VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC KẾT HỢP HÀI HÒA CÁC LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL Thảo luận môn nguyên lý quản lý kinh tế Tmu Tạo ra những véctơ lợi ích chung nhằm kết hợp các lợi ích kinh tếCoi trọng lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần của tập thể và người lao độngCoi trọng cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dàiKết hợp hài hòa lợi ích của các chủ thể có liên quan đến các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ
VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC KẾT HỢP HÀI HÒA CÁC LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ
CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
Nhóm: 3 Lớp học phần: 2173TECO2031 Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Dự
Hà Nội, tháng 10 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC KẾT HỢP HÀI HÒA CÁC LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ 4
1.1 Cơ sở của nguyên tắc kết hơp hài hòa các lợi ích kinh tế 4
1.2 Nội dung của nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế 4
1.3 Yêu cầu đặt ra khi thực hiện nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế 6
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC KẾT HỢP HÀI HÒA CÁC LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL 7
2.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Viettel 7
2.2 Thực trạng sản xuất kinh doanh của tập đoàn Viettel 7
2.3 Thực trạng về nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế trong quản lý kinh tế của tập đoàn Viettel 9
2.3.1 Tạo ra những "véctơ" lợi ích chung nhằm kết hợp các lợi ích kinh tế 9
2.3.2 Coi trọng lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần của tập thể và người lao động .10
2.3.3 Coi trọng cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài 12
2.3.4 Kết hợp hài hòa lợi ích của các chủ thể có liên quan đến các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh 12
2.4 Đánh giá kết quả vận dụng nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế trong quản lý kinh tế của tập đoàn Viettel 14
2.4.1 Thành công 14
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN NGUYÊN TẮC KẾT HỢP CÁC LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL18 3.1 Định hướng quản lý kinh tế của tập đoàn Viettel 18
3.2 Một số biện pháp hoàn thiện nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế trong quản lý kinh tế của tập đoàn Viettel 18
KẾT LUẬN 21
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Phạm Thị Dự giảng viên lớp học phần Nguyên lý quản lý kinh tế 2173TECO2031 đã giảng dạy nhiệttình, truyền đạt những kiến thức cơ bản, cần thiết đến cho chúng em Từ đó, chúng emvận dụng những kiến thức này để hoàn thành bài thảo luận một cách tốt nhất Bên cạnh
-đó, để hoàn thành bài thảo luận này không thể không nhắc đến những đóng góp tíchcực của các thành viên trong nhóm, cảm ơn các bạn đã tham gia họp nhóm đầy đủ, tìmtòi nghiên cứu các tài liệu Mặc dù nhóm đã cố gắng hoàn thành bài thảo luận trongphạm vi và khả năng cho phép nhưng không thể tránh được những thiếu sót, nhóm emrất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4MỞ ĐẦU
Việt Nam hiện đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và các doanhnghiệp trong nước đang phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại phát triển Lĩnh vực bưuchính viễn thông trong những năm qua luôn là lĩnh vực mà sự cạnh tranh của cácdoanh nghiệp xảy ra quyết liệt nhất Tham gia vào thị trường viễn thông muộn hơn cácđối thủ nhưng Tổng công ty viễn thông quân đội (Viettel) bằng những nỗ lực của toànthể cán bộ công nhân viên đã và đang khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vựcbưu chính viễn thông Chính nhờ vào sự ra đời và phát triển của Viettel đã đem lại chokhách hàng nhiều sự lựa chọn tối ưu hơn trong việc sử dụng các dịch vụ bưu chínhviễn thông, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm ưu việt, đảm bảo thông tin phục
vụ quốc phòng, nộp ngân sách nhà nước và quốc phòng ngày càng tăng, tạo thu nhậpcho hàng ngàn công nhân viên, thực hiện nghĩa cửa nhân đạo đối với người có côngcũng như đồng bào trong thiên tai, áp dụng và đi sâu vào công nghệ tiên tiến… Những
gì Viettel đã và đang làm luôn là điều đáng trân trọng và ghi nhận, nhưng để đạt đượckết quả trên, đó là sự đóng góp không mệt mỏi của một tập thể Viettel năng động, sángtạo, áp dụng các nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế trong quản lý kinh tếcho tập đoàn của mình một cách thành công, tạo động lực thúc đẩy con người và tổchức bộ máy làm việc hiệu quả luôn xuất phát từ vấn đề lợi ích Viettel – Doanhnghiệp đầu tiên đã mang lại sự lựa chọn cho khách hàng sử dụng dịch vụ, một doanhnghiệp tiên phong trong lĩnh vực áp dụng công nghệ mới, trở thành một đối tác có uytín lớn trong nước và trên thị trường quốc tế
Với những kiến thức đã học, những tài liệu được nghiên cứu tại lớp cùng với sựhướng dẫn tận tình của cô nên nhóm 3 lớp học phần 2173TECO2031 đã lựa chọn tìmhiểu và phân tích đề tài: “Vận dụng các nguyên tắc kết hợp hài hòa và lợi ích kinh tếtrong quản lý kinh tế của tập đoàn Viettel”
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC KẾT HỢP HÀI HÒA CÁC LỢI ÍCH
KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ 1.1 Cơ sở của nguyên tắc kết hơp hài hòa các lợi ích kinh tế
Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế dựa trên quy luật: Tạo độnglực thúc đẩy con người và các tổ chức hoạt động luôn xuất phát từ vấn đề lợi ích
Quản lý kinh tế trước hết là quản lý con người, con người luôn có các nhucầu về lợi ích một cách tự nhiên trong đó có những lợi ích về vật chất và tinh thần.Khi con người có nhu cầu, họ phải có lợi ích để thỏa mãn nhu cầu đó, từ đó tìmcách tối ưu để đạt được lợi ích, phát huy tính tích cực lao động của họ, tạo độnglực cho sự phát triển
Lợi ích là mục tiêu, là nhu cầu động lực khiến con người hành động Vì thế
sẽ không có sự nhất trí về mục đích và hành động nếu không có sự thống nhất vềlợi ích và nhu cầu
Hệ thống lợi ích cần được thỏa mãn: Lợi ích người lao động, lợi ích tập thể,lợi ích xã hội,… đòi hỏi phải kết hợp hài hòa các lợi ích, tránh phản ứng trái triều,khó đạt được mục đích như mong muốn
1.2 Nội dung của nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế
Tạo ra những "véctơ" lợi ích chung nhằm kết hợp các lợi ích kinh tế
Vecto là một đường thẳng có chiều và có hướng Trong công tác quản lýcần cần xác định hướng đi chung trong lợi ích người lao động, lợi ích tập thể vàlợi ích xã hội, thông qua các cơ chế, chính sách sao cho các thành viên trong xãhội, các cá nhân trong tập thể đều được hưởng thụ lợi ích
Trong các lợi ích trên, lợi ích cá nhân người lao động là động lực trực tiếp,mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của xã hội, đồng thời là cơ sở thực hiện lợi íchchung (lợi ích tập thể, lợi ích xã hội) Do đó các quyết định quản lý kinh tế phảiquan tâm trước hết đến lợi ích người lao động vì họ là lực lượng tạo ra sản phẩmhàng hóa dịch vụ trực tiếp cho xã hội và là nhân tố có khả năng sáng tạo Đó lànhững khoản tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và phúc lợi xã hội mà họđược hưởng thụ
Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm để lợi ích người lao động mà sao nhãng lợi íchtập thể và lợi ích xã hội thì chủ nghĩa cá nhân sẽ phát triển, thậm chí dẫn đến thamnhũng, đặc quyền, đặc lợi ở một số người có chức, có quyền Hơn nữa, lợi ích cánhân không thể bền vững và ngày càng được thỏa mãn cao hơn nếu không đồng
Trang 6thời chăm lo đến lợi ích tập thể và lợi ích xã hội Vì vậy các quyết định của quản
lý kinh tế phải huy động sự đóng góp về trí tuệ, sức lực và cơ sở vật chất để xâydựng một tập thể, doanh nghiệp, cá nhân người lao động có cơ hội để thỏa mãn lợiích, đồng thời được hưởng thụ các khoản phúc lợi tập thể
Lợi ích riêng là cơ sở cho lợi ích chung, ngược lại lợi ích chung là địnhhướng cho lợi ích riêng Kích thích lợi ích cá nhân phải kết hợp hài hòa lợi ích tậpthể và lợi ích toàn xã hội Thiên về lợi ích xã hội, vi phạm lợi ích cá nhân và tậpthể người lao động sẽ làm triệt tiêu động lực phát triển Quá chú trọng lợi ích cánhân và tập thể nhỏ, vi phạm lợi ích xã hội thì lợi ích cá nhân và tập thể thiếu cơ
sở bền vững Vì vậy các nhà quản lý kinh tế cần chú ý tạo điều kiện cho các thànhviên trong tổ chức thực hiện lợi ích cá nhân nhưng không khuyến khích họ thựchiện bằng mọi giá, đồng thời cần nhận thức rõ các lợi ích được đề cập là lợi íchchính đáng, hợp pháp và lành mạnh
Coi trọng lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần của tập thể và người lao động
Người lao động và tập thể không chỉ có nhu cầu lao động về vật chất mà còn vềtinh thần Các hoạt động sản xuất vật chất đều bị chi phối bởi tinh thần và trạng tháitâm, sinh lý của người lao động Ý đồ sản xuất cái gì, được bao nhiêu, mất gì,… đềudiễn ra trong đầu mỗi người khi bước vào sản xuất và họ sẽ kiểm nghiệm điều đó trongthực tiễn Vì vậy phải tác động vào ý thức con người nhằm tạo dựng mội trường tâm lý
xã hội cần thiết để khích lệ họ hành động vì mục tiêu nhất định
Ngoài khuyến khích bằng vật chất đối với người lao động phải đặt lên vị trí ưutiên thỏa đáng, khuyến khích lợi ích tinh thần cũng rất quan trọng thông qua phươngpháp động viên, giáo dục chính trị tư tưởng, thưởng phạt, cất nhắc đề bặt vào các chức
vụ quản lý Do vậy, người quản lý phải chú ý mang lại cho người lao động quyền lợi
về chính trị, quyền tự chủ, quyền được học hành, quyền được thụ thưởng những giá trịvăn hóa tinh thần của xã hội
Ví dụ, một cá nhân làm việc trong một doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó ngoàikhuyến khích về vật chất là ưu tiên thỏa đáng như tài chính, hiện vật,… còn khuyếnkhích về mặt tinh thần thông qua động viên, khen ngợi, tuyên dương hay cân nhắc đềbạt thăng tiến trong công việc để khơi dậy lòng nhiệt tình, sự sáng tạo của họ và giúp
họ nhận biết được kết quả và ý nghĩa công việc mình làm
Coi trọng cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài
Các nhà quản lý không chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà còn đặc biệt chú
ý đến lợi ích mang tính dài hạn Không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dàinhưng đồng thời cũng không vì lợi ích lâu dài mà không giải quyết các lợi ích cấp
Trang 7bách trước mắt Điều này đặt ra yêu cầu đối với nhà quản lý phải quán triệt quan điểmphát triển bền vững, không vì chạy theo những lợi ích trước mắt mà hành động nóngvội, sử dụng thiếu hợp lý các yếu tố nguồn lực trong công tác quản lý.
Ví dụ, một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập, lợi ích trước mắt của doanh nghiệpnên sử dụng nguồn lực hợp lý, thu được nhiều lợi nhuận trong việc bán hàng Bêncạnh đó lợi ích lâu dài của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất địnhtrong thị trường là mở rộng quy mô, đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bịhiện đại,…
Kết hợp hài hòa lợi ích của các chủ thể có liên quan đến các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh
Muốn đạt được các mục tiêu như tăng trưởng kinh tế bền vững, đảm bảo cho sựphát triển ổn định của các đơn vị kinh doanh, cần có sự kết hợp hài hòa lợi ích của cácchủ thể có liên quan đến hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh như: nhà nước – chủđầu tư – người tiêu dùng hay các khâu của quá trình sản xuất xã hội như: sản xuất,phân phối – trao đổi – tiêu dùng… Chỉ khi lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tếhọc được đảm bảo, họ mới có động lực để cống hiến hết mình cho sự phát triển củaquốc gia
1.3 Yêu cầu đặt ra khi thực hiện nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế
Thứ nhất, thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, hợp lòng dân dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đặc điểm
của đất nước Đường lối đó phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của toàn xã hội,cũng tức là của mọi thành viên trong xã hội
Thứ hai, xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch chuẩn xác, kế
hoạch quy tụ quyền lợi của cả hệ thống và có tính hiện thực cao Vì trong quyhoạch đã có lộ trình cụ thể, người quản lý phải tính đến nhóm lợi ích bám lấy lợiích chung, thực hiện đúng, sát sao với kế hoach đó
Thứ ba, cần chống các biểu hiện phiến diện một chiều trong xử lý mối quan
hệ giữa các lợi ích, chống rập khuôn máy móc mà phải gắn vào tình hình cụ thể
của mỗi tổ chức, hệ thống Phải linh hoạt khéo léo lựa chọn mô hình quản lý phùhợp cho cơ quan, doanh nghiệp của mình
Trang 8CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC KẾT HỢP HÀI HÒA CÁC LỢI ÍCH KINH TẾ
TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL 2.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Viettel
Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là doanh nghiệp trực thuộcTập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, được thành lập ngày 5 tháng 4 năm 2007, trên
cơ sở sáp nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại diđộng Viettel Là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều
lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chứcriêng do Bộ quốc phòng thực hiện quyền sở hữu
Tầm nhìn thương hiệu: Tầm nhìn thương hiệu được cô đọng từ việc thấu hiểu
những mong muốn của khách hàng và những nỗ lực đáp ứng của Viettel Viettel hiểurằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thểriêng biệt
Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một
sự chia sẻ, thấu hiểu nhất
Ý nghĩa Slogan: “Hãy nói theo cách của bạn” Viettel luôn mong muốn phục vụ
khách hàng như những cá thể riêng biệt Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đóphải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng Và vì vậy, khách hàng đượckhuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình –
“Hãy nói theo cách của bạn”
Ý nghĩa Logo: Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu
ngoặc kép Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép.Điều này cũng phù hợp với Tầm nhìn thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn.Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng
Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lạiđến nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạokhông ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vàonhau (Văn hóa phương Đông)
Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng(địa), và màu trắng (nhân) Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiệncho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel
2.2 Thực trạng sản xuất kinh doanh của tập đoàn Viettel
Trang 9Công ty bưu chính Viettel là công ty hoạt động trên lĩnh vực Bưu chính viễnthông, kinh doanh ở tất cả các ngành nghề nên hoạt động của công ty trải dài trên toànlãnh thổ Việt Nam Viettel mặc dù là doanh nghiệp phát triển sau các nhà mạng nhưVinaphone, Mobiphone nhưng trong chặng đường phát triển của mình, công ty đã cónhững phát triển nhảy vọt, số lượng thị phần tăng theo cấp số nhân không chỉ thịtrường trong nước mà phát triển cả thị trường ngoài nước Tại Việt Nam, Viettel đã trởthành nhà cung cấp dịch vụ cố định băng rộng lớn nhất với 41,8% thị phần, dịch vụ diđộng vẫn duy trì vị thế dẫn đầu với 54,2% thị phần, trong đó thị phần thuê bao data đạt57%, và là nhà mạng đầu tiên cung cấp kinh doanh thử nghiệm mạng 5G.
Ở lĩnh vực giải pháp công nghệ thông tin và dịch vụ số, đơn vị tiếp tục thựchiện giải pháp công nghệ, hoàn thành các nền tảng công nghệ cốt lõi nhằm giải quyếtcác vấn đề của xã hội Đáng chú ý, triển khai thành công các giải pháp hỗ trợ Chínhphủ, bộ, ngành phòng chống dịch với giá trị gần 4.400 tỷ đồng, cung cấp các sản phẩm
số mang tính dẫn dắt thị trường, ví dụ trong lĩnh vực y tế (Teleheath), giáo dục (ViettelStudy), thanh toán số (ViettelPay), và giao thông thông minh (ePass) Ngoài ra, tronglĩnh vực nghiên cứu sản xuất và công nghiệp công nghệ cao, Viettel cũng nghiên cứu,sản xuất và thử nghiệm thành công thiết bị 5G trên mạng lưới, đưa nước ta vào nhóm 6quốc gia đầu tiên làm chủ công nghệ 5G Nhờ làm chủ 62 công nghệ lõi, đăng ký 97sáng chế, có 3 bằng sáng chế được cấp độc quyền tại Mỹ mà doanh thu từ sản xuất sảnphẩm dân sự đạt khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 104% so với năm 2019
Còn ở lĩnh vực chuyển phát, logistic và thương mại điện tử, các đơn vị thànhviên của Viettel tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao, với dịch vụ chuyển phátđạt 9% (trung bình ngành 4%); kinh doanh bán lẻ đạt 111% kế hoạch, tăng 339,4%tương đương 46,6 tỷ đồng so với năm 2019
Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhiều doanh nghiệpchịu tác động nặng nề khiến doanh thu liên tục suy giảm Tuy nhiên, trong nhữngtháng đầu năm 2020, tình hình doanh thu của Viettel lại không hề sụt giảm mà vẫn có
sự tăng trưởng nhất định Để đạt được kết quả đó,Viettel đã triển khai phương thứckinh doanh, chăm sóc khách hàng và nhiều hoạt động khác Viettel tập trung vào mụctiêu gia tăng trải nghiệm khách hàng thông qua kênh tương tác số, đưa hệ thống trợ lý
ảo Callbot và Chatbot vào hoạt động kinh doanh, chăm sóc khách hàng Hiện nay,Viettel chuyển dịch 97% lưu lượng, 89% người dùng từ phương thức hỗ trợ truyềnthống sang các kênh do trợ lý ảo thực hiện
Bên cạnh đó, Viettel phát triển dịch vụ mới trên nền tảng số, tăng nguồn tăngtrưởng doanh thu như Multisim (cho phép 1 sim sử dụng trên nhiều thiết bị), IoT (côngnghệ kết nối vạn vật), giải đấu eSport (thể thao trực tuyến) Doanh nghiệp mở rộng hệ
Trang 10sinh thái thanh toán điện tử Viettelpay với 15 ngành, lĩnh vực thiết yếu như thanh toántiền điện, nước, viễn thông, học trực tuyến
Tại các thị trường nước ngoài, Viettel thúc đẩy nền tảng siêu ứng dụng, tạolượng khách hàng mới tại Lào, Campuchia, Myanmar…
Đồng thời, Viettel tích cực ảo hóa 80% hạ tầng CNTT, tối ưu, nâng cao chấtlượng dịch vụ tốt hơn 2019 Theo số liệu của VNNIC, Viettel là nhà mạng có chấtlượng di động 4G tốt nhất Việt Nam
Năm 2020, Viettel cũng ghi dấu giá trị thương hiệu đứng số 1 Đông Nam Á,thứ 9 châu Á với định giá 5,8 tỷ USD Theo đánh giá của Brand Finance, Viettel là nhàmạng có chỉ số sức mạnh thương hiệu tăng trưởng tốt nhất toàn cầu Cụ thể là, 11 thịtrường đầu tư của Viettel đã nỗ lực để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm
2020 với tổng doanh thu hơn 264 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% so với 2019, đạt102,4% so với kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế của Viettel đạt 39,8 nghìn tỷ đồng,tăng 4,1%, đạt 103,9% kế hoạch năm Đây là kết quả đáng ghi nhận của Viettel vìtheo báo cáo của tổ chức di động thế giới GSMA, dựa trên thông báo từ các nhà mạngtrên thế giới như AT&T, Telefonica, Telecom Italia… đều bị giảm doanh thu từ 4-8%
so với kế hoạch 2020 do ảnh hưởng của COVID-19
Năm 2020, Viettel đã chú trọng đẩy nhanh các hoạt động chuyển đổi số trongnội bộ, chuyển dịch mạnh mẽ và thành công từ nhà cung cấp viễn thông sang nhà cungcấp dịch vụ số Tập đoàn này đã hình thành 6 lĩnh vực nền tảng số gồm: hạ tầng số,giải pháp số, tài chính số, nội dung số, an ninh mạng và sản xuất công nghệ cao
2.3 Thực trạng về nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế trong quản lý kinh
tế của tập đoàn Viettel
2.3.1 Tạo ra những " véctơ" lợi ích chung nhằm kết hợp các lợi ích kinh tế
Trong công tác quản lý Viettel luôn xác định hướng đi chung trong lợi íchngười lao động, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội
Trong đó, lợi ích cá nhân người lao động là động lực trực tiếp, mạnh mẽ nhấtcho sự phát triển của xã hội, đồng thời là cơ sở thực hiện lợi ích chung (lợi ích tập thể,lợi ích xã hội) Vì vậy Viettel luôn cố gắng tạo ra môi trường làm việc tốt nhất chongười lao động; thúc đẩy, khuyến khích lợi ích cá nhân thông qua chế độ lương thưởnghấp dẫn, phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội Viettel là doanh nghiệp đề cao những conngười tài năng, có đam mê và phù hợp với văn hóa công ty Đồng thời, Viettel luôn tạođiều kiện để các nhân viên của mình có cơ hội thử thách và “đánh thức” những giá trịcủa bản thân Theo quan điểm của lãnh đạo Viettel thì “không có tự đào tạo thì không
Trang 11có đào tạo” Từ chủ trương đó, nhiều năm qua, phong trào thi đua tự học ở Viettel diễn
ra sôi nổi, rộng khắp
Tuy nhiên, kích thích lợi ích cá nhân phát triển phải kết hợp hài hòa với lợi íchtập thể và lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân phải hướng tới những điều chính đáng, hợppháp và lành mạnh Lợi ích chung của tập đoàn trở thành định hướng cho lợi ích riêng.Mục tiêu là phát triển, động lực là cải cách, tiền đề là nhân hòa, đoàn kết: Đây là 3 yếu
tố có mối quan hệ qua lại với nhau Nhưng yếu tố cốt lõi nhất vẫn là đoàn kết ỞViettel, đoàn kết phải được hiểu là mỗi người Viettel, mỗi bộ phận ở Viettel đều phảisuy nghĩ, hành động trong sự đồng thuận cao nhất, đặt quyền lợi và tương lai của cảtập đoàn lên trước
Đồng thời, Viettel cũng hướng lợi ích tập thể và lợi ích xã hội Năm 2020 lànăm đặc biệt vì dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế-xã hội của ViệtNam Trong khó khăn đó, công nghệ nổi lên đóng góp mạnh mẽ đưa đất nước vào
"trạng thái bình thường mới" Là tập đoàn viễn thông-công nghệ thông tin hàng đầu cảnước, Viettel không đứng ngoài cuộc Viettel đảm nhận vai trò tiên phong đưa ra cácgiải pháp công nghệ hỗ trợ Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 điềuhành tốt nhất Trong vòng 48 giờ, Viettel hoàn thành nhiệm vụ xây dựng hệ thốngthông tin khai báo y tế điện tử, ứng dụng "Sức khỏe Việt Nam" hoàn thành sau 6ngày , đồng hành với Bộ Y tế xây dựng và phát triển Hệ thống hỗ trợ, tư vấn khám,chữa bệnh từ xa Telehealth, Viettel thành lập Trung tâm điều hành Telehealth thựchiện Chiến dịch “60 ngày đêm thần tốc, tất cả vì ngành y, tất cả để chiến thắng, quyếttâm hoàn thành 1.000 điểm Telehealth toàn quốc” Đằng sau thành công ấy chính là sự
nỗ lực của cá nhân, của tập thể, cùng hướng tới mục tiêu từng bước làm chủ côngnghệ, chủ động tạo ra các giải pháp sản phẩm mới chứa hàm lượng trí tuệ của ngườiViệt Nam
2.3.2 Coi trọng lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần của tập thể và người lao động
Tại Việt Nam, không một đơn vị nào có thể đánh bại môi trường làm việcViettel Đây cũng là cái tên duy nhất từ Việt Nam nhận được giải thưởng StevieAward for Great Employers 2020 danh giá, cho hạng mục “Nơi làm việc tốt nhất toàncầu
Với phương châm “Con người là nguồn tài sản quý báu của Viettel”, Viettelluôn chú trọng xây dựng những chính sách phát triển nhân lực hiệu quả nhằm kíchthích sự phát triển năng lực cá nhân và xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp
để mọi cán bộ nhân viên đều có cơ hội thể hiện được tối đa những năng lực của bảnthân Cùng với đó là sự cam kết đảm bảo mức thu nhập cao trên thị trường doanh