1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận trong pháp luật việt nam

492 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 492
Dung lượng 9,68 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ LAN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THOẢ THUẬN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2023.

Trang 247

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LAN

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THOẢ THUẬN

TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 248

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LAN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN

TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 9.38.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS NGUYỄN VĂN CỪ

HÀ NỘI - 2023

Trang 249

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Nội dung cũng như các số liệu, dẫn chứng được trình bày trong Luận án là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc đầy đủ, rõ ràng và được trích dẫn, ghi rõ trong danh mục tài liệu tham khảo Những phân tích, kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Lan

Trang 250

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận án, dưới sự dẫn dắt nhiệt tình của PGS, TS Nguyễn Văn Cừ cùng với sự giúp đỡ tận tình từ các Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các cơ quan ban ngành có liên quan đã thôi thúc tác giả hoàn thành Luận án này

Trước hết, với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS, TS Nguyễn Văn Cừ - người hướng dẫn khoa học, người Thầy - người đã luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên khích lệ tác giả trong quá trình thực hiện Luận án

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu; Khoa Pháp luật Dân sự, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường

Tác giả xin trân trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể các nhà khoa học thuộc Hội đồng Khoa học các cấp đã tham gia Hội đồng thẩm định, thẩm định độc lập Luận án và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình tác giả hoàn thành Luận án

Cuối cùng, tác giả xin chân thành bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, công sinh thành của cha, mẹ và công lao vô cùng to lớn của gia đình nhỏ bé đã luôn chia sẻ, động viên kịp thời và giúp đỡ về mọi mặt, là nguồn độc lực to lớn khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 251

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật dân sự BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự CĐTS Chế độ tài sản

GDDS Giao dịch dân sự HN&GĐ Hôn nhân và gia đình NCS Nghiên cứu sinh TAND Tòa án nhân dân TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh VPCC Văn phòng công chứng VKSND Viện kiểm sát nhân dân

Trang 252

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1 : Tình trạng hôn nhân

Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ biết về CĐTS của vợ chồng theo thoả thuận Biểu đồ 3.3 : Nguồn thông tin về CĐTS của vợ chồng theo thoả thuận

Biểu đồ 3.4 : Mức độ dễ hiểu về CĐTS của vợ chồng theo thoả thuận Biểu đồ 3.5 : Lý do lựa chọn CĐTS của vợ chồng theo thoả thuận Biểu đồ 3.6 : Lý do không lựa chọn CĐTS của vợ chồng theo thoả thuận

Biểu đồ 3.7 : Mức độ cần thiết của quy định về CĐTS của vợ chồng theo thoả thuận

Trang 253

MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ iv MỞ ĐẦU 1 PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7 2 Đánh giá kết quả nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án 22

2.1 Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 22 2.2 Thực trạng pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 24 2.3 Về kiến nghị hoàn thiện pháp luật 33

3 Hệ thống các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của Luận án và định hướng nghiên cứu của Luận án 33

3.1 Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận 33 3.2 Thực trạng pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận 34 3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 39

4 Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, kết quả nghiên cứu 39

4.1 Giả thuyết nghiên cứu 39 4.2 Câu hỏi nghiên cứu 40 4.3 Kết quả nghiên cứu 40

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN 42 1.1 Khái niệm, đặc điểm chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 42

1.1.1 Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 42 1.1.2 Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 50

Trang 254

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận 55

1.2.1 Cơ sở lý luận 55 1.2.2 Cơ sở thực tiễn 61

1.3 Phân loại chế độ tài sản của vợ chồng 68

1.3.1 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận 68 1.3.2 Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định 69

1.4 Ý nghĩa của việc ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận 70 1.5 Sơ lược sự hình thành và phát triển chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam 73

1.5.1 Thời kỳ Phong kiến 75 1.5.2 Thời kỳ Pháp thuộc 77 1.5.3 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực 78 1.5.4 Giai đoạn từ khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực 82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 83 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN 84 2.1 Nguyên tắc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 84

2.1.1 Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung 85 2.1.2 Nguyên tắc vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình 86 2.1.3 Nguyên tắc việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường 88

2.2 Thời điểm thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 92 2.3 Hình thức của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 94 2.4 Nội dung thỏa thuận về tài sản của vợ chồng khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thoả thuận 97 2.5 Thời điểm có hiệu lực của chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 102

Trang 255

2.6 Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 104

2.6.1 Chủ thể có quyền sửa đổi, bổ sung nội dung thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 104 2.6.2 Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 106 2.6.3 Hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 108

2.7 Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu 109

2.7.1 Các trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu 109 2.7.2 Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu 116 2.7.3 Hậu quả pháp lý của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu 117

2.8 Chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận 119

2.8.1 Do một bên vợ, chồng đã chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết 119 2.8.2 Do ly hôn 120 2.8.3 Các trường hợp khác 120

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 124 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN 125 3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận 125

3.1.1 Thực trạng nhận thức về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 125 3.1.2 Thực tiễn vợ chồng xác lập và thực hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 127 3.1.3 Thực tiễn giải quyết các tranh chấp có áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận tại Toà án 134

3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 155

Trang 256

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 155 3.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 166

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 172 KẾT LUẬN CHUNG 173 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175 PHỤ LỤC 01 186 MẪU PHIẾU KHÁO SÁT THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THOẢ THUẬN TẠI VIỆT NAM 186 PHỤ LỤC 02 191 MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA VỀ 191 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THOẢ THUẬN TẠI VIỆT NAM 191 PHỤ LỤC 03 194 BÁO CÁO PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN TẠI VIỆT NAM 194 PHỤ LỤC 04 207 BÁO CÁO TỔNG HỢP Ý KIẾN PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 207 PHỤ LỤC 05 214 MỘT SỐ BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH VỤ VIỆC THỰC TẾ VỀ TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG 214

Trang 257

1

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Chế độ tài sản (CĐTS) của vợ chồng theo thỏa thuận đã từng tồn tại trong lịch sử

lập pháp của Việt Nam thời cận đại với tên gọi “Hợp đồng hôn nhân” hay “khế ước hôn

nhân”- hôn khế Tuy nhiên, sau đó thuật ngữ này không còn xuất hiện trong các Luật

HN&GĐ (Luật HN&GĐ) Việt Nam năm 1959, 1986, 2000 Mãi cho đến Luật HN&GĐ

năm 2014 mới ghi nhận sự trở lại của loại CĐTS này Việc ghi nhận loại CĐTS này

trong Luật HN&GĐ năm 2014 được coi là dự liệu phù hợp với sự phát triển về kinh tế - xã hội ở Việt nam, đồng thời, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, trong đó quyền tự định đoạt về tài sản của vợ chồng mà Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận, cũng như đáp ứng bối cảnh hội nhập quốc tế Các quy định về CĐTS của vợ chồng không chỉ là căn cứ pháp lý để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình mà còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa vợ chồng với người thứ ba trong việc xác lập thực hiện các giao dịch liên quan đến CĐTS của vợ chồng

Xuất phát từ sự tự do, tự nguyện về ý chí, trên cơ sở là một quyền dân sự của cá nhân, hai bên nam nữ trước khi kết hôn hoàn toàn có quyền thỏa thuận về một CĐTS mà theo họ là phù hợp, miễn là sự thỏa thuận đó không trái với thuần phong mỹ tục, với trật tự công cộng và quyền lợi của con cái, cũng như các thành viên khác trong gia đình Tuy nhiên, các quy định về CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật HN&GĐ hiện hành mới chỉ dừng lại ở các quy định mang tính chất định khung và khi so sánh với pháp luật của một số nước quy định về CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận, các quy định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành vẫn còn khá cứng nhắc Bằng chứng, hiện nay số lượng các cặp vợ chồng lựa chọn CĐTS theo thỏa thuận là rất ít Điều này cho thấy, tính khả thi của việc thực hiện CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận còn hạn chế Nhiều quy định liên quan đến chế định này chưa được thực thi một cách

có hiệu quả Thứ nhất, thời điểm thoả thuận về CĐTS của vợ chồng, pháp luật Việt Nam

chỉ cho phép vợ chồng lựa chọn CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận khi thỏa thuận này được lập trước khi kết hôn Liệu quy định này có làm giảm đi tính linh hoạt và hạn chế số lượng các cặp vợ chồng lựa chọn CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận hay không? Thực tiễn cho thấy các bên vợ chồng trước khi kết hôn không thoả thuận lựa chọn CĐTS của vợ chồng nhưng trong thời kỳ hôn nhân có lập văn bản cam kết hoặc thoả thuận tài sản riêng của một bên dẫn đến việc xác định văn bản này có hiệu lực hay không vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều, có quan điểm cho rằng bản chất thoả thuận này là thoả thuận về CĐTS của vợ chồng xác lập sai thời điểm nên cần tuyên bố vô hiệu nhưng

Trang 258

2 có quan điểm cho rằng đây là một giao dịch dân sự ghi nhận ý chí tự nguyện của các

bên nên công nhận hiệu lực của giao dịch đó…; Thứ hai, pháp luật HN&GĐ hiện hành

có quy định về hình thức của thoả thuận về CĐTS của vợ chồng phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực và theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật HN&GĐ xác định một trong các trường hợp thoả thuận về CĐTS của vợ chồng bị Toà án tuyên bố vô hiệu là không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại BLDS…, trong khi đó khoản 2 Điều 117 quy định về hình thức của GDDS là điều kiện có hiệu lực của GDDS trong trường hợp luật có quy định Vậy trng trường hợp thoả thuận về CĐTS của vợ chồng vi phạm điều kiện về hình thức thì có áp dụng quy định tại Điều 129 để xử lý hệ quả hay không? Nếu áp dụng thì cần xác định 2/3 nghĩa vụ

trong giao dịch được xác định như thế nào? ; Thứ ba, các quy định về điều kiện sửa

đổi, bổ sung CĐTS của vợ chồng còn khá “mở” có cần phải bổ sung các điều kiện hay

không? Thứ tư, các trường hợp thoả thuận về CĐTS của vợ chồng vô hiệu mặc dù được

quy định tại Điều 50 Luật HN&GĐ năm 2014 và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP nhưng một số trường hợp vẫn đang bị bỏ ngỏ mà theo quan điểm của NCS cần phải bổ sung như trường hợp các bên thoả thuận về CĐTS của vợ chồng trước khi kết hôn nhưng sau đó bị Toà án ra quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật thì thoả thuận này có vô hiệu hay không? Hoặc đối với trường hợp mặc dù tại thời điểm kết hôn, một trong các bên vi phạm điều kiện kết hôn nhưng sau đó được Toà án ra quyết định công nhận quan hệ hôn nhân thì thoả thuận về CĐTS của

vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm nào cũng không được pháp luật dự liệu…; Thứ năm,

các quy định về chấm dứt CĐTS của vợ chồng theo thoả thuận cũng chưa được pháp luật HN&GĐ hiện hành dự liệu một cách cụ thể…

Do vậy, việc làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực trạng quy định pháp luật về CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật HN&GĐ ở nước ta hiện nay là rất cần thiết Xuất phát từ thực tế trên, NCS cho rằng cần có một công trình nghiên

cứu chuyên sâu về chế định này Vì vậy, NCS đã lựa chọn đề tài “CĐTS của vợ chồng

theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam” để làm công trình nghiên cứu ở cấp Luận án

Tiến sĩ

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận là chế định mới được quy định trong Luật HN&GĐ năm 2014, do vậy có khá nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả được nghiên cứu dưới các hình thức khác nhau như: Luận án, luận văn, khóa luận, sách, bài tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học…

Trang 259

3 Tuy nhiên các công trình nghiên cứu khoa học này mới chỉ nghiên cứu về một khía cạnh nhỏ mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận Đặc biệt, từ khi Luật HN&GĐ năm 2014 được thông qua vào ngày 19 tháng 6 năm 2014 nhưng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào dưới góc độ Luận án Do vậy, việc nghiên cứu đề tài trên cơ sở Luật HN&GĐ năm 2014 là hoàn toàn cần thiết và có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc (Nội dung chi tiết sẽ được thể hiện trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu)

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Luận án nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận, đồng thời đánh giá thực trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận Cụ thể hóa mục đích nêu trên, Luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

Thứ nhất, Luận án nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về CĐTS theo thỏa

thuận của vợ chồng: khái niệm và đặc điểm, ý nghĩa về CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận

Thứ hai, Luận án phân tích và đánh giá thực trạng quy định pháp luật về CĐTS

theo thỏa thuận của vợ chồng cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận, trên cơ sở đối chiếu với quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận nhằm rút ra kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ ba, trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Luận án đưa ra một số kiến

nghị cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về CĐTS của vợ chồng theo thỏa thuận

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của quy định về CĐTS của vợ chồng theo thoả thuận và các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới; thực tiễn thực hiện pháp luật về CĐTS của vợ chồng theo thoả thuận

* Phạm vi nghiên cứu

Ngày đăng: 20/09/2024, 20:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w