1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng thuyết Đa trí tuệ trong việc tổ chức các hoạt Động học tập bộ môn ngữ văn thpt hệ gdtx

23 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP BỘ MÔN NGỮ VĂN THPT HỆ GDTX
Tác giả Nguyễn Thị Lệ
Trường học TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HOÁ
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HOÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP BỘ MÔN NGỮ VĂN THPT HỆ GDTX Ng

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

BỘ MÔN NGỮ VĂN THPT HỆ GDTX

Người thực hiện: Nguyễn Thị Lệ

Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2020

Trang 3

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 22.3 Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong việc tổ chức các hoạt động học tập

Giáo án thực nghiệm: Ca dao yêu thương, tình nghĩa 92.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với

Trang 4

1 MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài.

Nhà triết học Pháp ở thế kỉXVIII- Rousseau từng khẳng định “đừng nên

dạy bằng lời mà phải qua trải nghiệm, không nên qua sách mà qua cuốn sách của trường đời” Thuyết đa trí tuệ ra đời chủ trương làm những việc mà các giáo

viên giỏi xưa nay vẫn làm khi dạy học như đào sâu kiến thức vốn có trong sách

và trên bảng đen nhằm thức tỉnh trí tuệ học sinh

Thuyết đa trí tuệ là một lý thuyết về trí thông minh của con người được

nhìn nhận bằng nhiều cách, mang tính đa dạng, được nghiên cứu và công bốbởi tiến sĩ Howard Gardner Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được

ông quan niệm như sau "là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản

phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa" và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất

qua chỉ số IQ

Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học môn Ngữ văn THPT hệ GDTX

sẽ giúp cho mọi giáo viên suy ngẫm về các phương pháp dạy học trong việc tổchức các hoạt động học tập hay nhất của bản thân họ và hiểu thấu đáo vì sao cácphương pháp đó lại hiệu quả hơn đối với học sinh đồng thời giúp cho giáo viên

mở rộng hơn các phương pháp dạy học để sử dụng những kĩ năng và thiết bịphong phú, đa dạng hơn, sải rộng tầm tay đến nhiều học trò và mang đến lượngkiến thức muôn màu muôn vẻ

Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học môn Ngữ văn THPT hệ GDTX

sẽ giúp cho giáo viên đổi mới cách dạy, cách nhìn nhận, đánh giá học sinh,tránh áp đặt về năng lực học sinh, giúp các em tự tin và lựa chọn được cách họcphù hợp nhất, hiệu quả nhất với trí tuệ nổi trội của mình, qua đó nâng cao hiệuquả dạy học

Vì những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài ““Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong việc tổ chức các hoạt động học tập bộ môn Ngữ văn THPT hệ GDTX”để đi sâu nghiên cứu và đổi mới phương pháp trong quá trình dạy-học.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trước hết, khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy bộmôn Ngữ văn trong Trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa, bản thân tôi nhằmmục đích đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng thuyết đa trí tuệ

trong việc tổ chức các hoạt động học tập như Hoạt động hướng nghiệp,Hoạt động

trải nghiệm sáng tạo,Hoạt động trưng bày sản phẩm học tập,Hoạt động trò chơi,Hoạt động sân khấu hóa, một cách linh hoạt vào từng tiết dạynhằm tạo

hứng thú cho học viên trong môn học

Ngoài ra, tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy cònvới mục đích trang bị cho học viênnhững kiến thức với những hoạt động trảinghiệm thiết thực, lồng ghép kĩ năng sống cơ bản, góp phần làm cho người họcđược phát triển toàn diện, đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

“Rèn đức luyện tài vì ngày mai lập thân, lập nghiệp” nhằm thích ứng đượcnhững yêu cầu mới trong thời đại công nghệ 4.0

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Là học sinh khối 10,11, 12 tại Trung tâm GDNN- GDTX Hoằng Hóa.

Trang 5

1.4 Phương pháp nghiên cứu

a.Phương pháp nghiên cứu lí luận

Áp dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập các thông tin lí luận

để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài như:

-Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định

b.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Áp dụng phương pháp này bản thân đã thu thập những thông tin từ thựctiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như:

-Phương pháp điều tra

-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

-Phương pháp khảo nghiệm,thử nghiệm

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận.

Trí tuệ hay còn gọi là trí thông minh- một chỉ số có thể đo được một cách

khách quan và quy thành một chỉ số đơn gọi là “chỉ số thông minh IQ”.

Howard Gardner- giáo sư môn Nhận thức và giáo dục của trường Hobbs,đồng giám đốc của Dự án Zero của Trường Đại học Harvard, Phó giáo sư Thầnkinh học của trường Y thuộc Đại học Boston đã từng đề cập đến sự tồn tại của 8dạng trí tuệ:Trí tuệ logic- toán học; Trí tuệ không gian;Trí tuệ hình thể - độngnăng(vận động);Trí tuệ tương tác giao tiếp;Trí tuệ nội tâm;Trí tuệ tự nhiênhọc(thiên nhiên); Trí tuệ ngôn ngữ;Trí tuệ âm nhạc

Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tạimột vài kiểu thông minh trên, tuy nhiên, sẽ có kiểu thông minh trội hơn trong mỗingười.Bên cạnh đó, Gardner đã cho thấy trong trường học thông thường chỉ đánhgiá một học sinh thông qua 2 loại trí thông minh là trí thông minh về ngôn ngữ vàtrí thông minh về logic/toán học, và điều này là không chính xác Trường học đã

bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giaotiếp…đồng thời lèo lái tất cả mọi học sinh đi theo cùng một con đường và cùngchịu chung một sự đánh giá và phán xét Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơnnếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của chúng

Mỗi người đều có đủ 8 trí tuệ Tất nhiên 8 dạng trí tuệ ấy hoạt động phối

hợp theo những thể thức duy nhất đối với từng người: người phát triển ở mức độcao về các trí tuệ, người phát triển ở mức sàng lọc bậc trung, người phát triển ở

mức thấp Đa số chúng ta có thể phát triển mỗi dạng trí tuệ tới một mức độ

thích đáng nếu được động viên khuyến khích, hỗ trợ và học hành đầy đủ.Các dạng trí tuệ thường cùng làm việc với nhau theo những thể thức phức tạp.

Không có trí tuệ nào tồn tại đơn lẻ, các dạng trí tuệ luôn tương tác với nhau Vídụ: để phân tích một bài thơ, học sinh phải đọc tiểu dẫn về tác giả, tác phẩm, đọcvăn bản (trí tuệ ngôn ngữ) sau đó cảm nhận (trí tuệ nội tâm), vận dụng (trí tuệ

âm nhạc) và viết ra, bày tỏ cho giáo viên hiểu (trí tuệ giao tiếp)

2.2.Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ văn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trang 6

Văn học là nhân học, học Văn trước hết là học làm người Ngữ văn là mộtmôn học rất quan trọng trong thi cử, cần thiết trong giao tiếp, ứng xử và hìnhthành nên nhân cách, đạo đức cho học sinh

Trước đây, chúng ta hay nhắc đến tình trạng học sinh không thích họcmôn Ngữ văn do thầy cô giáo giảng theo phương pháp truyền thống dẫn đếnviệc học sinh học thuộc như một cái máy, sao chép y nguyên lời thầy cô giảng.Sau đó là tình trạng học sinh lười học do bài giảng môn Ngữ văn của thầy côkhông có sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với học sinh Còn hiện nay, học sinh học mộtcách thờ ơ, chống đối, học để lấy điểm cho bố mẹ vui lòng.Thực chất bài giảngcủa thầy cô đã đầu tư rất nhiều công sứcsong ấn tượng bài giảng của thầy cô đểlại cho học sinh không nhiều Những giờ nghiên cứu bài học với những kết quảkhá cao: 90% học sinh hiểu bài, 100% học sinh soạn bài trước khi đến lớp, 30%học sinh phát biểu trong giờ học Nhưng liệu có bao nhiều giờ dạy học Ngữ văntrong các trường THPT hệ GDTX đạt được như vậy?

Theo số liệu thăm dò ý kiến đối với 294 học sinh ngẫu nhiên của 7 lớp10trong năm học 2018-2019 với cùng một câu hỏi:

“Các em mong muốn giờ học môn Ngữ văn theo hướng đổi mới được thầy

cô tổ chức như thế nào?

Các em lựa chọn một trong số các đáp án sau:

A Có sự tương tác giữa thầy và trò

B Bài giảng trình chiếu, kết nối Internet

C Bài giảng được tổ chức với nhiều hoạt động

D Học sinh hoạt động học tập dưới sự điều tiết của giáo viên

Kết quả như sau:

25%: A Có sự tương tác giữa thầy và trò

20%: B Bài giảng trình chiếu, kết nối Internet

45%: C Bài giảng được tổ chức với nhiều hoạt động

10%: D Học sinh hoạt động học tập dưới sự điều tiết của giáo viên

Với kết quả trên, chúng ta nhận thấy mỗi học sinh có sự yêu thích khácnhau trong cùng một giờ dạy học Giờ học được đổi mới với nhiều hoạt động làcách đa số học sinh lựa chọn bởi ở đó trí tuệ của học sinh được vận dụng tối đa(8 loại trí tuệ) Tất cả học sinh được tham gia giờ học ở những hoạt động khácnhau (học sinh kém môn Ngữ văn nhất cũng có thể vận dụng được một đến hailoại trí tuệ) Vì vậy, để phát triển năng lực của học sinh trong giờ học Ngữ văncấp THPT hệ GDTX cần đổi mới mạnh mẽ mô hình tổ chức dạy học, trong đóvận dụng thuyết đa trí tuệchính là một sự lựa chọn tối ưu

2.3 Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong việc tổ chức các hoạt động học

tập bộ môn Ngữ văn THPT hệ GDTX.

2.3.1 Hoạt động hướng nghiệp

Dạy học Ngữ văn không chỉ khơi gợi cảm xúc thẩm mĩ nơi học sinh, giáodục đạo đức, nhân cách làm người mà còn giúp học sinh định hướng nghềnghiệp Với thuyết đa trí tuệ, giáo viên cần tổ chức những hoạt động hội thảo,thuyết trình, phát biểu tự do, tranh luận lồng ghép trong những giờ học chínhkhóa, ngoại khóa với các chủ đề như: Cơ hội việc làm thời đại 4.0; 10 năm nữabạn sẽ là ai? Có nên theo đuổi nghề mà mình đam mê?

Trang 7

Một buổi học đa trí tuệ cần một giáo viên/chuyên viên/người có tầm ảnhhưởng/người có khả năng diễn thuyết/người nổi tiếng để nói chuyện, trao đổi vớihọc sinh Có thể mời một nhà văn để nói chuyện về ngôn ngữ (trí tuệ ngôn ngữ),hãy mời một nhà báo để nói chuyện về thời sự, về gương người tốt việc tốt (trí tuệlogic, trí tuệ nội tâm, trí tuệ không gian), hãy mời một diễn viên để diễn kịch, tấuhài, những chuyên gia tạo mẫu tóc, trang điểm (trí tuệ về ngôn ngữ, hình thể-động năng), hãy mời một ca sĩ để hát (trí tuệ âm nhạc, trí tuệ ngôn ngữ)

Những buổi nói chuyện này rất quan trọng để học sinh nhận diện các dạngtrí tuệ của bản thân, xác định loại trí tuệ nào vượt trội, từ đó định hướng nghềnghiệp cho các em: ca sĩ, diễn viên, nhà văn, nhà báo, giáo viên, công nhân,đầubếp, thiết kế thời trang, tạo mẫu tóc

Hướng nghiệp của Thầy GĐ Đoàn Đăng Khoa và GS người Hàn Quốc

trong thời đại 4.0

2.3.2 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hiện nay hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong Trung tâmGDNN-GDTX là rất quan trọng Hoạt động trải nghiệm sáng tạolà một thuậtngữ tuy mới mẻ song không phải là vấn đề xa lạ mà ít nhiều đã có trong thựctiễn giáo dục ở nước ta như các hoạt động: ngoại khoá, trò chơi, hát dân ca, đóngkịch, ngâm thơ Đây là hoạt động có sự tích hợp các nội dung của nhiều chươngtrình giáo dục đã và đang được thực hiện trong không ít các trường THPT vàTrung tâm GDNN-GDTX

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn là tăng cườngkhả năng thực hành cho học sinh Mỗi học sinh bằng kinh nghiệm cá nhân sẽtrải nghiệm các hoạt động từ thực tế để tích lũy vốn sống, tăng khả năng thựchành, rèn kĩ năng sống, nuôi dưỡng tính sáng tạo, ham học hỏi của bản thân vàgiảm căng thẳng cho học sinh sau những giờ học trên lớp

Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu về cuộc sống xung quanh, thamquan các làng nghề, nơi sản xuất, các di tích danh lam thắng cảnh ở địaphương mà ở mỗi nơi đó có một dạng trí tuệ được đề cao và ứng dụng: thuyếtminh về di tích lịch sử (trí tuệ ngôn ngữ), phân loại các nghề thủ công, nhữngdanh lam thắng cảnh nổi tiếng (trí tuệ logic- toán học), xưởng thủ công (trí tuệhình thể- động năng), trung tâm tư vấn (trí tuệ giao tiếp), triển lãm tranh (trí tuệnội tâm), công viên (trí tuệ tự nhiên), nghe nhạc kịch (trí tuệ âm nhạc)

Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hình thức và không gian dạy họcđược đổi mới, mở rộng ra ngoài lớp học; lực lượng tham gia quá trình dạy học

Trang 8

không chỉ là giáo viên trong trường mà có sự tham gia của các thành phần xãhội, Việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong chương trình giáo dụccủa nhà trường góp phần khắc phục những tồn tại của chương trình giáo dụchiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Gói Bánh Chưng ngày Tết Sản phẩm Bánh chưng

Dâng hương đền Bà Triệu Dâng hương Đền Trạng Quỳnh

2.3.3 Hoạt động trưng bày sản phẩm học tập

Trưng bày sản phẩm học tập là bày ở nơi trang trọng, thuận tiện ở trường

học cho thầy cô, học sinh, phụ huynh, công chúng xem để tuyên truyền, giớithiệu về những sản phẩm do học sinh tự nghiên cứu, sáng tạo, làm ra Trưng bàysản phẩm học tập là đảm bảo sản phẩm trưng bày có chất lượng, có tính ứngdụng trong học tập và có thể sử dụng trong nhiều năm học với nhiều đối tượnghọc sinh

Hoạt động trưng bày sản phẩm học tập môn Ngữ văn rất đa dạng và pháttriển được nhiều loại trí tuệ của học sinh:

- Trưng bày chuyên đề, bài báo, thơ (trí tuệ ngôn ngữ)

“Phong cách ngôn ngữ báo chí” Bài tập chuyên đề

- Trưng bày sơ đồ, biểu tượng (trí tuệ logic)

Trang 9

Giải pháp phòng chống HIV/AISD

học đường Giải pháp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em

- Trưng bày băng đĩa nhạc, video (trí tuệ âm nhạc, hình thể- động năng)

Sản phẩm: phim, kịch, hát, múa

- Trưng bày tranh vẽ (trí tuệ không gian, trí tuệ nội tâm)

Sơ đồ tư duy tác gia Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi

2.3.4 Hoạt động trò chơi

Tạo ra trò chơi trong giờ dạy học Ngữ văn sẽ là bước khởi động, hìnhthành kiến thức mới hoặc kết thúc bài học một cách hấp dẫn

Trang 10

Giáo viên có thể tạo ra một trò chơi ở nhà về một hay nhiều loại trí tuệcho học sinh: trò chơi giải đáp ô chữ, trò chơi đuổi hình bắt chữ, trò chơi tamsao thất bản, thậm chí là vận dụng một số trò chơi dân gian trong giờ dạy họcNgữ văn.

Thành ngữ “Đồng cam cộng khổ” Câu đố tác phẩm “Tam đại con gà”

Trong thời đại công nghệ 4.0, một giáo viên Ngữ văn trí tuệ cần am hiểu

và sử dụng thành thạo một số ứng dụng công nghệ thông tin như: kĩ năng soạnthảo văn bản, soạn bài trình chiếu trên Power Point, downloads tài liệu trên cáctrang mạng, sử dụng zalo, facebook, gmail vừa là để tổ chức các hoạt động họctập cho học sinh vừa là kênh thông tin trao đổi giữa giáo viên với học sinhnhanh và hiệu quả

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc tạo ra các trò chơi học tập là một hìnhthức dạy học phát triển được nhiều loại trí tuệ cho học sinh: trí tuệ logic, trí tuệ

âm nhạc, trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ giao tiếp

2.3.5 Hoạt động sân khấu hóa

Sân khấu hóa chính là nghệ thuật diễn xuất, trình diễn, biểu diễn đượcdùng để chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn bởicon người

Sân khấu hóa các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THPThệGDTX là hoạt động đa dạng có thể tiến hành thường xuyên trong suốt năm học(bài dạy, ngoại khóa, chuyên đề, nghiên cứu bài học, sinh hoạt tổ nhóm chuyênmôn, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học)

Sân khấu hóa hoạt động dạy học là cách thức phát triển cùng lúc nhiềuloại trí tuệ Giáo viên có thể chọn một số hình thức sau:Đọc diễn cảm, đọc phân

Trang 11

vai; Ngâm thơ; Hát, múa; Diễn kịch, đóng phim ngắn; Phỏng vấn và trả lờiphỏng vấn; Phóng sự; Lồng tiếng.

Diễnca kịch “Tấm Cám” Chuẩn bị cho vở diễn

Kịch “Nhưng nó phải bằng hai mày” Kịch “Tam đại con gà”

Trong chương trình Ngữ văn THPT hệ GDTX có rất nhiều tác phẩm vănhọc có thể tổ chức cho học sinh tiến hành sân khấu hóa

ST

T

1 Chiến thắng Mtao Mxây

(trích sử thi Đăm Săn)

5 Nhưng nó phải bằng hai mày 10 Đóng kịch

6 Ca dao than thân, yêu thương, tình

nghĩa/ Ca dao hài hước

10 Hát dân ca

7 Hồi trống Cổ Thành (trích Tam Quốc

diễn nghĩa – La Quán Trung)

10 Đóng kịch

8 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn

Đình Chiểu

11 Ca kịch, múa hình tượng

10 Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân 11 Đóng kịch

11 Hạnh phúc của một tang gia (Số

Ngày đăng: 04/10/2024, 22:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bernd Meier-Nguyễn Văn Cường (2014), “Lí luận dạy học hiện đại”, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lí luận dạy học hiện đại”
Tác giả: Bernd Meier-Nguyễn Văn Cường
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2014
2. Giselle O. Martin-kniep (2013) “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi” (Becoming a better teacher eight innovations that work), người dịch: Lê Văn Canh, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tám đổi mới để trở thành người giáo viêngiỏi
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
3. James H. Stronge (2013), “Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả”(Qualities of effective teacher), người dịch: Lê Văn Canh, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả”
Tác giả: James H. Stronge
Nhà XB: Nxb Giáo dục ViệtNam
Năm: 2013
4. Robert J Marzano (2013), “Nghệ thuật và khoa học dạy học” (The art and science of teaching), người dịch: GS.TS. Nguyễn Hữu Châu, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật và khoa học dạy học
Tác giả: Robert J Marzano
Nhà XB: Nxb Giáo dục ViệtNam
Năm: 2013
5. Robert J Marzano, Debra J. Pickering-Jane E. Pollock (2013), “Các phương pháp dạy học hiệu quả” (Classroom instruction that works), người dịch: Nguyễn Hồng Vân, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phươngpháp dạy học hiệu quả”
Tác giả: Robert J Marzano, Debra J. Pickering-Jane E. Pollock
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
6. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (1999), Phương pháp dạy-học văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.II. Tài liệu hội thảo, bài viết trên sách- báo, tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy-học văn
Tác giả: Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
1.. Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn, cấp THPT” (Lưu hành nội bộ), Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn, cấp THPT”
2. Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn “Về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh THPT môn Ngữ văn”, Hà Nội, tháng 12 năm 2017 (Tài liệu lưu hành trong khóa tập huấn – Thanh Hóa, tháng 3, 2018) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phương pháp và kỹ thuật tổ chứchoạt động tự học của học sinh THPT môn Ngữ văn"”
4. Phan Ngọc Hiền (2011), “Mục tiêu của việc dạy-học Ngữ văn trong thời kì mới”, Tạp chí nghiên cứu văn học số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục tiêu của việc dạy-học Ngữ văn trong thời kìmới”
Tác giả: Phan Ngọc Hiền
Năm: 2011
5. Đỗ Ngọc Thống, “Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam và hướng phát triển sau năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 5. Đỗ Ngọc Thống, “Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam và hướng phát triển sau năm 2015
6. Thuyết đa thông minh của Howard Gardner- Công ty TNHH Tư Vấn Giáo Dục Tương Lai Trẻ- GeniusPrint Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w