông tin học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông qua mạng xã hội Facebook hiện nay

Sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền lựa chọn đa dạng cách thức chia sẻ thông tin về những kiến thức học tập, mỗi bạn lại có những hình thức chia sẻ khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với việc trao đổi, thảo luận về các vấn đề trong học tập để trao đổi, chia sẻ các thông tin liên quan đến học tập từ lịch thi, lịch học, bài tập, đề cương, yêu cầu bài tập của thầy cô, giữa nhóm học tập với mục đích khác nhau bao gồm cả trong và ngoài trường,…, sinh viên chủ yếu muốn chia sẻ với nhóm messenger gồm một số bạn bè có chung mục đích học tập trên Facebook với 36%, ngoài ra lựa chọn chia sẻ cho nhóm nhỏ gồm một số thành viên chiếm 23,8% sinh viên Sinh viên cũng lựa chọn chia sẻ thông tin tài liệu vào group chung của cả lớp khoảng 19,8% Còn lại không nhiều sinh viên lựa chọn các đối tượng khác để chia sẻ ( các nhóm học tập trên cộng đồng Facebook, phụ thuộc vào mục đích học tập, chưa bao giờ trao đổi, thảo luận trong lớp về học tập trênFacebook, )

Biểu đồ 2.3.1 Nhóm trên Facebook sinh viên chia sẻ nhiều nhất khi trao đổi vấn đề học tập

Qua biểu đồ trên cho thấy phần nào về đối tượng mà sinh viên chia sẻ, trao đổi các vấn đề trong học tập nhiều nhất chính là nhóm messenger gồm một số bạn bè chung có cùng mục đích học tập, khi đó sinh viên có để dễ dàng trao đổi, thảo luận để đạt hiệu quả cao hơn.

Mạng xã hội Facebook có một nút “ share” ( chia sẻ) để giúp cho người sử dụng dễ dàng chia sẻ thông tin về tất cả những lĩnh vực con người họ quan tâm, sinh viên HVBCTT cũng sử dụng nút “share” khi có những thông tin, tài liệu học tập muốn chia sẻ lên mạng xã hội Facebook Sinh viên có nhiều hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin về học tập và các vấn đề xung quanh học tập.

Sự đa dạng, khác biệt ấy được thể hiện rõ rệt ở sinh viên hai khối ngành lý luận và ngành nghiệp vụ, rõ hơn khi thực hiện tương quan giữa khối ngành của sinh viên với hình thức chia sẻ thông tin từ các nguồn khác như: Youtube,tạp chí khoa học, thư viện số, các trang web,…,lên mạng xã hội Facebook:

Biểu đồ 2.3.2 Tương quan ngành học và hình thức sinh viên chia sẻ thông tin học tập từ trang khác lên MXH Facebook

Từ kết quả khảo sát ta có thể thấy được rằng, sinh viên cả hai ngành đều có hình thức chia sẻ thông tin học tập qua mesenger cho một/ một vài cá nhân nào đó, song sinh viên lý luận vẫn lựa chọn hình thức chia sẻ này nhiều hơn (34,5%) Sinh viên khối ngành lý luận có xu hướng chia sẻ thông tin học tập lên bảng tin ở chế độ công khai chiếm 22,5%, trong khi sinh viên khối nghiệp vụ không lựa chọn hình thức này nhiều (12,7%) Ngược lại, sinh viên nghiệp vụ lựa chọn hình thức chia sẻ lên bảng tin, ở chế độ chỉ mình tôi hoặc để chế độ bạn bè là chủ yếu Hai hình thức này đều không thu hút nhiều sinh viên lý luận thực hiện Như vậy, cả hai khối ngành đều đa phần lựa chọn hình thức chia sẻ thông tin học tập từ các trang MXH khác lên Facebook là chia sẻ qua mesenger cho một/ một vài cá nhân Sinh viên nghiệp vụ có hình thức chia sẻ “ khép kín” hơn sinh viên ngành lý luận.

Với tài liệu, thông tin sinh viên đọc được, tiếp cận được ngay chính trên MXH Facebook, sinh viên mong muốn chia sẻ trên các hình thức khác nhau Bảng số liệu dưới dây cho thấy sinh viên nghiệp vụ đa phần mong muốn chia sẻ lên bảng tin và để ở chế độ chỉ mình tôi (32.2%), trong khi đó sinh viên khối ngành lý luận lại muốn chia sẻ với tất cả các nhóm học tập tham gia trên Facebook chiếm 29% Những con số trái ngược nhau về hình thức chia sẻ tài liệu, thông tin học tập cho thấy sinh viên hai khối ngành có sự khác nhau rõ rệt khi thực hiện.

Bảng 2.3.1 Tương quan ngành học và hình thức sinh viên chia sẻ thông tin học tập từ trang khác lên MXH Facebook

Chia sẻ lên bảng tin, chế động công khai

Chia sẻ lên bảng tin, chế độ bạn bè

Chia sẻ lên bảng tin, chế độ chỉ mình tôi

Chia sẻ với một/một vài nhóm học tập tham gia trên FB

Chia sẻ với tất cả các nhóm học tập tham gia trên FB

Chia sẻ qua messenger cho một/một vài cá nhân nào đó

Nhìn chung, các sinh viên hầu hết sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm mục đích học tập đều lựa chọn các cách tham khảo, tập hợp, lưu trữ tài liệu, nâng cao hiệu quả phục vụ cho việc học.

KẾT LUẬN

Hiện nay, sinh viên Học viện Báo chí tuyên truyền đa số có sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập Việc này trước mắt có hiệu quả đối với bản thân sinh viên, trao đổi giúp đỡ nhau tạo lên mạng lưới xã hội, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh phải thực hiện giãn cách xã hội Không những vậy, sinh viên HVBC&TT tham gia vào các nhóm học tập trên Facebook đều phục vụ các mục đích học tập phát triển bản thân, đó cũng là một lười giải thích cho việc sinh viên sử dụng MXH này cũng như thường xuyên tham gia vào các nhóm học tập trong lẫn ngoài trường Đa dạng hình thức chia sẻ giúp sinh viên tự giải quyết được các vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực mình học Tất nhiên mỗi hình thức chia sẻ phụ thuộc vào mục đích của sinh viên đó muốn tự học hay học có giúp đỡ, Sinh viên ngành nghiệp vụ được biết đến với sự cởi mở, nhanh nhẹn hoạt bát và thường có xu hướng hướng ngoại, tuy nhiên nghiên cứu lại cho thấy kết quả bất ngờ khi sinh viên khối ngành lý luận lại hay chia sẻ một cách công khai hơn Tóm lại do tính chất mỗi ngành không giống nhau nên sinh viên cũng có những cách chia sẻ thông tin học tập riêng của mình.

Trong quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu từ bảng hỏi online ( Google form), tiếp cận với sinh viên Báo chí hoạt bát, năng động, những người trẻ đang ngập tràn tinh thần học tập, đề xuất một số kiến nghị:

- Sinh viên cần sử dụng mạng xã hội Facebook một cách hiệu quả nhất, biết chọn lọc thông tin để đọc, tham khảo và thảo luận.

- 100% sinh viên trả lời đều sử dụng mạng xã hội Facebook, tuy nhiên chưa phải tất cả đã có nhóm lớp chung trên nền tảng MXH Facebook Do vậy,nhà trường, thầy cô cần tiếp cận và thành lập ra những nhóm học tập da dạng trên Facebook, cơ bản vẫn phải có nhóm lớp chung và tất cả sinh viên tham gia để nắm bắt kịp thời thông tin.

Ngày đăng: 28/02/2024, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w