TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ LUẬT ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Nhóm 5 Lớp học phần 2203HCMI0102 Giáo viên giảng dạy Nguyễn Thị Thu Hà Hà Nội, tháng 4 năm 2022 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 4 1 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 4 2 Đặc điểm, thực chất của thời kỳ quá độ 5 CHƯƠNG 2 TÍN.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Nhóm: 5 Lớp học phần: 2203HCMI0102 Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thị Thu Hà
Hà Nội, tháng 4 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 4
1 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 4
2 Đặc điểm, thực chất của thời kỳ quá độ 5
CHƯƠNG 2 TÍNH TẤT YẾU CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 7
1 Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chuẩn bị những tiền đề vật chất và tinh thần cho chủ nghĩa xã hội 7
2 Lựa chọn đi lên Chủ nghĩa Xã hội phù hợp với 8
2.1 Xu thế phát triển của thời đại 8
2.2 Đặc điểm, tình hình của Việt Nam 10
2.3 Nguyện vọng của nhân dân Việt Nam 12
3 Những cơ hội, thách thức của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 13
3.1 Những cơ hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 13
3.2 Những khó khăn, thách thức của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 15
4 Mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 16
4.1 Mục tiêu 16
4.2 Nhiệm vụ 17
5, Những định hướng phát triển 18
5.1 Kinh tế 18
5.2 Xã hội, văn hóa 19
5.3 Quốc phòng – an ninh 19
5.4 Đối ngoại 21
KẾT LUẬN 24
Trang 3xã hội thường nhấn mạnh giá trị cơ bản như bình đẳng, công bằng và đoàn kết và đề caomối quan hệ chặt chẽ giữa những phong trào xã hội và lý thuyết phê phán xã hội Họ theođuổi mục tiêu tạo ra một trật tự xã hội hòa hợp và hướng đến công bằng xã hội
Việt Nam chúng ta cũng là một nước đang theo đuổi và ở trong giai đoạn vô cùngquan trọng trong việc tiến tới xã hội lí tưởng đó – giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xãhội Vậy tại sao giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội lại quan trọng như vậy cũng nhưtrong quá trình này thì nước ta đã phải làm gì, trải qua những gì Đó chính là những điềucần phải làm rõ trong đề tài mà nhóm em đã lựa chọn thông qua sự gợi ý, hướng dẫn của
cô :” Tính tất yếu của việc lựa chọn con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm em đã cố gắng đưa ra những dữ liệu, nhữngphân tích, những tài liệu tham khảo trong sách, internet, bài giảng của cô… và nhiềunguồn khác Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và về kiến thức nên chắc chắn sẽ có nhiềusai sót Rất mong cô góp ý thêm cho nhóm để hoàn thiện đề tài tốt hơn Xin chân thànhcảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ, đồng thời các nhà sáng lập chủ nghĩa
xã hội khoa học cũng phân biệt có hai loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộngsản:
- Quá độ trực tiếp: từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước
đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển Cho đến nay thời kỳ quá độ trực tiếp lên chủ nghĩacộng sản từ chủ nghĩa tư bản phát triển chưa từng diễn ra
- Quá độ gián tiếp: từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước
chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Một là, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác đều
nhất định phải trải qua một thời kỳ gọi là thời kỳ quá độ Đó là thời kỳ còn có sự đan xenlẫn nhau giữa các yếu tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau Có thể nói đây là thời
kỳ của cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa cái cũ và cái mới mà nói chung theo tính tất yếuphát triển lịch sử thì cái mới thường chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu Từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa xã hội không là ngoại lệ lịch sử Hơn nữa, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội là một bước nhảy lớn và căn bản về chất so với các quá trình thay thế từ xã hội cũlên xã hội mới đã từng diễn ra trong lịch sử thì thời kỳ quá độ lại càng là một tất yếu,thậm chí có thể kéo dài
Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định
từ những nhân tố do xã hội cũ tạo ra Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa đối vớichủ nghĩa tư bản, đặc biệt là trên phương diện kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tạo
ra bởi sự phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, cơ sở vật chấtcủa chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là nền sản xuất đại công nghiệp nhưng đó là nền sảnxuất đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa chứ không phải là nền đại công nghiệp tư bản chủnghĩa Do đó nó cũng cần phải có thời kỳ quá độ của bước cải tạo, kế thừa và tái cấu trúcnền công nghiệp tư bản chủ nghĩa
Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến lên chủnghĩa xã hội, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
Trang 5hội càng có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành công nghiệp hóa xãhội chủ nghĩa Đó là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và đầy khó khăn, không thể “đốt cháygiai đoạn” được.
Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng
chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa Sựphát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điềukiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, đo vậy cũng cầnphải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó
Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn
và phức tạp Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân và nhân dân laođộng không thể ngay lập tức có thể đảm đương được công việc ấy, nó cần phải có thờigian nhất định
2 Đặc điểm, thực chất của thời kỳ quá độ
2.1 Đặc điểm
Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo cáchmạng sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả lĩnh vực, kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội, xây dựng từng bước cơ sở vật chất – kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủnghĩa xã hội Đó là thời kỳ lâu dài, gian khổ bắt đầu từ giai cấp công nhân và nhân dânlao động dành được chính quyền đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Có thểkhái quát những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như sau:
- Trên lĩnh vực kinh tế
Thời kỳ này tất yếu còna tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thốngkinh tế quốc dân thống nhất Và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khácnhau, nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của giai cấp xã hội đã thay đổi một cách sâu sắc
Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan, lâu dài, có lợi cho sự pháttriển của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tạinhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng,đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau trong đóhình thức phân phối khác nhau trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngàycàng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo
- Trên lĩnh vực chính trị
Trang 6Các nhân tố của xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấutranh với nhau trên mọi lĩnh vực đời sống Trong xã hội lúc này tồn tại nhiều thành phầnvới rất nhiều tư tưởng, ý thức khác nhau.
- Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởngkhác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản Giai cấp công nhân thông quađội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản từng bước xây dựng văn hóa vô sản, nền vănhóa mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại,bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hóa - tinh thần ngày càng tăng của nhân dân
- Trên lĩnh vực xã hội
Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần quy định nên trong thời kỳ quá độ còntồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giaicấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau Trong xã hội của thời kỳ quá độ còntồn tại sự khác biệt gữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.Bởi vậy, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ đấu tranh giaicấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại,thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủđạo
2.2 Thực chất của thời kỳ quá độ
Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranhgiai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị và những thếlực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dânlao động Cuộc đấu tranh này diễn ra trong hoàn cảnh mới là giai cấp công nhân giànhđược chính quyền nhà nước và nó diễn ra trong mọi lĩnh vực
Thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩasang xã hội xã hội chủ nghĩa Xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiềutàn dư về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần của chủ nghĩa tư bản và những yếu
tố mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa mới phát sinh, … là thời kỳ đấu tranh quyết liệtgiữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên mọi lĩnh vực
Trang 7CHƯƠNG 2 TÍNH TẤT YẾU CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Đặc điểm cơ bản của quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là bỏ qua chế độ tư bảnchủ nghĩa
Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khó khăn đanxen, có những đặc trưng cơ bản:
- Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rấtthấp Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, kéo dài nhiều thập kỉ, hậu quả để lại còn nặng
nề Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều Các thế lực thù địch thường xuyên tìmcách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn húttất
cả các nước ở các mức độ khác nhau Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trongquá trình quốc tế hóa sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sốngcác dân tộc Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ranhững thách thức gay gắt
- Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội,cho dù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ Các nước với chế độ xãhội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranhgay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức,song theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự lựa chọn duynhất đúng, khoa học, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của cách mạng ViệtNam trong thời đại ngày nay Cương lĩnh năm 1930 của Đảng đã chỉ rõ: Sau khi hoàn
Trang 8thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội Đây là sự lựachọn dứt khoát và đúng đắn của Đảng, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của dân tộc, nhândân, phản ánh xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với quan điểm khoa học, cách mạng
và sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin
Đây là tư tưởng mới, phản ánh nhận thức mới, tư duy mới của Đảng ta về conđường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Tư tưởng này cần đượchiểu đầy đủ với những nội dung sau đây:
Thứ nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con
đường cách mạng tất yếu khách quan, con đường xây dựng đất nước trong thời kì quá độlên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Thứ hai, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua
việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủnghĩa Điều đó có nghĩa là trong thời kì quá độ còn nhiều hình thức sở hữu, nhiều thànhphần kinh tế, song sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thành phần kinh tế tư nhân tư bảnchủ nghĩa không chiếm vai trò chủ đạo; thời kì quá độ còn nhiều hình thức phân phối,ngoài phân phối theo lao động vẫn còn là chủ đạo là phân phối theo mức độ đóng góp vàquỹ phúc lợi xã hội; thời kì quá độ vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, song quan hệbóc lột tư bản chủ nghĩa không giữ vai trò thống trị
Thứ ba, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi phải
tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản, đặcbiệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ, thành tựu về quản lí để phát triển xãhội, đặc biệt là xây dựng nền kinh tế hiện đại, phát triển nhanh lực lượng sản xuất
Thứ tư, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tạo ra sự
biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp,lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độđòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của toàn Đảng, toàn dân
2 Lựa chọn đi lên Chủ nghĩa Xã hội phù hợp với
2.1 Xu thế phát triển của thời đại
Trong giai đoạn hiện nay của thời đại, thế giới đang đứng trước các xu thế nổi bậttác động đến chiều hướng phát triển toàn nhân loại và chi phối trực tiếp đến tất cả cácnước
- Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển cả về trình độ và tính chất
Trang 9Toàn cầu hóa, xét về bản chất, là quá trình gia tăng và lan tỏa những mối liên hệảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia,các dân tộc trên toàn thế giới Toàn cầu hóa là xu thế và kết quả tất yếu của quá trình pháttriển nền kinh tế thị trường hiện đại, thúc đẩy quá trình mở rộng quan hệ nhiều mặt rakhỏi phạm vi quốc gia, tăng cường mối liên hệ, hợp tác cùng có lợi Các nước vừa có cơhội, vừa không thể cưỡng lại sức lôi cuốn của quá trình toàn cầu hóa Toàn cầu hóa trởthành quá trình tất yếu không ngừng phát triển, kéo theo cả thế giới vào cuộc chơi hộinhập cùng phát triển, hợp tác và đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hội nhập quốc tế hiện nay cũng trở thành một lẽ đương nhiên mà không nước nào
có thể bỏ qua được Hội nhập quốc tế là tiến trình mỗi quốc gia theo đuổi lợi ích, mục tiêucủa mình thông qua việc tự giác hợp tác liên kết với các quốc gia khác và các tổ chứcquốc tế trên nhiều lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…)dựa trên sự chia sẻ về nhận thức, lợi ích, giá trị, nguồn lực, quyền lực và chủ động chấpnhận, tiếp thu tham gia xây dựng các luật chơi chung, chuẩn mực chung trong khuôn khổcác định chế hoặc tổ chức quốc tế Quá trình hội nhập quốc tế bắt đầu từ thập niên 50 củathế kỷ trước và bùng nổ từ thập niên 1990 đến nay Hàng loạt các tổ chức khu vực đã rađời như việc hội nhập toàn diện của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đến mức độ cao, biến
tổ chức này trở thành một thực thể mạnh siêu quốc gia Các nước trong Cộng đồng cácquốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng dang mở rộng và làm sâu sắc tiến trình hội nhậpkhu vực một cách toàn diện hơn dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộngđồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa xã hội; Ở cấp độ toàn cầu, sau Chiến tranh thế giớithứ hai, Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc đã ra đời, ngàycàng phát triển với số lượng thành viên bao quát hầu hết các nước trên thế giới
- Xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ
Thế giới đang chứng kiến chưa bao giờ cách mạng khoa học – công nghệ lại pháttriển mạnh mẽ như hiện nay Cách mạng khoa học – công nghệ chính là sự thay đổi cănbản trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ cũng như mối quan hệ và chức năng kinh tế,
xã hội của chúng, tác động lớn đến cơ cấu và động thái phát triển của sức sản xuất xã hội.Quan trọng nhất của cách mạng khoa học – công nghệ là nổi lên vai trò hàng đầu của yếu
tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng đồng bộ và hữuhiệu các ngành công nghệ có hàm lượng trí tuệ cao Cách mạng khoa học – công nghệlàm biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất xã hội, thực hiện vai trò dẫn đường và kết nốitrong toàn bộ chu trình công nghệ - sản xuất – con người – xã hội – môi trường
Trang 10Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra rất mạnh mẽ, trở thành mộttrong những xu thế phát triển mới của đời sống nhân loại trong giai đoạn hiện nay củathời đại Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự hợp nhất, không ranh giới giữa các lĩnhvực công nghệ, vật lý, kỹ thuật và sinh học Đó là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo
và thực, vạn vật kết nối Cuộc cách mạng này làm cho thế giới “phẳng” hơn, thúc đẩy quátrình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có những bước tiến mới mạnh mẽ hơn, làm cho cácnước có cơ hội mới và cũng đứng trước những thách thức mới Với tốc độ phát triển cao,thay đổi nhanh chóng và sự kết hợp nhiều công nghệ khác nhau, loài người đứng trước sựthay đổi lớn và khả năng phát triển chưa từng có
- Xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển
Thế kỷ XX đã xảy ra 2 cuộc chiến tranh thế giới mà hậu quả vô cùng thảm khốc.Còn hiện nay, nếu chiến tranh thế giới, chiến tranh giữa các nước lớn xảy ra sẽ dẫn tớinguy cơ phá vỡ toàn bộ hạ tầng kinh tế của nhiều nước và nếu trở thành cuộc chiến tranhhạt nhân thì tất cả sẽ bị hủy diệt Vậy nên hòa bình và ổn định là nhu cầu và khát vọngcủa toàn nhân loại Phải có hòa bình mới có hợp tác, phát triển và ngược lại, nếu thế giớibình yên, hợp tác và phát triển được đẩy mạnh sẽ củng cố được hòa bình của thế giới.Chính sự hợp tác, hội nhập quốc tế, tùy thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích giữa các quốc giakhiến mọi bất ổn, biến động sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng
Hòa bình, hợp tác và phát triển đã và đang là một trong những xu thế khách quan,hết sức quan trọng và tối cần thiết trong quan hệ quốc tế hiện nay Đây là xu thế và là ướcmong của toàn nhân loại để xu thế này trở thành một giá trị lâu bền, bởi xu thế là vậynhưng trên thực tế, ở nhiều nơi trên thế giới chưa có hòa bình, bởi vẫn có bạo lực, cườngquyền áp đặt thay cho hợp tác và vẫn có những nguy cơ kèm lẫn sự phát triển
2.2 Đặc điểm, tình hình của Việt Nam
Việt Nam là nước có số dân tương đối đông, nhân lực dồi dào, tài nguyên đa dạng.Nhân dân ta đã lập nên chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, đã xây dựng những cơ sởban đầu về chính trị, kinh tế của chủ nghĩa xã hội Cách mạng Việt Nam do Đảng Cộngsản Việt Nam lãnh đạo - một đảng giàu tinh thần cách mạng, sáng tạo, khoa học và trí tuệ,
có đường lối đúng đắn và gắn bó với quần chúng - đó là nhân tố chủ quan có ý nghĩa vôcùng quan trọng, bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trang 11Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội tuy không còn sự giúp đỡ của Liên Xô và cácnước xã hội chủ nghĩa như trước, nhưng trong giai đoạn mới của thời đại, khi cách mạngkhoa học - công nghệ và toàn cầu hóa đời sống thế giới, tất cả các nước đều ở trong mốiliên hệ phụ thuộc lẫn nhau, không một nước nào sống biệt lập mà có thể phát triển được.
Sự hợp tác kinh tế với các nước bằng nhiều hình thức sinh động trên nguyên tắc bìnhđẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việcnội bộ của nhau dưới bất kỳ hình thức nào, sẽ tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại,kinh nghiệm quản lý, phục vụ cho việc phát triển kinh tế đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đó cũng là khảnăng thực tế mà chúng ta đã và đang cố gắng tận dụng, đưa nước ta hòa nhập vào nềnkinh tế khu vực và thế giới
Mặt khác, không chỉ có thời cơ mà còn có cả những thách thức, những nguy cơ.Trong hợp tác kinh tế với các nước, nhất là với các nước tư bản phát triển, là những trungtâm kinh tế kỹ thuật hùng mạnh, họ có thể lợi dụng ưu thế về vốn, kỹ thuật và công nghệhiện đại để gây sức ép đối với chúng ta, nhất là trong những lúc chúng ta gặp khó khăn,buộc chúng ta phải chấp nhận những điều kiện có lợi cho họ, hòng lái chúng ta đi chệchkhỏi định hướng xã hội chủ nghĩa Mặc dù “hòa bình, hợp tác”, phát triển là xu hướng củathời đại nhưng còn một xu hướng khác đối lập là xu hướng cường quyền, áp đặt Mưutoan của các thế lực cường quyền, hiếu chiến đang thể hiện trong các điểm nóng trênnhiều khu vực của thế giới đang là những mưu toan độc chiếm các vùng biển, đảo, xâmphạm độc lập, chủ quyền của nước khác
Đó là những thách thức, những nguy cơ mà chúng ta cần có sự nhận thức sâu sắc
và tỉnh táo, không một chút mơ hồ, mất cảnh giác, để có những chủ trương, biện phápngăn ngừa, đối phó hữu hiệu Chúng ta thực hiện phương châm vừa hợp tác, vừa đấutranh trên cơ sở giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc về mục tiêu chiến lược vàmềm dẻo linh hoạt về sách lược Đấu tranh không phải để phá vỡ hợp tác mà để phát triển
sự hợp tác Phải biết khéo lợi dụng những mâu thuẫn trong hệ thống tư bản chủ nghĩa,nhất là mâu thuẫn giữa các nước lớn trong xu hướng đa cực hóa để mở rộng sự hợp tácvừa có lợi, vừa bảo vệ được mình và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những tình huống xấunhất, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi hainhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng là khi nước ta hội nhập vào kinh
tế khu vực và kinh tế thế giới, chúng ta cũng chịu sự tác động hai chiều tích cực và tiêucực đến kinh tế của nước ta Tác động tích cực khi kinh tế khu vực và kinh tế thế giới ổn
Trang 12định phát triển, tác động tiêu cực khi kinh tế thế giới và kinh tế khu vực rơi vào trì trệ,khủng hoảng Chúng ta cần có chính sách sử dụng tốt mặt tích cực và ngăn ngừa, hạn chếmặt tiêu cực, giữ cho nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển Đây là bài học thực
tế đã xử lý trước những tác động tiêu cực của cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ vàkhủng hoảng kinh tế trong khu vực và thế giới trong thời gian qua
Như vậy, từ một nước kinh tế kém phát triển, nếu chúng ta biết tranh thủ nhữngthời cơ, những thuận lợi và biết vượt qua những thách thức, những nguy cơ, chúng ta cóthể “phát triển rút ngắn” lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa theo quanđiểm của V.I Lênin, Người đã có đóng góp to lớn vào lý luận về sự “phát triển rút ngắn”
và chính sách kinh tế mới (NEP) Nó đã được thực tiễn khảo nghiệm mà ngày nay Đảng
ta đang vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta
Xuất phát từ tình hình như thế, chúng ta có thể tin tưởng vững chắc rằng, Việt Namđang trong tư thế vươn tầm, kiên định con đường đã lựa chọn, có đủ sức lực và trí tuệ đểtiến bước cùng thế giới, cùng thời đại, nhất định thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
2.3 Nguyện vọng của nhân dân Việt Nam
Ước mơ, khát vọng ngàn đời của người Việt Nam là: Tổ quốc độc lập, hòa bình,thống nhất, phát triển, nhân dân có cuộc sống tự do, hạnh phúc Trong bài viết của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấutranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sựxâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêngcủa đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân”, “Ngay khi mới ra đời và trong suốt quátrình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xãhội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xãhội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam”
Trong giai đoạn hiện nay, ý chí, khát vọng của người dân Việt Nam vẫn là độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; bảo vệ vững chắc nền độc lập, thống nhất của Tổquốc, xây dựng, phát triển đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai với cácnước trên thế giới, có vị thế xứng đáng trên bản đồ thế giới, có trách nhiệm cao trong giảiquyết các vấn đề toàn cầu trên tinh thần tôn trọng, hòa bình, hợp tác và phát triển Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp ở nhiều phương diện,trong đó có sự quan tâm, đóng góp, ủng hộ của toàn xã hội Các mục tiêu, nhiệm vụ giảipháp đến năm 2025, 2030, 2045 mà Văn kiện Đại hội xác định nhận được sự đánh giá cao