1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH SỰ LỰA CHỌN VỀ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ MẶT HÀNG THÉP ĐỂ TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP

64 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Sự Lựa Chọn Về Sản Lượng Và Giá Cả Mặt Hàng Thép Để Tối Đa Hoá Lợi Nhuận Của Công Ty Cổ Phần Gang Thép
Người hướng dẫn ThS. Ninh Thị Hoàng Lan
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Học Quản Lý
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 755,95 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (8)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (8)
    • 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (9)
      • 1.2.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài (9)
      • 1.2.1. Nhận xét tổng quan (10)
    • 1.3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (11)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (11)
      • 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
      • 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (12)
      • 1.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu (12)
      • 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu (13)
    • 1.5. KẾT CẤU CỦA BÀI THẢO LUẬN (14)
  • CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHẰM MỤC TIÊU TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA MỘT HÃNG CÓ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG (15)
    • 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (15)
      • 2.1.1. Lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận (15)
      • 2.1.2. Hãng có sức mạnh thị trường (16)
    • 2.2. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA MỘT HÃNG CÓ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG (17)
      • 2.2.2. Lựa chọn sản lượng của hãng trong ngắn hạn (19)
      • 2.2.3. Lựa chọn sản lượng của hãng trong dài hạn (27)
    • 2.3. THỰC THI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ VỀ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ ĐỂ TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN CỦA HÃNG CÓ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG (28)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ LỰA CHỌN VỀ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ ĐỂ TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN MẶT HÀNG GANG THÉP CỦA CÔNG (33)
    • 3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG (33)
    • 3.2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG (34)
      • 3.2.1. Thực trạng tình hình kinh doanh của công ty cổ phần gang thép (34)
      • 3.2.2. Nhưng nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty cổ phần gang thép Cao Bằng giai đoạn 2019-2022 (37)
    • 3.3 QUYẾT ĐỊNH SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ MẶT HÀNG GANG THÉP ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2019-2022 (40)
      • 3.3.1. Thực trạng quyết định sản lượng và giá cả mặt hàng gang thép để tối đa hóa lợi nhuận (40)
      • 3.3.2. Phân tích quyết định sản lượng và giá cả mặt hàng gang thép qua mô hình kinh tế lượng (43)
    • 3.4. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG QUYẾT ĐỊNH SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN MẶT HÀNG GANG THÉP ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2018-2022 (54)
      • 3.4.1 Thành công (54)
      • 3.4.2 Hạn chế (55)
    • 4.1. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2019-2022 (57)
    • 4.2. GIẢI PHÁP TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ MẶT HÀNG GANG THÉP NHẰM TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2019 – 2022 (58)
    • 4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (61)
      • 4.3.1 Kiến nghị về phía Nhà nước (61)
      • 4.3.2 Kiến nghị với doanh nghiệp (62)
  • KẾT LUẬN..................................................................................................62 (63)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ  BÀI THẢO LUẬN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH SỰ LỰA CHỌN VỀ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ MẶT HÀNG THÉP ĐỂ TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP C[.]

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Sản xuất được hiểu là quá trình kết hợp các nguồn lực đầu vào có thể là vốn, lao động, công nghệ, tài nguyên để nhằm tạo ra hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người Tuy nhiên, mọi nguồn lực trong xã hội đều là hữu hạn vậy nên các chủ thể trong nền kinh tế đều sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm, đặc biệt là các doanh nghiệp tồn tại trên thị trường phải tổ chức sản xuất, sử dụng các yếu tố đầu vào này sao cho hiệu quả để đạt được mục tiêu tối ưu đã đề ra

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, việc tối đa hoá lợi nhuận thông qua phân tích sự lựa chọn về sản lượng và giá cả là yếu tố quyết định giữa thành công và thất bại của công ty Việc áp dụng các phương pháp phân tích định lượng và các mô hình toán học để giải quyết vấn đề này sẽ giúp công ty đưa ra các quyết định đúng đắn, chính xác và hiệu quả nhất, tăng cường năng lực cạnh tranh và đạt được sự phát triển bền vững Sản lượng và giá cả là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của một hãng Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích sự lựa chọn về sản lượng và giá cả sẽ giúp hãng đưa ra những quyết định đúng đắn về sản xuất và kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận Doanh nghiệp sẽ chọn mốc sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận những mức sản lượng thấp hơn q*, MR>MC Do đó nếu bán ra thêm sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ tăng được lợi nhuận (hay giảm thua lỗ) vì phần doanh thu tăng thêm lớn hơn phần chi phí tăng thêm do bán ra sản phẩm đó Do vậy doanh nghiệp sẽ tăng thêm sản lượng Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuậnỞ bên phải q*, MC>MR việc tăng sản lượng sẽ làm phần tăng chi phí nhiều hơn phần tăng lợi nhuận Sản xuất và bán ra thêm sản phẩm sẽ làm giảm lợi nhuận Như vậy doanh nghiệp sẽ tăng thêm lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng những vấn đề cần xử lý để đạt được tối đa hóa lợi nhuận.

Trong bối cảnh 2019-2022 ngành thép Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 vì thế cũng đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến công ty cổ phần gang thép Cao Bằng như sự ngưng trệ trong sản xuất, sức ép cạnh tranh từ việc gia tăng nguồn cung trong nước và một số nước lân cận , chi phí đầu vào tăng cao, sản lượng bán hàng thấp, lượng hàng tồn kho lớn, cộng thêm sức ép từ lãi suất vay vốn và chênh lệch tỷ giá dâng cao…Vậy với nhiều khó khăn thách thức như thế thì doanh nghiệp đã đưa ra những quyết định, lựa chọn như thế nào về giá cả cũng như sản lượng để vừa có thể khắc phục được khó khăn của thị trường, vừa nâng cao được năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Với mục đích tìm hiểu , nghiên cứu về quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn sản lượng và giá cả để tối đa hóa lợi nhuận , nhóm 3 quyết định lựa chọn đề “Phân tích sự lựa chọn về sản lượng và giá cả để tối đa hóa lợi nhuận của công ty Cổ phần gang thépCao Bằng giai đoạn 2019 – 2022”.

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Luận văn tốt nghiệp “Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu từ đó đó ra biện pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty TNHH Giao nhận vận tải Quang Hưng” của tác giả Đoàn Thị Thu Hiền (ĐH Dân lập Hải Phòng-2010) Đề tài nghiên cứu mối quan hệ chi phí và doanh thu của doanh nghiệp biểu diễn ra sao thông qua xây dựng các mô hình và kiểm định đạt được kết quả tốt Tuy nhiên, mặt bánh kẹo và mặt hàng dịch vụ vận tải có rất nhiều điểm khác nhau vì vậy trong chuyên đề tài chúng tôi đi nghiên cứu về mặt hàng sản xuất bánh kẹo trong mối quan hệ chi phí-doanh thu nhưng trên một thị trường khác hẳn

Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Nữ “Nghiên cứu một số yếu tác động đến doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép Việt Nam” Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) chạu mô hình hồi quy đa nhân tố kiểm định tác động của 9 nhân tố độc lập đến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép Việt Nam.

Luận văn tốt nghiệp “Lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH ô tô Hoa Mai” của tác giả Bùi Thị Huệ nghiên cứu các vấn đề cả về lý luận lẫn thực tiễn liên quan đến lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu về sản phẩm của công ty ô tô Hoa Mai Đề tài đã làm tốt việc phân tích và có đưa ra được các phương hướng cho công ty TNHH ô tô Hoa Mai nhưng doanh nghiệp này còn non trẻ Các phương hướng đề ra có thể không phù hợp với doanh nghiệp lớn và lâu đời với bộ máy hoàn thiện và các mối quan hệ đối tác hình thành chặt chẽ

Luận văn “Tìm hiểu quyết định tối đa hóa lợi nhuận của Công ty thương mại Quang Huy trong năm 2013-2014” của tác giả Nguyễn Trần Thương Thương. Nghiên cứu về các hoạt động và tình hình sử dụng chi phí, doanh thu của Công ty thương mại Quang Huy Việc xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm Eviews nên kết quả đem lại có tính thực tiễn cao Tuy nhiên với đề tài này, tác giả có hạn chế trong việc đưa ra giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận Các giải pháp cần phải cụ thể hơn đối với từng loại sản phẩm dịch vụ

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Công Lượng và cộng sự trong đề tài

“Phân tích một số quyết định quản lý tiên tiến nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của công ty cổ phần hàng tiêu dùng MASAN” Đề tài phân tích các quyết định quản lý của công ty trong phân bổ sản lượng vào 3 nhà máy tại Phú Quốc, Bình Dương và Nghệ An bằng phương pháp phân tích hàm chi phí sản xuất Nhóm tác giả đưa ra các giải pháp giúp công ty tối đa hoá lợi nhuận, góp phần đưa doanh nghiệp lên bước phát triển mới gây dựng thị trường tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Nghiên cứu của tác giả Bùi Thu Thuỷ trong đề tài “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Cảng Hải Phòng – Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ” Đề tài nghiên cứu mối quan hệ chi phí và doanh thu của Công ty CP Cảng Hải Phòng; đánh giá hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn và lao động Từ đó chỉ ra được những yếu tố khách quan như khó khăn chung của ngành cũng như sự cạnh tranh ngày tác gỉả gi nhận những nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên của Công ty trong việc cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh

Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một số nội dung giúp nhóm có thể kế thừa và phát triển vào nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm:

Một là, một số phân tích về lý thuyết về lựa chọn sản lượng tối ưu để tối thiểu hoá chi phí hoặc tối đa hoá lợi nhuận của một công ty sản xuất.

Hai là, Một số lý thuyết về quyết định quản lý để nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận bằng các phương pháp phân tích quan mô hình kinh tế lượng.

Ba là, các chính sách và khuyến nghị giúp ra quyết định quản lý thích hợp nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong nền kinh tế hiện nay.

Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu cho thấy, nhóm em khác với những đề tài khác đã thực hiện ở đối tượng nghiên cứu khi nhóm tập trung vào một công ty cụ thể, phân tích chọn yếu tố đầu vào cụ thể để đánh giá được hàm với mức độ chính xác và phù hợp là hiệu quả Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của nhóm cũng sẽ rút ngắn thời gian nhưng vẫn phân tích theo từng quý để số liệu không gặp vấn đề sai số Từ đó có thể phân tích các mô hình kinh tế lượng, đưa ra quyết định quản lý thích hợp và giải pháp nâng cao hiệu quả phù hợp với công ty trong giai đoạn sắp tới.

Hướng nghiên cứu chính về đề tài: Nghiên cứu sâu và tìm số liệu qua giai đoạn các quý để xây dựng hàm cầu, hàm chi phí sản xuất, ra quyết định về giá và sản lượng tại công ty Cổ phần Gang thép Cao Bằng trong giai đoạn 2019-2022 dựa trên phân tích tình hình kinh tế Việt Nam, những đặc thù riêng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, những tác động qua lại của các chủ thể khác có liên quan để từ đó, trên cơ sở thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, sử dụng các công cụ để đánh giá những kết quả, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Gang thép Cao Bằng.

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu sản lượng, giá bán, lợi nhuận của mặt hàng gang thép tại công ty Cổ phần gang thép Cao Bằng cũng như quy trình ra quyết định về giá và sản lượng của công ty.

- Mục tiêu về mặt lý luận:

Khái quát cơ sở lý luận về lợi nhuận và quyết định quản lý nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của hãng cạnh tranh độc quyền (Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng).

- Mục tiêu về mặt thực tiễn:

Thứ nhất, nghiên cứu về tình hình kinh doanh mặt hàng gang thép của Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng trong thị trường thép Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022.

Thứ hai, tiến hành ước lượng, phân tích dựa trên những số liệu đã thu thập để xác định sản lượng và giá cả của mặt hàng thép nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của công ty cổ phần gang thép Cao Bằng trong giai đoạn 2019-20222.

Thứ ba, đưa ra một số giải pháp trong việc ra quyết định về sản lượng và giá cả mặt hàng gang thép nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại công ty cổ phần gang thép cao bằng giai đoạn 2019 – 2022.

Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt động và các quyết định về sản lượng và giá cả mặt hàng thép của Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng trong thị trường thép Việt Nam.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tập trung số liệu liên quan trong giai đoạn

2019 - 2022 và đề xuất giải pháp cho Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng trong thời gian tới (đến năm 2025).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, dạng số liệu được sử dụng là số liệu chuỗi thời gian Để đảm bảo về khía cạnh thời gian, khoảng thời gian thu thập số liệu cũng không quá xa thời điểm hiện tại nhằm đảm bảo tính chính xác và tính ứng dụng cho mô hình ước lượng.

Dữ liệu đầu vào là dữ liệu thứ cấp tổng hợp từ Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính hàng quý của công ty từ quý 1 năm 2019 đến hết quý 4 năm 2022 được đăng tải trên website Công ty Cổ phần gang thép Cao Bằng (2020)

Mô tả các biến trong ước lượng hàm cầu

Tên biến Ký hiệu Đơn vị Dấu kỳ vọng Nguồn

Sản lượng tiêu thụ phôi thép Cao

Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng

Chỉ số giá tiêu dùng CPI % - Tổng cục thống kê

Giá phôi thép công ty cổ phần gang thép Cao

P Triệu đồng/tấn - Báo cáo tài chính của

Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng

Giá phôi thép công ty cổ phần cán thép Thái

Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần cán thép

Mô tả các biến trong ước lượng hàm chi phí sản xuất

Tên biến Ký hiệu Đơn vị Dấu kỳ vọng Nguồn

Chi phí biến đổi TVC Triệu đồng

Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu Đề tài nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích so sánh, ứng dụng phương pháp kinh tế lượng.

Phương pháp phân tích so sánh: được sử dụng để so sánh doanh số (hoặc sản lượng bán hàng) theo thời gian hoặc so sánh với đối thủ cạnh tranh, hoặc so sánh giữa các khu vực bán hàng… để thấy được sự thay đổi trong doanh số / sản lượng bán, từ đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp này được sử dụng trong phần 3.2.2 của đề tài, nhằm mục đích ước lượng hàm cầu và hàm sản xuất của Công ty Cổ thép Cao Bằng Trình tự thực hiện phương pháp như sau:

- Thu thập số liệu, xác định các biến và dạng hàm.

- Chạy phần mềm EViews và tìm hàm hồi quy.

- Kiểm tra ý nghĩa thống kê và sự phù hợp của mô hình.

- Rút ra kết luận từ mô hình

Bài thảo luận sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS trong ước lượng hàm cầu và hàm chi phí sản xuất của công ty Bắt đầu bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội (multiple regression model) với dạng mô hình hồi quy tổng thể (population regression model) với n -1 biến giải thích có dạng như sau:

- Y là biến phụ thuộc (dependent variable)

- X là các biến giải thích (explanatory variables) hay biến độc lập (independent variables)

- βn là hệ số của các biến độc lập

- u là hạng nhiễu hay sai số ngẫu nhiên.

- i là ký hiệu cho quan sát thứ i trong tổng thể.

Sau khi đã có mô hình ước lượng, nhóm tiến hành thực hiện các kiểm định chẩn đoán nhằm đảm bảo mức độ phù hợp của mô hình OLS, bao gồm phương sai sai số thay đổi, kiểm định thiếu biến, tự tương quan và đa cộng tuyến.

KẾT CẤU CỦA BÀI THẢO LUẬN

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Một số vấn đề lý luận về lợi nhuận và quyết định quản lý nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của một hãng có sức mạnh thị trường

Chương 3 Thực trạng sự lựa chọn về sản lượng và giá cả để tối đa hoá lợi nhuận mặt hàng gang thép của công ty cổ phần gang thép Cao Bằng giai đoạn 2019

Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị trong việc ra quyết định về sản lượng và giá cả mặt hàng thép nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại công ty cổ phần gang thép Cao Bằng giai đoạn 2019-2022

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHẰM MỤC TIÊU TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA MỘT HÃNG CÓ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.1.1 Lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận

Lợi nhuận (Profit) là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và các chi phí đầu tư, phát sinh của các hoạt động sản xuất kinh doanh Thực tế, đó chính là chỉ số dùng để phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp.

Lợi nhuận (π)= Tổng doanh thu (TR) - Tổng chi phí (TC)

Lợi nhuận sẽ được xem là kết quả tài chính cuối cùng sau khi doanh thu được nhận về và khấu trừ đi các khoản chi phí đầu tư, chi phí phát sinh như mua bán sản phẩm, dịch vụ, thuê mặt bằng, lương nhân viên, Dựa vào chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp đó cũng chính là cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai để họ có thể tiến hành đầu tư

2.1.1.2 Tối đa hoá lợi nhuận

Theo lí thuyết về doanh nghiệp trong kinh tế học, tối đa hoa lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp, xảy ra khi chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất Hay hiểu cách khác tối đa hóa lợi nhuận là những hoạt động của một doanh nghiệp hoặc công ty nhằm kiếm được mức lợi nhuận tối đa với chi phí thấp nhất Nó được coi là mục tiêu chính của bất kỳ doanh nghiệp nào và cũng là một trong những mục tiêu của quản lý tài chính

Theo quản lý tài chính, tối đa hóa lợi nhuận là cách tiếp cận hoặc xây dựng quy trình làm tăng lợi nhuận hoặc Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của doanh nghiệp Cụ thể hơn, tối đa hóa lợi nhuận đến mức tối ưu là tâm điểm của các quyết định đầu tư hoặc tài trợ.khi doanh nghiệp đã nhận được mức lợi nhuận có thể chấp nhận được từ các sản phẩm, dịch vụ của mình thì nên tiến hành chuyển đổi mục tiêu từ tăng lợi nhuận sang tăng doanh thu Điều này được thực hiện bằng cách tiến hành sản xuất sản phẩm nhiều hơn, hạ giá thành và đầu tư vào quảng cáo để thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm cho khách hàng.

2.1.2 Hãng có sức mạnh thị trường

Sức mạnh thị trường là khả năng doanh nghiệp có thể bán mà không mất đi toàn bộ doanh thu , cho phép doanh nghiệp có khả năng tăng giá cao hơn chi phí trung bình và thu được lợi nhuận kinh tế ( nếu cầu và những điều kiện về chi phí cho phép)

Hãng có sức mạnh thị trường là hãng có khả năng tăng giá bán mà không bị mất đi toàn bộ khách hàng của mình Gọi là hãng có khả năng định giá Khác với hãng CTHH: hãng CTHH khi tăng giá sẽ bị mất đi toàn bộ khách hàng Nên là hãng chấp nhận giá Hãng có sức mạnh thị trường có đường cầu dốc xuống (khác với CTHH là đường cầu nằm ngang).

Sự khác nhau lớn nhất giữa các hãng độc quyền và doanh nghiệp CTHH chính là sức mạnh thị trường Nếu các doanh nghiệp CTHH chấp nhận giá thị trường thì các hãng độc quyền sẽ là định giá.

Hãng cạnh tranh độc quyền: do sản phẩm hàng hóa có sự khác biệt nên hãng có thể tăng giá bán mà không bị mất toàn bộ khách Tuy nhiên, do có rất nhiều hãng khác trên thị trường (nhiều sản phẩm hàng hóa thay thế cho sản phẩm của hãng) nên làm đường cầu của hãng rất co dãn, tức là có độ dốc âm nhưng rất thoải Khác với trường hợp độc quyền nhóm và độc quyền thuần túy Do chỉ có ít hãng (hoặc 1 hãng duy nhất) do có rào cản, ít hàng hóa thay thế nên cầu của các hãng này kém co dãn hơn, đường cầu tương đối dốc.

Hãng độc quyền thuần túy: Là một hãng duy nhất trên thị trường, sản xuất và bán một loại hàng hóa hay dịch vụ không có hàng hóa thay thế gần gũi và rào cản nhằm ngăn cản sự gia nhập và rút lui khỏi thị trường là rất lớn Trong độc quyền thuần túy , đường cầu có độ dốc âm nên là hãng có quyền định giá (có khả năng tăng giá nhưng không bị mất khách )

Hãng độc quyền nhóm: thị trường độc quyền nhóm có các đặc trưng như số lượng hãng ít , sản phẩm có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất ; rào cản của việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường lớn ; tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các hãng trong thị trường là rất lớn Lợi nhuận của các hãng trên thị trường độc quyền nhóm phụ thuộc lẫn nhau Khi số lượng hãng trên thị trường ít , các quyết định về sản lượng , giá cả …của bất kỳ hãng nào cũng tác động đến những điều kiện về cầu và doanh thu cận biên của hãng còn lại trên thị trường Đo lường sức mạnh thị trường bằng hệ số Lerner: Hệ số Lerner là một hệ số đo lường sự chênh lệch giữa giá và chi phí cận biên với giá của hàng hóa đó :

- Bằng 0 đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo

- Tăng lên khi sức mạnh thị trường tăng lên

- Độ co giãn của cầu theo giá càng thấp ( về mặt trị tuyệt đối ) thì chỉ số lerner và sức mạnh thị trường càng lớn

Trong kinh tế và đặc biệt là trong tổ chức công nghiệp, sức mạnh thị trường là khả năng của một công ty có thể tăng lợi nhuận giá thị trường của hàng hóa hoặc dịch vụ so với chi phí cận biên Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, những người tham gia thị trường không có sức mạnh thị trường Một công ty có tổng sức mạnh thị trường có thể tăng giá mà không mất bất kỳ khách hàng nào trước các đối thủ cạnh tranh Do đó, những người tham gia thị trường có sức mạnh thị trường đôi khi được gọi là "người quyết định giá" hoặc "người tạo giá", trong khi những người không có quyền lực này đôi khi được gọi là "người nhận giá" Sức mạnh thị trường đáng kể xảy ra khi giá vượt quá chi phí cận biên và chi phí trung bình dài hạn, vì vậy công ty sẽ tạo ra lợi nhuận kinh tế.

MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA MỘT HÃNG CÓ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG

CÓ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG

2.2.1 Đường cầu và đường doanh thu cận biên của hãng có sức mạnh thị trường

- Là đường dốc xuống từ trái qua phải theo đúng luật cầu.

- Thoải hơn so với đường cầu của hãng độc quyền thuần túy.

- Trên thị trường có nhiều sản phẩm tương tự có khả năng thay thế cho sản phẩm của hãng → độ co giãn của cầu đối với sản phẩm của hãng tương đối lớn.

- Ví dụ: thị trường nước giải khát, công ty Coca Cola là nhà độc quyền về sản phẩm Coca Cola, tuy nhiên trên thị trường vẫn còn những công ty cung cấp sản phẩm nước giải khát tương tự, đặc biệt phải kể đến Pepsi của công ty Pepsi Co, Như vậy, Coca Cola vẫn phải cạnh tranh với sản phẩm khác trong thị trường nước giải khát

Hình 2.1 Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo

Hình 2.2 Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền

Hình 2.3 Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền thuần tuý 2.2.1.2 Đường doanh thu cận biên (MR)

- Doanh thu cận biên (MR) là sự gia tăng doanh thu do bán thêm một đơn vị sản lượng Thực hiện trong quyết định bán thêm của người bán Do đó, hoạt động đó có được thực hiện hay không, hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào họ Cũng như được phản ánh thông qua các tính chất thể hiện của nhu cầu thị trường trong thời gian đó Trong khi doanh thu cận biên có thể không đổi ở một mức sản lượng nhất định.

- Công thức tính doanh thu cận biên:

- Đường doanh thu cận biên của hãng là một đường dốc xuống từ trái qua phải, luôn nằm dưới đường cầu (trừ điểm chặn trên trục tung) và có độ dốc gấp 2 lần đường cầu→ Nếu đường cầu D có phương trình là P = a – bQ thì đường doanh thu cận biên MR có phương trình là MR = a – 2bQ.

- Do đường cầu dốc xuống từ trái qua phải nên để tăng lượng bán, hãng phải giảm giá bán của các đơn vị sau sao cho thấp hơn giá bán của đơn vị trước→ Doanh thu cận biên thu thêm từ mỗi đơn vị bán ra thêm luôn thấp hơn giá bán (MR < P).

- Hãng cạnh tranh độc quyền ấn định giá cho sản phẩm của mình, đảm bảo giá luôn lớn hơn chi phí cận biên (MC).

- Một hãng cạnh tranh độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ lựa chọn sản lượng mà tại đó MR = MC.

Hình 2.4 Đường cầu và đường doanh thu biên của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền 2.2.2 Lựa chọn sản lượng của hãng trong ngắn hạn

2.2.2.1 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn

Giả sử 1 doanh nghiệp có đường cầu với phương trình: P = a - bQ

Tổng doanh thu của doanh nghiệp TR=P.Q=aQ-bQ 2 → MR = a -2bQ.

Muốn lợi nhuận lớn nhất thì đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận theo biến sản lượng Q phải bằng 0 (với giả định là đạo hảm bậc hai mang dấu âm). Để π max thì π (Q) '

Chứng minh trên đồ thị Đường chi phí cận biên MC có dạng chữ U, đường MR là một đường có độ dốc âm, dốc xuống dưới về phía phải => Hai đường này cắt nhau tại E, ứng với mức sản lượng Q*.

Hình 2.5 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

TH1: Doanh nghiệp chọn mức sản lượng Q1 < Q * => MR > MC

Nghĩa là nếu sản xuất và bán thêm một đơn vị sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được tăng lên do doanh thu tăng lên (MR) lớn chi phí phải bỏ thêm (MC). Trong trường hợp này, nếu bản thêm được sản phẩm thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng Nhưng, do doanh nghiệp chỉ sản xuất ở Q1 , cho nên doanh nghiệp đã không thu được phần lợi nhuận tăng thêm là S1 nếu như doanh nghiệp lựa chọn sản lượng ở Q*

TH2: Doanh nghiệp chọn mức sản lượng Q2 > Q * => MR < MC Ở mức sản lượng này, do chi phí tăng thêm (MC) lớn hơn so với doanh thu tăng thêm (MR) nên nếu sản xuất và bán thêm sản phẩm sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q2, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp một lượng bằng diện tích S2 , so với khi doanh nghiệp chỉ sản xuất

Vậy với hai mức sản lượng bất kỳ lớn hơn Q* và nhỏ hơn Q*, khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp thấp hơn khi doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q*, do vậy, mức sản lượng Q*, là mức sản lượng thỏa mãn điều kiện MR = MC thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đạt lớn nhất.

Kết luận: Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn là MR = MC

2.2.2.2 Quy tắc định giá và tổn thất phúc lợi của hãng độc quyền

Khác với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo thì doanh nghiệp độc quyền là người định giá

Thay MR vào điều kiện tối đa hóa lợi nhuận có:

E P D Nguyên tắc đặt giá của doanh nghiệp độc quyền

Thường được sử dụng để xác định giá cho những doanh nghiệp biết về chi phí cận biên và độ co dãn của cầu theo giả của sản phẩm của doanh nghiệp mình nhưng thiếu thông tin về đường cầu và đường doanh thu cận biên Hoặc có thể được áp dụng đối với những tình huống chi phí cận biên và độ co dãn của cầu theo giá không thay đổi đáng kể theo mức sản lượng trong khoảng sản lượng tối ưu Nguyên tắc định giá trên giúp cho các doanh nghiệp xác định được gần chính xác mức giá tối ưu.

Tổn thất phúc lợi Độc quyền sẽ làm giảm hiệu quả của sự phân bổ nguồn tài nguyên xã hội cũng như phúc lợi xã hội Vì doanh nghiệp độc quyền sẽ giảm sản lượng để bán với giá cao hơn so với thị trường CTHH nhằm tăng lợi nhuận Việc giảm sản lượng làm cho doanh nghiệp độc quyền có lợi hơn, nhưng người tiêu dùng và xã hội sẽ bị thiệt hại.

Giả sử một thị trường độc quyền có thể vận hành như một thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền có cùng đường chỉ phi cận biên MC. Ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành sẽ đạt giá trị lớn nhất khi giá bằng với chi phí cận biên, tương ứng với giá là Pc và sản lượng là Qc

Do doanh nghiệp độc quyền luôn lựa chọn mức sản lượng mà tại đó MR = MC để tối đa hóa lợi nhuận nên Pm sẽ cao hơn giá Pc và sản lượng giảm xuống còn Q*, thấp hơn sản lượng Qc

Hình 2.6 Tổn thất phúc lợi xã hội do hiện tượng độc quyền

Do giá cao hơn nên người tiêu dùng giảm lượng mua từ Qc => Q* và thặng dư tiêu dùng bị mất đi tương ứng với diện tích hình ABPmPc Doanh nghiệp độc quyền sẽ thu thêm được thặng dư bằng hình chữ nhật EBPm N do bán với giá cao hơn nhưng lại mất đi phần thặng dư tương ứng với diện tích hình AME do sản lượng giảm Lấy phần thay đổi của thặng dư sản xuất trừ đi phần thặng dư mất đi của người tiêu dùng => phần mất không của xã hội là SABE Tổn thất phúc lợi gây ra bởi hiện tượng độc quyền.

2.2.2.3 Khả năng sinh lời trong ngắn hạn

THỰC THI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ VỀ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ ĐỂ TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN CỦA HÃNG CÓ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG

Bước 1: Ước lượng phương trình hàm cầu Ước lượng phương trình cầu là cơ sở để xác định được đường cầu doanh thu cận biên của doanh nghiệp Do đó, nhà quản lý sẽ phải thực hiện ước lượng hàm cầu Xét trong trường hợp hàm cầu tuyến tính, hàm cầu thực nghiệm của hãng độc quyền có dạng như sau:

+ M là thu nhập của tiêu dùng,

+ Pr là giá của một hàng hoá có liên quan trong tiêu dùng. Đối với hãng định giá, việc không xảy ra vấn đề đồng thời giúp nhà quản trị có thể lựa chọn phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để tiến hành ước lượng hàm cầu

Hàm cầu tuyến tính được ước lượng có dạng: Q = a ^ + b ^P + c ^M + d ^Pr

Kiểm định dấu tham số:

+ Tham số b thể hiện sự thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi 1 đơn vị. Thông thường, b có giá trị âm, trong một số trường hợp đặc biệt b mang giá trị dương như hàng hóa Giffen hay Veblen (2 loại hàng hóa không tuân theo luật cầu)

+ Tham số c thể hiện sự thay đổi lượng cầu khi giá của hàng hóa liên quan thay đổi 1 đơn vị c > 0: hàng hóa thay thế c < 0: hàng hóa bổ sung c = 0: hàng hóa độc lập (không ảnh hưởng tới nhau trong tiêu dùng)

+ Tham số d thể hiện sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập người tiêu dùng thay đổi 1 đơn vị d > 0: hàng hóa thông thường d < 0: hàng hóa thứ cấp

Sau khi đã thu được các ước lượng tham số của phương trình cầu trong hàm hồi quy, ý nghĩa của các ước lượng này có thể được đánh giá thông qua kiểm định t hoặc giá trị p

Do đó, các độ co dãn của cầu hàm tuyến tính có thể được ước lượng là:

Kết quả của R2 sẽ cho biết sự biến động của lượng cầu được giải thích bằng bao nhiêu % các biến giải thích trong mô hình và ngoài mô hình Để kiểm tra hàm hồi quy có giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc không, ta thực hiện kiểm định F

Hàm cầu là hàm biểu thị mối quan hệ giữa giá sản phẩm và sản lượng, do đó nhà quản lý sẽ phải ước lượng các biến ngoại sinh M và Pr trong giai đoạn nghiên cứu thu được các gía trị ^ M và ^ Pr Thay các giá trị trên vào hàm cầu thu được dạng hàm sau:

Bước 2: Tìm phương trình đường cầu ngược

Hàm doanh thu cận biên được xác định thông qua hàm cầu ngược do mối quan hệ giữa giá và doanh thu cận biên Do đó, từ hàm cầu đã được xác định ở bước trên, nhà quản lý sẽ xây dựng hàm cầu ngược, đây là hàm biểu diễn mối quan hệ giữa giá theo sản lượng P = f(Q)

Hàm cầu ngược tương đương: P = a ' b + 1 b Q Đặt A = a ' b và B = 1 b thì hàm cầu ngược được viết lại là: P = A + BQ

Bước 3: Tìm doanh thu cận biên

Theo lý thuyết kinh tế, mối quan hệ giữa giá và doanh thu cận biên đối với doanh nghiệp định giá xây dựng như sau:

Hàm cầu ngược của doanh nghiệp: P = A + BQ

Hàm doanh thu cận biên sẽ là: MR = A + 2BQ = a ' b + 2 b Q

Bước 4: Ước lượng các hàm chi phí biến đổi bình quân (AVC) và chi phí cận biên (SMC) Để ước lượng hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng của một hay nhiều đầu vào cố định Khi thu thập số liệu về chi phí cần loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát Lý thuyết kinh tế đã chỉ ra rằng đường tổng chi phí TVC có dạng bậc ba:

Khi đó hàm chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên lần lượt có dạng bậc hai và do đó dạng hàm thông thường sẽ như sau:

+ Chi phí biến đổi bình quân: AVC = a + bQ + cQ 2

+ Chi phí cận biên: SMC = a + 2bQ + 3cQ 2

Khi Q = 0, AVC = a, phải có giá trị dương Vì đường chi phí biến đổi bình quân có cùng chiều dốc xuống cho nên b phải là số âm

→ Như vậy, các tham số của hàm chi phí phải có điều kiện về dấu là: a > 0, b < 0, và c >0.

Khi hàm chi phí biến đổi được xác định có dạng bậc ba thì hàm AVC vàSMC có dạng bậc hai

→ Do cả ba đường chi phí này đều có các tham số giống nhau nên ta chỉ cần ước lượng một trong các hàm này sẽ thu được kết quả dùng cho các hàm khác.

→ Chi phí biến đổi bình quân đạt giá trị cực tiểu tại: Q = −b 2 c

Bước 5: Tìm mức sản lượng thoả mãn MR = SMC

Nguyên tắc lựa chọn sản lượng tối ưu của hãng độc quyền trong ngắn hạn là lựa chọn sản lượng tại doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên trong ngắn hạn.

Do đó, để tìm mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận hay tối thiểu hoá chi phí, chúng ta sẽ giải phương trình:

Giải phương trình trên ta tìm được mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp.

Bước 6: Tìm mức giá tối ưu

Khi tìm được mức sản lượng tối ưu Q*, mức gía tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận được tìm bằng cách thay Q* vào hàm cầu ngược:

Trong trường hợp doanh nghiệp có mức giá lớn hơn chi phí biến đổi bình quân Q* > 0, ngược lại mức giá nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân thì Q* = 0.

Bước 7: Kiểm tra quy tắc đóng cửa

Nguyên tắc đóng cửa của các doanh nghiệp chính là so sánh mức giá bán sản phẩm với chi phí biến đổi bình quân Nếu P < AVC thì lúc này doanh nghiệp sẽ đóng cửa (Q* = 0) Do đó, sau khi tính toán được giá trị của P* và Q* thì nhà quản lý sẽ phải tính toán chi phí biến đổi bình quân tại mức sản lượng Q*:

Nếu P*  AVC*, hãng độc quyền sẽ sản xuất Q* đơn vị sản lượng và bán mỗi đơn vị ở mức giá P* Nếu P* < AVC*, hãng độc quyền sẽ đóng cửa hãng trong ngắn hạn

Bước 8: Tính toán lợi nhuận hay thua lỗ

Trong trường hợp mức giá bán của sản phẩm lớn hơn chi phí biến đổi bình quân tại mức sản lượng Q* thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất Việc tiếp tục sản xuất có thể sẽ thu được lợi nhuận dương hay lợi nhuận âm tuỳ thuộc vào mức giá bán so sánh với chi phí bình quân của doanh nghiệp Để tính toán lợi nhuận hay thua lỗ, nhà quản lý tính toán theo công thức: π=TR−TC=P∗× Q∗−AVC∗×Q∗−TFC=¿

Nếu P* < AVC * hãng sẽ đóng cửa và thua lỗ = −TFC

THỰC TRẠNG SỰ LỰA CHỌN VỀ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ ĐỂ TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN MẶT HÀNG GANG THÉP CỦA CÔNG

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG

Công ty Cổ phần Gang thép Cao Bằng được thành lập theo quyết định số 2155/QĐ- HĐQT ngày 05/10/2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam với hoạt động kinh doanh chính là sản xuất phôi thép từ quặng sắt được khai thác tại mỏ sắt Nà Rụa thuộc phường Tân Giang, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Công ty Gang thép Cao Bằng là nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương – một tỉnh miền núi giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lâu nay chỉ chủ yếu khai thác và xuất khẩu quặng thô Vốn điều lệ của Công ty là 100 tỷ đồng, trong đó Tổng Công ty khoáng sản đóng góp 60%, Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng đóng góp 30% và Công ty cổ phần khoáng sản và luyện kim tỉnh Cao Bằng đóng góp 10% Với nhiệm vụ thăm dò khai thác quặng sắt tại mỏ sắt Nà Rụa và đầu tư xây dựng nhà máy gang thép công suất 179m3, sản xuất 150-170 tấn phôi thép/năm và 30.000 tấn gang đúc/năm sẽ thu hút toàn bộ nguyên liệu để sản xuất thành sản phẩm công nghiệp, góp phần nâng cao và ổn định sản lượng sắt thép, tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho trên 1.100 lao động tạo bước đột phá cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương

Sau khi được thành lập, Công ty đã ổn định tổ chức đi vào hoạt động với nhiệm vụ chính bước đầu là thực hiện dự án Xây dựng Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng và Dự án khai thác Mỏ sắt Nà Rụa cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho Nhà máy Từ khi đi vào hoạt động, Công ty đã tiến hành giải phóng, san gạt mặt bằng Khu tái định cư và mặt bằng xây dựng Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng với tổng mức đầu tư 1.911 tỷ đồng Đây là dự án được áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến của Trung Quốc Bao gồm tổ hợp nhà máy thiêu kết công suất 399.200 tấn quặng sắt thiêu kết/năm; lò cao dung tích 179m3 công suất 219.000 tấn nước gang/năm; lò chuyển luyện thép dung tích thiết kế 25 tấn /mẻ Tổng công suất thiết kế của nhà máy đạt 221.600 tấn phôi thép/năm,.doanh thu ước đạt 1.500 tỷ đồng/ năm Khu liên hợp được thiết kế đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, khi đi vào sản xuất sẽ giải quyết cho 1.500 lao động tại nhà máy Bên cạnh đó Công ty đã hoàn thành công tác thăm dò và lập báo cáo, trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt trữ lượng mỏ sắt Nà Rụa; lập báo cáo đầu tư khai thác lộ thiên mỏ.

Dự án khai thác mỏ sắt Nà Rụa tại địa bàn phường Tân Giang, thị xã Cao Bằng với tổng trữ lượng đạt hơn 16.700 nghìn tấn quặng sắt, sản lượng khai thác đạt 350.000 tấn tinh quặng sắt/năm, đáp ứng nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định cho khu liên hợp Gang thép, giải quyết nhu cầu lao động cho hơn 500 công nhân lao động

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG

3.2.1 Thực trạng tình hình kinh doanh của công ty cổ phần gang thép Cao Bằng giai đoạn 2019-2022

Tình hình kinh doanh của công ty trong vòng 5 năm có sự biến động khá lớn do ảnh hưởng của nhiều yếu tố Đơn vị: Triệu đồng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảng 3.1 Cơ cấu chi phí của công ty cổ phần gang thép Cao Bằng giai đoạn 2019-2022

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần gang thép Cao Bằng giai đoạn

Nhìn vào bảng trên, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm.

Do công ty kinh doanh gang thép nên lượng vốn bỏ ra để mua hàng hóa là khá lớn.Tiếp theo là đến chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.Chi phí khác chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng chi phí Tổng chi phí biến động không đều qua 5 năm Tổng chi phí tăng nhanh từ năm 2019 đến 2019 và giảm nhẹ vào năm 2020 sau đó lại tiếp tục tăng vào năm 2021 và giảm vào năm 2022. Đơn vị: Triệu đồng

Doanh thu từ hoạt động tài chính 441 1.040 7.454 821

Bảng 3.2 Cơ cấu doanh thu của công ty cổ phần gang thép Cao Bằng giai đoạn 2019-2022

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần gang thép Cao Bằng giai đoạn

Tổng doanh thu của công ty trong 4năm biến động không đều Doanh thu tăng giảm nhẹ vào năm 2020 và sau đó tăng mạnh vào năm 2021 và rồi giảm nhẹ vào năm 2022 Có thể thấy doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn thu chính của công ty chiếm tỷ trọng hơn 90% tổng doanh thu của công ty. Bên cạnh đó doanh thu từ các hoạt động tài chính khác cũng góp phần tạo nên nguồn thu cho công ty mặc dù tỷ lệ còn thấp Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 3.13 Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần gang thép Cao Bằng giai đoạn 2018-2022

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần gang thép Cao Bằng giai đoạn

Năm 2019 doanh thu tăng 131,40% so với năm 2018 tuy nhiên lợi nhuận trước thuế trên Báo cáo tài chính biến động giảm so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân do: do tình hình thị trường nguyên liệu đầu vào của công ty có nhiều biến động, tỷ lệ giá vốn/doanh thu thuần năm 2019 là 100% trong khi tỷ lệ cùng kỳ năm

2018 là 90%; giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh trong khi giá bán phôi thép giảm sâu và không ổn định Bên cạnh đó các chính sách của Nhà Nước liên tục thay đổi có hướng bất lợi cho doanh nghiệp; sản xuất khâu khai thác mỏ vẫn còn gặp khó khăn, cùng với đó công tác đầu tư khai thác Khu Bắc Mỏ sắt Nà Rụa tiến độ thực hiện chưa triển khai được do chưa huy động được nguồn vốn để triển khai đầu tư khiến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty tiếp tục gặp nhiều khó khăn lớn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm không đạt kế hoạch đề ra và lỗ 133 tỷ đồng

Năm 2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp, thông thương hàng hóa khó khăn ảnh hưởng việc tiêu thụ sản phẩm. Dẫn đến doanh thu đạt 2.153 tỷ đồng bằng 90,1% KH năm và bằng 90,6% so với thực hiện năm 2019 Tuy vậy lợi nhuận trước thuế năm 2020 biến động tăng so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân do: giá nguyên vật liệu đầu vào giảm 27,66% so với năm 2019; giá thành sản xuất phôi thép giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đến lợi nhuận trước thuế năm 2020 chênh lệch tăng trên 10% so với cùng kỳ năm tmước.

Năm 2021 mặc dù bước vào triển khai kế hoạch SXKD trong điều kiện nhiều khó khăn đặc biệt là diễn biến khó lường của tình hình dịch bệnh, tuy nhiên trên cơ sở những điều kiện thuận lợi về giá bán sản phẩm trên thị trường, Công ty đã hoàn thành được kế hoạch doanh thu, lợi nhuận đề ra cũng như giải quyết dứt điểm phần giá trị lỗ lũy kế từ các năm trước Lợi nhuận trước thuế trong năm bằng 296%KH, tương ứng tăng 235,7 tỷ đồng, cụ thể: do giá bán sản phẩm tăng làm tăng lợi nhuận

299 tỷ đồng; chi phí SCL trích trong giá thành giảm làm tăng lợi nhuận 7,2 tỷ đồng; chi phi tài chính giảm 38,5 tỷ đồng; chi phí VLCL + thuê chuyên gia giảm 10,8 tỷ đồng Tổng giá trị làm tăng lợi nhuận 355 tỷ đồng.

Năm 2022 là năm đầy thách thức đối với ngành thép Việt Nam nói chung và

Công ty nói riêng trong điều kiện giá nguyên, nhiên liệu tăng cao và giá bán biến động không tương xứng Thời điểm quý IV/2022, do ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô và các ngành kinh doanh khác như bất động sản, ngân hàng Ngành thép chịu những tác động trực tiếp từ giá bán phôi thép trên thị trường duy trì ở mức thấp, nhu cầu sử dụng các loại thép trên thị trường giảm mạnh Khiến doanh thu và lợi nhuận thực hiện cả năm giảm chỉ bằng 74% và 2% so với thực hiện cùng kỳ năm 2021.

3.2.2 Nhưng nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty cổ phần gang thép Cao Bằng giai đoạn 2019-2022

Những năm gần đây, do đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất từng bước được bổ sung, năng lực sản xuất ngày càng tăng; khai thác có hiệu quả các dự án đầu tư mới, Công ty Gang thép Cao Bằng đồng thới thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm; đảm bảo sản xuất tăng trưởng, có hiệu quả; đẩy mạnh đầu tư phát triển; thực hiện đổi mới phát triển doanh nghiệp Với nỗ lực vươn lên tầm khu vực về công nghệ, Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng đang tích cực nghiên cứu và đầu tư để hoàn thiện hệ thống sản xuất khép kín từ nung lọc, tinh luyện, cho tới cán thép thành phẩm Công ty Gang thép Cao Bằng đang tham gia chủ đạo vào việc hiện đại hoá kỹ thuật và công nghệ góp phần thúc đẩy ngành thép của Việt Nam phát triển.

Lao động ngành Thép với đặc thù lao động kỹ thuật là chủ yếu Vì vậy đòi hỏi lao động phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật mới đáp ứng được yêu cầu công việc Chính yêu cầu này đã tạo cho chất lượng nguồn nhân lực ngành Thép của công ty cổ phần gang thép Cao Bằng trong nhiều năm qua luôn được chú trọng ngay từ khâu tuyển chọn nhân lực đầu vào cho sản xuất Nhu cầu về lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn Hầu hết lãnh đạo các doanh nghiệp được khảo sát đều đánh giá cao những yếu tố phản ánh chất lượng nguồn nhân lực như:

- Về kiến thức: kiến thức chung về luyện kim và các kiến thức chuyên môn cụ thể

- Về kỹ năng/khả năng: một số kỹ năng cần phải có như khả năng ra quyết định; giải quyết vấn đề; thu thập và xử lý dữ liệu, khả năng thực hiện công việc độc lập; kỹ năng giao tiếp.

- Về thái độ: tích cực và nhiệt tình; cư xử có đạo đức, có trách nhiệm và có tính tự chủ đối với công việc được giao

Khảo sát tại Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng cho thấy, lao động có trình độ từ đại học trở lên là 3.100 người (2.300 nam, 800 nữ), chiếm trên 18% tổng lao động và lao động có trình độ tay nghề cao là 3.300 người, chiếm gần 20% tổng số lao động toàn Tổng công ty Trong số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, tỷ lệ lao động có trình độ đại học là 98,77% - chiếm tuyệt đại bộ phận Số lao động có trình độ trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) chiếm tỷ lệ rất ít: 1,23%

Sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty CP Gang thép Thái Nguyên luôn chỉ đạo sâu sát, công tác đào tạo và thi chọn lao động giỏi, kết quả các mục tiêu và nhiệm vụ đều đạt theo kế hoạch đề ra Bên cạnh đó, tiếp tục khẳng định tính hiệu quả của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn, triệt để tiết kiệm vật tư, nguyên nhiên liệu, giảm giá thành sản phẩm.

Có nhiều nhân tố khách quan ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty cổ phần gang thép Cao Bằng trong giai đoạn 2019-2022, trong đó có những yếu tố tích cực và tiêu cực Dưới đây là một số nhân tố chính:

Nếu giá nguyên vật liệu sản xuất và chi phí vận hành công ty tăng do lạm phát, thì chi phí sản xuất của công ty cổ phần gang thép Cao Bằng cũng sẽ tăng lên. Quý III và Quý IV năm 2022 chứng kiến sự tăng mạnh của lạm phát, đó là một phần nguyên nhân dẫn đến Điều này có thể dẫn đến giảm lợi nhuận hoặc thậm chí là thiếu lợi nhuận của các công ty thép Nếu tình hình lạm phát còn kéo dài thì công ty cổ phần gang thép Cao Bằng có thể gặp khó khăn trong việc tăng giá bán sản phẩm của mình để đáp ứng các chi phí tăng lên.Ngoài ra, tình hình lạm phát cũng có thể dẫn đến giảm nhu cầu của người tiêu dùng Nếu người tiêu dùng giảm chi tiêu, công ty cổ phần gang thép Cao Bằng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình và doanh thu có thể giảm.Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào cách mà công ty cổ phần gang thép Cao Bằng quản lý tình hình kinh doanh của mình và cách thức tạo ra sản phẩm, đưa ra chiến lược bán hàng và tăng cường quảng bá thương hiệu Có thể tăng hiệu quả sản xuất và tối ưu hóa các chi phí, cũng như tăng cường quảng bá thương hiệu để thu hút khách hàng, họ vẫn có thể đạt được lợi nhuận ổn định trong tình hình lạm phát.

QUYẾT ĐỊNH SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ MẶT HÀNG GANG THÉP ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2019-2022

3.3.1 Thực trạng quyết định sản lượng và giá cả mặt hàng gang thép để tối đa hóa lợi nhuận

- Lợi nhuận sau thuế quý I năm 2019 trên Báo cáo tài chính biến động giảm so với cùng kỳ năm trước do:

Giá bán bình quân sản phẩm phôi thép quý I năm 2019 giảm sâu dẫn đến doanh thu giảm, cụ thể: giá bán bình quân quý I.2019 là 10,732 triệu đồng/tấn, giảm 13,95% so với quý I.2018 (giá bình quân quý I/2018 là 12,472 triệu đồng/tấn), lợi nhuận sau thuế chênh lệch giảm trên 10% so với năm trước.

- Lợi nhuận sau thuế quý II/2019 và 6 tháng đầu năm 2019 trên Báo cáo tài chính biến động giảm so với cùng kỳ năm trước do:

Giá bán bình quân sản phẩm phôi thép quý II/2019 và 6 tháng đầu năm 2019 giảm sâu dẫn đến doanh thu giảm, cụ thể: Giá bán bình quân quý II/2019 là 10,759 triệu đồng/tấn, giảm 12,64% so với quý II/2018 (giá bình quân quý II/2018 là 12,315 triệu đồng/tấn) Giá bán bình quân 6 tháng đầu năm 2019 là 10,673 triệu đồng/tấn, giảm 13,6% so với 6 tháng đầu năm 2018 (giá bình quân 6 tháng đầu năm

2018 là 12,353 triệu đồng/tấn), lợi nhuận sau thuế quý II/2019 và 6 tháng đầu năm

2019 chênh lệch giảm trên 10% so với cùng kỳ năm trước.

- Lợi nhuận sau thuế quý III/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 trên Báo cáo tài chính biến động giảm so với cùng kỳ năm trước do:

Giá bán bình quân sản phẩm phổi thép quý III/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 giảm sâu dẫn đến doanh thu giảm, cụ thể: Giá bán bình quân quý III/2019 là 10,043 triệu đồng/tấn, giảm 10,84% so với quý III/2018 (giá bình quân quý III/2018 là 11,264 triệu đồng/tấn) Giá bán bình quân 9 tháng đầu năm 2019 là 10,549 triệu đồng/tấn, giảm 5,59% so với 9 tháng đầu năm 2018 (giá bình quân 9 tháng đầu năm

2018 là 11,174 triệu đồng/tấn), lợi nhuận sau thuế quý III/2019 và 9 tháng đầu năm

2019 chênh lệch giảm trên 10% so với cùng kỳ năm trước.

- Lợi nhuận sau thuế quý IV/2019 và năm 2019 trên Báo cáo tài chính biến động giảm so với cùng kỳ năm trước do:

Tỷ lệ giá vốn/doanh thu thuần quý IV/2019 là 100%, trong khi tỷ lệ này cùng kỳ năm 2018 chỉ là 89%; Tỷ lệ giá vốn/doanh thu thuần năm 2019 là 100% trong khi tỷ lệ cùng kỳ năm 2018 là 90% Giá nguyên vật liệu đầu vào (quặng sắt, than cốc, điện, xăng dầu ) tăng mạnh trong khi giá bán phôi thép giảm sâu và không ổn định dẫn đến kết quả SXKD của Công ty gặp nhiều khó khăn và chưa có hiệu quả –Giá bán bình quân sản phẩm phôi thép quý IV/2019 và cả năm 2019 giảm rất sâu so với cùng kỳ dẫn đến doanh thu giảm đáng kể, cụ thể: Giá bán bình quân quýIV/2019 là 9,274 triệu đồng/tấn, giảm 22,27% so với quý IV/2018 (quý IV/2018 là11,931 triệu đồng/tấn) Giá bán bình quân năm 2019 là 10,209 triệu đồng/tấn, giảm16,55% so với năm 2018 (năm 2018 là 12,233 triệu đồng/tấn), Do vậy, lợi nhuận sau thuế quý IV/2019 và năm 2019 chênh lệch giảm trên 10% so với cùng kỳ năm trước

- Lợi nhuận sau thuế quý I năm 2021 trên Báo cáo tài chính biến động tăng so với cùng kỳ năm trước do:

Nguyên nhân: Quý I năm 2021 thực hiện các chỉ tiêu tiêu hao giảm, chi phí tài chính và chi phí bán hàng giảm, doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Doanh thu quý I/2021 là 536,682 tỷ đồng tăng 84,341 tỷ đồng so với quý I/2020 (quý I/2020 là 452,341 tỷ đồng), chi phí bán hàng quý I/2021 là 359 triệu đồng giảm 6,037 tỷ đồng so với quý I/2020 (quý I/2020 là 6,432 tỷ đồng), chi phí tài chính quý I/2021 là 26,979 tỷ đồng giảm 5,758 tỷ đồng so với quý I/2020 (quý I/

2020 là 32,737 tỷ đồng) Giá bán phôi thép quý I năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Quý I/2021 là 13,038 triệu đồng/tấn, tăng 3,018 triệu đồng/tấn so với quý I/2020 (quý I/2020 là 10,020 triệu đồng/tấn) Dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý 1/2021 chênh lệch tăng 56,244 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước

- Lợi nhuận sau thuế quý II/2021 và 6 tháng đầu năm 2021 trên Báo cáo tài chính biến động tăng so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân: Giá bán phôi thép quý II/2021 và 6 tháng đầu năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Quý II/2021 là 14,222 triệu đồng/tấn, tăng 52,8% so với quý II/2020 (quý II/2020 là 9,305 triệu đồng/tấn), 6 tháng đầu năm 2021 là 13,785 triệu đồng/tấn, tăng 42,4% so với 6 tháng đầu năm 2020 (6 tháng đầu năm

2020 là 9,677 triệu đồng/tấn) Sản lượng tiêu thụ sản phẩm phôi thép quý II/2021 và

6 tháng đầu năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Quý II/2021 là 69.456 tấn, tăng 28.927 tấn so với quý II/2020 (quý II/2020 là 40.529 tấn), 6 tháng đầu năm

2021 là 110.139 tấn, tăng 25.614 tấn so với 6 tháng đầu năm 2020 (6 tháng đầu năm

2020 là 84.525 tấn) dẫn đến lợi nhuận sau thuế chênh lệch tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.

- Lợi nhuận sau thuế quý III/2021 và 9 tháng năm 2021 trên Báo cáo tài chính biến động tăng so với cùng kỳ năm trước do:

Giá bán phôi thép quý III/2021 và 9 tháng năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Giá bán quý III/2021 là 15,740 triệu đồng/tấn, tăng 169,74% so với quý III/2020 (quý III/2020 là 9,273 triệu đồng/tấn); giá bán 9 tháng năm 2021 là14,284 triệu đồng/tấn, tăng 149,88% so với cùng kỳ năm 2020 (9 tháng năm 2020 là9,530 triệu đồng/tấn) dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý III/2021 và 9 tháng năm 2021 chênh lệch tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.

- Lợi nhuận sau thuế quý IV/2020 và năm 2020 trên Báo cáo tài chính biến động tăng so với cùng kỳ năm trước do:

Nguyên nhân: Giá bán phôi thép quý IV tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: quý IV/2020 là 10,514 triệu đồng/tấn, tăng 13,4% so với quý IV/2019 (quý IV/

2019 là 9,274 triệu đồng/tấn) Giá thành sản xuất phôi thép năm 2020 giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Năm 2020 là 8,762 triệu đồng/tấn, giảm 13,6% so với năm 2019 (năm 2019 là 10,141 triệu đồng/tấn) Dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý IV/

2020 chênh lệch tăng trên 224,2% và năm 2020 chênh lệch tăng trên 153,9% so với cùng kỳ năm trước.

- Lợi nhuận sau thuế quý III/2022 trên Báo cáo tài chính biến động giảm so với cùng kỳ năm trước do:

Sản lượng tiêu thụ phôi thép quý III/2022 giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Sản lượng tiêu thụ quý III/2022 là 28.476,51 tấn, giảm 24,55% so với quý III/2021 (quỷ III/2021 là 37.740,79 tấn) Cùng với việc giảm sản lượng tiêu thụ, giá bán phôi thép cũng giảm mạnh Giá bán phôi thép quý III/2022 giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Giá bán quý III/2022 là: 13,97 tr.đ/tấn, giảm 11,25% so với quý III/2021 (quý IV/2021 là 15.74 t đ tấn)

- Lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 trên Báo cáo tài chính biến động giảm so với cùng kỳ năm trước do:

Giá bán phôi thép quý IV/2022 giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Giá bán quý IV/2022 là: 13,49 tr.đ/tấn, giảm 12,06% so với quý IV/2021 (quý IV/2021 là 15,34 tr.đ/tấn) Giá thành phối thép quý IV/2022 giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Giá thành quý IV/2022 là : 14,09 tr.d/tấn, tăng 14,93% so với quý IV/2021 (giá thành quý IV/2021 là 12,26 tr.đ/tấn) Quý IV/2022, chi phí tài chính tăng 8.356 tr.đ, chi phí khác tăng 17.792 tr.đ so với cùng kỳ năm 2021.

3.3.2 Phân tích quyết định sản lượng và giá cả mặt hàng gang thép qua mô hình kinh tế lượng

3.3.2.1 Ước lượng hàm cầu và hàm chi phí sản xuất a) Ước lượng hàm cầu

Bảng 3.3 Số liệu thu thập về ước lượng hàm cầu

SL: Sản lượng tiêu thụ phôi thép Cao Bằng (nghìn tấn)

P: Giá phôi thép Cao Bằng (triệu đồng/tấn)

Ptt: giá thép công ty Thái Trung (triệu đồng/tấn)

CPI: chỉ số giá tiêu dùng (%) tổng hợp từ world bank

 Kết quả ước lượng mô hình

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.

S.E of regression 4.499320 Akaike info criterion 6.058047

Sum squared resid 242.9265 Schwarz criterion 6.251195

Log likelihood -44.46438 Hannan-Quinn criter 6.067938

Bảng 3.4 Kết quả ước lượng hàm cầu

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm eviews

Từ bảng kết quả trên Eviews, ta có hàm hồi quy mẫu như sau:

Kiểm định RESET của RAMSEY, ta có bảng số liệu eviews:

Bảng 3.5 Kết quả kiểm định thiếu biến của mô hình ước lượng hàm cầu

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm eviews Với α = 0,05 KĐGT: H 0:Mô hình không thiếu biến, H 1 :Mô hình thiếu biến

(1−R ( 2 new ) )/(n−k) ¿ Nếu H 0đúng thì F qs F (m n−k )

Từ bảng kết quả trên ta thấy: Probability(F-statistic) = 0,3624 > α = 0,05.

Kết luận: Mô hình không thiếu biến với mức ý nghĩa 5%.

 Kiểm định các khuyết tật của mô hình

- Hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Kiểm định White

Obs*R-squared 7.762858 Prob Chi-Square(9) 0.5582

Bảng 3.6 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình ước lượng hàm cầu

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm eviews

H 0 :Môhình không có phương sai sai số thay đổi

H 1 :Mô hìnhcó phương sai sai số thay đổi

Từ bảng kết quả trên ta thấy F-statistic= 0,7454> 0,05

Kết luận: Mô hình không có phương sai sai số thay đổi

- Hiện tượng tự tương quan: Kiểm định Breusch- Godfrey (B-G)

+ Hiện tượng tự tương quan bậc 1:

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 0.361722 Prob F(1,11) 0.5597 Obs*R-squared 0.509390 Prob Chi-Square(1) 0.4754

Bảng 3.7 Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 1 của mô hình ước lượng hàm cầu

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm eviews

H 0 :Môhình không có tự tương quanbậc1H 1 :Môhình có tự tương quan bậc1

Từ bảng kiểm định Breush-Godfrey ta có Prob Chi-Square = 0.4754 > 𝛼 0,05

Kết luận: Mô hình không có tự tương quan bậc 1 với mức ý nghĩa 5%

+ Hiện tượng tự tương quan bậc 2:

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 0.165013 Prob F(2,10) 0.8501 Obs*R-squared 0.511171 Prob Chi-Square(2) 0.7745

Bảng 3.8 Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 2 của mô hình ước lượng hàm cầu

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm eviews

Với α =0,05.KĐGT H 0:Môhình không có tự tương quanbậc1hoặc bậc2

H 1 :Mô hìnhcó tự tương quan bậc1hoặc bậc2

Theo bảng kiểm định Breush-Godfrey ta có Prob Chi-Square = 0,7745> 𝛼 0,05

Kết luận: Mô hình không có tự tương quan bậc từ 1 đến 2 với mức ý nghĩa 5%.

- Hiện tượng đa cộng tuyến

Variance Inflation Factors Date: 05/07/23 Time: 00:38 Sample: 2019Q1 2022Q4 Included observations: 16

Bảng 3.9 Kết quả chạy kiểm định đa cộng tuyến của mô hình ước lượng hàm cầu

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm eviews

{H 0 :Môhình không có đa cộng tuyến H 1 :Mô hìnhcó đa cộng tuyến

Theo kết quản từ bảng Eviews ta thấy hệ số VIF đều nhỏ hơn 10

Kết luận: Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số b = - 3,519944 < 0 là phù hợp với thực tế, phản ánh đúng quy luật cung cầu của nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ nghịch chiều giữa giá và sản lượng phôi thép tiêu thụ Khi giá tăng lên sẽ làm cho sản lượng phôi thép thiêu thụ giảm đi. c = 1,418948 > 0 là phù hợp với thực tế, phản ánh đúng quy luật cung cầu của nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa giá của hàng hóa thay thế và sản lượng phôi thép tiêu thụ Khi giá của hàng hóa thay thế tăng lên sẽ làm cho sản lượng phôi thép tiêu thụ tăng lên. d = -2,99086 < 0 là phù hợp với thực tế, phản ánh đúng quy luật cung cầu của nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa chỉ số giá tiêu dùng và sản lượng điện tiêu thụ Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên sẽ làm cho sản lượng phôi thép tiêu thụ giảm đi.

Dựa vào kết quả ở bảng kết quả ước lượng mô hình mới, ý nghĩa thống kê của các tham số như sau:

Theo kết quả trong bảng eview, ta thấy β 2 𝑐ó 𝑃𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 = 0,0000 < 𝛼 = 0,05. => Bác bỏ H 0, chấp nhận H 1.

Vậy với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận rằng giá phôi thép bình quân có ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ phôi thép Cao Bằng.

Theo kết quả trong bảng eview, ta thấy β 3 𝑐ó 𝑃𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 = 0,0191 < 𝛼 = 0,05.

Vậy với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận rằng giá thép công ty Thái Trung có ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ phôi thép Cao Bằng.

Theo kết quả trong bảng eview, ta thấy β 4 𝑐ó 𝑃𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 = 0,0256 < 𝛼 = 0,05.

Vậy với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận rằng chỉ số giá tiêu dung có ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ phôi thép Cao Bằng.

 Kiểm định hàm hồi quy

Theo bảng kết quả ước lượng mô hình mới ta có:

Giá trị R 2 = 0,81245 tương đối cao nên hàm hồi quy đưa ra là phù hợp Có thể kết luận rằng các biến độc lập đưa ra trong mô hình giải thích 81,245% sự biến động của biến phụ thuộc Chỉ có 18,755% sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến khác nằm ngoài mô hình.

1−R 2 ∗n−k k−1 Theo kết quả hồi quy có: Pvalue = 0,000117 < 0,05

Vậy có thể chắc chắn đến gần 100% là các biến độc lập đưa ra trong mô hình có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, với mức ý nghĩa 5%.

Kết luận: Mô hình ước lượng hàm cầu trên là phù hợp, có thể sử dụng kết quả của mô hình để phục vụ cho quá trình ra quyết định quản lý b) Ước lượng chi phí sản xuất

Bảng 3.10 Mô tả số liệu về ước lượng hàm chi phí sản xuất

Bảng 3.11 Kết quả ước lượng ham chi phí sản xuất

Từ kết quả bảng Eviews, xây dựng hàm chi phí sản xuất của hãng cụ thể như sau

- Hàm chi phí sản xuất:

- Hàm chi phí biến đổi bình quân:

- Chi phí cận biên ngắn hạn:

- Chi phí biến đổi bình quân sẽ đạt giá trị cực tiểu tại: Q  Kiểm tra về dấu của các hệ số ước lượng a = 38045,41 > 0 ( a > 0) b = - 934,99 < 0 ( b 0 (c > 0)

Như vậy, dấu của các hệ số đều phù hợp với lý thuyết

 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng

Giá trị P-value của tham số a là 0,0008 < 0.1

Giá trị P-value của tham số b là 0,0283 < 0.1

Giá trị P-value của tham số b là 0.0851 < 0.1

NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG QUYẾT ĐỊNH SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN MẶT HÀNG GANG THÉP ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2018-2022

Qua phần 3.3 nhận thấy rằng các quyết định của công ty về giá và sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận được tính theo mô hình kinh tế lượng so với thực tế có sự chênh lệch Tuy vậy các quyết định thực tế của công ty về sản lượng và giá trong giai đoạn 2019 -2022 đã đạt được số thành công

Vào năm 2020 mức giá bán sản phẩm gang thép của công ty trong 4 quý thấp hơn so với mức giá tối đa hóa lợi nhuận tính theo mô hình kinh tế lượng Vì vậy việc đặt giá thấp đã thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty dẫn đến mức sản lượng thực tế tiêu thụ cao hơn nhiều do với mô hình dự tính Dẫn đến lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 71 tỷ đồng biến động tăng so với cùng kỳ năm trước

Năm 2021, công ty đặt giá bán sản phẩm gang thép cao hơn so với giá được tính theo mô hình và tăng hơn so với giá bán thực tế của năm 2020 Nhờ nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, các ngành công nghiệp khác nhau phát triển mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử dụng thép tăng lên làm cho sản lượng tiêu thụ cao hơn so với sản lượng được tính theo mô hình và sản lượng tiêu thực tế của năm 2020 Làm tăng lợi nhuận 283 tỷ đồng so với thực hiện năm 2020, giúp giải quyết dứt điểm phần giá trị lỗ lũy kế từ các năm trước.

Năm 2022, công ty đặt giá bán sản phẩm gang thép cao hơn so với giá được tính theo mô hình Do ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô và các ngành kinh doanh khác như bất động sản, ngân hàng Ngành thép chịu những tác động trực tiếp từ giá bán phôi thép trên thị trường duy trì ở mức thấp, nhu cầu sử dụng các loại thép trên thị trường giảm mạnh Nhìn chung sản lượng tiêu thụ thực tế cả năm cao hơn so với sản lượng được tính theo mô hình

Nhờ quyết định sản lượng và giá cả mặt hàng gang thép đúng đắn, cùng với thuận lợi giá đầu ra trong những năm gần đây nên lợi nhuận đạt kết quả rất tích cực, đã hết lỗ lũy kế và dương vốn chủ sở hữu dương dòng tiền thuần về sản xuất kinh doanh và dòng tiền thuần doanh nghiệp Tiếp tục khẳng định vị thế của công ty trong ngành gang thép tại tỉnh Cao Bằng và giúp giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động trong và ngoài tỉnh Việc công ty hoàn thành và đưa vào hoạt động Khu liên hợp gang thép Cao Bằng được xem là bước đột phá quan trọng của ngành công nghiệp tỉnh, thúc đẩy hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn, góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp

Với cơ cấu trình độ lao động như vậy sẽ là hạn chế lớn của ngành khi cần phát triển công nghệ trình độ cao Ngay cả các nhân lực trình độ cấp cao rất ít này lại làm công tác quản lý là chính Công tác nghiên cứu phát triển công nghệ mới lại không nằm trong số những người này Số thạc sỹ tập trung tại các cơ sở đào tạo làm công tác giảng dạy nghề là chính Trong khi các cơ sở dạy nghề còn ít được đầu tư kỹ thuật mới nên bản thân họ ít có được điều kiện tiếp xúc và nghiên cứu các kỹ thuật công nghệ mới Trình độ về ngoại ngữ và tin học cũng được xem là các tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Thế nhưng thực tế cho thấy, nhân lực có trình độ ngoại ngữ thành thạo đến mức sử dụng phục vụ cho công tác chuyên môn của mình chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng dưới 5% Về trình độ tin học của nhân lực ngành Thép nhìn chung tương đối cao Tỷ lệ người biết sử dụng thành thạo tin học văn phòng phục vụ cho công tác chuyên môn chiếm hơn 60% Đối với các phần mềm chuyên sâu thì tỷ lệ này thấp hơn, chủ yếu là đội ngũ cán bộ kỹ sư của các nhà máy luyện kim.

Sự biến động về nền kinh tế và thị trường

Dịch bệnh Covid-19 (2020), dịch tả lợn Châu Phi (2019), thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra ở miền Trung và một số tỉnh thành Tây Bắc năm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu thông hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm Điều này dẫn đến việc các chi phí sản xuất vẫn tiếp tục gia tăng trong khi doanh thu và lợi nhuận thu về từ hoạt động bán hàng lại có xu hướng tăng chậm thậm chí là giảm đi Đặc biệt năm 2020 nền kinh tế sản xuất của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề, suy thoái bởi dịch Covid Việc các nước đóng cửa để hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn tới việc xuất khẩu của Công ty và làm giá cả vật tư có sự biến động mạnh

Chi phí đầu vào tăng cao

Công ty đang phải đối mặt với sức ép cả về phía cung và cầu khi giá nguyên vật liệu tăng, trong khi nhu cầu bị thu hẹp giá thép liên tục tăng thời gian qua chủ yếu do giá nhập các loại nguyên liệu đầu vào sản xuất thép như than, quặng sắt,thép phế, cuộn cán nóng chưa có dấu hiệu dừng đà tăng Giá bán thép thành phẩm tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào nên hiệu quả kinh doanh của các công ty xây dựng vẫn thấp, khó khăn từ việc mua nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ thành phẩm đầu ra Do vậy, hiệu quả kinh doanh của các công ty thép chưa cao.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC

RA QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ MẶT HÀNG GANG THÉP NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2019-

DỰ BÁO TRIỂN VỌNG, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2019-2022

TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2019-2022

Năm 2022 ngành thép vẫn tiếp tục được đánh giá tích cực dựa trên các luận điểm: Giá thép cuộn cán nóng (HRC) kỳ vọng duy trì ở mức cao khi Trung Quốc và Úc tiếp tục căng thẳng thương mại, gây sức ép lên nguồn cung quặng sắt; Dự phòng sản lượng sản xuất toàn cầu phục hồi từ cuối năm 2021 và còn dư địa sang năm 2022; Sản lượng ngành thép nội địa phục hồi theo ngành bất động sản, xây dựng; Lãi suất giảm, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu giảm Cuối cùng ,thị trường xuất khẩu thép trong năm 2022 sẽ tiếp tục rộng mở dưới tác động từ chiến tranh giữa Nga – Ukraine Theo đó, hiện nay Nga xếp thứ 2 về xuất khẩu thép vào EU, với tỉ trọng 14,1% thép dẹt và 19% thép dài, Ukraine chiếm 8% thép dẹt và 7,4% thép dài, còn Belarus chiếm 14,4% thép dài Việc thiếu hụt nguồn cung trên sẽ giúp các công ty thép Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ xuất khẩu, đặc biệt từ thị trường châu Âu và

Mỹ Cùng với đó, trong cả năm 2021, các chính sách thuế chống bán phá giá đối với Việt Nam không có sự thay đổi đáng kể, vẫn giữ nguyên ở mức rất thấp hoặc không có Ngoại trừ một số sản phẩm xuất khẩu sang Thái Lan hay Úc, vốn chiếm dưới 5% tổng sản lượng xuất khẩu thép, do đó mảng xuất khẩu của ngành thép hứa hẹn tiếp tục có một năm 2022 tươi sáng. Đối với thị trường châu Âu, các biện pháp tự vệ như áp dụng quota khiến các quốc gia đang xuất khẩu lớn vào châu Âu thời gian ngắn khó tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến Đây cũng sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp thép Việt Nam cũng như là cơ hội cho Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng xuất khẩu vào thị trường này Cùng với đó, xét về giá, hiện giá thép sản xuất của doanh nghiệp Việt khá cạnh tranh do các nhà sản xuất tự chủ được nguồn cung thép cuộn cán nóng(HRC) Đặc biệt, tại Báo cáo đánh giá triển vọng thị trường thép Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, năm 2022 cũng được dự báo sẽ tốt hơn khiChính phủ ban hành chỉ đạo ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19 Cùng với Nghị quyết 01/NQ-CP được ban hành ngày 09/01/2022 với các giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm 2022 cùng các giải pháp duy trì đà tăng trưởng, khai thác các động lực tăng trưởng mới được Chính phủ xác định trong năm 2022, gồm khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng sẽ là trợ lực cho ngành thép phát triển mạnh hơn trong năm 2022…

Với sự vào cuộc tích cực của Chính phủ và các ngành, các cấp, tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn, tạo điều kiện cho nhà máy thép hoạt động ổn định, đảm bảo nguồn cung thép cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu… những yếu tố đó sẽ góp phần giúp công ty duy trì sản xuất và phát triển

Triển khai các giải pháp điều hành sản xuất, quản trị chi phí trong tất cả các khâu công đoạn từ khai thác – tuyển khoáng – luyện kim với mục tiêu sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và hiệu quả Áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật công nghệ, từng bước nâng cao công tác khoán – quản Thực hiện tốt chăm lo và cải thiện điều kiện cho người lao động; ủng hộ các chương trình xã hội từ thiện do tỉnh và địa phương phát động.

Công ty tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động gắn với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa; xây dựng đơn vị phát triển bền vững, tổ chức công đoàn vững mạnh đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.

GIẢI PHÁP TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ MẶT HÀNG GANG THÉP NHẰM TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2019 – 2022

CẢ MẶT HÀNG GANG THÉP NHẰM TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2019 – 2022 Để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty cổ phần gang thép Cao Bằng trong giai đoạn 2019-2022 ,có những giải pháp như sau:

Trước những hạn chế được nêu trên , để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty cổ phần gang thép Cao Bằng trong giai đoạn 2019-2022 chủ động khắc phục khó khăn, đề ra nhiều giải pháp : Đổi mới hệ thống cơ chế chính sách về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ lao động ngành Thép, tạo ra động lực thu hút người lao động nói chung và các chuyên gia giỏi nói riêng gắn bó với các ngành nghề, lĩnh vực mũi nhọn, khó khăn, với vùng sâu, vùng xa Xây dựng và thực hiện một số chế độ chính sách đặc thù đối với lao động ngành Thép, với những người làm việc trong môi trường độc hại Đổi mới và thực hiện thống nhất các giải pháp về an toàn lao động, bảo hiểm xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong ngành 2 Tạo ra cơ chế để huy động tổng lực các nguồn đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực ngành Thép: bao gồm nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn từ các bộ, ngành, doanh nghiệp và trong dân, nguồn vốn từ nước ngoài. Điều chỉnh giá bán: Trong năm 2019-2020, quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty tiếp tục gặp nhiều khó khăn lớn: cạnh tranh gay gắt, Giá thành nguyên nhiên liệu chính đầu vào; Các chính sách của Nhà Nước , giá bán trung bình10,21 triệu đồng/tấn Năm 2021 giá bán trung bình tăng, có giá :14,5 triệu đồng/ tấn Năm

2022, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 giá bán trung bình có xu hướng giảm :14,15 triệu đồng/ tấn.

Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực: Từ cải thiện hiệu quả quản lý trực quan cho đến nâng cao ý thức người lao động Công ty CP Gang Thép Cao Bằng biết đến chương trình hướng dẫn thực hành 5S của Bộ Công Thương thông qua công văn giới thiệu về chương trình của Bộ Công Thương, và đăng ký tham gia chương trình vào tháng 04/2019 cùng với việc đăng ký cho các cán bộ đi học tại 2 khóa tập huấn 5S của Bộ Công Thương. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để đưa ra quyết định giá và sản lượng chính xác để tối đa hóa lợi nhuận Dự báo quý 1/2023 : giá bán : 13,97 triệu đồng/tấn, sản lượng: 35,6 triệu tấn ; quý 2/2023 : giá bán : 14,54 triệu đồng/tấn, sản lượng: 49,58 triệu tấn ; quý 3/2023 : giá bán : 14,15 triệu đồng/tấn, sản lượng: 58,85 triệu tấn ; quý 4/2023 : giá bán : 14,22 triệu đồng/tấn, sản lượng:56,63 triệu tấn

Nghiên cứu thị trường: Đầu tiên, công ty nên thực hiện nghiên cứu thị trường để đánh giá nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh và đưa ra phương án sản xuất và bán hàng hiệu quả Giai đoạn 2019-2022 công ty cổ phần gang thép Cao Bằng đã gặp những vấn đề khó khăn do tình trạng cung vượt cầu , nhiều công ty đi vào hoạt động dẫn đến cạnh tranh khốc liệt Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng đã đầu tư nghiên cứu sản xuất các sản phẩm, đổi mới phương án kinh doanh , quản lý, khai thác để đạt được hiệu quả kinh doanh Điều chỉnh sản lượng: Công ty cần điều chỉnh sản lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường Nếu nhu cầu tăng cao, công ty có thể tăng sản lượng sản xuất để đáp ứng, ngược lại, nếu nhu cầu giảm thì công ty cần giảm sản lượng để tránh tồn kho và tiêu thụ không đủ sản phẩm Năm 2019, Công ty cổ phần Gang thép CaoBằng sản xuất được 220.368 tấn phôi thép, vượt 0,17% kế hoạch (KH), tăng 19% so với năm 2019 Năm 2021 ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, Công ty nỗ lực thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế” Công ty cổ phần

Gang thép Cao Bằng duy trì sản xuất, kinh doanh 197,6 tấn, doanh thu 102% kế hoạch, bằng 140% so với năm 2020.Năm 2022, do thị trường cạnh tranh khốc liệt , nhu cầu sử dụng thấp , công ty Cổ phần gang thép Cao Bằng đã giảm sản lượng sản xuất chỉ còn 145.006 tấn phôi thép

Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Công ty cần tìm cách tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí và tăng năng suất Điều này có thể được đạt được bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa vận hành và giám sát chất lượng sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao nhất Công tác tuyển khoáng 6 tháng cuối năm 2020 triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng hiệu quả hệ thống bàn đãi thay thế hệ thống vít xoắn làm tăng 9% thực thu tinh quặng, sản phẩm tinh quặng tăng 38,8% so với thực hiện năm 2019, đồng thời thực hiện tốt công tác trung đại tu máy móc, thiết bị, làm tăng năng suất máy nghiền bi và hệ thống đập quặng hợp cách. Trong công đoạn luyện thép, thực hiện các chỉ tiêu tiêu hao sản phẩm nhìn chung ổn định và đảm bảo KH, tiêu hao kim loại giảm thấp 1.094/1.100 kg/t.phôi Tăng cường tận thu kim loại bằng cách sàng phân loại mê thép từ xỉ thép, xỉ gang để tái sử dụng vào các khâu công luyện thép, tổng khối lượng tận thu đạt 7.175 tấn mê thép, mê gang các loại Tại Phân xưởng Thiêu kết, ổn định cỡ hạt và độ kiềm trong quặng thiêu kết tránh ảnh hưởng trong việc vận hành lò cao Tại Phân xưởng Luyện gang, tiếp tục sử dụng > 90% quặng thiêu kết (quặng chín) vào lò cao; sử dụng mê thép sau tuyển mức tối đa nhằm tận thu kim loại và nâng cao sản lượng nước gang. Phân xưởng Luyện thép chủ động phối hợp cùng Phân xưởng Luyện gang tiếp tục tăng cường sử dụng các loại mê gang, mê thép để nâng cao sản lượng phôi thép, tăng thực thu kim loại đến mức tối đa. Điều chỉnh giá bán: Điều chỉnh giá bán sản phẩm để phù hợp với thị trường và tối đa hóa lợi nhuận Trong năm 2019-2020, quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty tiếp tục gặp nhiều khó khăn lớn: Giá thành nguyên nhiên liệu chính đầu vào; Các chính sách của Nhà Nước , giá bán trung bình10,21 triệu đồng/tấn Năm

2021 giá bán trung bình tăng, có giá :14,5 triệu đồng/ tấn Năm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 giá bán trung bình có xu hướng giảm :14,15 triệu đồng/ tấn Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Công ty đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng tính cạnh tranh của mình Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng giai đoạn 2019-

2022 thường xuyên đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm ở tất cả các công đoạn sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp.Đồng thờităng cường công tác quản lý chặt chẽ nguyên liệu đầu vào như than cốc, quặng tại công đoạn luyện kim; điều phối trộn hài hòa các loại quặng để đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra đồng đều Công tác quản lý chất lượng sản phẩm đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt từ công tác kiểm soát các nguyên nhiên vật liệu nhập về nhà máy đến công tác quản lý mẫu công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho điều chỉnh công nghệ Qua đó, chất lượng sản phẩm gang đúc, phôi thép ngày càng đảm bảo đủ điều kiện tiêu thụ trên thị trường.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.3.1 Kiến nghị về phía Nhà nước

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động trên thị trường, nhà nước đã đề ra các chính sách và giải pháp cụ thể Tuy nhiên, công ty cổ phàn gang thép Cao Bằng cũng đã gặp nhiều khó khăn khi tuân thủ các quy định và chính sách của chính phủ Do vậy, tác giả xin có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản Pháp luật, tạo hành lang pháp lý rõ ràng và công bằng giúp doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường một cách thuận tiện, hiệu quả hơn.

Thứ hai, Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi, cải cách thủ tục vay vốn đơn giản, gọn nhẹ Nhanh chóng giải quyết các vấn đề tài chính, cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hiện nay, các thủ tục vay vốn của các ngân hàng còn nhiều thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian chờ đợi, việc định giá tài sản dùng thế chấp vốn vay còn rất chặt và có sự phân biệt khi cho vay đối với các doanh nghiệp.

Thứ ba, nhanh chóng điều chỉnh các chính sách tiền tệ thắt chặt hiện nay để tránh sự thu hẹp sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và cũng là để các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng trong nước một cách thuận tiện nếu có nhu cầu mở rộng quy mô.

Thứ tư, Bộ Công thương cần có những biện pháp bảo đảm cung cầu và bình ổn giá, theo dõi và xử lý kịp thời việc chống bán phá giá một số sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng như đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước với mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất thép Ngành Công thương đã tăng cường công tác quản lý thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời hiện tượng đầu cơ tăng giá, thao túng giá thép trên thị trường, gian lận thương mại làm thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng,…

4.3.2 Kiến nghị với doanh nghiệp

Ban lãnh đạo công ty nên dự đoán trước tình hình giá cả vật liệu nhằm có những biện pháp điều chỉnh, đối phó kịp thời.

Công ty nên đề ra những chương chỉnh hoạt động cụ thể, để ra những chính sách đãi ngộ cán bộ công nhân viên để tạo động lực cho họ thực hiện công việc một cách có hiệu quả nhất.

Cần nghiên cứu kỹ về chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bỏ ra phụ vụ cho các công trình đang thi công, nhằm giảm xuống tối đa những chi phí không cần thiết, nâng cao doanh thu, cải thiện lợi nhuận của công ty.

Ban lãnh đạo của công ty cần có những biện pháp phù hợp với tình hình công ty về các vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, về quản lý tốt công tác chi phí, về lập kế hoạch chiến lược kinh doanh, về xây dựng tốt bộ máy công ty, về đầu tư trang thiết bị để có thể đạt được những hiệu quả kinh doanh tốt nhất trong thời gian tới, góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty.

Ngày đăng: 05/10/2023, 21:44

w