1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật việt nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật Việt Nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại
Tác giả Phạm Thanh Tuấn
Người hướng dẫn TS. Bùi Ngọc Cường
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sỹ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

- Lưu Hương Ly 2019, o gi i trong th ng m i v ph t triển ph ng th c ho gi i trong th ng m i i t N m , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 5/2019, tác giả Lưu Hương Ly đã phân tích bản chất

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

PHẠM THANH TUẤN

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với sự hướng dẫn khoa học của TS Bùi Ngọc Cường Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các tài liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác,

có nguồn gốc, tin cậy và trung thực

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2024

Tác giả luận văn

Phạm Thanh Tuấn

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HGTM : Hòa giải thương mại

TCTM : Tranh chấp thương mại

UBND : Ủy ban nhân dân

BLDS : Bộ luật Dân sự

LTM : Luật Thương mại

HĐTM : Hợp đồng thương mại

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI 7 1.1 Khái quát về phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại 7

1.1.1 Khái niệm Tranh chấp thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 7 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại 13 1.1.3 Ý nghĩa của phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại 21

1.2 Pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại 24

1.2.1 Khái niệm pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại 24 1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 27 2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại 27

2.1.1 Thực trạng quy định về tổ chức hòa giải thương mại 27 2.1.2 Thực trạng quy định về hòa giải viên thương mại 34 2.1.3 Thực trạng quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải 39 2.1.4 Thực trạng quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại 45

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại 48

Trang 6

2.2.1 Những kết quả đạt được 48 2.2.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 51

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 54

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam 54 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam 58 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 7

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng Với việc là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTTP, EVFTA, … với những mức cam kết toàn diện, Việt Nam đang cùng chung sân chơi với các nước phát triển trên toàn cầu Vì vậy, Nhà nước ta đang nỗ lực tạo lập một nền kinh tế năng động và hiện đại, rà soát và bổ sung hệ thống pháp luật để đảm bảo tương thích với sự phát triển và hội nhập ấy Với sự gia tăng các hoạt động hợp tác kinh tế như vậy điều tất yếu đi kèm là việc xảy ra các xung đột, tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp sẽ diễn ra nhiều hơn và diễn biến phức tạp hơn Thông thường khi

có tranh chấp thương mại xảy ra các bên sẽ tiến hành đàm phán, thương lượng, hòa giải với nhau trước khi buộc phải mang ra Trọng tài, Tòa án để giải quyết tranh chấp

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế cho việc xét xử tại tòa án rất phổ biến trên thế giới và được pháp luật Việt Nam chính thức công nhận từ khá lâu Mặc dù nhu cầu đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại đang trở nên cấp thiết ở Việt Nam, nhưng cho đến nay, tầm quan trọng và hiệu quả của hòa giải dường như chưa được nhận thức đầy đủ trong xã hội, việc áp dụng hòa giải vào giải quyết tranh chấp thương mại vẫn còn hạn chế

Mỗi phương thức đều có những đặc điểm phù hợp riêng với từng vụ việc cần giải quyết Phương thức hòa giải rất được ưa chuộng đối với những nền kinh

tế phát triển trên thế giới vì những lợi ích, ưu điểm mà nó đem lại như tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm sự căng th ng, đối đầu nhau giữa các bên… Tuy nhiên phương thức này còn chưa phổ biến ở nước ta Nhận thức thực trạng này cũng như nhằm khuyến khích phương thức giải quyết tranh chấp thay thế để phù hợp

Trang 8

2

với thông lệ quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh các tranh chấp thương mại, kinh tế ngày càng gia tăng, gần đây nhất, ngày 24/2/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hoạt động hòa giải thương mại Việc quyết tranh chấp giữa các bên, hạn chế tối đa việc giải quyết tại Trọng tài hay Toà án Bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho việc lựa chọn phương thức hoà giải được linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam cũng rất quan trọng

Với những lý do này, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại” làm đề tài luận văn tốt nghiệp

thạc sỹ luật kinh tế của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phương thức hòa giải thương mại đã được nhiều nhà khoa học pháp lý nghiên cứu dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn Có thể trực tiếp hoặc gián tiếp như các bài giảng trong giáo trình Luật Thương mại của Trường Đại học

Mở Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật và hiện nay là trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội… và trong một số bài viết của một số tác giả ở nhiều góc độ khác nhau Có thể liệt kê một vài công trình sau:

- Ngô Quốc Hoàng Long (2019), luận văn cao học h p u t v h gi i

th ng m i i t N m Đại học Huế, Đại học luật, 2019 Trong công trình

nghiên cứu này tác giả đã trình bày và phân tích các quy định hiện nay về hòa giải thương mại của Việt Nam

- Nguyễn Bích Thảo (2014), Thể chế h gi i Sing pore , Tạp chí dân

chủ và pháp luật số chuyên đề về Thể chế hòa giải 9/2014; Trong bài viết của mình tác giả đã nêu khái quá một cách có hệ thống các quy định về hòa giải thương mại hiện nay của Sigapore qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam mình

- Phan Thị Thanh Thủy (2016), Gi i quyết tr nh chấp th ng m i bằng

h gi i i t N m - Một số vấn đ ph p ý cần qu n tâm , Tạp chí Đại học

Trang 9

3

quốc gia Hà Nội Legal Studies Vol 32 No.2; Trong bài báo này tác giả đã khái quát lại các quy định liên quan đến hòa giải thung mại của pháp luật Việt Nam được quy định trong BLDS, Luật thương mai, Luật Trọng Tài thương mại, BLTTDS

- Lưu Hương Ly (2019), o gi i trong th ng m i v ph t triển

ph ng th c ho gi i trong th ng m i i t N m , Tạp chí Nghiên cứu lập

pháp (Số 5/2019), tác giả Lưu Hương Ly đã phân tích bản chất của phương thức hoà giải như sau: Hoà giải là quá trình các bên đàm phán với nhau về việc giải quyết tranh chấp với sự trợ giúp của một bên thứ ba độc lập và ch ra bốn nguyên tắc cơ bản của hoà giải: Tự nguyện, bí mật, hoà giải viên độc lập khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp, hoà giải không làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác

- Nguyễn Thị Minh (2020), o gi i th ng m i- Thực tr ng ho t động

v xu h ớng ph t triển t i i t N m , trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật (Bộ Tư

pháp, Số chuyên đề Pháp luật về hoà giải/2020), công trình này tác giả ch ra

xu thế tất yếu trong việc lựa chọn phương thức giải quyêt tranh chấp thương mại

ở Việt Nam hiện tại và tương lai – phương thức hòa giải

- Alexander Bevan (1992), A tern tive dispute reso ution: A wyer’s guide to medi tion nd others forms of dispute reso ution , Sweet & Maxwell,

1992 Tạm dịch h ng th c gi i quyết tr nh chấp th y thế: ớng dẫn củ

u t s đối với ho t động ho gi i v c c hình th c gi i quyết tr nh chấp kh c

của tác giả, Nhà xuất bản Sweet & Maxwell Trong cuốn sách này Tác giả Alexander Bevan cũng ch ra những đặc trưng của hoà giải thương mại bao gồm các yếu tố: Tính tự nguyện, tính không ràng buộc, tính không phán xét, và tính bảo mật

- David Spencer & Micheal Brogan, Medi tion L w nd r ctice , Cambridge, 2006 Tạm dịch Lu t ho gi i v thực tiễn của các tác giả David

Spencer & Micheal Brogan, Nhà xuất bản Trường Đại học Cambridge Trong

Trang 10

4

tác phẩm này tác giả chủ yếu so sánh và nêu ra những điểm giống và khác nhau của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải so với những phương pháp khác như thương lượng, trung gian… từ đó rút ra nhưng điểm tương đồng và khác biệt, ưu và nhược điểm của các phương thức đó

Có thể thấy sự phong phú trong nghiên cứu về phương thức hòa giải giải quyết tranh chấp thương mại Tuy nhiên, đa phần các công trình nghiên cứu thường tiếp cận hòa giải từ góc độ luật thực định, những vấn đề lý luận và thực tiễn khi áp dụng cơ chế hòa giải thương mại cần được tiếp tục nghiên cứu, làm

rõ Tác giả tiếp thu các giá trị học thuật mà các tác giả đã nghiên cứu trước, từ

đó hoàn thiện luận văn của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại và đánh giá thực tiễn hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương

mại để từ đó góp phần luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp

luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống, nghiên cứu, đánh giá các quan điểm pháp lý về hoà giải thương mại, từ đó nêu được khái niệm, phân tích đặc điểm pháp lý của hoà giải thương mại, xác định các yếu tố chi phối pháp luật về hoà giải thương mại gắn với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xác định hình thức và nội dung pháp luật

về hoà giải thương mại ở Việt Nam;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hoà giải thương mại, sử dụng phương pháp so sánh luật học để bình luận các quy định hiện hành của Việt Nam với một số nội dung nổi bật với pháp luật của một số quốc gia và quy định của Luật mẫu UNCITRAL về hoà giải thương mại quốc tế

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Trang 11

5

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu nội dung về lý luận và thực tiễn pháp luật Việt Nam giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về Hòa giải thương mại

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì tác giả tập trung nghiên cứu về hòa giải gắn với các tranh chấp trong hoạt động thương mại (hòa giải thương mại) trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới mà tác giả tiếp cận được

Đề tài không nghiên cứu hòa giải tư pháp tức là hòa giải gắn liền với hoạt động của Tòa án, Trọng tài (hay còn gọi là hòa giải trong tố tụng), hòa giải hành chính gắn với hoạt động của các cơ quan hành chính và hòa giải cơ sở mang tính

xã hội đối với những tranh chấp nhỏ

Về thời gian, luận văn nghiên cứu bối cảnh kinh tế- xã hội, pháp luật Việt

Nam trọng tâm từ thời điểm Chính Phủ ban hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP tới hiện nay

Về không gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về hòa

giải thương mại tại Việt Nam

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước, cũng như các quy định pháp luật liên quan đến hòa giải

Trang 12

6

trong giải quyết tranh chấp thương mại

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thông qua việc thu thập, hệ thống các tài liệu liên quan đến hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại, giúp tác giả

có cái nhìn tổng quan về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại, từ đó

có cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu đề tài

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ những thông tin, số liệu có được qua nghiên cứu các tài liệu liên quan, tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp các thông tin để có những nhìn nhận, đánh giá pháp luật chính xác, toàn diện hơn

Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh để hoàn thiện việc thực hiện đề tài nghiên cứu này

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 03 chương, như sau:

Chương 1: Lý luận pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam

Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương

Trang 13

7

mại ở Việt Nam

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại

1.1.1 Khái niệm Tranh chấp thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

1.1.1.1 Kh i ni m, đặc điểm tr nh chấp th ng m i

Tranh chấp th ng m i hay tranh chấp trong kinh doanh là thuật ngữ

quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới Khái niệm này mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta trong những năm gần đây cùng với sự thay thế khái niệm tranh chấp kinh tế - một khái niệm quen thuộc trong

cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đã ăn sâu trong tiềm thức và tư duy pháp lý của người Việt Nam Hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng tồn tại những khái niệm khác nhau để biểu đạt lĩnh vực tranh chấp này

Hiểu theo nghĩa thông thường, tranh chấp được hiểu là sự giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc v bên n o, đấu tranh, giằng co khi có ý kiến bất đồng, th ờng là bất đồng v quy n lợi giữ h i bên 1

Dưới góc độ pháp lý: Tranh chấp được hiểu là những xung đột, bất đồng

về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật

Tại Điều 238 Luật thương mại năm 1997 quy định Tr nh chấp th ng

m i là tranh chấp phát sinh do vi c không thực hi n hoặc thực hi n không đúng hợp đồng trong ho t động th ng m i

1 Phạm Lê Liên (2015), Từ điển Tiếng i t thông dụng, Nxb Hồng Đức, Hà Nội

Trang 14

8

Đến Luật thương mại năm 2005, định nghĩa o t động th ng m i là

ho t động nhằm mục đích sinh ợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ng dịch

vụ, đầu t , xúc tiến th ng m i và các ho t động nhằm mục đích sinh ợi kh c

(Điều 3, LTM 2005) nhưng không đưa ra khái niệm về tranh chấp thương mại Tuy nhiên lại đưa ra các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Mặc dù không xây dựng một khái niệm chuẩn mực về tranh chấp thương mại nhưng Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 cũng đã liệt kê các tranh chấp được coi là tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

Tr nh chấp phát sinh trong ho t động kinh doanh, th ng m i giữa cá nhân,

tổ ch c có đăng ký kinh do nh với nh u v đ u có mục đích ợi nhu n

Từ những phân tích nêu trên, có thể định nghĩa tranh chấp thương mại

như sau: Tr nh chấp th ng m i là những mâu thuẫn, bất đồng h y xung đột

v quy n lợi v nghĩ vụ giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình tổ ch c và thực hi n ho t dộng th ng m i

Tranh chấp th ng m i có một số đặc điểm của tranh chấp th ng m i

Th nhất, chủ thể của tranh chấp thương mại chủ yếu là các Thương nhân Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm 2005 quy định Th ng nhân b o gồm tổ ch c kinh tế đ ợc thành l p hợp pháp, cá nhân ho t động th ng m i một c ch độc l p v có đăng ký kinh do nh

Các giao dịch thương mại được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên không phải là thương nhân Do đó, một tranh chấp ch được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân Ngoài thương nhân, trong một số trường hợp cụ thể, các cá nhân, tổ chức cũng có thể là một bên của tranh chấp thương mại

Th hai, lĩnh vực phát sinh tranh chấp là lĩnh vực hoạt động thương mại

Đó có thể là những vi phạm về hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại như: tranh chấp trong bất cứ công đoạn nào của quá trình đầu

Trang 15

9

tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Bộ Luật Tố tụng dân sự (Điều 30) sử dụng thuật ngữ “tranh chấp về thương mại” là ám ch về lĩnh vực phát sinh tranh chấp Thuật nghữ

“kinh doanh” được Luật Doanh nghiệp 2014 (khoản 16,Điều 4) định nghĩa Còn khái niệm “hoạt động thương mại” lại được quy định tại (khoản 1 Điều 3) Luật Thương mại 2005, hai khái niệm đều mô tả bản chất của kinh doanh và thương mại đều cùng hướng tới một mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận, vì vậy đây là hai khái niệm tương đồng

Th ba, việc giải quyết tranh chấp thương mại là do các bên trong quan hệ

tranh chấp tự định đoạt Điều này thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp có nhiều hơn một cách để giải quyết tranh chấp như: hòa giải, thương lượng, trọng tài, tòa án Việc chọn phương pháp giải quyết tranh chấp nào là quyền của các bên nhưng vẫn trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau và lợi ích của những người

có liên quan Việc tự định đoạt còn thể hiện ở chỗ các bên xác định những yêu cầu ( nội dung) cần trọng tài hoặc tòa án giải quyết, có thể tranh chấp về nhiều vấn đề nhưng các bên ch yêu cầu giải quyết một vấn đề

Th t , tranh chấp thương mại là tranh chấp mang yếu tố tài sản và

thường có giá trị lớn Bởi lẽ tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doah, thương mại mà hoạt động thương mại gắn liền với sự vận động của các quan hệ hàng hóa – tiền tệ Do đó các tranh chấp này đều chủ yếu là tranh chấp về những lợi ích vật chất có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại

1.1.1.2 C c ph ng th c gi i quyết tranh chấp th ng m i

Thực tiễn pháp lý ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án Theo đó, khi xảy ra tranh chấp thương mại, các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau, hoặc có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, trọng tài

Trang 16

10

hoặc tòa án2

Việc giải quyết các tranh chấp thương mại dựa trên nguyên tắc quan trọng

là quyền tự định đoạt của các bên Cơ quan tòa án và trọng tài thương mại ch can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động thương mại ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương thức để có quyết định hợp lý

Một , phương thức thương lượng: Là phương thức được các bên tranh

chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong thương

mại được giải quyết bằng phương thức này Thông qua phương thức này, các bên tr nh chấp cùng nh u b n b c, tự d n xếp, th o gỡ những bất đồng ph t sinh để o i bỏ tr nh chấp m không cần có sự trợ giúp h y ph n quyết củ bất

kỳ bên th b n o 3

Thương lượng là phương thức được các bên tiến hành đầu tiên bởi các ưu điểm của nó như: thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc, không ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp, đảm bảo bí mật, uy tín của các bên Nếu thương lượng thành công thì ít gây phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên thậm chí còn được tăng cường về sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau khi kết thúc cuộc thương lượng Tuy vậy, bên cạnh các ưu điểm trên, thương lượng cũng có những nhược điểm như: thương lượng có thành công hay không là phụ thuộc vào các bên có thiện chí muốn tìm giải pháp để giải quyết tranh chấp

2 Viện Đại học Mở Hà Nội (năm 2016), Gi o trình u t kinh tế i t N m, Nxb Tư pháp, Hà Nội, Trg 317

3 Viện Đại học Mở Hà Nội (năm 2016), Gi o trình u t kinh tế i t N m, Nxb Tư pháp, Hà Nội, Trg 223

Trang 17

11

Hai là, phương thức hoà giải: Là việc các bên tiến hành thương lượng giải

quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp Hình thức giải quyết này có nhiều ưu điểm: Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên Hòa giải là mong muốn của các bên dàn xếp vụ việc sao cho không có bên nào bị thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại Tòa án

Đây là phương thức được nghiên cứu trong nội dung của luân văn, ngoài

ra, như đã trình bày ở phần mở đầu, đề tài luận văn không nghiên cứu hòa giải trong tố tụng, hòa giải hành chính gắn với hoạt động của các cơ quan hành chính

và hòa giải cơ sở mang tính xã hội đối với những tranh chấp nhỏ

Ba là, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại: Giải

quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng Đó là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng Trọng tài hoặc Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành

Bốn , phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án: Là

phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ Bản án hay quyết định của Toà án về vụ tranh chấp mang tính ràng buộc pháp lý và được đảm bảo thi hành

Trang 18

12

bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước4 Các tranh chấp thương mại ở nước ta hiện nay chủ yếu được các bên tranh chấp khởi kiện đến tòa án Thông thường hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường Toà án được tiến hành khi mà việc áp dụng các biện pháp thương lượng, hoà giải không đạt hiệu quả trong khi hình thức trọng tài còn khá mới mẻ đối với việc giải quyết tranh chấp

ở nước ta hiện nay

1.1.1.3 Yêu cầu của vi c gi i quyết tranh chấp th ng m i

Xuất phát từ những đặc điểm của tranh chấp thương mại đã đặt ra yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh,thương mại phải phúc đáp được những yêu cầu sau:

Th nhất, việc giải quyết tranh chấp thương mại phải đảm bảo quyền tự

định đoạt của các bên tranh chấp Với lý do đây là loại tranh chấp của các thương nhân việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức nào, yêu cầu giải quyết vấn đề gì là do họ tự quyết định, nó thể hiện quyền tự do kinh doanh của các thương nhân

Th hai, dù giải quyết bằng phương nào cũng phải đáp ừng yêu cầu của

việc giải quyết là nhanh chóng, kịp thời không làm gián đoạn, hạn chế, cản trở đến hoạt động kinh doanh của các bên tranh chấp Ví đây là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, nếu quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài, dây dưa sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, thậm chí có thể dẫn đến việc đình ch hoạt động do bị chiếm dụng vốn hoặc không có vật tư, nguyên liệu để sản xuất thì việc giải quyết tranh chấp sẽ không còn ý nghĩa Muốn vậy, thủ tục giải quyết phải đơn giản nhưng vấn đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật,

ch ng hạn như thủ tục giải quyết của tóa án mặc dù rất chặt chẽ song vẫn có thể

áp dụng thủ tục rút gọn

Th ba, đảm bảo giữ bí mật, uy tín của các bên trong kinh doanh Trong

kinh doanh các thương nhân có những bí quyết kinh doanh, những bí quyết nó

4 Viện Đại học Mở Hà Nội (năm 2016), Giáo trình u t kinh tế i t N m, Nxb Tư pháp, Hà Nội, Trg 269

Trang 19

13

mang lại những giá trị kinh tế lớn, nếu quá trình giải quyết không giứ được những bí mật thì việc giải quyết cũng không mang lại ý nghĩa cho các thương nhân Đồng thời việc giải quyết tranh chấp cũng phải giữ được uy tín cho các thương nhân trên thị trường để họ còn tiếp tục thiết lập được các quan hệ với các đối tác khác Vì vậy tùy theo từng trường hợp cụ thể tòa án có thể xử kín không công khai

Th t , khôi phục, duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên

trong kinh doanh Giải quyết tranh chấp là giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng về quyền, nghĩa vụ giữa các bên, song việc giải quyết đó vủa đảm bảo quyền lợi của các bên song không ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên là một yêu cầu rất khó trong thực tiễn Tâm lý của người Việt, mỗi khi kiện tụng nhau ra tòa thường có tâm lý đó là con đường “cùng” và thường cắt đứt quan hệ sau giải quyết Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp tòa án mà cụ thể là các Thẩm phán phải có “ nghệ thuật” một mặt vẫn đảm bảo giải quyết đúng pháp luật song vẫn đảm bảo để các bên vui vẻ bắt tay nhau tiếp tục hợp tác Do đó tòa án cấn chú trọng khâu hòa giải trong tố tụng để các bên tự giải quyết trước sự chúng kiến của Thẩm phán

Th năm, đạt hiệu quả cao trong việc thi hành các phán quyết đã có

hiệu lực pháp luật của các cơ quan tài phán như tòa án hoặc trọng tài nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp cũng như bảo đảm cho hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại có hiệu lực thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại

Trang 20

14

xung đột, xích mích một c ch ổn thỏ ” Khái niệm này đề cập đến hành động và

mục đích của hòa giải, nhưng chưa nêu được đầy đủ các yếu tố như bản chất, nội dung, và chủ thể của hòa giải

Trong khoa học pháp lý cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hòa giải

Có quan điểm cho rằng: “h gi i qu trình gi i quyết những tr nh chấp, bất đồng giữ c c bên Trong qu trình h gi i cần đến bên th b với v i tr trung p, m trung gi n giúp c c bên tr nh chấp gi i quyết đ ợc những bất đồng v đ t đ ợc một thỏ thu n phù hợp với quy định củ ph p u t, đ o đ c

xã hội v tự nguy n thực hi n những thỏ thu n đó” 5 Theo quan điểm này, hòa giải có mục đích giải quyết thành công tranh chấp Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp hòa giải đều thành công Khi đó, dù mâu thuẫn chưa được giải quyết hoàn toàn nhưng các bên tranh chấp cũng có cơ hội hiểu rõ hơn nội dung tranh chấp, bày tỏ ý chí của mình với đối phương và cũng được nghe ý kiến của đối phương về vụ tranh chấp Từ đó, hai bên có thể phần nào tìm được tiếng nói chung và làm giảm mức độ mâu thuẫn

Cũng có ý kiến cho rằng: “h gi i một chế định qu n trọng củ u t tố tụng dân sự, ph ng ph p gi i quyết tr nh chấp bằng chính sự thỏ thu n,

th ng ợng củ c c đ ng sự”6 Quan điểm này đã nêu được vai trò, ý nghĩa của chế định hòa giải trong TTDS, nhưng chưa phản ánh được bản chất của hòa giải các tranh chấp dân sự và đặc biệt là các tranh chấp thương mại

Việc giải quyết tranh chấp bằng chính sự thỏa thuận của các đương sự có thể được chia thành hai trường hợp: trường hợp do các đương sự tự hòa giải và trường hợp do các đương sự hòa giải với sự giúp đỡ của hòa giải viên thương mại Hai trường hợp giải quyết tranh chấp bằng chính sự thỏa thuận, thương lượng của các đương sự nêu trên có bản chất khác nhau; bởi lẽ, hai trường hợp này dẫn đến các hệ quả giải quyết khác nhau về tranh chấp thương mại

5 Viện Ngôn ngữ, (1998), Từ điển tiếng i t, Nxb Đà Nẵng

6 Nguyễn Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Nga, Vũ Mạnh Thông 2015), Tìm hiểu ng nh u t tố tụng dân sự, Nxb Mũi Cà

Mau, Cà Mau

Trang 21

15

Hòa giải tranh chấp thương mại là hoạt động do hòa giải viên tiến hành giúp đỡ các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp thương mại Tuy nhiên, chủ thể của hòa giải lại chính là các đương sự, các đương sự mới là chủ thể có quyền quyết định và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp thương mại Mặc dù không phải là chủ thể của hòa giải, song hòa giải viên thương mại có vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian, thành phần, địa điểm, nội dung hòa giải, giải thích pháp luật và nội dung tranh chấp để các bên đi đến thống nhất về phương án giải quyết vụ việc Để cho hoạt động hòa giải thương mại được khách quan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp và

sự thỏa thuận của các bên phù hợp với pháp luật thì việc hòa giải phải tuân theo những quy định pháp luật, quy tắc hòa giải cũng như sự thỏa thuận giữa các bên

Từ những phân tích trên, có thể hiểu hòa giải trong giải quyết tranh chấp

thương mại ho t động củ bên th b trung p, giúp đỡ, đ r c c gi i

ph p nhằm đ p ng yêu cầu củ c c bên tr nh chấp Từ đó, c c bên tự thỏ thu n v quyết định gi i quyết mâu thuẫn, bất đồng ph t sinh giữ họ trong ho t động th ng m i

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải

thương mại thì gi i th ng m i ph ng th c gi i quyết tr nh chấp

th ng m i do c c bên thỏ thu n v đ ợc h gi i viên th ng m i m trung

gi n h gi i hỗ trợ gi i quyết tr nh chấp theo quy định củ Nghị định n y

1.1.2.1 Đặc điểm h gi i th ng m i

Một , v tính chất, ho gi i th ng m i ph ng th c gi i quyết tr nh chấp th ng m i độc p m ng tính ự chọn

Tương đồng với đa số các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng quy định

về bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm: thương lượng, hoà giải, Trọng tài và Toà án Trong đó, thương lượng, hoà giải và trọng tài là ba phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR)

Hoà giải thương mại khi được tiếp cận như một phương thức giải quyết

Trang 22

16

tranh chấp thì cần được hiểu là một thủ tục, quy trình độc lập Bởi khi nhắc tới thuật ngữ hoà giải, cũng có thể được tiếp cận dưới góc độ là một bước trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án hay Trọng tài, do có cùng bản chất là việc các bên nỗ lực đạt đến một thoả thuận có tính thống nhất trên tinh thần thiện chí

mà không thông qua một quy trình xét xử với sự áp đặt về mặt ý chí từ bên thứ

ba bởi một phán quyết Tuy nhiên, điểm khác ở chỗ, hoà giải độc lập là việc các bên tranh chấp cùng chủ động lựa chọn một phương thức giải quyết ngoài tố tụng, kết quả hoà giải thành là một thoả thuận của các bên dưới sự trợ giúp của hoà giải viên Theo đó, các bên cần bắt đầu bằng việc thoả thuận về việc sử dụng phương thức hoà giải, cùng nhau thảo luận các vấn đề tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba là hoà giải viên để đạt được một kết quả cuối cùng Trong khi

đó, hòa giải trong thủ tục tố tụng là việc các bên chủ động lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án nhưng trong quá trình giải quyết bằng các phương thức này, các bên được khuyến khích hoà giải được với nhau, hoà giải khi này ch được coi như một bước trong quá trình tố tụng, kết quả hoà giải thành tại Trọng tài hoặc Toà án được coi như bản án của Toà hoặc phán quyết của Trọng tài

Tính độc lập của hoà giải thương mại còn được thể hiện ở chỗ, “hoà giải

là một nét đặc trưng nổi bật của xu hướng giải quyết tranh chấp thay thế… ở đây, thay thế hàm nghĩa những khác biệt về định tính với hình thức tố tụng, nó bao gồm một tập hợp những nguyên tắc và quy định có thể là đối lập với những nguyên tắc và quy định của hoạt động Toà án”7 Do đó, khi tiếp cận thuật ngữ hoà giải thương mại, cần phân biệt mô hình này- với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập, với các mô hình hoà giải trong thủ tục tố tụng khác - với tư cách là một phần của thủ tục tố tụng

Trang 23

17

Hoà giải thương mại được phát sinh khi các bên tranh chấp là chủ thể của quan hệ thương mại lựa chọn, không phải bắt buộc Do nội hàm của tranh chấp thương mại được hiểu theo nghĩa rộng, nên chủ thể tranh chấp trong quan hệ hoà giải thương mại không ch là thương nhân với nhau, mà bao gồm cả các chủ thể

có tham gia vào quan hệ thương mại Mối quan hệ của các bên trong tranh chấp là quan hệ mâu thuẫn Nếu việc giải quyết mâu thuẫn ch do các bên tự thực hiện thì

sẽ được coi là phương thức thương lượng Ch khi một vụ tranh chấp có sự tham gia của hoà giải viên thương mại với tư cách bên thứ ba trung lập trợ giúp các bên giải quyết tranh chấp thì khi đó mới được coi là hoà giải thương mại

Hoà giải viên thương mại có thể giải quyết tranh chấp với tư cách cá nhân theo đề nghị của các bên hoặc cũng có thể dưới tư cách hoà giải viên của một trung tâm hoà giải chuyên nghiệp Mối quan hệ giữa hoà giải viên với các bên

tranh chấp là mối quan hệ trợ giúp Với tư cách là bên thứ ba giải quyết tranh chấp, hoà giải viên thương mại phải đảm bảo vô tư, khách quan, không đứng về bên nào Nếu sự có mặt hay không của hoà giải viên làm nên sự khác biệt giữa thương lượng với hoà giải, thì vai trò và mức độ tham gia giải quyết tranh chấp của hoà giải viên lại chính là điểm phân biệt cơ bản giữa mô hình hoà giải so với Trọng tài hay Toà án Thẩm phán trong phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà

án là là chủ thể đại diện cho quyền lực Nhà nước xét xử vụ việc, do đó, các thương nhân không thể đòi hỏi một cơ chế giải quyết linh hoạt, mềm dẻo Trọng tài viên, chủ thể được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp, cũng là một bên thứ ba có quyền lực xét xử để đưa ra một phán quyết dựa trên ý chí của mình Khác với hai chủ thể trên, hoà giải viên không phải là người xét xử vụ việc, mà có vai trò là một bên trung gian trợ giúp, sử dụng các kỹ năng, kiến thức để khuyến nghị các bên, hướng tới một kết quả có lợi nhất cho cả đôi bên tranh chấp Hoà giải viên chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp và đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra đúng trình tự, tạo điều kiện thuận lợi và đưa ra khuyến nghị cho các bên có thể đàm phán được mâu thuẫn Mức độ tham gia vào vụ việc của

Trang 24

18

hoà giải viên thương mại có sự hạn chế hơn so với Thẩm phán hay Trọng tài viên thương mại ở chỗ ch đưa ra các đề xuất mà không được đưa ra một phán quyết mang tính áp đặt các bên

B , mục đích khi sử dụng ho gi i th ng m i vi c c c bên tr nh chấp mong muốn đ t đ ợc một kết qu đồng thu n trên c s tự quyết

Nền tảng của quan hệ dân sự nói chung, quan hệ thương mại nói riêng là

tự do ý chí, tự nguyện thoả thuận Xuất phát từ tư tưởng triết học về ý chí tự do thì “mỗi con người riêng lẻ, thành viên của một cộng đồng xã hội rộng lớn - tức

nhà nước - vừa có ý thức về sự phụ thuộc của mình đối với tính tất yếu của trật

tự xã hội, vừa có nhu cầu hành động ngược lại sức mạnh cưỡng bức của mình Trong khuôn khổ tính tất yếu do nhà nước quy định, con người muốn có tự do”

8 Về mặt kinh tế, dựa trên lý thuyết về việc “lợi ích cá nhân là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế”9, nên ngay cả trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường tố tụng tại Toà án hay Trọng tài, Thẩm phán

và Trọng tài viên vẫn luôn khuyến khích các bên tự thương lượng hoặc hoà giải được với nhau với sự trợ giúp của họ

Quan hệ thương mại là một bộ phận của quan hệ tư với bản chất là sự tự định đoạt của các bên, không ai có quyền quyết định thay cho các bên về lợi ích của chính họ Theo nguyên tắc này, các bên chủ thể được quyền tự nguyện bước vào một mối quan hệ, tự thoả thuận các vấn đề trong mối quan hệ ấy mà không trái với quy định pháp luật và đạo đức xã hội Vai trò của bên thứ ba là hoà giải viên ch tham gia như một bên phân tích, đề xuất, gợi ý, hỗ trợ các bên trong các vấn đề tranh chấp cũng như các hỗ trợ khác để giải quyết tranh chấp nếu các bên yêu cầu

Trang 25

19

Do đó, các bên sẽ không chịu sự chi phối bởi một phán quyết cuối cùng

do một bên thứ ba áp đặt như với Trọng tài viên tại trọng tài thương mại hay Thẩm phán tại Toà án Việc các bên tự định đoạt lợi ích của chính mình là cách tốt nhất để đảm bảo việc duy trì trật tự bền vững của quan hệ thương mại nói riêng, mối quan hệ xã hội nói chung Bởi, các bên trong quan hệ tư sẽ có xu hướng tôn trọng và tự nguyện thi hành ở mức cao nhất một kết quả do chính họ

tự quyết định mà không phải là do áp đặt bởi ý chí của bên thứ ba Do đó, hai nguyên tắc nền tảng của hoà giải thương mại là tự nguyện và tự quyết trong quan hệ thương mại

Đối với những vụ tranh chấp thương mại, khi mà các bên có thể có nhu cầu giữ quan hệ đối tác lâu dài, giữ những lợi ích có thể chưa nhìn thấy ngay, thì việc phân định đúng sai một cách chặt chẽ theo pháp luật có thể ch giải quyết được lợi ích trong ngắn hạn Việc hoà giải viên giúp đỡ các bên giải quyết tranh chấp không phải ch đưa ra những căn cứ pháp lý, mà còn cần đảm bảo yếu tố lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của cả hai bên, đây là điểm mà việc xét xử tại Toà án hay thậm chí Trọng tài khó so sánh được với hoà giải Do đó, hoà giải thương mại “được xem như một phương thức giải quyết trên cơ sở thoả mãn lợi ích các bên (interest-based)- đối lập với các phương thức giải quyết ch nhằm đảm bảo quyền các bên (rights-based)”10 Kết quả của hoà giải thương mại thường hướng đến việc “đôi bên cùng có lợi” (win-win), tức là cả hai đều cảm thấy có được sự thoả mãn, hoặc tối thiểu là chấp nhận được giải pháp cuối cùng Ngược lại, khi tranh tụng tại Toà án hay Trọng tài, nếu các bên không thể đạt được một thoả thuận trong tố tụng thì Thẩm phán hay Trọng tài viên sẽ xét xử dựa trên cơ sở quy định pháp luật, kết quả sẽ có bên thắng kiện và bên thua kiện với những quyền lợi, nghĩa vụ được phân định một cách chặt chẽ, khó có thể cùng thoả mãn tất cả các bên

10 Lukasz Rozdeiczer, Alejandro Alvanrez de la Campa (2006), Alternative dispute resolution manual:

Implementing commercial mediation, World Bank Group, Pg 03

Trang 26

20

Bốn , ho gi i th ng m i có thủ tục gi i quyết tr nh chấp inh ho t, thân thi n v b o m t với c c bên m c độ c o h n so với Trọng t i v To n

Hoà giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp theo một quy

trình do các bên thoả thuận hoặc theo quy tắc của một tổ chức hoà giải, hoặc theo quy định pháp luật Khi đã xác lập được mối quan hệ ba bên bao gồm các bên tranh chấp và bên hoà giải viên, hoà giải viên sẽ tiến hành hoà giải theo một quy trình nhất định với nguyên tắc các bên tự quyết, hoà giải viên ch là người

hỗ trợ

Thủ tục hoà giải có tính linh hoạt, không cứng nhắc như các thủ tục giải

quyết tranh chấp mà bên giải quyết tranh chấp đưa ra phán quyết như ở Trọng

tài và Toa án Bên cạnh đó, do hoà giải thương mại không phải một quy trình

tranh tụng có tính xét xử, nên mô hình này đáp ứng được nhu cầu về việc giải quyết tranh chấp một cách thân thiện Khi quyết định lựa chọn hoà giải, mục đích của các bên không nhằm đối kháng với nhau hay tối đa hoá lợi ích của

mình, không phải là thắng kiện thua kiện (như Trọng tài hay Toà án) mà để tìm

một giải pháp đôi bên cùng có lợi Cũng chính vì không có một quy trình chặt chẽ, hoà giải thương mại cũng sẽ có mặt hạn chế là không có tính cưỡng chế cao bằng các phương thức như Trọng tài hay Toà án Thái độ hợp tác giữa các bên,

sự thân thiện và linh hoạt trong quy trình hoà giải sẽ quyết định mức độ thành công của một vụ việc hoà giải thương mại

Hoà giải thương mại cũng là một quy trình có tính bảo mật Tương tự như

trọng tài, vụ việc hoà giải cũng được giải quyết không công khai để đảm bảo

thông tin của các bên trong quan hệ thương mại Đây cũng là một ưu điểm mà các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án mang lại cho các bên tranh

chấp Xét về cấp độ bảo mật, hoà giải thương mại có quy trình bảo mật cao hơn

so với trọng tài thương mại Bởi, trong hoà giải thương mại, hoà giải viên còn có thể phải giữ bí mật các nội dung thông tin về bên tranh chấp này với bên tranh chấp kia

Trang 27

21

Trong khi đó, trong quan hệ trọng tài thương mại thì phiên giải quyết

tranh chấp cần phải được công khai với các bên tranh chấp, nguyên tắc bí mật

ch áp dụng với việc trọng tài không được tiết lộ thông tin vụ tranh chấp với bên thứ ba

1.1.3 Ý nghĩa của phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại

Một , hoà giải thương mại góp phần nâng cao mức độ đảm bảo quyền tự

do kinh doanh cho các thương nhân tại thị trường Việt Nam

Quyền được lựa chọn hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp là

một trong những phân quyền của quyền tự do kinh doanh Đối với các đặc thù của tranh chấp thương mại, việc giải quyết tranh chấp đòi hỏi những yêu cầu như: “Phải đảm bảo quyền tự định đoạt ở mức độ cao cho các nhà kinh doanh trong việc giải quyết tranh chấp; việc giải quyết tranh chấp phải được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi; hạn chế tới mức tối đa sự gián đoạn của quá trình kinh doanh; bảo đảm dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp; bảo vệ uy tín, bí mật cho các nhà kinh doanh”11 Hoà giải thương mại có đầy đủ những đặc tính

để đáp ứng những đòi hỏi cho những nhà kinh doanh trong việc giải quyết tranh chấp của mình Trong mối tương quan so sánh với trọng tài thương mại, cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án, thì hoà giải thương mại có tính tự định đoạt cao hơn, cũng sẽ có thể có chi phí thấp hơn Khi lựa chọn hoà

giải thương mại, các bên sẽ hạn chế được nguy cơ bị gián đoạn kinh doanh như

các quy trình tố tụng như trọng tài thương mại hay Toà án Do đó, hoà giải thương mại là một phương thức đảm bảo rất tốt quyền tự do kinh doanh của thương nhân

Phát triển hoà giải thương mại cùng trọng tài thương mại thúc đẩy sự cạnh

tranh trong dịch vụ giải quyết tranh chấp Một trong những vai trò của Nhà nước

11 Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đ v quy n tự do kinh do nh trong ph p u t kinh tế hi n h nh i t

N m (S ch chuyên kh o), NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội Trg 35

Trang 28

22

là điều tiết thị trường dịch vụ, ghi nhận những ngành nghề có tiềm năng phát triển và mang lại lợi ích cho xã hội Việc ghi nhận phương thức hoà giải thương mại là cần thiết, đáp ứng đúng đòi hỏi của thị trường Thực chất, “hiện nay một

số Trung tâm trọng tài thương mại tại Việt Nam cũng đã cung cấp dịch vụ hòa giải tại Trung tâm khi có yêu cầu nhưng thường là thủ tục trong tố tụng trọng tài

vì chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện”12, vì thế việc ghi nhận chính thức hoà giải

thương mại là phù hợp với thực tiễn

Hai là, hoà giải thương mại góp phần giảm tải gánh nặng cho hệ thống

Toà án

Việc phát triển hoà giải thương mại là một giải pháp tốt để “giảm tải công việc xét xử cho hệ thống Toà án, tiết kiệm chi phí xã hội” Hoà giải thương mại phát triển, tạo thêm một sự lựa chọn cho thương nhân khi có tranh chấp xảy ra, hạn chế các vụ kiện tranh chấp thương mại tại Toà án, tránh lãng phí thời gian, công sức và tài chính cho cả thương nhân và Nhà nước Theo số liệu được công

bố bởi Toà án nhân dân tối cao, số lượng án kinh tế trên cả nước ở các cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm đều có chiều hướng tăng đều theo từng năm, dẫn đến tình trạng quá tải và chậm trễ trong hoạt động xét xử

Hòa giải thương mại thường diễn ra nhanh chóng hơn so với quy trình tố tụng tại tòa án, giúp giảm bớt số lượng vụ án đang chờ xử lý và thời gian giải quyết vụ việc Điều này giúp tòa án tập trung nguồn lực vào những vụ án phức tạp và nghiêm trọng hơn Hòa giải giúp giảm áp lực và công việc cho các thẩm phán và nhân viên tòa án, do một phần các vụ việc được giải quyết ngoài tòa án thông qua quy trình hòa giải Điều này tạo điều kiện để tòa án tập trung vào việc cải thiện chất lượng xét xử và dịch vụ pháp lý

Hòa giải thương mại khuyến khích các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình

và thỏa thuận, giảm thiểu nguy cơ các vụ kiện kéo dài và tốn kém Điều này

12 Bộ Tư pháp (2015), B o c o đ nh gi t c động Nghị định v ho gi i th ng m i, 29/5/2015

Trang 29

23

giúp giảm số lượng vụ án phải đưa ra tòa án, từ đó giảm gánh nặng cho hệ thống

tư pháp Trong quy trình hòa giải, các bên có thể đề xuất và thảo luận về các giải pháp sáng tạo và linh hoạt mà trong một quy trình tố tụng tại tòa án có thể không khả thi Điều này không ch giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả mà còn giảm bớt số vụ việc cần tòa án can thiệp

Việc giải quyết các tranh chấp thông qua hòa giải giúp tiết kiệm thời gian

và nguồn lực tài chính cho cả các bên liên quan và hệ thống tư pháp Nguồn lực tiết kiệm được có thể được tái sử dụng cho các hoạt động tư pháp khác, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án Sự phát triển của hòa giải thương mại không ch giảm gánh nặng cho tòa án mà còn góp phần vào việc xây dựng

và phát triển văn hóa hòa giải trong xã hội, giúp giải quyết mâu thuẫn một cách

ôn hòa và xây dựng mối quan hệ tích cực giữa các bên

Nhìn chung, việc khuyến khích và phát triển hòa giải thương mại là một phần quan trọng của việc cải thiện hệ thống tư pháp tại Việt Nam, giúp giảm tải gánh nặng cho tòa án và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp

Ba là, hòa giải thương mại là một công cụ quan trọng giúp Nhà nước Việt

Nam thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững

Hòa giải thương mại tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện và dự đoán được, giúp giảm thiểu rủi ro và xung đột trong các giao dịch quốc tế Điều này làm tăng sự tin tưởng của các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế vào thị

trường Việt Nam, hỗ trợ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Việc áp dụng hòa giải thương mại phản ánh sự cam kết của Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế và quy định thương mại quốc tế Nó giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào hệ thống thương mại toàn cầu bằng cách tuân thủ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO) Hòa giải giúp giải quyết các tranh chấp một cách hiệu quả và nhanh

chóng mà không cần tiêu tốn nhiều nguồn lực tư pháp Điều này giảm áp lực lên

hệ thống tòa án và cho phép tập trung vào những vấn đề pháp lý quan trọng

khác, từ đó nâng cao hiệu suất và chất lượng của hệ thống tư pháp

Trang 30

24

Hòa giải thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và thỏa thuận, giúp duy trì và phát triển mối quan hệ đối tác bền vững giữa các bên Điều này hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững bằng cách giảm thiểu sự cắt đứt và

xung đột trong quan hệ kinh doanh Ngoài ra, hòa giải thương mại giúp doanh

nghiệp có cơ hội đàm phán giải pháp thỏa đáng mà không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và mối quan hệ đối tác Quy trình hòa giải bảo

mật giúp bảo vệ thông tin doanh nghiệp, hạn chế rò r thông tin nhạy cảm

Việc áp dụng hòa giải thương mại thể hiện Việt Nam là quốc gia tuân thủ pháp luật quốc tế, có hệ thống giải quyết tranh chấp hiệu quả và minh bạch Điều này nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thu hút sự quan tâm

và hợp tác từ các đối tác quốc tế

1.2 Pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại 1.2.1 Khái niệm pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại

Pháp luật chính là những chuẩn mực, những mô hình được xác lập xuất phát từ những nhu cầu khách quan của xã hội khi đã chín muồi, đã mang tính phổ biến, tính chân lý cần phải thể chế hoá thành công lý” 13 Quan hệ hoà giải

đã được tồn tại ở Việt Nam một cách bền b , từ việc giải quyết những tranh chấp nhỏ mang tính dân sự cho đến các tranh chấp thương mại hay thậm chí các quan

hệ mang tính hành chính Khi đất nước ngày càng hội nhập, quan hệ thương mại ngày càng phát triển, không ch giữa các thương nhân trong nước với nhau, mà còn giữa thương nhân trong nước với các thương nhân nước ngoài Việc nảy sinh các tranh chấp trong thương mại là không thể tránh khỏi Do đó, việc xây dựng pháp luật về hoà giải thương mại là xuất phát từ nhu cầu khách quan chứ không phải áp đặt từ phía Nhà nước

Theo đó, ph p u t v ho gi i th ng m i tổng thể c c quy ph m ph p

u t do Nh n ớc b n h nh hoặc thừ nh n để đi u chỉnh qu n h ho gi i c c

13 Lê Minh Tâm (1992), Một số vấn đ ý u n v thực tiễn xây dựng v ho n thi n h thống ph p u t i t N m,

luận án phó tiến sỹ luật học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội

Trang 31

25

tr nh chấp th ng m i

Pháp luật về hoà giải thương mại không có tính chi phối tuyệt đối tới các bên trong hoạt động hoà giải Nội dung của pháp luật về hoà giải thương mại cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ các quốc gia, mức độ can thiệp của Nhà nước có thể nhiều hoặc ít Biểu hiện của pháp luật hoà giải thương mại có thể dưới dạng văn bản luật, văn bản dưới luật, các quy chế, quy tắc do Nhà nước ban hành, các án lệ được thừa nhận bởi Nhà nước Hoà giải thương mại là mô hình ngoài tố tụng nên yếu tố tự nguyện, tự quyết của các bên được Nhà nước tôn trọng, các quy định pháp luật ch mang tính nguyên tắc

1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại

Việt Nam, nội dung pháp luật về hoà giải thương mại hiện hành bao gồm các nhóm vấn đề lớn:

- Nhóm quy định về chủ thể hoà giải: Bao gồm quy định về tổ chức hoà giải thương mại và hoà giải viên thương mại Trong đó, Việt Nam chú trọng xây dựng tư cách pháp lý bao gồm điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục pháp lý để công nhận tư cách của các chủ thể này Các quyền và nghĩa vụ, các hành vi bị cấm của tổ chức hoà giải và hoà giải viên thương mại cũng được quy định rõ ràng tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP

- Nhóm quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại: Bao gồm nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại, điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại, trình tự hoà giải, quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động hoà giải, quy định về chấm dứt thủ tục hoà giải, công nhận kết quả hoà giải Trong đó, phần về thủ tục công nhận kết quả hoà giải thành sẽ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Nhóm quy định về quản lý Nhà nước về hoà giải thương mại: Bao gồm chính sách của Nhà nước về hoà giải thương mại, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ

Trang 32

26

quan quản lý Nhà nước, các thủ tục hành chính trong hoạt động hoà giải thương mại và ban hành các biểu mẫu hành chính đó Trong đó, các biểu mẫu cụ thể được hướng dẫn tại Thông tư 02/2018/TT-BTP

Trong mối tương quan so sánh với Luật hoà giải của một số quốc gia như Đức, Singapore thì nội dung pháp luật hoà giải thương mại của Việt Nam phức tạp và chứa đựng nhiều quy định mang tính quản lý hành chính của Nhà nước hơn Mặc dù việc quản lý hành chính là cần thiết để đảm bảo trật tự xã hội, đặc biệt là với một phương thức giải quyết tranh chấp mới được thể chế hoá, nhưng cũng là một điểm chưa thực sự hợp lý với quan điểm khuyến khích và thúc đẩy hoà giải ở Việt Nam

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã trình bày một cách cơ bản và tương đối cụ thể, đầy đủ về những vấn đề lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải Cụ thể luận văn đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải cũng như pháp luật trong lĩnh vực này

Trong đó luận văn đã làm rõ khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, phân tích làm nổi bật cấu trúc của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải

Việc sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải tại Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết Nghị định 22/2017/NĐ-

CP hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế trong quy định cũng như quá trình áp

dụng Chương 2 của luận văn trình bày cụ thể về nội dung này

Trang 33

27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại

2.1.1 Thực trạng quy định về tổ chức hòa giải thương mại

2.1.1.1 Quy định v hình th c tổ ch c h gi i th ng m i

Dựa theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính Phủ Việt Nam, các tổ chức hòa giải thương mại hiện nay tại Việt Nam bao gồm Trung tâm Hòa giải Thương mại và Trung tâm Trọng tài Thương mại, đều thực hiện các hoạt động hòa giải thương mại Các tổ chức hòa giải thương mại quốc tế ch được phép hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh hoặc văn phòng đại diện

(i) Trung tâm gi i th ng m i

Trung tâm Hòa giải Thương mại là tổ chức phi lợi nhuận, chuyên nghiệp trong việc hòa giải các tranh chấp thương mại Bằng việc áp dụng các quy định pháp lý, Nhà nước Việt Nam thiết lập các điều kiện và thủ tục pháp lý nhằm

Trang 34

28

công nhận hoạt động của những Trung tâm này Theo pháp luật Việt Nam, một trung tâm hòa giải thương mại được xem là một đơn vị cung cấp dịch vụ hòa giải chuyên nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có

tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng biệt (theo Khoản 1, Điều 19, Nghị định 22/2017/NĐ-CP) Trung tâm hòa giải hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận (theo Khoản 2, Điều 19, Nghị định 22/2017/NĐ-CP), và vì thế, hoạt động hòa giải thương mại không được coi là một loại hình kinh doanh truyền thống Các Trung tâm Hòa giải cần phải rõ ràng về mục tiêu cung cấp dịch vụ có ích cho xã hội, để căn cứ vào đó làm cơ sở cho việc điều ch nh các quy định pháp lý phù hợp về mục tiêu hoạt động, phương thức hoạt động và các vấn đề liên quan khác trong điều lệ của Trung tâm

(ii) Trung tâm trọng tài thương mại có đăng ký hoạt động hoà giải thương mại

Loại hình thứ hai có khả năng cung cấp dịch vụ hòa giải tại Việt Nam là các Trung tâm Trọng tài Thương mại Đây là các tổ chức chuyên cung cấp dịch

vụ trọng tài, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại Tuy nhiên, để có thể cung cấp dịch vụ hòa giải, các trung tâm này cần thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động hòa giải thương mại bổ sung Theo Luật Trọng tài Thương mại 2010, trung tâm trọng tài đã được nhà nước công nhận quyền cung cấp dịch vụ trọng tài, hòa giải và các dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại khác (theo Khoản 5, Điều 28, Luật Trọng tài Thương mại 2010)

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, việc cung cấp dịch vụ hòa giải chủ yếu dựa vào sự hiểu biết và tự quản của các trung tâm, với việc giải quyết tranh chấp dựa vào thoả thuận giữa các bên và trung tâm trọng tài, cũng như quy định hòa giải của chính trung tâm (nếu có) Do đó, dịch vụ hòa giải tại các trung tâm trọng tài vẫn chưa được xem xét như một dịch vụ chuyên nghiệp và độc lập

Nhưng với sự rõ ràng hơn về quyền cung cấp dịch vụ hòa giải độc lập

Trang 35

29

thông qua Nghị định 22/2017/NĐ-CP, dịch vụ hòa giải tại các trung tâm trọng tài đã trở nên độc lập hơn so với trước, không bị lẫn lộn với các hoạt động hòa giải trong quy trình trọng tài Quy định cho phép các Trung tâm Trọng tài cung cấp dịch vụ hòa giải độc lập đã mở rộng khả năng chuyên môn hóa giải quyết tranh chấp cho các trung tâm này, đồng thời giúp dịch vụ hòa giải thương mại tiếp cận nhanh chóng và gần gũi hơn với khách hàng trong bối cảnh dịch vụ này còn khá mới mẻ

2.1.1.2 Quy định v quy n v nghĩ vụ củ tổ ch c h gi i th ng m i (i) Tổ ch c ho gi i th ng m i có một số những quy n c b n nh s u:

Quyền cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại bao gồm tiếp nhận và giải quyết tranh chấp, kể cả việc ch định hòa giải viên theo yêu cầu của các bên Tổ chức hòa giải có thể chấp nhận hoặc từ chối các vụ việc dựa trên quyết định của mình Quyền chấm dứt hoạt động hòa giải chưa được quy định rõ ràng; khi không

có thoả thuận cụ thể, cần áp dụng quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự (2015) về việc chấm dứt hợp đồng Ngoài ra, tổ chức hòa giải được quyền thu phí

và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động hòa giải

Tổ chức hòa giải cũng có quyền thực hiện các hoạt động chuyên môn như đào tạo kỹ năng hòa giải và xây dựng tiêu chuẩn cho hòa giải viên

Về quyền đối với hòa giải viên thuộc tổ chức, mặc dù Nghị định 22/2017/NĐ-CP không đề cập, quan hệ giữa hòa giải viên và tổ chức bản chất là hợp đồng lao động Tuy nhiên, hòa giải viên không làm việc thường xuyên mà ch thực hiện công việc theo ch định, khiến quy định pháp luật về quyền hạn của tổ chức đối với hòa giải viên gặp khó khăn trong thi hành

(ii) nghĩ vụ, tổ ch c ho gi i th ng m i có c c nghĩ vụ c b n s u:

Tổ chức hòa giải thương mại có nghĩa vụ với các bên tranh chấp, chủ yếu căn cứ vào Quy tắc hòa giải và thoả thuận hợp đồng Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định tổ chức này phải lưu trữ hồ sơ và cung cấp thông tin kết quả hòa giải theo yêu cầu

Trang 36

Về quản lý hành chính, tổ chức cần lập và công bố danh sách hòa giải viên, gửi danh sách đến Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp trong 07 ngày làm việc sau khi được cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc có sự thay đổi Danh sách phải bao gồm thông tin cơ bản của hòa giải viên Tổ chức cũng cần lập sổ theo dõi hoạt động và báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động hòa giải

Ngoài ra, tổ chức hòa giải thương mại còn tuân thủ quy định pháp luật liên quan và Điều lệ tổ chức

2.1.1.3 Quy định về thành lập, chấm dứt hoạt động tổ chức hòa giải thương mại

(i) Th nh p, chấm d t ho t động củ Trung tâm ho gi i th ng m i

Th nh p Trung tâm ho gi i th ng m i

Dựa theo quy định pháp luật hiện hành, ch có công dân Việt Nam đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của hòa giải viên thương mại mới được phép gửi hồ sơ xin thành lập Trung tâm hòa giải thương mại tới Bộ Tư pháp (Khoản 1 Điều 21 Nghị định 22/2017/NĐ-CP) Điều này ngụ ý rằng, một cá nhân muốn thành lập trung tâm hòa giải cần phải là công dân Việt Nam và phải đáp ứng các tiêu chuẩn của một hòa giải viên thương mại theo đúng pháp luật Dựa vào Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo Mẫu số 02/TP-HGTM được ban hành bởi Thông tư số 02/2018/TT-BTP, rõ ràng các tổ chức không được quyền thành lập hay tham gia vào hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại Trong khi đó, ở một số quốc gia khác, việc thành lập trung tâm hòa giải thương mại bởi tổ chức là được chấp nhận Ch ng hạn, Trung tâm hòa giải thương mại

Trang 37

dự thảo Quy tắc hòa giải Bộ Tư pháp sẽ quyết định cấp phép dựa trên tính hợp

lệ và đáp ứng điều kiện pháp luật của hồ sơ trong vòng 30 ngày

Bước 2: Đăng ký hoạt động - Sau khi nhận Giấy phép thành lập, sáng lập viên tiếp tục đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương Hồ sơ đăng ký bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký hoạt động, bản sao giấy phép thành lập và giấy tờ chứng minh trụ sở Sở Tư pháp sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động trong 15 ngày nếu hồ sơ hợp lệ và thông báo cho Bộ Tư pháp

Bước 3: Hoạt động và công bố thông tin - Trung tâm có thể hoạt động từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động Trong 30 ngày sau đó, Trung tâm cần công

bố thông tin trên báo chí về tên, địa ch , lĩnh vực hoạt động, số Giấy đăng ký hoạt động và thời điểm bắt đầu hoạt động Mục đích là minh bạch thông tin và giới thiệu Trung tâm đến cộng đồng.Chấm dứt hoạt động của Trung tâm hoà giải thương mại

Chấm d t ho t động củ Trung tâm h gi i th ng m i

Trung tâm hoà giải thương mại sẽ chấm dứt theo hai lý do như sau:

Một , Trung tâm hoà giải tự quyết định chấm dứt hoạt động

Phương pháp này đồng nghĩa với việc pháp nhân tự nguyện giải thể Nguyên nhân cho việc này được quy định cụ thể trong Điều lệ của Trung tâm Trung tâm cần thanh toán mọi nợ nần, giải quyết các nghĩa vụ về tài sản, thanh

lý hợp đồng và hoàn thành mọi vụ việc đã nhận, trừ khi có sự thoả thuận khác

14 Lê Thị Hoàng Thanh (2016), Chuyên đ o n thi n c chế ho gi i i t N m, b i học từ kinh nghi m c c

n ớc , Thông tin Khoa học pháp lý, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, (Số 9&10/2016)

Trang 38

Hai là, Trung tâm hoà giải thương mại bị thu hồi giấy phép thành lập

Trong tình huống bắt buộc, Trung tâm hòa giải thương mại sẽ phải giải thể khi bị thu hồi giấy phép thành lập dưới các điều kiện sau đây (theo Khoản 1 Điều 30 Nghị định 22/2017/NĐ-CP):

Khi Trung tâm có vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động hòa giải thương mại đã bị xử phạt và tái phạm Tuy nhiên, hiện nay quy định chưa cụ thể

về vi phạm hành chính trong hoạt động hòa giải thương mại, do đó khó áp dụng quy định này trên thực tế

Nếu Trung tâm không thực hiện bất kỳ hoạt động hòa giải thương mại nào trong 5 năm liên tục kể từ ngày nhận giấy phép thành lập Đây là một khoảng thời gian cần được xem xét rút ngắn

Trung tâm không đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương trong vòng 30 ngày sau khi giấy phép thành lập có hiệu lực, trừ khi có lý do chính đáng

Thu hồi giấy phép thành lập là lý do để Sở Tư pháp thu hồi giấy đăng ký hoạt động Trung tâm cần giải quyết hết các nghĩa vụ tài chính, thanh lý hợp đồng và hoàn tất các vụ việc đã nhận trong 60 ngày sau khi quyết định thu hồi giấy phép của Bộ Tư pháp có hiệu lực, trừ khi có thỏa thuận khác

(ii) Đăng ký ho t động ho gi i th ng m i v chấm d t ho t động ho

gi i th ng m i củ Trung tâm trọng t i

Đăng ký ho t động ho gi i th ng m i củ Trung tâm trọng t i

Ngày đăng: 06/10/2024, 17:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tư pháp (2015), B o c o đ nh gi t c động Nghị định v ho gi i th ng m i, 29/5/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: B o c o đ nh gi t c động Nghị định v ho gi i th ng m i
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2015
2. Ngô Huy Cương (2008), Tự do ý chí v sự tiếp nh n ý chí trong ph p u t i t N m hi n n y, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 115, 12/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự do ý chí v sự tiếp nh n ý chí trong ph p u t i t N m hi n n y
Tác giả: Ngô Huy Cương
Năm: 2008
3. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đ v quy n tự do kinh do nh trong ph p u t kinh tế hi n h nh i t N m (S ch chuyên kh o), NXb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đ v quy n tự do kinh do nh trong ph p u t kinh tế hi n h nh i t N m (S ch chuyên kh o)
Tác giả: Bùi Ngọc Cường
Năm: 2004
6. Cục quản lý cạnh tranh, B o c o kết qu kh o s t ng ời tiêu dùng, tại địa ch :http://www.vca.gov.vn/uploads/BAO%20CAO%20KET%20QUA%20KHAO%20SAT%20NHAN%20THUC%20CUA%20NTD%20VE%20BVQLNTD.pdf truy cập ngày 12/03/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: B o c o kết qu kh o s t ng ời tiêu dùng
7. Nguyễn Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Nga, Vũ Mạnh Thông 2015), Tìm hiểu ng nh u t tố tụng dân sự, Nxb Mũi Cà Mau, Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ng nh u t tố tụng dân sự
Nhà XB: Nxb Mũi Cà Mau
8. Dương Quỳnh Hoa (2011), o gi i- Một ph ng th c gi i quyết tr nh chấp th y thế, Nghiên cứu lập pháp, Số 23 (208)/Tháng 12/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: o gi i- Một ph ng th c gi i quyết tr nh chấp th y thế
Tác giả: Dương Quỳnh Hoa
Năm: 2011
9. Phạm Lê Liên (2015), Từ điển Tiếng i t thông dụng, Nxb Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng i t thông dụng
Tác giả: Phạm Lê Liên
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2015
20. Lê Minh Tâm (1992), Một số vấn đ ý u n v thực tiễn xây dựng v ho n thi n h thống ph p u t i t N m, luận án phó tiến sỹ luật học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đ ý u n v thực tiễn xây dựng v ho n thi n h thống ph p u t i t N m
Tác giả: Lê Minh Tâm
Năm: 1992
21. Lê Thị Hoàng Thanh (2016), Chuyên đ o n thi n c chế ho gi i i t N m, b i học từ kinh nghi m c c n ớc , Thông tin Khoa học pháp lý, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, (Số 9&10/2016) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đ o n thi n c chế ho gi i i t N m, b i học từ kinh nghi m c c n ớc
Tác giả: Lê Thị Hoàng Thanh
Năm: 2016
22. Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, o gi i bên c nh To n, tại địa ch http://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/hoa-giai-ben-canh-toa-an truy cập ngày 15/03/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: o gi i bên c nh To n
23. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Tr nh chấp th ng m i: ì s o nên chọn ho gi i?, tại địa ch http://viac.vn/tranh-chap-thuong-mai:-vi-sao-nen- chon-hoa-giai-a1116.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tr nh chấp th ng m i: ì s o nên chọn ho gi i
24. Viện Đại học Mở Hà Nội (năm 2016), Gi o trình u t kinh tế i t Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gi o trình u t kinh tế i t Nam
Nhà XB: Nxb Tư pháp
25. Vương Thị Bích Thuỷ (2004), Tất yếu v tự do trong triết học Đêmôcrit v Êpiquy , Tạp chí Triết học, số 11 (162), tháng 11-2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tất yếu v tự do trong triết học Đêmôcrit v Êpiquy
Tác giả: Vương Thị Bích Thuỷ
Năm: 2004
26. Carlos Esplugues, Louis Marquis (Editors) (2015), New developments in civil and commercial mediation- Global comparative perspectives, Springer International Sách, tạp chí
Tiêu đề: New developments in civil and commercial mediation- Global comparative perspectives
Tác giả: Carlos Esplugues, Louis Marquis (Editors)
Năm: 2015
27. Mary Anne Noone, Lola Akin Ojelabi (2014), Ethical Challenges for mediators around the globe: An Australia perspective, Washington University Journal of Law & Policy, Volume 45 New Directions in global dispute resolution Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ethical Challenges for mediators around the globe: An Australia perspective
Tác giả: Mary Anne Noone, Lola Akin Ojelabi
Năm: 2014
28. EUROCHAMBRES Position Paper, Mediation as a means to resolve disputes in civil and commercial matters, tại địa ch :http://www.eurochambres.eu/custom/Position_Paper_B2B_mediation_2014_ V1.0_2-2014-00240-01.pdf truy cập ngày 10/03/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mediation as a means to resolve disputes in civil and commercial matters
10. Đặng Hoàng Oanh (2018), Pháp luật và thực tiễn của Australia về hoà giải- một số kiến nghị áp dụng cho Việt Nam, tại địa ch http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=782,truy cập ngày 16/03/2024 Link
4. Chính Phủ, Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại Khác
5. Chính Phủ, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/02/2017 về hoà giải thương mại Khác
11. Quốc hội, Bộ luật dân sự năm 2005 12. Quốc hội, Bộ Luật dân sự năm 2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w