Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống (Trang 29 - 32)

3. Lò nung sấy Tuynel:

5.1.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

+Giám đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của ông ty, Giám đốc do Bộ trưởng Bộ xây dựng chỉ định. Giám đốc là người điều hành, quản lý công ty, chỉ đạo trực tiếp từng phòng ban, phân xưởng nhà máy. Giám đốc chị trách nhiệm trước pháp luật, tổng công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời đại diện cho quyền lợi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty,

+Phó giám đốc: gồm 3 Phó giám đốc: Phó Giám đốc Đầu tư, Phó giám đốc Nhà máy Tam Tầng, Phó Giám Đốc kinh doanh. Có nhiệm vụ là giúp việc cho giám đốc về các mảng mà mình phụ trách. Nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc, và chỉ đạo xuống cấp dưới.

+ Phòng tài chính Kế toán: đứng đầu là Kế toán trưởng (bà Nguyễn Thị Thuý) có chức năng tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề thuộc lĩnh vực Tài chính kế toán như việc thực hiện công tác Tai chính kế toán cũng như kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo đúng pháp luật. Phòng Tài chính kế toán hoạt động tốt có thể giúp Giám đốc Công ty có các biện pháp chỉ đạo để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Phòng tài chính kế toán có hai nhiệm vụ đó là thực hiện công tác tài chính và kiểm tra kiểm soát về vấn đề tài chính.

Về công tác tài chính: cần đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà

đầu tiên là lập kế hoạch tài chính thống nhất với kế hoạch sản xuất của Công ty, từ đó có các bện pháp huy động vốn hợp lý, sử dụng tiết kiệm và linh hoạt nguồn vốn nhằm đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu qủa cao và phù hợp với diễn biến thị trường. Đối với các khoản phải thu thì tổ chức thanh toán kịp thời, đúng với các khoản phải trả thì tổ chức thanh toán kịp thời, đúng với chế độ thanh toán để giữ uy tín cho Công ty. Đối với các khoản phải thu hồi thì đôn đốc thu hồi giảm việc bị chiếm dụng vốn. Mặt khác phòng Tài

chính kế toán còn phải kiểm tra tài chính, phân tích tình hình nhằm có biện pháp sử dụng hiệu qua nhất mọi nguồn lực hiện có, giúp tình hình tài chính của Công ty lành mạnh, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng Tài chính kế toán là nơi xây dựng giá bán các loại sản phẩm dịch vụ và thực hiện chính sách giá của Nhà nước trong phạm vi doanh nghiệp.

+ Phòng Kinh doanh: có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty tỏ chức, triển khai, chỉ đạo công tác kinh doanh. Được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến, nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động đều được tiến hành từ một trung tâm là trưởng phòng Kinh doanh (ông Đoàn Văn Lợi), vừa đảm bảo khả năng sáng tạo, làm việc độc lập của cán bộ. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu thị trường tìm hiểu khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. Tổ chức mạng lưới bán hàng là các tiếp thị viên kết hợp các cửa hàng trực thuộc, các đại lý nhằm khuyếch trương, giới thiệu rộng rãi sản phẩm đến người tiêu dùng. Tổ chức xây dựng các kênh phân phối và thực hiện phân phối hàng hoá vào kênh. Tổ chức các nghiệp vụ bán hàng như viết phiếu, hoá đơn bán hàng, nhập hàng hoá. Thực hiện công tác bảo hành sản phẩm. Tổ chức các hoạt động lưu trữ hàng hoá, quản lý kho hàng và theo dõi lượng nhập, xuất, tồn. Viết báo cáo nghiệp vụ cho lãnh đạo Công ty.

+ Phòng Kế hoạch vật tư, tổ chức tiền lương: có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty tổ chức, triển khai cũng như chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch – đầu tư, đồng thời tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức quản lý sử dụng lao động, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động. Làm công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của toàn Công ty. Phòng có chức năng là xây dựng kế hoạch sản xuất, triển khai tổ chức sản xuất, soạn thảo và lưu trữ các hợp đồng kinh tế, công tác vật tư và công tác kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ

cán bộ công nhân viên, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao đọng, công tác tiền lương và định mức lao động, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, tổ chức công tác bảo vệ.

+ Phòng hành chính văn thư: có nhiệm vụ làm công tác thu thập quản lý và bảo quản các tài liệu của Công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo và các phòng ban khác khi cần các tài liệu.

+ Phòng Kỹ thuật - KCS: Là phòng có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty tổ chức triển khai, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật như: chất lượng sản phẩm, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, an toàn lao động và phòng chốn cháy nổ. Phòng kỹ thuật KCS có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, an toàn lao động, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Thu thập thông tin và phổ biến các quy trình, quy phạm kỹ thuật mới cho các đơn vị thực hiện. Nghiên cứu, lập các chương trình áp dụng khao học kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Xem xét các ý kiến cải tiến kỹ thuật, chuẩn bị hồ sơ trình hội đồng xét duyệt.

+ Nhà máy Tam Tầng: là đợn vị trực tiếp thực hiện công tác sản xuất sản phẩm vật liệu chịu lửa. Nhà máy có nhiệm vụ quản lý chỉ đạo, thực hiện sản xuất, quản lý thiệt bị, quản lý lao động, thực hiện công tác vệ sinh, công tác lao động. Về quản lý chỉ đạo, thực hiện sản xuất: Căn cứ vào nhu cầu sản phẩm và kế hoạch mà Giám đốc Công ty đề ra, tổ chức các bộ phận sản xuất trong Nhà Máy thực hiện đúng quy trình công nghệ để đạt sản phẩm đủ số lượng và đúng yêu cầu. Thực hiên công tác sản xuẩt theo đúng các định mức tiêu hao về nguyên vật liệu, nhiên liệu được duyệt, càng tiết kiệm càng tốt. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kiểm soát, duy trì các thông số kỹ thuật của thiết bị công nghệ từ khâu nguyên liệu đảm bảo phục vụ sản xuât. Về

bị. Về quản lý lao động: quản lý nhân lực theo các quy định hiện hành. Triển khai nghiêm túc các định mức lao động, giao khoán đối với công nhân. Quản lý thời gian làm việc, nghỉ ngơi của công nhân viên. Về thực hiện công tác vệ sinh,

an toàn lao động: Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của Nhà nước về

an toàn lao động. Cấp phát trang thiết bị bảo hộ lao động theo hướng dẫn công tác bản hộ lao động của cấp trên.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống (Trang 29 - 32)