1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của Tăng trưởng kinh tế và Độ mở thương mại đến lượng phát thải khí CO2 ở Việt Nam

124 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khí CO2 là khí thải nhà kính chính dẫn tới sự nóng lên toàn cầu. Bài nghiên cứu này tập trung làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và lượng phát thải CO2 trong ngắn hạn và dài hạn bằng cách sử dụng phương pháp mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) với số liệu về Việt Nam giai đoạn 2000 - 2021. Kết quả thu được rằng trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát thải CO2 không tuân theo giả thuyết EKC còn trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế tác động đến lượng phát thải CO2 theo dạng hình chữ U ngược. Trong khi đó, độ mở thương mại và lượng phát thải CO2 chỉ có mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn. Từ khóa: Độ mở thương mại; Giả thuyết EKC; Phát thải CO2; Tăng trưởng kinh tế, Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI ĐẾN LƯỢNG PHÁT THẢI

CO2 Ở VIỆT NAM

Hà Nội, năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN v

LỜI CẢM ƠN vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU x

DANH MỤC HÌNH VẼ xi

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI 1

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước 4

2.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 9

2.3 Nội dung kế thừa, phát triển và Khoảng trống nghiên cứu 14

3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 15

4 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 16

4.1 Mục tiêu nghiên cứu 16

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 16

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 17

5.1 Đối tượng nghiên cứu 17

5.2 Phạm vi nghiên cứu 17

6 NGUỒN GỐC SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 18

7 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 18

7.1 Ý nghĩa khoa học 18

7.2 Ý nghĩa thực tiễn 19

8 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ LƯỢNG PHÁT THẢI CO2 20

Trang 3

1.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 20

1.1.1 Khái niệm 20

1.1.2 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 21

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế 22

1.1.4 Một số mô hình tăng trưởng kinh tế 24

1.1.5 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 28

1.2 ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI 29

1.2.1 Các khái niệm về độ mở thương mại 29

1.2.2 Đo lường độ mở thương mại 30

1.3 LƯỢNG PHÁT THẢI CO2 31

1.3.1 Khái niệm về lượng phát thải CO2 31

1.3.2 Tính chất của khí CO2 31

1.3.3 Tác động của lượng phát thải CO2 32

1.3.4 Các nguồn phát thải khí CO2 chủ yếu 34

1.4 TỔNG QUAN ĐƯỜNG CONG MÔI TRƯỜNG KUZNETS 35

1.4.1 Khái niệm đường cong môi trường Kuznets 35

1.4.2 Ý nghĩa đường cong môi trường Kuznets 38

1.4.3 Quan điểm đánh đổi mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường 39

1.5 LÝ THUYẾT VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG – KINH TẾ XANH TRÊN THẾ GIỚI 40

1.5.1 Phát triển bền vững – kinh tế xanh: Sự tất yếu của phát triển 40

1.5.2 Mô hình phát triển và tăng trưởng bền vững của một số quốc gia trên thế giới 41

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

2.1 THIẾT LẬP MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 46

2.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 46

2.1.2 Dữ liệu nghiên cứu 47

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49

2.2.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu 50

Trang 4

2.2.2 Kiểm định đồng liên kết giữa các biến 50

2.2.3 Phân tích mô hình ARDL 52

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53

3.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2021 53

3.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP 53

3.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI 55

3.1.3 Tình hình xuất - nhập khẩu 57

3.1.4 Tỷ lệ thất nghiệp 60

3.2 BIẾN ĐỘNG TRONG ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2021 61

3.2.1 Những dấu mốc giúp Việt Nam đạt những bước tiến trong độ mở thương mại từ năm 2000 đến năm 2021 61

3.2.2 Xu hướng biến động độ mở thương mại của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2021 64

3.3 BIẾN ĐỘNG TRONG LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ CO2 VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2021 67

3.3.1 Trong lĩnh vực năng lượng 69

3.3.2 Trong quá trình và các sản phẩm công nghiệp 71

3.3.3 Trong lĩnh vực nông nghiệp 71

3.3.4 Trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp 72

3.3.5 Trong lĩnh vực chất thải 72

3.4 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI ĐẾN LƯỢNG PHÁT THẢI CO2 Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2021 73

3.4.1 Kết quả nghiên cứu 73

3.4.2 Kết luận kết quả nghiên cứu 80

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 81

4.1 KẾT LUẬN 81

4.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM 81

Trang 5

4.2.1 Xu hướng tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và lượng phát thải CO2 tại

Việt Nam 81

4.2.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển của Việt Nam 82

4.2.3 Hàm ý chính sách cho Việt Nam 83

4.4 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 89

TÀI LIỆU TIẾNG ANH 91

PHỤ LỤC 96

PHỤ LỤC: CÔNG BỐ BÀI BÁO KHOA HỌC 102

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi, các số liệu được nêu trong bài nghiên cứu có nguồn gốc trung thực và rõ ràng Những kết luận được rút ra từ bài nghiên cứu là không trùng lặp và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả bài nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2023

Nhóm nghiên cứu

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa học, lời đầu tiên, nhóm xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thương mại, Khoa Kinh tế đã cung cấp cho chúng em những kiến thức cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho phép nhóm chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam”

Đặc biệt, chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của PGS.,TS Phan Thế Công - người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã luôn dành nhiều thời gian, công sức truyền đạt những phương pháp, kiến thức cũng như cách thức nghiên cứu đề tài, hướng dẫn nhóm trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học được hoàn thành dựa trên sự tham khảo kết quả của các kết quả nghiên cứu liên quan, sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các Trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị… Vì còn hạn chế về trình độ nhận thức

và thời gian làm bài nên bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, những điểm chưa hoàn chỉnh Kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến

đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để

đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2023

Nhóm nghiên cứu

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 ADF Augmented Dickey–Fuller test Mô hình kiểm định nghiệm đơn

8 COVID-19 Coronavirus disease 2019 Virus corona 2019

9 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng

10 CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

12 CUSUM Cumulative Sum of Recursive

13 CUSUMSQ Cumulative Sum of Square of

15 ECM Error correction model Mô hình hiệu chỉnh sai số

16 EKC Environmental Kuznets’ Curve Đường cong môi trường

Kuznets

18 EVFTA European-Vietnam Free Trade

Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU

20 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

21 FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do

22 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

23 GNI Gross National Income Tổng thu Nhập quốc gia

Trang 9

24 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia

26 IEC International Electrotechnical

Commission Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế

27 IEC International Electrotechnical

Commission Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế

28 IPCC Intergovernmental Panel on

32 NAFTA North American Free Trade

National Oceanic and Atmospheric Administration Commissioned Corps

Cơ quan quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia

39 OECM Organization for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

40 OLS Ordinary least squares Phương pháp hồi quy bình

phương nhỏ nhất

41 TFP Tatal Factor Productivity Năng suất nhân tố tổng hợp

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

43 UKVFTA Anh UK-Vietnam Free Trade

Agreement

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh

44 UNCTAD United Nation Conference on

Trade and Development

Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển

45 UNFCCC United Nations Framework

Convention on Climate Change

Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu

46 USD United States Dollar Đồng Dollar Mỹ

48 VAR Vector autorewardsion Mô hình tự hồi quy vector

49 VECM Vector Error Correction model Mô hình vector hiệu chỉnh sai số

Trang 10

50 WB World Bank Ngân hàng Thế giới

51 WDI World Development Indicators Chỉ số phát triển Thế giới

52 WTO The World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Chỉ số nồng độ cũng như mức độ ảnh hưởng của từng chỉ số đối với từ bình

thường đến nguy hiểm 32

Bảng 2.1 Mô tả các biến trong nghiên cứu 47

Bảng 3.1 Kết quả phát thải/hấp thụ KNK (nghìn tấn CO2e) đã công bố của Việt Nam 68

Bảng 3.2 Kiểm kê khí thải CO2 (triệu tấn CO2e) năm 2010 và năm 2021 trong lĩnh vực năng lượng 69

Bảng 3.3 Kiểm kê khí thải CO2 (triệu tấn CO2e) năm 2010 và năm 2021 trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp 72

Bảng 3.4 Thống kê mô tả 73

Bảng 3.5 Kết quả kiểm định đơn vị đối với biến LNCO2 74

Bảng 3.6 Kết quả kiểm định đơn vị đối với biến LNEI 74

Bảng 3.7 Kết quả kiểm định đơn vị đối với biến lnGDP 75

Bảng 3.8 Kết quả kiểm định đơn vị đối với biến lnGDP2 75

Bảng 3.9 Kết quả kiểm định đồng liên kết 76

Bảng 3.10 Ước lượng các hệ số dài hạn 77

Bảng 3.11 Ước lượng trong ngắn hạn 78

Bảng 3.12 Tổng hợp các kết quả của mô hình 79

Trang 12

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Các nguồn phát thải khí CO2 chủ yếu trên thế giới 34

Hình 1.2 Mô phỏng đường EKC 36

Hình 3.1 Mức biến động về tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người (USD) của Việt Nam từ năm 2000 - 2021 53

Hình 3.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn năm 2000-2021 56

Hình 3.3 Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam (%) giai đoạn 2000-2021 60

Hình 3.4 Các dấu mốc quan trọng trong hợp tác quốc tế của Việt Nam 62

Hình 3.5 Độ mở kinh tế của Việt Nam so với khu vực và thế giới 66

Hình 3.6 Tổng lượng phát thải khí CO2 (kilo tấn) tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2021 67

Hình 3.7 Lựa chọn độ trễ tối ưu 76

Hình 3.8 Kiểm định tính ổn định của mô hình CUSUM & CUSUMSQ 80

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI

Phát triển kinh tế luôn là một trong số những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên trong nhiều thập kỷ qua, song hành với việc tập trung khai thác các tiềm lực kinh tế, nhân loại cũng phải đối mặt với một bài toán khó đó là tìm cách cân bằng giữa việc phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường sống tự nhiên của con người Không thể phủ nhận rằng cuộc sống của công dân toàn cầu nói chung và công dân các nước phát triển khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói riêng đang dần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ có tăng trưởng kinh tế nhưng hệ lụy kéo theo nó cũng khủng khiếp không kém Hiệu ứng nhà kính, sự gia tăng không ngừng của lượng khí thải CO2, sự suy giảm hệ sinh thái, sự khánh kiệt của tài nguyên thiên nhiên, tất cả những ảnh hưởng tiêu cực trên đều là mối đe dọa cho sự phát triển toàn cầu, nền an ninh lương thực và thậm chí là nền kinh tế chung trong tương lai

Lượng phát thải CO2, được sinh ra trong quá trình đốt cháy nguyên liệu hóa thạch, là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất tới biến đổi khí hậu đồng thời cũng được xác định là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính Việc các khí nhà kính được giữ lại trong bầu khí quyển làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan Điều này tiếp tục khiến cho lượng phát thải CO2 tăng lên do nhu cầu sử dụng nguyên liệu hóa thạch ngày càng nhiều hơn, phục vụ cho việc phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc đưa ra thực trạng và giải pháp đúng đắn cho việc phát triển nền kinh tế thân thiện với môi trường, cổ vũ cho sự phổ biến và nâng cao tầm quan trọng của kinh tế xanh, các nhà nghiên cứu đã không ngừng tìm hiểu mối quan hệ giữa con người, tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 cũng như các vấn đề khác về môi trường Hiệu ứng nhà kính trở thành đề tài nóng hổi trong các cuộc hội thảo chuyên sâu, không chỉ trong giới học thuật mà còn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ các nước Năm 1997, đứng trước yêu cầu đưa ra giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề liên quan đến môi trường, Công ước khung Liên hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã phê chuẩn hiệp ước Kyoto với nội dung chính là cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính với mục tiêu khắc phục vấn

đề biến đổi khí hậu toàn cầu

Trên thế giới, việc nghiên cứu để chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiêu dùng năng lượng nhằm phát triển kinh tế với môi trường tự nhiên đã được nghiên cứu rất sớm, đặc biệt ở các nước phát triển Một trong số những nghiên cứu được tiến hành sớm nhất là bài viết “Sự biến động của đường cong Kuznets về môi trường” của tác giả David I Stern năm 2004, dựa trên lý thuyết EKC để dẫn đến kết luận suy thoái môi trường tỉ lệ

Trang 14

thuận với sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người Vào năm 2010, nghiên cứu của Apergis và đội nhóm đã đưa ra kết luận rằng nếu không có những sự can thiệp nhằm giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu thì thế giới sẽ phải đối mặt với thảm họa thiên nhiên trong tương lai Theo báo cáo của IEC vào năm 2013, hệ thống năng lượng toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển sang khu vực Châu Á do nhu cầu phát triển ngày càng cao của các nước Đông Nam Á cũng như Trung Quốc và Ấn Độ Chỉ riêng với Đông Nam Á, tính đến năm 2035, dự kiến nhu cầu sử dụng năng lượng sẽ tăng 80% Câu hỏi

về phương án phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng đồng thời vẫn bảo vệ môi trường được trả lời theo nhiều cách khác nhau

Từ những nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu, ngày càng có nhiều các sản phẩm nghiên cứu mang tính ứng dụng cao được thực hiện tại các nước phát triển, cũng như các khu vực có tình hình môi trường cần quan tâm đặc biệt Việc các bài viết học thuật được thực hiện trên rộng rãi các quốc gia và cụ thể từng khu vực đã đảm bảo tính khách quan và hiệu quả Một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu do mật độ dân cư đông đúc và nhu cầu sử dụng năng lượng cao phải kể đến

Ấn Độ Theo đó, vào năm 2015, Ramphul Ohlan đã công bố đề tài “The impact of population density, energy consumption, economic growth and trade openness on CO2emissions in India” nhằm phân tích ba yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới môi trường của

Ấn Độ bao gồm: mật độ dân số, lượng tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế Từ

đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất một vài giải pháp có tính xây dựng nhằm giảm lượng khí nhà kính mà không cần giảm lượng tiêu thụ năng lượng Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả HAD Hdom, JA Fuinhas tại Brazil cũng thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của các nước khu vực châu Mỹ tới tình hình môi trường trong bối cảnh thế giới theo đuổi phát triển kinh tế xanh Nghiên cứu thực hiện tại Kenya của hai tác giả: Sarkodie

và Ozturk cũng cho thấy các vấn đề môi trường tại các nước Châu Phi, cùng với đó là nhiều biện pháp nhằm giảm lượng khí nhà kính trước yêu cầu lớn về việc tiêu thụ năng lượng Như vậy có thể thấy các nghiên cứu nhằm làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường đã được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau trên nhiều châu lục, số lượng biến quan sát trong mô hình cũng tương đối lớn và có độ tin cậy cao Những năm gần đây, các nghiên cứu tập trung nhiều hơn về các khu vực có mức độ chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiệu ứng nhà kính như Châu Á - Thái Bình Dương và đặc biệt là khu vực ASEAN Ngoài đa dạng hóa phạm vi và quy mô nghiên cứu, các đề tài cũng mở rộng các biến số mới trong mối quan hệ nhân quả như độ mở thương mại, độ mở kinh tế, vốn con người, mức độ tái tạo năng lượng,

Là một cuộc gia đang phát triển với mức tăng trưởng kinh tế cao tại Đông Nam

Á, Việt Nam cũng đang phải đối mặt trực tiếp với những vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu Để đáp ứng những điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế, Việt Nam cũng

Trang 15

tăng cường mạnh việc tiêu thụ năng lượng từ đa dạng các loại hình như: năng lượng hóa thạch, thủy điện, kéo theo đó là mức phát thải CO2 tăng đột biến từ 19.330 tấn năm

1990 đến 132.290 tấn năm 2009 và gần đây là 336.490 tấn năm 2019

Trong bối cảnh Việt Nam đã ký hiệp ước Kyoto vào năm 2002, xây dựng mối quan hệ mật thiết với các vấn đề cũng như các công ước toàn cầu, việc nghiên cứu các tác động của sự phát triển kinh tế tới môi trường tự nhiên nói chung là việc làm tất yếu

và cần thiết Nhiều học giả trong nước đã nghiên cứu và chỉ ra mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau của tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại đối với lượng phát thải CO2 tại Việt Nam Tiêu biểu có thể kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Đăng Hiển (2020) “Mối quan hệ giữa vốn con người, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải khí CO2

và tăng trưởng kinh tế ở VN” Biến số về vốn con người là một biến mới, có tính thực nghiệm với một quốc gia có mật độ dân số cao như Việt Nam Nghiên cứu “Nghiên cứu tiêu dùng các dạng năng lượng vào tăng trưởng kinh tế và phát thải khí CO2 tại Việt Nam” của Tiến sĩ Đinh Hồng Linh (2019) cũng cho thấy có mối quan hệ giữa lượng khí thải CO2 và mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn từ 1984

- 2013 Do vẫn còn những hạn chế về mặt số liệu và mô hình nên các bằng chứng về mối quan hệ chưa được đưa ra một cách rõ ràng, cụ thể

Rõ ràng rằng, việc nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường là một việc làm cần thiết Mà để có thể đi đến những phân tích chuyên sâu thì trước hết cần phải hiểu được tầm quan trọng của các cơ sở lý thuyết liên quan, cụ thể ở đây là lý thuyết về kinh tế xanh Cho đến hiện nay, ở nước ta nhiều lý luận chồng chéo, chưa rõ về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế xanh và ứng phó biến đổi khí hậu, hệ sinh thái phát triển làm ảnh hưởng đến hoạch định, xây dựng, thực hiện chính sách phát triển Bởi vậy, các nghiên cứu rất cần thiết phải xây dựng riêng cho mình một

cơ sở lý thuyết đủ vững chắc, làm tiền đề để phân tích các vấn đề liên quan đến kinh tế

và môi trường Có thể thấy, các nghiên cứu đã được thực hiện chưa làm rõ vấn đề này một cách triệt để Điều này đòi hỏi các nghiên cứu trong tương lai cần chú trọng hơn, đề cao tầm quan trọng của lý thuyết về kinh tế xanh

Từ những nhận thức về bối cảnh, về sự cần thiết của nghiên cứu phát triển kinh

tế xanh tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam” Nghiên cứu dự kiến sử dụng nguồn số liệu thực từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) từ năm đối với quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2021, thực hiện kiểm định bằng phương pháp

tự hồi quy phân phối trễ ARDL Đề tài được thiết kế theo 4 chương bao gồm: Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận và hàm ý chính sách Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ phân tích chỉ ra mối quan hệ giữa biến tăng trưởng kinh tế và độ

Trang 16

mở thương mại tới lượng phát thải CO2 Từ đó đề xuất các chính sách, khuyến nghị hợp

lý cho Việt Nam trên cơ sở thực trạng và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã thành công trong công cuộc xanh hóa nền kinh tế

Đặc biệt, hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác động độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2000 - 2021 Bởi vậy, đây có thể coi là khoảng trống nghiên cứu mà nhóm có thể ứng dụng, cho thấy

sự cần thiết của việc thực hiện đề tài “Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam”

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Sự tác động qua lại của lượng khí thải Co2 và tăng trưởng kinh tế cũng là một đề tài nóng hổi nhận được nhiều sự quan tâm tại Việt Nam Một vài nghiên cứu nổi bật của học giả trong nước có thể kể đến như: “Tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường - Nghiên cứu thực nghiệm ở các nước ASEAN” (Phạm Vũ Thắng, Bùi Tú Anh); “Nghiên cứu Mối quan hệ giữa phát thải CO2 và tăng trưởng Kinh tế của Việt Nam theo giả thuyết đường cong Kuznets” (Nhóm tác giả ĐH Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội); Tập trung phân tích những ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế tới lượng khí thải CO2 còn có nghiên cứu: “Kiểm định đường cong Kuznets về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến lượng khí thải CO2 tại các nước Đông Nam Á”,

Các nghiên cứu kiểm định về sự tồn tại của đường cong Kuznets về môi trường trong thực tế

Nghiên cứu “Tác động của FDI lên môi trường trong điều kiện tồn tại đường cong môi trường Kuznets (EKC)” của nhóm tác giả Võ Thị Thúy Kiều và Lê Thông Tiến phát hành năm 2019 kiểm tra tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến môi trường trong điều kiện tồn tại đường cong môi trường Kuznets Nghiên cứu lấy lý thuyết EKC làm tiền đề, phân tích bộ số liệu của 50 quốc gia khác nhau để đưa đến kết luận tồn tại mô hình chữ U ngược hay FDI có tác động làm cho suy thoái môi trường trầm trọng hơn Việc phân loại và tập trung nghiên cứu vào nhóm nước mới nổi đã làm gia tăng độ tin cậy và tính khách quan cho nghiên cứu Trong khi hầu hết các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển ổn định quan tâm đến các biện pháp bảo vệ môi trường, hướng tới một nền kinh tế xanh thì các nước có thu nhập trung bình thấp, các nước vừa bước vào giai đoạn đang phát triển đi kèm với công nghiệp hóa, đô thị hóa và mở cửa hội nhập buộc phải đánh đổi bằng mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đưa ra khẳng định về việc sự đánh đổi này sẽ dừng lại tùy thuộc vào tình hình phát triển của từng quốc gia Do đó, hàm ý chính sách được đưa ra

Trang 17

có tính áp dụng trong dài hạn Điểm yếu của nghiên cứu này là việc thực hiện đề tài trên nhiều quốc gia trên toàn thế giới, đến từ mọi châu lục và khu vực khác nhau, nên các chính sách đưa ra chỉ là định hướng chung cho các nước cùng một nhóm, không đi thể

đi sâu và đưa ra giải pháp cho các nước theo khu vực Do điều kiện tự nhiên, phân bố dân cư, trình độ phát triển không có sự đồng nhất nên việc áp dụng các chính sách cũng

sẽ không đồng đều

Theo một nghiên cứu khác cũng liên quan đến đường cong Kuznets - “Kiểm định đường cong Kuznets về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến lượng khí thải CO2 tại các nước Đông Nam Á”, tác giả Bùi Hoàng Ngọc - Trường Đại học Lao động - Xã hội cũng có thêm một số khẳng định về sự tồn tại của hiệu ứng U ngược theo dự đoán của Kuznets trong mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người (một yếu tố của kinh tế) với lượng khí thải CO2 ra môi trường cho 7 nước ASEAN trong giai đoạn 1995 -

2014 Nghiên cứu sử dụng cùng một phương pháp kiểm định với nghiên cứu của hai tác giả Võ Thị Thúy Kiều và Lê Thông Tiến nhưng được thực hiện trên phạm vi và quy mô nhỏ hơn, chỉ tập trung vào các nước Đông Nam Á Điều này giúp gia tăng tính chính xác và độ chi tiết của nghiên cứu Do có sự khác biệt trong tốc độ phát triển của các nước ASEAN nên lượng phát thải CO2 trong khu vực có khoảng cách khá lớn Điều này dẫn đến khẳng định các nước ASEAN vẫn duy trì được sự ổn định trong việc kiểm soát lượng khí thải CO2 Tuy nhiên, kết luận này có thể bị thay đổi bởi bên cạnh Singapore

và Malaysia đang tiến dần đến nền kinh tế xanh thì năm nước còn lại vẫn đang trong giai đoạn phát triển và mức độ tích hợp công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động kinh tế còn thấp

Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa phát thải CO2 và tăng trưởng Kinh tế của Việt Nam theo giả thuyết đường cong Kuznets” của của nhóm sinh viên Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội do TS Lưu Quốc Đạt hướng dẫn cũng đã chỉ ra được mối quan

hệ tác động lẫn nhau rõ rệt giữa phát thải CO2 và tăng trưởng GDP bình quân đầu người tại Việt Nam; đưa ra những đề xuất, khuyến nghị hợp lý giúp cải thiện hệ thống quản lý môi trường tại Việt Nam Nghiên cứu đã góp phần chứng minh được mối quan hệ tuyến tính giữa CO2 và GDP bình quân đầu người, từ đó khẳng định kinh tế và môi trường ở Việt Nam có mối liên hệ trực tiếp đến nhau Tuy nhiên, tính thực tiễn của nghiên cứu còn chưa cao do bộ số liệu ngắn hạn dẫn tới mô hình EKC có độ tin cậy thấp Kết quả cuối cùng cho thấy, giả thuyết EKC không có ở Việt Nam trong ngắn hạn Hạn chế của nghiên cứu nằm ở việc không đưa ra bất kì kết luận hay dự báo nào cho giả thuyết EKC tại Việt Nam trong dài hạn Điều này khiến cho các chính sách phát triển kinh tế xanh

mà đề tài đưa ra không đảm bảo được tính bền vững và lâu dài Bên cạnh đó, việc chỉ đưa ra số liệu phát thải CO2 và GDP bình quân đầu người khiến cho những thiệt hại về môi trường cho tăng trưởng kinh tế gây nên chưa được phản ánh một cách chính xác và

Trang 18

đầy đủ Hạn chế trong biến độc lập cũng là nguyên nhân khiến cho mô hình của nghiên cứu có độ tin cậy chưa cao

Các sản phẩm nghiên cứu trong nước về đường cong Kuznets chưa được đa dạng nhưng có phạm vi và quy mô tương đối phong phú Được thực hiện trong vòng mười năm trở lại đây, bởi vậy, các nghiên cứu của tác giả Việt Nam sử dụng số liệu có tính cập nhật, thực tế với tình hình và bối cảnh hiện nay Điều này cũng đảm bảo việc các hàm ý chính sách được đưa ra có tính thực tiễn, có khả năng ứng dụng ngay lập tức trong ngắn hạn, góp phần giải quyết những vấn đề môi trường cơ bản của các quốc gia Đặc biệt, nghiên cứu của Bùi Hoàng Ngọc tiến hành trên 7 nước ASEAN và nghiên cứu của nhóm tác giả đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện tại Việt Nam đóng vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu thêm về sự tồn tại của đường cong Kuznets tại Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng Nghiên cứu về các nước mới bước vào giai đoạn đang phát triển cũng như ASEAN đều khẳng định rằng giả thuyết EKC là có tồn tại nhưng ngược lại, nghiên cứu tại Việt Nam không cho thấy sự xuất hiện của EKC trong mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế của quốc gia này Như vậy, tùy vào từng vùng lãnh thổ, đặc điểm địa lý, trình độ phát triển khoa học kĩ thuật, cũng như mức độ quan tâm của chính phủ đối với môi trường có sự tác động không nhỏ tới sự tồn tại của giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường Ngoài ra, còn một yếu tố khác cũng làm biến đổi các kết luận về sự tồn tại của giả thuyết EKC đó là hiệu ứng lan tỏa giữa các quốc gia trong cùng một khu vực, đến từ việc các quốc gia sẽ học hỏi lẫn nhau về các chính sách liên quan đến môi trường hoặc trao đổi kinh nghiệm, các ứng dụng khoa học

kĩ thuật làm tác động tích cực hoặc tiêu cực hơn đối với môi trường

Các nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO 2

Ở Việt Nam, tác động tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại tới lượng phát thải CO2 nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học giả trong nước Bằng chứng là có không ít công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các biến này Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đưa ra thêm nhiều biến liên quan đồng thời ảnh hưởng tới lượng phát thải khí nhà kính như: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mật độ dân

số, vị trí địa lý…

Nhằm trả lời cho các câu hỏi liệu các nước ASEAN theo đuổi chính sách tăng trưởng kinh tế có gây ra suy thoái môi trường hay ngược lại, Phạm Vũ Thắng - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia và Bùi Tú Anh - Trung tâm Nghiên cứu Chính Sách

và Phát triển (DEPOCEN) đã nghiên cứu đề tài “Tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường - Nghiên cứu thực nghiệm ở các nước ASEAN” (2022) Công trình nghiên cứu của hai tác giả được thực hiện với bộ số liệu kéo dài 27 năm từ năm 1990 đến năm 2017

Trang 19

đã chỉ ra được mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và tăng trưởng kinh tế cũng như một vài yếu tố khác như: FDI, năng lượng, dân số hay đô thị hóa Ngoài ra, dưới góc độ toàn khối ASEAN, tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng ô nhiễm môi trường đồng thời cũng xác định được vị trí GDP của các nước ASEAN ở trên đường cong EKC Đặc biệt là năm nước có mức GDP thấp hơn điểm chuyển tiếp là Philippines, Việt Nam, Lào, Myanmar và Cambodia đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng là tình hình tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với sự xấu đi của môi trường Một trong những điểm sáng của nghiên cứu là nhìn nhận được thực trạng và vấn đề của từng quốc gia Từ đó, hàm ý chính sách được đưa ra chung cho khối ASEAN nhưng có tính ứng dụng cao hơn cho mỗi nước trong khu vực

Đi tìm mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng bình quân/ người, GDP thực tế bình quân/ người, lượng phát thải CO2 bình quân/ người với độ mở thương mại cho 7 quốc gia ASEAN từ năm 1971 - 2012 còn có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh:

“Tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và độ mở thương mại: Nghiên cứu thực nghiệm các nước ASEAN” Nghiên cứu sử dụng các phương pháp OLS, FMOLS, DOLS để đưa ra khẳng định rằng bốn yếu tố nói trên có mối quan hệ với nhau trong dài hạn Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng thu nhập có thể mở rộng

độ mở thương mại nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự tăng lên của lượng phát thải CO2 Đối với một vài quốc gia trong đó có Việt Nam, tăng GDP thực tế bình quân/ người dẫn tới nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng lên, giải thích cho mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế Điểm khác biệt của nghiên cứu này là tác chỉ chỉ đưa ra mặt tích cực và tiêu cực của các hoạt động tăng trưởng kinh tế tới môi trường Mối quan

hệ thực nghiệm giữa các biến trong dài hạn được chỉ ra nhằm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách để đưa ra phương án cải thiện tình hình môi trường hợp

lý cho từng quốc gia Còn bản thân nghiên cứu không đưa ra giải pháp cụ thể nào nhằm giải quyết các vấn đề tiêu cực đã được đưa ra

Mối quan hệ thuận chiều của việc sử dụng năng lượng và sự suy giảm của môi trường còn được nhấn mạnh trong một nghiên cứu khác đó là: “Mối quan hệ giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế tại các nước châu Á - Thái Bình Dương” của nhóm tác giả: Nguyễn Thị Tâm Hiền, Nguyễn Thị Phương Thảo, Vũ Thị Thương Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu của 17 quốc gia từ năm 2005 đến năm 2011 với 119 biến quan sát Sử dụng lý thuyết EKC, nghiên cứu đưa ra kết quả tương tự như kết luận của tác giả Bùi Hoàng Ngọc, đó là tồn tại hiệu ứng chữ U ngược giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đồng thời khẳng định tác động thuận chiều của năng lượng đến lượng khí thải CO2 - thước đo chất lượng môi trường Tuy nhiên, giống như sản phẩm của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh, nghiên cứu cũng chỉ đưa ra mối quan hệ dựa trên kiểm định thực tế sau đó đưa ra cảnh báo cho

Trang 20

chính phủ các nước về vấn đề môi trường, ngoài ra không nói rõ thêm về bất cứ khuyến nghị hay đề xuất nào về việc phát triển kinh tế xanh và giảm thiểu các vấn đề tiêu cực

do tăng trưởng kinh tế mang lại cho môi trường Ưu điểm của nghiên cứu là lần nữa củng cố sự tồn tại của hiệu ứng chữ U ngược trong mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường tại các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 35 ở Bangkok (Thái Lan) ngày 3/11/2019 có đề cập đến Việt Nam như một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bậc nhất về vấn đề biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á Bởi vậy, những năm gần đây, các công trình nghiên cứu liên quan với quy mô tại Việt Nam cũng đã được quan tâm phát triển Nghiên cứu của Tiến sĩ Đinh Hồng Linh: “Nghiên cứu tiêu dùng các dạng năng lượng vào tăng trưởng kinh tế và phát thải khí CO2 tại Việt Nam” Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa lượng khí thải CO2 và mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn từ 1984 - 2013 Các biến trong nghiên cứu có tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến các yếu tố khác của nền kinh tế Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước chuyển mình đầy mạnh mẽ và chính phủ vẫn luôn coi phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của quốc gia Tuy nhiên, sự chuyển dịch năng lượng hóa thạch đã và đang làm gia tăng chất thải khí gây ra “hiệu ứng nhà kính”, tạo ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường Việt Nam Điều này là nguyên nhân khiến cho Việt Nam trở thành một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của vấn đề biến đổi khí hậu Nghiên cứu đã cho thấy tính ứng dụng thực tiễn của mình khi đưa ra các hàm ý chính sách cho chính phủ Việt Nam một cách rất chi tiết và cụ thể: đi từ kết luận của đề tài tới các khuyến nghị, các nhóm chính sách

và giải pháp trên mọi mặt của nền kinh tế

Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa vốn con người, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải khí CO2 và tăng trưởng kinh tế ở VN” của Nguyễn Đăng Hiển nghiên cứu số liệu thực tiễn trong giai đoạn 1990 - 2018 đưa ra một biến khá mới đó là vốn con người trong nền kinh tế Sử dụng mô hình VECM, nghiên cứu kết luận vốn con người có quan hệ nhân quả cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn lên việc tiêu dùng năng lượng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tỉ lệ thuận trong cả ngắn hạn

và dài hạn với tiêu thụ năng lượng và tỉ lệ nghịch với độ phát thải CO2 ở Việt Nam Nhưng các bằng chứng cụ thể về tác động nhân quả của các biến trên chưa được đưa ra một cách cụ thể Ngoài ra, hạn chế lớn nhất của đề tài nằm ở việc chưa đủ cơ sở để khẳng định sự tồn tại giữa biến số tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2018 Tuy nhiên, bằng việc phân tích chuỗi số liệu trong thời gian dài, nghiên cứu đã phần nào phản ánh được thực trạng mối quan hệ của các biến kinh

tế, môi trường tại Việt Nam Việc nghiên cứu thêm biến vốn con người cũng giúp đi sâu

Trang 21

nghiên cứu nhiều khía cạnh nhỏ trong nền kinh tế và tìm ra những ảnh hưởng của chúng tới môi trường cả phương diện tiêu cực lẫn tích cực

Nghiên cứu của tác giả Lê Trung Thành “Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh

tế và thương mại quốc tế đến phát thải CO2 tại Việt Nam - tiếp cận qua mô hình ARDL” năm 2016 cũng đi vào nghiên cứu tính hợp lệ của giả thuyết EKC tại Việt Nam với số liệu trong giai đoạn từ năm 1990 - 2011 Nghiên cứu kết luận EKC chỉ tồn tại trong dài hạn trong đó, mở cửa thương mại có tác động dương tới lượng phát thải khí nhà kính

Từ đó, bài viết ủng hộ quan điểm việc sử dụng năng lượng để tăng trưởng kinh tế sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm của môi trường Theo kết luận của nghiên cứu, FDI có tác động làm giảm lượng khí CO2 Tuy nhiên, trên thực tế, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các nước đầu tư của Việt Nam để tránh các rủi ro về môi trường

Nói tóm lại, mặc dù giả thuyết EKC không tồn tại ở tất cả các quốc gia đã tiến hành nghiên cứu nhưng các tác giả đều đưa ra kết luận rằng có mối quan hệ giữa các biến tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại với lượng phát thải CO2 Tùy thuộc vào khoảng thời gian tiến hành nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu mà các biến sẽ có quan

hệ tỉ lệ nghịch hay tỉ lệ thuận Các nghiên cứu có tính tham khảo cao bởi sử dụng nhiều phương pháp mà mô hình đa dạng, thực hiện trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau Thời gian thực hiện nghiên cứu cũng khá mới, các bài viết chủ yếu xuất bản trong khoảng năm 2019 đến nay vì vậy số liệu và thực trạng có tính cập nhật Điều này sẽ tạo

ra thuận lợi rất lớn cho nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài

2.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu kiểm định về sự tồn tại của đường cong Kuznets về môi trường trong thực tế

Bài nghiên cứu “The rise and fall of the environmental Kuznets curve” (Sự biến động của đường cong Kuznets về môi trường) được phát hành năm 2004, David I Stern phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đường cong Kuznets về môi trường Nghiên cứu này cho rằng chỉ số suy thoái môi trường ban đầu tăng lên tỉ lệ thuận với mức tăng thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy các quốc gia đang phát triển đã áp dụng thành công nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, trong đó

có học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển, điều này khiến cho đường cong Kuznet khi áp dụng vào thực tế lại xuất hiện sai lệch Sự phụ thuộc giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay đã phức tạp hơn nhiều

và có thể thể dẫn đến sự sụp đổ của giả thuyết đường cong Kuznets cổ điển

Nghiên cứu “Investigating the Environmental Kuznets Curve hypothesis in Kenya: A multivariate analysis” (tạm dịch: Nghiên cứu sự tồn tại của giả thuyết Kuznets

Trang 22

về môi trường tại Kenya: Phân tích đa biến) do Sarkodie và Ozturk (2020) thực hiện đã

sử dụng phương pháp Autoregressive Distributed Lag ARDL, phương pháp bình phương nhỏ nhất và phương pháp Utest để phân tích dữ liệu về hiệu quả năng lượng, các chỉ số tiêu thụ năng lượng và lượng phát thải khí nhà kính ở Kenya trong giai đoạn

từ năm 1971 đến năm 2013 Phương pháp sử dụng mô hình ARDL và phương pháp Utest được sử dụng với nhóm dữ liệu đều cho ra kết quả rằng tồn tại mô hình có dạng hình chữ U ngược, từ đó, xác định tồn tại giả thuyết Kuznets về môi trường ở Kenya Nhóm tác giả cho rằng sự tiêu thụ năng lượng tỉ lệ thuận với lượng phát thải CO2 trong dài hạn và việc sản xuất điện từ các nguồn tái năng lượng tái tạo đóng góp một phần quan trọng vào việc giảm thải khí nhà kính Việc tăng thu nhập bình quân đầu người dẫn đến chi tiêu hộ tiêu dùng bình quân tăng và sẽ làm tăng lượng tiêu thụ năng lượng Việc nhập khẩu năng lượng không phải một biện pháp khả thi để giảm lượng phát thải CO2 tại Kenya bởi đất nước này rất dễ tiếp cận với nguồn tài nguyên dầu mổ, than đá, điện hạt nhân và các nguồn năng lượng tái tạo khác Ưu điểm của nghiên cứu này là nhấn mạnh một số biện pháp cắt giảm lượng khí thải nhà kính rất phù hợp dựa trên thực trạng tại Kenya là cần đề cao việc xử lí khí thải được tạo ra trong quá trình khai thác dầu và than là bước quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm Bên cạnh đó, trong phần hàm ý chính sách, nghiên cứu cũng đề cập đến việc quy hoạch đô thị một cách hợp lí và giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường là những biện pháp cần thiết phải thực hiện tại Kenya

Cùng ủng hộ quan điểm có sự tồn tại của giả thuyết Kuznets về môi trường là nghiên cứu “Investigation of environmental Kuznets curve for ecological footprint: the role of energy and financial development” (tạm dịch: Nghiên cứu giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường cho dấu chân sinh thái: Vai trò của sự tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế) do nhóm tác giả gồm Destek và Sarkodie công bố năm 2019 Nghiên cứu này xác định tính ứng dụng của giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường trong thực tế bằng cách điều tra quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, sự phát triển tài chính và dấu chân sinh thái tại 11 quốc gia công nghiệp mới giai đoạn từ năm 1977 đến năm 2013 Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ ước tính AMG

và phương pháp nhân quả dành cho bảng dữ liệu không đồng nhất Kết quả thu được rằng tồn tại mô hình dạng chữ U ngược giữa tăng trưởng kinh tế và dấu chân sinh thái

và mối quan hệ giữa hai nhân tố này là quan hệ hai chiều

Nghiên cứu “Investigating the environmental Kuznets curve hypothesis in Vietnam” (Nghiên cứu giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường ở Việt Nam) (U Al-Mulali, B Saboori, I Ozturk, 2015) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế

và ô nhiễm môi trường tại Việt Nam từ số liệu giai đoạn năm 1981 đến năm 2011 thông qua phương pháp Autoregressive Distributed Lag (ARDL) Nhóm tác giả đã kết luận rằng ở Việt Nam không tồn tại đường cong Kuznets về môi trường bởi vì mối quan hệ

Trang 23

giữa GDP và ô nhiễm là tỷ lệ thuận trong cả dài hạn và ngắn hạn Nghiên cứu đã có sự phân chia rõ ràng các biến đại diện cho năng lượng gồm năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo và nhóm tác giả cũng đưa ra kết luận rằng xuất khẩu có tác động rất ít, hầu như không đáng kể đến vấn đề ô nhiễm tại Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu đã bỏ qua sức ảnh hưởng của các yếu tố khác như diện tích rừng, các nỗ lực cắt giảm lượng khí thải công nghiệp của chính phủ, … đến tổng lượng phát thải CO2

Nghiên cứu “The investigation of environmental Kuznets curve hypothesis in the advanced economies: The role of energy prices” (tạm dịch: Nghiên cứu sự tồn tại của giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường ở các nền kinh tế phát triển: Vai trò của giá năng lượng) do U Al-Mulali, I Ozturk thực hiện và công bố năm 2016 là một công trình lớn đánh giá tác động của giá năng lượng đến ô nhiễm môi trường và điều tra sự tồn tại giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường tại 27 nền kinh tế phát triển Các

kĩ thuật bất định bảng được sử dụng để phân tích dữ liệu từ năm 1990 đến năm 2012

Kỹ thuật đồng liên kết bảng Kao và Fisher đã cho thấy lượng phát thải CO2, tổng sản phẩm nội địa, lượng tiêu thụ năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo, độ mở thương mại, mức độ đô thị hóa và giá năng lượng có liên hệ với nhau Khi nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất và phương pháp hiệu chỉnh lỗi vector Granger, kết quả thu được là tổng sản phẩm quốc nội, mức tiêu thụ năng lượng không tái tạo và mức độ đô thị hóa làm tăng lượng phát thải CO2, trong khi mức sử dụng năng lượng năng lượng tái tạo, độ mở thương mại và giá năng lượng tỉ lệ nghịch với lượng phát thải khí nhà kính Hơn thế, việc có thể mô tả mối quan hệ giữa lượng phát thải khí

CO2 và tổng sản phẩm quốc nội bằng mô hình có dạng hình chữ U ngược cho thấy có tồn tại giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường

Nhóm tác giả tham khảo các nghiên cứu được thực hiện có xuyên suốt hai mươi năm, tính từ nghiên cứu cũ nhất là nghiên cứu của David I Stern được công bố năm

2004 xem xét về tính đúng đắn của giả thuyết đường cong Kuznets cổ điển về môi trường

và bốn nghiên cứu còn lại được thực hiện trong vòng năm năm trở lại đây với số liệu mang tính cập nhật và được thực hiện tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên khắp thế giới Trong đó, các nghiên cứu lựa chọn không gian nghiên cứu tại Kenya, các nước công nghiệp mới và các nền kinh tế phát triển của Destek M A., & Sarkodie S A., (2019), SA Sarkodie, I Ozturk (2020) và U Al-Mulali, I Ozturk (2016) đưa ra kết luận rằng có tồn tại giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường trong thời gian nghiên cứu Trong khi đó, nghiên cứu thực hiện về Việt Nam cho rằng ở quốc gia này không tồn tại giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường Điều này đưa ra gợi ý rằng sự tồn tại đường cong Kuznets về môi trường ở một quốc gia và một vùng lãnh thổ phụ thuộc không nhỏ vào các chính sách của nhà nước ứng phó với tình trạng ô nhiễm môi trường

Trang 24

cũng như tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế bền vững của quốc gia đó

Các nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO 2

Nhiều nghiên cứu trên thế giới khi xét các yếu tố ảnh hưởng đến lượng phát thải khí CO2 trong phạm vi một quốc gia hoặc một khu vực đều tin rằng sự tăng trưởng kinh

tế và độ mở thương mại đóng vai trò quan trọng trong sự biến động của lượng khí thải nhà kính, bên cạnh nhiều nhân tố khác như mật độ dân số (Rahman M M., Saidi K., & Mbarek M B, 2020), mức tiêu thụ năng lượng (R.Ohlan, 2015),…

Nghiên cứu về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng khí nhà kính được thực hiện tại nhiều quốc gia, trong đó có những nghiên cứu lựa chọn phạm vi là các nước Đông Nam Á có bối cảnh tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và các đặc điểm dân cư mang nhiều nét tương đồng với Việt Nam Cụ thể, trong nghiên cứu của M Shahbaz và các cộng sự công bố năm 2013 có tên “Economic growth, energy consumption, financial development, international trade and CO2 emissions in Indonesia” (Tạm dịch: Tăng trưởng kinh tế, mức tiêu thụ năng lượng, phát triển tài chính, thương mại quốc tế và lượng phát thải CO2 ở Indonesia) thực hiện tại Indonesia với dữ liệu từ năm 1975 đến năm 2011 đã thu được kết luận tương tự với nghiên cứu của B Saboori, J Sulaiman (2013) thực hiện cùng đề tài nhưng chọn phạm vi nghiên cứu

là năm quốc gia Đông Nam Á (gồm: Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia và Thái Lan) trong giai đoạn từ năm 1971 đến năm 2009 Cả hai nghiên cứu đều cho rằng tồn tại mối quan hệ: sự tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng làm tăng sự phát thải khí CO2 trong cả dài hạn và ngắn hạn Đặc biệt, nghiên cứu của M Shahbaz, còn mở rộng thêm về mối quan hệ giữa độ mở thương mại, phát triển tài chính và lượng phát thải khí nhà kính Kết quả thu được là phát triển tài chính và độ mở cửa thương mại làm giảm sự phát thải khí CO2

Nghiên cứu “The impact of population density, energy consumption, economic growth and trade openness on CO2 emissions in India” (tạm dịch: Ảnh hưởng của mật

độ dân số, lượng tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở Ấn Độ) do Ramphul Ohlan công bố năm 2015 đề cập đến Ấn Độ

- với tư cách là quốc gia lớn thứ ba thế giới hiện đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường ở mức nghiêm trọng Tác giả đã thực hiện nghiên cứu dựa trên dữ liệu trong giai đoạn 1970 đến 2013 về mật độ dân số, lượng tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế

và độ mở thương mại ảnh hưởng thế nào đến lượng phát thải nhà kính Phương pháp ARDL và phương pháp hiệu chỉnh lỗi vector được sử dụng đã cho ra kết quả có ý nghĩa

về mối quan hệ giữa lượng phát thải CO2 và các nhân tố kinh tế xã hội trong dài hạn

Trang 25

Ramphul Ohla đề cập đến mật độ dân số, lượng tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh

tế có tác động cùng chiều với lượng phát thải khí nhà kính trong cả ngắn hạn và dài hạn Trong ba nhân tố trên, mật độ dân số có ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến động trong lượng phát thải CO2, điều này là tiền đề quan trọng để đề ra những chính sách kiểm soát mật độ dân số hiệu quả trong quá trình giảm thiểu lượng khí nhà kính trong dài hạn Từ những phát hiện này, tác giả đề xuất chính phủ Ấn Độ tiếp tục xây dựng các đề án thúc đẩy việc sử dụng những nguồn năng lượng thay thế như năng lượng tái tạo và sử dụng các kĩ thuật xanh, sạch để giảm lượng khí thải nhà kính thay vì giảm thiểu lượng tiêu thụ năng lượng

Nghiên cứu “Energy production and trade openness: Assessing economic growth, CO2 emissions and the applicability of the cointegration analysis” (tạm dịch: Sản xuất năng lượng và độ mở thương mại: Đánh giá tăng trưởng kinh tế, phát thải CO2

và khả năng ứng dụng phân tích đồng liên kết) được nhóm tác giả gồm HAD Hdom, JA Fuinhas (2020) lựa chọn thực hiện về Brazil và tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa

độ mở thương mại, sản lượng năng lượng với tổng thu nhập quốc dân và lượng phát thải

CO2 Thông qua phương pháp hồi quy đồng liên kết (FMOLS), nhóm tác giả phát hiện GDP, sản lượng thủy điện quốc dân và sản lượng năng lượng tái tạo có tác động tiêu cực đến mô hình phát thải CO2 , trong khi lượng phát thải CO2 và độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Ưu điểm của nghiên cứu này là nhóm tác giả chứng minh được kết quả nghiên cứu của mình không chịu ảnh hưởng bởi sự bất đồng nhất khi chọn mẫu và kết quả thu được đã được kiểm tra tính đúng đắn nhiều lần, bằng nhiều biện pháp khác nhau Từ đó, kết quả của nghiên cứu trở thành một nguồn tham khảo đáng tin cậy cho nhiều nghiên cứu thực hiện cùng đề tài

Wang (2021) và các cộng sự nhìn nhận mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, độ

mở thương mại và lượng phát thải khí CO2 dưới một góc độ mới mẻ hơn Nhóm tác giả tin rằng giữa tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO2 có mối quan hệ, do đó, họ tiến hành nghiên cứu chi tiết xem liệu độ mở thương mại có tác động gì đến việc giảm thải lượng khí nhà kính sinh ra trong quá trình tăng trưởng kinh tế Việc phân tích được thực hiện trên diện rộng với dữ liệu lấy từ 182 quốc gia, trong nỗ lực nhằm xác định tác động của chủ nghĩa bảo hộ, được đại diện bằng biến độ mở thương mại, với sự giảm thải khí nhà kính trong quá trình tăng trưởng kinh tế tại 182 quốc gia xuyên suốt giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2015 Nhóm tác giả cho rằng độ mở thương mại tỉ lệ nghịch với lượng phát thải khí CO2 ở các quốc gia phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người cao hoặc trung bình cao; trong khi đó, lại không cho thấy kết quả rõ rệt ở các quốc gia đang phát triển và thậm chí, ở một số quốc gia được nghiên cứu có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nhóm tác giả còn thu được kết quả rằng việc tăng độ mở thương mại làm tăng lượng khí CO2 thải ra Ngoài ra, việc tích cực sử dụng năng lượng tái tạo

Trang 26

và đặt giá dầu cao góp phần hạn chế lượng phát thải CO2 trong quá trình tăng trưởng kinh tế - kết luận này được đưa ra sau khi xác định rằng có cùng một kết quả ở tất cả các quốc gia được nghiên cứu Một ưu điểm của nghiên cứu rằng nhóm tác giả đã phân loại các quốc gia được nghiên cứu thành các nhóm có mức thu nhập bình quân đầu người khác nhau và đưa ra hàm ý chính sách cụ thể, chi tiết cho từng nhóm quốc gia

Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố khác nhau có ảnh hưởng đến lượng phát thải khí CO2 trong phạm vi quốc gia hoặc khu vực, nhưng đa số đều tập trung vào các nhân tố chính là tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại Ngoài ra, nhiều tác giả còn đề cập đến mật độ dân số, phát triển tài chính,… Nhiều bài nghiên cứu được thực hiện với số lượng mẫu khá lớn, hơn 180 mẫu như nghiên cứu của Wang (2021) và các cộng sự hoặc thực hiện tại nhiều quốc gia như nghiên cứu của M Shahbaz (2013) và các cộng sự Điểm chung là các nghiên cứu đều nhất trí cho rằng tăng trưởng kinh tế và

độ mở thương mại có mối quan hệ với lượng phát thải CO2, tuy vậy, còn tùy vào quốc gia được nghiên cứu và thời gian nghiên cứu mà mối quan hệ này có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều

2.3 Nội dung kế thừa, phát triển và Khoảng trống nghiên cứu

2.3.1 Nội dung kế thừa và phát triển

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp một số nội dung giúp nhóm nghiên cứu có thể kế thừa và phát triển vào nội dung của đề tài bao gồm:

Một là, một số phân tích về giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường, cũng

như những luận giải chi tiết về đường cong Kuznets đã được đưa ra trong các nghiên cứu đi trước

Hai là, một số quan điểm về các hoạt động nhằm phát triển kinh tế sẽ phải đánh

đổi bằng sự suy thoái của môi trường

Ba là, hàm ý chính sách và khuyến nghị được đề ra trong các nghiên cứu được

thực hiện tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia có bối cảnh tương

tự Việt Nam hoặc các nghiên cứu được thực hiện tại chính Việt Nam

Bốn là, các chính sách, phương hướng phát triển kinh tế xanh tại các quốc gia đã

thành công trong công cuộc xanh hóa nền kinh tế

2.3.2 Khoảng trống nghiên cứu

Xuất phát từ tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, các nghiên cứu hoặc thực hiện tại một quốc gia, hoặc thực hiện bao quát tại nhiều quốc gia nhưng không có nghiên cứu nào thực hiện tại một nước có nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng và chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19 ở mức tối thiểu như Việt Nam, do đó

Trang 27

còn những vấn đề là khoảng trống nghiên cứu cho tác động của tăng trưởng kinh tế và

độ mở thương mại đối với lượng phát thải CO2 ở Việt Nam như sau:

Phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu hướng tới của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam Vậy nhưng hệ thống các giải pháp thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi định hướng kinh doanh, sản xuất theo hướng kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam chưa đồng bộ, các nghiên cứu còn tản mạn, chưa tập trung, chưa

có công trình có quy mô tổng thể nghiên cứu về vấn đề này do mỗi nghiên cứu được khai thác dựa trên mục đích nghiên cứu khác nhau Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả kiến nghị Nhà nước thực hiện các biện pháp hướng dẫn doanh nghiệp theo hướng mới dựa trên những kết luận rút ra được từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia đang đạt được kết quả tích cực trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế bền vững, từ đó, cải biến để ứng dụng sao cho phù hợp tại Việt Nam

Trong phạm vi của đề tài này tập trung làm rõ biến động của tăng trưởng kinh tế,

độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, đề xuất biện pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, do đó, đề tài nghiên cứu sẽ thiên về khía cạnh kinh tế

3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần phân tích các vấn đề liên quan nhằm trả lời các câu hỏi sau:

• Các vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, lượng phát thải CO2 và lý luận về giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường như thế nào?

• Thực trạng sự biến động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại giai đoạn năm 2000 đến năm 2021 tại Việt Nam có tác động tới lượng phát thải CO2 hay không?

Nếu có mối liên hệ trên thì:

• Sự biến động trong tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại có tác động như thế nào đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam trong ngắn hạn?

• Sự biến động trong tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại có tác động như thế nào đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam trong dài hạn?

Từ kết quả thu được, có thể đề xuất hàm ý chính sách để cắt giảm lượng khí thải

CO2 trong khi hạn chế tối đa ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại như thế nào?

Trang 28

4 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, những tác động

của chúng tới lượng phát thải CO2 tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2021

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng tình hình tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại

và lượng phát thải khí CO2 của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2021

Thứ ba, tiến hành ước lượng, phân tích dựa trên những số liệu đã thu thập để xác

định tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải khí CO2 trong khoảng thời gian nghiên cứu

Thứ tư, từ những ước lượng, phân tích đề xuất phương hướng và giải pháp về

giảm lượng phát thải khí CO2 khi tăng trưởng kinh tế Việt Nam

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu của nghiên cứu, các nhiệm vụ được đặt ra là:

- Một là, tìm hiểu, tổng quan lại các bài nghiên cứu trước đó có cùng vấn đề với đề

tài đang nghiên cứu, bao gồm những đề tài trong và ngoài nước Việc tổng quan lại những đề tài làm tiền đề lý luận cho nhóm tác giả trong bài nghiên cứu này

- Hai là, làm rõ các vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, lượng

phát thải CO2, lý thuyết về đường cong môi trường EKC Các lý luận được làm rõ bằng việc tham khảo các nghiên cứu liên quan đi trước, đồng thời xây dựng một

hệ thống lý luận riêng của nhóm nghiên cứu

- Ba là, đề xuất mô hình nghiên cứu Mô hình được đề xuất trong bài nghiên cứu là

mô hình đánh giá mối quan hệ giữa độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải khí CO2

- Bốn là, tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định giới hạn phân bố trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag - ARDL) Đây là phương pháp được sử dụng phổ

Trang 29

biến để nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô theo chuỗi thời gian Phương pháp này phù hợp với dữ liệu mà nhóm nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài

- Năm là, phân tích dữ liệu nhóm tác giả thu thập được nhằm mục đích đánh giá mối

quan hệ ảnh hưởng giữa các biến trong mô hình

- Sáu là, phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế, những biến động trong độ

mở thương mại và những biên động trong lượng phát thải CO2 tại Việt Nam giai đoạn 2000-2021 Đánh giá này giúp hiểu rõ hơn về các số liệu đã thu thập được cũng như dự báo được những biến động có thể xảy ra trong tương lai của các yếu

tố này

- Bảy là, đánh giá kết quả phân tích số liệu, đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa các

biến trong mô hình Những đánh giá kết quả là tiền đề cho những kết luận về mô hình, về mỗi quan hệ giữa các biến trong mô hình

- Tám là, Rút ra kết luận kết quả nghiên cứu về mối quan hệ của tăng trưởng kinh

tế, độ mở thương mại tới lượng phát thải CO2 tại Việt Nam

- Chín là, đề xuất một số mô hình phát triển bền vững, kinh tế xanh từ các quốc gia,

vùng lãnh thổ trên thế giới Những mô hình này được áp dụng thành công tại các quốc gia này giúp Việt Nam học hỏi những kinh nghiệp, những hướng phát triển trong tương lai, hướng tới phát triển nền kinh tế bền vững

- Mười là, đưa ra hàm ý chính sách Những hàm ý chính sách được rút qua trong

toàn bộ quá trình nghiên cứu, tham khảo từ kết quả của những nghiên cứu liên quan trước đó

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại tại Việt Nam, ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải khí CO2tại Việt Nam

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Đề tài tập chung nghiên cứu, phân tích, về tăng trưởng kinh

tế và độ mở thương mại, qua đó đánh giá những ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và

độ mở thương mại tới lượng phát thải khí CO2 ở Việt Nam

Trang 30

Bên cạnh đó, đề tài còn tham khảo một số chính sách, bổi cảnh của các nước phát triển nền kinh tế xanh, phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững từ một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đan Mạch, Châu

Âu

Tham khảo về mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và

độ mở thương mại tới lượng phát thải CO2 tại các quốc gia ASEAN

Phạm vi về không gian: Không gian nghiên cứu không chỉ ở Việt Nam, còn một

số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đan Mạch, Singapore, Indonesia, Châu Âu, ASEAN

Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2021

6 NGUỒN GỐC SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Số liệu các biến được sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ Ngân hàng thế giới (World Bank) đối với quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2021

7 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

7.1 Ý nghĩa khoa học

Hướng nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam là một vấn đề được nhiều nhà kinh tế tại Việt Nam quan tâm Hiện nay, có nhiều nhà kinh tế học và cử nhân kinh tế đã thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế đến lượng phát thải khí CO2 nhưng tùy vào khoảng thời gian nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mà kết luận lại khác nhau Thông qua nghiên cứu “Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam”, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng

và định tính để xác định liệu có sự tác động giữa tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải khí CO2 tại Việt Nam hay không và kiểm định sự phù hợp của

lý thuyết đường cong Kuznets khi xét trong trường hợp lượng phát thải khí CO2 tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2021

Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam là một quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nghiên cứu cũng góp phần giải quyết câu hỏi liệu tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại có tác động như thế nào đến lượng phát thải CO2 Từ đó, nghiên cứu có thể đóng góp bổ sung cho kết luận của hàng loạt nghiên cứu trước đó về

sự ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế tới lượng phát thải CO2 tại Việt Nam

Trang 31

tế và độ mở thương mại trong bối cảnh kiểm soát tốt lượng phát thải khí CO2

Thứ hai, kết quả nghiên cứu góp phần phát hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại với lượng phát thải khí CO2 tại Việt Nam trong 20 năm trở lại đây Do đó, đây có thể trở thành nguồn tham khảo cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất trong nước có phương hướng điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm “đi tắt đón đầu”, chủ động đảm bảo thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển bền vững của đất nước và gia tăng phúc lợi xã hội

8 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Kết cấu đề tài bao gồm 4 phần:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ LƯỢNG PHÁT THẢI CO2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Trang 32

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, ĐỘ MỞ

THƯƠNG MẠI VÀ LƯỢNG PHÁT THẢI CO 2

1.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1.1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô, tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm

Tăng trưởng kinh tế thường được đo bằng sự gia tăng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc thu nhập quốc dân tính theo đầu người (GDP/ đầu người) Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế diễn ra khi đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế dịch chuyển ra phía ngoài

Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, cần phải so sánh quy mô sản lượng của 2 thời

kỳ khác nhau, được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu dưới đây:

Chỉ tiêu tuyệt đối: thể hiện mức thay đổi tuyệt đối của quy mô sản lượng trong

hai thời kỳ như công thức dưới đây:

∆Yt = Yt – Yt-1Trong đó:

∆Yt: Biểu thị sự thay đổi về quy mô sản lượng hay thu nhập của năm t so với năm (t ̶ 1)

Yt: Sản lượng hay thu nhập của năm t

Yt-1: Sản lượng hay thu nhập của năm (t ̶ 1)

Với chỉ tiêu này, chúng ta có thể biết được mức tăng giá trị sản lượng của năm này so với năm trước là bao nhiêu

Chỉ tiêu tương đối: Chỉ tiêu tuyệt đối không thể đánh giá được hiệu quả tăng

trưởng của năm nào tốt hơn vì chỉ tiêu này không tính tới quy mô sản lượng tại từng thời điểm Vì vậy, để so sánh sự mở rộng quy mô sản xuất qua các năm, người ta thường dùng chỉ tiêu tăng trưởng tương đối, được gọi là tốc độ tăng trưởng, được tính theo công thức sau:

gt = ∆𝑌𝑡

𝑌𝑡−1 × 100%

Trang 33

Trong đó: gt là tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo % năm t

1.1.2 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

Có nhiều nhân tố khác nhau tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, có thể phân chia thành: nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế

1.1.2.1 Nhân tố kinh tế

Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung

Xét một hàm sản xuất đơn giản

Tài nguyên (R): Tài nguyên được coi là yếu tố vô cùng quan trọng Đây là yếu tố ban đầu giúp cho mỗi quốc gia hay địa phương có được lợi thế so sánh, chuyên môn hóa ban đầu Tài nguyên cũng là đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và cũng

là yếu tố không thể thiếu trong việc thực hiện bố trí các cơ quan kinh tế thuộc các ngành công nghiệp và dịch vụ

Công nghệ kỹ thuật (T) là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện nền kinh tế hiện đại Yếu tố công nghệ kỹ thuật được hiểu theo hai dạng

là những kiến thức và sự áp dụng phổ biến những kết quả những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất

Các nhân tố tác động đến tổng cầu: Có 4 nhân tố tác động đến tổng cầu, cụ thể

là:

Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên

và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến

Chi tiêu của Chính Phủ (G): bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch

vụ của Chính Phủ

Chi cho đầu tư (I): gồm chi cho đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX = X - M)

Trang 34

1.1.2.2 Nhân tố phi kinh tế

Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay còn gọi là các nhân tố phi kinh tế cũng có tác động đến tăng trưởng kinh tế và các nhân tố này rất khó lượng hóa cụ thể mức độ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế Có thể kể ra nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng kinh tế: các yếu tố văn hóa – xã hội, thể chế, cơ cấu tôn giáo, sắc tộc và sự tham gia của cộng đồng, …

Văn hóa – xã hội là nhân tố quan trọng, tác động nhiều tới quá trình phát triển của mỗi quốc gia Nhân tố văn hóa – xã hội bao trùm nhiều mặt, từ tri thức phổ thông đến những tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống, phong tục tập quán… Trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia Nhìn chung trình độ văn hóa của mỗi dân tộc

là nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, kỹ thuật, trình độ quản lý Xét trên khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn đến quá trình phát triển

Thể chế được hiểu là các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy định cấu trúc tương tác giữa người với người Các thể chế chính trị – xã hội được thừa nhận có tác động đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt thông qua việc tạo dựng hành lang pháp

lý và môi trường đầu tư Baumol (1990, 1993) cho rằng nếu một thể chế không khuyến khích một tài năng kinh doanh sáng tạo mà chỉ khuyến khích tái phân phối, tìm kiếm đặc lợi thì tăng trưởng sẽ thấp đi Theo các tác giả Knack và Keefer (1995), để đánh giá chất lượng của thể chế có thể sử dụng bốn tiêu chí để đo lường: (1) Tham nhũng, (2) Chất lượng bộ máy hành chính, (3) Tuân thủ pháp luật, và (4) Bảo vệ quyền tài sản

Về nhân tố dân tộc và tôn giáo: Nhìn chung một nước càng đa dạng về các thành phần tôn giáo và sắc tộc thì đất nước đó càng tiềm ẩn bất ổn về chính trị và xung đột trong nước Những xung đột và bất ổn chính trị trong nước này có thể dẫn đến các xung đột bạo lực và thậm chí là các cuộc nội chiến, dẫn tới tình trạng lãng phí các nguồn lực quý giá đáng ra phải sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu phát triển khác Chẳng hạn như cuộc chiến ở Afghanistan, Sri Lanka, các xung đột ở Indonesia, Thái Lan… Ngược lại, một đất nước càng đồng nhất thì càng có điều kiện đạt được các mục tiêu phát triển của mình, chẳng hạn như Hàn Quốc, Hồng Kông hay Đài Loan

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế

Các chỉ số được dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế về mặt lượng bao gồm: Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product - GNP)

Trang 35

1.1.3.1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

GDP được đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể như sau:

Phương pháp tiếp cận từ sản xuất: Theo cách này, GDP được tính bằng tổng giá

trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước Trong đó, giá trị gia tăng (Value added - VA) là sản lượng của doanh nghiệp trừ đi giá trị của hàng

hóa trung gian mua từ các doanh nghiệp khác

Phương pháp tiếp cận từ chi tiêu: Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm

quốc nội (GDP) của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng Trong một nền kinh tế giản đơn, ta có thể dễ dàng tính

tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng trong năm

GDP = C + G + I + NX Trong đó:

- C là tiêu dùng các hộ gia đình, bao gồm những khoản chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (Personal Consumption expenditures) của hộ gia đình về hàng hóa, dịch vụ, không bao gồm chi xây dựng và mua nhà

- G là các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương Khoản chi tiêu này bao gồm chi tiêu cho quốc phòng, luật pháp, chiếu sáng đường phố, nơi công cộng Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản thanh toán chuyển khoản

- I là tổng đầu tư trong nước của khu vực tư nhân (Gross private domestic Investment) Nó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị

và nhà xưởng và chi tiêu cho nhà mới của dân cư

- NX (NX = X - M) là xuất khẩu ròng về hàng hóa và dịch vụ, là giá trị xuất khẩu (Exports - X) trừ đi giá trị nhập khẩu (Imports - M)

Phương pháp tiếp cận từ thu nhập hay chi phí: Theo Nguyễn Văn Công và cộng

sự (2011), tổng thu nhập quốc nội (GDP) được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập

và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); thu nhập của người có đất cho thuê (R ); thu nhập của người có tiền cho vay (𝐼𝑛); thu nhập của người có vốn (𝑃𝑟); khấu hao vốn cố định (𝐷𝑃)

và cuối cùng là thuế kinh doanh (T)

GDP = W + R + 𝐼𝑛 + 𝑃𝑟 + 𝐷𝑃 + T

Từ các phương pháp trên, ta có thể nhận thấy việc sử dụng GDP như một thước

đo cho tăng trưởng kinh tế cũng có một số hạn chế nhất định: GDP là một thước đo hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra bởi một nền kinh tế nhưng GDP không tính đến những chi phí khác như ô nhiễm môi trường gây ra do hoạt động sản xuất, không bao gồm những

Trang 36

vấn đề về sản xuất của những hộ gia đình không thực hiện mua bán/ giao dịch trên thị trường Tuy nhiên, trên thực tế, đây vẫn là một phương pháp được công nhận rộng rãi

để đo lường thu nhập quốc dân, giúp ta có một thước đo để so sánh tốc độ tăng trưởng bình quân của một quốc gia trong những giai đoạn khác nhau hoặc so sánh tốc độ tăng trưởng bình quân giữa hai quốc gia cùng hoặc khác giai đoạn - cả hai loại so sánh này đều hết sức cần thiết để tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế

1.1.3.2 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

GNP khác GDP là nó bao gồm các khoản thu nhập do công dân một nước tạo ra

ở nước ngoài nhưng không bao gồm những khoản thu nhập do công dân nước ngoài tạo

ra ở trong nước

GNP = GDP + NFA Với NFA là yếu tố thu nhập ròng từ nước ngoài (Net Factor Income from Abroad) hay chênh lệch giữa thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoài và thu nhập của người nước ngoài tạo ra ở trong nước

1.1.4 Một số mô hình tăng trưởng kinh tế

1.1.4.1 Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar

Mô hình tăng trưởng của hai nhà kinh tế học Roy Harrod người Anh và Evsey Domar người Mỹ đưa ra trong những năm 40 được các nhà kinh tế học phát triển coi là một phương pháp đơn giản để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn đầu tư

Mỗi nền kinh tế đều phải có phần tiết kiệm để có thể thay thế những tư liệu sản xuất hư hỏng, đầu tư vào thiết bị máy móc mới Khi giả định rằng có mối quan hệ kinh

tế trực tiếp nào đó giữa quy mô của tổng vốn dự trữ (gọi là K), với tổng sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế (gọi là Y), tức là bất cứ một khoản vốn bổ sung dưới dạng đầu

tư mới, đều đem lại những khoản tăng tương ứng trong tổng sản lượng của nền kinh tế Mối quan hệ kinh tế này được gọi là tỷ lệ vốn – sản lượng, được kí hiệu là k

k = 𝐾

𝑌 Khi giả định rằng tỷ lệ tiết kiệm s trong nền kinh tế là một tỷ lệ nhất định so với tổng sản phẩm quốc dân và lượng vốn đầu tư mới được xác địng bởi mức tiết kiệm trong nền kinh tế Từ đó, mô hình tăng trưởng đơn giản Harod Domar được xây dựng như sau:

Thứ nhất, mức tiết kiệm trong nền kinh tế S là một phần của thu nhập quốc dân:

S=s.Y

Trang 37

Thứ hai, nền kinh tế ở trạng thái đóng và không có sự tham gia của chính phủ,

toàn bộ tiết kiệm chuyển hóa hết thành đầu tư làm tăng tổng lượng vốn trong nền kinh

tế Đầu tư I được xác định như một sự tăng lên trong dự trữ vốn K và được ký hiệu là

Phương trình Harrod – Domar là một sự giải thích đơn giản về tăng trưởng kinh

tế Nó thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc và tỷ lệ tiết kiệm quốc dân s, và hệ

số gia tăng vốn – sản lượng k Cụ thể là tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân sẽ có mối quan hệ trực tiếp, tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm (nghĩa là với quy mô sản lượng như nhau, nếu quốc gia nào có mức tiết kiệm lớn hơn thì sẽ có tốc độ tăng trưởng lớn hơn

và ngược lại, đồng thời có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hệ số gia tăng vốn – sản lượng

k – k càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng thấp

Như vậy, mô hình Harrod – Domar đã đưa ra được vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế nhất điịnh xuất phát

từ những giả định là nền kinh tế đóng, không có sự tham gia của chính phủ, có sự chuyển hóa hoàn toàn giữa tiết kiệm với đầu tư, hệ số ICOR là cố định Trên thực tế thì những giả định này là không phù hợp Tuy vậy, mô hình Harrod – Domar vẫn có những giá trị riêng của nó Mô hình đã giúp các nhà hoạch định chính sách phải biết vận dụng nó như

để kích thích tăng trưởng kinh tế, có biện pháp thích hợp để khuyến khích tiết kiệm và đầu tư thông qua chính sách huy động vốn: chính sách lãi suất, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài,…

1.1.4.2 Mô hình tăng trưởng theo giai đoạn của Rostow

Rostow nhận định rằng tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải trải qua các giai đoạn phát triển dụa trên những điều kiện nhất định và đều xuất phát từ những điều kiện sản xuất Dựa trên lịch sử phát triển của một số quốc gia tiêu biểu có nền kinh tế phát triển nhất, Rostow khái quát tiến trình phát triển của một nền kinh tế thành 5 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn xã hội truyền thống, giai đoạn chuẩn bị sự cất cánh, giai đoạn cất cánh, giai đoạn trưởng thành và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng cao Mô hình của công

Trang 38

nhấn mạnh vào giai đoạn cất cánh, vậy nên mô hình tăng trưởng theo giai đoạn của Rostow còn được gọi là lý thuyết cất cánh

Thứ nhất, giai đoạn xã hội truyền thống (The Traditional Society Stage) Rostow

xác định giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển Giai đoạn xã hội truyền thông tương ứng với thời kỳ tiền công nghiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ Latinh Theo Rostow, đặc trưng của giai đoạn này là: sản xuất nông nghiệp là hoạt động chính của nền kinh tế trong đó giai cấp địa chủ là giai cấp thống trị Trình độ sản xuất thấp, quan

hệ kinh tế còn đơn giản vì nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, tích lũy trong nền kinh tế kém Đây được coi là giai đoạn trì trệ, lạc hậu kéo dài của các nền kinh tế

Thứ hai, giai đoạn chuẩn bị cất cánh (the pre-conditions for take off) Đây là giai

đoạn hình thành cơ sở cho sự chuyển đổi từ giai đoạn xã hội truyền thống sang giai đoạn cất cánh Trong giai đoạn này, hai quá trình sẽ diễn ra là: quá trình phó bỏ xã hội truyền thống và quá trình tập hợp các nguồn lực xã hội để tiến vào giai đoạn cất cánh Trong

đó xã hội hiện đại được hình thành bắt nguồn từ việc:

(1) Tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để mở rộng thị trường và thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất

(2) Có cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp để thay đổi năng suất và sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên của nền kinh tế

(3) Tăng nhập khẩu vốn và công nghệ để tạo tiền đề cho sự thay đổi công nghệ

kỹ thuật trong sản xuất

Vì vậy, đặc trưng của giai đoạn chuẩn bị cất cánh là tồn tại song song các hoạt động kinh tế truyền thông bên cạnh các hoạt động kinh tế mới đang phôi thai

Thứ ba, giai đoạn cất cánh (the take off stage) – giai đoạn trung tâm của quá trình

phát triển Khi đó nền kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng, quy mô của nền kinh tế

mở rộng, cơ cấu nền kinh tế hiện đại hơn Đây là giai đoạn mà lực cản của xã hội truyền thống và các lực cản của sự phát triển đã bị đẩy lùi Đồng thời, các lực lượng tạo ra sự tiến bộ về kinh tế đang lớn mạnh và trở thành lực lượng thống trị xã hội, đảm bảo cho quá trình tăng trưởng bền vững Rostow cũng cho rằng giai đoạn này chỉ xuất hiện kho

có những điều kiện sau:

(1) Có sự tăng lên trong tỷ lệ đầu tư, đạt khoảng 5% đến 10% thu nhập quốc dân Sự tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại và cơ sở hạ tầng, nên cần phải duy trì đầu tư lớn cho khu vực này

Trang 39

(2) Có sự phát triển với tốc độ cao của một hay nhiều ngành công nghiệp chế tạo chủ đạo Sự tăng trưởng của ngành này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác thông qua mối liên kết giữa chúng, đáp ứng nhu cầu tăng lên của nền kinh tế Trong giai đoạn cất cánh, ngành công nghiệp giữ vai trò đầu tàu, có tốc độ tăng trưởng cao, thu được lợi nhuận lớn và chính lợi nhuận đó lại được tái đầu tư để phát triển sản xuất

(3) Có sự tồn tại nhanh chóng của kết cấu xã hội, thể chế chính trị phù hợp với

sự mở rộng của khu vực kinh tế hiện đại để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và đảm bảo sự tăng trưởng liên tục

Thứ tư, giai đoạn trưởng thành (the drive to maturity stage) Ở giai đoạn này, nền

kinh tế có sự tăng trưởng đều đặn, bền vững với thu nhập bình quân đầu người cao Nền kinh tế được đa dạng hóa, công nghệ đạt đến trình độ cao Đặc trưng của giai đoạn này

là tỷ lệ đầu tư cao hơn giai đoạn cất cánh và đạt khoảng từ 10% đến 20% thu nhập quốc dân Các ngàng công nghiệp chủ đạo ở giai đoạn này là công nghiệp nặng, công nghiệp luyện kim, hóa chất, năng lượng, tiếp sau là ngành dịch vụ, các ngành này được phát triển trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ hiện đại

Thứ năm, giai đoạn tiêu dùng cao (the age of high mass consumption) – đây là

giai đoạn phát triển cao nhất của nền kinh tế mà Rostow đề cập đến, phản ánh nền kinh

tế đã đạy đến mức phát triển Công nghiệp hiện đại phát triển ở mức độ cao, kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh tới mức phần lớn dân số có nhu cầu tiêu dùng vượt quá nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở,… Kinh tế và xã hội

đã đạt đến mức phát triển, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vật chất cũng như văn hóa, tinh thần con người

Lý thuyết của Rostow đã đóng góp cho khoa học phát triển kinh tế, giúp các quốc gia đang phát triển chuẩn chị tiền đề cho quá trình phát triển Tuy nhiên, mô hình của ông cũng có những hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là mô hình đã không thấy được

sự thay đổi của các điều kiện lịch sử của các nước đang phát triển so với bối cảnh lịch

sử mà các nước tư bản đã trải qua

1.1.4.3 Mô hình chuyển dịch cơ cấu của Arthur Lewis

Một trong những mô hình phát triển nổi tiếng nhấn mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu của các nền kinh tế kém phát triển là mô hình thay đổi cơ cấu của Arthur Lewis, người được nhận giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1979 Mô hình đã được John Fei và Gustav Ranis bổ sung và hoàn thiện Vào những năm 1960 và 1970, mô hình hai khu vực của Arthur Lewis trở thành lý thuyết phát triển phổ biến cho các nước thế giới Thứ

ba, những nước có dư thừa lao động

Trang 40

Trong mô hình này, Lewis cho rằng các quốc gia đang phát triển đặc trưng bởi sự tồn tại song hành giữa hai khu vực có tính liên kết yếu

Thứ nhất, khu vực nông nghiệp truyền thống với năng suất thấp, lao động sản

xuất chỉ để tự đáp ứng nhu cầu của mình có sự dư thừa lao động

Thứ hai, khu vực công nghiệp hiện đại mới phôi thai với năng suất cao, tạo ra lợi

nhuận lớn và đang có sự mở rộng về qui mô đầu tư, làm việc, kích thích sự dịch chuyển lao động giữa hai khu vực

Lewis chia quá trình phát triển kinh tế thành hai giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn thứ nhất, khu vực công nghiệp có thể thu hút toàn bộ số lượng lao động với mức lương không đổi, tốc độ tăng của lợi nhuận trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp sẽ vượt rất

xa tốc độ tăng của tiền công trả cho lao động Sau đó sự phát triển kinh tế bước vào giai đoạn thứ hai, khi lao động dư thừa trong nông nghiệp đã được thu hút hết Để duy trì tốc

độ tăng trưởng, giảm áp lực tăng lương thì khu vực công nghiệp phải đầu tư vào nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và tổng sản phẩm nông nghiệp Đây là thời điểm hoàn tất công cuộc chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, các hoạt động kinh tế chủ yếu sẽ chuyển

từ khu vực nông nghiệp truyền thống sang khu vực công nghiệp hiện đại

Mô hình hai khu vực của Lewis trình bày sự dịch chuyển lao động giữa hai khu vực trong nền kinh tế đơn giản, phù hợp với thực tế về cơ cấu kinh tế của các nước kém phát triển, tuy nhiên mô hình này vẫn có những hạn chế, xuất phát từ những giả định không phù hợp với thực tế của mô hình:

Thứ nhất, mô hình ngầm giả định tố độ chuyển dịch lao động và tạo công ăn việc

làm tỷ lệ thuận với tốc độ tích lũy vốn

Thứ hai, mô hình hai khu vực giả định có sự dư thừa lao động trong khu nông

nghiệp, trong khi có sự toàn dụng nhân công trong nông nghiệp, đây là cơ sở để khu vực công nghiệp thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp

Thứ ba, mô hình giả định về mức lương trong công nghiệp không đổi cho đến

khi thu hút hết lượng lao động dư thừa

1.1.5 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới, là một trong những vấn đề cốt lõi về lý luận và phát triển kinh tế, là thước đo về tình hình kinh tế của một quốc gia Vì vậy, tăng trưởng kinh tế giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế hiện nay và đối với sự vững mạnh, ổn định của một quốc gia Lợi ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại đối với một quốc gia là vô cùng lớn

Ngày đăng: 05/10/2024, 23:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w