Chế độ tài sản của vợchồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu tai sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung, tàisản riên
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGÔ THỊ THÙY DƯƠNG
CHE ĐỘ TÀI SAN RIENG VA TÀI SAN CHUNG CUA
VO CHONG THEO LUAT DINH O VIET NAM
HA NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGÔ THỊ THÙY DƯƠNG
CHE ĐỘ TAI SAN RIENG VÀ TAI SAN CHUNG CUA
VO CHONG THEO LUẬT ĐỊNH O VIET NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã sô: 8380101.04
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN THỊ LAN
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ
công trình nào khác Các s6 liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận văn đảmbảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả cácmôn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Ngô Thị Thùy Dương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Dé hoàn thiện luận văn: “Chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chong
theo Luật định ở Việt Nam”, bên cạnh sự nỗ lực của ban thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô tại Trường Đại học Luật — Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi làm luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Lan,
các thầy cô trong Trường Đại học Luật — Dai hoc Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ
trợ, động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để thực hiện đề tài một cách
Trang 5Danh mục các từ việt tat
CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE CHE ĐỘ TÀI
chồng -Đặc điểm của chế độ tài sản vợ chồng "
Phân loại chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam
Khái quát về chê độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chong theo Wat Gin 000008 43
Khái niệm chê độ tài sản riêng của vợ chông ‹ «++-s<++<++ss2 Khái niệm chê độ tài sản chung của vợ chông - «+ ++-s<++s+2 Vai trò, ý nghĩa của chê độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ
chồng theo luật định - - - -cc 22111111 1122311111119 111kg x1 key
Lich sử phát trién về chê độ tài sản riêng và chung của vợ chong
theo pháp luật Việt Ñam - G22 S22 1* 1S 1 1811111 1x xee
Chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật thời
Ky phong Kien N8 .d
Chế độ tài sản riêng và tài san chung của vợ chồng theo pháp luật thời
kỳ Pháp thUỘC - - - <1 nh HT TT HH Hà Hà Hưng
Chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật thời
kỳ ở Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 -: -¿z+-sz2szz
Chê độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chông theo pháp luật của
nhà nước ta từ năm 1945 đến nay -:-2¿©2¿©2+222+2vvzxrsrxesrxrreTIEU KET CHUONG |
Trang 6CHUONG 2: PHÁP LUAT VIET NAM HIEN HANH VE CHE ĐỘ TÀI
SAN RIÊNG VA TAI SAN CHUNG CUA VO CHONG THEO
LUAT DINH 0e 33
2.1 Những quy định chung về chế độ tài sản riêng và tài sản chung
của vợ CHONG - ¿52s 1E 12112112112111111101121111 1111111 re 33
2.2 Chế độ tài sản riêng của vợ chồng 2-52 2StccEcEzExerxerxrrer 37
2.2.1 Can cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng -¿ ¿©cc++cz+cx++zxr+e 372.2.2 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng - 43
2.3 Chế độ tài sản chung của vợ chồng 2-52 t2 c2 2Eerxrrkrrrree 49
2.3.1 Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng - 2-5 scx+csscszse2 492.3.2 Quyên và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung - 55
2.3.3 Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật định tại Việt Nam 60
HOÀN THIỆN VÀ NANG CAO HIỆU QUA THỤC THI PHÁP
LUAT VE CHE ĐỘ TÀI SAN RIÊNG VÀ TÀI SAN CHUNG CUA
VO CHONG THEO LUAT DINH ccscssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessessee 72
Thực tiễn thực hiện pháp luật về chế độ tài sản riêng và tài sản
chung của vo chồng "— 72
Nhan X6t CHUNG 72
Một số vụ việc cụ thể - cv re 75Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản riêng và
tài sản chung của vợ chồng - 2-5 St 21212121 EExerrer79Hoàn thiện các căn cứ pháp luật xác định tài sản chung của vợ chồng 79
Bồ sung căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng - 82Hoàn thiện quy định về hạn chế quyền tài sản riêng của vợ chồng 83Hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề nhập tài sản riêng của vợ,
chồng vào tài sản chung - :- 2 +52 £+E£EE£EEEEEEEEEEE2E12E2121 21212, 84Sửa đối, bỗ sung về nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng
[8800117757 4 84
Trang 73.2.6 Ban hành các văn bản hướng dan thi hành và hướng dan chỉ tiết nội dung
điều luật hoặc chỉ dẫn, dẫn chiếu đến quy định pháp luật có liên quan 85
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo luật định 863.3.1 Phát huy vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của
pháp luật về chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng 86
3.3.2 Nâng cao chất lượng xét xử các vụ việc liên quan tới chế độ tài sản
của vợ CHONG ¿ :- + 22221921 EEE2112112217171121121111111111 211 1111k 873.3.3 Nang cao năng lực, đạo đức, chuyên môn nghiệp vu, hiểu biết pháp
luật của lực lượng áp dụng pháp luật - +55 c++++ssexsseeeeees 88
)298:45009:009)6E2 57575 ‹:1 89
KET LUẬN - - 5c 22S< ESSEE21121127171211211211 1121121111111 21.1111 erre.90
TÀI LIEU THAM KHẢO -22222211522+EE2222211111111E22220111111crrrrrre 92
Trang 8DANH MỤC CAC TU VIET TAT
Tir viét tat Giai nghia
BLDS Bộ luật dân sự
DLBK Dân luật Bắc Kỳ
DLGY Dân luật giản yếu
DLTK Dân luật Trung Kỳ
GD Gia dinh
HN & GD Hôn nhân va gia đình
HVLL Hoàng Việt luật lệ
QTHL Quốc triều hình luật
SL Sắc lệnh
TAND Toa án nhân dân
VBQPPL Van ban quy pham phap luat
Trang 9MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hôn nhân được hình thành làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và
chồng Nội dung quan hệ đó là các quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản Như làmột tất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tàisản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình Đây là những
quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của phápluật về hôn nhân gia đình, được gọi là chế độ tài sản Chế độ tài sản của vợchồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu tai sản của
vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung, tàisản riêng của vợ chồng: quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các loại tài sản;
các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng Chế độ tài sảncủa vợ chồng được quy định phụ thuộc vao sự phát triển của các điều kiện kinh
tế, văn hóa, xã hội, tập quán, của đất nước Những quy định về chế độ tài sảncủa vợ chồng theo pháp luật Việt Nam đã có từ lâu đời, hệ thống pháp luật về
hôn nhân gia đình ngày càng được hoan thiện.
Chế độ tài sản của vợ chồng là một chế định quan trọng trong hệ thống phápluật nói chung và pháp luật HN & GD nói riêng Ở Việt Nam, chế độ tài san của
vợ chồng được quy định từ năm 1945 đến nay và đã có nhiều thay đôi dé hoàn
thiện hơn: Từ chế độ cộng đồng toàn sản, Luật HN & GD năm 1959 không thừanhận vợ chồng có tai sản riêng, đến chế độ cộng đồng tạo sản của vợ chồng theoLuật HN & GD năm 1986 và 2000 Pháp luật điều chỉnh về chế độ tài sản của vợchồng vừa mang tính khách quan, vừa thé hiện ý chí chủ quan của Nhà nước Về
cơ bản, tài sản của vợ chồng được xác định dựa trên hai căn cứ: thỏa thuận bằng
văn bản của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) và theo quy định của pháp luật(chế độ tài sản pháp định)
Chế độ tài sản pháp định được định nghĩa là tat cả các quy tắc chi phối quan
hệ tài sản vợ chồng mà các quy tắc này dựa trên các căn cứ pháp luật Hiểu theonghĩa hẹp, chế độ tài sản pháp định là toàn bộ các quy tắc mà pháp luật quy định
Trang 10nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ liên quan đến sản nghiệp của vợ chồng Chế
độ tài sản pháp định quy định rõ về tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng
Việc lựa chọn nghiên cứu luận văn: “Chế độ tài sản riêng và tài sản chungcủa vợ chẳng theo luật định ở Việt Nam” là cần thiết bởi lý do: thứ nhất, phù hợpvới Hiến pháp, hệ thống pháp luật của Nhà nước nói chung và pháp luật về HN &
GD nói riêng; thứ hai, xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật về tài sản riêng và tài
sản chung của vợ chồng trong chế độ tài sản theo luật định ở Việt Nam bởi trên thực
tế việc áp dụng pháp luật về vấn đề này đã có nhiều quan điểm, nhận thức, đánh giákhác nhau, chưa có sự thống nhất từ phía cơ quan nhà nước có thâm quyền và cá
nhân thực thi pháp luật Bên cạnh đó, trong thời gian qua việc thực hiện pháp luật
Việt Nam về tài sản riêng và chung của vợ chồng trong chế độ tài sản theo luật định
van còn nhiều hạn chế, bất cập cần phải đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Chế độ
vỀ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chong theo luật định ở Việt Nam” làm đềtài luận văn thạc sỹ cho mình với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp
luật Luật HN & GD ở nước ta hiện nay về chế độ tài sản riêng và tài san chung của
vợ chồng theo luật định, từ đó nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên thực tế
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu liên quanđến chế độ tài sản riêng và tài sản chung vợ chồng Có thé phân loại các công trình
nghiên cứu này thành ba nhóm như sau:
Nhóm giáo trình, sách chuyên khảo: Có thể kế đến một số công trình tiêu
biểu như: Giáo trình Luật HN & GP Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội, NxbCông an nhân dân, 2008); Giáo trinh Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự (Học viện
Tư pháp, Nxb Công an nhân dân, 2007); Bình luận khoa học Luật HN & GP Việt
Nam (Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, 2004); Mội số van dé ly luận và thực tiễn vềLuật HN & GD Việt Nam năm 2000 (Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, Nxb Chínhtrị quốc gia Hà Nội, 2002); Chế độ hôn nhân và chế độ tài sản của vợ chồng theopháp luật HN & GP (ThS Quách Van Dương, Nxb Tư Pháp, 2018); Trong nhóm
Trang 11này, chế độ tài sản riêng va tài sản chung của vợ chồng theo luật định đã được phântích một cách chung chung, có tính chất tổng quát, có cuốn đi vào phân tích chuyên
sâu và cu thé nhưng chưa nêu hết được những bất cập, hạn chế trước những biến đồi
của đời sống xã hội có ảnh hưởng tới chế độ tài sản của vợ chồng
Nhóm các luận văn, luận án: Một số công trình tiêu biểu như: Nguyễn Văn
Cù (2005), “Chế độ tài sản của vợ chong theo Luật HN & GD Việt Nam”, Nguyễn
Hồng Hải (2002), “Xác định tai sản cua vợ chong, một số van dé ly luận và thực
tiễn”, Cao Thi Thu Phương (2011), “Sở hữu chung của vợ chong đối với quyên tài
san theo Pháp luật ở Việt Nam ”, Các công trình nay có công trình có phạm vi
nghiên cứu rộng, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, có công trình chỉ giải quyếtmột khía cạnh nhỏ trong vấn đề tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong chế
độ tai sản theo luật định, có công trình nghiên cứu riêng va chuyên sâu về tài sảnchung, tài sản riêng của vợ chồng trong chế độ tài sản theo luật định Các công trìnhtrên mặc dù có những nội dung ưu việt, tiên tiến nhưng cũng còn nhiều vấn đềkhông bat kịp nhịp sống xã hội vốn luôn chuyên biến, thay đổi ảnh hưởng trực tiếp
tdi cuộc sống VỢ chồng, đặc biệt là vấn đề tài sản
Nhóm các bài viết trên các báo, tạp chí: Nguyễn Phương Lan (2002), “Hau
quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thoi ky hôn nhân”, Nguyễn Văn Cừ(2006), “7hời kỳ hôn nhân - Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chong”, Nguyễn Văn
Cừ (2000), “Chia tài sản chung của vợ chong khi hôn nhân dang tôn tại”, Phạm Văn
Thiệu (2003), “Vé van dé chia tài sản chung vợ chong khi phá sản doanh nghiệp tưnhân, Lê Thu (2013), “Có coi là tài sản chung vợ chông”, Các bài viết này thường
phân tích rất sâu một van dé, nhưng do tính chất của một bài viết nghiên cứu, các tácgiả chỉ đề cập đến một khía cạnh hoặc một trường hợp cụ thé liên quan đến tài sảnchung, tài sản riêng của vợ chồng trong chế độ tài sản theo luật định theo Luật HN &
GD năm 2000 mà không thê phân tích toàn diện các khía cạnh
Cả ba nhóm công trình nghiên cứu ké trên đều có một điểm chung đó là phần
lớn các tác giả thường thiên về việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật quy
định về tai sản riêng, tài sản chung vợ chong trong chê độ tai sản Đứng trước sự
Trang 12phát triển kinh tế, xã hội với nhiều chuyên biến, chịu sự ảnh hưởng tập quán của
đất nước tất yếu có sự tác động lớn trong tâm lý của mỗi cá nhân, mỗi gia đình,mỗi cặp vợ chồng, vấn đề tài sản là một trong những vấn đề quan trọng đảm bảo
cho cuộc sống gia đình 6n định, phát triển phù hợp với tình hình mới, điều kiện
mới, vì vậy luận văn đi vào nghiên cứu quy định pháp luật về chế độ tài sản riêng
và tài sản chung vợ chồng định theo Luật HN & GD Việt Nam với hy vọng thêhiện một số quan điểm của bản thân trước nhu cầu sửa đôi Luật HN & GD ViệtNam trong thời gian tới.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận, cơ sở pháp
lý và thực trạng của các quy định pháp luật về chế độ tài sản riêng và tài sản chungcủa vợ chồng theo luật định ở Việt Nam dé trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn
thiện quy định của pháp luật.
3.2 Nhiệm vụ nghién cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thé sau:
- Tìm hiểu, phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến tài chế độ tài sảnriêng và tài sản chung của vợ chồng theo luật định ở Việt Nam;
- Phân tích ý nghĩa và vai trò của các quy định về chế độ tài sản riêng vàchung của vợ chồng:
- Nêu quá trình hình thành và phát triên về quy định của pháp luật Việt Nam
liên quan đến chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề chế độ tài sảnriêng và tài sản chung của vợ chồng theo luật định ở Việt Nam hiện nay; qua đóphân tích những điểm bat cập, chưa hợp lý, chưa khoa học của các quy định đó làm
cơ sở cho các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế độ tài sản riêng và tàisản chung của vợ chồng theo luật định;
- Tìm hiểu việc áp dụng pháp luật quy định về chế độ tài sản riêng và tải sảnchung của vợ chồng theo luật định thông qua thực tiễn;
- Kiến nghị một số phương hướng và giải pháp dé hoàn thiện hệ thống pháp
Trang 13luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chế độ tài sản riêng va tải sản chungcủa vợ chồng theo luật định.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định của pháp luật Việt Nam vềchế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo luật định Cụ thể là nghiên
cứu các vấn đề sau: Khái niệm tài sản, chế độ tài sản theo luật định, khái niệm tài
san chung, tai sản riêng; căn cứ xác định tai sản riêng của vợ chồng; căn cứ xác định
tài sản chung của vợ chồng: quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với với tài sản
chung; quyền và nghĩa vu của vợ, chồng đối với với tài sản riêng
4.2 Pham vỉ nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về chế
độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo luật định, lịch sử hình thành
và phát triển thông qua các thời kỳ, cũng như cơ sở lý luận mang tính khái quátnhư giải thích từ ngữ, vai trò, ý nghĩa, đồng thời đưa ra một số quan điểm so
sánh Luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu về chế độ tài sản riêng và tài sản
chung của vợ chồng theo luật định trong phạm vi các quy định của Luật HN &
GD Việt Nam hiện hành.
5 Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương
pháp khác nhau như:
- Phương pháp lịch sử khi nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật Việt Nam về chế
độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo luật định qua các thời kỳ
- Phương pháp phân tích, tổng hợp khi phân tích các van đề liên quan đến vềchế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật hiện hành và khái
quát những nội dung cơ bản được nghiên cứu trong luận văn.
- Phương pháp so sánh nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành với
hệ thống pháp luật trước đây của Việt Nam cũng như pháp luật của một số nướckhác quy định về chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo luật định
Trang 146 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình nghiên cứu nghiên sâu về pháp luật Việt Nam hiệnhành về chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo luật định, là tài liệutham khảo cho các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan, tài liệu tham khảo cho
việc xây dựng giáo trình, giáo án của giảng viên.
- Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễnthi hành pháp luật, luận văn chỉ ra được những vướng mắc, bất cập, mâu thuẫn củacác quy định pháp luật về chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theoluật định Ngoài ra luận văn còn đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện hệ thống pháp
luật và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về tài sản riêng và
chung của vợ chồng trong chế độ tài sản theo luật định theo pháp luật Việt Nam
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Những van đề lý luận chung về chế độ tài sản riêng và tài sản
chung của vợ chồng theo luật định
Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ tài sản riêng và tài sảnchung của vợ chồng theo luật định
Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật, các giải pháp hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật về chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ
chồng theo luật định
Trang 15CHƯƠNG 1
NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE CHE ĐỘ TÀI SAN RIENG
VÀ TAI SAN CHUNG CUA VO CHONG THEO LUẬT ĐỊNH
1.1 Khái quát chung về chế độ tài sản của vợ chồng
1.1.1 Khái niệm chế độ tài sản vợ chongTrong quá trình vợ chồng chung sống, ngoài tình cảm thì vợ chồng còn cần
có tài sản và tài sản chung được coi là một điều kiện không thể thiếu dé duy trì mốiquan hệ vợ, chồng Kê từ khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân, vợ chồng phải cùng nhaulao động, sản xuất, kinh doanh đề tạo ra của cải vật chất, đảm bảo nhu cầu thiết yếu
của vợ chồng, con cái và cả gia đình, đảm bảo điều kiện cần thiết để chăm sóc, giáo
dục con cai Vi vậy, bên cạnh quan hệ nhân thân, giữa vợ chồng còn tồn tại quan hệtài sản Tài sản theo Từ điển Tiếng Việt là của cải, vật chất dùng vào mục dich san
xuất và tiêu dùng, theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì: “Tài
sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyên tài sản; tài sản bao gồm động sản và bấtđộng sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thànhtrong tương lai” Từ những khái niệm trên thì ta có thé thấy khái niệm tài sản nói
chung là ám chỉ vật chất có giá tri đối với con người, đối với hoạt động sản xuất,
đối với sự phát triển của xã hội Khái niệm tài sản là một khái niệm đa dạng và phức
tạp về loại tài sản, giá trị tài sản, hình thức của tài sản Vì vậy, khái niệm tài sản cần
phải được nghiên cứu và làm rõ trước khi đưa ra khái nệm về tài sản của vợ chong.
Khoản 1 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Moi người có quyền sởhữu về thu nhập hợp pháp, của cải dé dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất,phan vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tô chức kinh tế khác” Bên cạnh
đó, BLDS cũng quy định cụ thể quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) của
cá nhân Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của
minh, bao gồm: thu nhập hợp pháp, của cải dé dành, tài sản do minh tạo ra, tài sản
được thừa kế, tặng cho
Vợ chồng với tư cách là một cá nhân, có quyền chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình Xét về mặt lý thuyết, có thể áp
Trang 16dụng các quy định của Hiến pháp và BLDS để điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sảngiữa vợ, chồng như những công dân khác không phải là vợ, chồng Tuy nhiên, trong
thực tiễn, do tính chất đặc biệt trong quan hệ hôn nhân gia đình là vợ chồng cùng
chung sống với nhau, cùng lao động tạo ra của cải vật chat dé duy trì, phát triển giađình, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, nên quan hệ sở hữu tai sản giữa vợchồng ngoài việc đảm bảo quyền sở hữu tài sản của cá nhân vợ, chồng, phải đồngthời đảm bảo lợi ích chung của vợ chồng (đảm bảo đời sống chung của vợ chồng)
Do đó, không thé áp dụng các quy định của Hiến pháp và BLDS dé điều chỉnh quan
hệ sở hữu tài sản giữa vợ và chồng Nói cách khác, tính chất đặc biệt của mối quan
hệ giữa vợ và chồng đòi hỏi những quy định riêng nhằm điều chỉnh quan hệ sở hữutài sản của vợ chồng Tổng hợp những quy định này chính là chế độ tài sản vợ
chồng Có thé đưa ra khái niệm chế độ tài san của vợ chồng như sau:
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật hoặcthỏa thuận của vợ chồng về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, gồm:căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tàisản chung, tai sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sảngiữa vợ và chồng
1.1.2 Đặc điểm của chế độ tài sản vợ chồng
Xuất phát từ tính chất được pháp luật dự liệu từ trước chế độ tài sản vợ chồngtheo luật định có những đặc điểm riêng biệt so với chế độ tài sản ước định như sau:
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, chế độ tài sản vợ chồng theo luật định được quyđịnh trong pháp luật HN&GD, trong đó, quy định cụ thể căn cứ xác lập, chấm dứt,
quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản, nguyên tắc phân chia tài sản Theo
đó, chế độ tài sản vợ chồng theo luật định khác biệt hoàn toàn so với chế độ tài sản
VỢ chồng theo thỏa thuận ở tính chất tự do thỏa thuận của vợ chồng Cu thé là, trong
chế độ tài sản VỢ chồng theo thỏa thuận, vợ, chồng thỏa thuận với nhau về tài sảnchung, tài sản riêng; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài sản
riêng và các giao dịch có liên quan; tai sản dé bảo đảm nhu cầu thiết yếu của giađình; nguyên tắc phân chia tài sản Còn trong chế độ tài sản vợ chồng theo luậtđịnh, các nội dung trên được pháp luật quy định cụ thể
Trang 17Thứ hai, về hình thức sở hữu đối với tài sản chung, ở Việt Nam, khác với chế
độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận là vợ chồng có thé thỏa thuận với nhau về hìnhthức sở hữu đối với tài sản chung, trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật địnhchỉ có duy nhất một hình thức là sở hữu chung hợp nhất Điều này xuất phat từ mụcđích của quan hệ hôn nhân là vợ, chồng yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, chăm sóc,nuôi day con cái, vo, chồng phải có nghĩa vụ đóng góp tiền bạc đảm bảo đời song
chung cua gia đình Theo đó, toàn bộ tài san do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tải sản riêng vàthu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, quyền sử dụng đất vợ, chồng cóđược sau khi kết hôn (trù trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặngcho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng), đều là tài sản chungcủa vợ chồng không phân biệt công sức đóng góp của các bên
Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong chế độ tài sản của vợchồng theo luật định, theo pháp luật HN&GD, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ bìnhđăng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng không phân biệt giữa lao động trong gia đình và
lao động có thu nhập Đối với tài sản riêng (nếu có), VO, chồng có quyền sở hữu
(quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) đối với sản riêng đó; nhập hoặc
không nhập tài sản riêng vào tài sản chung Tuy nhiên, quyền sở hữu đối với tài sảnriêng bị hạn chế trong một số trường hợp, ví dụ như: “Trong trường hợp vợ, chồng
có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất củagia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ” (Quy địnhtại Khoản 4 Điều 44 Luật HN & GD 2014); “Trong trường hợp vợ chồng không cótài sản chung hoặc tài sản chung không đủ dé đáp ứng nhu cầu thiết yếu của giađình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗibên” (Quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật HN & GD 2014) Trong khi đó, chế độ tài
sản vợ chồng theo thỏa thuận, quyền sở hữu đối với tài sản riêng của vợ, chồng
không bị hạn chế trong những trường hợp nêu trên, vợ chồng có thể tự do thỏa
thuận về quyên, nghĩa vụ của vợ, chông đôi với từng loại tài sản.
Trang 18Thứ tư, chế độ tài sản của vợ chồng tuy được pháp luật quy định nhưng trênthực tế cũng phải đảm bảo các yếu tố về đạo đức, thuần phong mỹ tục, tôn giáo vatruyền thống dân tộc Giữa quy định pháp luật và đạo đức có mỗi quan hệ gan bóvới nhau Đạo đức là cơ sở nền tảng xây dựng nên các quy định pháp luật về chế độtài sản của vợ chồng Từ đó, điều chỉnh hài hòa góp phần bảo vệ mối quan hệ giađình, bảo vệ mối quan hệ vợ chồng, bảo vệ khối tài sản chung của vợ chồng, gópphan ồn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ năm, các VBQPPL về chế độ tài sản của vợ chồng là căn cứ pháp lý
dé cơ quan nhà nước có thấm quyền điều chỉnh và giải quyết các tranh chấp vềtài sản của vợ chồng và với người liên quan Tòa án ngoài giải quyết ly hôn, giảiquyết việc nuôi con thì nếu vợ chồng có tài sản và yêu cầu giải quyết thì Tòa ánphải giải quyết phân chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng khi có yêucầu Tòa án phải giải quyết phân chia tài sản vợ chồng theo quy định của phápluật và việc phân chia tài sản cũng có thé dựa trên nguồn gốc, công sức đóng gópvào khối tài sản của vợ chồng
1.1.3 Phân loại chế độ tài sản của vợ chẳng theo pháp luật Việt NamTại mỗi quốc gia, các nhà làm luật đều lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồngphù hợp với điều kiện kinh tế, truyền thống, tập quán và nguyện vọng của các cặp
vợ chồng Trong đó thể hiện rõ ý chí của nhà nước khi điều chỉnh các quan hệ tàisản giữa vợ và chồng bởi tổng hợp các quy phạm do nhà nước ban hành điều chỉnhchế độ tài sản của vợ chồng phản ánh điều kiện vật chất của xã hội đó, bảo đảm phùhợp với lợi ích, ý chí của giai cấp thống trị xã hội Pháp luật các quốc gia trên thégiới đã quy định có hai loại chế độ tài sản của vợ chồng, đó là chế độ tài sản theoquy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định) và chế độ tài sản theo sự thỏathuận của vợ chồng (chế độ tài sản ước định)
1.1.3.1 Chế độ tài sản pháp định (theo luật định)
Chế độ tài sản theo luật định quy định cụ thể về căn cứ xác định nguồn gốc,
thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của
vợ chông đôi với từng loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung
10
Trang 19của vợ chồng: phương thức thanh toán liên quan tới các khoản nợ chung hay riêng của
vợ, chồng trong việc thực hiện các giao dịch giữa vợ chồng với người thứ ba
Xuất phát từ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống, văn hóa, tậpquán của mỗi quốc gia mà thiết lập một chế độ tài sản của vợ chồng cho phù hợp,thông thường chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thiết lập theo 2 quan
niệm sau [9]:
+ Quan niệm thứ nhất, đời sống chung của vợ chồng đòi hỏi cần thiết phải cókhối tài sản cộng đồng (tài sản chung của vợ chồng) Theo đó, chế độ tài sản của vợchồng được thiết lập theo tiêu chuẩn cộng đồng
+ Quan niệm thứ hai, trong đời sống chung của vợ chồng không bắt buộc vàkhông cần thiết phải có một khối tai sản chung Quan niệm này tôn trọng và bảo vệ
quyền sở hữu riêng của vợ, chồng, tài sản của vợ, chồng phải được độc lập Theo
đó, chế độ tài sản của vợ chồng được thiết lập theo tiêu chuẩn phân sản (không cótài sản chung của vợ chồng)
a) Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồngChế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng bao gồm: chế độ cộng đồng toànsản; chế độ cộng đồng động sản và tạo sản; chế độ cộng đồng tạo sản
- Về chế độ công dong toàn sản: là ché độ tài sản của vợ chồng mà theo đó,
tất cả tài sản của vợ chồng có được đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng Chế
độ tài sản này phù hợp với loại hình gia đình truyền thống, luôn đặt lợi ích của giađình lên hàng đầu Luật pháp không thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng
Tất cả tài sản mà một bên vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc được tặng cho
riêng, thừa kế riêng; những tài sản mà vợ chồng được tặng cho riêng, thừa kế riêngtrong thời kỳ hôn nhân; những tài sản mà vợ, chồng tạo dựng được trong thời kỳhôn nhân, không kể nguồn gốc, công sức đóng góp vợ, chồng đều được coi là tàisản chung của vợ chong
Tuy nhiên, chế độ tai sản này thường không được phố thông, không được ápdụng đối với trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản hôn ước (theo thỏa thuận)bởi: (i) sẽ là bat công nêu một bên vợ, chong không có tài sản, không có công sức
11
Trang 20đóng góp, tạo dựng tài sản chung nhưng vẫn được hưởng quyên lợi về tài sản; (ii) sẽkhông dam bảo quyên lợi chính đáng đối với trường hợp một bên có tài sản riêng từtrước khi kết hôn hoặc được tặng, cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân;(iii) sẽ không bao đảm sự độc lập về tài sản của mỗi bên vợ, chồng khi tham gia cácgiao dịch dân sự nhằm đảm bảo lợi ích cá nhân hoặc nghĩa vụ thanh toán các món
nợ riêng của vợ, chồng đối với người khác; (iv) không bảo đảm quyền tự đoạt tài
sản của bản thân vợ chồng, mà tài sản đó thuộc tài sản riêng của mỗi bên; (v) một
khía cạnh không tốt sẽ hạn chế vợ chồng trong việc tích cực tạo dựng tài sản chung,dẫn đến sự ý lại, vì không làm vẫn được hưởng
- Về chế độ cộng đông động sản và tạo sản: là ché độ tài sản mà theo đó,thành phần tài sản chung của vợ chồng đã được luật hóa với phạm vi hẹp hon so
với chế độ cộng đồng toàn sản Tài sản chung của vợ chồng bao gồm: các động
sản của vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân, các hoa lợi và các bấtđộng sản mà vợ, chồng mua lại bang tài sản chung Vợ, chồng có quyền sở hữuriêng đối với bất động sản có trước khi kết hôn và bất động sản mà vợ, chồng
được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân Chế độ tài sản
này được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước với tính chất là
chế độ tải sản theo luật định
- Về chế độ cộng đẳng tạo sản: là ché độ tài sản mà theo đó, tài sản chungcủa vợ chồng bao gồm những tài sản mà vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân;những tải sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc được tặng cho riêng,
được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của vợ,
chồng Chế độ tài sản này không phá vỡ chế độ tài sản chung của vợ chồng màcòn tạo điều kiện thuận lợi cho vợ, chồng có thể chủ động trong việc định đoạt tàisản thuộc sở hữu riêng của mình, ngăn chặn các trường hợp kết hôn với mục đích
không lành mạnh.
b) Chế độ tài sản của vợ chông theo tiêu chuẩn không có cộng dong tài
sản hay còn gọi là chế độ phân sản
Chế độ phân sản là một hình thức của chế độ tài sản pháp định, theo đó, giữa
12
Trang 21vợ chồng không tôn tại (không có) khối tài sản chung, tất cả tài sản mà mỗi bên vợ,chồng đã có từ trước khi kết hôn hoặc tạo ra được hoặc có được do được tặng, choriêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân thì đều thuộc sở hữu riêng của vợ,chồng Trong đó, vợ chồng tùy theo khả năng của mỗi bên có nghĩa vụ phải đóng
góp vào việc chi tiêu chung của gia đình nhằm đảm bảo lợi ích chung của gia đình
Trong hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới như: Anh, Italia từng áp
dụng chế độ tài sản này Tuy nhiên, hiện nay hầu như các nước không thừa nhận
chế độ tài sản này vì quá đề cao lợi ích cá nhân vợ chồng mà xem nhẹ lợi ích chungcủa gia đình, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của gia đình
1.1.3.2 Chế độ tài sản ước định
Trong nên kinh tế thi trường, ý thức độc lập và tự chủ ngày càng cao của mỗi
cá nhân về lợi ích tài sản trong xu thế sở hữu cá nhân và tự do kinh doanh Chế độtài sản vợ chồng theo thỏa thuận cho phép vợ chồng tự quyết định quyền sở hữu vềtài sản trong gia đình, trong đó, vợ chồng tự giác thực hiện các nghĩa vụ và quyền
về tài sản đã thỏa thuận Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận sẽ giúp cho cơ
quan tư pháp thuận lợi trong công tác xét xử và thi hành án nếu có tranh chấp về tàisản của vợ chồng
Chế độ tài sản ước định là chế độ tài sản vợ chồng được quyền xác định quan
hệ tài sản của mình trên cơ sở tự thỏa thuận Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận đó làhôn ước Trước khi kết hôn, vợ chồng hoàn toàn có quyền tự do lập hôn ước dé quyđịnh chế độ tài sản của họ, pháp luật chỉ can thiệp và quy định chế độ tai sản của vợchồng khi họ không lập hôn ước
Hôn ước là văn bản ghi nhận những thỏa thuận, giao ước tiền hôn nhân do haingười nam và nữ thống nhất lập trước khi kết hôn về vấn đề điều chỉnh quan hệ tài sảncủa họ trong thời kỳ hôn nhân và chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kỳ hôn nhân.
Nội dung của hôn ước là sự thỏa thuận về vấn đề sở hữu tài sản, quy định
cách thức xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng cũng như xác định
quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với nhau hay trong trường hợp cógiao dịch với bên thứ ba Thỏa thuận trong hôn ước không được trái với trật tự công
13
Trang 22cộng và đạo đức xã hội Hôn ước chỉ dùng đề thỏa thuận về vấn đề tài sản và khôngthê thỏa thuận hay làm khác đi trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng hay các
quan hệ nhân thân khác đã được pháp luật quy định.
Hôn ước tạo điều kiện cho vợ, chồng tự chủ hơn trong việc quản lý tài chính,hoạch định tương lai Hôn ước va chế độ tài sản ước định thực chất cũng là xuấtphát từ lợi ích chung của gia đình và có mục đích góp phần vào sự bền vững của
hạnh phúc gia đình.
Hôn ước được lập bằng văn bản có chữ ký của nam và nữ chuẩn bị kết hôn
và phải được xác nhận tính hợp pháp bởi cơ quan tư pháp, cơ quan nhà nước hoặc
cơ quan công chứng (tùy vào quy định của pháp luật của từng quốc gia) Khi muốnthay đổi hay cham dứt hiệu lực của hôn ước phải theo một thể thức nhất định vathường được tiến hành theo hình thức lập hôn ước [29]
1.2 Khái quát về chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồngtheo luật định
1.2.1 Khái niệm chế độ tài sản riêng của vợ chong
Trong hệ thống pháp luật về HN & GD của Nha nước XHCN, khi quy định
về chế độ tài sản của vợ chồng đều ghi nhận trước hết quyền bình dang của vợchồng về tài sản, đảm bảo quyền sở hữu của vợ chồng đối với các loại tài sản giữa
vợ, chồng Nguyên tắc vợ chồng bình đăng với nhau về mọi phương diện là mộttrong các nguyên tắc cơ bản theo hệ thống pháp luật về HN & GD
Chế độ tài sản riêng của vợ chồng là một bộ phận cấu thành nên chế độ tải
sản của vợ chồng Nếu đặt trong mối tương quan với khái niệm chế độ tài sản của
vợ chồng thì khái niệm chế độ tài sản riêng của vợ chồng là khái niệm phái sinh từkhái niệm đó Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ thì:
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật hoặc
thỏa thuận của vợ chồng về quan hệ tai sản giữa vợ va chồng, gồm: căn cứ xác
lập tai sản, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài sản
riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng
Như vậy, chế độ tài sản riêng của vợ chồng được những nhà làm luật dự
14
Trang 23liệu do tính chất, mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập, thé hiện như làyếu tố khách quan, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục — tậpquán, truyền thống, văn hóa để Nhà nước quy định trong pháp luật về chế độ tàisản riêng của vợ chồng phù hợp với đời sống xã hội trong từng giai đoạn pháttriển Vậy có thể hiểu:
Chế độ tài sản riêng của vợ chong là nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnhquan hệ xã hội phát sinh giữa vợ và chong; giữa vợ chong với người thứ ba trong
việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chong.
Theo luật hiện hành, vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào về chế độ taisản riêng của vợ chồng được quy định trong một văn bản cụ thể của cơ quan nhànước có thâm quyền Tuy nhiên, tại Luật HN&GD 2014 đã có điều khoản quy định
về xác định tài sản riêng của vo chong Theo đó, tai sản riêng cua vợ, chồng bao
gồm tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có từ trước khi kết hôn và tài sản mà vợ, chồngđược thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân (Quy định tại Điều
43 Luật HN & GD năm 2014) Việc ghi nhận vợ, chồng có tài sản riêng đã bảo đảmquyền lợi chính đáng của vợ, chồng về tài sản Những tài sản này thuộc quyền sởhữu riêng của mỗi bên và được pháp luật thừa nhận, bảo hộ; Những tài sản nàykhông phải do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không chịu sự tác động bởitính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân và lợi ích chung của gia đình Những tàisản nay không do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mà được định đoạt bởi ýchí của chủ sở hữu.
Chế độ tài sản riêng của vợ chồng được quy định trong pháp luật như là một
yếu tô khách quan, nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản riêng của vợ chồng, góp phan
ôn định các quan hệ xã hội
1.2.2 Khái niệm chế độ tài sản chung của vợ chongGia đình là tế bào của xã hội Gia đình tồn tại và phát triển cần phải có cácđiều kiện vật chất - cơ sở kinh tế của gia đình, nuôi sống gia đình Đề đảm bảo các
điều kiện vật chất phục vụ đời sống gia đình và thực hiện các quyền, nghĩa vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, phụng dưỡng cha mẹ vợ chông cân có tải sản Tài
15
Trang 24sản của vợ chồng là nguồn quan trọng phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần của giađình Kể từ thời điểm kết hôn, vợ chồng cùng nhau chung sống, gánh vác côngviệc gia đình, cùng nhau tạo lập khối tài sản chung để bảo đảm những nhu cầuthiết yếu của gia đình, thỏa mãn các nhu cầu về vật chất khác và tinh thần của cácthành viên trong gia đình Tài sản vợ chồng là một trong những nội dung quantrọng của luật HN & GD Sau khi kết hôn, tài sản chung được hình thành, các lợi
ích và các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng vì
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra do lao động, hoạt
động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung và những tàisan vo chồng thỏa thuận là tài sản chung, quyền sử dụng đất của vợ, chồng có đượcsau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng Khác với tài sản chung đơn thuần, tàisản chung vợ, chồng có nguồn gốc tạo ra từ thời kỳ hôn nhân, có thé là do vợ, chồnglao động tạo ra hoặc từ những hành vi pháp lý diễn ra trong thời kỳ hôn nhân (thỏathuận tài sản riêng trở thành tài sản chung, thừa kế, tặng cho )
Từ xưa đến nay, cha ông ta vẫn nói “Cửa chồng công vợ”, tài sản chung của
VỢ chồng không nhất thiết đo hai vợ, chồng trực tiếp tạo ra hoặc tao ra ngang bằngnhau Tài sản chung có thể chỉ do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, quy định
này thé hiện sự gắn kết “Như hai mà một” của quan hệ hôn nhân Đây là điểm khácbiệt của tài sản chung vợ chồng so với các tài sản chung theo phần khác
Tài sản chung vợ, chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, khi vợ,
chồng chưa phân chia tài sản thì không xác định được tỷ lệ tài sản của mỗi người.Khi hai bên thỏa thuận phân chia xong hoặc có quyết định phân chia của Tòa án thì
16
Trang 25phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung mới được xác định Đây là điểm
khác biệt đặc trưng của tài sản chung vợ, chồng SO VỚI các tài sản chung theo phần.
Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản chung Tài sản chung vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo
quyết định của Toà án
Luật HN & GD năm 2014 quy định:
Tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từtài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản
ma vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung và tài sản khác
mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; quyền sử dụng đất mà vợchồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trườnghợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc cóđược thông qua giao dịch bằng tài sản riêng
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không nhất thiết phải
do công sức của cả hai vợ chồng trực tiếp tạo ra hoặc tạo ra ngang bằng
nhau Tài sản chung có thê chỉ do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hônnhân Tài sản chung thuộc sở hữu chung hợp nhất — là hình thức sở hữuchung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không đượcxác định đối với tài sản chung Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng cóthể phân chia khi vợ chồng có lý do chính đáng hay mối quan hệ hônnhân chấm dứt
Như vậy có thê đưa ra khái niệm về chế độ tài sản chung của vợ chồng trongthời kỳ hôn nhân: “Chế độ tài sản chung của vợ chong là toàn bộ những quy định
về việc xác định tài sản chung của vợ chong, quyên và nghĩa vụ của vợ chồng doi
với tài sản chung và việc phân chia tài sản”.
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợchồng theo luật định
s* Vai trò của chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chông theo luật địnhMột là, chế độ tài sản được pháp luật ghi nhận (dù là chế độ tài sản theo thỏa
17
Trang 26thuận - chế độ tài sản ước định, hay theo căn cứ của pháp luật - chế độ tài sản pháp
định) nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng, tạo điều kiện dé vợ, chồng
có những cách “xử sự” theo yêu cầu của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội
Hai là, trong lĩnh vực HN & GD, Luật HN & GD điều chỉnh các quan hệ vềnhân thân và tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa các thành viên kháctrong gia đình Việc thực hiện và áp dụng chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ
chồng góp phần củng có, bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ
chồng và giữa các thành viên của gia đình với nhau
Ba là, chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng góp phần điều tiết,
ồn định quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại Trong thời kỳhôn nhân, vợ chồng phải ký kết rất nhiều hợp đồng dân sự với người khác, nhờ có
chế độ tài sản của vợ chồng, các giao dịch đó được đảm bảo thực hiện, quyền lợi
của vợ chồng, của người tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng
được bảo vệ.
s* Ý nghĩa của chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chong theo luật định
Chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo luật định có ý nghĩa
quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ, chồng, tạo ra
những nguyên tắc, cách thức xử sự của vợ chồng trong quan hệ sở hữu tài sản, đảm
bảo phù hợp quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo luật định quy định
cụ thể căn cứ xác lập, nguồn gốc, thành phần tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng Khi xác lập quan hệ hôn nhân, vợ, chồng dù lựa chọn chế độ tài sản pháp
định hay ước định thì các quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng luônđược xác định cụ thê
Chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo luật định có ý nghĩa
xác định quyên, nghĩa vụ của vợ, chồng với nhau và với người thứ ba Trên cơ sở xác định tài sản chung, tải sản riêng của vợ chồng, chế độ tài sản vợ chồng theo luật
định xác định quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các loại tài sản đó Quyền và
nghĩa vụ của vợ chông trong quan hệ tài sản được thê hiện như sau: vợ, chông có
18
Trang 27quyền sở hữu chung hợp nhất đối với tai sản chung, một người không thể tự ý địnhđoạt tài sản chung khi chưa có sự đồng ý của người kia; có quyền sở hữu riêng đốivới tài sản riêng (nếu có) của mình, tuy nhiên, quyền sở hữu riêng kèm theo nhữnghạn chế về quyền sở hữu trong một sỐ trường hợp đặc biệt do tính chất đặc biệt của
quan hệ hôn nhân.
Chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng theo luật định là cơ sở
pháp lý để giải quyết tranh chấp trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng hoặc với
người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng, nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng hoặc người thứ ba Trên cơ sở các quyđịnh của chế độ tài sản vợ chồng pháp định, cơ quan áp dụng pháp luật có căn cứ,nguyên tắc dé giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng trong những trường cụ
thể, ví đụ: vợ chồng ly hôn, vợ chồng phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, vợ
hoặc chồng chết trước cần phân chia tài sản dé chia thừa kế hoặc dé giải quyết nghĩa
vụ về tài sản của người đã chết với người thứ ba
Ngoài ra, chế độ tài sản riêng và tai sản chung cua vợ chồng theo luật địnhcòn là những quy định mang tính định hướng cho các cặp vợ chồng lựa chọn thỏathuận chế độ tài sản phù hợp quy định của pháp luật, đảm bảo thỏa thuận chế độ tài
sản vợ chồng không bị vô hiệu do vi phạm quy định pháp luật
1.3 Lịch sử phát triển về chế độ tài sản riêng và chung của vợ chồngtheo pháp luật Việt Nam
1.3.1 Chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chong theo pháp luật
thời kỳ phong kiễn
Xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo, trong đó
có các quan niệm về HN & GD Các quy định về HN&GD chiếm một vị trí quantrọng trong các văn bản luật, tiêu biểu nhất là hai bộ luật: Quốc triều hình luật (còngọi là Bộ luật Hồng Đức - thời Lê) và Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật GiaLong - thời Nguyễn) Theo các nhà nghiên cứu, chế độ tài sản của vợ chồng khôngđược quy định như một chế định riêng rẽ và cụ thể Trong Quốc triều hình luật(QTHL) đã thiết lập một chế độ tài sản tương đối bình đăng giữa vợ va chong,
19
Trang 28quyền bình dang về tài sản thé hiện qua các quyền sở hữu tài sản của vợ và chồngđối với tài sản chung và tài sản riêng.
Nguồn tài sản gồm có:
e© Tài sản của chồng được thừa kế từ gia đình chồng (phu điền sản);
e Tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình vợ (thê điền sản);
e Tài sản chung do hai vợ chồng cùng kiếm được sau khi lẫy nhau (tần tảo
Các văn cổ lập dưới thời Lê cho thay các định đoạt quan trọng đối với tài sản như
bán, tặng cho, cầm có, lập chúc thư, do hai vợ chồng cùng thực hiện, các văn tự
đều do hai vợ chồng cùng ký
Với tư cách là người chủ gia đình, người chồng có quyền quản lý và sử dụngtài sản của gia đình nhưng phải xuất phát vì lợi ích của gia đình, nếu làm tôn hại đếntài sản của gia đình thì người vợ có quyền phản đối
Trong Bộ luật cũng thừa nhận vợ chồng đều có quyền sở hữu tài sản riêng.Tài sản riêng của vợ chồng là tài sản có trước khi kết hôn, được thừa kế từ gia đình
mỗi người Đối với tài sản này vợ, chồng đều có quyền sở hữu riêng, mặc dù tài
sản này được quản lý chung bởi vợ chồng và các lợi tức từ tài sản đó mang lại làtài sản chung, nhưng tài sản này chỉ tạm thời gộp lại được vợ chồng quản lý trongthời gian hôn nhân Như vậy, có thé hiểu tài sản riêng của vợ và chồng thì cả hai
đều có quyền chiếm hữu, sử dụng trong thời gian hôn nhân nhưng không có quyền
định đoạt đối với tài sản riêng của người khác Do đó, khi họ ly hôn thi tai sanriêng của ai vẫn thuộc về người đó và họ có quyền mang theo trừ trường hợp lyhôn do vợ gian dâm Việc thừa nhận vợ có quyền sở hữu tài sản riêng là điểm đặcsắc của pháp luật phong kiến nhà Lê và tạo cho người vợ có vị thế ngang bằng nhất
định với người chông.
20
Trang 29Tuy nhiên, sự bat bình đăng trong quan hệ tài sản của vợ chồng theo quy địnhcủa Bộ luật Hồng Đức thê hiện ở chỗ trong trường hợp người chồng chết trước, nếungười vợ lấy chồng khác thì người vợ mất quyền hưởng hoa lợi từ tài sản của ngườichồng đã chết; nhưng ngược lại, nêu người vợ chết trước thì mặc dù người chồng lay
vợ khác, nhưng vẫn được hưởng hoa lợi từ tài sản của người vợ đã chết
Đến thế kỷ XIX, Bộ luật Gia Long cho phép người chồng có toàn quyềnchuyên nhượng tài sản của gia đình, van dé tài sản giữa vợ và chồng hầu như khôngđược Luật Gia Long đề cập tới, người vợ phải phụ thuộc người chồng một cáchtuyệt đối Quy định này xuất phát từ chỗ Bộ luật Gia Long đã sao chép máy móccác quy định của Nhà Thanh và đã làm hạn chế quyền tài sản của người vợ so vớicác quy định tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức
Qua nghiên cứu các quy định liên quan đến vấn đề tài sản của vợ chồngtrong QTHL và HVLL có thé thấy răng, chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụngtrong thời kỳ phong kiến là chế độ cộng đồng toàn sản, với nội dung toàn bộ tài sản
mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc do vợ chồng tạo dựng trong thời kỳhôn nhân đều thuộc khối tài san chung của vợ chồng, khối tài sản chung này được
sử dụng vào mục đích là nuôi dưỡng, giáo dục các con, để lại cho các con khi cha,
mẹ chết Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các tài sản là động sản (QTHL gọi là
phù vật) và các bất động sản (điền sản) Trong đó điền sản được coi là tài sản chủ
yếu, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong khối tài sản chung của vợ chồng Nó có
ý nghĩa thiêng liêng va thé hiện trật tự giữa các thành viên trong gia đình
1.3.2 Chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chong theo pháp luật
thời kỳ Pháp thuộc
Thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam kéo dai hơn tám mươi năm, ké từ năm 1858,khi thực dân Pháp né súng xâm lược đến năm 1945 Trong thời kỳ này, thực dân
Pháp áp dụng chính sách “chia để tri” chia nước ta thành ba miền (Bắc Kỳ, Trung
Kỳ, Nam Kỳ) Vì thế, đối với mỗi miền, thực dân Pháp ban hành và áp dụng các bộluật riêng đề điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân giađình: Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS năm 1931 (DLBK); ở Trung Kỳ áp dụng BLDSnăm 1936 (DLTK); ở Nam Ky áp dụng tap DLGY năm 1883 (DLGY).
21
Trang 30* Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ
DLBK và DLTK chịu sự ảnh hưởng của BLDS Pháp năm 1804 nên có
những quy định tương tự nhau về quan hệ hôn nhân gia đình nói chung và chế độ tàisản vợ chồng theo luật định nói riêng Chế độ tài sản vợ chồng theo luật định trongDLBK và DLTK được thé hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, về chế độ sở hữu trong chế độ tài sản vợ chồng theo luật định.Trên cơ sở ghi nhận tục lệ của người Việt Nam, mọi tài sản trong gia đình đều là tài
sản chung của vợ chồng, DLBK và DLTK quy định chế độ tài sản vợ chồng theo luật
định được áp dụng cho các cặp vợ chồng không lập hôn khế (chế độ tài sản ước định)
là chế độ cộng đồng toàn sản Điều 106, 107 DLBK và Điều 105 DLTK quy định:
“Nếu hai vợ chồng không có từ ước với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất tài sản, nghĩa là
bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của vợ hợp làm một mà chung nhau”
Thứ hai, về quy định thành phần khối tài sản chung Nội dung của chế độ
cộng đồng toàn sản là tất cả của cải và hoa lợi của chồng và của vợ hợp thành khối
tài sản của vợ chong Tuy nhiên, việc hop nhat tai san riêng của vợ, chồng thành
khối tài sản của vợ chồng chỉ mang tính tạm thời, vì trong trường hợp vợ chồng lyhôn, Điều 112 DLBK và Điều 110 DLTK quy định những tài sản riêng của vo,chồng đã hợp nhất tạm thời vào khối tài sản của vợ chồng sẽ được phân chia cho
vợ, chồng theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì bên đó lấy lại (nếu không cócon chung) Hai điều này cũng quy định nếu tài sản riêng của vợ hoặc chồng đãđược tu sửa, quản lý bằng tài sản chung thì tài sản đó được tính vào tài sản chung
của vợ chồng Theo đó, chỉ những tài sản vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân
mới là tài sản chung chính thức.
Thứ ba, quy định về quyển và nghĩa vụ cua vợ chồng trong quan hệ tài sản.Đối với việc sử dụng, định đoạt tài sản để thực hiện những giao dịch nhằm đảm bảonhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình như ăn, ở, chăm sóc, nuôi đạy con cái vợ,chồng có thé tự minh đại diện cho gia đình (Điều 100, 111 DLBK và Điều 98, 109DLTK) Ngoài những giao dịch được nêu ở trên, thì việc định đoạt tài sản chung
22
Trang 31của vợ chồng phải được sự đồng ý của hai vợ chồng (Điều 109 DLBK và Điều 107DLTK) Trong một SỐ trường hợp như lập hội, thuê mướn, vay mượn, đi kiện người chồng được phép tự mình thực hiện; nhưng ngược lại, người vợ lại khôngđược tự ý thực hiện, người vợ chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý, cho phép của
người chồng (Điều 98 DLBK và Điều 104 DLTK)
Bên cạnh đó, pháp luật cũng dự liệu các chế tài đối với vợ và chồng khi vợ,chồng có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ như nếu người vợ có ý thực hiện những
giao dịch khi chưa được sự đồng ý của người chồng, ảnh hưởng tới quyền lợi của giađình thì người chồng có quyền thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyền của người vợ(Điều 100 DLBK và Điều 98 DLTK); người chồng không chu cấp dé nuôi dưỡng vợ,con hoặc có hành vi phá tán tai sản của gia đình thì người vợ có quyền yêu cầu tòa áncam người chồng sử dụng phan tài sản của minh trong khối tài sản chung và toàn bộtài sản do người vợ hành nghề tạo ra (Điều 110 DLBK và Điều 108 DLTK)
Thứ tư, quy định về nghĩa vụ đối với các khoản nợ Theo Điều 111 DLBK vàĐiều 109 DLTK quy định khối tài sản chung phải có nghĩa vụ chỉ trả các khoản nợ
sau: Những khoản nợ của vợ chồng đã vay trước khi kết hôn; những khoản nợ của
chồng vay trong thời kỳ hôn nhân; những khoản nợ do vợ vay với tư cách là đại
diện cho gia đình hoặc đã được sự cho phép của chồng, khoản nợ do vợ ký kết khi
hành nghề buôn bán hoặc làm công nghệ một cách hợp lệ; những khoản nợ do hành
vi phạm pháp của vợ gây ra.
Thứ năm, quy định về phân chia tài sản của vợ chong DLBK và DLTK đã
có những quy định về phân chia tài sản của vợ chồng trong hai trường hợp:
- Khi một bên vợ, chồng chết trước Trong trường hợp người chồng chếttrước, nếu người vợ không tái giá (đi lay chồng mới) thì người vợ được thay chồngquản lý tài sản chung Trường hợp người vợ chết trước thì người chồng đương
nhiên trở thành chủ sở hữu của toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng.
- Khi vợ chồng ly hôn: Khi vợ chồng ly hôn không có con chung, thì người
vợ được lấy lại tai sản riêng hiện còn của mình, nghĩa là những tai sản đã được bán
đi dé chi dùng cho gia đình hoặc cho riêng người chéng thì người vợ không được
23
Trang 32phép đòi lại, đồng thời bất cứ tài sản riêng nào của vợ hoặc chồng đã được tu sửa,quan lý bằng tài sản chung của vợ chồng sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng déphân chia khi ly hôn Nguyên tắc phân chia khi ly hôn là chia đều khối tài sản chungmỗi người một nửa sau khi hai bên vợ, chồng đã lấy lại tài sản riêng của mình Đốivới trường hợp vợ chồng ly hôn khi đã có con chung, toàn bộ tài sản của vợ chồng
do người chồng quản lý và dé dành cho các con, người vợ không được thu hồi bat
cứ tài sản riêng nảo.
* Ở Nam Kỳ
Ở Nam Ky, quan hệ hôn nhân gia đình chiu sự điều chỉnh bởi tập DLGYđược ban hành ngày 03/10/1883 phỏng theo BLDS Pháp năm 1804, gồm 3 tiết vềthất tung, hôn thú, ly di, phụ hệ, con nuôi, phu quyền, vị thành niên, giám hộ Về
quan hệ tài sản giữa vợ chồng, tập DLGY không có điều, khoản nao quy định về tài
sản, khé ước và nghĩa vụ, đồng thời không có quy định về chế độ tài sản của vợchồng va di sản
Ban đầu, các án lệ tại Nam Kỳ áp dụng quan niệm người vợ cũng có của
riêng và chế độ hôn sản giữa vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản Sau đó, án lệ
tại Nam Ky lại không công nhận quyền có tài sản riêng của người vợ vì quan điểm
người vợ không được ngang hàng với chồng [25]
1.3.3 Chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chong theo pháp luật
thời kỳ ở Miền Nam Việt Nam trước năm 1975
Ngay sau khi nước ta đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược thành công, đế quốc
Mỹ lại âm mưu tiến hành chiến tranh xâm lược kiểu mới, mục đích là chia cắt lâuđài nước ta Hoàn cảnh lịch sử trong giai đoạn này là thời kỳ quá độ xây dựng chủnghĩa xã hội ở miền Bắc và chế độ ngụy quyền Sài Gòn ở miền Nam Theo đó, quan
hệ hôn nhân gia đình ở miền Nam nước ta được điều chỉnh bởi ba văn bản phápluật, gồm: Luật GD ngày 02/01/1959 được ban hành dưới chế độ Ngô Đình Diệm;
Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 được ban hành dưới chế độ Nguyễn Khánh;
BLDS ngày 20/12/1972 được ban hành dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Ba văn bản luật này có những quy định khác nhau về thành phan tài sản
24
Trang 33trong khối cộng đồng, đồng thời, cũng có quy định khác nhau trong việc quản lý, sửdụng, định đoạt và thanh toán khối tài sản, cụ thể như sau:
Luật GD kế thừa chế độ cộng đồng toàn sản của DLBK và DLTK Điểm tiễn
bộ hon DLBK và DLTK của Luật GD là quy định quan hệ bình dang giữa vợ chồng
(Điều 43), vợ, chồng đều có quyền quản trị khối tài sản cộng đồng (Điều 49) Tuy
nhiên, Điều 39 lại quy định: “Người chong là trưởng gia đình”, nên trong thực tế,
sự bình đăng giữa vợ, chồng vẫn chưa được thực hiện Đối với việc phân chia tài
sản, Luật GD chỉ quy định phân chia tai sản khi một bên vợ hoặc chồng chết (do
không thừa nhận việc ly hôn).
Sắc luật số 15/64 và BLDS năm 1972 quy định chế độ tài sản vợ chồng phápđịnh khác với Luật GD, đó là quy định chế độ cộng đồng động sản và tạo sản Theo
đó, khối tài sản chung của vợ chồng gồm có: Động sản thuộc quyền sở hữu của mỗibên vợ, chồng khi kết hôn; các động sản do vợ, chồng được thừa kế, tặng cho trongthời kỳ hôn nhân; động sản và bất động sản do vợ chồng có được trong thời kỳ hônnhân; hoa lợi thu được từ tài sản mà vợ chồng có được trước và trong thời kỳ hônnhân Ngoài khối tài sản chung, vợ, chồng còn có tài sản riêng là bất động sản của
VỢ, chồng trước khi kết hôn và bat động sản vợ, chồng được tặng cho, thừa kế riêngtrong thời kỳ hôn nhân (Điều 55) Về nghĩa vụ đối với những khoản nợ, khối tài sản
chung của vợ chồng phải thanh toán nợ của vợ, chồng đã vay trước khi kết hôn, trừ
khoản nợ được bảo đảm bởi những quyền đối vật các bất động sản; khoản nợ của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân; khoản nợ do vợ, chồng vi phạm pháp luật gây ra Về
quyền vợ chồng đối với tài sản, người vợ hoàn toàn không có quyền hạn gì Người
chồng có toàn quyền quản lý tài sản chung, thậm chí quản lý cả tài sản riêng củangười vợ (Điều 61) BLDS năm 1972 ghi nhận lại chế độ cộng đồng động sản va
tạo sản tại các Điều 150, 151, 152 Về phân chia tài sản, Sắc luật 15/64 chỉ quy định
phân chia tài sản khi ly hôn hoặc ly thân mà không quy định phân chia tài sản khi
một bên vợ, chồng chết; BLDS năm 1972 quy định phân chia tài sản trong ba
trường hợp: vợ chồng ly thân, ly hôn hoặc một bên vợ, chồng chết Nguyên tắc phân
chia tài sản là: tài sản riêng của bên nào thuộc quyền sở hữu của bên đó, tài sản
chung chia đều mỗi bên một nửa [25]
25
Trang 34Từ những quy định trên đây, có thể thấy rằng chế độ tài sản vợ chồng phápđịnh trong pháp luật đưới chế độ ngụy quyền Sai Gòn tương đối cụ thé Tuy nhiên,những quy định này van bảo vệ tư tưởng phong kiến, gia trưởng, thé hiện sự bấtbình đăng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân cũng như trong quan hệ tài sản.
1.3.4 Chế độ tài sản riêng và tài sản chung của vợ chông theo pháp luật
của nhà nước ta từ năm 1945 đến nay
Ngày 02/9/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đã ban hành hệ thongphap luat dé điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó có pháp luật về HN&GD cùng các quy định về chế độ tài sản vo chồng
* Sắc lệnh 97/SL, Sắc lệnh 159/SL
Trong hệ thống pháp luật của nước ta từ năm 1945 đến nay, những văn bảnđầu tiên điều chỉnh về quan hệ hôn nhân gia đình là Sắc lệnh số 97/SL ngày22/5/1950 và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 Hai Sắc lệnh này đã sửa đổi một
sé quy định trong dân luật, nhằm xóa bỏ, hạn chế ảnh hưởng của chế độ HN&GD
thực dân, phong kiến Quy định xóa bỏ, hạn chế ảnh hưởng của chế độ HN&GDthực dân, phong kiến đầu tiên phải nói đến đó là quy định cụ thé hóa Điều 9 Hiến
pháp năm 1946: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương điện ” Theo tinh
thần này, Sắc lệnh 97/SL quy định: “Chong và vợ có địa vị bình dang trong giađình” (Điều 5), “người đàn bà có chong có toàn năng lực về mặt hộ ”(Điều 6).Theo đó, vợ chồng bình đăng về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt toàn bộ khốitài sản chung của vợ chồng Sắc lệnh 97/SL đã có quy định về việc vợ chồng ly di
Sắc lệnh 159/SL có các quy định cụ thé hơn về ly hôn, quyền ly hôn của vợ, chồng,nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái sau khi vợ chồng ly hôn Tuy nhiên, hai Sắc
lệnh này lại không quy định về phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, nhưngcăn cứ vào quyền bình dang giữa vợ, chồng, có thé suy luận rằng, khi ly hôn, tài sản
chung của vợ chồng được chia đều cho vợ, chồng, mỗi bên một nửa giá tri tai sản.
Nói chung, Sắc lệnh 97/SL và Sắc lệnh 159/SL có ý nghĩa to lớn trong việc khang
định bản chât của nên pháp chê mới dân chủ, tiên bộ.
26
Trang 35* Luật HN&GD năm 1959
Ngày 31/12/1959, Quốc hội khóa I tại kỳ hop thứ 11 thông qua bản Hiếnpháp thứ hai của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Trên cơ sở những nguyên tắchiến định của bản Hiến pháp mới, ngày 29/12/1959, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11thông qua Luật HN&GD năm 1959, gồm 6 chương, 35 điều Nhiệm vụ trọng tâm,xuyên suốt Luật HN&GD năm 1959 là xóa bỏ tàn dư của chế độ HN&GD thực dân,phong kiến lạc hậu và xây dựng chế độ HN&GD mới xã hội chủ nghĩa
Luật quy định chế độ tài sản vợ chồng áp dụng chung cho các cặp vợ chồng
mà không quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, Điều 15 LuậtHN&GD năm 1959 quy định: “Vợ và chẳng déu có quyển sở hữu, hưởng thụ và sửdụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” Theo đó, khối tài sản
chung của vợ chồng bao gồm tài sản vợ, chồng có trước khi kết hôn, tài sản do vợ
chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, tài sản của vợ chồng được tặng cho, thừa kế(cả trường hợp được tặng cho, thừa kế chung và trường hợp được tặng cho, thừa kếriêng) Hay nói cách khác mọi tài sản của vợ, chồng không phân biệt nguồn gốc tài
sản, có trước hay có trong thời kỳ hôn nhân và công sức đóng góp đều thuộc khối
tài sản chung của vợ chong Nhu vậy, Luật HN&GD năm 1959 kế thừa những quy
định pháp luật HN&GD trước đây về chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng
đồng toàn sản, không có điều khoản nào nói đến tài sản riêng của vợ, chồng Vềquyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tai sản, vợ chồng có quyền ngangnhau đối với tài sản chung Chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện khi vợ,
chồng chết trước hoặc khi vợ chồng ly hôn Điều 29 quy định nguyên tắc phân chia
tài sản chung của vợ chồng như sau: “Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sựđóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tinh trạng cụ thé của giađình Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất Khi chia phải bảo vệquyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất”
Luật HN&GD năm 1959 đã có những đóng góp quan trọng trong việc xóa bỏ
tan dư chế độ HN&GD thực dân, phong kiến lạc hậu, cũng như trong sự nghiệp giảiphóng phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của người vợ trong gia đình Tuy nhiên, chế độ tài
27
Trang 36sản của vợ chồng trong luật HN&GD năm 1959 còn quá cô đọng, khái quát, chưa
dự liệu được hết các vấn đề về chế độ tài sản vợ chồng.
* Luật HN&GD năm 1986
Ngày 30/4/1975, nước ta hoàn toàn giải phóng, cả nước độc lập tiến lên chủnghĩa xã hội, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được đổi tên thành nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Dé phủ hợp với tình hình mới, ngày 18/12/1980, Quốchội khóa VI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua bản Hiến pháp thứ ba của nước ta, đó làHiến pháp năm 1980 Đây là bản Hiến pháp đầu tiên ghi nhận những nguyên tắc cơbản trong quan hệ hôn nhân gia đình: “Hồn nhân tự nguyện, tiễn bộ, một vợ mộtchồng, vợ chồng bình dang” thành một nguyên tac hiến định (Điều 64 Hiến pháp năm1980) Dé cụ thé hóa những nguyên tắc này, ngày 29/12/1986, Luật HN&GD năm
1986 ra đời, gồm 10 chương, 57 điều Bên cạnh Luật HN&GD năm 1986, chế độ tài
sản vợ chồng pháp định còn được hướng dẫn bởi Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày20/01/1988 của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án các
cấp áp dụng một số quy định của Luật HN&GD năm 1986
Cũng như Luật HN&GD năm 1959, Luật HN&GD năm 1986 không quy
định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, Điều 14, 15, 16, 17, 18, 42Luật HN&GD năm 1986 quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tai sản do vợ
hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc
được cho chung Luật cũng xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với
tài sản chung là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung,
việc mua bán, đổi, cho, vay, mượn, và những giao dịch khác về tài sản có giá trị lớn
thì phải được sự thỏa thuận của vợ, chồng Bên cạnh đó, Luật quy định về tai sản
riêng cua vo, chồng là tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được
thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có quyền nhập
hoặc không nhập tai sản riêng vào tài sản chung Quy định nay là một điểm mới củaLuật HN&GD năm 1986 so với Luật HN&GD năm 1959 (không quy định về tài sảnriêng của vợ, chồng) Điểm mới thứ hai của Luật HN&GD năm 1986 thé hiện trongquy định về chia tài san chung của vợ chồng, bổ sung thêm một trường hợp phân
28
Trang 37chia tài sản của vợ chồng là nếu một bên yêu cau và có lý do chính đáng, thì có thé
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Đồng thời, Luật HN&GDnăm 1986 cũng quy định cụ thé hơn về nguyên tắc phân chia tài sản tại Điều 42
Dé quy định cụ thé hơn về thành phan khối tài sản chung của vợ chồng,
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung điểm a mục 3 Nghị quyết số
01-NQ/HDTP quy định:
Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các khoản thu nhập như sau:
- Tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền hưu trí, tiền thu nhập về sản xuất
ở gia đình và các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng, không phân biệt mức thu
nhập của mỗi bên;
- Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng những thu nhập nói trên;
- Tài sản mà vợ chồng được cho hoặc được thừa kế chung
Tài sản được sử dụng dé dam bảo những nhu cầu trong gia đình, do đó, vợchồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý tài sản đó Vợ hoặc chồng sử dụngtài sản chung của gia đình được đương nhiên coi là sự thỏa thuận của hai vợ chồng.Nhưng việc mua, bán, cho hoặc vay, mượn và những giao dịch khác có quan hệ đến
tài sản có giá tri lớn (như: nhà ở, gia súc chăn nuôi như trâu, bò, tư liệu sinh hoạt có giá tri lớn như máy thu hình, tủ lạnh, xe may v.v ) thì phải có sự thỏa thuận của cả
hai vợ chồng Nếu là việc mua, bán, cầm cố tài sản mà pháp luật quy định phải cóhợp đồng viết (như việc mua, bán nhà) thì vợ và chồng đều phải ký vào hợp đồng
và nêu chỉ có một bên ký thì phải có sự uỷ nhiệm của vợ, chồng cho minh ký thay
Điểm b mục 3 Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP hướng dẫn chia tài sản của vợchồng khi ly hôn, khi một bên chết hoặc một bên yêu cầu chia tài sản khi hôn nhâncòn tồn tại (chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân)
Như vậy, từ khi Luật HN&GD năm 1986 ra đời, chế độ cộng đồng toàn sản ở
Luật HN&GD năm 1959 được thay thế bằng chế độ cộng đồng tạo sản và chế độ tàisản của vợ chồng pháp định đã được quy định rõ nét hơn, cụ thé hơn Tuy nhiên,nhiều quy định của Luật vẫn mang tính khái quát, định khung, chưa dự liệu đượchết các trường hợp để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa vợ, chồng nên khi ápdụng vao thực tê còn nay sinh nhiêu khó khăn, vướng mac.
29
Trang 38* Luật HN&GD năm 2000
Luật HN&GD năm 2000 được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 7 thông quangày 09/6/2000 Luật gồm 13 chương 110 điều, là hệ thống các quy định về chế độHN&GD trên cơ sở pháp lý là Hiến pháp năm 1992
Nhìn chung, Luật HN&GD năm 2000 kế thừa nhiều nội dung chế độ tài sản
vợ chồng pháp định của Luật HN&GD năm 1986, đồng thời bố sung những quyđịnh mới nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc còn tồn tại mà Luật HN&GDchưa giải quyết được Những nội dung được bồ sung cụ thé là: B6 sung nguyên tắcsuy đoán tai sản chung tại khoản 3 Điều 27: “Trong trường hợp không có chứng cứchứng mình tài sản mà vợ, chông đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bênthì tài sản đó là tài sản chung”; trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giaodịch do một bên thực hiện tại Điều 25; quy định việc xác lập, thực hiện và chấm dứtgiao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình,việc dùng tài sản chung dé đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏathuận tại khoản 3 Điều 28; chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng tại Điều 33;
quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ
về tài sản không được pháp luật công nhận tại khoản 2 Điều 29
* Luật HN&ŒĐ năm 2014Luật HN&GD năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ hop lần thứ 7 thông
qua ngày 19/6/2014, gồm 9 chương, 133 điều Về chế độ tài sản của vợ chồng, Luật
bồ sung quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận Chế độ tài sản vợchồng pháp định được quy định tại các điều từ Điều 29 đến Điều 46 và từ Điều 59
đến Điều 64 Theo Luật HN&GD năm 2014, chế độ tài san vợ chồng pháp định cónhững điểm mới nổi bật trong quy định thành phần khối tài sản chung của vợchồng: quy định về đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung; quy định về việc
định đoạt tài sản chung; quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng; quy
định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; quy định về tài sản riêng vànghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng, cũng như nghĩa vụ liên quan đến tai sảnriêng đã nhập vảo tải sản chung
30
Trang 39Nói chung, so với các Luật HN&GD trước đây, Luật HN&GD năm 2014 đã
thể hiện được sự đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về chế độ tài sản vợ chồng, giải quyết được
các vấn đề còn vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng pháp luậttrong thực tế
31
Trang 40TIỂU KÉT CHƯƠNG 1
Chế độ tài sản của vợ chồng là một chế định quan trọng và phức tạp trong hệ
thống pháp luật dân sự và pháp luật về HN & GD Theo đó quan hệ tài sản của vợ
chồng được điều chỉnh băng sự thỏa thuận và bằng pháp luật của nhà nước Chế độ
tài sản của vợ chồng là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thâm quyền giải quyếtcác tranh chấp về tài sản vợ chồng với nhau và với người khác có liên quan đến tài
sản đó, nhằm bảo vệ quyền lợi của vợ chồng và người thứ ba liên quan Căn cứ quyđịnh pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng, các cơ quan nhà nước có thâm quyền
áp dụng để giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong các trường hợp:
Vợ chồng ly hôn; một bên vợ hoặc chồng chết trước cần phải chia tài sản chung;giải quyết các nghĩa vụ nợ của vợ chồng
Trong chương 1, thông qua việc sử dụng những phương pháp chủ đạo như
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp Luật học so sánh,
tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về chế độ tài sản riêng và tài sản chung
của vợ chồng theo luật định Các kết quả nghiên cứu cụ thé dưới đây:
Thứ nhất, khái quát và làm rõ các vấn đề lý luận khoa học về tài sản, chế độtài sản của vợ chồng dựa trên quy định Luật HN & GD hiện nay, phân tích các đặc
điểm của chế độ tài sản của vợ chồng và phân loại các chế độ tài sản của vợ chong.
Thứ hai, khái quát và làm rõ về khái niệm tài sản riêng, tài sản chung của vợchồng theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời phân tích vai trò và ý nghĩa
của chế độ tài sản của vợ chồng.
Thứ ba, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chế độ tài sản của
vợ chồng theo quy định của pháp luật qua các thời kỳ lịch sử của đất nước dé từ đó
góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về chế độ tài sản của vợ chồng và
làm cơ sở lý luận để nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn về chế độ tài
sản của vợ chông ở chương 2.
32