1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược truyền thông công nghệ checkvn của trung tâm doanh nghiệp hội nhập và phát triển tại thị trường việt nam

143 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến Lược Truyền Thông Công Nghệ CheckVN Của Trung Tâm Doanh Nghiệp Hội Nhập Và Phát Triển Tại Thị Trường Việt Nam
Tác giả Doãn Đình Chúc
Người hướng dẫn PGS. Phạm Văn Tuấn
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Để tạo dựng được hình ảnh và danh tiếng của mình, thu hút sự quan tâm của khách hàng, đối tác và công chúng trước sức ép của thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt thì một trong những mục t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

-

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHỆ CHECKVN CỦA TRUNG TÂM DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Tác giả luận văn xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Mở Hà Nội đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong thời gian học tập, rèn luyện tại Nhà trường

Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn chân thành đến thầy PGS Phạm Văn Tuấn về sự hướng dẫn và hỗ trợ tận tâm mà Thầy đã dành cho tác giả trong suốt thời gian qua

Sự am hiểu, kiên thức sâu rộng và lòng nhiệt huyết của Thầy với những đánh giá và nhận xét xác đáng giúp tác giả hoàn thiện luận văn này

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ của Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển vì sự hỗ trợ và tạo điều kiện cho tác giả tiếp xúc thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu Tác giả cũng rất cảm ơn người thân, bạn bè đã động viên, đồng hành, chia sẻ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Chiến Lược Truyền Thông Công Nghệ CheckVN Của Trung Tâm Doanh Nghiệp Hội Nhập Và Phát Triển Tại Thị Trường Việt Nam” là kết quả của quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu khoa học độc lập

và nghiêm túc, thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của PGS Phạm Văn Tuấn Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN 2

LỜI CAM ĐOAN 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 8

PHẦN MỞ ĐẦU 10

1 Tính cấp thiết của đề tài 10

2 Tổng quan nghiên cứu 12

3 Mục tiêu 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

5 Phương pháp nghiên cứu 15

6 Nội dung của Luận văn 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG 17

1.1 Tổng quan về chiến lược truyền thông 17

a Khái niệm chiến lược truyền thông 17

b Mục tiêu của chiến lược truyền 17

c Cấu trúc chiến lược truyền thông 18

d Mô hình truyền thông 19

e Vai trò 20

f Các nguyên tắc cơ bản của chiến lược truyền thông 21

1.2 Các mô hình chiến lược truyền thông 21

1.2.1 Mô hình 5C 22

1.2.2 Mô hình Chiến lược Segmentation Targeting Positioning (STP) 26

1.3 Tiến trình xây dựng chiến lược truyền thông 28

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 33

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHỆ CHECKVN CỦA 34

2.1 Giới thiệu về Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển và thương hiệu Công nghệ CheckVN 34

2.1.1 Tổng quan về Trung tâm 34

2.1.2 Tổng quan về công nghệ CheckVN 36

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 40

2.1.4 Hệ thống mục tiêu năm 2023 41

2.2 Phân tích mô hình 5C 42

2.2.1 Bối cảnh thị trường 42

2.2.2 Khách hàng 46

Trang 6

2.2.2.1 Phân tích nhân khẩu học 46

a Quy mô Doanh nghiệp 46

b Ngành nghệ kinh doanh 46

c Địa lý 46

d Mục tiêu kinh doanh 47

e Cấp độ kỹ thuật 47

f Nhân khẩu học của người ra quyết định 47

2.2.2.2 Phân tích tâm lý học của khách hàng 47

a Động cơ và nhu cầu 48

b Thái độ và nhận thức 48

c Hành vi mua sắm 48

d Môi trường và văn hoá Doanh nghiệp 49

2.2.3 Đối thủ 55

2.2.4 Doanh nghiệp 1

2.2.5 Đối tác 7

2.3 Thực trạng chiến lược truyền thông công nghệ CheckVN của Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển từ năm 2020 đến nay 7

2.3.1 Phân tích Chiến lược STP của Trung tâm IDE 7

2.3.2 Mục tiêu truyền thông 16

2.3.3 Thông điệp truyền thông 17

2.3.4 Lựa chọn kênh truyền thông 17

2.3.5 Ngân sách truyền thông 18

2.3.6 Phương tiện truyền thông 18

2.3.7 Phân tích chương trình truyền thông của Công nghệ CheckVN 19

2.4 Đánh giá thực trạng 24

2.4.1 Thành công 31

2.4.2 Hạn chế 34

2.4.3 Nguyên nhân 38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 40

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHỆ CHECKVN CỦA TRUNG TÂM DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2027 41

3.1 Dự báo các biến đổi môi trường truyền thông của Doanh nghiệp 41

a Xu hướng về truy xuất nguồn gốc 41

b Xu thế chống giả điện tử 43

Trang 7

3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược truyền thông Công nghệ CheckVN của Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển tại thị trường Việt Nam đến năm

2027 45

3.2.1 Đề xuất chiến lược STP 45

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược truyền thông công nghệ CheckVN của Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển tại thị trường Việt Nam đến năm 2027 57 3.3.1 Chiến lược truyền thông 57

3.3.2 Công chúng mục tiêu 60

3.3.3 Mục tiêu truyền thông 61

3.3.4 Thông điệp truyền thông 62

3.3.5 Lựa chọn kênh truyền thông 62

3.3.6 Ngân sách truyền thông 66

3.3.7 Phương tiện truyền thông 67

3.3.8 Chương trình hành động 69

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 72

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC 76

PHỤ LỤC 1 76

PHỤ LỤC 2 78

PHỤ LỤC 3 79

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trung tâm IDE Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển

Mô hình 5C Mô hình 5C (Mô hình 5C gồm 5 thành tố được lấy từ

5 chữ cái đầu (chữ C) trong ngôn ngữ tiếng Anh, gồm:

Company (Công ty); Customers (Khách hàng);

Competitors (Đối thủ cạnh tranh); Collaborators (Đối tác); Climate (Môi trường kinh doanh)

STP Segmentation Targeting Positioning

SEO Search Engine Optimization

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình ảnh 1: Bằng độc quyền sáng chế số 16036 37

Hình ảnh 2: Bằng độc giải pháp hữu ích số 3341 39

Bảng 1: Bảng so sánh một số tiêu chí về quy mô và thị trường của đối thủ 56

Bảng 2: Bảng so sánh một số tiêu chí của sản phẩm, dịch vụ của đối thủ 57

Bảng 3: Bảng danh sách nhân sự chủ chốt của trung tâm IDE 2

Bảng 4: Bảng số liệu tài chính trong 3 năm gần nhất 5

Bảng 5: Bảng mục tiêu truyền thông giai đoạn 2023-2025 61

Bảng 6: Bảng mục tiêu truyền thông giai đoạn 2025-2027 61

Bảng 7: Bảng lựa chọn kênh truyền thông 62

Biểu đồ 1: Thể hiện mức độ hiểu biết của khách hàng về thương hiệu công nghệ CheckVN 27

Biểu đồ 2: Thể hiện các yếu tế được cân nhắc trong quyết định của đốc tác 29

Biểu đồ 3: Thể hiện kênh thông tin khách hàng là cơ quan quản lý tìm hiểu về công nghệ CheckVN 30

Biểu đồ 4: Thể hiện kênh thông tin khách hàng là Doanh nghiệp tìm hiểu về công nghệ CheckVN 31

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển (Trung tâm IDE) là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ do Trung ương Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thành lập theo Quyết định số 225/QD-BTV ngày 22 tháng 8 năm 2013; Giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số B-05/2014/ĐK-KHCN

Trung tâm IDE có các chức năng nghiên cứu ứng dụng nhằm phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa; dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ; tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, thông tin khoa học công nghệ; tổ chức hội nghị hội thảo khoa học chuyên ngành; hợp tác trong nước và quốc tế

Sau nhiều năm nghiên cứu và triển khai thực hiện, Trung tâm IDE đã trở thành

tổ chức đầu tiên tại Việt Nam có phát minh sáng chế độc quyền về một giải pháp công nghệ số kết nối trực tiếp nhà sản xuất với người tiêu dùng; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa & sản phẩm hàng Việt trước sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế

Với Sứ mệnh: “là Người bạn đồng hành chân thành nhất của Doanh nghiệp Việt Nam”

Và Tầm nhìn: Đứng trước kỷ nguyên số 4.0, với khao khát và niềm tin mãnh liệt cùng đội ngũ nhân sự tài năng – nhiệt huyết, Trung tâm IDE phấn đấu trở thành đơn vị tiên phong nghiên cứu phát minh, sáng chế các giải pháp trong lĩnh vực xây dựng và bảo vệ thương hiệu, quản trị doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập các hệ sinh thái đa chức năng hàng đầu về chống giả, truy xuất nguồn gốc, kết nối cung cầu, an ninh thương mại điện tử và an ninh Logistics nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Công nghệ CheckVN là một một thương hiệu công nghệ nằm trong Trung tâm IDE, thương hiệu này cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ chủ lực như sau:

- Giải pháp QR minh bạch thông tin

Trang 11

- Giải pháp QR truy xuất nguồn gốc

- Giải pháp QR nhật ký điện tử

- Giải pháp QR chống giả điện tử

- Giải pháp Qr bảo hành điện tử

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, thị trường công nghệ đang trở thành một trong những thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất trên toàn thế giới với Công nghệ CheckVN của Trung tâm IDE cũng không nằm ngoài yếu tố này Các công ty về công nghệ ngày càng tăng vọt với đầy đủ những sản phẩm và dịch vụ đa dạng để cạnh tranh với nhau Trong thị trường đầy thách thức này, các công ty phải nỗ lực không ngừng

để duy trì và phát triển kinh doanh của mình

Các công ty về công nghệ cạnh tranh với nhau không chỉ ở mặt sản phẩm và dịch vụ, mà còn ở chất lượng, giá cả, tính năng, thiết kế, khả năng tương thích và bảo mật Bên cạnh đó, các công ty còn phải cạnh tranh với nhau ở mặt truyền thông, marketing và quảng bá thương hiệu để thu hút khách hàng Điều này đòi hỏi các công

ty phải có chiến lược truyền thông, marketing phù hợp để nắm bắt thị hiếu của khách hàng, tạo dựng niềm tin và tăng khả năng bán hàng

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, các công ty về công nghệ phải có khả năng đổi mới, sáng tạo để không bị lạc hậu với công nghệ mới Ngoài ra, việc tập trung vào nghiên cứu và phát triển truyền thông cũng là yếu tố quan trọng giúp các công ty giữ vững vị thế của mình trên thị trường

Hiện tại trên thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm/ dịch vụ có cùng tính chất như VNPT check, VietCheck, Te-food, Traceverified, Công

ty Cổ phần xác thực số, Smartlife, Công ty giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng hóa, Vina CHG, icheck, In Ba Đình Để tạo dựng được hình ảnh và danh tiếng của mình, thu hút sự quan tâm của khách hàng, đối tác và công chúng trước sức ép của thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt thì một trong những mục tiêu chiến lược mà IDE cần xây dựng đó là chiến lược về truyền thông Do vậy tôi quyết định lựa chọn đề tài

“Chiến lược truyền thông cho công nghệ CheckVN của Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển tại thị trường Việt Nam”

Trang 12

2 Tổng quan nghiên cứu

Theo tìm hiểu của tác giả và khảo sát trực tiếp từ tháng 01 đến tháng 03 năm

2023, đề tài về chiến lược truyền thông đã được rất nhiều học giả lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, đề tài về chiến lược truyền thông trong lĩnh vực sản phẩm công nghệ thông tin thì lại chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả, thể hiện ở số lượng các nghiên cứu về vấn đề này hiện nay là ít Trong quá trình thực hiện đề tài này, luận văn đã tham khảo một số nghiên cứu sau:

Phạm Thị Xuân Ly (2012), Chiến lược truyền thông marketing của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Đà Nẵng, luận văn thạc sỹ, Đại học

Đà Nẵng, luận văn tập chung nghiên cứu hiện trạng hoạt động truyền thông Marketing của ngân hàng SHB chi nhánh Đà Nẵng Trên cơ sở phân tích hiện trạng luận án đề

ra các biện pháp hoàn thiện chiến lược truyền thông Marketing cho SHB

Nguyễn Thị Như Quỳnh (2019), Chiến lược truyền thông marketing thương hiện BB Wellness của Công ty TNH BB Wellness năm 2019 thực trạng và giải pháp, Luận văn tập trung vào hoạch định chiến lược truyền thông marketing thương hiệu

BB Wellness năm 2019 của công ty TNHH BB Wellness trên cơ sở lý thuyết về hoạch định chiến lược truyền thông, thực trạng thị trường ngành và phân tích thực trạng của thương hiệu

Patricia F.Nicolino (2010) Cuốn sách Quản trị thương hiệu, NXB Lao động- Xã hội, TP.HCM Theo tựa đề giới thiệu sách tại TaiLieu.vn thì cuốn sách với quan điểm: “(i)Đã từ lâu, thương hiệu không chỉ là một cái nhãn gắn lên một sản phẩm đơn thuần nữa Những thương hiệu thành công có một linh hồn riêng của nó, tạo ra một bản sắc riêng biệt trong tâm trí khách hàng Tài sản thương hiệu là vô hình nhưng lại vô giá đối với một công ty Từ các tổ chức ở mọi quy mô cho đến các cá nhân đều coi xây dựng thương hiệu là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu Các quốc gia cần xây dựng thương hiệu Các tập đoàn lớn cần xây dựng thương hiệu Các công ty nhỏ ngay từ khi bắt đầu thành lập, cũng không thể sao nhãng việc xây dựng thương hiệu Và ngay cả các cá nhân cũng ý thức tạo dựng cho bản thân một thương hiệu riêng (ii)Sống trong một thế giới thương hiệu, bủa vây xung quanh

là trùng điệp thương hiệu, ngày nay chắc hẳn không ai trong chúng ta lại có thể thờ ơ với vấn đề này Nhưng chúng ta đã hiểu được những gì về thương hiệu, về việc xây dựng và quảng bá, phát triển nó Giữa một mê cung thông tin về thương hiệu, chúng

ta rất cần có một sợi chỉ Ariadne để khỏi lạc lối (iii)Trong cuốn sách này, tác giả giới

Trang 13

thiệu cho bạn đọc cái nhìn khái quát về những vấn đề cốt lõi trong xây dựng thương hiệu Đó là khái niệm về thương hiệu, quản trị thương hiệu, lược sử phát triển của nó, cách phân tích thị trường mục tiêu, cách thiết lập sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của thương hiệu, cách thức tìm chiến lược Internet cho thương hiệu của bạn… “

Philip Kotler và Kevin Keller (phiên bản thứ 15, năm 2015), Marketing Management, xuất bản bởi Pearson Education, Inc Cuốn sách có cấu trúc bao gồm

18 chương đi theo các hoạt động có tính logic chặt chẽ của quá trình quản trị marketing từ nghiên cứu phân tích thị trường và môi trường kinh doanh; đến hoạch định các chiến lược, kế hoạch và biện pháp marketing và cuối cùng là tổ chức thực hiện và điều khiển các hoạt động marketing Sức mạnh của cuốn sách là đã tập trung vào quá trình và các công cụ lập kế hoạch marketing cho sản phẩm/thị trường cụ thể Nội dung kiến thức quản trị marketing cũng bao trùm từ quản trị thông tin markeitng đến quản trị chiến lược marketing và quản trị các nhóm biện pháp marketing cụ thể như quản trị thương hiệu, giá bán, kênh phân phối và quản trị truyền thông tích hợp Tính hệ thống và khoa học của các nội dung cuốn sách gắn liền với quá trình quản trị marketing sẽ giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được các kiến thức quản trị marketing toàn diện, hệ thống và vận dụng được vào thực tiễn

Lưu Đan Thọ & Tôn Thất Hoàng Hải & Cao Minh Nhựt (2016) Marketing dịch vụ hiện đại, NXB Tài chính, TP.HCM Quyển sách marketing dịch vụ này được biên soạn nhằm mục đích cung cấp những kiến thức nền tảng về marketing và dịch

vụ cho những sinh viên quản trị kinh doanh nói chung và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành quản trị marketing nói riêng, những doanh nhân và những nhà marketing và dịch vụ trong tương lại Nội dung quyển sách gồm 8 chương, bắt đầu từ những vấn

đề chung nhất của nghệ thuật và 7P của marketing dịch vụ cho đến cách thức thực hành ứng dụng từ các công ty Việt Nam trong thực tế

“The Marketing Mix Revisited: Evolving Perspectives and Practical Applications” của E Jerome McCarthy (1964) Cuốn sách giới thiệu mô hình 4P (Product, Price, Place, Promotion), trong đó Promotion (truyền thông) là một yếu tố quan trọng Công trình này đã đặt nền móng cho nhiều nghiên cứu tiếp theo về các công cụ và kỹ thuật truyền thông trong marketing Cuốn sách cung cấp một khung lý thuyết cơ bản cho việc xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả trong marketing mix

“The Role of Digital and Social Media Marketing in Consumer Behavior” của Andrew T Stephen (2016) Cuốn sách nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông kỹ thuật số và mạng xã hội đến hành vi tiêu dùng Cuốn sách cung cấp các hiểu biết sâu sắc về cách doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh truyền thông số để tiếp cận và tương tác với khách hàng, cũng như xây dựng thương hiệu trực tuyến

Trang 14

“Integrated Marketing Communications: Pulling It Together and Making It Work” của Philip J Kitchen và Don E Schultz (2009) Cuốn sách nghiên cứu về các khái niệm và thực tiễn của truyền thông marketing tích hợp (IMC) Qua đây tác giả

đã đề xuất một cách tiếp cận toàn diện và phối hợp trong việc triển khai các hoạt động truyền thông nhằm tạo ra thông điệp nhất quán và hiệu quả cao

“Effects of Advertising on Brand Image and Brand Loyalty in the Beverage Industry of Vietnam” của Nguyen Phuong Thao và cộng sự (2013) Cuốn sách Nghiên cứu về ảnh hưởng của quảng cáo đến hình ảnh thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu trong ngành đồ uống tại Việt Nam Đồng thời cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về hiệu quả của các chiến lược truyền thông trong bối cảnh thị trường Việt Nam, từ đó đưa ra các gợi ý chiến lược cho doanh nghiệp

“Consumer Perceptions of Corporate Social Responsibility and Its Impact on Brand Image” của Michael L Barnett (2007) Cuốn sách nghiên cứu về cách khách hàng nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó đến hình ảnh thương hiệu Đồng thời làm rõ vai trò của truyền thông về trách nhiệm xã hội trong việc xây dựng uy tín và hình ảnh tích cực cho thương hiệu

“Customer-Based Brand Equity: Insights from Consumer and Marketing Science” của Kevin Lane Keller (2003) Cuốn sách phân tích các yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu dựa trên quan điểm của khách hàng và các hoạt động truyền thông marketing Đã ra các mô hình và khung lý thuyết để đánh giá và xây dựng giá trị thương hiệu thông qua các chiến lược truyền thông hiệu quả

Như vậy, chưa có nghiên cứu chính thống nào về đề tài “chiến lược truyền thông công nghệ CheckVN của trung tâm doanh nghiệp hội nhập và phát triển tại thị trường việt nam” Chính vì vậy, luận văn không có sự trùng lặp với những nghiên cứu đã được công bố Luận văn có thể kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu trước đó có liên quan

3 Mục tiêu

Phân tích hiện trạng truyền thông của Trung tâm IDE với công nghệ CheckVN

từ đó định hướng chiến lược truyền thông cho phù hợp với tình hình thực tế đến năm

2027 tại thị trường Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược truyền thông công nghệ CheckVN của Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển tại thị trường Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu :

Trang 15

+ Về nội dung: Luận văn tập trung vào việc đánh giá hiện trạng, phân tích số liệu và đưa ra chiến lược truyền thông cho công nghệ CheckVN tại thị trường Việt Nam

+ Về địa bàn nghiên cứu: Trên lãnh thổ Việt Nam

+ Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đánh giá chiến lược truyền thông từ năm 2020 đến nay và đề xuất giải pháp đến năm 2027

5 Phương pháp nghiên cứu

Các nhiều phương pháp nghiên cứu được áp dụng linh hoạt trong đề tài nhằm đảm bảo tính chính xác và toàn diện cho kết quả nghiên cứu:

5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả sử dụng phương pháp này

để có được các thông tin chi tiết về chiến lược truyền thông, bằng khảo sát, điều tra

để phục vụ mục đích phân tích đánh giá chuyên sâu về hiện trạng chiến lược truyền thông công nghệ CheckVN Tác giả thiết lập các phỏng vấn với các nhóm đối tượng

từ Ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên, khách hàng, khách hàng tiềm năng với những câu hỏi mở và quan sát trực tiếp để đưa ra nhận định

5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả thực hiện các phương

pháp thu thập thông tin và dữ liệu dưới dạng các biểu mẫu khảo sát, bảng hỏi với các đối tượng phục vụ cho việc phân tích hiện trạng

5.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

o Thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn: Các tài liệu nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các văn bản pháp luật liên quan tới xây dựng chiến lược truyền thông trong lĩnh vực công nghệ, các thông tin số liệu thứ cấp từ khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, hoặc cộng đồng người dùng… Các thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng, các Websites,…

o Thu thập thông tin sơ cấp:

i Phỏng vấn trực tiếp, tham vấn các cá nhân chủ chốt (key person interviews) – các khách hàng,……… Phỏng vấn cá nhân: Tiến hành phỏng vấn các

bộ phận có liên quan như Phòng marketing, bộ phận truyền thông, phòng bán hàn và một số khách hang tiêu biểu… đây là phương pháp nghiên cứu sâu hơn giúp tập trung

Trang 16

vào việc thu thập thông tin chi tiết về ý kiến, nhận thức và hành vi của các đối tượng nghiên cứu thông qua việc hội thoại trực tiếp

ii Phỏng vấn trực tuyến đại diện một số khách hàng qua phiếu điều tra (Ban giám đốc các cơ sở, bộ phận có liên quan, các phiếu điều tra ở dạng biểu mẫu trực tuyến và cho phép chiết xuất thông tin)

6 Nội dung của Luận văn

Bao gồm phần mở đầu, kết luận và 3 chương với các phần chính sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược truyền thông

Chương 2: Phân tích thực trạng chiến lược truyền thông Công nghệ CheckVN của Trung Tâm Doanh Nghiệp Hội Nhập Và Phát Triển

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chiến lược truyền thông công nghệ CheckVN tại thị trường Việt Nam đến năm 2027

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG 1.1 Tổng quan về chiến lược truyền thông

a Khái niệm chiến lược truyền thông

Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của công ty, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu

để thực hiện các mục tiêu đó

Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin của Doanh nghiệp (tổ chức) đến người tiêu dùng để họ biết đến những tính năng sản phẩm, dịch vụ, các chương trình của Doanh nghiệp, lợi ích mà Doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ

Chiến lược truyền thông là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn về truyền thông của công ty, lựa chọn cách thức truyền thông, phương hướng hành động

và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó

Chiến lược truyền thông là một phần quan trọng của chiến lược tổng thể của

tổ chức, giúp xác định cách thức giao tiếp và tương tác với khách hàng, đối tác, cổ đông và công chúng

b Mục tiêu của chiến lược truyền

Mục tiêu của chiến lược truyền thông bao gồm:

Xây dựng hình ảnh và thương hiệu: Chiến lược truyền thông giúp xác định cách tổ chức muốn được nhìn thấy và nhớ đến bởi khách hàng và công chúng Nó giúp xây dựng và quản lý hình ảnh và thương hiệu một cách nhất quán và tích cực

Tạo nhận thức và nhận diện: Chiến lược truyền thông giúp tạo ra sự nhận thức

và nhận diện về sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức thông qua việc sử dụng các kênh truyền thông khác nhau như quảng cáo, PR, truyền thông xã hội, và nhiều hơn nữa

Xây dựng và duy trì mối quan hệ: Chiến lược truyền thông giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác, cổ đông và công chúng Nó cung cấp

cơ hội để tương tác, trao đổi thông tin và tạo sự tương tác tích cực

Tạo tầm ảnh hưởng và thay đổi hành vi: Chiến lược truyền thông có thể ảnh hưởng đến quan điểm và hành vi của khách hàng và công chúng, từ việc tạo ra sự quan tâm đến việc thúc đẩy hành động cụ thể

Trang 18

Đối phó với tình huống khủng bố: Chiến lược truyền thông cũng bao gồm việc xác định cách thức đối phó với tình huống khủng bố hoặc xử lý các vấn đề tiêu cực

và khủng bố để duy trì uy tín và danh tiếng của tổ chức

c Cấu trúc chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông bao gồm có 2 phần chính:

Chiến lược nội dung: thông điệp mà công ty muốn gửi đến khách hàng là gì? Thông thường các doanh nghiệp dựa trên định vị sản phẩm, những điểm khác biệt của sản phẩm và thương hiệu mà đối thủ không có, để thông tin và thuyết phục khách hàng Ngoài ra nội dung thông điệp cũng được gửi đến khách hàng thông qua hình thức trình chuyển tải thông điệp như: hình thức chuyển tải thông điệp qua bao bì sản phẩm, qua chất lượng hình ảnh, âm thanh của TVC, của hình thức thiết kế các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông

Chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông : Sau khi có nội dung quảng cáo, các mẫu quảng cáo, vấn đề tiếp theo là các nhà hoạch định chiến lược cần nghiên cứu về thói quen truyền thông của khán giả mục tiêu để quyết định lựa chọn và sử dụng các phương tiện truyền thông, làm sao để truyền thông điệp của sản phẩm và thương hiệu đến người tiêu dùng một cách hiệu quả về chi phí Để làm được điều này các nhà hoạch định chiến lược xây dựng chiến lược truyền thông qua các giai đoạn như sau:

o Xác định đối tượng truyền thông mục tiêu: ai là người mà chiến dịch truyền thông nhắm đến

o Xây dựng mục tiêu truyền thông của chiến dịch quảng cáo, cần tiếp cận bao nhiêu % khán giá mục tiêu, số lần tiếp cận của khán giả đối với thương hiệu và sản phẩm bao nhiêu lần, để họ có thể nhớ và ấn tượng về sản phẩm và thông điệp

o Nghiên cứu thói quen truyền thông của khán giả mục tiêu, họ thường đi đâu? Xem gì, nghe gì, đọc gì, trong khoảng thời gian nào Nhà hoạch định xác định các vehicle ( nơi reach được khán giả mục tiêu nhiều nhất) ví dụ chương trình truyền hình, chương trình radio, tờ báo được xem nhiều, vị trí trên website và mạng xã hội nào mà được nhiều người vào nhất

o Xác định thị trường, địa điểm để giới thiệu và quảng cáo sản phẩm và thương hiệu, thời điểm để quảng cáo, tần xuất quảng cáo…

o Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông

Hoạt động truyền thông của công ty không chỉ thực hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mà còn thực hiện các hoạt động giới thiệu quảng bá sản phẩm

Trang 19

và thương hiệu trong các nhóm người tiêu dùng có phạm vi nhỏ hơn, như khuyến mãi sản phẩm tại điểm bán, trưng bày sản phẩm, tổ chức hội thảo, phát quà tặng sản phẩm, dùng thử sản phẩm Tất cả các hoạt động giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng

và thuyết phục họ sử dụng tiêu dùng sản phẩm đều được xem là các hoạt động truyền thông

d Mô hình truyền thông

Trước khi bắt tay vào thực hiện xây dựng chiến lược truyền thông nhà quản trị cần hiểu được các yếu tố cơ quan của truyền thông và vai trò cũng như sự tương tác giữa các yếu tố Đó có thể được côi là một trong những yếu tố đầu tiên để hướng tới hiệu quả truyền thông

Mô hình vĩ mô của quá trình truyền thông (hay còn được biết đến với tên gọi

Mô hình truyền thông giải đáp của Wilbur Schramm) được khái quát hóa như trong

mô hình dưới đây:

(Nguồn:Kotler & Keller, 2013, tr 498)

Theo mô hình này, có 9 yếu tố quan trọng trong quá trình truyền thông:

- Các bên tham gia quá trình truyền thông: người gửi và người nhận

- Các công cụ truyền thông: thông điệp và phương tiện truyền thông

- Các chức năng truyền thông: mã hoá, giải mã, phản ứng đáp lại và thông tin phản hồi

- Yếu tố cuối cùng: nhiễu (các tác động đến thông điệp làm nó bị hiểu sai lệch

so với trạng tháng ban đầu của người gửi hay các yếu tố làm phân tán sự chú ý của người nhận) Đồng thời, mô hình truyền thông này cũng nhấn mạnh những yếu tố then chốt trong hệ thống truyền thông có hiệu quả Người gửi cần phải biết mình đang nhằm vào những người nhận tin nào, họ muốn nhận được thông tin gì để chọn ngôn

Trang 20

ngữ và mã hoá nội dung một cách khéo léo Chủ thể truyền thông cũng phải sáng tạo các thông điệp lựa chọn phương tiện truyền tin hữu hiệu và tạo cơ chế nhận thông tin phản hồi

e Vai trò

Chiến lược truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cách tổ chức tương tác với môi trường xung quanh, tạo dựng hình ảnh và thương hiệu, và đảm bảo sự tương tác tích cực và hiệu quả với khách hàng và công chúng., cụ thể như sau:

Xây dựng và tăng cường thương hiệu: Chiến lược truyền thông giúp xác định các giá trị cốt lõi của thương hiệu và tạo ra thông điệp nhằm tạo dựng và duy trì hình ảnh tích cực của thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Tạo sự nhận diện: Truyền thông giúp tạo nên một hình ảnh đặc trưng cho tổ chức hoặc sản phẩm, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và tìm hiểu thêm về thương hiệu

Tương tác và tạo mối quan hệ: Chiến lược truyền thông cung cấp cơ hội tương tác với khách hàng thông qua các kênh truyền thông khác nhau Điều này giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn, tạo sự tin tưởng và tăng cường sự trung thành của khách hàng

Quảng cáo và marketing: Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo và marketing Nó giúp thông báo

về sản phẩm, dịch vụ, hoặc thông điệp quan trọng đến mục tiêu khách hàng

Định hình ý thức công chúng: Chiến lược truyền thông có thể tạo ra sự ý thức

và thay đổi quan điểm của công chúng về các vấn đề quan trọng, từ vấn đề xã hội đến các vấn đề liên quan đến tổ chức

Giải quyết khủng hoảng và tình huống khẩn cấp: Truyền thông có vai trò trong việc quản lý tình huống khẩn cấp và khủng hoảng, giúp đảm bảo rằng thông tin chính xác và quan trọng được truyền đạt đúng cách

Thúc đẩy doanh số bán hàng: Truyền thông có thể tạo ra sự tò mò và mong muốn mua hàng từ khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi

Trang 21

Xây dựng hệ thống liên kết: Chiến lược truyền thông giúp kết nối nội bộ và xây dựng môi trường làm việc tích cực bên trong tổ chức

Phân tích và đo lường: Chiến lược truyền thông cần được theo dõi và đo lường hiệu suất để đảm bảo rằng mục tiêu và kết quả đề ra được đạt được

f Các nguyên tắc cơ bản của chiến lược truyền thông

Tính Kịp Thời

Thông điệp phải được truyền tải đúng thời điểm để đạt được hiệu quả cao nhất Việc nắm bắt các xu hướng và sự kiện thời sự có thể giúp tăng cường hiệu quả truyền thông

Đo Lường và Đánh Giá

Chiến lược truyền thông cần có các tiêu chí và công cụ để đo lường hiệu quả,

từ đó điều chỉnh và cải tiến

1.2 Các mô hình chiến lược truyền thông

Trước khi bắt tay vào xây dựng chiến lược truyền thông, Doanh nghiệp cần xác định được những thuận lợi và khó khăn trong thị trường đang hướng đến Có nhiều phương pháp phân tích về để Doanh nghiệp tìm ra vấn đề này, tuy nhiên trong quá trình phân tích các công trình đã nghiên cứu tác giả nhận định để phân tích môi trường kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược truyền thông cần có sự phân tích kết hợp của hai mô hình phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị và truyền thông,

đó là mô hình 5C (Mô hình 5C gồm 5 thành tố được lấy từ 5 chữ cái đầu (chữ C) trong ngôn ngữ tiếng Anh, gồm: Company (Công ty); Customers (Khách hàng); Competitors (Đối thủ cạnh tranh); Collaborators (Đối tác); Climate (Bối cảnh thị trường)) và chiến lược STP (Phân đoạn (Segmentation), Mục tiêu (Targeting) và Định

Trang 22

vị (Positioning)), đem lại một góc nhìn toàn diện và chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược truyền thông của một Doanh nghiệp Bằng cách kết hợp hai mô hình này, tổ chức có thể hiểu rõ hơn về môi trường ngoại cảnh, nhu cầu và hành vi của khách hàng, cũng như vị trí của mình trong thị trường và cách tiếp cận đối tượng mục tiêu

Mô hình 5C tập trung vào việc phân tích các yếu tố nội bộ của tổ chức Khám phá khách hàng, cạnh tranh, công cụ, cộng đồng và môi trường giúp tổ chức định hình chiến lược truyền thông sao cho phù hợp nhất với ngữ cảnh và mục tiêu kinh doanh của mình Qua việc phân tích 4 yếu tố (Công ty; Khách hàng; Đối thủ cạnh tranh; Đối tác;Môi trường kinh doanh) tổ chức có thể tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu, mong muốn và hành vi tiêu dùng, từ đó tạo ra những thông điệp và chiến lược truyền thông phù hợp

Ngoài ra Mô hình chiến lược STP, tập trung vào quá trình phân loại và tiếp cận các đối tượng mục tiêu của tổ chức Qua việc phân đoạn, tổ chức có thể chia nhỏ thị trường thành các nhóm đối tượng có đặc điểm, nhu cầu và hành vi tương tự Sau

đó, thông qua quá trình mục tiêu và định vị, tổ chức xác định và lựa chọn nhóm đối tượng cụ thể mà họ muốn tiếp cận và tạo ra ấn tượng

Bằng cách kết hợp phân tích mô hình 5C và mô hình STP, tổ chức có thể tối

ưu hóa chiến lược truyền thông của mình từ việc hiểu rõ về môi trường ngoại cảnh đến việc xác định đối tượng mục tiêu và phân đoạn thị trường Sự kết hợp này giúp

tổ chức định hình một chiến lược truyền thông toàn diện và hiệu quả, tương thích với mục tiêu kinh doanh và nhu cầu của khách hàng

Để hiểu rõ hơn mô hình 5C và mô hình STP là gì, sau đây sẽ là phân tích cụ thể:

1.2.1 Mô hình 5C

Mô hình 5C được Giáo sư Kenichi Ohmae người Nhật Bản công bố lần đầu tiên vào năm 1979 trong cuốn sách “The Mind of the Strategist” của mình Mô hình này đã nhanh chóng trở thành một công cụ phổ biến được các chuyên gia, các doanh nghiệp trên toàn thế giới để đánh giá các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp

Trang 23

Theo phân tích của Võ Tuấn Hải Mô hình 5C được cụ thể như sau (Nguồn:

Võ Tuấn Hải (2023),Mô hình 5C là gì? Phân tích 5 yếu tố chính của mô hình, Võ Tuấn Hải, https://chuyengiamarketing.com/mo-hinh-5c/, 13/10/2023):

Mô hình 5C là một trong những mô hình phân tích phổ biến nhất do tính đơn giản nhưng lại mang đến sự phát triển vượt trội Đồng thời đây cũng là lựa chọn tối

ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

5C trong Chuyền thông và Marketing được xem như một kỹ thuật phân tích tình huống, được sử dụng để các nhà chiến lược xem xét các yếu tố cốt yếu nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt Tương tự như kiểm tra sức khỏe, 5C sẽ tập trung vào những phần quan trọng nhất trong doanh nghiệp và xác định những gì đang hoạt động tốt và những gì không Nhờ vậy mà những chiến lược gia có thể đưa ra quyết định có lợi và sáng suốt hơn

a Bố cảnh thị trường (context)

Khi đánh giá môi trường kinh doanh, hãy tập trung vào các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến cách bạn vận hành một chu trình kinh doanh Điều này sẽ bao gồm cả những xu hướng xã hội, xu hướng ngành,

xu hướng pháp lý và những công nghệ mới Hãy tự đặt ra những câu hỏi sau đây:

Có bất kỳ luật lệ hay quy định mới nào được đề xuất có ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay không? Nếu có thì làm sao để giải quyết ?

Có bất kỳ xu hướng xã hội hay xu hướng kinh tế nào ảnh hưởng đến thái độ

và hành vi người tiêu dùng hay không ?

Có bất kỳ công nghệ mới nổi nào có thể thay đổi cách doanh nghiệp hoạt động hay thay đổi phương thức mua sắm người tiêu dùng hay không ?

Những xu hướng mua sắm nào đang trở nên phổ biến và xu hướng nào lỗi thời

?

Với những câu hỏi này, doanh nghiệp không phải đang cố gắng dự đoán trước tương lai hay xu hướng ngành Đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần cảm nhận được hướng

đi thị trường như thế nào

b Doanh nghiệp (Company)

Trang 24

Để hiểu hơn về chính doanh nghiệp, hãy bắt đầu tự hỏi bản thân những câu hỏi liên quan nhất đến công việc kinh doanh của Doanh nghiệp:

Doanh nghiệp đang kinh doanh những gì ? Hãy liệt kê các dòng sản phẩm chính

Có gì khác so với đối thủ hay không ?

Doanh nghiệp đang có những lợi thế cạnh tranh gì ?

Điều gì làm cho thương hiệu trở nên đáng nhớ và độc đáo hơn ?

Doanh nghiệp có thể làm được những gì tốt hơn so với đối thủ ?

Làm sao để khách hàng tiếp cận được doanh nghiệp ?

Nếu có thêm một khoản đầu tư lớn, bạn sẽ đầu tư số tiền đó vào đâu ?

Nếu đột nhiên phải cắt giảm 10% ngân sách, bạn sẽ thực hiện cắt giảm ở những hạng mục nào ?

Mục tiêu trong 1, 3, 5 năm tới doanh nghiệp là gì ?

c Đối thủ cạnh tranh (Competitor)

Hiểu được đối thủ cạnh tranh cũng quan trọng như việc bạn hiểu chính doanh nghiệp của mình Hãy theo dõi những yếu tố sau để phân tích đối thủ một cách toàn diện nhất:

Đối thủ chính thức của doanh nghiệp là ai ?

Đâu là lợi thế và điểm yếu lớn nhất của họ

Họ sử dụng chiến lược gì để tiếp cận khách hàng mục tiêu ?

Có những điều gì họ đã làm được trong khi doanh nghiệp bạn thì không ? Đâu là những điều doanh nghiệp với bạn có thể làm được nhưng họ thì không

?

Họ nhắm đến đối tượng mục tiêu nào ?

Mỗi đối thủ đang sản xuất những nội dung nào ?

Mỗi đối thủ có độ nhận diện như ra sao trên mạng xã hội ?

Biết được vị thế tổng thể, điểm mạnh, điểm yếu đối thủ sẽ mang lại cho bạn lợi thế vô cùng to lớn Xét cho cùng, bạn không thể cạnh tranh tốt nếu không biết họ thực sự là ai

d Đối tác (Collaborrator)

Trang 25

Trong phần này, hãy liệt kê tổng thể các doanh nghiệp đối tác hay khách mà doanh nghiệp đang hợp tác Hãy phân tích xem có mối liên hệ hỗ trợ nào từ họ hay không Chẳng hạn như khi nhà cung cấp trễ đơn hàng, có thể liên hệ ai để khắc phục nhanh chóng vấn đề này Đối với mỗi đối tượng, hãy ghi nhớ những thông tin liên hệ như địa chỉ email, số điện thoại

Dưới đây là những câu hỏi và ví dụ về vấn đề cộng tác phổ biến nhất:

Doanh nghiệp có đối tác nào giúp điều hành công ty hay không ?

Ai là người tạo ra và cung cấp các sản phẩm mà doanh nghiệp bán ?

Đơn vị vận chuyển doanh nghiệp là ai ?

Doanh nghiệp sử dụng các nền tảng thương mại điện tử nào ?

Ai xử lý hàng tồn kho và các hoạt động liên quan đến kho hàng ?

Doanh nghiệp có đối tác hỗ trợ tiếp thị nội dung hay không ?

Doanh nghiệp có nhà phân phối hoặc đơn vị bán sản phẩm hay không ?

Doanh nghiệp có đối tác hỗ trợ điều hành, quản lý các tài khoản truyền thông

xã hội hay không ?

Sau khi hoàn tất các đề mục này, có thể nhận ra rằng bạn cần nhiều người hơn

để điều hành một doanh nghiệp so với dự kiến ban đầu Hãy liệt kê tất cả để nắm rõ những ai đang đảm nhận công việc gì Đây cũng là cơ sở để bạn biết rõ mình nên tìm đến ai khi có vấn đề phát sinh Điều này giúp các hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra theo đúng quy trình và đạt kết quả cao hơn

e Khách hàng (Customer)

Khách là hàng yếu tố cốt yếu nhất trong 5C Bằng việc hiểu rõ khách hàng là

ai, họ đang cần gì và sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ như thế nào, quá trình cung cấp đến họ sẽ được tối ưu hơn

Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị tốt hơn về những nỗ lực tiếp thị của mình Không chỉ quảng cáo đến đúng đối tượng mà còn biết được hình ảnh, thông điệp nào là phù hợp nhất với khách hàng tiềm năng

Cuối cùng, phân tích khách hàng cũng là cách tốt nhất để hiểu hơn về sản phẩm

và doanh nghiệp Bằng cách tìm ra những gì khách hàng yêu thích và không thích sẽ

có cái nhìn sâu sắc và trực tiếp hơn về những yếu tố này

Trang 26

Hãy bắt đầu phân tích khách hàng với những câu hỏi sau:

Sản phẩm bạn phù hợp với những khách hàng như thế nào?

Những ai hiện đang mua?

Loại sản phẩm nào được bán nhiều nhất và ít nhất?

Sản phẩm được cho là tốt hay xấu, hay không có bài nhận xét nào?

Khách hàng tìm thấy sản phẩm hoặc trang web của bạn bằng cách nào?

Khách hàng tổng thể đang tăng hay giảm ?

Khách hàng thực hiện bao nhiêu lần mua hàng lặp lại ?

Khách hàng có nghiên cứu cẩn thận trước khi mua hay mua hàng một cách bốc đồng?

Điều gì kích thích họ mua hàng (giá cả, chất lượng, lợi ích độc đáo, sự tiện lợi, )?

Khách hàng đi đâu để tìm hiểu thêm về sản phẩm?

Các kênh giao tiếp doanh nghiệp với khách hàng là gì?

1.2.2 Mô hình Chiến lược Segmentation Targeting Positioning (STP)

a Phân khúc thị trường

Trên thực tế, doanh nghiệp không thể theo đuổi toàn bộ thị trường mà họ phải phân khúc và lựa chọn một thị trường có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển Doanh nghiệp nên thực hiện Market Research sau đó tiến hành Phân khúc thị trường để xác định nhóm khách hàng tiềm năng

Việc phân khúc thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực cho sản phẩm, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường và tránh lãng phí ngân sách Có 3 phương thức cơ bản để phân khúc thị trường:

Geographics (Địa lí): thành thị/nông thôn, tỉnh, huyện…

Demographics (Nhân khẩu học): trình độ học vấn, thu nhập, tỷ lệ kết hôn, tỷ

lệ sinh,…

Psychographics (Tâm lý học): tính cách, ý kiến, thái độ, sở thích, lối sống…

b Lựa chọn thị trường mục tiêu

Sau khi đã tiến hành Phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp với sản phẩm của mình Đâu sẽ là phân khúc có tiềm năng

Trang 27

phát triển trong tương lai? Đâu là phân khúc thương hiệu có đủ khả năng chiếm thị phần? Đâu là phân khúc an toàn cho thương hiệu bắt đầu khai phá?

Doanh nghiệp cần phải xác định sản phẩm có phù hợp với đối tượng & thị trường mục tiêu đã đặt ra hay không Qua đó, triển khai các chiến lược Marketing phù hợp với định hướng phát triển Có 3 tiêu chí để lựa chọn việc tiếp cận thị trường:

Market Size (Độ lớn của thị trường): doanh nghiệp phải xác định được thị trường đã chọn rộng lớn như thế nào và ước tính thị phần có thể đạt được Thương hiệu càng lớn càng có xu hướng mở rộng thị trường, vậy nên, doanh nghiệp không nên chọn thị trường mục tiêu quá nhỏ

Relevance (Sự liên quan): sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp tung ra có phục

vụ xác đáng cho nhu cầu của người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu đã chọn không? Khách hàng có đón nhận sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp không? Khi trả lời được những câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ có hướng phát triển chiến lược tiếp cận thị trường đúng đắn hơn

Potential Growth (Tiềm năng phát triển): để thương hiệu “sống” được trên thương trường, doanh nghiệp cần đánh giá một cách nghiêm túc về tiềm năng phát triển của thị trường và cả sản phẩm Về lâu dài, thị trường này có phát triển một cách mạnh mẽ không? Dư địa có tiếp tục mở rộng hay không?

c Định vị

Đây chính là phần quan trọng nhất của chiến lược STP, bởi thương hiệu có

“sống” được trong lòng khách hàng lâu dài hay không, tất cả là nhờ vào chiến lược định vị thương hiệu Positioning sẽ là trọng tâm để tạo nên điểm khác biệt, chỉ có sự khác biệt mới đảm bảo sản phẩm có thể phát triển & tồn tại trong tương lai hay không

Để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường thì điều quan trọng nhất chính là “sự khác biệt” Sản phẩm của doanh nghiệp bạn có điểm gì khác biệt so với đối thủ? Nó giải quyết được vấn đề gì mà các sản phẩm khác không làm được? Khi đã tìm thấy USP (Unique Selling Point) của sản phẩm, đây là lúc doanh nghiệp cần tập trung toàn lực để phát triển và Định vị thương hiệu một cách mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng

Trang 28

Định vị thương hiệu cũng cần linh hoạt thay đổi trong những môi trường kinh doanh khác nhau Tuỳ vào mục đích kinh doanh và thị trường hướng đến, sản phẩm

có thể ứng biến kịp thời để phù hợp với mục tiêu đề ra Có 3 định hướng chính trong chiến lược định vị thương hiệu, đó là: Internally-Based (Nguồn lực nội tại), Consumer-Based (Nguồn lực từ khách hàng) và Competitor Based (Nguồn lực từ đối thủ)

1.3 Tiến trình xây dựng chiến lược truyền thông

1.3.1 Công chúng mục tiêu

Đây là vấn đề mà Doanh nghiệp cần phải quan tâm hàng đầu khi xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả Nếu như bạn xác định được mục tiêu càng rõ ràng, chuẩn xác thì việc thực hiện các bước sau sẽ trở nên đơn giản và đún đắn hơn rất nhiều

1.3.2 Mục tiêu truyền thông

Với mỗi một chiến lược truyền thông sẽ có một mục tiêu riêng, có thể là mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn nhưng phải đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp

Ví dụ như khi công ty sắp ra sản phẩm mới thì có thể thực hiện các chiến lược truyền thông để quảng cáo sản phẩm giúp khách hàng định hình về những tính năng hoặc đặc điểm nổi bật mà sản phẩm đó sẽ mang lại

1.3.3 Thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông là một thông tin cụ thể hoặc một tập hợp các thông tin được tạo ra để truyền đạt một ý kiến, mục tiêu hoặc thông tin cụ thể tới khách hàng, đối tượng hoặc công chúng Thông điệp truyền thông có thể được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo, chiến lược truyền thông, PR, marketing và các hoạt động liên quan khác để giao tiếp với mục tiêu của tổ chức

Một thông điệp truyền thông thường bao gồm các yếu tố sau:

Mục tiêu chính: Đây là điểm chính mà thông điệp muốn truyền tải hoặc nhấn mạnh Điều này có thể là một ý kiến, thông tin cụ thể hoặc mục tiêu của chiến dịch

Tính năng và lợi ích: Thông điệp truyền thông thường giải thích các tính năng

và lợi ích của sản phẩm, dịch vụ hoặc ý kiến mà tổ chức muốn truyền tải

Trang 29

Phân định: Thông điệp truyền thông cũng có thể được sử dụng để phân biệt tổ chức, sản phẩm hoặc dịch vụ khỏi các đối thủ cạnh tranh

Tone và tình thái: Tone và tình thái của thông điệp có thể ảnh hưởng đến cách

mà người nhận thông điệp cảm nhận nó Tone có thể là mạnh mẽ, tích cực, hài hước, trang nhã, v.v

Sự rõ ràng và dễ hiểu: Thông điệp nên được diễn đạt một cách rõ ràng và dễ hiểu để người nhận có thể hiểu rõ nội dung mà tổ chức muốn truyền tải

Tương tác với mục tiêu: Thông điệp nên tương tác với mục tiêu của tổ chức hoặc chiến dịch truyền thông Điều này có thể thúc đẩy họ thực hiện hành động cụ thể hoặc thay đổi quan điểm của họ

Các thông điệp truyền thông thường được tạo ra dựa trên các nghiên cứu thị trường, phân tích đối tượng mục tiêu và chiến lược truyền thông tổng thể của tổ chức

để đảm bảo rằng thông điệp làm việc một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức

1.3.4 Ngân sách truyền thông

Muốn thưc hiện được hoạt động truyền thông Marketing, công ty cần phải cung cấp một ngân sách nhất định Thông thường có 4 phương pháp xác định ngân sách cho hoạt động truyền thông của công ty:

Phương pháp xác định ngân sách theo tỷ lệ % của doanh số bán:

Theo phương pháp này, công ty xây dựng ngân sách truyền thông bằng một tỷ

lệ phần trăm nào đó của doanh số bán dự kiến Phương pháp này có những ưu điểm

và khuyết điểm Về ưu điểm có thể kể ra các ưu điểm như sau: phương pháp này dễ tính toán, dễ được chấp nhận.Về nhược điểm: phương pháp này không có căn cứ vững chắc, vì chính nhờ các chương trình truyền thông mà doanh nghiệp có thể tăng doanh

số, chứ không thông phải doanh số là cái có trước để làm căn cứ tính ngân sách truyền

Phương pháp cân bằng cạnh tranh: Theo phương pháp này, công ty xây dựng ngân sách truyền thông bằng ngân sách truyền thông của các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn và chu kỳ kinh doanh Phương pháp này có ưu điểm là sẽ tránh khả năng xảy ra chiến tranh về truyền thông giữa các công ty cạnh tranh Khó khăn trong

Trang 30

việc thực hiện phương pháp này là khó xác định được ngân sách truyền thông của các công ty cạnh tranh Mặt khác, do mục tiêu tru yền thông của các công ty khác nhau, cho nên căn cứ như trên cũng không hoàn toàn hợp lý

Phương ipháp icăn icứ ivào imục itiêu ivà inhiệm ivụ: iTheo iphương ipháp inày, icác icông ity ixây idựng ingân isách itruyền ithông itrên icơ isở inhững imục itiêu ivà inhiệm ivụ icần iphải igiải iquyết ivề iphương idiện itruyền ithông iPhương ipháp inày iđược ixem ilà icó icăn icứ ikhoa ihọc iĐiều iquan itrọng icần ilưu iý ilà imục itiêu, inhiệm ivụ itruyền ithông iphải iđặt itrong imục itiêu ivà inhiệm ivụ icủa ichiến ilược iMarketing

iPhương ipháp ichi itheo ikhả inăng: iTheo iphương ipháp inày, icông ity ixây idựng ingân isách itruyền ithông itheo ikhả inăng itài ichính icủa ihọ iPhương ipháp inày icó inhược iđiểm ilà icông ity ikhông ithể ichủ iđộng isử idụng icác ihoạt iđộng itruyền ithông itheo imức icần ithiết iđể itác iđộng itới ithị itrường

1.3.5 iLựa ichọn iphương itiện itruyền ithông

Mỗi imột ikênh itruyền ithông isẽ icó inhững iđặc iđiểm ivà iđối itượng ikhách ihàng ikhác inhau, ido iđó iDoanh inghiẹp icần iphải icân inhắc iđể ilựa ichọn ikênh itruyền ithông iphù ihợp iVề icơ ibản icó i2 iloại ikênh itruyền ithông iphổ ibiến inhất iđó ilà ikênh itrực itiếp ivà ikênh itruyền ithông igián itiếp i

Kênh itruyền ithông itrực itiếp:

Đặc iđiểm: iKênh itruyền ithông itrực itiếp icho iphép itương itác itrực itiếp igiữa ingười igửi ivà ingười inhận ithông iđiệp iCác iví idụ ibao igồm icác icuộc igọi iđiện ithoại, icuộc ihọp itrực ituyến, isự ikiện itrực itiếp ivà igặp igỡ imặt iđối imặt

Ưu iđiểm:

Tạo ira isự itương itác itrực itiếp ivà iđối ithoại igiữa ingười igửi ivà ingười inhận

Cho iphép itruyền itải ithông iđiệp imột icách inhanh ichóng ivà itrực itiếp

Cung icấp icơ ihội iđể ihiểu irõ ihơn ivề inhu icầu ivà imong imuốn icủa ikhách ihàng ithông iqua igiao itiếp itrực itiếp

Hạn ichế:

Chi iphí icao ihơn iso ivới icác ikênh itruyền ithông igián itiếp

Trang 31

Cần iphải isắp ixếp ithời igian ivà ikế ihoạch icho icác icuộc igặp igỡ ivà isự ikiện itrực itiếp

Kênh itruyền ithông igián itiếp:

Đặc iđiểm: iKênh itruyền ithông igián itiếp itruyền itải ithông iđiệp ithông iqua icác iphương itiện itrung igian inhư iquảng icáo, itruyền ihình, iradio, imạng ixã ihội, iemail, ivà itrang iweb

Ưu iđiểm:

Tiết ikiệm ichi iphí iso ivới icác ikênh itruyền ithông itrực itiếp

Có ithể itiếp icận iđược imột ilượng ilớn ikhách ihàng imột icách iđồng ithời ithông iqua icác iphương itiện itruyền ithông iphổ ibiến

Cung icấp itính ilinh ihoạt icao ivề ithời igian ivà ikhông igian

1.3.6 iĐánh igiá ivà iđiều ichỉnh

Đánh igiá ichiến ilược itruyền ithông ilà imột iphần iquan itrọng icủa iquá itrình iquản ilý ivà iphát itriển idoanh inghiệp ivì inó icung icấp ithông itin icần ithiết iđể iđảm ibảo irằng ichiến ilược iđó iđang ihoạt iđộng ihiệu iquả ivà iđáp iứng iđược imục itiêu ikinh idoanh iDưới iđây ilà imột isố ilý ido itại isao iviệc iđánh igiá ichiến ilược itruyền ithông ilà icần ithiết: i

Đo ilường ihiệu iquả: iViệc iđánh igiá igiúp ixác iđịnh iliệu ichiến ilược itruyền ithông

iđã iđạt iđược imục itiêu iđề ira ihay ikhông iNó igiúp ixác iđịnh iđược icác ichỉ isố ikết iquả icụ ithể iđể iđo ilường ihiệu iquả, inhư ităng idoanh isố ibán ihàng, ităng ilưu ilượng itruy icập itrên iwebsite, ihoặc ităng inhận ithức ithương ihiệu

Định ihướng icải ithiện: iThông iqua iviệc iđánh igiá, idoanh inghiệp icó ithể ixác

iđịnh iđược icác iđiểm imạnh ivà iyếu icủa ichiến ilược itruyền ithông ihiện itại iDựa ivào iđó,

Trang 32

ihọ icó ithể iđề ixuất ivà itriển ikhai icác icải itiến ihoặc iđiều ichỉnh icần ithiết iđể itối iưu ihóa ichiến ilược itruyền ithông

Tối iưu ihóa ingân isách: iĐánh igiá igiúp idoanh inghiệp ihiểu irõ ihơn ivề ihiệu iquả

icủa icác ikhoản iđầu itư ivào itruyền ithông iNếu imột ihoạt iđộng itruyền ithông ikhông ihiệu iquả, ihọ icó ithể iđiều ichỉnh ingân isách iđể isử idụng icác inguồn ilực imột icách ihiệu iquả ihơn

Theo idõi itiến iđộ: iViệc iđánh igiá ichiến ilược itruyền ithông igiúp idoanh inghiệp

itheo idõi itiến iđộ icủa icác ihoạt iđộng itruyền ithông, ixác iđịnh iđược inhững ivấn iđề ixuất ihiện ivà iứng iphó ikịp ithời

Đánh igiá icạnh itranh: iPhân itích ichiến ilược itruyền ithông icủa iđối ithủ igiúp

idoanh inghiệp ihiểu irõ ivị ithế icủa imình iso ivới ithị itrường ivà icung icấp ithông itin iđể iđiều ichỉnh ichiến ilược itruyền ithông icủa imình imột icách iphù ihợp

Một isố iphương ipháp igiúp itổ ichức iđánh igiá itỉnh ihiệu iquả icủa ichiến ilược itruyền ithông inhư isau:

Phân itích isố iliệu: iĐánh igiá isự ithành icông ithông iqua icác ichỉ isố ivà isố iliệu icụ

ithể inhư idoanh isố ibán ihàng, ilưu ilượng itruy icập iwebsite, itương itác itrên imạng ixã ihội, itỷ ilệ ichuyển iđổi, ivà icác ichỉ isố ikhác iliên iquan iđến imục itiêu ikinh idoanh

Khảo isát ikhách ihàng: iTiến ihành ikhảo isát ihoặc iphỏng ivấn ikhách ihàng iđể

iđánh igiá inhận ithức, isự ihài ilòng, ivà ihành ivi icủa ihọ iđối ivới ichiến ilược itruyền ithông icủa ibạn

Phân itích inội idung: iĐánh igiá ichất ilượng ivà ihiệu iquả icủa inội idung itruyền

ithông, ibao igồm icả inội idung itrên iwebsite, ibài iđăng itrên imạng ixã ihội, iemail imarketing, ivà icác itài iliệu ikhác

Đánh igiá iphản ihồi: iTheo idõi ivà iphân itích iphản ihồi itừ ikhách ihàng, ibao igồm

icả iphản ihồi itích icực ivà itiêu icực, itừ iđó icải ithiện ichiến ilược itruyền ithông icủa ibạn

Phân itích ichi iphí: iĐánh igiá ichi iphí ivà ihiệu iquả icủa icác ihoạt iđộng itruyền

ithông, iso isánh ichi iphí ivới ikết iquả ithu iđược iđể ixác iđịnh imức iđộ ihiệu iquả icủa ichiến ilược

So isánh ivới iđối ithủ: iNghiên icứu ivà iso isánh icác ichiến ilược itruyền ithông icủa

iđối ithủ iđể iđánh igiá ivị ithế icạnh itranh ivà ixác iđịnh icác icơ ihội icải ithiện

Trang 33

TIỂU i KẾT iCHƯƠNG i1

Ở iChương i1 iđã ixây idựng imột inền itảng ilý ithuyết ivững ichắc ivề ichiến ilược itruyền ithông, icung icấp icơ isở iđể iphân itích ihiện itrạng ichiến ilược itruyền ithông itrong ichương itiếp itheo iNhững ikhái iniệm icơ ibản ivà imô ihình iquan itrọng iđã iđược igiới ithiệu,

ivà icác imô ihình ichiến ilược itruyền ithông inhư i5C ivà iSTP

Trước ihết, ivề ikhái iniệm ivà imô ihình itruyền ithông icủa igiúp ichúng ita ihiểu irõ iquá itrình itruyền ithông iqua icác ithành iphần: ingười igửi, ithông iđiệp, ikênh itruyền itải, ingười inhận ivà ihiệu iquả iMô ihình inày inhấn imạnh ivào isự icần ithiết icủa iviệc ixác iđịnh irõ iràng itừng ithành iphần iđể iđảm ibảo ithông iđiệp iđược itruyền itải ihiệu iquả iMô ihình itruyền ithông ibổ isung ithêm ikhía icạnh imã ihóa ivà igiải imã ithông iđiệp, ilàm inổi ibật itầm iquan itrọng icủa isự itương itác igiữa ingười igửi ivà ingười inhận itrong iquá itrình itruyền ithông

Tiếp itheo, icác inguyên itắc icơ ibản icủa ichiến ilược itruyền ithông inhư itính inhất iquán, itính ithuyết iphục, itính ikịp ithời ivà ikhả inăng iđo ilường iđược igiới ithiệu inhằm iđảm ibảo irằng icác ithông iđiệp itruyền ithông ikhông ichỉ iđược itruyền itải imột icách ihiệu iquả imà icòn icó ithể iđược iđánh igiá ivà icải ithiện iliên itục iTính inhất iquán iđảm ibảo irằng ithông iđiệp icủa idoanh inghiệp iluôn iđồng inhất itrên imọi ikênh itruyền ithông iTính ithuyết iphục igiúp ithông iđiệp icủa idoanh inghiệp igây iảnh ihưởng imạnh imẽ iđến iđối itượng imục itiêu iTính ikịp ithời iđảm ibảo irằng ithông iđiệp iđược igửi iđi iđúng ilúc ivà iđúng iđối itượng iKhả inăng iđo ilường igiúp idoanh inghiệp iđánh igiá ihiệu iquả icủa ichiến idịch itruyền ithông ivà iđưa ira inhững iđiều ichỉnh icần ithiết

Ngoài ira, ichương inày icũng itrình ibày ihai imô ihình ichiến ilược itruyền ithông iquan itrọng ilà i5C ivà iSTP iMô ihình i5C igiúp idoanh inghiệp iphân itích inăm iyếu itố iquan itrọng:

icấp icái inhìn itoàn idiện ivề imôi itrường ikinh idoanh icủa idoanh inghiệp, igiúp ixác iđịnh icác iyếu itố inội itại ivà ingoại icảnh iảnh ihưởng iđến ichiến ilược itruyền ithông iMô ihình iSTP i(Phân ikhúc ithị itrường i- iSegmentation, iLựa ichọn ithị itrường imục itiêu i- iTargeting, ivà iĐịnh ivị isản iphẩm i- iPositioning) icung icấp iphương ipháp iphân itích ivà iphát itriển ichiến ilược itruyền ithông ibằng icách ixác iđịnh irõ iràng icác iphân ikhúc ithị itrường, ilựa ichọn ithị itrường imục itiêu ivà iđịnh ivị isản iphẩm imột icách ihiệu iquả

Trang 34

CHƯƠNG i 2: i i PHÂN iTÍCH iTHỰC iTRẠNG iCHIẾN iLƯỢC iTRUYỀN

iTHÔNG iCÔNG iNGHỆ iCHECKVN iCỦA i

2.1 iGiới ithiệu ivề iTrung itâm iDoanh inghiệp iHội inhập ivà iphát itriển ivà ithương ihiệu iCông inghệ iCheckVN

2.1.1 iTổng iquan ivề iTrung itâm

Trung itâm iDoanh inghiệp iHội inhập ivà iPhát itriển i(Trung itâm iIDE) ilà imột itổ ichức ihoạt iđộng itrong ilĩnh ivực ikhoa ihọc ivà icông inghệ ido iTrung iương iHiệp ihội iDoanh inghiệp inhỏ ivà ivừa iViệt iNam ithành ilập itheo iQuyết iđịnh isố i225/QD-BTV ingày i22 itháng i8 inăm i2013; iGiấy iphép ihoạt iđộng ikhoa ihọc icông inghệ isố iB-05/2014/ĐK-KHCN

Trung itâm iIDE icó icác ichức inăng inghiên icứu iứng idụng inhằm iphát itriển ibền ivững idoanh inghiệp inhỏ ivà ivừa; idịch ivụ itư ivấn, ichuyển igiao icông inghệ; itham igia iđào itạo ibồi idưỡng inâng icao inghiệp ivụ ichuyên imôn, ithông itin ikhoa ihọc icông inghệ; itổ ichức ihội inghị ihội ithảo ikhoa ihọc ichuyên ingành; ihợp itác itrong inước ivà iquốc itế

Sau inhiều inăm inghiên icứu ivà itriển ikhai ithực ihiện, iIDE iđã itrở ithành itổ ichức iđầu itiên itại iViệt iNam icó iphát iminh isáng ichế iđộc iquyền ivề imột igiải ipháp icông inghệ isố ikết inối itrực itiếp inhà isản ixuất ivới ingười itiêu idùng; inâng icao inăng ilực icạnh itranh icho idoanh inghiệp inhỏ ivà ivừa i& isản iphẩm ihàng iViệt itrước isức iép icủa ihội inhập ikinh itế iquốc itế

Giải ipháp iđã i5 inăm iliên itiếp iđược iBan ichỉ iđạo iTrung iương iCuộc ivận iđộng ingười iViệt iNam iưu itiên idùng ihàng iViệt iNam iứng idụng itriển ikhai ikế ihoạch i“Cuộc ivận iđộng ingười iViệt iNam iưu itiên idùng ihàng iViệt iNam” ithường iniên itrên iquy imô itoàn iquốc

Thành itựu iđạt iđược icủa iIDE iđã iđặt inền itảng iđầu itiên icho ingành idịch ivụ icông inghệ isố ivề itruy ixuất inguồn igốc ihàng ihóa itại iViệt iNam ivà itrở ithành igiải ipháp ibảo imật ituyệt iđối, igiải ipháp ian ininh ithương imại iđiện itử ivà ian ininh ilogistics ichưa itừng iđược iphổ ibiến itại iViệt iNam

Trang 35

Sứ imệnh i– iTầm inhìn

Sứ imệnh: i“là iNgười ibạn iđồng ihành ichân ithành inhất icủa iDoanh inghiệp iViệt

iNam”

Tầm inhìn: iĐứng itrước ikỷ inguyên isố i4.0, ivới ikhao ikhát ivà iniềm itin imãnh iliệt

icùng iđội ingũ inhân isự itài inăng i– inhiệt ihuyết, iIDE iphấn iđấu itrở ithành iđơn ivị itiên iphong inghiên icứu iphát iminh, isáng ichế icác igiải ipháp itrong ilĩnh ivực ixây idựng ivà ibảo ivệ ithương ihiệu, iquản itrị idoanh inghiệp; iứng idụng icông inghệ ithông itin iđể ithiết ilập icác ihệ isinh ithái iđa ichức inăng ihàng iđầu ivề ichống igiả, itruy ixuất inguồn igốc, ikết inối icung icầu, ian ininh ithương imại iđiện itử ivà ian ininh iLogistics inhằm inâng icao inăng ilực icạnh itranh icho idoanh inghiệp ivà isản iphẩm ihàng ihóa iViệt iNam itrong itiến itrình ihội inhập ikinh itế iquốc itế

Cơ isở ipháp ilý

ivà iPhát itriển i(tên iviết itắt ilà iIDE) i

2 Chứng inhận iđăng iký ihoạt iđộng

3 Cơ iquan ichủ iquản itrực itiếp Hiệp ihội iDoanh inghiệp inhỏ ivà ivừa

iViệt iNam i(tên iviết itắt ilà iVinasme)

4 Địa ichỉ itrụ isở:

Trung itâm iDoanh inghiệp iHội inhập ivà iPhát itriển, iphòng i1003 iA, itầng i10 inhà

iD iKhách isạn iThể ithao, iLàng isinh iviên iHacinco, isố i99 iphố iNgụy iNhư iKon iTum, iphường iNhân iChính, iquận iThanh iXuân, iTP iHà iNội

5 Địa ichỉ ivăn iphòng igiao idịch

Trung itâm iDoanh inghiệp iHội inhập ivà iPhát itriền, isố i63 iđường iCao iLỗ, ixã iUy iNỗ, ihuyện iĐông iAnh, iHà iNội

6 Đại idiện itheo ipháp iluật Bà iPhạm iThị iLý i– iGiám iđốc iTrung

itâm

Trang 36

2.1.2 iTổng iquan ivề icông inghệ iCheckVN

Công inghệ iCheckVN ilà itên ithương imại icủa iSáng ichế i“Quy itrình ixác ithực ichống ihàng igiả” ivà igiải ipháp ihữu iích i“Hệ ithống iquản ilý ivà itheo idõi ithông itin inguồn igốc ithực iphẩm iở icấp iđộ ingười iquản ilý ivà ingười idùng” icủa iTrung itâm iDoanh inghiệp iHội inhập ivà iPhát itriển

“Quy itrình ixác ithực ichống ihàng igiả” ilà imột itrong ibốn isáng ichế icủa iTrung itâm iIDE iBằng isự inỗ ilực icủa imình, icác inhà ikhoa ihọc icủa iIDE iđã itạo ira imột icông inghệ isố i4.0 icủa ingười iViệt iNam iđể ithiết ilập, ilưu igiữ, isố ihóa, itheo idõi, ikiểm isoát, ibảo imật, ixác ithực ithông itin ivề isản iphẩm ihàng ihóa itrên imạng iinternet; ikết inối inhà isản ixuất, inhà iquản ilý ivới ingười itiêu idùng ithông iqua imã iphản ihồi inhanh iQrcode ivà iphần imềm iứng idụng itrên ismartphone; icho iphép ihiển ithị ithông itin itruy ixuất isản iphẩm icả ivề ichiều isâu ivà ichiều irộng, iđặc ibiệt icòn icho iphép ixác ithực ilại ithông itin itruy ixuất icó ichính ixác ihay ikhông ibằng icơ ichế ikhóa ilinh ihoạt icộng ivới icác ithuật itoán ibảo imật iđã iđược ibảo ihộ iđộc iquyền ivề isở ihữu itrí ituệ; ithiết ilập imột iphương ithức iquản itrị isản ixuất i4.0 ibằng iviệc isố ihóa itới itừng isản iphẩm ihàng ihóa, icập inhật inhật iký isản ixuất, iminh ibạch ithông itin itruy ixuất inguồn igốc iđiện itử itại iViệt iNam iCông inghệ ibảo imật icủa iIDE ikhắc iphục iđược icác inhược iđiểm icủa icông inghệ iin ivà iđược icác icơ iquan ichuyên imôn icủa iBộ iKhoa ihọc ivà iCông inghệ; iBộ iCông iAn, ithẩm iđịnh, iđánh igiá; icác inhà ikhoa ihọc icủa iViện inghiên icứu ivà iPhát itriển iLogistics iViệt iNam inghiên icứu icông inhận ilà imột igiải

8 Điện ithoại 024 i3965 i6168 i- iFax: i024 i3965 i6168

9 Di iđộng 039 i571 i9999 i i096 i305 i6116 i i097

Trang 37

ipháp ichống igiả, ibảo imật ituyệt iđối ivà ilà imột igiải ipháp ian ininh ithương imại iđiện itử, ian ininh ilogistics ichưa itừng iđược iphổ ibiến itại inước ita

Sáng ichế ilà imột icông icụ igiúp inhà isản ixuất ibảo ivệ ithương ihiệu, igiúp ingười itiêu idùng itự ibảo ivệ iquyền ilợi; ilà imột igiải ipháp ian ininh ilogistics ivà ian ininh ithương imại iđiện itử iSáng ichế iđã iđược icấp iBằng iđộc iquyền isố i16036 ido iCục iSở ihữu itrí ituệ icấp itại iQuyết iđịnh isố i61711/QĐ i– iSHTT ingày i30.9.2016 ibao igồm ibốn iđiểm itrong iđó icó imột iđiểm ilà iquy itrình isau:

i1 iQuy itrình ixác ithực ichống ihàng igiả ibao igồm icác ibước isau:

- iThiết ilập icác ithiết ibị i idi

iđộng icó ikết inối ivới imáy itính ixử ilý

itrung itâm;

- iTruy icập imã item igắn itrên

isản iphẩm;

- iĐọc ithông itin imã item ilớp i1

itrên isản iphẩm;

- iGửi ithông itin ivề ihệ ithống

imáy ichủ;

- iKiểm itra imã item ilớp i1;

- iKiểm itra iđiều ikiện imã item;

- Gửi ithông itin ivề ithiết ibị idi

iđộng inếu ithỏa imãn iđiều ikiện imã

item;

- iĐiều ihướng iđến itrang

ithông itin ichính ihãng;

- iCào ilớp imã ivạch i1 iđã iđược

iđọc;

- iĐọc ithông itin imã item ilớp i2

itrên isản iphẩm;

i i

Hình iảnh i1: iBằng iđộc iquyền isáng ichế isố i16036

- iKiểm itra iđiều ikiện imã item ilớp i2;

- iGửi ithông itin ivề ithiết ibị idi iđộng inếu ithỏa imãn iđiều ikiện imã item ilớp i2;

Trang 38

- iGán iđoạn imã iđã inhận ivới idữ iliệu igiải imã iđể ithực ihiện iđiều ihướng iđến itrang ithông itin ichính ihãng inếu ithỏa imãn iđiều ikiện imã item ilớp i2;

- iXác ithực item inày ikhông iphải ilà item ichính ihãng inếu ikhông ithỏa imãn iđiều ikiện imã item ilớp i2;

- iKiểm itra iđiều ikiện iđiều ihướng iđúng;

- Thông ibáo ikết iquả ixác ithực iđúng ilà ithông itin ichính ihãng inếu ithỏa imãn iđiều ikiện iđiều ihướng iđúng; ivà

- iKết ithúc iquy itrình ixác ithực ichống ihàng igiả.”

2 iGiai ipháp ihữu iích i“Hệ ithống iquản ilý ivà itheo idõi ithông itin inguồn igốc ithực iphẩm iở icấp iđộ ingười iquản ilý ivà ingười idùng” ibao igồm: i imôđun iquản ilý isản ixuất i(101), imôđun iquản ilý ichế ibiến i(102), imôđun iquản ilý ivận ichuyển i(103), imôđun iquản ilý idoanh inghiệp/cửa ihàng i(104), imôđun iquản ilý inhà icung icấp ivật itư isản ixuất i(105), imáy ichủ iquản ilý icơ isở idữ iliệu i(106) iđược ikết inối ivới icác imôđun iquản ilý inêu itrên, imáy ichủ icảnh ibáo i(107) iđược ikết inối ivới imáy ichủ iquản ilý icơ isở idữ iliệu i(106) iđể icó ithể ithực ihiện icác ichức inăng: icảnh ibáo iđối ivới icác isản iphẩm ichế ibiến i(1021) isắp ihết ithời ihạn isử idụng i(1024), icảnh ibáo inhật iký ithu ihoạch/xuất ichuồng i(1016) ikhông iphù ihợp ido ithời igian icách ily isau ikhi isử idụng ivật itư isản ixuất i(1015) i(thuốc itrừ isâu, ikháng isinh, iv.v.) ikhông iđảm ibảo ithời ihạn icách ily itối ithiểu; icác ithông itin icảnh ibáo isẽ iđược ichuyển itới icác imôđun iquản ilý isản ixuất i(101), imôđun iquản ilý ichế ibiến i(102), imôđun iquản ilý idoanh inghiệp/cửa ihàng i(104) ivà imáy ichủ itruy ixuất ithông itin i(108); imáy ichủ itruy ixuất ithông itin i(108) iđược ikết inối ivới imáy ichủ iquản ilý icơ isở idữ iliệu i(106) ivà imáy ichủ icảnh ibáo i(107) iđể icó ithể ithực ihiện icác ichức inăng: itruy ixuất ithông itin icảnh ibáo, itruy ixuất itoàn ibộ ithông itin iliên iquan iđến ilô isản iphẩm itheo iyêu icầu ivà igửi icác iyêu icầu ihiển ithị icác ithông itin inày iđến icác ithiết ibị iđầu icuối i(200) ikhi ingười itiêu idùng ilựa ichọn ihoặc iquét imã iđịnh idanh isản iphẩm iqua imột iứng idụng iđược icài iđặt itrên ithiết ibị iđầu icuối

Trang 39

Hình iảnh i2: iBằng iđộc igiải ipháp ihữu iích isố i3341

Ngày i29/4/2016 iChủ itịch iỦy iBan iTrung iương iMặt itrận iTổ iquốc iViệt iNam iban ihành ikế ihoạch i212/KH iMTTW iBCĐ iTWCVĐ ichỉ iđạo iTuyên itruyền ivà itriển ikhai iứng idụng i“Quy itrình ixác ithực ichống ihàng igiả” itrong iviệc ichứng iminh inguồn igốc ixuất ixứ ihàng ihóa, iquản ilý idòng ihàng, ibảo ivệ ithương ihiệu iđối ivới idoanh inghiệp

Ngày i9/3/2017 iỦy iban inhân idân iThành iphố iHà iNội iban ihành iKế ihoạch isố i59/KH i– iUBND iPhát itriển iThương imại iđiện itử inăm i2017 itrên iđịa ibàn ithành iphố iHà iNội itrong iđó igiao iSở iCông ithương iphối ihợp ivới iHiệp ihội iDoanh inghiệp inhỏ ivà ivừa iViệt iNam ixây idựng iQuy ichế iphối ihợp itriển ikhai i“Hệ ithống ithông itin itruy ixuất inguồn igốc, ichất ilượng isản iphẩm, ihàng ihóa ilưu ithông itrên iđịa ibàn iThành iphố iHà iNội”

Ngày i11/ i8/2017 iTổng icục icảnh isát iBộ iCông ian isau ikhi inghiên icứu iđánh igiá iđã ikhẳng iđịnh i“Tem ichống igiả icủa iTrung itâm iDoanh inghiệp iHội inhập ivà iPhát itriển ilà imột isản iphẩm icó itác idụng igóp iphần ibảo ivệ ithương ihiệu ihàng ihóa, ichống ihàng igiả”; i

Ngày i18 ivà i19 itháng i6 inăm i2019 iHệ ithống iCheck.net.vn iđã iđược ichuẩn ihóa itheo itiêu ichuẩn iTCVN ivà iTiêu ichuẩn iMSMV icủa itổ ichức iMSMV iquốc itế iGS1

Trang 40

Ngày i1/7/2019 iBộ iKhoa ihọc ivà iCông inghệ iđã ilập ihội iđồng iđánh igiá, igiám iđịnh ivà ithẩm iđịnh ivề icông inghệ, iđồng iý icho itriển ikhai icông inghệ iCheckVN ibằng i:i“Quy itrình ixác ithực ichống ihàng igiả” itrên itoàn iquốc

Viện inghiên icứu ivà iPhát itriển iLogistics iViệt iNam iđã inghiên icứu ivà iđánh igiá: i“Quy itrình ixác ithực ichống ihàng igiả” ilà imột igiải ipháp ithiết ithực, iđóng igóp icho iviệc inâng icao ikhả inăng iluân ichuyển ihàng ihóa ivà idịch ivụ, itiết ikiệm ichi iphí, ixây idựng ivà ibảo ivệ ithương ihiệu icho idoanh inghiệp, ibảo ivệ iquyền ilợi ingười itiêu idùng, ilà inhững ivấn iđề ihết isức iquan itrọng ivà ibức ithiết itrong ithực itế ihội inhập ikinh itế iquốc itế ivà ikhu ivực ihiện inay iĐặc ibiệt ihệ ithống ixác ithực inày ithuộc ivào inhóm icác igiải ipháp ian ininh itrong ilogistics, iquản itrị idòng ihàng ilà iđiểm iyếu ivà ichưa iđược iphổ ibiến iở inước ita

Tới ithời iđiểm ihiện itại icác itỉnh iHà iNội, iHòa iBình, iHưng iYên, iQuảng iNinh, iCần iThơ, iVĩnh iLong, iHà iTĩnh, iHà iNam, iNinh iBình, iĐắc iNông iđã ixây idựng ithành icông ivà iđưa ivào ihoạt iđộng ihiệu iquả ihệ ithống itruy ixuất inguồn igốc icấp itỉnh ibằng icông inghệ iCheckVN i

Đặc ibiệt inăm i2021, iBộ itrưởng iBộ inông inghiệp ivà iPhát itriển iNông ithôn icho iphép itriển ikhai ichính ithức iHệ ithống itruy ixuất inguồn igốc icủa iBộ iNông inghiệp ivà iPhát itriển iNông ithôn itại iđịa ichỉ iCheckvn.mard.gov.vn iCũng itrong inăm i2021, iBộ iNông inghiệp ivà iPhát itriển inông ithôn iđã igiao icho iTrung itâm iDoanh inghiệp iHội inhập ivà iPhát itriển ichủ itrì iđề itài ikhoa ihọc icấp iBộ: i“Nghiên icứu ixây idựng icơ isở idữ iliệu iquản ilý inguồn icung ivà ihệ ithống ithông itin itruy ixuất inguồn igốc inông ilâm ivà ithủy isản”

2.1.3 iCơ icấu itổ ichức i

Ngày đăng: 06/10/2024, 17:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w